Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Phạm vi không gian 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3 2.1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng .5 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .7 2.1.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM 9 2.1.5 Phân tích ma trận SWOT 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu .16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .16 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ .17 3.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) .17 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3.1.2 Phương hướng phát triển 18 3.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng 19 3.2.1 Huy động tiền gửi 19 3.2.2 Hoạt động cho vay .19 3.2.3 Kinh doanh mua bán ngoại tệ .20 3.2.4 Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư 20 3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ 20 3.3.1 Sơ đồ tổ chức .20 3.3.2 Chức năng của các phòng ban 21 3.3.3 Nhận xét về cơ cấu tổ chức 23 3.4 Phân tích sơ lược về cơ cấu nguồn vốn và tài sản tại MHB Cần Thơ 23 3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn 23 3.4.2 Cơ cấu tài sản .26 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CẦN THƠ .29 4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB – Chi nhánh Cần Thơ 29 4.1.1 Phân tích tình hình lợi nhuận 29 4.1.2 Tình hình thu nhập .33 4.1.3 Phân tích tình hình chi phí 37 4.1.4 Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .42 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB – Chi nhánh Cần Thơ .46 4.2.1 Điểm manh và điểm yếu của ngân hàng .46 4.2.2 Cơ hội và thách thức 49 4.2.3 Phân tích ma trận Swot .52 Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ .54 5.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 54 5.2 Giải pháp về tình hình cho vay .55 5.3 Tăng cường quản lý rủi ro 55 5.3.1 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng 55 5.3.2 Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay 56 5.3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng 57 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58 6.1. Kết Luận 58 6.2. Kiến nghị 59 6.2.1 Đối với Ngân hàng .59 6.2.2 Đối với các cơ quan Nhà Nước 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam gia nhập WTO là động lực thúc đẩy ngành tài chính phát triển. Đặc biệt, là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu những sức ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng các mục tiêu của cổ đông, người gửi tiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà lập pháp về sự lành mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thời kỳ hội nhập, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về đội ngũ nhân viên, tiềm lực về tài chính và nền công nghệ hiện đại. Các yếu tố này vừa là thách thức nhưng cũng là nhân tố kích cầu để Ngân hàng MHB tiếp tục đổi mới để phát triển và chủ động hội nhập. Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ được đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả liên tục nhiều năm. Hoạt động Ngân hàng luôn bám sát bám sát chủ trương, chính sách và các chương trình kinh tế trọng điểm của Thành phố đã tập trung đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng phát triển . Với ưu thế sẵn có, Ngân hàng tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển mạng lưới và mở rộng nguồn nhân lực, gia tăng các sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên, bức phá và phát triển trong thời kỳ hội nhập, phấn đấu là một ngân hàng chuẩn mực quốc tế, một người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng. Muốn đạt được sứ mệnh trên, Mục tiêu đầu tiên cần phải đạt tới là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy , Đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ ” là rất cần thiết nhằm giúp cho nhà quản lí ngân hàng xác định và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1 Mục tiêu chung. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm 2006, 2007, 2008. - Phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động của ngân hàng MHB Cần Thơ và các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008. - Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Đề tài chủ yếu được thực hiện tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Phạm vi thời gian Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu 3 năm 2006-2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ.

pdf67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Cần Thơ) Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế đã có rất nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang diễn ra hiện nay. Đặc biệt, năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành ngân hàng. Bắt nguồn từ chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua bảng số liệu trên. Trong năm 2006, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 14.909 triệu đồng và đến năm 2007 lợi nhuận đã tăng lên 33,98% (tương đương với 5.066 triệu đồng) so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, lợi nhuận giảm 9,90% (tương đương với 1.978 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận trong năm 2008 giảm như vậy là do 6 tháng đầu năm Ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ và những khó khăn về thanh khoản. Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện rõ qua bảng tỷ trọng và đồ thị sau: Bảng 6: Tỷ trọng thu nhập và chi phí của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Tổng thu nhập 90.747 100 116.860 100 162.633 100 - Thu nhập lãi suất 84.372 92,97 108.927 93,21 152.840 93,98 - Thu nhập ngoài lãi 6.375 7,03 7.933 6,79 9.793 6,02 2.Tổng chi phí 70.040 100 89.117 100 137.636 100 - Chi phí lãi suất 50.804 72,54 65.073 73,02 117.693 85,51 - Chi phí ngoài lãi 19.236 27,46 24.044 26,98 19.944 14,49 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ) 20 000 40 000 60 000 80 000 100 000 120 000 140 000 160 000 180 000 2006 2007 2008 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Hình 4: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng MHB Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình thu nhập của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Cụ thể, thu nhập năm 2006 là 90.747 triệu đồng, đến năm 2007 thu nhập tăng 26.113 triệu đồng (hay 28,78%) so với năm 2006. Và thu nhập trong năm 2008 đã tăng lên 45.773 triệu đồng (hay 39,17%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân gia tăng của thu nhập chủ yếu do sự gia tăng trong khoản thu nhập từ lãi suất của Ngân hàng. Vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng khá cao (năm 2006: 92,97%; năm 2007: 93,21%; năm 2008: 93,98%) và tăng đều qua các năm (năm 2007 tăng 29,10% so với năm 2006; năm 2008 tăng 40,31% so với năm 2007). Nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt động thu hút khách hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng... Bên cạnh việc thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm nhưng lợi nhuận của Ngân hàng lại có lúc tăng lên (năm 2007 lợi nhuận tăng 33,98% so với năm 2006), lúc giảm xuống (năm 2008 lợi nhuận giảm 9,90% so với năm 2007) là do chi phí tăng với tốc độ khá cao. Chi phí năm 2006 là 70.040 triệu đồng, năm 2007 chi phí của Ngân hàng tăng 19.077 triệu đồng (tương đương với 27,24%) so với năm 2006. Và đến năm 2008, chi phí tăng lên khá cao 48.519 (tương đương với 54,44%), tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập (là 39,17%) so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tăng cao như vậy là do Ngân hàng tăng cường hoạt động tín dụng nên phải chi trả nhiều hơn cho lĩnh vực này. Ngoài ra, Ngân hàng còn tăng cường các khoản chi khác ngoài chi tín dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng như các chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm thưởng thêm lãi suất – tặng thêm tiền mặt”, tặng quà cho những khách hàng thân thiết... Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tăng cường, mở rộng các hoạt động về dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM nên chi phí đã không ngừng tăng lên. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và có tính cạnh tranh khốc liệt đối với Ngân hàng khi một mặt phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, tìm kiếm, thu hút khách hàng; mặt khác Ngân hàng phải cạnh tranh với hàng loạt các Ngân hàng mới thành lập trên cùng địa bàn. Chính vì vậy, lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2008 giảm so với năm 2007. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt. Ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận khả quan qua các năm. Tuy lợi nhuận năm 2008 có giảm so với năm 2007 do sự gia tăng của chi phí nhưng đó là tình hình chung của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Vì chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nói chung và từ những chính sách điều tiết, thắt chặt tiền tệ của NHTW nói riêng. Đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong Ngân hàng, Ngân hàng đã hoạt động tốt và có hiệu quả trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tìm ra được một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tạo điều kiện cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. 4.1.2 Phân tích tình hình thu nhập Thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NHTM. Tình hình thu nhập của Ngân hàng trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Tình hình thu nhập tại Ngân hàng MHB qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng So sánh 07/06 So sánh 08/07 THU NHẬP 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 84.372 108.927 152.840 24.555 29,10 43.913 40,31 - Thu từ lãi cho vay 84.018 108.624 152.325 24.606 29,29 43.701 40,23 - Thu từ lãi tiền gửi 354 303 515 (51) (14,41) 212 69,97 2.Thu từ các khoản phí và dịch vụ 124,448 200,769 301,942 76,321 61,33 101,173 50,39 3.Lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ 64,607 28,748 37,058 (35.859) (55,50) 8.310 28,91 4.Thu nhập khác 6.186 7.704 9.454 1.518 24,54 1.750 22,72 TỔNG THU NHẬP 90.747 116.860 162.633 26.113 28,78 45.773 39,17 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ) Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của Ngân hàng có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2006, tổng thu nhập Ngân hàng đạt được 90.747 triệu đồng, sang năm 2007 đã tăng lên, đạt 116.860 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 28,78% (hay 26.113 triệu đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng thu nhập tiếp tục tăng khá cao, đạt 162.633 triệu đồng tăng 39,17% (hay 45.773 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cũng thể hiện một phần hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là khá tốt. Ta xem xét từng khoản mục của chi nhánh căn cứ vào biểu đồ sau: Bảng 8: Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập của Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 84.372 92,97 108.927 93,21 152.840 93,98 - Thu từ lãi cho vay 84.018 92,58 108.624 92,95 152.325 93,66 - Thu lãi tiền gửi 354 0,39 303 0,26 515 0,32 2.Thu nhập khác 6.375 7,03 7.934 6,79 9.793 6,02 TỔNG THU NHẬP 90.747 100 116.860 100 162.633 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ) 7,03% 6,79% Thu từ lãi tiền gửi và cho Thu nhập khác 2006 2007 2008 Hình 5: Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng MHB từ 2006 - 2008 Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của Ngân hàng là thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay. Đặc biệt, khoản thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm (trên 90%). Khoản mục này tăng liên tục qua 3 năm 2006-2008. Thu nhập từ lãi cho vay năm 2007 đạt 108.624 triệu đồng tăng 24.606 triệu đồng so với năm 2006, tương đương với tốc độ tăng là 29,29%. Đến năm 2008, con số này lên đến 152.325, tăng 43.701 triệu đồng tức là tăng 40,23% so với năm 2007. Việc tăng cường cho vay của Ngân hàng là