1. Đặt vấn đề
Đak Nông là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đak Lak, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp nước Campuchia với 130 km đườngbiên giới. Diện tích tự nhiên 6.514,38 km2, dân số 431.005 người. Về địa giới hành chính hiện nay có 7 huyện, 1 thị xã, trong đó có 71 xã, phường, thị trấn. Trên địa bàn tỉnh có 29 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số 139.865 người, chiếm 32,45% dân số toàn tỉnh. Dân tộc thiểu số tại chỗ có 49.300 người gồm các dân tộc: Mạ, M’Nông, Ê Đê, chiếm 11,44% dân số toàn tỉnh. Người M’Nông là dân tộc thiểu số tại chỗ có số lượng lớn nhất, sinh sống lâu đời nhất ở tỉnh Đak Nông gồm 6.880 hộ với 37.221 khẩu, chiếm 8,64% dân số toàn tỉnh và chiếm 75,4% dân tộc ít người tại chỗ, sinh sống ở các địa bàn trên tất cả các huyện, thị xã của tỉnh. Kể từ ngày thành lập tỉnh (01/01/2004), tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đak Nông đã có bước phát triển đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều tồn tại yếu kém về một số mặt như việc triển khai xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh chậm, tình hình thu hút đầu tư còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ chậm, chương trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều yếu kém và thiếu bền vững. Kết quả phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, đời sống của đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ chậm được cải thiện. Nhiều ngành chức năng chưa thực sự quan tâm và chưa làm hết trách nhiệm đối với chương trình giảm nghèo. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính sách hỗ trợ vay vốn và tiêu thụ sản phẩm của một số doanhnghiệp cho nông dân còn hạn chế, giá cả một số nông sản không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân làm cho việc thoát nghèo gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2007 là 15,7%, tuy nhiên số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức cao chiếm 31% số hộ nghèo trong toàn tỉnh, trong số đồng bào dân tộc ít người thì 46,51% số hộ còn ở mức nghèo; số hộ ở mức cận nghèo cao ( toàn tỉnh là 13.694 hộ, đồng bào dân tộc là 4.809 hộ, đồng bào dân tộc tại chỗ là 1.472 hộ), dẫn đến tình trạng thoát nghèo chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao.
Ở những địa bàn dân tộc M’Nông sinh sống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất các ngành nghề như trồng lúa nước, cây công nghiệp (cà phê, tiêu, cao su), kinh doanh nghề rừng, chăn nuôi trâu, bò, dê. Bên cạnh đó lực lượng lao động của họ tương đối dồi dào. Nhiều vùng dân cư đã tiếp cận sản xuất hàng hoá. Nhưng nhìn chung hiện nay đời sống của người M’Nông còn rất thấp, bình quân thu nhập đầu người năm 2007 khoảng 450 ngàn/người/tháng ( trong đó 50% thu nhập dưới 200 ngàn/người/tháng), trong khi thu nhập bình quân chung cả tỉnh năm 2007 là 824 ngàn đồng/người/tháng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của dân tộc M’nông nêu trên như: trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất, hiệu quả đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước chưa cao và chưa đúng trọng tâm. Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là người dân không thành công trong việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất ( lao động, đất đai, vốn), đặc biệt là nguồn tín dụng khi họ tham gia vào nền kinh tế thị trường. Theo kết quả điều tra năm 2004 của Viện Khoa học lao động kết hợp với khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thiếu vốn sản xuất và đặc biệt sử dụng vốn không hiệu quả là nguyên nhân ảnh hưởng tới 79% số hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của khu vực chính thức ở Việt Nam tính đến nay chiếm khoảng 28% trong số những hộ nghèo thiếu vốn. Hiện nay chúng ta chưa có những điều tra tương tự ở vùng đồng bào dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nòi riêng, nhưng chắc chắn là tỷ lệ hộ chưa tiếp cận được với các nguồn tín dụng của khu vực chính thức sẽ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước. Do đó, trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, tín dụng được coi là một trong những công cụ quan trọng để phát triển kinh tế cũng như giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo. Vì thế, vấn đề là làm sao để người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận được nguồn tín dụng và sử dụng chúng một cách có hiệu quả là một vấn đề quan trọng đối với việc giảm nghèo.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể và khách quan, bản thân vốn tín dụng chỉ là một công cụ thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng thu nhập cho người nghèo. Công cụ này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi hoạt động của nó phù hợp với đặc điểm, năng lực chuyển đổi kinh tế của người nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc M’Nông còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Do đó giải pháp về tín dụng phải được thực hiện đồng bộ với những giải pháp hỗ trợ khác và giải pháp về kinh tế xã hội.
Do vậy, hệ thống các giải pháp về tín dụng, các giải pháp hỗ trợ tín dụng, giải pháp hỗ trợ về chính sách tạo môi trường thuận lợi nhằm giúp đồng bào dân tộc M’Nông nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng là một việc làm cần thiết, cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các rào cản hạn chế người dân tiếp cận nguồn tín dụng, từ đó tìm ra các giải pháp giúp họ vay được vốn để đầu tư phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo như hiện nay.
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đak Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo trong việc
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của người dân, cũng như đề xuất những
kiến nghị thiết thực cho các cơ quan, chính quyền và các ngân hàng cái nhìn thiết
thực trong vấn đề này, thông qua kết quả khảo sát, tác giả sử dụng kỹ thuật phân
tích nhân tố khám phá (EFA: Explore factor analysis) để phân tích, tổng hợp
những nhân tố rời rạc đã phân tích trên thành những nhân tố cơ bản nhất.
Kết quả phân tích chủ yếu dựa vào phần thông tin giải thích, với những
nội dung chủ yếu từ những trở ngại từ phong tục, tập quán, năng lực tiếp cận
dịch vụ vay vốn còn hạn chế, và các yếu tố bên ngoài. Thang đo khảo sát được
hình thành với 5 mức độ (1. Hoàn không đồng ý và đến 5 là Hoàn toàn đồng ý).
Giả thiết nghiên cứu: (1) Tất cả các biến quan sát đều có những tương
quan với nhau nhằm giải thích cho những nhân tố tiềm ẩn sẽ được phát hiện sau
khi phân tích mô hình và (2) Những nhân tố được kỳ vọng tác động mạnh vào
khả năng, năng lực tiếp cận vốn tín dụng của người dân có liên quan mạnh đến
những nhân tố: phong tục tập quán, năng lực tiếp cận nguồn vốn, các trở ngại từ
phía ngân hàng, và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
Quy trình nghiên cứu mô hình: tác giả tiến hành đánh giá thang đo bằng
công cụ crondbach alpha để chọn những biến quan sát có ý nghĩa trong mô hình.
Tổng số biến quan sát được đưa vào đánh giá là 19. Tuy nhiên, hệ số crondbach
alpha thu được là 0,753. Kết quả cho thấy, hai biến là v.2.1.c (Lượng vốn cho
vay ít) và v.2.1.g (Mạng lưới tín dụng ít) ít có ý nghĩa thống kê giải thích trong
mô hình13. Vì thế, quá trình đánh giá thang đo được tiến hành lần hai với số
lượng biến quan sát còn lại là 17 biến. Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các biến
13 Xem phụ lục số 2 ( mục 2.4.1) đánh giá thang đo crondbach alpha lần 1
- 55 -
quan sát (17 biến quan sát) trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê dùng cho mô
hình phân tích nhân tố.
Bảng 40: Đánh giá thang cronbach alpha
Đánh giá lần 1 Đánh giá lần 2
Cronbach's
Alpha
N of
Items
Cronbach's
Alpha
N of
Items
,753 19 ,776 17
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008
Kết quả mô hình phân tích nhân tố được thiết lập xây dựng như sau:
Đọc kết quả phân tích ở Baûng ma traän nhaân toá ñaõ xoay trong keát quaû
EFA ở Bảng 41 dưới đây ta thấy các Factor loading lớn nhất của 17 biến quan
sát đều lớn hơn 0.5 nên chúng thoả mãn tiêu chuẩn trong phân tích EFA. Điều
này có nghĩa những nhân tố được hình thành qua phân tích có ý nghĩa giải thích
tốt cho mô hình.
