Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng và những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Cà Mau

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Ngân hàng Thương Mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường rất nhạy cảm, khi nền kinh tế biến động thì nhanh chóng tác động đến hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trước tình hình nền kinh tế biến động như hiện nay thì rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NHTM là rất lớn. Đối với NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu nhất, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại chiếm trên 90% tổng thu nhập của Ngân hàng [1, trang 2], nhưng rủi ro đưa lại cho Ngân hàng từ hoạt động tín dụng rất nặng nề, có khi dẫn đến phá sản, do các khoản tiền cho vay kém lỏng hơn so với các tài sản Có khác trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng, chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay đến hạn. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mekong Housing Bank - MHB Bank) - Chi nhánh Cà Mau kinh chuyên doanh tiền tệ, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng từ hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng ở Ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, do vậy việc quản lý và phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất kỳ một rủi ro nào của người vay cũng có thể đưa đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải đề phòng khả năng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Hoạt động nào mang lại thu nhập càng cao thì rủi ro đưa đến từ hoạt động đó càng lớn, chính vì vậy Ngân hàng cần phân tích, đánh giá, tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro và khi rủi ro xảy ra thì được xử lý như thế nào để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả. Từ nhu cầu trên nên tôi chọn đề tài: “Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Những Biện Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích rủi ro tín dụng, tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên thì tôi đi vào các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá hiệu quả hoạt động của MHB Bank từ năm 2005 - 2007. - Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MHB Bank từ năm 2005 - 2007. - Đưa ra những biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng trong MHB Bank. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động của MHB Bank trong thời gian qua có đạt hiệu quả hay không? - Rủi ro tín dụng tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng? Từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao? - Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những loại rủi ro nào? - Những nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng trong Ngân hàng? - Những biện pháp nào có thể áp dụng để hạn chế và xử lý khi rủi ro dụng xảy ra? 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Địa bàn nghiên cứu Thành Phố Cà Mau đã và đang cùng cả nước tiến bước trên con đường hội nhập, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế phát triển. Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Tỉnh nhà. Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có trình độ, trang thiết bị hiện đại và có khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào trong hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu về các vấn đề về rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau mà kinh doanh chủ yếu tại thành phố Cà Mau, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của GVHD, quý thầy cô cùng ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Để đề tài nghiên cứu được tốt hơn tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tìm hiểu những nguyên nhân gây nên rủi ro 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra tôi tiến hành nghiên cứu các đối tượng: Các loại rủi ro tín dụng, nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn, nợ khó đòi và những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Thái Văn Đại (2005) “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”: khái niệm tín dụng, điều kiện và nguyên tắt cho vay trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và những thiệt hại của nó. TS.Nguyễn Kim Anh, TS.Đỗ Kim Hảo, ThS.Nguyễn Hoài Thu, ThS.Phạm Hoàng Anh, ThS.Nguyễn Hương Giang, ThS.Nguyễn Đức Trung (tháng 8 năm 2006) “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”, học viện ngân hàng TP.HCM: khái niệm rủi ro tín dụng, các loại rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, các chỉ số đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và những thiệt hại của nó. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Quyết định của NHNN ban hành ngày 31/12/2001 quy định: “dư nợ tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng”. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng”.

pdf49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng và những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh. 3.2 Nhận xét chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua 3.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau Bảng 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 19 Doanh thu 78.470,0 87.628,8 105.575,4 9.158,8 11,67 17.946,6 20,48 Chi phí 68.468,4 75.944,4 90.967,8 7.476,0 10,92 15.023,4 19,78 Lợi nhuận 10.001,6 11.684,4 14.607,6 1.682,8 16,83 2.923,2 25,02 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng lên hàng năm, chi phí hàng năm cũng tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng tăng lên. Để thấy rõ hơn ta xem đồ thị dưới đây: Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh 0.0 20000.0 40000.0 60000.0 80000.0 100000.0 120000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Doanh thu Chi phí Năm 2006 đạt 87.628,8 triệu đồng tăng 11,67% tương đương 9.158,8 triệu đồng so với năm 2005 và sang năm 2007 doanh thu tăng 20,48% so với năm 2006 đạt mức 105.575,4 triệu đồng. Song song với việc tăng doanh thu thì chi phí cũng tăng đáng kể nhưng sự gia tăng của chi phí luôn nhỏ hơn doanh thu, năm 2006 chi phí 75.944,4 triệu đồng tăng 10,92%, đến năm 2007 chi phí của Ngân hàng là 90.967,8 triệu đồng tăng 15.023,4 triệu đồng tương đương 19,78%. Chính tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí làm lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng tăng lên tương đối cao, năm 2005 mức lợi nhuận đạt được là 10.001,6 triệu đồng thì sang năm 2006 đạt 11.684,4 triệu đồng tăng 16,83% và đến năm 2007 mức lợi nhuận là 14.607,9 triệu đồng tăng 25,02% so với năm 2006 tương đương 2.923,2 triệu đồng. Đạt được kết