Đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cũng có nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Như vậy doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc trích lập các quĩ làm tăng nguồn vốn kinh doanh quĩ đầu từ phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu tài sản tăng thêm ở những kỳ sau. Ngược lại, khi doanh nghiệp bị thua lỗ, việc trả lời những câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào của doanh nghiệp đã không còn chính xác nữa. Điều đó không những làm cho giá trị của bản thân của doanh nghiệp giảm sút mà còn làm cho các chủ sở hữu bị mất vốn của mình.
Trên đây em cũng đã đưa ra và phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thực hiện lợi nhuận tại công ty trong những năm vừa qua trên cơ sở những tồn tại đó Em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty
44 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo chi tiết máy móc...cũng nhằm làm tăng doanh thu nhưng với tỷ trọng còn thấp.
Bên cạnh đó, công ty cũng phấn đấu tăng cường thương mại kinh doanh nông lâm sản, dự án nhà chung cư, trong năm cũng hoàn thành dự án cơ khí xuất nhập khẩu mặc dù dự án này mới hoạt động chưa phát huy hiệu quả nhưng cũng góp phần làm doanh thu tăng 8.267.152 nghìn đồng so với năm trước và tăng 15,45% so với kế hoạch đề ra.
Như vậy năm vừa qua Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc biệt các hợp đồng lớn. Bởi các sản phẩm tiêu thụ được phải dựa vào các hợp đồng ký kết trong khi các hợp đồng này chủ yếu dựa trên mối quan hệ lâu năm của Công ty với bạn hàng chứ không rộng rãi thông qua các kênh quảng cáo, quảng bá giới thiệu sản phẩm ra đại chúng. Vì thế việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, dự án đầu tư, trúng thầu trước hết được xem đó là nỗ lực của phòng Marketing nói riêng và toàn Công ty nói chung. Điều đó chứng tỏ Công ty chú trọng đến việc thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo uy tín cho Công ty. Hơn nữa, việc thực hiện vượt mức kế hoạch chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn việc trong tìm kiếm việc làm cho mình. Đó thực sự là điều đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, cũng còn những lý do hạn chế khả năng tăng doanh thu của Công ty đó là chưa ký kết, thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn (hầu hết <=5tỷ) chưa có mặt hàng thường xuyên. Trong khâu tổ chức sản xuất đã có nhiều sai sót làm giảm doanh thu của Công ty làm cho Công ty chưa thực hiện tốt các hợp đồng điều này dẫn đến tình trạng thiếu công ăn việc làm cho công nhân viên xảy ra cục bộ ở các xí nghiệp.
Qua bảng B04b, nhìn chung, doanh thu tiêu thụ đã của các đơn vị thành viên đều tăng so với năm 2004, các đơn vị sản xuất đã hoà chung vào việc tăng doanh thu của đơn vị mình nói riêng và toàn Công ty nói chung.
Đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ việc tăng doanh thu về cơ bản có sự nỗ lực của từng đơn vị sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là sau khi chuyển đổi các xưởng sản xuất thành các xí nghiệp, đã có sự chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản và ký kết hợp đồng, điều này có ý nghĩa rất lớn và là nguyên nhân cơ bản làm tăng doanh thu của Công ty trong năm vừa qua.
Bên cạnh những thành tích đó, vẫn còn những thiếu sót mà xí nghiệp 1(cơ khí chế tạo) và xí nghiệp 3(xưởng máy nông nghiệp) vẫn chưa thực hiện tốt kế hoạch của mình bởi chế độ giao khoán của tổng Công ty không phát huy hết ưu điểm. Nó tỏ ra nhược điểm khi mà các xí nghiệp này chỉ quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu và hiện vật, đảm bảo nộp đúng, đủ số lượng đúng thời hạn. Mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm hoàn thành dẫn đến tình trạng hàng hoá bị trả lại, giảm giá bán thậm chí đã làm mất dần một số khách hàng của Công ty. Là lý do làm vỡ kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Như vậy việc giảm doanh thu là bởi của khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hai xí nghiệp này. Điều đó đã làm cho Công ty bỏ lỡ một số cơ hội tăng doanh thu của Công ty, mà đáng lẽ phải đạt được nhờ sức lực của bộ phận tiêu thụ sản phẩm bỏ ra, cũng có nghĩa là mất cơ hội tăng thêm lợi nhuận của Công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng.
3.2 Tình hình tổ chức, quản lý chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí và giá thành sản phẩm là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành là biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận bởi một điều chi phí tiết kiệm được cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận. Vì vậy ta nghiên cứu việc quản lý giá thành của Công ty năm vừa qua để nhận biết được khả năng thăng tiến ở Công ty như thế nào.
Bởi Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, lên khi xem xét tình hình quản lý chi phí và giá thành sản xuất phải xem xét giữa kế hoạch (định mức được xác định theo mỗi hợp đồng sản xuất trong kỳ) và chi phí phát sinh trong kỳ.
Qua bảng phân tích B05, nhìn chung các khoản mục chi phí sản xuất vượt mức kế hoạch đề ra làm cho giá thành sản xuất tăng 2.224.891(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,95% khá cao. Nói chung kết quả trên cho thấy trong năm 2005 Công ty chưa quản lý tốt chi phí sản xuất.
Thật vậy, nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất tăng là do chí phí sản xuất tăng 7,53%. Trong đó chủ yếu là do khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gây lên là 1.437.032(ngđ) tương ứng với tỷ lệ 8,19%; chi phí sản xuất chung tăng 18,14% cũng là nhân tố làm giá thành tăng. Mới đầu, khoản mục chi phí nhân công trong năm giảm nhưng với tỷ trọng không đáng kể lên không làm cho giá thành sản xuất giảm nhiều.
Để tìm hiểu rõ ràng, ta nghiêm cứu từng khoản mục chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản xuất trong năm của công ty như thế nào.
3.2.1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu.
Như trên đã đề cập, trong năm chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể và tỷ lệ tăng 8,19% so với kế hoạch chứng tỏ Công ty đã không quản lý mỗi khoản mục này.
Nguyên nhân trước hết làm cho chí phí nguyên vật liệu tăng là do giá cả của một số vật tư tương ứng đầu vào tăng đáng kể. Như sắt, thép, xi măng, dầu, điện...Tuy nhiên, nếu gạt nhân tố khách quan kể trên thì việc tăng chi phí của khoản mục này phải kể đến tác động chủ quan của Công ty.
Vì việc quản lý giá nguyên vật liệu hầu như không kiểm soát được bởi mỗi khi ký kết hợp đồng mới sau khi giao cho từng xí nghiệp riêng biệt, tại xí nghiệp mới tiến hành mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu, giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường lúc bấy giờ và khả năng lựa chọn của người mua vật liệu.
Vì vậy, về giá Công ty không hề kiểm soát được vì chủ định mức thông qua dự toán mà thôi. Thêm vào đó, quyền lực tuyệt đối giao cho người mua vật liệu cho xí nghiệp lên dễ dàng xảy ra việc độn giá nguyên vật liệu kể cả khi có hóa đơn đỏ, nguyên vật liệu được mua trôi nổi trên thị trường nên việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn.
