Luận văn Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Các doanh nghiệptư nhân thành phốCần Thơ có nhiều đóng góp chosự phát triển kinhtế địa phương.Mặc dùvậy, các doanh nghiệp nàyhầuhết là doanh nghiệpvừa và nhỏ ( trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếmtỷlệ cao), nguồn vốn thấp, nhucầu vayvốn cao. Trongtấtcả các nguồn mà doanh nghiệp có thể vay thìvốn ngân hàng là nguồnvốn vaytối ưu. Nhưng nhìn chung nguồnvốn vay này có thờihạn ngắn, các doanh nghiệp chỉ có thểsửdụng đểbổ sungvốn lưu động. Ngân hàng là nguồn cung ứngvốn chủyếu cho các doanh nghiệptư nhân thành phốCần Thơ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không cócơhội như nhau trong việc tiếpcận tíndụng ngân hàng. Đốivới doanh nghiệp có tàisản thế chấp và nhucầu vaynằm trongtỷlệ cho vay trên giá trị tàisản thế chấp mà ngân hàng quy định thì không có trở ngại trong việc vayvốn. Ngượclại, doanh nghiệpsẽ gặp khó khăn khi không có tàisản thế chấp, hay giá trị tàisản thế chấp thấp,vốn vay được theotỷlệ quy định thấp sovới nhucầu vaysẽgặp khó khăn khi vay ngân hàng. Để khắc phụcvấn đề này,cần cósựnổlựccủa doanh nghiệp trong việctạo ra cáccơsởcần thiết để vayvốn vàcảsự quan tâm,hỗ trợtừ các bên có liên quan thông qua việcmởrộng các hình thức đảmbảo tíndụng. Có nhưvậy, khảnăng tiếpcậnvới tíndụng ngân hàngsẽ được nâng lên, các doanh nghiệpsẽ có được nguồnvốn chi phí thấp để đầutưmởrộngsản xuất kinh doanh.Từ đó doanh nghiệp có thểvươn lên đúngvị trícủa mình, đủsứccạnh tranh khihội nhập và đóng góp nhiềuhơn cho việc phát triển kinhtế, góp phần đưaCần Thơ trở thành trung tâm kinhtếcủa vùng.

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Hiền 27 và khắc phục những khó khăn nói trên hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu những sự kiện chưa tới. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa nắm bắt đầy đủ và cặn kẽ các cam kết WTO cũng như các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Khi được hỏi về sự hiểu biết và sự chuẩn bị những bước đi thích hợp cho quá trình hội nhập thì có đến 82% [6, Trang 9] doanh nghiệp tư nhân trả lời không có sự chuẩn bị nào. Đây là thực tế đáng quan ngại bởi chỉ có sự chuẩn bị chu đáo, có bước đi thích hợp thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng mới có thể tận dụng được cơ hội hợp tác và tiếp cận với trình độ công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài. Ngược lại, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tự đặt mình trước nguy cơ mất dần vị thế ngay thị trường trong nước và bị đè bẹp bởi các công ty nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính mạnh hơn ta rất nhiều. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp tư nhân là nâng dần sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng các chênh lệch về trình độ công nghệ và quy mô vốn đầu tư với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc liên kết các doanh nghiệp nhỏ với nhau, hợp tác cùng phát triển là điều cần thiết. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính phủ thông qua những chính sách thông thoáng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, cung cấp những thông tin thị trường trong nước và quốc tế sẽ vô cùng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp tư nhân. 4.2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐB.SCL) Các tỉnh, thành trong vùng ĐB.SCL đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nhằm khai thác thế mạnh là vựa lúa, hải sản và trái cây của cả nước. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp trên 80% tổng lượng gạo và 90% hàng thủy sản xuất khẩu hàng năm của cả nước [10]. Đối với đầu tư trong nước, thời gian qua, các địa phương trong vùng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện huy động vốn đầu tư từ người dân để chuyển đổi cơ cấu kinh tế - một trong những yếu điểm lớn nhất của vùng này. Tại nhiều địa phương như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào lĩnh vực nuôi trồng và chế Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 28 biến hải sản. Những dự án đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến nông-thuỷ sản, vốn là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có gần 15.800 doanh nghiệp tư nhân ( tính đến ngày 5/3/2003), chiếm trên 97 % tổng số doanh nghiệp của vùng. Đây là nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng liên tục cho nền kinh tế ĐB.SCL. Bảng 8: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH ĐB.SCL (TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2005). (Nguồn: Vccimekong, kết quả hội thảo “Phát triển doanh nghiệp tư nhân đồng bằng sông Cửu Long) Địa phương Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Tỷ lệ DNTN/TSDN (%) ĐB.SCL 16.178 15.725 97,20 Long An 1.707 1.629 95,43 Đồng Tháp 1.322 1.296 98,03 An Giang 992 963 97,08 Tiền Giang 1.809 1.779 98,34 Vĩnh Long 1.015 981 96,65 Bến Tre 1.627 1.600 98,34 Kiên Giang 2.006 1.971 98,26 Cần Thơ 1.981 1.905 96,16 Trà Vinh 408 386 94,61 Sóc Trăng 752 730 97,07 Bạc Liêu 926 905 97,73 Cà Mau 1.633 1.580 96,75 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 29 Tam giác kinh tế: Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau và các tỉnh phụ cận của thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân của vùng. Số lượng doanh nghiệp tư nhân có sự chênh lệch đáng kể giữa các tỉnh, thành trong vùng, khoảng cách này trung bình khoảng 5 lần ( 1.971 doanh nghiệp - Kiên Giang so với 386 doanh nghiệp – Trà Vinh). Nguyên nhân là do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng khai thác thế mạnh của địa phương. Trong tương quan so sánh với các vùng khác, có thể thấy rõ, doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL có quy mô quá nhỏ bé. Bảng 9: LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CÁC DOANH NGHIỆP Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG Lao động (Người) Nguồn vốn (Tỷ đồng) Chung 55 23,7 Đồng bằng sông Hồng 52 19,0 Đông Bắc 57 10,1 Tây Bắc 42 6,4 Bắc Trung bộ 38 8,3 Duyên hải nam Trung bộ 52 9,7 Tây Nguyên 47 11,6 Đông Nam bộ 61 22,8 Đồng bằng sông Cửu Long 29 6,1 (Trích từ số liệu điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2003-2005,Tổng cục thống kê) Ở cả hai tiêu chí so sánh, số lượng lao động bình quân và nguồn vốn bình quân, doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL đều thấp nhất trong cả nước. Số lao động bình quân chỉ gần bằng một nửa mức bình quân cả nước cũng như của hầu hết các vùng khác. Vốn doanh nghiệp thấp hơn cả vùng Tây Bắc - vùng được xem là không có những điều kiện thuận lợi như ĐB.SCL. Hiện trạng này xuất phát từ thực tế, đa số các doanh nghiệp tư nhân đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có. Trong khi mặt bằng thu nhập và mức sống của vùng còn thấp nên khả năng tích lũy của cá nhân không cao. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 30 Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL sử dụng nguồn vốn hạn chế của mình đầu tư vào những lĩnh vực được xem là thế mạnh của vùng. Chính sự đầu tư đúng hướng này, các doanh nghiệp tư nhân của vùng đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Bảng 10 : HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG Doanh thu thuần trên 1 lao động (triệu đồng) Doanh thu thuần trên 1 đồng TSCĐ (đồng) Chung 350,1 2,33 Đồng bằng sông Hồng 355,8 2,90 Đông Bắc 242,4 1,83 Tây Bắc 108,1 1,49 Bắc Trung bộ 200,6 1,78 Duyên hải nam Trung bộ 248,2 3,09 Tây Nguyên 250,2 2,46 Đông Nam bộ 390,0 2,64 Đồng bằng sông Cửu Long 458,6 6,33 (Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê) Bảng 9 và 10 cho thấy: Đối nghịch với vị thế quy mô vốn và lao động, doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL dẫn đầu cả nước về hiệu quả sử dụng vốn và lao động. Doanh thu bình quân trên 1 đồng tài sản cố định cao gấp 3 lần chỉ tiêu này của cả nước. Với kết quả đó, các doanh nghiệp này ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế vùng, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm, thay thế hàng nhập khẩu bằng các hàng hoá sản xuất trong nước và tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80% Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 31 lực lượng lao động nông thôn lẫn thành thị (tính toán từ số liệu thống kê lao động theo khu vực doanh nghiệp và theo vùng của Tổng Cục Thống Kê). Một số doanh nghiệp đã vươn lên tiếp cận và khẳng định được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế tại: Hoa Kỳ, Oxtraylia, Nga và những thị trường được coi là “khó tính” như: Nhật Bản, EU… . Bên cạnh kết quả đạt được, doanh nghiệp tư nhân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh là vấn đề cấp bách cần được quan tâm giải quyết. Có thể đúc kết hiện trạng về vốn và tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long như sau: – Phần lớn các doanh nghiệp có số vốn thấp: trên 60% doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu đồng (“Tình hình phát triển doanh nghiệp tư nhân”,phát biểu tham luận, vccimekong), nên thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Đa số doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, ngoài ra có thể huy động được một lượng nhỏ qua vay mượn, huy động của người thân, bạn bè, chiếm dụng của doanh nghiệp khác... vì thế không chủ động được trong sản xuất kinh doanh. – Nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng vì không thoả mãn các điều kiện vay. Nguyên nhân do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế, còn khó khăn trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính không rõ ràng, thiếu độ tin cậy... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quy trình, thủ tục vay vốn ngân hàng, vì thế mà cơ hội vay vốn từ các tổ chức, quỹ hỗ trợ khác rất hiếm hoi. – Quy mô các hoạt động hỗ trợ hiện nay quá nhỏ so với yêu cầu và sức phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Nhiều đối tượng lĩnh vực hỗ trợ chưa phù hợp để phát huy thế mạnh của khu vực doanh nghiệp này, xảy ra sự chồng chéo giữa các tổ chức, cơ quan trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. – Đối với việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều dự án khả thi và hiệu quả, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn với số lượng lớn để có nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 32 chính các văn bản của Nhà nước với một số quy định chưa hợp lý như: nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế về tỷ lệ góp vốn (chỉ được tối đa 30% vốn điều lệ doanh nghiệp - khoản 2 điều 11, Luật doanh nghiệp sửa đổi); bị khống chế về ngành nghề kinh tế; quy định về trình tự, thủ tục hành chính thực hiện đầu tư chưa rõ ràng, còn phiền hà và không thống nhất; nhà đầu tư nước ngoài được quyền góp vốn, nhưng lại không có quyền thành lập và quyền quản lý doanh nghiệp. Số vốn đã nhỏ, việc huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn nên phần lớn các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực đổi mới công nghệ; thêm vào đó trình độ quản lý thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế... đã làm cho giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh doanh thấp. 4.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.3.1. Thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ thuộc đô thị loại II, qua 120 năm xây dựng và phát triển đã được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; trung tâm thương mại và dịch vụ lớn của ÐB.SCL. Thành phố Cần Thơ có sân bay Trà Nóc. Các cảng biển như: Cảng Cần Thơ, Cảng Hải Bình của Xí nghiệp Hải Quân X55, Cảng vận tải của Công ty Lương thực Cần Thơ, cho phép các loại tàu tải trọng lên đến 20.000 tấn cập bến. Hiện nay, Cảng biển đang được nâng cấp để nâng công suất hoạt động cao hơn nữa. Đặc biệt là công trình cầu Cần Thơ đang thi công và hoàn thành vào năm 2008. Có thể nói Cần Thơ có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra Cần Thơ có tiềm năng kinh tế như: du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đảm bảo cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đây là cơ sở cho việc thành lập các công ty hoạt động trong hai lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng: thương mại dịch vụ và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 33 4.3.2. Doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương khác, khu vực doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư. Số liệu trình bày ở bảng bên dưới cho thấy sau 4 năm (kể từ năm 2000) vốn đầu tư vào khu vực này tăng trên 5 lần. Bảng 11: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2004, 2005 và tính toán của người viết) Mặc dù chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư vào thành phố nhưng tỷ trọng này có sự gia tăng đáng kể. Trong 4 năm tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực này tăng gấp đôi ( 16,05 % năm 2004 so với 7,56% năm 2000). Không chỉ dừng lại ở kết quả về huy động vốn, các doanh nghiệp tư nhân còn đạt hiệu quả cao trong hoạt động và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của thành phố. 2000 2004 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng số 1.664.854 100,00 4.269.332 100,00 1. Vốn NS Nhà nước 759.662 45,63 1.549.149 36,29 2. Vốn tín dụng đầu tư 31.657 1,90 520.985 12,20 3. Vốn doanh nghiệp NN 128.033 7,69 74.910 1,75 3.Vốn doanh nghiệp tư nhân 126.420 7,59 685.020 16,05 5. Vốn đầu tư của hộ dân cư 459.032 27,57 1.345.406 31,51 6. Vốn ÐT nước ngoài, viện trợ 160.050 9,61 93.862 2,20 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 34 Bảng 12: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (GDP) THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: % 1996-2000 2001-2004 Tổng số 110,32 113,31 1. Kinh tế nhà nước trung ương 113,26 116,00 2. Kinh tế nhà nước địa phương 115,11 102,82 3. Kinh tế tập thể 122,42 123,51 4. Kinh tế cá thể 109,24 111,38 5. Kinh tế tư nhân 105,20 148,70 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai 133,92 91,26 (Nguồn: “Cần Thơ – thành tựu sau 30 năm đổi mới”, Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ) Khu vực kinh tế tư nhân ( vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp tư nhân) có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Giai đoạn từ 2001 – 2004, đạt tốc độ tăng cao hơn cả mức tăng GDP trung bình của cả thành phố ( 148,7% so với 113,34%). Những kết quả đạt được có cơ sở từ sự nỗ lực của cả lãnh đạo thành phố trong việc tạo điều kiện thuận lợi và sự hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; đồng thời, bản thân doanh nghiệp đã cố gắng đáng kể trong hoạt động. Chẳng hạn như: thành phố Cần Thơ triển khai 5 chương trình hành động giúp các doanh nghiệp hội nhập với thị trường thế giới gồm : hỗ trợ đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng giao tiếp trong quan hệ ngoại thương; làm cầu nối giới thiệu các tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong vùng; giới thiệu các dự án đầu tư với đối tác nước ngoài; tư vấn giúp các doanh nghiệp nghiên cứu, định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh; phát triển các hiệp hội ngành nghề. Qua đó, nhiều doanh nghiệp mở rộng quan hệ ngoại thương tại nhiều nước như: Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Ôxtrâylia, Bỉ, Xingapo, Inđônêsia. “Thành phố còn hỗ trợ vốn ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần 3.000 tỉ đồng, trong đó, có 62 % doanh nghiệp tư nhân để mua thiết bị, máy móc mới phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh các ngành chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí, vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, thương nghiệp. Thành phố giảm tiền sử Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 35 dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp cho gần 200 đơn vị tổng cộng gần 100 tỉ đồng, mở rộng một số dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trị giá hàng chục tỉ đồng” [22, Trang 3]. Các đơn vị có điều kiện mở rộng sản xuất thuận lợi, tiêu thụ sản phẩm nhanh. Nhiều mặt hàng như gạo, thủy sản, thêu, may, thủ công mỹ nghệ …đã được xuất khẩu sang hàng chục nước. Đặc biệt, thủy sản chế biến của Cần Thơ đã thâm nhập vào những thị trường có rào cản kỹ thuật khắt khe như Nhật, EU, Mỹ, Xingapo, Ôxtrâylia. “Cần Thơ còn mở rộng hợp tác với 220 doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghiệp chế biến. Nhờ đó, Cần Thơ đã được cung cấp thêm gần 7.000 tỉ đồng vốn, nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí, thức ăn gia súc, phân bón, sản xuất máy nông nghiệp.”[22, Trang 4]. Ngoài ra, các doanh nghiệp Cần Thơ cũng tự phấn đấu vươn lên trong quá trình hội nhập. Đến nay, đã có 36 đơn vị được chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001:2000, ISO 14000, ISO/IEC 17025, HACCP, GMP, SQF 1000 CM,SQF 2000 CM, SA 8000. Hàng chục doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung của doanh nghiệp tư nhân của vùng, các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ vẫn là các doanh nghiệp còn quá nhỏ. Đây là một lợi thế giúp doanh nghiệp tư nhân phản ứng linh hoạt trước những biến động thị trường. Đồng thời cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp vì không có khả năng đáp ứng được các hợp đồng lớn khi thị trường được mở rộng ra nước ngoài. Như ông Nguyễn Sỹ Tiệp, phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam nhận xét: “DNNVV như một cái thuyền nhỏ, nó vận động rất linh hoạt trong một con sông hay cùng lắm là trên một cái vịnh kín gió; nhưng khi phải "ra khơi" gặp những con sóng to, sự sống còn của DNNVV bị đe dọa”.[7] Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 36 CHƯƠNG 5 ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH NHU CẦU VAY VỐN VÀ NGUỒN VỐN VAY CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 5.1.1. Nhu cầu vay vốn Như đã đề cập, các doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Cần Thơ hầu hết là doanh nghiệp nhỏ. Ta tiến hành phân loại quy mô doanh nghiệp theo tổng tài sản như sau: Mức giá trị tài sản ≤ 5 tỷ Trên 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Trên 10 tỷ Quy mô doanh nghiệp Nhỏ Vừa Lớn Với cách phân loại trên, kết quả điều tra cho thấy có gần 70% doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ là doanh nghiệp nhỏ. Nếu tính chung cho cả 2 loại quy mô nhỏ và vừa thì tỷ trọng này chiếm đến 80%.