MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: . 7
1. Lý thuyết về ngoại thương 7
2. Lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triển bền vững . 4
3. Lý thuyết về sản phẩm lúa gạo 5
4. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế: 6
5. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: 7
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN XUÂT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM: 7
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới 7
2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua 10
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam: 10
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo 12
Tổng kết chương I. 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA TP.CẦN THƠ .16
I. TỔNG QUAN VỀ TP.CẦN THƠ . 16
1. Vị trí địa lý và hành chính: 16
2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội: 16
2.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 16
2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội: . 17
3. Đặc điểm xã hội và nông thôn TP.Cần Thơ 18
II. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ XUẤT KHẨU GẠO TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TP.CẦN THƠ . 19
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI
TP.CẦN THƠ. 20
1. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu: 20
2. Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo: . 24
2.1 Chính sách sản xuất lương thực: 24
2.2 Chính sách xuất khẩu gạo . 26
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
-3-
2.3 Nhu cầu và thị trường gạo thế giới . 31
2.3.1 Nhu cầu thế giới: . 31
2.3.2 Thị trường thế giới: . 35
Tổng kết chương II . 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
GẠO CỦA TP.CẦN THƠ: . 40
1. Giải pháp về cơ chế chính sách 40
2. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn khoảng cách về giá xuất
khẩu với các nước xuất khẩu gạo khác. 43
3. Xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ . 45
4. Biện pháp huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo: 46
5. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh . 47
Tổng kết chương III 49
KẾT LUẬN . 50
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
-4-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ
KN XK Kim ngạch xuất khẩu
PTNT Phát triển nông thôn
IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức Nông lương Thế giới
BVTV Bảo vệ thực vật
UBND Ủy ban Nhân dân
HTX Hợp tác xã
XDCB Xây dựng cơ bản
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
-5-
LỜI MỞ ĐẦU
Kế hoạch 5 năm 1981-1985, “ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp, xem
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” đã tạo nên một bước tiến cho nền kinh tế Việt
Nam. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, nợ nước ngoài tăng cao, lạm phát 3 con số,
là nước nông nghiệp nhưng vẫn phải nhập khẩu lương thực, .Việt Nam với chính
sách khoán 10 đã không những đảm bảo an ninh lương thực, nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển ổn định, tỷ lệ lạm phát giảm dần, tốc độ tăng trưởng cao mà còn
trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (năm 1990) và
đứng thứ 2 thế giới (năm 1999 và 2005).
Góp phần không nhỏ vào công cuộc ổn định và tăng trưởng kinh tế có vai trò
của ngành nông nghiệp của ĐBSCL với sản lượng lúa hàng năm chiếm trên 50%
sản lượng lúa cả nước, đóng góp 17% GDP cho cả nước, hơn 90% khối lượng gạo
xuất khẩu, 92% sản lượng lương thực, 66% thủy sản. Có thể nói, sản xuất và xuất
khẩu lúa gạo là thế mạnh của ĐBSCL.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta
còn nhiều bất cập và yếu kém. Do việc áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp
còn hạn chế, nhiều giống lúa không còn khả năng kháng sâu rầy vẫn được sử dụng
dẫn đến tình trạng sâu bệnh trên diện rộng, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu,
Nên chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao làm giảm đi khả năng cạnh tranh của
gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, hệ thống thị trường của chúng ta
chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á có thu nhập thấp và yêu cầu chất
lượng gạo phẩm chất thấp.
Vì vậy, việc nguyên cứu đánh giá về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo vừa
qua có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách và biện pháp khắc phục
cho các địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo, trong đó có TP.Cần Thơ.
Cần Thơ là thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL, tuy diện tích đất nông
nghiệp dùng trồng lúa và sản lượng lương thực không nhiều như tỉnh An Giang, sản
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
-6-
lượng lương thực chỉ khoảng 1 triệu tấn/năm, nhưng Cần Thơ có hệ thống chế biến
gạo và tập trung nhiều đầu mối doanh nghiệp xuất khẩu nên trong nhiều năm qua
dẫn đầu xuất khẩu gạo khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, việc sản xuất và xuất khẩu
lương thực gặp nhiều khó khăn như năng suất lao động thấp, thiên tai thường xuyên
đe dọa, chất lượng sản phẩm không cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, điều đó
dẫn đến tình trạng mặc dù kim ngạch xuất khẩu lúa gạo chiếm 34,5 % trong tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Thành phố, nhưng đời sống người nông dân vẫn
hết sức khó khăn, tình trạng đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, vì vậy, việc nghiên cứu
các chính sách nhằm nâng cao hơn nữa năng lực xuất khẩu gạo là điều hết sức cần
thiết.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến tình
hình xuất khẩu lúa gạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội tại Cần Thơ
nói riêng và ĐBSCL nói chung, đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình
xuất khẩu lúa gạo tại TP.Cần Thơ” đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất và
xuất khẩu gạo tác động đến các mặt về: nguồn thu nhập, trình độ, tăng trưởng kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, . đồng thời đánh giá những mặt tích cực và khó khăn, hạn
chế của các chính sách, thực tiễn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lương thực tại
Cần Thơ trong thời gian qua để đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xuất
khẩu lúa gạo, góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Trong quá trình thực hiện, tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp mô tả,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và đánh giá; sử dụng các nguồn số
liệu của Sở Thương mại Cần Thơ, Sở Nông nghiệp, niên giám thống kê ĐBSCL
2004, niên giám thống kê cả nước năm 2005, 2006, nguồn số liệu của Bộ Nông
nghiệp Mỹ, các bài báo, các báo cáo, bài viết của các chuyên gia trong ngành.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích các nhân tố
tác động của hoạt động xuất khẩu lúa gạo ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tại
TP.Cần Thơ trong giai đoạn 2001 – 2006.
Luận văn được xây dựng gồm ba phần với nội dung như sau:
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
-7-
- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương II: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất
và xuất khẩu gạo của TP.Cần Thơ
-
Chương III: Một số giải pháp Nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo
TP.Cần Thơ
Vì thời gian còn hạn chế nên luận văn chỉ tập trung phân tích trong giới hạn,
rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D/tấn vào năm 2008/09, sau đó bắt đầu giảm
và sẽ xuống 326 USD/tấn vào 2016-17. Giá gạo trung bình từ 2001-02 đến 2005-06
là 238,4 USD/tấn. Giá gạo đã tăng trong thập kỷ qua do dự trữ gạo toàn cầu giảm,
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 37 -
và mậu dịch tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu của các nước sản xuất gạo châu Á tăng
lên cùng với nhu cầu tăng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông.
Nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng do những thay đổi chính sách ở một số nước
OECD. Giảm thuế nhập khẩu ở EU và tăng hạn ngạch nhập khẩu ở Hàn Quốc sẽ
đẩy tăng lượng nhập khẩu vào những thị trường này. Các nước xuất khẩu chính sẽ
vẫn nằm ở châu Á, đó là Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ, xuất khẩu của Mỹ sẽ chỉ
tăng ít.
Dân số thế giới vẫn tăng với tốc độ cao, từ 2,51 tỷ người vào năm 1990, tăng
lên 5,63 tỷ người vào năm 1994, 6,22 tỷ người vào năm 2002. Hiện nay dân số thế
giới đang tăng hằng năm 90 triệu người, trong khi đất canh tác của thế giới chỉ còn
1,3 tỷ ha, trong đó đất canh tác lương thực chỉ còn 700 triệu ha, nhưng phân bố
không đều. Ở các nước phát triển, cứ hai người có 1 ha, còn ở các nước đang phát
triển thì cứ sáu người mới có 1 ha. Ðất nông nghiệp đang bị thoái hóa và giảm dần
diện tích trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Có khoảng 10% diện tích đất
canh tác thế giới bị thoái hóa, có 1,2 tỷ ha đất trong lục địa chịu tác động của các tác
nhân gây thoái hóa, trong đó có 9 triệu ha đất bị mất hẳn khả năng hồi phục. Có
35% số vùng trên trái đất đang sa mạc hóa.
Sản lượng lương thực thế giới năm 1950 là 673,4 triệu tấn, bình quân 270
kg/người, năm 1980 đạt 1.565,7 triệu tấn, bình quân 352 kg/người, năm 1990 đạt
1.954,67 triệu tấn, bình quân 369 kg/người, năm 2007 có thể đạt 2,125 tỷ tấn. Mức
tiêu dùng lương thực theo đầu người ở các nước phát triển giảm, nhưng ở các nước
đang phát triển vẫn tăng làm cho nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tăng. Dự báo
với dân số 5,7 tỷ người vào năm 1995 thì trong khoảng 50 - 60 năm nữa, dân số thế
giới còn tăng gấp đôi, nhu cầu lương thực cũng tăng trên mức đó.
Nhu cầu lương thực làm thức ăn chăn nuôi cũng tăng nhiều khi dân số tăng,
mức sống tăng, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi cũng tăng, dự báo mức tăng
2,8%/năm. Theo số liệu của FAO, năm 1991 - 1992 tổng lượng tiêu dùng thức ăn
trên thế giới là một tỷ tấn, trong đó có 600 triệu tấn sử dụng để sản xuất thịt, 250
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 38 -
triệu tấn để sản xuất sữa, 100 triệu tấn để sản xuất trứng. Tổng mức tiêu dùng hạt
cốc làm thức ăn 640 triệu tấn, chiếm 37% tổng lượng tiêu dùng ngũ cốc lấy hạt. Dự
báo nhu cầu thức ăn tinh tăng 2,8%/năm.
Việc sử dụng lương thực theo hướng trên đây đã làm cho sản lượng ngũ cốc
dù tăng, nhưng có tới 33 nước trên thế giới vẫn thiếu lương thực, sản lượng lương
thực thế giới phải tăng 3,3%/năm mới đáp ứng được nhu cầu lương thực và sản xuất
nhiên liệu sinh học, trong đó 2,5% dành cho nhu cầu lương thực
Diện tích đất trồng trọt có xu hướng thu hẹp do đô thị hóa, công nghiệp hóa
và do biến đổi khí hậu, làm cho diện tích đất trồng trọt trên thế giới trong 10 năm
tới chỉ tăng 1%/năm , so với tỷ lệ tăng 1,3%/năm trong 20 năm qua và 2% trong
những năm trước đó.
Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ
còn phụ thuộc vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu gạo của Cần Thơ ngày càng được mở rộng, tuy nhiên
xuất khẩu gạo chủ yếu vào các nước Châu Á (trên 40% giai đoạn 2001-2006) và
Châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường Châu Á có năm lên đến 88%
(năm 2003) trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của TP.Cần Thơ. Các nước nhập
khẩu gạo truyền thống của Cần Thơ ở khu vực Châu Á là Malaysia, Philippine,
Indonesia, Hongkong, …. Tại thị trường Châu Mỹ, Cuba là nước nhập khẩu gạo của
Cần Thơ từ năm 2001 đến 2003. Cần Thơ chỉ xuất được qua Nga là chủ yếu ở thị
trường Châu Âu và Úc ở thị trường Châu Úc.
Điều đó cho thấy TP.Cần Thơ xuất khẩu chủ yếu là gạo phẩm chất thấp, chất
lượng gạo chưa đáp ứng được các thị trường khó tính, có đòi hỏi nghiêm ngặt về
chất lượng gạo như thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.. Đặc biệt, trong năm 2003,
Cần Thơ chỉ xuất chủ yếu qua thị trường Châu Á với hơn 89,5% sản lượng xuất
khẩu của toàn thành phố, tuy nhiên thị trường Châu Úc hoàn toàn bị mất. Trong 2
năm 2003-2004, Cần Thơ không xuất khẩu được gạo ở thị trường Châu Úc. Năm
2004, 02 thị trường Châu Úc và Châu Mỹ mà nước chủ yếu nhập khẩu là Cuba,
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 39 -
cũng không nhập khẩu gạo của Cần Thơ. Đến 2005, Cần Thơ đã phục hồi được thị
trường Châu Úc, nâng tổng số thị trường trong năm này lên đến 33 quốc gia, tuy
nhiên, thị trường Châu Mỹ vẫn chưa khởi động lại. Năm 2006 là năm thành phố có
nhiều nỗ lực trong công tác thị trường, nâng tổng số nước có quan hệ nhập khẩu gạo
của thành phố lên đến 36 quốc gia và đã xâm nhập vào thị trường Châu Mỹ với 04
quốc gia nhập khẩu là Mỹ, Canada, Cuba, Papua New Gainea, tuy kim ngạch chỉ
chiếm 1,89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thành phố, nhưng đây là tín
hiệu đáng mừng về công tác thị trường của doanh nghiệp.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Cần Thơ năm 2006 (theo kim
ngạch):
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo TP.Cần Thơ
năm 2006
Thị trường khác;
28,23%
Châu Mỹ;
1,89%
Châu Phi;
19,46%
Châu Âu;
3,90%
Châu Á;
48,30%
Châu Úc;
0,11%
2.3.2 Thị trường thế giới:
Hiện nay trên thế giới có 04 nước trồng lúa nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia và Bangladesh với sản lượng gạo chiếm đến 67,1% sản lượng toàn
thế giới trong niên vụ 2004/2005 (nguồn: FAO). Việt Nam, Thái Lan là các nước có
diện tích trồng lúa cao tiếp theo; Mỹ chỉ đứng hàng thứ 10, với sản lượng chỉ có
1,7% của thế giới, chưa bằng 1/3 của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng gạo sản xuất
của các nước như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh không đủ cung cấp trong
nước và hàng năm đều phải nhập khẩu gạo. Mậu dịch gạo quốc tế chỉ chiếm tỷ
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 40 -
trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng gạo sản xuất trên thế giới, lượng gạo nhập khẩu
chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á.
Về xuất khẩu, Thái Lan dẫn đầu với số lượng gần 32%, sau đó là Việt Nam
16,4%, và Ấn Độ, Mỹ và Pakistan. Trong các năm 2001, 2004 và 2005, Việt Nam
chiếm vị trí thứ hai trong các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, nhưng trong 2002 và
2003, Ấn Độ là nước chiếm vị trí thứ 2. Bình quân trong giai đoạn 5 năm (2001-
2005) Ấn Độ chiếm vị trí thứ 2 về số lượng gạo xuất khẩu (4,1 triệu tấn/năm), Việt
Nam chỉ đạt 4 triệu tấn/năm đứng vị trí thứ 3.
Trong vòng 5 năm (2001-2005), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế
giới hơn 20 triệu tấn gạo và thu về gần 4,5 tỷ USD, nhưng giá xuất khẩu của Việt
Nam chỉ bằng 80% giá bình quân thế giới (220 USD/tấn), trong khi 04 nước còn lại
là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ giá thấp nhất cũng trên 91,6% và cao nhất gần
120%.
Thái Lan hiện nay là quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất thế giới.
Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu là khu vực Đông Âu, EU, Nhật và
các thị trường có sức mua cao. Thái Lan đã nỗ lực đầu tư trang thiết bị công nghệ
chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt
là thỏa mãn theo tiêu chuẩn chất lượng của EU, Mỹ, Nhật đặt ra ở thị trường các
nước đang phát triển. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn có những biện pháp
khuyến khích xuất khẩu gạo như: bỏ chế độ hạn ngạch; không thu thuế xuất khẩu,
nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức (nếu có); tạo tín dụng thuận tiện cho cho các
nhà kinh doanh được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, khi cần thiết Chính phủ
sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu, định hướng các thị trường chủ yếu, can thiệp để ký những
hợp đồng lớn. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến việc áp dụng công
nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các loại sản phẩm gạo đa dạng và
có chất lượng cao. Với các chính sách đó đã góp phần đưa Thái Lan trở thành nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 41 -
Hiện nay giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng
luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan từ 15 – 20 USD/tấn cả về gạo phẩm chất thấp đến
gạo phẩm chất cao, do chất lượng gạo không ổn định. Chất lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam tuy có tăng lên so với các năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu
cầu thị trường thế giới, nhất là các nước công nghiệp phát triển, gạo chủ yếu xuất
khẩu vẫn là 20%-25% tấm trong khi nhu cầu thị trường thế giới nhất là Mỹ, Nhật,
EU lại cần gạo thơm, ngon, hạt dài và chất lượng cao. Trong 5 năm 2001-2005, duy
nhất chỉ có năm 2002 là năm giá gạo xuất khẩu của nước ta gần bằng giá gạo của
cường quốc số 1 Thái Lan (223,86 USD/tấn so với 225,07 USD/tấn) còn 4 năm
khác thấp hơn 12,42-20,46% (theo số liệu của ITC và USDA).