Xét trên phương diện quản lý về mặt hiện vật: Hầu hết mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho các sản phẩm, dự án đều cao hơn định mức. Từ những sản phẩm quen thuộc, phổ biến, việc quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu diễn ra tương đối tốt thì ngược lại, đối với các công trình dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý nguyên vật liệu hết sức lỏng lẻo gây ra thất thoát cao, mức độ hao hụt cao, tỷ lệ hư hỏng, phế phẩm cao mà không có biện pháp thu hồi. Thực tế, việc quản lý về hiện vật còn yếu kém khi thuê kho chỉ có chức năng kiểm tra khối lượng nhập xuất theo yêu cầu chứ không quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu.
Chính vì điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu của Công ty nói chung tăng và cụ thể đối với một số sản phẩm như sau.
Chi phí nguyên vật liệu của một số sản phẩm. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Tên
Số lượng
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
1.Máy tẽ ngô to
10 chiếc
58.800.307
59.075.621
275.314
2. Máy xát cà phê
21 chiếc
6.579.798
6.994.958
415.160
3.Giá đỡ đầu dò lửa
1 chiếc
882.551
913.300
30.749
4. Phụ tùng các loại
3 chiếc
4.000.000
4.204.100
204.100
5. Dụ án Linh Cảm
Nhà máy
894.975.032
970.331.526
75.355.494
Như vậy, Công ty chưa quản lý tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong năm vừa qua về cả mặt lượng lẫn giá trị từ khâu chi tiêu đến khâu sản xuất đây là lãng phí lớn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Công ty còn làm ăn chưa tốt thì đây là khuyết điểm lớn của Công ty nói chung và của xí nghiệp nói riêng.
3.2.2 Khoản mục chi phí nhân công.
Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí nhân công giảm so với kế hoạch là 227.276(ngđ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,63%. Mới đầu, đơn giá tiền lương trong năm 2003 tăng từ 210.000 lên đến 290.000 và tăng lương cho 31 công nhân trực tiếp sản xuất, 28 nhân viên quản lý nhưng chí phí khoản mục này vẫn giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Công ty huy động lực lượng lao động bên ngoài với giá rẻ cho các dự án và các hợp đồng lớn, nhất là các dự án ở nông thôn với những dự án này, Công ty chỉ đáp ứng chủ yếu là lao động kỹ thuật mà thôi, hầu hết huy động thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn lên chi phí rất thấp. Nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm hoàn thành kém lên có nhiều lúc phá đi làm lại còn gây ra thiệt hại lớn hơn.
Tuy nhiên, việc giảm chi phí nhân công chưa phải là thành tích của Công ty trong việc quản lý lao động, bởi trong năm các xí nghiệp 1, 2, 3. Vẫn phải huy động công nhân làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó có lúc công nhân nhàn rỗi, không có việc để làm. Chính vì thế thực tế năng suất lao động của xí nghiệp năm 2005 giảm so với 2004. Cụ thể năm 2004 năng suất lao động ở xí nghiệp là 75.381.443,95 đ/người/năm trong khi đó năng suất lao động bình quân trong năm 2005 chỉ có 64.346.674,48 đ/người/năm. Như vậy Công ty đã không quản lý tốt nguồn nhân lực trong Công ty về số lượng, chất lượng. Công ty lên chú ý hơn đến tình hình lao động thường xuyên chứ không lên coi ưu thế về lao động thuê bên ngoài là chủ yếu.
3.2.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác.
Trong năm khoản mục chi phí này tăng vọt với mức tăng là 710.134(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,14%. Vì chi phí sử dụng máy trong năm được Công ty xác định là mức khấu hao của tài sản cố định trong năm lên khoản mục này hầu như không biến động gì hơn nữa lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí phát sinh trong năm. Như vậy, việc tăng chi phí sản xuất chung tăng một phần là do giá điện tăng, phần khác do việc quản lý chưa tốt chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý nhỏ và những chi phí mua ngoài khác. Hơn nữa, trình độ tổ chức kỹ thuật trong sản xuất kém nên làm các khâu sản xuất không phối hợp đồng đều nhịp nhàng phát sinh thêm các khoản chi phí bao quanh, lưu kho... Thêm vào đó là phải vay phải trả do vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng, vốn bị ứ đọng các khoản chiếm dụng nội bộ, các dự án đầu tư khó thu hồi từ nhiều năm trước chưa được giải quyết dứt điểm.
Các khoản mục chi phí khác: Hầu hết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm dùng để trang trải cho những đợt công tác xa, chi phí bồi dưõng, chi phí tiếp khách, chi phí cán bộ quản lý. Vì vậy những khoản chi phí này đòi hỏi Công ty sử dụng có hiệu quả, có nghĩa là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và khả năng ký kết hợp đồng hoặc doanh thu tăng thêm.
Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty còn thấp chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, đây là hạn chế rất lớn trong khâu tổ chức sản xuất của Công ty nói chung và của các xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là khâu quản lý nguyên vật liệu trong Công ty rất lỏng lẻo gây nên lãng phí nghiêm trọng. Như vậy, để phấn đấu tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo đòi hỏi Công ty có nhiều biện pháp quản lý chi phí trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông.
3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
B06: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ lệ
Vốn KDBQ
61.652.392
100
98.569.280
100
36.916.888
59,88
Vốn LĐBQ
44.152.370
71,62
73.994.671
75,1
29.842.301
67,59
Vốn CĐBQ
17.500.022
28,38
24.574.609
24,9
7.074.587
40,43
Nhìn vào B06 ta thấy, về mặt số lượng, trong năm 2005, Công ty đã tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh lên 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 59.88%. Trong đó VCĐ bình quân giảm trong kết cấu tổng vốn. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến việc trang bị thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty. Đây là điều không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty sản xuất công nghiệp.
Kết cấu vốn nhìn chung chưa hợp lý bởi tỷ trọng đầu tư cho vốn cố định thấp lý giải giá trị này tính theo đơn giá những năm 70, không phản ánh đúng giá trị tài sản hiện nay. Vì thế đó cũng là lý do làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp.
VLĐ trong năm 2005 tăng so với năm 2004 với mức tăng thêm là 29.842.301(ngđ). Nhìn chung, năm vừa qua, Công ty có điều kiện mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là biểu hiện tốt. Nhưng để xem xét hiệu qủa sử dụng vốn có tăng lên hay không ta xem xét chất lượng sử dụng vốn thông qua bảng phân tích sau:
B07: Tình hình sử dụng vốn. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1.Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,32
2.Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
184.032
246.965
62.663
34
3.Vốn KD bình quân
Ngđ
61.652.392
98.569.280
36.916.888
59,88
4.Vòng quay VKD(1/3)
Vòng
0,98
1,05
0,07
7,15
5.Tỷ suất lợi nhuậnVKD(2/3)
%
0,3
0,25
-0,05
-16,67
Qua phân tích trên, ta thấy trình độ sử dụng vốn của công ty năm 2005 có nhiều tiến bộ. Trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ cao là 59,88%, doanh thu lại tăng với tốc độ 71,32%, như vậy 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu hơn. Nhưng bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu lại giảm, tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm. Bên cạnh đó còn do năm 2005 công ty phải trả lãi cho các khoản vốn lưu động vay quá lớn. Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của toàn Công ty chưa được tốt lắm. Năm 2004, vòng quay vốn kinh doanh bình quân là 0,98 vòng và năm 2005 là 1,05 vòng, tăng so với năm 2004 là 0,07 vòng. Với tốc độ tăng chậm dẫn tới tốc độ chủ chuyển vốn của năm 2005 chậm, đồng thời cũng góp phần hạn chế vốn huy động bên ngoài.
