Chương 1
GIỚI THIỆU1.1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25% GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp.
Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, sinh sống trên diện tích 147.500 ha. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn thì tỉnh Vĩnh Long có đến trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay Vĩnh Long là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú, nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và hiện nay cầu Cần Thơ đang được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước, từ đó đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà Long Hồ là huyện điển hình của Vĩnh Long.
Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Long Hồ đã không ngừng tăng cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân Long Hồ vẫn là vấn đề vốn sản xuất. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với nông dân. Chính vì vậy, NHNo & PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho người dân của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2004-2006, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long qua 3 năm 2004-2006 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006
- Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thời hạn tín dụng, theo từng ngành trong 3 năm: 2004 – 2006.
- Phân tích hiệu quả tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp.
1.3. Câu hỏi cần kiểm định:
Để tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm, trước tiên cần kiểm định các câu hỏi sau:
- Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?
- Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hay không?
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?
- Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không?
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có tăng trưởng qua các năm hay không?
- Và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ngày càng hiệu quả hơn hay không?
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
1. 4.1. Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2004 – 2006.
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian hơn 3 tháng: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
1. 4.3. Phạm vi về nội dung
Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm:
- Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TH
24.732
51,09
0
0,00
94
0,36
-24.732
-100,00
94
0,00
Máy NN
17.541
36,23
28.227
71,59
14.463
55,89
10.686
60,92
-13.764
-48,76
Cho vay khác
35
0,07
633
1,61
206
0,80
598
1708,57
-427
-67,46
Tổng cộng
48.412
100,00
39.431
100,00
25.878
100,00
-8.981
-18,55
-13.553
-34,37
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và có hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ giảm từ 48.412 triệu đồng xuống còn 39.431 triệu đồng, giảm 8.981 triệu đồng, tương ứng giảm 18,55% so năm 2004. Đến năm 2006, doanh số thu nợ trung hạn lại tiếp tục giảm còn 25.878 triệu đồng, giảm 13.553 triệu đồng, tương ứng giảm 34,37% so năm 2005. Trong đó:
E Thu nợ máy nông nghiệp: doanh số cho vay trung hạn máy nông nghiệp trong năm 2004 tương đối cao và sang các năm sau thì doanh số cho vay này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn. Do vậy, năm 2004, thu nợ đối tượng này là 17.541 triệu đồng, chiếm 36,23% thu nợ trung hạn. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 28.227 chiếm tỷ trọng 71,59% trong tổng thu nợ trung hạn, tăng 10.686 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 60,92% so năm 2004. Đến năm 2006, doanh số này giảm xuống còn 14.463 triệu đồng, giảm 13.764 triệu đồng, tương ứng giảm 48,76% so năm 2005. Nguyên nhân làm số thu nợ này giảm mạnh như vậy do doanh số cho vay đối tượng này trong năm 2006 đã giảm.
E Thu nợ Chăn nuôi
Doanh số thu nợ đối tượng này có tăng trong năm 2005 là 1.916 triệu đồng nhưng sang năm 2006 lại giảm 219 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 4,26%. Do ý thức của người tiêu dùng về tác hại của dịch bệnh trên heo, gà, vịt nên đã ảnh hưởng làm giảm giá các mặt hàng này hộ chăn nuôi bị lỗ nặng, các hộ sản xuất chuyên về chăn nuôi gà công nghiệp, vịt chạy đồng làm người dân chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do doanh số cho vay trung hạn trong lĩnh vực này vào năm 2006 đã giảm nên làm giảm doanh số thu nợ so với năm 2005.
E Thu nợ trồng trọt: thu nợ trồng trọt tăng 2.551 triệu đồng trong năm 2005 đạt 5.425 triệu đồng so với năm 2004. Sang năm 2006, khoản thu này lại tiếp tục tăng. Do ngày nay, rau màu là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, trong thời gian qua một số dịch bệnh xuất hiện trên động vật nên nhu cầu thực phẩm từ rau màu của bà con tăng. Mặt khác, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển.
E Thu nợ Kinh tế tổng hợp
Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh số thu nợ giảm liên tục. Như đã nói ở phần trên, do cho vay Kinh tế tổng hợp trung hạn giảm đáng kể và thay vào đó là cho vay Kinh tế tổng hợp ngắn hạn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số thu nợ các năm qua. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ đối tượng này là 24.732 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,09% tổng thu nợ trung hạn. Sang năm 2005, số thu này giảm và hầu như không thu được đồng nào trong năm này. Đến năm 2006, con số này có tăng lên nhưng không đáng kể nên đã không làm tăng tổng doanh số thu nợ trung hạn.
3.3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tại ngân hàng phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.
Dư nợ là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh doanh số cho vay để có thể đánh giá đúng năng lực khách hàng. Muốn vậy Ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với Ngân hàng.
