TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Phân lập và định danh tác nhân gây bệnh đốm lá cây cải ngọt
tại Tp HCM bằng phương pháp PCR và giải trình vùng 16S – 23S rDNA” được thực
hiện từ ngày 6 tháng 2 năm 2005 đến ngày 30 tháng 7 năm 2006 tại trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền
Nam.
Đối tượng nghiên cứu là vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris gây
bệnh đốm lá trên cây cải ngọt. Hiện nay, tại các vùng trồng rau ở Huyện Củ Chi, Hóc
Môn và quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, bệnh đốm lá đang gây thiệt hại rất lớn cho
nông dân trồng rau cải ngọt. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện các đốm
nhỏ có kích thước 1 – 2 mm trên lá rau. Khi bệnh phát triển, các đốm bệnh lớn dần, có
thể lên kết lại dẫn đến lá rau bị vàng và chết. Bệnh làm giảm năng suất cũng như chất
lượng cây rau cải ngọt.
Mục đích đề tài nhằm định danh tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật PCR, giải trình
tự gen nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng và trị bệnh sau này.
Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Phân lập tác nhân gây bệnh từ các mẫu bệnh thu được từ các vùng trồng rau ở
huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Dùng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen nhằm định danh tác nhân gây bệnh.
Kết quả thu được như sau:
1. Phân lập được 8 dòng vi khuẩn gây bệnh đốm lá tại các vùng trồng rau thuộc
huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận 12, Tp HCM.
2. Sử dụng kỹ thuật PCR đã khuyếch đại vùng 16S – 23S rDNA ITS làm vật liệu
giải trình tự và gen hrpF đặc trưng của vi khuẩn gây bệnh.
3. Do hạn chế phương pháp giải trình tự gen không mang lại kết quả. Tuy nhiên,
kết quả PCR cho phép xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc giống Xanthomonas
campestris pv. campestris.
MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ .i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách các bảng . vii
Danh sách các hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 4
2.1.1. Lịch sử phát hiện và sự phân bố 4
2.1.2. Tác nhân và triệu chứng bệnh .5
2.1.3. Tác động kinh tế của bệnh. .6
2.1.4. Sinh lý, sinh thái và điều kiện phát triển bệnh .7
2.1.5. Hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn gây bệnh 8
2.1.6. Phương pháp phân lập và dịnh danh tác nhân gây bệnh 8
2.1.7. Những nghiên cứu về phát hiện và dịnh danh tác nhân gây
bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử .10
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước 12
2.3. Vùng ITS (rDNA intergenic spacer) và gen hrpF
(hypersensitive reaction and pathogenicity). . 13
2.3.1. Gen hrpF (hypersensitive reaction and pathogenicity). 13
2.3.2. Ribosome DNA (rDNA). 13
3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH . 15
3.1. Thời gian và địa điểm . 15
3.1.1. Thời gian . 15
3.1.2. Địa điểm 15
3.2. Vật liệu . 15
3.3. Hóa chất 15
3.3.1. Các hóa chất dùng ly trích DNA từ vi khuẩn 15
3.3.2. Các hóa chất dùng trong điện di 16
3.3.3. Hóa chất cho phản ứng PCR (do công ty Bio – Rad cung cấp) 16
3.3.4. Môi trường . 17
3.4. Dụng cụ, thiết bị 17
3.5. Phương pháp 17
3.5.1. Phương pháp thu thập mẫu bệnh . 17
3.5.2. Phương pháp phân lập vi sinh vật từ mẫu bệnh 18
3.5.3. Phương pháp chủng bệnh trên rau cải trồng trong nhà lưới 18
3.5.3.1. Phương pháp trồng cây kí chủ 18
3.5.3.2. Chủng bệnh . 19
3.5.4. Phương pháp ly trích DNA từ vi khuẩn 20
3.5.5. Phương pháp PCR .20
3.5.5.1. Khuếch đại đoạn DNA trong vùng ITS của vi khuẩn .20
3.5.5.2. Khuếch đại đọan DNA trong gen hrpF 22
3.5.6. Phương pháp điện di và đọc kết qủa .22
3.5.6.1. Điện di trên gel agarose 22
3.5.6.2. Đọc kết quả điện di .22
3.5.7. Phương pháp xác định trình tự gen từ sản phẩm PCR. .23
3.5.7.1. Chuẩn bị khuôn DNA .23
3.5.7.2. Phản ứng đọc trình tự sử dụng BigDye Terminator V3.1
Cycle Sequencing Kit (Applied Biosystems). 24
3.5.7.3. Tinh sạch sản phẩm khuếch đại. 25
3.5.7.4. Chạy điện di và ghi nhận tín hiệu trên máy sequencer. .25
3.5.7.5. Quy trình tóm tắt các bước đọc trình tự. 26
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .27
4.1. Kết quả thu thập và phân lập mẫu vi khuẩn gây bệnh 27
4.2. Kết quả chủng bệnh trên rau cải ngọt trồng trong nhà lưới 28
4.3. Kết quả ly trích và pha loãng DNA vi khuẩn. .31
4.4. Kết quả phản ứng PCR. .32
4.4.1. Kết quả PCR khuếch đại vùng ITS. .32
4.4.2. Kết quả điện di tinh sạch sản phẩm PCR .32
4.4.3. Kết quả PCR khuếch đại vùng hrpF. .33
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .36
PHỤ LỤC 39 .
Phân lập và định danh tác nhân gây bệnh đốm lá cây cải ngọt tại Tp HCM bằng phương pháp PCR và giải trình vùng 16S – 23S rDNA
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân lập và định danh tác nhân gây bệnh đốm lá cây cải ngọt tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp PCR và giải trình vùng 16S – 23S rDNA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phi gồm có: Angola, Ethiopia, Ghana, Kenya, Libya, Malawi,
Mauritius, Morocco, Mozambique, Seychelles, Somalia, Tanzania, Togo, Uganda,
Zimbabwe. Ở vùng tây bán cầu có các quốc gia nhƣ: Argentina, Barbados, Bermuda,
Bolivia, Brazil, Parana, Canada, British Columbia, Costa Rica, Cuba, Dominica, El
Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Panama, Puerto
Rico. Ở nƣớc Mỹ, bệnh xuất hiện ở các bang nhƣ: California, Florida, Georgia,
Hawaii, Illinois, Michigan, New York, Washington, Wisconsin. Ở châu Đại Dƣơng
bệnh xuất hiện ở American Samoa, New South Wales. Ở Úc, bệnh xuất hiện ở các
khu vực nhƣ: Queensland, Nam Úc, Tây Úc. Ngoài ra, bệnh cũng đƣợc ghi nhận là đã
có mặt Cook Islands, Fiji New Caledonia, New Zealand, Norfolk Island, Papua New
Guinea, Tonga.
5
Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng đây là bệnh phân bố khá rộng rãi, hầu nhƣ chúng
có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Tác nhân và triệu chứng bệnh
Theo Lowell L. Black (2000), bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.
armoraciae gây nên. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loại cây trồng thuộc họ thập tự và
một số giống cải hoang.
Triệu chứng chính của bệnh là đốm trên lá thật, đôi khi bệnh cũng xuất hiện trên lá
mầm, bông, cuống lá và bắp của cây cải bắp. Các đốm nhỏ xuất hiện trên bề mặt lá do
sự xâm nhiễm qua lỗ khí khổng của vi khuẩn hoặc rìa mép lá do quá trình xâm nhiễm
qua lỗ thủy khổng. Vết bệnh ban đầu là các lỗ nhỏ sũng nƣớc, về sau khi triệu chứng
bệnh điển hình, đƣờng kính vết bệnh có thể lên đến 3 mm và có dạng hình tròn.
Bao quanh vết bệnh là vành màu nâu sáng, khi bệnh già ở giữa có vùng hoại tử màu
trắng. Vết bệnh trên gân, cuống lá thƣờng có dạng sọc đen dài.
Youfu Zhao và ctv (2000, 2002) đã phân lập các vi khuẩn gây bệnh đốm lá trên các
cây trồng họ thập tự ở Oklahoma (cải bắp, cải rổ, cải củ, cải thìa) là Xanthomonas
campestris pv. armoraciae, Xanthomonas campestris pv. campestris, Pseudomonas
syringae pv. maculicola. Trong đó hai loài vi khuẩn Xanthomonas campestris
pv. armoraciae, Xanthomonas campestris pv. campestris là những tác nhân quan
trọng. những vi khuẩn này cùng tồn tại và phát triển trên đồng ruộng.
Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris thuờng gây triệu chứng cháy lá
chữ V (V – shape), đôi lúc cũng có triệu chứng đốm lá, nếu xâm nhiễm qua lỗ thủy
khổng. Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. armoraciae gây triệu chứng đốm lá.
Đối với bệnh đốm lá do vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. maculicola gây triệu
chứng đốm lá, vết bệnh thƣờng không định hình, kích thƣớc vết bệnh khoảng 2 mm,
khi nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau, đƣờng kính vết bệnh có thể lên tới 1 cm.
Màu sắc vết bệnh thƣờng có dạng sũng nƣớc, viền úa vàng bao quanh vết bệnh.
Trong nghiên cứu của mình về bệnh đốm lá trên cây canola (Brassica napus), một
loại cây trồng thuộc họ thập tự, S. Geatan, N. Lopez (2005) đã xác định rằng, tác nhân
của bệnh này là do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây nên. Vi khuẩn xâm nhiễm
qua lỗ khí khổng tạo nên các vết đốm hoại tử. Triệu chứng bệnh đôi lúc có dạng cháy
lá chữ V, đó là kết quả của sự xâm nhiễm qua lỗ thủy khổng ở mép lá.