3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Qua bảng phân tích B08, ta thấy hầu hết giá trị TSCĐ của Công ty rất nhỏ, đầu năm chỉ có 6.048.706 (ngđ) trong khi đó các tài sản này đã hao mòn gần hết. Đặc biệt là máy móc thiết bị chủ yếu trong sản xuất đã hao mòn đến 0,9 , các nhóm TSCĐ khác cũng vượt quá 0,6. Điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã quá cũ kỹ và đã khấu hao hết. Thực trạng hiện vật tài sản ở Công ty trực tiếp sản xuất được đưa vào sử dụng những năm 70. Ví dụ: máy tiện T 6360 sản xuất năm 1978 đưa vào sử dụng 1979, nguyên giá 15.030 ngđ, giá trị còn lại vào 31/1/2004 chỉ còn 1.657 (ngđ); máy doa đứng sản xuất năm 1976 do Liên Xô sản xuất đưa vào sử dụng năm 1982, nguyên giá 68.765 ngđ và giá trị còn lại chỉ còn 887 (ngđ) mà thôi. Điều này chứng tỏ về cả mặt giá trị lẫn hiện vật TSCĐ của Công ty đã quá sức lạc hậu, đây là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực sản xuất của Công ty. Biểu hiện là hệ số hao mòn của Công ty đầu năm là 0,79. Cũng chính vì tồn tại lớn đó, mà trong quý 4 Công ty đã tập trung vốn để mua sắm thêm tài sản đưa nhà xưởng mới vào sử dụng làm nguyên giá TSCĐ tăng vọt 13.725.684(ngđ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 226,92%. Số TSCĐ tăng thêm này để mua máy đột dập, ôtô, quyết toán dự án sản phẩm cơ khí xuất khẩu, trang bị máy vi tính, máy in và máy di động phục vụ cho công tác kỹ thuật và công tác quản lý, Đó là nguyên nhân làm hệ số hao mòn giảm chỉ còn 0,25. Đặc biệt đối với nhóm máy móc thiết bị hệ số hao mòn đã di chuyển từ 0,9 xuống còn 0,15. Như đánh gía ở trên Công ty đã có bước đột phá theo chiều sâu, cải thiện cơ bản từ khâu sản xuất. Đó là bước đi hợp lý để phát triển nhanh trong những năm tới.
3.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định.
B09: Bảng phân tích hiệu quả vốn cố định. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1. Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,3
2. LN sau thuế
Ngđ
184.302
246.965
62.633
34
3. VCĐ bình quân
Ngđ
17.500.022
24.574.609
7.074.587
40,43
4. Hs sử dụng VCĐ(1/3)
3,46
4,22
0,76
21,96
5.Ts ln VCĐ(2/3)
%
1,05
1,01
-0,04
-3,8
Qua bảng phân tích B09 ta thấy, tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty năm vừa qua chưa tốt thông qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ tăng, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn cố định thì giảm.
Để lý giải điều này, ta nhận thấy đầu năm, VCĐ chủ yếu tồn tại dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang chưa thể sử dụng được, đầu tư dài hạn vào liên doanh Biên Hoà lâu nay vẫn thua lỗ, đến khi sau khi quyết toán công trình. Mua TSCĐ vốn cố định trong Công ty chủ yếu là TSCĐ. Trong khi các loại tài sản sau này chưa kịp thích nghi với điều kiện sản xuất hiện thời, thêm vào đó hầu hết các loại TS tuy tăng về mặt giá trị nhưng về hiện vật hầu hết Công ty vẫn sản xuất bằng các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu mà loại tài sản này lại chiếm tỉ trọng nhỏ về mặt giá trị.
Những nguyên nhân trên cho thấy, việc các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm không phải là lỗi của Công ty, đó là những nhân tố khách quan, nó chưa phản ánh nỗ lực hay biện pháp của Công ty trong việc quản lý VCĐ.
3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Theo bảng phân tích Biểu B10 ta thấy, trong năm 2005, Công ty đã đầu tư thêm cho VLĐ là 29.842.301(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 67,59%. Với xu hướng nâng cao năng lực sản xuất, vốn lưu động cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu này, đồng thời Công ty cũng chú trọng tăng cường dịch vụ thương mại, kinh doanh, nông lâm sản,...
Và với hướng đầu tư như trên, trong năm Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đồng vốn đã bỏ ra hiệu quả hơn và có xu hướng cao hơn so với năm 2004 thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ tăng, chứng tỏ sản phẩm hàng hoá của Công ty bán chạy hơn và tạo điều kiện quay vòng nhanh hơn cho Công ty. Điều này làm giảm 6 ngày chu chuyển vốn và làm cho lượng vốn mang vào kinh doanh sinh lợi hơn nhiều. Do việc sử dụng vốn lưu động của Công ty đã có hướng tiến triển tốt.
Để xem xét, vì sao năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng, ta xem xét tình hình đầu tư vốn lưu động để làm rõ điều đó ta có thể thấy rằng. Khoản mục các tài khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu vốn lưu động của Công ty qua các năm. Như vậy, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta đi sâu vào phân tích hai khoản mục này.
3.3.2.1 Tình hình quản lý hàng tồn kho
Theo bảng phân tích trên ta thấy, khoản mục hàng tồn kho trong năm tăng 18.819.857 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 86,68%
Và theo bảng B10, thì tình hình quản lý hàng tồn kho trong năm 2005 chưa tốt làm số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,22 vòng, vì thế làm số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm 11 ngày nữa. Chính vì tốc độ tăng vốn tồn kho 86,68% nhưng giá vốn hàng hoá bán chỉ tăng thêm 73,45%.
B11: Tình hình quản lý hàng tồn kho. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
±tuyệt đối
Tỉ lệ±
NVL tồn kho
203.917
1,54
184.781
0,98
-19.136
-9,38
CCDC tồn kho
5.187
0,04
205.944
1,09
200.757
387,04
Cp SX-KD dở dang
7.563.254
56,92
9.951.025
52,53
2.387.771
31,57
Tp tồn kho
362.950
2,73
260.155
1,37
-102.795
28,32
Hàng hoá tồn kho
781.764
5,88
1.025.340
5,41
243.576
31,16
Hàng gửi đi bán
4.369.438
32,89
7.315.878
38,62
2.946.440
67,43
Tổng
13.286.510
100
18.943.123
100
5.656.613
42,47
Trong đó, thành phẩm tồn kho giảm, sản phẩm của Công ty tiêu thụ bình thường, nhưng hàng hoá tồn kho tăng 31,16% cho thấy hoạt động thương mại trong Công ty bình thường mà doanh thu tăng chứng tỏ có nhiều đơn đặt hàng mới nên mới lưu kho nhiều (vì có cầu mới chuẩn bị cung). Tuy nhiên có một số sản phẩm không bán được do chuẩn bị cung ứng không kịp. Đặc biệt nguyên nhân chính làm hiệu quả sử dụng vốn tồn kho giảm là vì chi phí sản xuất kinh doanh rõ ràng chiếm tỉ trọng lớn năm 2005 lại tăng 31,57% so với 2004. Hầu hết những chi phí này tồn tại dưới những công trình xây dựng cơ bản, nguyên nhân tại bên A vẫn chưa quyết toán nên công ty chưa có nguồn thu để trang trải cho những chi phí này. Thêm vào đó, giá trị hàng giao bán của công ty cũng lên đáng kể lên doanh thu chưa thể ghi nhận được. Hầu hết các hàng hoá này đều bán cho mọi nơi trên cả nước kể cả khu đồng bằng sông cửu long và khu vực tây nguyên, trong đó không thể tránh khỏi vấn đề lưu thông chậm. Hơn nữa, lại phải gửi chuyên gia để lắp đặt, giúp hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ.
