MỤC LỤC
&
Trang
Chương 1: GIới thiệu . 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu . 3
1.3.1 Không gian . 3
1.3.2 Thời gian . 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 3
1.4 Lược khảo tài liệu . 3
2.1 Phương pháp luận . 4
2.1.1 Một số khái niệm . 4
2.1.2 Rủi ro tín dụng . 4
2.1.3 Một số quy định về cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam . 5
2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích . 10
2.1.5 Phân tích cơ hội, thách thức; điểm mạnh, điểm yếu tại Ngân hàng . 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu . 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 12
Ch=>ng 3: PHÂN TÍCH HO%T $@NG TÍN D<NG NGAN H%N T%I
NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIBN GIANG . 13
3.1 Khái quát về NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang . 13
3.1.1 Khái quát về huyện Châu Thành . 13
3.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT huyện Châu Thành . 13
3.1.2.1 Lịch sử hình thành . 13
3.1.2.2 Vị trí . 14
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý . 14
3.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2004 - 2006) . 16
3.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền
Giang 22
3.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Châu Thành . 22
3.2.1.1 Tình hình nguồn vốn trong 3 năm 2004 - 2006 22
3.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2004 - 2004 27
3.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo Châu Thành . 30
3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2004-2006 . 30
3.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2004-2006 . 44
3.2.2.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 2004-2006 . 55
3.2.2.4 Phân tích dư nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm 2004-2006 . 65
3.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu
Thành trong 3 năm 2004 -2006 . 75
Ch=>ng 4: CÁC NHÂN TC .NH H DNG $+N HO%T $@NG TÍN D<NG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
NGAN H%N T%I NHNo&PTNT HUY;N CHÂU THÀNH TRONG 3 NEM 2004
- 2006 . . 80
4.1 Nhân tố khách quan 80
4.2 Nhân tố chủ quan . 81
Ch=>ng 5: M@T SC GI.I PHÁP GÓP PH*N NÂNG CAO HO%T $@NG TÍN
D<NG NGAN H%N T%I NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG TH!I GIAN
T8I . . 83
5.1 Phân tích cơ hội, thách thức; điểm mạnh, điểm yếu tại NHNo&PTNT Châu
Thành . 83
5.1.1 Những cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện Châu Thành trong
thời gian tới . 83
5.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu của NHNo&PTNT Châu Thành . 84
5.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHNo&PTNT Châu Thành trong thời gian tới . 85
5.2.1 Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát vay vốn . 85
5.2.2 Biện pháp huy động vốn . 87
5.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay . 88
5.2.4 Chính sách nhân sự . 89
5.2.5 Chính sách khách hàng . 90
Ch=>ng 6: K+T LU4N VÀ KI+N NGH0 . 91
6.1 Kết luận . 91
6.2 Kiến nghị . 92
6.2.1 Đối với NHNo&PTNT huyện Châu Thành . 92
6.2.2 Đối với khách hàng . 93
6.2.3 Đối với Ban quản lý tổ liên doanh tiết kiệm và vay vốn . 93
TÀI LI;U THAM KH.O . 94
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay qua
3 năm tại Ngân hàng cũng tăng (năm 2004 là 0,08%, năm 2005 là 0,11%, năm
2006 là 0,56%). Dư nợ quá hạn chỉ xuất hiện ở thành phần kinh tế là hộ gia đình,
cá nhân (tỉ lệ nợ quá hạn / doanh số cho vay HGĐ – CN tăng qua 3 năm, năm
2004 tỉ lệ này là 0,09%, năm 2005 là 0,13%, năm 2006 là 0,72%) còn khối doanh
nghiệp không xuất hiện nợ quá hạn. Cty TNHH và DNTN chưa phát sinh nợ quá
hạn là do Ngân hàng đầu tư, cho vay có chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, có uy tín trả nợ, thời hạn cho vay ngắn. Ngân hàng thường áp
dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các thành phần kinh tế
này. Dư nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân năm 2006 tăng cao là do:
B Hộ nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ như giá đầu vào tăng, giá
bán bấp bênh,…dẫn đến hộ nông dân làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ
Ngân hàng.
B Nợ quá hạn tập trung ở dư nợ cho vay cán bộ công nhân viên
không quan tâm khi nợ đến hạn và hộ dân vay sửa chữa nhà ở nguồn thu nhập
không ổn định nên không có khả năng trả nợ đúng hạn.
B Công tác theo dõi nợ đến hạn của CBTD chưa kịp thời. CBTD
chưa nắm bắt được khả năng trả nợ hộ vay, xử lí nợ quá hạn chưa liên tục, chưa
bám sát món vay bị quá hạn.
B Một số hộ vay chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh doanh
thua lỗ, kinh tế gia đình đang gặp khó khăn tạm thời, chưa có nguồn trả nợ vay
Ngân hàng. Một số hộ phải vay ngoài để trả nợ Ngân hàng trong lúc đó Ngân
hàng đang gặp khó khăn về nguồn vốn chậm cho vay ra nên các hộ vay để nợ quá
hạn tạm thời.
B Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
B Một số khách hàng không lo làm ăn. Đối tượng này không có tâm lí
chủ động trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn mà trong chờ vào sự gia hạn nợ, điều
chỉnh nợ hay trông chờ vào các chính sách xử lí nợ khác
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 69 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
b ) Phân tích dư nợ quá hạn qua 3 năm theo ngành nghề:
Qua phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, ta thấy dư nợ quá
hạn chỉ tập trung ở HGĐ – CN. Nhưng HGĐ – CN đầu tư vào nhiều ngành nghề
khác nhau nên nếu chỉ phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta không
biết được thật sự dư nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở ngành nào. Phân tích dư nợ
quá hạn theo ngành nghề giúp Ngân hàng biết được điều đó từ đó đề ra biện pháp
tích cực giảm dư nợ quá hạn ngành nghề đó trong những năm tiếp theo góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.
Qua bảng số liệu 15, ta thấy nợ quá hạn qua các năm theo ngành nghề
tăng chủ yếu tập trung ở ngành nông nghiệp còn các ngành khác như thương
nghiệp, thương mại dịch vụ; cho vay khác chiếm tỉ trọng không đáng kể. Một số
ngành như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và ngành xây dựng qua 3 năm
không xuất hiện nợ quá hạn. Sau đây, chúng ta đi vào phân tích chi tiết từng
ngành nghề để thấy rõ thực trạng dư nợ quá hạn của từng ngành nghề qua 3 năm.
v Ngành nông nghiệp:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ quá hạn ngành nông nghiệp qua 3
năm đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, tốc độ tăng năm 2006/2005 nhanh
hơn năm 2005/2004. Cụ thể, năm 2005 dư nợ quá hạn là 268 triệu tăng 107 triệu
(66,46%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn ngành nông nghiệp lên đến
1.558 triệu tăng 1.290 triệu (481,34%) so năm 2006. Tỉ lệ nợ quá hạn ngành
nông nghiệp / doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua 3 năm tăng, năm 2004 tỉ
lệ này là 0,11%, năm 2005 là 0,15%, năm 2006 là 0,93%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn
ngành nông nghiệp / doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2006 tăng cao
chủ yếu là do dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi năm 2006 tăng cao.
A Ngành trồng trọt:
Dư nợ quá hạn qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2005, dư
nợ quá hạn là 23 triệu giảm 20 triệu (46,51%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ
quá hạn ngành trồng trọt tăng lên đến 135 triệu. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành trồng
trọt / doanh số cho vay ngành trồng trọt qua 3 năm tăng, năm 2004 là 0,07%,
năm 2005 là 0,07%, năm 2006 là 0,40%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành trồng trọt /
doanh số cho vay ngành trồng trọt năm 2006 tăng cao là do:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 70 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 15: DƯ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-2006
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện ChâuThành - TG
SO SÁNH
2005/2004
SO SÁNH
2006/2005
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
161
43
118
268
23
245
1.558
135
1.423
107
-20
127
66,46
-46,51
107,63
1.290
112
1.178
481,34
486,96
480,82
2. Ngành thương nghiệp, thương mại
dịch vụ
0 21 238 21 100,00 217 1.033,33
3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp
0 0 0 0 0,00 0 0,00
4. Ngành xây dựng 0 0 0 0 0,00 0 0,00
5. Ngành khác 0 0 10 0 0,00 10 100,00
Tổng cộng 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 71 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ä Năm 2006, trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá gây thiệt hại nặng nề đến vụ mùa của bà con. Vụ lúa năm 2006, nông dân
huyện nhà bị mất mùa nghiêm trọng. Một số hộ có lúa bị tiêu hủy do dịch bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá này. Hơn nữa, vào thời điểm này lúa lại rớt giá một số hộ
chờ giá tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng.
Ê Một số hộ vay cải tạo vườn (chủ yếu ở Ngân hàng trung
tâm) trong những năm đầu chưa mang lại hiệu quả chưa có nguồn thu để trả nợ
Ngân hàng.
Ê Quá trình sản xuất kinh doanh của người dân là tự phát, đầu
ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Vì vậy, khi bà con nông
dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Hộ nông dân không có đủ điều
kiện để tồn trữ chờ khi giá tăng cũng như tự tìm cho mình đầu ra tiêu thụ sản
phẩm với giá hợp lí nên đành bán sản phẩm của mình với giá rẻ. Điều này cũng
ảnh hưởng rất lớn đến việc nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 là
khá lớn.
Ê Hiện tại, phòng tín dụng còn thiếu nhân sự. Công việc của
cán bộ tín dụng trở nên quá tải. Hiện nay, phòng tín dụng vẫn có trường hợp
một cán bộ tín dụng phải phụ trách hai địa bàn. Lượng khách hàng chủ yếu là hộ
nông dân giao dịch đông nên việc quản lý nợ trên địa bàn chưa chặt chẽ.
A Ngành chăn nuôi: Dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi tăng liên tục
qua 3 năm và chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2005, dư nợ quá
hạn là 245 triệu tăng 127 triệu (107,63%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá
hạn ngành chăn nuôi là 1.423 triệu tăng 1.178 triệu, tốc độ tăng trưởng là
480,82% so cùng kì năm 2005. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi / doanh số
cho vay ngành chăn nuôi qua 3 năm 2004 – 2006 cũng tăng, năm 2004 tỉ lệ này
là 0,14%, năm 2005 là 0,17%, năm 2006 là 1,06%. Dư nợ quá hạn ngành chăn
nuôi chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với ngành trồng trọt và tỉ lệ dư nợ quá hạn /
doanh số cho vay tăng trong 3 năm qua là do:
Ê Kinh tế hộ trong huyện Châu Thành thiên về chăn nuôi hơn
trồng trọt. Do đó, doanh số cho vay ngành chăn nuôi trong những năm qua cao
hơn ngành trồng trọt.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 72 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ê Thời gian qua trên địa bàn huyện xuất hiện dịch lở mồm long móng
ở heo và ảnh hưởng nặng nề dịch cúm gia cầm năm 2004 gây thiệt hại lớn cho bà
con. Do đó, năm 2006 Ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ rủi ro đối với các hộ
này. Theo báo cáo sơ bộ dịch cúm gia cầm năm 2004 có 6 xã bị ảnh hưởng (Tân
Hội Đông, Tân Lí Đông, Long An, Vĩnh Kim, Điềm Hy, Long Định ) gồm 46 hộ
vay dư nợ là 2.394 triệu. Điều này đã làm cho sang năm 2005 và 2006 dư nợ quá
hạn ngành chăn nuôi tăng cao.
Ê Heo tạ đang xuống giá. Các hộ chăn nuôi chờ giá tạm thời để nợ
quá hạn Ngân hàng.