quả này do Ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp, trước khi cho vay thì Ngân hàng sàn lọc, phân tích, đánh giá khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, sau khi cho vay công tác kiểm tra, theo dõi mục đích sử dụng vốn vẫn được Ngân hàng thực hiện. Ngoài hoạt động tín dụng thì Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư chứng khoán, chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 20 3.2.2 Phân tích doanh số cho vay tại MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau 3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời gian Bảng 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền(%) (%) 940.487,8 1.117.057,2 1.190.880,6 176.569,4 18,77 73.823,4 6,61Ngắn hạn Trung và dài hạn 410.621,4 484.912,4 456.992,2 74.291,0 18,09 -27.920,2 -5,76 Tổng cộng 1.351.109,2 1.601.969,6 1.647.872,8 250.860,4 18,57 45.903,2 2,87 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì nguồn vốn sau khi huy động được Ngân hàng tiến hành cho vay. Trong thời gian qua tình hình cho vay của Ngân hàng luôn đạt được các mục tiêu đề ra. 0.0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn Hình 3: Tình hình cho vay tại Ngân hàng theo thời gian GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 21 Trong năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn 940.487,8 triệu đồng chiếm 69,61% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, đến năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn 1.117.057,2 triệu đồng tăng 176.569,4 triệu đồng tương đương 18,77% so với năm 2005. Đạt được kết quả này do trong năm 2006 nhu cầu tiêu dùng, xây nhà, sữa nhà của người dân tăng cao, địa bàn cho vay của Ngân hàng rộng, bên cạnh đó thì các cá nhân, hộ gia đình trong tỉnh cần vốn kinh doanh cũng tăng cao. Năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn 484.912,4 triệu đồng tăng 18,09% so với năm 2005. Do trong năm 2006 các doanh nghiệp cần vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị công nghệ, đa dạng hóa các ngành nghề, bên cạnh đó tỉnh có chính sách đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển tỉnh nhà, từ nhu cầu thực tế đó nên nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong địa bàn đối với Ngân hàng tăng lên. Chính vì vậy tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm 2006 tăng cao và vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2007 tổng doanh số cho vay 1.647.872,8 triệu đồng tăng 2,87% so với năm 2006, trong đó cho vay ngắn hạn là 1.190.880,6 triệu đồng tăng 6,61% và chiếm 72,27% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do trong năm 2007 các công ty nước ngoài tràn vào nước ta, để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp, công ty phải tiếp tục đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh đó nhu cầu vốn kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình ngày càng tăng. Doanh số cho vay dài hạn năm 2007 giảm 27.920,2 triệu đồng tương đương 5,76% so với năm 2006. Nguyên nhân do các Ngân hàng khác trên địa bàn đưa ra mức lãi suất cho vay trung và dài hạn hấp dẫn thu hút khách hàng đến vay tại các Ngân hàng khác trên địa bàn, tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng cao. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm do Ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến vay vốn tại Ngân hàng, cùng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó Ngân hàng còn áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng truyền thống nhằm giữ chân khách hàng. Khi tình hình kinh tế biến động hay có sự thay đổi lãi suất của NHNN thì Ban Giám Đốc Ngân hàng luôn có những kế hoạch, xây dựng các chương trình mục tiêu phát triển Ngân hàng phù hợp với sự thay đổi đó nhằm nâng cao doanh số cho vay, đem lại hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. 3.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 22 Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền(%) (%) Cá nhân và 837.687,7 1.025.260,5 1.071.117,3 187.572,8 22,39 45.856,8 4,47hộ gia đình Doanh nghiệp -35.665,2391.821,7 480.590,9 444.925,7 88.769,2 22,66vừa và nhỏ -7,42 Doanh nghiệp lớn 121.599,8 96.118,2 131.829,8 -25481,7 35.711,6 37,15-20,96 1.351.109,2 1.601.969,6 1.647.872,8 250.860,4 18,57 45.903,2 2,87Tổng cộng (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm. Hình 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng theo thành phần kinh tế 0.0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Cá nhân và hộ gia đình Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay là 1.025.206,5 triệu đồng tăng 187.572,8 triệu đồng, tương đương 22,39% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng 4,47% tương đương 45.856,8 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn, vay vốn với mục đích xây nhà, sửa nhà, tiêu dùng, kinh doanh, … thời hạn vay chủ yếu đối với các khách hàng này là ngắn hạn. Bên cạnh đó thì doanh số cho vay cao do cán bộ tín dụng tích cực nổ lực tìm kiếm khách hàng, Ngân hàng thực hiện các chương trình quản cáo trên các phương tiện thông GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 23 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vay vốn với mục đích bổ sung nguồn vốn kinh doanh, các khoản vay có thời hạn trung và dài hạn là chủ yếu. Năm 2006 doanh số cho vay 480.590,9 triệu đồng tăng 22,66% tương đương 88.792 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 doanh số cho vay giảm 7,42% tương đương 35.665,2 triệu đồng. Nguyên nhân do các doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn cũng như cải tiến công nghệ, đa dạng hóa loại hình kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng tăng lên, đến năm 2007 doanh số cho vay giảm do Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các khách hàng có tài sản thể chấp ở các huyện. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chủ yếu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Ngân hàng cho vay trung và dài hạn, đây cũng là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Tuy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng nhưng rủi ro đem lại từ các khoản vay này tương đối lớn do số tiền vay trên từng doanh nghiệp lớn. Năm 2005 doanh số cho vay 12.599,8 triệu đồng, sang năm 2006 giảm còn 96.118,2 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 131.829,8 triệu đồng. Nguyên nhân do Ngân hàng mở rộng thêm quy mô trên địa bàn, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó thì Ngân hàng còn đa dạng hóa ngành nghề cho vay, danh mục đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, cùng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong Ngân hàng. Ban Giám Đốc xây dựng các chương trình phát triển Ngân hàng phù hợp với tình hình kinh tế địa phương nên kết quả đạt được rất khả quan, doanh số cho vay không ngừng tăng lên và huy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh. 3.2.3 Phân tích doanh số thu nợ tại MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau 3.