Như vậy, ta có thể dùng 17 biến quan sát này để đánh giá các nhân tố tác
động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân.
Năm nhân tố được tổng hợp như sau:
- Nhân tố 1 gồm có các biến số: Do dựa vào cộng đồng, sản xuất nương
rẫy không cần vay vốn; không quen ngại vay vốn; do vợ chồng không thống nhất
vay vốn. Tên của nhân tố này có thể gọi là Nhân tố trở ngại từ phong tục và bản
thân người dân.
- Nhân tố thứ 2 gồm các biến số: Chưa có cơ quan tư vấn pháp lý, hỗ trợ
thị trường; Các tổ chức xã hội chỉ quan tâm đến số lượng người vay, chưa quan
tâm đến hiệu quả sử dụng vốn; Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ
tích cực; Các cơ quan liên quan chỉ hỗ trợ vay, chưa hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất.
Tên của nhân tố này là Nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức.
- 56 -
Bảng 41: Kết quả phân tích nhân tố
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008
- Nhân tố thứ 3 gồm các biến số: Quản lý vốn không hiệu quả, không biết
lập kế hoạch sử dụng vốn vào sản xuất, không chủ động tìm vay vốn. Tên của
nhân tố này là Nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân.
- Nhân tố thứ 4 gồm các biến số: Ít thông tin về việc cho vay vốn, các thủ
tục cho vay vốn phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn. Tên của nhân tố này là Nhân
tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại.
- Nhân tố thứ 5 gồm các biến số: Thái độ của cán bộ tín dụng không nhiệt
tình, lãi suất cao, sợ không trả được tiền lãi, thời gian cho vay ngắn. Tên của
nhân tố này là Nhân tố thái độ, năng lực cán bộ và lãi suất, thời hạn cho vay của
ngân hàng.
Tuy nhiên, xét thấy sự tương đồng ở Nhân tố thứ 4 và Nhân tố thứ 5 nên
Component
1 2 3 4 5
Do dựa vào cộng đồng ,874
Sản xuất nương rẫy, không cần vay vốn ,853
Không quen, - ngại vay vốn ,829
Do vợ chồng không thống nhất ,699
Chưa có cơ quan tư vấn pháp lý – hỗ trợ thị
trường ,840
Chỉ quan tâm đến số lượng người vay, chưa quan
tâm đến hiệu quả vay ,804
Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ ,803
Chỉ hỗ trợ vay, không hỗ trợ kế hoạch sản xuất ,793
Quản lý vốn không hiệu quả ,832
Không biết lập kế hoạch ,823
Không chủ động tìm vay vốn ,500
Ít thông tin về việc cho vay vốn ,851
Các thủ tục cho vay phức tạp ,803
Điều kiện đi lại khó khăn ,505
Thái độ của cán bộ tín dụng không nhiệt tình ,787
Lãi suất cao, sợ không trả nổi tiền lãi ,719
Thời gian cho vay thấp ,535
- 57 -
tác giả gộp hai nhân tố này thành một nhân tố gọi là Nhân tố chất lượng dịch vụ
ngân hàng và điều kiện đi lại.
Theo kỳ vọng ban đầu, những biến quan sát giải thích cho các nhân tố mới
có một số không giống như kỳ vọng. Cụ thể, trong 19 biến quan sát, có hai quan
sát không có khả năng giải thích và bị loại khỏi mô hình. Một số biến theo kỳ
vọng sẽ giải thích cho nhân tố này, nhưng kết quả phân tích lại có có mối tương
quan chặt chẽ và giải thích mạnh cho nhân tố khác.
2.2.2. Kiểm định mô hình
Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình:
Kết quả từ kiểm định KMO và Bartlett’s với giá trị sig =0%, tác giả tiến
hành kiểm định với mức ý nghĩa α=10% cho thấy, tất cả 17 biến quan sát được
đưa vào mô hình đều có những tương quan với nhau. Vì thế, chúng có thể liên
kết nhau tạo thành những nhân tố giải thích cho khả năng tiếp cận tín dụng của
người dân.
Bảng 42: Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến quan sát
(Kiểm định KMO và Bartlet’s test)
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy,
,699
Approx, Chi-Square 1618,581
Df 136
Bartlett's Test of Sphericity
Sig, ,000
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008
Khả năng phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích trên cho thấy 17 biến
quan sát hợp thành 5 nhân tố tiềm ẩn. Theo phân tích ở bảng 43 dưới đây thì
quan trọng nhất là nhân tố thứ nhất có khả năng giải thích được 17,8% giá trị
thực thế; nhân tố thứ hai có khả năng giải thích được 16,35% giá trị thực tế; và
tổng năm nhân tố được hình thành có khả năng giải thích được 68,7% giá trị thực
tế, còn lại khoảng 32,3% các giá trị thực tế còn lại được giải thích bởi những
nhân tố khác14. Kết quả này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao.
14 Thông thường, khả năng giải thích trên 50% có thể được xem là mô hình tốt
- 58 -
Bảng 43: Khả năng giải thích mô hình
Comp
o-nent Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Varianc
e
Cumulati
ve % Total
% of
Varianc
e
Cumulati
ve % Total
% of
Varianc
e
Cumula
-tive %
1 3,989 23,466 23,466 3,989 23,466 23,466 3,027 17,809 17,809
2 3,450 20,295 43,761 3,450 20,295 43,761 2,780 16,353 34,162
3 1,698 9,987 53,747 1,698 9,987 53,747 2,086 12,272 46,434
4 1,411 8,300 62,047 1,411 8,300 62,047 2,042 12,014 58,448
5 1,130 6,646 68,694 1,130 6,646 68,694 1,742 10,246 68,694
6 ,969 5,699 74,392
7 ,870 5,120 79,513
8 ,743 4,371 83,884
9 ,589 3,466 87,350
10 ,526 3,095 90,445
11 ,414 2,436 92,881
12 ,277 1,627 94,508
13 ,259 1,522 96,030
14 ,236 1,390 97,420
15 ,196 1,154 98,574
16 ,164 ,967 99,541
17 ,078 ,459 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008
Như vậy phaân tích nhaân toá laø thích hôïp. Mức ý nghĩa của kiểm định
Bartlett = 0.000 (<0.1) nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên
phạm vi tổng thể. Phương sai trích bằng 68,69% (>50%), con soá naøy cho bieát
năm nhaân toá giaûi thích ñöôïc 68,69% bieán thieân cuûa caùc bieán quan saùt (tức là 5
nhân tố này giải thích được 68.69% các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của người dân).
2.2.3. Nhận xét từ kết quả mô hình
So với kỳ vọng ban đầu, xét trong nhóm nhân tố về phong tục tập quán và
bản thân của người dân, kỳ vọng của tác giả đã được mô hình kiểm chứng chính
xác.
Với nhóm các yếu tố bên ngoài có một số thay đổi nhỏ so với kỳ vọng.
Trong đó hai biến quan sát Mạng lưới tín dụng ít và Lượng vốn cho vay ít không
có ý nghĩa thống kê nên bị loại khỏi mô hình (không như kỳ vọng của tác giả).
- 59 -
Hai biến số bị loại là phù hợp vì: thực tế hoạt động sản xuất của người dân không
có nhu cầu vay số lượng vốn lớn và mạng lưới tín dụng nhiều hay ít không cản
trở đến việc vay vốn vì yếu tố giao thông đi lại khó khăn tác động không lớn đến
việc vay vốn.
Tuy nhiên nhìn chung những kỳ vọng của tác giả về các nhân tố tác động
đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của người dân có thể khẳng định là khá
chính xác trong mô hình này.