Ê Giá cả thức ăn trong những năm qua cũng tăng cao như nhiều mặt
hàng khác ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của người nông dân.
v Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ:
` Qua bảng số liệu ta thấy: dư nợ quá hạn ngành thương nghiệp, thương
mại dịch vụ qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 dư nợ quá hạn là 21 triệu tăng 21
triệu (100,00%) so năm 2004. Năm 2006 dư nợ quá hạn ngành này là 238 triệu
tăng về số tuyệt đối là 217 triệu hay tăng về số tương đối là 1.033,33%. Tỉ lệ dư
nợ quá hạn / doanh số cho vay ngành này cũng tăng qua 3 năm (năm 2004 là
0,00%, năm 2005 là 0,04%, năm 2006 là 0,34%). Dư nợ quá hạn ngành thương
nghiệp, thương mại dịch vụ chỉ tập trung thành phần kinh tế hộ kinh doanh cá thể
(DNTN không có nợ quá hạn). Trong những năm qua hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành dẫn đến làm ăn không hiệu quả
phải tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng.
c) Phân tích dư nợ quá hạn qua 3 năm theo hình thức vay vốn:
Qua phân tích doanh số cho vay theo hình thức vay vốn, ta thấy doanh
số cho vay qua tổ hội nông dân chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng. Chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hình thức vay vốn này
đạt chất lượng hay không nếu chúng ta chưa phân tích dư nợ quá hạn theo hình
thức vay vốn. Phân tích dư nợ quá hạn theo hình thức vay vốn giúp ta thấy được
cơ cấu nợ quá hạn theo hình thức vay vốn có phù hợp với cơ cấu doanh số cho
vay tại Ngân hàng trong 3 năm qua hay không. Từ đó, Ngân hàng có thể đề ra
chính sách hợp lí nhằm giảm nợ quá hạn các hình thức vay vốn trong thời gian
tới góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 73 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 16: DƯ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO HÌNH THỨC VAY VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện ChâuThành - TG
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tín dụng hộ nông dân, hộ kinh
doanh cá thể và doanh nghiệp
- Cho vay trực tiếp
- Cho vay thông qua tổ LDTK&VV
+ Tổ hội nông dân
+ Tổ hội phụ nữ
+ Tổ đoàn thanh niên
+ Tổ khác (cơ quan, ban ngành)
161
0
161
161
0
0
0
289
21
268
242
26
0
0
1.796
238
1.558
1.389
169
0
0
128
21
107
81
26
0
0
79,50
100,00
66,46
50,31
100,00
0,00
0,00
1.507
217
1.290
1.147
143
0
0
521,45
1.033,33
481,34
437,97
550,00
0,00
0,00
2. Tín dụng khác 0 0 10 0 0,00 10 100,00
Tổng cộng 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91
Đvt: Triệu đồng
Tru tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 74 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Qua bảng số liệu 16 ta thấy, dư nợ quá hạn theo hình thức vay vốn qua 3 năm
2004 – 2006 tập trung ở hình thức cho vay thông qua tổ LDTK&VV đặc biệt là cho
vay thông qua tổ hội nông dân.
ü Cho vay trực tiếp: Dư nợ quá hạn qua 3 năm đều tăng cả về số tuyệt đối
lẫn tương đối. Năm 2005, dư nợ quá hạn là 21 triệu tăng 21 triệu so năm 2004. Năm
2006, dư nợ quá hạn cho vay trực tiếp tăng khá cao lên đến 238 triệu tăng vế số tuyệt
đối là 217 triệu hay là tăng về số tương đối là 1.033,33% so cùng kì năm 2005. Tỉ lệ
dư nợ quá hạn cho vay trực tiếp / doanh số cho vay theo hình thức này qua 3 năm tăng,
năm 2004 tỉ lệ này là 0,00%, năm 2005 là 0,02%, năm 2006 là 0,16%. Dư nợ quá hạn
cho vay trực tiếp qua 3 năm tăng chủ yếu tập trung ở bộ phận cho vay hộ nông dân sản
xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong những năm qua.
ü Cho vay thông qua tổ LDTK&VV:
Dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ LDTK&VV qua 3 năm đều tăng
trong đó tốc độ tăng năm 2006/2005 tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Dư nợ quá hạn
cho vay theo hình thức này tăng cao chủ yếu do dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ
hội nông dân tăng cao. Năm 2005, dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân là
242 triệu tăng 81 triệu (50,31%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn hình thức cho
vay này tăng lên đến 1.389 triệu tăng vế số tuyệt đối là 1.147 triệu hay tăng vế số
tương đối là 473,97%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân / doanh
số cho vay theo hình thức vay vốn này qua 3 năm cũng tăng, năm 2004 là 0,12%, năm
2005 là 0,14%, năm 2006 là 0,85%. Dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân
tăng cao là do:
Doanh số cho vay qua tổ hội nông dân qua 3 năm tăng cao và chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.
Hộ nông dân làm ăn gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách
quan phải để nợ quá hạn tại Ngân hàng.
Các tổ trưởng, tổ phó thiếu đôn đốc trong khâu thu hồi nợ đến hạn.
Giao thông đi lại trên địa bàn huyện khó khăn ảnh hưởng đến công tác
thông báo nợ và đôn đốc nợ đến hạn của cán bộ tín dụng đôi lúc còn hạn chế chưa sâu
sát đến từng món vay.
Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản
xuất chưa đến được đồng ruộng. Do đó, khi gặp những rủi ro như thiên tai, bão lũ, dịch
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 75 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
bệnh,… thu nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng gặp
nhiều khó khăn.
Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT huyện Châu Thành - Tiền
Giang khá rộng. Số lượng khách hàng đông nên đôi lúc biểu hiện quá tải trong công
tác quản lý nợ của cán bộ tín dụng nên công việc kiểm tra giám sát vốn vay có phần bị
ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cao.
Đối với nông dân huyện Châu Thành, đa số trình độ tổ chức sản xuất
còn thấp. Người dân chỉ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém. Sản phẩm làm ra không thể
cạnh tranh trên thị trường dẫn đến thua lỗ kéo dài. Ngoài ra, người dân làm ăn chưa
hiệu quả một phần là do trình độ dân trí thấp. Người dân không thể nắm bắt được thị
trường đang cần gì để sản xuất mà chỉ chạy theo cao trào nên khi thấy sản phẩm, cây
trồng vật nuôi nào trên thị trường đang tăng giá thu hút được nhiều người đầu tư vào
thì ngay lập tức họ cũng chạy theo kinh doanh loại sản phẩm hay trồng cây trồng, chăn
nuôi những vật nuôi nói trên. Với sự kinh doanh đồng loạt như vậy họ vô tình không
biết rằng chính mình đã làm cho cung vượt cầu và điều tất yếu là giá cả các mặt hàng
trên sẽ giảm xuống. Do đó, mặc dù trúng mùa nhưng thu nhập của họ vẫn không khả
quan. Do đó, hộ nông dân trên đia bàn huyện Châu Thành nên thực hiện theo câu nói
không bao giờ trở nên lạc hậu “Bước chân xuống ruộng đã thấy thị trường”. Nếu hộ
nông dân có cái nhìn đúng đắn về nhu cầu sản phẩm của mình trong tương lai thì quyết
định đầu tư hôm nay chắc chắn sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.
