Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

Chương 1: GIỚI THIỆU .1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3 1.2.1 Mục tiêu chung .3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 LưỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 Chương 2:PHưƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHưƠNG PHÁP LUẬN .5 2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng 5 2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng 6 2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ 7 2.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn 9 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn . 11 2.2 PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ 14 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG HỒ 14 3.2 KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ 14 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ 14 3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 15 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban . 15 3.2.4 Những quy định chung về tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ . 17 3.2.5 Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ 18 3.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) . 20 3.3.1 Doanh thu 22 3.3.2 Chi phí . 23 3.3.3 Lợi nhuận . 24 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ . 26 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2008-2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ . 26 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) 26 4.1.2 Phân tích vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) . 29 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ 34 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 34 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 41 4.2.3 Phân tích dư nợ tín dụng ngắn hạn 47 4.2.4 Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn 53 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN . 58 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ 61 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 61 5.1.1 Về phía ngân hàng 61 5.1.2 Về phía khách hàng . 61 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 62 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn . 62 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay . 64 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ 64 5.2.4 Một số giải pháp khác . 65 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 6.1 KẾT LUẬN 66 6.2 KIẾN NGHỊ 66 6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long . 66 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ . 67 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 70 PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU THEO THỜI HẠN 70

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2008 0% 2% 69% 25% 4% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết k iệm Phát hành giấy tờ có giá Tình hình huy động vốn năm 2009 Năm 2009 0% 7% 15%3% 75% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết k iệm Phát hành giấy tờ có giá Tình hình huy động vốn năm 2010 Năm 2010 0% 9% 8%5% 78% Tiền gửi kho bạc Nhà nước Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tổ chức tín dụng Tiền gửi tiết k iệm Phát hành giấy tờ có giá Hình 3: Nguồn vốn huy động của NHNo Long Hồ 3 năm (2008-2010) 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ Hiện nay, hoạt động tín dụng quan trọng nhất của chi nhánh NHNo huyện Long Hồ vẫn là hoạt động tín dụng. Trong đó, đối tƣợng chính là hộ sản xuất do chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tƣợng này ngắn nên thời hạn vay vốn chủ yếu là ngắn hạn. Nhờ vậy, ngân hàng có thể đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích khoản vay làm tăng khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. Đây cũng là lý do giải thích tại sao tỷ trọng cho vay đối tƣợng doanh nghiệp và cho vay trung - dài hạn rất thấp. Do đó, để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình tín dụng của ngân hàng ta sẽ xem xét theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Long Hồ 4.2.1.1 Tình hình cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010) Nếu xét theo thành phần kinh tế thì đƣợc chia thành hai thành phần đó là hộ sản xuất và doanh nghiệp. Hai thành phần này là hai thành phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của huyện Long Hồ do đây là huyện vừa có sản xuất nông nghiệp vừa có các hình thức kinh doanh khác. NHNo&PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Nhờ vậy, hai thành phần này gắn chặt với nhau và làm cho kinh tế và cuộc sống của ngƣời dân trong huyện ngày càng phát triển. Ta thấy rõ hơn ở bảng sau: Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Doanh nghiệp 46.396 10,68 38.128 8,33 86.620 15,51 -8.268 -17,82 48.492 127,18 - Hộ sản xuất 388.042 89,32 419.521 91,67 471.933 84,49 31.479 8,11 52.412 12,49 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Qua bảng số liệu trên phản ánh thực trạng chung về hoạt động tín dụng của chi nhánh, cho thấy chi nhánh khá thành công trong lĩnh vực cho vay. Do đặc thù của Huyện Long Hồ là một huyện nông thôn nên phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông gồm có cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi...Trong những năm qua nền kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn vay của ngƣời dân để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất ngày càng tăng lên, chính vì vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Huyện Long Hồ luôn mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Trong đó, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 457.649 triệu đồng chiếm 89,72% tổng doanh số cho vay, hay tăng 23.211 triệu đồng tức tăng 5,34% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số cho vay là 558.553 triệu đồng chiếm 87,93% tổng doanh số cho vay tăng là 100.904 triệu đồng tức tăng 22,05% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của chi nhánh tăng là trong những năm qua với phƣơng châm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chi nhánh chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng mở rộng mạng lƣới kinh doanh xuống các xã vùng sâu của huyện vì thời gian qua ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi nợ nhanh, chất lƣợng tín dụng đảm bảo, nhất là trong điều kiện khó khăn nhƣ hiện nay. Qua bảng 4, năm 2009 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 91,67% tổng doanh số cho vay tƣơng đƣơng 419.521 triệu đồng tăng 31.479 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 8,11%. So với năm 2009 thì doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2010 chiếm 84,49% số tiền là 471.933 triệu đồng tăng 12,49% tƣơng ứng tăng 52.412 triệu đồng. Qua số liệu của 3 năm cho thấy, nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng nhiều, đồng thời Ngân hàng cũng mở rộng hình thức vay vốn nên thu hút nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngƣời dân chủ yếu là trong thời gian ngắn, ngƣời dân có phƣơng án, dự án cụ thể khi vay vốn. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,82% tƣơng đƣơng với số tiền là 38.128 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8.268 triệu đồng; năm 2010 doanh số cho vay là 86.620 triệu đồng tăng 127,18% với số tiền tăng thêm là 48.492 triệu đồng so với năm 2009. Số tiền cho vay trong năm 2009 giảm do giá các yếu tố đầu vào tăng vọt, các doanh nghiệp ngại đầu tƣ do dễ dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả vốn cho ngân hàng. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp Hộ sản xuất Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có lợi cho Ngân hàng và khách hàng, vì Ngân hàng sớm thu hồi đƣợc vốn, làm cho đồng vốn thu hồi đƣợc nhiều mở rộng đầu tƣ cho những lĩnh vực khác, về phía ngƣời vay, chịu lãi suất thấp phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Hơn Ngân hàng còn bám sâu vào mục tiêu của Huyện về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là việc cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp theo từng cụm, từng tuyết dân cƣ làm tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân, đảm bảo cuộc sống và tích lũy để trả nợ. Đây là những điều kiện để góp phần làm giảm rủi ro trong đầu tƣ tín dụng. 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Để chi tiết hơn là hộ sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề gì thì ta phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Theo ngành kinh tế gồm các ngành nhƣ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và ngành khác. Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Nông nghiệp 253.062 58,25 243.472 53,20 286.322 51,26 -9.590 -3,79 42.850 17,60 - Tiểu thủ CN 31.018 7,14 19.390 4,24 35.529 6,36 -11.628 -37,49 16.139 83,23 - TM – DV 122.976 28,31 163.064 35,63 180.560 32,33 40.088 32,60 17.496 10,73 - Khác 27.382 6,30 31.723 6,93 56.142 10,05 4.341 15,85 24.419 76,98 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)  Ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long cũng nhƣ ở huyện Long Hồ. Hoạt động trên một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm 75% và có hơn 70% hộ sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và NHNo&PTNT huyện Long Hồ cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào nông nghiệp nhƣ cho vay trồng trọt, chăm sóc vƣờn, chăn nuôi… Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tƣợng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong ba năm doanh số cho vay ngành nông nghiệp biến động cụ thể nhƣ năm 2009 doanh số cho vay là 243.472 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,20% tức giảm 3,79% so với năm 2008 tƣơng ứng giảm 9.590 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số cho vay về ngành nông nghiệp là 286.322 triệu đồng chiếm 51,26% tổng doanh số cho tƣơng ứng tăng 42.850 triệu đồng tức tăng 17,60% so với năm 2009. Nguyên nhân là do những năm qua giá lúa gạo tăng cao và sản lƣợng xuất khẩu lúa gạo trong nƣớc tăng, các loại trái cây nông sản cũng đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhiều hơn trƣớc từ đó khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng theo làm doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng. Bên cạnh đó, sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với tận tụy trong công việc của cán bộ tín dụng luôn tìm kiếm khách hàng mới.  Ngành tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh Ngân hàng cho vay ngành nông nghiệp thì cũng tập trung cho vay tiểu thủ CN vì có nhiều ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Đây là lĩnh vực rất phát triển của huyện do nơi đây có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ làm gốm, đan chiếu, đan thảm… Trong năm 2009 doanh số cho vay là chỉ đạt 19.390 triệu đồng chiếm 4,24% tƣơng ứng giảm 11.628 triệu đồng tức tăng 37,49% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 35.529 triệu đồng chiếm 6,36% tổng doanh số cho vay tức tăng 83,23% tăng thêm 16.139 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành tiểu thủ CN biến động là do năm 2009 do các ngành nghề không mở rộng đầu tƣ lớn hơn vì nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả hàng hóa và chi phí.  Ngành thƣơng mại dịch vụ Tiếp theo, ngành thƣơng mại dịch vụ năm 2009 doanh số cho vay đạt đƣợc 163.064 triệu đồng, chiếm 35,63% trong tổng số cho vay, tăng lên 40.088 triệu đồng tức tăng 13,60% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt đƣợc 180.560 triệu đồng chiếm 32,33% trong tổng doanh số cho vay tăng 17.496 triệu đồng tức tăng 10,73% so với năm 2009. Nguyên nhân là do huyện tiếp tục đầu tƣ phát triển chợ, nâng cấp sửa chửa và đƣa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của ngƣời dân trong và ngoài huyện tốt hơn góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Đồng thời, do ảnh hƣởng của việc đầu tƣ thị xã Vĩnh Long thành đô thị loại III mà cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở thị trấn Long Hồ, vùng ven thị xã… đầu tƣ cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng…mọc lên, dẫn đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển cao.  