II. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có.
- Phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ.
- Nhận định và phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu của đề tài sẽ được thu thập từ hai nguồn chủ yếu là: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ:
- Thu thập trực tiếp thông qua các bản phỏng vấn trực tiếp đối với nông hộ trong vùng nghiên cứu đề cập đến các thông tin liên quan mục tiêu nghiên cứu. Điều tra ngẫu nhiên tại ba ấp là: ấp Cống Đôi và ấp Xây Đá A và ấp Xây Đá B, thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Đề tài nghiên cứu tác động của khoa học kỹ thuật đến sản xuất nên số liệu thu thập được phân thành hai nhóm là có áp dụng khoa học kỹ thuật và không áp dụng khoa học kỹ thuật, để có ý nghĩa trong việc phân tích hồi qui tương quan và kiểm định giả thuyết nên chọn cỡ mẫu là 40.
Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các tài liệu, niên giám thống kê của huyện trong năm 2004, các nghiên cứu trước đây của huyện Mỹ Tú và xã Hồ Đắc Kiện cũng như tham khảo các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế. Các báo cáo tổng kết tình hình sản xuất của xã, huyện trong 3 năm (2003-2005); Các kế hoạch, dự án có liên quan đến mô hình; Các nghiên cứu trước đây.
2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Công cụ thống kê sẽ được sử dụng để phân tích và xác định sự tác động của dữ liệu liên quan đến việc đánh giá hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến việc ra quyết định áp dụng khoa học kỹ thuật mới, bao gồm: phân tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm định sự phù hợp.
- Phân tích tần số: để thống kê, phân tích yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới, đề xuất các giải pháp trong quá trình triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Phân tích hồi qui tương quan: để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
- Kiểm định sự phù hợp: Là kiểm định xem giả thuyết về phân phối của tổng thể và số liệu thực tế phù hợp với nhau đến mức nào.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và mang lại 30.665 đồng/công thu nhập ròng (tăng 124,58%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 12.266 đồng/công thu nhập ròng (tăng 105,05%).
Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 100% so với trước).
3.4. Áp dụng các mô hình kỹ thuật mới khác
Mô hình mới khác bao gồm các mô hình sau: mô hình lúa – thủy sản, mô hình lúa – màu, sử dụng bảng so màu lá lúa. Thông qua 40 mẫu phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa thì có 11 hộ là hiện đang áp dụng các mô hình này (chiếm 27,5%). Các mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng rộng rãi từ năm 2003 (mô hình này tương đối mới với các nông hộ) và cho đến nay thì chưa có nhiều hộ áp dụng vì các mô hình này hiện nay chưa có mở nhiều lớp tập huấn cho bà con.
Qua xử lý phần mềm SPSS và tổng hợp lại các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng ta có bảng so sánh các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng (xem bảng 32, trang 67).
Qua bảng số liệu ở trang 67, ta thấy rằng trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí phân bón là chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí (236.737 đồng/công tương ứng 38,44%) và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này vẫn là chi phí cao nhất trong tổng chi phí (176.279đồng/công, tương ứng 34,69%). Sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm đáng kể, giảm 60.458 đồng/công (giảm 25,54%).
Kế đến là chi phí thu hoạch và vận chuyển, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chiếm 17,31% trong tổng chi phí (106.637 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chiếm 26,07% trong tổng chi phí (132.450 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng các mô hình này thì chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 24,21% (tăng 25.813 đồng/công). Chi phí này tăng nhiều như vậy cũng là một chuyện bình thường vì tình hình thị trường hiện tại không giống như trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới tất cả giá cả đầu vào của quá trình sản xuất đều tăng lên rất nhiều.
Sau chi phí vận chuyển và thu hoạch là chi phí thuốc trừ sâu, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chiếm 13,82% trong tổng chi phí (85.094 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chỉ còn 10,07% trong tổng chi phí (51.165 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm 33.929 đồng/công (giảm 39,87%).
Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí về giống chiếm 11,29% trong tổng chi phí (69.513 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chỉ chiếm 5,06% (25.695 đồng/công). Đây là một chi phí giảm nhiều nhất sau khi áp dụng mô hình kỹ thuật mới khác (giảm 63,04%, tương ứng giảm 43.818 đồng/công). Nguyên nhân chính để chi phí này giảm trên 60% là vì người dân đã gieo sạ thưa hơn so với cách gieo sạ trước đây.
Các loại chi phí còn lại thì chiếm không nhiều trong tổng chi phí.
Nhìn chung, trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì cũng giảm được một số loại chi phí nhưng cũng có một số loại chi phí tăng lên, nên tổng hợp lại thì sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì tiết kiệm được 107.761 đồng/công (17,50%).
Về giá bán thì do sự tác động của thị trường nên giá bán sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì cao hơn trước khi áp dụng 565 đồng/kg (tăng 34,50%). Do các hộ áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác nên năng suất đạt được cao hơn so với trước khi áp dụng là 149 kg/công (tăng 20,25%).
Với năng suất tăng, giá bán tăng nên thu nhập tăng 743.846 đồng/công (tăng 61,73%) và tổng chi phí thì giảm, thu nhập tăng nên thu nhập ròng cũng từ đó mà tăng theo tăng 851.607 đồng/công (tăng 144,57%). Đây là một điều đáng mừng đối với nông dân.
Để thấy rõ các chi phí nào tăng hay giảm trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì xem đồ thị 4 sau đây:
250.000
200.000
150.000
100.000
50.000
0
Đồng/công
Chú thích:
1. Chi phí giống 8. Nhiên liệu
2. Chi phí phân bón 9. Vận chuyển và thu hoạch
3. Chi phí thuốc trừ sâu 10. Lãi suất
4. Chi phí thuốc diệt cỏ 11. Thuê đất
5. Chi phí chuẩn bị đất 12. Thuế, phí
6. Chi phí gieo sạ, cấy 13. Chi phí khác
7. Chi phí chăm sóc
Qua đồ thị 4 ta thấy rằng các chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu là giảm đáng kể, riêng chi phí vận chuyển và thu hoạch thì tăng lên nhiều. Các chi phí còn lại nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều giữa trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác.
Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác..
