Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Vĩnh Long

Từkhi thành lập cho tới nay, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long không ngừng nỗlực vươn lên và đã tạo được vịthếcủa một ngân hàng thương mại lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn tín dụng hằnng năm chi nhánh đã đóng góp một phàn không nhỏvào sựphát triển kinh tếcủa tỉnh nhà. Có được những thành tựu nhưngày hôm nay là nhờvào sựcốgắng phấn đấu của tạp thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Mỗi cán bộngân hàng đã thấm nhuần tưtưởng: “mục tiêu hoạt động vì khách hàng”, “thành công của khách hàng là thành công của chính ngân hàng”. Mỗi nhân viên luôn niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn, tưvấn mọi thủtục, hồsơvay, thanh toán, Nhờvậy, ngân hàng đã tạo được uy tín dối với khách hàng và sốngười đến giao dịch tại ngân hàng ngày một nhiều. Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang đi theo chiều hướng tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi. Nguồn thu nhập chính của ngân hàng vẫn từhoạt động đầu tưtín dụng, trong đó tín dụng cá thểluôn chiếm tỷtrọng cao nhất. Đây là thành phần kinh tếnằm trong chiến lược cần đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới vì đối tượng khách hàng này chiếm sốlượng động đảo và hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này hàng năm vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

pdf62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh số cho vay toàn ngành, trong khi khách hàng của đối tượng kinh tế này rất đa dạng. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá thể trong năm tới. Tuy nhiên, không phải vì muốn gia tăng doanh số cho vay mà ngân hàng lơ là trong việc xem xét các yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngân hàng cần phải xem xét thận trọng các khoản cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng yêu cầu cổ phần hoá ngân hàng sắp tới. Thực tế ngân hàng vẫn còn gặp phải hai vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh số cho vay xuất phát từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng đó là uy tín khách hàng và vấn đề tài sản đảm bảo vay vốn. Đặc thù riêng của sản xuất Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 36 SVTH: Ngô Phạm Duy nông nghiệp là sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bên cạnh đó, phương pháp nuôi trồng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng lớn đến công việc sản xuất của các hộ nông dân. Thực tế cho thấy, nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng mắc nợ ngân hàng mà không có khả năng chi trả sau đợt dịch cúm gia cầm do nguồn thu nhập chính là đàn gia cầm mắc bệnh đã bị tiêu huỷ. Hay một thực tế khác là ngay khi tất cả các điều kiện đều rất thuận lợi nhưng người nông dân vẫn phải chịu cảnh được mùa mất giá. Sau khi thu hoạch, họ phải chấp nhận bán với mức giá hoà vốn thậm chí với mức giá lỗ do trên thị trường cung sản phẩm đã vượt quá so với mức cầu sản phẩm. Hậu quả kéo theo là họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hiện tượng cung cao hơn cầu thường xảy ra đối với các sản phẩm nông nghiệp do đa số người dân còn sản xuất riêng lẽ, tự phát. Do đó, họ chưa tạo được uy tín, lòng tin đối với ngân hàng, gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng khi cho họ vay vốn. Một vấn đề khác ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng là vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo vay vốn. Đa số khách hàng đến vay vốn ngân hàng đều yêu cầu họ có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì họ không được vay vốn. Trường hợp có tài sản đảm bảo nhưng khả năng mua bán tài sản đó trên thị trường thấp ngân hàng cũng không xét đơn vay vốn của họ. Hiện nay, ngân hàng có chính sách phân địa bàn hoạt động cho từng cán bộ tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nào họ phải nắm vững tình hình phát triển của địa bàn đó. Như vậy, khi đến vay vốn khách hàng phải trình bày rõ mục đích sử dụng vốn vay cho cán bộ phụ trách địa bàn đó. Do quen thuộc địa bàn, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được khách hàng có trung thực trong việc trình bày mục đích vay vốn hay không hoặc phương án sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu thấy không hiệu quả hay tài sản đảm bảo khó phát mãi, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng. 4.3.2. Doanh số thu nợ kinh tế cá thể Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tư sinh lời của ngân hàng. Nếu đồng vốn mà ngân hàng đã chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng có thể thu hồi theo đúng thời hạn đã Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 37 SVTH: Ngô Phạm Duy thoả thuận trên hợp đồng tín dụng thì mới đảm bảo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của ngân hàng. Trong 3 năm vừa qua, công tác thu hồi nợ rất được sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng, nhờ đó doanh số thu nợ đạt được kết quả khá tốt. 4.3.2.1. Doanh số thu nợ kinh tế cá thể theo thời gian Doanh số thu nợ của ngân hàng có những biến động khá rõ rệt. Năm 2004 tổng vốn thu hồi từ kinh tế cá thể đạt 354.883 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 296.610 triệu đồng, trung & dài hạn là 58.273 triệu đồng. Doanh số thu nợ trong năm thấp là do ngân hàng đã cho phép một số cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được gia hạn vốn. Dịch cúm gia cầm, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và cơn bão lớn đi qua đã làm ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi gia cầm, các hộ trồng lúa và hoa màu. Từ đó làm cho công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên qua năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự chuyển biến tốt. Nhiều khoản nợ cũ và mới được thu hồi làm cho doanh số thu nợ tăng lên rất cao. Năm 2005, nguồn vốn thu hồi đã tăng lên 342.132 triệu đồng, trong đó thu hồi các khoản nợ ngắn hạn tăng 339.055 triệu đồng, các khoản nợ trung & dài hạn tăng 3.077 triệu đồng. Sang năm 2006, nguồn vốn thu hồi tiếp tục tăng. Trong năm ngân hàng thu hồi được 813.184 triệu đồng, tăng 116.169 triệu đồng so với năm trước. Trong đó thu từ các khoản nợ ngắn hạn là 739.027 triệu đồng, tăng 103.362 triệu đồng, thu từ các khoản nợ trung & dài hạn là 74.157 triệu đồng, tăng 12.807 triệu đồng (xem bảng 7 và hình 7 về doanh số thu nợ). BẢNG 7: DOANH SỐ THU NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. ĐVT: triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Ngắn hạn 296.610 635.665 739.027 339.055 114,3 103.362 16,3 Trung & dài hạn 58.273 61.350 74.157 3.077 5,3 12.807 20,9 Tổng 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 38 SVTH: Ngô Phạm Duy 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2004 2005 2006 Trung & dài hạn Ngắn hạn Từ việc tăng lên của doanh số thu nợ cho thấy ngân hàng đã có sự thận trọng trong việc xem xét các phương án sử dụng vốn vay của khách hàng trước khi chuyển giao quyền sử dụng vốn cho họ nên đã hạn chế phần nào khả năng không thu hồi được nợ. Ngoài ra, trong các điều khoản của hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện: "Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ", điều này làm tăng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng. 4.3.2.2. Doanh số thu nợ kinh tế cá thể theo mục đích sử dụng vốn. Doanh số thu nợ theo từng mục đích vay vốn có những chuyển biến tích cực, trong 3 năm qua số vốn thu hồi có xu hướng tăng. Tình hình tăng cụ thể như sau: Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Năm 2004 công tác thu hồi nợ của chi nhánh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Số vốn thu hồi còn bị chậm trễ do nhiều khách hàng vay vốn không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Trong năm dịch cúm gia cầm bùng phát trên địa bàn, các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa làm cho nhiều hộ nông dân mất đi nguồn thu nhập chính trả nợ ngân hàng. Một số cơ sở sản xuất do nguồn hàng xuất bán chưa thu tiền kịp nên chậm trễ trong việc thanh toán nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, do công tác giải tỏa mặt bằng xây dựng trung tâm bách hóa, nhiều hộ kinh doanh tạm thời bị mất chỗ mua bán nên không có khả năng trả nợ ngân Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. Nguồn: Phòng khách hàng Triệu đồng Năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 39 SVTH: Ngô Phạm Duy hàng. Vì vậy, doanh số thu nợ trong năm thấp. Sang năm 2005, ngân hàng có sự quan tâm nhiều hơn công tác thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn, ngân hàng tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ. Có khi cán bộ tín dụng phải đến tận nơi để hỗ trợ công tác chi trả nợ cho khách hàng. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn trong năm hoạt động khá hiệu quả nên có nguồn thu nhập trả các khoản nợ cũ của kỳ trước và kỳ mới cho ngân hàng. Sau khi trung tâm bách hóa xây dựng xong, các hộ kinh doanh đã quay lại buôn bán và có phần nhộn nhịp hơn trước. Nhiều họ đã có nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, số vốn thu hồi của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Mức vốn thu hồi trong năm ở lĩnh vực sản xuất tăng 130.990 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 118,2%, lĩnh vực kinh doanh tăng 207.677, tỷ lệ tăng là 89,1% (xem bảng 9 và hình 8). Qua năm 2006, công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh, doanh số thu nợ của 2 lĩnh vực này tiếp tục tăng. Ở lĩnh vực sản xuất tăng 49.755 triệu đồng, ở lĩnh vực kinh doanh tăng 59.963 triệu đồng. Lĩnh vực tiêu dùng và nhà ở: Đa số khách hàng ở lĩnh vực vay tiêu dùng và nhà ở là các cán bộ công nhân viên nhà nước có thu nhập ổn định. Từ nguồn thu nhập này định kỳ hàng tháng họ đều trích một khoản tiền để trả nợ dần cho ngân hàng nên hầu như các khoản nợ đều được thu hồi đúng hạn. Trong thời gian qua do doanh số cho vay ngày càng tăng nên số vốn thu hồi về ngân hàng cũng tăng theo. Năm 2005, vốn thu hồi từ lĩnh vực vay tiêu dùng tăng 2.615 triệu đồng. Sang năm 2006, vốn thu hồi tăng 4.431 triệu đồng. Riêng lĩnh vực nhà ở trong năm ngân hàng đã thu hồi được 2.870 triệu đồng, tăng 2.020 triệu đồng. Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Sản xuất 110.805 241.795 291.550 130.990 118,2 49.755 20,6 Kinh doanh 232.973 440.650 500.613 207.677 89,1 59.963 13,6 Tiêu dùng 11.105 13.720 18.151 2.615 23,5 4.431 32,3 Nhà ở - 850 2.870 - - 2.020 237,6 Tổng 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 40 SVTH: Ngô Phạm Duy Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. Nguồn: phòng khách hàng. Đánh giá chung công tác thu hồi nợ của kinh tế cá thể: Hệ số thu nợ cá thể của năm 2004 là 72,1%; năm 2005 là 98,1% và năm 2006 là 94,7%. Như vậy cho thấy thời gian qua công tác thu hồi nợ ngày càng được quan tâm nhiều hơn, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng ngày càng tốt. Năm 2006 mặc dù hệ số thu nợ có giảm xuống nhưng hệ số này vẫn còn ở mức khá cao. Tóm lại, thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế cá thể cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, quy mô ngày được mở rộng, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những trường hợp vốn của ngân hàng không thu hồi được do nguyên nhân khách quan như thời tiết, tình hình dịch bệnh, vụ kiện trong xuất khẩu… làm cho nguồn thu nhập của khách hàng bị mất và gây ra những khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng. Đối với các khoản nợ này ngân hàng đã tiến hành các thủ tục pháp lý phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Tuy nhiên, công tác thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất chưa mang lại hiệu quả như mong muốn cho ngân hàng. Bất cập trong xử lý 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở Triệu đồng Năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 41 SVTH: Ngô Phạm Duy tài sản đảm bảo thể hiện ở các quy định pháp luật và sự phức tạp trong thủ tục hành chính. Thông tư 03/2001/NHNN-BTP-BCA-TCĐC (Ngân hàng nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tổng cục Địa chính) quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Thông tư này còn quy định: nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra toà. Trên thực tế, nếu không đạt dược sự thoả thuận với khách hàng hay khách hàng không hợp tác, cố tình kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ có cách chuyển hồ sơ khởi kiện. Luật pháp chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của toà án. Để có thể xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ, ngân hàng phải thông qua một thủ tục hành chính là đăng ký bất động sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biến tài sản đó thành tài sản của mình. Sau đó để có thể đấu giá quyền sử dụng đất thì ngân hàng phải gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất. Đến đây, bộ phận thi hành án kết hợp với công an và cán bộ sở địa chínhtiến hành kiểm tra, đo đạc lại tài sản trước khi tiến hành bán đấu giá. Nếu bán được tài sản thì ngân hàng có thể thu hồi được vốn của mình. Nếu không bán được, ngân hàng phải tiến hành nhận lại tài sản đản bảo và tự xử lý tài sản để thu hồi vốn. Thực tế cho thấy ngân hàng phải mất nhiều thời gian mới bán được tài sản thậm chí là không thể bán được. Như vậy, mặc dù tài sản đã thuộc về ngân hàng nhưng ngân hàng không thể thu hồi được đồng vốn đã bỏ ra, hay nói nguồn vốn của ngân hàng đã bị đóng băng. Chẳng những ngân hàng phải tốn chi phí cho các thủ tục pháp lý mà còn phải mất nhiều thời gian cho quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Ngay cả khi có được quyết định thi hành án của toà án, nhưng khâu thẩm định lại tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian do cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng cùng tiến hành giải quyết. Kế đến, ngân hàng phải tiếp tục chờ đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản. Tóm lại các quy định về thủ tục xử lý tài sản đảm bảo và thủ tục phát mãi còn rất nhiều phức tạp. Các quyết định, bản án của toà án tỉnh được thi hành trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành. Biện pháp dùng tài sản đảm bảo khi vay vốn tưởng như chắc chắn nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả thật sự cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản thu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 42 SVTH: Ngô Phạm Duy hồi nợ. Do đó, ngân hàng nhà nước cần sớm có biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho công tác xử lý tài sản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. 4.3.3. Tổng dư nợ kinh tế cá thể Số dư nợ tại một thời điểm nhất định phản ảnh tổng số tiền thị trường còn nợ ngân hàng hay nói cách khác, nó phản ảnh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay và chưa thu hồi được. Số dư nợ lớn hay nhỏ chưa thể nói lên được nó tốt hay xấu. Nếu số dư nợ nhỏ là do không mở rộng hoạt động tín dụng, doanh số cho vay hằng năm thấp là không tốt. Ngược lại, nếu số dư nợ lớn là do chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, doanh số cho vay hằng năm luôn tăng ở mức hợp lý thì kết quả đạt được tốt hơn. Để đánh giá tình hình dư nợ của ngân hàng cần xem xét thêm các yếu tố khác như doanh số cho vay, doanh số thu nợ và khả năng kiểm soát các khoản nợ quá hạn. Ngoài ra, để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cần xem xét thêm chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn phải được giữ ở mức thấp hơn hoặc bằng 5%. 4.3.3.1. Dư nợ kinh tế cá thể theo thời gian. Trong thời gian qua chi nhánh ngân hàng Công Thương Vĩnh Long đã thực hiện mở rộng tín dụng đối với kinh tế cá thể với mục tiêu hoạt động là an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình đầu tư vào công tác tín dụng cá thể vì vậy mà dư nợ cho vay kinh tế cá thể ngày càng tăng. Năm 2005, do doanh số thu nợ tăng cao hơn mức tăng của doanh số cho vay (doanh số thu nợ tăng 342.132 triệu đồng trong khi doanh số cho vay chỉ tăng 218.296) nên dư nợ cá thể tăng lên không nhiều, đến cuối năm dư nợ chỉ tăng 13.255 triệu đồng. Sang năm 2006 dư nợ lại tăng lên khá cao. Đến cuối năm số nợ còn phải thu hồi là 503.195 triệu đồng, tăng 45.302 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,9%. Có sự tăng lên như vậy là do trong năm 2006 có nhiều khoản tín dụng tập trung vào cuối năm, các khoản này chưa đến kỳ hạn thu nợ nên đẩy dư nợ tăng cao. Ngoài ra, do trong năm ngân hàng đã cho phép một số hộ nông dân và cơ sở Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 43 SVTH: Ngô Phạm Duy sản xuất gạch ngói, thảm, chiếu được gia hạn nợ, điều này góp phần làm cho dư nợ tăng lên (xem bảng 9 và cột biểu hiện dư nợ trong hình 9). Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chỉ tăng 25.066 triệu đồng do trong năm ngân hàng thu được nhiều khoản nợ đến hạn và các khoản nợ cũ từ năm trước khách hàng chưa thanh tóan nên đẩy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao và làm cho dư nợ giảm xuống. Đến cuối năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng ở mức khá cao, tăng 78.404 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,7%. Nguyên nhân là do từ khoảng cuối tháng 4, nhu cầu vay vốn của các cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ tăng cao. Các khoản tín dụng này năm sau mới đến hạn thu hồi. Dư nợ trung & dài hạn: Trong khi dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng thì dư nợ trung & dài hạn lại có xu hướng giảm. Năm 2005 số dư nợ giảm 20.811 triệu đồng, giảm 14% so với cuối năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ tiếp tục giảm 32.738 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 25,6%. Nguyên nhân là do các khoản tín dụng trung & dài hạn trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, do đó đối với loại tín dụng này, ngân hàng phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Đặc điểm của loại cho vay này là không thể thu hồi vốn ngay mà phải chia thành nhiều kỳ qua nhiều năm. Thời gian cho vay kéo dài thì ngân hàng có thể thu được lãi cao tuy nhiên rủi ro mất vốn cũng tăng lên. Nguyên nhân khác là do vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, theo Quyết định 457/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định: tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 40% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung & dài hạn. Điều này đã hạn chế các khoản tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Từ năm 2004, ngân hàng chủ yếu đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trung & dài hạn hơn mở rộng cho vay nên dư nợ có xu hướng giảm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 44 SVTH: Ngô Phạm Duy BẢNG 9: DƯ NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Ngắn hạn 295.848 329.914 407.954 34.066 11,5 