Ngành khác Cho vay cán bộ công nhân viên, cầm cố, bất động sản…Năm 2009 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 31.723 triệu đồng chiếm 6,93 tƣơng ứng tăng 4.341 triệu đồng tức tăng 15,85% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 56.142 triệu đồng chiếm 10,05% tƣơng ứng tăng 24.419 triệu đồng tức tăng 76,98% so với năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay theo ngành kinh tế nhƣng góp phần đáng kể trong doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 5: Doanh số cho vay NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, doanh số cho vay các ngành kinh tế của ngân hàng tăng qua các năm đối với các ngành nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ; riêng đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành khác tăng không đáng kể. 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 4.2.2.1 Tình hình thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010) Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trƣởng khá tốt. Sự tăng lên của doanh số cho vay làm cho doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy đƣợc tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế có hiệu quả hay không ta tiến hành phân tích số liệu sau: Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 451.621 100,00 427.726 100,00 529.123 100,00 -23.895 -5,29 101.397 23,71 - Doanh nghiệp 36.336 8,05 22.318 5,22 74.555 14,09 -14.018 -38,58 52.237 234,06 - Hộ sản xuất 415.285 91,95 405.408 94,78 454.568 85,91 -9.877 -2,38 49.160 12,13 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thu nợ trong năm 2009 đạt 427.726 triệu đồng tƣơng ứng giảm 23.895 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 5,29% so với năm 2008. Nhìn chung, năm 2009 mặc dù chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, điều kiện thời tiết diễn biến thất thƣờng, giá cả nông sản bấp bênh, làm cho doanh số thu nợ trong ngắn hạn của ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Sang năm 2010, kinh tế phát triển ổn định nên tổng doanh số thu nợ đạt 529.123 triệu đồng tăng 101.397 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 23,71% so với năm 2009. Năm 2009 doanh số thu nợ chỉ đạt 405.408 triệu đồng chiếm 94,78% tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tƣơng ứng giảm 9.877 triệu đồng tức giảm 2,38% so với năm 2008. Sang năm 2010 tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất là 454.568 triệu đồng chiếm 85,91% tổng doanh số thu nợ của các hộ sản xuất tƣơng ứng tăng 49.160 triệu đồng tức tăng 12,13% so với năm 2009. Nguyên nhân do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng, nhất là dịch cúm gia cầm có nguy cơ tìm ẩn rất cao, trong khi đó số tiền bồi thƣờng không đủ bù đắp khoản thiệt hại cho ngƣời dân, nên những khoản vay của ngân hàng chỉ có thể thu lãi hoặc gia hạn đến kỳ sau. Doanh số thu nợ của doanh nghiệp của năm 2009 doanh số thu nợ giảm xuống còn 22.318 triệu đồng chiếm 5,22% trong tổng số thu nợ tƣơng ứng giảm 14.018 triệu đồng tức giảm 38,58% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ là 74.555 triệu đồng chiếm 14,09% tổng doanh số thu nợ của doanh nghiệp tƣơng ứng tăng 52.237 triệu đồng tức 234,06% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ năm 2009 giảm do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng biến động làm ảnh hƣởng đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó làm doanh số thu nợ của ngân hàng giảm. Năm 2010 doanh số thu nợ tăng do doanh nghiệp biết đầu tƣ đúng thời điểm, đúng ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh số thu nợ của ngân hàng tăng.  Tóm lại, doanh số thu nợ qua các năm tăng giảm không đều nhau. Đối với thu nợ hộ sản xuất do ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết, doanh số thu nợ trong năm 2009 giảm do doanh số cho vay trong năm này giảm. Đối với thu nợ doanh nghiệp giảm trong năm 2009 do trong năm tình hình giá cả biến động ảnh hƣởng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp Hộ sản xuất Hình 6: Doanh số thu nợ của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010) 4.2.2.3 Phân tích doanh số thu nợ tín dụng theo ngành nghề kinh tế Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm của ngân hàng đƣợc thể hiện bảng sau: Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐTV: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 451.621 100,00 427.726 100,00 529.123 100,00 -23.895 -5,29 101.397 23,71 - Nông nghiệp 280.994 62,22 238.408 55,74 291.419 55,08 -42.586 -15,16 53.011 22,24 - Tiểu thủ CN 34.988 7,75 16.275 3,81 30.009 5,67 -18.713 -53,48 13.734 84,39 - TM – DV 106.766 23,64 146.758 34,31 155.715 29,43 39.992 37,46 8.957 6,10 - Khác 28.873 6,39 26.285 6,15 51.980 9,82 -2.588 -8,96 25.695 97,76 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Tổng doanh số thu nợ năm 2009 giảm xuống 427.726 triệu đồng tƣơng ứng giảm 23.895 triệu đồng tức giảm 5,29% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số thu nợ tăng lên 529.123 triệu đồng tƣơng ứng tăng 101.397 triệu đồng tức tăng 23,71% so với năm 2009. Trong đó:  Ngành nông nghiệp Doanh số thu nợ trong ba năm qua ngành Nông nghiệp phát triển không đều, năm 2009 doanh số thu nợ đạt 238.408 triệu đồng chiếm 55,74% tổng doanh số thu nợ tƣơng ứng giảm 42.586 triệu đồng tức giảm 15,16% so với năm 2008. Nguyên nhân thiên tai, lũ lụt xảy ra nhiều và phần lớn họ không có vốn dự trữ sẵn nên việc hoàn trả nợ lại cho ngân hàng là điều rất khó khăn. Sang năm 2010 tổng doanh số thu nợ tăng lên đạt 291.419 triệu đồng chiếm 55,08% tổng doanh số thu nợ tƣơng ứng tăng 53.011 triệu đồng tức tăng 22,24% so với năm 2009. Khả năng thu nợ tăng là do trong năm 2010 sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá; ngƣời dân trúng mùa và bán đƣợc giá đối với một số mặt hàng nông sản lợi thế của huyện nhƣ: lúa, cây ăn trái, thủy sản…  Ngành tiểu thủ công nghiệp Doanh số thu nợ từ tiểu thủ công nghiệp cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ chỉ đạt 16.275 triệu đồng chiếm 3,81%, tƣơng ứng giảm 18.713 triệu đồng trong việc thu nợ tức giảm 53,48% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ của tiểu thủ công nghiệp tăng 30.009 triệu đồng chiếm 5,67% tƣơng ứng tăng 13.374 triệu đồng trong việc thu nợ tức tăng 84,39% so với năm 2009. Do doanh số cho vay theo ngành kinh tế trong năm 2009 giảm nên đƣơng nhiên thu nợ trong năm 2009 giảm xuống. Năm 2010 là năm đạt đƣợc doanh số cho vay của tiểu thủ công nghiệp là vƣợt bậc nên thu nợ tăng lên theo và công tác đầu tƣ cho lĩnh vực này đã đạt hiệu quả cao.  