Bảng 33: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình
khoa học kỹ thuật mới khác
Khoản mục
ĐVT
Giá trị trung bình
Chênh lệch sau/trước khi áp dụng
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng chi phí
Đồng/công
615.872
508.111
-107.761
-17,50
Thu nhập
Đồng/công
1.204.950
1.948.796
743.846
61,73
Thu nhập ròng
Đồng/công
589.078
1.440.685
851.607
144,57
TN/CP
Lần
1,96
3,84
1,88
96,03
TNR/CP
Lần
0,96
2,84
1,88
196,43
TNR/TN
Lần
0,49
0,74
0,25
51,22
Ngày công (NC)
Ngày
46
36
-10
-21,74
TNR/NC
Đồng/công/NC
12.806
40.019
27.213
212,50
TN/NC
Đồng/công/NC
26.195
54.133
27.939
106,66
TNR/ngày
Đồng/công/ngày
5.610
14.407
8.797
156,79
(Nguồn: Tổng hợp 11 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,84 đồng thu nhập (tăng 96,03% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác).
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 2,84 đồng thu nhập ròng (tăng 196,43% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,74 đồng thu nhập ròng (tăng 51,22% so với trước khi áp dụng).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 10 ngày so với trước khi áp dụng mô hình này (giảm 21,74%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 54.133 đồng/công (tăng 106,66%) và mang lại 40.019 đồng/công thu nhập ròng (tăng 212,50%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 14.407 đồng/công thu nhập ròng (tăng 156,79%).
Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác của các nông hộ đạt hiệu quả rất cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 156% so với trước).
4. So sánh hiệu quả sản xuất của hộ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và hộ nông dân không áp dụng khoa học kỹ thuật
Trong 40 hộ thì có 30 hộ là áp dụng một hoặc song song nhiều mô hình khoa học kỹ thuật mới khác nhau trên đồng ruộng của mình.
Qua xử lý phần mềm SPSS và tổng hợp lại các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng ta có bảng so sánh các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng (xem bảng 34, trang 72).
Qua bảng số liệu ở trang 72, ta thấy rằng trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí phân bón là chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí (232.597 đồng/công tương ứng 36,10%) và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì chi phí này vẫn là chi phí cao nhất trong tổng chi phí (176.737 đồng/công, tương ứng 32,06%). Sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm đáng kể, giảm 55.860 đồng/công (giảm 24,02%).
Kế đến là chi phí thu hoạch và vận chuyển, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chiếm 18,24% trong tổng chi phí (117.554 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chiếm 25,58% trong tổng chi phí (141.004 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 19,95% (tăng 23.451 đồng/công). Chi phí này tăng nhiều như vậy cũng là một chuyện bình thường vì tình hình thị trường hiện tại không giống như trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới tất cả giá cả đầu vào của quá trình sản xuất đều tăng lên rất nhiều.
Sau chi phí vận chuyển và thu hoạch là chi phí thuốc trừ sâu, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chiếm 14,36% trong tổng chi phí (92.558 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chỉ còn 11,98% trong tổng chi phí (66.052 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này giảm 26.506 đồng/công (giảm 28,64%).
Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì chi phí về giống chiếm 11,71% trong tổng chi phí (75.460 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chỉ chiếm 7,33% (40.394 đồng/công). Đây là một chi phí giảm nhiều nhất sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới (giảm 46,47%, tương ứng giảm 35.066 đồng/công). Nguyên nhân chính để chi phí này giảm trên 45% là vì người dân đã gieo sạ thưa hơn so với cách gieo sạ trước đây.
Các loại chi phí còn lại thì chiếm không nhiều trong tổng chi phí.
Nhìn chung, trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì cũng giảm được một số loại chi phí nhưng cũng có một số loại chi phí tăng lên, nên tổng hợp lại thì sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì tiết kiệm được 93.097 đồng/công (14,45%).
Về giá bán thì do sự tác động của thị trường nên giá bán sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì cao hơn trước khi áp dụng 282 đồng/kg (tăng 16,57%). Do các hộ áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới nên năng suất đạt được cao hơn so với trước khi áp dụng là 115 kg/công (tăng 15,14%).
Với năng suất tăng, giá bán tăng nên thu nhập tăng 441.759 đồng/công (tăng 34,22%) và tổng chi phí thì giảm, thu nhập tăng nên thu nhập ròng cũng từ đó mà tăng theo tăng 534.856đồng/công (tăng 82,72%). Đây là một điều đáng mừng đối với nông dân.
Để thấy rõ các chi phí nào tăng hay giảm trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới thì xem đồ thị 5 sau đây:
Đồng/công
250.000
200.000
150.000
100.000
50.000
0
Chú thích:
1. Chi phí giống 8. Nhiên liệu
2. Chi phí phân bón 9. Vận chuyển và thu hoạch
3. Chi phí thuốc trừ sâu 10. Lãi suất
4. Chi phí thuốc diệt cỏ 11. Thuê đất
5. Chi phí chuẩn bị đất 12. Thuế, phí
6. Chi phí gieo sạ, cấy 13. Chi phí khác
7. Chi phí chăm sóc
Qua đồ thị 5 ta thấy rằng các chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu là giảm đáng kể, riêng chi phí vận chuyển và thu hoạch thì tăng lên nhiều. Các chi phí còn lại nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều giữa trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác.
Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới.
Bảng 35: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình
khoa học kỹ thuật mới
Khoản mục
ĐVT
Giá trị trung bình
Chênh lệch sau/trước khi áp dụng
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng chi phí
Đồng/công
644.396
551.299
-93.097
-14,45
Thu nhập
Đồng/công
1.290.962
1.732.721
441.759
34,22
Thu nhập ròng
Đồng/công
646.566
1.181.422
534.856
82,72
TN/CP
Lần
2,00
3,14
1,14
56,88
TNR/CP
Lần
1,00
2,14
1,14
113,57
TNR/TN
Lần
0,50
0,68
0,18
36,14
Ngày công (NC)
Ngày
34
30
-4
-11,76
TNR/NC
Đồng/công/NC
19.017
39.380
20.364
107,08
TN/NC
Đồng/công/NC
37.969
57.757
19.788
52,12
TNR/ngày
Đồng/công/ngày
6.158
11.814
5.656
91,86
(Nguồn: Tổng hợp 30 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trước khi và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,14 đồng thu nhập (tăng 56,88% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới).
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 2,14 đồng thu nhập ròng (tăng 113,57% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,68 đồng thu nhập ròng (tăng 36,14% so với trước khi áp dụng).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 4 ngày so với trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới (giảm 11,76%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 57.757 đồng/công (tăng 52,12%) và mang lại 39.380 đồng/công thu nhập ròng (tăng 39.380%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 11.814 đồng/công thu nhập ròng (tăng 91,86%).
Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới của các nông hộ đạt hiệu quả rất cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 90% so với trước).
5. Nhận xét chung
Nhìn chung, qua việc xét các mô hình mới mà người nông dân áp dụng hiện nay thì hầu hết ở các mô hình đều thấy có sự tăng lợi nhuận đáng kể, sở dĩ có sự tăng đột biến như trên là do các nguyên nhân sau:
+ Khoảng thời gian trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp thì cách nhau khá lâu (trung bình từ 3 – 5 năm) nên tình hình thị trường trước đó không giống như hiện tại.
+ Năng suất tăng cao (do áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong canh tác).
+ Giá bán tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây (do sự tác động của thị trường).
+ Các chi phí đầu vào giảm nhiều (do áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong canh tác).
+ Do các giống mới trồng với một thời gian ngắn hơn nhiều so với giống cũ nên tính trên một ngày công thì thu nhập và thu nhập ròng tăng cao.
+ Do áp dụng kết hợp nhiều mô hình mới với nhau như kế hợp giữa các mô hình giống mới với mô hình IPM, sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng… nên giảm chi phí đầu vào một cách đáng kể và ngày công thực sự chăm sóc cho cây lúa ít hơn so với những năm trước đây.
Ngoài ra, do các chi phí liệt kê trên là các khoản chi phí không thể thiếu cho việc làm ruộng nên còn nhiều chi phí khác mà có liên quan đến công việc trồng lúa nhất thời hỏi đến thì người dân không nhớ hết và do đề tài chỉ xét đến hiệu quả sản xuất của nông hộ (tức là thu nhập trừ đi các chi phí có liên quan đến làm ruộng) do đó phần thu nhập mà người dân thực sự nhận được là một khoản thu nhập sẽ thấp hơn so với số liệu nói trên, nên phần số liệu này cũng chưa phản ánh một cách chính xác 100% được (đây cũng là một thiếu xót của đề tài).
6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng (lợi nhuận)
Chúng ta chỉ xem xét mức độ ảnh hưởng của các chi phí đầu vào bao gồm các chi phí: chi phí lúa giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc diệt cỏ, chi phí chuẩn bị đất, chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc (xịt thuốc, bón phân), nhiên liệu, năng lượng, chi phí vận chuyển và thu hoạch, tiền lãi phải trả cho số tiền đầu tư vào đồng ruộng, chi phí thuê đất, thuế và các khoảng phí, chi phí khác và đầu ra như năng suất đạt được, giá bán xem các yếu tố này chúng có mối quan hệ như thế nào đối với thu nhập ròng.
Khi xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS về sự hồi qui tương quan giữc các loại chi phí đến thu nhập ròng, sau khi chạy số liệu ta chỉ giữ lại các biến có Sig>0,05 (xem thêm phụ lục trang i và iv). Sau đây là bảng tổng hợp lại các số liệu đã được xử lý bằng phần mềm SPSS:
Bảng 36: Tổng hợp các chỉ số
Các chỉ số
Các giá trị
Hệ số tương quan bội (R)
0,996
Hệ số xác định (R2)
0,991
Tỷ số F
332,516
Mức ý nghĩa F (Sig.F)
0,000
(Nguồn: Tổng hợp 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Kết quả trên được giải thích qua các bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,996 = 99,6%, tức là giữa thu nhập ròng (Y) với các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, cấy, chăm sóc, vận chuyển và thu hoạch, tiền thuê đất; năng suất, giá bán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,991 = 99,1%, có nghĩa là 99,1% sự thay đổi trong thu nhập ròng là do sự thay đổi của các các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, cấy, chăm sóc, vận chuyển và thu hoạch, tiền thuê đất; năng suất, giá bán.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = θ8 = θ9 = θ10 = 0 tức là 10 yếu tố các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, cấy, chăm sóc, vận chuyển và thu hoạch, tiền thuê đất; năng suất, giá bán không ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = θ8 = θ9 = θ10 ≠ 0 tức là 10 yếu tố các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, cấy, chăm sóc, vận chuyển và thu hoạch, tiền thuê đất; năng suất, giá bán có ảnh hưởng đến thu nhập ròng
+ Giá trị kiểm định F = 332,516
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 332,516> Fk, n-k-1,α = F10, 29, 5% = 2,18 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
+ Kết luận: Với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố định các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu có ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
7. Viết và giải thích phương trình hồi qui tương quan
Trước tiên ta gọi:
Biến phụ thuộc Y: thu nhập ròng (đồng/công)
Các biến độc lập bao gồm: (đồng/công)
X1: Chi phí giống
X2: Chi phí phân bón
X3: Chi phí thuốc trừ sâu
X4: Chi phí gieo sạ, cấy
X5: Chi phí chăm sóc
X6: Chi phí vận chuyển và thu hoạch
X7: Tiền thuê đất
X8: Năng suất (kg/công)
X9: Giá bán (đồng/kg)
X10: Hỗ trợ giống khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Bảng 37: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng
trong phương trình hồi qui
Các khoản mục
Chỉ số B
Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a
- 1.770.311
0,000
Chi phí giống
- 1,070
0,003
Chi phí phân bón
- 1,065
0,000
Chi phí thuốc trừ sâu
- 1,165
0,000
Chi phí gieo sạ, cấy
- 1,308
0,002
Chi phí chăm sóc
- 2,106
0,002
Chi phí vận chuyển và thu hoạch
- 1,555
0,000
Tiền thuê đất phải trả
- 1,172
0,010
Năng suất
1890,5
0,000
Giá bán
959,4
0,000
Hỗ trợ giống
2,914
0,000
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về thu nhập ròng như sau:
Y = - 1.770.311 - 1,070 X1 - 1,065X2 - 1,165X3 - 1,308X4 - 2,106X5
- 1,555X6 - 1,172X7 + 1890,5X8 + 959,4X9 + 2,914X10
- Giải thích phương trình:
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,070 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân bón tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,065 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thuốc trừ sâu tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,165 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí gieo sạ, cấy tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,308 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí chăm sóc tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 2,106 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí vận chuyển và thu hoạch tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,555 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, tiền thuê đất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,172 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, năng suất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng tăng 1.890,5 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng tăng 959,4 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, hỗ trợ giống tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng tăng 2,914 đơn vị.
