Qua phân tích tình hình tí ndụngcủa CN NHCT TP.Cần Thơ giúp t a thấy đợc
thực tr ạng hoạt động tíndụngcủa ngân hàng trong giai đoạn 2004 – 2006. Nhìn
chung thì hoạt động tíndụngcủa ngân hàng diễn ratốt nhất vàonăm 2005vớisự
tăng l êncủa các chỉ tiêu doanhsố cho vay, doanhsố thunợ và giảm xuốngcủa chỉ
tiêudưnợ tuy nhiên chỉ ti êunợ quáhạn thìl ạităng l ên. Đặc biệt làhệsố thunợ và
tỷlệnợ quáhạn/dưnợ trongnăm nàycũngtốt hơnnăm 2004 vànăm 2006. Qua các
năm doanhsố t hunợcủa ngân hàng đãtăng lên đặc biệt l ànăm 2005, ở đây chúng
ta thấy chỉ tiêu nàynăm 2006 có giảm xuống nhưng do doanhsố cho vay giảm vào
năm này l àm cho thunợvềcũng giảm. Cùngvới việc giảm xuốngcủadưnợ t hì
chúng ta thấyrằng việctăngcờng công t ác thunợcủa ngân hàng trong thời gian
qua đã thu đợckết quả tíchcực. Tuy nhiên, tình hìnhnợ quáhạn còn chiếmtỷlệ
lớn trongtổngdưnợ vàl ại liêntụctăng lên qua cácnăm điều này chịu ảnhhởng
bởimộtsố khách hàng chiếmtỷ trọng giaodịchl ớntại ngân hàng làm ăn kém hiệu
quả khiến những mónnợ màhọ đã vay không có khảnăng chi tr ả vào đúng thời hạn,
phải chuyển sangnợ quáhạn.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư)
- Hệ số thu nợ: Nhìn chung do tình hình thu nợ diễn biến tốt trong thời gian
qua cùng với việc thu hẹp qui mô cho vay nên phần lớn chỉ tiêu hệ số thu nợ đều lớn
hơn 100%. Tuy nhiên chỉ tiêu này đối với cho vay SXKD năm 2004 đạt mức
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 61 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
82,16%, tức là cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng chỉ thu về 82,16 đồng. Tình hình
này được cải thiện ở những năm tiếp theo biểu hiện ở chỉ tiêu này tăng lên và vượt
mức 100% ở năm 2005 và 2006. Bên cạnh đó thì hệ số thu nợ cho vay nuôi trồng
thủy sản, cho vay DV – KD khác và cho vay tiêu dùng đạt mức bằng nhau ở năm
2004 là 119,46%. Năm 2005 hệ số thu nợ đối với cho vay nuôi trồng thủy sản tăng
lên đạt mức 241,69% thế nhưng đến năm 2006 thì chỉ tiêu này lại giảm mạnh xuống
chỉ còn 56,28%. Sự giảm sút mạnh mẽ này là biểu hiện của một dấu hiện không tốt
đối với các khoản cho vay nuôi trồng thủy sản. Vì thế ngân hàng cần tăng cường chú
ý tập trung công tác thu nợ các cơ sở này, giám sát chặt chẽ các món cho vay này để
có thể cải thiện được hệ số thu nợ.
- Nợ quá hạn/dư nợ: Nhìn chung thì chỉ tiêu này đối với cho vay vào các
lĩnh vực đầu tư khác nhau tăng dần qua các năm cùng với sự biến động tăng của chỉ
tiêu này trong ngân hàng do nợ quá hạn biến động theo chiều hướng tăng còn chỉ
tiêu dư nợ thì giảm mạnh. Trong số các đối tượng này chỉ có nợ quá hạn/dư nợ đối
với cho vay tiêu dùng là có phần giảm xuống ở năm 2006 (1,18% năm 2005 và
0,86% năm 2006). Sự giảm sút này cho thấy chất lượng tín dụng của cho vay tiêu
dùng có phần được cải thiện.
3.2.4. Căn cứ theo mức độ tín nhiệm khách hàng
3.2.4.1. Doanh số cho vay
Cho vay theo mức độ tín nhiệm khách hàng có 2 hình thức là cho vay có tài
sản thế chấp và cho vay không cần tài sản thế chấp (tín chấp). Trong đó cho vay tín
chấp chủ yếu cho các đối tượng là doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và cán
bộ công chức nhà nước. Ta thấy việc cấp tín dụng tín chấp do không có tài sản đảm
bảo tiền vay nên rủi ro đối với hình thức tín dụng này cao hơn đối với tín dụng có
thế chấp bằng tài sản. Do vậy, tín dụng tín chấp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cho
vay của ngân hàng. Sau đây là lượng vốn tín dụng mà ngân hàng cấp ra theo mức độ
tín nhiệm khách hàng trong 3 năm 2004, 2005, 2006.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 62 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Bảng 19: DOANH SỐ CHO VAY THEO TÍN NHIỆM
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ
tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
Thế chấp 2.592.446 88,48 2.890.438 89,57 2.487.281 90,32 297.992 11,49 -403.157 -13,95
Tín chấp 337.688 11,52 336.578 10,43 266.713 9,68 -1.110 -0,33 -69.865 -20,76
Tổng 2.930.134 100 3.227.016 100 2.753.994 100 296.882 10,13 -473.022 -14,66
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Doanh số cho vay thế chấp và tín chấp biến động khác nhau. Cùng với chính
sách giảm dần về tỷ trọng cho vay tín chấp trong cho vay của ngân hàng thì chỉ tiêu
này đã liên tục giảm qua 3 năm, sự biến động của cho vay phụ thuộc vào nhu cầu
của thị trường cũng như ý muốn chủ quan của ngân hàng trong việc hạn chế cho vay
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Thế chấp: Như đã nói ở trên thì ngân hàng từng bước đi đến giảm dần
việc cung cấp tín dụng tín chấp cho khách hàng để giảm rủi ro trong kinh doanh. Vì
vậy mà ngân hàng tập trung cho vay có đảm bảo bằng tài sản, đáp ứng nhu cầu vốn
ngày càng cao của thị trường thì doanh số cho vay có đảm bảo cũng tăng lên vào
năm 2005. Năm 2004 cho vay thế chấp đạt 2.592.446 triệu đồng tăng lên 2.890.438
triệu đồng vào năm 2005 với tỷ lệ tăng là 11,49%. Đến năm 2006 nhu cầu vốn có
phần lắng dịu, cho vay thế chấp cũng giảm theo với tỷ lệ 13,95% và đạt mức
2.487.281 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,32% tổng doanh số cho vay. Đây là năm
cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cho vay trong 3 năm qua, phù
hợp với chính sách giảm cho vay tín chấp trong tổng cho vay của ngân hàng.