Bảng 6: So sánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan từ 2001 – 2006
Loại gạo xuất khấu
Năm
5% tấm 10% tấm 15 % tấm 20% tấm 25% tấm
Việt Nam
'2000/01 165 161 155 NQ 145
2001/02 185 180 175 NQ 165
2002/03 182 177 172 NQ 166
2003/04 210 205 201 NQ 195
2003/04 243 240 235 NQ 229
2005/06 258 255 247 NQ 240
Thái Lan
2001/00 184 186 177 167 149
2001/02 192 198 186 178 164
2002/03 199 195 194 186 175
2003/04 220 221 215 207 199
2004/05 278 278 273 264 252
2005/06 289 285 283 272 258
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 42 -
Đối các nước còn lại như Ấn Độ, Paskistan và Mỹ, các nước này tuy có
lượng gạo xuất khẩu không cao nhưng chủ yếu xuất khẩu các loại gạo có phẩm chất
cao, xâm nhập các thị trường khó tính do đó gây ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới, xuất khẩu gạo Cần Thơ
còn phải chịu sức ép từ các tỉnh bạn. Điều này gây không ít khó khăn do các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo, nhất là tình trạng không nhất quán, dẫn đến cạnh tranh lẫn
nhau giữa các doanh nghiệp trong vùng và trong nước làm giảm giá xuất khẩu, gây
tổn hại đến kim ngạch xuất khẩu chung. Mặt khác, việc cạnh tranh thu mua nguồn
lúa nguyên liệu nhất là trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao làm gia tăng giá
nguyên liệu, giảm chất lượng lương thực từ đó làm giảm đi hiệu quả sản xuất.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 43 -
Tổng kết chương II:
Gạo và thủy sản là hai mặt hàng có đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất
khẩu tại TP.Cần Thơ. Gạo là mặt hàng chủ yếu góp phần công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Thành phố. Sản xuất và xuất khẩu gạo tại Thành phố Cần Thơ trong thời
gian qua không ngừng tăng cao cả số lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu. Đó
chính là nhờ vào chính sách áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh
công tác phát triển các thị trường mới và gia tăng chất lượng gạo xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2001-2005, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành chỉ
đạo thực hiện thực hiện các mô hình hiệu quả cao để nhân rộng, tăng cường công
tác khuyến nông, bảo vệ thực vật. Đến 2006, toàn thành phố đã có 160.834,7 ha
tương đương 72,2% diện tích lúa sử dụng giống xác nhận, tăng 19.198 ha so với
năm 2005. Cơ cấu giống lúa được chuyển đổi theo hướng chọn giống chất lượng
cao, phù hợp với điều kiện sản xuất từng địa phương và nhu cầu xuất khẩu. Sản
phẩm sạch chất lượng cao ngày càng được nâng lên thông qua việc thực hiện các
chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, sử dụng an toàn thuốc BVTV, chương trình dự
báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh địch hại.
Cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) sẽ mở
ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng có cơ hội tiếp
cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến gạo từ các nước phát
triển như Mỹ, Nhật Bản. Những công nghệ xử lý độ ẩm, xay xát, lau bóng xuất khẩu
sẽ giúp giảm chi phí trung gian, giảm giá thành gạo xuất khẩu, giúp cho các nhà
xuất khẩu Việt Nam có cơ hội làm gia tăng giá trị của gạo trước khi xuất khẩu,
nâng cao giá bán và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế giới.
Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi,
các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,...
Những nguồn vốn này giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đầu tư những cơ
sở chế biến gạo, thực hiện khép kín từ khâu thu mua lúa đến các công đoạn sau.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 44 -
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
GẠO CỦA TP.CẦN THƠ:
1. Giải pháp về cơ chế chính sách.
Cần Thơ là vùng phù sa châu thổ trù phú và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc
sản xuất lúa. Các Viện Lúa ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, các Trung tâm khuyến
nông của thành phố luôn tìm kiếm các giống lúa có chất lượng cao đưa vào sản xuất.
Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi, có cảng Cần Thơ là các điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên các chính sách hiện nay còn nhiều bất ổn, các cơ quan quản lý nhà
nước tại địa phương hầu như chưa có chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu gạo. Các
chính sách tại địa phương chưa cụ thể và phụ thuộc nhiều vào chính sách của Nhà nước
trong xuất khẩu gạo. Thành phố chưa có chiến lược dài hạn về quy hoạch vùng sản
xuất và xuất khẩu gạo. Sở Thương mại đã có dự án xây dựng chợ gạo tại quận Cái
Răng với hơn 4ha từ năm 2004, nhưng đến nay dự án này tuy đã khởi động nhưng việc
quản lý còn chưa nhất quán dẫn đến việc trì trệ, không tập trung được nguồn nguyên
liệu cho xuất khẩu. Việc giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu gạo của Thành phố chủ yếu
là do các doanh nghiệp tự xây dựng, không có sự đồng bộ và đồng lòng của các doanh
nghiệp, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy lo, giá bán không sát với chất lượng gạo xuất
khẩu, làm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, UBND Thành phố, Sở Thương mại và Sở Nông
nghiệp thường xuyên tổ chức Hội chợ Nông nghiệp định kỳ hàng năm, nhưng chất
lượng hội chợ ngày càng giảm sút do chưa tập trung vào sản phẩm chính. Các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố, thực lực kinh tế, kinh nghiệm kinh doanh còn yếu, đa số
không có khả năng tự tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường ngoại, nên dẫn
đến tình trạng thiếu thông tin, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 45 -
Để nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo, thành phố cần
phải có các cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy công tác này, cụ thể như sau:
- Cần tiếp tục có các chính sách và cơ chế thông thoáng trong điều hành xuất
khẩu gạo. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hoạt động tốt hơn
trong xu thế hội nhập, đồng thời sẽ ổn định được giá cả, thị trường gạo trong
nước và an ninh lương thực quốc gia.
- Hình thành một trung tâm đầu mối thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu, thị
trường nhập khẩu gạo cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
hàng ngày để các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin, tránh thiệt hại cho doanh
nghiệp và người nông dân.
- Nhanh chóng hoàn chỉnh trang web giới thiệu gạo Cần Thơ trên mạng internet
để tập trung đầu mối và giới thiệu thương hiệu gạo Cần Thơ đến các nước trên
thế giới.
- Xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như
các ngành sản xuất với tầm nhìn cao đến 2050 nhằm có định hướng phù hợp cho
việc phát triển ngành sản xuất lúa.
- Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố,
từng bước định hướng dần xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao cho
Thành phố Cần Thơ. Thành lập Trung tâm Giống Nông nghiệp TP.Cần Thơ
nhằm lựa chọn giống có chất lượng cao, chất lượng giống lúa xác nhận, trình
diễn và sản xuất bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học.
- Tập hợp và xây dựng hệ thống mạng lưới các vệ tinh, các HTX sản xuất, cung
ứng chế biến nguyên liệu tạo thành nguồn hàng xuất khẩu qui mô lớn, chất
lượng cao, đáp ứng được yêu cầu quốc tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống sản xuất giống nguyên chủng và xác nhận
trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học bằng phương pháp điện di để thanh lọc
và phục tráng thuần chủng các giống lúa thơm đặc sản, lúc chất lượng cao phục
vụ chế biến gạo cao cấp tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, cung cấp
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 46 -
lượng giống nguyên chủng và giống xác nhận cho địa bàn TP.Cần Thơ và
ĐBSCL.