Ngoài ra, khi cố định các yếu tố trên thì các yếu tố khác cũng làm cho thu nhập ròng giảm 1 lượng là 1.770.311 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của thu nhập ròng nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng chính nhất vẫn là 10 yếu tố trên nó tác động một cách trực tiếp và rõ ràng nhất đến thu nhập ròng, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này thì thu nhập ròng có sự thay đổi rất lớn, như năng suất chỉ tăng lên 1 đơn vị mà thu nhập tăng lên đến 1.890,5 đơn vị. Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa thì các nông hộ nên chú ý các nhân tố này để có thể tiết kiệm được thông qua đó nâng cao thu nhập ròng của gia đình mình.
8. Mối quan hệ giữa diện tích lúa và thu nhập ròng của nông hộ trong việc sản xuất lúa
Để phân tích mối quan hệ giữa diện tích và thi nhập ròng của nông hộ ta sử dụng phương pháp phân tích Crosstabulation bằng phần mềm SPSS.
Trước khi đi vào phân tích các mối quan hệ, ta phân chia các diện tích và thu nhập ròng của nông hộ như sau:
- Chia thu nhập ròng của nông hộ thành 5 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Thu nhập ròng nhỏ hơn 5.000.000 đồng.
+ Nhóm 2: Thu nhập ròng từ lớn hơn 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Nhóm 3: Thu nhập ròng từ lớn hơn 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Nhóm 4: Thu nhập ròng từ lớn hơn 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Nhóm 5: Thu nhập ròng từ lớn hơn 20.000.000 đồng.
- Chia tổng diện tích đất thành 5 qui mô:
+ Qui mô 1: Diện tích nhỏ hơn 5 công
+ Qui mô 2: Diện tích từ lớn hơn 5 công đến 10 công
+ Qui mô 3: Diện tích từ lớn hơn 10 công đến 15 công
+ Qui mô 4: Diện tích từ lớn hơn 15 công đến 20 công
+ Qui mô 5: Diện tích từ lớn hơn 20 công
Sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, ta có bảng kết quả như sau
Bảng 38: Mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng của các hộ
Thu nhập ròng
Diện tích
Tổng
Quy mô 1
Quy mô 2
Quy mô 3
Quy mô 4
Quy mô 5
Nhóm 1
Số hộ
3
3
1
0
0
7
% của diện tích
50,0
15,8
20,0
0
0
17,5
% của tổng số mẫu
7,5
7,5
2,5
0
0
17,5
Nhóm 2
Số hộ
3
12
1
0
0
16
% của diện tích
50,0
63,2
20,0
0
0
40,0
% của tổng số mẫu
7,5
30,0
2,5
0
0
40,0
Nhóm 3
Số hộ
0
3
1
1
1
6
% của diện tích
0
15,8
20,0
25,0
16,7
15,0
% của tổng số mẫu
0
7,5
2,5
2,5
2,5
15,0
Nhóm 4
Số hộ
0
1
1
1
1
4
% của diện tích
0
5,3
20,0
25,0
16,7
10,0
% của tổng số mẫu
0
2,5
2,5
2,5
2,5
10,0
Nhóm 5
Số hộ
0
0
1
2
4
7
% của diện tích
0
0
20,0
50,0
66,7
17,5
% của tổng số mẫu
0
0
2,5
5,0
10,0
17,5
Tổng
Số hộ
6
19
5
4
6
40
% của diện tích
100
100
100
100
100
100
% của tổng số mẫu
15,0
47,5
12,5
10,0
15,0
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Theo kết quả trên thì có 6 hộ (15%) rơi vào qui mô 1, trong đó có 3 hộ là có diện tích ở nhóm 1 (50%), đây là những hộ nông dân có diện tích đất ít và thu nhập ròng của họ cũng thấp, và có 3 hộ có thu nhập ở nhóm 2 (50%), những hộ này thì có thu nhập ròng cao hơn những hộ ở nhóm 1.
Đối với qui mô 2 thì có 19 hộ (47,5%), trong đó có 3 hộ là ở nhóm 1 (15,8%), 12 hộ ở nhóm 2 (63,2%) , 3 hộ ở nhóm 3 (15,8%), có một hộ có thu nhập ròng tương đối cao (ở nhóm 4, chiếm 5,3%).
Đối với qui mô 3 thì có 5 hộ (12,5%), trong đó cứ một nhóm thu nhập ròng thì có một hộ (20,0%).
Đối với qui mô 4 và qui mô 5 thì không có hộ nào có thu nhập ròng ở nhóm 1 và nhóm 2, riêng đối với qui mô 5 thì có 4 hộ có thu nhập ròng ở nhóm 5, đây là những hộ có diện tích đất nhiều nhất và cũng là những hộ có thu nhập ròng cao nhất.
Nhìn chung, qua bảng số liệu ở trang 80 thì ta thấy rằng những hộ có diện tích càng nhiều thì thu nhập ròng của họ cũng càng cao. Điều đó cho thấy rằng giữa thu nhập ròng và diện tích có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Muốn khẳng định chắc chắn hơn về điều này ta dùng phương pháp kiểm định để kiểm định lại mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng của các nông hộ.
Bảng 39: Các kết quả kiểm định
Các loại kiểm định
Giá trị kiểm định
Độ tự do (df)
Mức ý nghĩa Sig. (2-sided)
Kiểm định Chi-Square
31,676
16
0,011
Kiểm định Likelihood Ratio
37,102
16
0,002
Kiểm định Linear-by-Linear
23,584
1
0,000
Tổng số mẫu
40
(Nguồn: Tổng hợp 40 mâu phỏng vấn nông hộ)
- Kiểm định Chi-Square (χ2)
Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng
H1: Có mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5 % ta có:
χ2 kiểm định = 31,676
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=16, ta có:
χ216; 5% = 26,296
vì χ2 kiểm định = 31,676 > χ216; 5% = 26,296 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có mối quan hệ với nhau với mức ý nghĩa 5%.
- Kiểm định tỷ số Likelihood Ratio
Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có sự tương tác giữa diện tích và thu nhập ròng
H1: Có sự tương tác giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5 % ta có:
χ2 kiểm định = 37,102
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=16, ta có:
χ216; 5% = 26,296
vì χ2 kiểm định = 37,102 > χ216; 5% = 26,296 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có sự tương tác với nhau với mức ý nghĩa 5%.
- Kiểm định Linear-by-Linear
Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có sự tương quan giữa diện tích và thu nhập ròng
H1: Có sự tương quan giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5%, ta có:
χ2 kiểm định = 23,584
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=1, ta có:
χ21; 5% = 3,841
vì χ2 kiểm định = 23,584 > χ216; 5% = 3,481 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có sự tương quan với nhau với mức ý nghĩa 5%.
Tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa diện tích và thu nhập ròng của nông hộ là một điều rất rõ ràng. Nghĩa là, những hộ có diện tích lớn thì thu nhập ròng trên nông hộ cũng cao, từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế và qui mô diện tích tỷ lệ thuận với nhau.
9. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
9.1. Thuận lợi
9.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, theo đánh giá của các nông hộ thì điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng lúa như: không có sâu rầy nhiều, thời tiết thuận lợi, không có thiên tai,… nhất là vụ Đông – Xuân (bắt đầu từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 3 năm sau) đây là những tháng mà thời tiết rất thuận lợi, có đủ nước tưới tiêu nên nông dân thu hoạch năng suất cao hơn các vụ khác trong năm.
9.1.2. Điều kiện về kinh tế
Được sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu nước ngoài như viện nghiên cứu DANIDA – Đan Mạch nhằm nâng cao kỹ thuật cho nông dân đã hỗ trợ cho xã các mô hình có kinh phí lớn như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… Đây là nguồn tài trợ rất lớn và quan trọng đối với xã.
Hồ Đắc Kiện là một xã nghèo, có tiềm năng trong phát triển nông nghiệp nên được các cơ quan ban ngành chuyên môn tích cực hỗ trợ: như các công ty TNHH Bayer, các trung tâm giống,… hỗ trợ 100% giống cho các hộ trồng thử nghiệm giống mới
9.1.3. Nhận thức của nông dân
Mặc dù trình độ dân trí còn thấp nhưng nông dân có kinh nghiệm và truyền thống trong trồng lúa nên các mô hình liên quan đến cây lúa thường dễ dàng truyền đạt và nhân rộng. Ngoài ra, nông dân rất năng động, tích cực học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đều được nông dân tham gia nhiệt tình (trừ các hộ ở xa không có điều kiện đi lại thuận lợi), nên càng ngày người dân càng có sự hiểu biết nhiều và áp dụng các tiến bộ khoa học cũng dễ dàng thu được hiệu quả cao.
Trong các năm qua xã Hồ Đắc Kiện đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan ban ngành trong việc chuyển giao kỹ thuật đến tay người nông dân nên trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao.
Người nông dân ở đây có quan hệ mật thiết với nhau nên họ dễ dàng học hỏi và làm theo nhau, khi một người nông dân học lớp tập huấn IPM và thực hiện có hiệu quả trên mảnh ruộng của mình thì lập tức những người nông dân sống lân cận sẽ học hỏi và làm theo ông, do đó mô hình rất dễ nhân rộng.
9.1.4. Thuận lợi khác
Những mô hình thực hiện trên xã Hồ Đắc Kiện phần lớn đã từng được thực hiện trên các xã khác, nên khi bắt đầu triển khai hay tuyên truyền người dân đã hiểu sơ lược về nó nên rất dễ nắm bắt các mô hình đó.
9.2. Khó khăn
9.2.1. Điều kiện tự nhiên
Các mô hình như sạ lúa theo hàng, mô hình IPM, mô hình lúa – màu… đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh cụ thể như:
- Sự xuất hiện của ốc bưu vàng là nguyên nhân lớn nhất khiến nông dân tại xã khó khăn trong việc áp dụng phương pháp sạ lúa theo hàng (bị lỗ do sự cắn phá của ốc bưu vàng). Theo nhận xét của các cán bộ xã thì hiện nay mô hình này rất ít nông dân áp dụng.
- Sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh đã làm cho nông dân không mạnh dạng ứng dụng mô hình IPM một cách triệt để (chỉ áp dụng 40%), theo nhận định của cán bộ giản dạy mô hình IPM, khi nông dân ứng dụng mô hình IPM chi phí thuốc, nông dược vẫn còn cao hơn rất nhiều so với ruộng thí nghiệm, có một vài nơi mô hình IPM đã không phát triển được do sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh.
Sâu bệnh cũng là một trở ngài lớn đối với ruộng trồng lúa ST3, ST5 vì giống lúa này không kháng được rầy và chịu đựng rất kém đối với sâu nên những năm có sự phát triển mạnh của rầy và sâu bệnh thì năng suất của ruộng trồng lúa ST3, ST5 giảm mạnh, thậm chí còn thấp hơn cả những ruộng trồng giống lúa khác.
9.2.2. Kỹ thuật canh tác
- Mô hình IPM: Do chưa nắm bắt được toàn bộ chuyển giao khoa học kỹ thuật của cơ quan chuyên môn, khi thấy sự xuất hiện tương đối nhiều của sâu bệnh dịch hại thì nông dân thường phun thuốc mặt dù chưa đến ngưỡng phun, điều này làm thiệt hại lớn đến thiên dịch.
- Mô hình ứng dụng các giống mới: do chưa quen với đặc điểm, thời gian sinh trưởng, cách thức bón phân, kỹ thuật canh tác nên trong giai đoạn đầu năng suất không được cao lắm.
- Mô hình lúa – màu: Kỹ thuật trồng màu của nông dân ở đây còn yếu do trong thời gian qua trồng màu không được các cơ quan ban ngành quan tâm đúng mức, trong khi đó trồng màu trên đất ruộng đòi hỏi kỹ thuật cao và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của thời tiết.
- Mô hình lúa – cá: Hiệu quả mang lại cả mô hình này phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật như: kỹ thuật chuẩn bị ao, đồng ruộng, kỹ thuật sử dụng thuốc hóa học. Trong khi đó, người dân cải tạo ao sơ sài, không nắm bắt được biện pháp lựa chọn thuốc hóa học để sử dụng, không có tập quán làm vườn nên kỹ thuật làm vườn không được tốt lắm. Do đó một số hộ ứng dụng mô hình nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
9.2.3. Vốn sản xuất
Xã Hồ Đắc Kiện là một xã nghèo, thu nhập tính trên đầu người thấp, trong khi đó để ứng dụng được khoa học kỹ thuật một số mô hình đòi hỏi chi phí cao như:
- Mô hình sạ lúa theo hàng: để thực hiện được người dân phải tốn chi phí mua máy sạ lúa theo hàng, trong khi đó nhà nước chưa có sự hỗ trợ thích đáng về chi phí sản xuất.
- Mô hình lúa – màu: để mô hình này mang lại hiều quả kinh tế cao thì nông dân phải chủ động được nước, họ cần có một khoản tiền tương đối lớn để mua máy bơm, xây dựng đê bao,… nên chỉ có một số hộ có điều kiện về kinh tế mới thực hiện được.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nông Nghiệp xã thì mỗi công ruộng của người dân chỉ được vay 300.000 đồng, thêm vào đó nhà nước không có chính sách hỗ trợ tính dụng cho trồng màu.