- Tín chấp: Ngược lại với cho vay thế chấp thì cho vay tín chấp không
ngừng giảm xuống qua các năm về số lượng và cả tỷ trọng do chủ trương giảm cho
vay tín chấp của ngân hàng vì cho vay những khoản này không có tài sản đảm bảo,
ngân hàng chịu rủi ro cao. Năm 2004 ngân hàng cấp tín dụng tín chấp là 337.688
triệu đồng, đến năm 2005 giảm nhẹ còn 336.578 triệu đồng tức là giảm 0,33%. Đến
năm 2006 tỷ lệ giảm có lớn hơn, giảm đến 20.76% làm cho chỉ tiêu này giảm xuống
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 63 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
còn 266.713 triệu đồng. Về tỷ trọng thì cũng giảm qua các năm, năm 2004 đạt
11,52%, năm 2005 là 10,43%, đến năm 2006 giảm còn 9,68%, CN NHCT TP.Cần
Thơ đang phấn đấu chỉ tiêu này chỉ còn chiếm 6% về tỷ trọng trong cho vay của
ngân hàng.
3.2.4.2. Doanh số thu nợ
Tình hình thu nợ của ngân hàng đối với cho vay theo tín nhiệm khách hàng
trong thời gian qua diễn ra với số lượng được thể hiện trong bảng số liệu sau.
Bảng 20: DOANH SỐ THU NỢ THEO TÍN NHIỆM
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ
tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
Thế chấp 2.367.137 79,78 2.610.604 74,08 2.654.364 79,55 243.467 10,29 43.760 1,68
Tín chấp 599.871 20,22 913.604 25,92 682.174 20,45 313.733 52,30 -231.430 -25,33
Tổng 2.967.008 100 3.524.208 100 3.336.538 100 557.200 18,78 -187.670 -5,33
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Doanh số thu nợ theo mức tín nhiệm diễn biến tương đối tốt. Thu nợ năm 2005
tăng so với năm 2004 cho thấy công tác thu nợ ở năm này đạt hiệu quả.
- Thế chấp: Thu nợ năm 2004 đạt 2.367.137 triệu đồng chiếm 79,78% trong
tổng thu nợ. Đến năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên với tỷ lệ 10,29% và đạt con số
2.610.604 triệu đồng, tức cao hơn năm 2004 là 243.467 triệu đồng, nhưng do tốc độ
tăng của thu nợ thế chấp nhỏ hơn tổng thu nợ nên tỷ trọng của chỉ tiêu này năm
2005 giảm xuống còn 74,08%. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên vào năm 2006 đạt
mức 2.654.364 triệu đồng tức là tăng 43.760 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 1,68 %, do
năm 2006 thu nợ giảm mạnh hơn tỷ lệ giảm của thu nợ cho vay thế chấp nên tỷ
trọng này tăng lên và chiếm 79,55%. Nhìn chung, thu nợ cho vay thế chấp tăng nhẹ
trong thời gian qua.
- Tín chấp: Thu nợ tín chấp tăng mạnh ở năm 2005 rồi cũng giảm xuống
mạnh vào năm 2006. Năm 2004 thu nợ tín chấp là 599.871 triệu đồng chiếm 20,22%
về tỷ trọng. Chỉ tiêu này tăng mạnh trong năm 2005 tăng đến 52,30% và đạt 913.604
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 64 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
triệu đồng, do tốc độ tăng quá mạnh đã làm cho thu nợ cho vay tín chấp trong tổng
thu nợ tăng lên mức 25,92%. Sang năm 2006 thu nợ cho vay tín chấp giảm trở lại
với tỷ lệ 25,33% và chỉ còn 559.095 triệu đồng, tức đã giảm 231.430 triệu đồng, tỷ
trọng giảm xuống còn 20,45%. Đối tượng vay vốn dạng này chủ yếu là doanh
nghiệp nhà nước có uy tín, làm ăn có hiệu quả và cán bộ công chức nhà nước.
3.2.4.3. Dư nợ
Do số lượng cấp tín dụng theo tín nhiệm khách hàng khác nhau nên tình
hình dư nợ cũng khác nhau theo hướng dư nợ cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng dư nợ còn dư nợ cho vay tín chấp thì chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình hình dư nợ
cho vay theo mức độ tín nhiệm khách hàng tại ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005,
2006 diễn biến theo số liệu trong bảng sau.
Bảng 21: DƯ NỢ THEO TÍN NHIỆM
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ
tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
Thế chấp 1.427.691 89,73 1.157.053 89,42 643.992 90,53 -270.638 -18,96 -513.061 -44,34
Tín chấp 163..431 10,27 136.877 10,58 67.394 9,47 -26.554 -16,25 -69.483 -50,76
Tổng 1.591.122 100 1.293.930 100 711.386 100 -297.192 -18,68 -582.544 -45,02
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Cùng với sự sự giảm xuống của dư nợ thì dư nợ thế chấp và dư nợ tín chấp
cũng liên tục giảm qua các năm do thu nợ tăng. Chỉ tiêu này giảm mạnh ở năm 2006
vì trong năm này cho vay giảm trong khi thu nợ giảm với tỷ lệ nhỏ hơn.
- Thế chấp: Cho vay thế chấp năm 2005 cao hơn năm 2004 nhưng dư nợ lại
thấp hơn. Dư nợ 2005 giảm là do một số khoản vay của những năm trước được trả
xong trong năm 2004. Năm 2004 chỉ tiêu này là 1.427.691 triệu đồng chiếm 89,73%
tổng dư nợ. Sang năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.157.053 triệu đồng
tức giảm 270.638 triệu đồng với tỷ lệ 18,96%, dư nợ giảm làm cho tỷ trọng giảm
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 65 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
còn 89,42%. Chỉ tiêu này không ngừng giảm và đạt 643.992 triệu đồng năm 2006
tức là giảm 513.061 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ giảm là 44,34%, thế nhưng
tỷ trọng thì lại tăng đến 90,53%. Sở dĩ dư nợ giảm về số lượng nhưng tăng lên về tỷ
trọng là bởi vì dư nợ thế chấp giảm ít hơn tốc độ giảm của tổng dư nợ.
- Tín chấp: Cũng như cho vay thế chấp, dư nợ cho vay tín chấp cũng liên
tục giảm về số lượng qua ba năm. Năm 2004 chỉ tiêu này là 163.431 triệu đồng
chiếm 10,27% về tỷ trọng trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này giảm 16,25% trong năm
2005 còn 136.887 triệu đồng tức giảm 26.554 triệu đồng, thế nhưng tỷ trọng có sự
biến động tăng lên mức 10,58%. Sang năm 2006 chỉ tiêu này giảm đến 50,76% đạt
mức 67.394 triệu đồng về số lượng. Do giảm mạnh nên tỷ trọng dư nợ cho vay tín
chấp năm 2006 cũng giảm xuống còn 9,47%.