Qua phân tích trên, ta có thể nhận định như sau:
Những nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của đồng
bào dân tộc địa phương có thể hình thành từ khá nhiều nhân tố, trong đó 5 nhân
tố được đúc kết từ mô hình qua sự thực hiện phương pháp phân tích nhân tố
(EFA) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và tác giả gộp lại thành 4 nhân tố sau:
(1) Nhân tố trở ngại từ phong tục và bản thân người dân, (2) Nhân tố hỗ trợ từ
các cơ quan, tổ chức, (3) Nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân, (4)
Nhân tố chất lượng dịch vụ của ngân hàng và điều kiện đi lại. Nhóm 4 nhân tố
này có thể lý giải tác động đến 68,69% khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người
dân, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là Nhân tố trở ngại từ phong tục tập
quán và bản thân người dân chiếm 17,8%, Nhân tố hỗ trợ từ các cơ quan, tổ
chức chiếm 16,35%.
Đối chiếu với tình hình thực tế tiếp cận vốn tín dụng của đồng bào dân tộc
M’Nông tại tỉnh Đak Nông thì các kết luận của mô hình trên có nhiều vấn đề cần
lưu ý.
Thứ nhất, từ trước đến nay các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã
hội cũng như các tổ chức tín dụng ở tỉnh Đak Nông ít chú ý đến nhân tố thứ nhất,
nhất là yếu tố các phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng
của người dân, mà hầu hết đều đặt nặng nhân tố kiến thức và sự năng động của
người dân.
Thứ hai, trong các báo cáo đánh giá của một số cơ quan quản lý nhà nước
thường cho rằng nhân tố chất lượng dịch vụ của ngân hàng là nhân tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, nhưng trong
- 60 -
mô hình này thì nhân tố chất lượng và dịch vụ ngân hàng không phải là nhân tố
quan trọng nhất.
2.2.4. Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến khả năng vay vốn của
người dân
Qua sự phân tích nhân tố (EFA), ta có 5 nhân tố tác động đến khả năng
vay vốn của người dân tại địa phương và mức tác động của từng nhân tố là không
giống nhau.
Giả thiết nêu ra là có thể cả 5 nhân tố này đều có vai trò tác động như
nhau đến khả năng vay vốn của người dân (khác với kết quả phân tích của mô
hình nêu trên). Điều này liên quan đến phần đề ra các biện pháp để tăng khả năng
tiếp cận tín dụng , có thể cần phải thực hiện tất cả các nhân tố trên ở mức độ như
nhau để giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng.
Kiểm định giả thiết này, tác giả dùng mô hình hồi quy logit (Binary
logistic) với biến phụ thuộc Đã từng vay vốn của người dân (Biến này có giá trị
1: cho những người đã từng vay vốn và 0: cho những người đã tiếp cận nhưng
không vay được vốn).
Mô hình kì vọng của tác giả như sau:
Y = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + εi
− Y : Đã từng vay vốn
− F1 : Nhân tố trở ngại từ phong tục và bản thân người dân
− F2 : Nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức
− F3 : Nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân
− F4 : Nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại
− F5 : Nhân tố thái độ, năng lực cán bộ và lãi suất, thời hạn cho vay của
ngân hàng
− ε : Sai số trong ước lượng
Kết quả số liệu được hình thành từ quá trình phân tích nhân tố (EFA) với
các nhân tố được chuẩn hóa. Vì vậy, những hệ số hồi quy trong mô hình không
- 61 -
có ý nghĩa trong việc giải thích ý nghĩa thực tế nhưng có vai trò lớn trong việc
xác định độ mạnh - yếu của tính tác động của từng nhân tố.
Kết quả từ mô hình cho thấy: từ kiểm định Omnibus của hệ số hồi quy từ
mô hình, theo thống nhất mức ý nghĩa kiểm định của đề tài là 10% trong khi giá
trị sig từ kiểm định Omnibus là 0%, cho thấy mô hình này hoàn toàn có ý nghĩa
thống kê khi dùng để có những nhận xét về tính tác động của từng nhân tố trong
khả năng tiếp cận tín dụng của người dân. Mặt khác, hệ số -2LL (Kig Likelihood)
bằng 216, đây là chỉ số khá thấp để khẳng định mô hình là phù hợp trong việc
ứng dụng.
Tóm lược mô hình (Model sumary)
Step -2 Log likelihood
Cox & Snell R
Square
Nagelkerke R
Square
1 216.289a .203 .271
Đồng thời, với kiểm định Hosmer và Lemesho về sự khác biệt giữa giá trị
thực tế và giá trị dự báo cho thấy sig chỉ là 0% (nhỏ hơn 10%) nên ta chấp nhận
giả thiết cho rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thực tế và giá trị dự
báo.
Kiểm định Hosmer và Lemeshow
(Hosmer and Lemeshow Test)
Step Chi-square df Sig.
1 9.480 8 .303
Với 3 kiểm định trên đều đi đến kết luận việc sử dụng mô hình logit để
đánh giá tác động của từng nhân tố đến khả năng vay vốn của người dân là hoàn
toàn có cơ sở chấp nhận được. Cụ thể theo kết quả từ bảng phân loại
(Classification table) cho thấy, mô hình dự báo về khả năng không vay được vốn
Kiểm định Omnibus của hệ số hồi quy mô hình
(Omnibus Tests of Model Coefficients)
Chi-square df Sig.
Step 42.608 5 .000
Block 42.608 5 .000
Step 1
Model 42.608 5 .000
- 62 -
của người dân chính xác 77,7% và khả năng có thể vay được vốn của người dân
chiếm 68,2%. Xét đối với tổng thể mô hình, mô hình có thể dự đoán chính xác
73,4%. Đây là chỉ số khá cao trong việc dự báo.
Bảng phân loại dự so sánh giá trị so sánh và giá trị thực tế
(Classification Tablea)
Predicted
Da tung vay ngan hang
Observed Khong Co
Percentage
Correct
Khong 80 23 77.7Da tung vay ngan
hang Co 27 58 68.2
Step 1
Overall Percentage 73.4
a. The cut value is .500
Từ những phân tích trên, tác giả xác định sự tác động của từng nhân tố tác
động và khả năng vay vốn của người dân địa phương được mô tả qua bảng các
nhân tố trong phương trình hồi quy sau (Variable in the equation).
Năm nhân tố được hình thành từ quá trình phân tích nhân tố (EFA) có thể
được phân thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố có sự tác động mạnh vào khả năng
vay vốn của người dân gồm nhân tố thứ nhất (Nhân tố trở ngại từ phong tục và
bản thân người dân), nhân tố thứ 4 (Nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại)
và nhân tố thứ 5 (Nhân tố thái độ, năng lực cán bộ và lãi suất, thời hạn cho vay
của ngân hàng). Vì căn cứ vào các giá trị sig của các nhân tố đều nhỏ hơn mức ý
nghĩa α=10% (nghĩa là những nhân tố này có sự tác động tốt đến khả năng vay
vốn của người dân; (2) nhóm nhân tố có sự tác động không rõ ràng gồm nhân tố
thứ 2 (Nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức) và nhân tố thứ 3 (Nhân tố kiến
thức và sự năng động của người dân). (vì giá trị sig của hai nhân tố này đều lớn
hơn so với mức ý nghĩa α=10%).
Xét trong nhóm thứ nhất: gồm những nhân tố có sự tác động khá rõ lên
khả năng vay vốn của người dân ta có thể thấy rõ nhân tố thứ 4 (Nhân tố thông
tin, thủ tục và điều kiện đi lại) có ảnh hưởng mạnh nhất đến người khả năng vay
vốn của người dân (vì hệ số hồi quy đã chuẩn hóa đối với nhân tố này là lớn nhất
(-0,979)). Sau đó là nhân tố thứ nhất (Nhân tố trở ngại từ phong tục và bản thân
- 63 -
người dân) có sự tác động mạnh thứ hai trong nhóm 5 nhân tố. Cuối cùng là nhân
tố thứ 5 (Nhân tố thái độ, năng lực cán bộ và lãi suất, thời hạn cho vay của ngân
hàng).
