Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp như thế nào để có hiệu quả tốt nhất tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng”.
Nội dung luận văn đề cập đến các vấn đề về lý thuyết cũng như thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng nói riêng. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và một số chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt của công ty trong các năm 2000, 2001, 2002.
Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc tôi nhận thấy tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng trong những năm qua là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về tính ổn định của sự tăng trưởng vốn cố định, về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và những bất cập về khả năng thanh toán của công ty nhất là khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong đó có những nguyên nhân về yếu tố quản lý, điều hành sản xuất của công ty. Với những nhận xét trên cùng với sự hướng dẫn, góp ý của cô giáo Phan Thị Hạnh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng.
43 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến tay Tổng Giám Đốc, Giám Đốc giải quyết chịu trách nhiệm thì nay được chia xẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách nhiệm đối với khối lượng công việc được giao trước tổng giám đốc, giám đốc vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm gây thiệt hại, thói cửa quyền, độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia sẻ bớt quyền lực cho những người đứng đầu các phòng ban còn tạo cho họ có được sự hưng phấn, cống hiến hết mình cho công việc chung của công ty từ đó góp phần vào việc hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc thực hiện không được tốt thì cũng dễ ràng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xẩy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đó là nhiều khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.
Sơ đồ số 2:
Bộ máy quản lý tài chính
của công ty may thanh tùng
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán TGNH
Kế toán TSCĐ và tạm ứng
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tiền lương BHXH,BHYTvà các khoản trích theo lươngthanh toán TGNH
Kế toán chi phí và giá thành SF
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán tiền mặt
Kế toán CCDC
Thủ quĩ
Nhân viên hạch toán (kinh tế) xí nghiệp
Kế toán khu CN cao
: Quan hệ cung cấp số liệu
: Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ số 3:
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty may Thanh Tùng
XNmay
2
Tổng giám đốc
Phó TGĐ điều hành kỹ thuật SX
Phó TGĐ điều hành kinh doanh
Phó TGĐ điều hành XNK
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch và đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng ISO
Văn phòng tổng hợp
Chi nhánh Hải Phòng
Phòng thời trang
Các cửa hàng đại lí
XNmay
2
XNmay
4
XNmay
6
XNmay
8
XNmay
9
XN
thêu
XN
giặt mài
: Quan hệ cung cấp số liệu
: Quan hệ chỉ đạo
chương 2
Thực trạng sử dụng vốn của
Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
1. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty
a. Cơ cấu vốn:
Cơ cấu vôn của Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 : Cơ cấu vốn của Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
Đơn vị tính 1000đ
Năm
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng vốn
39.728.690
100
52.726.563
100
72.959.170
100
Vốn cố định
22.701.897
57,14
33.579.103
63,68
30.604.308
41,95
Vốn lưu động
17.026.793
42,68
19.047.459
36,32
42.354.862
58,05
Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán (2000- 2002)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty. Năm 2001 là năm công ty tiếp tục đầu tư tiền của vào xây dựng nhà xưởng đầu tư thêm phương tiện sản xuất làm việc nâng vốn cố định tăng so với năm 2000 là 10.877.206 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,54% trong đó việc tăng chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào việc mua sắm đổi mới, nâng cấp TSCĐ, chiếm tỷ trọng rất lớn là 94,15% trong vốn cố định năm 2000 và chiếm tới 93,18% trong mức tăng lên của vốn cố định. Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên không đáng kể, nó chiếm 6,82% trong mức tăng lên đó. Hiện tượng này đã hoàn hoàn chấm dứt vào năm 2002, được thể hiện rõ qua cơ cấu vốn. Vốn cố định chỉ còn chiếm 41,95% trong tổng vốn kinh doanh và vốn lưu động đã chiếm tới 58,15% tăng 21,73% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 23370403 nghìn đồng so với năm 2000. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản phải thu tăng 26.441.288 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 342,04%, và do hàng tồn kho cũng tăng 7.826.249 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,32% . Trong khi đó tiền mặt lại giảm –4.271.842 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -63,82% so với năm 2001. Kết qủa này cho thấy năm 2001 công ty đã sản xuất và tiêu thụ được khá nhiều sản phẩm hàng hoá và lượng hàng tồn kho tăng lên không đáng kể so với mức tăng của các khoản phải thu. Tuy nhiên thực tế cho thấy mặc dù công ty tiêu thụ tốt hàng hoá sản xuất ra nhưng tiền mặt thực sự thu về nằm trong két lại giảm so với năm 2001 vì doanh thu ( lợi nhuận) tạo được trong quá trình sản xuất kinh doanh đã nằm hầu hết trong khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều, gây bất lợi cho công ty trong việc quay vòng vốn. Trên đây là vấn đề mà công ty cần phải giải quyết trong năm 2003 đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng vì nó chiếm tới 93,79% trong tổng số phải thu. Công ty cần có những giải pháp thật hợp lý làm sao thu được tiền về két, giảm thiểu số tiền trong lưu thông mà không làm ảnh hưởng tới khách hàng, đối tác. Điều này hết sức quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công việc làm cho người lao động là nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển của công ty.
b. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường, ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp. Công ty có quyền chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu là vay ngân hàng. Trong hoạt động này chủ yếu là vay dài hạn và vay ngắn hạn nhưng vay dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vay ngắn hạn trong tổng số nợ phải trả.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
Đơn vị tính : 1000đ
Năm
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ phải trả
31.641.205
79,64
36.368.603
68,98
44.746.357
61,33
Nợ ngắn hạn
14.001.981
37,76
16.316.619
30,95
15.936.415
21,84
Nợ dài hạn
16.466.425
41,45
20.051.984
38,03
26.824.046
36,76
Vốn chủ sở hữu
8.087.485
20,36
16.357.960
31,02
28.212.813
38,67
Tổng nguồn vốn
39728690
100
52.726.563
100
72.959.170
100
(Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán ( 2000-2002)
Qua số liệu trên cho thấy công ty đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Với tình hình chung ở nước ta thì thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài để thu hút vốn từ nguồn vốn rỗi rãi trong dân chúng là khó thực hiện được chính vì vậy công ty chủ yếu là vay nợ ngân hàng để đáp ứng như cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản nợ phải trả đã liên tục tăng qua các năm, điều này chứng cho thấy công ty có nhu cầu vốn lớn và các tổ chức tín dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà công ty may Thanh Tùng đã tạo dựng được trong những năm qua, thì nay lại được chứng minh rõ nét hơn khi mà nợ phải trả chiếm tỷ trọng ngày càng giảm đi trong tổng nguồn vốn điều đó khẳng định sự phát triển đi lên của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2001 nợ phải trả tăng 4.727.398 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,94% so với năm 2001, nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn lại giảm - 10,66%. Năm 2002 nợ phải trả tiếp tục tăng so với năm 2002 với mức tăng tyệt đối là 8.377.754 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,06%, nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn đã giảm là -7,65%. Qua sự so sánh trên ta thấy sở dĩ có hiện tượng nợ phải trả tăng nhưng tỷ trọng của nó lại giảm trong tổng vốn là do sự tăng lên rất mạnh mẽ của vốn chủ sở hữu. Năm 2001 vốn chủ sở hữu tăng 8.270.475 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2000 là 102,26%. Năm 2001 lại tiếp tục tăng so với năm 2001, với mức tăng tuyệt đối là 11.854.853 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng72,47%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ đối với công ty vì nó thể hiện được việc sử dụng các khoản vay đã mang lại những kết quả rất khả quan từ đó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vồn vốn vay, tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính và tăng khả năng chủ động về vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Có điểm đáng chú ý là các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng không đều nhau. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Điều này có thể được giải thích là trong ba năm 2000-2002 công ty đã chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư đổi mới nâng cấp tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà muốn làm được điều đó thì cần phải có một lượng vốn lớn và dĩ nhiên nó lớn hơn số vốn cần cho việc bổ xung vào vốn lưu động. Tuy nhiên nhìn chung thì cả hai loại nợ ngắn và dài hạn đều có xu hướng giảm đó là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho công ty. Đây là một xu hướng tốt cần phát huy trong thời gian tới để công ty đạt được một cơ cấu vốn hoàn hảo, hợp lý hơn.
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp
Để thấy được khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu tổng hơp từ 5-8 đã trình bày để phân tích làm rõ vấn đề:
Bảng số 3: Kết quả các chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị : 1000đ
Năm
2000
2001
2002
2001 so với 2000
2002 so với 2001
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Mức tăng tuyết đối
%
Mức
%
Tỷ suất lợi nhuận vốn
0,05564
0,09333
0,08366
0,03769
67,74
-0,00967
-10,36
Hệ số đảm nhiệm vốn
0,55658
0,55764
0,64529
0,00106
0,19
0,08765
15,72
Doanh lợi vốn
0,28664
0,3530
0,23591
0,06636
23,15
-0,11709
-33,17
Hệ số nợ
0,80589
0,73559
0,64538
-0,0703
-8,72
-0,09021
-12,26
Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán (2000-2002)
a. Tỷ suất lợi nhuận vốn
Năm 2001 cứ 1000đ vốn bình quân tạo ra 0,09333 nghìn đồng lợi nhuận (tăng 0,03769 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67,74% ) so với năm 2000. Nguyên nhân của sự tăng mạnh lợi nhuận so với vốn bình quân điều đó có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn hay làm gia tăng thêm một lượng lợi nhuận nhất định. Nếu muốn hệ số của chỉ tiêu này đạt được như năm 2000 trong khi lợi nhuận ở mức năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
4.314.614
=
77.545.183,32
(1.000đ)
0.05564
Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 44.227.626,5 nghìn đồng vốn bình quân do vậy đã tiết kiệm được một lượng vốn bình quân là:
77.545.183,32- 44.227.626,5=31.317.556,82 nghìn đồng
Năm 2002 chỉ tiêu này đạt được là 0,08366 nghìn đồng /1000đ vốn cố định bình quân, giảm - 0,00967 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm
-10,36% so với năm 2000. Hiện tượng này xảy ra là do mức tăng của lợi nhuận không theo kịp mức tăng vốn bình quân, nói cách khác thì vốn được đầu tư nhiều nhưng không đem lại hiệu quả bằng năm 2001 đã làm công ty bị lãng phí một lượng vốn hay mất đi một lượng lợi nhuận. Để đạt được hệ số của chỉ tiêu này không đổi so vói năm 2001, trong khi lợi nhuận ở mức năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
5.257.398
=
56.331.276,12
(1.000đ)
0.09333
Thực tế, công ty đã sử dụng một lượng vốn bình quân là : 62.842.866,5 nghìn đồng do vậy đã lãng phí một lượng là :
62.842.866,5-56.331.276,12=6.511.590,38 nghìn đồng
b. Hệ số đảm nhiệm vốn
Năm 2001 đạt 0,55764 nghìn đồng vốn bình quân / 1000đ doanh thu thuần tăng rất nhẹ so với năm 2000 với mức tuyệt đối là 0,00106 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,19%. Sang năm 2002 hệ số của chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh so với năm 2001 với mức tăng tuyệt đối là 0,08765 nghìn đồng / 1.000đ doanh thu thuần, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,72%. Nghĩa là công ty bị thiệt hại một lượng doanh thu thuần hay lãng phí một lượng vốn bình quân nhất định cụ thể nếu muốn đạt được hệ số của chỉ tiêu này như năm 2001, với mức doanh thu thuần đạt được như năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là :
0,55764 * 97.386.197=54.306.438,9 (1.000đ)
Nhưng thực tế công ty đã sử dụng là 62.842.866,5 nghìn đồng do vậy đã lãng phí một lượng vốn bình quân là :
62.842.866,5-54.306.438,9=8.536.427,6 (1000đ)
c. Doanh lợi vốn
Tương tự như chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn ta thấy năm 20001 Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn tự có bình quân so với năm 2000 là:
4.314.614
=
15.052.379,29
-
6.736.083
=
8.316.296,291
(1.000đ)
0.28664
Năm 2002 đã lãng phí một lượng vốn tự có bình quân so với năm 2000 là:
5.257.398
=
14.893.478,75
-
62.842.866,5
=
-7.949.387,75
(1.000đ)
0,3530
Và so với năm 2000 đã lãng phí một lượng vốn là:
5.257.398
=
18.341.466,65
-
62.842.866,5
=
- 44.501.399,85
(1.000đ)
0.28664
Hiện tượng doanh lợi vốn tăng giảm thất thường là do sự biến động của lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn còn có sự bất cập nên dẫn đến tình trạng kể trên.
d. Hệ số nợ
Năm 2001 hệ số nợ là 0,73559, giảm - 0,0703 tương ứng với tỷ lệ giảm - 8,72% so với năm 2000, nghĩa là cứ 1000đ vốn bình quân năm 2001 công ty đã có thêm 0,073 nghìn đồng vốn chủ sở hữu bình quân. Tương tự, năm 2002 tỷ lệ vốn vay bình quân trong tổng vốn bình quân tiếp tục giảm
-12,26%, tương ứng với mức giảm tuyệt đối là - 0,09021 nghìn đồng vốn vay bình quân / 1.000đ vốn bình quân hay cứ 1000đ vốn vay bình quân công ty đã tăng thêm được 0,09021 nghìn đồng vốn chủ sở hữu bình quân.