3.2.4.4. Nợ quá hạn
Ta thấy việc cấp tín dụng theo mức độ tín nhiệm khách hàng có mức độ rủi
ro khác nhau. Xét trên quan điểm của ngân hàng thì cho vay thế chấp rủi ro thấp hơn
do có tài sản đảm bảo tiền vay, còn cho vay tín chấp thì rủi ro cao hơn vì không có
tài sản đảm bảo. Rủi ro ở đây được thể hiện thông qua việc khách hàng có thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hay ta căn cứ vào số nợ quá hạn phát sinh
tại ngân hàng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn theo mức độ tín nhiệm khách hàng
trong 3 năm qua.
Bảng 22: NỢ QUÁ HẠN THEO TÍN NHIỆM
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ
tiêu ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
Thế chấp 4.141 87,58 11.878 83,14 14.456 83,74 7.737 186,84 2.578 21,70
Tín chấp 587 12,42 2.408 16,86 2.806 16,26 1.821 310,22 398 16,53
Tổng 4.728 100 14.286 100 17.262 100 9.558 202,16 2.976 20,83
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 66 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Nợ quá hạn cho vay theo tín nhiệm khách hàng liên tục tăng lên qua các năm
và đáng chú ý nhất là năm 2005, trong năm này tốc độ tăng của nợ quá hạn đạt mức
rất cao gấp hơn 3 lần năm 2004. Trong đó tốc độ tăng nợ quá hạn tín chấp là
310,22% (gấp 4,1 lần năm 2004). Đây là mức tăng trưởng đột biến của chỉ tiêu nợ
quá hạn đặt ra yêu cầu đối với ngân hàng là phải giám sát chặt chẽ những khoản vay
này để kịp thời có biện pháp xử lý.
- Thế chấp: Cho vay những món có dùng tài sản đảm bảo ít rủi ro hơn do
khi khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có thể
thu được những khoản đó từ tài sản dùng đảm bảo tiền vay. Ta thấy diễn biến của
chỉ tiêu này không ngừng tăng lên với tốc độ tăng năm 2005 rất cao. Nếu như năm
2004 chỉ tiêu này là 4.141 triệu đồng chiếm 87,58% về tỷ trọng trong tổng nợ quá
hạn thì sang năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên đến 11.878 triệu đồng, gần gấp 3 lần
năm 2004, thế nhưng tỷ trọng thì giảm xuống mức 83,14% do trong năm này nợ quá
hạn cho vay tín chấp phát sinh rất lớn ảnh hưởng nhiều đến tổng nợ quá hạn theo
chiều hướng tăng. Năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn là
21,70% tức là tăng thêm 2.578 triệu đồng về số lượng làm chỉ tiêu này đạt 14.456
triệu đồng. Về tỷ trọng thì có biến động tăng nhẹ chiếm 83,74% tổng số nợ quá hạn
tại ngân hàng trong năm này. Nợ quá hạn tăng là do biến động của thị trường làm
cho tình hình kinh doanh của các khách hàng vay vốn gặp khó khăn, thu lợi nhuận
kém thậm chí có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải phá sản nên khả năng trả nợ
không có, điều này là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng tăng lên đáng
kể trong thời gian qua.
- Tín chấp: Năm 2004 nợ quá hạn cho vay tín chấp là 587 triệu đồng chiếm
12,42% tổng nợ quá hạn. Sang năm 2005 thì chỉ tiêu này tăng lên và lại tăng với tốc
độ rất lớn đạt mức 2.408 triệu đồng, gấp 4,1 lần năm 2004. Điều này cho thấy ngân
hàng gặp rủi ro cao đối với những món cho vay tín chấp. Do tăng mạnh nên tỷ trọng
của nó trong tổng nợ quá hạn cũng tăng lên và chiếm 16,86%. Tình hình này có
phần êm dịu hơn trong năm 2006 với tốc độ tăng là 16,53%, tức tăng thêm 398 triệu
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 67 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
đồng, với sự tăng lên này đã làm chỉ tiêu nợ quá hạn cho vay tín chấp tăng lên mức
2.806 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,26% trong nợ quá hạn.
3.2.4.5. Phân tích chất lượng tín dụng theo mức tín nhiệm khách hàng
Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay theo tín nhiệm
khách hàng thì ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng của
các khoản cho vay thế chấp và tín chấp theo bảng số liệu sau.
Bảng 23: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Hệ số thu nợ (%) 101,26 109,21 121,15
- Thế chấp 91,31 90,32 106,72
- Tín chấp 177,64 271,44 255,77
Nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,30 1,10 2,43
- Thế chấp 0,29 1,03 2,25
- Tín chấp 0,36 1,76 4,16
(Nguồn: Tính toán từ chỉ tiêu tín dụng theo mức độ tín nhiệm khách hàng)
- Hệ số thu nợ: Nhìn chung thì hệ số thu nợ theo tín nhiệm tương đối ở mức
cao, trong đó hệ số thu nợ đối với cho vay tín chấp là cao hơn (luôn lớn hơn 100%).
Chỉ tiêu này diễn biến không mấy khả quan đối với cho vay thế chấp. Năm 2004 chỉ
tiêu này đối với cho vay thế chấp là 91,31%, tức là cứ 100 đồng cho vay thế chấp thì
ngân hàng thu về được 91,31 đồng. Thế nhưng đến năm 2005 chỉ tiêu này giảm
xuống còn 90,32% điều này cho thấy hiệu quả trong công tác thu nợ giảm xuống.
Tuy nhiên, sang năm 2006 thì tình hình thu nợ đã khả quan hơn và đạt 106,72% tức
là thu về nhiều hơn cho vay. Sở dĩ thu nợ nhiều hơn cho vay vì trong năm này ngân
hàng cho vay với doanh số giảm. Chỉ tiêu này đối với cho vay tín chấp lớn hơn
100% là do ngân hàng có chính sách giảm cho vay tín chấp khiến cho doanh số cho
vay tín chấp giảm mạnh, trong khi đó thì ngân hàng lại tăng cường công tác thu nợ
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 68 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
đối với những khoản này nên chỉ tiêu này tăng mạnh ở năm 2005. Ngân hàng vẫn
tiếp tục duy trì chính sách đó và năm 2006 hệ số thu nợ là 255,77%.
- Nợ quá hạn/dư nợ: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối với cho vay tín chấp
thì chất lượng tín dụng kém thể hiện qua chỉ tiêu này đối với cho vay thế chấp và tỷ
lệ của nó liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2004 chỉ tiêu này đối với cho vay tín
chấp là 0,36% trong khi đối với cho vay thế chấp là 0,29%. Năm 2005 và 2006, chỉ
tiêu này đối với cho vay thế chấp và tín chấp đề tăng dần lên, tuy nhiên tốc độ tăng
đối với cho vay tín chấp lớn hơn đối với cho vay thế chấp. Điều này cho thấy rủi ro
trong cho vay tín chấp ngày càng tăng dần và chính sách hạn chế cho vay tín chấp
ngân hàng đang áp dụng là hoàn toàn hợp lý. Năm 2005 chỉ tiêu này đối với cho vay
thế chấp và tín chấp lần lượt là 1,03% và 1,76%, sang năm 2006 là 2,25% và 4,16%.
