Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu chung . 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3 1.3.1 Không gian . 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5 2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu . 5 2.1.2 Vai trò của ngân hàng . 5 2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng 6 2.1.4 Bản chất tín dụng . 7 2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng 8 2.1.6 Bộ máy tín dụng – Quá trình cho vay . 8 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 11 2.1.8 Khái quát về tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản . 12 2.1.9 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ . 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17 2.2.2 Phương pháp phân tích . 17 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG . 19 3.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM . 19 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG 19 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng 19 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành 21 3.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21 3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận 22 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007 23 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 23 3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm 27 3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2008 . 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 . 35 4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN . 35 4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 36 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 45 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay . 45 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay . 49 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN . 52 4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ so với tổng doanh số thu nợ 52 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ . 57 4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 60 4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ . 60 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ . 64 4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG 66 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN . 70 4.7.1 Dư nợ / Vốn huy động . 70 4.7.2 Hệ số thu nợ 70 4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng 71 4.8 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 71 4.8.1 Rủi ro lãi suất . 71 4.8.2 Rủi ro tỷ giá 74 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG . 77 5.1 PHÂN TÍCH SWOT 77 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG . 79 5.2.1 Đối với khách hàng . 79 5.2.2 Đối với nguồn nhân lực 79 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80 6.1 KẾT LUẬN 80 6.2 KIẾN NGHỊ . 81 6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành 81 6.2.2 Đối với Ngân hàng 82 6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2005-2007) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nợ TTXKTS 1.145.574 32,09 1.539.075 29,55 1.824.961 21,93 393.501 34,35 285.886 18,58 Thu nợ khác 2.423.947 67,91 3.669.435 70,45 6.495.244 78,07 1.245.488 51,38 2.825.809 77,01 Tổng doanh số thu nợ 3.569.521 100,00 5.208.510 100,00 8.320.205 100,00 1.638.989 45,92 3.111.695 59,74 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số thu nợ Qua bảng 12 và biểu đồ 6 ta có thể thấy rằng tình hình thu nợ đạt kết quả rất khả quan. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 34,35% so với năm trước tương đương tăng 393.501 triệu đồng. Qua năm 2007 tỷ lệ này thấp hơn chỉ đạt 18,58% nhưng vẫn đảm bảo tăng về số tuyệt đối là 285.886 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản tiếp tục có những khởi sắc tốt đẹp. Ngoài những thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật, EU….các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đã xâm nhập vào các thị trường mới như Thụy Điển, Úc, New Zealand, Hy Lạp, Cô-Oét…Đặc biệt là vào tháng 8/2007, Nga vừa quyết định nhập khẩu trở lại thủy sản của 11 doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng vì những khuyến cáo liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó một số DN nhận vốn hỗ trợ từ chi nhánh đã tăng mức xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước là Công ty cổ phần Thủy sản Stapimex tăng 3,32%; Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta tăng 10,09%; Công ty TNHH Phương Nam tăng 39,65%. Bên cạnh các sản phẩm như tôm nobashi, tôm tẩm bột chiên, cá philê… các DN đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, thay thế dần các sản phẩm xuất khẩu sơ chế bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, mới lạ như mực cuộn cá hồi, chả tôm bao mía, tôm xẻ bướm…Với mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá cạnh tranh các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ngày càng ổn định vị thế trên thị trường thế giới. Ngoài nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp trong việc tìm phương hướng phát triển, không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành địa phương. Trong thời gian qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn nguyên liệu, tỉnh đã khẩn trương thực hiện Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001-2005 và Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu thâm canh, phấn đấu thuỷ sản trở thành ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của tỉnh, phát triển các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái cho từng vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đến năm 2007, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có khoảng 63,5 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với 49.000 ha nuôi tôm sú, trong đó có 26.000 ha nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, còn lại là nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến với mô hình luân canh lúa - tôm sú và nuôi cá da trơn, cá nước ngọt…Mặc dù ngành thủy sản vẫn còn phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường khi giá nguyên vật liệu đầu vào diễn biến thất thường, thị trường đầu ra đôi lúc không ổn định do các nước nhập khẩu áp dụng mức thuế chống bán phá giá, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…nhưng nhìn chung với những bài học kinh nghiệm mà các DN đã tích luỹ được trong quá trình kinh doanh, sự giúp đỡ từ phía địa phương cũng như sự hỗ trợ nguồn vốn kịp thời từ phía NHNo thì mức