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 875.629,8 1.016.534,41.070.403,6 140.904,6 16,09 53.869,2 5,30 Trung và dài hạn 396.485,2 533.362,2 459.967,2 136.877,0 34,52 -73.395,0 -13,76 Tổng cộng 1.272.115,0 1.549.896,61.530.370,8 277.781,6 21,84 -19.525,8 -1,26 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 24 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Công tác thu nợ của Ngân hàng trong thời gian qua rất có hiệu quả được thể hiện qua doanh số thu nợ hàng năm của Ngân hàng điều tăng. Việc thu hồi nợ tốt càng khẳng định hoạt động tín dụng mang lại thu nhập cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng. 0.0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Thu nợ ngắn hạn Thu nợ t rung và dài hạn Hình 5: Tình hình thu nợ tại MHB Bank trong thời gian qua Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 875.629,8 triệu đồng chiếm 68,8% tổng doanh số thu nợ trong Ngân hàng, sang năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 140.904,6 triệu đồng tương đương 16,09%, trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 553.362,2 triệu đồng tăng 136.877 triệu đồng tương đương 34,52% so với năm 2005. Đạt được kết quả này do trong năm 2006 Ngân hàng khuyến khích khách hàng trả nợ cũ, làm lại hồ sơ mới lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn, cùng với sự nổ lực của cán bộ tín dụng đã nhắc nhở và yêu cầu khách hàng trả nợ đúng hạn. Điều này một mặt làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong Ngân hàng, tăng vòng quay vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng. Mặt khác đối với khách hàng thì tiền lãi phải trả thấp hơn do mức lãi suất thấp hơn, tăng uy tín đối với Ngân hàng, tạo được sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh với Ngân hàng, thời hạn tín dụng lâu hơn. Bên cạnh đó còn nhờ sự nổ lực của cán bộ tín dụng nhắc nhở, yêu cầu khách hàng trả nợ đúng hạn. Năm 2007 tổng doanh số thu nợ 1.530.370,8 triệu đồng, giảm 1,26%, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm đến 13,76% tương đương 73.395 triệu đồng, thu nợ ngắn hạn tăng 5,3% so với năm 2006. Doanh số thu nợ năm 2007 giảm do một phần các khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn, mặt khác do tình hình kinh tế - xã hội trong nước biến động ảnh GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 25 3.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền(%) (%) Cá nhân và 788.711,3 1.007.432,8 1.025.348,4 218.721,5 27,73 17.915,6 1,78hộ gia đình Doanh nghiệp 368.913,4 433.971,0 397.896,4 65.057,6 17,63 -36.074,6 -8,31vừa và nhỏ Doanh nghiệp 114.490,4 108.492,8 107.126,0 -5.997,6 -5,24 -1.366,8 -1,26lớn 1.272.115,0 1.549.896,6 1.530.370,8 277.781,6 21,84 -19.525,8 -1,26Tổng cộng (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế qua các năm luôn đạt kết quả cao. Hình 6: Tình hình thu nợ tại MHB Bank theo thành phần kinh tế 0.0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Cá nhân và hộ gia đình Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn Cụ thể đối với cá nhân và hộ gia đình doanh số thu nợ năm 2006 tăng 27,73% tương đương 218.721,5 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 1.025.589,6 triệu đồng tăng 1,78% tương đương 17.925,6 triệu đồng. Nguyên nhân do đối tượng chủ yếu GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 26 Đối với công tác thu nợ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2006 có sự gia tăng. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2006 đạt 433.971 triệu đồng tăng 65.057,6 triệu đồng tương đương 17,63% nhưng đến năm 2007 giảm 8,3% tương đương 36.074,6 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2006 các doanh nghiệp vừa và nhỏ trả nợ cũ và làm lại hồ sơ mới vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đến năm 2007 thì có một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nên không trả được nợ cho Ngân hàng làm cho tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng tăng lên do không thu hồi được nợ đúng hạn. Về các doanh nghiệp lớn công tác thu nợ giảm dần qua các năm, cụ thể doanh số thu nợ năm 2006 là 108.482,8 triệu đồng giảm 5,24% tương đương 5.997 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 doanh số thu nợ giảm 1,48 % tương đương 1.608 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do số lượng cán bộ tín dụng trong Ngân hàng còn thiếu nên công tác kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ không thực hiện đồng đều, bên cạnh đó thì có một số cán bộ tín dụng không hoàn thành tốt công việc của mình, không kiểm tra định kỳ, không theo dõi khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào có đúng với mục đích thỏa thuận trên hợp đồng hay không. Mặt khác do các doanh nghiệp kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao và tình hình xuất nhập khẩu ở địa phương lúc này gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên vật liệu đầu vào, do vậy kết quả kinh doanh của Ngân hàng không được khả quan. 3.2.4 Phân tích hệ số thu nợ tại MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau Bảng 6: PHÂN TÍCH HỆ SỐ THU NỢ QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ 1.261.447,8 1.549.896,6 1.530.370,8 Doanh số cho vay 1.351.109,2 1.601.969,6 1.647.872,8 Hệ số thu nợ 0,93 0,97 0,93 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ so với doanh số cho vay của Ngân hàng rất khả quan. Năm 2005 hệ số thu nợ đạt 0.93, điều này thể hiện sự nổ lực của cán bộ tín dụng, sau quá trình giải ngân thì công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi khách hàng luôn được thực hiện, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Chính vì vậy GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 27 3.2.5 Phân tích tình hình dư nợ tại MHB Bank 3.2.5.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời gian Bảng 7: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 302.309,0 50,96 402.831,8 62,42 523.308,8 68,60 Trung và dài hạn 290.959,2 49,04 242.509,4 37,58 239.534,4 31,40 Tổng dư nợ 593.268,2 100,00 645.341,2 100,00 762.843,2 100,00 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng thể hiện qua tình hình dư nợ tại Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 tổng dư nợ Ngân hàng 593.268,2 triệu đồng, đến năm 2006 tổng dư nợ 645.341,2 triệu đồng, năm 2007 tổng dư nợ là 762.843,2 triệu đồng. Điều này thể hiện quy mô hoạt động của Ngân hàng lớn, nguồn vốn trong Ngân hàng mạnh. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn 302.309 triệu đồng chiếm 50,96% trong tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn 290.959,2 triệu đồng chiếm 49,14% trong tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2006 dư nợ trung và dài hạn giảm còn 242.509,4 triệu đồng chiếm 37,58% trong tổng dư nợ, đến năm 2007 còn 31,4% trong tổng dư nợ tương đương 239.534,4 triệu đồng. Nguyên nhân khi vay trung và dài hạn thì số nợ gốc phải trả là hàng năm, khi đến hạn khách hàng không trả được thì toàn bộ số nợ gốc còn lại điều chuyển sang nợ quá hạn gây tâm lý lo ngại cho khách hàng nhất là đối với khách hàng vay với mục đích tiêu dùng hay vay để bổ sung cho việc xây nhà, sửa nhà, bên cạnh đó thì Ngân hàng hạn chế cho vay đối vời khách hàng có tài sản đảm bảo ở các huyện mà những khách hàng này thường vay trung và dài hạn. Tình hình dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng 100.522,8 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 28 3.2.5.2 Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Cá nhân và hộ gia đình 373.759,0 63,00 419.478,3 65,00 488.219,6 64,00 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 160.182,4 27,00 180.698,3 28,00 213.596,1 28,00 Doanh nghiệp lớn 59.326,8 10,00 45.174,6 7,00 61.027,5 8,00 Tổng dư nợ 593.268,2 100,00 645.351,2 100,00 762.843,2 100,0 0 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Nhìn chung tình hình dư nợ đối với các thành phần kinh tế chiếm trong tổng dư nợ của Ngân hàng qua các năm biến động không đáng kể. Năm 2005 dư nợ đối với cá nhân và hộ gia đình đạt 373.759 triệu đồng chiếm 63% trong tổng dư nợ, doanh nghiệp vừ và nhỏ chiếm 27% tương đương 160.182.4 triệu đồng trong tổng dư nợ và dư nợ của doanh nghiệp lớn chiếm 10% trong tổng dư nợ tương đương 59.326,8 triệu đồng. Sang năm 2006 tổng dư nợ tại Ngân hàng 645.351,2 triệu đồng, trong đó cá nhân và hộ gia đình chiếm 65%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 28%, doanh nghiệp lớn chiếm 7%. Đến năm 2007 tổng dư nợ tại Ngân hàng là 762.843,2 triệu đồng, dư nợ đối với cá nhân và hộ gia đình chiếm 64% tương đương 488.219,6 triệu đồng, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 28% tương đương 213.596,1 triệu đồng, doanh nghiệp lớn chiếm 8% tương đương 61.027,5 triệu đồng. Ta thấy quy mô của Ngân hàng qua các năm ngày càng mở GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 29 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 30 3.2.6 Phân tích vòng quay vốn tín dụng Bảng 9: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ 1.261.447,8 1.549.896,6 1.530.370,8 Dư nợ bình quân 553.771,1 619.304,7 704.092,2 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 2,30 2,50 2,17 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Khả năng thu hồi vốn tín dụng của Ngân hàng rất cao, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng nhanh được thể hiện qua vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng. Năm 2005 vòng quay vốn tín dụng 2,3 vòng/năm, đến năm 2006 đạt 2,5 vòng/năm, nguyên nhân do công tác thu nợ được đẩy mạnh nên doanh số thu nợ trong năm này tăng cao, dư nợ cuối năm chỉ tăng nhẹ. Sang năm 2007 giảm còn 2,17 vòng/năm, nguyên nhân do dư nợ cuối năm 2007 tăng cao, doanh số thu nợ giảm. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm luôn lớn hơn 2 vòng/năm điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng rất cao. 3.2.7 Phân tích tỷ suất lợi nhuận Bảng 10: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận 10.001,6 11.684,4 14.607,6 Doanh thu 78.470,0 87.628,8 105.575,4 Tỷ suất lợi nhuận (%) 12,75 13,33 13,84 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm, năm 2005 tỷ suất lợi nhuận 12,75%, đến năm 2006 tỷ suất lợi nhuận 13,33%, sang năm 2007 tỷ suất lợi nhuận là 13,84%. Nguyên nhân do việc sử dụng vốn trong Ngân hàng được thực hiện có kế hoạch cụ thể từ đó làm tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng, bên cạnh đó thì Ngân hàng quản lý tốt các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, giảm đến mức tối thiểu các khoản chi phí không cần thiết nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 31 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 32 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB BANK – CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1 Phân tích rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi Nhánh Cà Mau 4.1.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn 4.1.1.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời gian Bảng 11: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền(%) (%) Ngắn hạn 2.391,2 3.358,6 2.690,8 967,4 40,46 -667,8 -19,88 Trung và dài hạn 5.818,4 5.793,2 8.355,2 -25,2 -0,43 2.562,0 44,22 Tổng nợ quá hạn 8.209,6 9.151,8 11.046,0 942,2 11,48 1.894,2 20,70 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tổng nợ quá hạn là 8.209,2 triệu đồng, năm 2006 tổng nợ quá hạn 9.151,8 triệu đồng tăng 11,48% tương đương 942,2 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 tổng nợ quá hạn tăng 1.894,2 triệu đồng tương đương 20,7% so với năm 2006. Điều này thể hiện xu hướng xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ quá hạn tăng lên qua các năm sẽ làm cho rủi ro tín dụng tăng theo vì khi nợ quá hạn trong Ngân hàng càng cao thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các khoản vay càng thấp, khi các khoản vay chuyển sang nợ quá hạn là báo hiệu các khoản vay có vấn đề, rủi ro từ các khoản vay này tương đối lớn. Người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. Nguyên nhân nợ quá hạn của Ngân hàng tăng qua các năm do khi đến hạn khách hàng không trả được nợ buộc Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ của khách hàng sang nhóm nợ quá hạn, không trả được nợ đúng hạn do trong kinh doanh khách hàng gặp thua lỗ, một số khách hàng mất vốn trong kinh doanh, đầu tư vào nhiều lĩnh vực không sinh lời. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 33 Hình 7: Tình hình nợ quá hạn tại MHB Bank trong thời gian qua 0.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung và dài hạn Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn trong Ngân hàng 2.931,2 triệu đồng chiếm 29,13% trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn trung và dài hạn 5.818,4 triệu đồng chiếm 70,87% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 40,46% tương đương 967,4 triệu đồng so với năm 2005 và chiếm 36,7% trong tổng nợ quá hạn trong Ngân hàng. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tăng cao, một số khách hàng vay vốn ngắn hạn với mục đích bổ sung vốn xây nhà, sữa nhà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng đúng hạn do sau khi hoàn thành công trình phát sinh thêm nhiều chi phí nên thu nhập của họ phải chi trả các chi phí phát sinh đó, bên cạnh đó một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, làm ăn không có hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Năm 2006 nợ quá hạn trung và dài hạn giảm 0,43% so với năm 2005, nguyên nhân do trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nên lãnh đạo Ngân hàng tập trung vào thu nợ và xử lý các khoản nợ vay khi đến hạn, cán bộ tín dụng xuống tận cơ sở kinh doanh của khách hàng kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn. Đến năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn trong Ngân hàng giảm 19,88% so với năm 2006, điều này thể hiện công tác thu nợ của cán bộ tín dụng đối với khách hàng có các khoản vay nhỏ được chú trọng hơn, đạt được hiệu quả cao trong công tác thu nợ, đó là nổ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ khách hàng, bên cạnh đó trước khi cho vay cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và quyết định cho vay đúng thủ tục và quy trình cho vay, lúc này tình hình kinh tế của khách hàng đã ổn định trở lại nên đã trả đầy đủ cả gốc và lãi trong năm qua. Bên cạnh những mặt đạt được đối với nợ quá hạn ngắn GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 34 Nhìn chung tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua ngày càng tăng mà chủ yếu là đối với nợ quá hạn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao do đội ngũ cán bộ tín dụng trong Ngân hàng còn thiếu, một cán bộ phụ trách nhiều công việc nê khi các khoản vay đến hạn thì cán bộ tín dụng không thể xử lý hết tất cả các khách hàng có nợ quá hạn. Bên cạnh đó thì phòng kiểm soát nội bộ đội ngũ nhân viên còn thiếu nên không kịp thời xử lý các sai sót trong nghiệp vị tín dụng tại Ngân hàng làm tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng lên. điều này làm cho rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tăng lên và chủ yếu tập trung vào các khoản vay có thời hạn trung và dài hạn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên với kinh nghiệm quản lý và sự am hiểu về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thì Ban Giám Đốc Ngân hàng luôn chủ động trong kinh doanh, tình hình nợ quá hạn luôn nằm trong phạm vi cho phép theo quy định của Ngân hàng, Ban Giám đốc đưa ra các mục tiêu phù hợp với khả năng của từng phòng ban trong Ngân hàng. 4.1.1.2 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 12: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Cá nhân và hộ gia đình 2.873,4 3.660,7 2.761,5 787,3 27,40 -899,2 -24,56 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 35 Doanh nghiệp 3.283,8 3.203,1 4.418,4 -80,7 -2,46 1.215,3 37,94vừa và nhỏ Doanh nghiệp 2.052,4 2.288,0 3.866,1 235,6 11,48 1.578,1 68,97 lớn Tổng nợ 8.209,6 9.151,8 11.046,0 942,2 11,48 1.894,2 20,70quá hạn (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Ta thấy tình hình nợ quá hạn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình trong năm 2006 có sự gia tăng nhưng đến năm 2007 thì đã giảm đáng kể. Hình 8: Tình hình nợ quá hạn tại MHB Bank theo thành phần kinh tế 0.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 4000.0 4500.0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng Cá nhân và hộ gia đình Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn Cụ thể nợ quá hạn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là 2.873,4 triệu đồng, sang năm 2006 nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng này là 3.660,7 triệu đồng tăng 27,4% tương đương 787,3 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 nợ quá hạn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình giảm còn 2.761,5 triệu đồng, giảm 24,56% tương đương 899,2 triệu đồng so với năm 2006. Đạt được kết quả này do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong suốt trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay, khách hàng có ý thức cao trong việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp vừ và nhỏ thì năm 2006 nợ quá hạn là 3.203,1 triệu đồng, 2,46% tương đương 80,7 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 nợ quá hạn của nhóm khách hàng này tăng lên 37,94% tương đương 1.215,3 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2006 các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng, họ muốn tạo uy tín đối với Ngân hàng, trả những khoản nợ cũ để làm lại hồ sơ vay mới nhằm bổ sung vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2007 hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp không đạt GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 36 Đối với khách hàng là các doanh nghhiệp lớn, nợ quá hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2005 nợ quá hạn là 2.052,4 triệu đồng, sang năm 2006 nợ quá hạn tăng 11,48% tương đương 235,6 triệu đồng, đến năm 2007 nợ quá hạn 3.866,1 triệu đồng tăng 68,97% tương đương 1.578 triệu đồng. Đây là dấu hiệu xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ảnh rủi ro tín dụng từ các doanh nghiệp lớn này là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu ở đây do tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tốc độ vòng quay đồng vốn trong doanh nghiệp chậm nên đến thời hạn không trả được nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên. Tóm lại tình hình nợ quá hạn trong các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, số vốn vay của các doanh nghiệp tương đối lớn nên rủi ro tín dụng từ các khách hàng này rất cao. Tình hình nợ quá hạn tăng một phần do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn và một phần do đội ngũ cán bộ tín dụng trong ngân hàng còn thiếu nên công tác xử lý nợ vay khi đến hạn còn gặp khó khăn (như đã phân tích ở trên), bên cạnh đó thì còn một số cán bộ tín dụng lơ là trong công việc, thiếu việc giám sát, kiểm tra đôn đốc khách hàng trả nợ vay cho Ngân hàng. Với tình hình nợ quá hạn càng tăng như vậy ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng, gây thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4.1.1.3 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 13: PHÂN TÍCH TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư nợ quá hạn 8.209,6 9.151,8 11.046,0 Tổng dư nợ 593.268,2 645.341,2 762.843,2 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,38 