Ở đây chúng ta dễ dàng nhìn thấy được nợ quá hạn cho vay tín chấp/tổng dư nợ luôn
ở mức cao hơn so với chỉ tiêu này đối với cho vay thế chấp, điều này chứng tỏ chất
lượng của những khoản cho vay thế chấp cao hơn, còn cho vay tín chấp thì chứa
đựng nhiều rủi ro hơn.
3.2.5. Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng
Trong thời gian qua, tình hình cung cấp tín dụng tại ngân hàng diễn biến phức
tạp, thể hiện ở chỉ tiêu doanh số cho vay giảm, dư nợ giảm mạnh đặc biệt là nợ quá
hạn phát sinh tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại
ngân hàng ngày càng giảm sút. Tình hình tín dụng tại ngân hàng trong giai đoạn
2004 – 2006 cho chúng ta thấy được cụ thể chất lượng tín dụng trong việc cấp tín
dụng theo các hình thức khác nhau. Sau đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng
tín dụng tại ngân hàng trong thời gian qua.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 69 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Bảng 24: CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Chênh lệch % Chênh lệch %
Dư nợ bình quân (triệu đồng) 1.466.683 1.369.727 1.375.386 -96.956 -6,61 5.659 0,41
Hệ số thu nợ (%) 101,26 109,21 121,15 7,95 7,85 11,94 10,94
Nợ quá hạn/cho vay (%) 0,16 0,44 0,63 0,28 174,36 0,18 41,59
Nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,30 1,10 2,43 0,81 271,56 1,32 119,78
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 2,02 2,57 2,43 0,55 27,19 -0,15 -5,72
(Nguồn: Tính toán từ chỉ tiêu tín dụng tại ngân hàng)
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 70 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
- Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Chỉ tiêu này lớn hơn 100% qua các năm cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng là
tốt, thế nhưng cũng cần phải nói rằng, năm 2006 chỉ tiêu này tăng là do doanh số
cho vay của ngân hàng giảm xuống. Chỉ tiêu này không ngừng tăng lên trong giai
đoạn này, năm 2004 là 101,26%, năm 2005 là 109,21% và năm 2006 là 121,15%.
Chúng ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này năm 2006 cao hơn năm 2005 là do sự
giảm xuống của chỉ tiêu cho vay năm 2006.
- Nợ quá hạn/dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín
dụng của ngân hàng, thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại một thời điểm
nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn
nhiều, hay là rủi ro tín dụng tăng. Cho nên các ngân hàng nói chung và CN NHCT
TP.Cần Thơ nói riêng luôn tìm cách để hạn chế đến mức thấp nhất chỉ tiêu này
xuống mức càng nhỏ càng tốt. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có những biến động
không mấy khả quan, nếu như năm 2004 nợ quá hạn/dư nợ là 0,30% thì đến năm
2005 tăng lên 1,10%, tức tăng 271,56% so với năm 2004 (gấp 3,7 lần), chỉ tiêu này
tiếp tục tăng lên ở năm 2006 và đạt 2,43%, tức tăng 119,78% năm 2005. Sự tăng
mạnh của chỉ tiêu này là dấu hiệu cho thấy tình hình chất lượng tín dụng tại ngân
hàng ngày càng giảm, có nghĩa là rủi ro tín dụng ngày càng tăng.
- Vòng quay vốn tín dụng: Được thể hiện bằng doanh số thu nợ/dư nợ bình
quân, chỉ tiêu này càng cao cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng
nhanh, cho nên chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ở đây, chúng ta thấy chỉ tiêu này năm
2004 là 2,02 vòng, có nghĩa là với cùng một lượng vốn, luồng vốn từ ngân hàng
được cấp ra ngoài rồi quay trở lại ngân hàng thông qua sự hoàn trả của khách hàng
hơn 2 lần trong một năm. Đến năm 2005 thì chỉ tiêu này không dừng lại ở mức 2,02
vòng như năm 2004 mà tăng lên đến 2,57 vòng, trong năm này thì luồng tiền ra vào
ngân hàng 2,57 lần, đây có thể được coi là tốc độ luân chuyển tương đối nhanh do
ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Thế nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu
này có phần giảm trở lại và đạt mức 2,43 vòng, mặc dù thấp hơn năm 2005 nhưng
chỉ tiêu này vẫn cao hơn năm 2004.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 71 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Qua phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005, 2006
ta thấy được diễn biến của các chỉ tiêu tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng từ các
nhân tố khách quan như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn,
chính sách phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, yếu tố thị trường, thiên tai dịch
họa; ngoài ra còn chịu ảnh hưởng do ý muốn chủ quan từ phía bản thân ngân hàng.
4.1. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
4.1.1. Các nhân tố từ phía khách hàng
Trong thời gia qua, diễn biến của những chỉ tiêu tín dụng tại ngân hàng chịu
ảnh hưởng lớn từ phía khách hàng. Tình hình kinh doanh của khách hàng có chiều
hướng xấu đặc biệt là những khách hàng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
- Doanh số cho vay và dư nợ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu vốn của khách
hàng. Nhìn chung thì doanh số cho vay biến động bất thường. Năm 2005 là thời kỳ
tăng trưởng đột biến về tỷ trọng của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền
kinh tế tại địa phương. Là thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm của khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long – Thành phố Cần Thơ có rất nhiều tiềm năng chưa được
khai thác. Nắm bắt được thực tế đó, các thành phần kinh tế đổ xô vào Cần Thơ để
đầu tư, điều này cũng không loại trừ việc các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào.
Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư tại địa bàn thành phố Cần Thơ tăng mạnh. Là ngân
hàng thương mại quốc doanh hoạt động uy tín và hiệu quả, chất lượng dịch vụ tốt,
CN NHCT TP.Cần Thơ đã thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay vốn tại ngân
hàng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Doanh số cho vay năm 2006
giảm xuống một lượng nhỏ là do ngân hàng thẩm định cho vay kỹ lưỡng hơn để đảm
bảo khoản tín dụng cấp ra rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời trên địa bàn xuất hiện
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 72 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
thêm một số ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài nên việc cấp tín dụng
cũng dãn ra. Dư nợ cũng biến động cùng với sự biến động của doanh số cho vay.
- Doanh số thu nợ và nợ quá hạn thì chịu ảnh hưởng lớn bởi hiệu quả hoạt
động kinh doanh của khách hàng. Năm 2005 thu nợ cao hơn năm 2006 là do cho vay
tăng đồng thời khách hàng kinh doanh có hiệu quả nên đảm bảo được khả năng trả
nợ vay. Tuy nhiên, bên việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã dẫn đến
tình trạng phân hóa rõ rệt giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp quy mô hoạt
động lớn với nguồn vốn lớn, uy tín chất lượng đã đánh bại những doanh nghiệp khác
mới ra đời còn non trẻ thiếu kinh nghiệm khiến công việc kinh doanh của họ trở nên
điêu đứng, một số phải phá sản. Cho nên tuy một số doanh nghiệp hoạt động với
hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể
thanh toán nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn. Điều này làm cho chỉ tiêu nợ quá hạn
tăng lên trong những năm sau.