6
Từ tháng 12 năm 2001, K. Pernezn, E. Dickstein phát hiện dịch bệnh đốm lá cải
bắp ở trang trại vùng Everglades thuộc phía nam bang Florida. Triệu chứng là các đốm
nhỏ, kích thƣớc khoảng 1 – 2 mm và thƣờng xuất hiện ở phần mặt lá. Tác nhân là do vi
khuẩn Xanthomonas campestris pv. armoraciae gây nên.
Xanthomonas campestris pv. campestris và các chủng khác thuộc loại này nhƣ
X. campestris pv. abbrans, raphani, armmoraciae, và incanae đƣợc biết đến nhƣ là
những chủng gây bệnh đốm lá hoặc cháy lá chữ V trên các cây trồng họ thập tự
(J.G. Vicente, 2001).
Cũng theo J.G. Vicente và ctv (2006) phân lập và định danh tác nhân gây bệnh
đốm lá trên cây củ cải trắng và cây cải ngựa (horseradish), kết quả cho thấy, tác nhân
gây bệnh là vi khuẩn Xanthomonas campesrtis pv. armoraciae hoặc Xanthomonas
campesrtis pv. raphani.
Ở Queensland, Australia, tác nhân gây bệnh đốm lá họ thập tự do vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. campestris gây nên. Vi khuẩn thƣờng gây hại mạnh trên
các giống cải (Moffett, M.L và ctv, 1976).
Nhƣ vậy, tác nhân gây bệnh đốm lá họ tập tự cho đến nay bao gồm hai
giống chính, giống Xanthomonas bao gồm: Xanthomonas campestris pv. armoraciae,
Xanthomonas campestris pv. campestris, Xanthomonas campesrtis pv. raphani.
Và giống Pseudomonas gồm có: Pseudomonas syringae pv. maculicola.
2.1.3. Tác động kinh tế của bệnh
Bệnh đốm lá vi khuẩn họ thập tự phân bố rộng rãi, gây hại nhiều loại cây trồng có
giá trị kinh tế cao. Ở Oklahoma, hàng năm có khoảng 600 ha rau bị bệnh tấn công.
Bệnh làm giảm năng suất và chất lƣợng của một số loại rau ăn lá họ thập tự. Từ 1994
đến 1996 bệnh làm thiệt hại hoàn toàn những cánh đồng trồng cải rổ, cải xanh, củ cải ở
bang này (Youfu Zhao và ctv, 2000).
Theo CPC (2001), bệnh đốm lá họ thập tự là bệnh quan trọng gây tổn thất đáng
kể về năng suất cũng nhƣ chất lƣợng. Bệnh là đối tƣợng nguy hiểm cho cây trồng họ
thập tự ở các bang phía bắc nƣớc Mỹ. Trong những năm 1960 và 1970, bệnh gây hại
rất nặng rên cánh đồng trồng cải bắp của bang Texas. Năm 1972 và 1973, bệnh đã gây
thành dịch cho các khu vực Đông – Bắc, và các bang phía tây nƣớc Mỹ, khoảng 70%
cây con lấy từ típ ƣơm cây đều bị nhiễm bệnh, sự thiệt hại này ƣớc tính là khoảng
7
1 triệu USD. Ở Canada, trong vụ Đông 1979 – 1980, bệnh gây tổn thất khoảng 60%
sản lƣợng cải bắp.
Ở miền nam tỉnh Buenos Aires – Argentina, tỷ lệ bệnh đốm lá cây canola (Brassica
napus) trung bình koảng 59%, những năm bệnh nặng, tỷ lệ bệnh khoảng 90% và làm
thất thoát khoảng 20% năng suất (S. Geatan, N. Lopez, 2005).
Các loài gây bệnh thuộc giống Xanthomonas spp. Là vi khuẩn gây tổn thất kinh tế
nặng nề nhất trên các cây trồng họ thập tự nhƣ cải bông, cải bắp, cải xanh
(J.G. Vicente và ctv, 2006).
2.1.4. Sinh lý, sinh thái và điều kiện phát triển bệnh.
Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. armoraciae tồn tại trong tàn dƣ cây trồng ở
trong đất, nhƣng không sống trong đất sau khi tàn dƣ cây trồng bị phân hủy. Vi khuẩn
cũng có thể tồn tại trên cây cỏ, hạt giống. Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ lá cao
(trên 85%), khoảng nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển tƣơng đối rộng 20 – 30oC.
Trong điều kiện thời tiết có sƣơng hoặc mƣa liên tục kết hợp với nhiệt độ cao là điều
kiện rất thuận lợi để bệnh phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn có thể lan từ cây này qua cây
khác do mƣa, tƣới và các dụng cụ lao động (Lowell L. Black, 2000).
Theo Youfu Zhao (2002), vi khuẩn gây bệnh lan truyền qua hạt giống là chủ yếu.
nếu bệnh do Xanthomonas campestris pv. campestris gây nên thì vi khuẩn có thể
tồn tại cả ở hạt giống, tàn dƣ thực vật và cỏ dại. Chƣa phát hiện đƣợc sự tồn tại và
lan truyền qua đất và tồn dƣ cây trồng của vi khuẩn gây bệnh là Xanthomonas
campestris pv. armoraciae.
Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. armoraciae và Pseudomonas syringae
pv. maculicola gây bệnh đốm lá cây rau ăn lá họ thập tự gần nhƣ không tồn tại trong
tàn dƣ cây trồng đƣợc chôn vùi sâu, nhƣng chúng tồn tại lâu hơn trong tàn dƣ cây
trồng trên mặt đất. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ vi khuẩn gây bệnh Pseudomonas
syringae pv. phaseolicola. Chúng có thể tồn tại lâu hơn trong tồn dƣ thực vật trên mặt
đất. Vi khuẩn gây bệnh cũng tồn tại trong tồn dƣ thực vật đã bị hoai mục.
Cũng nhƣ các vi khuẩn gây bệnh khác, vi khuẩn Xanthomonas campestris
pv. armoraciae có quan hệ chặt chẽ với sự xâm nhiễm vào mô lá qua lỗ hở tự nhiên
(khí khổng, thủy khổng) và các vết thƣơng tạo nên hiện tƣợng đốm lá (Veronique
Hugouvieux, 1998).
8
Theo CPC (2001), Xanthomonas campestris pv. campestris sống sót qua mùa đông
trong đất, đặc biệt là các cây kí chủ nhiễm bệnh và các loài cỏ dại mọc gần ruộng trồng
cây họ thập tự, vi khuẩn có thể tồn tại tới 3 năm. Vi khuẩn xâm nhập vào hạt, lỗ khí
khổng và thủy khổng của cây. Vi khuẩn từ lá mầm ở cây con có thể lan truyền trực
tiếp lên các lá thật. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua sự hình thành giọt nƣớc tiết ra từ
lỗ thủy khổng trong giai đoạn buổi sáng (Ruisen và Gielink, 1993).
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng của vi khuẩn là 25 – 30oC. Trong những điều
kiện nhƣ vậy, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau 7 – 14 ngày. Nhiệt độ thấp, triệu
chứng bệnh xuất hiện chậm. Triệu chứng bệnh không thể hiện rõ khi nhiệt độ dƣới
18 – 20oC. Vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt lá đến 73 ngày sau khi lá đƣợc chủng
bệnh bằng phƣơng pháp phun (Schultz và Gabrielson, 1986). Vi khuẩn có thể lây lan
từ cây này qua cây khác nhờ gió, mƣa và công cụ lao động.
2.1.5. Hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn gây bệnh
Các loài vi khuẩn gây bệnh thuộc giống Xanthomonas thƣờng có phản ứng Gram
âm, háo khí, tế bào hình gậy (0,4 – 0,7 x 0,7 – 1,8 μm), tiêm mao đơn cực, không sản
sinh nitrates, phản ứng catalase dƣơng tính, tạo axít yếu từ các nguồn carbonhydrate.
Khuẩn lạc có màu vàng, nhầy, lồi và bóng trên môi trƣờng NGA và YDC agar.
Đối với các loài Xanthomonas, khuẩn lạc có thể mọc và phát triển ở nhiệt độ 35oC,
hóa lỏng gelatin, không tạo urease, sản sinh axit từ arabinose, glucose và manose
(N.W. Schaad, 1998).
2.1.6. Phƣơng pháp phân lập tác nhân gây bệnh
Theo Youfu Zhao (2000), đối với bệnh đốm lá họ thập tự do vi khuẩn thuộc giống
Xanthomonas, việc ly trích vi khuẩn tốt nhất từ các đốm lá mới bị nhiễm bệnh.
Sát trùng bề mặt bằng sodium hypochlorite 0,25% trong 30 giây, đốm bệnh đƣợc cắt
nhỏ trong giọt nƣớc tiệt trùng và cấy zích zắc dịch khuẩn lên môi trƣờng nutrient agar
(NA). Đĩa cấy ủ trong 28oC, sau 3 – 5 ngày đem quan sát khuẩn lạc. Chọn các khuẩn
lạc màu vàng, mọc tách rời để nghiên cứu.