Qua các chỉ tiêu tổng hợp trên ta thấy có sự tăng giảm thất thường, nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa ổn định. Cụ thể trong 3 năm 2000-2002 thì chỉ có năm 2001 là năm mà các chỉ tiêu được đánh giá là khá tốt hay nói cách khác là năm mà công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Năm 2002 có xu hướng xấu đi. Thực tế này đòi hỏi công ty cần có biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Có một đặc điểm nổi bật trong ba năm hệ số nợ liên tục giảm nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sở hữu liên tục tăng, báo hiệu mức độ độc lập về tài chính của công ty ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty chủ động nhu cầu vốn trong kinh doanh giảm được các chi phí tài chính do việc vay vốn từ các nguồn khác nhau.
2.2. Các chỉ tiêu phân tích
2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản cố định là một phần quan trọng, do là công ty sản xuất nên tỷ trọng tài sản cố định của công ty tương đối cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định dùng các chỉ tiêu từ số 9-14 để phân tích.
Bảng số 4: Kết quả các chỉ tiêu phân tích đối với vốn cố định
Đơn vị: 1000 đ
Năm
2000
2001
2002
2001 so với 2000
2002 so với 2001
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Mức tăng tuyết đối
%
Mức tăng tuyết đối
%
Hệ số đổi mới TSCĐ
2.6974
2.9752
2.68992
0.27785
109.34
- 0.28528
-53.63
Sức sản xuất TSCĐ
1.98896
1.94364
1.89424
- 0.04532
- 2.28
0.0494
- 2.61
Suất hao phí TSCĐ
0.50277
0.51450
0.52792
0.01173
2.33
0.01342
0.025
Tỷ suất LNCĐ
0.07283
0.12328
0.12119
0.05045
69.27
0.00209
- 1.96
Hệ số đảm nhiệm VCĐ
0.33136
0.33946
0.32953
0.0081
0.024
0.00993
- 2.29
(Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán năm 2000– 2002)
Hệ số đổi mới tài sản cố định
Năm 2001 tăng so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,27785 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 109,34%. Điều này chứng tỏ rằng năm 2001 là năm công ty đầu tư rất mạnh vào tài sản cố định của đơn vị trong đó chủ yếu là tăng cường mua sắm mới các máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động và sản lượng sản xuất. Sang năm 2002 chỉ tiêu này giảm mạnh so với năm 2001, với mức giảm tương đối là -53,63% tương ứng với mức giảm tuyệt đối là - 0,28528 nghìn đồng. Qua đây có thể thấy rõ một điều là năm 2001 là năm công ty đầu tư vào tài sản cố định mạnh mẽ nhất nhằm mục tiêu tăng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận có tính chất nền móng cho những năm tiếp theo. Sang năm 2002 mức đầu tư vào tài sản cố định chỉ có ý nghĩa hoàn thiện chiến lược phát triển công ty mà thôi.
Sức sản xuất của tài sản cố định
Năm 2001 là 1,94364 nghìn đồng/ 1000đ nguyên giá bình quân tài sản cố định giảm xuống so với năm 2000 là - 0,04532 nghìn đồng ( tương ứng với tỷ lệ giảm là -2,28%).Vậy nếu sức sản xuất của tài sản cố định không đổi so với năm 2000 hay nói cách khác là để đạt được mức doanh thu như năm 2000 công ty cần sử dụng:
82.898.307
=
41.679.222
(1.000đ)
1,98896
Thực tế sử dụng của năm 2001, Công ty đã lãng phí một lượng nguyên giá tài sản cố định bình quân là :
42.651.138-41.679.222=971.916 (1.000đ)
Tính tương tự như năm 2001 năm 2002, để đạt được sức sản xuất của TSCĐ không đổi so với năm 2001 và năm 2000 thì Công ty cần sử dụng tương ứng là:
97.386.197
=
50.105.059
(1.000đ)
1,94364
Và:
97.386.197
=
48.963.376
(1.000đ)
1,98896
Nguyên giá bình quân TSCĐ . Thực tế sử dụng năm 2002 Công ty đã lãng phí một lượng nguyên giá bình quân TSCĐ so với năm 2001 là :
51.411.852-50.405.059=1.306.793 (1.000đ)
và so với năm 2000 là:
51.411.852-48.963.376=2.248.476 (1.000đ)
Nguyên nhân của hai hiện tượng trên là do mức tăng của doanh thu không theo kịp với mức tăng của tài sản cố định và với thực tế phân tích ở trên chứng tỏ công tác quản lý, khai thác tài sản cố định tại công ty còn nhiều bất cập đặc biệt là trong hai năm 2001 và năm 2002 khi một lượng rất lớn tài sản cố định được đầu tư thể hiện qua hệ số đổi mới tài sản cố định
Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định
Về tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định năm 2001 là 0,12328 nghìn đồng/ 1000đ nguyên giá tài sản cố định bình quân, tăng so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,05045 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 69,27%. Nguyên nhân là do mức tăng của lợi nhuận lớn hơn mức tăng của tài sản cố định. Cụ thể : năm 2002 để đạt được mức lợi nhuận như trên và tỷ suất sinh lời không đổi so với năm 2000 thì công ty cần sử dụng:
2.804.499
=
70.042.432
(1.000đ)
0,04004
Nguyên giá bình quân tài sản cố định. Với thực tế sử dụng năm 2001 thì công ty đã tiết kiệm được một lượng là:
70.042.432-42.651.138=27.391.294 (1.000đ)