xuất khẩu hàng năm vẫn không ngừng tăng cao. Do đó, các DN đều có nguồn thu nhập ổn định nhờ được thanh toán tiền hàng đúng hạn và cả trước hạn nên luôn tích cực thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chi nhánh. Vì thế, doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng với nghiệp vụ vững vàng, trình độ chuyên môn cao đã thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ. Nếu xét về tỷ trọng thu nợ tài trợ so với tổng thu nợ của Ngân hàng thì ta lại thấy nó có xu hướng giảm qua từng năm. Từ 32,09% năm 2005 đã giảm xuống còn 29,55% năm 2006 và lại tiếp tục giảm còn 21,87% vào năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2006 và 2007, chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn vào cho vay lại lĩnh vực hộ sản xuất, thành phần hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các thành phần này làm ăn có kết quả nên tích cực trả các khoản vay trong năm cũng như các khoản nợ quá hạn trước đó làm cho doanh số thu nợ tăng cao hơn so với năm 2005. Trong đó, chủ yếu là các khoản thu được từ các hộ nông dân trồng lúa, cây ăn trái, nuôi cá…do họ đã áp dụng mô hình lúa cá vào trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá do có sẵn trên ruộng lúa… làm tăng thu nhập, dễ dàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với chi nhánh. Cụ thể, trong năm 2006, Ngân hàng thu từ hợp tác xã và hộ sản xuất lần lượt là 1.188 triệu đồng và 1.337.163 triệu đồng; năm 2007 thu được 17.255 triệu đồng và 2.032.880 triệu đồng trong khi năm 2005 chỉ thu được 797 triệu đồng và 965.525 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tỷ trọng doanh số thu nợ ở lĩnh vực này tăng cao (lần lượt chiếm 67,91%, 70,45% và 78,07% qua 3 năm) trong khi tỷ trọng thu nợ tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm (từ 32,09% năm 2005 xuống 29,55% năm 2006 và còn 21,93% năm 2007). Đồng thời làm cho doanh số thu nợ khác có tốc độ tăng trưởng là 51,38% và 77,01%, còn tài trợ lại giảm từ 34,35% còn 18,58% trong năm 2006 và 2007. 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu Ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chủ yếu và thứ yếu đến sự gia tăng của doanh số thu nợ. Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số thu nợ TN triệu đồng 1.145.574 1.539.075 1.824.961 393.501 285.886 Số lượng ngoại tệ thu được Q USD 71.989.802 95.648.182 113.253.144 23.658.380 17.604.962 Tỷ giá bình quân năm P VND/USD 15.913 16.091 16.114 178 23 Bảng 13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU Nhân tố ảnh hưởng 2006/2005 2007/2006 Số lượng ngoại tệ thu được 376.476 283.281 Tỷ giá bình quân năm 17.025 2.605 Tổng 393.501 285.886 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Bảng 14: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU DOANH SỐ THU NỢ Ta có: Doanh số thu nợ (triệu đồng) = Số lượng ngoại tệ thu được (USD) x Tỷ giá bình quân năm (VND/USD) Hay: TN = Q x P Cụ thể, doanh số thu nợ của hoạt động tài trợ xuất khẩu mỗi năm như sau: TN05 = Q05 x P05 = 71.989.802 x 15.913 = 1.145.574 (triệu đồng) TN06 = Q06 x P06 = 95.648.182 x 16091 = 1.539.075 (triệu đồng) TN07 = Q07 x P07 = 113.253.144 x 16114 = 1.824.961 (triệu đồng) Từ đó ta thấy đối tượng phân tích là: ∆TN 06/05 = TN06 – TN05 = 1.539.075 - 1.145.574 = 393.501 (triệu đồng) Tương tự: ∆TN 07/06 = TN07 – TN06 = 1.824.961 - 1.539.075 = 285.886 (triệu đồng) Vậy đối tượng phân tích là sự gia tăng doanh số thu nợ giữa năm 2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 393.501 triệu đồng và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 285.886 triệu đồng. Nguyên nhân sẽ được xác định bằng cách phân tích theo phương pháp thay thế liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ, đó chính là nhân tố số lượng ngoại tệ thu được Q và tỷ giá P. Cụ thể: Năm 2006 so với năm 2005: Ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được: ∆Q = Q06 x P05 – Q05 x P05 = (Q06 - Q05) x P05 = (95.648.182 - 71.989.802) x 15.913 = 376.476 (triệu đồng) Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân: ∆P = Q06 x P06 – Q06 x P05 = Q06 x (P06 - P05) = 95.648.182 x (16.091 – 15.913) = 17.025 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆TN06/05 = 376.476 + 17.025 = 393.501(triệu đồng) Nhận xét: Qua việc phân tích trên ta thấy rằng sở dĩ doanh số thu nợ năm 2006 cao hơn năm 2005 một lượng là 393.501 triệu đồng là do ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được và tỷ giá bình quân năm, trong đó lượng ngoại tệ tác động mạnh hơn. Sự gia tăng lượng ngoại tệ thu được là 23.658.380 USD đã làm cho doanh số thu nợ tăng 376.476 triệu đồng. Tỷ giá bình quân tăng 178 đồng đóng góp vào sự gia tăng doanh số thu nợ là 17.025 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006: Ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được: ∆Q = Q07 x P06 – Q06 x P06 = (Q07 - Q06) x P06 = ( 113.253.144 - 95.648.182) x 16.091 = 283.281 (triệu đồng) Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân: ∆P = Q07 x P07 – Q07 x P06 = Q07 x (P07 - P06) = 113.253.144 x (16.114 -16.091) = 2.605(triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆TN 06/05 = 283.281 + 2.605 = 285.886 (triệu đồng) Nhận xét: Từ việc phân tích trên có thể thấy rằng, nhân tố số lượng ngoại tệ thu được trong năm 2007 cao hơn năm 2006 đã tác động mạnh đến sự gia tăng doanh số thu nợ hơn là nhân tố tỷ giá. Số ngoại tệ thu được tăng 17.604.962 USD làm doanh số thu nợ tăng 283.281 triệu đồng. Tỷ giá tăng 23 đồng dẫn đến doanh số thu nợ tăng 2.605 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tổng doanh số thu nợ tăng 285.886 triệu đồng. 4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DƯ NỢ 4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ Bảng 15: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DƯ NỢ (2005-2007) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ TTXKTS 307.566 12,14 440.746 14,73 917.229 20,76 133.180 43,30 476.483 108,11 Dư nợ khác 2.225.647 87,86 2.551.472 85,27 3.501.305 79,24 325.825 14,64 949.833 37,23 Tổng dư nợ 2.533.213 100,00 2.992.218 100,00 4.418.534 100,00 459.005 18,12 1.426.316 47,67 (Nguồn:Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Biểu đồ 7: Dư nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng dư nợ Dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng được mở rộng và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Bên cạnh đó, dư nợ trong hạn càng lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn. Từ số liệu thống kê ở bảng 13 ta thấy cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ thì dư nợ tài trợ xuất khẩu cũng tăng cao. Năm 2007 mức dư nợ tài trợ xuất khẩu là cao nhất trong vòng ba năm qua, tăng 108,11% tương đương tăng hơn 476.483 triệu đồng so với năm 2006. Trong khi đó, năm 2006 dư nợ chỉ có tốc độ tăng trưởng là 40,3% so với năm 2005, tức tăng 133.180 triệu đồng. Với xu hướng ngày càng tăng của dư nợ và doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu có thể khẳng định rằng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao và các doanh nghiệp nhận được vốn tài trợ ngày càng tăng trưởng vững mạnh. Do đó, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo thêm nhiều lợi nhuận cho cả đôi bên. Mặt khác, dư nợ tăng cao còn phản ánh sự cố gắng của chi nhánh trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, giảm nguồn vốn tồn đọng tại ngân hàng tránh tình trạng huy động vốn nhiều mà không có phương án đầu tư tín dụng hợp lý làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong khoảng thời gian 2005-2007 nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng với tốc độ khá cao gần 24%. Chính vì vậy, ngân hàng ngày càng tập trung vào đầu tư tín dụng ở các lĩnh vực có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, nhất là tài trợ xuất khẩu. Qua 2 năm 2006 và 2007, tổng dư nợ của ngân hàng tăng với tốc độ lần lượt là 18,12% và 47,67%, riêng dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản tăng trưởng với tốc độ lần lượt là 43,3% và 108,11%. Trong năm 2007, dư nợ tăng nhanh hơn hai năm trước là do các DN tập trung vào việc thu mua nguyên liệu một mặt đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong năm, một mặt là để dự trữ cho những tháng đầu năm sau thường là thời điểm khan hiếm nguồn nguyên liệu (đến cuối năm 2007, các công ty này đã vay vốn để dự trữ trên 25.000 tấn tôm nguyên liệu). Hoạt động xuất khẩu thường có nhịp độ chậm vào những tháng đầu năm sau đó trở nên rất nhộn nhịp khẩn trương vào những tháng cuối năm nhất là từ tháng 10 đến tháng 12. Nhưng vào năm 2007, tình hình xuất khẩu đã nhộn nhịp ngay từ đầu năm là do rút kinh nghiệm từ những lô hàng bị trả lại, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản Sóc Trăng đã tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chống thu mua nguyên liệu chứa tạp chất và kháng sinh cấm nên đã dần tạo lập lại uy tín với nhà nhập khẩu. Hơn nữa trong năm 2007 lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị phần tại Mỹ. Đây là một cơ hội lớn cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tại Sóc Trăng cũng như cả nước mở rộng hơn nữa thị phần tại Mỹ. Vì thế nhu cầu sản phẩm thủy sản tăng cao hơn trước, các xí nghiệp chế biến đều phải tăng năng suất hoạt động tối đa mới có thể hoàn thành kịp đơn hàng. Từ đó dẫn đến nguồn vốn cần hỗ trợ để thu mua nguyên liệu là rất lớn làm cho dư nợ tăng cao. Cùng với sự gia tăng về giá trị dư nợ tài trợ xuất khẩu thì tỷ lệ dư nợ lĩnh vực này so với tổng dư nợ cũng có xu hướng tăng theo. Trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ lệ này đạt từ 12% đến 14% và khi sang năm 2007 đã tăng nhanh hơn đạt 20,76%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi nhánh hạn chế cho vay xuất khẩu lao động sang Malaysia vì hiệu quả đầu tư không cao, trước đó đã có nhiều người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn nên bên vay không chuyển tiền về trả nợ. Mặc dù Ngân hàng vẫn còn đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống theo đúng phương châm của ngân hàng xem “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” nhưng đa số các khoản vay này đều nhỏ lẻ và trong những năm trước nông dân trúng mùa vẫn còn tích lũy một số vốn để tiếp tục cho mùa sau nên hạn chế vay thêm. Trong đó, chi nhánh chủ yếu là cho bà con nông dân vay vốn để cải tạo vườn tược, mua sắm máy bơm nước, chăn nuôi bò heo, trồng các giống lúa và cây ăn trái mới…nhằm tạo điều kiện cho bà con có nguồn thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, do thời điểm cuối năm là lúc các DN xuất khẩu tập trung thu mua nguyên liệu chuẩn bị cho việc sản xuất vào đầu năm sau nên các khoản vay mới phát sinh cuối năm nhiều hơn dẫn đến dư nợ tài trợ vào lúc cuối năm tăng cao. Vì thế, nếu so với các khoản cho vay tài trợ thì các khoản cho vay khác chiếm tỷ lệ thấp làm cho dư nợ tài trợ xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ tài trợ xuất khẩu Bảng 16: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Dư nợ DN triệu đồng 307.566 440.746 917.229 133.180 476.483 Dư nợ ngoại tệ Q USD 19.327.951 27.390.815 56.921.250 8.062.864 29.530.435 Tỷ giá bình quân năm P VND/ USD 15.913 16.091 16.114 178 23 (Nguồn:Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Bảng 17: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU DƯ NỢ Nhân tố ảnh hưởng 2006/2005 2007/2006 Dư nợ ngoại tệ 128.304 475.174 Tỷ giá bình quân năm 4.875 1.309 Tổng 133.180 476.483 Ta có: Dư nợ (triệu đồng) = Dư nợ ngoại tệ (USD) x Tỷ giá bình quân năm (VND/USD) Hay: DN = Q x P Cụ thể, dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu thời điểm cuối mỗi năm như sau: DN05 = Q05 x P05 = 19.327.951 x 15.913 = 307.566 (triệu đồng) DN06 = Q06 x P06 = 27.390.815 x 16.091 = 440.746 (triệu đồng) DN07 = Q07 x P07 = 56.921.250 x 16.114 = 917.229 (triệu đồng) Từ đó ta thấy đối tượng phân tích là ∆DN 06/05 = DN06 – DN05 = 440.746 - 307.566 = 133.180 (triệu đồng) Tương tự: ∆DN 07/06 = DN07 – DN06 = 917.229 - 440.746 = 476.483 (triệu đồng) Vậy đối tượng phân tích là sự tăng trưởng dư nợ giữa năm 2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 133.180 triệu đồng và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 476.483 triệu đồng. Dư nợ tăng cao là do ảnh hưởng của nhân tố dư nợ ngoại tệ Q và tỷ giá bình quân năm P. Ta sẽ tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo phương pháp thay thế liên hoàn. Cụ thể: Năm 2006 so với năm 2005: Ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ: ∆Q = Q06 x P05 – Q05 x P05 = (Q06 - Q05) x P05 = (27.390.815 - 19.327.951) x 15.913 = 128.304 (triệu đồng) Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân: ∆P = Q06 x P06 – Q06 x P05 = Q06 x (P06 - P05) = 27.390.815 x (16091 - 15913) = 4.875 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆DN 06/05 = 128.304 + 4.875 = 133.180 (triệu đồng) Nhận xét: Qua việc phân tích trên ta thấy rằng sở dĩ dư nợ năm 2006 cao hơn năm 2005 một lượng là 133.180 