Theo CPC (2001), vi khuẩn gây bệnh thực vật giống Xanthomonas có thể đƣợc
phân lập từ rìa vết bệnh (phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe ). Vi khuẩn đƣợc
cấy trên môi trƣờng Yeast dextrose calcium carbonate (YDC), Beef peptone agar + 5%
water soluble starch.
9
Theo Shaad, N.W. (1988), vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris có
thể đƣợc phát hiện bằng cách nuôi cấy trên môi trƣờng bán chọn lọc (semiselective
media). Các loại môi trƣờng bán chọn lọc chuyên biệt đƣợc sử dụng là SX agar, SM
agar, NSCAA, BSCAA. Các môi trƣờng này thƣờng dùng phân lập vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. Campestris trong đất và hạt giống.
2.1.7. Những nghiên cứu về phát hiện và dịnh danh tác nhân gây
bệnh bằng phƣơng pháp sinh học phân tử
Để đánh giá sự đa dạng di truyền các dòng vi khuẩn Xanthomonas
campestris gây bệnh đốm lá trên cây họ thập tự, Youfu Zhao và ctv (2000) đã sử dụng
kỹ thuật rep-PCR với BOX primer BOXAIR [5’ –
ca
m
p
estris
ca
ro
ta
e
T
ra
n
slu
cen
s
p
h
a
seo
li
p
ru
n
i
vesica
to
ria
o
ryza
e
m
a
lva
cea
ru
m
M
a
n
ih
o
tis
B
eg
o
n
ia
e
p
ela
m
g
o
n
ii
fra
g
a
ria
M
ô
i trƣ
ờ
n
g
+
–
–
V
–
V
–
–
–
–
–
+
–
+
S
X
+
–
–
–
V
–
–
V
–
+
V
+
S
M
+
V
–
+
V
–
+
V
–
V
–
V
–
+
+
+
B
S
C
A
A
V
+
(+
)
V
+
V
–
V
+
–
V
+
–
(+
)
V
+
M
X
P
–
–
–
V
–
+
V
–
–
–
V
V
V
X
P
S
a
+
+
+
+
V
+
–
+
+
(+
)
+
+
X
C
S
V
–
+
V
+
(+
)
V
N
D
V
V
+
V
M
D
–
5
+
V
+
(+
)
+
+
N
D
+
V
+
+
+
T
w
een
B
ả
n
g
1
.1
S
ự
p
h
á
t triển
củ
a
m
ộ
t số
lo
à
i v
i k
h
u
ẩ
n
X
a
n
th
o
m
o
n
a
s trên
m
ô
i trƣ
ờ
n
g
b
á
n
ch
o
n
lọ
c
10
CTACGGCAAGGCGACGCTGACG – 3’]. Phản ứng rep – PCR trên các mẫu nghiên
cứu tạo sản phẩm là các đoạn DNA có kích thƣớc từ 0,3 – 4 kb cho phép đánh giá sự
tƣơng quan về mặt kiểu gen giữa các loài.
Hình 2.1 Sản phẩm rep – PCR trong nghiên cứu của Youfu Zhao và ctv.
Goncalves, E.R., và Rosato, Y.B (2002), trong nghiên cứu của mình về sự phát
sinh loài vi khuẩn Xanthomonas campestris đã dùng kỹ thuật PCR sử dụng cặp primer
Xan 1330 5’ – GTT CCC GGG CCT TGT ACA CAC – 3’
Xan 322 5’ – GGT TCT TTT CAC CTT TCC CTC – 3’
thiết kế dựa trên vùng rDNA 16S và 23S để khuếch đại vùng 16S – 23S rDNA ITS có
kích thƣớc 1,1 kb.
11
Hình 2.2 Cấu trúc vùng 16S – 23S rDNA ITS của vi khuẩn Xanthomonas.
Said M.S. Massomo và ctv (2003) đã thực hiện nghiên cứu định danh vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. campestris trên cải bắp ở Tanzania bằng phƣơng pháp
chủng bệnh, phân tích methyl este acit béo, ELISA gián tiếp và rep – PCR. Vi khuẩn
sau khi phân lập đƣợc tiến hành phân tích sinh hóa; chủng bệnh bằng phƣơng pháp
châm kim tạo vết thƣơng, lây nhiễm trên lá mầm, phun dịch khuẩn trên cây trƣởng
thành. Acit béo đƣợc methyl hóa, ly trích và phân tích bằng máy sắc ký khí. Vi khuẩn
đƣợc xác định bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu.
Các dòng vi khuẩn sau khi xác định đƣợc tiến hành phân tích genomic fingerprinting
bằng kỹ thuật rep – PCR với primer
BOXAIR (5’ – CTACggCAAggCgACgCTgACg – 3’)
và REP – PCR dùng cặp primer:
REP 1R (5’ – IIIICgICgICATCIggC – 3’)
REP 2I (5’ – ICgICTTATggCCTAC – 3’).
Young Jin Park và ctv (2004) đã thực hiện nghiên cứu phát hiện vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. campestris bằng kỹ thuật PCR dựa trên cặp primer
XCF (5’ – CGATTCGGCCATGAATGACT – 3’) và
XCR (5’ – CTGTTGATGGTGGTCTGCAA – 3’) đƣợc thiết kế từ gen hrpF
của vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris để khuếch đại đoạn DNA có
12
kích thƣớc 535 bp. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm chứng minh tính
chuyên biệt và đặc hiệu của primer XCR, XCF bằng cách thực hiện phản ứng PCR
với nhiều thành phần hóa chất mà máy luân nhiệt khác nhau. Ngoài ra, kỹ thuật
DNA dot – blot cũng đƣợc thực hiện nhằm kiểm chứng sự hiện diện của gen hrpF
trong vi khuẩn, qua đó rút ra kết luận về sự bảo toàn của gen này.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
Cho đến nay, những nghiên cứu về bệnh đốm lá họ thập tự nói chung và cây cải
ngọt nói riêng còn khá ít. Theo Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân (1999), bệnh đốm lá
súp lơ là do vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. maculicola gây nên. Bệnh đƣợc phát
hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1911. Triệu chứng bệnh trên các lá thật thƣờng là các
đốm nhỏ, tròn, góc cạnh, màu nâu tím hoặc đen. Trên lá mầm xuất hiện các đốm trong
giọt dầu, mép lá uốn cong. Đƣờng kính vết bệnh từ 1 – 3 mm.
Vi khuẩn gây bệnh hình gậy, hai đầu tròn, kích thƣớc khoảng 1,5 – 3 x 0,5 – 1 μm,
chuyển động nhờ vài ba lông roi ở một đầu. Khuẩn lạc trắng kem, tròn nhẵn, rìa gợn
sóng. Vi khuẩn có khả năng phát huỳnh quang, tạo NH3, khử nitrate, không phân giải
đƣờng thành axít, khí, không làm đông váng sữa, phân giải gelatin rất yếu, khả năng
yếu tạo H2S và indol.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trƣởng là 24 – 25oC, nhiệt độ tối đa là 29oC,
nhiệt độ gây chết là 47oC, nhạy cảm với tác động của ánh sáng mặt trời và khô hạn.
Vi khuẩn xâm nhiễm qua lỗ khí khổng, vết thƣơng. Thời kỳ ủ bệnh là khoảng
4 – 6 ngày. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm độ cao (90%), nhiệt độ
17 – 25oC. Bệnh có thể lan truyền qua bọ nhảy.
Ở trên cây cải bông và một số rau ăn lá nhƣ cải thìa, cải xanh, cải ngọt, bệnh đốm lá
do vi khuẩn Xanthomonas spp. gây nên thƣờng xuất hiện trong vụ đông xuân.
Trên cải bông, bệnh xuất hiện nhiều hơn so với các giống cải khác (Trần Thanh Tùng,
1997).
Theo Phạm Văn Biên và Mai Thị Vinh (1998, 2000), bệnh đốm lá cải bông vùng
trồng rau thành phố HCM do vi khuẩn Pseudomonas spp. gây nên. Bệnh thƣờng xuất
hiện trên cải bông trồng trong vụ đông xuân. Bệnh phát sinh gây hại nặng vào những
năm có thời tiết nóng ẩm. Giống Xanthomonas spp. thƣờng gây bệnh cháy lá chữ V
13
trên cải bắp, cải bông vùng Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Bệnh cũng thƣờng xuất
hiện trong vụ đông – xuân, khoảng từ tháng 11 – 2.
Trong giống Xanthomonas spp. có một loài gây bệnh đốm lá cải bông đƣợc phát
hiện trong năm 1998 ở vùng rau Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Tp. HCM. Triệu chứng
bệnh ban đầu là các đốm nhỏ vàng sáng ở các lá thấp gần mặt đất, các đốm này trông
gần giống với đốm do bọ nhảy gây hại. Bệnh thƣờng nặng hơn vào giai đoạn cuối vụ.
Tỷ lệ bệnh giai đoạn phát triển thân lá khoảng 21%, nhƣng ở giai đoạn ra bông , bệnh
có thể lên tới 50% (Mai Thị Vinh, 1998).
Nhìn chung, số công trình nghiên cứu về tác nhân cũng nhƣ các đặc tính sinh học,
sinh lý, sinh hóa, dịch tễ học của bệnh đốm lá cải ngọt nói riêng và bệnh đốm lá cây họ
thập tự nói chung ở Việt Nam còn khá ít.