- Nhanh chóng đưa chợ gạo đầu mối tại quận Cái Răng vào họat động để chủ
động nguồn nguyên liệu và tránh tình trạng mua bán cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp, từ đó nâng cao đời sống người nông dân.
- Tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật bao gồm cả lực lượng về quản
lý, nghiệp vụ kỹ thuật và người trực tiếp sản xuất. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật
canh tác và bảo quản sau thu hoạch, các hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao trình
độ nông dân, khuyến khích người dân áp dụng các khoa học tiến bộ vào sản
xuất.
- Xây dựng các mô hình thủy lợi chủ động kiểm soát lũ cả năm và điều tiết nước
đáp ứng đa mục tiêu canh tác lúa luân canh.
- Đầu tư vào lĩnh vực cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu bảo quản sau thu
hoạch tại các vùng có diện tích đất trồng lúa lớn như huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ,
Thốt Nốt, ..nhằm nâng cao hiệu quả, giải phóng sức lao động, góp phần giảm
giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của nông dân trên thương trường,
tăng thu nhập cho nông dân.
- Ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, tích cực xây dựng các hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản
xuất nông nghiệp.
- Thành phố ban hành các chính sách đãi ngộ nhà khoa học hợp tác với ngành
Nông nghiệp Cần Thơ, đặc biệt trong công tác nghiên cứu và lai tạo giống lúa
mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhập khẩu gạo trên thế giới.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới. Hiện
nay, trong lĩnh vực nông nghiệp vốn đầu tư chỉ chiếm khoảng 11,68% trong
tổng vốn đầu tư trên địa bàn. Nguồn vốn này chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển
sản xuất lúa.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 47 -
2. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn khoảng cách về giá
xuất khẩu với các nước xuất khẩu gạo khác.
a. Nâng cao việc chế biến và giảm thất thoát trong thu hoạch:
Hiện nay, việc chế biến gạo xuất khẩu tại Cần Thơ chủ yếu tập trung ở huyện
Thốt Nốt, nơi sản xuất gạo lớn nhất của TP.Cần Thơ. Ở đây có hệ thống nhà máy nhỏ
lẻ của tư nhân nhưng với hiệu quả cao tập trung sản xuất. Tuy nhiên, việc xây xát nhỏ
lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu cho xuất khẩu vì việc xay xát lúa ở mức 16-17% ẩm độ
và nếu cần xuất khẩu gạo thì chế biến lại, sấy gạo trắng xuống còn gần 14% ẩm độ. Hệ
quả này, dẫn đến giá bán thấp do chất lượng gạo bị giảm, gãy hạt.để nâng cao phẩm
chất và giảm thất thoát trong khâu thu hoạch.
Để cải thiện tình hình này, TP.Cần Thơ cần có hành lang pháp lý thông thoáng,
hỗ trợ tài chính để tư nhân lắp đặt thêm máy sấy tại các nhà máy chế biến lúa gạo để
chất lượng gạo được nâng lên nhờ khâu sấy lúa. Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo
quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ được chất lượng sản phẩm trong
thời gian dự trữ.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có định hướng rõ ràng về vùng sản xuất
nguyên liệu lúa tập trung, tránh tình trạng doanh nghiệp phải thu mua lúa gạo với nhiều
chủng loại khác nhau, hạt ngắn, hạt dài, hạt thì dẻo, hạt thì khô cứng... làm cho chất
lượng gạo không đồng đều, sức cạnh tranh yếu. Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu gạo
phải liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa dưới dạng nông dân là thành viên của
công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất
khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp phương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản lúa sau thu
hoạch... Nông dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật, yêu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện
được khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo
yêu cầu của đối tác, còn nông dân giảm chi phí đầu tư sản xuất, không bị thương lái ép
giá khi thu hoạch rộ...
Ðể sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu, nông dân phải sử dụng giống
xác nhận để sản xuất (do trại giống nông nghiệp các quận, huyện cung cấp). Ðồng thời,
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 48 -
ngành nông nghiệp Cần Thơ cần phải đảm bảo đủ lượng giống xác nhận, giống chất
lượng cao để người dân sử dụng. Nông dân không nên sử dụng giống sản xuất khi chưa
được các ngành chức năng kiểm tra và chứng nhận là giống đạt chất lượng, giống
nguyên chủng, giống xác nhận. Ðối với diện tích được bao tiêu, nông dân sản xuất phải
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”
nhằm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể cung cấp nguồn vốn ban đầu cho nông dân để họ đảm bảo
sản xuất đúng theo hợp đồng được ký kết.
b. Nghiên cứu các loại giống mới:
Hiện nay, tại ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng, các giống lúa phổ biến là
OM 5930, OM 2000, … các giống lúa này có khả năng chống rầy cao, vàng lùn – lùn
xoắn lúa, nhưng chưa tạo ra sự khác biệt về sản phẩm gạo trong xuất khẩu. Việc nghiên
cứu giống lúa mới chủ yếu do Viện Lúa ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, các viện
trường khác trong và ngoài nước, và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và lực
lượng kỹ thuật trên địa bàn thành phố.
Gạo Jasmine đang được mở rộng diện tích gieo trồng do vẫn giữ được giá cao.
Tuy nhiên, việc trồng ồ ạt giống lúa này đang làm giảm giá trị trên thị trường. Các
giống gạo thơm khác của Việt Nam không đạt chuẩn xuất khẩu do giữ mùi thơm không
lâu, các khâu về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch, tính phù hợp của
giống đối với từng giống lúa thơm chưa bảo đảm, quy hoạch vùng chuyên sản xuất
chưa thuần nhất do gieo trồng xen các loại giống lúa thường với giống đặc sản nên dễ
bị lai tạp.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, lai tạo một giống lúa mới có các đặc tính đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi cao của các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ,…là rất cần thiết để
nâng cao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng.
Việc nghiên cứu giống lúa mới ngắn hạn chỉ khoảng 100 ngày phù hợp với chu
kỳ lũ hàng năm tại Cần Thơ. Lập chiến lược phát triển giống lúa đặc trưng của vùng
dựa trên các giống lúa sẵn có hiện nay như gạo Tám Xoan, Một bụi, Nàng thơm Chợ
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 49 -
Đào,…, với khoảng 10 giống lúa chủ yếu. Các giống lúa này phải đảm bảo hạn chế
được sâu rầy, các loại bệnh vàng lùn, lùa xoắn lá,… đồng thời nghiên cứu đưa các
giống lúa đột biến, khai thác ưu thế lai đặc biệt là các giống lúa có chứa hàm lượng
protein cao, vitamin A,… vào sản xuất để nâng dần tỷ lệ lúa đột biến trong cơ cấu
giống.
Sở Nông nghiệp, Sở Thương mại trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu của thị
trường và các giống lúa hiện tại của Việt Nam và Cần Thơ để đặt hàng các viện, trường
sản xuất giống lúa có năng suất cao, mang các đặc tính mà người tiêu dùng yêu cầu, có
tính năng chống sâu bệnh cao đưa vào sản xuất, từ đó xây dựng được riêng thương hiệu
cho gạo Cần Thơ.
c. Các công tác khác:
- Vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1
màu; 2 lúa + 1 cá; 1 lúa + 1 tôm; sử dụng cơ cấu giống hợp lý, phòng tránh được rầy
nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn...; xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương.
Tập trung vào chất lượng lúa gạo, đảm bảo cho năng suất lúa và môi trường.
- Tổ chức lại sản xuất phù hợp, thực hiện liên kết 4 nhà, tăng cường công tác
khuyến nông để nâng cao chất lượng nông sản nhằm tạo số lượng hàng hóa lớn với
chất lượng đồng đều; củng cố hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng
sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa giống (trên 50% diện tích lúa
gieo trồng).
3. Xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ
Gạo Cần Thơ được xuất khẩu hiện nay chỉ đơn giản ghi trên bao bì giới thiệu giống
lúa hoặc loại gạo mà chưa có thương hiệu riêng cho gạo Cần Thơ. Việc xây dựng
thương hiệu sẽ gắn với chất lượng và uy tín của sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn
của thị trường mục tiêu. Xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ sẽ mang lại các lợi ích
sau:
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 50 -
- Tạo sự khác biệt và sự phân biệt rõ ràng về chất lượng và uy tín, giá trị giữa gạo
Cần Thơ với gạo các tỉnh khác.
- Việc xây dựng thương hiệu sẽ góp phần cho TP.Cần Thơ bảo vệ hợp pháp
nhưng đặc điểm, tính chất, đặc trưng riêng có của sản phẩm mình khi doanh
nghiệp bảo hộ sở hữu trí tuệ chống lại các hiện tượng hàng nhái, hàng giả, hoặc
nạn trộm cắp thương hiệu. Nó trở thành tài sản quý giá của TP.Cần Thơ và góp
phần cải thiện hình ảnh chung của gạo Việt Nam.
- Tạo sự dễ nhận biết cho khách hàng
Để thực hiện tốt công tác xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao, cần phải thực
hiện tốt các biện pháp sau:
- Tổ chức một cuộc thi xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ, trong đó thương hiệu
phải gắn với đặc điểm địa lý, với tính chất của sản phẩm gạo và đặc sản Cần
Thơ.
- Đăng ký thương hiệu gạo với Cần Thơ với Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học –
Công nghệ và nhất là trên thị trường thế giới với những thị trường quan trọng
như Nhật Bản, Mỹ, EU, Đông Nam Á.
Ngoài ra, việc không kém phần quan trọng là việc quảng bá thương hiệu. Cần Thơ
đã xây dựng chợ gạo trên mạng, nhưng dự án này đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động.
Việc nhanh chóng đưa trang web mua bán gạo trên mạng sẽ đẩy nhanh việc mua bán,
xuất khẩu gạo và các doanh nghiệp có thể giới thiệu mình đến các nước trên thế giới
với chi phí giảm đi rất nhiều.
4. Biện pháp huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo:
Việc đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu
gạo rất ít. Do đó, nguồn vốn cho việc nâng cao hoạt động này đang là nhu cầu bức thiết
cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là mua tạm trữ gạo phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu.
Để tăng cường nguồn vốn cho hoạt động này, cần phải:
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 51 -
- Có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho các dự án đầu tư
sản xuất nguồn giống có chất lượng cao, nâng cao năng lực sau thu hoạch, đầu
tư vào quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Có cơ chế hỗ trợ về thuế, về ưu
đãi đầu tư, rút ngắn và đơn giản hóa thủ tục đầu tư.
- Khuyến khích các công ty lương thực trên địa bàn thành phố và các tỉnh bạn có
tiềm lực về tài chính, mở rộng diện tích, đầu tư vốn cho nông dân sản xuất lúa
và bao tiêu sản phẩm bằng các hình thức khác nhau như hỗ trợ nguồn vật tư đầu
vào, cung cấp giống có chất lượng cao.
- Nhà nước, UBND tỉnh có chính sách về tín dụng cho nhân dân, thông qua các
hình thức tín chấp qua các tổ, nông hội, hội phụ nữ,… để đảm bảo nguồn vốn
vay.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ nông thôn. Hiện nay, vốn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng nông thôn chỉ chiếm 0,65% tổng vốn đầu tư XDCB năm 2006 do địa
phương quản lý. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ giúp cho các công
tác vận chuyển, chế biến gạo kịp thời, giảm tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch, đồng
thời nâng cao đời sống nông dân nông thôn.
5. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh
Công tác quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp tuy có sự quan tâm nhưng
đều mang tính tự phát, chưa có sự hướng dẫn đồng bộ của các cơ quan chức năng.
Trong thời gian qua, việc quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp trên các phương tiện
truyền thông như internet đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng cần phải đẩy
mạnh các công tác sau:
- Tăng cường công tác tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế
nhằm giới thiệu, quảng bá cho ngành sản xuất lúa gạo tại địa phương. Đa dạng
các hình thức quảng bá cho ngành sản xuất lúa. Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế
định kỳ hàng năm cần thay đổi về chất, tập trung vào công tác giới thiệu sản
phẩm và tìm đối tác hợp tác kinh doanh, đổi mới hình thức Hội chợ theo quảng
bá sản phẩm là chính.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 52 -
- Hoàn thiện trang web chợ gạo của thành phố do Sở Thương mại chủ trì. Trang
web này không chỉ cập nhật cho doanh nghiệp nắm được các thông tin mới nhất
về giá gạo nguyên liệu trong nước, giá mua gạo trên thị trường, các thông tin do
nguồn cung cấp của các đơn vị nhà nước mà còn giới thiệu doanh nghiệp cho
các đối tác trên thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp nước ngoài có thể đặt
hàng trực tiếp trên mạng, do đó các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố có thể
chủ động tìm nguồn hàng nhanh chóng.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chợ đầu mối gạo. Chợ này sẽ thực hiện theo hình
thức đấu thầu nguyên liệu, giúp cho nông dân bán được lúa với giá cao.
- Tổ chức các tour du lịch sông nước kết hợp với trồng lúa nước tại Cần Thơ.
Thực hiện cho du khách tham gia một công đoạn trong quá trình sản xuất.
Thông qua nguồn quảng bá này sẽ có nhiều nhà doanh nghiệp đến tìm hiểu về
xuất khẩu gạo của Cần Thơ.
Tổng kết chương III
Để hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao không chỉ dựa vào sự
nỗ lực của nông dân và doanh nghiệp mà cần có sự đóng góp không nhỏ của các nhà
quản lý, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Các biện pháp phải đi từ
nguồn gốc của hoạt động xuất khẩu gạo là giống, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 53 -
bệnh và thu hoạch để có được nguồn nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ cho xuất
khẩu đồng thời đảm bảo các điều kiện về môi trường và nguồn tài nguyên. Ngoài ra,
việc sản xuất và xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào cơ chế điều hành của các cơ quan
quản lý, công tác khuyếch trương thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc sản xuất và xuất khẩu gạo còn phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện tự nhiên thiên nhiên, các điều kiện chính trị của các nước và nguồn cung ứng gạo
trên thế giới.
Các biện pháp cần có sự phối hợp đồng bộ, tránh gây lãng phí và chồng chéo,
không mang lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, việc đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp sẽ đẩy mạnh hoạt động sản
xuất và xuất khẩu gạo, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển đất
nước.
Những giải pháp trên chủ yếu được đưa ra nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
sản xuất và xuất khẩu gạo Cần Thơ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, góp phần năng cao vị thế
của gạo Cần Thơ trên thị trường quốc tế.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 54 -
KẾT LUẬN
Sản xuất lúa gạo là ngành kinh tế nông nghiệp lâu đời của nước ta. Chính hiệu
quả của việc xuất khẩu gạo đã giúp nước ta vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.
Tuy nhiên, với đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sự phát triển công nghệ
như vũ bảo đã làm thay đổi rất nhiều việc sản xuất và xuất khẩu gạo.
Thành phố Cần Thơ có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho
việc sản xuất lúa hàng năm. Lúa gạo cũng là nguồn thu nhập chính của một bộ phận
không nhỏ nông dân khu vực nông thôn. Trong thời gian qua ngành sản xuất và xuất
khẩu gạo của Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu, đó là do các chính sách đúng đắn
và kịp thời của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên,
cũng còn rất nhiều khó khăn trở ngại trong sản xuất và xuất khẩu lúa cần phải khắc
phục trong thời gian dài.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo tại Cần Thơ nói riêng và cả
nước nói chung cần có sự kết hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, người nông dân, các
viện trường và cơ quan quản lý nhà nước để tìm ra lối đi mới đạt hiệu quả cao hơn.