Thêm vào đó là mức tăng rất lớn của khoản mục công cụ dụng cụ, mặc dù khoản mục này chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vì tốc độ tăng 387,04% cũng là điều đáng chú ý. Trong năm sau khi mua các thiết bị mới, các tài sản cố định cuối năm sau khi tính khấu hao đã chuyển thành công cụ dụng cụ. Tuy nhiên khoản mục này cũng không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn tồn kho.
3.3.2.2 Tình hình quản lý khoản phải thu.
Ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu VLĐ của Công ty, năm 2004 chiếm 50,28% năm 2005 là 42,8%. Trong năm vừa qua các khoản phải thu đã giảm 2.346.012 nghìn đồng, với tốc độ giảm là 14,86%, trong khi doanh thu tăng trên 40% là nguyên nhân làm tăng các chỉ tiêu hiệu quả đánh giá khoản phải thu.
Cụ thể năm 2004 bình quân chỉ thu được 2,69 lần tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 134 ngày, đến 2005 giảm xuống chỉ còn 117 ngày để thu được nợ.
Qua bảng phân tích B12 ta thấy các khoản phải thu của khách hàng tăng 12,60%. Tuy nhiên với mức tăng này là điều bình thường khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể. Ngoài ra việc giải quyết dứt điểm khoản phải thu nội bộ là 3.957.919 nghìn đồng đã tồn tại nhiều năm trong Công ty làm cho các khoản phải thu giảm mạnh cũng là nguyên nhân làm cho tình hình quản lý vốn lưu động trong năm tốt hơn.
Hơn nữa Công ty đã giảm các khoản trả trước cho người bán để sử dụng nguồn vốn này cho các việc khác, chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp tận dụng nguồn vốn và sử dụng hợp lý hơn. Trong khi Công ty luôn phải đi vay ngắn hạn hàng năm nếu giảm được các khoản phải thu này thì không những Công ty đã tận dụng được cơ hội đầu tư mà còn giảm chi phí lãi vay.
B12: Kết cấu các khoản phải thu (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
±tuyệt đối
Tỉ lệ±
Phải thu khach hàng
10.453.840
66,22
11.770.788
87,58
1.316.948
12,60
Trả trước cho người bán
610.461
3,87
453.921
3,38
-156.540
-25,64
Thuế GTGT được khấu trừ
648.693
4,11
901.538
6,71
252.845
38,98
Phải thu nội bộ
3.957.919
25,07
-
-
-3.957.919
-100
Phải thu khác
115.699
0,73
314.353
2,33
198.654
171,70
Tổng
15.786.612
100
13.440.600
100
-2.346.012
-14,86
Nhìn chung năm vừa qua, Công ty đã có các biện pháp hợp lý trong quản lý khoản phải thu nhưng vẫn chưa triệt để khi để số nợ phải thu quá hạn từ năm 2004 đến nay lên đến 709.219 nghìn đồng trong đó phải thu của khách hàng là 581.573 nghìn đồng hầu hết là do bên A chưa thực hiện quyết toán các dự án đầu tư đã hoàn thành. Hơn nữa với số này Công ty chưa xác định rõ nguyên nhân.
Như vậy trong năm 2005 tình hình sử dụng vốn của Công ty có nhiều tiến bộ. Mặc dù vậy tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh còn thấp: 0,25%, đó là con số qúa thấp so với các hình thức đầu tư khác ngay cả gửi ngân hàng thì lãi suất cũng giao động trên 0,55%/12 tháng, còn đầu tư dài hạn vào trái phiếu cũng có mức 7% đến 8% mỗi năm. Do đó, Công ty cần tích cực hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chương ii
Một số giảI pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội
1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phấn đấu gia tăng lợi nhuận của Công ty trong năm qua.
Năm 2005 là một năm tương đối thành công với công ty trong quá trình phấn đấu tăng lợi nhuận.
* ưu điểm:
- Thứ nhất trước hết phải nói đến nỗ lực phấn đấu trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong doanh thu. Đặc biệt đã tạo niềm tin cho Tổng công ty và khách hàng, điều đó sẽ giúp cho Công ty thời gian tới thuận lợi hơn trong việc huy động vốn về ký kết hợp đồng. Đồng thời cũng chứng tỏ Công ty đã tự chủ trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là hướng đầu tư cho sản phẩm cơ khí nông nghiệp tỏ ra có hiệu quả.
- Thứ hai với định hướng đầu tư theo chiều sâu, cải thiện dần năng lực sản xuất cũng là hướng đi đúng đắn, tuy chưa phát huy hiệu quả trong năm vừa qua nhưng là điểm tựa để nâng cao lợi nhuận những năm tới. Đồng thời với tình hình quản lý vốn như trên chứng tỏ Công ty đã có nhiều đổi mới tích cực trong quản lý và sử dụng vốn.
Bên cạnh những ưu điểm trong năm 2005 Công ty cũng còn một số nhược điểm cần khắc phục.
* nhược điểm:
- Thứ nhất những bất cập trong quá trình sản xuất bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được làm chi phí sản xuất của Công ty tăng cao, và lãng phí lớn làm cho giá thành sản phẩm lớn. Đặc biệt trong quản lý chi phí nguyên vật liệu là nguyên nhân chính làm lợi nhuận của Công ty chưa tương xứng với tiềm lực của mình.
