Luận văn Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá tình hình cho vay tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tại Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006, 2007 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: Tập trung phân tích: + Doanh số cho vay phân theo ngành và theo thành phần kinh tế. + Doanh số thu nợ theo ngành và theo thành phần kinh tế. + Dư nợ cho vay theo ngành và theo thành phần kinh tế. + Dư nợ quá hạn. Trên cơ sở phân tích, rút ra những mặt đạt được và không đạt được cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt hạn chế đó. Từ đó, đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để Ngân hàng ngày càng vững mạnh và phát triển. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ø Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tại Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Cụ thể: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005, 2006, 2007. + Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. - Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng. Ø Phương pháp xử lý số liệu: - Dùng phương pháp so sách số tương đối - Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài không thể đi sâu vào tất cả các hoạt động của Ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn, cho vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tại Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006 và 2007. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để nội dung đề tài được hoàn thành, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số liệu thực tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ thì phải kể đến việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo chủ yếu sau đây: - Quách Phương Thảo (2006). Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Thông qua bài khoá luận này, tôi tìm hiểu được những lý luận và các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Từ đó đưa ra những nhận định về ưu điểm, khuyết điểm của Ngân hàng cũng như rủi ro trong các phương thức cho vay ngắn hạn

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh số này tăng lên với tốc độ thấp hơn so với sự giảm xuống ở năm 2005- 2006. Nguyên nhân do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều đã giúp cho ngành xây dựng ngày một phát triển và có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án. Chính vì thế mà doanh số cho vay của ngành xây dựng có sự thay đổi từ 2005- 2007. - Ngành khác: đây không phải là là các ngành chủ chốt nhưng cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước. Nhìn chung về tình hình vay vốn của các ngành này tăng giảm không đều qua 3 năm. Từ năm 2005 thì sự vay vốn của ngành chiếm tỷ trọng rất thấp … nhưng đến năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng của các ngành khác này tăng lên. Doanh số vay vốn của ngành có sự thay đổi là do đất nước ta trước đây ít quan tâm và đầu tư đến ngành này. Nhưng khi đã thấy được sự quan trọng thì đã đề ra nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi cho ngành nên việc doanh số cho vay của ngành này năm 2005-2006 tăng 221.282 triệu đồng với tốc độ là 283,74%. Đến 2007 tuy có giảm xuống nhưng doanh số vay của ngành khác tương đối cao hơn so với doanh số vay của năm 2005. 4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo các thành phần kinh tế Doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng giảm không đều. Từ năm 2005- 2006 doanh số thu nợ tăng cao 711.089 triệu đồng với tốc độ là 36,57%. Năm 2006- 2007 thì doanh số này giảm xuống 254.683 triệu đồng với tốc độ 9,59%. Thành phần kinh tế hỗn hợp, tư nhân, nhà nước, cá thể, thành phần kinh tế khác có doanh số thu nợ tăng giảm không đều. Sự tăng giảm này là do việc vay vốn từ phía các thành phần kinh tế này không kịp để trả nợ cho Ngân hàng, ngoài ra do có sự cạnh tranh với nhau nên việc tìm kiếm lợi nhuận ở các thành phần kinh tế cũng gặp nhiều trở ngại. Riêng thành phần kinh tế tập thể là ổn định nhất. Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1.Nhà nước 2.Tập thể 3.Tư nhân 4.Cá thể 5.Hỗn hợp 6.Khác 600.043 - 9.412 8.015 1.315.888 11.394 30,86 0 0,48 0,41 67,66 0,59 740.259 33.883 6.978 100.603 1.651.164 123.054 27,87 1,28 0,26 3,79 62,17 4,63 731.098 - 1.274356 73.730 147.084 75.260 30,45 0 53,07 3,07 6,13 3,13 140.216 33.883 -2.434 92.588 335.276 111.660 23,37 - -25,86 1.155,18 25,48 979,99 -9.161 -33.883 1.267.378 -26.873 -1.504.080 -47.794 -1,24 - 18.162,48 -26,71 -91,1 -38,84 TỔNG CỘNG 1.944.752 100 2.655.941 100 2.401.258 100 711.189 36,57 -254.683 -9,59 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐTVPT) - Thành phần kinh tế tư nhân có doanh số thu nợ tăng giảm đột biến nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Trong năm 2005 – 2006 giảm 2.434 triệu đồng với tốc độ là 25,86%. Do nước ta có nền sản xuất nhỏ là chủ yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện là dư nợ tín dụng đã tăng đột biến vào năm 2007 đạt 1.267.378 triệu đồng tăng 18.162,48%). - Đối lập với thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế hỗn hợp có sự thay đổi đáng kể. Năm 2005- 2006 thu nợ tăng 335.276 triệu với tốc độ tăng 25,48%. Đến năm 2007 thì thu nợ giảm đáng kể 1504.080 triệu với tốc độ 91,1%. - Thành phần kinh tế tập thể: chỉ thu được của năm 2006 là 33.833 triệu đồng. Năm 2005 và năm 2007 không có thu nợ từ thành phần kinh tế này nguyên nhân Nguyên nhân vì trước đây nhiều HTX chưa có phương án sản xuất kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh chưa có hiệu quả. Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế cá thể và thành phần kinh tế khác có sự thay đổi tương đối giống nhau qua 3 năm. Từ năm 2005 -2006 thì doanh số thu nợ ở các thành phần kinh tế này tăng nhưng đến năm 2007 thì doanh số có sự giảm xuống. - Thành phần kinh tế nhà nước: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Nhà nước qua ba năm diễn biến tăng giảm bất thường, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 140.216 triệu đồng ( tăng 23,37%). Năm 2007 doanh số thu nợ giảm 9.161 triệu đồng ( giảm 1,24%). - Thành phần kinh tế khác: đây là thành phần kinh tế mà Ngân hàng ít chú trọng cho vay nên việc tăng giảm không đồng đều của thành phần kinh tế này hay xảy ra. Cụ thể là năm 2006 tốc độ tăng 979,99% nhưng đến năm 2007 thì tốc độ này giảm xuống đáng kể ( giảm 38,84%). - Thành phần kinh tế cá thể: Doanh số thu nợ ngành này qua ba năm diễn biến tăng giảm không ổn định. Năm 2006 tăng đáng kể với tốc độ 1.155,18% nhưng đến năm 2007 giảm 26,71%. Nguyên nhân là ở Cần Thơ trong những năm qua thành phần kinh tế cá thể có sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng, kinh tế cá thể ở nông thôn và thành thị được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển, vì thế việc làm ăn của họ có lãi từ đó trả nợ vay cho Ngân hàng. 4.2.4. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành Thu nợ ở các ngành cũng có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Trong đó các ngành có thu nợ tăng giảm không đều là công nghiệp, xây dựng và ngành khác. Riêng ngành thương mại thì có thu nợ liên tục tăng. - Ngành công nghiệp: có doanh số vay lớn nhất nên thu nợ của ngành tại Ngân hàng rất lớn và chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2006 tăng 364.328 triệu (tăng 27,11%) cho thấy các doanh nghiệp trong ngành đang làm ăn có hiệu quả. Và hiệu quả của doanh nghiệp cũng chính là hiệu quả của Ngân hàng trong công tác cho vay, giúp cho Ngân hàng thu nợ đạt hiệu quả cao. Đến năm 2007 thì doanh số thu nợ giảm 317.999 triệu ( giảm 18,62%) do các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận nên đã trả được bớt nợ cho Ngân hàng. - Ngành xây dựng: là ngành chiếm tỷ trọng thứ 2 sau ngành công nghiệp. Đây là ngành cũng có thu nợ biến đổi không đều qua 3 năm. Do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, cơ sở hạ tầng càng được mở rộng nên nhu cầu về vốn tương đối cao dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng đối với ngành xây dựng cũng tăng lên. Cụ thể là năm 2006 tốc độ tăng là 10,01%. Nhưng từ năm 2006- 2007 thì thu nợ giảm 24,35% vì trong 2 năm nay thị trường nhà đất biến động bất thường, để hạn chế rủi ro ngân hàng không tập trung cho vay lĩnh vực này nhiều. - Ngành khác: hoạt động của ngành này cũng đạt hiệu quả không kém so với các ngành trên. Cụ thể năm 2006 tăng 150,55%. Nhưng năm 2006- 2007 thu nợ giảm 46,44% vì đây là các ngành mới phát triển nên việc huy động vốn còn gặp nhiều trở ngại dẫn đến thu nợ của Ngân hàng cũng giảm. - Ngành thương mại: liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ tăng từng năm 2006 và 2007 là 504,64% và 125,87%. Đây là ngành đòi hỏi có sự cạnh tranh rất khốc liệt và phải đạt hiệu quả cao. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành này cần phải được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa để có thể đưa đất nước phát triển. Do dó doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên. Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Công nghiệp Xây dựng Thương mại Ngành khác 1.343.840 489.868 36.897 74.147 69,1 25,19 1,9 3,81 1.708.168 538.906 223.090 185.777 64,3 20,3 8,4 7 1.390.171 407.699 503.891 99.497 57,9 17 21 4,1 364.328 49.038 186.193 111.630 27,11 10,01 504,63 150,55 -317.9997 -131.207 280.801 -86.280 -18,62 -24,35 125,87 -46,44 TỔNG CỘNG 1.944.752 100 2.655.941 100 2.401.258 100 711.189 36,57 -254.683 -9,59 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHDTVPT) 4.2.5. Phân tích dư nợ theo các thành phần kinh tế: Tình hình dư nợ ở các thành phần kinh tế có sự thay đổi không đều. Từ năm 2005 -2006 thì tình hình dư nợ giảm 70.044 triệu đồng với tốc độ 9,05% nhưng đến năm 2007 tăng lên 103.119 triệu đồng với tốc độ 14,66% . Nguyên nhân do có sự thay đổi về dư nợ ở các thành phần kinh tế đã làm cho dư nợ chung của các thành phần kinh tế này cũng thay đổi theo. - Thành phần kinh tế tư nhân: có dư nợ tăng lớn nhất qua 3 năm. Từ năm 2005- 2006 tốc độ tăng 123,79%, qua đến năm 2007 thì tốc độ này tăng lên 4641,74%. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư. Nắm bắt được tình hình này nên Ngân hàng rất quan tâm đến thành phần kinh tế này dẫn đến dư nợ của thành phần kinh tế này liên tục tăng nhanh qua 3 năm. - Thành phần kinh tế cá thể: tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ tăng tương đối. Đây là thành phần kinh tế sở hữu về tư liệu sản xuất. Năm 2005- 2007 có tốc độ tăng lần lượt là 328,62% và 62,56% .Nguyên nhân do thành phần kinh tế cá thể là một phần của thành phần kinh tế tư nhân. Việc phát triển về cơ sở sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân thì đòi hỏi phải chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế cá thể vững chắc sẽ góp phần làm cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển theo do hai thành phần kinh tế này có mối quan hệ với nhau, cho nên cần có đầu tư tương đối dài về vốn. Ngân hàng đã thấy được hiệu quả kinh doanh của thành phần kinh tế này nên việc cho vay vốn để đầu tư vào thành phần kinh tế cá thể cũng đạt được hiệu quả cao. Vì thế dư nợ của thành phần kinh tế này liên tục tăng Bên cạnh đó thì thành phần kinh tế nhà nước, hỗn hợp có dư nợ thay đổi qua 3 năm tại Ngân hàng. - Thành phần kinh tế nhà nước: năm 2005-2006 tốc độ giảm xuống 10,74 % nhưng đến năm 2007 thì tốc độ này tăng lên 10,24% . Việc tăng giảm này là do doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập. Muốn hội nhập thành công thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được diều đó, ngoài việc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì vấn đề quan trọng nữa cần phải quan tâm chính là làm thế nào khai thác, phát huy vai trò của dịch vụ để phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1.Nhà nước 2.Tập thể 3.Tư nhân 4.Cá thể 5.Hỗn hợp 6.Khác 380.727 - 3.018 5.074 178.273 206.513 49,21 0 0,39 0,66 23,04 26,7 339.845 - 6.754 21.241 229.786 105.935 48,3 0 0,96 3,02 32,66 15,06 374.648 - 320.257 34.529 72.883 4.363 46,44 0 39,7 4,28 9,04 0,54 -40.882 - 3.736 16.167 51.513 -100.578 -10,74 - 123,79 318,62 28,90 -48,70 34.803 - 313.503 13.288 -156.903 -101.572 10,24 - 4641,74 62,56 -68,28 -95,88 TỔNG CỘNG 773.605 100 703.561 100 806.680 100 -70.044 -9,05 103.119 14,66 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHDTVPT) - Về thành phần kinh tế hỗn hợp: có sự biến động thất thường. Sự tăng nhẹ vào năm 2006 và giảm đáng kể vào năm 2007. Thành phần kinh tế này tăng 51.513 triệu đồng hay tăng 28,90 %. Do huy động được tối đa nguồn nhân lực để phục vụ tốt việc cho phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể thống nhất với nhau trong nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy mà đến năm 2007 thì dư nợ giảm đáng kể 156.903 triệu với tốc độ giảm là 68,28%. - Thành phần kinh tế khác: Ngân hàng cho các thành phần kinh tế này vay với nhiều loại hình khác nhau bằng cách ưu đãi với nhiều hình thức như ưu đãi về lãi suất, về thời hạn thanh toán, về trợ cấp vốn kinh doanh… chính việc ưu đãi đó đã làm cho tình hình dư nợ của thành phần kinh tế này tại Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm 2005- 2007 với tốc độ giảm 48,70% và 95,88%. 4.2.6. Phân tích dư nợ theo ngành Qua bảng số liệu ta thấy các ngành có sự thay đổi về dư nợ , tình hình dư nợ của ngành có sự tăng giảm không đều. Trong đó ngành công nghiệp có dư nợ liên tục tăng trong 3 năm 2005, 2006, 2007, các ngành còn lại có dư nợ biến đổi - Ngành công nghiệp: với mục tiêu chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển các ngành tư liệu sản xuất, công nghiệp hỗ trợ do đó cần nguồn vốn mạnh để đầu tư và xây dựng. Vì vậy ta thấy được doanh số vay của ngành tại Ngân hàng luôn cao hơn so với ngành khác nên dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Từ năm 2005- 2006 tăng 40.204 triệu ( tăng 19,40%), năm 2006- 2007 tăng 153.843 triệu ( tăng 62,18%). Với tốc độ tăng liên tục này cho ta thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó thì các ngành thương mại, xây dựng và ngành khác có doanh số dư nợ tại Ngân hàng tương đối cao - Ngành thương mại: do chưa có sự đầu tư về máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại nên năm 2006 giảm 8.796 triệu với tốc độ giảm 19,03%. Nếu không đổi mới, không nâng cao trình độ, kỹ thuật tiên tiến thì đất nước sẽ không phát triển và mãi là đất nước lạc hậu. Đây là thách thức lớn nhất của ngành. Đến 2007 thì thương mại tăng rất đáng kể đạt 76.811 triệu với tốc độ 205,30%. Với xu hướng thời đại nên ngành đã mạnh dạn đầu tư cải tiến máy móc máy móc và đổi mới toàn diện mọi mặt. Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Công nghiệp Xây dựng Thương mại Ngành khác 207.219 504.611 46.210 15.565 26,79 65,23 5,97 2,01 247.423 292.135 37.414 126.589 35,16 41,52 5,32 18 401.266 247.096 114.225 44.093 49,74 30,63 14,16 5,47 40.204 -212.476 -8.796 111.024 19,40 -42,10 -19,03 713,29 153.843 -45.039 76.811 -82.496 62,18 -15,42 205,30 -65,17 TỔNG CỘNG 773.605 100 703.561 100 806.680 100 -70.044 -9,05 103.119 14,66 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐTVPT) - Ngành xây dựng: dư nợ giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2006 giảm 212.476 triệu đồng (giảm 42,1%) so với 2005. Năm 2007 giảm 45.039 triệu đồng (giảm 15,42%). Do trong những năm gần đây, tiến độ thực hiện một số công trình của doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch. Các đơn vị gặp khó khăn nên việc trả nợ cho Ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra, còn một số nợ chưa đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ trong năm thấp. - Ngành khác: năm 2005-2006 tăng rất đáng kể đạt 114.225 triệu với tốc độ 713,29%. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng cao do Ngân hàng thường xuyên theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2007 thì dư nợ giảm với tốc độ 65,17% là do Ngân hàng đẩy mạnh cho vay ở các ngành trọng điểm như thương mại và công nghiệp làm cho doanh số cho vay ở các ngành này giảm đáng kể. 4.2.7. Phân tích dư nợ quá hạn theo các thành phần kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy tổng tình hình nợ quá hạn qua 3 năm như sau: từ năm 2005- 2006 nợ quá hạn tăng 92.052 triệu (tăng 401,12%). Đến năm 2007 giảm 111.298 triệu ( giảm 96,78%) so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Ngân hàng chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả, giảm được vấn đề rủi ro khi cho vay. Trong 3 năm có sự thay đổi nợ quá hạn của các thành phần kinh tế sau: - Thành phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác: đây là 2 thành phần kinh tế không có nợ quá hạn vào cuối năm ở Ngân hàng, với hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận và với chính sách ưu đãi để tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng đã giúp cho 2 thành phần kinh tế này ở địa phương phát triển nên Ngân hàng không gặp rủi ro khi cho 2 thành phần kinh tế này vay vốn. - Thành phần kinh tế cá thể: có nợ quá hạn ở năm 2005 là 253 triệu đồng nhưng đến năm 2006 và năm 2007 thì không có nợ quá hạn. Với mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình tương đối phát triển nên việc đầu tư vốn của Ngân hàng vào thành phần kinh tế này đã giúp cho quá trình sản xuất trong 2 năm 2006, 2007 đạt hiệu quả tốt, do nhu cầu xã hội ngày càng cao cũng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế cá thể phát triển nhanh chóng. Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1.Nhà nước 2.Tập thể 3.Tư nhân 4.Cá thể 5.Hỗn hợp 6.Khác 12.981 - 2.550 253 7.162 - 56,57 0 11,11 1,11 31,21 0 94.478 - - - 20.520 - 82,16 0 0 0 17,84 0 100 - 3.600 - - - 0,7 0 97,3 0 0 0 81.497 - -2.550 -253 13.358 - 627,82 - -100 -100 186,51 - -94.378 - 3600 - -20.520 - -99,89 - - - -100 - TỔNG CỘNG 22.946 100 114.998 100 3.700 100 92.052 401.12 -111.298 -96,78 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐTVPT) - Thành phần kinh tế hỗn hợp: năm 2006 tuy có nợ quá hạn tăng 13.358 triệu ( tăng 186,51%) so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 thì nợ quá hạn không còn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh và cần có vốn nhiều để hoạt động lâu dài cho nên Ngân hàng cũng tạo điều kiện giúp đỡ với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy đến năm 2007 thì quá trình sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động tương đối ổn định nên thành phần kinh tế này đã trả hết nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn, trở ngại về đường lối đổi mới, cơ chế hoạt động là thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tư nhân. - Thành phần kinh tế nhà nước: do Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà đầu tư kinh doanh ở nước ta.Vì vậy muốn cạnh tranh được thì doanh nghiệp nhà nước cần nâng cao cải tiến mô hình sản xuất. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp nhà nước hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp nhà nước cần có một số vốn nên đã đến vay Ngân hàng. Với số lượng vốn lớn nên việc huy động vốn trả cho Ngân hàng không kịp vì thế mà ta thấy được nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tại Ngân hàng. Từ năm 2005- 2006 tăng 81.497 triệu ( tăng 627,82%) và năm 2006- 2007 giảm 94.378 triệu (giảm 99.89%) - Thành phần kinh tế tư nhân: đây là thành phần kinh tế có nhiều tiềm năng trong nền kinh tế thị trường, với vai trò quan trọng nên việc đầu tư của Ngân hàng vào thành phần kinh tế này khá nhiều. Năm 2005 đến năm 2006 thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế này đã trả hết cho Ngân hàng. Đến năm 2007 do thị trường có nhiều biến động về giá cả, cạnh tranh ngày càng tăng dẫn tới một số doanh nghiệp phải lâm vào cảnh thua lỗ và chậm trả nợ cho Ngân hàng. 4.2.8. Phân tích dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế: Qua 3 năm ta thấy được tình hình nợ quá hạn của ngành có sự biến đổi: từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 92.052 triệu (với tốc độ tăng 401,12%). Đến năm 2007 giảm 96,78%) số lượng nợ quá hạn cũng có xu hướng giảm dần chứng tỏ ngân hàng đã hạn chế được nhiều rủi ro. Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Công nghiệp Xây dựng Thương mại Ngành khác - 20.143 2.550 253 0 87,78 11,11 1,11 - 111.938 2.050 - 0 97 3 0 - - 3.700 - 0 0 100 0 - 91.795 -500 -253 - 455,72 -19,61 -100 - -111.938 1.650 - - -100 80,49 - TỔNG CỘNG 22.946 100 114.998 100 3.700 100 92.052 401.12 103.119 -96,78 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐTVPT) Từ bảng số liệu ta thấy ngành công nghiệp đạt hiệu quả nhất qua 3 năm vì không xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Còn các ngành xây dựng và ngành khác tình hình hoạt động tương đối tốt. Riêng ngành thương mại nợ quá hạn vẫn tồn tại qua 3 năm. - Ngành công nghiệp: với các chính sách đầu tư của nhà nước, chính phủ và nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng đã giúp cho ngành công nghiệp sản xuất ổn định và phát triển. Với sự đầu tư vững chắc, lâu dài đã giúp cho ngành công nghiệp có bước tiến mới trong sản xuất và kỹ thuật. Cụ thể là nợ quá hạn của ngành không tồn tại ở Ngân hàng. - Ngành khác: nợ quá hạn năm 2005 là 253 triệu, đến năm 2006 và năm 2007 do Ngân hàng đã tăng cường công tác thu nợ, thường xuyên gửi giấy báo nợ đôn đốc khách hàng trả nợ vay nên đã thu hồi được các khoản nợ quá hạn. - Ngành xây dựng: do gặp phải khó khăn trong việc đổi mới nên tình hình nợ quá hạn vẫn còn tồn tại ở năm 2005 và năm 2006. Năm 2006 tăng 91.785 triệu ( tăng 455,72%). Nguyên nhân là do thị trường bất động sản trong những năm gần đây có nhiều biến động như hiện tượng đóng băng bất động sản nên tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Đến năm 2007 thì nợ qua hạn đã không còn do được sự quan tâm đầu tư của chính phủ đã giúp cho ngành hoạt động có hiệu quả và do giá bất động sản tăng cao nên các doanh nghiệp đã trả được hết nợ cho Ngân hàng. - Ngành thương mại: việc đổi mới là thách thức lớn, thêm vào đó là quan hệ kinh tế đối ngoại trong nhiều lĩnh vực nên gặp phải những khó khăn trong kinh doanh. Cụ thể là tình hình nợ quá hạn liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2006 tăng 1.050 triệu ( tăng 41,18%) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 100 triệu ( tăng 2,78%). Do một số doanh nghiệp đã làm ăn không đạt hiệu quả cao, do ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường như giá vật tư tăng cao, giá vàng tăng giảm liên tục, giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận, ảnh hưởng bởi các vụ kiện bán phá giá,… dẫn tới một số doanh nghiệp phải lâm vào cảnh thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng. 4.2.9. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng - Hệ số thu nợ: Bảng 14: Hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ (triệu đồng) 1.944.752 2.655.941 2.401.258 Doanh số cho vay (triệu đồng) 2.205.227 2.585.897 2.804.377 Hệ số thu nợ 0,88 1,03 0,86 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Qua bảng số liệu ta thấy được hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm không đều, năm 2005 đến năm 2006 thì có hệ số thu nợ tăng lên từ 0,88 lần đến 1,03 lần nhưng đến năm 2007 hệ số thu nợ giảm xuống do ngân hàng cho các khách hàng vay nhiều nhưng việc trả nợ của khách hàng còn chậm nên dẫn đến hệ số thu nợ của ngân hàng giảm. - Vòng quay vốn: Bảng 15: Vòng quay vốn ngắn hạn của ngân hàng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ (triệu đồng) 1.944.752 2.655.941 2.401.258 Dư nợ bình quân (triệu đồng) 699.551 845.841 923.560 Vòng quay vốn (vòng) 2,78 3,14 2,6 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng , phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Năm 2005 tốc độ luân chuyển là 2,78 vòng đến năm 2006 thì tốc độ luân chuyển này tăng lên là 3,14 vòng , qua đến năm 2007 tốc độ luân chuyển này đạt được 2,6 vòng. Với phương thức hoạt động và có những biện pháp kịp thời nên tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh và đạt hiệu quả tốt. - Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Bảng 16: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680 Vốn huy động (triệu đồng) 415.113 502.544 424.949 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%) 186,36 140 189,83 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng. Chỉ số này cao thì khả năng thu nợ tốt và ngược lại.Trong năm 2005 là 186,35% đến năm 2006 giảm xuống còn 140%, năm 2007 tăng lên 189,83%. Tuy có giảm trong năm 2006 so với năm 2005 nhưng với mục tiêu đề ra trong năm 2007 ngân hàng đã vượt chỉ tiêu và cao nhất trong 3 năm 2005-2007. - Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ: Bảng 17: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của ngân hàng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ quá hạn (triệu đồng) 22.946 114.998 3.700 Dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) 2,97 16,35 0,46 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Trong năm 2005 là 2,97% đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 16,35% với tình hình này ngân hàng đã nâng cao chất lượng trong nghiệp vụ tín dụng và trong năm 2007 chỉ tiêu này đã giảm xuống đáng kể so với năm 2006 và 2005, đạt 0,45%. Từ các chỉ tiêu trên ta có thể kết luận rằng ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng. 4.3. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO 4.3.1. Rủi ro về nợ quá hạn - Theo thành phần kinh tế: Bảng 18: Rủi ro về nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Nhà nước 0,03 0,28 2,7.10-4 2. Tập thể 0 0 0 3. Tư nhân 0,85 0 0,01 4. Cá thể 0,05 0 0 5. Hỗn hợp 0,04 0,09 0 6. Khác 0 0 0 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Qua bảng số liệu ta thấy hệ số nợ quá hạn trên dư nợ của các thành phần kinh tế có sự thay đổi qua các năm. Trong đó thành phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác có hệ số nợ bằng 0 do các thành phần kinh tế này đã trả hết nợ cho ngân hàng qua 3 năm. Còn các thành phần kinh tế còn lại thì có sự tăng giảm như sau: - Thành phần kinh tế cá thể: năm 2005 có hệ số là 0,05 lần nhưng đến năm 2006 và năm 2007 thì hệ số nợ này bằng 0 việc kinh doanh đạt hiệu quả trong 2 năm nên đã trả hết nợ cho ngân hàng. - Thành phần kinh tế hỗn hợp: có sự tăng giảm không đều. Năm 2005 có hệ số là 0,04 lần nhưng đến năm 2006 thì hệ này tăng lên 0,09 lần do việc kinh doanh của thành phần này gặp phải những khó khăn nên hệ số này tăng. Tuy nhiên đến năm 2007, thành phần kinh tế hỗn hợp đã trả hết nợ cho ngân hàng nên hệ số nợ bằng 0 , mặc dù gặp khó khăn trong năm 2006 nhưng nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng và sửa đổi lại hệ thống hoạt động của mình cùng với các chính sách khuyến khích kinh doanh của nhà nước nên đã giúp cho thành phần kinh tế hỗn hợp hoạt động có hiệu quả trong năm 2007. - Thành phần kinh tế nhà nước: có sư tăng giảm không đều qua các năm , đây là thành phần có sự góp vốn của nhà nước và có nhiều sự cạnh tranh nên thường hay gặp phải những vấn đề không ít khó khăn. Năm 2005 hệ số nợ là 0,03 lần đến năm 2006 thì hệ số nợ này tăng cao 0,28 lần với sự thay đổi rất nhiều về cơ cấu hoạt động kinh doanh để có thể cạnh tranh lại với các công ty trong nước và nước ngoài nên trong năm 2006 có hệ số nợ tăng cao nhưng khi đã làm quen với cơ cấu hoạt động thì cũng chính là lúc các doanh nghiệp nhà nước kiếm được nhiều lợi nhuận do có sự giúp đỡ của nhà nước và ngân hàng thể hiện trong năm 2007 thì hệ số nợ là 2,7.10-4 lần giảm xuống đáng kể so với năm 2006 và 2005. - Theo ngành: Bảng 19: Rủi ro về nợ quá hạn theo ngành Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Công nghiệp 0 0 0 Xây dựng 0,04 0,38 0 Thương mại 0,06 0,05 0,03 Khác 0,02 0 0 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Qua bảng số liệu về hệ số nợ quá hạn trên dư nợ ta thấy như sau: - Về ngành công nghiệp: ngành công nghiệp có hệ số nợ bằng 0 qua ba năm , do việc sản xuất và đầu tư có hiệu quả nên ngành đã trả hết nợ cho ngân hàng vì thế nợ quá hạn của ngành không có ở 3 năm. - Về ngành khác: năm 2005 hệ số nợ là 0,02 lần đến năm 2006 và 2007 thì ngành có hệ số nợ bằng 0 cho thấy tình hình hoạt động của các ngành khác ngày càng phát triển và kiếm được nhiều lợi nhuận trong quá trình sản xuất. - Về ngành xây dựng: có hệ số nợ thay đổi qua các năm như sau: năm 2005 hệ số là 0,04 lần nhưng đến năm 2006 thì hệ số này tăng lên đáng kể so với năm 2005 với hệ số là 0,38 lần do việc thu hồi vốn của ngành chưa kịp để trả cho ngân hàng , nhiều dự án chưa hoàn thành , giá nguyên vật liệu có sự thay đổi nhưng đến năm 2007 với sự giúp đỡ của ngân hàng thì việc thu hồi vốn và nhiều dự án đã hoàn thành , kiếm được nhiều lợi nhuận nên trong năm 2007 ngành có hệ số nợ này bằng 0 cho