1,42 1,45 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Qua tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian qua ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,38%, sang GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 37 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 38 4.1.1.4 Phân tích tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn Bảng 14: PHÂN TÍCH TỶ LỆ KHÁCH HÀNG CÓ NỢ QUÁ HẠN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số khách hàng quá hạn 141,0 202,0 363,0 Tổng số khách hàng có dư nợ 6.305,0 5.384,0 5.097,0 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn (%) 2,24 3,75 7,12 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Xu hướng nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên qua mỗi năm, bên cạnh đó thì số lượng khách hàng có nợ quá hạn cũng tăng dần qua mỗi năm, tổng số khách hàng có dư nợ thì giảm dần qua các năm dẫn đến tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên qua từng năm. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn là 2,24%, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 3,75%, đến năm 2006 tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn tăng lên 7,12%. So với tỷ lệ nợ quá hạn trong Ngân hàng qua từng năm thì tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn luôn cao hơn. Điều này chứng tỏ là các khoản vay lớn tiềm ẩn rủi ro cao hơn các khoản cho vay nhỏ, các khoản cho vay lớn thường tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty trên địa bàn thành phố. 4.1.2 Phân tích rủi ro mất vốn Phân tích tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng 4.1.2.1 Bảng 15: PHÂN TÍCH TỶ LỆ TRÍCH DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập 3.831,8 5.110,0 6.510,0 Dư nợ cho kỳ báo cáo 593.268,2 645.341,2 762.843,2 Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng 0,65 0,79 0,85 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Đối với bất kỳ một khoản vay nào trong Ngân hàng khi đã cơ cấu lại hoặc chuyển sang nợ quá hạn thì Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 39 4.1.2.2 Phân tích tình hình rủi ro mất vốn Bảng 16: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO MẤT VỐN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo 30,0 45,0 47,0 Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo 553.771,1 619.304,7 704.092,2 Tỷ lệ mất vốn 0,0054 0,0073 0,0067 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã xảy ra rủi ro và dẫn đến mất vốn đối với khoản cho vay nhưng tỷ lệ mất vốn trong kỳ báo cáo không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng do Ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp khoản vay bị mất, rủi ro tín dụng xảy ra hoàn toàn nằm trong dự tính của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng luôn chủ động được khi có rủi ro xảy ra. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng trong Ngân hàng rất tốt. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ mất vốn ở Ngân hàng là 0,0054%, năm 2006 tỷ lệ mất vốn là 0,0073%, đến năm 2007 tỷ lệ này là 0,0067%. Như vậy tỷ lệ mất vốn đối với các khoản vay trong thời gian qua ở Ngân hàng là không đáng kể, không ảnh hưởng đến tình hình chung của Ngân hàng, Ngân hàng dùng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản vốn bị mất trong kỳ bào cáo, ngoài ra Ngân hàng còn phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi số nợ gốc GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 40 4.1.3 Phân tích tình hình phân tán rủi ro Ngân hàng tuân thủ đúng theo quy định cho vay của NHNN là dư nợ đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Trên địa bàn có các dự án đôi khi có nhu cầu vay vốn rất cao, nhiều khi vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng nên Ngân hàng đã ký hợp đồng đồng tài trợ với hai Ngân hàng khác trên địa bàn để cho vay dự án trên nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không vì chạy theo lợi nhuận mà ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng, lãnh đạo Ngân hàng đã kiên quyết để lập một hành lang an toàn trong kinh doanh. Ngoài ra một số hợp đồng cho vay đối với các công ty xuất nhập khẩu thì Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng cho các hợp đồng này để phòng ngừa khi có rủi ro xảy ra. Đối với địa bàn cho vay thì Ngân hàng tiến hành cho vay rộng rãi trên khắp địa bàn Thành phố Cà Mau, trên tất cả các phường, các xã trực thuộc Thành phố, không tập trung cho vay riêng một nơi nào trên địa bàn. Còn đối với các ngành nghề thì Ngân hàng cho vay nhiều ngành nghề khác nhau như cho vay tiêu dùng, xây nhà, sửa nhà, cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức, cho hộ gia đình vay vốn với mục đích sản xuất hoặc kinh doanh hay nuôi trồng, cho vay vốn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh, … Như vậy tình hình phân tán rủi ro trong thời gian qua ở Ngân hàng diễn ra rất tốt. Ngân hàng không tập trung cho vay đối với một hay một nhóm khách hàng hoặc một khu vực, một ngành nghề nào mà tiến hành cho vay rộng rãi trên khắp địa bàn thành phố, đối tượng khách hàng đa dạng, cho vay dưới nhiều hình thức nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó khi tiến hành cho vay thì Ngân hàng luôn lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm bù đắp và xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra. 4.1.4 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 4.1.4.1 Phân tích hệ số bù đắp các khoản cho vay bị mất Bảng 17: PHÂN TÍCH HỆ SỐ BÙ ĐẮP CÁC KHOẢN CHO VAY BỊ MẤT ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập 31.831,8 51.110,0 61.510,0 GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 41 Dư nợ bị thất thoát 957,6 11.089,2 11.376,2 Hệ số bù đắp các khoản cho vay bị mất 4,00 4,69 4,73 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Khi các khoản cho vay bị thất thoát thì sẽ được bù đắp bởi nguồn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập. Cụ thể năm 2005 khi một đồng cho vay bị thất thoát thì có đến 4 đồng dự trữ để bù đắp một đồng thất thoát đó, năm 2006 thì khả năng bù đắp khoản cho vay bị mất là 4,69 lần, năm 2007 thì hệ số bù đắp khoản cho vay bị mất là 4,73 lần. Ngân hàng đã dự tính và có kế hoạch phòng ngừa khi rủi ro tín dụng xảy ra nhằm đảm bảo được an toàn trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Phân tích hệ số bù đắp rủi ro tín dụng 4.1.4.2 Bảng 18: PHÂN TÍCH HỆ SỐ BÙ ĐẮP RỦI RO TÍN DỤNG QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập 3.831,8 5.110,0 6.510,0 Nợ quá hạn khó đòi 3.145,8 4.653,6 7.267,4 Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng (%) 121,81 109,81 89,58 (Nguồn: MHB Bank – Chi nhánh Cà Mau) Trong cơ cấu nợ quá hạn tại Ngân hàng được chia thành nợ quá hạn trong hạn và nợ quá hạn khó đòi (hay nợ quá hạn có khả năng mất vốn). Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng của Ngân hàng rất cao, đảm bảo nếu có rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi thì vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể hệ số bù đắp rủi ro tín dụng năm 2005 là 121,81 %, năm 2006 hệ số bù đắp rủi ro tín dụng là 109,81%, đến năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 89,59%. 4.2 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong thời gian qua Thuận lợi: - Ngân hàng có kế hoạch linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, chính sách cho vay hợp lý, các thủ tục vay vốn được giản hóa, nguồn vốn huy động GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 42 - Đa dạng hóa danh mục đầu tư, quy mô ngày càng mở rộng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn so với lợi nhuận năm trước. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cơ sở vật chất trong Ngân hàng được trang bị đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cập nhật thông tin, tiết kiệm được thời gian trong quá trình làm việc, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên khi làm việc. - Ban Giám Đốc Ngân hàng xây dựng các chương trình, mục tiêu phát triển Ngân hàng phù hợp với tình hình địa phương và sự biến động của nền kinh tế. Lãnh đạo Ngân hàng có kinh nghiệm trong quản lý, am hiểu lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, xây dựng những chiến lược đúng đắn phù hợp cho sự phát triển của Ngân hàng, chủ động được trong kế hoạch kinh doanh. - Ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống, tạo được mới quan hệ lâu dài trong kinh doanh. - Ngân hàng thực hiện tốt chương trình quảng cáo, giới thiệu cho khách hàng biết đến hình thức kinh doanh cũng như nội dung hoạt động của Ngân hàng. - Tốc độ luân chuyển vốn trong Ngân hàng nhanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng có cơ hội để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác hay mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó thì quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong Ngân hàng đủ để bù đắp khi có rủi ro tín dụng xảy ra và Ngân hàng luôn làm tốt công tác phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. Khó khăn: - Hoạt động tín dụng có chiều hướng xấu do nợ quá hạn ngày càng tăng qua các năm, chủ yếu tập trung vào các khoản vay lớn có thời hạn dài nên rủi ro từ các khoản vay này rất cao. Công tác thu hồi nợ do khách hàng không trả được nợ cũng gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng. - Đội ngũ cán bộ tín dụng trong Ngân hàng còn thiếu nên gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, thiếu nhân viên trong việc kiểm tra nội bộ của Ngân hàng nên không thể phát hiện kịp thời các sai sót trong nghiệp vụ tín dụng. - Một số cán bộ tín dụng trong Ngân hàng chưa thực hiện tốt công việc được giao, còn lơ là trong công tác thu hồi và xử lý khi các khoản vay đến hạn. - Tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cao, tình hình kinh tế luôn biến động gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 43 CHƯƠNG 5 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB BANK – CHI NHÁNH CÀ MAU Sau quá trình tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua, phân tích tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng, thấy được những thuận lợi và khó khăn trong Ngân hàng thì tôi xin đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng như sau: 5.1 Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Quy trình cho vay phải được quản lý chặt chẽ từ khâu thẩm định khách hàng đến khi khách hàng trả xong khoản vay cho Ngân hàng. Trước khi quyết định cho khách hàng vay cán bộ tín dụng cần tìm hiểu rõ khách hàng, thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là vấn đề cần chú ý trước tiên, đánh giá tính trung thực của khách hàng xem họ có sẳn sàn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng hay không, xem xét uy tín của khách hàng trong kinh doanh có đáng tin hay không, trước đây khách hàng có từng đi vay vốn ở Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác hay không và họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đó như thế nào. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, xem xét năng lực của khách hàng có tạo ra thu nhập đủ để trả nợ Ngân hàng hay không, tìm hiểu khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích gì, có đem lại hiệu quả sau khi đầu tư hay không, bên cạnh đó thì khách hàng có thu nhập nào khác hay không. Đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng như thế nào, định giá tài sản đảm bảo có đủ giá trị để bảo đảm cho khoản vay hay không, tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp do Ngân hàng cho khách hàng vay vốn không mong muốn sẽ thu lại nợ gốc và lãi từ thanh lý tài sản thế chấp, việc này chỉ thực hiện khi không còn cách nào có thể thu hồi lại vốn vay từ khách hàng. Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng phải theo dõi, nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi diễn biến trong quá trình sử dụng tiền vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, bằng kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình thì cán bộ tín dụng trao đổi, nhắc nhở khách hàng khi thấy có dấu hiệu sử dụng vốn vay sai mục đích và đàm phán yêu cầu khách hàng có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng định kỳ phân loại xếp hạng khách hàng, khi thấy nợ quá hạn ở khách hàng có chiều hướng tăng thì cán bộ tín dụng trình lên lãnh đạo cấp trên để kịp thời xử lý. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 44 Ngân hàng cần tiếp tục chủ động phân tán rủi ro trước khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong hoạt động tín dụng nên tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, không tập trung vốn vào một hay một nhóm khách hàng nào, mở rộng các ngành nghề cho vay. Đánh giá thường xuyên sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác động xấu đến ngành nghề gì trên địa bàn, từ đó đưa ra những chính sách đối với từng ngành nghề, từng đối tượng khách hàng cụ thể, tiếp tục thực hiện đúng các quy định của NHNN về mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm nợ, tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn trong cho vay nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro cho Ngân hàng. Định kỳ phòng kiểm soát nội bộ kiểm tra, liệt kê tất cả các sai sót trong các mặt của nghiệp vụ tín dụng để xem còn yếu kém về mặt nào, trong quá trình cho vay có gặp khó khăn gì không, từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục khó khăn, thường xuyên đánh giá các mặt trong tất cả các nghiệp của phòng tín dụng. Định kỳ cho cán bộ tín dụng lập bảng hoàn thành công việc, tự đánh giá trong kỳ bản thân đã hoàn thành công việc như thế nào, trên cơ sở đó kiểm tra lại mức độ tự đánh giá của cán bộ như thế nào, từ đó đánh giá khả năng của từng cán bộ tín dụng để đạo tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng cũng như kịp thời phát hiện những sai phạm của cán bộ tín dụng để có hướng giải quyết, xử lý. Bên cạnh đó tiếp tục phát huy những mặt đã làm được của phòng tín dụng, khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân thể hiện khả năng của mình. Lãnh đạo Ngân hàng cần cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin trên thị trường, tình hình biến động của nền kinh tế, các thông tin nội bộ trong Ngân hàng để có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp với tình hình hiện tại của Ngân hàng. Đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho từng phòng ban sau khi xây dựng kế hoạch chung cho toàn Ngân hàng, kiểm tra chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, kịp thời có hướng dẫn chỉ đạo nếu có tình huống xấu xảy ra. Có hình thức khen thưởng xứng đáng cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như hình thức kỷ luật thích đáng đối với nhân viên nào cố ý làm trái quy định của Ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh. Định kỳ quý hoặc năm tổ chức cho nhân viên trong Ngân hàng kiểm tra sức khỏe, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho tất cảc các nhân viên. 5.2 Một số giải pháp xử lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh từ khách hàng thì cán bộ tín dụng trực tiếp đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể bằng văn bản để khắc phục GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 45 Trên cơ sở những quy định của Giám Đốc về khoanh nợ, xóa nợ thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho phòng kế toán hạch toán và thông báo cho khách hàng biết. Biện pháp sau cùng là Ngân hàng sử dụng biện pháp thanh lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợ bằng việc thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng. Sau khi thực hiện hết các biện pháp trên mà vẫn không thu hồi được nợ thì Ngân hàng trích quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp số nợ gốc đã bị mất. Rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng do bản thân cán bộ tín dụng gây ra thì lãnh đạo Ngân hàng cần chuyển hồ sơ khách hàng cho cán bộ tín dụng khác quản lý và có hình thức kỹ luật thích đáng. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 46 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Trong 3 năm qua hoạt động của Ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao, quy mô được mở rộng do lãnh đạo Ngân hàng có chính sách điều hành đúng đắn, phù hợp với tình hình địa phương và xu hướng chung của nền kinh tế. Tình hình kinh tế luôn biến động ảnh hưởng đến toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội, tác động đến các thành phần kinh tế. Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao thúc đẩy Ngân hàng phải tự đổi mới, tự điều chỉnh, có kế hoạch chương trình hành động cụ thể nhằm khẳng định hơn nửa vai trò của mình trên địa bàn, Ngân hàng quản lý tốt tình hình sử dụng vốn, hệ số thu nợ đối với các khoản vay là rất cao và đây cũng là nguồn thu nhập chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tìm ẩn những rủi ro. Đặt biệt đối với rủi ro tín dụng thì gây thiệt hại nặng nề nhất cho Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng phá sản. Trong thời gian qua tuy tình hình hoạt động của Ngân hàng luôn đạt hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng nhưng tình hình nợ xấu trong Ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng, biểu hiện những rủi ro tín dụng trong các khoản vay là rất lớn, nhất là đối với các khoản vay lớn có thời hạn trung và dài hạn. Ngân hàng đã chủ động được khi có rủi ro xảy ra, thực hiện đúng quy định của NHNN về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thiết lập được hành lang an toàn trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng trong Ngân hàng đa số thực hiện tốt các quy định trong Ngân hàng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. 6.2 Kiến nghị Đối với Ngân hàng: Bổ sung đội ngũ nhân viên cho các phòng ban nhằm có thể thực hiện tốt công tác cho vay, quản lý khách hàng để hạn chế tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng, cũng như có thể kiểm tra định kỳ, kịp thời phát hiện các sai phạm nếu có trong nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, tạo cho Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên vừa vững về nghiệp vụ, vừa giỏi về chuyên môn và đủ về số lượng. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 47 Đầu tư thêm vốn nhằm mở rộng hơn nữa quy mô cũng như loại hình hoạt động của Ngân hàng, thường xuyên đầu tư, đổi mới trang thiết bị cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của Ngân hàng. Đối với nhà nước: Thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Vì lạm phát cao đồng tiền bị mất giá sẽ gây ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi, người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng nữa hoặc rút ra để chuyển qua giữ đồng tiền của họ ở dạng như: vàng, ngoại tệ, tài sản khác.... Đồng tiền mất giá kéo theo Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để bù đắp phần trượt giá, lãi suất huy động cao làm cho lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên. Đơn giản hóa các thủ tục nhằm pháp lý để công tác giải ngân cho khách hàng được nhanh chóng cũng như việc phát mãi tài sản thế chấp được dễ dàng. GVHD: Phan Thái Bình Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Hoàng Vũ Trang 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Nguyễn Kim Anh, TS.Đỗ Kim Hảo, ThS.Nguyễn Hoài Thu, ThS.Phạm Hoàng Anh, ThS.Nguyễn Hương Giang, ThS.Nguyễn Đức Trung (tháng 8 năm 2006). Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, học viện ngân hàng TP.HCM. 2. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê. 3. ThS.Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường đại học Cần Thơ. 4. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005. 5. Quyết định của NHNN ban hành ngày 31/12/2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4043187.PDF
Tài liệu liên quan