một điều không đơn giản, nhất là trong thời điểm kinh tế đầy những khó khăn trong năm 2008. Các doanh nghiệp cũng chịu tác động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHTW, trong đó lãi suất cho vay chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hẳn khả năng vay vốn của các doanh nghiệp. Theo thống kê gần đây của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có tới 60% doanh nghiệp khó khăn do lãi suất tăng. Tuy nhiên, nhờ đưa ra những giải pháp kịp thời, cụ thể như tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ với các cá nhân và tổ 92,97% 93,21% 93,98% 6,02% chức tín dụng, tư vấn miễn phí và chủ động trong công tác hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp... Và kết quả thu được là hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn ở mức khá tốt, giúp Ngân hàng có được nguồn thu từ lãi cho vay có xu hướng tăng qua các năm. Điều này góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiến triển khá tốt năm sau cao hơn năm trước, từng bước đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản thu của Ngân hàng còn có: thu từ các khoản phí và dịch vụ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ; và các khoản thu nhập bất thường. Nhìn chung các khoản thu này cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do các khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập (khoảng 6% - 7% trong tổng thu nhập). Nên sự thay đổi của các khoản thu nhập này có ảnh hưởng không đáng kể đối với tổng thu nhập của Ngân hàng. Tóm lại, qua việc phân tích khái quát tình hình thu nhập tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, trong đó nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động tín dụng. Tuy số tiền thu từ hoạt động tín dụng tăng nhưng các khoản chi cho hoạt động tín dụng cũng tăng nhanh, điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có các chính sách thích hợp để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn. Trong đó các khoản thu về dịch vụ thanh toán của Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy Ngân hàng cần phát huy hơn nữa nguồn thu nhập này góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.1.3 Phân tích tình hình chi phí Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Bảng 9: Tình hình chi phí tại Ngân hàng MHB từ năm 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 CHI PHÍ 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 20 000 40 000 60 000 80 000 100 000 120 000 2006 2007 2008 Chi phí lãi và HĐV Chi phí nhân viên Chi DP và BH Chi khác 1.Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86 2.Chi trả phí và dịch vụ 233 128 177 (105) (45,06) 49 38,28 3.Chi phí nhân viên 4.946 6.224 5.886 1.278 25,84 (-338) (5,43) 4.Chi phí khấu hao 865 1.054 540 189 21,85 (514) (48,77) 5.Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 6.216 9.888 8237 3.672 59,07 (1.880) (19,01) 6. Chi hoạt động khác 6.976 6.750 5.104 (1.274) (18,94) (1.646) (24,39) TỔNG CHI 70.040 89.117 137.637 19.077 27,24 48.520 54,45 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ) Triệu đồng Hình 6: Tình hình chi phí của Ngân hàng MHB Cần Thơ từ 2006-2008 Nhìn chung tình hình chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 có tổng chi phí là 70.040 triệu đồng. Năm 2007 chi phí đã tăng lên 19.077 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 27,24% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng chi phí tăng khá cao 48.520 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 54,45% so với năm 2007. Năm 2008, do tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã phải tăng lãi suất vay nên Ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít các doanh nghiệp vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất tăng cao nên khả năng hoàn trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng càng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn. tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích đã góp phần làm tăng chi phí cho Ngân hàng Tình hình cơ cấu chi phí của Ngân hàng được thể hiện qua bảng cơ cấu và biểu đồ sau: Bảng 10: Cơ cấu tình hình chi phí của Ngân hàng MHB từ năm 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn 50.804 72,54 65.073 73,02 117.693 85,51 2.Chi phí nhân viên 4.946 7,06 6.224 6,98 5.886 4,28 3.Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 6.216 8,87 9.888 11,10 8.237 5,98 4. Chi hoạt động khác 8.074 11,53 7.932 8,90 5.821 4,23 TỔNG CHI 70.040 100 89.117 100 137.637 100 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ) 2006 72,54% 7,06% 11,53% 8,87% 8,90% 73,02% 6,98% 11,10% 85,51% 4,23% 5,98% 4,28% 2007 2008 Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn Chi phí nhân viên Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi Chi hoạt động khác Hình 7: Cơ cấu chi phí của Ngân hàng MHB từ 2006-2008 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chi phí trả lãi vay và huy động vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 50.804 triệu đồng (chiếm 72,54% trên tổng chi phí). Năm 2007 chi phí chi trả là 65.073 triệu đồng (chiếm 73,02% trên tổng chi phí), tăng 14.269 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 28,09% so với năm 2007. Và đến năm 2008, chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 117.693 triệu đồng (chiếm 85,51% trên tổng chi phí), tăng ở mức khá cao 52.620 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 80,86%. Mức chi trả phí này cao như vậy là do nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng. Nên Ngân hàng phải đi vay nhiều hơn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động. Vì vậy đã đẩy chi phí Ngân hàng tăng khá cao. Vì chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn tăng cao nên dù các khoản mục chi phí khác có giảm qua các năm nhưng vẫn không làm giảm tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể trong năm 2008 một năm có chi phí tăng cao đáng kể nhất trong 3 năm gần đây, chi phí chi trả