Sang năm 2002 hệ số của chỉ tiêu này giảm nhẹ so với năm 2001 với mức giảm tuyệt đối là - 0,00209 nghìn đồng lợi nhuận / 1.000 nguyên giá bình quân tài sản cố định, tương ứng với tỷ lệ giảm -1,69%. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng chậm hơn so với mức tăng của nguyên giá tài sản cố định nói cách khác việc khai thác sử dụng tài sản cố định chưa đạt hiệu quả cao nhất. Để giữ không cho hệ số của chỉ tiêu sụt giảm so với năm 2000 trong khi lợi nhuận đạt ở mức năm 2002 thì công ty cần sử dụng là:
6.230.543
=
50.539.771,25
(1.000đ)
0,12328
Nguyên giá bình quân TSCĐ, thực tế công ty đã sử dụng một lượng là 51.411.852 nghìn đồng nên đã lãng phí một lượng nguyên giá bình quân tài sản cố định là:
51.411.852-50.539.771,25=872.080,75 nghìn đồng
Thực tế trên cho thấy, chỉ tiêu sức sản xuất tài sản cố định liên tục giảm qua ba năm nhưng sức sinh lời của nó tăng rất mạnh ở năm 2001 và có giảm nhẹ ở năm 2002. Điều đó chứng tỏ các chi phí gián tiếp đã được tiết kiểm soát chặt chẽ hơn, đúng với tình hình sản xuất kinh doanh hơn do đó cùng với mức tăng mạnh mẽ của tổng doanh thu cộng với một cơ cấu chi phí gián tiếp hợp lý đã góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty tăng trưởng nên đã có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định
Suất hao phí tài sản cố định
Suất hao phí của tài sản cố định năm 2001 là 0,51450 nghìn đồng nguyên giá bình quân TSCĐ / 1000 đồng doanh thu thuần, tăng tuyệt đối 0,01173 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,33% so với năm 2000. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng trong năm 2002 so với năm 2001 với mức tăng tuyệt đối là 0,01342 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,61%. Điều này chứng tỏ cứ mỗi một 1000đ doanh thu thuần thu được năm 2001 công ty đã lãng phí thêm 0,01173 nghìn đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định so với năm 2000, năm 2002 con số này là 0,01342 nghìn đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định so với năm 2001. Hiện tượng suất hao phí tài sản cố định tăng trong năm 2001, sang năm 2002 vẫn chưa khắc phục được đó chính là vấn đề quan trọng mà công ty phải có phương hướng và biện pháp hiệu quả để giảm chỉ tiêu này xuống càng thấp càng tốt, có vậy thì công ty mới sử dụng và quản lý tốt tài sản cố định của mình
Hệ số đảm nhiệm vốn
Năm 2001 chỉ tiêu này đạt 0,33946 nghĩa là cứ 1.000đ doanh thu thuần được tạo ra cần phải tiêu tốn mất 0,33946 nghìn đồng vốn cố định bình quân, tăng tuyệt đối 0,0081 nghìn đồng/1.000đ doanh thu thuần (tương ứng với tỷ lệ tăng 2,44% so với năm 2000), đã làm thiệt hại (lãng phí ) một lượng vốn bình quân hay doanh thu thuần. Cụ thể : Với mức vốn cố định bình quân chi ra trong năm 2001 mà lại đạt được hệ số như năm 2000 thì doanh thu thuần công ty phải thực hiện được là :
28.140.500
=
84.924.251,75
(1.000đ)
0,33136
nhưng thực tế thì chỉ thực hiện được 82.898.307 nghìn đồng tức là đã lãng phí một lượng:
84.924.251,57 - 82.898.307=2.025.944,57 (1.000đ)
Nhưng sang năm 2002 hiện tượng lãng phí vốn cố định bình quân hoặc doanh thu thuần đã được chặn đứng. Chứng tỏ công ty đã có biện pháp sử lý hữu hiệu kịp thời trong công tác quản lý và sử dụng vốn đặc biệt là khâu khai thác sử dụng tài sản cố định nên đã làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả hơn cụ thể : năm 2002 chỉ cần 0,32953 nghìn đồng vốn cố định bình quân đã tạo được 1000đ doanh thu thuần giảm tuyệt đối –0.00993 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -2,92% so với năm 2001 nên tiết kiệm một lượng vốn cố định bình quân hay làm tăng thêm một lượng doanh thu thuần nhất định. Cụ thể, để đạt được hệ số bằng năm 2001 với mức sử dụng vốn cố định bình quân như năm 2002 thì doanh thu thuần công ty sẽ đạt được là :
32.091.705
=
94.537.515
(1.000đ)
0,33946
nhưng thực tế công ty đã tạo được một lượng doanh thu thuần là 97.386.197 do vậy đã làm tăng thêm một lượng doanh thu thuần là:
97.386.197-94.537.515,47=2.848.682 (1.000đ)
Doanh lợi vốn
Hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm liên tục tăng và đã mang lại mức tiết kiệm vốn cố định bình quân cho công ty cụ thể là. Năm 2001 tiết kiệm được
5.258.250
=
47.581.666,82
-
28.140.500
=
19.441.166,82
(1.000đ)
0,11051
so với năm 2000. Năm 2002 tiết kiệm được
6.230.543
=
33.343.374,72
-
32.091.705,5
=
1.251.669,219
(1.000đ)
0,18686
so với năm 2001
Tóm lại qua ba năm 2000-2002 thì năm 2001 là năm công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả nhất với mức tăng rất cao theo chỉ tiêu doanh lợi là 69,09% so với năm 2000 và theo chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn thì tăng 2,44% so với năm 2000. Điều đó cho thấy năm 2001 cũng là năm công ty có chính sách quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý nhất nên đã mang lại doanh lợi vốn rất cao mặc dù hệ số đảm nhiệm vốn cũng tăng
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong đánh giá hay phân tích hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp hay công ty thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phần rất quan trọng. Qua đó có thể thấy được hiệu quả thường xuyên của một công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu từ 15-19 để phân tích làm rõ vấn đề.