Ngành thƣơng mại dịch vụ Cùng với ngành tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp là sự phát triển của doanh số thu nợ của thƣơng mại và dịch vụ năm 2009 doanh số thu nợ tăng lên 146.758 triệu đồng tƣơng ứng tăng 39.992 triệu đồng tức 37,46% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ là 155.715 triệu đồng chiếm 29,43% tổng doanh số thu nợ tƣơng ứng tăng 8.957 triệu đồng tức tăng 6,10% so với năm 2009. Trong cơ cấu ngành kinh tế thƣơng mại dịch vụ đƣợc ƣu tiên phát triển vì vậy thu nợ của ngân hàng qua các năm tăng, ngân hàng cần tiếp tục nâng tỷ trọng cho vay lên nhằm đáp ứng tốt hơn cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện.  Ngành khác Doanh số cho vay khác qua ba năm phát triển không đều. cụ thể 2008 là 28.873 triệu đồng chiếm 6,39% doanh số cho vay, đến năm 2009 doanh số cho vay giảm 26.285 triệu đồng chiếm 6,15% doanh số cho vay tƣơng ứng giảm 2.588 triệu đồng tức giảm 8,96% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay là 51.980 triệu đồng chiếm 9,82% tƣơng ứng tăng 25.965 triệu đồng tức tăng 97,76% so với năm 2009. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 7: Doanh số thu nợ của NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, tình hình thu nợ theo ngành nghề tăng đáng kể qua 3 năm. Chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn cho vay một cách có hiệu quả, hộ sản xuất làm ăn có lời và trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. 4.2.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn 4.2.3.1 Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) Qua số liệu 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của NHNo huyện Long Hồ đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 8: DƢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 244.493 100,00 274.416 100,00 303.846 100,00 29.923 12,24 29.430 10,72 - Doanh nghiệp 16.449 6,73 42.160 15,36 54.225 17,85 25.711 156,31 12.065 28,62 - Hộ sản xuất 228.044 93,27 232.256 84,64 249.621 82,15 4.212 1,85 17.365 7,48 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Dƣ nợ của hai thành phần kinh tế qua 3 năm tại ngân hàng cụ thể nhƣ sau: Năm 2009, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn của hộ sản xuất đạt 232.256 triệu đồng chiếm 84,64% tƣơng ứng tăng 4.212 triệu đồng với tỷ lệ 1,85% so với năm 2008. Trong năm 2010, hộ sản xuất có dƣ nợ tăng cao hơn năm 2009 đạt 249.621 triệu đồng chiếm 82,15% tăng 17.365 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,48%. Dƣ nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dƣ nợ chứng tỏ khách hàng của ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất nên thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất tăng qua các năm do ngân hàng tăng cƣờng cho vay hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông thôn theo chỉ thị của Chính phủ. Năm 2009 dƣ nợ doanh nghiệp tăng so với năm 2008 đạt 42.160 triệu đồng tăng 25.711 triệu đồng với tỷ lệ tăng 156,31%. Đối với doanh nghiệp dƣ nợ năm 2010 đạt 54.225 triệu đồng chiếm 17,85% tƣơng ứng tăng 12.065 triệu đồng tăng 28,62% so với năm 2009. Chứng tỏ khách hàng và ngân hàng điều đạt hiệu quả trong ngành này. Thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực mà cần thiết cho nhu cầu đời sống giúp phát triển kinh tế huyện nhà nên dù chiếm tỷ trọng trong tổng dƣ nợ nó vẫn đƣợc ban lãnh đạo ngân hàng hết sức quan tâm và chỉ tiêu đề ra năm sau phải cao hơn năm trƣớc để không hạn chế khả năng mở rộng sản xuất khi các doanh nghiệp có yêu cầu. Và kết quả đạt nhƣ mong muốn, tổng dƣ nợ luôn tăng. 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp Hộ sản xuất Hình 8: Dƣ nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, dƣ nợ đối với cả hộ sản xuất và doanh nghiệp tăng qua các năm do doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục và doanh số thu nợ cũng tăng nhƣng không thu hết đƣợc số dƣ tăng đó. 4.2.3.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dƣ nợ qua 3 năm tăng cụ thể là năm 2009 tổng dƣ nợ cho vay đạt 274.416 triệu đồng tƣơng ứng tăng 29.923 triệu đồng tức tăng 12,24% so với năm 2008. Sang năm 2010 tổng dƣ nợ cho vay là 303.846 triệu đồng tăng 29.430 triệu đồng tức tăng 10,72% so với năm 2009. Để hiểu rõ hơn tình hình dƣ nợ đối với các ngành nghề ta phân tích bảng số liệu sau: Bảng 9: DƢ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 244.493 100,00 274.416 100,00 303.846 100,00 29.923 12,24 29.430 10,72 - Nông nghiệp 155.154 63,46 160.218 58,39 155.121 51,05 5.064 3,26 -5.097 -3,18 - Tiểu thủ CN 12.774 5,22 15.889 5,79 21.409 7,05 3.115 24,39 5.520 34,74 - TM - DV 69.108 28,27 85.414 31,13 110.259 36,29 16.306 23,59 24.845 29,09 - Khác 7.457 3,05 12.895 4,70 17.057 5,61 5.438 72,92 4.162 32,28 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)  Ngành nông nghiệp Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2009 dƣ nợ ngắn hạn cho vay trong ngành nông nghiệp của ngân hàng đạt 160.218 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 58,39% tổng số dƣ nợ tƣơng ứng tăng 5.064 triệu đồng tức tăng 3,26% so với dƣ nợ ngắn hạn của ngành này trong năm 2008. Sang năm 2010 trong tổng số dƣ nợ thì ngành nông nghiệp đạt 155.121 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 51,05% trong cơ cấu tƣơng ứng giảm 5.097 triệu đồng tức giảm 3,18% so với dƣ nợ ngắn hạn của năm 2009. Nhìn chung tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng trong ngành nông nghiệp có phần giảm đi nhƣng không đáng kể, tỷ trọng này giảm chủ yếu là do dƣ nợ của ngành trồng trọt giảm, điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp của địa phƣơng đã có sự chuyển biến đáng kể.  