Sau 4 năm thực hiện Chương trình 134 từ năm 2005- 2008, Chương trình đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa trong cả nước xoá được những căn nhà tạm bợ tranh tre vách lá, giải quyết thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào và hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ không có đất sản xuất. Hạng mục nhà ở được thực hiện đạt tỷ lệ cao nhất, với số lượng 328.007 nhà đạt 82% so với kế hoạch tổng kinh phí hỗ trợ là 150 tỷ đồng. Cùng với hạng mục nhà ở, hạng mục nước sinh hoạt tập trung đã thực hiện được 5.464 công trình đạt tỷ lệ 72% so với kế hoạch với tổng kinh phí là 611 tỷ đồng. Hạng mục đất sản xuất Chương trình đã khai hoang được 21.436 ha đạt tỷ lệ 47% so với kế hoạch với kinh phí là 76 tỷ đồng đã giải quyết cho 20.340 hộ có đất sản xuất. Cùng với cả nước Chương trình 134 cũng đã được triển khai tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ năm 2005 với mục tiêu hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Qua 4 năm thực hiện Chương trình tại xã đã hỗ trợ được 321 ngôi nhà đạt tỷ lệ 83,59% với tổng kinh phí hỗ trợ 1.936 triệu đồng. Hạng mục nước sinh hoạt tập trung đã hoàn thành 100% so với kế hoạch đặt ra với tổng kinh phí là 6.430 triệu đồng. Riêng hạng mục hỗ trợ đất sản xuất đật tỷ lệ thấp chỉ đạt 1,5% so với kế hoạch.
Trong giai đoạn năm 2004 trở về trước, bình quân lương thực/người/ năm của xã chỉ đạt 196 kg thấp so với mức bình quân lương thực của cả nước (bình quân lương thực đầu người của cả nước là 525 kg). Thu nhập bình quân đầu người thấp (chỉ đạt 1.580 nghìn đồng) so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước ( đạt 6450 nghìn đồng). Thu nhập thấp dẫn đến không có tích luỹ để đầu tư cho quá trình tái sản xuất do đó người dân cứ ở trong vòng luẩn quẩn đói nghèo, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ 45,2%.
Sau khoảng thời gian 4 năm, nhờ tác động của Chương trình 134 hỗ trợ về các hạng mục nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất đã có những thay đổi một cách đáng kể tới việc xoá đói giảm nghèo. Cho đến cuối năm 2008, thu nhập bình quân của các hộ nghèo tăng từ 914 nghìn đồng năm 2004 lên 2.281 nghìn đồng năm 2008, tương ứng với tỷ lệ là 249,56%. Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo giảm đi một cách đáng kể, từ 45,2% năm 2004 xuống còn 27,14 % năm 2008. Có được kết quả như vậy là do người dân có được nhà ở vững chắc không phải lo sợ khi mưa bão đến cùng với không phải mất thời gian đi lấy nước sinh hoạt xa như trước đây nữa, tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Cũng chính nhờ đó mà người nghèo có cơ hội mạnh dạn tiếp xúc với các nguồn vốn vay và các buổi tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp hơn.
Quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình 134 đã rút ra được các bài học kinh nghiệm, trong đó có cả những kinh nghiệm cần phát huy như đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của cộng đồng về cả lý luận và thực tiễn. Bài học có ý nghĩa nhất của Chương trình là đã góp phần rất lớn tới việc xoá đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo trên địa bàn xã. Bên cạnh những bài học cần phát huy thì quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình cũng còn một số hạn chế như ít có sự tham gia của người dân trong tất cả các bước của tiến trình thực hiện Chương trình, các thông tin thiếu minh bạch, chưa xây dựng các mô hình quản lý, sử dụng các công trình sau khi được hoàn thành.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả thực hiện chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
acxin. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống 2,8%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,58%.
e) Văn hoá thông tin
Trong lĩnh vực văn hoá – thông tin đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Trình độ dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả làm thay đổi cơ bản của nông thôn trên địa bàn xã.
Là xã có bề dày truyền thống về hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, trong những năm qua phong trào văn hoá văn nghệ được nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực. Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá thường xuyên được quan tâm. Hiện nay xã có 1,91 ha đất văn hoá tại các thôn trong xã.
Xã đã tăng cường công tác đưa thông tin về cơ sở, tăng thời lượng phát thanh bằng tiến dân tộc, duy trì phát thanh vào các ngày chợ thu hút được 118,8 nghìn lượt người nghe và xem. Tăng số giờ phát thanh theo chương trình địa phương, tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, đài huyện và tỉnh.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chi Khê là một xã khó khăn, kinh tế chậm phát triển, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn (chiếm 85,32% ). Từ khi có chương trình 134, Chi Khê là một trong các xã được chương trình hỗ trợ nhiều nhất trên địa bàn huyện. Vì thế chúng tôi tiến hành chọn xã Chi Khê làm điểm nghiên cứu.
Trong xã chúng tôi tiến hành chọn 3 bản làm điểm nghiên cứu, đó là : Bản Lam Khê, bản Thuỷ Khê và bản Liên Đình. Bởi vì các bản này tập trung đồng bào dân tộc Thái sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Mặt khác, các bản này được hỗ trợ nhiều nhất từ chương trình 134 trong các bản của xã, là nơi tập trung nhiều hộ nghèo nhất.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Nơi thu thập số liệu
Nội dung thông tin
Internet, sách, giáo trình
Thông tin về nội dung chương trình 134 và cơ sở lý luận về phát triển nông thôn, đặc điểm của miền núi, dân tộc, đói nghèo.
UBND xã Chi Khê
Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá và nội dung chương trình 134 tại xã.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người hoặc cá nhân thông qua đàm thoại có mục đích, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong đề tài, các thông tin, số liệu trong đề tài chủ yếu lấy từ việc phỏng vấn điều tra hộ nông dân và những người chủ chốt.
+ Phỏng vấn trực tiếp hộ
Trước khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi tiến hành lập các danh mục các câu hỏi, các nội dung cần thu thập thông qua các bảng câu hỏi. Trong đó chúng tôi đưa ra các câu hỏi đóng, câu hỏi mở với đầy đủ các nội dung cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
+ Phỏng vấn những người lãnh đạo, những người chủ chốt:
Cán bộ lãnh đạo, những người chủ chốt là những người có kinh nghiệm, nắm giữ các thông tin, số liệu của các bản; là những người tham gia tích cực trong thực địa và đó là những người am hiểu nhất về lĩnh vực chúng tôi quan tâm.