(xem số liệu bảng bên dưới). Bảng 13 : SỐ LƯỢNG VÀ TỶ TRỌNG DOANH NGHIỆP THEO QUY MÔ Quy mô Nhỏ Vừa Lớn Tổng Số lượng doanh nghiệp 37 7 9 53 Tỷ trọng % 69,8 13,2 17,0 100,0 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Kết quả này phù hợp với lịch sử phát triển và đặc điểm các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn. Đa số các doanh nghiệp đi lên từ các cơ sở sản xuất nhỏ của các hộ gia đình, kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn tích luỹ được. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 37 Quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế nên nhu cầu tín dụng trở thành nhu cầu tất yếu. Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn có gần 85% doanh nghiệp vay vốn trong năm 2006. Bảng 14 : NHU CẦU VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Do nguồn vốn được cung ứng là vốn ngắn hạn nên các doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng cho 2 mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lưu động và mua sắm tài sản cố định nhỏ. Trong khi đó mục đích có ý nghĩa hơn đối với sự phát triển quy mô doanh nghiệp là đầu tư cho các dự án mở rộng thì không thể thực hiện được. Biểu hiện là 100% doanh nghiệp được hỏi không sử dụng vốn vay cho mục đích đầu tư dự án. Bảng 15 : MỤC ĐÍCH VAY VỐN Mục đích vay Phần trăm chọn lựa trong 100% số quan sát Bổ sung vốn lưu động 100,0 Mua tài sản cố định 44,4 Đầu tư dự án mới 0,0 Khác 15,6 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Việc vay vốn đầu tư cho các dự án không được thực hiện còn xuất phát từ tâm lý bảo thủ, không thích mạo hiểm của các chủ doanh nghiệp. Nhìn nhận từ thực tế các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp có thể thấy rằng đó là các lĩnh vực quay vòng vốn nhanh. Sự lựa chọn các lĩnh vực đầu tư này một mặt phù hợp với Số doanh nghiệp Tỷ trọng % Doanh nghiệp có vay vốn năm 2006 45 84,9 Doanh nghiệp không vay vốn năm 2006 8 15,1 Tổng số doanh nghiệp khảo sát 53 100 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 38 nguồn vốn nhỏ bé của doanh nghiệp, mặt khác biểu hiện cách nhìn thiển cận của doanh nghiệp, chỉ thích đầu tư để thấy kết quả tức thời, đầu tư lâu dài được xem là mạo hiểm. Bảng 16: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO Thái độ đối với rủi ro Số doanh ngiệp Tỷ trọng % Không chấp nhận rủi ro 34 64,2 Chấp nhận rủi ro 19 35,8 Tổng số quan sát 53 100,0 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Bảng số liệu trên cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp chọn kinh doanh theo kiểu “ăn chắc, mặc bền”. Đây cũng là lý giải cho thực tế có 15,1% (Bảng 14) không vay vốn năm 2006 và tỷ lệ 62,2% (Bảng bên dưới) số doanh nghiệp được hỏi cho biết nguyên nhân không vay là do từ trước đến nay họ không có thói quen vay tiền. Bảng 17: NGUYÊN NHÂN KHÔNG VAY VỐN Nguyên nhân không vay Phần trăm chọn lựa trong 100% số quan sát Không có nhu cầu vay 8,9 Số tiền được vay quá ít so với nhu cầu 15,6 Không có thói quen vay tiền 62,2 Thời hạn vay quá ngắn 11,1 Chi phí vay cao 37,8 Muốn vay nhưng không được vay 24,4 Nguyên nhân khác 26,7 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Bởi các doanh nghiệp này hoạt động dựa vào nguồn vốn đăng ký ban đầu. Nguồn vốn này được bổ sung thêm 1 phần từ lợi nhuận hàng năm nhưng không Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 39 đáng kể. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong 1 thời gian dài mà quy mô không được mở rộng bao nhiêu so với lúc khởi sự. Tuy nhiên, cần nhìn nhận yếu tố khách quan là thời gian qua lãi suất của các khoản vay tăng lên, kéo theo lợi nhuận của vốn đầu tư giảm, cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp trong quyết định vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (khoảng 38% doanh nghiệp được hỏi chọn nguyên nhân không vay là do chi phí vay cao). Nhóm nguyên nhân khác được trình bày trong bảng 17 theo thống kê từ thông tin thu thập được thì đó là sự không hài lòng của các doanh nghiệp đối với một số quy định của ngân hàng. Chẳng hạn, ngân hàng ghi số tiền vay lên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Ngoài ra còn do những vướng mắc trong việc định giá tài sản thế chấp. Khó khăn gặp phải khi định giá tài sản cố định Giá định thấp hơn giá thị trường Việc định giá kéo dài làm mất nhiều thời gian Tổng số doanh nghiệp khảo sát Số doanh nghiệp chọn 26 36 45 Tỷ trọng (%) 57,8 80 100 Gần 58% doanh nghiệp có tài sản đem định giá để thế chấp vay ngân hàng cho rằng giá trị tài sản được định thấp hơn giá trị thị trường. Chính vì vậy họ không thể vay được khoản tín dụng tương xứng với giá trị tài sản của họ. Hơn nữa, định giá thấp như vậy doanh nghiệp sẽ bị thiệt nếu đem tài sản liên doanh với doanh nghiệp khác. Một khó khăn khác khi đem tài sản định giá là thời gian định giá thường kéo dài. Doanh nghiệp không được đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động. Đây không phải là trường hợp cá biệt vì có đến 80% doanh nghiệp cho biết họ gặp phải tình trạng này. Việc tháo gỡ khó khăn này đòi hỏi những cải cách của ngân hàng và nhà nước về thủ tục và căn cứ định giá. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 40 5.1.2. Cơ cấu nguồn vốn vay Ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần) là nguồn cung ứng tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Phân tích cơ cấu nguồn vốn vay của 45 doanh nghiệp có vay vốn cho thấy vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ rất cao (gần 88%). Bảng 18: CƠ CẤU NGUỒN VỐN VAY (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Điều này cũng dễ hiểu vì vốn vay ngân hàng là nguồn vốn có chi phí thấp. Theo nguồn thông tin phỏng vấn được thì lãi suất cho vay của ngân hàng chỉ dao động trong khoảng từ 1% đến 1,7%. Trong khi đó lãi suất vay bên ngoài phổ biến ở mức 4 đến 5%. Trường hợp vay nóng, lãi suất có thể được đẩy lên đến mức 7%. Mặt khác, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động vốn từ người thân qua hình thức góp vốn, họ buộc phải đi vay ngân hàng hay vay các tổ chức khác khi có nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh. Lúc đó, nếu có thể vay ngân hàng thì đó là lựa chọn hàng đầu của họ vì doanh nghiệp nào cũng muốn giảm chi phí vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cũng như nâng cao lợi nhuận. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn và góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp rất cần sự quan tâm của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân. Những năm qua, số lượng chi nhánh ngân hàng tại thành phố Cần Thơ tăng lên đáng kể. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hứa hẹn sẽ đem đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận và vay vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh nguồn cung ứng chính là ngân hàng, các doanh nghiệp không được vay vốn ngân hàng hay các doanh nghiệp cần vay vốn để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời với thời gian vay ngắn, có thể vay tại các tổ chức, cá nhân Vay Ngân hàng Vay ngoài Tổng tiền vay Tỷ trọng % 87,9 12,1 100,0 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 41 khác hoặc vay từ người thân. Riêng các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ (chủ yếu là các doanh nghiệp thành lập từ các cơ sở kinh doanh của hộ gia đình) có sử dụng nguồn vốn phi chính thức là hụi. (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Tuy nhiên, trong các nguồn cung ứng vốn đó thì ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, bởi ưu thế về tính ổn định và đặc biệt là chi phí thấp hơn. Giả định tất cả các khoản vay của doanh nghiệp đều vay từ ngân hàng , ta có bảng số liệu sau: Bảng 19 : CHÊNH LỆCH CHI PHÍ VAY Chênh lệch giữa (1) so với (2) Thực tế của doanh nghiệp (1) Quy tất cả các khoản vay về vay ngân hàng (2) Tuyệt đối (ngàn đồng) % Tổng chi phí vay (ngàn đồng) 1.045.530 898.013 147.517 14,1 Chi phí cho 1 đồng vốn vay (ngàn đông) 148,8 127,7 21,1 14,1 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Tỷ trọng % Doanh nghiệp có nguồn cung ứng vốn từ hụi 31 Doanh nghiệp không sử dụng nguồn cung ứng vốn từ hụi 69 Tổng doanh nghiệp có vay vốn 100 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 42 Ta thấy rằng khi trường hợp giả định trở thành thực tế thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm 14% chi phí vay vốn. Nếu tính cho tổng chi phí vay của tất cả các doanh nghiệp trên toàn địa bàn thì đây là khoản tiết kiệm không nhỏ. Đồng nghĩa là lợi nhuận của toàn thể doanh nghiệp tăng lên và khoản thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên, là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Như vậy, lợi ích sẽ được chia xẻ cho nhiều đối tượng. Ngân hàng là 1 trong những đối tượng hưởng lợi trực tiếp. Vì thế, quan tâm tìm hiểu nhu cầu vay vốn, khoản vốn vay mong muốn của doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với ngân hàng. Bảng bên dưới trình bày kết quả thăm dò ý kiến doanh nghiệp về các yếu tố đáng lưu ý nhất đối với 1 khoản vay : Bảng 20 : CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI KHOẢN VAY Các yếu tố của khoản vay Phần trăm chọn lựa trong 100% số quan sát Thời gian xét duyệt 60,0 Thời hạn món vay 11,1 Lãi suất 68,9 Hình thức vay 35,6 Đảm bảo tín dụng 8,9 Chi phí ngoài lãi suất 62,2 Khác 6,7 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Ba yếu tố được doanh nghiệp xem xét nhiều nhất là: Lãi suất cho vay, chi phí ngoài lãi và thời gian xét duyệt. Đây cũng chính là những yếu tố phản ánh chi phí và khả năng đáp ứng kịp thời của khoản vay. Cụ thể yêu cầu đối với các yếu tố này như sau: Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 43 Bảng 21: YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHOẢN VAY Số doanh nghiệp chọn Phần trăm 3 ngày 27 60,0 4 ngày 7 15,6 5 ngày 10 22,2 7 ngày 1 2,2 Thời gian xét duyệt Tổng 45 100,0 1% 1 2,2 1,2% 1 2,2 1,25% 1 2,2 1,3% 5 11,1 1,35% 6 13,3 1,4% 18 40,0 1,5% 10 22,2 1,6% 2 4,4 1,7% 1 2,2 Lãi suất mong muốn Tổng 45 100,0 0 2 4,4 <5 29 64,4 <10 11 24,4 <15 2 4,4 <20 1 2,2 Chi phí ngoài lãi suất Tổng 45 100,0 (Tính toán từ số liệu điều tra tháng5/2007) Từ bảng trên, có thể thấy khoản vay mong muốn nhất là khoản vay được xét duyệt trong thời gian 3 ngày, với lãi suất 1,4% và chi phí ngoài lãi được chấp nhận ở mức nhỏ hơn 5% số tiền vay. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 44 5.2. ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TÍN DỤNG Để hiểu rõ hơn về nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, ta xem xét mối tương quan giữa cầu tín dụng với một số nhân tố dự kiến tác động đến cầu tín dụng thông qua mô hình hàm cầu sau: Y = a0 + a1D1 + a2D2 + a3D3 + a4D4 + a5D5 + a6X1+ a7X2 + a8X3 +a9X4 Trong đó: Y : Tổng tiền vay (triệu đồng) ai : Các hệ số của biến độc lập ( i = 0,9 ) D1 : Nguồn vay (biến giả) 1 : Vay ngân hàng D1 = 0 : nguồn khác D2 : Số nguồn vay (biến giả) 0 : Vay 1 nguồn D2 = 1 : Vay 2 nguồn D3 : Thái độ đối với rủi ro (biến giả) 0 : chấp nhận rủi ro D3 = 1 : Không chấp nhận rủi ro D4 : Quy mô 1 (biến giả) 1 : Quy mô nhỏ D4 = 0 : Khác Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 45 D5 : Quy mô 2 (biến giả) 1 : Quy mô lớn D5 = 0 : Khác Quy mô được biểu hiện dưới dạng kết hợp của các biến giả D4 và D5 như sau: Quy mô D4 D5 Quy mô nhỏ 1 0 Quy mô vừa 0 0 Quy mô lớn 0 1 D6: Thời hạn vay1 1: Ngắn hạn D6 = 0: Khác D7: Thời hạn vay 2 1: Dài hạn D7 = 0: Khác Kết quả phỏng vấn cho thấy: thời hạn vay của các doanh nghiệp được phỏng vấn là vay ngắn hạn. Vì vậy, không thích hợp để đưa biến thời hạn vay vào mô hình hàm cầu. X1 : (Vốn lưu động/Tổng tài sản)*100 (%) X2 : (Vốn tự có/Tổng tài sản)*100 (%) X3 : Chi phí vay ( lãi suất bình quân) (%) X4 : Lợi nhuận/ Vốn tự có (ROE) (%) Ứng dụng SPSS xây dựng hàm hồi quy, kết quả chi xuất tóm tắt được thể hiện trong bảng sau: (xem chi tiết ở phụ lục 8) Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 46 Bảng 22 : KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG SPSS (Tính toán từ số liệu điều tra tháng 5/2007) Từ kết quả xây dựng mô hình được trình bày ở bảng trên đây ta tiến hành xem xét, đánh giá mối tương quan giữa bản thân các nhân tố giải thích cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhu cầu tín dụng; đồng thời kiểm tra mức mức độ phù hợp của mô hình. Trên cơ sở đó đưa ra mô hình hoàn chỉnh. - Trước tiên ta xem xét mối tương quan giữa chính các nhân tố giải thích cho nhu cầu tín dụng. Giá trị Dubin-watson gần bằng 2 chứng tỏ rằng các nhân tố này có tác động đến nhau không đáng kể, hiện tượng đa cộng tuyến có thể bỏ qua. Do đó, có thể tin tưởng rằng hệ số tác động của mỗi nhân tố phản ảnh sự tác động của bản thân nhân tố đó đến cầu tín dụng. Chính vì sự tương quan giữa các nhân tố rất nhỏ, khi một nhân tố thay đổi, ta có thể ước lượng gần như chính xác sự thay đổi của cầu tín dụng thông qua hệ số tác động của nhân tố đó. Đây cũng là điều kiện thuận tiện khi ta thực hiện những biện pháp tác động đến các nhân tố này để làm thay đổi nhu cầu tín dụng. Biến Hệ số Sai số chuẩn Chỉ số t Hằng số -1.310,021 1849,702 -0,708 Nguồn Vay 1.495,592 696,145 2,148 Số Nguồn Vay -463,828 455,701 -1,018 Thái độ đối với rủi ro -167,749 375,111 -0,447 Quy mô 1 -1.300,772 468,737 -2,775 Quy mô 2 2.405,532 620,701 3,876 Vốn lưu động/Tổng tài sản 67,551 13,432 5,029 Vốn tự có/Tổng tài sản -7,564 13,219 -0,572 Chi phí vay 29,508 210,870 0,140 Lợi nhuận/Vốn tự có (ROE) 29,315 35,560 0,824 R2 = 0,738 Giá trị F : 10,977. Giá trị p của kiểm định F (Signif. F) : 0,000 Giá trị Dubin- watson : 1,885 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 47 - Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Giá trị R2 khá cao (R2 = 0,738) cho thấy mô hình được xây dựng phù hợp với mẫu. Có nghĩa là các nhân tố được đưa vào mô hình có tác động đến nhu cầu tín dụng. Tuy nhiên, mô hình được xây dựng không chỉ nhằm mục đích giải thích cho mẫu nghiên cứu mà cho cả tổng thể. Do đó ta cần kiểm định mức độ phù hợp của mô hình với tổng thể. Đặt giả thuyết H0 : R2tổng thể = 0 (mô hình không có ý nghĩa suy diễn cho cả tổng thể). Hệ số F có giá trị kiểm là 0,000. Giá trị này rất nhỏ, ta đủ tin cậy để bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, kết quả thu được từ mô hình có thể dùng để kết luận cho cả tổng thể. Mặt khác, giá trị kiểm định F nhỏ cho thấy mô hình thu được là rất tốt vì tổng cộng bình phương sai số ước lượng rất nhỏ so với tổng cộng độ biến động của số liệu. - Kiểm định sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình: Giá trị R2 chỉ thể hiện được có ít nhất một chứ không phải tất cả nhân tố đưa vào mô hình có tác động đến cầu tín dụng. Vì thế, ta cần đến kiểm định t, với giả thuyết H0: bi = 0 (nhân tố thứ i không có tác động đến nhu cầu tín dụng) để tìm ra những nhân tố phù hợp.Với mức ý nghĩa 5%, dựa vào kết quả kiểm định t ta xác định được có 4 nhân tố có giá trị kiểm định t rơi vào miền bác bỏ giả thuyết nhân tố không tác động đến nhu cầu tín dụng (nằm trong miền giá trị (-t43;0,025; t43;0,025)). Đó là : Nguồn vay (D1), Quy mô 1 (D4), Quy mô 2 (D5) và tỷ số Vốn lưu động/Tổng tài sản (X1). Các nhân tố còn lại như: Số nguồn vay (D2), Thái độ đối với rủi ro (D3), Vốn tự có/Tổng tài sản (X2), Chi phí vay (X3) và Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) (X4) cũng thể hiện sự tác động của chúng đến nhu cầu tín dụng nhưng kết quả kiểm định t cho ta kết luận rằng đây chỉ là mối quan hệ “giả”. Như vậy, phương trình thể hiện nhu cầu tín dụng theo các biến có tác động đến nó là: Nhu cầu tín dụng = - 1.310,021 + 1.495,592 Nguồn vay – 1.300,772 Quy mô 1 + 2.405,532 Quy mô 2 + 67,551 Vốn lưu động / Tổng tài sản. Tổng hợp các động của 4 nhân tố quyết định 73,8% thay đổi của nhu cầu tín dụng. Cụ thể tác động của từng nhân tố như sau: Nguồn vay : doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng sẽ vay được nhiều hơn so với vay nguồn vay bên ngoài khoảng 1,495 tỷ đồng. Ngân hàng là trung gian tín Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 48 dụng, huy động nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nên khả năng đáp ứng cầu tín dụng cao hơn so với các tổ chức, cá nhân cung ứng vốn tự có của mình. Vì thế, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp sẽ có được khoản tín dụng cao hơn. Ngoài ra, do chi phí vay các nguồn khác cao hơn rất nhiều so với vay ngân hàng nên các doanh nghiệp cũng dè dặt hơn khi vay. Doanh nghiệp chỉ vay để đáp ứng khoản thiếu hụt tạm thời, khi đảm bảo được rằng trong một thời gian ngắn sẽ có khoản thu về để thanh toán nợ vay và chỉ vay ở mức tối thiểu có thể. Cho nên, được vay vốn ngân hàng các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tín dụng cao hơn. Quy mô : Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ vay được ít hơn doanh nghiệp quy mô lớn và trung bình 1,3 tỷ đồng. Thông tin này phù hợp với thực tế là các ngân hàng dựa vào giá trị tài sản thế chấp để cho vay. Các doanh nghiệp nhỏ có giá trị tài sản ít hơn nên tất yếu sẽ có được khoản tín dụng thấp hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp quy mô lớn, giá trị tài sản lớn sẽ vay được nhiều hơn. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp còn tỷ lệ thuận với nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp càng lớn càng cần nhiều vốn nên nhu cầu vay nhiều hơn. Mong muốn vay nhiều hơn và có điều kiện hơn để vay (giá trị tài sản thế chấp lớn hơn) là nguyên nhân làm cho nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp có quy mô lớn cao hơn doanh nghiệp ở hai loại quy mô còn lại 2,4 tỷ đồng. Tỷ số Vốn lưu động/Tổng tài sản: Mục đích vay vốn chủ yếu của doanh nghiệp là bổ sung vốn lưu động (đã phân tích ở trên) nên tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp vay càng nhiều. Mặt khác, tỷ số Vốn lưu động/Tổng tài sản cao thì vốn lưu động của doanh nghiệp nhiều, khả năng chi trả nợ (nhất là khoản nợ ngắn hạn) sẽ được đảm bảo nên vay vốn dễ dàng hơn. Do đó, thật dễ hiểu khi tỷ số này tăng lên 1% thì vốn vay của doanh nghiệp tăng 67,5 triệu đồng. Đây là nhân tố vừa tác động làm tăng cầu tín dụng vừa là hệ quả của sự gia tăng nhu cầu tín dụng. Như vậy, có thể kết luận rằng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với nguồn vốn ngân hàng và quy mô doanh nghiệp. Với xu hướng mở rộng tín dụng của các ngân hàng cho doanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong việc thúc đẩy thị phần cung ứng tín dụng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội vay vốn Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 49 ngân hàng. Thêm vào đó, kinh tế phát triển ổn định thời gian qua làm tăng tích lũy của từng cá nhân và toàn xã hội để đầu tư sản xuất kinh doanh. Số vốn đầu tư nhiều hơn, quy mô doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Những căn cứ này cho thấy xu hướng nhu cầu tín dụng doanh nghiệp sẽ tăng lên. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 50 CHƯƠNG 6 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Nhiều nhận định cho rằng : các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nhất là ngân hàng quốc doanh. Và nguyên nhân của vấn đề này là do các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, không có tài sản thế chấp, không đủ uy tín với ngân hàng, trình độ người quản lý kém nên gặp khó khăn trong việc lập thủ tục vay vốn. Kết quả tìm hiểu thực tế đối với nguồn vốn vay của các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong nhận định trên. Tổng vốn vay ngân hàng chiếm gần 90% tổng vốn vay ( bảng 18). Nếu xét riêng vốn vay ngân hàng thì tỷ trọng vốn vay từ ngân hàng quốc doanh còn cao hơn cả ngân hàng cổ phần. Bảng 23 : TỶ TRỌNG VỐN VAY NGÂN HÀNG (Tính toán từ số liệu điều tra tháng5/2007) Nguyên nhân xuất phát từ thời gian hoạt động của các ngân hàng. Trong khi chi nhánh các ngân hàng thương mại chỉ mới xuất hiện gần đây thì chi nhánh các ngân hàng quốc doanh đã có mặt tại Cần Thơ từ rất lâu. Các doanh nghiệp đã quen thuộc với việc giao dịch với các ngân hàng này. Nhưng sự năng động và xu thế cạnh tranh đã làm các chi nhánh ngân hàng cổ phần đẩy mạnh hoạt động tiếp cận và cho vay doanh nghiệp. Do đó, sự chênh lệch giữa hai tỷ trọng này không Vay Ngân hàng Quốc doanh Vay Ngân hàng Cổ phần Tổng tiền vay ngân hàng Tỷ trọng % 56,5 43,5 100,0 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 51 phải là quá lớn ( 56,5% so với 43,5%). Như vậy, doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Khi được hỏi về khó khăn trong việc lập thủ tục vay vốn, tất cả doanh nghiệp đều có cùng ý kiến, họ không gặp vướng mắc nào về thủ tục vì cán bộ tín dụng ngân hàng hướng dẫn cụ thể. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp khuyến khích vay vốn và chịu trách nhiệm thực hiện mọi thủ tục vay. “ Bây giờ ngân hàng nhiều, ngân hàng nào cũng muốn cho vay nhiều nên nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện thì họ sẵn sàng cho vay, cán bộ tín dụng lo phần thủ tục vay”- đó là ý kiến của nhiều quản lý doanh nghiệp. Cũng từ ý kiến này cho ta thấy một vấn đề: không phải doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng khuyến khích vay, không phải tất cả doanh nghiệp đều có thể vay vốn ngân hàng mà phải là “doanh nghiệp có đủ điều kiện”. Điều kiện ở đây chính là có đủ tài sản thế chấp. Trở lại nguyên nhân không vay vốn (bảng 17). Một nguyên nhân cần lưu ý trong số các nguyên nhân không vay là doanh nghiệp mong muốn vay nhưng không được vay. Với gần 25% số doanh nghiệp chọn lựa cho thấy có một bộ phận doanh nghiệp có nhu cầu nhưng không được tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?. Bảng số liệu sau sẽ cho chúng ta lời giải thích: Bảng 24 : NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐƯỢC VAY (Tính toán từ số liệu điều tra tháng5/2007) Hai nguyên nhân được phần lớn các doanh nghiệp chọn là không có tài sản thế chấp và không đựoc bảo lãnh. Chúng ta điều biết, hoạt động tín dụng của Nguyên nhân không được vay Phần trăm chọn lựa trong 100% số quan sát Không có tài sản thế chấp 73,3 Không được bảo lãnh 84,4 Không có thông tin về nguồn cung tín dụng 11,1 Không có mối quan hệ với bên cung tín dụng 8,9 Không lập được kế hoạch xin vay 28,9 Nguyên nhân khác 17,8 Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 52 các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn dựa vào tài sản thế chấp đảm bảo cho việc an toàn vốn. Tài sản thế chấp trở thành nhân tố được xem xét đầu tiên và quan trọng trong công tác thẩm định cho vay ở các ngân hàng. Và cũng chính vì sự an toàn, các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay với tỷ lệ khá thấp so với giá trị tài sản thế chấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ, có những khoản vay vượt ra khỏi tỷ lệ cho vay mà ngân hàng ấn định dựa vào tài sản thế chấp của họ, thêm vào đó là những trở ngại trong thủ tục hành chính cấp chứng nhận sở hữu và định giá tài sản cố định . Do đó, không được vay vì không có tài sản thế chấp là 1 trong 2 nguyên do chủ yếu. Không thể vay bằng hình thức thế chấp, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn hơn đối với hình thức tín dụng tín chấp. Khác với các doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ uy tín và tin cậy của ngân hàng cũng như các tổ chức bảo lãnh cho vay. Đến đây, có thể thấy rằng không thể nhìn nhận một cách chung chung về khả năng tiếp cận tín dụng của tất cả các doanh nghiệp. Ở đây có sự tách bạch: Các doanh nghiệp có đủ tài sản thế chấp sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng. Ngược lại, các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp rất khó và hầu như không thể vay vốn ngân hàng. Khi nào tài sản thế chấp vẫn được ngân hàng sử dụng làm căn cứ cho vay, khi nào tín dụng tín chấp, tín dụng theo dự án, kế hoạch kinh doanh chưa được ngân hàng áp dụng thì khi ấy tài sản thế chấp vẫn còn là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. 6.