Dư nợ quá hạn tổ hội phụ nữ và tổ đoàn thanh niên mặc dù qua 3 năm có
tăng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ quá hạn là do doanh số cho vay
đối tượng này chiếm tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó, các đối tượng này có nguồn thu nhập ổn
định trả nợ Ngân hàng.
{ Tóm lại, tình hình nợ quá hạn qua 3 năm tại Ngân hàng đều tăng.
Trong những năm tới Ngân hàng cần phải tăng cường công tác quản lý nợ đến hạn
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
3.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu
Thành trong 3 năm 2004 –2006:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 76 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
A Chỉ tiêu vốn huy động tại chỗ / tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh
năng lực huy động vốn tại chỗ tại Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chi phí huy
động vốn sẽ thấp, huy động vốn đạt kết quả cao Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Bảng 17: BẢNG TÍNH CHỈ SỐ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHỖ / TỔNG
NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH
- TIỀN GIANG
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn huy động tại chỗ 88.381 181.082 182.064
Tổng nguồn vốn 280.000 317.712 340.252
Vốn huy động/tổng nguồn vốn (%) 31,56 57,00 53,51
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành
Qua bảng liệu ta thấy vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng liên tục tăng qua
các năm, đăc biệt là năm 2005 vốn huy động tăng cao chiếm tỉ trọng 57,00% so với
tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn cấp trên ngày càng giảm
xuống. Do vậy, lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng cao. Qua đó, ta thấy khả năng huy
động vốn của Ngân hàng trong những năm qua là khá tốt. Tuy nhiên trong thời gian
này trên địa bàn huyện có quy hoạch khu Công nghiệp Tân Hương và đường cao tốc
qua 4 xã trên địa bàn, do đó khả năng huy động vốn tăng. Trong những năm tới khi mà
những thuận lợi này không còn nữa Ngân hàng cần phải có những biện pháp khác
nhằm nâng cao nguồn vốn huy động tại chỗ tại Ngân hàng góp phần nâng cao lợi
nhuận Ngân hàng trong những năm tiếp theo.
A Doanh số thu nợ ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn: Chỉ tiêu này
phản ánh hoạt động tín dụng tại Ngân hàng có hiệu quả hay không.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ số doanh số thu nợ ngắn hạn / doanh số
cho vay ngắn hạn là rất cao và đều tăng qua 3 năm. Năm 2004 tỉ lệ này là 87,04%,
năm 2005 là 90,64%, năm 2006 tỉ lệ này tăng lên đến 96,43%. Như vậy công tác thu
hồi nợ vay tại NHNo&PTNT Châu Thành trong 3 năm qua là rất tốt. Trong thời gian
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 77 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
tới Ngân hàng cần phát huy thành tựu này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dung
tại Ngân hàng.
Bảng 18: BẢNG TÍNH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN / DOANH SỐ
CHO VAY NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo&PTNT
CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh số thu nợ 171.607 244.472 310.522
Doanh số cho vay 197.150 269.714 322.016
Doanh số thu nợ / doanh số cho vay
(%)
87,04 90,64 96,43
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành
v Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn:
Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn giúp ta có cái nhìn chính
xác hơn về tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua. Như đã phân tích ở
phần nợ quá hạn ngắn hạn , dư nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm tại Ngân hàng đều có
sự gia tăng về số tuyệt đối (năm 2004 là 161 triệu đồng, năm 2005 là 289 triệu đồng,
năm 2006 là 1.806 triệu đồng). Nợ quá hạn qua các năm tại Ngân hàng tăng không
phản ánh chất lượng hoạt động tícn dụng tại Ngân hàng bị giảm sút nếu như sự gia
tăng đó phù hợp với sự gia tăng của doanh số cho vay. Để có cái nhìn chính xác hơn
về tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua, ta cần tìm hiểu chỉ tiêu nợ quá
hạn ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 78 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 19: BẢNG TÍNH TỈ SỐ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN / DOANH SỐ
CHO VAY NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2004-2006
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn 161 289 1.806
Doanh số cho vay 197.150 269.714 322.016
Doanh số thu nợ / doanh số cho vay
(%)
0,08 0,11 0,56
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành
Qua bảng số liệu 19, ta thấy: Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn
hạn tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2004 tỉ lệ này là 0,08%, năm 2005
là 0,11%, năm 2006 là 0,56%. Trong những năm tới, NHNo&PTNT Châu Thành cần
phải có biện pháp thích hợp giảm tỉ lệ này xuống nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng
dư nợ phải gắn liền với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng.
A Dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn / tổng dư nợ để đánh giá kết quả hoạt động
tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
- Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ ngắn hạn cao thì có 2 khả năng xãy ra.
+ Lợi nhuận Ngân hàng thấp, giảm qua các năm thì Ngân hàng kinh doanh
không có hiệu quả, chất lượng tín dụng ngắn hạn chưa cao.
+ Lợi nhuận Ngân hàng cao, tăng qua các năm thì hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn cao.
- Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ ngắn hạn thấp cũng chưa thể chứng tỏ
hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chỉ
đạt hiệu quả khi lợi nhuận Ngân hàng cao và tăng qua các năm.
