Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1:CHƯƠNG MỞ ĐẦU . .1 1.1. Lý do chọn đề tài: . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu . .3 1.2.1. Mục tiêu chung . .3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .3 1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3 1.3.1. Không gian nghiên cứu . .3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu . .3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . .3 1.4. Lượt khảo tài liệu nghiên cứu . 3 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5 2.1. Phương pháp luận . 5 2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. .5 2.1.2. Nguồn vốn ngân hàng thương mại . .5 2.1.3. Những vấn đề chung về tín dụng. .6 2.1.4. Rủi ro và các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng . .11 2.1.5. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra . .12 2.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. .13 2.1.7. Phân loại tín dụng . .14 2.1.8. Một số lý luận khác liên quan đến tín dụng . 16 2.1.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tín dụng . .17 2.2. Phương pháp nghiên cứu . .19 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH SACOMBANK TẠI CẦN THƠ . .17 3.1. Đặc điểm tình hình tại thành phố Cần Thơ . .17 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank nói chung và chi nhánh Sacombank tại Cần Thơ nói riêng . 17 3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín . .17 3.2.2. Khái quát về Sacombank Cần Thơ . .18 3.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. .20 3.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sacombank Cần Thơ . .22 3.4.1. Hoạt động huy động vốn . .22 3.4.2. Hoạt động tín dụng . .22 3.4.3. Dịch vụ . .23 3.5. Khái quát thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ 23 3.5.1. Thu nhập . .24 3.5.2. Chi phí . .25 3.5.3. Lợi nhuận . 26 3.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm. 27 3.6. Tình hình huy động vốn . 30 3.6.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế . .32 3.6.2. Tiền gửi tiết kiệm . .33 3.6.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác . .35 3.7. Tình hình sử dụng vốn . .36 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ . .40 4.1. Phân tích hoạt động cho vay . .40 4.1.1. Phân tích doanh số cho vay . .40 4.1.2. Phân tích tình hình thu nợ . 52 4.1.3. Phân tích tình hình dư nợ . .62 4.2. Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng . .74 4.2.1. Hệ số thu nợ . .75 4.2.2. Tỷ số nợ quá hạn . 76 4.2.3. Dư nợ trên vốn huy động . 76 4.2.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ . 77 4.2.5. Vòng quay vốn tín dụng . .77 CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ . 79 5.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng . 79 5.2. Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng . .80 5.3. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng . .81 5.3.1.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn. .81 5.3.2. Nâng cao công tác thẩm đinh . .82 5.3.3. Biện pháp xử lý rủi ro . .82 5.3.4. Phân tán rủi ro . .83 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ . 84 6.1. KẾT LUẬN . .84 6.2. KIẾN NGHỊ . 85 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sau hơn một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu như: GDP tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua đó là nhờ hoạt động xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả cao, nguồn vốn FDI trong năm 2007 tăng 70% so với năm năm 2006 (Nguồn: Sacombank), chỉ số CPI tăng ở mức rất cao và là điểm đầu tư hấp dẫn của các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh cổ phần hoá và mở cửa hệ thống ngân hàng phù hợp với cam kết của WTO. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành vượt bật của hệ thống ngân hàng nói chung và các Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt ở mức rất cao, đặc biệt là khối Ngân hàng thương mại cổ phần. Cùng với sự trưởng thành và phát triển thì vấn đề cạnh tranh giữa các Ngân hàng càng trở nên gây gắt hơn, việc cạnh tranh tập trung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản như: tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, cải thiện môi trường công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, thu hút nhân tài . Để có được bước phát triển như vậy chính là nhờ sự nổ lực, phấn đấu và nắm bắt thời cơ của tất cả các thành phần trong nền kinh tế, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng, vì ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế một quốc gia. Với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung, thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển mình và phát triển về kinh tế. Cũng như yêu cầu mở rộng giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì Thành phố Cần Thơ đang tận dụng và khai thác tối đa mọi thế mạnh, tiềm năng, bức phá đi lên để phát huy vai trò là thành phố trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, động lực phát triển kinh tế xã hội của cả vùng. Cùng với sự phát triển kinh tế năng động của thành phố Cần Thơ thì nhu cầu đầu tư về vốn là rất cao. Nắm bắt được xu thế đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã nhanh chóng phát triển mạng lưới tại khu vực ĐBSCL để đáp ứng phần đáng kể về nhu cầu về vốn và góp phần vào sự phát triển kinh tế cả vùng. Hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ. Đây là lĩnh vực đặc biệt, rất thiết yếu và nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của ngân chủ yếu là hoạt đông tín dụng, tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn chứa đựng những rủi ro nó có phản ứng dây chuyền và phức tạp. Chính vì những lý do đó nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng và các rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động cũng như lợi nhuận của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích thực trạng và đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm như: tình hình doanh số cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ. - Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng - Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.4.1. Phạm vi về không gian. Nguồn thông tin chủ yếu lấy từ chi nhánh Sacombank Cần Thơ, cụ thể là phòng hỗ trợ, phòng doanh nghiệp và phòng kế toán & quỹ. 1.4.2. Phạm vi về thời gian. Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài từ ngày 11/02/2008 - 15/05/2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động của ngân hàng đa dạng nhiều loại hình, chính vì vậy đề tài chỉ đi sâu vào phân tích về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.4. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. Luận văn: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ” của Vũ Thanh Xuân - Tài chính tín dụng khoá 28, trường Đại học Cần Thơ. + Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng. + Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. - Khoá luận tốt nghiệp: “Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ” của Phạm Ngọc Trinh - Tài chính tín dụng khoá 3, Đại học Dân lập Cửu Long. + Phân tích hiệu quả tín dụng trung và dài hạn. + Các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ. - Luận văn: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank” của Trần Phạm Tính.