9.2.4. Thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng nhất quyết định tính tham gia mô hình của người dân. Trong thời gian qua, giá cả của một số sản phẩm chính của xã giao động mạnh khiến người dân không mạnh dạng tham gia hoặc từ bỏ một số mô hình mới.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định là nguyên nhân chính khiến nông dân không mạnh dạng bỏ vốn đầu tư vào một số mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.
Bên cạnh thị trường đầu ra giá cả không ổn định, người dân thường bị thương lái ép giá, thì trường đầu vào như giống, giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu,… tăng làm cho nông dân làm không có lời cao.
9.2.5. Nhận thức và tâm lý của nông dân
Trình độ canh tác thấp, phần lớn là người Khmer không rành tiếng Việt, một số không biết tiếng Việt nên có sự bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ hướng dẫn và nông dân thực hiện, gây cản trở rất lớn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, do đó người nông dân thường không nắm bắt được toàn bộ nội dung mà cán bộ truyền đạt. (Theo ý kiến của một số cán bộ giảng dạy trong chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp).
Vốn sản xuất ít nên người dân rất chú trọng đến bảo tồn đồng vốn vì vậy ban đầu phần lớn nông dân thường lựa chọn phương pháp sản xuất truyền thống vì nó được thực hiện nhiều năm và thường bảo đảm thu nhập ổn định, một số nông dân dù đã được nhìn thấy hiệu quả của mô hình thử nghiệm, thậm chí đã được học lớp IPM nhưng vẫn không dám áp dụng bất cứ biện pháp kỹ thuật mới nào trên mảnh đất của họ. Theo ý kiến của một số nông dân họ chỉ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khi thấy một số nông dân gần bên ứng dụng thành công.
Khi ứng dụng khoa học kỹ thuật nông dân bị sức ép tâm lý rất lớn khi thấy những bất lợi trước mắt trên mảnh ruộng của mình cũng như sự thất mùa của ruộng kế bên. Cụ thể:
- Mô hình sạ hàng: khi thấy các dấu hiệu như ruộng thưa (0 – 25 ngày tuổi), sâu bệnh,… nông dân sợ mất mùa họ nhanh chóng cấy thêm lúa để cánh đồng trông dầy hơn. Trước sự cắn phá của ốc bưu vàng, một số hộ đã ứng phó không kịp nên đã bị thất mùa thì hàng loạt các hộ khác không tiếp tục sử dụng phương pháp sạ hàng.
- Mô hình IPM: nông dân thường sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao hơn nhiều so với chỉ dẫn của cán bộ vì họ vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các mô hình khoa học kỹ thuật mới.
Người dân tại đây chưa nhận thấy được tất cả các vai trò của các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, chưa nhận thấy được hiệu quả về môi trường của các mô hình mới như mô hình IPM, không đánh giá cao sự thuận tiện trong chăm sóc, thu hoạch của mô hình sạ hàng, khi mảnh ruộng của họ ít sâu bệnh họ thường không công nhận đó là do các biện pháp canh tác mới mang lại mà nghĩ nguyên nhân là do yếu tố thời tiết, khí hậu thuận lợi mang lại.
Phần lớn những người dân có thời gian nhàn rỗi lớn (ngoài những làm công việc đồng án thì họ không có là gì thêm), các ngành nghề thủ công truyền thống không phát triển do không có đầu ra ổn định nên đối với nông dân vai trò tiết kiệm lao động của một số mô hình là không đáng quan tâm.
9.2.6. Cơ sở hạ tầng.
Tuy hiện nay hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn thiếu nước trong vụ hè thu.
Khó khăn trong việc đi lại, các tuyến đường vào các hộ ở sâu (không nằm trên quốc lộ) đa số chưa có cầu bê tông và đường tráng nhựa nên còn gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
9.2.7. Một số khó khăn khác
Do hạn chế về kinh phí nên số lượng các mô hình trình diễn ít, chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc nhân rộng mô hình, sau khi thực hiện xong mô hình cơ quan thực hiện không tổ chức điều tra xem mô hình phát triển ra sao, đang gặp những thuận lợi hay khó khăn gì để từ đó tìm ra các giải pháp để hỗ trợ kịp thời.
Mặc dù lợi ích kinh tế là lớn nhưng một số mô hình có phần chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường, điều kiện kinh tế cũng như trình độ canh tác của nông dân như:
- Các mô hình chưa được triển khai đến các nông hộ vùng sâu cùng xa.
- Mô hình lúa – màu: nông dân vẫn chưa nắm được kỹ thuật canh tác màu một cách hợp lý, thêm vào đó thị trường màu không ổn định nên mô hình này chưa phù hợp lắm với điều kiện hiện nay.
Các mô hình chỉ được tổ chức riêng lẻ, chưa có sự quan tâm đến vấn đề thâm canh tổng hợp nhằm phối hợp các biện pháp kỹ thuật lại với nhau.
Các cơ quan ban ngành chưa thật sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình đưa khoa học kỹ thuật vào xã.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT TẠI XÃ
I. KỸ THUẬT
Nâng cao kỹ thuật canh tác của nông dân, đẩy mạnh chuyển giao đến nông dân các biện pháp canh tác thích hợp trên các mô hình bằng các phương pháp sau:
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân về các biện pháp canh tác mới như: thường xuyên tổ chức giao lưu với những người nông dân giỏi, tăng cường tập huấn tại chỗ, đúng từng thời điểm sinh trưởng cụ thể của cây lúa để nông dân hiểu rõ hơn về các kỹ thuật đã được học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện đến tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như: những nơi mà nông dân không có điều kiện đi tham gia tập huấn vì nơi tổ chức tập huấn qua xa nhà của họ thì các cán bộ giảng dạy nên mượn một nơi nào đó mà gần chỗ bà con ở để phổ biến cho bà con, hoặc những người có tham gia tập huấn thì khi về có thể chỉ lại cho những người không tham gia buổi tập huấn.
Mỗi mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xây dựng nhiều điểm trình diễn, ở nhiều nơi, tạo mọi điều kiện để nông dân thấy được hiệu quả của mô hình trình diễn, sau đó tổ chức tập huấn cho nông dân thực hiện và làm theo mô hình.
Các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phải được truyền đạt rõ ràng, kỹ lưỡng, giúp cho nông dân hiểu cặn kẽ và mạnh dạng ứng dụng.