Bảng 13: Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Ngắn hạn
142.964
84,60
154.703
90,21
164.975
94,07
11.739
8,21
10.272
6,64
Trung hạn
26.031
15,40
16.783
9,79
10.407
5,93
-9.248
-35,53
-6.376
-37,99
Tổng cộng
168.995
100,00
171.486
100,00
175.382
100,00
2.491
1,47
3.896
2,27
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 10: Biểu đồ biến động dư nợ qua 3 năm 2004-2006
Qua bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất trong năm 2004 là 142.964 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,60% tổng dư nợ. Còn dư nợ trung hạn đạt 26.031 triệu đồng, chiếm 15,40% tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng, đạt 154.703 triệu đồng, tăng 11.739 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 8,21%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay là 30,06% và tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 48,56% với tốc độ cao hơn nên đã ảnh hưởng đến dư nợ nhưng chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn xuống với mức tăng trưởng 8,21% so với năm 2004. Nhưng dư nợ trung hạn lại giảm xuống, cụ thể là giảm 9.248 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 9,79% tổng dư nợ. Trong năm 2006, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên, cụ thể tăng 10.272 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,64%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 93,12% tổng doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay trung hạn; mặt khác, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2006 lại giảm (12,95%). Còn dư nợ trung hạn lại tiếp tục giảm xuống. Cụ thể, giảm 6.376 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 37,99% so với năm 2004.
Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
Để trả lời câu hỏi “Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?” Trước tiên, cần đi sâu tìm hiểu về dư nợ ngắn hạn để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình dư nợ của cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, việc phân tích được cụ thể qua bảng “Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất” sau sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
Bảng 14: Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Trồng trọt
856
0,60
1.033
0,67
1.114
0,68
177
20,68
81
7,84
Chăn nuôi
7.062
4,94
18.804
12,15
26.378
15,99
11.742
166,27
7.574
40,28
KTTH
135.046
94,46
134.866
87,18
137.483
83,34
-180
-0,13
2.617
1,94
Tổng
142.964
100,00
154.703
100,00
164.975
100,00
11.739
8,21
10.272
6,64
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Trong năm 2004 dư nợ trồng trọt là 856 triệu đồng, chăn nuôi là 7.062 triệu đồng và dư nợ cao nhất là Kinh tế tổng hợp đạt 135.046 triệu đồng, chiếm lên đến 94,46% dư nợ ngắn hạn.
Đến năm 2005, chỉ có dư nợ Kinh tế tổng hợp giảm nhưng không đáng kể (0,13%), còn các khoản dư nợ khác đều tăng. Dư nợ trồng trọt tăng 177 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20,68%, riêng dư nợ trong chăn nuôi tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng là 166,27% so với năm trước đạt 26.378 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ chăn nuôi tăng cao trong năm 2005 là do một phần doanh số cho vay ngắn hạn đối tượng này tăng cao và trong năm do dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của người sản xuất nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ từ đó làm tăng dư nợ về đối tượng này.
Sang năm 2006, tổng dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm lại (6,64%, so với tốc độ tăng trưởng của năm 2004 và 2005 là 8,21%). Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn của các đối tượng đều tăng lên. Cụ thể, trồng trọt tăng 81 triệu đồng, chăn nuôi tăng với tốc độ cao nhất là 40,28% so với năm 2005, Kinh tế tổng hợp đã tăng trở lại đạt 137.483 triệu đồng.
b) Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
Bảng 15: Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Trồng trọt
2.884
11,08
4.187
24,95
3.143
30,20
1.303
45,18
-1.044
-24,93
Chăn nuôi
2.185
8,39
2.933
17,48
2.704
25,98
748
34,23
-229
-7,81
KTTH
0
0,00
30
0,18
3
0,03
30
0,00
-27
-90,00
Máy NN
20.889
80,25
9.533
56,80
4.481
43,06
-11.356
-54,36
-5.052
-52,99
Cho vay khác
73
0,28
100
0,60
76
0,73
27
36,99
-24
-24,00
Tổng cộng
26.031
100,00
16.783
100,00
10.407
100,00
-9.248
-35,53
-6.376
-37,99
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ trung hạn liên tục giảm qua ba năm cụ thể như sau:
° Dư nợ máy nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng máy nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng trên 40% và nó đang giảm dần qua các năm. Đây là nguyên nhân chính đã làm giảm dư nợ trung hạn. Cụ thể là trong năm 2004, dư nợ máy nông nghiệp là 20.889 triệu đồng, sang đến năm 2004, dư nợ máy nông nghiệp đã giảm xuống còn 9.533 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 54,36%. Nguyên nhân có sự biến động lớn như thế là do sang năm 2005 phần lớn các hộ vay máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả, giá các mặt hàng nông sản có sự chuyển biến tích cực, giá lúa, thủy sản, trái cây…đều tăng, từ đó tăng khả năng trả nợ cũng như doanh số thu nợ máy nông nghiệp đã tăng đáng kể trong năm 2005. Sang đến năm 2006, dư nợ của đối tượng này tiếp tục giảm, đạt 4.481 triệu đồng, giảm đến gần 53% so với năm 2005.
° Dư nợ chăn nuôi: bên cạnh dư nợ Máy nông nghiệp với tỷ trọng ngày càng giảm thì dư nợ chăn nuôi lại ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ của đối tượng này chỉ đạt 2.185 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,39%. Thế nhưng sang năm 2005 dư nợ chăn nuôi là 2.933 triệu đồng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao 17,48% tổng dư nợ trung hạn. Vào cuối năm 2006, khoản mục này giảm nhưng không đáng kể, đạt 2.704 triệu đồng, và vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm trước là gần 26% tổng dư nợ trung hạn.