Theo như Ngân hàng cấp trên giao thì ngân hàng huyện cần duy trì mức nợ quá
hạn / tổng dư nợ nhỏ hơn 2%. Sau khi phân tích bảng số liệu sau ta sẽ hiểu rõ chất
lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành qua 3 năm 2004 –
2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 79 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 20: BẢNG TÍNH TỈ SỐ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN / TỔNG DƯ NỢ
NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH -
TIỀN GIANG
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn 161 289 1.806
Tổng dư nợ 154.265 176.957 190.967
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,10 0,16 0,95
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành
Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng
trong các năm qua liên tục tăng. Cụ thể năm 2004 tỉ lệ này chỉ là 0,10%, năm 2005 là
0,16% đến năm 2006 tăng lên đến 0,95%. Mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ tăng
qua các năm nhưng vẫn đảm bảo nhỏ hơn 2%. Trong những năm tới Ngân hàng cần
phải thận trọng vì trong những năm qua tỉ lệ này liên tục tăng nếu trong thời gian tới
Ngân hàng không chú ý quản lý tốt nợ quá hạn cứ để tiếp tục gia tăng thì nguy cơ tỉ lệ
này có thể vượt lên trên mức 2% là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
{ Tóm lại: Dựa vào tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm của
NHNo&PTNT Châu Thành, ta thấy rõ vấn đề mở rộng đầu tư tín dụng đang ngày càng
phát triển và hoạt động có hiệu quả. Thể hiện là tỉ lệ nợ quá hạn thấp dưới mức cho
phép đem lại mức lợi nhuận cao. Qua bảng số liệu 2 (trang 18) ta thấy lợi nhuận của
Ngân hàng qua các năm đều tăng, năm 2004 mức lợi nhuận là 5.821 triệu, năm 2005
lợi nhuận là 8.220 triệu, năm 2006 lợi nhuận tiếp tục tăng đạt 11.420 triệu. Qua 3 năm
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất có hiệu quả do đó bảo tồn được vốn đầu tư,
quay nhanh đồng vốn giúp Ngân hàng đứng vững trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Đạt được những kết quả khả quan như trên là nhờ sự chỉ đạo chặc chẽ của Ban giám
đốc kết hợp với sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Bên cạnh
đó, Ngân hàng còn nhận được sự quan tâm, giúp đở của các cấp chính quyền địa
phương trong công tác thu hồi nợ.
Dựa vào chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ở phần trên, nhìn
chung Ngân hàng cho vay mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong cho vay ngắn hạn,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 80 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
cho vay chăn nuôi là có hiệu quả nhất thể hiện qua doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ
ngày càng cao. Mặc dù nợ quá hạn chăn nuôi cũng khá cao nhưng tỉ lệ nợ quá hạn
chung vẫn thấp dưới mức 2% theo quy định của Ngân hàng cấp trên. Cụ thể năm 2004
là 0,10%, năm 2005 là 0,16%, năm 2006 là 0,95%. Qua đó ta thấy cho vay ngành chăn
nuôi của NHNo&PTNT Châu Thành trong những năm qua là đúng đắn, mang lại hiệu
quả cao trong cho vay ngắn hạn. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế ở địa phương vì đối tượng chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất cao
trong cơ cấu ngành nghề ở huyện nhà mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân. Trong
những năm tới Ngân hàng cần đa dạng hoá cho vay các ngành nghề khác nhưng cũng
cần quan tâm đúng mức đến cho vay ngành chăn nuôi huyện nhà góp phần cùng các
cấp chính quyền địa phương cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 81 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
CHƯƠNG 4
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG 3 NĂM 2004 - 2006
Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn trong 3 năm 2004 - 2006 tại
NHNo&PTNT huyện Châu Thành biến đổi theo chiều hướng khả quan. Doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các
năm là chưa cao. Bên cạnh đó, một vấn đề cần được quan tâm là dư nợ ngắn hạn qua 3
năm cũng tăng cùng với sự tăng trưởng dư nợ. Năm 2004, tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn /
tổng dư nợ ngắn hạn là 0,10%, năm 2005 là 0,16%, năm 2006 tăng lên đến 0,95%.
Nguyên nhân là do:
4.1 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN:
v Trên địa bàn huyện Châu Thành có ít DNTN, công ty TNHH và không có
DNNN. Do đó, Ngân hàng Châu Thành không thể thực hiện đa dạng hóa các đối tượng
đầu tư để phân tán rủi ro. Đối tượng cấp tín dụng chính của Ngân hàng là hộ nông dân
và hộ kinh doanh cá thể. Khi những đối tượng này gặp khó khăn trong công tác sử
dụng vốn vay dẫn đến làm ăn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng.
v Trong 3 năm qua, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục tái phát cùng với sự xuất hiện
bệnh lở mồm long mởng heo và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa gây thiệt hại nặng nề
cho nông dân huyện nhà.
v Trong những năm qua, giá cả các yếu tố đầu vào có sự tăng nhẹ trong khi đó giá
đầu ra không ổn định. Điều đó không những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay
của khách hàng mà còn góp phần làm cho nợ quá hạn tại Ngân hàng tăng.
v Giao thông đi lại trên địa bàn huyện Châu Thành còn gặp nhiều khó khăn. Điều
đó ảnh hưởng đáng kể đến công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc nợ đến hạn của CBTD.
v Thủ tục vay vốn tại Ngân hàng còn khá phức tạp. Điều này không những làm
cho một số khách hàng quen thuộc của Ngân hàng chuyển sang vay vốn của Quỹ tín
dụng nhân dân các địa phương mà còn gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hút
khách hàng mới.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 82 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
4.2 NHÂN TỐ CHỦ QUAN:
4.2.1 Đối với khách hàng:
v Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD. Sử dụng vốn
vay không đúng mục đích là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc khách hàng không
có nguồn trả nợ phải để nợ quá hạn tại Ngân hàng.
v Trình độ tổ chức sản xuất của đa số nông dân trong huyện còn thấp. Người dân
chỉ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém.
v Người dân Châu Thành chưa có tâm lý gửitiền nhàn rỗi vào Ngân hàng. Do đó,
huy động vốn của NHNo&PTNT Châu Thành trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.
Điều này ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng.
v Một số hộ không có tâm lý chủ động trả nợ khi đến hạn mà trong hcờ vào chính
sách xóa nợ hay các chính sách xử lý nợ khác của Ngân hàng.
4.2.2 Đối với NHNo&PTNT huyện Châu Thành:
v Hiện tại, phòng tín dụng Ngân hàng Châu Thành còn thiếu nhân sự. Công việc
của CBTD trở nên quá tải. Do đó, CBTD không thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay.
v Trong thời gian qua, Ngân hàng Châu Thành chưa chủ động trong công tác huy
động vốn. Nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng chỉ tăng cao vào thời điểm trên
địa bàn huyện Châu Thành có những đợt đền bù, giải tỏa. Điều này làm cho Ngân
hàng không chủ động được nguồn vốn ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ tại
Ngân hàng.
v Một số máy vi tính của Ngân hàng đã xuống cấp hoạt động chậm nảh hưởng
đến công việc của CBTD cũng như của khách hàng.
v Một số CBTD do áo lực công việc nên chua thực hiện chặt chẽ công tác kiểm
tra, giám sát vay vốn cũng như đôn đốc nợ đến hạn.
