Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy

1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy. Từ đó, ta thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao gồm các doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ. - Phân tích đánh giá tỷ trọng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao gồm doanh số cho vay. - Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thuỷ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian - Thông tin số liệu được sử dụng cho luân văn là thông tin số liệu từ năm 2004 - 2006. - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/3/2007 đến ngày 11/6/2007. 1.3.2 Phạm vi về không gian Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ, bên cạnh đó lấy số liệu điều tra trực tiếp từ 40 hộ nông dân của huyện Vị Thủy về tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ. 1.3.3 Phạm vi về nội dung Vì thời gian thực hiện không nhiều, kiến thức tích luỹ ở ghế nhà trường là chủ yếu mà lĩnh vực về Ngân hàng thì rất rộng nên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở những nội dung sau: - Tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thuỷ qua các năm từ 2004 đến 2006 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng ở địa bàn huyện Vị Thủy trên số liệu điều tra trực tiếp từ nông dân. Trong bài viết của em chỉ tập trung phân tích trên hộ sản xuất phần nông nghiệp vì đây là lĩnh vực thuộc chuyên ngành của mình. - Từ việc phân tích nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng để đưa ra phương hướng khắc phục cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chi nhánh để tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay nhằm giải quyết được phần nào nhu cầu của khách hàng. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng È Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau: + Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, trang thiết bị. + Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. È Cho vay:Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. È Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật. È Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thõa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với khách hàng. È Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. È Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. È Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. È Nợ quá hạn: Là số tiềngốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. È Vốn tự có:Tham gia vàodự án vay NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm vốn bằng tiền, giá trị tài sản. È Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm: + Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư. + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác. 2.1.2 Chức năng của tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: ü Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. ü Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2.1.3 Phân loại tín dụng Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại: ü Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. ü Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ. ü Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.4 Các hình thức huy động vốn 2.1.4.1 Các loại tiền gửi ü Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Loại tiền gửi này tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do việc gửi tiền vào và rút tiền ra có sự chênh lệch về thời gian, số lượng, nên Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. ü Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn. - Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng có thể sử dụng tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh, vì vậy Ngân hàng thường chú trọng các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền. Các Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu gửi tiền của khách hàng, thông thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, .Với mỗi kỳ hạn Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. ü Tiền gửi tiết kiệm:Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm, sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 2.1.4.2 Phát hành các chứng từ có giá Gồm kỳ phiếu Ngân hàng và trái phiếu Ngân hàng ü Kỳ phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn tiết kiệm vào Ngân hàng, do Ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. ü Trái phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào Ngân hàng. Trái phiếu Ngân hàng cũng được coi là sản phẩm của thị trường chứng khoán, được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán. Lãi suất của hai loại này thường cao hơn các loại tiền gửi khác. 2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng ØNhu cầu vốn cho ngành trồng trọt Huyện Vị Thủy là một huyện thuộc vùng sâu vì vậy nhu cầu vay chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả phần chi phí làm ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: lúa, mía, hoa màu và các loại cây màu khác Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, cày cấy, bên cạnh đó đòi hỏi phải có các máy móc phục vụ cho vụ mùa như: máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy rầy rủi ro trong trồng trọt đây là nguyên nhân chính trong nhu cầu vốn ngày càng tăng lên trong ngành nông nghiệp mà đặc biệt là trong trồng lúa. Ø Nhu cầu vốn cho chăn nuôi Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không kém, người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp của mô hình VAC, VRAC, chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại. Ø Nhu cầu vốn cho thuỷ sản Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì Thuỷ sản cũng bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm cho nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm một phần cho người dân địa phương và một phần cung cấp cho các tỉnh lân cận như: Thành Phố Cần