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG. Tín dụng ngân hàng là nguồn tín dụng có chi phí thấp, ổn định, có khả năng đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp. Những ưu điểm đó cho thấy nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp. Căn cứ vào sự phân tích ở trên, các vấn đề doanh nghiệp có thể thực hiện là: - Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cố định, làm căn cứ vay vốn ngân hàng. - Minh bạch trong công tác kế toán, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt việc thanh toán các khoản vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 53 lòng tin cho ngân hàng và bên bảo lãnh tín dụng. Sự tin cậy của ngân hàng đối với doanh nghiệp là căn cứ để ngân hàng quyết tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp. Trong giới hạn quy định bởi ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp có uy tín sẽ được vay với tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, khi ngân hàng cho vay theo hình thức tín dụng tín chấp thì uy tín của doanh nghiệp chính là lợi thế để vay vốn. - Nâng cao trình độ của cán bộ lập dự án để có được những dự án thật sự hiệu quả, đủ sức thuyết phục cán bộ tín dụng ngân hàng và tổ chức bảo lãnh tín dụng. Thực hiện tốt những việc trên đây đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo ra bước chuẩn bị cần thiết để tận dụng được cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng trong tương lai do những chính sách tín dụng mới mang lại. Chẳng hạn như: ngân hàng sẽ mở rộng thêm hình thức đảm bảo tín dụng, không dựa vào căn cứ duy nhất là tài sản thế chấp mà dựa vào sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng, dựa vào điểm số được tính cho mỗi doanh nghiệp từ việc quản lý, theo dõi tình hình thực hiện thanh toán của doanh nghiệp, dựa vào tính khả thi của các dự án doanh nghiêp vay vốn đầu tư. Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 54 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. KẾT LUẬN Các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp này hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ ( trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ cao), nguồn vốn thấp, nhu cầu vay vốn cao. Trong tất cả các nguồn mà doanh nghiệp có thể vay thì vốn ngân hàng là nguồn vốn vay tối ưu. Nhưng nhìn chung nguồn vốn vay này có thời hạn ngắn, các doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng để bổ sung vốn lưu động. Ngân hàng là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Đối với doanh nghiệp có tài sản thế chấp và nhu cầu vay nằm trong tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng quy định thì không có trở ngại trong việc vay vốn. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi không có tài sản thế chấp, hay giá trị tài sản thế chấp thấp, vốn vay được theo tỷ lệ quy định thấp so với nhu cầu vay sẽ gặp khó khăn khi vay ngân hàng. Để khắc phục vấn đề này, cần có sự nổ lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các cơ sở cần thiết để vay vốn và cả sự quan tâm, hỗ trợ từ các bên có liên quan thông qua việc mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng. Có như vậy, khả năng tiếp cận với tín dụng ngân hàng sẽ được nâng lên, các doanh nghiệp sẽ có được nguồn vốn chi phí thấp để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể vươn lên đúng vị trí của mình, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập và đóng góp nhiều hơn cho việc phát triển kinh tế, góp phần đưa Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế của vùng. 7.2. KIẾN NGHỊ Ở Việt Nam, vốn tín dụng từ ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, thông qua đó, các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh có thể nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi các doanh nghiệp không dễ dàng thực hiện trực tiếp huy động vốn qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu. Các Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 55 doanh nghiệp này rất mong muốn được tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, ngoài những nổ lực của bản thân doanh nghiệp, để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng còn cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng và Chính phủ. { Về phía ngân hàng: Ø Cải tiến mức vốn cho vay. Mức vốn cho vay đối với một doanh nghiệp thường được xác định căn cứ vào nguồn vốn tự có của doanh nghiệp đó. Trên thực tế, vốn điều lệ hay vốn tự có mà doanh nghiệp báo cáo là rất thấp do nhiều nguyên nhân, vì vậy để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị cho vay nên căn cứ vào tính khả thi của dự án đầu tư hay phương án kinh doanh. Ngoài ra, cần cải tiến hình thức tín dụng theo hướng mở rộng diện cho vay dài hạn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ và mở rộng sản xuất. Ø Cần nâng cao trình độ thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để ngân hàng cho vay vốn có hiệu quả. Ø Thay vì đòi hỏi thế chấp, một giải pháp khác hiệu quả hơn đang được tổ chức cho vay ở nhiều nước sử dụng là chỉ phục vụ những khách hàng có khả năng trả nợ thông qua việc lựa chọn và theo dõi họ thường xuyên. Giải pháp này đòi hỏi tổ chức cho vay phải nắm được thông tin về lịch sử thanh toán của những khách hàng tiềm năng khi ra quyết định cho vay và xác định lãi suất vay. Trung tâm thông tin tín dụng chính là các tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức cho vay, qua đó giúp các tổ chức này tăng dung lượng cho vay và gián tiếp giúp bên đi vay tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. { Về phía Chính phủ : Ø Hoàn thiện chính sách đất đai, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp chứng nhận quyền sở hữu giúp doanh nghiệp có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định của ngân hàng. Ø Hoàn thiện cơ chế định giá tài sản cố định. Nhiều ngân hàng định giá tài sản doanh nghiệp dựa vào khung định giá của bộ Tài Chính. Do đó giá được định phải gắn với giá trị thị trường của tài sản để đảm bảo doanh nghiệp có thể vay được số vốn theo một tỷ lệ tương xứng với giá trị tài sản của mình. Ø Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 56 thiện Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp. Từ đó tạo lòng tin của ngân hàng về tình hình tài chính doanh nghiệp. Ø Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân. Ø Xem xét lại những quy định trong Bộ Luật Dân Sự .Với qui định mới về xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của bộ luật này, quyền ưu tiên của tổ chức tín dụng nhận cầm cố tài sản, kể cả tài sản có tính thanh khoản cao như vàng, kim khí quí, đá quí, tín phiếu, trái phiếu … có thể bị ảnh hưởng (không được là bên có quyền ưu tiên thứ nhất) sẽ dẫn đến thực tế là tổ chức tín dụng phải thực hiện đăng ký tất cả các giao dịch cầm cố tài sản và như vậy, thủ tục cho vay có thể sẽ phải kéo dài hơn. Do đó, Doanh nghiệp, bên vay vốn sẽ không thể tiếp cận vốn vay nhanh chóng kể cả khi họ có những tài sản có tính có tính thanh khoản rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTHUY HIEN.pdf
Tài liệu liên quan