Luận văn Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng ngoại thương Cần Thơ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 1 1.1 Đặt vấn đề . 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Không gian .3 1.3.2 Thời gian 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 Phương pháp luận 4 2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng .4 2.1.2 Một số vấn đề về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu 5 2.2 Phương pháp nghiên cứu .11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11 2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NH NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 14 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14 3.2 Các dịch vụ kinh doanh .14 3.3 Cơ cấu tổ chức 15 3.3.1 Bộ máy nhân sự 15 3.3.2 Cơ cấu tổ chức 15 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 20 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU .23 4.1 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng .23 4.2 Khái quát tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu .27 4.2.1 Vai trò của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .27 4.2.2. Tổng quan tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu .30 4.3 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu 36 4.3.1 Phân tích hoạt động tài trợ xuất khẩu .39 4.3.2 Phân tích hoạt động tài trợ nhập khẩu .43 4.4 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế 46 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay .46 4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ .51 4.4.3 Phân tích dư nợ .56 4.5 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức cho vay 61 4.5.1 Tài trợ bằng cho vay nội tệ VND 61 4.5.2 Tài trợ bằng cho vay ngoại tệ USD .64 4.5.3 Tài trợ bằng cho vay chiết khấu USD .66 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 70 5.1 Một số hạn chế 70 5.2 Một số giải pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .71 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .73 6.1. Kết luận .73 6.2 Kiến nghị 74 6.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng .74 6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 75

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đồ hướng xuống có độ dốc lớn. Sang năm 2006, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều thuận lợi, doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mới, thị trường xuất khẩu được mở rộng nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Đặc biệt là lượng nhập khẩu vào thị trường EU tăng đến 63% và lượng hàng thủy sản nhập vào thị trường các nước ASEAN tăng đến 20,6%. Trong khi đó, nguyên liệu chính để chế biến trên thị trường lại khan hiếm, giá thu mua nguyên liệu như cá basa, cá tra tăng cao. Ngoài thu mua nguyên liệu trong nước, việc nhập khẩu vật liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng theo kim ngạch xuất khẩu. Do đó, không chỉ tài trợ xuất khẩu đối với ngành này tăng mà tài trợ nhập khẩu cũng tăng theo. Điều này đã làm cho tổng doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của ngành này tăng trở lại. Tuy nhiên, điểm cuối cùng của đường doanh số cho vay trên biểu đồ vẫn thấp LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 49 hơn nhiều vẫn còn thấp hơn so với năm 2004, tổng cộng trong giai đoạn này tài trợ cho ngành đã giảm đến 942,43 tỷ đồng. Mặc dù, tỷ trọng doanh số cho vay của ngành này đã giảm qua các năm nhưng vẫn là ngành nắm giữ lượng tài trợ cao nhất trong tất cả các ngành. b. Ngành lương thực: Đặc trưng của ngành này là có sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo cao hàng năm. Đa số các doanh nghiệp được tài trợ thuộc ngành này là các công ty sản xuất và chế biến gạo. Doanh số tài trợ cho ngành này trong các năm qua luôn đứng ở hàng thứ hai sau doanh số tài trợ của ngành xuất khẩu thủy, chiếm tỷ trọng trên 20% mỗi năm. Trong giai đoạn 2004-2006, tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp được tài trợ tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không có biến động gì lớn, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu vẫn tăng qua các năm nhưng tốc độ với tốc độ rất chậm. Tình hình sản xuất lương thực mà sản phẩm chính là gạo ở nước ta nói chung và ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng gặp không ít khó khăn. Điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh hoành hành…tác động làm sản lượng tăng chậm. Đầu 2006 dịch rầy nâu hoành hành đã ảnh hưởng đến sản lượng lúa và chất lượng gạo, gạo đủ chuẩn xuất khẩu trở nên khan hiếm. Vào thời điểm giữa cuối năm 2006 giá gạo trong nước tăng cao, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo cần thêm vốn thu mua lúa gạo trong nước đáp ứng đúng hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. Vì vậy, doanh số cho vay đối với ngành này đã tăng nhẹ vào cuối năm, tốc độ tăng chưa đến 1%. Bên cạnh đó, Việt Nam tuy là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm nhưng cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với những nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn hàng năm khác như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ…Trong khi đó, điều kiện canh tác ở nước ta còn khá lạc hậu, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên năng suất và chất lượng gạo chưa cao. Đây là yếu tố làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. Ngoài ra, doanh số tài trợ cho ngành này tăng chậm còn do sự tác động của việc thay đổi thói quen canh tác của vùng. Sản lượng gạo tăng chậm hơn khi trong vài năm trở lại đây nông dân bắt đầu bỏ trồng lúa chuyển sang nuôi tôm. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 50 Nhiều vùng trước đây chỉ làm lúa nay đã cho nước mặn vào đồng ruộng chuyển hẳn sang nuôi tôm. Tóm lại, mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh của ngành không mấy thuận lợi nhưng trong ba năm qua vẫn duy trì được tỷ trọng tài trợ ổn định ở mức trên dưới 25%. c. Ngành phân bón vật tư nông nghiệp và các ngành khác: Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng tài trợ thấp nhất và chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Mặc dù qua 3 năm cơ cấu tài trợ vẫn không có gì thay đổi lớn về thứ tự quy mô tài trợ giữa các ngành nhưng giá trị tài trợ đối với nhóm ngành này đã có sự thay đổi đáng kể. Ngoài ra, nhóm ngành này mang tính thời vụ và thường kết thúc vào mỗi năm. Do đó, trong năm phát sinh doanh số lớn nhưng ở cuối năm thường dư nợ giảm. · Ngành phân bón và vật tư nông nghiệp: để đáp ứng cho sự tăng cao của nhu cầu về phân bón và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp như lúa gạo, cây ăn trái,…của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm 2005 các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này đã nhập khẩu một số lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư kĩ thuật nông nghiệp,… với trị giá nhập gần 50 triệu USD. Chính vì vậy, trong năm này doanh số tài trợ cho ngành này đã tăng một cách đột biến đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu. Sang năm tiếp theo tuy kim ngạch nhập khẩu tăng trên 10% nhưng doanh số tài trợ cho ngành này vẫn giảm xuống tuy nhiên không đáng kể lắm. Đây là ngành có tỉ lệ tài trợ trên kim ngạch nhập khẩu cao nên doanh số tài trợ giảm vẫn không có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch nhập khẩu của ngành. Sang năm 2006 tài trợ giảm do hàng năm công ty phân đạm Phú Mỹ đáp ứng hơn 600.000 tấn phân Urê. Đây là mặt hàng mà trước đây các doanh nghiệp phải nhập từ nước ngoài. Do đó, các năm gần đây doanh nghiệp chỉ nhập khẩu các loại phân DAP, Kali, SA… còn phân Urê thì mua trong nước. · Ngành khác: bao gồm các doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu cao. Ví dụ: trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (thép Tây Đô), dầu khí (Petro MeKong),… Quan sát biểu đồ số 3 ta thấy đây là nhóm ngành có đường doanh số tài trợ hướng lên và liên tục không gấp khúc với hệ số góc khá lớn. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 51 Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu của nhóm ngành này đạt 167 triệu USD, tăng hơn 20% so với năm 2005. Để đáp ứng nhu cầu vốn tăng của doanh nghiệp, hàng năm ngân hàng đã tăng lượng vốn tài trợ với tốc độ trung bình trên 100%. Tuy năm 2004 nhóm các doanh nghiệp này chiếm một tỷ trọng tài trợ chưa tới 2% nhưng với tốc độ tăng doanh số tài trợ như thế năm 2006 tổng tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc nhóm này đã chiếm đến 11,3%, đã vượt qua ngành có doanh số tài trợ lớn hơn trước đó là phân bón vật tư nông nghiệp. Hơn nữa, ngoài nhập khẩu một số doanh nghiệp thuộc nhóm này còn có đóng góp vào hoạt động xuất khẩu. Tiêu biểu như công ty thép Tây Đô với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2005 và 2006 là 17.235 tấn thép. Chính vì vậy, đây là nhóm ngành có tiềm năng rất lớn, nhu cầu về vốn của họ sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tiếp theo, doanh số tài trợ cũng như tỷ trọng tài trợ đối với ngành này có khả năng tiếp tục thay đổi theo hướng mở rộng quy mô. 4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ Doanh số thu nợ phản ánh số nợ ngân hàng thu về hàng năm trong đó bao gồm vốn gốc và tiền lãi vay. Nếu phân tích doanh số cho vay để thấy được quy mô tài trợ của ngân hàng đối với từng ngành nghề kinh tế thì việc phân tích doanh số thu nợ theo ngành sẽ giúp chúng ta thấy được hiệu quả của công tác thu nợ của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đối với từng ngành nghề kinh tế. Trong ba năm qua, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành nghề kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn trước tuy nhiên vẫn tăng về mặt sản lượng. Bên cạnh đó, giá cả và nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng vọt như xăng dầu, thép xây dựng, một số các loại nguyên vật liệu để chế biến hàng xuất khẩu, vật tư và phân bón nông nghiệp,…Do đó, doanh số tài trợ cho những ngành này đã có sự thay đổi khá lớn về cả giá trị và tỷ trọng tài trợ (đã phân tích ở phần trên). Sự thay đổi của doanh số cho vay có tác động rất lớn đến doanh số thu nợ. Tài trợ xuất nhập khẩu là các khoản cho vay có thời hạn ngắn. Đặc biệt, đa số các khoản tài trợ xuất khẩu (chiếm phần lớn trong tổng tài trợ) đều được thu về trong vòng ba tháng. Do đó, doanh số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay tài trợ phát sinh trong năm đó. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 52 Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chế biến thủy sản 5.777.482 65,9 5.282.626 56,5 5.298.148 54,8 -494.856 -8,6 15.522 0,3 -479.334 -8,3 Lương thực 2.257.092 25,7 2.342.279 25,1 2.358.675 24,4 85.187 3,8 16.396 0,7 101.583 4,5 Phân bón vật tư No 623.289 7,1 1.075.750 11,5 1.056.387 10,9 452.461 72,6 -19.364 -1,8 433.098 69,5 Ngành khác 111.159 1,3 641.016 6,9 953.118 10,1 529.857 476,7 312.102 48,7 841.959 757,4 TỔNG 8.769.022 100 9.341.671 100,0 9.666.327 100 572.649 6,5 324.656 3,5 897.305 10,2 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 53 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 2004 2005 2006 Triệu đồng Chế biến thủy sản Lương thực Phân bón và vật tư nông nghiệp Ngành khác Biểu đồ 4: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH Doanh số thu nợ qua các năm tuy có thay đổi nhưng về thứ tự quy mô thu nợ của các ngành không có gì thay đổi. Doanh số thu nợ có xu hướng tương tự với doanh số cho vay chính vì thế các đường thể hiện doanh số thu nợ của các ngành trên độ thị có hình dạng tương tự như hình dạng của các đường doanh số cho vay ở biểu đồ 2. a. Ngành thủy sản Tương ứng với quy mô tài trợ, doanh số thu nợ của ngành chế biến thủy sản cũng đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Mặc dù, trong năm 2005 doanh số thu nợ đã giảm đi rất nhiều nhưng điểm thấp nhất của đường doanh số thu nợ này vẫn cao nhất so với đường thu nợ của các ngành còn lại. Thủy sản là một ngành có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của vùng. Tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành thủy sản chủ yếu nhận được các khoản tài trợ với mục đích là xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Trong đó, cho vay chiết khấu là một hình thức tài trợ rất tiện lợi cho doanh nghiệp và ít rủi ro cho ngân hàng. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 54 Năm 2006 doanh số cho vay tài trợ ngành này tăng trở lại và trong tổng doanh số năm đó có 34% là cho vay chiết khấu bằng USD. Trong tất cả các hình thức tài trợ hình thức này có nợ cho vay được thu về nhanh nhất. Bởi vì khi doanh nghiệp muốn được vay vốn theo kiểu chiết khấu thì doanh nghiệp ấy sẽ mang bộ chứng từ xuất khẩu đến ngân hàng xin được chiết khấu để có vốn thu mua nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài phục vụ cho sản xuất. Khi tiền bán hàng xuất khẩu được bên nhập khẩu thanh toán doanh nghiệp sẽ hoàn ngay cho ngân hàng khoản tiền ngân hàng đã chiết khấu cho doanh nghiệp. Do vậy nên khi doanh số cho vay tăng trở lại vào năm 2006 thì doanh số thu nợ ngay lập tức cũng tăng theo với tốc độ tương đương. Việc tập trung các khoản tài trợ và doanh số thu nợ vào ngành này tạo ra thế không cân bằng trong cơ cấu tài trợ và thu nợ. Ngân hàng sẽ đối đầu với rủi ro thu nợ nếu việc xuất khẩu của doanh nghiệp trong ngành này gặp khó khăn, lượng hàng sản xuất bằng vốn vay không xuất khẩu được hoặc hàng xuất khẩu bị từ chối thanh toán. Chính vì thế, để giảm bớt rủi ro ngân hàng đã chủ động giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào ngành này từ đó làm cho tỷ trọng doanh số thu nợ cũng giảm theo. b. Ngành lương thực Là ngành có doanh số thu nợ chiếm hơn 20% tổng thu nợ và có tỷ trọng giảm sau 3 năm. Tuy nhiên, nó vẫn là ngành có tỷ trọng tài trợ và thu nợ đứng thứ hai, sau ngành chế biến và xuất khẩu thủy. Thực tế thì doanh số thu nợ của ngành này chỉ giảm một cách tương đối về mặt tỷ trọng còn về số tuyệt đối chỉ tiêu này vẫn tăng qua các năm. Đó là do ảnh hưởng bởi tốc độ tăng kim ngạch của ngành này chậm hơn so với một số ngành khác nên tỷ trọng thu nợ đã dần nhường chổ cho các ngành mới có doanh số thu nợ tăng liên tục và nhanh chóng qua các năm. Tỷ trọng thu nợ tài trợ đối với ngành này giảm là hướng vận động có tính chất tích cực, có lợi cho hoạt động tài trợ của ngân hàng, có tác dụng phân tán rủi ro thu nợ, nâng cao tính an toàn cho việc sử dụng vốn. c. Ngành phân bón vật tư nông nghiệp và các ngành còn lại Đây là nhóm ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Tuy là nhóm ngành có tỷ trọng tài trợ và thu nợ nhỏ nhất nhưng trong LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 55 3 năm qua tỷ trọng này đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng ngày càng tăng cao. Năm 2004 tổng thu nợ của nhóm này chiếm chưa tới 10% tổng thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu thì đến năm 2006 tỷ trọng thu nợ nhóm này đã tăng lên đến 24,6%. Vai trò của nhóm ngành được xem là phụ này đã dần dần được nâng cao. Đặc biệt trong đó, các ngành khác có tỷ trọng thấp nhất thì trong năm 2006 đã gần như đuổi kịp ngành có tỷ trọng lớn hơn là phân bón và vật tư nông nghiệp. Đây là ngành có tiềm năng phát triển và hiện có doanh số tăng rất nhanh qua các năm. Và trong những năm tới dưới sự tác động của doanh số tài trợ, doanh số thu nợ của ngành này có khả năng sẽ vượt những ngành có tỷ trọng tài trợ tương đối hiện nay như lương thực và phân bón vật tư nông nghiệp. Đa phần các ngành chế biến thủy sản, lương thực và phân bón và vật tư nông nghiệp là nhóm ngành nhận các khoản tài trợ xuất khẩu ngắn hạn. Do đó, doanh số cho vay có ảnh hưởng rất mạnh đến doanh số thu nợ. Riêng nhóm ngành phân bón vật tư nông nghiệp và các ngành còn lại nhận được các khoản tài trợ nhập khẩu nên sự ảnh hưởng của doanh số cho vay lên doanh số thu nợ không rõ rệt như nhóm ngành trên. Việc cho vay và thu nợ về là hai yếu tố vô cùng quan trọng, nó phản ánh độ an toàn của các khoản vay. Nếu doanh số thu nợ hàng năm tương đương với doanh số cho vay thì công tác thu nợ năm đó được thực hiện tốt, có hiệu quả. Hệ số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ thông qua tỷ số giữa hai chỉ tiêu này. Bảng 11: HỆ SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chế biến thủy sản 95,36 97,87 103,57 Lương thực 96,90 99,70 99,19 Phân bón vật tư No 86,39 91,46 99,00 Ngành khác 66,67 138,65 88,36 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 56 Nhìn chung, so với doanh số cho vay doanh số thu nợ của nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đã được thực hiện khá tốt nên qua bảng ta thấy được đa số các ngành nghề đều có hệ số thu nợ hàng năm khá cao. Mặc dù, có sự khác nhau về mức độ đóng góp của các ngành vào doanh số thu nợ hàng năm nhưng hệ số thu nợ của tất cả các ngành thì tương đối đồng đều. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình. Cho nên hầu như tất cả các ngành đều có hệ số thu nợ đạt trên 90%. Điều đó còn cho thấy chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng trước khi ra quyết định cho vay được thực hiện rất tốt và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nhóm ngành nghề khác bao gồm xây dựng, dầu khí,…năm 2004 có hệ số thu nợ thấp nhất so với những ngành nghề khác. Đó là do việc hoàn về các khoản nợ không được thực hiện đúng hạn. Nhóm ngành khác là nhóm bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, việc thanh toán nợ cho ngân hàng đôi khi gặp khó khăn do trục trặc trong khâu thu tiền khách hàng nên trễ nãi trong việc trả nợ vay cho ngân hàng. Đồng thời đây cũng là nhóm ngành có doanh số tài trợ thấp nhất trong năm này, chỉ chiếm 1,8% doanh số cho vay và 1,3% doanh số thu nợ do đó không tạo nên ảnh hưởng lớn đến tổng số nợ thu về trong năm. Năm 2005 mặc dù doanh số cho vay của nhóm ngành này không giảm nhưng hệ số thu nợ đã tăng lên vượt quá 100% và đạt đến 138,65% chứng tỏ những khoản nợ chưa được thu trong năm 2004 đã được hoàn về đầy đủ trong năm này. Năm 2006, nhóm ngành có hệ số thu nợ cao nhất là chế biến thủy sản, cũng vượt quá 100%, các ngành còn lại đều đạt trên 90% trong khi doanh số cho vay và doanh số thu nợ vẫn tăng chứng tỏ công tác thu nợ đạt kết quả cao. Tóm lại, thu nợ của ngân hàng trong 3 năm qua được thực hiện khá tốt, những hạn chế mặc dù rất nhỏ đã kịp thời khắc phục ngay sau đó. 4.4.3 Phân tích dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu Nếu doanh số cho vay và doanh số thu nợ phản ánh lượng tiền cho vay và thu về hàng năm thì dư nợ lại phản ánh số tiền khách hàng còn nợ lại ngân hàng vào cuối năm đó, bao gồm cả vốn gốc và lãi vay. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 57 Bảng 12: DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chế biến thủy sản 1.124.316 63,1 932.516 53,7 789.371 54,8 -185.800 -16,5 -148.790 -15,9 -334.590 -29,8 Lương thực 343.084 19,2 349.372 20,1 365.876 25,4 17.288 5,1 6.766 1,9 24.054 7,0 Phân bón vật tư No 210.727 11,8 311.145 17,9 292.413 20,3 109.118 60,4 2.001 0,7 111.119 61,5 Ngành khác 106.031 5,9 143.736 8,3 276.568 19,2 47.705 46,7 126.339 84,3 174.044 170,2 TỔNG 1.784.158 100 1.736.769 100 1.440.458 119,7 -11.689 -0,7 -13.684 -0,8 -25.373 -1,5 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 58 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2004 2005 2006 Triệu đồng Chế biến thủy sản Lương thực Phân bón và vật tư nông nghiệp Ngành khác Biểu đồ 5: DƯ NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH a. Ngành thủy sản Với sự ảnh hưởng của doanh số tài trợ và doanh số thu nợ, đường dư nợ ngành thủy sản nằm ở vị trí cao nhất trong và hướng xuống với độ dốc rất lớn. Trong ba năm qua, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản là ngành có dư nợ lớn nhất và giảm với tốc độ nhanh nhất. Mặc dù giảm nhưng xét về quy mô đây vẫn là ngành được ngân hàng tài trợ nhiều nhất do đó dư nợ còn giữ một khoảng cách khá xa đối với những ngành còn lại. Nguyên nhân giảm dư nợ của ngành này trong ba năm qua là vào năm 2005 doanh số cho vay của ngành này giảm mạnh nên kéo theo dư nợ cũng giảm vào cuối năm. Năm 2006, doanh số cho vay tăng trở lại nhưng phần tăng này thuộc về các khoản cho vay chiết khấu trong lĩnh vực xuất khẩu. Với hình thức cho vay này, doanh nghiệp đi vay thường hoàn nợ về cho ngân hàng trong vòng ba tháng nên mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng không kéo theo dư nợ tăng vào cuối năm. b. Ngành lương thực Đường dư nợ của ngành lương thực lại hướng lên trên nhưng độ dốc rất nhỏ thậm chí khá bằng phẳng thể hiện rằng dư nợ ngành này không có biến động lớn, chỉ tăng nhẹ qua các năm. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 59 Lương thực là ngành có sản lượng xuất khẩu cao, nên đa số các khoản tài trợ cho các doanh nghiệp trong ngành này là nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Chính vì cho vay để xúc tiến xuất khẩu nên dư nợ của ngành này vào cuối năm rất thấp so với doanh số cho vay. Thêm vào đó, doanh số tài trợ cho ngành này trong ba năm qua không có biến động đáng kể nên dư nợ cũng khá ổn định. c. Phân bón và vật tư nông nghiệp Đối với ngành phân bón và vật tư nông nghiệp có đường biểu đồ hướng lên khá dốc trong giai đoạn 2004-2005 và bằng phẳng trở lại trong giai đoạn 2005- 2006. Thật vậy, năm 2005 dư nợ ngành này tăng đến 60,4% và chỉ tăng thêm 0,7% vào năm 2006. Năm 2005 để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhu cầu về mặt hàng phân bón và vật tư nông nghiệp của vùng tăng cao so với năm 2004 nên kim ngạch nhập khẩu của ngành này trong năm cũng tăng lên. Để đáp ứng cho nhu cầu vốn tăng cao của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tăng doanh số tài trợ bằng USD để doanh nghiệp mua hàng hóa từ nước ngoài về phân phối lại trong nước. Sang năm 2006, doanh số cho vay của ngành tiếp tục tăng nhưng doanh số thu nợ cũng tăng với tốc độ tương đương nên dư nợ tài trợ của ngành này không có thay đổi gì lớn. d. Các ngành còn lại Đường biểu đồ thể hiện chỉ tiêu dư nợ của nhóm ngành này có hình dạng hướng lên và khá dốc thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tài trợ cho nhóm ngành này trong 3 năm qua. Sự thay đổi của doanh số cho vay đã tác động đến dư nợ tài trợ. Trong 3 năm qua, doanh số và tỷ trọng tài trợ của nhóm ngành này tăng lên đáng kể. Chính vì thế nó cũng vươn lên và nắm một tỷ trọng khá lớn của tổng dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu, 15,7% vào năm 2006. Dư nợ giảm liên tục sẽ làm dư nợ bình quân giảm. Dư nợ bình quân là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến vòng quay vốn tín dụng của các khoản vay. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 60 Bảng 13: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG THEO NGÀNH ĐVT: Vòng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chế biến thủy sản 5,93 4,50 5,16 Lương thực 6,01 5,35 5,85 Phân bón vật tư No 5,34 7,91 8,49 Ngành khác 4,13 11,57 9,90 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ) Vòng quay vốn tín dụng của các ngành được tài trợ không đồng đều nhau. Các khoản tài trợ cho ngành chế biến thủy sản không cao, vẫn còn thấp hơn so với vòng quay chung của hoạt động tín dụng tài ngân hàng. Ngành lương thực cũng có tình trạng tương tự. Những ngành còn lại có vòng quay vốn tài trợ tăng cao so với năm đầu tiên. Trong 2 năm 2005 và 2006 do ảnh hưởng bởi sự tăng nhanh của doanh số thu nợ, vòng quay vốn tài trợ của ngành phân bón và vật tư nông nghiệp tăng cao và vượt qua vòng quay vốn tín dụng của toàn bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, có sự thay đổi lớn đối với vòng quay vốn tín dụng của nhóm các ngành vật liệu xây dựng, dầu khí,…hệ số thu nơ của năm 2005 tăng một cách đột biến đã làm vòng quay trong năm này tăng lên và đạt cao nhất so với các ngành còn lại, nhưng lại giảm xuống vào năm tiếp theo. Nhìn chung cho đến năm 2006 thì nhóm các ngành còn lại có vòng quay vốn tín dụng cao nhất so với các ngành như thủy sản, lương thực. Nhìn bao quát qua các năm thì nhóm ngành này có vòng quay không ổn định, lúc tăng lên quá cao, lúc lại ở vị trí quá thấp. Khi chỉ tiêu này không ổn định ngân hàng sẽ gặp trở ngại trong việc chủ động quản lý tài sản tín dụng của mình. Tuy nhiên, nhóm ngành này hiện nay chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài trợ nên sự ảnh hưởng về tính không ổn định của vòng quay vốn không lớn lắm. Nhìn chung, trong thời gian qua một số ngành xuất nhập khẩu tuy gặp không ít khó khăn nhưng việc kinh doanh của họ vẫn đạt được hiệu quả. Điều LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 61 này thể hiện khá rõ ràng khi các khoản tài trợ của ngân hàng đều được thanh toán đúng hạn và hầu như không phát sinh nợ quá hạn. 4.5 PHÂN TÍCH TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ Trong 3 năm qua, để tăng quy mô tài trợ và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng đã hổ trợ cho việc xuất nhập khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới ba hình thức: tài trợ bằng cho vay đồng nội tệ VND, tài trợ bằng cho vay ngoại tệ USD và tài trợ bằng cho vay chiết khấu USD. Mỗi hình thức tín dụng tài trợ đều mang những đặc điểm riêng và gắn liền với mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường nhận các khoản tài trợ bằng nội tệ và ngoại tệ. Đặc biệt, chiết khấu là một hình thức tài trợ đặc trưng chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường nhận các khoản tài trợ bằng USD để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện đồng thời cả hai nghiệp vụ xuất và nhập khẩu. Ví dụ: Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, bên cạnh nghiệp vụ chính là xuất khẩu, hàng năm họ nhập về một số lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho việc chế biến sản phẩm của mình. Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh và nhận được sự chấp nhận của những thị trường khó tính, những doanh nghiệp này còn có nhu cầu rất lớn về việc nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu ở ngành sản xuất thép xây dựng, ngoài việc nhập khẩu phôi thép để sản xuất ra thép thành phẩm, hàng năm các doanh nghiệp này còn xuất khẩu ra nước ngoài một lượng thép rất lớn. Chính vì vậy, một doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích chính cuối cùng của họ là xuất khẩu hay nhập khẩu thì họ có thể được ngân hàng cấp cho cả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 4.5.1 Tài trợ bằng cho vay nội tệ VND Đây là hình thức tài trợ chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu với mục đích chính là hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước và chi phí liên quan đến chế biến hàng xuất khẩu như: thuê mướn nhân công, bảo quản, vận chuyển,...Để được ngân hàng tài trợ bằng hình thức LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 62 này doanh nghiệp phải thế chấp tài sản để làm cơ sở đảm bảo cho khoản nợ vay của mình. Đối với ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ thì khâu này được thực hiện rất nghiêm ngặt và thận trọng nên hầu như 100% các khoản vay đối với hình thức này đều được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá tài sản theo khung văn bản quy định sẽ làm giảm trị giá tài sản thế chấp chỉ là biện pháp bổ sung. Do đó, thường hay xảy ra tình trạng các khoản cho vay thường lớn hơn giá trị tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường không có vốn lớn, vốn hoạt động chủ yếu là đi vay của ngân hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần ngân hàng tài trợ từ 60-70% tổng giá trị của hợp đồng trong đó tài trợ bằng cho vay VND chiếm hơn 1/3. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 63 Bảng 14: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG VND ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: phòng Tín dụng ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ) Năm Chênh lệch 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 4.452.265 3.731.993 6.164.049 -720.272 -16,2 2.432.056 65,17 1.711.784 38,45 Doanh số thu nợ 4.064.822 3.830.086 5.156.521 -234.736 -5,8 1.326.435 34,63 1.091.699 26,86 Dư nợ 650.641 638.088 691.420 -12.553 -1,9 53.332 8,36 40.779 6,27 Dư nợ bình quân 626.539 634.365 669.754 7.826 1,25 35.389 5,58 43.215 6,9 Hệ số thu nợ (%) 91,3 102,6 83,7 - - - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 6,49 6,04 7,7 - - - - - - LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 64 Ta thấy tài trợ bằng cách cho vay bằng VND là một khoản tín dụng chiếm từ 30-40% tổng tài trợ xuất nhập khẩu mỗi năm. Đồng thời, xét về khía cạnh hệ số thu nợ cũng như vòng quay vốn tín dụng, đây là khoản cho vay có hiệu quả cao. Như đã đề cập ở trên đây là hình thức tài trợ chủ yếu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nên sự tăng giảm và nguyên nhân của sự tăng giảm giảm đó đối với các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tương tự như các chỉ tiêu đã phân tích đối với cho vay tài trợ xuất khẩu. Cho vay tài trợ bằng VND gắn liền với hoạt động thu mua nguyên liệu trong nước để chế biến xuất khẩu. Vì vậy, giá nguyên liệu cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu của hình thức cho vay này. Thể hiện rõ nhất trong năm 2006 khi nhu cầu về lượng nguyên liệu chính như cá tra, cá basa, lúa gạo,…tăng cao đồng thời giá của các mặt hàng này cũng tăng cao do khan hiếm. Chính vì vậy mà doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng một cách đột biến trong năm này, nhưng doanh số thu nợ tăng chậm hơn doanh số cho vay do một phần các khoản nợ mới phát sinh ở thời điểm giữa cuối năm 2006, việc thu nợ không thực hiện kịp trong năm nên dẫn đến hệ số thu nợ giảm chỉ còn 83,7%. So với doanh số cho vay và thu nợ thì dư nợ và dư nợ bình quân lại tăng với tốc độ nhỏ hơn rất nhiều. Điều này có tác động làm tăng vòng quay vốn tín dụng tài trợ bằng nội tệ. Như vậy, với tốc độ quay vòng của vốn cao có thể kết luận rằng tài trợ bằng cách cho vay bằng đồng nội tệ là hoạt động tín dụng có vốn luân chuyển nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tăng, ít rủi ro. 4.5.2 Tài trợ bằng cách cho vay trực tiếp bằng USD Hình thức tài trợ này hiện nay rất được các doanh nghiệp ưa chuộng vì nó lãi suất thấp hơn vay bằng VND. Thêm vào đó trong những năm qua USD là đồng tiền thường được sử dụng để thanh toán các hợp đồng mua bán quốc tế, có tỷ giá không biến động. Vì thế, hình thức này không chỉ xuất hiện trong các món tài trợ đối với doanh nghiệp nhập khẩu mà còn cả với các doanh nghiệp xuất khẩu. Cũng như cho vay trực tiếp bằng VND, cho vay bằng đồng ngoại tệ USD cũng bắt buộc doanh nghiệp phải có cơ sở đảm bảo an toàn cho các khoản đi vay. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 65 Bảng 15: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XNK BẰNG CHO VAY TRỰC TIẾP USD ĐVT: Nghìn USD (Nguồn: phòng Tín dụng ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ) 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 227.683 253.822 259.212 26.139 11,48 5.390 2,08 31.529 13,848 Doanh số thu nợ 203.296 259.904 254.482 233.765 894,32 -5.422 -2,13 228.343 873,57 Dư nợ 68.997 63.049 67.663 -164.716 -70,46 -1.386 -2,05 -166.102 -71,06 Dư nợ bình quân 65.076 66.023 60.956 5.947 9,43 -10.167 -17,27 -4.220 -6,69 Hệ số thu nợ (%) 89,3 102,4 98,18 - - - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,22 3,94 4,17 - - - - - - LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 66 Mặc dù là hình thức tài trợ áp dụng cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Khi nhập khẩu doanh nghiệp cần lượng vốn lớn bằng ngoại tệ để thanh toán với bên bán hàng. Đặc điểm tài trợ thương mại trong lĩnh vực nhập khẩu là thời gian hoàn nợ về chậm hơn so với cho vay tài trợ xuất khẩu. Chính vì vậy, hình thức cho vay này có vòng quay vốn tín dụng nhỏ, vốn luân chuyển chậm và dư nợ cuối năm lớn hơn đối với các phương thức tài trợ khác. Chính đặc điểm thu nợ chậm, doanh số thu nợ của cho vay trực tiếp bằng USD thường không biến động đồng bộ với doanh số cho vay. Năm 2005 thu nợ tăng với tốc độ nhanh hơn doanh số cho và năm 2006 doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ và dư nợ lại giảm. Trên thực tế, ngân hàng chỉ tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dưới hình thức này là chủ yếu. Cho vay bằng USD ngân hàng sẽ thu nợ chậm hơn so với các hình thức tài trợ khác. Nhưng các doanh nghiệp nhận tài trợ đa số là những doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và có uy tín cao nên cho đến nay các khoản nợ đều được thanh toán đều đặn, rất hiếm trường hợp phát sinh nợ xấu. Ngân hàng sẽ giải quyết gia hạn nợ tạm thời cho những doanh nghiệp có uy tín lớn khi họ gặp trục trặc trong khâu thu tiền khách hàng. Hình thức này chứa đựng rủi ro nhiều nhất trong các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. 4.5.3 Tình hình cho vay tài trợ bằng phương thức cho vay chiết khấu USD Đây là phương thức tài trợ một cách gián tiếp, có hệ số thu nợ cao và vòng quay vốn rất nhanh. Hình thức này chỉ áp dụng cho việc tài trợ doanh nghiệp xuất khẩu. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 67 Bảng 16: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CHO VAY CHIẾT KHẤU ĐVT: Nghìn USD (Nguồn: phòng Tín dụng ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ) 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 67.683 58.473 63.316 -9.210 -13,61 4.843 8,28 -4.367 -6,45 Doanh số thu nợ 68.296 67.902 71.176 -394 -0,58 3.274 4,82 2.880 4,22 Dư nợ 2.997 1.114 1.254 -1.883 -62,83 140 12,57 -1.743 -58,16 Dư nợ bình quân 2.076 1.223 1.236 -853 -41,09 13 1,06 -840 -40,46 Hệ số thu nợ (%) 100,9 116,1 112,4 - - - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 32,9 55,2 57,6 - - - - - - LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 68 Đây có thể xem là hình thức tài trợ an toàn và ít rủi ro nhất cho ngân hàng đồng thời cũng rất thuận tiện cho doanh nghiệp. Hiện này, cho vay chiết khấu là phương thức được tài trợ phổ biến nhất tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Trong năm 2005, tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, số lượng các hợp đồng xuất khẩu cũng bị hạn chế nên các doanh nghiệp không có nhiều chứng từ để chiết khấu. Do vậy, trong năm này doanh số chiết khấu đã giảm đi 13,6%. Bên cạnh đó, sự tham gia vào lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng khác làm cho tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Hiện tượng chia sẻ khách hàng là không thể tránh khỏi. Một số doanh nghiệp không phát sinh nợ chiết khấu trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn được báo cáo một cách đều đặn. Năm 2006, chi nhánh Sóc Trăng tách ra thành chi nhánh cấp 1. Trong khi, đây là địa bàn có lượng hàng xuất khẩu rất lớn hàng năm. Sự kiện này đã có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh số cho vay chiết khấu qua Vietcombank Cần Thơ. Vì có vòng quay vốn rất nhanh trong một năm nên nợ cho vay chiết khấu chỉ phát sinh trong một thời gian ngắn và được hoàn lại ngay khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hàng xuất. Do đó, thông thường chỉ có doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng còn dư nợ thay đổi không đáng kể. Vì nợ thu về nhanh nên hệ số thu nợ đạt rất cao, vượt quá 100%. Dư nợ cuối nhỏ làm ảnh hưởng đến dư nợ bình quân của cả năm. Dư nợ bình quân rất nhỏ so với doanh số thu nợ nên vòng quay vốn tín dụng rất nhanh. Với phần vốn tài trợ trong thời gian cực ngắn mà ngân hàng có thể hổ trợ cho doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Đồng thời, tài trợ theo hình thức này cũng mang lại cho ngân hàng thu nhập thông qua lãi suất và hoa hồng chiết khấu. Để tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro, ngân hàng luôn điều chỉnh cơ cấu tài trợ cho thích hợp theo từng mục đích tài trợ và cả hình thức tài trợ. Điều đó thể hiện rất rõ trong các bảng số liệu và cả những phần đã phân tích ở trên. Ngân hàng đang chủ động điều chỉnh dần theo xu hướng tạo ra sự cân bằng giữa các khoản tài trợ khác nhau. Tuy nhiên, những khoản tài trợ vẫn luôn tương xứng với tầm quy mô của lĩnh vực được tài trợ. Do đó, bên cạnh chính sách của ngân hàng thì nhu cầu của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định. Nếu nhu cầu vốn của doanh nghiệp vẫn nằm trong khả năng tài chính LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 69 và phạm vi kiểm soát rủi ro cũng như lợi nhuận của ngân hàng thì ngân hàng luôn sẳn sàng đáp ứng để hỗ trợ cho doanh nghiệp xúc tiến công việc kinh doanh của mình. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 70 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 5.1 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH TẠI TRỢ XNK Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động có quy mô lớn của ngân hàng và vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do đó, sự thay đổi của nó sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ trong 3 năm qua nhìn chung được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần khắc phục một số hạn chế sau: - Có sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu tài trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau - giữa tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu, giữa các ngành. Đó là hệ quả của sự khác nhau về quy mô phát triển của nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu cũng như sự khác nhau về quy mô hoạt động của các ngành nghề kinh tế khác nhau tại địa phương. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vốn đầu tư vào một ngành nghề hoặc một lĩnh vực nhất định sẽ hàm chứa rủi ro cao. Khi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề đó gặp khó khăn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sút hoặc trong tình trạng bi quan nhất là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ vay sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. - Có một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng không phát sinh nợ tài trợ đối với ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm doanh số tài trợ tăng chậm. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp có thể mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại khác nhau và có quyền tự do lựa chọn ngân hàng tài trợ cho mình. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn ngân hàng tài trợ sao cho có lợi nhất cho việc kinh doanh của mình. Do một số hạn chế khách quan và chủ quan về mặt cạnh tranh lãi suất, quan hệ khách hàng, điều kiện ưu đãi nên đã xảy ra hiện tượng chia sẻ khách hàng với những ngân hàng khác. - Do hàng năm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu chiếm đến hơn 60% doanh số cho vay nên ngân hàng đã sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn để cho vay ngắn LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 71 hạn. Đầu tư theo hướng này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro nhưng không tránh khỏi thiệt thòi về mặt chênh lệch lãi suất. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Những hạn chế nêu trên có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Một số giải pháp bên dưới sẽ góp phần khắc phục hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro do những hạn chế mang lại. - Trong vài năm tới, khi nước ta hội nhập sâu hơn nữa, nhập khẩu sẽ trở thành một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh. Tài trợ trong lĩnh vực nhập khẩu trong những năm qua tăng rất nhanh về giá trị và tỷ trọng tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay cho vay tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ ngoại thương, trong tương lai ngân hàng cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với cho vay tài trợ nhập khẩu. Để làm được như vậy, ngoài việc nâng cao năng lực đáp ứng vốn cho doanh nghiệp, ngân hàng cần tích cực tìm kiếm thêm khách hàng mới trong lĩnh vực ngoại thương này vì hiện nay số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu được tài trợ tại ngân hàng Ngoại Thương còn rất khiêm tốn. - Do ngân hàng sử dụng vốn huy động trung và dài hạn để cho vay tài trợ xuất nhập khẩu (tín dụng ngắn hạn) nên sẽ bị thiệt về mặt chênh lệch lãi suất, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Đồng thời, có thể áp dụng biện pháp hấp dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi ngắn hạn bằng lãi suất tiền gửi ngắn hạn. - Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, hiện tượng mất khách hàng là một điều khó tránh khỏi. Xét trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay ngân hàng Ngoại Thương vẫn là ngân hàng chiếm ưu thế và giữ vị trí hàng đầu so với các tổ chức tín dụng khác. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, số liệu đã cho thấy có một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phát sinh doanh số cho vay trong khi vẫn phát sinh doanh số thu nợ và có dư nợ. Chứng tỏ LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 72 trong năm đó doanh nghiệp được tài trợ ngoại thương bởi một ngân hàng khác. Đối với trường hợp này, ngân hàng không thể chủ động vì quyền quyết định thuộc về phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường có khuynh hướng xin tài trợ ở ngân hàng nào cho họ lợi ích nhiều hơn. Dựa trên đặc điểm này ngân hàng cần có ột số động thái để tác động đến quyết định của doanh nghiệp nhằm giữ chân khách hàng, tránh tình trạng giảm doanh số cho vay đối với khách hàng quen thuộc. Để thực hiện công việc đó, bộ phận Quan hệ khách hàng của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã ra đời. Một trong những công việc quan trọng mà bộ phận này phải thực hiện đó là duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống (thường là doanh nghiệp có doanh số vay nợ lớn), tiếp nhận và xem xét những yêu cầu doanh nghiệp đưa ra về việc cấp vốn. Với lực lượng nhân viên năng nổ và nhiệt tình, bộ phận nhanh chóng có phản hồi cho phía khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Sự thành lập phòng Quan hệ khách hàng là một giải pháp để giảm thiểu hiện tượng chia sẻ khách hàng được ngân hàng áp dụng. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, việc đào tạo nâng cao trình độ của các nhân viên tín dụng tại bộ phận này vẫn là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong khâu thẩm định, khâu quan trọng nhất có ảnh hưởng đến quyết định cấp vốn hay không cấp vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp. - Bên cạnh giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận Quan hệ khách hàng thì đẩy mạnh hoạt động marketing, đặc biệt là trong khâu xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin với khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn. Tăng vốn huy động giúp ngân hàng tăng năng lực đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Khâu xây dựng hình ảnh ngân hàng có thể tiến hành thông qua một số công cụ như: website của ngân hàng, quảng cáo qua internet, báo chí và tivi, quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật tại trụ sở và yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 73 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng quốc doanh với mục đích thành lập chính là xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua ngân hàng đã làm rất tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, vừa là cầu nối thanh toán quốc tế vừa là nơi cung cấp nguồn tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ đã trở thành nơi cung cấp vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trở thành một khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp. Với vai trò to lớn như thế trong những năm tới ngân hàng cần phải ngày càng tăng cường và ưu tiên mở rộng quy mô hoạt động của cho nghiệp vụ này vì đây không chỉ là nghiệp vụ thế mạnh của ngân hàng mà còn là nguồn quan trọng đóng góp một cách gián tiếp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một số thành tựu của nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu cần tiếp tục phát huy trong những năm sắp tới Trong ba năm qua, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng cũng như sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và kinh tế của địa phương. - Với số vốn tài trợ chiếm hơn 50% kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động tài trợ của ngân hàng đã tạo điều kiện và tiếp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển hoạt động xuất khẩu vốn là thế mạnh của địa phương và cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Tài trợ xuất nhập khẩu đem lại một nguồn thu rất lớn cho ngân hàng nhưng đây lại là các khoản đầu tư có rủi ro thấp nên trong những năm tới cần được tiếp tục phát huy và mở rộng quy mô hoạt động, tăng thêm lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. - Ngân hàng Ngoại Thương hàng năm đã hỗ trợ một lượng vốn rất lớn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp được tài LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 74 trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đều thuộc nhóm doanh nghiệp đã cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là thành phần kinh tế động và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Do đó, tăng thêm giá trị tài trợ cho thành phần kinh tế này là hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả kinh tế cao. - Công tác thẩm định các hồ sơ vay vốn tại ngân hàng hiện nay được thực hiện rất nghiêm ngặt vì thế các khoản tín dụng của ngân hàng đều đạt chuẩn về chất lượng. Nợ xấu luôn thấp hơn chuẩn cho phép rất nhiều. Đặc biệt, tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua không phát sinh nợ quá hạn. 6.2 KIẾN NGHỊ Vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế cho tất cả các đối tượng có liên quan sinh viên thực hiện đề tài có một số kiến nghị như sau: 6.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Ngoại Thương + Để nâng cao vốn huy động, đẩy mạnh công tác marketing là một việc vô cùng cần thiết. Việc quảng bá hình ảnh Vietcombank thông qua các phương tiện truyền thông như: báo chí, Tivi, Internet, hoạt động tài trợ,…sẽ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời, tăng thế cạnh tranh với những ngân hàng khác. + Để tăng cường việc quản lý nợ, tránh thất thoát các ngân hàng có tham gia tài trợ xuất nhập khẩu cần tăng mức độ liên thông lẫn nhau để tiện việc theo dõi tình hình vay vốn của doanh nghiệp. + Không ngừng cập nhật thông tin về các ngân hàng khác, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, kịp thời đề ra những chính sách cạnh tranh hữu hiệu về lãi suất, thủ tục cho vay cũng như những ưu đãi cần thiết đối với khách hàng. + Tiếp tục duy trì và tăng cường mối quan hệ thân thiết đối với doanh nghiệp nhằm nắm vững thông tin về hoạt động kinh doanh của họ và hiểu rõ hơn nhu cầu của họ để kịp thời đáp ứng, tránh tình trạng mất khách hàng. + Đồng thời để tăng vòng quay vốn tín dụng tài trợ nhập khẩu. Tuy hiện nay nhóm các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng tài trợ nhỏ hơn các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng trong tương lai đây sẽ là nhóm ngành có tiềm năng phát triển mạnh và theo đó các khoản tài trợ cũng có vai trò ngày càng lớn hơn trong tổng doanh số tài trợ. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 75 + Chủ động tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu để tạo ra sự cân bằng trong tỷ trọng tài trợ, giảm thiểu rủi ro. + Ngân hàng hội sở và ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ cần nâng cao chất lượng website để giao diện sinh động và nội dung phong phú hơn, thuận tiện cho việc truy cập của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng khi họ có nhu cầu muốn tìm hiểu về ngân hàng. Website ngân hàng là một phương tiện quảng bá hình ảnh hiệu quả do đó cần được chú trọng hơn nữa. Bên cạnh đó, những thông tin được công bố trên website cần cập nhật một cách thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. 6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, để giúp cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn thì tốt nhất vẫn là duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên. Thể hiện qua thái độ trung thực của doanh nghiệp về tình hình tài chính (các báo cáo tài chính) và kim ngạch xuất nhập khẩu đối với ngân hàng tài trợ. Điều này sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (năm 2006). Tín dụng xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Văn Tư (năm 2005). Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Đăng Dờn (1998). Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Thái Văn Đại (năm 2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ. 5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thạc sĩ Thái Văn Đại (2006). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ. 6. Lưu Thanh Đức Hải (năm 2007). Giáo trình Thực hiện Chuyên đề Nghiên cứu Khoa học, tủ sách khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ. 7. Website: www.fistenet.gov.vn. Thông tin khoa học – công nghệ - kinh tế thủy sản, bộ Thủy sản. 8. Website: mekong.ven.vn/dbscl. Diễn đàn kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan Van 4031249.pdf
Tài liệu liên quan