Bảng 44: Các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn trong mô hình hồi quy
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
F1 -.472 .184 6.602 1 .010 .624
F2 -.025 .169 .022 1 .882 .975
F3 -.056 .163 .119 1 .730 .945
F4 -.979 .195 25.060 1 .000 .376
F5 .292 .166 3.082 1 .079 1.339
Step 1a
Hằng số -.225 .167 1.824 1 .177 .799
a. Variable(s) entered on step 1: FAC1_1, FAC2_1, FAC3_1, FAC4_1, FAC5_1.
Từ kết quả phân tích mô hình logit về khả năng vay vốn và khả năng tiếp
cận vốn tín dụng của người dân tại địa phương, tác giả có một số nhận định như
sau:
Trước hết cần đặc biệt chú trọng vào nhân tố thứ tư: nhân tố về thông tin,
thủ tục và điều kiện đi lại của người dân. Điều này cho thấy, thông tin về tín
dụng và quy trình, thủ tục vay vốn tín dụng càng rõ ràng, kết hợp với điều kiện đi
lại giảm bớt khó khăn thì khả năng tiếp cận và vay vốn tín dụng của người dân
càng được nâng cao.
Vấn đề quan trọng thứ hai là những trở ngại từ phong tục, tập quán của
người dân cũng gây khó khăn, trở ngại lớn cho người dân trong quá trình tiếp cận
tín dụng.
Cuối cùng thái độ của nhân viên tín dụng, lãi suất của ngân hàng, thời gian
cho vay phù hợp với mục đích vay cũng ảnh hưởng mạnh đến khả năng vay vốn
của người dân.
Riêng hai nhân tố sự năng động của người dân và các yếu tố hỗ trợ từ các
tổ chức xã hội, chính quyền tại địa phương, mặc dù có sự tác động đến khả năng
tiếp cận, vay vốn của người dân nhưng sự tác động này chưa được rõ ràng. Tuy
nhiên điều này không có nghĩa là không cần quan tâm đến hai nhân tố này. Bởi vì
mô hình trên chỉ nghiên cứu dưới góc độ sự tác động trực tiếp vào khả năng vay
- 64 -
vốn của người dân, cho nên có thể nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, của
các cấp chính quyền chính quyền không thể hiện ở sự hỗ trợ trực tiếp mà dưới
dạng gián tiếp như các hệ thống chính sách, các lớp tập huấn …
Tóm tắt chương: Qua phân tích , có thể nêu ra một số nhận định như sau:
Phần lớn người nông dân đều có mức sống trung bình trở xuống, trình độ
học vấn thấp và đều tham gia vào quá trình sản xuất nương rẫy, trong số đó, hầu
hết đều có nhu cầu vay vốn để cải thiện hoạt động sản xuất nương rẫy hiện tại.
Những trở ngại của người dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn có thể
tóm lại ở hai vấn đề sau: Thứ nhất, hầu hết người dân đều không đồng ý hoặc
hoàn toàn không đồng ý với những quan điểm cho rằng sản xuất nương rẫy
không cần vay vốn, sản xuất chủ yếu dựa vào cộng đồng, do người dân địa
phương có tâm lý ngại vay vốn và do sự thiếu thống nhất trong quan điểm vay
vốn của hai vợ chồng. Người dân cũng không đồng ý với những quan điểm cho
rằng người dân không biết lập kế hoạch và không quản lý vốn hiệu quả, chưa chủ
động trong tìm vốn sản xuất và do điều kiện đi lại khó khăn. Thứ hai, hầu hết
người dân đều đồng ý với quan điểm cho rằng hiện tại có quá ít những thông tin
về vay vốn đến với người dân, thủ tục vay vốn hiện tại còn nhiều phức tạp, lượng
vốn cho vay ít, thời gian cho vay ngắn, cán bộ tín dụng không nhiệt tình, và cuối
cùng là mạng lưới tín dụng cho vay trên địa bàn còn quá ít.
Xét về các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của người dân: có thể
nêu ra thành 5 nhân tố chính gồm: (i) những trở ngại từ phong tục tập quán, (ii)
nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, (iii) nhân tố kiến thức và sự năng động
của người dân, (iv) nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại và cuối cùng (v)
nhân tố về thái độ, năng lực cảu cán bộ và các điều kiện cho vay của ngân
hàng.Trong 5 nhân tố trên, cần đặc biệt quan tâm đến hai nhóm nhân tố gồm
nhân tố thông tin, thủ tục, điều kiện đi lại của người dân và nhân tố về phong tục
tập quán của người dân.
Giải quyết những vấn đề trên sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ người dân tộc
M’Nông tỉnh ĐakNông sẽ gia tăng thêm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 65 -
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
TÍN DỤNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC M’NÔNG TỈNH ĐAK NÔNG
Từ kết quả phân tích mô hình nêu trên, có thể thấy mức độ các nhân tố tác
động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của nhóm đồng bào dân tộc và tác giả
nêu ra một số gợi ý, đề xuất về mặt chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của đồng bào dân tộc M’Nông tại tỉnh Đak Nông như sau:
3.1. Giải pháp trực tiếp
Thứ nhất, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh,
huyện, xã cần có các chương trình tác động nhằm làm thay đổi những phong tục,
tập quán lạc hậu của người dân như nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng
sản xuất tự cung tự cấp dựa vào nương rẫy, nhanh chóng triển khai các chương
trình hỗ trợ người dân sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có tính hàng hóa cao,
nhất là những vùng thích hợp cây cà phê, đậu đỗ, chăn nuôi.
Các chương trình để thay đổi thói quen trong nhận thức của người dân cho
rằng việc phát triển sản xuất chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ cộng đồng, cần làm
cho họ thấy sự cần thiết phải dựa vào những nhân tố hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt
là nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Để đạt mục đích này, cần tăng cường
vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương
trong việc tác động và thay đổi các phong tục, tập quán cũng như nhận thức của
người dân.
Chính quyền tỉnh cần khai thác tốt sự đóng góp của các dự án ODA về hỗ
trợ kỹ thuật phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của các tổ chức GTZ ( Đức),
DANIDA (Đan Mạch ), ADB ( Ngân hàng phát triển Châu Á), Oxfam (Anh,
Hồng Kông)… để tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm sản
xuất. Các chương trình nâng cao năng lực của các dự án này không chỉ tập trung
vào kiến thức sản xuất, phổ biến khoa học kỹ thuật mà còn tập huấn nâng cao
nhận thức người dân, từng bước từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, tự tin tiếp
- 66 -
cận với các hoạt động kinh tế thị trường.
Thứ hai, chính quyền địa phương, các ngân hàng và các tổ chức xã hội
cần đặc biệt chú ý đến Nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân, đó sự
chủ động tiếp cận vốn vay, khả năng quản lý, sử dụng vốn vay của người dân. Về
vấn đề này, tác giả đề xuất giải pháp tập trung hỗ trợ người dân lần đầu tiên tiếp
cận với ngân hàng để vay tín dụng và/ đồng thời phát huy vai trò của người
người dân đã vay tín dụng nhiều lần.
Đối với những người dân bước đầu tiếp cận vốn tín dụng cần có nhiều
biện pháp kết hợp từ khâu thông tin tuyên truyền của các ngân hàng, công tác vận
động của các tổ chức xã hội ở địa phương như Hội nông dân, Hội phụ nữ để cho
người dân nắm được các thủ tục vay vốn, cách thức sử dụng vốn, điều kiện hoàn
trả vốn. Bên cạnh đó ngân hàng và các tổ chức xã hội cần động viên những người
đã vay vốn nhiều lần làm cộng tác viên để tuyên truyền, truyền đạt kinh nghiệm,
hướng dẫn cho những người mới lần đầu tiếp cận vốn tín dụng, thậm chí các
ngân hàng có thể hợp đồng trả lương hoặc phí dịch vụ cho những cộng tác viên
này vì đây có thể là một trong những kênh thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả
cao.
Công tác thông tin tuyên truyền cũng cần chú ý phát huy vai trò của nam
giới (sự chủ động, mạnh dạn) đồng thời cũng chú ý phát huy đến vai trò của nữ
giới (kế hoạch sử dụng vốn) để các hộ mạnh dạn hơn trong quá trình tiếp cận vốn
tín dụng.