Ngành tiểu thủ công nghiệp Qua 3 năm (2008-2010) tình hình dƣ nợ ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ sau: năm 2009 dƣ nợ của ngành đạt 15.889 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 5,79%, tƣơng ứng tăng 3.115 triệu đồng tức tăng 24,39% so với cùng kỳ năm 2008. Sang năm 2010 dƣ nợ ngành này tăng 21.409 triệu đồng chiếm 7,05% tƣơng ứng tăng 5.520 triệu đồng tức tăng 34,74% so với năm 2009. Nhìn chung, dƣ nợ ngành này tăng qua các năm là nhờ đƣợc sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên nắm bắt tình hình nhu cầu vốn của từng ngành và có chính sách phân chia một cách hợp lý tổng nguồn vốn có đƣợc của mình để cho vay đúng nhu cầu và từng ngành nghề.  Ngành thƣơng mại dịch vụ Dƣ nợ của ngành thƣơng mại và dịch vụ cụ thể: Trong năm 2009 thì dƣ nợ ngắn hạn đạt 85.414 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 31,13% trong cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề tƣơng ứng tăng 16.306 triệu đồng tức tăng 23,59% so với dƣ nợ của ngành này trong năm 2008. Và trong năm 2010 thì dƣ nợ đạt 110.259 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,29% tổng dƣ nợ tƣơng ứng tăng 24.845 triệu đồng tức tăng 29,09% so với năm 2009. Nhƣ vậy, dƣ nợ ngành thƣơng mại dịch vụ cũng tăng khá cao, nguyên nhân là do trong thời gian gần đây nhờ tận dụng lợi thế của huyện về vị trí địa lý, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế ngày càng hoàn thiện nên dƣ nợ của ngành tăng đáng kể.  Ngành khác Trong năm 2009 thì dƣ nợ ngắn hạn đạt đƣợc là 12.895 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề, chỉ chiếm 4,70% tƣơng ứng tăng 5.438 triệu đồng tức tăng 72,92% so với năm 2008. Sang năm 2010 dƣ nợ là 17.057 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 5,61% tƣơng ứng tăng 4.162 triệu đồng tức tăng 32,28% so với năm 2009. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ ngân hàng luôn chú trọng đến việc mở rộng nhiều loại hình, phƣơng thức cho vay, đối tƣợng cho vay. 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 Triệu đồng Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 9: Dƣ nợ của NHNo Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008- 2010)  Tóm lại, dƣ nợ ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể đối với từng ngành nghề; dƣ nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Do huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên ngân hàng chủ yếu đầu tƣ cho nông dân có nhu cầu vốn để sản xuất. 4.2.4 Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn 4.2.4.1 Nợ xấu tín dụng ngắn hạn của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010) Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi không thu đƣợc khi đến hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu 3 năm của ngân hàng nhƣ sau: Bảng 10: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 1.095 100,00 765 100,00 469 100,00 -330 -30,14 -296 -38,69 - Doanh nghiệp 0 0,00 0 0 0 0 0 0 0 0 - Hộ sản xuất 1.095 100,00 765 100,00 469 100,00 -330 -30,14 -296 -38,69 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ) Nợ xấu tín dụng ngắn hạn của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm có sự biến động mạnh, nợ xấu hộ sản xuất luôn cao; năm 2009 nợ xấu hộ sản xuất giảm còn 765 triệu đồng giảm 330 triệu đồng tức giảm 30,14% so với năm 2008, năm 2010 nợ xấu hộ sản xuất giảm xuống còn 469 triệu đồng, giảm 296 triệu đồng tức giảm 38,69% so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp trải rộng theo không gian và trải dài theo thời gian nên chứa đựng nhiều các yếu tố rủi ro khách quan do diễn biến giá cả nông sản, thời tiết, dịch bệnh…Nợ xấu giảm dần chứng tỏ sự nổ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong ngân hàng trong thẩm định khách hàng trƣớc khi vay vốn. 0 200 400 600 800 1000 1200 Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp Hộ sản xuất Hình 10: Nợ xấu của NHNo huyện Long Hồ theo thành phần kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, nợ xấu đối với hộ sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao so với doanh nghiệp, tình hình nợ xấu đối với thành phần doanh nghiệp qua 3 năm (2008-2010) không có số dƣ chứng tỏ đã thu hết nợ còn đối với thành phần hộ sản xuất nợ xấu có giảm nhƣng vẫn còn cao so với tổng nợ xấu. Vì vây, cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay của khách hàng xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không để tránh tình trạng nợ xấu. 4.2.4.3 Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Nợ xấu theo ngành kinh tế qua 3 năm của ngân hàng đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 1.095 100,00 765 100,00 469 100,00 -330 -30,14 -296 -38,69 - Nông nghiệp 1.056 96,44 659 86,14 281 59,91 -397 -37,59 -378 -57,36 - Tiểu thủ CN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 - TM – DV 39 3,56 106 13,86 188 40,09 67 171,79 82 77,36 - Khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)  Ngành nông nghiệp Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu thay đổi giảm rõ rệt. Cụ thể năm 2009 nợ xấu giảm xuống còn 659 triệu đồng chiếm 86,14% tƣơng ứng giảm 397 triệu đồng tức giảm 37,59% so với năm 2008. Sang năm 2010, nợ xấu đã giảm xuống còn 281 triệu đồng giảm 378 triệu đồng tức giảm 57,36% so với năm trƣớc. Nguyên nhân nợ xấu xuất hiện do ảnh hƣởng của tình hình dịch bệnh trên cây lúa và dịch cúm gia cầm.  Ngành thƣơng mại dịch vụ Đối với ngành thƣơng mại dịch vụ thì nợ xấu vào năm 2009 đạt 106 triệu đồng chiếm 13,86% tức tăng 67 triệu đồng tỷ lệ tăng 171,79%; trong năm 2010 số nợ xấu là 188 triệu đồng tăng 82 triệu đồng tƣơng ứng 77,36% so với năm 2009. Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng chủ yếu là do giá cả thị trƣờng biến động dẫn đến thua lỗ nên trả nợ chậm cho ngân hàng. 0 200 400 600 800 1.000 1.200 Triệu đồng Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 11: Nợ xấu của NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008-2010)  Tóm lại, nợ xấu đối với ngành kinh tế phát sinh do ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ dịch bệnh, giá cả biến động dẫn đến sản xuất nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn. 