Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng - Thương mai - vận tải Phan Thành

Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa chỉ tiêu “đúng chất lượng. đủ khối lượng” bởi vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín cho công ty. Do đó để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này công ty cần phải tạo cho mình một uy tín tốt. một tên tuổi vững mạnh trên thị trường. Muốn vậy công ty cần phải: + Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. xem xét đáp ứng kịp thời. + Tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác. + Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như: khi khách hàng có yêu cầu về việc giảm giá thì nhân viên công ty phải nhanh chóng về trình lên cấp trên xem xét hay khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mới của công ty ta phải giới thiệu cặn kẽ về giá cả. phẩm chất nhưng tránh trường hợp thổi phồng so với thực tế, để khách hàng tin tưởng mà hợp tác với công ty.

doc54 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng - Thương mai - vận tải Phan Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. rF = Ft– F0 Trong đó: rF: mức hoàn thành kế hoạch Ft : chỉ tiêu thực tế F0: là chỉ tiêu kế hoạch + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. C Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp tỷ số để phân tích Phương pháp tỷ số: dùng để đánh giá các chỉ tiêu khi phân tích. Chương 3 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI PHAN THÀNH 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Tên công ty: Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành. Trụ sở công ty: 386 Cách Mạng Tháng Tám, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TPCT. Điện thoại: 07103 (885885-886571). Fax: 07103. 739518. Email: phanthanhct@yahoo.com Lọai hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng Lĩnh vực kinh doanh: Vật liệu xây dựng 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành trước là DNTN Phan Thành được thành lập ngày 07 tháng 12 năm 2001 đến 29 tháng 09 năm 2004 phát triển thành Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5705000635 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ cấp. Do nhu cầu của thị trường cũng như khả năng tự có của mình Công ty có những bước phát triển tốt trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như khả năng cung cấp hàng hóa. Công ty đã được nhiều khách hàng tín nhiệm. Cho đến thời điểm này Công ty đã đứng vững trên thị trừơng về ngành vật liệu xây dựng. Công ty đã xây dựng được thương hiệu của mình bằng uy tín: “Đúng chất lượng, đủ khối lượng –giá cả hợp lí” xem lợi ích của khách hàng là trên hết, tư vấn khách hàng chọn đúng các vật liệu phù hợp với từng hạn mục công trình nên đã tạo được niềm tin của khách hàng khi sử dụng vật liệu xây dựng của Công ty Phan Thành. 3.2 CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 3.2.1 Chức năng Hiện nay Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành có những chức năng chủ yếu sau: - Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cơ sở hạ tầng khu dân cư. - San lấp mặt bằng. - Kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. - Vận tải hàng hóa đường sông và đường bộ. Công ty với nhiều chức năng ngành nghề nhưng hiện nay họat động chính của công ty chủ yếu là kinh doanh vât liệu xây dựng và vận tải 3.2.2 Mục tiêu hoạt động - Tạo chổ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng và đối tác. - Mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô kinh doanh. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên. - Lấy chỉ tiêu “đúng chất lượng, đủ khối lượng”, “chất lượng tạo sự thịnh vượng” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. 3.3 Tình hình tổ chức và nhân sự Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải tiến đã làm cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày càng ổn định và hòan thiện. 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔNG VỤ BP KẾ TÓAN BP CÔNG NỢ BP NHÂN SỰ BP KINH DOANH BP ĐIỀU VẬN – BÁN HÀNG KHO VẬT TƯ XƯỞNG CƠ GIỚI VÀ SỬA CHỮA Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các bộ phận vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó. Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các bộ phân có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ. 3.3.2 Tình hình nhân sự a. Ban Giám Đốc ( gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc ) Giám Đốc - Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể. - Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty. - Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phó Giám Đốc - Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân công hoặc ủy quyền và có quyền quyết định các phần việc đó. - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình được phân công. - Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết định quan trọng. b. Phòng Tổng Vụ Bộ phận kế toán - Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty (hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước). Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm. - Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác hạch toán thống kê, quản lý tài sản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành. Bộ phận công nợ Định kì tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng, bên cạnh đó báo cáo lên cấp trên trường hợp khách hàng nợ với giá trị lớn, nợ khó đòi…để cấp trên có hướng giải quyết tối ưu nhất… Bộ phận nhân sự - Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sự biến động nhân sự của công ty và các đoàn thể. Tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty. - Quản lý tiền lương, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ sức khỏe đời sống cho cán bộ toàn công ty. - Nghiên cứu chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành. Bộ phận kinh doanh - Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, vật tư, kho hàng vận tải, tiếp thị… - Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, tổ chức tốt các khâu đàm phán giao dịch, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế đúng qui định. - Nghiên cứu thị trường, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận điều vận bán hàng - Có nhiệm vụ điều hàng khi khách hàng yêu cầu, lập báo cáo bán hàng,…đồng thời kiểm tra quá trình vận chuyển. Kho vật tư - Chịu trách nhiệm về việc nhập xuất hàng, theo dõi về hàng tồn kho của công ty và báo cáo khi cần thiết. Xưởng cơ giới và sửa chữa - Có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên, bảo trì, sửa chữa xe, máy móc, thiết bị,…của công ty. 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2007-2008 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem trang x), ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng từ 48.139.090 ngàn đồng năm 2006 lên 76.548.085 ngàn đồng năm 2007, tức tăng 28.408.995 ngàn đồng, tương đương 59%. Sang năm 2008, tổng doanh thu tăng lên 98.918.621 ngàn đồng, vượt hơn năm 2007 là 29.2%. Từ năm 2006 – 2008, tổng doanh thu tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng. Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2006 tổng chi phí của công ty là 47.826.405 ngàn đồng đến năm 2007 tổng chi phí là 73.932.447 ngàn đồng, tăng 26.106.042 ngàn đồng tức tăng 54,6% so với 2006. Năm 2008 tổng chi phí của công ty tăng 95.511.859 ngàn đồng, tức tăng 21.579.412 ngàn đồng, tương đương tăng 29,2% so với 2007. Tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tổng lợi nhuận của công ty cũng đều tăng qua 3 năm. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 1.905.953 ngàn đồng, tương đương 606%, lợi nhuận tăng vượt bậc là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2008 tổng lợi nhuận tăng 1.026.876 ngàn đồng, tương đương 46.2% so với năm 2007, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.5.1 Thuận lợi - Vị trí điạ lý và địa điểm thuận lợi (về cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…) - Được sự quan tâm của ủy ban nhân tỉnh, sở chủ quản và các ban ngành liên quan trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng. - Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, năng nổ trong công việc - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được tranh bị máy móc, thiết bị hiện đại cho việc kinh doanh. - Có kinh nghiệm tích lũy nhiều năm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. - Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, cùng nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên. - Công ty chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, không ngừng cải tiến lề lối làm việc, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại. 3.5.2 Khó khăn - Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. - Công ty còn thiếu thốn về vốn, cơ sở vật chất. 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY - Đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty: cát đá sạch đã qua sàn rửa và mặt hàng độc quyền tại TP. Cần Thơ là xi măng Lavilla. Bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thêm các mặt hàng trang trí nội thất. - Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám Đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. - Giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. - Luôn lấy tiêu chí “đúng chất lượng, đủ khối lượng”, “chất lượng tạo sự thịnh vượng” làm mục tiêu hoạt động. BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 48.139.090 76.548.085 98.918.621 28.408.995 59,0 22.370.536 29.2 2.Giá vốn hàng bán 40.705.811 61.653.306 71.979.487 20.947.495 51,5 10.326.181 16.7 3.Lãi gộp 7.433.279 14.894.779 26.939.134 7.461.500 100,4 12.044.355 80.9 4.Chi phí bán hàng 3.050.668 4.924.058 11.127.638 1.873.390 61,4 6.203.580 126.0 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.711.983 5.095.259 7.087.615 2.383.276 87,9 1.992.356 39.1 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.670.628 4.875.462 8.723.881 3.204.834 191,8 3.848.419 78.9 7. Doanh thu hoạt động tài chính 1.522 2.832 6.349 1.310 86,1 3.517 124.2 8.Chi phí tài chính 1.357.210 2.259.824 5.317.119 902.614 66,5 3.057.295 135.3 9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -1.355.688 -2.256.992 -5.310.770 -901.304 66,5 -3.053.778 135.3 10.Thu nhập khác 122.633 465.527 1.097.102 342.894 279,6 631.575 135.7 11.Chi phí khác 733 - - -733 -100,0 - - 12.Lợi nhuận khác 121.900 465.527 1.097.102 343.627 281,9 631.575 135.7 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 436.840 3.083.997 4.510.213 2.647.157 606,0 1.426.216 46.2 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 122.315 863.519 1.262.860 741.204 606,0 399.340 46.2 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 314.525 2.220.478 3.247.353 1.905.953 606.0 1.026.876 46.2 (Nguồn: phòng kế toán) Chương 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI PHAN THÀNH 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1.1 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính của công ty Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. * Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốn chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. * Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. 