° Dư nợ trồng trọt: Năm 2004, dư nợ trồng trọt đạt 2.884 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,08% tổng dư nợ trung hạn. Và con số này đã tăng khá cao trong năm 2005 với tốc độ tăng trưởng trên 45% đạt 4.187 triệu đồng. Nguyên nhân do trong năm 2005, doanh số cho vay trung hạn trồng trọt tăng với tốc độ 51,4% tuy thu nợ đối tượng này với tốc độ tăng trưởng cao nhưng do dư nợ đầu kỳ của đối tượng này khá lớn nên dư nợ trong năm vẫn tiếp tục tăng. Sang năm 2006, khoản mục này có hướng giảm lại đạt 3.143 triệu đồng, tương ứng giảm 1.044 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân do sang năm 2006 thì doanh số cho vay trung hạn đối tượng này đã giảm; Mặt khác, thu nợ của đối tượng này lại tăng nên đã dẫn đến dư nợ giảm trong năm.
° Dư nợ Kinh tế tổng hợp và dư nợ khác: như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất thì nhu cầu về vốn để tái sản xuất cũng như việc quay vòng nhanh đồng vốn phục vụ nhu cầu thiếu vốn tạm thời của hộ nông dân nên doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này đã giảm đáng kể qua các năm do đó đã ảnh hưởng làm giảm đáng kể dư nợ của đối tượng này. Còn các khoản cho vay khác như đê bao thì do khoản này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nên sự biến động của nó không ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng.
Vậy Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? Tóm lại, trả lời cho câu hỏi trên, tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần qua các năm. Tuy dư nợ trung hạn có giảm nhưng không nhiều mà dư nợ ngắn hạn lại tăng đáng kể nên đã làm tăng tổng dư nợ. Chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.
3.3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn
Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không? Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ quá hạn. Thật vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta xem xét về nợ quá hạn, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh, chất lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay không, có phục vụ lợi ích của người dân hay không.
Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng và đi đến phá sản. Vì thế nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì khi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 16: Tổng nợ quá hạn qua các năm 2004, 2005, 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Ngắn hạn
944
69,60
2.108
83,30
962
74,10
1.164
123,30
-1.146
-54,40
Trung hạn
412
30,40
424
16,70
337
25,90
12
2,90
-87
-20,50
Tổng
1.356
100,00
2.532
100,00
1.299
100,00
1.176
86,70
-1.233
-48,70
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 11: Biểu đồ biến động nợ quá hạn qua các năm
Qua biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn tăng cao nhất vào năm 2005. Tổng nợ quá hạn vào năm 2005 là 2.532 triệu đồng tăng 1.176 triệu đồng so với năm 2004, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 83,3%, còn nợ quá hạn trung hạn là 424 triệu đồng chỉ tăng 2,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, cả nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm đáng kể đã tác động làm giảm tổng nợ quá hạn với tốc độ giảm là 48,7% so với năm 2005.
Nợ quá hạn ngắn hạn
Để có thể đưa ra biện pháp thiết thực nhằm hạn chế nợ quá hạn, trước tiên chúng ta cần đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân cụ thể của từng khoản mục. Trước tiên là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp.
Bảng 17: Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Trồng trọt
16
1,69
108
5,12
9
0,94
92
575,0
-99
-91,67
2. Chăn nuôi
7
0,74
118
5,60
55
5,72
111
1585,7
-63
-53,39
3. KTTH
921
97,56
1882
89,28
898
93,35
961
104,3
-984
-52,28
Tổng cộng
944
100,00
2108
100,00
962
100,00
1164
123,3
-1146
-54,36
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 12: Biểu đồ biến động nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn còn cao. Trong đó, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi chiếm rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể, tỷ trọng trồng trọt là 1,69% và chăn nuôi là 0,74% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Đến năm 2005, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi là 1585,7% so với năm 2004. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ nông dân chăn vịt chạy đồng, nuôi gà bị nhiễm bệnh trắng tay; mặt khác, trong năm 2005, giá dê giống rất mắc, khoảng 500.000 đồng/ kg. Người dân đã chuyển từ chăn nuôi heo sang nuôi dê, bò. Nhưng đến thời điểm bán dê thịt thì trên thị trường giá dê giống đã xuống thấp. Thị trường biến động như vậy đã làm một bộ phận hộ chăn nuôi dê bị thua lỗ vì giá xuống thấp mà lại không tìm được đầu ra. Từ đó làm nợ quá hạn trong chăn nuôi ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên. Bên cạnh, trong năm 2005, Ngân hàng có quy định về việc chuyển các khoản nợ thu không được từ lãi cho vay sang nợ quá hạn nên đã làm tăng nợ quá hạn năm 2005. Đến năm 2006, do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, giải quyết, hình thức Kinh tế tổng hợp dần được phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao nâng thu nhập của hộ sản xuất nên một phần đã giảm nợ quá hạn; Mặt khác, sang năm 2006 thì quy định về nhập nợ lãi vào nợ gốc đã được hủy bỏ nên đã giảm đáng kể lượng nợ quá hạn trong năm.