2.3. Vùng 16S – 23S rDNA ITS (rDNA intergenic spacer) và gen hrpF
(hypersensitive reaction and pathogenicity)
2.3.1. Gen hrpF (hypersensitive reaction and pathogenicity)
Để xâm nhập và gây bệnh trên cây kí chủ, các loài vi khuẩn thƣờng có hệ thống
riêng tiết ra các loại enzyme (pectinases, cellulases, proteases) và các chất độc (Beattie
và Lindow, 1994). Ngoài ra còn có sự tham gia của hệ thống các gen hrp. Gen này
hiện diện trong hầu hết các loài vi khuẩn Gram âm ngoại trừ Agrobacterium
(Lindgren, 1986). Gen này tạo cho vi khuẩn khả năng xâm nhập và nhân sinh khối
trong cây nhiễm (susceptible plant), đồng thời tạo phản ứng siêu nhạy cảm
(hypersensitive reaction) ở cây kháng (resistant plant). Phản ứng siêu nhạy cảm là một
đáp ứng phòng vệ của cây kí chủ, thể hiện bằng sự hoại tử ở mô bị nhiễm (Klement,
1982). Tổ hợp gen này bao gồm 21 gen và 2 gen điều tiết là hrpX, hrpG nằm bên
ngoài. Các gen hrp mã hóa các protein hrp. Các protein này là thành phần của hệ
thống phóng tiết loại III (type III secretion system) cho phép tiết ra các loại protein
gây độc (Van Gijsegem, 1993 và Van den Ackerveken, 1996).
2. 3.2. Ribosome DNA (rDNA)
rDNA là nhóm gen mã hóa rRNA của ribosom, đóng vai trò quan trọng trong các
nghiên cứu quan hệ phát sinh loài. rDNA đƣợc quan tâm nghiên cứu vì nó là một gen
có nhiều bản sao và đặc biệt không mã hóa cho protein nào. Các bản sao của gen nằm
liên tiếp trên một locus và liên quan mật thiết tới quá trình tiến hóa. Hơn nữa, ribosom
14
hầu nhƣ tồn tại trong mọi sinh vật và có cùng nguồn gốc tiến hóa. Phần lớn phân tử
rDNA tƣơng đối bảo tồn nên đƣợc xem là cơ sở để tìm ra sự tƣơng đồng và các khác
biệt khi so sánh các sinh vật khác nhau. Các primer thiết kế dựa trên những
oligonucleotide có tính bảo tồn cao đƣợc sử dụng cho tất cả sinh vật nhằm khuếch đại
các vùng tƣơng đƣơng dùng trong so sánh. Ngoài ra, nhiều primer và probe cũng đƣợc
thiết kế dựa trên các vùng không bảo tồn dùng trong phát hiện và định danh vi sinh vật
(Van de Peer và ctv, 1996).
Theo Goncalves, E.R., và Rosato, Y.B (2002), rDNA 16S và 23S có tính bảo toàn
cao. Ngƣợc lại, vùng ITS tiến hóa nhanh hơn và có nhiều biến động. Do đó, các
primer đƣợc thiết kế dựa trên trình tự các vùng bảo toàn để khuếch vùng ITS, dùng
trong các nghiên cứu về sự đa dạng di truyền, nguồn gốc phát sinh cũng nhƣ quan hệ
giữa các loài. Ngoài ra, vùng ITS còn đƣợc sử dụng giải trình tự, đối chiếu với dữ liệu
trên ngân hàng gen để định danh sinh vật.
15
Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm
3.1.1.Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ ngày 06/02/2006 đến 30/07/2006
3.1.2. Địa điểm
- Tiến hành lấy mẫu bệnh tại các vùng trồng rau trọng điểm ở Tp HCM: Củ Chi,
Hóc Môn, quận 12.
- Phân lập vi sinh vật từ mẫu bệnh tại Phòng Nghiên Cứu Bảo Vệ Thực Vật,
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (IAS).
- Chủng bệnh trên cây rau cải ngọt trong nhà lƣới thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật, ĐH Nông Lâm Tp HCM.
- Ly trích DNA và tiến hành phản ứng PCR, đọc trình tự tại Trung Tâm Phân
Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh, ĐH Nông Lâm Tp HCM.
3.2. Vật liệu
Mẫu bệnh phẩm thu thập từ các vùng trồng rau trọng điểm ở Tp HCM: Củ Chi, Hóc
Môn, quận 12.
Đề tài sử dụng dòng vi khuẩn đối chứng Xanthomonas axonopodis pv. citri gây
bệnh ung thƣ trên cây bƣởi.
3.3. Hóa chất
Các hoá chất đƣợc sử dụng trong đề tài này đƣợc sản xuất bởi Công ty Sigma,
Merk, Amersham Biosence và Bio Rad.
3.3.1. Các hoá chất dùng để ly trích DNA từ vi khuẩn
Phenol
Chloroform
Isoamyl
Isopropanol
Ethanol 100%
Ethanol 70%
RNAse 1mg/ml
Hỗn hợp Phenol: Chloroform: Isoamyl (25:24:1).
Dung dịch TE 1X vô trùng: 10mM Tris HCl, 1mM EDTA, pH 8,0
16
– Dung dịch đệm ly trích DNA
Tris (trisma bazơ): chất đệm, giữ ổn định pH tránh tổn hại DNA
EDTA: tạo phức Mg++, gây bất hoạt enzyme phân hủy DNA trong quá trình
tách chiết
SDS: 20 % : phá vỡ và tẩy sạch màng tế bào, màng nhân để phóng thích DNA.
- Dung dịch CTAB: dùng để kết tủa polysaccharide và tạp chất khác.
10 g CTAB.
100 ml NaCl 0,5 M.
3.3.2. Các hoá chất dùng trong điện di
Gel agarose, thƣờng sử dụng gel có nồng độ 1% agarose.
Đệm TAE 0,5X dùng để pha gel agarose và làm dung dịch đệm trong chạy điện
di với thành phần nhƣ sau:
Tris HCl 4,48 g
Na2EDTA 0,5M (pH8,0) 2ml
Glacial acetic acid 1,14 ml
Nƣớc cất vừa đủ 1 lít
Dung dịch nhuộm gel là Ethidium bromide 1%.
Ladder 1 kp.
Ladder 1,5 kb.
DNA loading buffer.
3.3.3. Hoá chất cho phản ứng PCR (do công ty Bio - Rad cung cấp)
Taq DNA polymerase nồng độ 5UI/µl.
Dung dịch đệm 10X: đi kèm với Taq.
dNTPs 10 mM.
MgCl2 50 mM.
Primer: đƣợc tổng hợp bởi công ty IDT (Mỹ).
Xan 1330 5’ – GTT CCC GGG CCT TGT ACA CAC – 3’
Xan 322 5’ – GGT TCT TTT CAC CTT TCC CTC – 3’
(nguồn: Young Jin Park và ctv, 2004)
XCF 5’ – CGATTCGGCCATGAATGACT – 3’
XCR 5’ – CTGTTGATGGTGGTCTGCAA – 3’
17
(nguồn: Goncalves, E.R và Rosato, Y.B, 2002)
3.3.4. Môi trƣờng
Môi trƣờng PDA.
Môi trƣờng YGC.
Môi trƣờng lỏng LB.
( thành phần và cách chuẩn bị môi trƣờng: xem phụ lục)
3.4. Dụng cụ, thiết bị
Các dụng cụ và thiết bị
cần thiết cho một phòng
thí nghiệm sinh học phân tử.
Kính lúp.
Kính hiển vi và kính
hiển vi soi nổi.
Que cấy, đèn cồn.
Tủ mát.
Tủ lạnh -20oC.
Máy đo pH.
Tủ cấy vô trùng.
Tủ ủ nhiệt.
Máy lắc.
Máy ly tâm lạnh.
Máy khuấy từ.
Bộ điện di.
Máy PCR.
Máy vortex.
Máy chụp hình gel
(Bio –Rad).
Máy đọc trình tự ABI PRISM 3100.
3.5. Phƣơng pháp
3.5.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu bệnh
Mẫu bệnh đƣợc thu thập tại các vùng trồng rau ở Củ Chi, Hóc Môn và quận 12.
Quan sát trên các ruộng rau cải ngọt, khi phát hiện các lá có triệu chứng bệnh (xuất
hiện các đốm nhỏ có kích thƣớc 1 – 2 mm màu nâu đen, phân biệt với vết đốm tròn do
bọ nhảy gây nên), tiến hành lấy mẫu lá, rửa kỹ bằng nƣớc sạch, bọc trong giấy thấm,
cho vào bao ni lông. Mỗi ruộng lấy từ 3 – 4 lá. Mẫu lá lấy từ các ruộng khác nhau
đƣợc kí hiệu riêng và đƣợc coi là một dòng bệnh.
Mẫu sau khi thu thập đƣợc ủ ẩm tạo ẩm độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển trƣớc
khi đem phân lập.
3.5.2. Phƣơng pháp phân lập vi sinh vật từ mẫu bệnh
Mẫu lá đƣợc rửa sạch đất cát bằng nƣớc vòi, thấm khô bằng giấy lọc. Các vết bệnh
mới xuất hiện, còn nhỏ đƣợc chọn để phân lập. Mỗi mẫu bệnh cắt 1 đốm mới xuất hiện
18
triệu chứng (kích thƣớc nhỏ, vết bệnh có màu xanh giọt dầu). Khử trùng bề mặt bằng
NaCLO 0,3% và cồn 70% để loại bỏ các sinh vật biểu sinh, sau đó dùng dao mổ cắt
nhỏ vết bệnh ngâm vào nƣớc cất vô trùng. Để 5 – 10 phút sau cho vi khuẩn đi từ mô lá
vào trong nƣớc cất.