4.1.2 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm phát triển mạnh. Lợi nhuận qua các năm đều tăng. Đặc biệt năm 2007 tăng rất mạnh so với năm 2006. là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó tình hình tài chính cũng rất tốt. công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Để thấy rõ về sự phát triển của công ty ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2007-2008 Từ bảng 1. ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. - Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 28.753.199 ngàn đồng, tương đương với 59,6 %. Cụ thể: + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 28.408.995 ngàn đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ là 59%. Do hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh, công ty mở rộng quy mô kinh doanh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều. + Doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.311 ngàn đồng, tương ứng với 86,2% so với năm 2007. Doanh thu này tăng là do công ty tăng việc đầu tư và cho thuê tài sản. + Doanh thu khác tăng 342.893 ngàn đồng so với năm 2006, với tỷ lệ là 279,6%. Khoản thu chủ yếu từ việc thanh lý tài sản của công ty. Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác tăng mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do công ty tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu thụ hơn so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng với mức tuyệt đối là 23.005.628 ngàn đồng, với tỷ lệ là 29,9%. + Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng cao với mức tuyệt đối là 22.370.536 ngàn đồng, tương ứng với 29,2%. + Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 3.517 ngàn đồng so với năm 2007, tương đương với 124,1% + Doanh thu từ hoạt động khác tăng 631.575ngàn đồng so với năm 2007, tương đương với 135,7% Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007. Nhờ công ty tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với khách hàng, lấy tiêu chí “đúng khối lượng. đủ chất lượng” làm mục tiêu hoạt động. Nên thương hiệu của công ty ngày càng đứng vững trên thị trường. đạt được niềm tin của khách hàng . 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2007-2008 Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Nhìn chung tổng chi phí của công ty tăng qua 3 năm. Năm 2006 tổng chi phí của công ty là 47.826.405 ngàn đồng đến năm 2007 tổng chi phí là 73.932.447 ngàn đồng, tăng 26.106.042 ngàn đồng tức tăng 54,6% so với 2006. Năm 2008 tổng chi phí của công ty tăng 95.511.859 ngàn đồng, tức tăng 21.579.412 ngàn đồng, tương đương tăng 29,2% so với 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng đáng kể so với 2006. đồng thời chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng tăng. Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí: + Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn hàng bán liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2006 giá vốn hàng bán của công ty là 40.705.811 ngàn đồng đến năm 2007 giá vốn hàng bán là 61.653.306 ngàn đồng. tăng 20.947.495 ngàn đồng tức tăng 51,5% so với 2006. Năm 2008 giá vốn hàng bán của công ty tăng 71.979.487 ngàn đồng, tức tăng 10.326.181 ngàn đồng, tương đương tăng 16,7% so với 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn phát triển nên cần phải nhập thêm nhiều mặt hàng để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh. Điều đó cho thấy đây là nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty tăng. + Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công ty. Năm 2006 chi phí bán hàng của công ty là 3.050.668 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí bán hàng là 4.924.058 ngàn đồng. tăng 1.873.390 ngàn đồng tức tăng 61,4% so với 2006. Năm 2008 chi phí bán hàng của công ty tăng 11.127.638 ngàn đồng, tức tăng 6.203.580 ngàn đồng. tương đương tăng 126% so với 2007. Sở dĩ năm 2008 chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do hoạt động bán hàng của công ty phát triển. công ty phải thuê thêm nhiều nhân viên mới, bên cạnh đó chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển phục vụ cho công tác bán hàng ngày càng nhiều. + Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: tiền lương của bộ phận quản lý, chi đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên… Năm 2006 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 2.711.983 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí quản lý doanh nghiệp là 5.095.259 ngàn đồng, tăng 2.383.276 ngàn đồng tức tăng 87,9% so với 2006. Năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 7.087.615 ngàn đồng, tức tăng 1.992.356 ngàn đồng. tương đương tăng 39,1% so với 2007. Năm 2008 chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dung, văn phòng phẩm, đồng thời cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn… + Chi phí hoạt động tài chính của công ty thông thường là chi phí lãi vay. Năm 2006 chi phí hoạt động tài chính của công ty là 1.357.210 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí hoạt động tài chính là 2.259.824 ngàn đồng. tăng 901.881 ngàn đồng tức tăng 66,4% so với 2006. Năm 2008 chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng 5.317.119 ngàn đồng, tức tăng 3.057.295 ngàn đồng, tương đương tăng 135,3% so với 2007. Công ty ngày càng phát triển, cần số vốn ngày càng nhiều nên công ty phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. do đó chi phí lãi vay tăng hàng năm. + Chi phí khác của công ty bao gồm những chi phí sau: chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bằng tiền. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí. 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2007-2008 4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của công ty qua 3 năm Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế Và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Qua bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty đều tăng qua 3 năm. Năm 2007 so với năm 2006. lợi nhuận tăng 1.905.953 ngàn đồng, tương đương 606%, lợi nhuận tăng vượt bậc là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2008 tổng lợi nhuận tăng 1.026.876 ngàn đồng, tương đương 46.2% so với năm 2007, từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm khá hiệu quả hàng năm đều có lãi. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành nên tổng lợi nhuận công ty của công ty qua 3 năm 2006-2007-2008. 4.4.2 Phân tích các yếu tố cấu thành đến tổng lợi nhuận công ty 4.4.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Qua bảng phân tích ta thấy. doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 59% với mức tuyệt đối 28.408.995 ngàn đồng và năm 2008, doanh thu thuần tăng 22.370.536 ngàn đồng tương đương với 29,2% so với 2007. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty đuợc gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng. Tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2007so với 2006: 59% so với 51,5%. 2008 so với 2007: 29,2% so 16,7%). Đây là điều rất tốt vì sự gia tăng cân đối này dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Xét về chi phí ta thấy năm 2007 so với 2006 chi phí bán hàng tăng 1.873.390 ngàn đồng tương đương với 61,4% và chi phí quản lý tăng 2.383.276 ngàn đồng tương đương với 87,9%, trong khi đó lãi gộp tăng 7.461.500 ngàn đồng tương đương 100,4% nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 2.303.530 ngàn đồng tương đương với 731,4%. Đến năm 2008, chi phí bán hàng tăng 126% tương đương với 6.203.580 ngàn đồng và chi phí quản lý tăng 39,1% tương đương 1.992.356 ngàn đồng trong khi đó lãi gộp tăng 12.044.355 ngàn đồng tương đương 80,9% so với năm 2007 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 46,2% tương đương với 1.026.876 ngàn đồng. Tóm lại lợi nhuận hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua 3 năm đã tăng với tỉ lệ đáng kể. Tuy nhiên năm 2007 so với 2006, lợi nhuận đã tăng rất nóng với tỉ lệ 191,8%. Đó là do công ty. mở rộng qui mô sản xuất đồng thời tìm kiếm được nhiều khách hàng nên đã làm lợi nhuận tăng đáng kể. 4.4.2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là hoạt động cho thuê tài sản và thu tiền lãi tiền gửi ngân hàng và cho vay. Năm 2007 so với năm 2006 thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 1.310 ngàn đồng tương đương với 86,1%. Đến năm 2008. thu nhập tài chính tăng 3.517 ngàn đồng. tăng 124,2% so với năm 2007. Tuy nhiên do chi phí tài chính quá cao. năm 2007so với năm 2006 tăng 902.614 ngàn đồng tương đương 66,5% và năm 2008 chi phí tài chính tăng 3.057.295 ngàn đồng tăng 135,3% so với 2007. Nguyên nhân chi phí hoạt động tài chính cao là do công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. công ty càng phát triển và mở rộng quy mô càng cần tập trung nhiều vốn nên phải vay ngân hàng, do đó chi phí trả lãi vay tăng. Vì vậy đã dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty luôn ở mức giảm. Năm 2007 lỗ từ hoạt động tài chính tăng 901.304 ngàn đồng so với 2006 và đến năm 2008 lỗ 3.053.778 ngàn đồng so với năm 2007. 4.4.2.3 Lợi nhuận khác Lợi nhuận là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản. Năm 2007 so với 2006. thu nhập này tăng 342.894 ngàn đồng, tương đương với 279,6%, chi phí khác giảm 733 ngàn đồng, tương đương giảm 100%. . Nên làm cho lợi nhuận khác tăng 343.627, tương đương 281,9% Năm 2008 so với năm 2007, thu nhập từ hoạt động khác tăng 631.575 ngàn đồng tương đương với 135,7% và không phát sinh chi phí khác nên đã làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng 631.575 ngàn đồng. tương đương 135.7%. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đạt hiệu quả cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm. Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần có biện pháp làm hạn chế lỗ từ hoạt động tài chính. làm giảm đi gánh nặng chung cho toàn công ty. Tuy nhiên. sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh. hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.5.1 Phân tích bảng cân đối kế tóan 4.5.1.1 Phân tích tài sản: Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Bảng 2: BẢNG PHÂN TÍCH PHẦN TÀI SẢN ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ-ĐẦUTƯNGẮNHẠN 17.447.618 65,99 29.907.975 66,14 35.899.905 58,61 12.460.357 71,42 5.991.930 20,03 I. Tiền 96.704 0,37 837.908 1,85 716.144 1,17 741.204 766,47 -121.764 -14,53 II.CáckhoảnĐTTC ngắn hạn - - 934.240 2,07 1.200.000 1,96 934.240 100 265.760 28,45 III. Các khoản phải thu 10.304.485 38,98 13.942.004 30,83 18.516.471 30,23 3.637.519 35,3 4.574.467 32,81 IV. Hàng tồn kho 7.046.429 26,65 13.795.448 30,51 14.646.263 23,91 6.749.019 95,78 850.815 6,17 V. Tài sản NH khác - - 398.375 0,88 821.027 1,34 398.375 100 422.652 106,09 B.TSCĐVÀ ĐTDH 8.990.474 34,01 15.313.967 33,86 25.354.104 41,39 6.323.493 70,34 10.040.137 65,56 I. Các khoản phải thu DH - - - - - - - - - - II. TSCĐ 