cho nhân viên còn 5.886 triệu đồng, đã giảm 5,43% (tương đương 338 triệu đồng); chi phí khấu hao còn 540 triệu đồng, giảm 48,77% (tương đương 514 triệu đồng); chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi còn 8.237 triệu đồng, giảm 19,01% (tương đương 1.880 triệu đồng); chi hoạt động khác còn 5.104 triệu đồng, giảm 24,39% (tương đương với 1.646 triệu đồng) so với chi phí cùng kỳ năm 2007. Tổng các khoản mục chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng từ 14% - 28%) trong tổng chi phí nên vẫn không bù đắp đủ phần chi phí tăng cao của khoản mục chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn. Tóm lại, mặc dù Ngân hàng đã thực hiện các chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhưng do khoản mục chi trả lãi vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của Ngân hàng. Và khoản mục này ngoài chịu ảnh hưởng của chính sách thu hút khách hàng của Ngân hàng, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nên việc tăng chi phí hoạt động của Ngân hàng là điều khó tránh khỏi.  Phân tích chi phí dựa vào lãi suất bình quân đầu vào Đây là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí vốn của ngân hàng. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho nguồn vốn đi huy động . Phương pháp này có ích cho Ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào. Bảng 11: Tình hình lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % - Chi trả lãi 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86 - Tổng vốn huy động 644.473 874.236 1.083.638 229.763 35,65 209.402 23,95 Lãi suất bình quân đầu vào (%) 7,88 7,44 10,86 (0,44) (5,58) 3,42 45,97 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ) Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy, chi phí huy động vốn liên tục biến động qua các năm. Năm 2006, lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng là 7,88%. Đến năm 2007, lãi suất bình quân đầu vào còn 7,44%, giảm 0,44% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm lãi suất này là do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động (tăng 28,09%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi (tăng 35,65%). Và đến năm 2008, tốc độ tăng chi phí lãi ở mức khá cao 80,86%, trong khi tốc độ tăng của vốn huy động chỉ còn 23,95%. Do đó đã làm cho lãi suất bình quân đầu vào tăng khá cao, đạt 10,86% tăng 3,42% (tương đương với tốc độ tăng là 45,97%) so với năm 2007. Năm 2008 đánh dấu một năm đầy khó khăn đối với hầu hết các ngân hàng, Ngân hàng phải đối mặt với các chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, kiềm chế lạm phát tăng cao. Và trãi qua những tháng ngày (đặc biệt là trong tháng 2, tháng 3) cực kỳ khó khăn về thanh khoản và luôn nằm trong tình trạng “nguy cơ”. Chiến dịch cạnh tranh lãi suất của các Ngân hàng giai đoạn này cực kỳ gay gắt. Có ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi lên đến 19%/năm và lãi suất lúc này không chỉ là vấn đề trên thị trường giữa ngân hàng và khách hàng mà nó còn diễn ra không kém phần quyết liệt chính giữa các ngân hàng với nhau. Cho đến những tháng cuối năm 2008, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, xuất phát từ những chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN, tình trạng lạm phát giảm dần. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã trở lại nhịp độ bình thường, lãi suất không còn đóng vai trò gần như tuyệt đối trong việc hướng dẫn khách hàng có nguồn tiền gửi... Tuy nhiên, do dư âm và hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất trong những tháng đầu năm 2008 vẫn còn nên tình hình chi phí của Ngân hàng không được cải thiện nhiều, chi phí lãi suất bình quân của Ngân hàng ở mức khá cao. 4.1.4 Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Trong hoạt động của Ngân hàng, lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động rõ ràng nhất. Và để đo lường được chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể sử dụng một số chỉ số: hệ số chênh lệch thu nhập lãi, hệ số doanh lợi, hệ số sử dụng tài sản, ROA... Bảng 12: Một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ từ 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 90.747 116.860 162.633 26.113 28,78 45.773 39,17 2. Chi phí 70.040 89.117 137.637 19.077 27,24 48.520 54,45 3. Lợi nhuận ròng 20.707 27.743 24.996 7.036 33,98 (2.747) (9,90) 4. Thu nhập lãi ròng 33.568 43.854 35.147 10.286 30,64 (8.707) (19,85) - Thu nhập lãi 84.372 108.927 152.840 24.555 29,10 43.913 40,31 - Chi phí lãi 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86 5. Tổng tài sản 654.580 899.858 1.124.347 245.278 37,47 224.489 24,95 Hệ số ROA 3,16 3,08 2,22 - - - - Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (%) 5,13 4,87 3,13 - - - - Hệ số sử dụng tài sản (%) 13,86 12,99 14,46 - - - - Hệ số doanh lợi 22,82 23,74 11,07 - - - - Hệ số chi phí/thu nhập 77,18 76,26 84,63 - - - - (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)  Chỉ số 1: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng/tổng tài sản được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của Ngân hàng hay hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Trong 3 năm qua, ROA của Ngân hàng giảm liên tục. Năm 2006, ROA của Ngân hàng là 3,16%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 3,85 đồng lợi nhuận. Năm 2007, chỉ đạt 3,08%, nghĩa là 100 đồng tài sản chỉ tạo được 3,08 đồng lợi nhuận, giảm 0,08 đồng so với năm 2006. Trong năm 2007, lợi nhuận của Ngân hàng tăng 33,98% , tuy nhiên tổng tài sản lại tăng với tốc độ cao hơn, tăng 37,47% so với năm 2006 làm cho hệ số ROA giảm xuống. Và đến năm 2008, ROA lại tiếp tục giảm xuống còn 2,22%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 2,22 đồng lợi nhuận, giảm 0,86 đồng so với năm 2007. Trong năm này, lợi nhuận giảm 2.747 triệu đồng (tương đương 9,90%), đồng thời tổng tài sản của Ngân hàng lại tăng lên 224.498 triệu đồng (tương đương 24,95%) nên làm cho hệ số ROA giảm. Tuy có sự biến động nhưng tỷ số này vẫn ở mức tương đối tốt, nhưng Ngân hàng MHB Cần Thơ cần có kế hoạch tăng lợi nhuận nhưng kiềm chế sự gia tăng chi phí quá nhanh góp phần gia tăng lợi nhuận, cải thiện được chỉ tiêu này.  