Thơ, Kiên Giang,Vĩnh Long, Nhưng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản thì nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy Ngân hàng đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân. 2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.6.1 Điều kiện vay vốn Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật . - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1.6.2 Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng. - Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của NHNo & PTNT cấp trên trong từng thời kỳ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ. - Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. - Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập tương đối ổn định nên đã trả nợ cho Ngân hàng làm doanh số thu nợ năm này tăng lên 109.851 triệu đồng, tăng 15.269 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 15,11% ngành này chiếm 80% doanh số thu nợ. Sang năm 2006, doanh số thu nợ là 127.143 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 17.293 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15,74%. Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Đối với thành phần này thuộc lĩnh vực trồng trọt thì trong những năm gần đây do sự bất ổn định của thời tiết làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, dịch bệnh, giá cả bất ổn định,… ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp. Do đó doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt. Ø Đối với thành phần kinh tế hợp xã: Thành phần kinh té nàychiếm trung bình khoản 8%trong tổng daonh số thu nợ của ngành cụ thể: Năm 2004 Ngân hàng đã thu được 4.399 triệu đồng, chiếm 6,5% tổng doanh số cho vay, năm 2005 doanh số thu nợ là 9.378 triệu đồng tăng 4.798 triệu đồng hay tăng 21,80%, chiếm 7% tổng doanh số thu nợ năm 2005. Năm 2006 thu được 2.992 triệu đồng giảm còn 6.388 triệu đồng tương ứng giảm 68,10% chỉ chiếm 2% tổng doanh số thu nợ của ngành. Doanh số thu nợ của hợp tác xã giảm năm 2006 là do trong những năm gần đây nông dân có khuynh hướng không muốn tham gia vào hợp tác xã. Trong tương lai ngân hàng không muốn cho vay thành phần kinh tế này nữa. Hình 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Qua phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy có thể khẳng định thành phần kinh tế có nhu cầu vốn nhiều nhất chính là kinh tế tư nhân mà đặc biệt là hộ cá thể. Đây là thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, bằng chứng là việc hoàn trả nợ cho Chi nhánh luôn được thực hiện tốt khi đáo hạn. Đầu tư cho thành phần kinh tế này ít rủi ro vì bản thân hộ vay vốn sẽ chịu trách nhiệm về món vay của mình nên đa số đều sử dụng vốn đúng mục đích. Bảng 15: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế (Đvt: triệu đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể, hộ SX 87984 0.8 101277.5 0.756 106800.8 0.714 13293.54 15.11 5523.29 5.45 Công ty CP-TNHH 14847.3 0.135 20630.6 0.154 27822.1 0.186 5783.31 38.951 7191.45 34.86 Hợp tác xã 7148.7 0.065 12056.8 0.09 14958.1 0.1 4908.15 68.66 2901.25 24.06 Tổng cộng 109980 1 133965 1 149581 1 23985 21.80 15616 11.66 (Nguồn: Phòng tín dụng) 4.4.2 Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, dư nợ của Ngân hàng tỷ lệ nghịch với số thu nợ báo cáo qua từng năm của Ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó phản ánh công tác thu nợ đạt hiệu quả cao bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Số dư nợ cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn, nó phản ánh thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 4.4.2.1 Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế Nhìn chung, tổng dư nợ theo ngành kinh tế qua ba năm có sự gia tăng đáng kể do Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ các ngành kinh tế cụ thể như sau: Ø Ngành nông nghiệp: Đây là một trong những đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay với số lượng khá lớn và đây chính là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Năm 2004 dư nợ ngành nông nghiệp là 83.827 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,01% trong tổng dư nợ theo ngành kinh tế. Sang năm 2005 dư nợ của ngành nông nghiệp lại tiếp tục tăng lên 109.150 triệu đồng, tăng 25.323 triệu đồng (hay tăng 30,21% so với năm 2004). Nguyên nhân tăng là do: ngành nông nghiệp lâu nay vẫn là khách hàng truyền thống cho vay của Ngân hàng vì vậy mà Ngân hàng luôn giữ cho tổng dư nợ trong ngành này tăng lên hàng năm. Bước sang năm 2006 dư nợ của ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên nhanh hơn, vì đây là ngành chính của huyện với hơn 80% dân số của huyện sống bằng nghề nông. Năm 2006 dư nợ là 132.746 triệu đồng, tăng 23.596 triệu đồng (hay tăng 21,32% so với năm 2005), trong năm 2006 do các hộ nông dân mở rộng thêm quy mô sản xuất và do nhu cầu đầu tư mạnh vào ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,… nhằm làm tăng dư nợ của Ngân hàng để đủ sức cạnh tranh với một số tổ chức tín dụng khác. Bảng 16: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 83.827 109.150 132.746 25.323 30,21 23.596 21,62 KD-TMDV 10.251 15.873 16.272 5.622 54,84 399 2,51 Thủy sản - - 281 281 Ngành khác 25.646 26.770 27.783 1.124 4,38 1.013 3,78 Tổng cộng 119.724 151.793 177.082 32.069 26,79 25.289 16,66 (Nguồn: Phòng tín dụng) Với doanh số cho vay vào ngành nông nghiệp hàng năm tăng lên nên nhu cầu thu nợ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, nhằm tăng hiệu quả thu nợ Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác tín dụng bằng cách: phân công mỗi một cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn, chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, cho vay, thu nợ…đối với địa bàn phụ trách. Hiện tại, huyện Vị Thủy có chín xã và một thị trấn, đã được phân bổ đầy đủ cán bộ tín dụng. Chính sự phân bổ nhân sự hợp lý đã mang đến thành công trong công tác thu nợ. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức của khách hàng trả các khoản nợ khi đến hạn cùng với việc đưa ra nhiều chính sách thích hợp của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong thời gian qua như: sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng sau khi khách hàng trả nợ xong. Vì vậy, đã thu hút nhiều người tìm mọi cách, mọi biện pháp để trả nợ Ngân hàng trước hoặc đúng hạn. Và công tác thu nợ thật sự có hiệu quả, năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng, đạt 123.361 triệu đồng, tốc độ gia tăng 14,42% so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 68% trong tổng tỷ trọng doanh số thu nợ. Ø Kinh doanh thương mại dịch vụ (TMDV): Dư nợ của ngành qua 3 năm đều tăng lên tăng lên cùng với tốc độ phát triển của xã hội cụ thể như sau: Năm 2004 dư nợ là 10.251 triệu đồng chiếm 8,56% tổng dư nợ, năm 2005 dư nợ là 13.191 triệu đồng tăng 2.940 triệu đồng hay tăng 28,68% so với năm 2004. Năm 2006 dư nợ của ngành là 19.935 triệu đồng, tăng 6.744 triệu đồng, tương ứng tăng 51,14% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho dư nợ của Chi nhánh ngày càng tăng là do Chi nhánh muốn chuyển sang đầu tư cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ với số lượng vốn lớn, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình khoản 10% trong cơ cấu ngành nhưng dư nợ của kinh doanh thương mại dịch vụ cũng đã có chiều hướng gia tăng đáng kể vì nhu cầu phát triển của ngành trong địa bàn. Ø Dư nợ ngành thủy sản: Dư nợ năm 2006 là 6.463 triệu đồng chiếm 3,71% tổng dư nợ của ngành, do ngành này mới phát triển nên thu nhập của các hộ nuôi trồng thủy sản chưa được ổn định, kinh nghiệm trong nuôi thủy sản chưa cao vì vậy tỉ lệ rủi ro cao, chính vì thế trong tương lai ngân hàng sẽ chú trọng thành phần kinh tế này. Ø Ngành nghề khác: Cũng như kinh doanh thương mại dịch vụ thì ngành nghề khác tình hình dư nợ cũng có chiều hướng gia tăng qua các năm, cụ thể năm năm 2004 dư nợ là 25.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,42% tỷ trọng này khá cao trong toàn ngành. Năm 2005 dư nợ của ngành là 26.770 triệu đồng tăng 1.124 triệu đồng hay tăng 4,38% so với năm 2004, năm 2006 cũng theo chiều hướng tiếp tục tăng lên là 27.348 triệu đồng, tương ứng 2,16% so với năm 2005. Với nhu cầu xã hội phát triển đi lên thì các ngành nghề để phục vụ đời sống tiêu dùng của người dân cũng phát triển và tăng lên nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đã sẵn sàng gia tăng doanh số cho vay nên tổng dư nợ cũng gia tăng theo. Nguồn thu chính của Ngân hàng là cho vay những khách hàng truyền thống đó là các hộ sản xuất nông nghiệp mà trồng lúa là chính. Chính vì vậy mà tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp trong tổng dư nợ của Ngân hàng là cao nhất chiếm trên 70% tổng dư nọ của ngân hàng được thể hiện trên biểu đồ sau: Hình 9: Dư nợ theo ngành kinh tế Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng nhanh, trong đó thu nợ cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có doanh số thu nợ liên tục tăng qua ba năm, thương mại dịch vụ là ngành có triển vọng trong tương lai, cho vay khác, phục vụ đời sống khả năng thu nợ không cao, có chiều hướng giảm qua ba năm 2004-2006. 4.4.2.2 Phân tích dư nợ theo địa bàn Nhìn chung, tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua 3 năm mà chủ yếu là ảnh hưởng của một số xã như: Ø Thị trấn Nàng Mau: Dư nợ trung bình chiếm trên 18% dư nợ của ngân hàng, cụ thể năm 2004 chiếm 18,61%, năm 2005 dư nợ là 27.152 triệu đồng, tăng 4.878 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng tăng với tốc độ 23,90%, năm 2006 là 31.046 triệu đồng, tăng 3.894 triệu đồng, ứng với tốc độ 14,34% so với năm 2006, chiếm17,80% tổng dư nợ trên địa bàn. Thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với các làng nghề truyền thống, đồng thời có nhiều nhà máy xay xát lúa nên làm theo lịch thời vụ vì vậy cũng góp phần làm tăng dư nợ của thị trấn lên, bên cạnh đó do mở rộng mô hình kinh doanh nên nhu cầu vốn cao cũng như phân tích ở phần đầu điều này làm cho doanh số dư nợ của thị trấn tăng lên. Ø Xã Vị Thanh: Với đặc điểm là vùng mía của huyện nên doanh số dư nợ của xã tương đối thấp chiếm trung bình trên 7%, năm 2004 là 8.438 triệu đồng, năm 2005 dư nợ của xã là 10.741 triệu đồng, tăng lên 2.303 triệu đồng, tương ứng với 27,29% so với năm 2005. Đến năm 2006 là 13.337 triệu đồng, tăng 2.596 triệu đồng, với tốc độ tăng 24,17% so với năm 2005, trong những năm 1996 giá mía liên tục giảm đã làm cho nhiều hộ nông dân có mía mà bán không được vì vậy nhiều hộ đã không trồng mía nữa. Từ năm 2003 đến nay do giá mía liên tục tăng nên người dân đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng để cải tạo vườn tạp trồng lại mía, vì vậy đã làm cho dư nợ liên tục tăng qua 3 năm. Ø Xã Vị Trung: Doanh số dư nợ của xã chiếm trung bình khoản 10% và tăng liên tục qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2004 là 11.154 triệu đồng, chiếm 9,31% tổng dư nợ của địa bàn, năm 2005 tăng 29,27% so với năm 2004. Năm 2006 dư nợ tăng với tốc độ là 8,61% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là do trong năm 2005 - 2006 trong chăn nuôi xảy ra dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng ở heo, còn trong trồng trọt thì bị sâu rầy, vàng lùn, một số nông dân hầu như mất trắng không thu hoạch được, nhu cầu vốn thì ngày càng nhiều hơn trong sản xuất nhưng dư nợ cũng tăng liên tục qua các năm gần đây, đây là xã có nhu cầu vốn chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Bảng 17: Doanh số dư nợ theo địa bàn (Đvt: triệu đồng) Xã Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % TTNM 22.274 27.598 31.260 5.324 23,90 3662 13.26 Vị Thắng 4.505 6.359 7.858 1.854 41,15 1.499 23,57 VỊ Đông 19.519 25.466 27.668 5.947 30,46 2.202 8,64 Vị Bình 10.397 11.267 13.361 870 8,36 2.094 18,58 