Luận văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nước ta hiện nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành sản xuất chủ đạo mang lại nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng GDP nước ta năm 2007 là 8,48% đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tổng cục thống kê, 2007). Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên đằng sau sự phát triển ấy là nỗi lo về sự phát triển không đồng đều và thực tế cho thấy có sự chênh lệch rất lớn trong mức sống của bộ phận dân cư ở nông thôn và thành thị. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ và tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp vào GDP đang giảm dần. Thêm vào đó nền nông nghiệp nước nhà đang trong tình trạng lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Yêu cầu đặt ra là phải có nguồn đầu tư đúng mức thì nền nông nghiệp mới có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Do đó, việc cấp tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ cho người sản xuất trực tiếp là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn lực tài chính mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện Thanh Bình là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, đa phần dân cư làm nghề nông là những hộ nghèo thiếu điều kiện sản xuất. Đây chính là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo; ổn định đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương. Với những yêu cầu đặt ra cho thị trường tín dụng nông thôn như trên thì đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- tỉnh Đồng Tháp” sẽ góp phần cùng địa phương giải quyết thực trạng nói trên. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đã đề cập đến khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, Chính phủ cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kì hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao quát chung của đề tài là xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ tại huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp năm 2007. Nghiên cứu thực trạng thị trường tín dụng nông thôn ở địa phương. Từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp khả thi giúp cho các tổ chức cho vay đáp ứng được nhu cầu của nông hộ, góp phần tăng thu nhập của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ và lượng vốn vay của nông hộ có vay vốn từ các nguồn tài chính chính thức trên địa bàn huyện Thanh Bình trong năm 2007. - Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ ở huyện Thanh Bình- Đồng Tháp.

doc128 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tín dụng nông hộ, những tồn tại trong hoạt động tín dụng nông hộ tại địa bàn huyện Thanh Bình đó là: Nhiều hộ chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức. Lượng vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu trang trải chi phí cho những hộ đã vay. Hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, không đạt hiệu quả. Hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích nhưng không đạt hiệu quả. Hộ không trả được nợ. Dưới đây là một số nguyên nhân của những tồn tại này. 5.1.1. Nguyên nhân từ góc độ vĩ mô nền kinh tế Trong năm 2007, tỷ lệ lạm là 12,6%. Tỷ lệ lạm phát khiến cho giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống tăng vọt. Đối với người có thu nhập cao, giá cả tăng vẫn còn có khả năng chấp nhận nhưng đối với đời sống nông hộ gặp nhiều khó khăn hơn, chi tiêu nhiều hơn, đời sống gặp khó khăn dẫn tới xu hướng vay để tiêu dùng. Đây là nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Thêm vào đó, chi phi cho các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng trong khi thời tiết khắt nghiệt sâu bệnh nhiều làm giảm lợi nhuận của nông hộ dẫn tới khả năng không trả được nợ hoặc vay mượn từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao để trả nợ. Lạm phát cũng là một yếu tố tác động gián tiếp đến việc vay vốn của nông hộ. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời kì lạm phát buộc các NH phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến quyết định vay vốn của nông hộ đã vay vốn nhưng gây ảnh hưởng tâm lý đối với những hộ có nhu cầu vay. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công- nông- dịch vụ với mục tiêu là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ khiến cho số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm dần. Nhu cầu vay vốn cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm và không chỉ đơn thuần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nữa mà thay vào đó là cho các hoạt động đầu tư khác với mục đích khác. 5.1.2. Nguyên nhân từ chính quyền địa phương Việc vay vốn trên địa bàn huyện Thanh Bình chủ yếu từ NH NNo&PTNT huyện, NH CSXH huyện và NHTM khác thuộc địa bàn Thành Phố Cao Lãnh. Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức thì yếu tố pháp lý là nhân tố quan trọng để người đi vay có được xem xét cho vay hay không. Yếu tố pháp lý đầu tiên đó chính là thủ tục xét duyệt hồ sơ xin vay vốn. Hồ sơ giấy tờ phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Việc xét duyệt đối với những hộ vay vốn có tài sản thế chấp thì tương đối nhanh và dễ dàng nhưng đối với những hộ nghèo vay theo diện chính sách đó là cả một khoảng thời gian dài chờ đợi. Thường thì mất 3-7 ngày để người vay có thế chấp nhận được vốn vay, mất 1-6 tháng cho người vay theo diện chính sách. Chính sự khác biệt này lí giải tại sao số hộ vay theo diện chính sách trên địa bàn huyện Thanh Bình ít trong khi số hộ nghèo cần vay vốn thì nhiều mà không tiếp cận được với nguồn vốn vay. Sự bất cập trong việc xin vay theo dạng chính sách đó là phải có sổ hộ nghèo. Có sự khác biệt trong mức lãi suất giữa hộ nghèo có sổ hộ nghèo và hộ nghèo chưa được cấp sổ, dẫn tới tình trạng “tỷ lệ nghèo ảo” không phản ánh đúng thực tế tình hình kinh tế của huyện. Những hộ nghèo không có sổ nghèo sẽ phải chờ đợi để được cấp sổ mà không được xét vay vốn. Yếu tố pháp lý tiếp theo đó chính là nhu cầu đòi hỏi phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều nông hộ trên địa bàn có dủ điều kiện vay nhưng chỉ duy nhất là