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Bảng 12: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 315.683 364.815 432.434 2. Vốn huy động Triệu đồng 171.835 197.811 246.975 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 451.621 427.726 529.123 4. Doanh số cho vay Triệu đồng 434.438 457.649 558.553 5. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 244.493 274.416 303.846 6. Nợ xấu Triệu đồng 1.095 765 469 8. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 253.123 256.013 293.398 8. Dƣ nợ trên vốn huy động Lần 1,42 1,39 1,23 9. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn Lần 0,77 0,75 0,70 10. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ % 0,45 0,28 0,15 11. Hệ số thu nợ Lần 1,04 0,93 0,95 12. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,78 1,67 1,80  Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nó thể hiện tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Qua bảng số liệu ta thấy, dƣ nợ trên tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm nhƣ sau: Năm 2008 chỉ tiêu này là 1,42 lần nghĩa là dƣ nợ ngắn hạn là 1,42 đồng thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào dƣ nợ tín dụng ngắn hạn, năm 2009 chỉ tiêu này là 1,39 lần tức là dƣ nợ tín dụng là 1,39 đồng thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào dƣ nợ tín dụng ngắn hạn. Sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,23 lần cho thấy trong 1,23 đồng dƣ nợ tín dụng thì có 1 đồng vốn huy động của ngân hàng tham gia. Thông qua chỉ số này qua 3 năm nhìn chung thì tình hình huy động vốn của ngân hàng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu vốn vay của khách hàng, bên cạnh ngân hàng huyện cũng còn nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở. Chính vì vậy mà trong những năm sắp tới NHNo và PTNT Huyện Long Hồ cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn, để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì nhƣ chúng ta đã biết thì lãi suất huy động từ công chúng bao giờ cũng thấp hơn lãi suất của ngân hàng Hội sở.  Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện sự tham gia của nguồn vốn vào dƣ nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức tham gia của nguồn vốn vào dƣ nợ ngắn hạn càng nhiều. Nhìn chung, năm 2008 chỉ số này là 0,77 lần nghĩa là 1 đồng vốn của ngân hàng có 0,77 đồng tham gia vào dƣ nợ tín dụng ngắn hạn. Năm 2009 chỉ số này chỉ còn 0,75 lần nghĩa là 1 đồng vốn của ngân hàng chỉ có 0,75 đồng tham gia vào dƣ nợ tín dụng ngắn hạn, giảm 0,02 đồng so với năm 2008. Sang năm 2010 chỉ tiêu này là 0,70 lần, 1 đồng vốn của ngân hàng có 0,70 đồng tham gia vào dƣ nợ tín dụng ngắn hạn giảm 0,05 đồng so với năm 2009. Nhìn chung, chỉ tiêu này qua các năm khá cao thể hiện mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và hiệu quả.  Hệ số thu nợ Biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng, hệ số thu nợ cao và ổn định thể hiện công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt. Hệ số này thể hiện đƣợc số tiền mà ngân hàng thu về trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) so với số vốn mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ đó. Năm 2008, hệ số thu nợ là 1,04 lần nghĩa là ngân hàng cho vay 1 đồng thu về 1,04 đồng. Đến năm 2009 hệ số thu nợ là 0,93 lần, tức là 1 đồng cho vay ngân hàng thu về đƣợc 0,93 đồng, giảm 0,11 đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, hệ số thu nợ là 0,95 lần nghĩa là ngân hàng cho vay 1 đồng thu về 0,95 đồng tức tăng 0,02 đồng so với năm 2009. Tóm lại, hệ số này qua 3 năm khá cao. Đây cũng là thành quả đôn đốc, giám sát, theo dõi của cán bộ tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.  Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này thể hiện chất lƣợng tín dụng các khoản tín dụng tại ngân hàng. Chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cao. Theo quy định của NHNN thì mức an toàn cho phép ở mỗi ngân hàng là 3%. Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn luôn thay đổi nhƣng vẫn ở mức rất thấp (dƣới 1%). Năm 2008, hệ số rủi ro tín dụng đối với cho vay ngắn hạn là 0,45%. Năm 2009, hệ số này là 0,28% giảm 0,17% so với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,15% tức giảm 0,17%. Nhìn chung, hệ số này từ năm 2008 đến năm 2010 ở mức thấp thể hiện sự nổ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng trƣớc khi vay vốn.  Vòng quay vốn tín dụng Thể hiện việc luân chuyển vốn của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Đồng vốn quay vòng càng nhanh thì ngân hàng luân chuyển vốn càng tốt và ngƣợc lại. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn năm 2008 là 1,78 vòng. Đến năm 2009 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 1,67 vòng giảm 0,11 vòng. Sang năm 2010, dƣ nợ bình quân ngắn hạn của ngân hàng tăng lên nên vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,80 vòng tƣơng ứng tăng 0,13 vòng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên vòng quay vốn tín dụng qua các năm khá cao. Chƣơng 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Về phía ngân hàng  Xác định rõ chức năng của ngân hàng là “đi vay để cho vay” thì riêng đối với hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Long Hồ chủ yếu cho vay ngắn hạn thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất là hộ sản xuất. Cho vay đối với hộ sản xuất chịu nhiều rủi ro, vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao đầu vụ tiến hành vay vốn khi kết thúc chu kỳ sản xuất tiến hành trở nợ. Đồng thời, sản xuất còn phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, giá cả nông sản, giá các nguyên liệu cơ bản phục vụ cho sản xuất nhƣ xăng dầu, phân bón…Hơn thế nữa, ngân hàng cho vay đối với hộ sản xuất chủ yếu là cho vay không có tài sản đảm bảo nên khi có rủi ro phát sinh ngân hàng thƣờng rất khó thu hồi đƣợc gốc và lãi vay.  Quá trình thẩm định, giải ngân các món vay còn mất nhiều thời gian vì đa phần hộ sản xuất sử dụng vốn vay theo phƣơng thức cho vay từng lần; giá trị của mỗi khoản vay nhỏ.  Hiện nay, ngoài NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ nói riêng đƣợc coi là hạt nhân, hiện có các ngân hàng thƣơng mại quy mô lớn nhƣ Ngân hàng Cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Liên Việt đang tích cực dồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. 