Vị Trung 11.154 14.419 15.661 3.265 29,27 1.242 8,61 Vị Thanh 8.438 9.093 11.369 655 7,76 2.276 25,03 Vị Thuỷ 8.600 8.668 9.231 68 0,79 563 6,49 Vĩnh Trung 9.523 12.140 16.068 2.617 27,48 3.928 32,35 Vĩnh.T. Tây 15.961 21.546 25.703 5.585 34,99 4.157 19,29 Vĩnh Tường 9.353 15.237 18.903 5.884 62,91 3.666 24,05 Tổng Cộng 119.724 151.793 177.082 32.069 26,78 25.289 16,66 (Nguồn: Phòng tín dụng) Ø Các xã còn lại doanh số dư nợ cũng liên tục tăng qua các năm là do đặc điểm kinh tế của vùng mang tính nông nghiệp cao, vì vậy thường xuyên xảy ra dịch bệnh làm cho dư nợ tăng, bên cạnh đó nhu cầu về vốn để sản xuất cho vụ sau tăng lên. 4.4.3 Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm 4.4.3.1 Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế Ø Ngành nông nghiệp: Đây là một trong những ngành mà Ngân hàng chú trọng nhất nhất vì nhu cầu vốn ngày càng tăng của nông dân dể sản xuất, nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cao vì trong năm 2005-2006 thường xuyên xảy ra dịch bệnh, cụ thể năm 2004 nợ quá hạn của ngành nông nghiệp là 338 triệu đồng, chiếm 73,5% tổng nợ quá hạn. Năm 2005 nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên cụ thể là 632 triệu đồng, tăng 294 triệu đồng (hay tăng 96,98% so với năm 2004), trong đó nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của Ngân hàng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường và chi phí tăng lên đã làm cho nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên 676 triệu đồng, tăng 44 triệu đồng hay tăng 6,96% so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng một cách đột biến là do địa phương bị dịch cúm gia cầm và bị rầy trên diện tích lúa nên đa số nông dân vay vốn cho sản xuất không có khả năng hoàn trả nợ được, về phía ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến tăng nợ quá hạn của Ngân hàng, là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường và một số yếu tố khác đã làm cho nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Năm 2004, là năm bùng phát dịch cúm gia cầm, sang năm 2005, 2006 nông dân vùng này phải đối mặt với dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu… có thể nói tổn thất do dịch cúm gia cầm là rất lớn đối với những người chăn nuôi gia cầm cả nước, không riêng gì ai, Tuy nhiên, đối với dịch cúm gia cầm thì người dân nơi đây tổn thất ít hơn rất nhiều lần so với dịch bệnh trên cây lúa, vì đa phần người dân nơi đây sản xuất, trồng lúa là chính, chăn nuôi không là thế mạnh của vùng, chăn nuôi thường được vay vốn theo mô hình kinh tế tổng hợp. Bảng 18: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 338 632 676 294 86.98 44 6.96 KD-TMDV 37 60 169 23 62.16 109 181,66 Thủy sản - - 88 -  -  88 - Ngành khác 85 108 332 23 27.07 224 207,40 Tổng cộng 460 800 1.265 340 73.91 465 58,12 (Nguồn: Phòng tín dụng) Ø Kinh doanh thương mại dịch vụ: Nhìn chung tình hình nợ quá hạn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2004 là 37 triệu đồng, năm 2005 là 60 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tương ứng tăng 62,12% so với năm 2004. Năm 2006 nợ quá hạn là 169 triệu đồng, tăng 169 triệu đồng hay tăng 181,66%. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng qua các năm đặc biệt là trong năm 2006 một phần là do nông dân mất mùa nên không trả tiền thuốc, phân trong sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp vật tư không thể trả tiền vay cho ngân hàng được, bên cạnh đó do chương trình phát triển của huyện nên ngân hàng đã đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống ở địa phương vì đây là ngành mới nên chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó việc gia tăng nợ quá hạn ở ngành này là do việc cho vay vào kinh doanh thương mại dịch vụ được mở rộng, trong khi đó việc kinh doanh trong năm có những thuận lợi và khó khăn xảy ra bất thường mà chủ yếu là những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất không có kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Ø Thủy sản: Ngành này như phân tích ở trên chỉ mới được chú trọng từ khi có dịch cúm gia cầm và lở mồm lông móng ở heo phát triển ở địa phương thì ngành này ngân hàng mới chú trọng cho vay vì vậy nợ quá hạn năm 2006 là 88 triệu đồng. Ø Ngành khác: Tình hình nợ quá hạn cũng tăng qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2004 là 85 triệu đồng, năm 2005 là 108 triệu đồng tăng 23 triệu hay tăng 27,07% so với năm 2004, năm 2006 nợ quá hạn là 332 triệu đồng, tăng 224 triệu đồng, tương ứng tăng 207,4% so với năm 2005. Nhìn chung lại, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ quá hạn trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mất mùa thì không thể thu hồi vốn đựơc mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau, nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ tuy cao trong năm 2006, nhưng ngân hàng phấn đấu giảm dư nợ ngành này trong tương lai vì ngành này không thuộc bên lĩnh vực ngân hàng nông nghiệp, vì vậy công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Hình 10: Nợ quá hạn theo ngành 4.4.3.2 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm, tuy nhiên trong công tác thu nợ đã gặp không ít khó khăn, việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng, nợ quá hạn thu hồi chậm, điều đó đưa đến việc trong báo cáo tài chính của Ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn, bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế làm phát sinh nợ quá hạn trong Ngân hàng. Nhìn chung, nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy giảm dần qua các năm. Cụ thể: Ø Đối với ngắn hạn Năm 2004 nợ quá hạn ngắn hạn là 317,4 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 69,57% trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tương đối cao trong năm này là do ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh, giá cả ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của