4.1.2. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước tại địa phương
Như đã trình bày thì mỗi năm thành phố Cần Thơ có chủ trương tập trung
phát triển kinh tế vào những ngành nghề, những khu vực kinh tế khác nhau cho nên
các chỉ tiêu tín dụng cũng chịu ảnh hưởng bởi các chủ trương của nhà nước trong đó
đầu tư vào SXKD là nhiều nhất nên tỷ trọng cho vay của ngân hàng vào các ngành
này cũng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004 là năm thành phố Cần Thơ tập trung vào
xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cấp thành đô thị loại I sau khi trở thành thành phố
trực thuộc trưng ương vào năm 2003 nên tỷ trọng đầu tư vào DV – KD khác lớn.
Đầu tư xây dựng và giao thông vận tải lắng dịu năm 2006 do các công trình cơ bản
đã hoàn thành. Sang năm 2006 nhu cầu vốn tiêu dùng cho sửa chữa xây dựng nhà ở,
du học tăng làm cho vay tiêu dùng tăng lớn hơn. Chỉ tiêu tín dụng của ngân hàng
cũng biến động theo cùng với sự biến động về tỷ trọng đầu tư vào các ngành nghề
tại địa phương.
4.1.3. Yếu tố thị trường
Trong những năm qua thị trường giá cả hàng hóa biến động mạnh, giá cả
leo thang đối với hầu hết tất cả các mặt hàng. Chính vì vậy nhu cầu vốn mua thiết bị,
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 73 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
máy móc, xây dựng nhà xưởng, vật liệu xây dựng tăng cao, giá cả nguyên vật liệu,
nhiên liệu phục vụ sản xuất và lương cán bộ công nhân viên cũng được điều chỉnh
tăng nên nhu cầu vốn tăng mạnh làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.
Cùng với sự tăng lên về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, đời sống người dân
được cải thiện và có phần tăng thêm, nhu cầu sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng tăng làm
cho tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng chuyển biến tốt giúp các doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả và trả được nợ góp phần tăng doanh số thu nợ cho ngân hàng.
Thế nhưng do cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong năm 2006
khiến tình hình kinh doanh giảm hiệu quả trở lại trong đó không loại trừ việc các
ngân hàng hoạt động với hiệu quả giảm xuống. Đồng thời trong năm này cho vay
của ngân hàng cũng giảm làm cho thu nợ giảm. Thêm vào đó, tình trạng tiêu thụ cá
nguyên liệu của những hộ nuôi cá tra, cá basa ở Thốt Nốt gặp khó khăn, điêu đứng,
trong khi giá thức ăn thì không ngừng tăng lên. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các cơ sở này giảm sút, thu nhập thấp hoặc không có thu nhập
nên khó khăn trong việc trả nợ vay.
4.1.4. Thiên tai
Khó khăn của các doanh nghiệp và người dân trong thời kỳ này là thiên tai
dịch họa xảy ra liên tục. Dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng ở gia súc, rồi đến
dịch rầy hại lúa vào cuối năm 2006 gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
của khách hàng, một số hộ bị mất trắng cho nên khả năng trả nợ ngân hàng không có
làm cho chỉ tiêu thu nợ giảm và ảnh hưởng đến việc tăng lên của chỉ tiêu nợ quá hạn
trong tổng dư nợ tại ngân hàng.
4.2. CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN
Sự biến động của các chỉ tiêu tín dụng còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan từ bản
thân ngân hàng thông qua việc điều tiết tỷ trọng cho vay đồng thời căn cứ vào khả
năng huy động vốn của ngân hàng, cũng như vốn điều hòa từ NHCT VN. Điều này
thể hiện rõ ở chủ trương cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay
vì cho vay trung và dài hạn rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Xét về mặt tín nhiệm
khách hàng thì từng bước giảm dần cho vay tín chấp nên doanh số cho vay thế chấp
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 74 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
bằng tài sản tăng lên trong tổng cho vay. Doanh số cho vay ảnh hưởng đến tình hình
dư nợ.
Doanh số cho vay năm 2006 giảm xuống là do ý muốn chủ quan của ngân hàng.
Ta thấy trong giai đoạn này nợ quá hạn không ngừng tăng lên là cho rủi ro tín dụng
tăng cao. Để kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng ngân hàng đã chủ động hạn
chế cho vay thông qua việc thẩm định thật kỹ lưỡng phương án, dự án kinh doanh
xin vay vốn để những khoản tín dụng cấp ra ít rủi ro. Bên cạnh đó, việc thu hẹp
phạm vi cấp tín dụng còn giúp cho ngân hàng tập trung hơn vào công tác kiểm soát
các khoản nợ hiện tại đặc biệt là những khoản có nợ quá hạn cao nhằm thu hồi và
nhanh chóng xử lý các khoản nợ quá hạn đó. Từ đó đạt mục tiêu minh bạch báo cáo
tài chính hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa vào cuối năm 2007 của ngân hàng theo kế
hoạch. Việc giảm xuống của chỉ tiêu doanh số cho vay đã ảnh hưởng trực tiếp đến
các chỉ tiêu tín dụng khác tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng chú trọng hơn đến công tác kiểm soát khoản cho vay và
tăng cường công tác thu nợ làm cho thu nợ cũng chịu ảnh hưởng. Việc thẩm định kỹ
lưỡng trước khi cho vay giúp cho ngân hàng cho vay phần lớn có hiệu quả nên thu
hồi nợ dễ dàng hơn. Tuy nhiên thì vẫn còn phát sinh nợ quá hạn qua các năm do một
số doanh nghiệp là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng làm ăn
với hiệu quả giảm sút.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 75 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2004 – 2006.
Qua phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng ta thấy được thực trạng hoạt động
tín dụng của ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế.
- Nợ quá hạn còn nhiều và tăng liên tục với tỷ lệ lớn, dư nợ giảm làm cho tỷ lệ
nợ quá hạn/dư nợ ngày càng tăng lên. Chính điều đó làm cho ngân hàng thay đổi
chính sách kinh doanh theo hướng hạn chế cho vay thông qua việc thẩm định kỹ hơn
hồ sơ vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay, đồng thời có thể tập trung kiểm
soát những món nợ sẵn có với nợ quá hạn lớn. Tình hình đó khiến lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng trong
thời gian qua.