5.1.2 Về phía khách hàng  Do trình độ sản xuất của ngƣời dân chƣa cao, chƣa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làm cho năng suất thấp, nó làm thất thoát tài sản dẫn đến khả năng mất vốn.  Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn, ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi đƣợc vốn và lãi vay nhƣ đã thỏa thuận trên hợp đồng.  Do thời gian thu hoạch không đúng với thời gian trả nợ.  Do khách hàng cố tình không trả nợ.  Tín dụng của NHNo&PTNT huyện Long Hồ phần đông là khách hàng vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế tổng hợp). Đối tƣợng này rất khác biệt so với các thành phần kinh tế khác làm cho khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tƣơng đối thấp. Họ quen sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ ngƣời thân, bạn bè hoặc mua trả chậm vì họ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn  Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và NHNo&PTNT huyện Long Hồ nói riêng. Huy động nguồn vốn tạm thời nhãn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân…và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, lợi nhuận thì Ngân hàng cần tăng cƣờng công tác huy động vốn cụ thể nhƣ sau: + Phát triển các sản phẩm huy động vốn, tổ chức chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm…đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn và phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng đến làm thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Vừa huy động đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ vừa giới thiệu cho khách hàng làm quen với việc sử dụng thẻ ATM, Mastercard, Visacard. + Thái độ giao tiếp phục vụ của nhân viên văn minh lịch sự, triển khai các nhu cầu thông tin công nghệ mới của Ngân hàng vào quản lý và phục vụ nhanh chóng kịp thời. Ƣu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Chẳng hạn, Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; tuyển thêm cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo.  Xây dựng và phát triển khách hàng + Để đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh một trong những nội dung quan trọng là ngân hàng tổ chức nghiên cứu khách hàng nghĩa là phải đi sâu và tìm hiểu về đặc điểm, sở thích, thói quen và động cơ mà đặc biệt là nhu cầu, mong muốn và tâm lý của họ. Chẳng hạn, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh hộ sản xuất làm ăn có lời, khuyến khích họ mở tài khoản gửi tiền tại ngân hàng vừa an toàn, vừa sinh lời ổn định để ủng hộ ngân hàng. + Tăng cƣờng quảng bá và tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của NHNo Long Hồ nhƣ cho vay giải ngân qua thẻ, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union,…Đặc biệt, chú trọng xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của ngân hàng qua các kênh báo, đài, tờ rơi… để từng bƣớc đƣa ngân hàng NHNo&PTNT huyện Long Hồ là lựa chọn số 1 của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện.  Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các hình thức huy động vốn + Ngân hàng cần tiến hành đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhƣ mở các dịch vụ thanh toán tiền điện, thanh toán cƣớc điện thoại, thanh toán tiền học phí cho khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng…Vì đây là hình thức thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng gửi tiền nhằm tạo sự an toàn, ít rủi ro trong giao dịch. Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống. + Tiếp tục hoàn thiện quy chế bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo sự an tâm cho ngƣời gửi tiền. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay  Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt khâu thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh vì đây là vấn cốt lõi trong quá trình cấp tín dụng nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhƣ thẩm định tình hình tài chính; tƣ cách, năng lực, trình độ; đánh giá tính khả thi của phƣơng án vay vốn của khách hàng. Đồng thời, phải có tài sản đảm bảo theo quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ.  Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần tƣ vấn, hƣớng dẫn tận tình cho khách hàng nhƣ phát hồ sơ vay vốn, hƣớng dẫn cách làm thủ tục vay vốn, xem xét thời hạn trả nợ phù hợp cho khách hàng.  Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất, cho vay hộ sản xuất chịu nhiều rủi ro (thiên tai, dịch bệnh, mất mùa), chi phí nghiệp vụ cho mỗ i đồng vốn vay thƣờng cao do quy mô từng món vay nhỏ. Do vậy, ngoài sản xuất kinh doanh, khách hàng còn đƣợc ngân hàng cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tƣ lĩnh vực phi nông nghiệp nhƣ cho vay tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, cán bộ công nhân viên làm kinh tế phụ.  Ngân hàng áp dụng các phƣơng thức cho vay thuận tiện cho ngƣời vay nhƣ hạn mức tín dụng (trong mức vay quy định mỗi lần vay không phải làm thủ tục đơn từ); lƣu vụ (sản xuất lúa 2 vụ liền kề đƣợc duy trì nợ vay, không phải trả gốc từng lần)…Hiện tại, khách hàng sau khi hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng điều phải làm thủ tục mới để vay vốn nhƣ vậy sẽ tốn kém chi phí, thời gian giải ngân chậm…Vì vậy, đa dạng hóa phƣơng thức cho vay giúp khách hàng thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn. 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ  Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lƣỡng phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng để đƣa ra thời hạn trả nợ phù hợp, thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay kịp thời phát hiện các trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích để nhanh chóng thu hồi vốn ngay.  Thƣờng xuyên rà soát kiểm kê hồ sơ pháp lý, tài sản thế chấp, tài sản cầm cố. Nhằm phát hiện sớm những sai sót trong việc thực hiện quy trình cho vay cũng nhƣ việc thế chấp, cầm cố và kiên quyết có biện pháp xử lý phù hợp, khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót.  