thấy tình hình hoạt động của ngành xây dựng có bước tiến triển đột phá trong năm 2007. - Về ngành thương mại: là ngành có nhiều tiềm năng trong nền kinh tế thị trường hiện nay , sự đầu tư của ngành cũng như sự đầu tư của ngân hàng đối với ngành thương mại có sự phát triển. Năm 2005 là 0,06 lần , năm 2006 là 0,05 lần , năm 2007 là 0,03 lần giảm liên tục trong 3 năm. Cho thấy sự phát triển của ngành thương mại đang ngày một đi lên chứng tỏ hoạt động của ngành thương mại có hiệu quả. - Theo tổng: Bảng 20: Rủi ro về nợ quá hạn theo tổng nợ quá hạn và tổng dư nợ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 - Tổng nợ quá hạn (triệu đồng) 22.946 114.998 3700 - Tổng dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680 - Hệ số tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ (lần) 0,03 0,16 4,6.10-4 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Qua bảng số liệu ta thấy được sự tăng giảm không đều , từ năm 2005 là 0,03 lần , năm 2006 là 0,16 lần , năm 2007 4,6.10-4. Sự tăng giảm không đều này là do năm 2006 các thành phần kinh tế cũng như các ngành có hệ số nợ tăng so với năm 2005 và 2007 nên hệ số tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ này cũng tăng cao. Nhìn chung ta thấy hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả tốt tuy năm 2006 có hệ số cao nhưng đã khắc phục tình trạng này và năng cao hiệu quả trong nghiệp vụ tín dụng cũng như trong nghiệp vụ thu nợ. 4.3.2. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro về thanh khoản – là những rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức, hoặc trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Bảng 21: Rủi ro thanh khoản Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680 Vốn huy động (triệu đồng) 415.124 502.536 424.949 Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động (%) 186,35 140 189,83 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 186,35%. Năm 2006 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống còn 140% điều này chứng tỏ tính thanh khoản của Ngân hàng cao hơn năm 2005 dẫn đến rủi ro của Ngân hàng cũng cao hơn năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 189,83% chứng tỏ khả năng của Ngân hàng sử dụng tiền gởi để cho vay đạt hiệu quả hơn năm 2005 và năm 2006. Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thấp chứng tỏ Ngân hàng đã chủ động được khả năng thanh toán của mình. - Khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán - Hệ số thanh khoản càng thấp càng khiến cho ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu giữ mức tài sản thanh khoản lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng 4.3.3 Rủi ro về lãi suất: Bảng 22: Rủi ro lãi suất Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Số tiền Tiền gửi tiết kiệm < 12 tháng 245.172 346.370 390.282 Tiền gửi của các TCKT <12 tháng - 4.600 22.700 Phát hành giấy tờ có giá < 12 tháng 37.119 39.153 6.636 Vốn điều chuyển 3.370 3.970 4.018 Tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 285.661 394.093 423.636 Tín dụng ngắn hạn 215.623 312.838 358.746 Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 215.623 312.838 358.746 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ) Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Năm 2005 đến năm 2007 tổng tài sản tăng liên tục trong 3 năm: năm 2005 là 215.623 triệu, năm 2006 là 312.838 triệu đồng, năm 2007 là 358.746 triệu đồng. Bên cạnh đó tổng nguồn vốn cũng tăng theo trong 3 năm: năm 2005 là 285.661 triệu, năm 2006 là 394.093 triệu, năm 2007 là 423.636 triệu. Qua đó ta thấy được sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn lớn hơn tài sản đều này cho thấy ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp để phòng ngừa rủi ro này. CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TẠI CẦN THƠ 5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1. Những tồn tại - Qua phân tích cho thấy vấn đề đáng lưu ý là nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, đối tượng khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tăng cao trong năm 2006 và có xu hướng ngày càng tăng. - Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn còn chưa cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. - Cho vay thành phần kinh tế Nhà nước giảm và có tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. 5.1.2. Nguyên nhân - Nợ quá hạn nói trên tăng vì do một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía khách hàng như: + Từ sự tác động của yếu tố khách quan: Thị trường biến động, giá cả tăng giảm không ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng lại thay đổi bất thường, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, hay do sản xuất thua lỗ, các khoản thu nhập sai chu kỳ…, hoặc những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh bùng phát... + Hoặc do yếu tố chủ quan khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Hay do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng bằng cách đem cùng một tài sản thế chấp ở nhiều ngân hàng để được vay nhiều hơn. + Do từ phía ngân hàng: phạm sai lầm ở khâu thẩm định, thẩm định chưa kỹ hoặc nới lỏng ở khâu tái thẩm định, nguồn trả nợ có đảm bảo và ổn định hay không và tình hình quá tải của cán bộ tín dụng trong ngân hàng. + Việc xử lý nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lý nợ của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều hộ cố tình chây ỳ nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ. - Cho vay kinh tế Nhà nước giảm là do trong khu vực này những năm trước đây, qua kết quả kiểm toán biết được phần lớn các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài. Vì thế ngân hàng rất thận trọng và hạn chế cho vay khách hàng thuộc thành phần kinh tế này. 