* Cấy vi khuẩn:
Hút 1 ml dịch khuẩn ở trên nhỏ vào đĩa petri, cấy trang trên môi trƣờng bằng trang
cấy thủy tinh chữ L. Mỗi đốm bệnh đƣợc cấy 3 lần lặp lại (9 đĩa). Đem các đĩa đã cấy
đặt vào tủ định ôn ở 28oC trong 24 – 48 giờ. Sau thời gian nuôi cấy, lấy ra quan sát và
chọn các khuẩn lạc. Phân loại khuẩn lạc bằng hình dạng, màu sắc và kiểu mọc. Chọn
các khuẩn lạc màu vàng, lồi, bóng, nhầy mọc riêng rẽ để cấy ria lên môi trƣờng YGC
3.5.3. Phƣơng pháp chủng bệnh trên rau cải trồng trong nhà lƣới
3.5.3.1. Phƣơng pháp trồng cây kí chủ
Để chủng bệnh, phải trồng cải ngọt sạch bệnh trong nhà lƣới.
Giống cải ngọt để trồng đƣợc mua từ các công ty giống cây trồng bao gồm 3 giống:
Số 4, Hai mũi tên đỏ và H&V.
Giá thể trồng: vật liệu làm giá thể trồng bao gồm xơ dừa, rơm rạ hoai mục, tro trấu.
Các thành phần trộn theo tỷ lệ 1:1:1, hỗn hợp này sau đó trộn với đất trồng theo tỷ lệ
1:1 tạo giá thể hoàn chỉnh. Toàn bộ giá thể đƣợc hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC.
Xử lý hạt giống: trƣớc khi gieo, ngâm hạt trong nƣớc ấm 50oC sau đó đem gieo
vào khay gieo sạch. Khay gieo có kích thƣớc 50 cm x 30 cm, chứa khoảng 200 lỗ.
Cây con sau khi mọc 10 ngày đem trồng ra khay xốp với kích thƣớc lỗ lớn.
Khi cây cải 20 ngày tuổi có khoảng 3 – 4 lá thật thì tiến hành chủng bệnh.
3.5.3.2. Chủng bệnh
Để xác định dòng vi khuẩn gây bệnh, chủng bệnh tiến hành theo phƣơng pháp
châm kim tạo vết thƣơng trên bề mặt lá. Trên mỗi lá châm thành hàng ở phần thịt lá
dọc hai bên gân chính, mỗi bên châm khoảng 5 – 7 vết. Một bên sẽ đƣợc chủng vi
khuẩn, bên kia không chủng để làm đối chứng so sánh.
Các dòng vi khuẩn chọn chủng đƣợc cấy trên môi trƣờng PDA để thu sinh khối.
Dùng tăm bông khử trùng lấy sinh khối vi khuẩn từ khuẩn lạc trên đĩa chấm vào vết
thƣơng để lây nhiễm vi khuẩn vào mô lá.
19
Khay cải sau chủng đƣợc ủ ẩm bằng cách bọc trong túi ni lông có miệng để tạo độ
ẩm thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và tránh sự lẫn tạp các dòng với nhau.
Sau 3 – 4 ngày, quan sát triệu chứng và ghi nhận kết quả. Lá nhiễm bệnh khi xung
quanh vết châm có sự hoại tử mô tế bào (khác biệt với vết châm đối chứng ở đối diện
gân lá).
Để quan sát triệu chứng, hình thái và phản ứng của tế bào lá sau khi chủng. Chúng
tôi tiến hành nhuộm lá bằng dung dịch Alcohollic lactophenol (thành phần và cách pha
dung dịch: xem phần phụ lục).
Phƣơng pháp nhuộm lá đƣợc mô tả nhƣ sau:
- Cho lá cải cần nhuộm vào ống nghiệm, mỗi ống 2 lá.
- Rót dung dịch Alcohollic lactophenol vào ống nghiệm đến khi ngập lá.
- Đƣa ống nghiệm vào nồi nƣớc đang sôi, đến khi thấy bọt khí nổi lên thì lấy ra.
- Để ống nghiệm ở nhiệt độ phòng cho đến khi bọt khí ngừng nổi.
- Đổ bỏ dung dịch và rửa lá bằng nƣớc cất.
- Mẫu lá sau đó đƣợc để khô tự nhiên.
- Lƣu mẫu ở 4oC.
Mẫu lá xác định có nhiễm bệnh đƣợc đem phân lập vi khuẩn gây bệnh. Các bƣớc
phận lập đƣợc tiến hành nhƣ phƣơng pháp đƣợc trình bày ở mục 3.5.2.
3.5.4. Phƣơng pháp ly trích DNA từ vi khuẩn
Vi khuẩn đƣợc nhân sinh khối trong môi trƣờng LB lỏng. Sau 48 giờ nuôi cấy, thu
sinh khối và tiến hành ly trích.
Ly trích DNA theo phƣơng pháp sử dụng CTAB:
1. Thu sinh khối vi khuẩn bằng cách ly tâm 10 000 vòng/ 5 phút/ 4oC. Rửa sinh khối
vi khuẩn đƣợc với 1 ml nƣớc cất 2 lần vô trùng, đánh tan bằng vortex (rửa 2 – 3 lần).
Ly tâm 10 000 vòng/ 5 phút/ 4oC.
2. Hòa tan sinh khối vi khuẩn thu đƣợc trong 567 µl dung dịch TE, đánh tan bằng
vortex, thêm 30 µl dung dịch SDS 10%, trộn đều bằng vortex. Sau đó ủ ở 37oC khoảng
1 – 2 h.
3. Cho thêm vào 100 µl dung dịch NaCl 5M, hòa tan thật kỹ bằng vortex.
4. Thêm 80 µl dung dịch CTAB/NaCl (1/10 thể tích), pha trộn (đánh tan bằng vortex),
ủ 65oC trong 10 phút.
20
5. Chiết xuất dung dịch DNA với 500 µl dung dịch phenol / chloroform / isoamyl
alcohol (25:24:1). Trộn đều bằng cách lắc tay, ly tâm 14 000 vòng/ 10 phút/ 4oC.
6. Thu hết dung dịch bên trên cho vào ống ly tâm mới .
7. Thêm 780 µl dung dịch hỗn hợp chloroform / isoamyl alcohol (24:1).Hòa lẫn đều
bằng lắc tay, ly tâm 12 000 vòng/10 phút/4 oC.
8. Thu lấy dịch bên trên cho vào ống ly tâm mới. Kết tủa DNA với isopropanol
(2/3 thể tích dung dịch thu đƣợc), ủ ở - 20 oC/ 30 phút. Sau đó ly tâm 12 000 vòng/ 10
phút/4 oC. Lấy kết tủa sau ly tâm.
9. Rửa kết tủa bằng ethanol 70% ở -20 oC, ly tâm 13 000 vòng/10 phút/4 oC. Đổ cồn
ra hết, làm khô bằng cách cho cồn bay hơi.
10. Hòa tan kết tủa trong 40 µl dung dịch TE, đem giữ mẫu ở tủ mát 4 oC trong suốt
thời gian tiến hành đề tài.
3.5.5. Phƣơng pháp PCR
3.5.5.1. Khuếch đại vùng 16S – 23S rDNA ITS của vi khuẩn
Phản ứng tiến hành với cặp mồi không chuyên biệt đƣợc thiết kế nhằm khuếch đại
trình tự vùng ITS (intergenic spacer sequence) nằm giữa vùng rDNA 16S và 23S
(Goncalves và Rosato, 2002):
- Xan 1330 5’ – GTT CCC GGG CCT TGT ACA CAC – 3’
- Xan 322 5’ – GGT TCT TTT CAC CTT TCC CTC – 3’
Thành phần của phản ứng đƣợc thiết lập bao gồm:
Bảng 3.1 Thành phần phản ứng PCR
Thành phần Nồng độ Nồng độ sau cùng Thể tích ( l)
PCR buffer 10X 1X 2,5
dNTP 1 mM 100 M 0,5
MgCl2 25 mM 1,5 mM 0,75
Primer 5 M 0,25 M 2
DNA 25 ng / l 1,25 ng / l 1
Taq polymerase 5 unit / l 0,1 unit / l 0,2
H2O 18,05
Tổng cộng 25
21
Chu kỳ nhiệt của phản ứng đƣợc thiết lập theo bảng sau:
Bảng 3.2 Chu trình nhiệt phản ứng PCR với cặp mồi Xan1330 và Xan322
Giai đoạn Nhiệt độ (0C) Thời gian Số chu kỳ
Biến tính 94 5 phút 1
Biến tính
Bắt cặp
Kéo dài
94
58
72
1 phút
45 giây
1 phút
30
Hoàn thành 72 10 phút 1
Giữ mẫu 4 30 phút 1
3.5.5.2. Khuếch đại đọan DNA trong gen hrpF
Với thành phần nhƣ trên, phản ứng PCR đƣợc thực hiện với cặp mồi chuyên biệt,
đƣợc thiết kế dựa vào trình tự gen hrpF (Young Jin Park và ctv, 2004).