triệu đồng là do ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ và tỷ giá bình quân năm, trong đó dư nợ ngoại tệ tác động mạnh hơn. Sự gia tăng dư nợ ngoại tệ là 8.062.864 USD đã làm cho dư nợ quy đổi sang nội tệ tăng 128.304 triệu đồng. Tỷ giá bình quân tăng 178 đồng đóng góp vào sự gia tăng dư nợ là 4.875 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006: Ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ: ∆Q = Q07 x P06 – Q06 x P06 = (Q07 - Q06) x P06 = (56.921.250 - 27.390.815) x 16.091 = 475.174 (triệu đồng) Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân: ∆P = Q07 x P07 – Q07 x P06 = Q07 x (P07 - P06) = 56.921.250 x (16.114 -16.091) = 1.309 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆DN 06/05 = 475.174 + 1.309 = 476.483 (triệu đồng) Nhận xét: Cũng tương tự như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ năm 2007 tăng cao hơn 2006 chủ yếu là do tác động của dư nợ ngoại tệ. Mức dư nợ ngoại tệ tăng 29.530.435 USD đã góp phần đáng kể làm cho dư nợ bằng đồng nội tệ tăng thêm được 475.174 triệu đồng. Còn tỷ giá bình quân tăng 23 đồng chỉ làm dư nợ tăng một lượng nhỏ là 1.309 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tổng dư nợ tăng 476.483 triệu đồng. 4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là hình thức ngân hàng tài trợ nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu xuất trình. Đây là hình thức phổ biến của nghiệp vụ tài trợ sau xuất khẩu được áp dụng khá rộng rãi hiện nay. Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động giúp nhà xuất khẩu tăng khả năng luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo trang trải các nguồn phí mà không cần phải đợi đến lúc nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng. Hiện nay, NHNo có thể chiết khấu tối đa đến 95% giá trị bộ chứng từ hàng xuất tùy theo uy tín, quy mô hoạt động của khách hàng… nhằm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được liên tục sau khi xuất hàng. Hình thức tài trợ này hiện nay rất được các doanh nghiệp ưa chuộng vì tính nhanh gọn và hiệu quả của nó. Hiện chi nhánh áp dụng 2 hình thức chiết khấu là chiết khấu truy đòi và miễn truy đòi + Chiết khấu truy đòi: trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, sau khi trừ đi lãi suất và chi phí liên quan, Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện có truy đòi nhà xuất khẩu nếu Ngân hàng không thu được tiền từ ngân hàng mở L/C hoặc nhà nhập khẩu. + Chiết khấu miễn truy đòi: trình tự, phương thức thực hiện giống chiết khấu truy đòi nhưng ở đây Ngân hàng không có quyền truy đòi nhà nhập khẩu nếu họ không thanh toán tiền hàng. Do đó, trong trường hợp này Ngân hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, chi nhánh chủ yếu thực hiện theo hình thức chiết khấu truy đòi nhằm đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. NHNo & PTNT Sóc Trăng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn theo phương thức tín dụng chứng từ do phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ việc giao hàng của bên xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của bên nhập khẩu, rủi ro thấp so với các phương thức thanh toán quốc tế khác nhằm đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Do nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất mang tính chất thương lượng mua bán giá trị bộ chứng từ nên không đòi hỏi các biện pháp đảm bảo tín dụng như việc cho vay trước xuất khẩu mà được đảm bảo bằng chính giá trị của bộ chứng từ hàng xuất. Do đó, Ngân hàng cần thẩm định chất lượng bộ chứng từ trước khi quyết định thực hiện chiết khấu. Tình hình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu tại ngân hàng được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 18: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN BẰNG PHƯƠNG THỨC CHIẾT KHẤU L/C (2005-2007) ĐVT: 1000USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Chiết khấu 48.138 67.183 96.589 19.045 39,56 29.406 43,77 Thu nợ 49.416 65.511 95.092 16.095 32,57 29.580 45,15 Dư nợ 1.181 2.853 4.350 1.672 141,53 1.497 52,48 Dư nợ bình quân 1.820 2.017 3.601 197 10,82 1.584 78,53 Hệ số thu nợ (%) 102,66 97,51 98,45 - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 27,15 32,48 26,41 - - - - (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Cũng tương tự như hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, hoạt động chiết khấu trong ba năm qua luôn tăng trưởng mạnh. Vì việc kinh doanh của các công ty chế biến thủy sản diễn ra rất thuận lợi nên ngoài nhu cầu hỗ trợ trực tiếp về vốn còn có nhu cầu vốn gián tiếp thông qua việc xin chiết khấu bộ chứng từ. Số tiền ngân hàng chiết khấu trong năm 2006 tăng 39,56% so với năm trước tương đương tăng hơn 19 triệu USD. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2007 với tốc độ tăng là 43,77% tương đương tăng hơn 29 triệu USD so với năm 2006. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có sự quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn thanh toán. Vì khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu ở nước ngoài thì việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ không gặp phải khó khăn làm cho doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng, đạt tốc độ lần lượt là 32,57% và 45,15% trong năm 2006 và 2007. Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng và áp dụng mức phí cạnh tranh mà trong năm 2006, 2007 lượng khách hàng có nhu cầu hỗ trợ từ ngân hàng tăng cao dẫn đến sự tăng trưởng trong doanh số chiết khấu cũng như dư nợ của ngân hàng. Hệ số thu nợ qua các năm đều ở mức cao trên 97% mặc dù có biến động nhẹ, cụ thể năm 2005 là 102,66%, năm 2006 là 97,51% và năm 2007 là 98,45%. Sở dĩ năm 2005 hệ số thu nợ trên 100% là do tốc độ tăng của số tiền thu được cao hơn tốc độ tăng của số tiền cho vay. Vòng quay vốn tín dụng cũng có mức biến động nhẹ, dao động trong khoảng từ trên 26 đến 32 vòng và ở mức cao hơn nhiều so với các lĩnh vực tín dụng khác. Hình thức tài trợ này có hệ số thu nợ cao và vòng quay vốn rất nhanh do các khoản cho vay có thời hạn ngắn và việc thu nợ được thực hiện ngay khi bên nhập khẩu thanh toán tiền qua ngân hàng. Nguồn thu để trả các khoản tín dụng sẽ được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, tránh được rủi ro xảy ra. Do đó ngân hàng cần quan tâm đến hình thức tài trợ này để làm tăng thêm thu nhập thông qua lãi suất và hoa hồng chiết khấu mà lại ít có rủi ro. 