- Thứ hai Công ty cũng chưa có sự cân đối giữa các mục tiêu thị trường, việc làm và lợi nhuận, nên trong kỳ, để phấn đấu dành các dự án công trình Công ty phải chấp nhận lỗ để giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Đặc biệt với kết cấu vốn mà tỉ trọng nợ lại cao làm cho nỗ lực sản xuất kinh doanh cả năm của Công ty chủ yếu để đem trả nợ mà thôi, vì thế lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và thành lập các quỹ không đáng kể. Mặc dù điều này không tránh khỏi bởi nhu cầu vốn ngắn và dài hạn ngày càng tăng theo mức tăng của đầu ra nhưng Công ty cần có nỗ lực hơn để giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra với năng lực của Công ty, khả năng nâng cao lợi nhuận vẫn còn nếu Công ty quản lý tốt hơn nguồn vốn của mình. Đó là phải cân đối giữa vốn lưu động và vốn cố định; Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Phướng hướng phát triển của công ty trong năm 2006
Với đà thắng lợi mà công ty đã đạt được năm qua, để ngày càng củng cố chỗ đứng trên thị trường và cải tổ tình hình sản xuất của Công ty nhằm nâng cao giá trị nhằm chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá. Căn cứ nghị quyết đảng uỷ Công ty họp lần thứ 3 tháng 12 năm 2005, căn cứ vào định hướng của Tổng Công Ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi đến 2010, căn cứ nhu cầu thị trường, công ty dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh 2006 :
Mục tiêu sản xuất, kinh doanh là:
Năm 2006, sản xuất, kinh doanh của công ty có những khó khăn, thuận lợi chính như sau:
Khó khăn:
- Giá vật tư các loại tăng đột biến như: sắt, thép, nhựa.. ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động kinh tế và triển khai công tác sản xuất kinh doanh
- Các xí nghiệp mới sáp nhập về công ty còn khó khăn về công ăn, việc làm, số lao động dôi dư nhiều, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ.
- Dịch cúm gia cầm cũng có ảnh hưởng đến doanh thu của một số xí nghiệp.
Thuận lợi:
- Có sự giúp đỡ to lớn kịp thời của Tổng Công ty trong thi công các công trình trọng điểm về thuỷ lợi, thuỷ điện trong cả nước.
- Đội ngũ cán bộ công ty đoàn kết nhất trí có kinh ngiệm trong sản xuất.
Công ty đặt mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2006 như sau
Doanh thu: 130tỷ đ trong đó:
Sản xuất công nghiệp : 45 tỷ
Thương mại- dịch vụ : 30 tỷ
Xây lắp : 55tỷ
Lương bình quân: Khu vực Hà Nội phấn đấu đạt 1.600.000đ/người, trong đó các xí nghiệp là: 1.200.000đ/ người.
Lợi nhuận: 2% doanh thu; thương mại- dịch vụ 0.5 %; xây lắp 1% doanh thu.
Với những phấn đấu cao như vậy, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thiết thực để đạt kết quả tốt nhất.
* Phương hướng kinh doanh trong năm tới:
- Duy trì và phát triển các hàng cơ khí phù hợp với năng lực máy móc thiết bị, công nhân và thị trường hiện có.
+ Dịch vụ gia công, sửa chữa phụ tùng máy móc thiết bị
+ Sản xuất sản phẩm truyền thống : Bình bơm trừ sâu, phụ tùng máy nông nghiệp, sản phẩm nhựa,
+ Sản xuất máy tẽ ngô, dây truyền chế biến cà phê,
- Tham gia đấu thầu thi công công trình thuỷ lợi: thi công công trình thuỷ điện PLEIKRONG và Cửa Đạt.
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu và chế tạo đầu phá thuỷ lực, sản xuất đầu phá thuỷ lực cung cấp cho thị trường.
- Phát triển thị trường để chế tạo các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách hàng : Băng tải nghành hàng không, nhà xưởng kết cấu thép,...
- Phát triển kinh doanh thương mại và các hoạt động kinh doanh khác.
- Pháp huy cao độ tính năng động, sáng tạo của nhiều cá nhân và đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
- Tích cực giải quyết tồn tại trong thanh toán công nợ, tạm ứng,
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo hiệu quả kinh doanh
3. Một số kiến nghị và biện pháp gia tăng lợi nhuận đối với công ty
3.1. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Vì khoản mục chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty, nhưng đã nhiều năm rồi, công ty vẫn sử dụng lãng phí, không những làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu quản lý tốt khoản mục này sẽ làm cho lợi nhuận công ty tăng thêm rất lớn.
Thật vậy, trong năm vừa qua, nếu công ty nói chung và các xí nghiệp nói riêng quản lý tốt chi phí này trong từng hợp đồng thì sẽ góp phần tiết kiệm 1.437.032 (ngđ) cũng có nghĩa là làm lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1.437.032 (ngđ) và lợi nhuận hoạt động kinh doanh công ty đáng lẽ nhận được là : 2.708.319 (ngđ) chứ không phải là: 1.393.035( ngđ)
Nếu xét cả mức độ trượt giá làm chi phí NVL tăng khoảng 10% thì mức chi phí tăng thêm do việc sử dụng lãng phí NVL là: 1.293.329 (ngđ) chiếm 2,15% doanh thu cao hơn tỉ lệ tỷ suất lợi nhuận doanh thu đặt ra là 2%.
Do đó, yêu cầu quản lý chặt chẽ khoản mục này, điều quan trọng nhất và thiết thực nhất để công ty tăng lợi nhuận trong những năm tới. Nhất là trong năm 2005, tỉ trọng các dự án xây lắp tăng thêm do đó chi phí NVL sử dụng sẽ tăng thêm nên yêu cầu này trở nên cấp thiết hơn:
-Trong khi giao các hợp đồng cho từng đợn vị thực hiện, thay vì giao khoán giá thành của toàn bộ hợp đồng cho các đơn vị thực hiện thì chi tiết ra từng khoản mục chi phí cụ thể về cả giá trị lẫn số lượng của từng khoản mục chi phí như trong dự toán chi phí của hợp đồng. Sau khi quyết toán, mỗi hợp đồng công ty đối chiếu cụ thể từng khoản mục chi phí thực tế so với kế hoạch của từng hợp đồng, xác định nguyên nhân lãi lỗ, đồng thời đơn vị thực hiện phải giải trình được những chi phí đã phát sinh.
- Thành lập bộ phận KCS trong đó một phần chuyên kiểm tra chất lượng đầu vào của NVL. Trước kia, NVL đầu vào không quản lý được nên trong khi đem vào sử dụng thường bị hư hỏng và mức tiêu hao nhiều hơn dự kiến. Ví dụ như que hàn có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu hơn que hàn có chất lượng kém. Điều này không những là cơ sở để tạo ra sản phẩm tốt mà còn giải quyết được những trường hợp không đảm bảo phải tháo ra làm lại.
- Quản lý hàng tồn kho NVL phải chặt chẽ từ khâu nhập kho, lưu kho, xuất kho, tránh tình trạng tráo đổi vật tư. Để làm được điều này, công ty phải giao trách nhiệm cho từng đối tượng cụ thể trong việc bảo quản vật tư trong từng khâu cụ thể. Đặc biệt, khi xuất kho phải có giấy đề nghị xuất kho của người có thẩm quyền (thường là giám đốc xí nghiệp) trong đó chỉ rõ số lượng, chủng loại cụ thể để đảm bảo phù hợp với định mức kỹ thuật của từng hợp đồng.
- Với phương pháp quản lý hàng tồn kho như hiện tại của công ty, mặc dù vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho quá trình sản xuất vì thông thường nhu cầu vật tư cho một hợp đồng cũng không quá nhiều. Nhưng việc kiểm soát giá cả trong điều kiện biến động bất thường như hiện nay rất khó khăn. Có những hợp đồng sản xuất máy dồn dập, chi phí NVL tăng lên gần 30% bởi sự biến động của giá cả sắt, thép, nhựa, que hàn, đồng thời việc này cũng giảm bớt chi phí đi lại, vận chuyển trong quá trình mua hàng.