- XCF 5’ CGATTCGGCCATGAATGACT 3’
- XCR 5’ CTGTTGATGGTGGTCTGCAA 3’
Quy trình nhiệt của phản ứng nhƣ sau:
Bảng 3.3 Quy trình nhiệt phản ứng PCR với cặp mồi XCF và XCR
3.5.6. Phƣơng pháp điện di và đọc kết quả
3.5.6.1. Điện di trên gel agarose
Cho 0,125 gram agarose vào 12,5 ml dung dịch 0,5X TAE
Giai đoạn Nhiệt độ (0C) Thời gian Số chu kỳ
Biến tính 94 5 phút 1
Biến tính
Bắt cặp
Kéo dài
94
58
72
15 giây
15 giây
30 giây
35
Hoàn thành 72 5 phút 1
Giữ mẫu 4 30 phút 1
22
Đun sôi hỗn hợp trên khoảng 2 phút trong lò viba (đun 2 lần, mỗi lần
1 phút)
Để nguội đến nhiệt độ khoảng 500C.
Đổ gel vào bể điện di (đặt lƣợc tạo giếng trƣớc khi đổ gel), chú ý tránh
bọt khí trên gel.
Để nguội ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút, cẩn thận rút lƣợc ra khỏi gel,
cho dung dịch 0,5X TAE vào bể điện di sao cho bảo đảm ngập gel
khoảng 1 – 1,5 cm.
Trộn 5 l sản phẩm PCR với 2 l loading dye 6X trên mặt giấy paraffin.
Cho hỗn hợp vào các giếng của gel: gồm có giếng thang chuẩn, giếng
đối chứng và các giếng chứa các mẫu cần xác định, vận hành máy điện
di trong 30 phút ở 100 V và 250 mA.
3.5.6.2. Đọc kết quả điện di
Sau khi điện di ngâm gel trong hỗn hợp ethidium bromide 1 l/ml và
TAE 0,5X trong 15 phút.
Rửa lại bằng nƣớc nhiều lần và đặt vào máy chụp gel hiệu Bio-Rad
(phần mềm Quantity one 2000).
Ethidium bromide liên kết với DNA sẽ phát sáng dƣới tia UV, kết quả sẽ
xuất hiện những băng sáng trên gel.
3.5.7. Phƣơng pháp xác định trình tự gen từ sản phẩm PCR
3.5.7.1. Chuẩn bị khuôn DNA
* Tinh sạch sản phẩm PCR
Sản phẩm PCR đƣợc tinh sạch theo quy trình của GFX PCR and Gel band
Purification Kit (Amersham). Mục đích của việc tinh sạch là loại bỏ các hóa chất dƣ
thừa cũng nhƣ các sản phẩm ký sinh có thể có trong sản phẩm PCR mà quá trình điện
di không thể phát hiện đƣợc. Quy trình tinh sạch gồm các bƣớc nhƣ sau:
Điện di 15 l sản phẩm PCR trên gel tan ở nhiệt độ thấp (low melting agarose).
Cân một ependorf 1,5 ml và ghi nhớ khối lƣợng.
Sử dụng một mũi dao sạch để cắt band chứa đoạn DNA cần tinh sạch từ gel
(thao tác này đƣợc tiến hành dƣới tia UV trong phòng tối), cắt càng sát band chứa
23
DNA càng tốt, chuyển phần gel chứa DNA vào ependorf đã đƣợc cân từ trƣớc, dùng
đầu tip sạch cắt phần gel chứa DNA thành nhiều mảnh nhỏ hơn.
Cân ống ependorf chứa sản phẩm PCR, xác định khối lƣợng của miếng gel.
Thêm 10 l capture buffer cho mỗi 10 g gel (khả năng tối đa của cột dùng cho tinh
sạch là 300 l buffer và 300 mg gel).
Vortex nhẹ và ủ ở 600C cho đến khi agarose tan hoàn toàn, thƣờng khoảng
10 – 15 phút.
Trong quá trình ủ, cho một GFX column vào collection tube.
Sau khi agarose hoàn toàn tan, li tâm 400 vòng/phút trong 10 giây để tập trung mẫu
xuống phần đáy của ependorf.
Chuyển toàn bộ mẫu vào GFX column (chú ý thao tác nhẹ bằng cách cho mẫu chảy
nhẹ theo thành column). Ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 phút.
Li tâm 10000 vòng/phút trong vòng 30 giây.
Lấy GFX column ra, bỏ phần dịch lỏng trong collection tube, cho GFX column vào
collection tube trở lại.
Thêm 500 l wash buffer vào (thêm từ từ theo thành column), li tâm 10000
vòng/phút trong vòng 30 giây.
Lấy GFX column ra khỏi collection tube, chuyển vào một eppendoft 1,5 ml đã
đƣợc làm lạnh.
Thêm 15 l elution buffer trực tiếp vào giữa màng lọc trong GFX column. Để ở
nhiệt độ phòng trong 1 phút.
Ly tâm tốc độ 10000 vòng/phút trong 1 phút để thu mẫu DNA tinh sạch.
* Định lƣợng DNA tinh sạch
DNA sau khi tinh sạch đƣợc định lƣợng bằng cách chạy điện di sản phẩm tinh
sạch cùng với DNA mass và pha loãng tới nồng độ cần thiết (John P. Curran, 2002).
Bảng 3.4 Lƣợng DNA tối ƣu cho phản ứng đọc trình tự
Sản phẩm PCR Lƣợng
100-200 bp
200-500 bp
500-1000 bp
1-3 ng
3-10 ng
5-20 ng
24
1000-2000 bp 10-40 ng
3.5.7.2. Phản ứng đọc trình tự sử dụng BigDye Terminator v3.1 Cycle Sequencing
Kit (Applied Biosystems)
* Thành phần hóa chất
Thành phần hóa chất cho mỗi phản ứng đọc trình tự đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5 Thành phần hóa chất cho mỗi phản ứng đọc trình tự
Sản phẩm PCR Lƣợng
BDT mix
Buffer
DNA khuôn (580 bp)
Primer
Nƣớc khử ion
4 l
2 l
1 l
1 l
2 l
Tổng số 10 l
* Chu kỳ nhiệt của phản ứng đọc trình tự
Đặt các ống tube vào Thermal cycler và cài đặt thể tích 10 l.
Làm nóng các ống tube ở 950C trong 5 phút.
Bƣớc 1:950C trong 30 giây
Bƣớc 2: 50 - 550C trong 10 giây 25 chu kỳ
Bƣớc 3: 600C trong 4 phút
Hạ nhiệt độ xuống 40C và duy trì cho tới khi tinh sạch.
3.5.7.3. Tinh sạch sản phẩm khuếch đại
Mục đích của việc tinh sạch là để loại bỏ dye terminator còn dƣ trƣớc khi điện di.
Sử dụng phƣơng pháp tinh sạch của Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa – Sinh:
Bổ sung 5 l EDTA 125 mM pH 8 vào mỗi ống sản phẩm PCR. Spin nhẹ.
Thêm vào 60 l ethnol 100 %.
Ủ tại nhiệt độ phòng 15 phút.
Ly tâm 4500 vòng/phút trong 45 phút
25
Thu tủa sau đó rửa tủa bằng 60 l ethanol 70 %.
Ly tâm 10000 vòng/phút trong 10 phút.
Loại dịch thu cặn.
Làm khô bằng máy speed vac.
Thêm vào 10 l Hidiformamide.
Biến tính ở 950C trong 3 phút.
3.5.7.4. Chạy điện di và ghi nhận tín hiệu trên máy sequencer
Sản phẩm DNA sau khi khuếch đại đƣợc load vào các cột mao dẫn chứa
polymer để điện di phân tích kết quả.
Kết quả thu đƣợc từ tín hiệu huỳnh quang sẽ đƣợc ghi nhận bằng phần mềm của
máy sequencer.
3.5.7.4. Quy trình tóm tắt các bƣớc đọc trình tự
Hình 3.1 Sơ đồ tóm tắt quy trình đọc trình tự sản phẩm PCR.
Sản phẩm PCR
Tinh sạch
GFX PCR DNA and gel
band Purification kit
Phản ứng đọc trình tự
Hóa chất:
BDT mix
Buffer
DNA khuôn
Primer
Nƣớc khử ion
Chu kỳ nhiệt:
950C/5 phút
950C/30 giây
550C/10 giây
600C/4 phút
25
chu kỳ
Tinh sạch
Điện di, ghi nhận tín hiệu
26
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thu thập và phân lập mẫu vi khuẩn gây bệnh
Qua quá trình khảo sát thực tế tại các ruộng trồng rau, chúng tôi đã tiến hành lấy
mẫu và phân lập đƣợc tổng cộng 8 dòng vi khuẩn nhƣ sau:
Bảng 4.1 Danh mục các dòng vi khuẩn sử dụng trong đề tài
Tên mẫu Nơi lấy mẫu Cây kí chủ
1 CC1 Huyện Củ Chi Cải ngọt
2 CC2 Huyện Củ Chi Cải ngọt
3 CC3 Huyện Củ Chi Cải ngọt
4 HM1 Huyện Hóc Môn Cải ngọt
5 HM2 Huyện Hóc Môn Cải ngọt
6 HM3 Huyện Hóc Môn Cải ngọt
7 Q12 – 1 Quận 12 Cải ngọt
8 Q12 – 2 Quận 12 Cải ngọt
9 DC vi khuẩn đối chứng
Xanthomonas axonopodis pv. citri
Bƣởi
Đốm bệnh do vi khuẩn Đốm do bọ nhảy gây hại trên rau
27
Hình 4.1 Lá cải bị bệnh thu thập ngoài ruộng rau.