Có nhiều giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và xuất
khẩu gạo tại Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Xây dựng thương hiệu riêng cho
gạo Cần Thơ, làm nâng cao giá trị gạo Cần Thơ và mang lại lợi nhuận gia tăng cho
người sản xuất. Tập trung thu hút nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài vào để gia tăng
nội lực cho sản xuất và xuất khẩu gạo,… Tuy nhiên, cơ chế chính sách luôn có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc thực hiện
các biện pháp nêu trên nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và xuất khẩu gạo.. Các
cơ chế chính sách cần phù hợp với từng thời kỳ và phải thật sự có hiệu quả đối với
doanh nghiệp, nông dân.
Để các biện pháp phát huy tác dụng đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các
chính sách, cách nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý, doanh nghiệp và nông
dân trong việc thực hiện. Đó là những điều cần thiết cùng với các giải pháp khác sẽ hỗ
trợ ngành sản xuất và xuất khẩu gạo, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội
TP.Cần Thơ.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 55 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM TP.CẦN THƠ THEO ĐỊA BÀN
ĐVT: Ha
Năm
Đơn vị
2001 2002 2003 2004 2004 2005 2006
Tổng số 222.103 228.499 226.213 229.971 229.971 231.951 222.795
Quận Ninh Kiều 1.030 883 844 570 570 419 413
Quận Ô Môn 18.468 17.630 18.572 18.437 18.437 17.597 16.955
Quận Bình Thủy 5.583 6.077 5.942 5.796 5.796 5.782 4.613
Quận Cái Răng 7.110 6.670 6.229 4.766 4.766 3.782 3.876
Huyện Thốt Nốt 25.573 27.220 24.811 26.827 26.827 26.205 26.494
Huyện Vĩnh Thạnh 74.045 75.501 74.569 78.791 78.791 81.500 75.951
Huyện Cờ Đỏ 78.455 82.517 83.515 83.335 83.335 85.496 83.694
Huyện Phong Điền 11.839 12.001 11.731 11449 11.449 11.170 10.799
Phụ lục 02:
NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM TP.CẦN THƠ THEO ĐỊA BÀN
ĐVT: Tạ/ha
Năm
Đơn vị
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 46,59 51,72 51,08 51,95 53,19 51,75
Quận Ninh Kiều 47,68 48,56 48,15 47,72 49,86 48,62
Quận Ô Môn 45,87 50,56 48,40 48,93 49,57 48,71
Quận Bình Thủy 43,90 45,68 44,76 45,19 46,70 45,56
Quận Cái Răng 43,01 46,28 45,52 40,60 43,09 41,06
Huyện Thốt Nốt 46,02 50,69 49,45 53,29 54,94 53,08
Huyện Vĩnh Thạnh 48,33 55,39 55,19 55,56 56,74 56,22
Huyện Cờ Đỏ 46,27 50,87 50,28 50,97 51,74 49,53
Huyện Phong Điền 43,56 45,20 44,80 44,34 46,92 45,62
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 56 -
Phụ lục 03:
SẢN LƯỢNG LÚA TP.CẦN THƠ PHÂN THEO ĐỊA BÀN
Đvt: Tấn
Năm
Đơn vị
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 1.034.817 1.182.197 1.155.575 1.194.746 1.233.705 1.153.001
Quận Ninh Kiều 4.911 4.288 4.064 2.720 2.089 2.008
Quận Ô Môn 84.710 89.129 89.891 90.215 87.237 82.588
Quận Bình Thủy 24.507 27.761 26.594 26.194 27.001 21.018
Quận Cái Răng 30.578 30.868 28.357 19.352 16.295 15.913
Huyện Thốt Nốt 117.682 137.971 122.688 142.959 143.960 140.618
Huyện Vĩnh Thạnh 357.878 418.172 411.542 437.760 462.393 427.028
Huyện Cờ Đỏ 362.982 419.769 419.884 424.779 442.320 414.558
Huyện Phong Điền 51.569 54.239 52.555 50.767 52.410 49.270
Phụ lục 4:
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO TỈNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2001-2006
NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003
Gạo Tổng KN Gạo Tổng KN Gạo Tổng KN
S L Trị giá Trị giá S L Trị giá Trị giá S L Trị giá Trị giá
STT Thị trường
(tấn) (USD) (USD) (tấn) (USD) (USD) (tấn) (USD) (USD)
CHÂU ÂU 244.919 37.809.284 87.309.189 215.779 42.592.470 107.367.748 335.601 59.626.195 127.406.497
1 Japan 18.712.418 2400 118.300 27.295.102 8102 1.122.432 29.851.914
2 Hongkong 56.578 8.629.714 12.861.949 28.986 4.304.288 12.254.866 375 69.000 10.336.142
3 Irắc 9.978 2.317.943 2.317.943 38.371 12.383.833 12.383.833 12.333 2.208.235 2.208.235
4 Philippine 69.643 9.755.188 9.755.188 36.358 6.712.393 6.712.393 59.997 10.952.639 12.717.474
5 Malaysia 52.243 8.011.466 8.471.264 37.529 6.609.442 7.682.741 68.033 12.202.014 13.067.248
6 Singapore 11.179 2.152.338 5.870.249 10.601 1.907.103 9.211.424 94.173 16.653.154 19.470.895
7 Indonesia 45.068 6.897.279 6.897.279 55.534 9.563.111 9.563.111 90.281 16.044.055 16.095.398
8 Thailan 636.147 656.884 50 13.293 335.887
9 Korea 13.103.384 12.129.025 6.044.866
10 Eas Timor 230 45.356 45.356
11 Đài Loan 8.638.012 7.977.668 15.856.519
12 China 474.038 280.999
13 Campuchia 6.000 994.000 994.000 2.257 361.373 1.026.333
14 Brunei 11.400
15 Israel 21.263 114.587
CHÂU ÂU 48.305 7.990.654 39.843.876 25.025 5.476.973 23.087.505 1.892 371.928 32.406.977
1 England 1.800 261.900 7.183.154 3.027.614 3.825.936
2 SNG 37.243 6.068.022 6.989.678 22.525 4.583.473 4.820.198
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 59 -
3 Belgium 3.957.686 3.153.904 221 62.728 2.725.283
4 Ba Lan 4.500 910.125 910.125 2.100 346.500 356.732 161.101
5 Na Uy 2.067 29.705 116.795
6 Italia 406.530 681.136 2.886.345
7 Spain 1.139.539 917.337 410.101
8 Hà Lan 1.691 365.367 1.946.724 535.368 479.045
9 Thụy Sĩ 1.171.775 400 547.000 1.923.738 1.171 196.450 2.524.746
10 ùAÙo 3.050 379.150 613.262 7.360 22.559
11 Bồ Đào Nha 21.844 2.764 0
12 Thụy Điển 21 6.090 20.375 12.020 46.206
13 Phần Lan 14.761 40.400 40.265
14 Đức 7.047.476 4.897.206 4.008.336
15 Fance 8.418.880 2.137.558 13.992.159
16 CH Czech 317.957 16.091
17 Moldova 180.690
18 Đan Mạch 7.917 96.032
19 Hungari 37.901 3.296
20 Nga 500 112.750 1.050.743
CHÂU MỸ 9.099 1.368.834 28.908.865 7.834 1.291.842 42.351.395 1.756 298.309 39.617.810
1 Mexico 2.016.403 117.687 608.003
2 Ái Nhĩ Lan 9.057 0 0
3 Cuba 9.099 1.368.834 1.368.834 6.984 1.106.642 1.106.642 1.756 298.309 299.441