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ như ở phần trên thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng. Nó giúp cho Ngân hàng có cái nhìn tổng quát về hoạt động này để từ đó tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được và tìm cách khắc phục những hạn chế. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 1.213.587 1.499.384 1.852.139 Doanh số cho vay 1.132.636 1.668.814 2.300.815 Doanh số thu nợ 1.145.574 1.539.075 1.824.961 Dư nợ 307.566 440.746 917.229 Dư nợ bình quân 314.217 374.156 678.988 Dư nợ/vốn huy động (lần) 0,25 0,29 0,50 Hệ số thu nợ (%) 101,14 92,23 79,32 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,66 4,11 2,69 4.7.1 Dư nợ / Vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư cho vay tài trợ xuất khẩu. Qua bảng số liệu có thể thấy bình quân 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng cho vay 0,25 đồng trong năm 2005, 0,29 đồng năm 2006 và 0,50 đồng trong năm 2007. Điều đó cho thấy đây là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH (thu lãi vay, hoa hồng phí…) mà lại ít gây rủi (rủi ro tín dụng…) cho ngân hàng nên ngân hàng ngày càng mạnh dạn đầu tư nhiều vốn. Chính vì thế trong thời gian tới bên cạnh việc áp dụng các chính sách phù hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn này cho vay các lĩnh vực đang phát triển cần nhu cầu vốn lớn đặc biệt là tài trợ xuất khẩu thủy sản nhằm gia tăng lợi nhuận. 4.7.2 Hệ số thu nợ Hệ số này có xu hướng giảm qua 3 năm. Nguyên nhân không phải do công tác thu nợ gặp khó khăn hay việc kinh doanh của các công ty xuất khẩu thủy sản gặp trở ngại mà do doanh số cho vay tăng quá nhanh so với doanh số thu nợ làm ảnh hưởng đến hệ số thu nợ. Cụ thể, trong năm 2006 tốc độ tăng của doanh số cho vay là 47,34% trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ là 34,35%. Và trong năm 2007 tốc độ tăng của 2 chỉ tiêu này lần lượt là 37,87% và 18,58% 4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng Qua ba năm, chỉ tiêu này thay đổi không theo xu hướng nhất định. Nếu như năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 4,11 vòng, tức tăng so với năm 2005 là 3,66 vòng thì sang năm 2007 chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ còn 2,69 vòng. Mặc dù hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và có vòng quay vốn nhanh nhưng trong năm 2007 hệ số này lại giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Qua ba năm, doanh số thu nợ có thay đổi nhưng không đáng kể. Do đó chính sự thay đổi mạnh của dư nợ bình quân đã làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm đáng kể, gần một nửa so với năm trước. Cụ thể, dư nợ bình quân năm 2007 tăng đến 81,47% so với năm 2006 trong khi thu nợ chỉ tăng 18,58%. 4.8 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ đời sống, kinh tế, chính trị của một quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu thủy sản của NHNo & PTNT Sóc Trăng, rủi ro tín dụng không tồn tại là do các KH đều là những DN lớn, có uy tín, năng lực tài chính vững mạnh, quá trình thẩm định dự án vay vốn được thực hiện chặt chẽ nên không xuất hiện các khoản nợ quá hạn. Do đó, rủi ro chủ yếu là lãi suất và tỷ giá. 4.8.1 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất thị trường thay đổi, những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí trả lãi đối với tiền gửi và các nguồn vay của ngân hàng đều bị tác động. Những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng do làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động của lãi suất tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Nếu không có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý rủi ro lãi suất, không dự đoán được xu hướng biến động của lãi suất thì các ngân hàng có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng bao gồm cả trung và dài hạn, NHNo & PTNT Sóc Trăng thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng tăng như thời gian vừa qua. Bảng 19: LÃI SUẤT USD BÌNH QUÂN (2005-2007) ĐVT: %/năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 LSHĐBQ 5,60 5,82 6,17 0,22 0,35 LSCVBQ 5,98 6,12 6,51 0,14 0,39 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo & PTNT Sóc Trăng) Ghi chú: LSHĐBQ: lãi suất huy động bình quân LSCVBQ: lãi suất cho vay bình quân Từ bảng thống kê có thể thấy rằng, lãi suất USD đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007. Nhiều NH trên cùng địa bàn đều đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn cả nội tệ lẫn ngoại tệ làm NHNo cũng phải có chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm giữ chân KH nếu không KH sẽ rút tiền đi gửi nơi khác. Do đó, lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng theo để nhằm bù đắp cho sự gia tăng của lãi suất đầu vào, bảo đảm an toàn cho nguồn thu nhập. Từ góc độ này cũng cho thấy khi lãi suất vay vốn quá cao sẽ ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế và tiềm ẩn lạm phát. Có thể nhận định ban đầu là đã hình thành một mặt bằng lãi suất mới trên thị trường tiền tệ. Lãi suất tăng cao phản ánh nhu cầu vốn của nền kinh tế đang cao, có thể nói đúng hơn là đang nóng lên. Tình hình này một mặt giúp cho tăng trưởng kinh tế nhưng cũng cần quan tâm đến những vấn đề có thể xảy ra nếu lãi suất bị đẩy lên quá cao như nguy cơ của lạm phát, sức chịu đựng chi phí đầu vào của cả ngân hàng và doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên các DNXK thường có xu hướng thích sử dụng đồng USD do lãi suất vay vốn thấp, tỷ giá tương đối ổn định hơn so với sử dụng đồng nội tệ có lãi suất cho vay quá cao nên trong thời gian 2005-2007 lĩnh vực tài trợ xuất khẩu của chi nhánh vẫn không có những biến động bất thường. Nhưng đến đầu năm 2008, do nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kinh tế đã tác động mạnh đến sự thay đổi lãi suất USD. Từ đó cho thấy, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường trước. Vì vậy, chi nhánh cần hết sức quan tâm đến những biến động trên thị trường tiền tệ để có hướng giải quyết kịp thời sao cho vẫn đảm bảo được lợi ích NH, người gửi tiền và người vay tiền. Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHNo & PTNT Sóc Trăng, do đồng tiền giải ngân là đồng USD, lãi suất cho vay được quy định gắn với SIBOR nên biến động của nó hoàn toàn phụ thuộc vào những thay đổi lãi suất của thị trường quốc tế. Do đó, chi nhánh cần theo dõi thường xuyên diễn biến thị trường thế giới để có hướng phòng ngừa kịp thời. Mặt khác, do các khoản tín dụng này là ngắn hạn, ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay, hạn chế sử dụng vốn trung hạn dài; đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền như nhận tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng…kết hợp cho vay với kỳ hạn tương ứng. Sự tương ứng giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mặt khác giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro lãi suất Bên cạnh đó, có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…Theo đó, vào lúc ngân hàng cho vay các công ty xuất khẩu thì nên ký kết thêm hợp đồng để bán số ngoại tệ sẽ thu được trong tương lai (do các công ty này trả) với mức lãi suất thỏa thuận trước nhằm giảm nguy cơ bị lỗ khi lãi suất huy động vốn trong thời gian tới sẽ tăng so với lãi suất cho vay làm cho phần thu nhập không đủ bù cho các chi phí trả lãi huy động vốn và các chi phí phát sinh khác. 4.8.2 Rủi ro tỷ giá Là rủi ro xảy ra khi có sự biến động về giá trị của đồng ngoại tệ so với nội tệ, cụ thể giữa đồng tiền lưu thông và các loại ngoại tệ. Ví dụ: VND/USD; VND/EUR, VND/GBP… Bảng 20: TỶ GIÁ USD BÌNH QUÂN (2005-2007) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 TGBQ (VND/USD) 15.913 16.091 16.114 178 23 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo & PTNT Sóc Trăng) Trong thời gian từ 2005 đến 2007, tỷ giá VND/USD có chiều hướng tăng nhưng vẫn ở mức khá ổn định, chưa có biến động mạnh. Sự biến động đó chưa gây tác động mạnh đến DN. Các công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép khác trong kinh doanh mà tạm thời bỏ qua tác động của tỷ giá. Hơn nữa, USD là ngoại tệ được giao dịch chủ yếu trên thị trường Việt Nam nhưng tỷ giá USD/VND lại được Ngân hàng Nhà nước bảo đảm, chỉ biến động trong biên độ là +/- 0,25%. Đến nay, khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự tác động của tỷ giá đã có ảnh hưởng không nhỏ đến DN và NH. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND lên 0,5%, ngày càng phản ánh tỷ giá thực tế trên thị trường. Thêm vào đó, tình hình thế giới biến động mạnh mẽ và liên tục đảo chiều khiến cả NH và DN quan tâm hơn đến việc sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tác động từ biến động của tỷ giá.  Đối với NH, để phòng ngừa rủi ro này trong hoạt động tài trợ xuất khẩu thì cần quan tâm đến các biện pháp sau: - Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ: Thứ nhất, đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ USD nên sử dụng một nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đó. Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại NH tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào NH, NH chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, mở rộng cho vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng với phần tiền gửi ngoại tệ tăng thêm tại NH. Ngược lại, khi khách hàng rút tiền gửi bằng ngoại tệ ra nhiều làm giảm số dư tiền gửi ngoại tệ, NH nên hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn. Thứ hai, NH nên tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng các giá trị hợp đồng mua vào một ngoại tệ nào đó bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra của ngoại tệ đó. Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là hết sức khó khăn và chi nhánh không thể chủ động được vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay, gửi của khách hàng. Thứ ba, NH không nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức độ lớn để tránh những tổn thất lớn khi tỷ giá biến động. Bởi lẽ, theo QĐ 1081/2002/QĐ-NHNN, tổng trạng thái ngoại hối mở ở mức 30% vốn tự có của NH, trong đó không phân biệt đồng USD (trước đây quy định đồng USD không vượt +/-15% vốn tự có). Thực ra việc quy định cũng xuất phát từ thực tế giao dịch trong NH xuất phát từ đồng USD nhiều, giải quyết được nhu cầu căng thẳng trong NH. Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý rủi ro không nên lạm dụng điều này quá sẽ gây rủi ro tỷ giá. - Xây dựng tỉ giá các loại ngoại tệ so với VND một cách linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ Thứ nhất là phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Ở NH hiện nay, đồng tiền dùng trong giao dịch ngoại thương chủ yếu là USD, do vậy trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như của các NH đều lựa chọn đồng tiền này. Trong điều kiện đa phương hóa và đa dạng hóa các mặt hoạt động kinh tế đối ngoại, các đồng tiền của các quốc gia khác như GBP, JPY, EUR, AUD... ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ ở các nước thì việc sử dụng chủ yếu một loại ngoại tệ như hiện nay đã ảnh hưởng đến sự mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá với nhiều nước trên thế giới. Do vậy, khi tỷ giá của USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị ảnh hưởng nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng, giảm của tỷ giá. Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD cũng là một phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ do chênh lệch giữa giá bán ra, mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD. Thứ hai là đa dạng hoá loại hình nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác như mua bán có kỳ hạn, Swap quyền chọn thì mới được triển khai với số lượng khiêm tốn và chỉ giới hạn ở một số NH. Thứ ba là phải có định hướng, kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên cả thị trường trong và ngoài nước. Trước hết, đối với thị trường trong nước, việc mở rộng mạng lưới giao dịch nên tập trung vào các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế, có hiệu quả đầu tư cao, đặc biệt có hoạt động xuất nhập khẩu, vì đó là nơi có nhu cầu cao về sử dụng các dịch vụ NH. Càng nhiều chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, qui mô kinh doanh của NH càng lớn, nhu cầu về vốn và chuyển đổi ngoại tệ càng nhiều, đồng thời sự tích luỹ vốn tiền gửi cho NH càng lớn. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, nâng cấp và mở rộng các văn phòng đại diện, công ty tài chính đồng thời triển khai thành lập mới các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Mở rộng thị trường sẽ giúp NH đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với các NH quốc tế. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG 5.1 PHÂN TÍCH SWOT S W 1.Ngân hàng quốc doanh được thành lập lâu năm, có thương hiệu và uy tín. 2.Ban lãnh đạo có chuyên môn cao, kinh nghiệm vững vàng 3.Luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất lên hàng đầu 4.Phương hướng hoạt động của Ngân hàng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương nên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền. 5.Có số lượng chi nhánh phục vụ khách hàng cao nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn. 1.