- Đối với các dự án xây lắp ở những vùng xa xôi, nông thôn, vì công ty vẫn chưa có biện pháp nào thích hợp để quản lý khoản mục chi phí này, thêm vào đó, đội ngũ công nhân thực hiện các dự án hầu như là thuê ngoài nên không có ý thức bảo vệ tài sản của công ty nên gây ra mất mát. Vì thế công ty phải tăng cường việc giám sát, thi công ở những điểm này.
- Thêm vào đó, Công ty nên có những chính sách khuyến khích, phát huy các ý tưởng sáng tạo cho những hợp đồng thực hiện tốt những qui định về chi phí sản xuất theo tỉ lệ hoàn thành. Như thế sẽ khuyến khích công nhân có trách nhiệm hơn với công việc của mình.
3.2 Tăng cường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Với kế hoạch tiêu thụ trong năm 2006 đặt ra với doanh thu là 130 tỷ (đ) thì hầu hết chính là sự gia tăng của các dự án xây lắp: 55 tỷ, thương mại- dịch vụ: 30 tỷ(đ), sản xuất công nghiệp là: 45 tỷ (đ). Do đó, công ty có thể nâng cao chỉ tiêu này lên nếu biết tận dụng được nguồn lực sản xuất của mình với các phương hướng thực hiện như sau:
- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lắp đặt thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Tây Nguyên. Đây có thể xem là thị trường tiềm năng của công ty bởi nhu cầu về máy xay cà phê, thiết bị chế biến gỗ, nông lâm sản, bơm trừ sâu, máy sấy, bơm nước.. của các hộ kinh doanh ở đây rất lớn. Thay vì công ty chỉ cung cấp thiết bị hầu hết cho các công ty dựa trên sự quen biết thì công ty có thể mở một chi nhánh hay văn phòng đại diện ở khu vực này nhằm cung cấp sản phẩm cho từng đơn vị sản xuất nhỏ, hộ gia đình mà không tốn thời gian và chi phí ký kết hợp đồng.
- Công ty nên thiết lập hệ thống bán hàng thông qua việc gửi bán ở các cửa hàng, đại lý ở khắp nơi trong cả nước thay vì việc đôn đáo đi tìm kiếm hợp đồng, thậm chí công ty cũng nên mở một phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời tăng cường khâu Marketing, quảng bá sản phẩm trên những phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tờ gấp. Đặc biệt nên mở trang Website riêng nhằm liên kết thị trường tiêu thụ ở khắp nơi. Hơn nữa, công ty còn có thể thuê môi giới để nâng cao khả năng ký kết hợp đồng. Có biện pháp khuyến khích các tổ chức cá nhân trong, ngoài công ty làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm bằng cách trích tỉ lệ hoa hồng theo từng giá trị hợp đồng cho người môi giới công ty.
- Chủ động hơn trong chính sách giá, tuỳ vào năng lực sản xuất của mình mà có thể định giá thấp hơn kế hoạch nhưng phải đảm bảo có lãi. Nếu giá quá cao gây khó khăn trong tiêu thụ thì công ty nên sử dụng các dịch vụ sau bán hàng như: sửa chữa, bảo hành, cung cấp phụ tùng thay thế, cung cấp thông tin miễn phí về tính năng, biện pháp sử dụng và bảo quản sản phẩm để thu hút khách hàng.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sang Campuchia và tăng cường ký kết những hợp đồng lớn với Lào. Để thực hiện được điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp khảo sát nhu cầu thị trường, đặc trưng sản phẩm, giá cả ở những khu vực này bằng cán bộ của công ty hoặc thuê chuyên gia. Đặc biệt, nâng cao khả năng cũng như chức năng của phòng Marketing trong việc tìm hiểu và đánh giá thị trường.
3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tổ chức tốt công tác sản xuất ở các xí nghiệp, đây là điều kiện cần thiết để sản phẩm hoàn thịên hơn :
- Mỗi xí nghiệp có một tổ trưởng tổ sản xuất quản lý ngày làm, giờ làm cũng như chất lượng công việc hoàn thành của công nhân trong các ca, kíp. Từ đó cuối tháng, quí có biện pháp khen thưởng cụ thể đến từng cá nhân.
- Nâng cao tỉ trọng máy móc thay vì lao động trực tiếp để nâng cao độ chính xác, độ bền của sản phẩm cũng như nâng cao năng suất lao động.
- Hầu như các xí nghiệp không quan tâm nhiều đến lợi nhuận vì quyền lợi hưởng qúa ít từ nguồn này, ngoài việc quan tâm đến thu nhập hợp lý, bất hợp lý và cơ hội thăng tiến thì chẳng có gì rõ ràng hơn cả. Nên việc hoàn thành sản phẩm cũng chỉ quan tâm về số lượng mà thôi. Vì vậy phải có biện pháp xử lý đến từng khâu sản xuất ngay trong xí nghiệp.
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới, đưa hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, áp dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm. Do đó, đòi hỏi bộ phận KCS của công ty phải hoạt động tích cực hơn trong việc quản lý chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm.
Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân:
- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân tại các trường dạy nghề
- Tổ chức tham quan, học tập, tại các đơn vị cùng ngành.
- Thuê chuyên gia tập huấn, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật mới.
- Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi từ cấp tổ, đội, xí nghiệp, toàn công ty để phát hiện nhân tố điển hình góp phần nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm cho công nhân.
- Tổ chức các cuộc thi giữ bậc trước khi nâng bậc.
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thường xuyên tạo điều kiện cho người công nhân phát huy sáng kiến và bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sống cho CNV về cả sức khỏe lẫn đời sống tinh thần.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thì công ty cũng tạo sự khác biệt của sản phẩm mình với các sản phẩm khác: mẫu mã, tốc độ cung cấp, độ tin cậy và hoàn hảo về thông tin sản phảm, tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng.
3.4 Lập kế hoạch trả nợ nhằm giảm tỉ lệ vốn vay trong kết cấu vốn của công ty.
Hầu hết những năm vừa qua, những kết quả của công ty làm được chủ yếu cũng để trả lãi mà thôi, thậm chí nợ gốc ngày càng gia tăng mà vẫn không giải quyết được, hơn nữa lại có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể: nợ quá hạn của công ty hai năm vừa qua lên đến 802.694 (ngđ) trong đó là nợ dài hạn. Hiện nay với kết cấu nợ gần 90% làm cho lãi vay phải trả hàng năm chiếm 78,68% lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm qua, nếu kết cấu nợ giảm xuống 80% thì lợi nhuận hoạt động sản xuất trước thuế của doanh nghiệp tăng thêm 111.139 (ngđ) và lợi nhuận sau thuế tăng thêm 75.575 (ngđ).
Như vậy, để tăng lợi nhuận để lại, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường tiến trình xin nhà nước khoanh nợ khó có khả năng trả nợ được thành vốn ngân sách cấp, mặc dù đây là giải pháp tình thế nhưng góp phần tạo đà cho sự phát triển trong những năm sau và thoát khỏi vòng luẩn quẩn: thiếu vốn- vay nợ - trả lãi - lỗ - thiếu vốn bổ sung.