- Phương pháp quan sát:
Trên cơ sở thông tin thứ cấp được cung cấp, chúng tôi tiến hành đi khảo sát thực tế để quan sát, so sánh với những thông tin thu thập được để có cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý chủ yếu bằng phần mềm EXCEL
Đề tài đó sử dụng phương pháp phân tích như sau:
- Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế về mức thu nhập, nguồn vốn... của các hộ nông dân
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh kế hoạch với thực hiện của các hạng mục nhà ở, nước sinh hoạt, đất sản xuất; so sánh các chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, rừng trước và sau khi có Chương trình 134.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu đề tài
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất kinh doanh của hộ
+ Bình quân đất đai/người: Tổng diện tích đất tự nhiên/ tổng nhân khẩu
+ Bình quân lao động/hộ: tổng số lao động/ tổng số hộ
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thu nhập
+ Thu nhập bình quân/ hộ: Tổng thu nhập/ tổng số hộ
+ Thu nhập bình quân đầu người/ năm: Tổng thu nhập/ tổng số người
Hệ thống chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch
+ Số lượng nhà được hỗ trợ/ tổng số nhà cần hỗ trợ
+ Số lượng công trình nước sinh hoạtđược hỗ trợ/ tổng số công trình NSH cần hỗ trợ
PHẦN IVKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tình hình kinh tế ở Chi Khê trước khi có Chương trình 134
4.1.1 Tình hình kinh tế chung tại xã trước khi có trương trình 134
4.1.1.1 Thực trạng thu nhập chia theo nhóm hộ
Thực trạng về thu nhập của người dân tại xã Chi Khê được thể hiện cụ thể thông qua thu nhập bình quân đầu người của các nhóm hộ trong xã. Theo số liệu điều tra của ban thống kê xã, thu nhập bình quân / người/ năm của các nhóm hộ năm 2004 cho là: hộ nghèo trung bình là 934 nghìn/người/năm, hộ trung bình có thu nhập 1057 nghìn/ người/ năm và hộ khá là 1265 nghìn/ người/ năm ( nguồn: Ban thống kê xã )
Đồ thị 4.1 Thu nhập bình quân/người/năm chia theo nhóm hộ
Qua đồ thị 4.1 cho thấy thu nhập của các nhóm hộ trong xã không cao, cụ thể thấp hơn mức cao nhất với chuẩn nghèo được công bố năm 2004 là 26 nghìn/ người/ năm vì tiêu chuẩn nghèo là dưới 80 nghìn đồng/người/tháng tương đương 960 nghìn /người/năm. Qua đó cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người / năm tại xã Chi Khê thấp so với mức thu nhập bình quân đầu của cả nước ( năm 2004 thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 5,4 triệu đồng).
4.1.1.2 Cơ cấu nhóm hộ, nhân khẩu tại xã
Hiện nay cơ cấu các nhóm hộ trong xã được chia làm 3 nhóm chính đó là các hộ nghèo, các hộ trung bình và các hộ khá trở lên. Sự phân chia này dựa trên tiêu chuẩn đánh giá các hộ nghèo của hộ dân thuộc khu vực nông thôn, miền núi của Bộ lao động thương binh xã hội.
Theo số liệu thống kê của xã năm 2004 tổng số hộ trong xã có 1009 hộ với 3465 nhân khẩu, trong đó số hộ nghèo trong xã là 424 hộ chiếm 42%, số hộ có thu nhập trung bình là 512 hộ chiếm 51% và số hộ khá trở lên là 73 hộ chiếm 7% (Nguồn: ban thống kê xã). Thực tế trên phản ánh tình hình khó khăn của nơi đây, là một xã miền núi, có địa hình giao thông không thuận lợi và cách khá xa khu trung tâm nên người dân ở đây có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nhóm hộ chia theo mức sống trong xã Chi khê
Số nhân khẩu trong xã là 3465 nhân khẩu trong đó hộ nghèo là 1975 nhân khẩu chiếm 57%, hộ trung bình có 1403 nhân khẩu chiếm 40,5% dân số và hộ khá trở lên là 87 người chiếm 2,5% dân số trong xã (Nguồn: ban thống kê xã) cụ thể cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị 4.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ trong xã
Có thể thấy các hộ nghèo trong xã chiếm 42% nhưng lại chiếm tới 57% số nhân khẩu, các hộ trung bình trong xã chiếm 51% với 40% tổng dân số và các hộ khá trở lên là 7% nhưng chỉ chiếm 3% dân số. Qua 2 đồ thị trên ta thấy mối liên quan giữa mức sống và dân số, có trái ngược trong các hộ dân tại xã trước đây đó là các hộ có thu nhập thấp thì lại có số nhân khẩu nhiều và các hộ có thu nhập cao lại có nhân khẩu ít.
Nghiên cứu ảnh hưởng từ nhân khẩu và cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ nhằm đánh giá tính phù hợp khi triển khai trương trình 134 vào các hộ dân tại xã, khi tiến hành triển khai chương trình này ta có thể thấy đối tượng phù hợp nhất là những hộ nông dân có thu nhập thấp nhưng tùy vào điều kiện khác nhau mà chương trình có những hỗ trợ khác nhau, điều này đòi hỏi tính linh hoạt trong hoạt động triển khai chương trình 134. Tuy nhiên khi triển khai chương trình, do hoạt động quản lý nguồn vốn nhằm tránh thất thoát nên giữa các hộ có thu nhập thấp khác nhau nhưng lại không được hỗ trợ khác nhau mà được hỗ trợ theo một cách chung với mức cụ thể được xác định trước.
4.1.1.3 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành của xã có sự thay đổi giữa các ngành, có thể thấy nhóm hộ khá thu nhập cao thì ngoài các hộ có ngành nghề như chăn nuôi và kết hợp thì đây còn có các hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các hộ có thu nhập trung bình chiếm đa số là kết hợp chiếm 43,55% và các hộ trồng trọt chiếm 30,08%, các hộ nghèo trong xã là những hộ ở các ngành nghề khác nhau tuy nhiên có thể thấy ở đây, các hộ trung bình và khá hoàn toàn không có hộ nào nằm trong nhóm hộ kinh doanh và làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 4.1 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
TT
Chỉ tiêu
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ nghèo
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
I
Tổng số hộ
73
100
512
100
424
100
1
Trồng trọt
13
17,81
154
30,08
136
32,08
2
Chăn nuôi
20
27,40
57
11,13
53
12,50
3
Lâm nghiệp
13
17,81
78
15,23
102
24,06
4
TTCN
2
2,74
0,0
0,0
5
TM-DV
4
5,48
0,0
0,0
6
Kết hợp
21
28,77
223
43,55
133
31,37
(Nguồn: Ban thông kê xã)
Nguồn thu nhập của các hộ nông dân từ các ngành khác còn rất hạn chế. Ngành tiểu thủ công nghiệp chưa hình thành, ngành thương mại dịch vụ chưa có điều kiện phát triển, do điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp nên quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa còn hạn chế. Sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu là sử dụng lao động gia đình nên việc thuê mướn lao động là rất ít. Vì vậy, thu nhập bình quân của ngành thương mại dịch vụ trong nhóm hộ trung bình và thấp là không có.
4.1.2 Thực trạng về tài sản của hộ nông dân nằm trong đối tượng được hỗ trợ của chương trình 134
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ thì các hộ nằm trong chương trình được hỗ trợ là các hộ nghèo Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nnà ở và nước sinh họat cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Đối tượng là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Với nguyên tắc:
- Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
- Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách cuả Nhà nước:
- Phù hợp với phong tục, tập quán cuả mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương;
- Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.
- Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hội đồng bào dân tộc chưa có đất hoặc thiếu đất.