- Tỷ trọng cho vay tín chấp còn lớn, mặc dù qua các năm có giảm nhưng giảm
với tốc độ chậm. Với tốc độ giảm như vậy thì phải đến năm 2010 thì ngân hàng mới
đạt được mục tiêu điều chỉnh tỷ trọng cho vay tín chấp xuống còn mức 6% tổng cho
vay của ngân hàng.
- Cho vay còn tập trung nhiều vào một số khách hàng lớn, khách hàng truyền
thống nên khi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng này kém hiệu quả đã
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Mặc dù đẩy mạnh công tác thu nợ có hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu thu nợ tăng
ở năm 2005, nhưng thu nợ đối với những món lớn vào thời kỳ 2005 – 2006 có nhiều
khó khăn hơn đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số thu nợ làm thu nợ giảm. Tình
hình này đã không hạn chế được tình trạng nợ quá hạn tại ngân hàng mà nợ quá hạn
còn phát sinh thêm.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 76 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Tình hình trên đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục mà trước hết là giải pháp để
hạn chế nợ quá hạn. Khi xử lý được nợ quá hạn thì các chỉ tiêu khác sẽ biến động
theo chiều hướng tích cực hơn.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA
Trong thời gian qua, do tình hình kinh tế có nhiều biến động, lại thêm nhiều
thiên tai dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố Cần Thơ khiến cho công việc kinh
doanh của các doanh nghiệp bấp bênh, kém hiệu quả, điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng tín dụng tại CN NHCT TP.Cần Thơ thể hiện qua các chỉ tiêu hệ số
thu nợ, nợ quá hạn và nợ quá hạn/tổng dư nợ.
Bằng mọi nỗ lực của ban quản trị và các cán bộ tín dụng, CN NHCT TP.Cần Thơ
đã có nhiều biện pháp linh hoạt để khống chế tỷ trọng chỉ tiêu này.
* Kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay
Để giảm thiểu rủi ro về tín dụng cũng như đảm bảo khoản cho vay có chất
lượng, trong thời gian qua CN NHCT TP.Cần Thơ đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ
các khoản vay của khách hàng để kịp thời có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo chỉ tiêu
thu nợ cũng như hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng.
- Trước hết, phải phân tích khách hàng thông qua các nội dung trong mô
hình phân tích tín dụng “6C”, bao gồm: Character (uy tín), Capacity (năng lực của
người đi vay), Casflows (nguồn tiền trả nợ), Collateral (tài sản cầm cố, thế chấp),
Conditions (điều kiện, môi trường kinh doanh của khách hàng), Control (sự kiểm
soát của khách hàng). Nguồn thông tin để phân tích các chỉ tiêu này dựa vào hồ sơ
khách hàng; một số thông tin lưu trữ tại ngân hàng nếu là khách hàng đã từng vay
vốn hay thông tin được lưu trữ ở ngân hàng khác; thông tin từ cơ quan thuế thông
qua việc khách hàng đó có nộp thuế đầy đủ và đúng nghĩa vụ hay không; thông tin
từ các báo và tạp chí hay phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm
soát tình hình của doanh nghiệp trước khi quyết định có cho vay hay không. Việc
kiểm soát này được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính do các
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 77 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
doanh nghiệp cung cấp; hoặc thẩm định hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư
đối với những doanh nghiệp mới thành lập; xuống tận các cơ sở để thẩm định tính
trung thực của các khoản mục tài sản cố định, thiết bị, máy móc nhà xưởng của
doanh nghiệp, tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng
như nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm đối với những ngành này để
đưa ra quyết định.
- Khi đã kiểm tra và quyết định cho khách hàng vay thì trong quá trình cho
vay ngân hàng cũng luôn quan tâm đến các khoản vay thông qua việc giám sát tình
hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất
thường của khoản cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý. Với sự kiểm soát này,
phía ngân hàng sẽ giúp đỡ cho bên vay vốn cải thiện tình hình kinh doanh nếu gặp
khó khăn bằng cách tư vấn, hỗ trợ thêm vốn nếu thấy cần thiết bởi vì khi cho vay
ngân hàng luôn mong muốn khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả để ngân hàng thu
nợ dễ dàng hơn; đồng thời phát hiện kịp thời những khách hàng sử dụng vốn sai
mục đích để có biện pháp xử lý như thu hồi vốn trước hạn, chuyển sang nợ quá hạn
trước thời hạn.
- Yêu cầu khách hàng vay tiền mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo tiền vay
để khi có thiên tai, hỏa hoạn, biến cố bất ngờ xảy ra làm hư hao tài sản thì người đi
vay vẫn còn có tiền bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
* Xử lý nợ quá hạn
Đối với những khoản vay bị quá hạn, tùy vào nguyên nhân không thực hiện
đúng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý
khác nhau.
- Cho vay thêm: Việc cho vay thêm chỉ được ngân hàng thực hiện đối với
những khoản vay quá hạn mà nguyên nhân phương án hay dự án sản xuất kinh
doanh gặp khó khăn chủ yếu là do thiếu vốn, đồng thời ngân hàng còn căn cứ vào
các văn bản chỉ đạo của NHCT VN. Trong thời gian qua, ngân hàng cũng đã xem
xét và cho vay thêm một số dự án khả thi và kết quả là dự án hoạt động tốt, ngân
hàng thu được vốn làm tăng doanh số thu nợ và giảm nợ quá hạn.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 78 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
- Yêu cầu bên đi vay bổ sung thêm tài sản đảm bảo: nhờ công tác giám sát
giúp ngân hàng biết được tính bất ổn của những khoản vay cũng như khả năng tài
chính của khách hàng để yêu cầu khách hàng tăng tài sản đảm bảo cho khoản vay
nhằm tạo ra một công cụ đảm bảo cho khoản cho vay giảm được rủi ro.
- Chuyển sang nợ quá hạn: khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay
không đúng mục đích thì ngân hàng có quyền chuyển sang nợ quá hạn dù cho khoản
cho vay đó chưa đến hạn. Nhờ công tác giám sát chặt chẽ, ngân hàng đã phát hiện và
chuyển nợ quá hạn một số khoản vay.
- Khoanh nợ, xóa nợ: ngân hàng đã lập hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ cho một số
khoản cho vay và hạch toán ra khỏi tài khoản nợ quá hạn, giúp nợ quá hạn giảm,
không còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: Đối với những khoản cho vay có đảm bảo
thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản mà khách hàng dùng đảm bảo cho khoản vay
bằng cách phát mãi hay bán đấu giá để thu hồi nợ.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRONG THỜI
GIAN TỚI
5.3.1. Đối với doanh số cho vay
Theo kế hoạch phát triển kinh tế 05 năm 2006 – 2010 thì nhu cầu vốn của thị
trường tăng mạnh trong các năm tới. Với nhu cầu vốn lớn như vậy ngân hàng nên
tăng cường cho vay nhiều hơn để giúp ngân hàng thu được lợi nhuận hoạt động tín
dụng càng tăng góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng trong thời
gian tới. Để cung cấp ngày càng cao doanh số cho vay với chất lượng tốt thì ngân
hàng nên thực hiện việc tìm hiểu sự phát triển chung của các doanh nghiệp qua các
thông tin kinh tế, qua nhu cầu thị trường cũng như việc tiêu thụ sản phẩm, thị phần
và điểm mạnh, điểm yếu của từng doanh nghiệp. Để từ đó ngân hàng đưa ra những
biện pháp tiếp thị tiêu thụ nguồn vốn huy động đúng đối tượng để giảm thiểu rủi ro
và thu lợi nhuận từ các khoản tín dụng cấp ra.