78.040 23,7 Trung & dài hạn 148.790 127.979 95.241 -20.811 -14,0 -32.738 -25,6 Tổng 444.638 457.893 503.195 13.255 3,0 45.302 9,9 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2004 2005 2006 Trung & dài hạn Ngắn hạn Như vậy, thời gian qua xu hướng tín dụng cá thể của ngân hàng là tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã tăng từ 66,5% lên 81,1%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn giảm từ 33,5% xuống 18,9%. Mặc dù ngân hàng đang có mục tiêu giảm dư nợ cho vay trung & dài hạn để giảm bớt rủi ro nhưng không nên vì vậy mà tiếp tục giảm tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn. Các khoản cho vay này chứa đựng nhiều rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Về vòng quay vốn tín dụng: Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn chỉ đạt 1,3 vòng do số vốn thu hồi được trong năm còn thấp. Kể từ năm 2005, vốn thu hồi về ngân hàng HÌNH 8: DƯ NỢ CHO VAY KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. Nguồn: phòng khách hàng. Năm Triệu đồng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 45 SVTH: Ngô Phạm Duy tăng lên đáng kể, đẩy vòng quay vốn lên 2,2 vòng. Điều này phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp và kinh doanh cá thể: chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, tốc độ luân chuyển vốn cao. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng cá thể có hiệu quả, ngân hàng có thể thu hồi nhanh đồng vốn cho hoạt động tái đầu tư sinh lời, tạo nguồn thu nhập ngày càng tăng cho ngân hàng. Đối với vòng quay vốn trung & dài hạn, mặc dù doanh số thu nợ trung & dài hạn luôn tăng nhưng dư nợ hàng năm vẫn còn lớn nên vòng quay vốn còn thấp, năm 2004-2005 chỉ đạt 0,4 vòng. Riêng năm 2006 doanh số thu nợ tăng trong khi dư nợ giảm nên vòng quay vốn tăng lên 0,7 (xem bảng 10). BẢNG 10: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. ĐVT: Vòng. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG 2004 2005 2006 Ngắn hạn 1,3 2,2 2,2 Trung & dài hạn 0,4 0,4 0,7 Nguồn: Phòng khách hàng. 4.3.3.2. Dư nợ kinh tế cá thể theo mục đích sử dụng vốn. Xét theo từng lĩnh vực dư nợ có xu hướng tăng. Ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh mức dư nợ của năm 2004 khá cao, trong đó có nhiều khoản nợ đến hạn bị khách hàng từ chối thanh tóan và xin gia hạn nợ. Sang năm 2005 công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, thêm vào đó hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm khá thuận lợi. Nhiều khách hàng đã có khả năng về tài chính để trả nợ cho ngân hàng, trong đó các khoản nợ cũ và nợ mới. Điều này làm cho doanh số thu nợ trong năm tăng cao, cao hơn cả mức tăng của doanh số cho vay và làm cho dư nợ của năm 2005 chỉ tăng ở mức thấp. Ở lĩnh vực sản xuất, dư nợ tăng 3.415 triệu đồng, lĩnh vực kinh doanh là 1.400 triệu đồng. Đến cuối năm 2006, doanh số cho vay tăng cao nên dư nợ đã tăng lên đáng kể. Ở lĩnh vực sản xuất, dư nợ tăng 14.626 triệu đồng, ở lĩnh vực kinh doanh là 24.086 triệu đồng. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, số lượng khách hàng vay tiêu dùng ngày càng tăng nên dư nợ cho vay tiêu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 46 SVTH: Ngô Phạm Duy dùng cũng tăng theo. Năm 2005 dư nợ tăng 4.632 triệu đồng, sang năm 2006, dư nợ cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơn, tăng 3.740 triệu đồng. Riêng lĩnh vực nhà ở, đến cuối năm 2006 dư nợ đạt 6.658 triệu đồng, tăng 2.850 triệu đồng so với năm 2005. Bảng 11: DƯ NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. ĐVT: Triệu đồng So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Sản xuất 200.568 203.983 218.609 3.415 1,7 14.626 7,2 Kinh doanh 233.344 234.744 258.830 1.400 0,6 24.086 10,3 Tiêu dùng 10.726 15.358 19.098 4.632 43,2 3.740 24,4 Nhà ở - 3.808 6.658 - - 2.850 74,8 Tổng 444.638 457.893 503.195 13.255 3,0 45.302 9,9 Nhìn chung trong những năm qua chi nhánh đã thu hút được lượng lớn khách hàng là các cá nhân và các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này, tạo điều kiện cho họ đầu tư sản xuất, 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở Hình 9: SỐ DƯ NỢ KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. Nguồn: phòng khách hàng Triệu đồng Năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 47 SVTH: Ngô Phạm Duy kinh doanh mua sắm trang thiết bị mở rộng quy mô, ngành nghề nên dư nợ đối với lĩnh vực này có chiều hướng tăng. Đối với các khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể, nguồn vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ít, chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Trong 3 năm qua khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh phát triển khá sôi nổi, các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà và đã tạo ra nhiều việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho số lượng lớn lao động trong tỉnh. Số dư nợ hàng năm liên tục tăng và ở mức thấp hơn nhiều so với doanh số cho vay, đây là biểu hiện tốt cho hoạt động tín dụng cá thể của ngân hàng. Về vòng quay vốn tín dụng: Trong cho vay cá thể thì cho vay các hộ kinh doanh thường mang lại hiệu quả cao, ngân hàng có thể thu hồi được lãi và gốc đúng hạn. Phần lớn vốn vay kinh doanh chỉ diễn ra trong ngắn hạn, theo mùa vụ nên khả năng quay vòng vốn nhanh hơn so với các lĩnh vực cho vay khác. Năm 2004, vốn thu hồi về ngân hàng thấp nên vòng quay vốn đạt được không cao. Vòng quay vốn ở lĩnh vực sản xuất là 0,6 vòng, ở lĩnh vực kinh doanh là 1,1 vòng. Từ năm 2005 công tác thu hồi nợ có sự chuyển biến tốt hơn nên vòng quay vốn cao hơn. Ở lĩnh vực sản xuất tăng từ 1,2 đến 1,4 vòng, ở lĩnh vực kinh doanh tăng từ 1,9 lên 2,0. Nhìn chung vòng quay vốn ở hai lĩnh vực trên đạt được khá cao, đây lại là 2 lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong thành phần kinh tế cá thể, vòng quay vốn cao sẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng cá thể diễn ra liên tục, tạo nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Về lĩnh vực tiêu dùng, vòng quay vốn của 3 năm luôn ổn định ở mức 1,1 vòng. Riêng lĩnh vực nhà ở do thời hạn vay vốn kéo dài nên vòng quay vốn ở mức thấp, 0,4-0,5 vòng. BẢNG 12: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. ĐVT: Vòng. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG 2004 2005 2006 Sản xuất 0,6 1,2 1,4 Kinh doanh 1,1 1,9 2,0 Tiêu dùng 1,1 1,1 1,1 Nhà ở - 0,4 0,5 Nguồn: phòng khách hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 48 SVTH: Ngô Phạm Duy 4.3.4. Nợ quá hạn Đối với mỗi khoản tín dụng cấp cho khách hàng ngân hàng luôn mong muốn đồng vốn mà mình đã bỏ ra sẽ được thu hồi đúng hạn. Đây là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động tín dụng chứa đựng không ít rủi ro cho ngân hàng. Không gì có thể đảm bảo chắc chắn tất cả các khoản tín dụng sẽ được thu hồi cho dù nó được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng thua lỗ của khách hàng, khiến họ mất đi nguồn thu nhập trả nợ để lại các khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng. Không một ngân hàng nào có thể tránh khỏi tình trạng này nhưng làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ quá hạn, làm lành mạnh nguồn tài chính ngân hàng luôn là mối quan tâm lớn đối với các nhà quản lý ngân hàng, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo ngân hàng Công Thương Vĩnh Long vì ngân hàng sắp được cổ phần hoá vào tháng 10/2007. 4.3.4.1. Nợ quá hạn kinh tế cá thể theo thời gian Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Vĩnh Long như sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 49 SVTH: Ngô Phạm Duy Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. ĐVT: Triệu đồng. NỢ QUÁ HẠN 2004 2005 2006 Ngắn hạn 7.136 5.628 4.552 Trung & dài hạn (T&D hạn) 4.807 4.807 3.552 Tổng nợ quá hạn (NQH) 11.943 10.435 8.104 NQH ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn (%) 2,4 1,7 1,1 NQH T&D hạn/dư nợ T&D hạn (%) 3,2 3,8 3,7 Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 2,7 2,3 1,6 Nguồn: Phòng khách hàng. 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 2004 2005 2006 NQH ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn NQH T&D hạn/dư nợ T&D hạn Nợ quá hạn/tổng dư nợ Cho vay cá thể thông thường có hạn mức tín dụng thấp nên rủi ro được phân tán và hạn chế, ngân hàng không gặp phải trường hợp những món vay lớn tập trung vào một khách hàng. Trong 3 năm qua nợ quá hạn có những chuyển biến tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm từ 2,7% xuống còn 1,6%. Trong đó, các khoản nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp và đang có xu hướng giảm từ 2,4% xuống 1,1%. Đối với dư nợ trung & dài hạn, tỷ lệ nợ quá hạn lại khá cao và có xu hướng tăng sau đó lại giảm. Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,2%, sang năm Tỷ lệ (%) Năm Hình 10: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 50 SVTH: Ngô Phạm Duy 2005 tỷ lệ này tăng lên 3,8%, đến năm 2006 giảm còn 3,7%. Mặc dù nguồn vốn cho vay trung & dài hạn ít hơn nguồn vốn cho vay ngắn hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao hơn. Chứng tỏ hoạt động tín dụng trung và dài hạn không hiệu bằng hoạt động tín dụng ngắn hạn. Do đó, ngân hàng cần xem xét thận trọng hơn nữa các phương án sử dụng vốn vay trung & dài hạn của khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng trung & dài hạn. 4.3.4.2. Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn. Nợ quá hạn theo từng mục đích sử dụng vốn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2004, dịch cúm gia cầm bùng phát trên địa bàn tỉnh, làm cho nhiều hộ chăn nuôi gia cầm mất đi nguồn thu nhập chính, gây ra nhiều khoản nợ tồn đọng cho chi nhánh ngân hàng. Qua năm 2005, được sự hỗ trợ về vốn của chính phủ, ngân hàng được phép xoá đi các khoản nợ xấu do cúm gia cầm gây ra, do đó, nợ xấu đã giảm từ 6.741 triệu đồng xuống còn 6.285 triệu đồng và đưa tỷ lệ nợ quá hạn từ 3,4% xuống còn 3,1% (xem bảng 14). Với mục tiêu đẩy lùi nợ xấu, làm lành mạnh nguồn tài chính, ngân hàng đã tích cực hơn trong công tác thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo, đưa tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 2,1%. Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. ĐVT: Triệu đồng. NỢ QUÁ HẠN 2004 2005 2006 Sản xuất - Tỷ lệ NQH (%) 6.741 3,4 6.285 3,1 4.542 2,1 Kinh doanh - Tỷ lệ NQH (%) 5.090 2,2 4.052 1,7 3.471 1,3 Tiêu dùng - Tỷ lệ NQH (%) 112 1,0 98 0,6 91 0,5 Nhà ở - 0 0 Tổng 11.943 10.435 8.104 Nguồn: phòng khách hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 51 SVTH: Ngô Phạm Duy Đối với lĩnh vực kinh doanh, nợ quá hạn giảm từ 5.090 triệu đồng xuống 3.471 triệu đồng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 2,2% xuống 1,3%. Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng ở lĩnh vực kinh doanh hiệu quả hơn so với lĩnh vực sản xuất. Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, do đối tượng khách hàng được vay tiêu dùng còn bị hạn chế, hạn mức cho vay tín chấp còn thấp nên nợ quá hạn tồn đọng trong ngân hàng thấp hơn hai lĩnh vực cho vay sản xuất và kinh doanh. Số nợ quá hạn luôn ở mức thấp và đang có xu hướng giảm qua các năm (từ 1,0% giảm xuống 0,5%). Điều này cho thấy lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng khá hiệu quả, ngân hàng nên mở rộng đầu tư hơn nữa lĩnh vực cho vay này vì đây là thị trường được dự báo còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Riêng lĩnh vực cho vay phục vụ nhu cầu về nhà ở, do ngân hàng mới tiếp cận lĩnh vực cho vay này và số lượng khách hàng vay còn hạn chế nên không có nợ quá hạn. Hình 11: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. Nguồn: phòng khách hàng. Đối với các khoản tín dụng không có khả năng thu hồi (các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên) ngân hàng thường dùng biện pháp thoả thuận với khách hàng bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Một số khách hàng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng đã chủ động tìm cách bán tài sản theo yêu cầu của ngân hàng để có tiền trả nợ vay. Dùng biện pháp xử lý này có lợi cho ngân hàng vì ngân hàng 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở % Năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 52 SVTH: Ngô Phạm Duy không phải kiện khách hàng ra toà án, không phải tốn các khoản chi phí cho việc xét xử và phát mãi tài sản. Khi khách hàng chịu hợp tác khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và ngân hàng xoá được các khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, một số khách hàng