Bảng 4.2 Ước tính nhu cầu cần hỗ trợ của các hộ nghèo tại xã khi có chương trình 134 (năm 2004)
TT
Chỉ Tiêu
Số lượng ( hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Nhà ở
351
78
2
Đất sản xuất, canh tác
140
31
3
Nước
436
97
Tổng
450
100
(Nguồn:Ban thống kê xã)
Năm 2004 toàn xã có 450 hộ nghèo với đa số các hộ đều có nhu cầu về nhà ở, nước sạch và hỗ trợ về vốn để phát triển khai hoang làm nương. Theo số liệu dự báo của xã thì toàn xã ước tính trong tổng số 450 hộ nghèo tại xã có khoảng 351 hộ có nhu cầu về nhà ở chiếm 78%, còn các công trình nước sinh hoạt, do có một số các nhóm hộ sống tập chung ngoài ra còn nhiều các hộ sống rải rác nằm ở những nơi thưa, hoang vắng, ước tính có khoảng 436 hộ có nhu cầu chiếm 97%, số hộ có nhu cầu sử dụng đất canh tác là 140 hộ chiếm 31%.
4.2 Kết quả thực hiện chương trình 134
4.2.1 Thực trạng thực hiện tình hình hỗ trợ nhà ở trong chương trình 134
Thực tế trong chương trình hỗ trợ 134 về nhà ở cho các hộ dân nghèo toàn xã đã thực hiện còn lại 56 nhà trong tổng số 384 nhà đăng ký từ năm 2006. Năm 2006 có 384 hộ đăng ký nhưng toàn xã mới chỉ thực hiện được 115 nhà đạt 29,95%, cao nhất là bản Khe Tắc với 37,5%, tiếp đến là bản Sơn Khê với 33,3% thấp nhất là Bản Ổi với 28%. Đến năm 2007 số hộ đăng ký còn 269 hộ và đã thực hiện được hỗ trợ nhà cho 65 hộ chiếm 24,16%, mức độ hoàn thành cấp vốn hỗ trợ cho người dân xây nhà cao nhất vẫn là bản Khe Tắc với 40% và thấp nhất là 2 bản Liên Đình và Nam Đình với 20% tuy nhiên xét về số lượng nhà được hỗ trợ xây dựng thì bản Lan Khê được hỗ trợ xây dựng nhiều nhất với tổng số là 14 hộ, tiếp theo là bản Thủy khê với 12 hộ được hỗ trợ. Năm 2008 là năm toàn xã được hỗ trợ nhiều nhất trên tổng số 204 hộ đăng ký chương trình đã thực hiện hỗ trợ cho 148 hộ đạt 72,55%.
Bảng 4.3 Tình hình thực hiện nhà ở của các hộ được hỗ trợ trong xã
TT
Tên bản
2006
2007
2008
Cuối 2008
SHĐK (hộ)
Đã thực hiện
CC (%)
SHĐK (hộ)
Đã thực hiện
CC (%)
SHĐK (hộ)
Đã thực hiện
CC (%)
Còn lại
Tổng
384
115
29,95
269
65
24,16
204
148
72,55
56
1
Khe tắc
8
3
37,50
5
2
40,00
3
3
10,00
0
2
Lam khê
73
21
28,77
52
14
26,92
38
32
84,21
6
3
Liên Đình
50
15
30,00
35
7
20,00
28
19
67,86
9
4
Nam Đình
28
8
28,57
20
4
20,00
16
11
68,75
5
5
Bản Ôi
25
7
28,00
18
4
22,22
14
10
71,43
4
6
Sơn KHê
15
5
33,33
10
3
30,00
7
5
71,43
2
7
Chằn nằn
42
13
30,95
29
7
24,14
22
15
68,18
7
8
Bãi Văn
28
8
28,57
20
5
25,00
15
10
66,67
5
9
Tổng Chai
20
6
30,00
14
3
21,43
11
8
72,73
3
10
Trung Đình
25
8
32,00
17
4
23,53
13
9
69,23
4
11
Thuỷ khê
70
21
30,00
49
12
24,49
37
26
70,27
11
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Chương trình thực hiện hỗ trợ nhiều như vậy là do xã có hoạt động tranh thủ ngân sách trung ương để phụ giúp với nguồn kinh phí của chương trình cấp cho. Đặc biệt có bản Khe Tắc đã hoàn thành 100% số hộ đăng kí để được hỗ trợ của chương trình. Cho đến năm 2008 toàn xã còn lại 56 hộ chưa được hỗ trợ, cao nhất là Thủy Khê với 11 hộ, tiếp đến là Liên Đình với 9 hộ, Chằn Nằn với 7 hộ, Lan Khê 6 hộ.
Qua đây có thể nói tình hình hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở của chương trình đã được triển khai nhanh chóng, nhiều hộ dân trong số những hộ nghèo đã được nhà nước hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở và theo chương trình thì đến năm 2008 toàn xã phấn đấu hỗ trợ để các hộ nghèo có thể được ở trong trong những căn nhà chắc chắn yên tâm làm ăn.
Qua bảng 4.4 dưới ta thấy, tổng số hộ đăng ký nhận hỗ trợ từ chương trình 134 trong xã Chi Khê có sự biến động qua các năm từ 2006 – 2008 theo chiều hướng giảm dần. Năm 2006, số hộ đăng ký nhận hỗ trợ ở xã là 143 người, đến năm 2007 đã giảm xuống 116 người và chỉ còn 42 người ở năm 2008. Điều này nói lên rằng chương trình 134 đã tỏ ra có hiệu quả trong việc thực hiện hỗ trợ đất cho các hộ ở xã Chi Khê.
Số hộ ở xã Chi Khê được hỗ trợ đất canh tác để sản xuất đã giảm đáng kể cho thấy chương trình 134 đã thực hiện rất có hiệu quả vào năm 2006 và được phát huy qua các năm từ 2006 – 2008. Số hộ được hỗ trợ đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, bước đầu pháy huy tính hiệu quả của chương trình 134 và tạo lập một nền tảng cho các chương trình tiếp theo của chính quyền địa phương.
Nhìn vào bảng 4.4 ta có thể thấy rằng số hộ được nhận đất canh tác để sản xuất nông nghiệp so với số hộ đăng ký nhiều nhất là vào năm 2007 với 65,52%, tiếp đến là 52,38% ở năm 2008, thấp nhất là năm 2006 với tỷ lệ 19,58 %. Điều này được giải thích bởi năm 2006, chương trình 134 chưa tập trung vào giải quyết hỗ trợ đất canh tác cho các hộ nghèo một cách hiệu quả nhất mà tập trung vào giải quyết việc hỗ trợ các nguồn lực khác. Đến năm 2007 thì chương trình đã có sự chuyển hướng sang hỗ trợ đất canh tác cho các hộ nông dân nên số hộ được nhận đất canh tác đã tăng lên đáng kể nhưng lại giảm vào năm 2008 do chương trình 134 đã chuyển hướng sang mục tiêu khác.
Việc tập trung vào giải quyết hỗ trợ cái gì trước còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, điều kiện của từng bản, từng vùng. Điều này càng chứng tỏ rằng chương trình 134 đã phát huy được hiệu quả của nó trong quá trình triển khai thực hiện việc hỗ trợ đất canh tác cho các hộ nông dân ở xã Chi Khê. Qua đó chúng ta có thể dự đoán được nền kinh tế của xã Chi Khê đang từng bước phát triển với sự có mặt của chương trình 134.
Đời sống của nhân dân trong xã sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ số hộ nghèo trong xã sẽ giảm đáng kể và sẽ có được những thành tích đáng kể trong tương lai.