Thứ ba, ngân hàng và các cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh công tác tư vấn
việc vay vốn tín dụng cho người dân. Các ngân hàng cần có sự phối hợp với các
trung tâm khuyến nông, khuyến lâm xác định đối tượng vay vốn, tư vấn loại cây
trồng, vật nuôi mà người dân cần đưa vào kế hoạch thực hiện, xác định lượng
vốn dự kiến theo nhu cầu, thời gian dự kiến của vòng quay có thể thu hồi vốn đối
với quy trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cần chú ý về thời gian cho
vay vốn phải phù hợp với vòng quay của sản phẩm nông nghiệp mà người dân
đang thực hiện.
- 67 -
Giải pháp này cho thấy sự cần thiết phải gia tăng sự liên kết giữa 3 nhà:
nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, cụ thể là giữa nông dân với các trung tâm
khuyến nông, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngân hàng và sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương nhằm gia tăng tính hiệu quả của việc sử dụng vốn,
hiệu quả của sản xuất, tính liên kết giữa “các nhà” với nhau để tạo ra sản phẩm
có tính hàng hoá cao, vì mục đích cuối cùng là giảm nguy cơ dễ bị tổn thương
của người nông dân và cũng là của các ngân hàng. Sự liên kết này cũng có nghĩa
cần có sự về tư vấn pháp lý và hỗ trợ thị trường cho người dân trong quá trình
sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, về nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các ngân hàng cần xây
dựng thêm các cơ sở tín dụng tại các địa bàn xa xôi đi lại khó khăn và cần chăm
lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thông tin rõ ràng, dễ
hiểu, hoàn chỉnh về tất cả các đối tượng khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục
cho vay tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Cần xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện với người dân, cán
bộ tín dụng biết tiếng dân tộc M’Nông để dễ dàng giao tiếp, tránh việc tạo
khoảng cách đối với những “thượng đế” của mình nhằm tạo hình ảnh dễ gần gũi,
dễ tiếp cận để người nông dân có tâm trạng thoải mái trong quá trình tiếp cận vay
vốn. Các điểm tín dụng cần có các bảng thông báo về các chính sách, hướng dẫn
các thủ tục đầy đủ, dễ hiểu bằng hai thứ tiếng Việt-M’Nông.
Kết hợp với giải pháp thứ hai nêu trên, các ngân hàng cần đặc biệt chú
trọng đến những người đã vay vốn từ lần thứ hai trở đi, đưa họ vào diện khách
hàng VIP, ngân hàng kết hợp với các cơ quan, tổ chức tư vấn hỗ trợ cho số khách
hàng này để họ mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm ngành nghề mới để
tăng cung tín dụng cho số khách hàng này, và chính số khách hàng này sẽ là cách
maketing tốt nhất đến các hộ dân đang còn e ngại với việc tiếp cận các ngân
hàng.
3.2. Giải pháp hỗ trợ
- Các chính sách đề xuất nêu trên chỉ được thực hiện có hiệu quả khi có sự
- 68 -
hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương, sự tham gia của các
tổ chức chính trị, xã hội. Dưới đây xin đề xuất một số giải pháp hỗ trợ như sau:-
Nâng cao trình độ học vấn người dân và định hướng nghề nghiệp, phương pháp
sản xuất, đây là giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của
người dân. Đồng thời, người dân địa phương tuổi đời còn ở mức khá trẻ nên việc
định hướng cho người dân về nghề nghiệp, về phương thức canh tác, về những
thay đổi, những chuyển đổi của nền kinh tế nhằm giúp người dân thích nghi dần
với những phương pháp canh tác, sản xuất mới.
- Tăng cường nguồn vốn cho thị trường tín dụng nông thôn, Chính phủ
cần ban hành những chính sách mới ưu tiên về tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn, trong đó tập trung vào các mục tiêu chính như: tạo ra cơ chế
phù hợp để chuyển vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lãi
suất phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn
vốn tín dụng ngân hàng thông qua đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt những điều
kiện kém lợi thế cho khách hàng; hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro do nguyên nhân
khách quan bất khả kháng; khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vùng đồng
bào dân tộc ít người, kể cả lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề
khác. Phương pháp triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật cần chú trọng việc đào
tạo, huấn luyện tại chỗ cho bản thân lao động là đồng bào dân tộc. Trong chính
sách này, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh và của các huyện
đóng vai trò trọng tâm trong việc cung cấp các thông tin về cây giống, con giống,
các phương pháp trồng trọt và kể cả các nguy cơ tiềm ẩn cho người dân. Đồng
thời, nâng cao tần suất tiếp xúc với người dân nhằm giảm thiểu nguy cơ dễ bị tổn
thương từ việc áp dụng không đúng phương pháp, hiểu sai phương pháp và
những nguy cơ có nguồn gốc từ bên ngoài.
- Mở mang ngành nghề truyền thống, tăng cường thực hiện các dự án hỗ
trợ xây dựng các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát hàng thủ công
- 69 -
mỹ nghệ…để phát huy tiềm năng và tạo việc làm cho lao động là dân tộc ít
người. Đây được xem là giải pháp chiến lược nhằm hạn chế sự di chuyển lao
động từ địa phương này ra các địa phương khác, giải phóng thời gian nông nhàn
của người dân và duy trì những ngành nghề mang tính truyền thống, văn hóa, góp
phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân và ổn định nguồn nhân lực tại địa
phương.
- 70 -
KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong những quốc gia đạt nhiều thành tích trong chiến
lược tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên hiện nay nước ta là một trong
những quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao so với khu vực và thế giới, nhất là tình
trạng nghèo đói ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Do đó giải quyết vấn đề nghèo đói nói chung và đối với đồng bào dân tộc ít
người nói riêng luôn là một vấn đề có tính thời sự và là yêu cầu cấp bách.
Nghèo đói là do con người thất bại trong việc tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực như: lao động, đất đai, vốn… để tạo ra hàng hóa. Vì vậy trong những
năm qua bằng sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế, ngân sách của các
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, Việt Nam đã tích cực triển khai hoạt động
tín dụng phục vụ cho các chương trình giảm nghèo.
Tuy nhiên thời gian qua ở khu vực Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đak
Nông nói riêng, đồng bào dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
và sử dụng các nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức. Điều này
xuất phát từ hai yếu tố cơ bản, (1) do sự khác biệt giữa tín dụng với người nghèo:
một bên đó là nguồn lực kinh tế thị trường, vận động theo các nguyên tắc của thị
trườngg và một bên là người nghèo với năng lực yếu kém, chậm chuyển đổi sang
cơ chế thị trường và (2) đồng bào dân tộc ít người có đặc điểm, phong tục tập
quán, trình độ hiểu biết riêng, gặp những trở ngại đặc biệt về điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội nên khả năng họ tiếp cận vốn tín dụng và ngược lại con đường
để các nguồn tín dụng đến với họ cũng gặp những trở ngại riêng. Tuy nhiên từ
trước đến nay có rất ít các nghiên cứu về vấn đề tín dụng đối với đồng bào dân
tộc ít người nói chung và tín dụng đối với từng nhóm dân tộc ít người nói riêng
để từ đó giúp họ các giải pháp tiến cận vốn tín dụng phát triển kinh tế nhằm
nhanh chóng thoát nghèo.
Trong bối cảnh như vậy, đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng bào dân tộc
- 71 -
M’Nông tỉnh Đak Nông” đã đáp ứng phần nào nhu cầu đặt ra của thực tiễn tại địa
phương. Trên cơ sở xác định rõ mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, luận
văn đã hoàn thành những vấn đề cơ bản sau:
1. Làm rõ bản chất của nghèo, bản chất của tín dụng và vai trò của tín
dụng với tư cách là công cụ giúp giảm nghèo.