khác lại cố tình không muốn trả nợ cho ngân hàng, không chịu bất cứ thoả thuận nào của ngân hàng về việc bán tài sản đảm bảo để trả nợ vay. Đối với các khách hàng này ngân hàng đã sử dụng biện pháp cuối cùng là kiện ra toà án, nhờ các cơ quan có thẩm quyền cho phép phát mãi tài đảm bảo thu hồi nợ. Cách làm này tuy mất thời gian nhưng đã giúp ngân hàng phần nào giảm được các khoản nợ xấu. Ngoài ra, ngân hàng còn dùng biện pháp trích quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ không thể thu hồi. Nhờ vậy, các khoản nợ quá hạn đã giảm đáng kể. Hiện nay, một số khách hàng sau khi được vay vốn ngân hàng đã không sử dụng toàn bộ vốn vay cho phương án sản xuất, kinh doanh đã trình bày với ngân hàng. Khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay họ cho biết chỉ một phần vốn vay thật sự được sử dụng theo đúng mục đích vay ban đầu, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân,... Đến khi xảy ra sự việc làm ăn thua lỗ không còn khả năng trả nợ, thế là phát sinh nợ xấu. Đây là bài học cho ngân hàng vì đã hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn. Nhìn chung, hoạt động tín dụng cá thể trong thời gian qua khá hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm còn ở mức chấp nhận được. Qua việc tăng lên của doanh số cho vay và số dư nợ của 3 năm vừa qua cho thấy ngân hàng đang có xu hướng mở rộng hoạt động tín dụng này. Một trong các mục tiêu hoạt động tín dụng trong năm tới của ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá thể theo xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá thể. Cũng như các hoạt động tín dụng khác, hoạt động tín dụng cá thể còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp khắc phục để hoạt động tín dụng cá thể ngày càng hiệu quả. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 53 SVTH: Ngô Phạm Duy Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ 5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế cần phải nhanh chóng tìm những biện pháp khắc phục như: - Công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng mặc dù đạt được kết quả khá tốt nhưng thực tế số vốn huy động được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng vẫn thường phải sử dụng vốn điều chuyển từ nơi khác đến với mức lãi suất cao, làm cho chi phí trã lãi của ngân hàng tăng lên và làm ảnh hưởng lợi nhuận đạt được của ngân hàng. Việc huy động vốn khó khăn không chỉ đối với ngân hàng Công Thương Vĩnh Long mà còn đối với các ngân hàng khác do hiện nay người dân ngày càng linh hoạt hơn trong việc đầu tư vốn của mình như: mở cửa hàng kinh doanh, mở nhà hàng, quán ăn, quán giải khát, đầu tư vốn đi xuất khẩu lao động, đầu tư bất động sản, xổ số, mua sắm đồ dùng tiện nghi trong sinh hoạt, nhu cầu vui chơi, học tập,… Ngoài ra, sự có mặt của công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã làm ảnh hưởng nguồn vốn huy động của ngâ hàng. Nhiều hộ gia đình tham gia mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học tập cho con cái hoặc lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm qua bưu điện. So với ngân hàng, bảo hiểm có ưu thế trong huy động vốn ở chỗ có nhân viên bảo hiểm đến từng nhà vận động người dân tham gia bảo hiểm, còn bưu điện có lợi thế hơn ngân hàng ở chỗ: mạng lưới bưu điện rộng hơn, thời gian hoạt động trong ngày dài hơn, khách hàng có thể rút tiền ở bất kỳ bưu điện nào. Với những lợi thế trên, nhiều khách hàng đã chọn dịch vụ của bưu điện hay bảo hiểm mà không lựa chọn ngân hàng. Điều này đã làm mất đi kênh huy động vốn cho ngân hàng. - Mặc dù theo xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng nhưng số lượng khách hàng được vay tiêu dùng và nhà ở còn bị hạn chế. Ngân hàng mới chỉ cho Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 54 SVTH: Ngô Phạm Duy vay chủ yếu đối với các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước do ngân hàng có thể nắm vững thu nhập của họ. Tuy nhiên, hiện nay việc cho vay tín chấp đối với cán bộ công chức nhà nước còn một khó khăn, đó là ngân hàng chỉ xét cho vay vốn khi có đủ mười đơn yêu cầu vay vốn trở lên. Điều này đã làm hạn chế số lượng khách hàng vay tại ngân hàng. - Khâu kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân cho khách hàng chưa được các cán bộ ngân hàng chú trọng, vẫn còn xảy ra tình trạng khách hàng sau khi vay vốn đã không sử dụng tòan bộ vốn vay cho phương án sản xuất, kinh doanh đã trình bày với ngân hàng. Đến khi xảy ra nợ xấu, họ mới tìm biện pháp giải quyết. - Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế cá thể hiện nay còn ở mức cho phép nhưng số nợ quá hạn còn khá cao. Nguyên nhân của các khỏan nợ quá hạn là do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể còn mang tính riêng lẽ, tự phát, thường xảy ra tình trạng cung sản phẩm vượt quá so với mức cầu về sản phẩm, bị người mua ép giá, các sản phẩm làm ra thường không ổn định, khả năng sinh lời chưa cao. Mặt khác là do công tác tìm hiểu thị trường, công tác thẩm định, xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của các cán bộ ngân hàng chưa tốt, gián tiếp gây ra các khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng. - Việc xử lý nợ từ tài sản đảm bảo còn gây nhiều nhiều khó khăn cho ngân hàng do các quy định của pháp luật chưa hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc chủ động xử lý tài sản khi hợp đồng tín dụng bị vi phạm. 5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi từng ngân hàng phải có những giải pháp, bước đi cụ thể và đúng hướng. Từ cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ngân hàng thương mại cổ phần như: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Đông Á, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn và trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn xuất hiện thêm nhiều ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 55 SVTH: Ngô Phạm Duy thương mại khác, điều này sẽ ảnh hưởng thị phần hoạt động của chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần sớm tìm ra các hướng đi hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Thứ nhất, về công tác huy động vốn. Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác huy động vốn, thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ tốt nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế tỉnh nhà. Để đẩy mạnh công tác này giải pháp đặt ra cho ngân hàng là: - Tuyên truyền, quảng cáo hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền bằng nhiều hình thức như: tặng quà, xổ số trúng thưởng theo số thứ tự của sổ tiết kiệm, số tài khoản tiền gửi,… - Mở dịch vụ tài khoản tiết kiệm cho mục đích đầu tư học tập thông qua tài khoản sử dụng thẻ. Khách hàng tham gia dịch vụ này có thể bỏ tiền vào bao thư ghi rõ địa chỉ, số tiền, số tài khoản gửi vào máy ATM. Hôm sau, khách hàng có thể quay lại kiểm tra số tiền mình đã gửi thông qua thẻ sử dụng máy ATM. Làm như vậy ngân hàng có thể thu hút thêm lượng vốn dài hạn trong dân cư. Giải pháp này giúp khách hàng chủ động hơn về mặt thời gian vì họ chỉ cần thực hiện thao tác trên máy ATM vào những lúc rãnh rỗi chứ không cần đến giao dịch với ngân hàng vào các giờ hành chính. Hơn nữa, hiện nay Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư & phát triển và ngân hàng cổ phần Sài Gòn đã được nối mạng với nhau. Do đó, khách hàng có thể đến giao dịch tại các máy ATM của các ngân hàng này. Đây sẽ là lợi thế để ngân hàng Công thương Vĩnh Long mở rộng dịch vụ tiện ích thông qua thẻ ATM. - Hợp tác với công ty xuất khẩu lao động, thông qua họ để tuyên truyền về dịch vụ cung cấp vốn cho những khách hàng có nhu cầu xuất khẩu lao động và các dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền ngoại hối chuyển về cho gia đình, người thân, bạn bè. Ngân hàng có thể thu hút nguồn kiều hối đáng kể chuyển về và gửi ở ngân hàng. Điều này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc gia tăng nguồn vốn và phí dịch vụ cho ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 56 SVTH: Ngô Phạm Duy Thứ hai: về hoạt động tín dụng cá thể. - Hiện nay, ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì ngân hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Tuy nhiên không chỉ có công nhân viên mà các nhân viên của nhiều công ty ngoài quốc doanh cũng có thu nhập ổn định và có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng và tâm lý của họ thích vay tín chấp hơn là vay thế chấp. Do đó, ngoài cán bộ, công nhân viên nhà nước, ngân hàng cần mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng tiêu dùng vì xu hướng tín dụng tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Ngân hàng nên mở rộng hình thức dịch vụ trả lương cho nhân viên của các công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh, thông qua đó làm cơ sở để mở rộng tín dụng tiêu dùng trong dân cư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các ngân hàng nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều và tất yếu trong thời gian không xa cũng sẽ xuất hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt kinh nghiệm về hoạt động tín dụng tiêu dùng. Do đó chi nhánh cần sớm nghiên cứu mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng để tránh tình trạng khách hàng của ngân hàng chạy sang các ngân hàng khác. - Cán bộ tín dụng ngân hàng cần nắm bắt nhanh các thông tin thị trường diễn ra hàng ngày thông qua các phương tiện báo chí truyền thông để có thêm cơ sở đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Báo chí kinh tế có những bài viết chứa đựng nhiều thông tin có tính chất dự báo, phân tích và đánh giá sâu sắc. Hơn nữa xuất phát từ tính chất khách quan của thông tin trên báo chí nên chúng ta có thể thu thập được những thông tin tương đối chính xác về khách hàng. Báo chí không những tuyên truyền về những nhân tố tích cực mà còn phê phán những tiêu cực, những kiểu làm ăn gian dối của một số đối tượng. Cán bộ tín dụng có thể lấy đó làm kinh nghiệm hỗ trợ phục vụ tốt hơn công tác thẩm định khách hàng. - Để hạn chế các khoản nợ quá hạn, ngân hàng cần thực hiện tốt các công việc sau: + Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng. Ngân hàng cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, cần có các tiêu chí cụ thể và các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 57 SVTH: Ngô Phạm Duy mức tính điểm cụ thể để làm cơ sở cho các cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khách hàng. Các tieu chuẩn về khách hàng cần được đánh giá như sau: • Uy tín khách hàng: xem xét độ tín nhiệm của khách hàng qua các giao dịch trước đó như: khách hàng có trả nợ đúng hạn không? Có gia hạn nợ không? • Năng lực của người vay: cần xem xét cả năng lực pháp lý và năng lực tài chính của người vay như: khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện ký kết các hợp đồng giao dịch, trình độ học vấn của người vay, số dư tài khoản tiền gửi của người vay, các cơ sở vật chất sẵn có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. • Nguồn tiền để trả nợ: xem xét nguồn thu nhập chính để trả nợ ngân hàng, ngoài nguồn thu nhập từ phương án sản xuất kinh doanh xem khách hàng còn nguồn thu nào khác? • Tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh: quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, khả năng mua bán tài sản trên thị trường. • Môi trường kinh doanh: xem xét ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thị trường, những quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh,… Dựa trên các kết quả thu thập được đánh giá khách hàng theo từng mục đích vay vốn, cho điểm từng khoản mục theo thông tin của khách hàng. Từ đó xác định các mức tín dụng hợp lý, thoả thuận cách thức, thời gian trả nợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. + Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án sản xuất, kinh doanh đã trình bày trong phần mục đích vay vốn. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên có báo cáo về việc sử dụng vốn vay cho trưởng phòng khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng không sử dụng vốn vay theo đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. + Tiến hành phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần làm rõ các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có hướng xử lý thích hợp cho từng món. Nếu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 58 SVTH: Ngô Phạm Duy nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cán bộ tín dụng thì phải có những hình thức xử phạt cụ thể. Nếu nguyên nhân thuộc về khách hàng hoặc những nguyên nhân khách quan không lường trước được thì ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ. Nếu không còn biện pháp nào khắc phục được ngân hàng cần sớm tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. + Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan nhưng hiện tại họ có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 59 SVTH: Ngô Phạm Duy Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Từ khi thành lập cho tới nay, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long không ngừng nỗ lực vươn lên và đã tạo được vị thế của một ngân hàng thương mại lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn tín dụng hằnng năm chi nhánh đã đóng góp một phàn không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Có được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ vào sự cố gắng phấn đấu của tạp thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Mỗi cán bộ ngân hàng đã thấm nhuần tư tưởng: “mục tiêu hoạt động vì khách hàng”, “thành công của khách hàng là thành công của chính ngân hàng”. Mỗi nhân viên luôn niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn, tư vấn mọi thủ tục, hồ sơ vay, thanh toán,… Nhờ vậy, ngân hàng đã tạo được uy tín dối với khách hàng và số người đến giao dịch tại ngân hàng ngày một nhiều. Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang đi theo chiều hướng tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi. Nguồn thu nhập chính của ngân hàng vẫn từ hoạt động đầu tư tín dụng, trong đó tín dụng cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là thành phần kinh tế nằm trong chiến lược cần đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới vì đối tượng khách hàng này chiếm số lượng động đảo và hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này hàng năm vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. 6.2. KIẾN NGHỊ - Đối với Chính phủ và các Bộ: cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho phép tổ chức tín dụng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn và có những biện pháp hỗ trợ công tác này được tiến hành nhanh chóng đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. - Đối với Ngân hàng nhà nước: cần sớm có những hỗ trợ phát triển các điểm chấp nhận thanh toán thẻ để khuyến khích người dân sử dụng thẻ trong các giao dịch mua bán thay cho tiền mặt, tạo thói quen sử dụng tiện ích ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 60 SVTH: Ngô Phạm Duy hiện đại trong đời sống xã hội. Điều này cũng sẽ hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh ngân hàng Công Thương nói riêng có thể nắm rõ tình hình thu nhập của khách hàng từ đó có những chính sách áp dụng các hạn mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hạn chế những tổn thất tín dụng có thể xảy ra. - Đối với chi nhánh ngân hàng: + Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ tiện ích mang lại cho khách hàng. Tiến hành phát tờ rơi giới thiệu tính năng từng sản phẩm dịch vụ cũng như các chỉ dẫn cần thiết về quyền và nghĩa vụ của khách hàng một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp khách hàng hiểu được cơ bản về dịch vụ mình sẽ sử dụng và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. + Ngân hàng cần đưa vào dịch vụ chi trả lương cho cán bộ hưu thông qua máy ATM. Hàng tháng các cán bộ hưởng lương hưu thường ủy quyền cho con cháu đi nhận lương hộ. Họ phải đến đúng ngày tại Uỷ ban nhân dân phường và phải mất thời gian xếp hàng chờ đợi. Làm như vậy sẽ thỏa mãn nhu cầu khách hàng vì những lúc không có thời gian để đi lãnh tiền lương họ vẫn hoàn tòan yên tâm tiền lương hưu tự động chuyển vào tài khoản. Khi cần tiền họ chỉ cần đến rút tại các máy ATM và ngân hàng cũng có một kênh huy động vốn tạm thời nhàn rỗi. + Ngân hàng nên mở thêm dịch vụ nhận thu tiền học phí cho sinh viên ở các trường đai học, cao đẳng trong tỉnh thông qua tài khoản thẻ E-PARTNER S CARD, thẻ dành riêng cho đối tượng sinh viên. Làm như vậy sẽ tiện lợi cho cả nhà trường, sinh viên và ngân hàng. Nhà trường vừa không mất thời gian tổ chức thu tiền vừa hạn chế được việc thu tiền giả. Sinh viên không phải xếp hàng chờ đợi đến lượt mình vào đóng tiền. Còn ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vừa hưởng phí dịch vụ. + Làm tốt công tác cán bộ, bồi dưỡng, nhận thức về tầm quan trọng của công tác hướng đến khách hàng; giúp cán bộ ngân hàng cần có nhận thức toàn diện hơn về khách hàng, nâng cao ý thức tự giác phát triển trình độ chuyên Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 61 SVTH: Ngô Phạm Duy môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu các sản phẩm mới, các quy định liên quan để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Đối với các cơ sở sản xuất sử dụng dịch vụ thanh toán nhiều nhất, nhì trong năm ngân hàng nên thể hiện sự cảm ơn khách hàng của mình bằng cách miễn 1 lần phí dịch vụ trong năm sau. Đối với khách hàng là cá nhân, ngân hàng có thể tặng cho khách hàng lịch, đồng hồ treo tường hoặc tặng áo đi mưa có logo của ngân hàng. Những việc làm nhỏ này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách hàng. + Thành lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, có thể nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của mọi ngân hàng. Do đó ngân hàng Công Thương Vĩnh Long nên quan tâm đến khâu này hơn nữa, không nên có quan niệm mình là người cho vay mà chỉ cung cấp các tiện ích tín dụng cho khách hàng. Nên chủ động đến với họ, tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Từ đó phân nhóm khách hàng theo tiêu chuẩn đặc điểm, điều kiện của từng nhóm để có chiến lược phù hợp về nguồn vốn, đồng thời thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng của tín dụng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Văn Duyệt 62 SVTH: Ngô Phạm Duy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiệp vụ ngân hàng, bài soạn: thạc sĩ Thái Văn Đại. 2. Quản trị ngân hàng thương mại- bài soạn: Thạc sĩ Thái Văn Đại. 3. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2007 của chi nhánh ngân hàng Công Thương. 4. Tạp chí ngân hàng số 2/2005. 5. Tạp chí ngân hàng số 9/2005. 6. Tạp chí ngân hàng số 7/2007. 7. Thông tin ngân hàng Công Thương Việt Nam số 2/2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGO PHAM DUY LUAN VAN HOAN CHINH.pdf
Tài liệu liên quan