họ dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Sang năm 2005 là 648 triệu đồng tăng 330,6 triệu đồng tương đương 104,15% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 81%. Đến năm 2006, với sự nỗ lực đôn đốc, thu nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng nên một số hộ đã trả nợ cho Ngân hàng, chỉ còn lại một số hộ còn chây lì không chịu trả nợ. Vì vậy, nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm này tăng 1.075,25 triệu đồng, tăng 427,25 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng tương ứng là 65,93%, chiếm tỷ trọng 85% trong tổng nợ quá hạn. Trong năm này, nợ quá hạn phát sinh nhiều do năm trước chuyển sang. Ø Đối với trung hạn Đối với nợ quá hạn trung hạn cũng tăng dần qua các năm, năm 2004 nợ quá hạn là 142,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,43% trong tổng nợ quá hạn. Năm 2005 nợ quá hạn là 152 triệu đồng, tăng với tốc độ 24,83% (tăng 37,75 triệu đồng so với năm 2004). Sang năm 2006, nợ quá hạn trung hạn tiếp tục tăng lên 189,75 triệu đồng, tăng là 37,75 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng tương ứng là 24,83%, chiếm tỷ trọng là 15% trong tổng nợ quá hạn. Việc tăng nợ quá hạn trung hạn trong những năm qua là do khi vay vốn trung hạn người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu nhu năm đầu nông dân bị thất mùa thì qua năm sau có thể cải thiện kịp thời để trả nợ, bên cạnh đó Ngân hàng còn tiến hành cho các hộ vay bổ sung để trả phần nợ đã đến hạn mà chưa có tiền để trả. Chính vì vậy nên nợ quá hạn trung hạn giảm dần với tốc độ tương đối nhanh trong những năm qua. Hình 11: Nợ quá hạn theo thời hạn Nhìn chung, nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Nhưng xét kỹ ta thấy, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn trong ba năm qua đều chiếm trọng cao hơn so với nợ quá hạn vốn trung hạn trên tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của khách hàng mà đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp. Đối với cho vay trung hạn thì đối với người dân thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến nguồn tiền trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng luôn tăng cao hơn so với nợ quá hạn trung hạn và luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Bảng 19: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 317.4 69.57 648 81 1075.25 85 330.6 104.15 427.25 65.93 Trung hạn 142.6 30.43 152 19 189.75 15 9.4 6.59 37.75 24.83 Tổng cộng 460 100 800 100 1265 100 340 73.91 465 58.12 (Nguồn: Phòng tín dụng) 4.4.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tài chi nhánh Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã không ngừng đổi các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì Ngân hàng đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau: Bảng 20: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu đồng 41.319 55.975 57.562 Doanh số cho vay Triệu đồng 129.818 163.352 170.630 Doanh số thu nợ Triệu đồng 109.980 133.965 149.581 Dư nợ cho vay Triệu đồng 119.724 151.793 177.082 Nợ quá hạn Triệu đồng 460 800 1.265 Dư nợ bình quân Triệu đồng 108.892 135.759 164.438 Hệ số thu nợ (3)/(2) % 84,7 82,0 101,1 DSCV/VHD % 314,2 291.8 296,4 DNCV/VHD % 289,8 271,2 307,6 Vòng quay tín dụng Vòng 0,97 0,99 0,91 Nợ quá hạn/tổng dư nợ % 0,38 0,53 0,77 (Nguồn: Phòng tín dụng) Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của ngân hàng có hiệu quả hay không ta phân tích 5 chỉ tiêu cơ bản sau: Ø Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với NHNo & PTNT trung bình khoảng 80%). Qua bảng 22 cho thấy hệ số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Vị Thuỷ luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm, năm 2004 là 84,7%, năm 2005 giảm còn 82% và năm 2006 là 101,1%, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy. Trong những năm vừa qua, giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng. Ø Doanh số cho vay / vốn huy động Nhìn chung doanh số cho vay trên vốn huy động qua 3 năm có không ổn định, năm 2004 là 314,2%, năm 2005 giảm xuống là 291,8%, năm 2006 lại tăng lên 296,4%, điều này chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương một cách có hiệu quả, tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng tại địa phương, vì vậy ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên. Ø Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng và nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 bình quân 289 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 bình quân 271 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng năm 2005 là bình quân 306 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, ở đây tốc độ huy động vốn có tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng còn hạn chế. Do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân đủ vốn để sản xuất, khơi dậy tiềm năng lao động sẵn có tại địa phương, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn Huyện. Ø Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Vị Thủy giảm dần qua các năm. Năm 2004 là 0.97 vòng, năm 2005 là 0,99 vòng, đến năm 2006 giảm xuống còn 0,91 vòng. Nguyên nhân là do NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy cho vay chủ yếu là ngắn hạn, cho vay dài hạn và cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên vòng quay vốn tín dụng giảm không đáng kể, mặc dù so với các năm có giảm nguyên nhân do đầu tư vốn trung hạn hàng năm có tăng trưởng. Mặt khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ ổn định vòng quay vốn tín dụng. Ø Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể năm 2004 là 0,38%, sang năm 2005 tỷ lệ này tăng ở mức 0,53%, đây là tỷ lệ tương đối thấp so với mục tiêu của Ngân hàng cố gắng đạt dưới 1% và thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNo & PTNT Tỉnh (5%). Sang năm 2006 tỷ lệ này tăng 0,77% . Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn năm 2006 tăng là do điều kiện tự nhiên thường xảy ra bão, lụt, sản xuất nông nghiệp thì bị dịch bệnh, giá lúa không ổn định, làm cho khách hàng không trả đúng thời hạn. NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện các giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất trong năm tới. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trong việc cung cấp, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. 4.5 CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT 4.5.1 Cơ cấu vốn sản xuất của hộ gia đình Trong cơ cấu vốn sản xuất nông nghiệp thì vốn tự có không cao, chiếm khoảng 23,4%, phần còn lại nông dân chủ yếu vay NHNo & PTNT Vị Thủy và một số hộ không có tài sản thế chấp thì vay bà con. Chủ yếu vay ngân hàng nông nghiệp khoảng 64,75% vốn sản xuất, tuy nhiên NHNo & PTNT vẫn chưa đáp ứng được hết do các hộ nông dân không có tài sản thế chấp để vay đủ tiền cho tất cả các hoạt động sản xuất. Phần vốn thiếu bù đắp bằng tín dụng phi chính thức với lãi suất bình quân 6,3%/tháng và tín dụng thương mại như mua hàng trả chậm, lãi đã lồng trong giá bán nên giá có phần cao hơn mua hàng trả ngay. 4.5.2 Cơ cấu vốn trồng lúa Theo số liệu tính toán thì trong tổng nguồn vốn để sản xuất lúa trong đó vốn tự có của nông dân để sản xuất lúa còn thấp chỉ chiếm 19,37%, phần còn lại nông dân chủ yếu vay vốn từ ngân hàng hoặc mua vật tư trả chậm. Bảng 21: Cơ cấu vốn sản xuất 1.000m2 ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Đông xuân Hè Thu Số tiền TT (%) Số Tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 676 45,86 826 51,37 2. Vay ngân hàng 719 48,78 700 43,53 3. Mua vật tư trả chậm 79 5,37 82 5,10 Tổng nguồn vốn 1.474 100,00 1.608 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất 48,78% trong tổng vốn sản xuất, phần còn lại là các hộ không có giấy thế chấp nên không có điều kiện vay phải đi vay các tổ chức tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, bên cạnh đó nông dân có thoái quen mua vật tư trả sau nên thường giá cao. Ngân hàng chỉ đáp ứng được 48,78% nguồn vốn trong sản xuất lúa, đây là ngành mà ngân hàng cho vay với tỷ trọng lớn vì khả năng thu hồi nợ tương đối ổn định theo mùa vụ. Hình 12: Cơ cấu vốn sản xuất lúa 4.5.3 Cơ cấu vốn trồng mía Theo số liệu tính toán thì nguồn vốn tự có của nông dân để sản xuất mía còn thấp, do thời gian trồng mía lâutừ 10 – 12 tháng nên nông dân chủ yếu lấy công làm lời. Bảng 22: Cơ cấu vốn trồng 1.000m2 mía ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 648,48 36,73 2. Vay ngân hàng 959,59 54,35 3. Mua vật tư trả chậm 157,42 8,92 Tổng nguồn vốn 1.765,49 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất 54,35% trong tổng vốn sản xuất, phần còn lại là các hộ không có giấy thế chấp nên không có điều kiện vay phải đi vay các tổ chức tín dụng phi chính thức. Ngân hàng chỉ đáp ứng được 54,35% nguồn vốn để trồng mía, đây là ngành có vốn tự có cao vì nông dân không muốn đóng lãi cho ngân hàng trong thời gian dài. Hình 13: Cơ cấu vốn trồng mía 4.5.4 Cơ cấu vốn nuôi heo thịt Bảng 23: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt (1 con) ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 545,45 49,20 2. Vay các ngân hàng 370,13 33,37 3. Mua hàng trả chậm 193,34 17,43 Tổng nguồn vốn 1.108,92 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Nguồn vốn để nuôi heo thịt thì người nông dân dùng vốn tự có chỉ có 545,45 đồng, chiếm 49,20% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngân hàng sẽ cho vay 370,13 đồng chiếm 33,37% trong tổng nguồn vốn, khi vay vốn khách hàng sẽ lập ra kế hoạch kinh doanh và có giấy thế chấp nên đa số người dân không có tài sản thế chấp nên phải vay mượn bên ngoài hoặc mua với hình thức trả sau, tiền lãi được tính trên số lượng mua và thời gian mua. Trong huyện Vị Thủy phần lớn các hộ nuôi heo dưới dạng gia đình là chính, vì vậy ngân hàng cho vay theo hình thức này chiếm tỷ lệ không cao, một số hộ nuôi với qui mô lớn lúc đó hộ mới đến ngân hàng xin vay, nhưng phải lập ra kế hoạch rõ ràng, xác định được lợi nhuận thì ngân hàng sẽ đầu tư phần thức ăn trong quá trình nuôi, phải hoàn trả nợ đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng. Hình 14: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt 4.5.5 Cơ cấu vốn nuôi cá rô Theo số liệu tính toán từ các số mẫu điều tra trong tổng số nguồn vốn dành cho nuôi cá rô thì vốn tự có bình quân cho sản xuất 1.000m2 mỗi vụ chiếm tỷ lệ 43,72% tổng nguồn vốn. Vốn cần bổ sung là 63.016,33 đồng/1.000m2 , trong đó vay ngân hàng bình quân là 27.551,02 triệu đồng/1.000 m2, chiếm 43,72% tổng nguồn vốn và vay mượn từ bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tổng nguồn vốn cần sản xuất. Số vốn vay từ các cá nhân cho vay nặng lãi phải gánh chịu lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi vay ngân hàng. Đa số các hộ vay vốn từ ngân hàng với thời hạn ngắn hạn để nuôi cá. Bảng 24: Cơ cấu vốn nuôi 1.000m2 cá rô ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 27.551,02 43,72 2. Vay ngân hàng 28.163,27 44,69 3. Mua hàng trả chậm 7.302,04 11,59 Tổng nguồn vốn 63.016,33 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Đây là ngành mới phát triển trên địa bàn. Nguồn vốn dành cho ngành thủy sản thường cao nên đa số các hộ thường đi vay ngân hàng, trong tương lai ngân hàng chú trọng sự phát triển của ngành này vì bên cạnh dịch cúm còn xảy ra bệnh lở mồm lông móng ở heo nên thủy sản ngày càng phát triển hơn. Hình 15: Cơ cấu vốn nuôi cá Qua số liệu điều tra ta thấy Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung bình khoảng 54% trong tổng nguồn vốn sản xuất của người nông dân, đặc biệt ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất lúa cao nhất chiếm khoảng 80% trong tổng nguồn vốn cho vay. Vì đây là thế mạnh của vùng, mặc dù Ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho nông dân sản xuất, nhưng đã đóng góp một phần rất lớn vào phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng nên các mô hình ở địa phương ngày càng được mở rộng và áp dụng rộng rãi như: Mô hình VRAC, VAC… Trong những năm gần đây đa số nông dân đi vay vốn để sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng trong ba năm 2004 – 2006. Điều này nói lên tính hiệu quả trong sản xuất của nông dân. Ngân hàng đã góp phần nâng cao nguồn vốn trong sản xuất của các hộ nông dân một phần cải thiện được đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cho sản xuất. Bên cạnh đó ngân hàng đã tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho nông dân trong sản xuất nhằm hạn chế tình trạng vay các tổ chức tín dụng với lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao hơn trong sản xuất. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 5.1.1 Điểm mạnh - Chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư này. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại Ngân hàng, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Do Ngân hàng đóng ở địa bàn mà phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp là dưới 12 tháng nên việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng là rất phù hợp với nhu cầu vốn lớn của địa bàn. - Ngân hàng hoạt động rất lâu và có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách hàng. - Vị Thủy là huyện mới thành lập nên nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn, bên cạnh đó trong những năm gần đây thường xảy ra bệnh dịch ở gà,heo, cùn trên cây lúa thì bị rầy, vàng lùn, vì vậy ngân hàng nông nghiệp là mục tiêu hướng đến của các đối tượng này. 5.1.2 Điểm yếu - Do cán bộ tín dụng còn ít, cán bộ tín dụng của Ngân hàng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. - Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, có nơi cán bộ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng. Đây là điểm cần xem xét để khắc phục trong thời gian tới. - Việc cho vay vào mô hình kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay của Ngân hàng. Nhưng việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không thì rất khó. - Nhu cầu khách hàng thì nhiều nhưng việc đáp ứng nhu cầu có hạn, vì vậy thường xảy ra khó khăn khi cán bộ tín dụng xuống địa bàn thẩm định cho vay. 5.1.3 Cơ hội - Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, khuyến khích các vùng kinh tế đa dạng cây trồng vật nuôi, nên Ngân hàng có nhiều cơ hội tốt trong hoạt động cho vay của mình. - Hiện nay Ngân hàng đã dần mở rộng cho vay các ngành nghề truyền thống và các ngành khác, đã đạt kết quả tốt. Vốn vay của Ngân hàng được sử dụng rất hiệu quả. Vì vậy nhu cầu vốn của các đối tượng này và của các thành phần kinh tế ngày càng cao. 5.1.4 Thách thức - Nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng giảm do vốn huy động thì có hạn, còn vốn điều chuyển thì đang giảm mạnh. Do đó vốn là vấn đề mà Ngân hàng đang quan tâm hàng đầu. - Có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh NHNo & PTNT thì còn có Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội và các tổ chức tín dụng cho vay không cần thế chấp cùng hoạt động, bên cạnh đó Vị Thủy còn nằm cạnh tỉnh Hậu giang, trung tâm kinh tế của tỉnh. Vì thế, Ngân hàng phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do Ngân hàng đóng trên địa bàn huyện, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng vốn điều chuyển của chi nhánh là điều tất yếu. Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau: - Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng. - Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao. - Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,... - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - Mỗi khách hàng quan hệ với Ngân hàng, Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại Ngân hàng. - Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. - Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. - Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất. 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Thu hồi nợ là vấn đề cần kíp của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ. - Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. - Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CHO NÔNG NGHIỆP Qua số liệu điều tra trực tiếp từ 32 hộ nông dân ở huyện Vị Thủy ta có số liệu tính toán như sau: Bảng 25: Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất (ĐVT: 1000đ) Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 283.298,72 43,28 2. Vay ngân hàng 290.105 44,32 3. Mua hàng trả chậm, khác 81.151,55 12,40 Tổng cộng 654.555,27 100,00 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Qua phân tích ta thấy vốn tự có của hộ nông dân không cao, chỉ chiếm 43,28% trong tổng số vốn sản xuất, số còn lại thì ngân hàng đáp ứng được 44,32% với lãi suất bình quân 1,15%, số còn lại là 12,40% được đáp ứng bởi tín dụng không chính thức với lãi suất cao. Về vấn đề này có 2 giải pháp: Thứ nhất: Nguồn vốn ngân hàng đáp ứng còn ít so với chi phí sản xuất, vì vậy để tăng hiệu quả sản xuất thì người nông dân cầ phải tận dụng nguồn vốn sản xuất để mang lại lợi nhuận cao nhằm thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Có như thế ngân hàng mới mở rộng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp. Thứ hai: Nguồn tín dụng ngân hàng nếu còn khả năng cung ứng vốn cho các hộ sản xuất có hiệu quả cao nhưng không đủ điều kiện vay thêm. Cần có biện pháp đáp ứng vốn thêm trên cơ sở các qui định và trên thực tế sản xuất từng ngành nghề để nông hộ có đủ vốn sản xuất. 5.4 CÁC GIẢI PHÁP LÀM HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG ĐỂ NGÂN HÀNG NGÀY CÀNG THU HÚT KHÁCH HÀNG HƠN Bảng 26: Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng (ĐVT: %) Ý kiến đề xuất Số mẫu Ý kiến 1. Giảm bớt thủ tục xét, duyệt hồ sơ 8 20 2. Tăng thời hạn cho vay 10 25 3. Giảm lãi suất 4 10 4. Tăng số tiền cho vay 14 35 5. Cho vay lưu vụ 4 10 Tổng cộng 40 100 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2007) Qua kết quả nghiên cứu cho thấy với lãi suất hiện nay thì chỉ 10% số hộ cho là cao, điều họ phiền hà nhất là thủ tục có tới 20% cho là rườm rà. Vậy tổ chức tín dụng nên khẩn trương xem xét trong khâu xét duyệt hồ sơ cho vay. Nên nghiên cứu để cụ thể hoá các qui định về trình tự xét duyệt hồ sơ và hồ sơ thủ tục cho phù hợp. Một số hộ cho rằng không biết làm cách nào để vay được vốn. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn để tư vấn cách thức vay tiền bằng những hình thức thích hợp để người dân có thể hiểu biết ngân hàng là người bạn thân thiết của mình trong sản xuất kinh doanh. s Về thời hạn tín dụng và khối lượng tín dụng: Có 25% số hộ sản xuất đề xuất là nên tăng thời hạn tín dụng và có tới 35% số hộ đề xuất là nên tăng khối lượng tín dụng tức là mỗi một lần cho một hộ vay phải nhiều hơn so với hiện nay vì nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng tăng, do một số nông dân mở rộng mô hình sản xuất. Các tổ chức tín dụng nên nghiên cứu để đề xuất chính sách cho phù hợp với thực tiễn của ngân hàng. s Về cho vay lưu vụ: Qua số liệu điều tra thì có 10 % yêu cầu ngân hàng nên cho nông dân lưu vụ 2 - 3 lần vì trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp thường xảy ra dịch bệnh dẫn đến tình trạng mất mùa nên làm cho nông dân không có khả năng trả nợ phải liên tiếp lưu vụ. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Vị Thủy nói riêng là hết sức to lớn. Với chức năng là trung gian tín dụng các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản và làm tăng thu nhập cho nông dân. Các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam chủ yếu là cung cấp vốn cho đối tượng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì nhu cầu cho việc sản xuất nông nghiệp thường theo thời vụ. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Vị Thủy có phần lớn dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, thì việc đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp và mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp là việc tất yếu. Do đó, ngoài việc hướng dẫn kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp thì việc cung cấp vốn của Ngân hàng là rất to lớn. Thấy được vai trò của mình, ba năm qua NHNo & PTNT Vị Thủy đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nông dân để tăng gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân và từng bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho bà con nông dân, Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp bà con sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả, không những thế Ngân hàng còn mở rộng cho vay tín dụng cả các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cả cho vay tiêu dùng cùng thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tay vào việc phát triển huyện thành đô thị trong tương lai. 6.2 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thủy Tuy ba năm qua NHNo & PTNT Vị Thủy đã hoạt động rất tốt, góp phần phát triển kinh tế của huyện, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau: - Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng bằng việc áp dụng các biện pháp đề ra và tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn của Ngân hàng qua mấy năm qua. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều chuyển xuống. Do đó sẽ giảm được chi phí trả lãi vay của Ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Ngân hàng. - Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả. - Năng suất sản xuất nông nghiệp được nâng cao và giá cả hàng nông sản ngày càng tăng và ổn định. Do đó người dân sẽ mở rộng qui mô sản xuất của mình, một số hộ sẽ mở rộng trang trại vì vậy Ngân hàng cần xem xét nếu có thể thì tăng thêm số tiền cho vay để người dân mở rộng kinh tế sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của họ. - Kế hoạch phát triển huyện Vị Thủy theo tinh thần là huyện mới thành lập, do đó cần rất nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra đời để phát triển kinh tế của vùng lên. Vì vậy nhu cầu về vốn của các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ ngày càng tăng nhanh. Ba năm qua NHNo & PTNT Vị Thủy đã gia tăng doanh số cho vay của các ngành này tương đối cao, Ngân hàng nên tiếp tục tăng và mở rộng doanh số cho vay vì đây là những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, và mấy năm qua các thành phần kinh tế này đã giao dịch tốt với Ngân hàng. 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang - Khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi lâu do có rất nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng. - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. - Ngân hàng nên trang bị thêm máy móc thiết bị để giúp cho công tác tín dụng ngày một tốt hơn. - Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo & PTNT tỉnh cần đầu tư cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại. Bởi vì, mô hình này không những thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh mà mô hình này còn đạt hiệu quả kinh tế cao. - Ngân hàng tỉnh nên thành lập thêm chi nhánh cấp 3 ở xã Vị Đông nhằm giúp cho bà con nông dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao dịch với ngân hàng vì xã nằm xa ngân hàng Vị thủy nên cán bộ tín dụng khó tiếp cận với nông dân trong cho vay cũng như trong huy động vốn. 6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương - Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. - Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. - Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh gọn cho hồ sơ vay vốn để khách hàng không phải chờ đợi lâu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan tich HD tin dung.doc
Tài liệu liên quan