không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cả đất canh tác và đất thổ cư). Nguyên nhân là do mỗi năm số hộ gia đình mới tách riêng là khá đông, nhu cầu tách đất thừa kế cũng gia tăng. Trong năm 2007, huyện đặt ra chỉ tiêu sẽ giải quyết 100% cho số hộ làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nhưng chỉ hoàn thành được 97% kế hoạch (báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình, 2007). Thời gian chờ cấp “giấy đỏ” là khá lâu nên hạn chế số lượng hộ tiếp cận đến vốn vay. Đa phần hộ có vay vốn từ nguồn chính thức không được tư vấn và hỗ trợ sử dụng vốn. Có nhiều hộ cần sự hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Các tổ chức kinh tế xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn,… chưa thật sự là tổ chức mang lại lợi ích kinh tế và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất. Nhiều hộ làm ăn thua lỗ do không biết quản lý nguồn vốn dẫn tới khả năng không trả được nợ hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích. Nguồn thông tin về việc cấp tín dụng chưa đi sâu vào nhân dân, nhiều hộ gia đình không biết làm thế nào để được vay và mang tâm lý sợ sệt khi có ý định vay. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức. 5.1.3. Nguyên nhân từ phía NH Đóng vai trò là nguồn cung cấp vốn cho xã hội. NH CSXH hoạt động với mục đích phi lợi nhuận và thực hiện chức năng của mình là hỗ trợ vốn cho người nghèo không cần có tài sản thế chấp nhưng yêu cầu đạt ra là phải có đầy đủ xác nhận của địa phương. NH NNo&PTNT là NH thuộc sở hữu của Nhà nước hay các NHTM khác khi cung cấp vốn cho khách hàng nói chung hay nông hộ nói riêng vẫn phải làm thủ tục cho vay vốn và xét duyệt hồ sơ khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng có đủ năng lực về tài chính và cơ sở pháp lý. Do đó thời gian chờ đợi trong khi xét duyệt hồ sơ cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đi vay của nông hộ. Trụ sở NH trên địa bàn huyện tập trung ở trung tâm huyện là Thị trấn Thanh Bình với quy mô nhỏ, chưa có phòng giao dịch tại các xã vùng sâu nên số lượng hộ nông dân đến xin vay và trả nợ ở NH NNo&PTNT huyện là rất đông khi hết mùa vụ. Sự kết hợp giữa NH CSXH và các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ hùn vốn, tổ vay vốn,… chưa thực sự hiệu quả. Số lượng hội viên tham gia còn ít và thực tế cho thấy còn có nhiều người nhút nhát khi tham gia đoàn thể. Điều này giải thích được lí do tại sao số hộ nghèo tại các xã vùng sâu lại không thể tiếp cận được với nguồn vốn vay từ NH CSXH. Lượng vốn vay đa phần không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hầu hết các NH đều không cho vay quá 15% giá trị tài sản thế chấp của nông hộ trừ khi nông hộ là khách hàng lâu năm và có uy tín với NH. Điều này khiến cho các hộ có giá trị tài sản thế chấp ngại vay hơn và làm giảm khả năng vay vốn từ nguồn tài chính chính thức. NH NNo&PTNT và NH CSXH sách đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay vốn ưu đãi. Các quỹ tín dụng nhân dân cũng đang cần củng cố bởi tính liên kết hệ thống chưa chặt chẽ, chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ như kiểm toán nội bộ và liên minh quỹ tín dụng nhân dân. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước hiện chưa thể kết thúc giai đoạn thí điểm xây dựng loại hình tín dụng này. 5.1.4. Nguyên nhân từ đối tượng vay là nông hộ Nông hộ thường bị hạn chế nhận thức bởi trình độ học vấn và kết quả của sự thiếu hiểu biết này là không có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh hay tệ hơn nữa là không có ý thức tăng gia sản xuất để làm giàu. Đối với những nông hộ nghèo vay được vốn, trong quá trình sản xuất thì có nhu cầu vay vốn nhưng khi đã có nguồn vốn rối thì lại không biết chi tiêu thế nào. Kết quả là sử dụng vốn sai mục đích. Thường dùng đồng vốn vay để tiêu dùng, chi cho nhu yếu phẩm hay chi cho các trường hợp khẩn cấp như bệnh tật, ma chay, cưới hỏi,… do không có tích lũy. Những hộ này sẽ dễ rơi vào tình trạng không có khả năng hoàn trả nợ, được liệt vào danh sách con nợ khó đòi hoặc có trả được nợ là do vay mượn với “lãi nóng” bên ngoài. Nông hộ không thể thoát khỏi vòng lẩn quẩn của “nợ nần”. Đối với hộ có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể nhưng do lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, gặp những điều kiện bất lợi trong sản xuất kinh doanh nên gặp thua lỗ, dẫn tới phá sản, không trả được nợ trong khi tài sản đã thế chấp cho NH…. Nguyên nhân tiếp theo góp phần làm cho nợ vay không trả được. Đó chính là số người sống phụ thuộc trong gia đình quá nhiều dẫn tới chi tiêu vượt mức thu nhập do lao động chính trong gia đình kiếm được. Chi tiêu vượt mức thu nhập dẫn đến nhu cầu vay vốn. Nếu nhu cầu vay này được giải quyết bởi nguồn vay chính thức trong ngắn hạn sẽ khó có thể giúp nông hộ thoát nghèo. Khả năng không trả được nợ là rất cao. 5.2. GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH- ĐỒNG THÁP 5.2.1. Giải pháp từ phía NH NNo&PTNT và NH CSXH trên địa bàn huyện (NH chủ yếu cung cấp tín dụng nông thôn) Hoạt động NH muốn đạt hiệu quả cao phải quán triệt chấp hành đường lối của Nhà nước. Thường xuyên bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương, trong đó phải chủ động và tích cực thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp từng thời kỳ. Kiên trì mục tiêu tín dụng nông nghiệp - nông thôn. Chiến lược tín dụng của NH NNo&PTNT là phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn mà trọng tâm là kinh tế hộ sản xuất. Đầu tư tín dụng phải hướng vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống, cây con, ngành nghề của từng địa phương trong chương trình phát triển kinh tế của huyện và của Tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn ổn định. Coi trọng huy động vốn, đặc biệt là vốn từ dân cư và từ nguồn vốn trung dài hạn để tạo thế ổn định, tự chủ, củng cố và mở rộng thị trường nông nghiệp - nông thôn, tiếp cận nhanh và mở rộng thị trường thành thị; mở rộng và tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng để hỗ trợ tài chính cho vay hộ sản xuất vốn có chi phí sản xuất kinh doanh cao. NH NNo&PTNT và NH CSXH tăng cường cho vay