Bản Chằn Nằn là bản có số hộ đăng ký nhận hỗ trợ đất canh tác từ chương trình 134 nhiều nhất ở năm 2006 với 34 hộ, tiếp đến là bản Thuỷ Khê với 28 hộ. Đó là hai bản thuộc các bản nghèo của xã Chi Khê và hưởng ứng mạnh mẽ nhất chương trình 134 của Chính Phủ. Điều đó phần nào thể hiện được sự tin tưởng của nhân dân vào chính quyền địa phương, và Đảng và Nhà nước. Và ngược lại, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có hiệu quả, góp phần giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu để có một cuộc sống ổn định và khá giả hơn. Mặt khác, chương trình 134 là một chương trình hỗ trợ cho các hộ nghèo, được thực hiện ưu tiên ở các vùng núi, vùng dân tộc thiểu số còn nghèo nàn lạc hậu. Chính vì thế ta có thể nhận thấy sự quan tâm, lo lắng của Nhà nước ta đối với sự phát triển kinh tế của các hộ nông dân nghèo, đặc biệt là các hộ nông dân ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Bảng 4.4 Hỗ trợ đất canh tác cho các hộ dân trong xã Chi Khê
TT
Tên bản
2006
2007
2008
Cuối 2008
SHĐK
Đã thực hiện
CC (%)
SHĐK
Đã thực hiện
CC (%)
SHĐK
Đã thực hiện
CC (%)
Còn lại
Tổng
143
28
19,58
116
76
65,52
42
20
47,62
22
1
Khe Tắc
5
0
0,00
5
4
80,00
2
0
0,00
2
2
Lam Khê
21
3
14,29
19
13
68,42
5
2
40,00
3
3
Liên Đình
10
2
20,00
8
5
62,50
4
2
50,00
2
4
Nam Đình
15
4
26,67
9
4
44,44
5
2
40,00
3
5
Bản Ôi
4
0
0,00
4
4
100,00
0
0
0,00
0
6
Sơn KHê
9
3
33,33
6
6
100,00
0
0
0,00
0
7
Chằn Nằn
34
6
17,65
28
13
46,43
15
6
40,00
9
8
Bãi Văn
0
0
0,00
2
2
100,00
0
0
0,00
0
9
Tổng Chai
11
3
27,27
8
6
75,00
2
2
100,00
0
10
Trung Đình
6
0
0,00
6
4
66,67
3
3
100,00
0
11
Thuỷ khê
28
7
25,00
21
15
71,43
6
2
33,33
4
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Tỷ lệ này có sự biến động nhưng không đều qua các năm, có chiều hướng tăng dần ở một số bản. Biểu hiện rõ nhất là ở bản Tổng Chai và bản Trung Đình. Con số này phần nào nói lên rằng chương trình 134 đã áp dụng có hiệu quả tại một số bản ở xã Chi Khê. Tuy nhiên, số bản áp dụng hiệu quả chương trình 134 ở xã Chi Khê còn ít, tỷ lệ số hộ nhận được hỗ trợ so với số hộ đăng ký ở nhiều bản trong xã còn thấp, có xu hướng giảm dần, đó là sự biến động theo chiều hướng giảm dần. Biểu hiện ở các bản như: Lam Khê, Nam Đình. Điều này cũng đã và đang đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương những khó khăn và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao tỷ lệ số hộ nhận được hỗ trợ so với số hộ đăng ký? Đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương ở xã Chi Khê và đòi hỏi sự nỗ lực, tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp ở từng bản. Mục tiêu đặt ra của chương trình 134 về hỗ trợ đất canh tác ở xã Chi Khê là giúp các hộ nghèo có đất canh tác để sản xuất, từng bước ổn định đời sống, nâng cao thu nhập và thoát nghèo.
Ta thấy số hộ còn lại ở cuối năm 2008 của chương trình 134 về hỗ trợ đất canh tác cho các hộ nông dân chỉ còn 22 người, là một con số không lớn so với tổng số hộ nghèo của xã. Đó là một thành quả đáng khích lệ của chương trình xoá đói giảm nghèo áp dụng trên địa bàn xã Chi Khê.
Nhìn chung thì chương trình 134 về hỗ trợ đất canh tác cho các hộ nghèo ở xã Chi Khê đã thực hiện thành công và tỏ ra có hiệu quả qua các năm từ 2006 – 2008 và sẽ có sự bứt phát ở các giaii đoạn tiếp theo trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở miền núi, các cùng dân tộc thiểu số ở xã Chi Khê, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội của xã nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện Con Cuông nói chung.
Bảng 4.5 Hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt phân tán
TT
Tên bản
2006
2007
2008
Cuối 2008
SHĐK
Đã thực hiện
CC
SHĐK
Đã thực hiện
CC
SHĐK
Đã thực hiện
CC
Còn lai
Tổng
115
43
37,39
71
17
23,94
54
28
51,85
26
1
Khe Tắc
6
3
50,00
3
0
0,00
3
3
100,00
0
2
Lam khê
20
8
40,00
12
3
25,00
9
4
44,44
5
3
Liên Đình
15
6
40,00
9
2
22,22
7
3
42,86
4
4
Nam Đình
7
3
42,86
4
1
25,00
3
2
66,67
1
5
Bản Ôi
14
5
35,71
9
2
22,22
7
3
42,86
4
6
Sơn Khê
2
0
0,00
1
1
100,00
0
0
0,00
0
7
Chằn nằn
14
6
42,86
8
2
25,00
6
2
33,33
4
8
Bãi Văn
8
3
37,50
5
1
20,00
4
2
50,00
2
9
Tổng Chai
5
1
20,00
4
1
25,00
3
3
100,00
0
10
Trung Đình
3
0
0,00
3
1
33,33
2
2
100,00
0
11
Thuỷ khê
21
8
38,10
13
3
23,08
10
4
40,00
6
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Nước sinh hoạt là một trong nhưng nhu cầu căn bản nhất của mỗi con người, vì vậy ngay khi chương trình 134 được chuyển khai vào thực tiễn trên địa bàn xã Chi Khê, vấn đề đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn, hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn đã được ban quản lý rất quan tâm và gấp rút tiến hành những công đoạn đầu tiên. Thông qua bảng ta có thể thấy, nhu cầu của hộ nghèo về vấn đề nước là rất lớn và tập trung chủ yếu ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và những bản có đặc điểm phân tán lớn như Lam Khê với 20 đăng ký được hỗ trợ vốn xây dựng công trình cung cấp nước phục vu sinh hoạt cho những hộ có vị trí phân tán và 10 công trình cung cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho các khu tập chung dân cư trong năm 2006; Thuỷ Khê với 21 đăng ký hỗ trợ vốn vay xây dựng công trình nước sạch với các hộ phân tán và 12 công trình cung cấp nước công cộng cho cộng đồng dân cư.