Truyền đạt các biện pháp kỹ thuật mới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí…
II. NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN
Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân vì chỉ có giáo dục mới cho phép nông dân tiếp thu được thông tin và hiểu biết những vấn đề kỹ thuật mới như: tổ chức dạy học bổ túc văn hóa cho những người không đi học và khuyên khích bà con cho con em mình đi học đến nơi đến chốn.
Nội dung, hiệu quả, phương pháp thực hiện của các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cần phải được tuyên truyền rộng rãi đến nông dân thông qua các cán bộ nông nghiệp và phương tiện truyền thanh đại chúng. Đưa lên truyền hình, truyền thanh nhiều bài phóng sự về các mô hình mới đang được ứng dụng thành công tại xã.
Cán bộ khuyến nông cần có lịch tiếp xúc, trao đổi với nông dân về các mô hình mới, để thông qua đó ngày càng nâng cao sự tin tưởng của bà con đối với các cán bộ khuyến nông.
III. CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH
Sau khi thực hiện xong các mô hình mới, mỗi năm các cơ quan ban ngành cần phải tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp xúc, tổ chức điều tra nhằm xem mô hình thực hiện đang tiến triển thế nào, đang gặp những khó khăn gì để kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Cán bộ nông nghiệp xã cũng cần có sự hợp tác với các cơ quan thực hiện trong việc nắm bắt tình hình thực hiện các mô hình qua các năm thông trao đổi các thông tin có liên quan với nhau để từ đó bất cứ một cán bộ xã nào thì cũng có thể chỉ cho người nông dân khi nông dân gặp khó khăn trong canh tác.
Các cán bộ khuyến nông tích cực hơn trong việc đưa vào các mô hình mới có sức hút đối với thị trường, giá trị kinh tế cao nhằm góp phần cải thiện đời sống cho nông dân như mô hình lúa – tôm, mô hình lúa – màu bằng cách tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật và tìm kiếm những nguồn giống mới và tốt để cho bà con trồng thử.
Các ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều kiện kinh tế cũng như nguyện vọng của nông dân, chủ trương định hướng sản xuất của địa phương.
Khi đưa ra một mô hình mới, cán bộ khuyến nông cần cảnh báo cụ thể những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục, để khi xảy ra những trường hợp xấu nông dân có khả năng tự giải quyết những khó khăn và yêu cầu của mình trong điều kiện và hoàn cảnh sản xuất.
Khi nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, trong giai đoạn đầu cần có chính sách hỗ trợ giá phân bón, giống, thuốc hóa học (có thể hỗ trợ 100% giống, hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt để khuyến khích người dân áp dụng một cách triệt để) và bao tiêu giá và sản phẩm (ổn định đầu ra cho nông dân).
Tổ chức nhiều mô hình trình diễn để chứng minh cho nông dân thấy cụ thể về lợi ích của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời trình bày từng bước áp dụng kỹ thuật mới. Chỉ khi nào nhiều nông dân trong vùng nắm bắt được phương pháp, chấp nhận cái mới thì mới không cần tổ chức trình diễn lại mà để nó tự khẳng định.
IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung đầu tư trước mắt là hệ thống thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới tiêu vào mùa khô và sau đó là đầu tư xây dựng các con đường đan, bê tông để việc đi lại thuận tiện hơn cho các nông hộ ở vùng xa, vùng sâu; góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Phải đặc biệt quan tâm, ưu tiên đối với những công trình thủy lợi nằm trong vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nước.
Huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng cách vận động nhân dân, trình bày cho người dân hiểu được mức độ quan trọng của các cơ sở hạ tầng (vì nguồn kinh phí đầu tư cho các cơ sở hạ tầng không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bà con). Quản lý và sử dụng đúng mục đích các quỹ đóng góp của bà con (như quỹ 99) theo đúng qui định, tác động tích cực trong công tác xậy dựng nông thôn.
Thành lập thêm các tổ chức Hợp tác xã phấn đấu mỗi ấp đều có một Hợp tác xã để có thể tất cả nông dân đều tham gia vào các tổ chức này để thông qua đó nắm bắt đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
V. VỐN
Khi chuyển giao các mô hình mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ lâu dài về vật tư, kỹ thuật, giống, tiền mặt cho hộ nông dân thông qua việc tìm kiếm và ký hợp đồng các hợp đồng bao tiêu giá và sản phẩm cho nông dân. Sau khi thu hồi vốn cần luân chuyển vốn đầu tư cho các hộ mới trong vùng dự án nhằm mở rộng đầu tư cho toàn vùng.
Khi dự án kết thúc, ngân hàng Nông nghiệp địa phương cần có chính sách ưu tiên cho vay đối với những hộ đang ứng dụng các mô hình mới. Do đó, cần có sự hợp tác giữa các Cơ quan ban ngành và ngân hàng Nông nghiệp địa phương.
Ngân hàng cần phải hỗ trợ vốn với mức lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý để nông dân có thể trang bị đầy đủ các máy móc, vốn sản xuất để tham gia các mô hình mới vì làm nông nghiệp người dân không có lời nhiều.
Khuyến khích, mời gọi và tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các dự án nước ngoài, để làm được điều này chính quyền địa phương cần năng động và tích cực hơn trong việc kêu gọi sự hỗ trợ của các Viện nghiên cứu nước ngoài.
Thành lập các câu lạc bộ nông dân, tổ hùng vốn để tự giúp nhau trong sản xuất nhất là trong những lúc cần vốn nhanh, kịp thời.
VI. THÔNG TIN
Thông tin là yếu tố cần thiết để nông dân nhanh chóng nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng phó kịp trước những thay đổi của thị trường và môi trường sản xuất. Đặc biệt là các mô hình mới thường có tính rủi ro cao, thông tin góp phần nông dân làm chủ được thị trường. Vì vậy cần phải:
- Nâng cao vai trò của nhà thông tin xã trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, khoa học kỹ thuật,…
- Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của thông tin thị trường, kiến thức, về kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của thông tin đối với đời sống thông qua mở lớp tập huấn về thông tin cho nông dân.
- Hàng ngày cán bộ truyền đi trên hệ thống loa và bản tin tại địa phương bằng hai ngôn ngữ Khmer và tiếng Việt các thông tin cần thiết sau:
+ Giá cả đầu vào của một số vật tư: phân bón, thuốc trừ sâu,…
+ Giá cả các sản phẩm làm ra: lúa, một số cây màu phổ biến,…
+ Thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản.
+ Thông tin về nơi tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường về một số mặt hàng.
+ Thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm gần xa.
+ Thông tin tín dụng.
+ Thông tin về các ngành nghề nông thôn.
+ Dự báo giá cả nông sản trong tuần tới.
VII. THỊ TRƯỜNG
Cần lập các tổ hợp tác để ký hợp đồng với các nhà tiêu thụ nông sản.
Tăng cường tạo mối quan hệ tốt giữa nông dân với các cơ sở thu mua nông sản, khuyến khích bao tiêu sản phẩm, xây dụng các Hợp tác xã thu mua nông sản.
Xây dựng và hoàn thiện dần mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm có sự liên thông gắn kết từ Xã – Huyện – Tỉnh để đảm bảo tại chợ xã phải có các cửa hàng, cơ sở của chợ huyện, của xã khác đặt tại đó, tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ mà trọng tâm là tiêu thụ nông sản.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Xã Hồ Đắc Kiện là một xã nghèo, có trình độ dân trí thấp. Từ những năm 1991 đến nay, khoa học kỹ thuật về nông nghiệp đã từng bước được triển khai đến xã, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai thông qua các dự án, các mô hình và được thực hiện bởi các cơ quan ban ngành nhà nước như: Sở khoa học công nghệ, Chi cục bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông huyện Mỹ Tú, Trung tâm khuyến nông Tỉnh Sóc Trăng. Kinh phí thực hiện mô hình được cung cấp bởi Nhà nước và các Viện nghiên cứu nước ngoài.
Có thể nói khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, và được thể hiện qua các mặt sau:
- Từ phương pháp canh tác truyền thống, nông dân đã từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như: kỹ thuật sạ lúa theo hàng, ứng dụng phương pháp phòng trừ dịch hại (IPM), bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, sử dụng giống lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao,… và từng bước thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng. Từ đó có thể làm tăng lợi nhuận từ 20-30%.
- Từ mô hình độc canh cây lúa, nông dân đã từng bước chuyển sang các mô hình luân canh, các mô hình đa dạng hóa nguồn thu nhập như mô hình lúa – cá, mô hình lúa – màu, các mô hình này đang từng bước phát triển giúp khai thác tiềm năng lao động và đất đai ở địa phương.
- Từ chỗ người nông dân còn xa lạ, ngỡ ngàng với việc tiếp cận, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì nay đã tiến lên từng bước làm chủ công nghệ.
Trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:
- Thuận lợi:
+ Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình mới.
+ Hệ thống giao thông, thủy lợi, thông tin từng bước được hoàn thiện.
+ Nông dân có kinh nghiệm trong canh tác lúa, phần lớn năng động tích cực trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
+ Cán bộ thực hiện có kinh nghiệm và trình độ.
- Khó khăn:
+ Sự phát triển nhanh và mạnh của ốc bưu vàng, sâu bệnh trong những năm gần đây.
+ Hệ thống thủy lợi chưa hoàn hảo, vẫn chưa đảm bảo đủ nước tưới trong suốt mùa vụ trong năm.
+ Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu còn lớn.
+ Kỹ thuật canh tác còn thiếu sót, chưa được hoàn thiện.
+ Chưa chuyển giao kỹ thuật đến các hộ vùng sâu, vùng xa.
+ Thiếu vốn trong quá trình sản xuất.
+ Thị trường nông sản còn bấp bênh, một số sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
+ Trình độ dân trí còn thấp nên chưa hiểu hết và nắm đầy đủ thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Thiếu kinh phí trong việc ứng dụng và nhân rộng các mô hình.
II. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương
Nhà nước cần phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân. Cụ thể:
- Kinh phí xây dựng các điểm trình diễn ở nhiều khu vực kể cả những vùng thuộc vùng sâu, vùng xa.
- Kinh phí thực hiện các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động nông dân đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa đến tham dự.
- Kinh phí tuyên truyền và vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Kinh phí tổ chức điều tra xem các mô hình mới tiến triển như thế nào.
Các hoạt động trên cần phải thực hiện đầy đủ cho đến khi các mô hình có thể tự nhân rộng được nên Nhà nước cần chi một khoản tiền tương đối lớn.
Các cơ quan ban ngành thực hiện mô hình và các ban ngành đoàn thể tại địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để các mô hình lan rộng ra toàn xã.
Nhà nước cần có nhiều chính sách về đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng mức cho vay đối với những hộ đang áp dụng các biện pháp canh tác mới.
Nhà nước cần cung cấp những thông tin cần thiết nhằm hướng dẫn nông dân lựa chọn những loại giống có chất lượng cao, giống cao sản, đặc sản có sực hút đối với thị trường. Thường xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới vừa có năng suất cao vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Bình ổn giá nông nghiệp: Nhà nước cần có các biện pháp đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua vật tư hoặc bán nông sản, giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi nhất thời của thị trường đối với sản xuất bằng các chính sách về giá nông sản.
Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, phát động rộng rãi trong nhân dân chiến dịch diệt ốc bưu vàng.
Đánh giá tổ chức và hiệu quả của công tác khuyến nông cho đúng.
Các cơ quan ban ngành cần tích cực giải quyến những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích làm giàu hợp pháp, tăng cường đoàn kết nông thôn, khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là phát triển hệ thống thủy lợi, bảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất, huy động nhân dân đóng góp để xâ dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Ngoài ra, xã cần thu hút nhiều vốn đầu tư nhiều hơn nữa để đầu tư xây dựng chợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại xã để tránh tình trạng các nông hộ bị các thương lái, những người thu mua hàng nông sản ép giá, có như vậy thì đời sống của nông dân cũng được cải thiện và nâng cao.
Nâng cao trình độ dân trí, phối hợp cùng các ngành, các ấp thực hiện tốt công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thành lập một Hợp tác xã đại diện cho nông dân đứng ra thu mua và tìm kiếm thị trường (nhất là thị trường xuất khẩu) và ký kết các hợp đồng thu mua nông sản để đảm bảo ổn định giá cả cho nông dân.
2. Kiến nghị đối với nông dân
Hộ nông dân cần tích cực và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật, thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nông hộ cần mạnh dạng ứng dụng một cách triệt để các mô hình canh tác mới, mạnh dạng loại bỏ các phương thức canh tác truyền thống kém hiệu quả.
Trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì phải tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ dẫn của các cán bộ giảng dạy, tin tưởng vào các cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp.
Tùy theo từng nguồn lực, những điều kiện sẵn có của nông hộ mà lựa chọn mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thích hợp.