qua tổ vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội quan tâm đúng mức để luôn củng cố hoàn thiện, vì đây là một giải pháp giúp hội viên là nông dân sử dụng vốn có hiệu quả, tăng sức mạnh của các tổ chức hội, cùng cộng đồng trách nhiệm nâng cao khả năng trả nợ. Cùng với các tổ chức hội làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đồng thời đáp ứng nhiều tiện ích cho hộ sản xuất trong việc đáp ứng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ NH khác nhằm gia tăng sự tiếp cận tín dụng của nông hộ và tăng lượng vốn vay cho nông hộ. Chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển NH. Phải tích cực, kiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nhanh nợ xấu, nợ tồn đọng để nâng cao vòng quay vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất. Coi trọng kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý kịp thời các sai sót, gắn kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử lý sau kiểm tra. Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động NH nói chung và tin học tín dụng nói riêng, tạo điều kiện nâng năng suất lao động, tăng cho vay hộ sản xuất, đồng thời thích ứng với xu thế cạnh tranh và hội nhập. Công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự phải ổn định, phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh. Thường xuyên coi trọng xây dựng nội bộ đòan kết từ lãnh đạo đến cán bộ trên cơ sở thực hiện tốt qui chế dân chủ ở từng cơ sở và điều hành theo qui chế, cơ chế một cách kỹ lưỡng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức vì sự nghiệp phát triển lâu dài của ngành. Với mục tiêu lâu dài: Đảm bảo 100% hộ cần vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; có đủ điều kiện và đảm bảo khả năng trả nợ đều được vay vốn tại các chi nhánh của NH. 5.2.2. Giải pháp từ phía Chính phủ Quá trình phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây của các Quốc gia trong khu vực và Châu Á cho thấy nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với những nước có ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân như nước ta. Những công việc cần làm để phát triển nông nghiệp nông thôn đó là: Tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng. - Tập trung nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn vẫn là những yêu cầu đầu tiên đặt ra với bất cứ một quốc gia nào muốn công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ngoài chính sách thu hút nguồn vốn từ khu vực thành thị qua việc huy động của các tổ chức tín dụng chuyển về khu vực nông thôn, Chính phủ cần chú trọng và đáp ứng thoả đáng một lượng vốn lớn cân đối từ ngân sách hàng năm dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, thì cần thiết phải đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng sẽ là giải pháp quan trọng trong chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng. Chú trọng xây dựng chính sách phát triển thị trường tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ cần phải thi hành hàng loạt các chính sách nhằm phát triển thị trường vốn trong nông nghiệp, nông thôn. Trước hết là phải tăng cường dịch chuyển các nguồn vốn tín dụng từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ thành thị về nông thôn nhanh hơn, nhiều hơn và vốn có thời hạn dài hơn. Chính phủ cần chú trọng đến các dự án trọng điểm và có hiệu quả tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi cũng như nuôi trồng đánh bắt hải sản. Đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh, xây dựng chính sách tín dụng có tính ràng buộc và khống chế về lãi suất, về giới hạn khối lượng tín dụng, về phân vùng, phân loại đối tượng trên thị trường. Chú trọng cho vay các tổ chức mang tính sản xuất hàng hoá: Chú trọng cho vay các tổ chức sản xuất có tính chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá và thị trường hơn là những khoản cho vay nhỏ lẻ của loại hình kinh tế gia đình và tự túc tự cấp. Xây dựng chính sách lãi suất tín dụng nông nghiệp nông thôn theo hướng mở và tiến tới tự do hoá trong kinh tế thị trường: Nhiều nghiên cứu cho thấy, áp đặt mức lãi suất trần cứng nhắc đã kìm hãm sự tăng trưởng các khoản tiết kiệm tài chính và làm giảm hiệu quả đầu tư, đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cần nhận thức được tác hại của việc kiểm soát quá mức lãi suất tín dụng, Chính phủ cần mạnh dạn chuyển hướng, tăng cường vai trò thị trường bằng việc tự do hoá lãi suất từng bước, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn tín dụng trên thị trường. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Việt Nam phải tiến hành những bước đi quan trọng hơn nhằm tự do hoá thương mại và trên hết là điều chỉnh khung chiến lược phát triển theo hướng tăng cường tính cạnh tranh và mở cho ngành nông nghiệp. Về chính sách, cần chú trọng hơn nữa đến việc khuyến khích sự phát triển những ngành hàng nào có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh sự phát triển những ngành hàng tiềm năng với mức độ bảo hộ hợp lý. * Chính sách giá: Cần cải cách hơn nữa để tự do hoá thương mại và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động ngoại thương, buôn bán những sản phẩm như chè, đường và phân bón. * Chính sách đất đai: Cần thực hiện thêm những biện pháp để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân này sang cá nhân khác. Đối với đất rừng nên cụ thể hoá luật, đào tạo cho nhân viên ngành nông nghiệp và địa chính. * Những chính sách tín dụng nông thôn tập trung chủ yếu dựa vào thương mại và tăng kỹ năng tín dụng, giảm tín dụng ưu đãi, tăng cường cho các doanh nghiệp nông nghiệp vay. Hơn nữa, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông cũng yêu cầu đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh những hoạt động của mình. * Cùng với những thay đổi trong chính sách ngành hàng cụ thể, những chính sách tác động đến toàn bộ nền kinh tế cũng cần được điều chỉnh. Những chính sách này phải được định hướng để tăng động lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. 