Mở rộng lĩnh vực tín dụng đầu tư kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang
thiết bị, sửa chữa và xây dựng nhà ở của nhân dân, cấp tín dụng học đường, du học
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 79 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
vừa giúp ngân hàng nâng cao được chỉ tiêu doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng vừa góp phần đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương.
Cần tích cực thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư mà trước hết là giảm
lãi suất tín dụng, tuy nhiên khuyến khích đầu tư nhưng cũng phải đảm bảo tính khả
thi của dự án đầu tư của khách hàng cũng như cách thức sử dụng vốn nếu không thì
nguồn vốn tín dụng của ngân hàng rất dễ bị thất thoát. Thực hiện quảng bá hình ảnh
ngân hàng, áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi để thu hút nhiều vốn huy động, trên cơ
sở đó có nhiều vốn cấp tín dụng cho nhu cầu vốn lớn trên địa bàn.
Mục tiêu ngân hàng đề ra là giảm dần tỷ trọng cho vay tín chấp xuống còn 6%
tổng cho vay. Theo kết quả dự báo thì chỉ tiêu này đến năm 2009 còn 6,66%. Ta
thấy chỉ tiêu này không ngừng giảm xuống tuy nhiên tốc độ giảm quá chậm. Vấn đề
đặt ra ở đây là phải hạn chế đến mức tối đa việc cấp tín dụng tín chấp để nhanh
chóng đạt mục tiêu đã đề ra nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
5.3.2. Đối với doanh số thu nợ
Muốn doanh số thu nợ tăng thì công tác thẩm định trước khi quyết định cho
vay đóng vai trò quan trọng đòi hỏi phải hết sức kỹ lưỡng. Bên cạnh đó cần phải
giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá năng lực tài chính, giá
trị tài sản cố định, những dấu hiệu từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp, thực hiện
nghiên cứu khảo sát thị trường tiêu thụ cũng như thị hiếu tiêu dùng của người tiêu
dùng đối với sản phẩm mà khách hàng vay vốn cung cấp. Có như vậy ngân hàng
mới chủ động được trong công tác thu nợ những khoản cho vay. Muốn vậy, CN
NHCT TP.Cần Thơ thành lập bộ phận khảo sát thị trường với chức năng vừa nghiên
cứu nhu cầu vốn của thị trường, vừa khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách
hàng, cung cấp thông tin cho phòng tín dụng để kịp thời xử lý.
Đẩy mạnh công tác thu nợ bằng các biện pháp đôn đốc, hỗ trợ về vốn, kinh
nghiệm nếu có thể để giúp hoạt động kinh doanh của khách hàng chuyển biến tích
cực nhằm thu được nợ cho vay. Trong một vài trường hợp không mong muốn thì
bán tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng để thu nợ, hoặc bán nợ cho các định
chế tài chính khác.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 80 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Cán bộ tín dụng phải nhạy bén với những dấu hiệu bất thường của khoản vay
có vấn đề, tuy nhiên công việc này không phải ai cũng có thể làm được mà đòi hỏi
kiến thức chuyên môn nhất định, đồng thời phải có kinh nghiệm thực tế thì mới
nhạy bén trước những dấu hiệu mà khách hàng cố tình che giấu.
5.3.3. Đối với dư nợ
Chúng ta thấy rằng chỉ tiêu dư nợ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi chỉ tiêu cho vay và thu nợ. Do đó tùy thuộc vào chính sách
cho vay và công tác thu nợ của ngân hàng mà chỉ tiêu này biến động theo.
5.3.4. Đối với nợ quá hạn
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguồn vốn cho vay không đem lại hiệu quả cho
ngân hàng. Dư nợ giảm, nợ quá hạn tăng lên điều này cho thấy ngân hàng đang
đứng trước nguy cơ rất cao trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu ở
đây là phải có biện pháp chặt chẽ hơn trong công tác thu nợ khách hàng không để
cho nợ quá hạn mới phát sinh thêm, cũng như xử lý những khoản nợ quá hạn còn
tồn đọng để giảm nhanh hơn nữa chỉ tiêu này trong thời gian tới. Giải pháp để nhanh
chóng thu hồi các khoản nợ đến hạn không để chuyển sang nợ quá hạn là tích cực
giám sát chặt chẽ khoản cho vay không cho khách hàng sử dụng sai mục đích vì nếu
sử dụng sai mục đích thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn làm cho nợ quá hạn tăng lên
đây là điều ngân hàng không mong muốn.
Về xử lý nợ quá hạn thì ngoài những biện pháp như bán tài sản thế chấp,
khoanh nợ, xóa nợ mà ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua thì còn có thể thực
hiện biện pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá
hạn.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 81 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình tín dụng của CN NHCT TP.Cần Thơ giúp ta thấy được
thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2004 – 2006. Nhìn
chung thì hoạt động tín dụng của ngân hàng diễn ra tốt nhất vào năm 2005 với sự
tăng lên của các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và giảm xuống của chỉ
tiêu dư nợ tuy nhiên chỉ tiêu nợ quá hạn thì lại tăng lên. Đặc biệt là hệ số thu nợ và
tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ trong năm này cũng tốt hơn năm 2004 và năm 2006. Qua các
năm doanh số thu nợ của ngân hàng đã tăng lên đặc biệt là năm 2005, ở đây chúng
ta thấy chỉ tiêu này năm 2006 có giảm xuống nhưng do doanh số cho vay giảm vào
năm này làm cho thu nợ về cũng giảm. Cùng với việc giảm xuống của dư nợ thì
chúng ta thấy rằng việc tăng cường công tác thu nợ của ngân hàng trong thời gian
qua đã thu được kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn còn chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng dư nợ và lại liên tục tăng lên qua các năm điều này chịu ảnh hưởng
bởi một số khách hàng chiếm tỷ trọng giao dịch lớn tại ngân hàng làm ăn kém hiệu
quả khiến những món nợ mà họ đã vay không có khả năng chi trả vào đúng thời hạn,
phải chuyển sang nợ quá hạn.