2. Phân tích và làm rõ các trở ngại, nguyên nhân nội tại của tình trạng
thiếu khả năng tiếp cận vốn tín dụng, sắp xếp mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp vốn tín dụng của đồng bào dân tộc M’nông tại tỉnh Đak
Nông.
3. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của một tổ chức hoạt động tín dụng
cho người nghèo tại Bangladesh để từ đó rút ra bài học đối với hoạt động tín
dụng cho người nghèo ở Việt Nam như: phương pháp quản lý thông tin khách
hàng, chính sách khuyến khích khách hàng trả vốn và nợ đúng hạn, giám sát hoạt
động sử dụng tín dụng của khách hàng.
4. Từ sự phân tích thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của đồng bào dân tộc
M’Nông ngay tại các địa bàn họ sinh sống, luận văn rút ra các nguyên nhân tồn
tại hạn và đưa ra kết luận 4 nhóm nhân tố có thể tác động đến 68,69% khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của người dân, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là
Nhân tố trở ngại từ phong tục tập quán và bản thân người dân và Nhân tố hỗ trợ
từ các cơ quan Nhà nước. Như vậy sự tồn tại của những tập quán lạc hậu, năng
lực yếu kém và chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường của người dân không
tương thích với vốn tín dụng- nguồn lực của kinh tế thị trường, là một trong
những rào cản lớn nhất để họ tiếp cận với vốn tín dụng.
5. Vấn đề nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng của đồng bào dân tộc ít
người và nhóm dân tộc M’Nông tại tỉnh Đak Nông ngoài 4 nhóm nhân tố nêu
trên còn nhiều nhân tố khác mà luận văn chưa có khả năng và điều kiện để phân
tích. Tuy nhiên để giúp người dân nâng cao năng lực tiếp cận nguồn tín dụng cần
phải được sự phối kết hợp thực hiện từ nhiều phía bao gồm Nhà nước, Ngân
hàng, các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, bản thân
người đi vay … bằng các hoạt động như: hỗ trợ nâng cao năng lực người dân
- 72 -
nhất là năng lực tổ chức sản xuất, tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, tăng cường
công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động tín dụng, phát huy tốt vai trò của
các tổ chức, cá nhân gần gũi với nông dân như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,
phát huy vai trò của Già làng, Trưởng buôn. Bên cạnh đó phải đa dạng hóa các
sản phẩm tín dụng, đổi mới hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong
lĩnh vực nông thôn, nhất là phù hợp với vùng đồng bào dân tộc ít người.
6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của đồng bào dân tộc M’nông, trong đó cần chú ý giải pháp nâng cao năng lực và
sự tự thân vận động của chính người dân, đồng thời để thực hiện các giải pháp
này cần sự hỗ trợ từ Nhà nước, từ các doanh nghiệp như triển khai tiến bộ kỹ
thuật, mở mang ngành nghề truyền thống và nâng cao năng lực tiếp cận thị
trường.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những
vấn đề còn hạn chế. Hạn chế lớn nhất là trong quá trình nghiên cứu tác giả đưa ra
các nhân tố kỳ vọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chưa đầy đủ
do đó các biến số chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng đến chất lượng của mô hình nghiên
cứu.
Trong thời gian tới tác giả kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, đồng thời đề ra được các giải pháp
nâng cao hiệu quả vốn tín dụng trong vùng đồng bào dân tộc M’Nông tỉnh Đak
Nông. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì việc giúp người dân vay được vốn là
khó nhưng làm thế nào để sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả lại càng khó
hơn. Tác giả hy vọng rằng trong các nghiên cứu tiếp theo với sự giúp đỡ của các
cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện.
- 73 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2005), Ngân hàng Grameen.
2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2007), Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS, Tài liệu giảng dạy chương trình
Fulbright.
3. Đỗ Kim Chung (2005), “Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, ( số Tháng 11/2005), Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
4. Kim Thị Dung (2005), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn - Thực trạng và một
số đề xuất” , ( số Tháng 11/2005), Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
5. Hà Thị Hạnh (2003), “Một số ý kiến về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với
hộ nghèo”, (Số 15/2003), Tạp chí Ngân hàng.
6. Đinh Phi Hổ (2000-2001), Chương trình điều tra về 62 định chế tín dụng
thuộc khu vực chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo trình giảng dạy
môn Kinh tế nông nghiệp.
7. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đak Nông (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm
hoạt động 2003-2007.
8. Nguyễn Thị Tố Quyên (2005), Nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng có hiệu
quả vốn tín dụng của người nghèo ở nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế.
9. Tạp chí ngân hàng (2009), (Số 3/2009), Tín dụng nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, thực trạng và định hướng phát triển sau khi gia nhập WTO.
10. Vương Xuân Tình (2009), Bài trả lời phỏng vấn về thị trường vùng cao, (số
ra ngày 19/3/2009), Báo Đại đoàn kết.
11. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đak Nông ( 2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Đak Nông giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020.
12. Viện Dân tộc học - Tổ chức phát triển quốc tế Anh (2006), Nghiên cứu về
định canh định cư ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
- 74 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Đánh giá khả năng tiếp cận vay vốn ngân hàng
Xin kính chào Anh (Chị),
Tôi là Hoàng Công Thắng, học viên cao học ngành Kinh tế phát triển thuộc
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm
nghèo của đồng bào dân tộc M’Nông.
Xin Anh (Chị) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây của tôi theo hướng dẫn
bên dưới. Ý kiến của Anh (Chị) sẽ có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu của tôi và
những thông tin của Anh (Chị) chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa
học.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh ( Chị).
Hoàng Công Thắng
BẢNG CÂU HỎI Mã số:
I. THÔNG TIN NHẬN DẠNG NGƯỜI ĐƯỢC HỎI
- Họ và tên:
- Tuổi:
- Giới tính: º Nam º Nữ
- Học vấn: º Tiểu học º Trung học cơ sở º Phổ thông trung
học
- Đào tạo nghề: ºNgắn hạn (3 tháng) º Trung hạn (6 tháng)
ºBằng nghề (trên 9 tháng)
- 75 -
II. THÔNG TIN GIAO TIẾP
- Họ và tên điều tra viên:
- Ngày tháng năm
- Địa điểm phỏng vấn: Buôn (Bon): . . . . . . . ., xã: . . . . . . . . ., huyện:. . . . . . . . .
. .
III. THÔNG TIN TÌNH HÌNH TÍN DỤNG
- Anh chị có mong muốn vay tiền ngân hàng không? º Có º Không
- Từ trước đến nay Anh (Chị) đã vay tiền từ ngân hàng chưa? º Có º
Chưa
- Đã vay tiền ngân hàng mấy lần: ………lần
- Mỗi lần vay bao nhiêu tiền: ………….. triệu đồng
IV. THÔNG TIN KINH TẾ
- Quy mô sản xuất của hộ gia đình:
+ Diện tích đất sản xuất (ha): Rẫy: ........,lúa nước: ......,cây công nghiệp:
.............
+ Chăn nuôi (con): Bò:............, heo:............, dê:................, con
khác:…………….
- Tự đánh giá đời sống: º Khá º Trung bình º Nghèo
- Đánh giá đời sống của điều tra viên:
º Khá º Trung bình º Nghèo
V. THÔNG TIN GIẢI THÍCH
Dưới đây là các ý kiến liên quan đến khả năng vay vốn ngân hàng của các Anh
(Chị). Các Anh (Chị) nêu ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào một trong
các ô từ 1- 5 dưới đây.
Ví dụ có ý kiến cho rằng: do sản xuất nương rẫy nên Anh (Chị) không cần vay
vốn ngân hàng, nếu Anh (Chị) hoàn toàn không đồng ý thì đánh dấu X vào ô số
1, nếu không đồng ý thì đánh dấu X vào ô số 2, nếu không có ý kiến thì đánh dấu
X vào ô số 3, nếu đồng ý thì đánh dấu X vào ô số 4 và nếu hoàn toàn đồng ý thì
đánh vào ô số 5.