5.2.3. Giải pháp từ phía nông dân Tiếp cận với nguồn vốn vay và sử dụng lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức có hiệu quả không là chuyện khó nhưng đối với nông hộ cần phải có những điều kiện nhất định sau: Đối với hộ vay vốn thuộc diện hộ nghèo không có tài sản thế chấp. Việc tiếp cận đến nguồn tài chính chính thức chủ yếu là NH CSXH. Khi vay cần có kê hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Vạch rõ kế hoạch bắt đầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu khi sử dụng đồng vốn vay. Việc làm này sẽ giúp nông hộ tránh sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời khi quản lí nguồn vốn chặt chẽ, nông hộ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và trả nợ đúng hạn. Đối với những hộ vay vốn có tài sản thế chấp, ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn ra còn phải giữ uy tín với NH bằng việc đóng lãi đúng hạn, tăng gia sản xuất. Nông dân cần chủ động tham gia các tổ chức kinh tế xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, thường xuyên theo dõi các thông tin về việc cung cấp tín dụng, các thủ tục cho vay để giảm thời gian chờ đợi hơn mà vay với lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó việc gia nhập các tổ chức kinh tế xã hội giúp nông dân có thêm cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong canh tác và chăn nuôi. Gia đình nông hộ cần tiết kiệm trong chi tiêu, tránh những khoản chi không cần thiết gây lãng phí, cần tăng cường chi tiêu cho giáo dục vì để phát triển thế hệ sau. Tiết kiệm để tích lũy phòng những trường hợp khẩn cấp như: bệnh tật, ma chay, cưới hỏi,… hạn chế đến mức tối đa việc sử sụng đồng vốn vay vào mục đích tiêu dùng mua sắm vật dụng mà không có khả năng sinh lợi. Nói tóm lại, để tăng khả năng tiếp cận vốn vay và gia tăng lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức không chỉ là nỗ lực từ phía NH, Chính Phủ, chính quyền địa phương, hay bản thân nông dân mà là sự phối hợp hoạt động của tất cả. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và khả năng tiếp cận đến nguồn vay được phân tích trong mô hình hồi quy probit hay hồi quy tương quan chỉ thể hiện một phần nào ý nghĩa của đề tài này. Dựa vào kết quả hồi quy, kết hợp với thực trạng hiện tại về tình hình tín dụng nông hộ ở địa bàn huyện Thanh Bình, tiến hành phân tích và tìm ra nguyên nhân của thực trạng của những thực trạng trên. Các giải pháp đề ra một phần khắc phục những tồn tại trong hoạt động tín dụng nông thôn ở huyện Thanh Bình nói riêng và cho thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam nói chung hoạt động hiệu quả hơn, góp phần ổn định đời sống kinh tế của các hộ gia đình nông dân. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Đề tài: “nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ tại huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp” ngoài việc tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay và lượng vốn vay còn tiến hành phân tích những tồn tại và đề ra một số giải pháp cho thị trường tín dụng nông hộ ở địa bàn huyện Thanh Bình- Đồng Tháp dựa trên tính hình thực tế từ số liệu điều tra và tình hình kinh tế xã hội của huyện Trong giai đoạn 2005 -2007. Bộ số liệu được lấy trực tiếp từ phỏng vấn nông dân trên địa bàn 2 xã của huyện mang đặc trưng cho tình hình vay vốn của nông hộ cả huyện. Thông tin về nông hộ là những thông tin về tình hình nhân khẩu, tình hình vay vốn, tình hình chi tiêu, thu nhập và tài sản của hộ trong năm 2007. Thông qua mô hình hồi quy được lựa chọn dựa trên các biến phù hợp và có ý nghĩa thống kê cho thấy sự ảnh hưởng các biến độc lập lên biến phụ thuộc là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dấu của các biến đưa vào mô hình trong kết quả hồi quy cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều của biến độc lập lên biến phụ thuộc của từng mô hình. Các biến có ý nghĩa thống kê được mô tả chi tiết để thấy được sự ảnh hưởng của nó đối với mô hình. Đề tài này tuy chỉ được thực hiện trong khoản thời gian ngắn nhưng ý nghĩa về mặt kinh tế- xã hội của nó là rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để phát triển một ngành nghề, một lĩnh vực hay nói rộng hơn là phát triển kinh tế đất nước thì điều kiện tiên quyết là phải có nguồn tài chính thực sự lớn mạnh và mang lại lợi ích cho các đối tượng mà nó phục vụ. Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, Chính phủ nước ta đã và đang không ngừng đề ra các chính sách và biện pháp để gia tăng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, mà cụ thể là ban hành các chính sách về tín dụng với nhiều ưu đãi để bảo hộ nông dân. Tuy nhiên, để nông nghiệp phát triển thực sự vững mạnh không chỉ có Chính phủ ban hành các chính sách hợp lý, nguồn vốn dồi dào là có thể phát triển nông nghiệp nông thôn mà phải là sự phối hợp đồng bộ của “Bốn nhà” : “Nhà nông – Nhà Khoa học – Nhà nước - nhà Băng (NH) thì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn mới thực sự có hiệu quả. Tín dụng đối với nông hộ trong đề tài “nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ tại huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp” ngoài mục đích là tìm ra các giải pháp cho thị trường tín dụng nông thôn trên địa bàn mà còn khảng định mối quan hệ khắn khít giữa Nhà nước và nông dân thông qua NH NNo&PTNT và NH CSXH trên địa bàn huyện Thanh Bình trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương + Ban hành các văn bản về nông nghiệp, hỗ trợ vốn, giống (con giống, cây giống) cho nông hộ, đặc biệt là nông hộ vùng sâu, nghèo, gặp nhiều khó khăn. + Thủ tục xác nhận hồ sơ và xét duyệt vay nên tinh gọn, đơn giản hơn, giảm chi phí đi lại cho người dân để nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn vay, kịp mùa vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân. + Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở truyền thông ở nông thôn, phổ biến kỹ thuật trong trồng trọt chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả với chi phí thấp. Thường xuyên phổ biến pháp luật, giáo dục dân số, tin tức thị trường… phục vụ nhu cầu thông tin cho nông dân. + Chính quyền địa phương thường kết hợp với các đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, thường xuyên tổ chức hội thảo, lập nên các điểm trình diễn, mô hình