Còn nợ quá hạn của Kinh tế tổng hợp tương đối cao, cụ thể, năm 2004, nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp 921 triệu đồng, chiếm 97,56% nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp lại tăng lên 1.882 triệu đồng, tức là tăng 961 triệu so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng 104,3%. Đến năm 2006, nợ quá hạn này có hướng giảm mạnh đến trên 50% so với năm trước, đạt 898 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 984 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự biến động này cũng là do sự biến động giá của cá da trơn, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở heo vẫn còn nhiều tiềm ẩn nên bà con nông dân vẫn chưa mạnh dạng đầu tư chăn nuôi, tiến độ khôi phục đàn vật nuôi vẫn chưa mạnh. Từ đó ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và giá cả thị trường. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
Bảng 18: Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT (%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Trồng trọt
0
0,00
8
1,89
46
13,65
8
0,00
38
475,00
2. Chăn nuôi
7
1,70
12
2,83
3
0,89
5
71,43
-9
-75,00
3. KTTH
0
0,00
30
7,08
0
0,00
30
0,00
-30
-100,00
4. Máy NN
405
98,30
374
88,21
288
85,46
-31
-7,65
-86
-23,00
5. Cho vay khác
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Tổng cộng
412
100,00
424
100,00
337
100,00
12
2,91
-87
-20,50
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 13: Biểu đồ biến động nợ quá hạn trung hạn qua các năm
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn trung hạn trong năm 2004, 2005 và cả năm 2006 tương đối ổn định và thấp hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Tất yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nhưng đến năm 2005 nợ quá hạn trung hạn lại tăng, cụ thể là 424 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,91% so với năm 2004. Nguyên nhân là do nợ quá hạn máy nông nghiệp tăng cao so với năm trước. Nợ quá hạn cải tạo vườn từ 0 tăng lên 8 triệu đồng so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 475% so với năm trước là do trong năm này giá của sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… khi vào mùa đã bị dội chợ, giá rẽ, trái cây từ các tỉnh lân cận đổ về, từ đó làm giá cả giảm mạnh. Trong năm 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm do chính sách phát triển kinh tế trọng điểm của Huyện (đầu tư phát triển các khu công nghiệp). Bên cạnh, do trong mùa vụ sản xuất lúa có nhiều đợt nắng nóng và mưa kéo dài không phù hợp theo từng thời kỳ tăng trưởng của cây lúa, đây lại là điều kiện để sâu bệnh phát triển, từ đó dẫn đến năng suất giảm gây ảnh hưởng đến năng suất chung của cả năm, chất lượng thu hoạch đạt thấp, thu nhập của nông dân bị giảm.
Đối với cho vay chăn nuôi, trong năm 2004 nợ quá hạn là 7 triệu đồng và đã tăng lên 12 triệu đồng trong năm 2005. Do năm 2004 nợ quá hạn còn tồn đọng cộng với nợ quá hạn phát sinh trong năm 2005 mà nguyên nhân là do chính sách về nợ quá hạn của Ngân hàng và do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không ổn định và giảm ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất.
Nhưng đến năm 2006, nợ quá hạn trung hạn có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 337 triệu đồng. Trừ nợ quá hạn trồng trọt, cải tạo vườn tăng còn các khoản nợ khác đều giảm trong năm 2006. Biến động nhiều nhất là nợ quá hạn trong cho vay máy nông nghiệp, giảm 86 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006, doanh số cho vay trung hạn trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn; Bên cạnh, số thu nợ trung hạn trong năm về đối tượng này lại chiếm tỷ trọng không cao, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất nên đã ảnh hưởng đến nợ quá hạn của Ngân hàng.
Từ số liệu đã phân tích ở trên đã có thể trả lời cho câu hỏi: “Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không?” Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn diễn biến không ổn định, tuy năm 2005 có tăng hơn năm trước nhưng sang năm 2006 thì nợ quá hạn dần được cải thiện nên đã giảm dần. Điều này cho thấy nền kinh tế Huyện nhà đã dần được thay da đổi thịt, phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển.
Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Để đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thì phân tích các chỉ số là một phương pháp giúp ta phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
3.3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 19: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
233.400
238.046
248.975
Vốn huy động
Triệu đồng
75.856
97.834
89.934
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn
%
32,50
41,10
36,12
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Năm 2004 chỉ số này đạt 32,50%. Đến năm 2005, vốn huy động chiếm 41,10% tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động như khuyến mãi, băng rôn, tiếp thị, quảng cáo, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm…Đến năm 2006, vốn huy động lại giảm xuống còn 36,12% trong tổng nguồn vốn. Do huyện Long Hồ nằm bao quanh thị xã Vĩnh Long, nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Tỉnh, chi nhánh chỉ thu ngoại tệ không có nghiệp vụ bán hoặc đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi mà không thực hiện được. Mặt khác, Ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nên nguồn vốn huy động giảm trong năm 2006.