Hình 4.2 Vết bệnh trên lá cải thu thập ngoài ruộng chụp dƣới
kính hiển vi soi nổi.
Hình 4.3 Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trƣờng thạch
(a) vi khuẩn ly trích từ lá bệnh trên môi trường PDA; (b) khuẩn lạc sau khi
phân lập trên môi trường YDC có màu vàng, lồi, bóng, nhầy.
a b
28
4.2. Kết quả chủng bệnh trên rau cải ngọt trồng trong nhà lƣới
Cây kí chủ sạch bệnh trồng trong nhà lƣới sau khi chủng 4 ngày đƣợc tiến hành
quan sát triệu chứng. Kết quả cho thấy các dòng CC1, CC2, CC3, HM1, HM2 và
Q12 – 1 gây triệu chứng bệnh trên cây cải ngọt trồng trong nhà lƣới. So sánh vết bệnh
tạo ra trên lá cải thu thập ngoài ruộng và lá cải đƣợc chủng trong nhà lƣới, chúng tôi
nhận thấy không có sự khác biệt về triệu chứng.
Ở những lá cây nhiễm bệnh, qua hình chụp đốm bệnh dƣới kính hiển vi soi nổi,
ta có thể thấy rõ triệu chứng: từ vết thƣơng ban đầu, vi khuẩn xâm nhập các mô,
gây hoại tử các mô tế bào lá. Vết bệnh phát triển rộng dần tạo thành đốm màu nâu
đen rõ rệt.
Còn ở những lá không bị nhiễm, những tế bào tại vùng bị tổn thƣơng bị chết tạo
thành vết sẹo màu trắng, không có triệu chứng bệnh.
a
d
b
c
29
Hình 4.4 Vết bệnh sau khi chủng và vết thƣơng không bị nhiễm chụp
dƣới kính hiển vi soi nổi (a) đốm bệnh trên lá sau khi chủng 4 ngày; (b) vết thương
do kim châm tạo ra trên lá không bị bệnh; (c) đốm bệnh trên lá sau khi chủng 4 ngày
nhuộm bằng dung dịch Alcohollic lactophenol; (d) vết sẹo ở lá chủng không nhiễm
bệnh nhuộm bằng dung dịch Alcohollic lactophenol.
Đốm bệnh
Hình 4.5 Lá cải sau khi chủng bệnh 4 ngày, bên phải gân lá không bị nhiễm và
bên trái bị nhiễm (a) lá cải sau khi chủng bệnh 4 ngày; (b) lá cải sau khi chủng bệnh
4 ngày nhuộm bằng dung dịch Alcohollic lactophenol.
4.3. Kết quả ly trích và pha loãng DNA vi khuẩn
a b
30
Quá trình ly trích DNA vi khuẩn có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu. DNA
thu đƣợc phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về hàm lƣợng và độ tinh sạch. Sau khi tiến
hành tách chiết theo đúng quy trình 8 mẫu vi khuẩn, chúng tôi thu đƣợc kết quả
nhƣ sau:
Hình 4.6 Kết quả ly trích DNA từ các dòng vi khuẩn (genomic DNA)
1: CC1, 2: CC2, 3:CC3, 4: HM1, 5: HM2, 6: Q12-1, 7: DC.
Qua kết quả điện di ta thấy DNA ly trích có chất lƣợng tốt, lƣợng mẫu nhiều và ít
tạp nhiễm. Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho phản ứng PCR, chúng tôi đã tiến hành pha
loãng nhằm hịêu chỉnh nồng độ mẫu DNA bằng dung dịch TE. Kết qủa thu đƣợc thể
hiện qua band diện di:
Hình 4.7 Kết quả hiệu chỉnh nồng độ DNA.
DNA thu
đƣợc
Phần tạp
nhiễm
31
Thông thƣờng, sản phẩm ly trích phải qua giai đọan tinh sạch bằng enzyme RNAse
nhằm đảm bảo cho phản ứng PCR không bị tạp nhiễm. Tuy nhiên, dựa vào hình trên,
chúng tôi nhận thấy DNA thu đƣợc có độ thuần khiết cao, do đó, không cần thiết phải
tinh sạch. Hơn nữa, quá trình tinh sạch sẽ làm gãy DNA ở một mức độ nào đó.
4.4. Kết quả phản ứng PCR
4.4.1. Kết quả phản ứng PCR khuếch đại vùng ITS
Phản ứng PCR chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ nồng độ DNA, nhiệt độ bắt cặp
của primer, nhiệt độ kéo dài, sự cân đối giữa các thành phần của phản ứng. Sau khi
hoàn thiện đƣợc quy trình phản ứng PCR đáng tin cậy cho việc khuếch đại đoạn gen
trong vùng ITS, chúng tôi tiến hành phản ứng trên các mẫu DNA đã ly trích. Kết quả
thu đƣợc rất khả quan. So sánh với thang DNA chuẩn 1,5kb, chúng tôi nhận thấy sản
phẩm PCR từ các dòng thu đƣợc là đoạn có kích thƣớc 1,1kb. Kích thƣớc sản phẩm
hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu của Goncalves, E.R. và Rosato, Y.B.
Hình 4.8 Kết quả khuếch đại vùng 16S – 23S rDNA
1: CC1, 2: CC2, 3: CC3, 4: Ladder 1,5kb, 5: HM1, 6: HM2, 7: Q12-1, 8: DC.
Sản phẩm PCR này sẽ đƣợc tinh sạch và đọc trình tự. Trình tự DNA có đƣợc sẽ so
sánh với dữ liệu trên ngân hàng gen để định danh vi khuẩn gây bệnh.
1,1kb
32
4.4.2. Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR
Chọn hai mẫu CC1 và HM2 để tiến hành tinh sạch theo quy trình GFX PCR and
Gel band Purification Kit (Amersham Company).
Cf1 HM2
Hình 4.9 Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR.
4.4.3. Kết quả PCR vùng hrpF
Theo Young Jin Park và ctv (2004), primer XCR và XCF thiết kế dựa trên trình tự
gen hrpF có tính chuyên biệt cao, dùng để khuếch đại đoạn DNA trong vùng hrpF của
vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris có kích thƣớc 535 bp. Chúng tôi đã
thực hiện phản ứng PCR dùng cặp mồi trên đối với các dòng vi khuẩn CC1, CC2,
HM1, HM2 và Q12 – 1. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
- Các dòng CC1, CC2, HM2 và Q12 – 1 tạo sản phẩm có kích thƣớc 535 bp, hoàn toàn
phù hợp với báo cáo của Young Jin Park và ctv (2004). Do đó, có thể kết luận các
dòng vi khuẩn này là Xanthomonas campestris pv. campestris.
- Dòng đối chứng Xanthomonas axonopodis pv. citri không tạo sản phẩm khuếch đại.
- Riêng dòng HM2 tạo sản phẩm có kích thƣớc 1 kb. Tuy là kết quả dƣơng tính nhƣng
chƣa thể có kết luận định danh đối với dòng vi khuẩn này.
33
Hình 4.10 Kết quả khuếch đại đoạn DNA vùng hrpF
1: HM1, 2: HM2, 3: CC1, 4: Ladder 1kb, 5: CC2, 6: Q12 – 1, 7: DC.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết thúc đề tài, chúng tôi đã thiết lập đƣợc quy trình phân lập và định danh vi
khuẩn gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt tại Tp. HCM. Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ
sau:
Thu thập mẫu bệnh tại các vùng trồng rau trọng điểm của Tp. HCM: Tiến
hành khảo sát trên ruộng rau, thu thập các mẫu lá xuất hiện các đốm nhỏ màu
nâu đen, rửa sạch đất cát, ủ ẩm trong bao ni lông cho vi khuẩn phát triển trƣớc
khi phân lập.
Phân lập vi khuẩn từ các đốm bệnh trên lá: Rửa sạch lá bằng nƣớc vòi, mỗi
mẫu bệnh chọn các đốm bệnh còn mới màu xanh giọt dầu để phân lập. Khử
trùng bề mặt, cắt nhỏ mẫu bệnh ngâm vào nƣớc cất vô trùng 5 – 10 phút. Hút
dịch khuẩn cấy trang lên môi trƣờng PDA, ủ ở 28oC trong 24 – 48 giờ. Chọn
các khuẩn lạc tròn, màu vàng, nhầy, bóng để phân tích.
Chủng bệnh trên cây cải ngọt sạch bệnh trồng trong nhà lƣới bằng phƣơng
pháp tạo vết thƣơng bằng cách xâm kim và nhiễm vi khuẩn trên vết thƣơng.
535 bp
1 kb
34
Ly trích DNA từ vi khuẩn bằng phƣơng pháp sử dụng CTAB với sinh khối vi
khuẩn tăng sinh bằng môi trƣờng LB lỏng.
Phƣơng pháp PCR khuếch đại vùng 16S – 23S rDNA có kích thƣớc 1,1 kb sử
dụng cặp primer Xan1330 và Xan322 làm vật liệu giải trình tự. Thực hiện
phản ứng với thành phần nêu trong Bảng 3.1 theo chu trình nhiệt Bảng 3.2.
Phƣơng pháp PCR dùng cặp primer XCF và XCR khuếch đại đoạn DNA
trong vùng hrpF . Thành phần phản ứng và chu trình nhiệt nhƣ trình bày ở
Bảng 3.1 và Bảng 3.3. Phản ứng tạo sản phẩm có kích thƣớc 535 bp khẳng
định vi khuẩn gây bệnh thuộc loài Xanthomonas campestris pv. campestris.