- 76 -
Câu 1: Các yếu tố từ phía người dân
1.1 Những trở ngại do phong tục, tập quán
a Do sản xuất nương rẫy không cần vay vốn 1 2 3 4 5
b Do từ trước đến nay dựa vào cộng đồng 1 2 3 4 5
c Do không quen hoặc e ngại vay vốn 1 2 3 4 5
d Do giữa hai vợ chồng không thống nhất vay vốn 1 2 3 4 5
1.2 Năng lực tiếp cận dịch vụ cho vay vốn còn hạn
chế
a Không biết lập kế hoạch sử dụng vốn 1 2 3 4 5
b Không biết quản lý vốn hiệu quả 1 2 3 4 5
c Do điều kiện đi lại khó khăn 1 2 3 4 5
d Không chủ động tìm vay vốn 1 2 3 4 5
Câu 2: Các yếu tố từ bên ngoài
2.1 Từ phía các ngân hàng 1 2 3 4 5
a Ít có thông tin về việc cho vay vốn
b Các thủ tục cho vay phức tạp 1 2 3 4 5
c Lượng vốn cho vay ít 1 2 3 4 5
d Thời gian cho vay ngắn 1 2 3 4 5
e Lãi suất cao, sợ không trả được tiền lãi 1 2 3 4 5
f Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng không nhiệt
tình
1 2 3 4 5
g Mạng lưới tín dụng ít 1 2 3 4 5
2.2 Sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội (hội nông dân,
phụ nữ...)
a Chỉ hỗ trợ vay, không hỗ trợ việc lập kế hoạch
sản xuất
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng ý
Không đồng ý Không có ý
kiến
Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
- 77 -
b Chỉ quan tâm số lượng người vay, chưa hướng
dẫn sử dụng vốn hiệu quả
1 2 3 4 5
2.3 Sự phối hợp giữa ngân hàng và các cơ quan
nhà nước
1 2 3 4 5
a Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ 1 2 3 4 5
b Chưa có cơ quan tư vấn về trợ giúp pháp lý, tư
vấn thị trường
1 2 3 4 5
- 78 -
Phụ lục 2: Các thông tin và các kết quả của mô hình
2.1. Dân cư
2.1.1. Trình độ học vấn
Tần số Tần suất Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Tiểu học 121 64,4 64,7 64,7
THCS 59 31,4 31,6 96,3
THPT 7 3,7 3,7 100,0
Hợp lệ
Tổng 187 99,5 100,0
Phiếu lỗi 1 ,5
Tổng 188 100,0
2.1.2. Thống kê độ tuổi bình quân của người dân
Mô tả
Statistic
Sai số
chuẩn
Trung bình 38,24 ,753
Giới hạn trung
bình dưới 36,99
90% Khoảng tin cậy của
giá trị trung bình
Giới hạn trung
bình trên 39,48
5% Trung bình chuẩn hóa 37,73
Trung vị 37,00
Phương 104,845
Độ lệch chuẩn 10,239
Giá trị nhỏ nhất 19
Giá trị lớn nhất 68
Khoảng biến thiên 49
Độ trải giữa 16
Tuổi người được
khảo sát
Skewness ,673 ,179
- 79 -
2.1.3. Đào tạo nghề
Tần số Tần suất Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Ngắn hạn 2 1,1 50,0 50,0
Trung hạn 2 1,1 50,0 100,0
Hợp lệ
Tổng 4 2,1 100,0
Phiếu lỗi 184 97,9
Tổng 188 100,0
2.1.4. Giới tính và Đào tạo nghề Crosstabulation
Nghề nghiệp
Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng
Giới tính
Nữ 1 0 1
Nam 1 2 3
Tổng 2 2 4
2.1.5. Giới tính và Địa điểm điều tra Crosstabulation
Địa điểm điều tra Tổng
P. Nghĩa Tân Xã Đak Mâm Xã Quảng Khê
Nữ 1 14 14 38 67Giới
tính
Nam 1 36 22 62 121
Tổng 2 50 36 100 188
2.2. Thông tin tình hình tín dụng
2.2.1. Số tiền vay mỗi lần
Giới tính Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn N
Nữ 15,12 6,073 1,128 29
- 80 -
Nam 16,29 9,427 1,260 56
Tổng 15,89 8,414 ,913 85
2.2.2. Có nhu cầu vay vốn và Đã từng vay ngắn hạn Crosstabulation
Đã từng vay ngắn hạn
Không Co Tổng
Không 1,0% ,0% ,5% Có nhu cầu vay vốn
Co 99,0% 100,0% 99,5%
Tổng 100,0% 100,0% 100,0%
2.2.3. Đã từng vay ngắn hạn và Giới tính Crosstabulation
Giới tính
Nữ
Nam
Tổng
Đã từng vay ngắn hạn
Không 38 65 103
Có 29 56 85
Tổng 67 121 188
2.2.4. Đã từng vay ngắn hạn và Địa điểm điều tra Crosstabulation
Địa điểm điều tra
p,nghiatan,
tx,gianghia
x,dakmam,
h,krongno
x,quangkhe,
h,dakglong
Tổng
Không 2 10 7 84 103Đã từng vay
ngắn hạn
Co 0 40 29 16 85
Tổng 2 50 36 100 188
2.2.5. Đã từng vay ngắn hạn và Trình độ học vấn Crosstabulation
Trình độ học vấn Tổng
- 81 -
Tiểu học THCS
THPT
Đã từng vay ngắn hạn
Không 63 39 1 103
Co 58 20 6 84
Tổng 121 59 7 187
2.2.6. Đã từng vay ngắn hạn và Đào tạo nghề Crosstabulation
Nghề nghiệp
Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng
Đã từng vay ngắn hạn
Co 2 2 4
Tổng 2 2 4
2.3. Tình hình kinh tế, đời sống
2.3.1. Đất sản xuất
Diện tích rẫy
(sào)
Diện tích lúa
(sào)
Diện tích cây công nghiệp
(sào)
Hợp lệ 186 26 170N
Phiếu
lỗi
2 162 18
Trung bình 13,2957 2,0192 9,2118
Trung vị 11,0000 2,0000 10,0000
Mode 10,00 2,00 10,00
Độ lệch chuẩn 5,84980 1,08149 3,82485
Giá trị nhỏ nhất 2,00 1,00 1,00
Giá trị lớn nhất 30,00 5,00 20,00
30 10,0000 1,0500 7,0000Tần
suất
70 15,0000 2,0000 10,0000
- 82 -
2.3.2. Kiểm định hai mẫu phụ thuộc
Trung
bình N
Độ lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
Diện tích rẫy (sào) 13,6923 169 5,92312 ,45562
Diện tích cây công nghiệp
(sào)
9,2367 169 3,82234 ,29403
2.3.3. Dân cư tự đánh giá đời sống
Tần số Tần suất Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Nghèo 62 33,0 33,0 33,0
Trung bình 111 59,0 59,0 92,0
Khá 15 8,0 8,0 100,0
Hợp lệ
Tổng 188 100,0 100,0
2.3.4. Điều tra viên đánh giá đời sống
Tần số Tần suất Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Nghèo 70 37,2 37,2 37,2
Trung bình 94 50,0 50,0 87,2
Khá 24 12,8 12,8 100,0
Hợp lệ
Tổng 188 100,0 100,0
2.3.5. Đã từng vay ngắn hạn và Đánh giá đời sống Crosstabulation
Đánh giá đời sống
Nghèo Trung bình
Khá
Tổng
Đã từng vay ngắn hạn
Không 37 56 10 103
Co 25 55 5 85
Tổng 62 111 15 188
- 83 -
Kiểm định chi_bình phương
Value df Asymp, Sig, (2-sided)
Pearson Chi-Square 2,296(a) 2 ,317
Likelihood Ratio 2,319 2 ,314
Linear-by-Linear Association ,096 1 ,756
N of Hợp lệ Cases 188
2.4. Mô hình phân tích nhân tố
2.4.1. Phân tích nhân tố với 19 biến quan sát
Đánh giá thang đo cronbach’s alpha
Cronbach's Alpha N of Items
,753 19
Thống kê tương quan biến tổng
Scale Trung
bình if Item
Deleted
Scale
Phương if
Item
Deleted
Corrected
Item-Tổng