làm giàu, sản xuất hiệu quả cho bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm; áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả. + Thường xuyên thu thập ý kiến, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa bà con nông dân và cán bộ ngân hàng để đánh giá nhu cầu vốn trong sản xuất và giải đáp những thắc mắc của nông dân trong việc vay vốn. + Nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân bằng cách tổ chức các lớp tập huấn và kỹ thuật canh tác, có các giải thưởng khuyến khích cho nông dân sản xuất giỏi, gia đình nông dân gương mẫu, tiêu biểu, làm đầu tàu cho các phong trào sản xuất của ấp, xã, huyện,… + Chính quyền địa phương có chính sách quản lý chặt chẽ việc thu mua nông sản, tránh tình trạng đầu cơ, ép giá của các thương lái. + Hỗ trợ và thường xuyên theo dõi công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều hộ có đất sản xuất có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp cho ngân hàng xinvay vốn. Do đó, chính quyền cần khẩn trương hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con nông dân. 6.2.2. Đối với ngân hàng Mở rộng đối tượng cho vay, tạo quan hệ thân thiết với khách hàng với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Mở rộng mạng lưới với các phòng giao dịch tại xã, tạo điều kiện cho bà con dễ dàng vay vốn và giảm bớt chi phí phi lãi suất. Đào tạo cán bộ tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn bà con nông dân cách thức sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh gọn trong thủ tục và xét duyệt hồ sơ khách hàng. Cán bộ NH thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân, phát hiện các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, giúp NH quản trị nguồn vốn và dự phòng rủi ro. Khi xét duyệt hồ sơ, NH nên xem xét từng điều kiện cụ thể, mục đich và thời hạn vay vốn, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định hạn mức tín dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nông dân. Có các chương trình khách hàng thân thiết, các phần quà và quà tặng hấp dẫn, rút thăm may mắn cho các khách hàng lâu năm, uy tín, khách hàng mới sẽ được tư vấn hỗ trợ cách thức sử dụng vốn,… Ngân hàng chính sách xã hội, NH NNo&PTNT phát huy hơn nữa hoạt động cho vay của mình thông qua hội phụ nữ, hội nông dân và xã Đoàn để kịp thời giải ngân, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất. Nội bộ NH thường xuyên tổ chức các cuộc họp trao đổi thông tin để kịp thời giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình cho vay, khắc phục các sai sót. 6.2.3. Đối với nông dân Cần ý thức và hưởng ứng tích cực các chương trình phổ cập giáo dục, áp dụng kế hoạch hóa gia đình. Tham gia các chương trình khuyến nông, các lớp khuyến nông do địa phương tổ chức. Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, thông tin kinh tế - xã hội,… Trước khi vay vốn cần có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, phương án sản xuất rõ ràng, bản thân không ngừng nổ lực tăng gia sản xuất, có ước nguyện làm giàu chính đáng. Có trách nhiệm trong việc hoàn trả nợ ngân hàng, giữ uy tín của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO ššz›› David J.Luck/ Ronald S. Rubin (2004). Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê. Lê Long Hậu (2002). Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ, Luận Văn tốt nghiệp đại học. Lê Nhật Hạnh An (2002). Analysis os access to formal Credit by Household Farms: The case of Viet Nam. Master of Arts in Economics of Development, Viet Nam Netherlands Project, Hochiminh city. McCarty (2001). A Microfinace in Viet Nam: A survey of Schemes and Issues. A Final Report for DFID (The British Deparment of International Development) and the state Bank of Viet Nam, Nguyễn Thị Hồng Trang (2003). Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng chính thức của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Ngân (2003). Effects ot the value of assets on farming household’ access to credit in Viet Nam: The case of Chau Thanh A district, Cantho province. Master of in Economics of Development, Viet Nam Netherlands Project, Hochiminh City. Phạm Bảo Dương and Y. Izumida (2002). Rural Development Finance in Viet Nam: A Microeconomic Analysis of House Hold Survey, Word Development 30(2). PGS.TS Lê Văn Tề & TS Nguyễn Văn Hà (2005). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê. Putzey, R “Microfinance in viet Nam: Three case studies” (2002). Preparation MSC thesis of Development Cooperation, University of Gent, Belgium, the Belgian Technical Cooperation of Hanoi, Vietnam. TS. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống kê. TS Lưu Thanh Đức Hải (2007). Bài giảng nghiên cứu Marketing, Đại học Cần Thơ. Trần Thơ Đạt (1998). Borrwer Transactions Cost And Credit Rationing: A study of the Rural Credit Market in Vietnam, paper prepared for the conference Vietnam, And the Region: Asisa -Pacific Experiences and Vietnam’s Economic Policy Direction, Hanoi. Võ Thị thanh Lộc (1997). Các nhân tố quyết định đến việc vay và sử dụng vốn vay của phụ nữ Cần Thơ, Khoa Kinh tế Đại học Cần Thơ. Vũ Thị Thanh Hà (2001). Determinants of Rural Household’ Borrowing from the Formal Financial Sector: A study of the Rural credit market in Red river delta region. Master of Arts in Economics of development, Vietnam- Netherlands Project Hanoi. PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN 2008 Số (nhập liệu ghi): Ngày phỏng vấn: Chủ hộ: Người phỏng vấn: Địa điểm: Người trả lời: THÔNG TIN VỀ HỘ VÀ CHỦ HỘ: Tên thành viên trong hộ Tuổi Giới tính Học vấn (lớp mấy) Nghề chính Nghề phụ Có quen thân với nhân viên ngân hàng không 1. 2. 3. 4. 5. 1. Có thành viên trong hộ có chức vụ gì trong làng xã không? 