- Đối với các khoản phải trả cho nhà cung cấp, làm đơn giải trình về tình hình sản xuất- kinh doanh để xin nhà cung cấp chuyển khoản phải trả thành vốn đầu tư dài hạn vào công ty.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên doanh, liên kết, trong khi liên doanh Hà Nội đem về công ty doanh thu hoạt động tài chính là 124(trđ) nhưng liên doanh Biên Hoà từ suốt thời gian đầu tư đến nay vẫn chưa mang lại kết quả gì cho công ty. Như vậy, sau khi giải thể liên doanh Biên Hoà, công ty nên thành lập chi nhánh ở miền Nam để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm lỗ hoạt động tài chính.
Đối với nợ dài hạn:
Để trả được khoản này yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ (chủ yếu là TSCĐ) mà hầu hết đầu tư bằng 90% nợ vay:
- Tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Với 30% công suất chưa sử dụng đến, Công ty có thể ký kết các hợp đồng với mức giá đặc biệt, chỉ bù đắp vốn lưu động phát sinh thêm mà thôi. Phòng kỹ thuật xây dựng định mức cho từng máy, từng ca máy, lập biểu theo dõi năng suất của từng máy, như vậy có thể đánh giá hiệu quả TSCĐ một cách chính xác.
- Công tác tốt bảo quản TSCĐ để giảm hao mòn về mặt hiện vật, đảm bảo thời gian hoạt động lớn hơn thời gian sử dụng kinh tế nhằm thu hết giá trị TSCĐ đã đầu tư. Thực hiện phân loại, phân cấp TSCĐ. Tiến hành giao tài tản cố định cho từng bộ phận, cá nhân rõ ràng và có chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình bảo quản và sử dụng.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sử dụng, vận hành máy móc thiết bị, tăng cường kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị.
- Với tỉ lệ khấu hao bình quân toàn công ty hiện nay là 7,5%/ năm hầu nhưng bé hơn số lãi vay phải trả cho việc đầu tư vào TSCĐ. Như vậy có thể tăng tỉ lệ khấu hao này đến 10% thì hợp lý hơn. Quĩ khấu hao hàng năm sau khi trích lập tiến hành trả lãi và nợ gốc, tránh tình trạng chỉ trả lãi như hiện nay.
Với khoản nợ ngắn hạn, tốt nhất là quản lý tốt các khoản phải thu nhất là các khoản phải thu quá hạn.
Một số kiến nghị:
- Đối với tổng công ty:
+ Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và giải quyết kịp thời các vấn đề nhân sự, đầu tư, tài chính kế toán, tiền lương,
+ Đầu tư vốn hoặc bảo lãnh để công ty vay vốn thực hiện các dự án có hiệu quả.
+ Cho vay vốn ngắn hạn khi cần thiết.
+ giao nhiệm vụ thi công, cơ chế khoán đơn giá thi công, tạm gi
- Đối với cơ quan nhà nước:
+ Giải quyết kịp thời các đề nghị và vướng mắc của doanh nghiệp
+ Xác định và miễn giảm tiền thuê đất cho phù hợp với doanh nghiệp.
Kết luận
Đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cũng có nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Như vậy doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc trích lập các quĩ làm tăng nguồn vốn kinh doanh quĩ đầu từ phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu tài sản tăng thêm ở những kỳ sau. Ngược lại, khi doanh nghiệp bị thua lỗ, việc trả lời những câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào của doanh nghiệp đã không còn chính xác nữa. Điều đó không những làm cho giá trị của bản thân của doanh nghiệp giảm sút mà còn làm cho các chủ sở hữu bị mất vốn của mình.
Trên đây em cũng đã đưa ra và phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thực hiện lợi nhuận tại công ty trong những năm vừa qua trên cơ sở những tồn tại đó Em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty
Do kiến thức còn hạn chế cộng với quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty còn quá ít vì vậy những giải pháp mà em đưa ra chủ yếu mang tính lý thuyết. Em mong các cô chú trong công ty cùng các thầy cô góp ý để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 4 năm 2006
Chỉ tiêu
ĐV
2004
2005
So sánh tt 2005 với 2004
So sánh tt 2005 với kh
Kế hoạch
Thực tế
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ngđ
60.536.102
95.000.000
103.708.711
43.172.609
71,3
23.708.711
29,64
A. Sx sphẩm công nghiệp
Ngđ
45.712.356
75.000.000
80.617.813
34.905.457
76,36
5.617.813
7.49
- Thiết bị cơ khí nn và thuỷ lợi
Ngđ
30.540.230
60.000.000
62.398.161
31.857.931
104,3
2.398.161
3,99
+ Mía đường
Ngđ
25.289.964
40.500.000
42.667.239
17.380.375
68,74
2.167.239
5,35
+ Thuỷ lợi
Ngđ
2.091.548
9.000.000
9.400.392
7.308.844
394,45
400.392
4.45
+ Thiết bị cơ khí & chế biến
Ngđ
3.161.816
10.500.000
10.330.530
7.168.714
226,73
-169.470
-1,62
- Chế tạo & phục hồi phụ tùng
Ngđ
1.572.128
15.000.000
18.219.652
3.047.524
20.09
3.219.652
21,46
B. Dịch vụ- thương mại
Ngđ
14.823.746
20.000.000
23.090.898
8.267.152
55,57
3.090.898
15,45
B04a : Tình hình tiêu thụ theo phân loại sản phẩm của công ty 2004- 2005
B04b: Tình hình tiêu thụ phân loại theo đơn vị sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐV
2004
2005
So sánh tt 2005 với 2004
So sánh tt 2005 với kh
Kế hoạch
Thực tế
± tuyệt đối
Tỉ suất ±
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1. Xí nghiệp 1
Ngđ
3.963.552
4.890.000
4.117.326
153.774
3,88
-772.674
-15.80
2.Xí nghiệp 2
Ngđ
3.602.208
5.300.000
5.915.912
2.313.704
64,23
651.912
12,30
3. Xí nghiệp 3
Ngđ
2.656.642
4.000.000
3.286.375
629.733.