Với mức kinh phí hỗ trợ cho một công trình xây dựng giếng cung cấp nước cho những hộ có phạm vi phân tán là 300.000 đồng/giếng, năm 2006 chương trình 134 đã đáp ứng được nhu cầu cho 37,39% số đăng ký tương đương với 43 giếng cấp nước cho các hộ cá thể. Năm 2007 có hiện tượng biến đổi số lượng các hộ nghèo trong diện được hưởng lợi ích từ dự án, đã có một vài hộ thoát nghèo và có khả năng tự xây dựng được cho mình công trình cung cấp nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác với đặc điểm nguồn lực về vốn hỗ trợ bị hạn chế, các hạng mục ưu tiên khác nhau trong từng năm, như đã phân tích, năm 2007 chương trình tập chung nguồn lực giải quyết vấn đề đảm bảo đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vì vậy các hạng mục khác trong đó có hạng mục về nước sinh hoạt cho nhóm hộ nghèo phân tán bị giảm xuống mức 23,94%, tương đương với 16 hạng mục công trình được cung cấp vốn hỗ trợ từ chính sách 134. Trong cơ cấu giải, chương trình có sự chọn lữa những bản có sự bất cập nhất về nguồn nước sinh hoạt để ưu tiên trong giải quyết. Ở những bản như Chằn Nằn với 2 công trình thực hiện, Thuỷ Khê và Nam Khê là 3 công trình thực hiện. Đồng thời với quan điểm những bản có số hộ đăng ký rất ít các công trình giếng này, chương trình cũng tạo điều kiện để rứt điểm như bản Sơn Khê một hộ đăng ký đã được giải quyết.
Sau năm 200, số hộ đăng ký để hưởng lợi ích từ chương trình cung cấp nước sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh là 54 hộ. Như vậy, qua 2 năm từ năm 2006 đến hết năm 2007, chương trình 134 đã giải quyết vấn đề nước sạch cho 55 hộ nghèo có vị trí phân tán trên địa bàn xã, chiếm 47,8 % nhu cầu của Chi Khê.
Năm 2008, cùng với mục tiêu ổn định nhà ở đi đôi cùng cung cấp một nguồn nước sinh hoạt đảm bảo cho phần lớn những hộ thuộc diện hỗ trợ tiền vốn xây dựng, sửa sang lại ngôi nhà, chương trình đã chiển khai thực hiện được 28 công trình cấp nước cho người dân chiếm 51,85% tổng nhu cầu còn lại của xã. Kết thức năm 2008, chương trình 134 đã tạo cơ hội cho người nghèo thuộc nhiều bản có điều kiện tiếp súc với nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh. Có nhiều bản 100% các hộ dân cư có điều kiện tiếp xúc với nguồn nước sạch đảm bảo như bản Khe Tắc, bản Sơn Khê, bản Trung Đình và Tổng Chai.
Qua bảng về hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Chi Khê dưới đây chúng ta có thể thấy rằng số công trình nước sinh hoạt tập trung được các hộ nông dân đăng ký xây dựng không nhiều như ở các nguồn lực khác bởi vì các công trình nước sinh hoạt tập trung như các bể nước tập thể, các giếng khơi dùng cho sinh hoạt tập thể... là những công trình đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, huy động nhiều nguồn vốn mới có thể hoàn thành để đáp ứng nhu cầu của người dân. Số công trình nước sinh hoạt tập thể được thực hiện so với số công trình đăng ký ở chương trình 134 cũng không nhiều, chỉ chiếm 11,67% ở năm 2006, giảm xuống 11,32% vào năm 2007 và chỉ có sự bứt phá với tỷ lệ số công trình được xây dựng chiếm 29,79% vào năm 2008. Điều này được giải thích bởi năm 2006 và năm 2007, chương trình 134 không tập trung vào hỗ trợ nguồn lực các công trình nước sinh hoạt tập trung mà tập trung vào hỗ trợ các nguồn lực khác cần thiết hơn, huy động nguồn vốn ít hơn và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế- xã hội của các bản trong xã Chi Khê.
Bảng 4.6 Hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung
TT
Tên bản
2006
2007
2008
Cuối 2008
SĐK
Đã thực hiện
CC (%)
SĐK
Đã thực hiện
CC (%)
SĐK
Đã thực hiện
CC (%)
Còn lai
Tổng
60
7
11,67
53
6
11,32
47
14
29,79
33
1
Khe tắc
0
0
0,00
0
0
0,00
0
0
0,00
0
2
Lam khê
10
1
10,00
9
1
11,11
8
1
12,50
7
3
Liên Đình
8
2
25,00
6
1
16,67
5
2
40,00
3
4
Nam Đình
1
0
0,00
1
0
0,00
1
1
100,00
0
5
Bản Ôi
5
0
0,00
5
1
20,00
4
2
50,00
2
6
Sơn KHê
4
0
0,00
4
1
25,00
3
1
33,33
2
7
Chằn nằn
8
1
12,50
7
0
0,00
7
1
14,29
6
8
Bãi Văn
5
0
0,00
5
0
0,00
5
2
40,00
3
9
Tổng Chai
4
0
0,00
4
1
25,00
3
1
33,33
2
10
Trung Đình
3
0
0,00
3
0
0,00
3
1
33,33
2
11
Thuỷ khê
12
3
25,00
9
1
11,11
8
2
25,00
6
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Khi chương trình đã hỗ trợ được phần lớn các nguồn lực cho các hộ nghèo, đảm bảo được các nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế thì chương trình mới đầu tư hỗ trợ vào các công trình tập thể như xây dựng các công trình sinh hoạt nước tập trung, nhằm phục vụ nhu cầu của các hộ nông dân nghèo trong các bản ở xã Chi Khê được tốt nhất và hiệu quả nhất.
Bản đăng ký xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung nhiều nhất là ở bản Thuỷ Khê với 12 công trình ở năm 2006 và đến cuối năm 2008 thì số công trình đã được xây dựng ở bản này là 6 công trình, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bản của xã Chi Khê. Điều đó cho thấy rằng chương trình 134 về hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt tập trung được thực hiện nhiều nhất, ưu tiên nhất ở bản Thuỷ Khê. Điều này được giải thích bởi bản Thuỷ Khê là bản cần được hỗ trợ nhiều nhất, cấp bách nhất vì đây là một trong những bản nghèo nhất của xã Chi Khê. Bản không đăng ký xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung là bản Khe Tắc, vì bản Khe Tắc là một bản có nền kinh tế phát triển nhất trong xã, đời sống nhân dân trong bản có nhiều khởi sắc nhất.
Có một điều đáng phải lưu ý là tuy chương trình đã thực hiện triển khai xây dựng được nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung cho các bản ở xã Chi Khê nhưng vấn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn xã. Điều đó được thể hiện qua số công trình còn lại của chương trình vào cuối năm 2008 là 33 công trình, so với số công trình đăng ký ban đầu là 60 công trình thì ta có thể thấy rằng việc hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập thể chưa phải là sự hỗ trợ chủ đạo của chương trình 134 khi áp dụng vào xã Chi Khê. Đó cũng là một trong những điều đáng phải quan tâm khi giải quyết các vấn đề liên quan đến nhu cầu của các hoọ dân.
Nhìn chung chương trình 134 về hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt tập thể được áp dụng trên địa bàn xã Chi Khê đã có những thành quả nổi bật và đáng khích lệ, đó là sự chăm lo của các cấp chính quyền địa phương đến đời sống của các hộ dân nghèo trong xã Chi Khê.
4.2.2 Nguồn kinh phí thực hiện chương trình 134
Trong quá trình thực hiện chương trình 134, trong những thời điểm khác nhau, ban quản lý có những mục tiêu đầu tư, hoàn thiện hỗ trợ ở những nội dung khác nhau. Nguồn kinh phí được hỗ trợ thực hiện chương trình được phân bổ như bảng 4.7 dưới đây.