2. Có ai tham gia tổ chức kinh tế xã hội nào không? B. Thông tin về diên tích đất của hộ Loại đất đang sử dụng Tổng số (1.000m2) 1. Đất ruộng 2. Đất vườn 3. Đất thổ cư 4. Diện tích ao nuôi cá 5. Đất khác Tổng cộng C. Thông tin về vay và sử dụng nguồn vốn vay từ nguồn chính thức Gia đình ông/bà hiện có vay vốn bằng tiền ở các tổ chức tín dụng chính thức không? (các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…)  Có  Không (nếu không chuyển sang phần D, nếu có trả lời những câu hỏi sau:) Thông tin về khoản vay Nguồn vốn vay Lượng tiền xin vay (triệu đồng) Lượng tiền vay được (triệu đồng) Vay cá nhân hay theo nhóm (1= cá nhân, 2= nhóm) Kỳ hạn của khoản vay (tháng) Lãi suất (%) Chi phí vay (1.000 đồng) 1.NH NNo Huyện 2.NH người nghèo 3.NHTM khác 4.HTX tín dụng 5.Các dự án/chương trình chính phủ (kể ra) 6. Nguồn khác (kể ra) (Ghi chú: chi phí xe cộ đi lại để vay: Tỷ lệ % chi phí cho tổ trưởng Tỷ lệ % chi phí cho cán bộ tín dụng Tiền hồ sơ ) Ông/bà biết được thông tin cho vay từ nguồn nào? a. Từ chính quyền địa phương b. Từ cán bộ tổ chức cho vay c. Người thân giới thiệu d. Từ Tivi, báo, đài e. Tự tìm đến tổ chức cho vay f. Khác: Ông/bà mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc nhận được tiền? Lần 1: Lần 2: Khi vay ông/bà có phải thế chấp loại tài sản gì không? Lần 1:  Có  Không (nếu không chuyển sang câu 9) Lần 1:  Có  Không Nếu có thế chấp, ngân hang (tổ chức) cho vay yêu cầu loại tài sản thế chấp nào? Lần 1: a. Nhà cửa b. Bằng đỏ quyền sử dụng đất c. Tài sản khác (kể ra) Lần 2: a. Nhà cửa b. Bằng đỏ quyền sử dụng đất c. Tài sản khác (kể ra) Giá trị thị trường ước lượng của tài sản thế chấp là bao nhiêu? (ĐVT: triệu đồng) Lần 1: Lần 2: Giá trị tài sản thế chấp theo đánh giá của ngân hàng? (ĐVT: triệu đồng) Lần 1: Lần 2: Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô thích hợp) Lần 1 Mục đích vay ghi trong đơn xin vay Tình hình thực tế sử dụng vốn vay Số tiền (1.000đ) Tỷ trọng (%) 1. Sản xuất 2. Kinh doanh 3.Tiêu dùng 4. Vay cho con đi học 5. Khác (kể ra) Cụ thể sử dụng tiền vay: Trồng lúa: Hoa màu: Cây ăn trái: Nuôi cá: Nuôi heo: Cho con đi học: Trị bệnh Khác: Lần 2 Mục đích vay ghi trong đơn xin vay Tình hình thực tế sử dụng vốn vay Số tiền (1.000đ) Tỷ trọng (%) 1. Sản xuất 2. Kinh doanh 3.Tiêu dùng 4. Vay cho con đi học 5. Khác (kể ra) Cụ thể sử dụng tiền vay: Trồng lúa: Hoa màu: Cây ăn trái: Nuôi cá: Nuôi heo: Cho con đi học: Trị bệnh Khác: Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ của tổ chức cho vay có đến kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng không? Lần 1  Có  Không Nếu không, xin chuyển sang câu 11 - Nếu có, họ đã đến bao nhiêu lần trong năm: lần - Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không? (1.000 đồng) Lần 2  Có  Không Nếu không, xin chuyển sang câu 11 - Nếu có, họ đã đến bao nhiêu lần trong năm: lần - Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không? (1.000 đồng) Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cách thức sử dụng vốn vay của ông/bà như thế nào ? a. Rất cần b. Tương đối cần c. Không cần Khi hết thời hạn vay ông/ bà có trả được nợ vay đúng hạn hay không? Lần 1: œ Có œ Không (nếu không chuyển sang câu 14) Lần 2: œ Có œ Không Nếu có, ông/bà vui long cho nguồn tiền dung để thanh toán nợ vay? Lần 1: a. Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh b. Vay mượn khác để trả c. Mượn của người thân d. Khác: Lần 2: a. Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh b. Vay mượn khác để trả c. Mượn của người thân d. Khác: Nếu không, ông/bà vui long cho biết lý do chính là gi? Lần 1:.................................................................... Lần 2: ................................................................... Những khó khăn của ông/bà khi vay vốn ở ngân hàng Lần1: 1. Thủ tục rườm rà œ 5. Lãi suất cao quá œ 2. Không biết thế nào để được vay œ 6. Phải có xác nhận của địa phương œ 3. Thời gian chờ đợi lâu œ 7. Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng œ 4. Không có tài sản thế chấp œ 8. Khác (ghi rõ) œ Lần2: 1. Thủ tục rườm rà œ 5. Lãi suất cao quá œ 2. Không biết thế nào để được vay œ 6. Phải có xác nhận của địa phương œ 3. Thời gian chờ đợi lâu œ 7. Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng œ 4. Không có tài sản thế chấp œ 8. Khác (ghi rõ) œ Lượng vốn vay có đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không? œ Có œ Không Nếu không, ông/bà vui lòng cho biết lượng vốn vay chiếm bao nhiêu % trong nhu cầu vốn trong năm: ............ Xin ông/bà cho biết một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qaủ sử dụng vốn vay? - Ảnh hưởng tích cực(tốt): - Ảnh hưởng tiêu cực (xấu): Ông bà có đề xuất gì về việc xin vay và sử dụng vốn vay hay không ? Thu nhập trung bình một năm trước khi vay là bao nhiêu ? ................................ D. THU NHẬP, CHI TIÊU, TÀI SẢN CỦA NÔNG HỘ 1. Tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình ông/bà bình quân một năm là bao nhiêu? (Đvt: 1.000 đồng) Khoản mục Tổng thu Khoản chi Giống Phân bón Thức ăn Thuê mướn Thu nhập ròng 1. Từ lúa 2. Từ hoa màu 3. Từ chăn nuôi 4. Từ cây ăn trái 5. Từ lương 6. Khác Tổng cộng 2. Tổng chi cho sinh hoạt của gia đình ông/ bà bình quân trong một năm là bao hiêu? (Đvt: 1.000 đồng) Các khoản mục chi tiêu Số tiền 1. Chi cho sinh hoạt hằng ngày 2. Chi cho giáo dục 3. Chi đám tiệc 4. Chi thuốc men, bệnh tật 5. Chi khác (kể ra) Tổng cộng 3. Tổng tài sản của gia đình là bao nhiêu ? (đvt: 1000 đồng) (ước lượng theo giá trị thị trường) Tài sản Ước lượng giá trị thị trường Tài sản Ước lượng giá trị thị trường 1. Đất thuộc quyền sở hữu 8. Ghe, thuyền 2. Gia súc (trâu, bò, dê) 9. Ti vi 3. Máy cày 10. Đầu máy video 4. Máy bơm nước 11. Radio - casette (máy thu băng 5. Xe đạp 12. Nhà cửa vườn tược 6. Xe gắn máy (honda) 13. Tiền vàng để dành 7. Võ lãi, xuồng 14. Tài sản khác Tổng cộng Cuộc phỏng vấn đã kết thúc, chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của ông bà. PHỤ LỤC 2 Thống kê về nhân khảu học và tình hình vay vốn | covaykhong nhomtuoi | 0 1 | Total -----------+----------------------+---------- < 30 | 2 0 | 2 >=30 & <50| 11 19 | 30 >=50 | 7 11 | 18 -----------+----------------------+---------- Total | 20 30 | 50 Nhom tuoi cua cac thanh vien trong ho tab nhomtuoi nhomtuoi | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 1 | 61 26.99 26.99 2 | 143 63.27 90.27 3 | 22 9.73 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 226 100.00 tab gioitinhchuho gioitinhchu | ho | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 2 4.00 4.00 1 | 48 96.