Chỉ số 2: Hệ số chênh lệch thu nhập lãi Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản của Ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho Ngân hàng. Trong tổng tài sản của Ngân hàng thì chủ yếu là hai khoản mục: cho vay và đầu tư. Hai khoản mục này đã đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Theo tỷ suất thu nhập lãi, khả năng sinh lời của hai loại tài sản này mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối tốt. Với 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh có thể đem về cho Ngân hàng 5,13% lợi nhuận vào năm 2006. Đến năm 2007, tỷ số này giảm xuống mức 4,87% và đến cuối năm 2007 giảm còn 3,13%. Đồng thời, con số này cũng cho ta thấy mức doanh thu từ lãi suất của Ngân hàng cao hơn mức chi lãi suất, khiến cho tỷ số này đều dương qua các năm. Ngân hàng có được tỷ suất thu nhập lãi cao như vậy đó là do hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng được thực hiện hiệu quả, đem lại thu nhập ngày càng tăng cho Ngân hàng. Nó phản ánh hiểu quả hoạt động của Ngân hàng.  Chỉ số 3: Hệ số sử dụng tài sản Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta biết hiệu quả của việc đầu tư này. Hệ số này của MHB Cần Thơ tăng trưởng rất khả quan qua các năm. Con số này có thể hiểu là với 1 đồng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem về mức doanh thu là bao nhiêu phần trăm (%). Năm 2006, hệ số này đạt 13,86%, có nghĩa là với 1 đồng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem về mức doanh thu là 13,86%. Đến năm 2007, chỉ số này đã bị giảm xuống còn 12,99%. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ tăng của doanh thu: 28,78%; tốc độ tăng của tổng tài sản: 37,47%) làm cho hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng giảm đi. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì tốc độ này lại tăng trưởng tốt hơn đạt 14,46%. Do doanh thu của Ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt 39,17% cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản chỉ đạt 24,95%. Nhìn chung, chỉ số này khá cao cho thấy Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lý làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.  Chỉ số 4: Hệ số doanh lợi Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong cơ cấu thu nhập. Năm 2006, hệ số doanh lợi của Ngân hàng đạt 22,84%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 22,84 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 chủ số này đạt 23,74%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 23,74 đồng lợi nhuận, tăng 0,9 đồng so với năm 2006. Do Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí, làm cho lợi nhuận ròng của Ngân hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của lợi nhuận ròng: 33,98%; tốc độ tăng của doanh thu: 28,78%). Đến năm 2008, hệ số doanh lợi giảm còn 11,07%, tỷ lệ tương đối thấp so với năm 2006 và năm 2007, lúc này 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 11,07 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu của Ngân hàng tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 tăng 39,17% so với năm 2007, đồng thời lợi nhuận ròng của Ngân hàng giảm xuống (giảm 9,90%) so với năm 2007. Trong năm 2008, Ngân hàng đã phải tăng các khoản chi phí huy động vốn và chi trả lãi tiền đi vay. Vì vậy Ngân hàng cần có một số biện pháp để kiểm soát hai chí phí này một cách tốt hơn trong quá trình kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa.  Chỉ số 5: Hệ số chi phí trên thu nhập Chỉ tiêu này cho biết chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu thu nhập hay chi phí phải bỏ ra cho việc đạt được 1 đồng thu nhập là bao nhiêu. Năm 2006 chỉ số này là 77,18% , đến năm 2007 chỉ số này là 76,26% (giảm 0,92%) so với năm 2006. Đến năm 2008, chỉ số này là 84,63% (tăng 8,37%) so với năm 2007. Qua 3 năm, mặc dù hệ số có nhiều biến động tăng giảm khác nhau song hệ số này vẫn còn nằm ở mức tương đối tốt chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi, thu luôn lớn hơn chi. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách đầu tư hiệu quả, khả năng huy động vốn cũng như sử dụng để cho vay của Ngân hàng là rất tốt luôn đem lại khoản thu nhập tương đối ổn định cho Ngân hàng. Qua việc đánh giá thu nhập, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta thấy: + Tổng thu và chi đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí tương đối cao. + Lợi nhuận ở mức khả quan, tuy có biến động tăng giảm trong những năm gần đây. + Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh như hệ số sử dụng tài sản thay đổi theo chiều hướng tốt, còn các chỉ tiêu khác tuy có thay đổi không không tốt lắm trong năm 2008 nhưng vẫn ở mức độ an toàn cần thiết và vẫn chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng 4.2.1.1 Điểm mạnh Vị trí: MHB Cần Thơ nằm tại trung tâm quận Ninh Kiều, là một quận lớn của thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều công ty và doanh nghiệp lớn của thành phố, đây còn là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng khách hàng. Đây là nhân tố giúp cho Ngân hàng có nhiều khách hàng đến giao dịch, có khả năng tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế. Uy tín: MHB Cần Thơ là một Ngân hàng được thành lập khá lâu ở Cần Thơ, do đó Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và ổn định. Sự hiểu biết của khách hàng đối với Ngân hàng và ngược lại ngày càng rõ ràng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đó là yếu tố thuận lợi của MHB Cần Thơ so với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với các Ngân hàng còn non trẻ, chỉ mới thành lập trong một vài năm gần đây. Việc hiểu biết rõ ràng đối với khách hàng là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Bên cạnh đó thương hiệu cũng chính là điểm mạnh của Ngân hàng. Thương hiệu của Ngân hàng không chỉ được các tổ chức tín dụng trong nước biết đến mà còn được các tổ chức tín dụng nước ngoài biết đến rất nhiều. Một điểm mạnh khác nữa của Ngân hàng chính là mức lãi suất huy động vốn và cho vay của Ngân hàng rất linh hoạt và hấp dẫn. Linh hoạt ở chổ là tuỳ theo sự biến động của mức lãi suất thị trường hoặc theo thoả thuận của khách hàng cho từng món vay mà Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay của mình cho phù hợp. Còn hấp dẫn ở chổ lãi suất của Ngân hàng tương đối thấp. Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, thu hút khách hàng và một số chuyên môn nghiệp vụ khác. Những cán bộ này thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ trẻ, rất năng động và sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả công việc. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý. Gần đây nhất là sự phân tách phòng nghiệp vụ kinh doanh thành 3 phòng: phòng quản lý rủi ro, phòng hỗ trợ khách hàng, phòng kinh doanh. Sự phân chia này giúp Ngân hàng quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của Ngân hàng và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng nhờ sự quan tâm đến mức độ hài lòng của khách hàng và hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Giữa các phòng ban luôn kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và đoàn kết nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Các nhân viên Ngân hàng luôn nhiệt tình và vui vẻ trong công việc. Do đó đã tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, nhằm không những kiểm soát rủi ro mà còn kiểm soát được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Khả năng thu hồi nợ, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng tốt, thấp hơn mức mà NHNN qui định là dưới 3%. Công tác huy động vốn và doanh số cho vay tăng dần qua các năm. Là một trong số ít Ngân hàng được lựa chọn tiếp nhận các nguồn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế và là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án cho vay ủy thác của các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD)… Đây là nguồn vốn dài hạn có tính ổn định khá cao và phù hợp với trọng tâm của MHB là đầu tư cho lĩnh vực cho vay nhà ở và cơ sở hạ tầng. 4.2.1.2 Điểm yếu Bên cạnh những thuân lợi trên, Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Tuy đã chuyển sang hướng đa dạng hóa khách hàng nhưng trong tiềm thức của khách hàng, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà. Nên khi có như cầu vốn về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thì họ nghĩ đến ngân hàng Nông Nghiệp; hay khi nghĩ đến các khoản vay lớn phục vụ mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh thì khách hàng thường nghĩ đến ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV). Do đó, hiện tại vẫn còn hạn chế số khách hàng mới đến giao dịch tại Ngân hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy những biến động của thị trường trong thời gian vừa qua, chủ yếu do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 đã khiến cho không ít doanh nghiệp, công ty kinh doanh phá sản. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ tuy nằm tại trung tâm của quận Ninh Kiều, nhưng Ngân hàng lại không nằm trên những trục đường chính của quận và cơ sở vật chất của Ngân hàng chưa được khang trang so với một số ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy, có nhiều khách hàng không biết đến Ngân hàng. Hoạt động marketing chưa đủ mạnh. Kinh phí để thực hiện các hoạt động như: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên tivi, trên các báo đài và các hình thức tiếp thị khác của Ngân hàng là rất hạn chế. Đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và Ngân hàng phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở. Nguồn nhân lực của Ngân hàng còn tương đối ít. Do đó một các bộ tín dụng có thể đảm nhận rất nhiều việc gây quá tải. Chính vì thế đôi khi có thể dẫn đến chất lượng và hiệu quả không được tốt. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn tương đối mỏng. Hiện tại mạng lưới của Ngân hàng chỉ gồm một Chi nhánh và 3 phòng giao dịch, các phòng giao dịch này chỉ nằm ở những quận, huyện chính còn những tuyến xã, ấp thì chưa có. Chính vì vậy mà cũng làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa thật triệt để. Các sản phẩm của Ngân hàng khá đa dạng nhưng còn nhiều dịch vụ chưa có và hiệu quả ở một số sản phẩm còn chưa cao. 4.2.2 Cơ hội và thách thức 4.2.2.1 Cơ hội Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng cũng là một trong những cơ hội lớn đối với Ngân hàng. Chúng ta biết rằng kết quả của quá trình hội nhập quốc tế mang lại là rất lớn cụ thể như: - Thứ nhất, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực Ngân hàng của Chi nhánh, có điều kiện khai thác các Ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo…. - Thứ hai, nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn buộc Chi nhánh Ngân hàng phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách phải tự nâng cao trình độ quản lý, điều hành, phát triển và mở rộng các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm... Từ đó, góp phần hạn chế rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng. - Thứ ba là cũng chính quá trình mở cửa hội nhập mà chi nhánh Ngân hàng có điều kiện tiếp cận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế. Ngân hàng có một địa bàn hoạt động rộng lớn, bao gồm quận Ninh Kiều và một số quận lân cận như quận Cái Răng, quận Bình Thủy... Những khu vực này rất đông dân cư và tập trung đa phần các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh như: sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; kinh doanh, mua bán xe; kinh doanh loại hình khách sạn... Cho nên nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch của Ngân hàng là rất lớn. Dự án cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, tình trạng giao thông được cải thiện rất nhiều. Đây là cơ hội giúp thu hút đầu tư, phát triển nền kinh tế của thành phố. Và là cơ hội cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. 