8.861.900 33,52 12.191.460 26,96 21.081.004 34,42 3.329.560 37,57 8.889.544 72,92 III.Các khoản ĐTDH 20.000 0,08 3.020.000 6,68 4.020.000 6,56 3.000.000 150 1.000.000 33,11 IV.TSDH khác 108.574 0,41 102.507 0,23 253.100 0,41 -6.067 -5,59 150.593 146,91 Tổng tài sản 26.438.092 100 45.221.942 100 61.254.009 100 18.783.850 71,05 16.032.067 35,45 (Nguồn: phòng kế toán) Năm 2007 so với 2006 Qua số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2007 so với 2006 tăng 18.783.850 ngàn đồng (tương đương 71,05%) điều này chứng tỏ qui mô tài sản của công ty tăng. Để có thể biết tình hình tăng lên có hợp lí hay không cần phải đi sâu vào phân tích sự biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Về TSLĐ và ĐTNH năm 2007 so với năm 2006 tăng 12.460.357 ngàn đồng ( tương đương 71,42%) là do công ty phát triển mạnh, mở rộng quy mô nên tình hình TSLĐ và ĐTNH tăng lên vượt bậc. Đối với các khoản phải thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.637.519 ngàn đồng (tương đương 35,3%) là do quy mô của công ty phát triển, số lượng sản phẩm bán ra tăng nhiều, khách hàng ngày càng nhiều nên việc bán chịu ngày càng nhiều làm cho khoản phải thu tăng. Đối với hàng tồn kho của năm 2007 so với 2006 tăng 6.749.019 ngàn đồng (tương đương 95,78%) là do công ty phát triển nên phải dự trữ một lượng hàng rất lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Về TSCĐ và ĐTDH năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.323.493 ngàn đồng ( tương đương 70,34%). Tài sản cố định năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.329.560 ngàn đồng ( tương đương 37,57%) điều này thể hiện công ty đã mua thêm tài sản cố định để đáp ứng tốt việc kinh doanh của mình. Còn khoản mục TSDH khác giảm do công ty phải sử dụng đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn khác. Năm 2008 so với 2007 Qua số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 16.032.067 ngàn đồng (tương đương 35,45%). Về TSLĐ và ĐTNH năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.991.930 ngàn đồng ( tương đương 20,03%) cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nên tài sản của công ty tăng lên. Đối với các khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 4.574.467 ngàn đồng (tương đương 32,81%) là do công ty bán chịu nhiều và chưa có chính sách thu tiền hợp lý. Đối với hàng tồn kho của năm 2008 so với 2007 tăng 850.815 ngàn đồng (tương đương 6,17%) điều này cho thấy việc kinh doanh phát triển nên hàng tồn kho nhiều hơn. Về TSCĐ và ĐTDH năm 2008 so với năm 2007 tăng 10.040.137 ngàn đồng ( tương đương 65,56%). Đối với ĐTTCDH tăng 1.020.000 ngàn đồng (tương đương 33,11%) thể hiện việc mở rộng đầu tư liên doanh của công ty ngày càng phát triển. Còn tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng 8.889.544 ngàn đồng ( tương đương 72,92%) điều này thể hiện công ty đã mua thêm tài sản cố định để đáp ứng tốt việc kinh doanh của mình. Khoản mục TSDH khác tăng 150.593 ngàn đồng (tương đương 146,91%) công ty mua thêm máy móc thiết bị. Bảng 3: BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐVT: 1000 đ Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 Số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % A.NỢPHẢITRẢ 18.955.425 71,7 35.704.983 78,95 48.563.488 79,28 16.749.558 88.36 12.858.505 36.01 I. Nợ ngắn hạn 18.955.425 71,7 34.482.483 76,25 42.569.988 69,5 15.527.058 81.91 8.087.505 23.45 II.Nợ dài hạn - - 1.222.500 2,7 5.993.500 9,78 1.222.500 100 4.771.000 390.27 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.482.667 28,3 9.516.959 21,05 12.690.522 20,72 2.034.292 27.19 3.173.563 33.35 I. Nguồn vốn. quỹ 6.938.593 26,24 9.516.959 21,05 12.690.522 20,72 2.578.366 37.16 3.173.563 33.35 II. Nguồn kinh phí . quỹ khác 544.074 2,06 - - - - -544.074 -100 - - Tổng nguồn vốn 26.438.092 100 45.221.942 100 61.254.010 100 18.783.850 71.05 16.032.068 35.45 4.5.1.2 Phân tích nguồn vốn Qua bảng số liệu cho thấy nợ phải trả của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 16.749.558 ngàn đồng (tương đương 88,36%), năm 2008 tăng so với năm 2007 là 12.858.505 ngàn đồng (tương đương 36,01%) trong đó chủ yếu nợ dài hạn tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty không ngừng mở rộng quy mô, cần phải tập trung nguồn vốn lớn nên công ty phải vay ngân hàng. Về vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.034.292 ngàn đồng ( tương đương 27,19%). năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.173.563 ngàn đồng ( tương đương 33,35%). Tuy nhiên để phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh công ty phải đi vay. phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn phần nợ phải trả, chứng tỏ công ty không có khả năng tự chủ về tài chính, bị ràng buộc bởi các chủ nợ. 4.5.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 4.5.2.1 Phân tích số vòng quay vốn chung Trong quản lí, sản xuất kinh doanh. việc sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề then chốt. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Tất cả những cải tiến. đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lí chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong qúa trình kinh doanh, cho nên công ty chỉ đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động… có hiệu quả. Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thông qua bảng 4: Số liệu bảng 4 cho thấy số vòng quay tài sản của công ty qua 2 năm 2006- 2007 đều sụt giảm. Năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn giảm hơn so với năm 2006 từ 2.33 vòng giảm xuống 2.14 vòng (tương đương 8.49%). Nguyên nhân giảm là tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tài sản. Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH SỐ VÒNG QUAY VỐN CHUNG ĐVT: 1000 đ Tài sản Năm2006 Năm2007 Năm2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. DTT 48.139.090 76.548.085 98.918.621 28.408.995 59,01 22.370.536 29,22 2. Tổng TSBQ 20.618.683 35.830.017 53.237.976 15.211.335 73,77 17.407.959 48,58 Sốvòngquay TS (1)/(2)( vòng) 2,33 2,14 1,86 -0,2 -8,49 -0,28 -13,03 (Nguồn: phòng kế toán) Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH SỐ VÒNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênhlệch 2008-2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. GVHB 40.705.811 61.653.306 71.979.487 20.947.495 51,46 10.326.181 16,75 2 HTK BQ 5.116.398 10.420.939 14.220.856 5.304.541 103,7 3.799.917 36,46 3.Sốvòngluânchuyểnhànghoá (1)/(2) (vòng) 7 5 5 -2 -28,6 0 0 4. Số ngày (1 vòng) 360/(3) 51 72 72 21 41,18 0 0 4.5.2.2 Phân tích số vòng luân chuyển hàng hoá Năm 2007 so với 2006 Qua bảng phân tích số liệu (bảng 5) ta thấy số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2007 so với năm 2006 giảm. Tuy phần giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 có phần tăng nhưng không đáng kể so với lượng hàng tồn kho bình quân. Năm 2007 so với năm 2006 có phần tăng (5.304.541 ngàn đồng tương đương 33,67%) Số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2007 so với năm 2006 từ 7 vòng xuống còn 5 vòng tương đương 28,57% nguyên nhân giảm là do lượng hàng tồn kho bình quân tăng từ 5.116.398 ngàn đồng lên 10.420.939 ngàn đồng. Số ngày năm 2007 so với năm 2006 có phần tăng từ 51 ngày lên 72 ngày tương đương 21% nguyên nhân do số vòng luân chuyển hàng hoá từ 7 vòng xuống còn 5 vòng tương đương 28,57%. Năm 2008 so với 2007 Số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2008 so với năm 2007 tương đương nhau. Phần giá vốn hàng bán và lượng hàng tồn kho bình quân năm 2008 so với năm 2007 có phần tăng nhưng không đáng kể Nên số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2008 bằng năm 2007 là 5 vòng. Số ngày là 72 ngày. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn để tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn. 4.5.2.3 Thời hạn thanh toán Các giao dịch tài chính trong kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải thu, phải trả. Tuy nhiên. để thực hiện điều này cần phải có thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, trong kinh doanh. việc thanh toán các khoản phải trả doanh nghiệp sẽ dùng tài sản lưu động. đi vay … để có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Qua bảng 6 ta thấy được tình hình thanh toán của công ty. Năm 2007 so với 2006 Qua bảng phân tích số liệu cho thấy được thời hạn thu tiền của năm 2007 so với năm 2006 có phần tốt hơn từ 64 ngày (năm 2006) xuống 57 ngày (năm 2007) tương đương 10,94%. Còn thời hạn trả tiền của năm 2007 so với năm 2006 cũng được rút ngắn từ 37 ngày xuống 33 ngày từ đó cho thấy chính sách bán hàng của công ty tốt. Năm 2008 so với 2007 Thời hạn thu tiền của năm 2008 so với năm 2007 tăng từ 57 ngày (năm 2007) xuống 59 ngày (năm 2008) tương đương tăng 3,51%. Còn thời hạn trả tiền của năm 2008 so với năm 2007 được rút ngắn từ 33 ngày xuống 31 ngày từ đó cho thấy chính sách. Công ty cần xem lại chính sách thu tiền bán hàng. Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1.Các khoản phải thu bình quân 8.509.412.50 12.123.244.50 16.229.237.50 3.613.832.00 42,47 4.105.993.00 33,87 2.Doanh thu bình quân một ngày 133.719.69 212.633.57 274.773.95 78.913.88 59,01 62.140.38 29,22 3. Các khoản phải trả bình quân 4.217.539.00 5.719.317.50 6.197.407.50 1.501.778.50 35,61 478.090.00 8,36 4. GVHB bình quân một ngày 113.071.70 171.259.18 199.943.02 58.187.49 51,46 28.683.84 16,75 5. Thời hạn thu tiền (1)/(2) 64 57 59 -7 -10,9 2 3,51 6. Thời hạn trả tiền (3)/(4) 37 33 31 -4 -10,8 -2 -6,06 (Nguồn: phòng kế toán) 4.5.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ đó biện pháp điều chỉnh kịp thời. 4.5.3.1 Tỷ số lưu động Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao hay thấp. Ở thời điểm năm 2006 vốn lưu động của công ty có khả năng thanh toán chỉ bằng 0,92 lần số nợ cần thanh toán, tức 1 đồng nợ chỉ có 0,92 đồng vốn của công ty đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán hiện thời năm 2007 là 0,84 lần giảm 0,08 lần so với 2006 và năm 2008, tỷ số này tăng cũng không có gì thay đổi so với 2007. Hệ số này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty là còn thấp. 4.5.3.2 Khả năng thanh toán nhanh Hệ số này cho biết khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, hàng tồn kho không được đưa vào để tính toán, mặc dù hàng tồn kho cũng là 1 loại tài sản lưu động và tính thanh khoản của nó kém và cần một thời gian nhất định mới có thể chuyển đổi thành tiền. Năm 2006. khả năng thanh toán của công ty là 0,55 lần tức 1 đồng nợ có 0,55 đồng vốn bảo đảm. Năm 2007. tỷ số này giảm xuống 0,45 lần và năm 2008 tỷ số này đã tăng lên 0,55 lần. Cũng như tỷ số lưu động. tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn. tỷ số này thường biến động từ 0,5 - 1 lần thì có thể đảm bảo trả nợ khi đến hạn. nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ lúc cần thiết. Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng qua các năm cho thấy tình hình thanh toán của công ty thấp. Vì vậy để tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp vốn và cũng thuận lợi hơn cho công ty trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty cần có những biện pháp thích hợp. Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN ĐVT: 1000 đ Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền % Số tiền % (1) Tài sản lưu động 17.447.617 29.907.975 35.899.905 12.460.358 0,71 5.991.930 0,20 (2) Nợ ngắn hạn 18.955.425 35.704.983 42.569.988 16.749.558 0,88 6.865.005 0,19 (3) Hàng tồn kho 7.046.429 13.795.447 14.646.263 6.749.018 0,96 850.816 0,06 Tỷ số lưu động (1)/(2) (lần) 0,92 0,84 0,84 -0,08 -0,09 0,01 0,01 Tỷ số thanh toán nhanh (1-3)/(2)(lần) 0,55 0,45 0,50 -0,10 -0,18 0,05 0,11 (Nguồn: phòng kế toán) 4.5.4 Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của đơn vị là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kì và toàn bộ chi phí tương ứng để tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu cứ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị tốt hay xấu. mà cấn đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được với tổng tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động. 4.5.4.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong năm 2006 là 0,65%, tăng lên 2,9% trong năm 2007, tức năm 2007 tăng so với năm 2006 là 343,97%. Tỷ số này đã cho thấy công ty phát triển rất mạnh và đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình công ty có dấu hiệu khả quan. Trong năm 2006. cứ 100đ doanh thu thì đem lại được 0,65đ lợi nhuận, đến năm 2007 cứ 100đ doanh thu đã tăng lên 2,9đ lợi nhuận. Sự tăng lên của tỷ số chứng tỏ lượng hàng hóa của công ty đươc tiêu thụ nhiều hơn, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt. Sang năm 2008 tỷ số này tăng lên còn 3,28% là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty cao. công ty phát triển rất tốt. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty là rất tốt. Công ty cố gắng duy trì và phát triển hơn nữa. 4.5.4.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích. ta nhận thấy rằng ROE của công ty cao hơn ROA cao hơn gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả. tăng qua các năm, năm 2006 cứ 100đ vốn thì có 5,86đ lợi nhuận. đến năm 2007 thì 100đ vốn tự có đã tạo ra được 26,12đ lợi nhuận. tăng 20,26đ so với năm 2006. đến năm 2008 thì 100đ vốn tạo ra 29,25đ tăng 3,12đ so với 2007. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả. 4.5.4.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư. phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2006 tỷ suất này chỉ đạt 1,53đ lợi nhuận và đến năm 2007 thì 100đ tài sản công ty đã tạo ra 6,2đ lợi nhuận, tức tăng 4,67đ so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số này giảm 0,1đ so với năm 2007, nghĩa là 100đ tài sản đã tạo ra 6,1đ lợi nhuận. Do tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của tài sản. Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. LNR 314.525 2.220.478 3.247.353 1.905.953 606 1.026.875 46,25 2. DTT 48.139.090 76.548.085 98.918.621 28.408.995 59,01 22.370.536 29,22 3. Tổng TSBQ 20.618.683 35.830.017 53.237.976 15.211.335 73,77 17.407.959 48,58 4.VCSHBQ 5.363.408 8.499.813 11.103.741 3.136.406 58,48 2.603.928 30,64 ROS (%) (1)/(2) 0,65 2,9 3,28 2,25 344 0,38 13,17 ROA (%) (1)/(3) 1,53 6,2 6,1 4,67 306,3 -0,1 -1,57 ROE (%) (1)/(4) 5,86 26,12 29,25 20,26 345,5 3,12 11,95 (Nguồn: phòng kế toán) Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2007-2008 Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả. Lợi nhuận qua các năm tăng đáng kể. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 1.905.953 ngàn đồng, tương đương 606%, lợi nhuận tăng vượt bậc là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2008 tổng lợi nhuận tăng 1.026.876 ngàn đồng. tương đương 46,2% so với năm 2007, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu. lợi nhuận cho công ty. Công ty cần phải duy trì và phát huy hơn nữa hoạt động kinh doanh để đưa công ty ngày một đi lên, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 5.2 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN - Mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty chưa đa dạng chủ yếu là cát, đá, xi măng... Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa có vốn nhiều. đồng thời nguồn nhân lực còn thiếu. - Hiện tại công ty chưa có bộ phận marketing. Bộ phận kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì chưa có bộ phận marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường. xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Công ty cần hạn chế lỗ từ hoạt động tài chính là do công ty hoạt động chủ yếu là vay tiền ngân hàng nân chi phí lãi vay khá lớn, trong khi đó hoạt động đầu tư và cho thuê tài sản lại không nhiều. - Công ty cần phải có chính sách thu tiền hợp lý 5.3 GIẢI PHÁP Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên lợi nhuận và chi phí là hai đối tượng tỷ lệ nghịch với nhau. Vì vậy chỉ có thể phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh mới có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là đạt hay không để từ đó có biện pháp khắc phục và có hướng kinh doanh phù hợp cho kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn nữa. Qua phân tích. em xin đưa ra một số giải pháp sau: 5.3.1 Giải pháp nâng cao vốn cho công ty Chính sách huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: - Trong bất kì hoạt động kinh doanh của công ty nào thì vốn là yếu tố quan trọng nhất, nó là điều kiện rất cần để công ty hoạt động bình thường. Nếu một công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn, họ sẽ huy động vốn từ nhiều cách khác nhau như: từ mội bộ, đầu tư của bên ngoài, vay ngắn hạn, vay dài hạn, một hình thức có được vốn với chi phí thấp là huy động từ nội bộ. Mặc dù lợi nhuận thu được tăng qua 3 năm nhưng công ty còn đang thiếu vốn. Vì vậy công ty có thể thực hiện các biện pháp tăng cường vốn như sau: + Huy động vốn từ nội bộ công ty. + Giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để chọn lựa nơi có lãi suất thấp. Bên cạnh đó công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp: + Phân bố lại kết cấu lao động cho hợp lý, giảm chi phí. + Sử dụng hiệu quả vốn vay vì công ty phải chịu lãi. + Khai thác triệt để máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất tài sản cố định. sửa chữa những tài sản còn dung được. Sớm thanh lý tài sản cố định không còn dung được để bổ sung vào vốn. +Thay đổi tài sản cố định phù hợp với qui mô công ty. 5.3.2 Công tác thu hồi nợ Công ty cần xem xét vốn thiếu hụt là do đâu để thu hồi vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Bởi vì khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ làm cho công ty mất khả năng thanh toán và vòng quay vốn chậm. Do đó công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình công nợ bằng các biện pháp sau: - Đối với khoản phải thu: + Công ty cần lập các biên bản để thỏa thuận với khách hàng về thời gian thu hối nợ. + Cho nhân viên của công ty đến chổ khách hàng nợ nhiều hay nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi các khoản nợ. + Nhờ pháp luật thu hồi các khoản nợ mà khách hàng cố tình không trả. - Đối với khoản phải trả: công ty cũng cần có sự thỏa thuận với nhà cung cấp về thời gian trả nợ và cần thanh toán đúng hạn để tạo sự bền vững trong quan hệ hợp tác. 5.3.3 Giải pháp tăng uy tín cho công ty Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa chỉ tiêu “đúng chất lượng. đủ khối lượng” bởi vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín cho công ty. Do đó để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này công ty cần phải tạo cho mình một uy tín tốt. một tên tuổi vững mạnh trên thị trường. Muốn vậy công ty cần phải: + Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. xem xét đáp ứng kịp thời. + Tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác. + Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như: khi khách hàng có yêu cầu về việc giảm giá thì nhân viên công ty phải nhanh chóng về trình lên cấp trên xem xét hay khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mới của công ty ta phải giới thiệu cặn kẽ về giá cả. phẩm chất…nhưng tránh trường hợp thổi phồng so với thực tế, để khách hàng tin tưởng mà hợp tác với công ty. 5.3.4 Các giải pháp khác - Trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển. Công ty nên có đội ngũ nhân viên có Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu cầu, mong muốn hay thay đổi của thị trường. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng bộ phận kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả, thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất. – Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời. có chế độ khen thưởng đối với những nhân viên có hoạt động tích cực cho công ty. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ta thấy 3 năm qua công ty hoạt động khá hiệu quả. Doanh thu tăng dần qua 3 năm và đều có lợi nhuận. Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty đạt được như có uy tín với khách hàng. đội ngũ nhân viên làm việc siêng năng, nhiệt tình, có kinh nghiệm. …Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như khoản phải thu cao, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Do đó công ty cần phát huy những thuận lợi, nắm bắt thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm giúp cho công ty ngày càng có được uy tín cao trên thị trường, hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường xây dựng trở nên sôi nổi bởi các chính sách mở cửa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thay đổi bộ mặt nước nhà. Tình hình đó sẽ tạo cho công ty có thêm nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thử thách và nguy cơ trong hoạt động kinh doanh như: đối thủ cạnh tranh, biến động giá vật tư…Do đó công ty phải biết tận dụng cơ hội thuận lợi để vượt qua khó khăn thử thách. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực tập ở công ty em có một số kiến nghị tham khảo sau: - Công ty cần phải mở rộng thị trường hoạt động và tăng cường công tác marketing để tạo tên tuổi cho mình. - Công ty cần đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của mình nhiều hơn, đầu tư vào những mặt hàng khác như trang trí nội thất. Những mặt hàng nào chủ lực. độc quyền và có giá trị gia tăng nhiều công ty cần có hướng đầu tư nhiều. - Công ty cần có bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường và thăm dò thị trường trước khi có một quyết định quan trọng. - Cần tích cực thu hồi nợ ngắn hạn bằng cách thường xuyên nhắc nhở khách hàng, cần có chính sách hợp lý để đảm bảo thu được tiền sớm nhất. - Cần có chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ công nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác xuất khẩu của công ty đạt hiệu quả hơn. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó cần mở rộng và tăng cường quan hệ với các ngân hàng để tăng hạn mức tín dụng để có thể giải quyết kịp thời nguồn vốn của công ty khi cần thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban nhap 53.doc
Tài liệu liên quan