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 50 100.00 sum tuoichuho Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- tuoichuho | 50 46.9 11.36096 28 75 sum hocvanchuho Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- hocvanchuho | 49 5.510204 3.30481 0 12 . quy mô hộ gia đình quymonongho | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 3 | 13 26.00 26.00 4 | 16 32.00 58.00 5 | 11 22.00 80.00 6 | 8 16.00 96.00 7 | 1 2.00 98.00 9 | 1 2.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 50 100.00 tab cochucvuchuho cochucvuchu | ho | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 217 96.88 96.88 1 | 7 3.13 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 224 100.00 tab nghechinh ?m | Freq. Percent Cum. -------------+----------------------------------- CNVC | 4 1.77 1.77 bao ve | 1 0.44 2.21 buon ban nho | 7 3.10 5.31 chan nuoi | 3 1.33 6.64 chay xe om | 1 0.44 7.08 cong nhan | 13 5.75 12.83 giao vien | 1 0.44 13.27 hoc nghe | 1 0.44 13.72 hoc sinh | 61 26.99 40.71 lam muon | 24 10.62 51.33 lamruong | 80 35.40 86.73 nau ruou | 1 0.44 87.17 noi tro | 2 0.88 88.05 o nha | 16 7.08 95.13 sinh vien | 5 2.21 97.35 sua xe | 1 0.44 97.79 tho ho | 2 0.88 98.67 tho may | 2 0.88 99.56 y si | 1 0.44 100.00 -------------+----------------------------------- Total | 226 100.00 thoihanvay | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 1 | 26 86.67 86.67 2 | 4 13.33 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 30 100.00 | tennguonvaykhacNHNo thoihanvay | HTX tín d NH Cong T NH NN& PT NH chính | Total -----------+--------------------------------------------+---------- 1 | 1 6 19 0 | 26 2 | 0 0 2 2 | 4 -----------+--------------------------------------------+---------- Total | 1 6 21 2 | 30 tab luongvonvay luongvonvay | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- nhom1 | 7 23.33 23.33 nhom2 | 18 60.00 83.33 nhom3 | 5 16.67 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 30 100.00 . Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- thunhaptru~y | 30 37380 28536.31 5000 100000 tongthunhap | 50 88368 131348 5950 852840 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- tongchisxkd | 50 41036.86 64304.89 0 395000 chiluagiong | 50 2491.5 5057.8 0 28800 chicaygiong | 0 chicongiong | 50 3415.4 9520.912 0 59500 chiphanbon | 50 14277.8 24259.25 0 155000 -------------+-------------------------------------------------------- chithucan | 50 13373.6 33896.1 0 200000 chithuemuon | 50 4983.56 8888.708 0 56160 chitienvon~n | 50 1594 10197.89 0 72000 chikhac | 0 tongchisin~t | 50 30721.38 21621.35 6560 121400 -------------+-------------------------------------------------------- chisinhhoat | 50 18292.34 10029.46 5400 58300 chigiaoduc | 50 4354.88 7041.32 0 37000 chidamtiec | 50 3673 2976.596 150 15000 chibenhtat | 50 1220.8 2279.284 0 12000 var19 | 50 3180.36 6799.447 0 45000 tab cothamgiachuho covaykhong cothamgiac | covaykhong huho | 0 1 | Total -----------+----------------------+---------- 0 | 16 23 | 39 1 | 4 7 | 11 -----------+----------------------+---------- Total | 20 30 | 50 tab cobangdo1 covaykhong . sum tongdtdat Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- tongdtdat | 50 9.69948 10.54971 .05 40.4 sum dtdatruong dtdatvuon dtdatthocu dtnuoica dtdatkhac Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- dtdatruong | 46 10.04348 10.5472 0 40 dtdatvuon | 36 .2488889 .7791196 0 3.74 dtdatthocu | 50 .25608 .5223209 0 3.6 dtnuoica | 32 .0378125 .1780129 0 1 dtdatkhac | 27 0 0 0 0 tab cobangdo1 cobangdo1 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 11 23.91 23.91 1 | 35 76.09 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 46 100.00 . tab cobangdo2 cobangdo2 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 32 88.89 88.89 1 | 4 11.11 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 36 100.00 . tab cobangdo3 cobangdo3 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 27 55.10 55.10 1 | 22 44.90 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 49 100.00 . tab cobangdo3 cobangdo3 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 27 55.10 55.10 1 | 22 44.90 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 49 100.00 . tab cobangdo4 cobangdo4 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 30 93.75 93.75 1 | 2 6.25 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 32 100.00 . tab cobangdo5 cobangdo5 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 27 100.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 27 100.00 . tab covaykhong covaykhong | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 20 40.00 40.00 1 | 30 60.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 50 100.00 . tab nguonvay1 nguonvay1 | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 9 30.00 30.00 1 | 21 70.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 30 100.00 Mô hình hồi quy Probit các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ dprobit covaykhong cochucvuchuho cobangdo1 cobangdo2 tongchisxkd tongchisinhhoat tongtaisan tuoichuho hocvanchuho Iteration 0: log likelihood = -33.650583 Iteration 1: log likelihood = -19.350091 Iteration 2: log likelihood = -17.234898 Iteration 3: log likelihood = -16.662353 Iteration 4: log likelihood = -16.621155 Iteration 5: log likelihood = -16.620443 Iteration 6: log likelihood = -16.620437 Probit estimates Number of obs = 50 LR chi2(8) = 34.06 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -16.620437 Pseudo R2 = 0.5061 ------------------------------------------------------------------------------ covayk~g | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [ 95% C.I. ] ---------+-------------------------------------------------------------------- cochuc~o*| .3111299 .1477125 0.62 0.536 .06 .021619 .600641 cobang~1*| .6194779 .1783789 3.04 0.002 .7 .269862 .969094 cobang~2*| -.8388042 .1285329 -0.98 0.329 .08 -1.09072 -.586884 tongch~d | 9.64e-06 3.49e-06 2.24 0.025 41036.9 2.8e-06 .000016 tongch~t | -.0000134 7.13e-06 -1.78 0.075 30721.4 -.000027 5.8e-07 tongta~n | 8.77e-08 