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 5.2.1. Ngân hàng cần tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhiều hơn. - Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi có nghĩa là người sử dụng vốn cũng có lợi mà ngân hàng cũng có lợi. - Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay; trong cho vay cần lập chữ “tín” làm đầu để gắn chặt ngân hàng với khách hàng của mình. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay, nên tạo cho khách hàng có một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm cho ngân hàng. - Thực hiện tốt quy trình tín dụng: Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải + Xem xét năng lực pháp lý của đơn vị vay vốn. + Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản. + Uy tín của khách hàng + Vốn tự có của doanh nghiệp, mức vốn này có đủ để bù đắp rủi ro, thua lỗ xảy ra. - Tiếp tục chú trọng cho vay vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là xu hướng phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Duy trì và mở rộng khách hàng thuộc thành phần kinh doanh cá thể. - Tiếp cận và tìm cách thu hút các khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả. 5.2.2. Mở rộng mạng lưới hoạt động Việc hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào việc huy động vốn, và nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn. Kinh tế Cần Thơ ngày càng phát triển, do đó ngân hàng cần mở thêm phòng giao dịch của mình trên các địa bàn, những địa bàn quan trọng tập trung nhiều dân cư và khu công nghiệp, để cung ứng các sản phẩm của mình tại các khu vực đông dân cư như khu đô thị Nam sông Cần Thơ, Trung Tâm Thương Mại Cái Khế, Khu công nghiệp Hưng Phú…. phải nghiên cứu, đẩy mạnh công tác marketing, tìm hiểu xem người dân hiện nay cần cái gì, nhu cầu như thế nào để đưa ra sản phẩm tương ứng, đáp ứng yếu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhằm huy động nhiều vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế địa phương. 5.2.3. Mở rộng quan hệ với khách hàng - Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. Mở rộng công tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sâu rộng đến mọi thành phần, mọi tầng lớp kinh tế, công tác quảng cáo tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền hình, báo chí… để cho người dân biết về các hình thức huy động vốn cũng như những chương trình khuyến mãi và tặng thưởng tại ngân hàng. - Cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các thành phần được Chính phủ và Nhà Nước khuyến khích phát triển. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2005 Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. - Giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ, cán bộ của tín dụng có thể bám sát khách hàng, nắm bắt được tình hình thực tế của từng khách hàng, để thuận tiện cho công tác thẩm định, quản lý, thu hồi vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng. - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được những nhu cầu vốn, những định hướng trong tương lai để chi nhánh có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đón đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện nay. - Thủ tục giao dịch của hệ thống phải thuận tiện, đơn giản, phục vụ nhanh, tạo được thiện cảm cho người dân, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thủ tục cho vay cần được tiến hành nhanh chóng với thời gian tiếp nhận, duyệt cho vay và giải ngân trong vòng 1 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đặc biệt đối với khách hàng là cá nhân để họ có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay. Nhưng vẫn đảm bảo cho vay theo đúng quy trình chỉ đạo của Trung ương. 5.2.4. Trang bị công nghệ thông tin, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng - Cung cấp thêm các ứng dụng, tiện ích mới đi kèm với các dịch vụ truyền thống để có thể phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn như: Tài khoản tiết kiệm đa năng (cho phép rút tiền linh hoạt). - Cán bộ tín dụng cần xây dựng hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ cho công tác tín dụng. Trong hệ thống thông tin trên, nguồn thông tin trên báo chí là không thể thiếu như các báo điện tử, các website liên quan đến các doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng có quan hệ với ngân hàng và sử dụng hiệu quả những thông tin trên trong thẩm định sẽ giảm bớt được yếu tố chủ quan trong việc thẩm định khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng. 5.3. MỐT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.3.1. Về công tác phát vay Trong thực tế, một ngân hàng có hiệu quả không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro. - Đối với khách hàng là cá nhân món vay phục vụ là nhỏ, lẻ phù hợp với sản xuất thì mức độ rủi ro sẽ được phân tán, hạn chế. - Khâu thẩm định hồ sơ xin vay cần thực hiện chặt chẽ, chi nhánh ngân hàng cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ, hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, uy tín của dự án của khách hàng, năng lực của chủ dự án, bằng việc thu nhập, phân tích điều tra, đánh giá khách hàng, thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề của người xin vay vốn các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay. 5.3.2. Về công tác thu nợ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không, đồng thời phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán. 5.3.3. Hạn chế và xử lý nợ quá hạn - Khi phân tích khách hàng cán bộ tín dụng cần phân tích một cách sâu sắc tránh tình trạng khách hàng chỉ có nợ tốt ở ngân hàng còn các ngân hàng khác là nợ xấu. - Cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc khách hàng phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ. Tuy