Bảng 5: Kết quả chỉ tiêu phân tích đối với vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đ
Năm
2000
2001
2002
2001 so với 2000
2002 so với 2001
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Mức tăng tuyết đối
%
Mức tăng tuyết đối
%
Sức sản xuất VLĐ
4.44
4.59598
3.23465
0.15598
3.51
-1.36133
-29.62
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
0.16259
0.29152
0.29294
0.12893
79.297
-0.08858
-30.38
Số vòng quay VLĐ
4.44
4.59598
3.23465
0.15598
3.51
-1.36133
-29.62
Thời gian 1 vòng luân chuyển
75.58
78.33
111.29
- 2.75
- 3.39
32.96
42.08
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0.207
0.216
0.315
- 0.009
- 0.04
0.099
0.03
(Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán năm 2000 – 2002)
Sức sản xuất của vốn lưu động
Năm 2001 là 4,59598 nghìn đồng / 1000đ vốn lưu động bình quân tăng so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,15598 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,51%. Điều đó đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động bình quân là :
82.898.307
=
18.670.789,86
-
18.037.126
=
633.663
(1.000đ)
4,44
(trong đó : 82.898.307/4,44 là mức vốn lưu động bình quân cần thiết để sức sản xuất của vốn lưu động đạt bằng so với năm 2000 với doanh thu thuần ở mức năm 2001). Sang năm 2002 chỉ tiêu này giảm so với năm 2001 với mức giảm tuyệt đối là -1,36133 nghìn đồng doanh thu thuần / 1.000đ vốn lưu động bình quân tương ứng với tỷ lệ giảm là -29,62%, chứng tỏ năm 2002 công ty đã sử dụng lãng phí một lượng vốn lưu động bình quân là :
=
-
=
97.386.197
=
21.189.430,11
-
30.701.160,5
=
- 9.511.730
(1.000đ)
4,59598
Nguyên nhân là do vốn lưu động bình quân năm 2002 tăng cao hơn mức tăng của doanh thu thuần hay nói cách khác sức sản xuất của vốn lưu động năm 2002 không bằng năm 2001
Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2001 đạt 0,29152 nghìn đồng lợi nhuận / 1.000đ vốn lưu động bình quân , tăng so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,12893 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 79,297% . Vậy để mức sinh lời năm không đổi so với năm 2000, với mức lợi nhuận đạt được ở năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn lưu động bình quân là:
5.258.250
=
32.340.549,85
(1.000đ)
0,16259
so với thực tế sử dụng năm 2001 ta thấy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động bình quân là :
32.340.549,85 – 18.037.126 = 14.303.423,85 nghìn đồng .
Sang năm 2002 chỉ số này giảm so với năm 2001 với mức giảm tuyệt đối là - 0,08858 nghìn đông lợi nhuận/ 1.000đ vốn lưu động bình quân tương ứng với tỷ lệ giảm -30,38%, chứng tỏ công ty đã sử dụng lãng phí một lượng vốn lưu động bình quân là :
30.701.160
-
6.230.543
=
9.328.550,917
(1.000đ)
0,29152
(trong đó 6.230.543/0,29152 là vốn lưu động bình quân cần thiết để đạt được hệ số của chỉ tiêu bằng với năm 2000 với mức lợi nhuận đạt ở mức năm 2001)
Vòng quay của vốn lưu động
Số vòng quay của vốn lưu động năm 2001 là 4,59598 vòng một năm tăng so với năm 2000 là 0,15598 vòng/ năm tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,51% nguyên nhân là do tổng doanh thu thuần tăng cao hơn mức tăng của vốn lưu động bình quân hay nói cách khác vốn lưu động đã được sử dụng rất có hiệu quả, chỉ với tỷ lệ đầu tư vốn lưu đông vào sản xuất kinh doanh ở mức thấp nhưng đã tạo ra đươc một lượng doanh thu với tỷ lệ tăng vượt xa so với mức tăng của vốn lưu động vì thế đã nâng tốc độ quay vòng vốn tăng so với năm 2000. Đi sâu phân tích ta thấy để số quay vòng vốn bằng năm 2000 thì Công ty phải sử dụng một lượng vốn lưu động bình quân là 18.670.789 nghìn đồng nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 18.037.126 nghìn đồng nên đã tiết kiệm được là:
18.670.789 – 18.037.126 = 633.663 (1000.đ)
Sang năm 2002 chỉ số này giảm so với năm 2001 với mức giảm tuyệt đối là -1,36133 vòng / năm tương ứng với mức giảm - 29,62% nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không kịp so với mức tăng lên của vốn lưu động hay nói cách khác vốn lưu động đã không được sử dụng hiệu quả nên làm giảm vòng quay của vốn lưu đông vì thế làm lãng phí một lượng vốn lưu động bình quân là :
30.701.160
--
97.386.197
=
9.511.730
(1.000đ)
4,59598
( trong đó 97.386.197/4,59598 là mức vốn lưu động bình quân cần thiết để đạt được hệ số của chỉ tiêu bằng so với năm 2001 với mức doanh thu thuần thực hiện ở năm 2002)
Thời gian của một vòng quay vốn
Thời gian một vòng quay của vốn lưu động năm 2001 là 78,33 giảm -2,75 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm - 3,39% so với năm 2000. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng tiết kiệm vón lưu động bình quân. Ta có thể xác định số vốn lưu động đã tiết kiệm được qua công thức:
Số vốn lưu động lãng phí hay tiết kiệm
=
Doanh thu thuần
*
Thời gian 1 vòng quay (kỳ phân tích)
-
Thời gian 1 vòng quay( kỳ báo cáo)
360
Vậy số vốn lưu động bình quân đã tiết kiệm được do giảm thời gian 1 vòng quay vốn là:
82.898.307
*
(78,33 - 81,08)
=
-
633.250,956
(1.000đ)
360
Sang năm 2002 thời gian 1 vòng quay vốn lưu động tăng lên so với năm 2001 là 32,96 ngày / 1 vòng quay, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,08%, sử dụng công thức nêu trên ta tính được số vốn lưu động bình quân công ty đã lãng phí do tăng thời gian 1vòng quay trong năm 2002 là :
97.386.197
*
(111,29 - 78,33)
=
8.916.247
(1.000đ)
360
Hệ số đảm nhiệm vốn
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2001 đạt 0,216 nghĩa là cứ 0,216 nghìn đồng vốn lưu động bình quân đầu tư vào sản xuất thì thu được 1.000đ doanh thu thuần , giảm so với năm 2000 với mức giảm tuyệt đối là
- 0,009 nghìn đồng vốn lưu động bình quân / 1.000đ doanh thu thuần tương ứng với tỷ lệ giảm là - 0,04% . Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tiết kiệm được 0,009 nghìn đồng đối với mỗi đồng doanh thu thuần được tạo ra. Ngược lại trong năm 2002 chỉ số của chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là Công ty đã sử dụng lãng phí một lượng vốn lưu động bình quân là 0,099 nghìn đồng trong mỗi một nghìn đồng doanh thu thuần tạo ra
Nhìn chung qua ba năm 2000 -2002 thì năm 2001 là năm công ty sử dụng tốt vốn lưu động thể hiện ở các kết quả của chỉ tiêu phân tích đều tốt mang lại hiệu quả nổi bật nhất