Chúng tôi đã xác định đƣợc các dòng CC1, CC2, HM1 và Q12–1 gây bệnh đốm lá
trên cây cải ngọt tại Tp. HCM là vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris.
5.2. Đề nghị
Tiến hành khảo sát, nghiên cứu ở quy mô rộng với số lƣợng mẫu phân tích lớn hơn
trên các cây rau họ thập tự. Cụ thể là mở rộng địa bàn (Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Lâm Đồng, Long An và các tỉnh có canh tác rau), nghiên cứu trên phổ kí chủ rộng hơn
(cây họ thập tự).
Hoàn thành đề tài ở mức giải trình tự vùng 16S – 23S rDNA của vi khuẩn gây
bệnh, đối chiếu với dữ liệu ngân hàng gen, giúp quy trình định danh có cơ sở.
Nghiên cứu đa dạng di truyền các dòng vi khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật RFLP.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Di truyền phân tử. Nhà xuất bản
nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 195 – 231.
2. Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 1998. Sinh học phân tử. Nhà xuất bản giáo dục.
Trang 197 – 206.
3. Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999. Bệnh vi khuẩn và virút hại cây trồng.
NXB Giáo Dục Hà Nội. Trang 99 – 100.
4. Mai Thị Vinh và Phạm Văn Biên, 1985. Bệnh hại rau cải ở một số vùng rau
ngoại thành Tp Hồ Chí Minh. Thông báo khoa học, Viện Khoa Học Kỹ
Thuật Nông Nghiệp Miền Nam.
5. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996. Sổ tay người trồng rau . Nhà
xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 114 trang.
6. Trần Thanh Tùng, 1997. Những bệnh hại quan trọng trên một số loại rau
trồng phổ biến tại Tp Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trừ. Thông báo
khoa học, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam.
36
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
7. Bradbury, J.F., 1986. Guide to plant pathogenic bacteria. Wallingford, UK:
CAB International.
8. Gaetan, S., and Lopez, N., 2005. First outbreak of bacterial leaf spot
caused by Xanthomonas campestris on Canola in argentina. Plant Disease.
89: 683 – 684.
9. Goncalves, E.R., and Rosato, Y.B., 2002. Phylogenetic analysis of
Xanthomonas species based upon 16S-23S rDNA intergenic spacer
sequences. Inetrnational Journal of Systematic and Evolutionary
Microbiology. 52: 355 – 361.
10. John P. Curran, 2002. Automated DNA sequencing (ABI PRISM 3100).
Training Manuals/Protocols.
11. Klement, Z., 1982. Hypersensitivity. Phytopathogenic Prokaryotes. Pages
149 – 177.
12. M. S. Krause, M.S., De Ceuster, T.J.J., Tiquia, S.M., Michel Jr.F.C.,
Madden, L.V., and Hoitink, H.A., 2003. Isolation and characterization of
rhizobacteria from composts that suppress the severity of bacterial leaf spot
of radish. Phytopathology. 93: 1292 – 1300.
13. Massomo, S.M.S., Hanne Nielsen, Mabagala, R.B., Keld Mansfield – Giese,
John Hockenhull, and Mortensen, C.N., 2003. Identification and
characterisation of Xanthomonas campestris pv. campestris strains from
Tanzania by pathogenicity tests, Biolog, rep – PCR and fatty acid methyl
ester analysis. European Journal of Plant Pathology. 109: 775 – 789.
14. Moffett, M.L., Trimboli, D., and Bonner, L.A., 1976. A bacterial leaf spot
disease of several Brasssica varieties, Aust. Plant Pathology. Soc. 5: 30 –
32.
15. Pernezny, K., and Dickstein, E., 2003. An outbreak of bacterial leaf spot
disease of cabbage in Southrn Florida caused by Xanthomonas campestris
pv. armoraciae. Plant Disease. 87: 872 – 873.
16. Ruissen, M.A., and Gielink, A.J.,1993. The development of black rot in
cabbage as a result of difference in guttation between cultivars. Proceedings
37
of the Eight International Conference on Plant Pathogenic Bacteria, 9-12
June 1993, Versailles, France. Pages 178 – 185.
17. Shaad, N.W., 1994. Laboratory guide for identification of plant pathogenic
bacteria, second edition. APS PRESS, The American Phytopathological
Society. 165 pages.
18. Steven T. Koike, Azad, H.R., and Cooksey, D.A., 2001. Xanthomonas leaf
spot of cantip: a new disease caused by pathovar Xanthomonas campestris.
Plant Disease. 85: 1157 – 1159.
19. Van den Ackerveken, G.F., Marois, E., and Bonas, U. 1996. Recognition of
the bacteria avirulence protein AvrBs3 occurs inside the host plant cell.
Cell. 87: 1307 – 1316.
20. Van Gijsegem, F., Genin, S., and Boucher, C.A., 1993. Conservation of
secretion pathways for pathogenicity determinants of plant and animal
bacteria. Trends Microbiol. 1: 175 – 180.
21. Veronique Hugouvieux, Barber, C.E., and Daniel, M.J., 1998. Entry of
Xanthomoas campestris pv. campestris into hydathodes of Arabidopis
thalian leaves: a systems in bacterial pathogenis. Molecular Plant –
Microbe Interaction. 11: 537 – 543.
22. Vicente, I.G., Everett, B., and Robert, S.J., 2006. Identification of isolates
that cause z leaf spot of brassica as Xanthomonas campestris pv. raphani
and pathogenic and genetic coparison with related pathovars.
Phytopathology. 96: 735 – 745.
23. Youfu Zhao, Damicone, J.P., and Bender, C.L., 2000. Bacterial leaf spot of
leaf crucifery in Oklahoma caused by pathovars of Xanthomonas
campestris. Plant disease. 84: 1008 – 1014.
24. Youfu Zhao, Damicone, J.P., and Bender, C.L., 2000. Bacterial leaf spot of
leafy crucifer in Oklahoma caused by Pseudomonas syringae pv.
maculicola. Plant Disease. 84: 1015 – 1020.
25. Yuong Jin Park, Byuong Moo Lee, Jang Ho-Hahn, Gil Bok Lee, and Dong
Suk Park, 2004. Sensitive and specific detection of Xanthomonas
38
campestris pv. campestris by PCR using species specific primer based on
HrpF gene sequence. Microbiological Resarch. 159: 419 – 423.
PHỤ LỤC
1. Cách thức pha một số hóa chất cần thiết
Pha Phenol
- Hòa tan 100 g phenol (tinh thể) đặt trong bồn ủ nhiệt ở 650C (phải bịt kín
dụng cụ đựng phenol khi hòa tan).
- Sau khi phenol đã tan hoàn toàn, thêm vào 100 ml dung dịch bazơ 0.5M, pH8.
- Khuấy từ 10 phút, để yên ở nhiệt độ phòng cho đến khi hỗn hợp tách thành
hai pha, hút bỏ phần dung dịch bên trên một cách cẩn thận. Lƣu ý các thao tác này nên
thực hiện ở trong tủ hood và phải luôn giữ phenol trong tối để tránh oxy hóa và nguy
hiểm đến sức khỏe.
- Tiếp tục cho vào 100 ml dung dịch tris HCl 0.5M, pH8.
- Khuấy từ 10 phút, để yên ở nhiệt độ phòng cho đến khi dung dịch tách làm
hai pha, hút bỏ phần dung dịch bên trên.
- Lập lại chu kỳ này một lần nữa. Sau đó phủ lên trên dung dịch phenol thu
đƣợc một lớp TE 1X (50 ml).
- Bảo quản phenol trong tối (dùng bình đựng có màu tối hoặc bịt kín bình bằng
giấy bạc).
Pha dung dịch TE 1X
Thành phần gồm: 10 mM Tris HCl, 1 mM EDTA, pH8
Trƣớc hết pha dung dịch Tris HCl stock, pH8.
Cho dung dịch Tris HCl và EDTA vào nƣớc tinh sạch.
Khuấy đều và chuẩn độ pH đến 8.
2. Thành phần môi trƣờng
Chuẩn bị môi trƣờng PDA (potato dextrose agar):
Nguyên liệu Liều lƣợng
- Khoai tây gọt sạch vỏ 500 g
- Dextrose 10 g
- Agar 15 g
- Nƣớc cất 1 lít
2
Khoai tây cắt thành miếng, cho vào 1 lít nƣớc đun sôi trong 40 phút.
Lọc, thêm nƣớc cho đủ 1 lít, cho dextrose, agar vào, khuấy tan bằng máy khấy từ, dịch
môi trƣờng cho vào bình tam giác 250 ml, đem khử trùng bằng nồi hấp ở 121oC trong
30 phút. Sau khi hấp, để nguội đến 50o C và đổ vào đĩa petri.
- Môi trƣờng YGC:
Glucose 5g
Yeast extract không có agar 5 g
Calcium carbonate 40 g
Agar 15g
Nƣớc 1 lít
- Môi trƣờng LB:
NaCl 10g
Yeast extract 5g
Peptone 10g
Nƣớc 1 lít
Hòa tan lần lƣợt các chất trong nƣớc bằng máy khuấy từ. Hấp ở 121 oC trong 20 phút.
3. Pha dung dịch Alcohollic lactophenol
Hóa chất Tỉ lệ thể tích
Lactic acid 1
Phenol 1
Glycerol 1
Nƣớc 1
Ethanol 8
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRAN VAN KY - 02131053.pdf