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành phố Cần Thơ không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để có được vị trí vững chắc cho mình trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế hội và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để có được như vậy thì cần phải có vốn và các ngân hàng chính là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho họ. Ngoài ra, để đạt mức dư nợ cao qua 3 năm vừa qua là do sự cố gắng của tất cả cán bộ Ngân hàng đã nổ lực trong công tác tiếp thị, đưa hình ảnh Sacombank Cần Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 79 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Thơ đến với khách hàng. Nhu cầu về vốn đối với sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên, nền kinh tế TP.Cần Thơ phát triển không ngừng hoà nhịp với quá trình CNH - HĐH của đất nước. - Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần món vay từ bình thường chuyển biến theo các mức độ sau: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Từ đó, nợ xấu được hình thành và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình nợ xấu ngắn hạn như sau: + Nợ nhóm 3 có chiều hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 là 2766 triệu đồng tăng 385 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 là 3340 triệu đồng tăng 574 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân nợ nhóm 3 tăng lên là do, các năm qua mặc dù kinh tế phát triển nhưng thị trường có nhiều biến động giá các yếu tố đầu vào tăng cao, giá xăng dầu tăng liên tục, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của người dân, công việc làm ăn kém hiệu quả, mất nguồn thu nhập, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng… phần lớn các trường hợp này rơi vào các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu vay vốn ngắn hạn để sản xuất tuy Chi nhánh đã hỗ trợ và tư vấn hướng làm ăn cấp thêm vốn khắc phục hậu quả nhưng vẫn hoạt động kém hiệu quả tiếp tục thua lỗ, nên làm tăng nợ quá hạn của Chi nhánh. Mức dư nợ cao nhưng quản lý chưa tốt quá trình cấp phát tín dụng nên cũng góp phần là tăng nợ nghi ngờ, Chi nhánh cần quản lý quá trình cấp phát vốn, rà soát có chọn lọc khách hàng để hạn chế tối đa nợ quá hạn, bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời các khoản nợ nhóm 3 nhằm giảm thiểu rủi ro thất thoát vốn của Chi nhánh. + Cùng với sự tăng trưởng của tín dụng thì tình hình nợ xấu (ngắn hạn) của Chi nhánh cũng có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. Nợ nhóm 4, 5 đầy nợ nhóm nợ có mức rủi ro cao nếu không xử lý tốt khả năng mất mát tín dụng là rất lớn. Hai nhóm nợ này được Chi nhánh rất quan tâm, có sự kiểm soát chặt chẽ và Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 80 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG áp dụng xử lý bằng nhiều biện pháp hữu hiệu nên đã giảm qua 3 năm, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Nợ xấu tăng là do dịch cúm gia cầm, sâu bệnh trên cây trồng khiến nông dân thu được lợi nhuận nhưng không đủ tiền trả nợ, dẫn bến nợ quá hạn. Những năm qua Chi nhánh đã hạn chế cho vay các đối tượng nuôi trồng nên đã làm giảm nợ xấu xuống. Bảng 4.7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA CÁC NĂM Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - Dư nợ ngắn hạn 260.069 348.576 458.343 88.507 34,03 109.767 31,49 + Nợ nhóm 3 2381 2766 3340 385 16,17 574 20,75 + Nợ nhóm 4 1167 1423 711 256 21,94 -712 -50,04 + Nợ nhóm 5 1277 509 487 -768 -60,14 -22 -4,32 Tổng nợ xấu 4.825 4.698 4.538 -127 -2,63 -160 -3,41 - Dư nợ trung & dài hạn 278.809 325.262 382.069 46.453 16,66 56.807 17,46 + Nợ nhóm 3 871 1797 2099 926 106,31 302 16,81 + Nợ nhóm 4 427 925 447 498 116,63 -478 -51,68 + Nợ nhóm 5 467 331 306 -136 -29,12 -25 -7,55 Tổng nợ xấu 1.765 3.053 2.852 1.288 72,97 -201 -6,58 (Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ) - Dư nợ trung - dài hạn: tình hình dư nợ trung và dài hạn qua các năm của chi nhánh cụ thể là năm 2005 là 278.809 triệu đồng; năm 2006 dư nợ đạt 325.262 triệu đồng tăng 46.453 triệu đồng tương đương tăng 16,66% so với năm 2005; sang năm 2007 mức dư nợ này tiếp tục tăng 17,46% tương đương tăng 56.807 triệu đồng. Các khoản cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ này tại chi nhánh trong thời Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 81 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG gian qua chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng. Mức dư nợ vay trung và dài hạn của Ngân hàng cao, chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng trong thời gian qua, với nhiều hình thức huy động đa dạng, với một nguồn vốn mạnh. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn cao sẽ đem đến nguồn thu nhập cao cho chi nhánh vì lãi suất cho vay đối với đối tượng này là rất cao, tuy nhiên ứng với mức lãi suất cao như thế thì mức độ rủi ro đối với Ngân hàng là rất cao. Nếu dư nợ này chiếm tỷ trọng thấp sẽ giảm bớt được rủi ro. Bởi vì, thời hạn cho vay dài sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố như lạm phát, tình hình kinh tế - chính trị thay đổi, thiên tai… làm ảnh hưởng đến số tiền cho vay. Ngân hàng nên duy trì một cơ cấu dư nợ hợp lý, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm khoảng 60% - 70% để cân đối lợi nhuận và rủi ro. - Cho vay trung và dài hạn mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng tuy nhiên đây là khoản cho vay chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tình hình nợ xấu trung và dài hạn như sau: năm 2006 là 3.053 triệu đồng tăng 1.288 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 72,97%; năm 2007 là 2.852 triệu đồng giảm 201 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tỷ lệ giảm là 6,58%. Kinh tế hội nhập đã tạo vận hội phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều thách thức mà không phải doanh nghiệp nào cũng vượt qua được, đã có một số doanh nghiệp thất bại do hoạt động yếu kém dẫn đến phá sản mất khả nâng thanh toán cho Ngân hàng. Nuôi trồng thuỷ sản của người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh làm vật nuôi chết hàng loạt, chi phí đầu vào như: thức ăn, con giống, thuốc men tăng cao, giá sản phẩm đầu ra thì có tăng nhưng không nhiều so với chi phí đầu vào dẫn đến thua lỗ. Chi nhánh cần bám sát các khách hàng này để đôn đốc thu hồi nợ. Dư nợ tín dụng cao, nợ xấu thì tăng nhẹ cho thấy Chi nhánh cần quân tâm và quản lý tốt hơn nữa công tác cho vay, thẩm định, thu hồi nợ đối với tín dụng trung và dài hạn. b. Dư nợ theo đối tượng:  Doanh nghiệp quốc doanh: - Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước lần lượt giảm tỷ trọng qua các năm. Năm 2005, số dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 21.725 triệu đồng chiếm 4,03% tổng Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 82 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG doanh số dư nợ thì năm 2006 số dư nợ là 25.031 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,71% tổng dư nợ. Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng cho thấy Chi nhánh hạn chế tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn vay không hiệu quả, có nhiều rủi ro, thay vào đó hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước đang nhanh chóng được cổ phần hoá để hội nhập với nền kinh tế thị trường có định hướng của nước ta, phần lớn họ tập trung đầu tư, kiện toàn cơ cấu tổ chức và các quy định, chưa thật sự tập trung vào hoạt động kinh doanh. Một mặt Ngân hàng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác có hiệu quả hơn phát triển, mặt khác nhằm phân tán mức độ rủi ro trong tín dụng của Chi nhánh. Bảng 4.8: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG QUA CÁC NĂM Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - DN NN 21.725 25.031 23.744 3.306 15,22 -1.287 -5,14 + Nợ nhóm 3 137 191 220 54 39.42 29 15.18 + Nợ nhóm 4 67 98 47 31 46.27 -51 -52.04 + Nợ nhóm 5 74 35 32 -39 -52.70 -3 -8.57 Tổng nợ xấu 278 324 299 46 16,55 -25 -7,72 - DN tư nhân 36.400 55.739 83.727 19.339 53,13 27.988 50,21 + Nợ nhóm 3 222 387 473 165 74.32 86 22.22 + Nợ nhóm 4 109 199 101 90 82.57 -98 -49.25 + Nợ nhóm 5 119 71 69 -48 -40.34 -2 -2.82 Tổng nợ xấu 450 657 643 207 46,00 -14 -2,13 - Cá thể 480.753 593.068 732.941 112.315 23,36 139.873 23,58 + Nợ nhóm 3 2893 3985 4746 1092 37.75 761 19.10 + Nợ nhóm 4 1418 2051 1010 633 44.64 -1041 -50.76 + Nợ nhóm 5 1551 734 692 -817 -52.68 -42 -5.72 Tổng nợ xấu 5862 6770 6448 908 15,49 -322 -4,76 (Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ) Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 83 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG - Nợ xấu đối với đối tượng này cụ thể như sau: năm 2005 là 278 triệu đồng; năm 2006 là 324 triệu đồng tăng 46 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 16,55%; đến năm 2007 giảm xuống còn 299 triệu đồng giảm 25 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 7,72% so với năm 2006. Tín dụng của Ngân hàng khó phát triển trong lĩnh vực kinh tế Nhà nước vì các đối tượng này thương hoạt động kém hiệu quả, dư nợ ở đối tượng này thấp do Chính sách của Chi nhánh là hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh, cho vay có chọn lọc các doanh nghiệp có uy tín, hoạt động có hiệu quả, và có quan hệ giao dịch thường xuyên với Ngân hàng từ trước tới nay. Dư nợ trong quốc doanh không cao nhưng nợ xấu lại chiếm tỷ lệ cao trong dư nợ, điều này đã làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng, nguy cơ mất mát vốn cao. Tuy nhiên, giá trị nợ xấu ở lĩnh vực này thấp cho thấy Chi nhánh đã hướng kinh doanh tín dụng hợp lý.  Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc dân: Chi nhánh đã cơ cấu lại tình hình dư nợ và đã đạt được những thành quả rất khả quan trong 3 năm qua. Cụ thể, trong 3 năm doanh số dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng cao, năm 2006 tăng 131.654 triệu đồng tương đương với 25,46% so với năm 2005; năm 2007 đạt 816.668 triệu đồng tăng 167.861 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng là 25,87%. Trong đó, dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân tăng cao nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với các cá thể nhỏ lẽ. • Đối với doanh nghiệp tư nhân: - Dư nợ năm 2006 của đối tượng này là 55.739 triệu đồng tăng 19.339 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 53,13%; đến năm 2007 đạt 83.727 triệu đồng tăng 27.988 triệu với tỷ lệ tăng tương ứng là 50,21% so với năm 2006. Nguyên nhân là 3 năm qua các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, linh hoạt với thị trường và các doanh nghiệp đang chuyển hướng hoạt động kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc đổi mới dây chuyền công nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Nắm bắt được vận hội đó Chi nhánh đã tập trung mở rộng tín dụng đối với Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 84 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG loại hình doanh nghiệp tư nhân và đạt được kết quả tích cực. Các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh có hiệu quả nên khả năng trả nợ và vay vốn thêm làm tăng doanh số cho vay, tác động đến tăng dư nợ của các doanh nghiệp tại Chi nhánh. - Tình hình nợ xấu của đối tượng này qua 3 năm có sự biến động lên xuống qua các năm. Năm 2006, nợ xấu là 657 triệu đồng tăng 207 triệu đồng tương ướng với tốc độ tăng là 46% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm tình hình kinh tế TP.Cần Thơ có nhiều biến động như: dịch bệnh, thiên tai, giá cả hàng hoá tăng… gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả do phản ứng chậm trước những biến động của thị trường. Đến năm 2007, nợ xấu giảm còn 643 triệu đồng giảm 14 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 2,13%. Kinh tế TP.Cần Thơ trong năm 2007 có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên sôi động, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên đã thanh toán nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nên góp phần tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh tăng lên. Mặt khác, công tác thu hồi nợ của Chi nhánh từng bước được cải thiện và phát huy hiệu quả nên làm cho nợ xấu giảm, đồng thời giảm rủi ro mất mát vốn cho Ngân hàng. Đây là kết quả rất tốt mà Chi nhánh đạt được. • Đối với cá thể: - Dư nợ cho vay đối với các cá thể tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2006, dư nợ đạt 593.068 triệu đồng tăng 112.315 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,36% so với năm 2005 và chiếm 89,21% tổng dư nợ; đến năm 2007 dư nợ đạt 732.941 triệu đồng tăng 139.873 triệu đồng (chiếm 87,21% tổng dư nợ), tướng ứng với tỷ lệ tăng là 23,58% so với năm 2006. Do một số tác động chủ quan và khách quan đã làm cho doanh số thu nợ đối với cá thể tăng thấp hơn nợ cho vay. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế tư nhân cá thể đã làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ tăng qua các năm. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 85 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG - Tình hình nợ xấu qua 3 năm như sau: năm 2006 là 6770 triệu đồng tăng 908 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,49% so với năm 2005; năm 2007 là 6448 triệu đồng giảm 322 triệu đồng so với năm 2006, với tốc độ giảm là 4,76%. Nợ xấu năm 2006 tăng là do khoản nợ quá hạn năm 2005 để lại, đồng thời dư nợ trong năm 2006 ở mức cao ảnh hưởng xấu đến nợ nhóm 3, 4, 5 áp lực cho công tác thu hồi nợ và xử lý là vấn đề cần phải giải quyết. Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ quá trình tín dụng từ khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ đến khâu phát vay và quản lý nợ, đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng. Nguyên nhân, nợ xấu năm 2006 tăng lag do sự xuất hiện nhiều dịch bệnh ở cây trồng và vật nuôi như: dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa… thời tiết diễn biến thất thường gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của người dân, nguồn thu nhập của người dân bị giảm nên khả năng thanh toán cho Ngân hàng cũng giảm. Sang năm 2007, việc quản lý và xử lý nợ xấu đã được chi nhánh quan tâm đúng mức, kết quả đạt được là tốt cho thấy Sacombak Cần Thơ rất thành công trong kiểm soát nợ xấu. Bên cạnh đó do, kinh tế TP.Cần Thơ trong năm 2007 phát triển mạnh, người dân làm ăn đạt hiệu quả, có được nguồn thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tạo vòng quay vốn nhanh. Chính vì vậy mà dư nợ của năm 2007 cũng tăng trưởng theo hướng tích cực. c. Dư nợ theo mục đích sử dụng:  Sản xuất kinh doanh: - Thông qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay với mục đích này tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 255.161 triệu đồng; năm 2006 đạt dư nợ là 351.604 triệu đồng tăng 96.443 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 37,80% so với năm 2005; đến năm 2007 dư nợ là 464.845 triệu đồng tăng đến 113.241 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 32,21%. Một phần nguyên nhân dẫn đến dư nợ có tốc độ tăng nhanh nhất ở năm 2006 là do người dân thiệt hại sản xuất vì thời tiết bất lợi, sâu bệnh, dịch bệnh, giá cả không ổn định bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản làm doanh số thu nợ giảm, hoạt động động kinh doanh gặp nhiều khó Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 86 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG khăn. Giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định và tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng trả nợ cho Ngân hàng, ngoài ra do Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, uy tín của chi nhánh được nâng cao, chất lượng phục vụ của ngân hàng đã làm hài lòng các khách hàng thân thuộc và họ đã giới thiệu Ngân hàng với các khách hàng tiềm năng, với lại các khoản vay mới được giải ngân vào thời điểm cuối năm tăng lên đáng kể. Ta thấy rằng dư nợ của sản xuất kinh doanh tăng rất nhanh qua 3 năm. Đều này cho thấy đây là khách hàng mục tiêu quan trọng của Ngân hàng. Vì khi kinh tế địa phương phát triển thì kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phát triển. Khi đó, nhu cầu về vốn của thành phần này trong tương lai sẽ tăng lên. - Nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có sự biến động lên xuống qua các năm. Trong năm 2006, giá cả xăng dầu biến động mạnh kéo theo các sản phẩm khác cũng tăng theo làm giá cả các yếu tố đầu vào tăng người dân kinh doanh không có lời, thị trường sản phẩm thuỷ sản đầu ra gặp trở ngại do các vụ kiện bán phá giá, dịch bệnh nên người nông dân không kịp quay vòng vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó dư nợ tăng quá nhanh, do các khoản nợ của năm trước để lại trong đó có những khoản nợ quá hạn. Năm 2007, hoạt động sản xuất của người dân có nhiều thuận lợi, chính sách thông thoáng đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn, kích thích những người sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường nhiều hơn, sức mua hàng hoá của người dân tăng mạnh đặc biệt là những người có thu nhập ổn định. Từ đó đem lại lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh vì thế cũng đạt hiệu quả cao. Do đó các đơn vị sản xuất này thanh toán tiền vay cho Ngân hàng tốt hơn. Qua đó cung thấy được công tác thu hồi nợ và xử lý nợ của Chi nhánh có cố gắng để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Có thể nói là công tác quản lý nợ, đặc biệt là nợ xấu của Chi nhánh đạt kết quả tốt góp phần giảm nợ xấu trong năm xuống và giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu là 4014 triệu đồng tăng 1055 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 35,65%; Đến năm 2007 thì con số nợ xấu giảm còn 3615 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 87 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG triệu đồng với con số giảm tuyệt đối là 399 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,94% so với năm 2006. Bảng 4.9: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG QUA CÁC NĂM Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - Dư nợ SXKD 255.161 351.604 464.845 96.443 37,80 113.24 1 32,21 + Nợ nhóm 3 1460 2363 2661 903 61.85 298 12.61 + Nợ nhóm 4 716 1216 566 500 69.83 -650 -53.45 + Nợ nhóm 5 783 435 388 -348 -44.44 -47 -10.80 Tổng nợ xấu 2959 4014 3615 1055 35,65 -399 -9,94 - Dư nợ tiêu dùng 185.812 183.029 192.520 -2.783 -1,50 9.491 5,19 + Nợ nhóm 3 1134 1246 1654 112 9.88 408 32.74 + Nợ nhóm 4 556 641 352 85 15.29 -289 -45.09 + Nợ nhóm 5 608 229 241 -379 -62.34 12 5.24 Tổng nợ xấu 2298 2116 2247 -182 -7,92 131 6,19 - Dư nợ nông nghiệp 97.905 139.205 183.047 41.300 42,18 43.842 31,49 + Nợ nhóm 3 658 955 1127 297 45.14 172 18.01 + Nợ nhóm 4 322 491 240 169 52.48 -251 -51.12 + Nợ nhóm 5 353 176 164 -177 -50.14 -12 -6.82 Tổng nợ xấu 1333 1622 1531 289 21,68 -91 -5,61 (Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ) Đối với tiêu dùng: - Dư nợ có tăng nhưng tăng chậm qua các năm. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao qua từng năm, sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên . Khả năng trả nợ của khách hàng được thực hiên tốt, nên doanh số thu nợ tăng điều đó đã hạn chế tốc độ tăng dư nợ của chi nhánh. Thêm vào đó, số lượng công nhân viên đến với Ngân hàng ngày càng đông do chất lượng phục vụ của Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 88 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Ngân hàng . Cung cách phục vụ của Chi nhánh đã làm hài lòng các khách hàng thân thuộc và họ đã giới thiệu Ngân hàng với các khách hàng tiềm năng, đây là thành phần có nguồn thu nhập ổn định. Cụ thể, năm 2006 dư nợ đạt 183.029 triệu đồng giảm 2.783 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ giảm là 1,50%; đến năm 2007 tăng lên 192.520 triệu đồng tăng 9.491 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 5,19% so vơi năm 2006. - Nợ xấu đối với tiêu dùng có sự biến động bất thường qua 3 năm. Tình hình kinh tế năm 2006 có nhiều biến động không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đối với tín dụng cho vay phục vụ đời sống (tiêu dùng), do Chi nhánh kiểm soát tốt quá trình cấp phát tín dụng, khách hàng cho vay chủ yếu là khách hàng VIP, khách hàng có uy tính giao dịch với Chi nhánh từ trước đến nay và những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định. Chính vì vậy, mặc dù kinh tế TP.Cần Thơ gặp nhiều khó khăn trong năm 2006 như: giá xăng dầu tăng, giá cả các hàng hoá tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt… nhưng những khách hàng mà chi nhánh cho vay vẫn giữ uy tín và có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng, dư nợ trong năm cũng giảm cho thấy hoạt động tích cực của nhân viên Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó cũng thấy được việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Do đó đã làm giảm đáng kể nợ xấu trong năm 2006 của Chi nhánh xuống. Sang năm 2007, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với cách chính sách mở cửa thông thoáng về kinh tế đã thu hút nguồn vốn trong nước và luồng ngoại tệ đỗ vào trong nước, tuy nhiên một phần không nhỏ nguồn vốn này đã đỗ vào thị trường chứng khoán đang sôi động nhưng chứa định nhiều rủi ro do người dân không am hiểu mà chỉ chơi theo phong trào và một phần lớn đầu tư vào bất động sản, cùng với nó là những diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hạ giá đã làm một số người dân có nguy cơ vỡ nợ cao và làm tăng nợ xấu của Chi nhánh lên. Những khoản nợ quá hạn của năm 2006 được chuyễn sang năm 2007 cũng đã làm tăng nợ xấu trong năm này lên. Đời sống Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 89 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG người dân được nâng cao, nhu cầu mua sắm chi tiêu lớn để thoã mãn nhu cầu đó thì người dân đã đến Chi nhánh vay, tuy nhiên một số khách hàng thiếu trách nhiệm khi thanh toán nợ với Ngân hàng khi nợ đến thời hạn đáo hạn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng. Do đó chi nhánh cần kiểm soát tốt quá trình thẩm định cho vay, đánh giá mục đích vay và khả năng đảm bảo thanh toán của các khách hàng trong lĩnh vực này lên. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu là 2116 triệu đồng giảm 182 triệu đồng với tốc độ giảm là 7,92 triệu đồng so với năm 2005; đến năm 2007 lại tăng lên 2247 triệu đồng tăng 131 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 6,19% so với năm 2006.  Đối với nông nghiệp: - Dễ nhận thấy được là dư nợ nông nghiệp tăng nhanh bất thường qua các năm, bất thường là do dư nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay trong khi đó doanh số thu nợ lại không cao. Nguyên nhân, giá cả đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất nhưng giá đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp thì tăng không đáng kể. Các năm qua chứng kiến ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về dịch cúm gia cầm và nhiều dịch bệnh khác ở người, gia súc, cây trồng; những biến động bất thường về giá cả, nhất là giá xăng dầu và những rào cản mới trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường nước ngoài. Do đó thu nhập của người nông dân bị giảm, làm tăng khả năng trả nợ không đúng kỳ hạn đối với Ngân hàng. Mất mùa, mất giá đòi hỏi bà con nông dân phải vay thêm vốn để tiếp tục sản xuất để chuẩn bị cho kỳ thu hoạch sau. Chính vì vậy mà dư nợ nông nghiệp có phần tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ là 139.205 triệu đồng tăng 42,18% so với năm 2005 tương đương tăng 41.300 triệu đồng; năm 2007 tỷ lệ tăng này là 31,49% so với năm 2006, với tỷ lệ tăng là 31,49%. - Nhìn chung nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp có sự biến động lên xuống qua các năm. Hoạt động tín dụng ở lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro do sản xuất nông nghiệp phục thuộc rất nhiều vào thời tiết. Năm 2006, nợ xấu là 1622 triệu đồng tăng 289 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 21,86% so với năm 2005. Trong Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 90 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG năm 2006, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều bất lợi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất và đời sống của nông dân, nhiều nông dân lâm vào tình trạng trắng tay sau một vụ mùa thất bát. Các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản cũng gặp vấn đề tương tự và vấn đề về thị trường tiêu thụ do cạnh tranh gây gắt và các vụ kiện bán phá giá. Do đó, người nông dân không thể thanh toán đúng hẹn, đồng thời Chi nhánh còn phải hỗ trợ thêm để giúp nông dân ổn định sản xuất tạo nguồn thu nhập và tiến tới trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thu hồi và xử lý nợ gặp nhiều khó khăn, và các khoản nợ tồn đọng của năm trước để lại với lượng lớn. Đến năm 2007 thì giảm còn 1531 triệu đồng giảm 91 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 5,61% so với năm 2006. Nguyên nhân là do được sự hỗ trợ của Chi nhánh, các cấp, ngành của địa phương đã hỗ trợ nhiều cho người dân trong sản xuất và thời tiết thuận lợi nên bà con nông dân sản xuất được mùa, sản phẩm bán ra có giá nên đã nhanh chóng giải quyết được nợ cho Chi nhánh. Công tác xử lý nợ của Chi nhánh được quan tâm đúng mức nên đã phát huy tác dụng, tuy giảm nhưng không nhiều so với năm 2006 vì khoản nợ quá hạn của năm 2006 chuyển sang năm 2007 lớn, một số người nông dân vẫn chưa nắm bắt được kinh nghiệm nên sản xuất cũng chưa đi vào ổn định. Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm đã có những bước phát triển rất đáng kể. Với chính sách hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng, chi nhánh đã thật sự là nơi tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, công tác quản lý và xử lý nợ xấu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, điều đó cho thấy chất lượng hoạt động của Chi nhánh khá tốt. Để được kết quả như vậy là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ tín dụng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 91 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Bảng 4.10. TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA CÁC NĂM Đvt: triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền NQH/DSC V (%) Số tiền NQH/DSC V (%) Số tiền NQH/DSC V (%) Nhóm 3 3.253 0,51 4.563 0,77 5.439 0,74 Nhóm 4 1.669 0,26 2.348 0,40 1.157 0,16 Nhóm 5 1.669 0,26 841 0,14 793 0,11 Tổng cộng 6.591 1,03 7.752 1,31 7.389 1,01 Qua bảng trên ta thấy chỉ số này biến động theo chiều hướng tăng chậm qua từng năm, đăc biệt năm 2006 chỉ số này có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể là năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,74% đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 1,98% và năm 2007 giảm nhẹ giảm xuống còn 1,84%. Từ số liệu trên cho thấy công tác nâng cao chất lượng tín dụng qua 3 năm của chi nhánh đạt hiệu quả cao. Chỉ số này ở năm 2006 cao là do người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm và mùa màng thất thu nên nhiều người dân đã không đủ khả năng để trả nợ. Ngoài ra thì các yếu tố đầu vào, giá cả hàng hoá không ổn định, giá xăng dầu tăng đã tác động tiêu cực đến nguồn thu nhập của các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tương đối ổn định và đạt chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước quy định là tỷ lệ nợ quá hạn là dưới 10% và trung bình của toàn ngành là dưới 2% trên tổng dư nợ. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 92 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 2005 2006 2007 SXKD Tiêu dùng Nông nghiệp Biểu đồ 8: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH CỦA SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 4.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu của ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Còn nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm: 3,4,5. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là hoạt động cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 93 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Bảng 4.11. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 565.602 705.739 871.074 Vốn huy động Triệu đồng 229.098 312.501 431.469 Doanh số cho vay Triệu đồng 636.422 589.454 736.392 Doanh số thu nợ Triệu đồng 499.627 454494 569.818 Dư nợ Triệu đồng 538.878 673.838 840.412 Dư nợ bình quân Triệu đồng 470.841 606.358 741.930 Nợ quá hạn Triệu đồng 9.376 13.342 15.434 Nợ xấu Triệu đồng 6.591 3.155 7.389 Hệ số thu nợ Lần 0,79 0,77 0,77 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 1,74 1,98 1,84 Dư nợ / Vốn huy động Lần 2,35 2,16 1,95 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 1,22 0,47 0,88 Vòng quay vốn tín dụng Lần 1,06 0,75 0,77 4.2.1. Hệ số thu nợ. Hệ số này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Qua 3 năm hệ số thu nợ của ngân hàng đều xấp xỉ bằng nhau và tương đối cao bình quân khoảng là 0,78. Điều này thể hiện công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng khá tốt và sự tích cực trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, chỉ số này không tăng qua 3 năm thì là một dấu hiệu không tốt, chi nhánh cần phải quan tâm. Vì nó không thể hiện được sự tiến triển trong công tác tín dụng. Tỷ số này không tăng nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh không hiệu quả, mặt khác là do việc tăng trưởng mạnh trong cho vay trung và dài hạn nên thu nợ không thể tăng trưởng theo kịp cho vay nên ảnh hưởng theo hướng tiêu cực đến Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 94 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG rủi ro nợ quá hạn , làm nợ quá hạn tăng liên tục và chất lượng tín dụng bị xấu đi. Chỉ số này cần được cải thiện trong thời gian tới để tránh khả năng thiệt hại về tín dụng cho Chi nhánh. Ngân hàng cần có những biện pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của mình, đồng thời tăng trưởng cho vay phải gắn liền với quản lý vốn một cách chặt chẽ hơn. 4.2.2. Tỷ số nợ quá hạn. Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ càng cao. Qua phân tích ta thấy nợ quá hạn biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó tổng dư nợ lại tăng qua từng năm, và chỉ số này có sự biến động lên xuống qua các năng. Việc thu hồi nợ của Chi nhánh chưa hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,74% đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên còn 1,98% và năm 2007 giảm xuống còn 1,84%. Từ số liệu trên cho thấy chất lượng tín dụng qua 3 năm chưa đạt hiệu quả cao. Nợ quá hạn năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nợ và thu hồi nợ của Chi nhánh còn chưa được quan tâm đúng mức, ngoài ra thì nguyên nhân khách quan là do người dân chịu ảnh hưởng tình hình kinh tế có nhiều biến động trong nhất thời khó thích nghi với sự thay đổi này, thời tiết bất lợi, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân dẫn đến mất khả năng để trả nợ. 4.2.3. Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm tương đối thấp, điều này đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng tương đối tốt. Cụ thể, năm 2005 bình quân 2,35 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2005, bình quân 2,16 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 95 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Nợ xấu 2005 2006 2007 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Nợ xấu 2007 thì bình quân 1,95 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động trong đó. Số liệu này cho thấy tín dụng là hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng. Hay nói cách khác, Ngân hàng không đa dạng hoá các hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung ở huy động vốn để cho vay. Điều này cần được cải thiện trong thời gian tới vì tín dụng là nghiệp vụ có rủi ro cao. Do đó Ngân hàng nên mở rộng nhiều loại hình dịch vụ mới để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng. 4.2.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ. Đây là chỉ số đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Kết hợp với chỉ số dư nợ trên vốn huy động ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm chỉ ở mức thấp. Cụ thể, năm 2005 là 1,22%; năm 2006 là 0,47% giảm 0,75% so với năm 2005; đến năm 2007 là 0,88 tăng 0,41% so với năm 2006. Kết quả này là do Ngân hàng đã có những giải pháp hữu hiệu để hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. Chỉ số này có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt. Đồ thị 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 96 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG 4.2.5. Vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng như sau: năm 2005 là 1,06 lần, năm 2006 giảm còn 0,75 lần giảm 0,31 lần so với năm 2005, năm 2007 là 0,77 lần tăng 0,02 lần so với năm 2006. Vòng quay vốn tín dụng không những thấp mà còn có chiều hướng giảm, điều nói lên chất lượng tín dụng của chi nhánh là không tốt, nó làm nợ quá hạn tăng, thu hồi nợ lại đạt hiệu quả không cao, làm giảm khả năng quay vòng vốn để tái đầu tư cho năm sau. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, trong khi đó vòng quay vốn tín dụng thấp dưới 1 là điều không tốt, Chi nhánh cần chú trọng đặc biệt đối với chỉ tiêu này, vì vòng quay càng thấp thì hiệu quả hoạt động không cao, rủi ro nợ xấu có khả năng cao đối với Ngân hàng. Cần quan tâm và có biện pháp xử lý nợ, cũng như công tác thu hồi nợ để đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng lên, tái đầu tư để phục vụ nhu cầu của thị trường, đồng thời mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 97 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay ở nước ta cùng với sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính trong và ngoài nước là một thách thức đối với các Ngân hàng. Để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình đổi mới của nền kinh tế, hầu hết các Ngân hàng đều có nhưng biện pháp đổi mới trong quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của mình, Sacombank cũng không ngoại lệ. việc đổi mới phương thức kinh doanh là một việc làm rất cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, hạn chế rủi ro cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm thích đáng. Sau đây là một số biện pháp góp phần hạn chế rủi ro cơ bản của ngân hàng và làm tăng lợi nhuận. Việc phân tích chi phí, lợi nhuận và các chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng Sacombank Cần Thơ ta thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Cho nên Ngân hàng cần phát huy những yếu tố tích cực góp phần tăng lợi nhuận cũng như hạn chế các yếu tố làm giảm lợi nhuận. Sau đây là một số biện pháp: 5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG. Thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ lãi nên chi nhánh cần có những chiến lược thu hút khác hàng với những mức lãi suất hấp dẫn, về thời hạn, về hạn mức tín dụng, đối với những doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, những khách hàng truyền thống, những khách hàng VIP. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các hình thức huy động các kỳ hạn tiền gửi, phát huy hơn nữa mức lãi suất linh hoạt như hiện nay trên thị trường, tăng cường các chương trình tiếp thị quảng cáo như: gửi quà, ưu đãi lãi suất, thường xuyên đến thăm hỏi những khách hàng thân thiết…quảng Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 98 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG bá hình ảnh về một Sacombank uy tín, chất lượng và phục vụ chu đáo như: các chương trình từ thiện ngoài xã hội, thường xuyên mở các lớp đào tạo về kỹ năng chăm sóc, phục vụ khách hàng… - Công tác huy động vốn là điều then chốt là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, đặc biệt đối với thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Huy động vốn theo phương châm cải thiện dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn của điều chuyển của chi nhánh. Do đó ngân hàng cần mở rộng và tăng cường nguồn vốn huy động, đem sản phẩm đến tận nhà các khác hàng, đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng… - Nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư nhiều hơn nữa vào hiện đại hoá công nghệ thông tin, phục vụ chuyên nghiệp đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm dịch vụ về: thẻ ATM, thẻ thanh toán, các sản phẩm gia tăng tiện ích… - Mở rộng thêm địa bàn hoạt động để mở rộng việc huy động vốn. Việc mở rộng thêm các địa bàn hoạt động, vừa tạo thuận lợi trong giao dịch đi lại của khách hàng vừa giúp cho Ngân hàng có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn, huy động được nhiều vốn hơn, tiếp cận khách hàng nhiều hơn và có những biện pháp xữ lý kịp thời khi xảy ra rủi ro. Chăm sóc tốt đối với khách ở những địa bàn thuộc thị phần của chi nhánh. 5.2. YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. Trong hoạt động ngân hàng, cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng do trên 90% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng-cho vay. Cán bộ tín dụng là người có trách nhiệm chính đối với các khoản vay: từ khâu tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, thẩm định - kiểm tra - đôn đốc thu hồi nợ…Vì thế, cán bộ tín dụng có tác phong giao tiếp lịch thiệp, niềm nở, đạo đức nghề nghiệp, giải thích cặn kẽ, giải quyết cho vay nhanh gọn đúng nguyên tắc, giúp khách hàng không tốn nhiều thời gian, tiền bạc là điều tốt cho ngân hàng. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 99 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG Một trong những nguyên nhân đưa đến rủi ro tín dụng là do trình độ yếu kém của cán bộ. Từ đó đào tạo cán bộ là yêu cầu cấp bách vì chất lượng các khoản tín dụng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cán bộ, việc đào tạo này tập trung theo hướng: - Tuyển bổ sung những nhân viên mới có trình độ từ Đại học trở lên, ưu tiên những ứng cử viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và hội đủ điều kiện về ngoại ngữ và tin học. - Đào tạo dài hạn đối với những cán bộ chưa qua các trường lớp về nghiệp vụ Ngân hàng. - Đào tạo những khóa học ngắn hạn theo từng chuyên đề cụ thể đối với những cán bộ đã qua các trường đào tạo trong giai đoạn trước đây. - Trong quá trình đào tạo, chi nhánh cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể và nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. - Trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ mạnh dạn đưa những người có đủ trình độ, năng lực công tác, đạo đức, kinh nghiệm vào đúng vị trí để phát huy năng suất lao động. 5.3. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG. 5.3.1.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn. Nợ quá hạn luôn làm các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu nợ quá hạn, bởi nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bản chất và chức năng của NH là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Như vậy, thực chất những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gởi tiền vào Ngân hàng. Cho nên, nếu một khoản vay nào đó bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gởi tiền. Để hạn chế điều này, đòi hỏi các Ngân hàng luôn luôn có những biện pháp để hạn chế: Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 100 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG - Định kỳ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu được nợ vay, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thông qua đó theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hóa ứ động không tiêu thụ được, sâu bệnh,.. để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời. - Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Chi nhánh muốn hoạt động có hiệu quả thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Chi nhánh. Tích cực thông báo, đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ TD nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp NH bảo toàn vốn. 5.3.2. Nâng cao công tác thẩm đinh. Từ việc tìm hiều thực trạng công tác thẩm định và qui trình thẩm định thực tế tại Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2005-2007, xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tại Chi nhánh. - Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, giúp nhân viên thẩm định tiết kiệm được cả thời gian và chi phí - Tạo mối quan hệ: nhân viên thẩm định cần tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhân dân địa phương, nơi địa bàn mình phụ trách và với các cán bộ địa phương, để có thể thu thập được những thông tin về khách hàng một cách đáng tin cậy và kịp thời. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 101 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG - Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng cũng cần phải đặt lên hàng đầu. Bởi một nhân viên tha hóa có thể làm sai lệch kết quả thẩm định. - Tuân thủ đúng nguyên tắc ùa tiến trình thẩm định: trong quá trình thẩm định, yêu cầu nhân viên thẩm định phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của công tác này đòi hỏi, không nên bỏ qua hay nhảy bước. 5.3.3. Biện pháp xử lý rủi ro. - Thu nợ gốc và lãi bằng cách cử cán bộ tín dụng xuống tận đơn vị và người vay để nắm tình hình, để có thể giải quyết tốt những món nợ đã tồn đọng trong nhiều năm trước cũng như các khoản nợ quá hạn mới phát sinh - Đối với các khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả được nợ gốc và lãi thì ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng nếu đây là khoản vay không có tài sản thế chấp thì có thể bán nợ để thu hồi hoặc chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được quyền chuyển nhượng phần vốn góp này. - Xử lý nợ tồn động: + Phối hợ chặt chẽ với các với các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng giải quyết tài sản đảm bảo tiền vay. + Tránh căn bệnh thành tích chạy theo lợi nhuận mà không có biện pháp dự phòng rủi ro. Nhìn nhận đúng đắng nợ tồn động để có biện pháp xử lý cụ thể. + Phân loại xử lý nợ tồn động, xử phạt nặng các cá nhân, tổ chức có ý chây ỳ trả nợ + Động viên, thuyết phục khách hàng thanh toán tài sản để trả nợ cho Ngân hàng, và có thể giảm lãi đối với những khách hàng này. + Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên tư vấn phương hướng kinh doanh hiệu quả để con nợ tăng cường trả nợ. Phát huy thế mạnh của Chi nhánh trong xử lý nợ quá hạn như: giới thiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đánh giá và giải quyết mua bán tài sản thế chấp cho khách hàng. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 102 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG 5.3.4. Phân tán rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp thì tồn tại rủi ro từ nguyên nhân giá cả hàng hóa nông sản luôn biến động, vừa do thiên tai – dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, mức độ rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa rủi ro và biện pháp khắc phục của mỗi ngân hàng. Một trong những giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng như: - Ngân hàng cần thực hiện cho vay đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, thúc đẩy các đối tượng vay vốn mới có hiệu quả như: cho vay phục vụ đời sống cán bộ - công nhân viên, đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả… - Từng bước giảm dần sự phụ thuộc lợi nhuận vào hoạt động tín dụng, mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cung ứng cho khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng có thu nhập ổn định như: mở thẻ ATM, liên kết với các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các trường hợp để mở tài khoản cho CB - CNV, thanh toán lương qua thẻ, cấp tín dụng qua thẻ. - Hạn chế cũng như cho vay có chọn lọc đối với các khoản cho vay trung - dài hạn nhằm tạo sự cân đối cơ cấu sử dụng vốn của chi nhánh, để phòng ngừa và phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường giảm thiểu được rủi ro. Mở rộng cho vay nhỏ lẻ có hiệu quả và thời gian quay vòng vốn nhanh như: mở rộng phát triển sản phẩm cho vay góp chợ và cho vay bổ sung vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trang bị cho cán bộ tín dụng khả năng phân tích, dự đoán thị trường các sản phẩm nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai để có hướng cho vay hợp lý đối với lĩnh vực nông nghiệp. Cần thận trọng và chọn lọc thật kĩ khách hàng ở lĩnh vực này, cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn, thường xuyên hướng dẫn tư vấn các phương pháp sản xuất hiệu quả. Trong tương lai tỷ trọng cho vay nông nghiệp phải giảm xuống để giảm thiểu rủi ro. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 103 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN. Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nề kinh tế địa phương. Thực tế trong vài năm qua vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của TP. Cần Thơ nói chung và khu vực quận Ô môn nói riêng. Qua phân tích và đánh giá hoạt động Tín dụng tại Sacombank Cần Thơ cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế, đồng thới nó cũng tác động tích cực vào việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu thế chung của cả nước. Mặc dù, nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập đặc ra nhiều thời cơ và thách thức, kinh tế có nhiều biến động nhưng theo hướng cạnh tranh, cùng với sự xuất hiện đồng thời của nhiều Ngân hàng và các quỹ Tín dụng trên cùng địa bàn TP. Cần Thơ, tạo áp lực cạnh tranh trên cùng địa bạn của chi nhánh với các NHTM khác. Việc thực hiện chính sách Tín dụng có chọn lọc trong những năm vừa qua nhằm cải thiện hiệu quả vốn đầu tư của Chi nhánh. Chi nhánh đã phân loại đối tượng đầu tư, có sự sàng lọc khách hàng và loại dần những khách hàng không uy tín, yếu kém về mặt tài chính, từ đó mà Chi nhánh đã đầu tư đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả khả quan trong các năm qua nên khả năng trả nợ và lãi kịp thời, nợ quá hạn không nhiều. Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và tăng qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 104 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng được cải thiện mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn. 6.2. KIẾN NGHỊ. Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng phải hoạt động theo quy luật cung cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng Chi nhánh cần có những động tác nhằm quảng cáo và thông báo để nhiều người biết đến dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ Sacombank Cần Thơ trong hiện tại cũng như tương lai. Hoạt động của Sacombank Cần Thơ ngày càng phát triển, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hình ảnh thương hiệu mạnh như Sacombank, trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa trụ sở hoạt động của chi nhanh vào khu vực trung tâm thành phố để quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh Sacombank một trong những NHTM hàng đầu. Để đáp ứng tốc độ phát triển như ngày nay, cần phải hiện đại hoá công nghệ thông tin vào hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian qua Chi nhánh đã có sự hổ trợ của Hội sở để nâng cấp và bổ sung một phần mềm hiện đại hiệu quả, nhưng khai thác và phát huy hơn nữa hiệu quả của nó bằng cách đào tạo cán bộ để tương xứng với công nghệ hiện đại. Khách hàng ngày một gia tăng tại Chi nhánh, Chi nhánh cần có biện pháp để chăm sóc tốt cho khác hàng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng về cung cách phục vụ cũng như cơ sở hạn tầng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của công tác thẩm định, chi nhánh nên tách bộ phận thẩm định ra thành một bộ phận riêng nhưng có liên hệ gắn bó với hoạt động tín dụng vì nhu cầu vay vốn của khách Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 105 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG hàng ngày càng tăng và để nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro về quy trình cho vay cũng như về yếu tố con người. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 106 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.s Trần Ái Kết, Th.s Phan Tùng Lâm, GV. Nguyễn Thị Lương, GV. Đoàn Thị Cẩm Văn, GV. Phạm Xuân Minh (2006). Giáo trình Tài chính – Tiền tệ. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Th.s Thái Văn Đại. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (2003). Tủ sách Đại học Cần Thơ. 3. Th.s Phạm Anh Tuấn. Đề cương bài giảng Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4031458.pdf
Tài liệu liên quan