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Sản xuất nương
rẫy không cần vay
vốn
58,37 55,528 ,392 ,738
Dựa vào cộng
đồng 58,27 56,145 ,343 ,741
Không quen -
ngại vay vốn 58,17 55,340 ,362 ,739
Vợ chồng không
thống nhất 58,25 56,231 ,345 ,741
Không biết lập kế
hoạch 57,71 51,898 ,588 ,720
Quản lý vốn
không hiệu quả 57,68 52,402 ,552 ,723
Điều kiện đi lại
khó khăn 57,13 54,009 ,299 ,748
Không chủ động
tìm vốn 57,19 53,813 ,416 ,734
- 84 -
Ít thông tin về
việc vay vốn 56,07 55,712 ,386 ,738
Các thủ tục cho
vay phức tạp 56,04 55,950 ,395 ,738
Lượng vốn cho
vay ít 56,56 60,975 ,016 ,762
Thời gian cho vay
thấp 56,93 58,888 ,166 ,753
Lãi suất cao, sợ
không trả nổi tiền
lãi
56,85 55,635 ,324 ,743
Thái độ của cán
bộ tín dụng không
nhiệt tình
57,10 57,236 ,265 ,747
Mạng lưới tín
dụng ít 56,59 61,624 -,043 ,766
Chỉ hỗ trợ cho
vay, không hỗ trợ
kế hoạch sản xuất
56,40 55,567 ,331 ,742
Chỉ quan tâm đến
số lượng người
vay, chưa quan
tâm đến hiệu quả
56,30 55,954 ,317 ,743
Cơ quan khuyến
nông, khuyến lâm
chưa hỗ trợ
56,39 57,084 ,313 ,744
Chưa có cơ quan
tư vấn pháp lý, hỗ
trợ thị trường
56,13 57,449 ,272 ,746
Ma trận xoay các nhân tố
Component
1 2 3 4 5 6
Không quen - ngại vay vốn ,842 -,111
Dựa vào cộng đồng ,801 -,137 ,301
Sản xuất nương rẫy không cần vay
vốn ,783 -,211 ,366
Vợ chồng không thống nhất ,768 -,165 ,104
Không biết lập kế hoạch ,690 ,128 ,284 ,245 -,169 -,289
Quản lý vốn không hiệu quả ,668 ,258 ,307 -,134 -,312
- 85 -
Chưa có cơ quan tư vấn pháp lý, hỗ
trợ thị trường ,836 ,145
-
,100
Chỉ quan tâm đến số lượng người
vay, chưa quan tâm đến hiệu quả ,807 ,219 -,105
-
,102
Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm
chưa hỗ trợ ,803 ,130 ,132 ,106
Chỉ hỗ trợ cho vay, không hỗ trợ kế
hoạch sản xuất ,788 ,172
Ít thông tin về việc vay vốn ,203 ,845
Các thủ tục cho vay phức tạp ,143 ,801 ,150 ,287
Không chủ động tìm vốn ,352 ,551 ,224 -,237
Điều kiện đi lại khó khăn ,264 ,515 -,385 ,472
Thái độ của cán bộ tín dụng không
nhiệt tình ,103 ,822 ,123 ,132
Lãi suất cao, sợ không trả nổi tiền lãi ,157 ,140 ,783
Lượng vốn cho vay ít ,830
Thời gian cho vay thấp ,168 ,197 ,737 ,135
Mạng lưới tín dụng ít -,135 -,102 ,194 ,749
Extraction Method: Principal Component Analysis,
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization,
a Rotation converged in 8 iterations,
2.4.2. Bảng đánh giá thang đo lần sau, sau khi loại bỏ hai biến ( mạng lưới tín
dụng ít và lượng vốn cho vay ít)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
,776 17
Tương quan biến tổng
Scale Trung
bình if Item
Deleted
Scale
Phương if
Item
Deleted
Corrected
Item-Tổng
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Sản xuất nương
rẫy không cần vay
vốn
51,06 54,718 ,390 ,763
- 86 -
Dựa vào cộng
đồng 50,96 55,319 ,342 ,766
Không quen -
ngại vay vốn 50,86 54,376 ,371 ,764
Vợ chồng không
thống nhất 50,94 55,360 ,348 ,766
Không biết lập kế
hoạch 50,40 50,808 ,609 ,744
Quản lý vốn
không hiệu quả 50,37 51,410 ,565 ,748
Điều kiện đi lại
khó khăn 49,82 52,958 ,311 ,772
Không chủ động
tìm vốn 49,88 52,468 ,451 ,757
Ít thông tin về
việc vay vốn 48,76 54,664 ,403 ,762
Các thủ tục cho
vay phức tạp 48,73 55,183 ,390 ,763
Thời gian cho vay
thấp 49,62 58,675 ,115 ,781
Lãi suất cao, sợ
không trả nổi tiền
lãi
49,54 54,752 ,328 ,768
Thái độ của cán
bộ tín dụng không
nhiệt tình
49,79 56,614 ,248 ,773
Chỉ hỗ trợ cho
vay, không hỗ trợ
kế hoạch sản xuất
49,09 54,660 ,336 ,767
Chỉ quan tâm đến
số lượng người
vay, chưa quan
tâm đến hiệu quả
48,99 54,770 ,341 ,766
Cơ quan khuyến
nông, khuyến lâm
chưa hỗ trợ
49,08 56,416 ,299 ,769
Chưa có cơ quan
tư vấn pháp lý, hỗ
trợ thị trường
48,82 56,416 ,287 ,770
- 87 -
Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5
Do dựa vào cộng đồng ,874
Sản xuất nương rẫy, không cần vay vốn ,853
Không quen, - ngại vay vốn ,829
Do vợ chồng không thống nhất ,699
Chưa có cơ quan tư vấn pháp lý – hỗ trợ thị
trường ,840
Chỉ quan tâm đến số lượng người vay, chưa
quan tâm đến hiệu quả vay ,804
Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ ,803
Chỉ hỗ trợ vay, không hỗ trợ kế hoạch sản xuất ,793
Quản lý vốn không hiệu quả ,832
Không biết lập kế hoạch ,823
Không chủ động tìm vay vốn ,500
Ít thông tin về việc cho vay vốn ,851
Các thủ tục cho vay phức tạp ,803
Điều kiện đi lại khó khăn ,505
Thái độ của cán bộ tín dụng không nhiệt tình ,787
Lãi suất cao, sợ không trả nổi tiền lãi ,719
Thời gian cho vay thấp ,535
- 88 -
Phụ lục 3: Danh sách chuyên gia khảo sát định tính
Nhóm 1: Các nhà khoa học
TS. Mai Xuân Sơn, Trưởng phòng nhân học, Viện Phát triển bền vững
vùng trung bộ, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý
Ông K’Bốt, trưởng ban dân tộc tỉnh ĐakNông và các thành viên của ban
dân tộc.
Một số chuyên viên thuộc Phòng Kinh tế thuộc 3 huyện huyện Đak Glong,
huyện Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa.
Nhóm 3: Nhóm chuyên gia ngân hàng
Ông Trần Đình Chánh, phó giám đốc Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Đak Nông và các cán bộ trưởng, phó phòng thuộc
Chi nhánh ngân hàng.
Nhóm 4: Nhóm cán bộ cơ sở
Các Già làng, trưởng các Buôn thuộc 3 xã vùng nghiên cứu.
Các cán bộ của Chi đoàn Thanh niên, Chi hội phụ nữ, Hội nông dân tại
địa bàn xã Quảng Khê, xã Đắk Mâm và phường Nghĩa Tân.
- 89 -
Phụ lục 4: Bản đồ hành chính khu vực khảo sát
Xã Đak Mâm, huyện Krông Nô
- 90 -
Phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa
- 91 -
Xã Quảng Khê, huyện Đak Glong
- 92 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kha_nang_tiep_can_von_tin_dung_cua_dong_bao_dan_toc_mnong_tinh_dak_nong.pdf