b) Dư nợ trên vốn huy động
Bảng 20: Dư nợ trên vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Tồng dư nợ
Triệu đồng
168.995
171.486
175.382
Vốn huy động
Triệu đồng
75.856
97.834
89.934
Dư nợ/Vốn huy động
Lần
2,23
1,75
1,95
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Dư nợ trên vốn huy động: nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng không ổn định. Nguồn vốn huy động tăng trong năm 2005 sau đó lại giảm xuống trong năm 2006 từ đó đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu Dư nợ trên vốn huy động. Năm 2004 bình quân 2,23 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, đa số người dân của huyện Long Hồ là nông dân nên huy động vốn của Ngân Hàng gặp không ít khó khăn vì họ có tư tưởng thích giữ tiền trong tay hơn, cũng như thích dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc vàng hơn là gửi vào Ngân hàng. Mặt khác, một số người lại thích cho người khác vay với lãi suất cao hơn lãi suất của Ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,75 lần, tức là trong 1,75 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tỷ lệ tăng lên là 1,95 lần, nguồn vốn huy động có hướng giảm. Do công tác huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn vì đa số nông dân mở rộng quy mô sản xuất phải vay vốn thêm của ngân hàng nên không có tiền tích lũy gửi vào Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần đề ra các biện pháp thích hợp để khuyến khích người dân gửi tiền tăng nguồn vốn huy động và tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a) Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Bảng 21: Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
210.662
280.448
279.697
Doanh số cho vay
Triệu đồng
221.804
282.939
283.593
DSTN/DSCV
%
94,98
99,12
98,63
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Mặc dù doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng liên tục tăng nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể tuy có giảm trong năm 2006 nhưng nhìn chung cũng ảnh hưởng không lớn, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của Ngân hàng đạt từ 80% trở lên. Cụ thể là trong năm 2004, tỷ số này là 94,98% sang đến năm 2005 tăng lên là 99,12% sang năm 2006 chỉ số này có hướng giảm xuống còn 98,63%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng khá tốt và chỉ số gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.
b) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Bảng 22: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Nợ quá hạn
Triệu đồng
1.356
2.532
1.299
Tồng dư nợ
Triệu đồng
168.995
171.486
175.382
Nợ quá hạn/Dư nợ
%
0,80
1,48
0,74
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ quá hạn của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Long Hồ khá tốt. Trong năm 2004 chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,80%, nó phản ánh một cách sát thực hiệu quả điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng. Đến năm 2005, tỷ lệ này tăng lên 1,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao như phân tích ở trên. Sang đến năm 2006, tỷ lệ này đã giảm đáng kể chỉ còn 0,74% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do cả nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm trong năm 2006, trong đó, nợ quá hạn của cho vay máy nông nghiệp, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp đều giảm nên đã ảnh hưởng đến tổng nợ quá hạn của Ngân hàng.
c) Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 23: Vòng quay vốn tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
210.662
280.448
279.697
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
147.261
170.241
173.434
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
1,43
1,65
1,61
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của NHNo & PTNT huyện Long Hồ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2004 vòng quay tín dụng là 1,43 vòng. Sang năm 2005 tăng lên 1,65 vòng và lại giảm nhẹ xuống còn 1,61 vòng ở năm 2006. Nguyên nhân của sự không ổn định này là do giá cả không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân do đó khách hàng xin Ngân hàng gia hạn nợ nên đã làm tăng dư nợ cuối kỳ dẫn đến tăng dư nợ bình quân. Bên cạnh, doanh số thu nợ năm 2006 có hướng giảm nên làm tỷ số này giảm.
d) Lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 24: Lợi nhuận trên doanh thu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Lợi nhuận
Triệu đồng
8.114
8.579
11.323
Doanh thu
Triệu đồng
27.817
31.667
36.334
Lợi nhuận/doanh thu
%
29,17
27,09
31,16
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ này có hướng giảm trong năm 2005 nhưng sau đó lại tăng trở lại vào năm 2006 là 31,16%. Điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Cụ thể, năm 2004 là 29,17% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 29,17 đồng lợi nhuận, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 27,09% và năm 2006 nó tăng trở lại đạt 31,16%. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả ngân hàng được đánh giá càng tốt.
² Tóm lại, từ quá trình phân tích ta thấy mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhưng tập thể NHNo & PTNT Long Hồ đã cùng nhau cố gắng và đạt được kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế của Huyện. Cụ thể là doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Trong đó mô hình Kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất (> 80%). Điều đó giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ sản xuất trong cùng một hộ. Còn đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cả Ngân hàng và khách hàng đều sẽ giảm được rủi ro trong đầu tư Kinh tế tổng hợp vì rủi ro được phân bổ không tập trung vào đối tượng nhất định nào. Từ đó cho thấy mô hình Kinh tế tổng hợp đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp cũng như sự quan tâm của chính quyền các cấp về loại hình sản xuất này giúp bà con nông dân của Huyện dần thoát nghèo vươn lên khá giàu, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Còn đối với doanh số cho vay trung hạn, mặc dù có biến động nhưng đến năm 2006 đang có chiều hướng tăng trở lại.
Đối với doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng là 1,49 lần trong năm 2005 và 1,05 lần trong năm 2006 và chiếm trên 77% tổng thu nợ.