4 Canada 2.143.809 1.580.580 2.107.383
5 Myõ 23.370.762 39.361.286 36.579.014
6 Nam Mỹ 850 185.200 185.200 -
CHÂU PHI 46.920 5.845.873 5.845.873 16.510 2.503.462 2.506.242 27.950 5.006.376 5.006.376
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 60 -
1 Kenya 4.748 668.440 668.440 0 0
2 Senegal 3.300 407.550 407.550 13.510 1.991.962 1.991.962 18.336 3.122.068 3.122.068
3 Tây Phi 4.100 522.750 522.750 0 0
4 Nam Phi 28.726 3.509.519 3.509.519 2.780 6.280 1.313.578 1.313.578
5 Liberia 6.046 737.614 737.614 0 0
6 Tanzania 3.000 511.500 511.500 3.242 553.710 553.710
7 Angola 92 17.020 17.020
CHÂU ÚC 150 51336 8.914.463 168 57.939 6.761.743 0 0 9.506.450
1 Úc 150 51.336 8.890.147 168 57.939 6.761.743 9.480.951
2 New Zealand 24.316 0 25.499
Thị trường khác 31.641 4.988.707 7.491.161 5.229 853.043 11.218.219 7.757 1.799.725 11.511.108
Tổng cộng 381.034 58.054.688 178.313.427 270.545 52.775.729 193.292.852 374.956 67.102.533 225.455.218
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Gạo Tổng KN Gạo Tổng KN Gạo Tổng KN
S L Trị giá Trị giá S L Trị giá Trị giá S L Trị giá Trị giá
STT Thị trường
(tấn) (USD) (USD) (tấn) (USD) (USD) (tấn) (USD) (USD)
CHÂU ÂU 186.065 37.619.609 135.607.333 241.758 62.298.255 180.642.867 253.251 68.458.890 187.157.150
1 Japan 10.000 1.819.993 50.715.778 62.758.058 64.333.710
2 Hongkong 129 36.378 17.713.505 125 30.525 8.535.791 8.446.390
3 Irắc 4.055 639.308 639.308 24.000 5.845.000 5.845.000
4 Philippine 40.039 8.269.680 10.619.816 116.169 30.796.154 33.267.285 121.218 32.774.228 38.346.018
5 Malaysia 80.279 16.711.505 20.266.147 61.678 15.297.515 16.401.937 68.361 18.249.430 19.633.142
6 Singapore 23.335 4.921.855 8.690.622 3.405 825.173 4.981.461 7.810 1.910.063 4.318.566
7 Indonesia 26.114 4.791.665 4.791.665 25.964 6.524.880 6.573.171 13.514 4.778.016 6.004.964
8 Thailan 2.290.681 12.514.400 10.848.349
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 61 -
9 Korea 7.662.313 8.670.985 10.012.190
10 Eas Timor 1250 240.010 240.010 4.983 1.189.135 1.189.135 7.825 1.896.603 1.896.603
11 Đài Loan 6.871.168 160 48.480 9.402.109 2.875 723.250 5.224.040
12 China 375.996 2.218.102 4.512 1.387.798 8.721.533
13 Campuchia 500 105.000 4.260.660 5.346.097 1.598.942
14 Brunei 75.230
15 Israel 66 17000 43.325 598 154.491 218.929 1.396 358.891 400.141
16 Iran 28.561 7.393.377 7.393.377
17 Fiji 250 54495 54.495 125 31.875 31.875
18 Ma Cau 48 12720 12.720
19 Myanmar 333.120 379.407
20 Li Băng 1.760 308.069 329.855
21 Ả Rập 24.244 370.799 124 37.701 463.395
22 Syria 115 38525 38.525
23 Jordany 112.046
24 Georgia 1.015 334.933 334.933
25 Tiểu VQ Ả Rập 476 131.102 255.458
CHÂU ÂU 19.117 3.842.237 50.218.280 3.483 894.782 46.204.537 21.098 5.530.036 58.056.716
1 England 400 76.400 6.945.056 5.846.302 478.346
2 SNG -
3 Belgium 1.433.492 1.596.146 4.357.525
4 Ba Lan 628.722 3.759.559 4.731.715
5 Na Uy 176 50.000 88.336 32.334
6 Italia 6.138.965 9.095.302 12.041.609
7 Spain 4.364.473 3.922.961 4.915.587
8 Hà Lan 893.143 2.036.869 23 7.015 1.602.450
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 62 -
9 Thụy Sĩ 1.680.027 1.427.166 2.236.003
10 Áo 374.251 23.311 24.225
11 Bồ Đào Nha 59.400 182.820
12 Thụy Điển 213.424 16.151 122.603
13 Phần Lan 72.786 170.751
14 Đức 198 58.664 6.206.577 176 59.972 3.411.205 264 87.648 9.025.676
15 Pháp 15.863.014 9.632.942 2.429.161
16 CH Czech 42.996 108.629 80.459
17 Moldova 56.000
18 Đan Mạch 138.731 259.813 637.720
19 Hungari 10.166 3.668 181.045
20 Nga 13.244 2.540.178 3.854.804 3.019 757.350 3.240.449 12.506 3.290.504 10.049.694
21 CH Slovak 2.802
22 Ukraina 4.099 903.995 903.995 347.480 6.630 1.637.644 1.777.304
23 Croatia 1.000 213.000 213.000 289.540 50 13.225 109.314
24 Thổ Nhĩ Kỳ 39.720 288 77.460 89.629 1.000 291.000 337.369
25 Hy Lạp 50.400 404.720 433.872
26 Iceland 103.668
27 Slovenia 63.913 79.565
28 Lithuania 56.820 625 203.000 203.000
29 Romani 26.389
30 Lítva 21.425
31 Bungari 7.212
32
Các nước EU
khác 2.173.837
CHÂU MỸ 0 0 47.521.305 0 0 44.745.076 11.542 2.682.139 43.841.975
1 Mexico 950.171 2.002.503 3.867.913
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 63 -
2 Ái Nhĩ Lan 0
3 Cuba 10.000 2.350.000 2.350.000
4 Canada 4.321.666 8.699.799 21 5639 7.746.424
5 Mỹ 42.249.468 31.969.780 21 7.750 28.261.280
6 Nam Mỹ
7 Dominic 1.248.026 838.320
8 Argentina
9 Chile 140.851 201.673
10 Panama 138.166
11 SkiLanka 411.600
12 Colombia 59.421 257.615
13 Puerto Rico 74.930
14 Papua new Gainea 1.500 318.750 318.750
CHÂU PHI 160.390 32.350.035 32.599.049 188.262 43.543.918 44.075.646 110.965 27.582.766 30.266.839
1 Kenya 325 71.575 71.575 2.750 659.750 659.750
2 Senegal 10.200 2.063.128 2.063.128 19.671 4.227.767 4.227.767
3 Tây Phi
4 Nam Phi 125.070 25.164.980 25.170.626 28.638 6.605.402 6.605.402 66.371 16.205.990 16.205.990
5 Liberia 9.805 2.119.955 2.119.955
6 Tanzania 13.052 2.758.660 2.758.660 250 59.900 59.900
7 Angola 4.935 1.081.254 1.081.254 10.721 2.478.383 2.478.383
8 New Guinea 2.749 495.070 495.070
9 Maroc 2.000
10 Nacala 2.200 455.400 455.400
11 Zazibar 500 142.500 142.500
12 Dubai 239 62.248 104.636
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 64 -
13 Algeria 120 28.080 28.080 28.638 6.605.402 6.605.402 256.770
14 Togo 198.980 14.319 3.302.701 3.534.101
15 Congo 1.000 27.140 27.140 1.069 312.418 312.418 4.000 1.028.600 1.028.600
16 Mozambige 14.319 3.320.701 3.320.701
17 Reunion 747 182.504 182.504 345 113.850 170.010
18 Cameroom 14.200 3.436.500 3.436.500
19 Uganda 2.002 460.290 460.290
20 Batagas 2.300 537.763 537.763
21 Ghana 16.075 3.807.425 3.993.353 1.000 258.500 258.500
22 Mayotte 3.108 917.492 917.492 462 123.218 123.218
23 Gabon 7.160 1.651.350 1.651.350
24 Cote Divoire 7.160 1.651.350 1.651.350