Đội ngũ nhân viên trẻ năng động nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm. 2.Chưa thực sự phát triển mạnh các nghiệp vụ mới như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành 3.Các quy định về cho vay chặt chẽ hơn so với các ngân hàng ngoài quốc doanh làm giảm lượng khách hàng cần vay vốn. O S + O W + O 1.VN gia nhập WTO, cơ hội giao thương quốc tế ngày càng nhiều, thị trường xuất khẩu đang rộng mở 2.TS là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các DNXKTS có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đang gia tăng kim ngạch xuất khẩu qua từng năm. 3.Sóc Trăng đang phát triển nhanh và mạnh về kinh tế, số lượng các công ty ngày càng nhiều nhất là ở lĩnh vực chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, do đó nhu cầu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là rất lớn. *S1,S2,S4 + O1 ,O2: đa dạng hóa các hình thức dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu đáp ứng mọi nhu cầu cho các doanh nghiệp, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời góp phần phát triển hơn nữa kinh tế địa phương. *S1,S2,S3,S5 + O2,O3: tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, tìm kiếm thu hút thêm các doanh nghiệp mới thành lập, mở rộng thị phần tín dụng. *W1, W2 + O1,O3: thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, kĩ năng cho nhân viên. *W2,W3 + O1,O2,O3: đa dạng hóa, triển khai, xúc tiến mạnh các hình thức nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu mới phù hợp với thông lệ và thị trường quốc tế. T S + T W + T 1.Sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trên cùng địa bàn có thế mạnh về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế như Vietcombank, Eximbank… 2.Thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều biến động, ảnh hưởng thiên tai, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng vượt bậc làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. *S1,S5+T1: tích cực quảng bá, tiếp thị, tuyên truyền thương hiệu NHNNo, luôn tạo sự tin cậy và gần gũi với khách hàng từ đó nâng cao vị thế trên thương trường. *S2,S3,S4 + T2: vận dụng linh hoạt các loại lãi suất huy động-cho vay tương ứng với kỳ hạn, linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, quy mô giao dịch… nhằm tạo sự hài hòa giữa lợi ích của khách hàng và NHNo. *W1 + T1: tăng cường trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên tạo nguồn nhân lực vững mạnh. *W2,W3+T1,T2: sử dụng mềm dẻo công cụ lãi suất tùy thuộc vào sự biến động của thị trường, phát huy tính tự chủ và chủ động trong kinh doanh. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG 5.2.1 Đối với khách hàng Mục tiêu hoạt động hàng đầu của NHNo & PTNT Sóc Trăng là luôn đạt mức tăng trưởng mạnh về lợi nhuận cũng như thị phần. Muốn hoàn thành tốt mục tiêu đó trước hết phải duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống song song với việc thiết lập các mối quan hệ mới. Ngoài ra, Ngân hàng có thể thiết kế các chương trình tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu về các nhà nhập khẩu uy tín chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản trên thế giới nhằm giúp nhà xuất khẩu có nhiều cơ hội lựa chọn đối tác để luôn đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm của mình. Hoặc thiết lập bộ phận chuyên giải đáp, tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các loại hình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, tư vấn về lựa chọn đồng tiền sử dụng trong kinh doanh ngoại thương nhằm giúp họ đảm bảo quyền lợi và giảm rủi ro trong thanh toán quốc tế. 5.2.2 Đối với nguồn nhân lực Vững mạnh về nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để tiến tới vững mạnh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế, cần có nhiều chính sách đãi ngộ với đội ngũ nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với nhiều cơ hội thăng tiến. Chẳng hạn, tổ chức các buổi tập huấn giúp cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho họ phát huy được hết khả năng của mình, khen thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích tốt trong công việc hay có ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho nhân viên, chi nhánh cũng cần chú trọng đến đạo đức, phẩm chất và kỹ năng giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng. Thái độ phục vụ và đạo đức tác phong tốt cũng là một bí quyết giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, vào các dịp lễ tết nên tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, liên hoan nhằm tạo sự gắn bó thân thiết giữa ban lãnh đạo và nhân viên nhằm tạo động lực để mọi người luôn phấn đấu làm việc hết mình vì lợi ích chung của cả ngân hàng. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Sau khi nước ta gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nền kinh tế đã chuyển sang một bước phát triển mới. Tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đều đang đứng trước những cơ hội lớn, có thể tận dụng để tăng tốc độ phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng được dự báo là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt khi có sự xâm nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các tập đoàn tài chính lớn mạnh. Từ đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tiếp tục thúc đẩy cải cách và tìm hướng phát triển riêng nhằm đảm bảo được vị thế của mình. NHNo & PTNT là ngân hàng quốc doanh được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, giúp bà con nông dân thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, để hòa nhập với xu hướng phát triển không ngừng của nền kinh tế thì ngoài hoạt động tín dụng theo đúng mục đích thành lập, NHNo & PTNT nói chung và chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản. Có thể nói hoạt động này đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bên cạnh đó còn tăng thêm nguồn thu nhập và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng. Chính vì thế, trong tương lai NHNo & PTNT Sóc Trăng sẽ phấn đấu không ngừng trong việc hoàn thiện và phát triển chất lượng mọi sản phẩm dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế và hỗ trợ xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng để luôn khẳng định được vị trí chủ đạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đúng với phương châm “Agribank - Mang phồn thịnh đến với khách hàng” 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành Trong thời gian qua, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước đối với tất cả các ngành nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ quan liên quan cũng như các doanh nghiệp, chính sách này còn nhiều điều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Vì thế, Chính phủ cần chú trọng hoàn thiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Thứ nhất là đa dạng hoá hình thức hỗ trợ. Các hình thức hỗ trợ có thể bao gồm: tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với người bán với những phương thức cho vay linh hoạt hơn, hình thức cho vay đa dạng hơn; nghiên cứu bổ sung hoạt động cho vay đối với người mua (cho vay nhà nhập khẩu) để hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp trong nước. Đây là hình thức cho vay đối với nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu của Việt Nam, trong đó nguồn vốn cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài được trả trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Hình thức này có ưu điểm là sẽ cho phép nhà xuất khẩu nhận được thanh toán ngay mà không bị rủi ro trong thanh toán với bên nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động cho vay với bên nhập khẩu cần có sự đảm bảo về khả năng thanh toán của bên nhập khẩu (thông qua các cam kết bảo lãnh của Chính phủ bên nhập khẩu). Thứ hai là chính sách phải được thiết kế theo hướng bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước và ngoài nước. Bởi vì theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không được tiếp cận với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Điều này sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Như vậy sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Chính phủ cần có điều chỉnh chính sách theo hướng bình đẳng hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có cơ hội tiếp cận chính sách như nhau. Thứ ba là cần minh bạch hoá và chuẩn hoá các quy trình, thủ tục, điều kiện vay vốn như cơ chế xác định lãi suất, quy định tài sản đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay... để đảm bảo chính sách có thể được thực hiện ngay khi ban hành 6.2.2 Đối với Ngân hàng - Hoạt động tài trợ hiện nay của Ngân hàng chủ yếu là tài trợ cho xuất khẩu. Vì thế trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển tín dụng tài trợ nhập khẩu bằng cách cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ…với những hình thức như: mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, tái bảo lãnh…Từ đó góp phần gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ NH cũng như đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu KH tạo thêm thu nhập, mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín, thương hiệu và vị thế của NH trên thị trường tài chính tiền tệ. - Triển khai thực hiện rộng rãi các nghiệp vụ bảo lãnh NH như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành… cần có sự đơn giản hơn nữa trong thủ tục bảo lãnh cũng như giảm các khoản phí bảo lãnh để có thể thu hút nhiều đối tượng sử dụng hình thức này - Nghiên cứu phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu. - Đa dạng hóa các loại ngoại tệ cho vay bên cạnh USD như EUR, GBP,… để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Ngân hàng và khách hàng nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra, nhất là trong thời gian gần đây sự tụt giảm giá trị đồng đôla Mỹ đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tài trợ của Ngân hàng. - Thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, cập nhật kịp thời kiến thức về các lĩnh vực hoạt động liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH. Bên cạnh đó cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng như quan tâm về việc trao dồi đạo đức tác phong nghề nghiệp nhằm xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh về chuyên môn, hoàn thiện về đạo đức tạo động lực thúc đẩy mọi người phấn đấu hết mình vì lợi ích chung của cả NH và còn góp phần tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên và NH. 6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản * Trong trường hợp có nhu cầu tài trợ từ NHNo Sóc Trăng cần có thái độ trung thực khi trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính, kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua nhằm giúp Ngân hàng nhanh chóng kiểm tra bộ hồ sơ vay để có thể ra quyết định cấp tín dụng chính xác, kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. * Trong hoạt động kinh doanh: - Tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản: + Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. + Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu thủy sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lô hàng xuất khẩu. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh. - Để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và giúp người nuôi an tâm đầu tư vào sản xuất, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết trong phát triển thủy sản. Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất nuôi tôm sú về cung ứng vốn, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật và giá sàn bao tiêu sản phẩm, nhằm tạo sản phẩm thủy sản sạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. - Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh xây dựng chất lượng hàng hoá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng cần xây dựng thương hiệu hàng hoá đủ mạnh để người tiêu dùng nhớ và biết đến sản phẩm của mình. Bước đi này đã được các doanh nghiệp thấm nhuần từ lâu, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì không phải mặt hàng nào, doanh nghiệp nào cũng làm tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Thị Hồng Vân (2002). Giáo trình kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thanh Nguyệt (09/2005). Giáo trình thanh toán quốc tế, tủ sách Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002). Rủi ro tài chính – Thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê. Thái Văn Đại (2003). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=101315&news_ID=20436675 www.vasep.com.vn/vasep/Dailynews.nsf/4669E87B75931D5E47256A2C000FE7C5/CF826DEEC1650A1347257426000C1BDB www.tintuc.timnhanh.com/kinh_doanh/20070310/35a5C0DF

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4043420.doc
Tài liệu liên quan