Dư nợ Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2005 tăng 1,01 lần và sang năm 2006 đã tăng 1,02 lần so với năm trước. Qua số dư nợ cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.
Nợ quá hạn tăng 1,87 lần trong năm 2005, đến năm 2006 nợ quá hạn đã dần ổn định và giảm xuống. Trong tổng nợ quá hạn thì chiếm tỷ trọng cao là nợ ngắn hạn, chiếm khoảng 70% tổng nợ quá hạn.
Nhìn chung hiệu quả tín dụng Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong tương lai Huyện Long Hồ là nơi đầy tiềm năng phát triển kinh tế, là nơi tập trung phát triển của các khu công nghiệp làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã sản xuất rau sạch dần được thành lập và đi vào hoạt động nhưng còn hạn chế về vốn đầu tư như các hợp tác xã tại xã Phước Hậu, Thạnh Quới, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Do đó để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong khu vực thì Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN – LONG HỒ
4.1. Những tồn tại
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển và mở rộng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được giải quyết nhanh chóng, có như thế mới giúp Ngân hàng phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
4.1.1 Trong công tác huy động vốn:
Phần lớn khách hàng gởi tiền vào chi nhánh là để tìm kiếm thu nhập trong khi lãi suất tiền gởi tiết kiệm của chi nhánh thường bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại khác trên cùng địa bàn làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh.
Huyện Long Hồ nằm bao quanh thị xã Vĩnh Long nhưng là địa bàn nông thôn nên công tác huy động vốn bằng ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động từ đó đã gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thanh toán bằng ngoại tệ khi có nhu cầu.
4.1.2 Trong công tác tín dụng:
Mặt bằng chung về trình độ của cán bộ tín dụng nhìn chung còn non yếu, thiếu kinh nghiệm cần được tiếp tục đào tạo, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khoản vay bị quá hạn.
Việc định giá tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc với tài sản đảm bảo là bất động sản, hiện nay chi nhánh định giá theo giá thực tế, việc định giá như vậy đem lại một số rủi ro nhất định khi mà giá thực tế của bất động sản được định giá cao, trong khi đó thị trường bất động sản thường xuyên biến động.
Đầu tư tín dụng góp phần cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa toàn diện và đồng bộ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chưa đến 20% tổng dư nợ là quá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh giao. Đối với cho vay dài hạn, chỉ cho vay đối với xây dựng nhà còn các đối tượng khác chưa đáp ứng được. Từ đó, Ngân hàng đã chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa bàn.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản biến động… bởi vì đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng khác xâm nhập thị trường nông thôn ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh, lãi suất cho vay tương đối cao hơn so với các Ngân hàng trên địa bàn, là một trở ngại cho Ngân hàng, có nguy cơ mất khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn nghèo nàn, thiết bị công nghệ lạc hậu, hoạt động makerting tuy có cố gắng cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được khách hàng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Chương trình vi tính chỉ mới phục vụ cho yêu cầu công tác kế toán nhưng vẫn chưa được kịp thời, bộ phận kế toán thường xuyên làm việc 1 ngày trên 10 giờ, tin học chưa đáp ứng được yêu cầu công tác tín dụng và công tác điều hành.
Hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng do một số hạn chế về tài sản thế chấp, bảo đảm mà khách hàng vay vốn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Mặc dù Ngân hàng có sự đầu tư vốn đúng hướng nhưng công tác thu nợ còn nhiều hạn chế cụ thể là vòng quay vốn tín dụng có hướng giảm trong năm 2006, đây là vấn đề Ngân hàng cần quan tâm đúng mức, tìm biện pháp giải quyết để Ngân hàng hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Do hiện nay các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ nên việc xử lý nợ cũng như việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian gây thiệt hại ảnh hưởng đến lợi nhuận của cho ngân hàng.
Công tác thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của Ngân hàng hiện nay. Do một số quy định pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật hiện đã có quy định cho phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp nhận giao nhà nếu không trả được nợ, song nhiều khi ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Bên cạnh, các trung tâm bán đấu giá tài sản cũng chỉ chấp nhận cho Ngân hàng bán đấu giá khi có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm, đạt tỷ lệ thấp so với số nợ đã được xử lý và các khoản nợ xử lý rủi ro khả năng thu hồi rất khó khăn.
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn
Tập trung làm tốt công tác huy động vốn, đầu tư vào công nghệ thông tin nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ, quan tâm hơn chính sách makerting đa dạng hóa hình thức huy động, thay đổi phong cách phục vụ của cán bộ kế toán, kho quỹ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Từng cán bộ công nhân viên tích cực nghiên cứu thị trường trên địa bàn, rà soát lại các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhân thân bạn bè, mở rộng mối quan hệ ngoại giao với từng đối tượng khách hàng có nguồn tài chính tốt, nguồn tiền nhàn rỗi, tạo cơ hội tiếp cận để huy động kể cả tiền gửi qua đêm.
Tăng cường công các tuyên truyền, quảng cáo đến các cơ quan, tổ chức đoàn thể tại địa phương và đến từng khách hàng, tạo không khí thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.