2.2.3 Một số tỷ lệ tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt
Như đã trình bày ở chương I ta sử dụng công thức từ 20 đến 22 để phân tích làm rõ tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 6 : Các chỉ tiêu tài chính
Đơn vị : 1000đ
Năm
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Tỷ suất thanh toán hiện hành
0,8654
1,1349
1,1349
1,1674
1,1674
2,6577
Tỷ suất thanh toán VLĐ
0,0231
0,1364
0,1364
0,1993
0,1993
0,0791
Tỷ suất thanh toán tức thời
0,0336
0,2064
0,2064
0,4102
0,4102
0,1520
( Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán 2000-2002)
Về khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanh toán trong vòng một năm ) dùng chỉ tiêu tỷ suất thanh toán hiện hành để phân tích ta thấy: Trong 3 năm chỉ só chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1 điều này cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan.Riêng chỉ có đầu năm 2000 chỉ số này là 0,8654 cho thấy tình hình tài chính là không tốt, công ty không đủ khả năng thanh toán được tổng số các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng đến cuối năm 2000 thì tình hình đó được cải thiện, vào thời điểm cuối kỳ chỉ số này là 1,1349 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty đang đi dần vào thế ổn định. Nếu xét trong cả 3 năm thì cuối năm 2002 chỉ số này là cao nhất do vậy có thể nói năm 2002 là năm tình hình tài chính của công ty là khả quan nhất
Về tỷ suất thanh toán của vốn lưu động năm 2000 chỉ số đầu năm là 0,0231 và cuối năm là 0,1364 tăng 0,1364-0,0231 = 0,1133 cho thấy đến cuối năm công ty đã cải thiện được vấn đề tiền mặt để thanh toán. Năm 2001 ( tính tương tự như năm 2000 ) ta thấy tình hình tiền mặt của Công ty ngày càng được cải thiện đầu kỳ là 0,1364 đến cuối kỳ là 0,1993 do đó có thể nói công ty đã làm tốt nghiệp vụ kế toán làm giảm được các khoản phải thu và tăng lượng tiền mặt. Năm 2002 (tính tương tự như năm 2000), chỉ số thanh toán vốn lưu động đầu kỳ là 0,1993 cuối kỳ là 0,0791 giảm - 0,1202 so với đầu kỳ. Rõ ràng đến cuối kỳ Công ty lại lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt để thanh toán nguyên nhân ở đây là do các khoản thu tăng lên quá cao làm tăng lượng tiền trong lưu thông và giảm lượng tiền mặt tại quỹ của công ty
Qua 3 năm 2000 - 2002 thì chỉ có năm 2001 là tỷ suất thanh toán vốn lưu động là hợp lý nhất nó phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản cố định là hoàn toàn hợp lý. Về tỷ suất thanh toán tức thời, năm 2000 đầu kỳ là 0,0336 cuối kỳ là 0,2046 cho thấy Công ty có thể lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán ở đầu kỳ nhưng xét trong kỳ thì tình hình tài chính đã phần nào được cải thiện ở cuối kỳ chỉ số này tăng hơn đầu kỳ là 1,1728 chỉ số này tăng là do tiền mặt của công ty tăng từ 429.283 nghìn đồng lên tới 30.96.987 nghìn đồng trong khi đó nợ ngắn hạn tăng lên nhưng không đáng kể từ 12.777.801 lên 15.001.981 nghìn đồng. Năm 2001 (tính tương tự như năm 2000) chỉ số đầu kỳ là 0,2064 và đến cuối kỳ là 0,4102 cho thấy khả năng thanh toán nhanh ( tức thời ) tiếp tục tăng. Chỉ số này tăng lên cũng lại do tiền mặt của công ty tăng cao với mức tăng tương đối là 116,15% tương ứng với mức vượt tuyệt đối là 3.579.156 nghìn đồng, đồng thời công nợ tăng không đáng kể với mức tăng tuyệt đối là 1.314.638 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối là 8,76% so với đầu năm. Năm 2001 (tính tương tự như năm 2000) chỉ số đầu kỳ là 0,4102 và tới cuối kỳ chỉ còn 0,1520 cho thấy công ty lại lâm vào tình trạng thiếu tiền cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Nếu đem so sánh cả ba năm về hai chỉ tiêu “ tỷ suất thanh toán của vốn lưu động” và “ tỷ suất thanh toán tức thời” thì năm 2001 là năm mà khả năng thanh toán của công ty là tốt nhất. Trong hai năm 2000 và 2002 thì khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động và khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ còn thấp
3. Nhận xét chung
3.1 Những mặt đã đạt được
Qua số liệu trên , ta thấy doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua 3 năm đã thể hiện sự phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu của của Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng trong chặng đường đi lên của mình. Mục tiêu mà công ty thực hiện được triệt để nhất đó là mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị, điều này được thể hiện rõ qua hệ số đổi mới tài sản cố định tăng cao năm 2001 và ở năm 2002 tuy có giảm nhưng vẫn tăng so với năm 2001 đã làm quy mô vốn cố định của công ty phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 cũng là năm mà công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất, được thể hiện qua kết quả các chỉ tiêu đều rất tốt như doanh lợi vốn cố định bình quân tăng 69,09%, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động bình quân tăng 73,97% nên đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh toán của công ty
3.2 Những hạn chế cần khắc phục
Ta có thể thấy ngay hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2002 giảm sút so với năm 2001 nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2000. Chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa đi vào thế ổn định.
Xét về vốn cố định thì năm 2002 vẫn có sự tăng trưởng trong đó chủ yếu vẫn là sự tăng lên của TSCĐ được đầu tư mới nhưng với mức tăng nhỏ hơn so với năm 2001 . Hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến vốn cố định đều không duy trì được sự ổn định tốt đẹp như năm 2001 cá biệt có những chỉ tiêu năm 2001 đã không khắc phục được những hạn chế so với năm 2000 mà sang năm 2002 vẫn lâm vào tình trạng xấu hơn cụ thể là : Doanh lợi vốn cố định tăng 3,9% so với năm 2001 trong khi đó chỉ tiêu này tăng 69,09% so với năm 2000 . Sức sản xuất TSCĐ giảm -2,54% so với năm 2001 và còn giảm :
(1,89424 - 1,98896)
*
100
=
- 4,76 %
1,98896
so với năm 2000 . Suất hao phí tăng 2,61% so với năm 2000 tăng :
(0,52792 - 0,50277)
*
100
=
5 %
0,50277
so với năm 2000 . Hệ số đảm nhiệm vốn cố định tăng 3,01% so với năm 2001 và tăng:
(3,03462 - 3,01784)
*
100
=
0,556%
3,01784
so với năm 2000 đã làm lãng phí vốn .