Bảng 4.7 Giá thành các hạng mục
Nội dung
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đất sản xuất
trđ/ha
5,0
6,0
8,0
Nhà ở
trđ/hộ
6,0
6,0
7,0
Nước SH cho nhóm
hộ phân tan
trđ/giếng
0,3
0,3
0,3
Công trình cung cấp
nước công cộng
trđ/công trình
80,0
110,0
120,0
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng trên ta có thể thấy giá các hạng mục luôn tăng lên qua 3 năm. Chỉ có giá nước sinh hoạt cho riêng từng nhóm là không đổi (3 trăm nghìn đồng/hộ). Công trình cung cấp nước công cộng cho nhiều hộ dân tập trung sở dĩ tăng (năm 2008 là 120 triệu đồng) là do giá vật tư mua đường ống dẫn nước cao. Đường ống dẫn nước dẫn từ nguồn nước về nơi cung cấp xa do các hộ dân này sống ở nơi xa nguồn nước. Đường ống dẫn chủ yếu là bằng thép hợp kim nên giá thành khá cao.
Bảng 4.8 Phân bố kinh phí cho các hạng mục
Nội dung
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
(hạng mục)
Trị giá (trđ)
Số lượng
(hạng mục)
Trị giá (trđ)
Số lượng
(hạng mục)
Trị giá (trđ)
Tổng
-
1402,9
-
1511,1
-
2884,4
Đất sản xuất
hộ
28
140
76
456
20
160
Nhà ở
hộ
115
690
65
390
148
1036
Nước SH cho nhóm hộ phân tan
giếng
43
12,9
17
5,1
28
8,4
Công trình xây dựng nước công cộng
công trình
7
560
6
660
14
1680
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất sản xuất tăng từ năm 2006 đến năm 2007 từ 28 hộ đến 76 hộ. Nhu cầu về nhà ở tăng đột biến trong năm 2008. có thể nói ở tất cả các chỉ tiêu trong năm 2008 đều tăng lên đáng kể là do nhu cầu của người dân tăng cao. Từ năm 2006 đến năm 2007 xã đã phần nào đẩy lùi được tình trạng nghèo của các hộ dân khi mà nhu cầu về 3 loại chỉ tiêu (đất, nước, nhà ở) giảm xuống một cách rõ rệt. Tuy nhiên trong năm 2008 do sự suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, nguồn lao động chính của các hộ dân chủ yếu là làm thuê ở các thành phố lớn mất việc nên đổ về quê. Khiến cho tình trạng hộ dân nghèo gia tăng làm cho nhu cầu của các hộ dân trong xã tăng lên đáng kể.
4.2.3 Sự tham gia của người dân trong quá trình thực Chương trình
Về nguyên tắc, các công trình xây dựng theo như nguồn vốn của Chương trình 134 đều phải đảm bảo có sự tham gia của người dân từ khi lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, đánh giá dự án.
Mặc dù vậy, theo như kết quả điều tra hộ gia đình thì sự tham gia của người dân vào các quá trình trên là khá thấp. Người dân chủ yếu được tham gia với các mức độ là người được thông báo hoặc hưởng lợi từ dự án. Theo như bảng 4.9 thì có 80% số hộ cho rằng mình đã được nghe thông báo về hạng mục xây dựng công trình nước sinh hoạt, 80% được hưởng lợi từ dự án này. Đây là hình thức tham gia chủ yếu khi thực hiện hạng mục nước sinh hoạt. Các hình thức tham gia khác của người dân đều ở mức thấp như có 22% số hộ có đóng góp đầu vào, 6% số người có tham gia vào quá trình quản lý, theo dõi, giám sát hạng mục nước sinh hoạt.
Bảng 4.9 Ý kiến của người dân về mức độ tham gia của hộ vào hạng mục nước sinh hoạt
Mức độ tham gia
Số người
Tỷ lệ (%)
1 Số người trả lời
50
100
2 Số người có ý kiến
Không làm gì
5
10
Được thông báo
40
80
Được bàn
27
54
Đóng góp đầu vào
11
22
Quản lý, theo dõi, giám sát
3
6
Được hưởng lợi
40
80
(Nguồn: Kết quả điều tra hộ)
4.3 Những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình 134
4.3.1 Những bài học kinh nghiệm cần phát huy
4.3.1.1 Thực hiện Chương trình 134 tại những xã khó khăn là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Trước hết, quá trình thực hiện Chương trình 134 tại những xã khó khăn là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển và nhằm giải quyết những khó khăn cho cộng đồng tại những vùng này. Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo trở thành yếu tố đòn bẩy của quá trình xóa đói giảm nghèo ở vùng khó khăn. Thông qua các hạng mục hỗ trợ của Chương trình giúp người nghèo có điều kiện sản xuất sớm thoát nghèo, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Đây cũng là biện pháp giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ trong vùng, giữa các vùng kém phát triển và vùng phát triển. Các hạng mục của Chương trình 134 được thực hiện đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của cộng đồng tại những vùng khó khăn, là cơ sở để cộng đồng có khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
4.3.1.2 Tác động tích cực tới xóa đói giảm nghèo
Chương trình 134 hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo làm tăng thu nhập cho các hộ nghèo góp phần vào xóa đói giảm nghèo. Năm 2004 thu nhập bình quân/người/năm của các hộ nghèo là 914 nghìn đồng thì đến năm 2008 là 2.281,23 nghìn đồng/người/năm. Sau 4 năm thực hiện Chương trình 134 số hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm đi đáng kể, từ tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 là 42,6 % xuống còn 27,14 % năm 2008.
4.3.1.3 Sự năng động của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình 134
Nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các khó khăn trở ngại của cộng đồng, chính quyền địa phương cần nắm bắt được mọi vấn đề trên địa bàn như các nguồn lực của các hộ nông dân, tình trạng đói nghèo,… Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai và minh bạch, để thống nhất ý kiến của tập thể từ lãnh đạo xuống quần chúng nhân dân. Từ đó đề xuất những nguyện vọng của cộng đồng và cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình lập kế hoạch dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, chính quyền địa phương phải kết hợp chặt chẽ với chủ dự án để thực hiện tốt các yêu cầu của dự án.
4.3.2 Hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình
4.3.2.1 Hạn chế trong quá trình xây dựng lập kế hoạch dự án
Quá trình xây dựng các dự án Chương trình 134 ít có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình khảo sát thiết kế, xây dựng dự án và lập kế hoạch thực hiện. Quá trình này chỉ được thực hiện bởi Ban quản lý dự án huyện và một phần là các cán bộ xã. Người dân chỉ biết đến dự án khi đã phê duyệt, có kế hoạch, ngân sách, có nghĩa là biết được khi mọi thứ đã chuẩn bị xong. Kết quả là có một số dự án chưa thực sự đáp ứng đúng như nhu cầu ưu tiên của cộng đồng, và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.
4.3.2.2 Hạn chế trong quá trình thực hiện dự án
Hạn chế thứ hai, cũng liên quan nhiều đến sự tham gia của người dân trong khi thực hiện các dự án là người dân cũng không được tham gia vào thực hiện dự án. Người dân cung không tham gia vào giám sát, đánh giá dự án. Từ việc không được tham gia đầy đủ vào tiến trình thực hiện các dự án, cũng như không được cung cấp đày đủ các thông tin dẫn đến làm gia tăng mối nghi ngờ của người dân về chất lượng thi công các công trình thuộc dự án. Đã có những dấu hỏi đặt ra của người dân rất nghi ngờ về chất lượng của công trình, tính minh bạch về mặt tài chính của dự án trong khi nhà quản lý, đơn vị nhận thầu thi công lại bảo rằng đảm bảo chất lượng, rất minh bạch. Và trên thục tế thì bản thân sự xuống cấp nhanh chóng của các công trình sau khi hoàn thành như công trình nước sinh hoạt tập trung ở bản Thủy Khê.
4.3.2.3 Hạn chế trong quá trình quản lý, vận hành dự án sau khi hoàn thành
Sau khi dự án hoàn thành chỉ dừng lại ở hoạt động nghiệm thu, bàn giao cho chính quyền xã mà không có bất cứ một mô hình quản lý vận hành nào được xây dựng giúp cho quá trình sử dụng các công trình này được hiệu quả nhất. Chưa có dự án nào xem xét đến sau khi công trình hoàn thành thì ai sẽ là người quản lý, ai là người thực hiện duy tu, bảo dưỡng và sữa chữa? nguồn kinh phí ở đâu để thực hiện các hoạt động này? Các dự án sau khi hoàn thành được quản lý một cách chung chung, không ai chịu trách nhiệm. Nhà thầu hết trách nhiệm khi hết thời hạn bảo hành, ban quản lý dự án không còn khi kết thúc, chính quyền xã thì không đủ nhân lực, vật lực. Sự thiếu hụt các mô hình quản lý đã hạn chế đến hiệu quả sử dụng của công trình, không được duy tu bảo dưỡng và sữa chữa. Hậu quả là cho đến thời điểm đánh giá một số công trình nước sinh hoạt tập trung đã có dấu hiệu xuống cấp nhưng chưa được sữa chữa như một công trình nước sinh hoạt tập trung ở bản Thuỷ Khê, hai công trình nước sinh hoạt tập trung ở bản Liên Đình… Nếu không kịp thời giải quyết vấn đề này thì sẽ đánh mất tác dụng của công trình và gây mất niềm tin của dân vào các chương trình.
Bên cạnh không chuẩn bị các mô hình quản lý, sử dụng công trình thì trong quá trình thực hiện dự án cũng không tính đến nguồn lực để tiến hành duy tu, Sữa chữa chúng như lao động, tài chính, các nguyên vật liệu. Hiện tại một số công trình kể trên đã có dấu hiệu xuống cấp cần phải duy tu sữa chữa ngay nhưng chính quyền xã không biết lấy nguồn lực từ đâu ra để thực hiện công việc này. Hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình, vì không được duy tu bảo dưỡng công trình lại càng xuống cấp và đến một giai đoạn nào đó sẽ không sử dụng được nữa.
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình 134
Trên cơ sở phân tích những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình 134 tại xã Chi Khê, chúng tôi có một số giải pháp để hoàn thiện các Chương trình xoá đói giảm nghèo tương tự trong tương lai như sau.
4.4.1 Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của Chương trình 134
* Tăng nguồn vốn đầu tư cho hỗ trợ đất sản xuất
Chính phủ cần tăng thêm nguồn ngân sách dành cho hạng mục hỗ trợ đất sản xuất tại các xã đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2005- 2008, định mức hỗ trợ của Chương trình 134 cho hạng mục đất sản xuất 5 triệu đồng / ha là thấp so với yêu cầu thực tế. Để tăng thêm nguồn vốn dành cho hỗ trợ đất sản xuất thì Chính phủ cần có chiến lược huy động các nguồn vốn khác nhau bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển (ODA, các nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn khác như vốn của tổ chức phi chính phủ trong phát triển nông thôn. Tăng đầu tư hỗ trợ cho vùng nông thôn sẽ giúp vùng nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị.
* Lôi cuốn các thể chế kinh tế xã hội khác nhau vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn vừa qua, hỗ trợ các hạng mục của Chương trình được xem như là nhiệm vụ của nhà nước. Các chủ thể kinh tế xã hội khác gần như đứng ngoài trong quá trình phát triển và hoàn thiện các hạng mục của Chương trình 134 ở vùng khó khăn. Do vậy cần có cơ chế khuyến khích để các chủ thể khác nhau của nền kinh tế tham gia vào phát triển ở vùng khó khăn. Các cơ chế này bao gồm khuyến khích khi vay vốn, ưu tiên cho thuê đất đối với các doanh nghiệp, trao quyền khai thác và thu lợi từ các công trình nhằm đảm bảo thu hút được càng nhiều các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở vật chất ở nông thôn.
4.4.2 Những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 134
*Tăng cường sự tham gia của người dân vào tiến trình thực hiện dự án
Theo như phân tích ở trên thì một trong những hạn chế lớn nhất của quá trình thực hiện Chương trình 134 là vai trò của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình còn khá mờ nhạt. Người dân mới chỉ được là người được cung cấp thông tin một cách thụ động, bản thân người dân cũng chưa nắm rõ được mình được có quyền được theo dõi giám sát hay tham gia vào các hoạt động của dự án hay không. Do vậy, giải pháp đầu tiên cần khắc phục những hạn chế của quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình là phát huy sự tham gia của người dân vào dự án, trao quyền quyết định cho người dân khi lựa chọn các phương án đầu tư cũng như loại hình dự án. Sự tham gia của người dân không chỉ dừng ở một khâu nào trong quá trình thực hiện các dự án mà đòi hỏi sự tham gia một cách chủ động vào tất cả các khâu trong quá trình thực hiện từ khi thiết kế, lập kế hoạch dự án cho đến khi kết thúc dự án. Người dân ngoài việc được hưởng lợi từ các dự án còn phải được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định có liên quan đến quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia đầy đủ của người dân vào thực hiện dự án cũng là một cách để tăng tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là minh bạch về tài chính. Người dân cần được cung cấp thông tin, số liệu, tiến độ thực hiện dự án một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
* Thành lập các ban theo dõi, giám sát có sự tham gia của người dân
Đây là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát thực hiện các hạng mục của Chương trình. Ban theo dõi, giám sát của Chương trình không chỉ có đại diện của UBND xã mà phải có đại diện của người dân. Những đại diện của dân phải do chính người dân lựa chọn dựa trên các tiêu chí như tính trung thực, văn hoá, uy tín trong cộng đồng, có hiểu biết chuyên môn. Các tiêu chí và quá trình lựa chọn phải do người dân quyết định, vai trò của chính quyền chỉ là hỗ trợ, định hướng sao cho phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Chính phủ.
Để người dân có thể giám sát dự án có hiệu quả thì một mặt cần đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ các kỹ năng, phương pháp theo dõi giám sát. Đồng thời khi xây dựng các chỉ số giám sát cần đơn giản, dễ hiểu để tất cả mọi người có thể căn cứ vào các tiêu chí chỉ số này để thực hiện giám sát có hiệu quả nhất.