4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng
4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng
a) Đối với doanh số cho vay
- Kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để mở rộng cho vay, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hướng dẫn khách hàng sư dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro, có thể theo đối tượng vay, mục đích và lĩnh vực sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ đầu tư cho hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng, đời sống, mở rộng. Hiện trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh mẽ nghề đang lục bình, gốm với các mặt hàng đạt chất lượng và xuất khẩu nên Ngân hàng cần chú trọng cho vay lĩnh vực này để tăng thêm lợi nhuận.
- Sử dụng lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng cùng địa bàn trên cơ sở đảm bảo thu nhập, an toàn vốn.
- Cán bộ tín dụng cần xem xét kỷ lưỡng trong khâu thẩm định cho vay để hạn chế nợ quá hạn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay, nâng cao kiến thức về thị trường, giá cả hàng hoá, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường như hiện nay. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt.
- Mở rộng mạng lưới cho vay, nhất là các vùng nông thôn sâu với điều kiện đi lại khó khăn. Kết hợp với chính quyền địa phương và trạm khuyến nông phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp góp phần giúp Ngân hàng tăng doanh số cho vay đối tượng này.
- Để mở rộng kinh doanh của mình thì bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng, định hướng khách hàng tương lai, ngân hàng cần củng cố, phát triển tích cực tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực, cho vay dựa theo phương án sản xuất có hiệu quả.
- Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những nguyên nhân làm suy yếu khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và chất lượng tín dụng.
b) Đối với doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ có phần giảm xuống trong năm 2006, do đó Ngân hàng cần phải có các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng này:
Cần xem lại số lãi 6 tháng trở lên chưa thu được, xem nguyên nhân vì sao chưa thu được từ đó đề ra hướng khắc phục và xử lý thu hồi.
Đối với hộ nông dân và các đối tượng sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề ưu tiên theo chính sách mà khi khách hàng trả nợ đúng hạn thì có thể áp dụng biện pháp giảm lãi để khuyến khích vừa tuyên truyền, tạo ý thức trách nhiệm vừa thoả mãn tâm lý khách hàng trong quan hệ tín dụng.
Để có thể nắm bắt được những vấn đề mà khách hàng quan tâm cần định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để có khả năng đáp ứng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
Bên cạnh việc theo dõi khách hàng trong việc sử dụng món vay đúng mục đích, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp của món vay, tình hình tài sản và giá trị của nó so với thị trường để có hướng giải quyết cụ thể.
Đối với tình hình dư nợ
Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng nhưng dư nợ trung hạn lại có hướng giảm trong năm 2006. Vì vây, Ngân hàng cần đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tín dụng thuê mua, chiết khấu thương phiếu và cho vay trung hạn.
Từng cán bộ ngân hàng cần thiết nghiên cứu thật kỹ lại thị trường tại địa bàn mình đang quản lý để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng đối tượng vay vốn, tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư. Chú ý 2 địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm về kinh doanh dịch vụ và cơ sở hạ tầng ở Cầu Đôi và Phú Quới.
Đối với nợ quá hạn
Qua phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tuy có hướng giảm trong năm 2006 nhưng nhìn chung vẫn còn cao. Do đó, Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn.
Từng cán bộ tín dụng cần nắm đầy đủ từng khoản nợ quá hạn do mình phụ trách, cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân, lưu đầy đủ các dữ liệu có liên quan đến khách hàng.
Một số khoản nợ quá hạn do sự quản lý yếu kém, do chủ quan cá nhân gây ra phải chịu trách nhiệm thu hồi hoặc xử lý trước pháp luật. Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thì cần phải phối hợp với các ngành liên quan thống kê, tập hợp để có phương án xử lý, Ngân hàng cần có thái độ nghiêm khắc và cương quyết xử lý các cán bộ thiếu trách nhiệm, tư lợi cá nhân trong cho vay dẫn đến nợ quá hạn.
Đối với các khoản nợ khó đòi
+ Nếu do thiên tai căn cứ vào quy chế ban hành mà giải quyết Ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với kỳ hạn có thể thu nợ của người vay.
+ Nếu không do thiên tai, khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc mang tính lừa đảo thì phải kết hợp với chính quyền tiến hành phát mãi tài sản thế chấp.
Nếu xét thấy bên vay vẫn còn khả năng trả nợ, duy trì sản xuất kinh doanh và có ý trả nợ cho Ngân hàng (cho khách hàng trả dần) được tính toán dụa vào khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng, đồng thời buộc khách hàng cam kết trả nợ đúng hạn.
Nếu nợ quá hạn kéo dài mà khách hàng không sẵn sàng trả nợ, lừa đảo thì Ngân hàng cần khởi kiện trước pháp luật, nhờ sự can thiệp của công an buộc khách hàng trả nợ.
4.2.2.2 Công tác tài chính kế toán ngân quỹ và tin học
Tập trung làm tốt công tác thanh toán và chuyển tiền, kinh doanh mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, nâng dần các khoản thu dịch vụ tối thiểu cũng bằng Tỉnh giao và nhiệm vụ trọng tâm là đạt kế hoach tài chính quý, năm được duyệt.