25 Haifa 2.230 519.765 519.765
26 Dili 3.350 747.000 747.000
27 Ai cập 114.400 635.340
28 Sierra leone 4.000 996.000 996.000
29 Cotonou 3.000 752.760 752.760
30 Bờ Biển Ngà 500 157.500 157.500
31 Ethiopia 75 22.913 22.913
32 Nước khác 30.962 7.863.535 9.599.338
CHÂU ÚC . 0 13.271.503 836 236.392 18.062.129 404 160.806 16.645.187
1 Úc 13.271.503 836 236.392 18.062.129 404 160.806 16.645.187
2 New Zealand
Thị trường khác 41.110 11.148.060 18.763.702 119.711 28.890.653 33.010.528 161.562 40.018.423 126.460.963
Tổng cộng 406.682 84.959.941 297.981.172 553.214 135.864.000 366.740.783 558.418 141.750.921 462.428.830
Phụ lục 05:
SẢN LƯỢNG LÚA VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 17 NĂM 1989-
2005
Sản lượng lúa Khối lượng gạo xuất khẩu
Kim ngạch xuất
khẩu
Giá xuất khẩu
bình quân Năm Nghìn
tấn
So năm
trước (%)
Nghìn
tấn
So năm
trước (%)
Triệu
USD
So năm
trước (%) USD/tấn
So năm
trước (%)
1989 18.996,3 - 1.425 - 321,811 - 225,83 -
1990 19.225,1 +1,20 1.624 +13,95 310,403 -3,35 191,13 -15,37
1991 19.621,9 +2,06 1.035 -36,39 243,491 -22,46 235,26 +23,09
1992 21.590,4 +10,03 1.946 +88,32 418,400 +78,43 215,00 -8,61
1993 22.836,5 +5,77 1.728 -11,20 360,900 -13,26 208,85 -2,86
1994 23.528,2 +3,03 1.983 +14,76 449,500 -23,86 226,68 +8,54
1995 24.963,7 +6,10 1.988 +0,25 546,800 +21,64 275,05 +21,34
1996 26.396,6 +5,74 3.040 +52,92 868,270 +58,79 285,61 +3,84
1997 27.523,9 +4,27 3.575 +17,60 899,025 +3,55 251,47 -11,95
1998 29.145,5 +5,89 3.730 +4,34 1.024,752 +13,98 274,73 +9,25
1999 31.393,8 +7,71 4.550 +21,98 1.035,090 +1,01 227,49 -17,19
2000 32.529,5 +3,62 3.477 -23,58 667,349 -35,53 191,93 -5,63
2001 32.105,1 -1,30 3.729 +7,25 624,710 -6,39 167,53 -12,71
2002 34.447,2 +7,30 3.241 -13,09 725,535 +16,14 223,86 +33,62
2003 34.554,7 +0,31 3.813 +17,65 719,969 -0,77 188,81 -15,66
2004 35.867,8 +3,80 4.060 +6,35 950,000 +31,95 233,99 +23,93
2005* 39.000,0 +8,73 5.202 +28,13 1.394,000 +6,26 267,97 +14,52
* Ước tính của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại.
Nguồn: VNECONOMY
Phụ lục 06:
SẢN LƯỢNG GẠO THEO QUỐC GIA VÀ VÙNG ĐỊA LÝ GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
Table 1. Rough rice production (000 t), by country and geographical region, 2000-2005.
Yeara World Asiab Bangla- desh Bhutan
Cambo-
dia China
c India Indo- nesia Iran Japan
Kazakh-
stand
Korea,
DPR
2000 599.098 545.482 37.628 44 4.026 189.814 127.400 51.898 1.971 11.863 214 1.690
2001 597.981 544.630 36.269 40 4.099 179.305 139.900 50.461 1.990 11.320 199 2.060
2002 569.035 515.255 37.593 38 3.823 176.342 107.600 51.490 2.888 11.111 199 2.186
2003 584.272 530.736 39.090 46 4.711 162.304 132.200 52.138 2.930 9.740 273 2.244
2004 606.268 546.919 37.548 45 4.170 180.523 128.000 54.088 3.400 10.912 276 2.370
2005 618.441 559.349 40.054 45 4.200 183.354 130.513 53.985 3.500 11.342 307 2.500
Source: FAOSTAT Database, 2006. FAO, Rome. 04 Sep 2006 (FAO last access).
Note: Year 2003 to 2005 are provisional data.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 67 -
Yeara Korea, Rep Laos
Malay-
sia
Myan-
mar Nepal
Pakis-
tan
Philip-
pines
Sri
Lanka
Thai-
land
Timor-
Leste Turkey
Turkme-
nistand
Uzbe-
kistand Vietnam Others
f
2000 7.197 2.202 2.141 21.324 4.216 7.204 12.389 2.860 25.844 51 350 27 155 32.530 444
2001 7.407 2.335 2.095 21.916 4.165 5.823 12.955 2.695 26.523 54 360 39 68 32.108 445
2002 6.687 2.417 2.197 21.805 4.133 6.718 13.271 2.859 26.057 54 360 80 175 34.447 726
2003 6.015 2.375 2.259 23.146 4.456 7.271 13.500 3.071 27.038 65 372 110 334 34.569 479
2004 6.945 2.529 2.196 23.700 4.290 7.537 14.497 2.628 23.860 65 490 110 181 35.888 671
2005 6.435 2.568 2.215 24.500 4.100 7.351 14.615 3.126 27.000 65 525 120 152 36.341 654
Yeara South America
Argen-
tina Bolivia Brazil Chile
Colom-
bia
Ecua-
dor Guyana
Para-
guay Peru
Suri-
name
Uru-
guay
Vene-
zuela Others
f
2000 20.482 904 310 11.090 135 2.286 1.247 449 101 1.892 164 1.209 677 20
2001 19.784 859 287 10.184 143 2.385 1.256 496 106 2.027 191 1.030 787 32
2002 19.601 713 202 10.457 142 2.348 1.285 444 105 2.119 157 939 668 22
2003 19.973 718 424 10.335 141 2.543 1.263 502 110 2.136 194 906 679 23
2004 23.726 1.060 305 13.277 119 2.721 1.346 502 125 1.817 195 1.263 974 24
2005 24.020 1.027 305 13.141 117 2.602 1.376 502 102 2.466 195 1.215 950 24
Yeara N&C America
Costa
Rica Cuba
Dominican
Rep Haiti Mexico
Nica-
ragua
Pana-
ma USA Others
f
2000 11.164 296 553 581 130 351 271 207 8.658 116
2001 12.260 226 601 722 103 227 246 261 9.764 109
2002 12.195 190 692 731 104 227 293 295 9.569 93
2003 11.623 215 716 608 105 192 268 316 9.034 170
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ
- 68 -
2004 12.816 247 489 577 102 192 233 318 10.470 190
2005 12.537 214 650 566 102 192 269 330 10.126 88
Yeara Africa Burkina Faso
Came-
roon Chad
Congo,Dem
Repg
Côte
d’Ivoire Egypt Ghana Guinea
Guinea
Bissau
2000 17.669 103 61 93 338
2001 16.493 110 62 112 326 1.231 6.000 249 739 106
2002 17.556 89 45 135 314 1.212 5.227 275 789 85
2003 18.223 95 47 126 315 1.080 6.105 280 843 88
2004 18.765 75 50 91 315 950 6.176 239 900 66
2005 18.851 75 50 91 315 1.150 6.352 242 900 89
1.150 6.200 242 900 98
Yeara Liberia Mada-gascar Mali
Mauri-
tania
Mozam-
bique Nigeria Senegal
Sierra
Leone
Tanza-
nia
Ugan-
da Others
f
2000 183 2.480 743 76 181 3.298 202 199 782 109 495
2001 145 2.662 941 59 93 2.752 207 230 514 114 578
2002 110 2.604 710 77 117 3.192 172 260 640 120 574
2003 100 2.800 932 77 200 3.373 232 265 650 109 570
2004 110 3.030 718 77 177 3.542 202 265 680 140 560
2005 110 3.030 907 55 201 3.542 251 265 680 140 548
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2008 LVThS UEH 603105 Luong Thi Truc Phuong.pdf