- Xét về vốn lưu động thì cũng tương tự như vốn cố định sang năm 2002 đều có dấu hiệu rõ ràng của sự giảm sút hiệu quả so với năm 2001. Sức sản xuất vốn lưu động giảm - 29,62% so với năm 2001 và giảm:
(3,23465 - 4,44)
*
100
=
-27,15%
4,44
so với năm 2000. Tỷ suất vốn lưu động giảm - 25,10% so với năm 2001. Số vòng quay vốn lưu động giảm - 29,62% so với năm 2001 và giảm -27,15% so với năm 2000. Thời gian 1 vòng quay vốn tăng 42,08% so với năm 2001 và tăng :
(111,29 - 81,08)
*
100
=
37,26%
81,08
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 45,83% so với năm 2001 và tăng:
(0,315 - 0,225)
*
100
=
40%
0,225
so với năm 2001 làm lãng phí vốn lưu động .
- Về khả năng thanh toán của công ty còn nhiều bất cập . Nếu xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong cả kỳ thì đảm bảo nhưng nếu thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn và vốn lưu động thì công ty lại bị thiều tiền mặt để thanh toán ở các thời điểm đầu năm 2000 và cuối năm 2002.
Như vậy , từ thực tế sử dụng vốn cố định và vốn lưu động trong năm 2002 đã tổng hợp ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty không tốt bằng năm 2001, nguyên nhân dẫn đến kết quả trên thì có nhiều , trong đó có nguyên nhân về yếu tố quản lý , điều hành sản xuất chung của công ty . Thực tế này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải có biện tháo gỡ nhằm chặn được đà giảm sút cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm tiếp theo.
Chương III : một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
3.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
Trong những năm qua theo đường lối phát chính sách triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp được ra đời với số lượng lớn, trong đó có doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc.Vì thế ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về vốn tín dụng, các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh lẫn nhau về thị phần tiêu thụ trong nước và các hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Đặc biệt là sự cạnh sự cạnh tranh ấy sẽ trở lên gay gắt và cơ hội giành được các đơn đặt hàng lớn, lâu dài của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trở lên khó khăn hơn khi phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự. Bởi lẽ họ có kinh nghiệm, trình độ trong quản lý sản xuất kinh doanh, có sức mạnh về tài chính nên giá thành sản phẩm của họ chắc chắn sẽ ở mức thấp, kết hợp với mẫu mã sản phẩm lại đa dạng, phong phú nên sản phẩm của họ có sức cạnh tranh tốt. Ví dụ như sản phẩm dệt may của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam với giá cả phù hợp với đại đa số thu nhập của người lao động, mẫu mã lại đa dạng để người tiêu dùng có thể lựa chọn trong khi đó sản phẩm dệt may của ta đa số là giá thành khá cao, mẫu mã còn đơn điệu nên khó có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Trong tương lai, chắc chắn là sự cạnh trạnh sẽ còn khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp may mặc được ra đời nhiều thêm không những ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài, và nhu cầu chung thì tăng chậm hoặc chững lại, điều đó được xem như là một quy luật tất yếu của nền kinh tế . Trước bối cảnh ấy, Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
Tiếp tục đầu tư, cải tiến đổi mới theo chiều sâu máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại, tạo cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển lâu dài . Đẩy mạnh công tác thiết kết , đa dạng hoá mãu mã sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa . Tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 để hội nhập khu vực và thế giới.
Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ( về giá cả , chất lượng, mẫu mã) với các sản phẩm nhập khẩu từ khu vực ASEAN vào Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Vì đến năm 2003 thuế hàng xuất nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn từ 0% đến 5% và sẽ giảm xuống 0% sau năm 2006
Gia tăng sản lượng tiêu thụ nội địa, mở rộng thị trường tiêu thụ đến các vùng nông thôn miền núi vì đây là một thị trường rất rộng lớn mà công ty còn chưa khai thác được đồng thời phấn đấu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty để họ có đủ năng lực làm chủ máy móc thiết bị hiện đại và đủ năng lực để quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường luôn biến động.
Xây dựng hệ thống các kênh phấn phối tiêu thụ, các đại lý bán hàng, mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các mối trung gian thương mại tạo thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng.
Tổ chức sản xuất khoa học, hiệu quả xây dựng phương án tiết kiệm trong sản xuất, hội tụ sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty có khả năng thâm nhập vào thị trường mới.
Tạo đủ công ăn việc làm, cố gắng nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, chấp hành đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước.
Từng bước lập kế hoạch chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Một số chỉ tiêu cụ thể năm 2003
Giá trị sản xuất công nghiệp: 970.461triệu đồng
Doanh thu 280.800 triệu đồng
( Trong đó doanh thu bán FOB là 60 %)
Kim ngạch xuất khẩu 10.6 triệu USD
Lợi nhuận 7.500 triệu đồng
Nộp Ngân sách 2.500 triệu đồng
Thu nhập bình quân 1.243.000 đồng
Tổng số cán bộ công nhân viên 3.120 người
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 0.55
Trước mắt công ty cần phấn đấu hoành thành kế hoạch đặt ra trong năm 2003 là doanh thu tăng 32% , năng suất lao động bình quân tăng 26%/ người, bán FOB đạt 70% doanh thu, giảm tỷ trọng nợ phải trả, giá vốn hàng bán chiếm 66% trong doanh thu.
Để thực hiện tốt các mục tiêu và phương hướng nêu trên đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, Công ty cần phải xem xét và khắc phục những khó khăn, những điểm yếu đồng thời phải biết tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh sẵn có. Đòi hỏi phải có sự đoàn kết nội bộ, sự nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên của Công ty, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.1 Về phía Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng
3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của một doanh nghiệp là một phần vốn ứng ra để mua sắm tài sản cố định, đối với Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng - là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy vốn cố định chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số vốn của Công ty. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải:
Xác định cơ cấu tài sản cố định hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty, ở công ty tài sản cố định hữu hình là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng 100%, trong bộ phận này thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất cao nên cùng với việc huy động tối đa tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh phải tiến hành xử lý dứt điểm những tài sản hư hỏng, không cần dùng và không có hiệu quả kinh tế, những tài sản đã khấu hao hết chờ thanh lý nhằm tận thu, thu hồi vốn cố định chưa sử dụng hết.
Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất. Biện pháp này làm cho với một lượng tài sản cố định nhất định có thể sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn, tiền khấu hao với một đơn vị sản phẩm giảm, vốn cố định luân chuyển nhanh hơn. Thực tế ở Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng máy móc thiết bị thực tế chỉ khai thác được từ 94-96% công suất, một mặt do trình độ tay nghề của công nhân còn chưa cao, một mặt do sự xuống cấp của máy móc thiết bị và khả năng sử dụng những thiết bị mới chưa thành thạo. Vì vậy Công ty cần phải chú ý tới việc nâng cao và tăng thời gian hoạt động có ích và tăng công suất của tài sản cố định.
Tổ chức tốt công tác giữ gìn sửa chữa tài sản cố định có ảnh hưởng đến việc duy trì tính năng, công dụng, công suất tài sản cố định. ở Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng trách nhiệm giữ gìn được giao cho từng xí nghiệp sản xuất, từng phòng ban vì vậy ý thức giữ gìn tài sản khá cao. Tuy vậy công tác sửa chữa tài sản cố định còn nhiều điểm chưa hợp lý: Đội ngũ công nhân kỹ thuật nhiều khi không sửa chữa được loại máy móc, thiết bị hiện đại mà phải thuê chuyên gia nên việc sửa chữa kéo dài, tốn phí, làm ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất ......Vì vậy công ty cần phải nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, kỹ sư, phải tính toán lựa chọn giữa sửa chữa lớn và quyết định thanh lý sao cho hợp lý nhất biện pháp này cần hướng vào việc khắc phục những tổn thất do hao mòn trong quá trình sử dụng cũng như do tác động của tự nhiên. Để thực hiện tốt công tác sửa chữa, giữ gìn tài sản cố định cần phải kết hợp kế hoạch sửa chữa với các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, phát triển ứng khoa học kỹ thuật.
Cải tiến hiện đại hoá máy móc thiết bị, đây là một biện pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Cần phải tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của biện pháp này, cần lập ra nhiều phương án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất.
Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. Trình độ tay nghề của công nhân càng cao thì việc sử dụng tài sản sẽ tốt hơn, ý thức trách nhiệm trong bảo quản sử dụng càng tốt thì mức độ hao mòn tài sản càng giảm đi, tránh được những hư hỏng và tai nạn bất ngờ. ở công ty nhìn chung trình độ tay nghề của người công nhân chưa cao, có một số thiết bị hiện đại trình độ sử dụng của công nhân còn hạn chế ...Vì vậy công ty cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho công nhân, đặc biệt là những bộ phận thiết bị hiện đại, đồng thời phải nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của người lao động, kết hợp với các biện pháp kinh tế như thưởng, phạt để kích thích người lao động giữ gìn máy móc tốt hơn.
Phân cấp quản lý tài sản cố định, giao quyền sử dụng cho các đơn vị, xí nghiệp, phòng ban nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng của các đơn vị.Thực tế trong công ty việc quản lý tài sản cố định lớn nhất là Tổng giám đốc công ty, ở các xí nghiệp là giám đốc các xí nghiệp, ở các phòng ban là trưởng phòng, tuy đã phân cấp quản lý cho các đơn vị song việc phân cấp còn nhiều bất cập. Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đối với Công ty là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liêu lao động các doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động (như nguyên vật liệu , bán thành phẩm ......) vốn lưu động cùng một lúc được phân bổ trên khắp các gian đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho qúa trình tái sản xuất được thực hiện liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các quá trình khác nhau đó. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả bao nhiêu thì sản phẩm tiêu thụ được nhiều bấy nhiêu. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Tổ chức và quản lý tốt quá trình thu mua, dự trù vật tư nhằm giảm bớt chi thu mua dự trữ vật tư góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Như đã phân tích trong phần dự trữ hàng tồn kho, cho thấy mức dự trữ nguyên vật liệu ở đầu năm và cuối năm khá cao mà thực tế nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp không thể dùng hết, mặt khác giá cả các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty hầu như không có sự biến đổi lớn vì thế nên chăng công ty nên giảm bớt lượng dự trữ này để tăng cường lượng vốn ở các khâu khác. Công ty cần quản lý tốt khâu này để vật tư phục vụ cho sản xuất có chất lượng tốt, giá cả thấp nhưng vẫn cung cấp kịp thời.
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong khâu lưu thông. Đây là điểm yếu của Công ty vì giá trị của thành phẩm và các khoản phải thu trong vốn lưu động của công ty là rất lớn . Cụ thể các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động tăng mạnh nhất là ở năm 2001 làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu lưu thông. Để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông công ty cần giảm các khoản phải thu xuống, tăng cường công tác thu nợ, điều chỉnh lại chính sách tín dụng thương mại sao cho hợp lý. Công ty cần giảm bớt thành phẩm tồn kho bằng cách tăng lượng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ ... cùng với việc đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông và khâu sản xuất sẽ làm cho tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng lên.
Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác. Cần phải xác định đúng lượng dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong thanh toán . Cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm tối đa rủi ro về lãi suất. Cần áp dụng các biện pháp tăng tốc độ thu tiền, giảm tốc độ chi, có nhiều cách tăng tốc độ thu tiền mặt như áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý, thiết lập hệ thống thanh toán qua ngân hàng đối với những khách hàng lớn, tổ chức bộ phận làm công tác nhắc nhở và thu hồi nợ.
Khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu. Có nhiều cách để thực hiện như đem gửi ngân hàng, cho các doanh nghiệp có uy tín sử dụng, bổ xung vốn cho các dự án đầu tư đang hoạt động hiệu quả ...
Kết luận
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp như thế nào để có hiệu quả tốt nhất tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng”.
Nội dung luận văn đề cập đến các vấn đề về lý thuyết cũng như thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng nói riêng. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và một số chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt của công ty trong các năm 2000, 2001, 2002.
Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc tôi nhận thấy tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng trong những năm qua là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về tính ổn định của sự tăng trưởng vốn cố định, về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và những bất cập về khả năng thanh toán của công ty nhất là khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong đó có những nguyên nhân về yếu tố quản lý, điều hành sản xuất của công ty. Với những nhận xét trên cùng với sự hướng dẫn, góp ý của cô giáo Phan Thị Hạnh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng.
Song thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế nên những phân tích trong đề tài cũng như những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, nghiên cứu và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế pháp chế trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I, tập thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng, đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn cô Kim Anh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH459.doc