Với phương châm “Phát triển – An toàn và hiệu quả” CN NHCT TP.Cần Thơ
luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn và cho vay để không ngừng nâng hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Việc giám sát chặt chẽ khoản cho vay giúp chất lượng tín
dụng tại ngân hàng được đảm bảo. CN NHCT TP.Cần Thơ đã tích cực huy động vốn
với nhiều hình thức phong phú và đa dạng tại địa phương, kết hợp với nguồn vốn
điều chuyển từ NHCT Việt Nam để đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng vốn của
ngân hàng đã hỗ trợ cho rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoàn thành tốt
kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của mình. Tình trạng nợ quá hạn tăng lên
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 82 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
về số lượng và cả về tỷ trọng là do nguyên nhân một số khách hàng lớn chiếm tỷ
trọng vay vốn nhiều trong tổng cho vay của ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả.
Với những giải pháp ngân hàng áp dụng trong thời gian qua giúp ngân hàng nhận
ra những giải pháp có hiệu quả để tiếp tục duy trì đồng thời loại bỏ những giải pháp
không mang lại hiệu quả để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc đưa ra một số giải
pháp cho tình hình tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới giúp cho ngân hàng
phần nào trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín
dụng tại ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng còn một số hạn chế nhất định thể hiện ở chỉ tiêu nợ quá hạn không
ngừng tăng lên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó
doanh số cho vay lại giảm xuống trong khi nhu cầu vốn của thị trường thì lại không
ngừng tăng lên. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi ngân hàng phải có giải
pháp nhanh chóng giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng để có thể mở rộng
trở lại qui mô cho vay nhằm thu được lợi nhuận ngày càng tăng trong kinh doanh
ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với các sở, ban, ngành nhà nước
- Khi nhu cầu vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển thì CN
NHCT TP.Cần Thơ cần có nhiều vốn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn lớn của thị
trường. Do đó NHCT VN cần điều chuyển thêm vốn cho CN NHCT TP.Cần Thơ.
- Bộ công nghiệp, Bộ giao thông vận tải cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng như điện đường, giao thông thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho
ngân hàng mở rộng hệ thống giao dịch, thâm nhập thị trường mới, mở rộng thị phần
để huy động được ngày càng nhiều vốn cũng như cung cấp tín dụng ngày càng tăng
cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức
là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam nói chung và thành
phố Cần Thơ nói riêng hiện đang là thị trường tiềm năng của làng sóng đầu tư làm
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 83 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
cho nhu cầu vốn tăng mạnh. Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển hoạt động tín dụng
cho các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung và cho CN NHCT
TP.Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, với tiềm năng nhu cầu vốn lớn như vậy thì Cần
Thơ cũng chính là thị trường mà các ngân hàng nước ngoài ngắm vào. Điều đó đang
đặt hệ thống ngân hàng thương mại trong nước trước những thách thức lớn là làm
sao để có thể cạnh tranh lại với các ngân hàng nước ngoài với quy mô vốn khổng lồ
và trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại. Trước tình hình đó đòi hỏi ngân hàng nhà
nước Việt Nam cần phải nhanh chóng hiện đại hóa ngân hàng để có thể nâng cao
công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng, có như vậy mới giúp cho tiến trình
liên thông giữa các ngân hàng thành một hệ thống được nhanh chóng. Đây là điều
kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước trong
đó có CN NHCT TP.Cần Thơ với các ngân hàng nước ngoài.
- Cần lập trung tâm cung cấp thông tin để ngân hàng chủ động trong việc phân
tích tình hình khách hàng để quyết định tiếp thị nguồn vốn cũng như quyết định cho
vay đúng đối tượng để thu được hiệu quả từ hoạt động tín dụng.
6.2.2. Đối với bản thân CN NHCT TP.Cần Thơ
- Cần phải xác định đúng và rõ mục tiêu và định hướng phát triển như thế nào
để có chính sách vận hành đúng đắn có hiệu quả. Phải đánh giá được mình đang
đứng ở vị trí nào, tình hình khách hàng ra sao và đặc biệt là vị thế của các đối thủ
cạnh tranh trên địa bàn.
- Cho vay phân tán với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, không tập trung
vốn cho vay vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có cùng tính chất.
- Phải chú ý nhiều hơn vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Về đào tạo
thì bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ thì việc đào tạo phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,
phẩm chất chính trị cũng đóng vai trò không nhỏ. Cần thương xuyên quan tâm đến
công tác đào tạo lại nguồn nhân lực để kịp thời nắm bắt những thay đổi.
- Cần có chính sách tín dụng cụ thể, mở rộng tín dụng một cách thận trọng,
đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, đầu tư phần lớn vào tín dụng ngắn hạn có
đảm bảo, vào những dự án trọng điểm trong kế hoạch phát triển của vùng trên cơ sở
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 84 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
định hướng phát triển của địa phương. Sàn lọc khách hàng, chỉ đầu tư với những
khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, phương án khả thi cao, hạn chế đầu tư vào
những món vay không đảm bảo, ngưng cấp tín dụng và xử lý tài sản đảm bảo của
những khách hàng đang chiếm tỷ lệ nợ quá hạn lớn tại ngân hàng.
- Cần xem xét kỹ lưỡng khách hàng trước trong và sau khi cho vay. Quan tâm
ở mức cần thiết hiệu quả hoạt động kinh doanh để khách hàng bởi vì trong kinh
doanh ngân hàng thì “Hiệu quả của khách hàng cũng chính là hiệu quả của ngân
hàng”, do khi khách hàng kinh doanh có hiệu quả thì mới có khả năng trả nợ vay
cho ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi. Khi thu được nợ đúng hạn thì món cho vay
đó đem lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt
động kinh doanh chung của ngân hàng.
- CN NHCT TP.Cần Thơ cần phải quan tâm tăng cường hoạt động tuyên
truyền, quảng cáo để thu hút tiền gửi khách hàng nhằm có nguồn vốn cấp tín dụng
cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sử dụng vốn huy động cho vay là hiệu
quả cao nhất vì chi phí vốn huy động nhỏ hơn chi phí vốn vay các ngân hàng khác.
- Có mức lãi suất cạnh tranh để thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị phần
trong tổng nguồn cung cấp vốn tín dụng của địa phương.
- Thường xuyên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm có nguồn xử lý những
khoản nợ bị quá hạn không thu được.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 85 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- - - - e R f - - - -
1. Th.S Trần Ái Kết, “Giáo trình Lý thuyết tài chính tín dụng”, tủ sách trường
Đại học Cần Thơ.
2. TS. Phước Minh Hiệp (2001), “Phân tích và thẩm định dự án đầu tư”, NXB
Thống Kê.
3. TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
4. Th.S Thái Văn Đại (2003), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, tủ sách trường
Đại học Cần Thơ.
5. PGS.TS. Lê Văn Tề (2004), “Ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê.
6. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính.
7. Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại (2006), “Quản trị ngân hàng
thương mại”, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.
8. Báo cáo của phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ năm 2004,
2005, 2006.
9. Tài liệu tổng hợp từ Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HOA HUONG.pdf