1.15e-07 0.76 0.449 656760 -1.4e-07 3.1e-07 tuoich~o | -.0003182 .0087969 -0.04 0.971 46.9 -.01756 .016924 hocvan~o | .0068361 .0269512 0.26 0.798 5.46 -.045987 .05966 ---------+-------------------------------------------------------------------- obs. P | .6 pred. P | .7455562 (at x-bar) ------------------------------------------------------------------------------ (*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| are the test of the underlying coefficient being 0 . probit covaykhong cochucvuchuho cobangdo1 cobangdo2 tongchisxkd tongchisinhhoat tongtaisan tuoichuho hocvanchuho Iteration 0: log likelihood = -33.650583 Iteration 1: log likelihood = -19.350091 Iteration 2: log likelihood = -17.234898 Iteration 3: log likelihood = -16.662353 Iteration 4: log likelihood = -16.621155 Iteration 5: log likelihood = -16.620443 Iteration 6: log likelihood = -16.620437 Probit estimates Number of obs = 50 LR chi2(8) = 34.06 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -16.620437 Pseudo R2 = 0.5061 ------------------------------------------------------------------------------ covaykhong | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- cochucvuch~o | 2.820528 4.556463 0.62 0.536 -6.109975 11.75103 cobangdo1 | 1.830651 .6012485 3.04 0.002 .6522254 3.009076 cobangdo2 | -4.152709 4.257225 -0.98 0.329 -12.49672 4.191299 tongchisxkd | .0000301 .0000134 2.24 0.025 3.76e-06 .0000564 tongchisin~t | -.0000417 .0000235 -1.78 0.075 -.0000877 4.26e-06 tongtaisan | 2.73e-07 3.61e-07 0.76 0.449 -4.35e-07 9.82e-07 tuoichuho | -.0009921 .0274298 -0.04 0.971 -.0547534 .0527693 hocvanchuho | .0213132 .0832294 0.26 0.798 -.1418133 .1844398 _cons | -.6586336 1.41596 -0.47 0.642 -3.433864 2.116597 ------------------------------------------------------------------------------ note: 0 failures and 1 success completely determined. . lfit Probit model for covaykhong, goodness-of-fit test number of observations = 50 number of covariate patterns = 50 Pearson chi2(41) = 39.51 Prob > chi2 = 0.5369 . lstat Probit model for covaykhong -------- True -------- Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------- + | 28 5 | 33 - | 2 15 | 17 -----------+--------------------------+----------- Total | 30 20 | 50 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as covaykhong != 0 -------------------------------------------------- Sensitivity Pr( +| D) 93.33% Specificity Pr( -|~D) 75.00% Positive predictive value Pr( D| +) 84.85% Negative predictive value Pr(~D| -) 88.24% -------------------------------------------------- False + rate for true ~D Pr( +|~D) 25.00% False - rate for true D Pr( -| D) 6.67% False + rate for classified + Pr(~D| +) 15.15% False - rate for classified - Pr( D| -) 11.76% -------------------------------------------------- Correctly classified 86.00%  Mô hình hồi quy tương quan biểu diễn mối quan hệ các yếu tố tác động đến lượng vốn vay của nông hộ reg luongxinvay1 laisuat1 chiphivay1 mucdichxinvay1 loaitstc1 giatritstc1 thunhaptruocvay tong > chisxkd tongchisinhhoat coquenchuho hocvanchuho Source | SS df MS Number of obs = 30 -------------+------------------------------ F( 10, 19) = 8.77 Model | 1.9812e+10 10 1.9812e+09 Prob > F = 0.0000 Residual | 4.2906e+09 19 225822488 R-squared = 0.8220 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.7283 Total | 2.4102e+10 29 831111782 Root MSE = 15027 ------------------------------------------------------------------------------ luongxinvay1 | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- laisuat1 | -94518.82 27850.61 -3.39 0.003 -152810.8 -36226.83 chiphivay1 | -.6909018 1.30664 -0.53 0.603 -3.425731 2.043928 mucdichxin~1 | -41707.17 11720.79 -3.56 0.002 -66239.07 -17175.27 loaitstc1 | 41376.27 11581.23 3.57 0.002 17136.48 65616.06 giatritstc1 | -.0391588 .0282659 -1.39 0.182 -.0983201 .0200025 thunhaptru~y | .6448075 .1338394 4.82 0.000 .3646786 .9249365 tongchisxkd | .3532234 .068262 5.17 0.000 .2103495 .4960973 tongchisin~t | -.5311849 .2465476 -2.15 0.044 -1.047215 -.0151548 coquenchuho | 5586.725 10326.74 0.54 0.595 -16027.38 27200.83 hocvanchuho | 185.4671 1008.324 0.18 0.856 -1924.98 2295.914 _cons | 117171.4 32399.98 3.62 0.002 49357.5 184985.4 ------------------------------------------------------------------------------ . hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of luongxinvay1 chi2(1) = 3.18 Prob > chi2 = 0.0744 . ovtest Ramsey RESET test using powers of the fitted values of luongxinvay1 Ho: model has no omitted variables F(3, 15) = 2.21 Prob > F = 0.1288 . vif Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------- tongchisin~t | 5.22 0.191423 tongchisxkd | 3.48 0.287696 loaitstc1 | 2.90 0.344691 giatritstc1 | 2.83 0.353227 laisuat1 | 2.79 0.358067 thunhaptru~y | 1.92 0.521167 chiphivay1 | 1.70 0.589791 hocvanchuho | 1.43 0.696995 coquenchuho | 1.30 0.766678 mucdichxin~1 | 1.14 0.876553 -------------+---------------------- Mean VIF | 2.47 Kiểm định mô hình hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ . corr luongxinvay1 laisuat1 chiphivay1 mucdichxinvay1 loaitstc1 giatritstc1 thunhaptruocvay tongchisxkd tongchisinhhoat coquenchuho hocvanchuho (obs=30) | luongx~1 laisuat1 chiphi~1 mucdic~1 loaits~1 giatr~c1 thunha~y tongch~d tongch~tcoquen~o hocvan~o -------------+------------------------------------------------------------------------------------------------- luongxinvay1 | 1.0000 laisuat1 | 0.1164 1.0000 chiphivay1 | -0.1966 -0.5666 1.0000 mucdichxin~1 | -0.2263 -0.2476 0.0392 1.0000 loaitstc1 | 0.3369 0.6546 -0.5551 -0.0925 1.0000 giatritstc1 | 0.3061 0.2322 -0.2145 -0.0504 0.3805 1.0000 thunhaptru~y | 0.5255 0.3612 -0.2198 -0.0848 0.2077 0.5092 1.0000 tongchisxkd | 0.5123 0.1142 -0.1527 0.1391 0.0628 0.4237 0.1867 1.0000 tongchisin~t | 0.3514 0.1541 -0.1685 0.0499 0.1092 0.6379 0.3472 0.6197 1.0000 coquenchuho | 0.2825 -0.0987 -0.0687 0.0925 0.1154 -0.1095 0.1421 -0.0099 -0.0728 1.0000 hocvanchuho | 0.0394 0.1964 -0.1197 0.0391 0.3455 0.2754 -0.0143 0.2308 0.3553 0.0385 1.0000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4043485.doc
Tài liệu liên quan