23,70
-713.625
-17,84
4. Xí nghiệp 4
Ngđ
1.811.306
2.750.000
3.913.025
1.101.719
60,82
163.025
5,93
5. Ban công nghệ cao
Ngđ
6.500
10.000
15.000
3.500
53,85
5.500
55,00
6. Công ty
Ngđ
28.541.815
30.550.000
40.912.406
12.370.591
43,34
10.362.406
33,92
- Thương mại
Ngđ
23.394.333
25.000.000
33.015.227
9.620.894
41,12
8.015.227
32,06
-.Kế hoạch- đấu thầu
Ngđ
5.147.482
5.500.000
7.897.179
2.749.697
53,42
2.347.179
42,29
B05: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty năm 2005
Chỉ tiêu
ĐV
Kế hoạch
Thực tế
So sánh tt với kh
Số tiền
%
Số tiền
%
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1. Chi phí phát sinh trong kỳ
Ngđ
25.502.844
100
27.422.734
100
1.919.890
7,53
Chi phí NVL trực tiếp
Ngđ
17.553.471
68,83
18.990.503
69,25
1.437.032
8,19
Chi phí NCC
Ngđ
4.033.596
15,82
3.806.320
13,88
- 227.276
-5,63
Chi phí sxc và chi phí bằng tiền khác
Ngđ
3.915.777
15,35
4.625.911
16,87
710.134
18,14
- Chi phí sử dụng máy
Ngđ
661.000
16,88
702.000
15,18
41.000
6,20
2. Chi phí dở dang đầu kỳ
Ngđ
9.309.212
9.779.977
470.765
5,06
3. Chi phí dở dang cuối kỳ
Ngđ
9.956.308
10.122.072
165.764
1,66
Giá thành sản xuất (1+2-3)
Ngđ
24.855.748
27.080.639
2.224.891
8,95
B08. Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2005
Nhóm TSCĐ
ĐV
NG TSCĐ
Số khấu hao luỹ kễ
Giá trị còn lại
Hệ số hao mòn
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Giá trị
Tỉ trọng
Đầu năm
Cuối năm
1. Nhà cửa vật kiến trúc
Ngđ
2.251.362
3.417.949
1.398.902
1.401.359
2.016.590
13,52
0,62
0,41
2. Máy móc thiết bị
Ngđ
3.448.311
14.769.370
3.103.480
3.175.414
11.593.955
77,74
0,9
0,15
3. Phương tiện vận tải
Ngđ
158.269
1.215.171
136.111
144.043
1.071.128
7,24
0,86
0,12
4. Thiết bị dụng cụ quản lý
Ngđ
190.764
371.900
133.523
140.057
231.844
1,5
0,7
0,38
Tổng
Ngđ
6.048.706
19.774.390
4.772.016
4.860.873
14.913.517
100
0,79
0,25
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
Doanh thu
Ngđ
42.112.663
60.536.102
103.708.711
18.423.439
43,75
43.172.609
71,3
2
Giá thành sản phẩm
Ngđ
40.243.156
59.533.495
102.315.676
19..290.339
47,93
42.728.181
71,86
3
Tổng vốn KD BQ
Ngđ
41.539.491
61.652.392
98.569..280
20.112.901
48,42
36.916.888
59,88
4
LN sau thuế
Ngđ
137.269
184.302
246.965
47.033
34,26
62.663
34
5
LN/DT (4/1)
%
0,33
0,31
0,24
- 0,02
- 6,06
- 0,07
- 22,6
6
LN/VKD (4/3)
%
0,33
0,3
0,25
- 0,03
- 9,09
- 0,05
-16,67
7
LN/giá thành(4/2)
%
0,34
0,31
0,25
-0,03
-8,82
-0,06
-19,35
B03 - Biểu các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận về hoạt động kinh doanh của công ty
B01. Tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty những năm gần đây
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
1.Doanh thu thuần
Ngđ
42.112.663
60.536.102
103.708.711
- Sản xuất công nghiệp
Ngđ
30.126.754
45.712.356
80.617.813
- Dịch vụ- thương mại
Ngđ
11.985.909
14.823.746
23.090.898
2. Vốn sx- kd bình quân
Ngđ
41.539.491
61.652.392
98.569.280
VLĐ bình quân
Ngđ
31.397.951
44.152.370
73.994.671
3. Nguồn vốn kd bình quân
Ngđ
41.539.491
61.652.392
98.569.280
- Nợ phải trả
Ngđ
33.426.828
53.495.780
88.288.504
- Vốn CSH
Ngđ
8.112.662
8.156.612
10.280.776
4. Lợi nhuận thuần hđ kd
Ngđ
201.867
1.002.606
1.393.035
5. Lợi nhuận trước thuế
Ngđ
190.651
255.975
343.007
6. Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
137.269
184.302
246.965
7. Nộp NSNN
Ngđ
1.192.606
601270
1.126.682
8. Số lđ bình quân
Người
265
543
637
9.Thu nhập bình quân
Ngđ/ ng/năm
1.060
1.150
1.300
mục lục
Trang
Lời nói đầu.
Chương I: Thực trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội 1
I. Khái quát chung về công ty 2
1. Sự hình thành và phát triển 2
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 2
3. Sơ đồ quản lý của công ty.. 3
II. Thực Trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng.......................... 4
1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2003 – 2005 4
2. Phân tích lợi nhuận . 5 2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 5
2.2. Lợi nhuận từ hoạt tài chính và lợi nhuận khác . 6
2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6
2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 7
2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 7
3. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu lợi nhuận của công ty trong năm 2005. 8
3.1. Doanh thu tiêu thụ. 8
3.2. Tình hình tổ chức, quản lý chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ sản phẩm. 11
3.2.1. Quản mục chi phí nguyên vật liệu 11
3.2.2 .Quản mục chi phí nhân công. 13
3.2.3 Quản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác. 14
3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty. 14
3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 16
3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định 16
3.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 17
3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động... 17
3.3.2.1 Tình hình quản lý hàng tồn kho 18
3.3.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu.. 29
Chương II: Một số kiến nghị và biện pháp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội................................................................................................................... 21
1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận 22
2. Phương hướng phát triển của công ty năm 2006......... 23
3. Một số kiến nghị và biện pháp tăng lợi nhuận với công ty. 24
3.1. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu ... 24 3.2 Tăng cường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 26
3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm.. 27
3.4. Lập kế hoạch trả nợ nhằm giảm tỷ lệ vốn vay trong kết cấu vốn của công ty. 30
Kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trờng Đại học KTQD Hà nội – Nhà Xuất bản Thống kê, 2001 )
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
PGS.TS. Phạm Thị Gái – Nhà xuất bản giáo dục, 1997
Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
TS. Nguyễn Thế Khải – Nhà Xuất bản Tài chính, 2000
Một số từ viết tắt
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lu động
CSH Chủ sở hữu
NSNN Ngân sách nhà nớc
QLDN Quản lý doanh nghiệp
NVL Nguyên vật liệu
NC Nhân công
SXC Sản xuất chung
B10. Bảng phân tích tình hình sử dụng VLĐ 2005
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1. Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,3
2. Giá vốn hàng bán
Ngđ
57.76.188
100.200.781
42.431.593
73,45
3. Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
184.302
246.965
62.663
34
4. VLĐ bình quân
Ngđ
44.152.370
73.994.671
29.842.301
67,59
4a. Vốn tồn kho bình quân
Ngđ
21.712.315
40.532.1725
18.819.857
86,68
4b. Phải thu bình quân
Ngđ
22.440.055
33.915.356
11.475.301
51,14
5. Số vòng quay VLĐ (1/4)
Vòng
1,37
1,4
0,03
2,2
5a. Vòng quay hàng tồn kho (1/4a)
Vòng
2,78
2,56
-0,22
-7,9
5b. Vòng quay phải thu (1/4b)
Vòng
2,69
3,06
0,37
13,7
6. Kỳ chu chuyển VLĐ (360/5)
Ngày
263
257
-6
-2,28
- Số ngày luân chuyển hàng tồn kho (360/5a)
Ngày
129
140
11
8,53
- Kỳ thu tiền bình quân (360/5b)
Ngày
134
117
-17
-12,69
7. Tỉ suất ln VLĐ (3/4)
%
0,42
0,33
- 0,09
-21,43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT454.doc