4.2.2.2 Thách thức Trước những biến động bất thường của nền kinh tế về giá cả như: sự biến động về giá vàng, giá đất hay tỷ giá ngoại tệ... và về các dịch bệnh, thiên tai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Quá trình hội nhập cũng mang đến cho Ngân hàng rất nhiều thách thức, khi các qui định về các tổ chức tài chính được nới lỏng sẽ làm xuất hiện ngày một nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn. Lúc này sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày một khốc liệt hơn bởi sự tranh giành thị phần. Từ đó, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm nếu như Ngân hàng không có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng đó. Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là luôn là vấn đề nóng bỏng và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo. Và Ngân hàng MHB cũng không ngoại lệ, Ngân hàng phải luôn phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức từ các Ngân hàng đối thủ lớn trên cũng địa bàn như: Ngân hàng Vietcombank; Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; ngân hàng Á Châu; ngân hàng BIDV... Những rủi ro trong hoạt động cho vay cũng là một trong những thách thức lớn đối với Ngân hàng. Ngân hàng hiện tại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính Ngân hàng như: - Hạ tầng công nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, có nguy cơ tụt hậu so với các NHTM cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ. - Thiếu tương thích giữa trình độ công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng. - Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao Mặc dù trình độ chuyên môn và trình độ quản lý được nâng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Ngân hàng trong địa bàn thành phố chưa cao. Ngân hàng chưa thực sự hoạt động hết công suất vốn có của mình. 4.2.3 Phân tích ma trận Swot Những điểm mạnh (S) 1. Uy tín, thương hiệu, vị thế kinh doanh tương đối lớn. 2. Đội ngũ nhân viên tín dụng có năng lực cao 3. Lãi suất cho vay của Ngân hàng khá thấp và linh hoạt so với đối thủ 4. Cơ cấu tổ chức hợp lý, tương đối chặt chẽ 5. Khả năng thu hồi nợ tốt 6. Nhận được nguồn tài trợ ưu đãi Những điểm yếu (W) 1. Giới hạn đối tượng khách hàng 2. Cơ sở vật chất chưa được khang trang, hiện đại 3. Mạng lưới phân phối mỏng 4. Hoạt động marketing còn yếu 5. Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng Những cơ hội (O) 1. Những cơ hội từ quá trình hội nhập 2. Địa bàn hoạt động rộng 3. Dự án xây cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Phát triển thị trường cho vay (S2 + S3 + S5 + S6 + O3) Giải pháp về hoạt động huy động vốn (O1 + O2 + O3 +W1) Những thách thức (T) 1.Cạnh tranh giữa các Ngân hàng về tình hình huy động vốn và cho vay 2. Những rủi ro trong hoạt động cho vay 3. Những biến động của nền kinh tế Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay (S2 + T2 + T3) Chương 5 NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Mặc dù vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng MHB Cần Thơ trong 3 năm qua có sự tăng trưởng, nhưng xét về tỷ trọng thì vốn huy động chiếm một tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn. Sau đây là một số giải pháp đề ra cho Ngân hàng: - Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Trang bị, mở rộng hệ thống ATM trên địa bàn thành phố, chủ yếu là tại các trung tâm lớn như chợ, siêu thị, trường học… đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ tạo ra nguồn vốn có chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung và dài hạn. - Tăng cường mở rộng quan hệ, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn... Đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng, tạo mối quan hệ thường xuyên giữa Ngân hàng và doanh nghiệp. - Mở rộng mạng lưới trên địa bàn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng như: treo băng gon, áp phích, phát tờ rơi… - Tạo niềm tin nơi khách hàng: Lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được vốn hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh về cơ sở vật chất của Ngân hàng, về mức độ an toàn, hay phong cách phục vụ và trình độ của nhân viên... 5.2 GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY Bên cạnh việc vận dụng những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn để huy động vốn ngày càng nhiều thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị. Để làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. - Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Xét duyệt cho vay khách hàng trên cơ sở phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. - Đối với những khách hàng vay những khoản vay lớn và những khách hàng mới đến ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định; xem xét kỹ và đánh giá chính xác phương án sản xuất, kinh doanh của họ. Trong suốt quá trình cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của họ. - Cán bộ tín dụng phải vừa là nhân viên tín dụng vừa là người tiếp thị cho ngân hàng. 5.3 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO 5.3.1 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra.  Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay… Hơn nữa, Ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, các dịch vụ giải trí...  Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn Ngân hàng cần huy động nhiều Ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi Ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặc chẽ với các Ngân hàng khác để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Tuy nhiên cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với Ngân hàng khác, vì vậy mà Ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của Ngân hàng. 5.3.2 Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính không chính xác đến Ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng không có chiến lược kinh doanh lâu dài… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phân tích, đánh giá kỹ hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ vào những nội dung sau:  Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho Ngân hàng có cái nhìn khái quát về khách hàng. Nắm bắt thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các hình thức sau: Thu thập thông tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Liên kết với các Ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về thông tin của khách hàng cho nhau, điều này cũng sẽ giúp Ngân hàng tránh hiện tượng đảo nợ. Phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín để cho vay.  Phân tích, đánh giá khách hàng cần tập trung kỹ hơn vào các mặt sau: Xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, đòi hỏi khách hàng phải có chiến lược kinh doanh dài hạn. Đánh giá khả năng điều hành sản xuất của lãnh đạo của đơn vị vay vốn, xem xét bộ máy tổ chức của đơn vị. Năng lực của người lãnh đạo phần nào sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị; bên cạnh đó thì bộ máy tổ chức cũng có ảnh hưởng rất lớn, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh hay không ổn định, thay đổi nhiều lần cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Xem xét kỹ sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung ứng: Sản phẩm, dịch vụ đó có thể tiệu thụ trên thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, so sánh giá bán đối với các sản phẩm cùng loại, xem xét khả năng cạnh tranh của các đối thủ… Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của đơn vị vay vốn để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong tương lai. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho Ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thoanh toán của khách hàng. 5.3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng Việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, đối với các khách hàng lớn , Ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro cho cả Ngân hàng và khách hàng Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các Ngân hàng không ngừng nổ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của mình, MHB Cần Thơ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, những thử thách trong quá trình hội nhập, những chính sách điều tiết tiền tệ của NHTW... để đạt được những thành công nhất định. Có được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ vào sự cố gắng, phấn đấu của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Nhờ vậy, Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng và số người đến giao dịch tại Ngân hàng ngày một tăng lên. Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, có thể đưa ra các kết luận sau:  Về tình hình nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ tiếp tục tăng góp phần làm giảm chi phí lãi suất và làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.  Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận Ngân hàng biến động liên tục qua các năm, thu nhập tăng trưởng với mức khá cao ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng trưởng ở mức cao nên đã làm giảm mức tăng trưởng của lợi nhuận. Nhìn chung thì tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua diễn biến theo xu hướng tốt, vẫn đạt được mức lợi nhuận nhất định. Trong thời gian tới với những nỗ lực của mình cũng như của đội ngũ cán bộ nhân viên cùng những biện pháp tích cực cho hoạt động tín dụng nhằm làm tăng nguồn thu nhập và giảm thiểu chi phí cho Ngân hàng. Thúc đẩy Ngân hàng ngày càng phát triển tốt hơn, góp phần làm tăng uy tín cho MHB Cần Thơ. 6.2. KIẾN NGHỊ Qua tìm hiểu về Ngân hàng MHB Cần Thơ cũng như qua quá trình phân tích, em xin đưa ra một vài kiến nghị cho hoạt động Ngân hàng và Nhà nước trong thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển. 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu, có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, chuyển hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn động lâu ngày; hoặc khai thác tài sản thế chấp, cầm cố như cho thuê, bán, đưa vào sử dụng tại Ngân hàng. Tăng cường khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng và giảm mức độ phụ thuộc vào ngân hàng hội sở. Đó cũng là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Phối hợp với các NHTM khác trong hoạt động cung ứng như dịch vụ Ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua các hình thức đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẽ thông tin. Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào công tác của từng cán bộ để có những đãi ngộ xứng đáng. Nhằm mục đích ngày càng nâng cao uy tín và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng, bảo lãnh trong Ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên, cán bộ kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng, quan tâm đến hình thức bảo đảm tiền vay bằng cổ phiếu, trái phiếu. 6.2.2 Đối với các cơ quan Nhà Nước NHNN và các Bộ, Ngành có liên quan cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ hiện tại nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các NHTM đang gặp phải. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, công chứng, xem đây không chỉ là nhiệm vụ của Ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của đơn vị mình. Các quy chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ chức tín dụng. Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Đảm bảo công tác thanh tra Ngân hàng có hiệu quả, cán bộ thanh tra tích cực, tận tình hướng dẫn Ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình, chấp hành đúng quy định của Ngân hàng nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2006). Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ 2/ Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ 3/ Từ website: www.mhb.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTN20120305 47.pdf
Tài liệu liên quan