Thực hiện và chấp hành đầy đủ các quy định về công tác hạch toán kế toán, đảm bảo kịp thời, chính xác, cán bộ kế toán ngân quỹ phải nhanh nhẹn, nhạy bén giải quyết nhanh nhu cầu của khách hàng, tạo ra một phong cách phục vụ thật văn minh, hiện đại.
Vận hành các chương trình ứng dụng tin học có liên quan đến tất cả hoạt động của ngân hàng, đồng thời trong quá trình sử dụng phải làm chủ cả hệ thống thiết bị tin học, rèn luyện khả năng nghiên cứu, năng động giữa hoạt động kế toán thanh toán và khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn về công tác tín dụng, có những cải tiến khoa học được cấp trên công nhận.
Quan tâm công tác kho quỹ, tạo điều kiện cho cán bộ kiểm ngân nâng cao tay nghề, phát huy cao độ tính liêm khiết, đảm bảo an toàn việc chuyển hàng đặc biệt từ ngân hàng huyện đến các chi nhánh và ngược lại.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN KẾT LUẬN:
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá–Hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắng của mình, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển của tỉnh nhà.
Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Long Hồ đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông thôn giúp cho nông dân có vốn sản xuất, giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho người dân.
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho Ngân hàng, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Nhìn lại 3 năm phân tích, Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, Tổng doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao là doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, sang năm 2006 thì doanh số cho vay trung hạn có xu hướng giảm xuống. Vấn đề này Ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức và có kế hoạch cải thiện. Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp không ổn định, có tăng mạnh trong năm 2005 nhưng sau đó lại giảm trong năm 2006. Còn đối với dư nợ cho vay thì có hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Và vấn đề quan trọng không kém đó là tình hình nợ quá hạn, nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng tăng cao trong năm 2005 do những nguyên nhân đã trình bày ở phần trên nhưng sang năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát và giảm xuống đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm phân tích đã dần phát triển thể hiện qua lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng và trong năm 2006 có bước tăng trưởng khả quan đạt 11.323 triệu đồng. Đây là kết quả đạt được từ sự nỗ lực của các nhân viên trong Ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
PHẦN KIẾN NGHỊ:
Trong thực tế vấn đề không đơn giản chút nào, nếu chỉ đầu tư vốn không thôi thì chưa đủ điều kiện quyết định sự thành công của hộ sản xuất nông nghiệp vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác với các lĩnh vực khác, sản xuất tiêu thụ không ổn định, hơn nữa trong sản xuất thường xuyên gặp nhiều rủi ro khách quan khó có thể dự đoán chính xác và lường trước hết hậu quả. Chính vì vậy, ngoài sự góp vốn từ phía Ngân hàng cần có sự hỗ trợ tích cực, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương, Ngân hàng cấp trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất của hộ sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thuận lợi và ngày càng hiệu quả hơn, sau đây là một số kiến nghị:
5.2.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long
Hiện nay, khu vực Long Hồ rất sôi động cạnh tranh quyết liệt và ngày càng gay gắt, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ lâu đã hướng mạnh về thị trường Long Hồ. Cho nên sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh là rất cần thiết:
² Tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các NH cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn.
² Lựa chọn và vận dụng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học, công nghệ mới, trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho NHNo & PTNT huyện Long Hồ, bảo đảm đầy đủ điều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác.
² Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
² Phối hợp giữa các bộ ngành chức năng trong việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ này.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Long Hồ
Hiện nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, vì thế Ngân hàng cần có chính sách đẩy mạnh việc mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận.
Ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng.
Thiết lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, có thể nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chủ động tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Ngân hàng kết hợp với công ty bảo hiểm: Ngân hàng cho vay vốn kết hợp với hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho khách hàng, giới thiệu cho mọi người biết để mua bảo hiểm. Điều này giúp cho người dân đỡ bị thiệt hại, đồng thời giúp Ngân hàng thu được nợ đúng hạn.
Kết hợp với các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trạm bảo vệ thực vật đưa ra những giải pháp phòng ngừa sâu bệnh, hướng dẫn nông dân những phương án sản xuất, canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngân hàng cần phải nghiêm khắc đối với những cán bộ tín dụng lười thẩm định hoặc chỉ thẩm định lần đầu, vì nguyên nhân trên đã tạo cơ hội cho những người xấu lợi dụng sự sai sót đó mà chiếm dụng vốn của Ngân hàng.
Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương các cấp
Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành các cấp như trạm khuyến nông…thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Với chức năng nhiệm vụ của mình các ngành cần có chương trình hành động cụ thể, kết hợp với NHNo & PTNT thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế nông hộ trên địa bàn phát triển.
Thực hiện các chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân.
Cần nhanh chóng cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho người dân để có thể thế chấp vay Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân.
Hiện tại, đối với những món vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ với thời gian đăng ký giao dịch dài và tập trung tại phòng tài nguyên môi trường làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, xin kiến nghị với chính quyền các cấp nếu có thể giảm thủ tục rờm rà để giảm được chi phí cho khách hàng và thuận tiện hơn cho Ngân hàng khi tiến hành giải ngân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAILUANVAN.doc