4.2.3 Đối với BQL tổ LDTK&VV:
v BQL tổ không thực hiện tốt công việc huy động vốn tiết kiệm theo thỏa thuận
trong hợp đồng trách nhiệm công việc giữa Ngân hàng và BQL. BQL tổ LDTK&VV
không tích cực đôn đốc, vận động tuyên truyền nhân dân tham gia gửi tiền tiết kiệm
cũng như không kịp thời thông báo cho CBTD Ngân hàng biết những hộ có nguồn thu
nhập cao, thu nhập bất thường để CBTD vận động họ gửi tiền vào Ngân hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 83 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
v BQL tổ LDTK&VV vẫn chưa thực hiên tốt công việc tín dụng mà Ngân hàng
giao.
- Một số BQL tổ không hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn của tổ viên theo đúng quy định
của Ngân hàng làm mất thời gian của cả CBTD và tổ viên.
- Một số tổ trưởng, tổ phó không kịp thời thông báo cho CBTD Ngân hàng biết
về việc sử dụng vốn vay sai mục đích của tổ viên. Điều đó làm cho CBTD không có
biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm tăng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 84 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT
CHÂU THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1 PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC; ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU TẠI
NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG:
5.1.1 Những cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện Châu Thành trong
thời gian tới:
5.1.1.1 Cơ hội:
Ð Trong quá trình thực hiện CNH – HĐH, nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân
hàng trong địa bàn huyện Châu Thành ngày càng tăng cao đăc biệt là nhu cầu gửi tiền
và vay vốn.
Ð Mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng, hệ thống NHNo có điều kiện tiếp
cận sự hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn đào tạo thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các
Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
Ð Một thuận lợi không nhỏ đối với hoạt động của Ngân hàng Châu Thành
là trong những năm qua Ngân hàng đã nhận được sự quan tâm của Ngân hàng cấp trên,
huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện cùng các cấp chính quyền địa phương, các xã, thị
trấn trong huyện. Do vậy, công tác đầu tư vốn tín dụng trên địa bàn ngày một tăng,
năm sau cao hơn năm trước.
Ð Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành đang chuyển dịch theo hướng giảm
dần tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II, III. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
này tạo diều kiện thuận lợi để Ngân hàng Châu Thành thực hiện đa dạng hóa các đối
tượng đầu tư, phân tán rủi ro trong thời gian tới.
5.1.1.2 Thách thức:
" Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai: bưu điện,
các Ngân hàng thương mại khác, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính nước
ngoài,…
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 85 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
" Môi trường pháp lý về Ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ,
chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc
biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử…
" Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong vùng nông thôn còn hạn chế nên năng suất sản lượng thấp. Bên cạnh đó, ý thức
trả nợ của một số người dân chưa cao.
" Giá cả một số mặt hàng chưa ổn định làm cho việc sản xuất của người
dân bấp bênh dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
" Người dân chưa có tâm lý gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng dẫn đến việc
huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
" Giao thông đi lại trên địa bàn huyện còn chưa thuận lợi nhất là vào mùa
mưa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác theo dõi cho vay và quản lý nợ của cán bộ
tín dung.
5.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu của NHNo&PTNT huyện Châu Thành:
5.1.2.1 Điểm mạnh:
Ø Trụ sở Ngân hàng nằm ngay quốc lộ 1A - trung tâm thị trấn Tân Hiệp -
là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng.
Ø Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng có trình độ cao, chuyên môn
nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Châu
Thành có một đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có thái độ phục vụ vừa lòng khách hàng.
Ø Mạng luới hoạt động của Ngân hàng rộng. Ngân hàng có 2 điểm giao
dịch ở Long Định và Vĩnh Kim tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng góp phần giảm
bớt chi phí đi lại cho người vay vốn.
Ø Cơ sở vật chất trang thiết bị được đổi mới. Ngân hàng ứng dụng tin học
vào hoạt động góp phần phục vụ khách hàng nhanh, chính xác tạo được niềm tin cho
khách hàng.
Ø Hình thức vay vốn thông qua tổ liên doanh tiết kiệm và vay vốn ngày
càng phát huy hiệu quả.
Ø Hầu hết cán bộ tín dụng Ngân hàng sinh sống ở địa bàn huyện Châu
Thành. Chính điều này đã tạo cho cán bộ tín dụng Ngân hàng Châu Thành hiểu rõ và
có mối quan hệ tốt với khách hàng trên địa bàn của mình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 86 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ø Ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục, tiết
kiệm thời gian cho khách hàng. Cụ thể, trong thời gian qua Ngân hàng đã có chính
sách hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn dưới 30 triệu không phải làm thủ tục thế chấp
tài sản. Bên cạnh đó Ngân hàng có sẵn những dự án mẫu giúp khách hàng (đặc biệt là
đối tượng hộ nông dân) không phải lúng túng, tránh mất thời gian cho khách hàng khi
lập dự án kinh doanh theo đúng thủ tục vay vốn tại Ngân hàng.
5.1.2.2 Điểm yếu:
F Hiện tại phòng tín dụng còn thiếu nhân sự. Công việc của cán bộ tín
dụng trở nên quá tải. Hiện nay, phòng tín dụng vẫn còn có trường hợp một cán bộ tín
dụng phải phụ trách hai địa bàn. Lượng khách hàng giao dịch đông nên việc quản lý
nợ trên dịa bàn chưa chặt chẽ.
F Một số máy vi tính đã xuống cấp hoạt động chậm ảnh hưởng đến công
việc của nhân viên phòng tín dụng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG THỜI
GIAN TỚI:
5.2.1 Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát vay vốn:
NHNo có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay
và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những
cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nội dung kiểm tra như sau:
$ Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều
kiện vay vốn theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của
khách hàng trước khi cho vay. Thẩm dịnh là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng.
Cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, đồng
thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như thế việc thẩm định, báo cáo
thẩm định mới thực tế và khách quan.
$ Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp
lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố
chứng từ; sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và
người có tên trên giấy đề nghị vay vốn,…
$ Kiểm tra sau khi cho vay:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 87 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
- Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng hay không?
- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án.
- Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.
Trong giai đoạn này Ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau để góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng:
+ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách
hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Phần lớn quá trình sản
xuất kinh doanh của người dân là tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá
cả không ổn định. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho các doanh nghiệp và nông dân có
sự thỏa thuận hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu
thụ sản phẩm của người nông dân góp phần giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
+ Từ trước đến nay người dân thường sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu nên
năng suất, sản lượng không cao. Do đó, Ngân hàng có thế kết hợp với trung tâm
khuyến nông huyện tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ
thuật vào sản xuất. Nhưng do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên CBTD Ngân
hàng cần tư vấn cho người vay vốn khi họ xuống địa bàn hướng dẫn và thẩm dịnh đối
tượng cần vay vốn.
+ Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản xuất
chưa đến được đồng ruộng. Do đó, khi gặp những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh,… thu
nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Ngân hàng nên kết hợp với công
ty bảo hiểm cây trồng vật nuôi tổ chức cho bà con tham gia bảo hiểm.
5.2.2 Biên pháp huy động vốn:
Ngân hàng tiếp tục thực hiện thu chi tiền gửi tại nhà khi khách hàng lớn
có yêu cầu.
Ngân hàng có thể mở bàn tiết kiệm riêng để phục vụ khách hàng nhanh
hơn.
Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn và chăm sóc
khách hàng.
Ngân hàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân viên giao dịch.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 88 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ngân hàng có thể quan hệ với đài truyền thanh huyện để quảng cáo,
tuyên truyền, giới thiệu đến khách hàng các hình thức huy động vốn của mình.
Nâng cao năng lực hoạt động của BQL tổ LDTK&VV.
Ngân hàng cần tiếp tục phát huy, mở rộng hình thức huy động vốn
truyền thống như: huy động qua tiền gửi tiết kiệm, phát hành kì phiếu, tiền gửi có kì
hạn,…
5.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay:
5.2.3.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng:
P Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay thông qua mô hình tổ
LDTK&VV. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ngắn hạn thông qua mô hình tổ
LDTK&VV chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
nhưng tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn thông qua mô hình này vẫn chưa thật sự
cao. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chio vay qua mô
hình tổ LDTK&VV góp phần tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng.
P Nâng cao trình độ của BQL tổ LDTK&VV tránh mất thời gian của cả
cán bộ tín dụng và khách hàng. Trong thời gian qua một số BQL tổ hoạt động chưa
thật sự hiệu quả. Có không ít trường hợp BQL tổ làm hồ sơ vay vốn cho tổ viên không
đúng quy định của Ngân hàng làm người vay phải chờ đợi khá lâu vì phải làm lại hay
chỉnh sửa hồ sơ vay vốn. Do đó, một số lượng không nhỏ khách hàng đã chuyển sang
vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân mặc dù lãi suất có cao hơn của Ngân hàng
nhưng thủ tục đơn giản, người vay nhanh chóng nhận tiền vay đáp ứng kịp thời nhu
cầu của bà con. Trong thời gian tới Ngân hàng cần chú ý đến khâu này để không đánh
mất khách hàng hiện tại đồng thời lôi kéo lại lượng khách hàng cũ.
5.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng:
P Ngân hàng phải kết hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương các cấp.
Việc đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng phải dựa vào các chương trình mục tiêu phát
triển kinh tế của địa phương.
P Cán bộ tín dụng Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế từng
địa bàn xã để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự
đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
P Ngân hàng cần đa dạng hóa các đối tượng đầu tư tránh trường hợp đầu tư
tập trung vào một ngành nghề. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ngắn hạn ngành
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 89 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này khiến
cho dư nợ quá hạn ngắn hạn tại Ngân hàng tăng cao khi ngành nông nghiệp gặp khó
khăn như thiên tai, dịch bệnh,... Đa dạng hóa các đối tượng đầu tư giúp Ngân hàng hạn
chế phần nào rủi ro tín dụng.
5.2.4 Chính sách nhân sự:
Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.Trong lĩnh vực Ngân hàng, yếu tố
con người là yếu tố quan trọng cần được chú ý bồi dưỡng đào tạo. Một Ngân hàng dù
có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại mà không có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp
vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì cũng không thể tồn tại trong cơ chế
thị trường. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn
nhân lực thông qua việc hoàn thiện về:
v Tuyển dụng.
v Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
v Lựa chọn và phân hạng nhân lực.
v Chức danh.
v Tiền lương và chế độ khen thưởng, khuyến khích,…
v Nâng cao kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo.
Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có khả
năng quản trị công nghệ hiện đại và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Cán bộ tín
dụng tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt
thông tin kịp thời trong công tác cho vay cũng như huy động vốn, tự hoàn thiện phong
cách giao tiếp, tạo sự gần gũi, gắn bó với chính quyền địa phương để tranh thủ sự hỗ
trợ tích cực trong công tác địa bàn.
5.2.5 Chính sách khách hàng:
Một mặt Ngân hàng cần duy trì cũng cố mối quan hệ với khách hàng sẵn có,
mặt khác cần có biện pháp thu hút khách hàng mới theo hướng tập trung vào nhóm
khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, trang trại, hộ nông
dân có nhu cầu vay vốn. Để thực hiện tốt phương án trên Ngân hàng cần:
v Ngân hàng cần chuyên nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng chính sách
khách hàng, đồng thời tăng cường sáng tạo ra các sản phẩm mới, hiện đại và đơn giản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 90 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
hóa quy trình, thời gian cung ứng sản phẩm, nâng cao tính chính xác, tiện ích của sản
phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng.
v Ngân hàng cần đơn giản hóa quy trình, nâng cao tính chính xác, tiện ích
của sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 91 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN:
Trong những năm qua NHNo&PTNT Châu Thành đã có nhiều đóng góp vào
quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn huyện nhà. Ngân hàng đã cung cấp một
lượng vốn rất lớn cho nhân dân trong huyện góp phần đưa nền kinh tế nông thôn
chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống
người dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, trong 3 năm qua Ngân hàng
đã thực hiện tốt chức năng đi vay để cho vay, tức là huy động vốn để cho vay. Nhìn
chung, vốn huy động qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng, năm 2004 là 88.381 triệu
chiếm tỉ trọng 31,56%, năm 2005 vốn huy động đạt 181.082 triệu chiếm tỉ trọng 57%
trong tổng nguồn vốn so với năm 2004 tăng 92.701 triệu, vốn tự huy động năm 2006
đạt 182.064 triệu chiếm tỉ trọng 53,55% tăng 982 triệu so năm 2005. Nhưng, tỉ trọng
vốn huy động / tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên việc điều chuyển vốn từ cấp trên là
điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tích cực hơn nữa
trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức với nhiều
mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt cần chú trọng đến vai trò hết sức to lớn của BQL tổ
LDTK&VV trong công tác huy động vốn.
Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2004 -2006 của Ngân hàng
đều tăng. Điều này là một tín hiệu đáng phấn khởi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
của NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang.
Song song với vấn đề đầu tư tín dụng là vấn đề thu nợ. Doanh sơ thu nợ qua 3
năm của Ngân hàng cũng tăng cao, cụ thể năm 2005 là 244.472 triệu tăng 72.865 triệu
(42,46%) so năm 2004, năm 2006 doanh số thu nợ là 310.522 triệu tăng 66.050 triệu
(27,02%) so năm 2005. Điều này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán
bộ tín dụng.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tác động đến tình hình dư nợ tại Ngân hàng.
Qua việc phân tích số liệu, ta thấy: dư nợ tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, cụ thể
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 92 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
năm 2005 đạt 176.957 triệu tăng 22.692 triệu (14,71%) so năm 2004, năm 2006 dư nợ
đạt 190.967 triệu tăng 14.010 triệu (7,92%) so năm 2005.
Bên cạnh đó, điều đáng quan tâm trong công tác tín dụng ngắn hạn của
NHNo&PTNT Châu Thành trong 3 năm qua là nợ quá hạn qua 3 năm cũng tăng song
song với việc gia tăng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn là 289 triệu
tăng 128 triệu (79,5%) so năm 2004, năm 2006 nợ quá hạn là 1.806 triệu tăng 1.517
triệu (524,91%) so năm 2005. Tỉ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ trong 3 năm 2004 - 2006
cũng tăng. Cụ thể, năm 2004 tỉ lệ này là 0,10%, năm 2005 là 0,16%, đến năm 2006 tỉ
lệ này tăng lên đến 0,95%. Trong thời gian tới NHNo&PTNT Châu Thành cần tích
cực hơn nữa trong công tác quản lý nợ vay, thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn
đến múc thấp nhất góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ:
6.2.1 Đối với NHNo&PTNT huyện Châu Thành:
Q Hết một năm tài chính, Ngân hàng nên tổ chức đại hội khách hàng. Ngân
hàng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và trả lời những vướng mắc để họ
thông suốt và hiểu rõ hoạt động của Ngân hàng.
Q Ngân hàng cần tuyển thêm cán bộ tín dụng, hạn chế tình trạng một cán
bộ phụ trách hai địa bàn như hiện nay.
Q Ngân hàng cần đầu tư, trang bị máy vi tính mới giúp cho cán bộ làm việc
nhanh chóng, hiệu quả.
Q Ngân hàng nên kết hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ tìm đầu ra tiêu thụ
sản phẩm cho người nông dân. Ngân hàng kết hợp với cơ quan chức năng tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp và hộ nông dân có sự thỏa thuận hợp đồng bao tiêu sản
phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất cho người nông dân và giảm rủi ro tín
dụng cho Ngân hàng.
6.2.2 Đối với khách hàng:
Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
Người vay cần tìm hiểu các quy định, thủ tục cho vay của Ngân hàng
tạo, điều kiện cho cán bộ tín dụng làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.
6.2.3 Đối với BQL tổ LDTK&VV:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 93 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ban quản lý phải thực hiên đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng trách nhiệm được kí
giữa Ban quản lý tổ LDTK&VV với Ngân hàng.
6.2.3.1 Công việc tín dụng:
{ Ban quản lý hướng dẫn nhận hồ sơ vay, thẩm định ban đầu về các điều kiện
vay vốn của các thành viên tổ LDTK&VV.
{ Ban quản lý kiểm tra, giám sát các tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích,
đôn đốc việc hoàn trả nợ Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi.
{ Ban quản lý tổ phải kịp thời thông báo cho Ngân hàng những trường hợp
hộ vi phạm quy định, thể lệ tín dụng của Ngân hàng để Ngân hàng chủ động xử lý.
{ Ban quản lý tổ LDTK&VV là đầu mối cho Ngân hàng để: phổ biến, thông
báo, hướng dẫn các quy định, quyết định phê duyệt cho vay, các nội dung và công việc
thực hịện trong quản lý tín dụng, xử lý nợ quá hạn.
6.2.3.2 Công việc huy động vốn tiết kiệm:
I Ban quản lý tổ thường xuyên vận động tuyên truyền nhân dân tham gia gởi
tiền tiết kiệm theo nguyên tắc tự nguyện vì mục tiêu ích nước lợi nhà.
I Các tổ trưởng, tổ phó cần thông báo cho CBTD Ngân hàng biết những hộ có
nguồn thu nhập cao, thu nhập bất thường để CBTD vận động hộ gửi tiền vào Ngân
hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành
GVHD: TS. Lê Khương Ninh 94 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng, Trường Đại học Cần
Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2006), Giáo trình Quản trị Ngân hàng
thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng (2002), NHNo&PTNT Việt Nam
trung tâm đào tạo Hà Nội.
4. “Thị trường tài chính tiền tệ” số 15 (1/8/2006).
5. “Tạp chí ngân hàng” (2 / 2006, 9 / 2006).
6. Quyết địn số 72/QĐ - HĐQT - TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
7. Quyết định số 240B/NHNoTG - 04 ngày 15/06/2001 quy định về việc thành lập
cho vay hộ nông dân qua mô hình tổ LDTK&VV.
8. Quyết định số 300/QĐ - HĐQT - TD ngày 24/09/2003 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc thực hiện
các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4031278w.pdf