Bên cạnh đó, các ngân hàng khi cho vay cần tƣ vấn cho các hộ sản xuất một phƣơng án theo quy trình khép kín (từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm). Căn cứ trên kế hoạch, phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ để hoạch định nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình đƣợc thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi cho cả ngƣờ i vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ. 5.2.4 Một số giải pháp khác  Nợ xấu: Thƣờng xuyên phân tích nợ xấu do sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều tác động của rủi ro thời tiết, mất mùa, dịch bệnh… liên quan đến cây trồng, vật nuôi. Do vậy, cần phân công cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm cụ thể đối với những món nợ thuộc địa bàn mình phụ trách thông qua việc theo dõi khả năng trả nợ, tiến độ trả nợ của khách hàng. Phối hợp kiểm tra các khoản đã cho vay, xem xét khả năng thực hiện và hiệu quả của phƣơng án nhằm phát hiện những trƣờng hợp phƣơng án không khả thi hoặc sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý kịp thời.  Để đề phòng một số trƣờng hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc do sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hƣởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, hƣ hỏng công trình,… việc mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế đƣợc tác hại của rủi ro. Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ đƣợc chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay. Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Tóm lại, trong quá trình hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ đã có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bật, thể hiện sự nổ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong tình hình kinh tế khó khăn: khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… Hoạt động tín dụng của ngân hàng có ý nghĩa lớn lao trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Long Hồ nói riêng. Nguồn vốn đáp ứng cho khách hàng vay ngày càng đƣợc mở rộng nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, vay nóng vẫn tồn tại từ trƣớc đến nay. Giúp khách hàng có đủ vốn đầu tƣ cho sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập, sản xuất ngày càng đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay luôn tìm ẩn những rủi ro cho nên cần thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ xấu tránh gây tổn thất cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long - Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngân hàng hoạt động tốt hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu ngân hàng cấp trên giao. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long có thể xem xét việc gia tăng giá trị các khoản vay dựa trên giá thị trƣờng của tài sản đảm bảo vì so với giá quy định của Chính phủ thì giá thị trƣờng của tài sản cao hơn nhiều. Nếu xét giá trị tài sản đảm bảo theo giá thị trƣờng Ngân hàng có thể tăng trƣởng tín dụng thông qua việc nâng cao giá trị các khoản vay. 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ - Khai thác triệt để những thuận lợi về địa bàn, mạng lƣới, sản phẩm dịch vụ công nghệ đa dạng hóa các dịch vụ cho vay của ngân hàng với chất lƣợng cao phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng. - Để nguồn vốn huy động đƣợc ngày càng tăng thì ngân hàng cần đƣa ra các mức lãi suất huy động thật sự hấp dẫn cũng nhƣ đƣa thêm các hình thức huy động vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện tốt để đầu tƣ vốn trung và dài hạn. - Ngân hàng cần cải tiến, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ tín dụng đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với trình độ của ngƣời dân tạo điều kiện thuận lợi cho họ đến vay vốn Ngân hàng. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng - Trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất gồm có trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp để phòng ngừa rủi ro xảy ra, ngân hàng nên kết hợp với trung tâm khuyến nông, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện chặt chẽ hơn nhằm hƣớng dẫn hộ sản xuất các thức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Chính quyền địa phƣơng tại nơi cƣ trú xác nhận đúng thực tế, đúng đối tƣợng, đủ điều kiện đối với từng hộ xin vay vốn ngân hàng. - Tích cực giúp đỡ, cung cấp các thông tin về khách hàng khi cán bộ tín dụng liên hệ với chính quyền địa phƣơng trong công tác thẩm định tín dụng của mình. Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu ở các xã, ấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO    1. Nguyễn Thị Vĩnh An (2009), Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Tiền tệ - ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại , Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ. 5. Trần Ái Kết (2008). Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Trần Quốc Khánh (2005). Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội. 7. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn Hóa Thông Tin, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Đinh Hồng Phƣợng (2008), Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Văn Thiện (2007), Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Trung tâm xúc tiến thƣơng mại (2010). Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: “Nghẽn cơ chế”, =1464&AspxAutoDetectCookieSupport=1 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long (2009). Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Vĩnh Long tiếp tục phát triển đúng hướng, emid=538 12. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank phát triển vì sự thịnh vượng của cộng đồng, 12. Báo Hà Nội Mới (2010). Tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt gần 22%/năm, nong-nghiep-nong-thon-dat-gan-22nam.htm 13. Lê Đăng Doanh (2010). Cần hiện đại hóa nền nông nghiệp nước ta, 14. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2010). Hướng mở tín dụng nông nghiệp nông thôn, 15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank-giữ vững vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4076506_Le_Hoang_Oanh.pdf
Tài liệu liên quan