* Xây dựng mô hình quản lý, vận hành sau khi kết thúc dự án
Như phần trên đã phân tích, phần lớn các hạng mục của Chương trình 134 chưa xây dựng phương án sử dụng, quản lý dự án sau khi kết thúc. Do vậy, để các dự án thực sự bền vững, phát huy tối đa hiệu quả của chương trình thì cần phải xây dựng, chuẩn bị các phương thức quản lý, sủ dụng các công trình. Các phương án này phải đảm bảo có sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý và sử dụng. Đối với những dự án nhỏ, có thể trao quyền quyết định, lựa chọn phương án sử dụng và quản lý các dự án cho chính cộng đồng tại những điểm mà dự án thực hiện. Người dân sẽ bàn bạc, thảo luận và thống nhất phương thức quản lý và sử dụng các công trình. Sau khi thống nhất các phương án sẽ được xây dựng thành văn bản như hương ứoc, nội quy, quy chế có tính bắt buộc đối với các thành viên trong cộng đồng phải tuân thủ. Với cách làm này thì người dân sẽ chủ động sử dụng có hiệu quả các dự án, bảo vệ dự án, tiến hành duy tu bảo dưỡng, sữa chữa các công trình mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đây là điểm mấu chốt trong đảm bảo tính bền vững của các dự án vì sau khi dự án rút sẽ không còn các nguồn tài chính, nguồn lực để tiến hành duy tu bảo dưỡng nữa mà thay vào đó với các phương án có sự tham gia của người dân trong quản lý các công trình sẽ chủ động phát huy các nguồn vốn của cộng đồng tiến hành sữa chữa, bảo dưỡng công trình.
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Sau 4 năm thực hiện Chương trình 134 từ năm 2005- 2008, Chương trình đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa trong cả nước xoá được những căn nhà tạm bợ tranh tre vách lá, giải quyết thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào và hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ không có đất sản xuất. Hạng mục nhà ở được thực hiện đạt tỷ lệ cao nhất, với số lượng 328.007 nhà đạt 82% so với kế hoạch tổng kinh phí hỗ trợ là 150 tỷ đồng. Cùng với hạng mục nhà ở, hạng mục nước sinh hoạt tập trung đã thực hiện được 5.464 công trình đạt tỷ lệ 72% so với kế hoạch với tổng kinh phí là 611 tỷ đồng. Hạng mục đất sản xuất Chương trình đã khai hoang được 21.436 ha đạt tỷ lệ 47% so với kế hoạch với kinh phí là 76 tỷ đồng đã giải quyết cho 20.340 hộ có đất sản xuất. Cùng với cả nước Chương trình 134 cũng đã được triển khai tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ năm 2005 với mục tiêu hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Qua 4 năm thực hiện Chương trình tại xã đã hỗ trợ được 321 ngôi nhà đạt tỷ lệ 83,59% với tổng kinh phí hỗ trợ 1.936 triệu đồng. Hạng mục nước sinh hoạt tập trung đã hoàn thành 100% so với kế hoạch đặt ra với tổng kinh phí là 6.430 triệu đồng. Riêng hạng mục hỗ trợ đất sản xuất đật tỷ lệ thấp chỉ đạt 1,5% so với kế hoạch.
Trong giai đoạn năm 2004 trở về trước, bình quân lương thực/người/ năm của xã chỉ đạt 196 kg thấp so với mức bình quân lương thực của cả nước (bình quân lương thực đầu người của cả nước là 525 kg). Thu nhập bình quân đầu người thấp (chỉ đạt 1.580 nghìn đồng) so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước ( đạt 6450 nghìn đồng). Thu nhập thấp dẫn đến không có tích luỹ để đầu tư cho quá trình tái sản xuất do đó người dân cứ ở trong vòng luẩn quẩn đói nghèo, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ 45,2%.
Sau khoảng thời gian 4 năm, nhờ tác động của Chương trình 134 hỗ trợ về các hạng mục nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất đã có những thay đổi một cách đáng kể tới việc xoá đói giảm nghèo. Cho đến cuối năm 2008, thu nhập bình quân của các hộ nghèo tăng từ 914 nghìn đồng năm 2004 lên 2.281 nghìn đồng năm 2008, tương ứng với tỷ lệ là 249,56%. Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo giảm đi một cách đáng kể, từ 45,2% năm 2004 xuống còn 27,14 % năm 2008. Có được kết quả như vậy là do người dân có được nhà ở vững chắc không phải lo sợ khi mưa bão đến cùng với không phải mất thời gian đi lấy nước sinh hoạt xa như trước đây nữa, tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Cũng chính nhờ đó mà người nghèo có cơ hội mạnh dạn tiếp xúc với các nguồn vốn vay và các buổi tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp hơn.
Quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình 134 đã rút ra được các bài học kinh nghiệm, trong đó có cả những kinh nghiệm cần phát huy như đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của cộng đồng về cả lý luận và thực tiễn. Bài học có ý nghĩa nhất của Chương trình là đã góp phần rất lớn tới việc xoá đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo trên địa bàn xã. Bên cạnh những bài học cần phát huy thì quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình cũng còn một số hạn chế như ít có sự tham gia của người dân trong tất cả các bước của tiến trình thực hiện Chương trình, các thông tin thiếu minh bạch, chưa xây dựng các mô hình quản lý, sử dụng các công trình sau khi được hoàn thành.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
- Nên tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình 134 sớm được hoàn thành để tạo điều kiện hỗ trợ cho tất cả các hộ nghèo có được hỗ trợ như nhau tránh sự hiểu nhầm của nhân dân đối với nhà nước. Từ đó tạo điều kiện cho người nghèo ổn định cuộc sống nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Chính phủ nên trích một phần kinh phí để hỗ trợ cho công tác duy tu bảo dưỡng đối với những công trình mang tính cộng đồng như công trình nước sinh hoạt tập trung
5.2.2 Đối với địa phương
- Cần tăng cường vai trò hơn nữa của người dân trong quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình 134 tại địa phương. Vai trò của người dân phải được thể hiện ở tất cả các mặt trong quá trình thực hiện dự án từ thiết kế, lập kế hoạch thi công, theo dõi, giám sát và hưởng lợi từ công trình.
- Đối với các công trình đã đi vào sử dụng, chính quyền địa phương cần thảo luận lại với người dân về cơ chế quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình. Nên khuyến khích người dân tự quản lý. Giao quyền quản lý các công trình nước sinh hoạt cho cấp bản quản lý, khai thác.
- Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại địa phương về vai trò, mục đích, ý nghĩa và nội dung của Chương trình 134. Trang bị thêm kiến thức và lý luận về quản lý dự án và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, để từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai Chương trình trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ và khuyến khích họ cùng tham gia vào quá trình thực hiện Chương trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Hoàng Văn Cường, 2004. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc miền núi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
PGS.TS Đỗ Kim Chung, 1999. Tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo: một số vấn để lý luận và thực tiển. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 259/1999, trang 3-4, ĐH KTQD Hà Nội.
Việt Nam tấn công đói nghèo, báo cáo của Việt Nam năm 2000.
Nguyễn Xuân Hưng, 2008. Đánh giá tác động của các chương trình, dự án phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo tại huyện Điện Biên Đông - tỉnh Điện biên, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiêp Hà Nội.
Nguyễn Đức Quyền, 2006. Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
PGS.TS Phạm Vân Đình, TS Dương Văn Hiểu, ThS Nguyễn Phượng Lê, 2003. Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Đại học Nông nghiêp I Hà Nội.
TS. Mai Thanh Cúc, TS. Quyền Đình Hà, 2005. Giáo trình phát triẻn nông thôn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Mai Phương, 2007. Vai trò của người dân trong chương trình 135 ở huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I Hà Nội.
Uỷ ban dân tộc, 2006. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
GS.TS Tô Dũng Tiến, 2003. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
Hoàng Mạnh quân, 2007. Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào thiểu số nghèo đời sống khó khăn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36. luanvancuadai(IN).doc