nhiên đối với nhóm khách hàng thực sự chưa thể trả được nợ vì lý do khách quan, nếu ngân hàng buộc họ phải trả hết nợ rồi cho vay lại nợ mới thì họ phải đi vay nóng từ những người cho vay nặng lãi hay đi vay của (Tổ chức tín dụng) TCTD khác để trả nợ cho ngân hàng, việc làm này không những chỉ gây khó khăn cho chính khách hàng vay vốn mà ngay cả các TCTD cũng khó tránh khỏi. Vì thế khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có giải pháp thích hợp, khi đã tìm ra nguyên nhân ngân hàng có thể thực hiện những công việc: + Đối với các doanh nghiệp có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì ngân hàng tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do chính đáng. + Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng yêu cầu gửi ngay kế hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ. - Đối với các khoản quá hạn phát sinh kéo dài, ngân hàng cần tiến hành kết hợp với các cơ quan có liên quan đồng thời đến tại đơn vị doanh nghiệp để trực tiếp cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn và lập kế hoạch trả nợ tùy theo tình trường hợp: + Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng. Hay ngân hàng có thể hướng dẫn cho khách hàng lập kế hoạch trả dần. + Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ, lúc này ngân hàng cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệ với các ban ngành liên quan, phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi. - Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới. 5.3.4. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên - Hiện nay, việc chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực là điều kiện hết sức quan trọng để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh ngân hàng có cạnh tranh. Bởi đứng trước yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ không những phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài khổng lồ hơn hẳn về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, công nghệ thông tin, nghiệp vụ thẻ, … nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm hiện đại hóa Ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước. Trong đó, ngân hàng chú trọng nâng cao nghiệp vụ tín dụng, trong đó có kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phân tích tín dụng thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng  - Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để từng bước hiện đại hóa ngân hàng, nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Ngân hàng ĐT- PT Chi nhánh Cần Thơ luôn quan tâm đến cho vay ngắn hạn. Dù lãi suất không cao như cho vay trung hạn, nhưng nó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế và theo đối tượng nhìn chung tăng đều qua ba năm, doanh số thu nợ tăng chứng tỏ ngân hàng có nhiều khách hàng uy tín, mặt khác ngân hàng có nhiều phương pháp thu hồi nợ linh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tại Cần Thơ luôn phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn đầu tư cho kinh tế - xã hội, bảo đảm đáp ứng cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ nông dân, góp phần đáng kể trong ổn định và tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh tại Cần Thơ, có thể rút ra một số kết luận sau: - Về huy động vốn: vốn huy động qua các năm tăng giảm không đều. Năm 2006 đạt 502.536 triệu đồng, tương đương tăng 21,06% so với năm 2005, năm 2007 giảm 77.586 triệu đồng tương đương giảm xuống 15,44% so với năm 2006 trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất. Do có nhiều sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn, bên cạnh do sự biến động của lãi suất thị trường. Ngân hàng không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thị trường và giới thiệu đến nhiều khách hàng - Về hoạt động tín dụng: Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất cũng như đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cá nhân, hộ gia đình được tiến hành thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho công tác thu nợ tại ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn còn tương đối cao vào năm 2006, do đó ngân hàng nên có nhiều biện pháp để có thể vừa tăng trưởng vốn vay, vừa đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, tạo điều kiện đưa ngân hàng ngày càng phát triển mạnh. - Về kết quả kinh doanh: do chi nhánh thực hiện những chính sách kinh doanh hợp lý và luôn cố gắng để đạt kết quả cao nên thu nhập nhìn chung qua các năm đều tăng cao. Các dịch vụ thanh toán ngày càng nhanh gọn và tăng mạnh, thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. 6.2. KIẾN NGHỊ - Mở thêm các phòng giao dịch ở các khu vực tiềm năng, tập trung nhiều dân cư như: khu công nghiệp, thị xã, thị trấn, vùng kinh tế …để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay. - Phát triển ngày càng nhiều máy rút tiền tự động ATM giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. - Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho nhiều đối tượng khách hàng, nhất là thành phần kinh tế tập thể, các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ và thành phần kinh tế Nhà nước nhiều hơn, để góp phần kích thích nền kinh tế địa phương phát triển. - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thấy được ưu điểm cũng như sự tiện ích khi đến giao dịch với ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS. Lê Văn Tề, TS. Hồ Diệu (2004). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS. Thái Văn Đại (2004). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. ThS. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn (2002). Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng. 5) Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4043439.doc
Tài liệu liên quan