MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . .1
1.1. Lý do chọn đề tài . .1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . .3
1.4. Đối tượng nghiên cứu . .3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Phương pháp luận . .4
2.1.1 Hộ sản xuất và sự cân thiết phát triển kinh tế hộ gia đình . 4
2.1.2 Khái niệm tín dụng . .4
2.1.3. Vai trò của tín dụng . 5
2.1.4. Chức năng tín dụng . 7
2.1.5. THời hạn của tín dụng . .7
2.1.6 Nguyên tắc của tín dụng . .8
2.1.7 Đảm bảo tín dụng . 9
2.1.8. Rủi ro của tín dụng . .9
2.1.9 Lãi suất của tín dụng . .10
2.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng . .11
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14
2. 2.1 PP thu thập số liệu . 14
2.2.2. PP phân tích số liệu . .14
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG 15
3.1. Lịch sử hình thành . .15
3.2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Huyện Lai Vung . .15
3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Lai Vung.17
3.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành . .18
3.2.1. Cơ cấu tổ chức . .18
3.2.2. Chức năng các phòng ban . .19
vii
3.2.3. Qui trình cho vay tại NHNo&PTNT CN H.Lai Vung . 21
3.3. Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT CN Huyện Lai vung từ năm 2006-
2008 . .22
3.3.1. Hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 . .22
3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 . .31
3.3.3. Thuận lợi và khó khăn . .36
3.4. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của NH năm 2009
.38
3.4.1. Mục tiêu hoạt động . 38
3.4.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng . .38
Chương 4: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT CỦA
NHNo&PTNT CN H.LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 . .40
4.1. Nhu cầu vay vốn của hộ trồng Quýt . .40
4.2. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt . .42
4.3. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt theo thời gian . 45
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay . 45
4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ . .46
4.3.3. Tình hình dư nợ . .48
4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn . .50
4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt . .52
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT TẠI NHNo&PTNT CN HUYỆN
LAI VUNG . .54
5.1. Hiệu quả sử dụng vốn của hộ trồng quýt . .54
5.2. Những thuận lợi và khó khăn . 57
5.2.1. Đối với Ngân hàng . 57
5.2.2. Đối với hộ trồng Quýt . .58
5.3. Một số biện pháp nâng cao hiểu quả cho vay đối với hộ trồng quýt . .59
5.3.1. Đối với Ngân hàng . 59
5.3.2. Đối với hộ trồng Quýt . .59
5.4 Một số biện pháp nâng cao hiểu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT
CN Huyện Lai vung . .59
viii
5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy động . 59
5.2.2. Nâng cao hoạt động cho vay . .60
5.2.2. Một số biện pháp khác . .61
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .64
6.1. Kết luận . .64
6.2. Kiến nghị . 65
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để tạo thêm cơ hội cho hộ nông dân tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ tài chính
chính thức, giảm việc đi vay từ nguồn phi chính thức đắt đỏ, cải thiện điều kiện
sống tại khu vực nông thôn, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là tổ chức trung gian tài chính góp phần thực
hiện những chức năng trên. Ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài
hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải
sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính
nông thôn, luôn là người bạn đồng hành tin cậy cuả hộ gia đình, giải quyết triệt để
vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống
công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Lai vung
đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp-
nông thôn địa phương. Trong những năm gần đây, Ngân hàng góp phần thay đổi
quy mô và cơ cấu sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của người
dân. Vốn đầu tư tăng lên giúp người dân mở rộng sản xuất kinh doanh những
ngành nghề có thu nhập cao, tạo điều kiện giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi. Thu nhập của nông dân tăng lên và đa dạng hóa hơn, nghèo đòi
giảm đáng kể. Ngoài việc tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, hộ vay vốn đã
được nâng cao nhận thức và các năng lực hoạt động xã hội khác: việc tham gia vay
vốn, hoạt động theo hộ vay vốn như thế nào cho hiệu quả nhất, trả nợ ra sao, đã
giúp nông hộ mạnh dạn hơn, học hành của trẻ em trong gia đình được quan tâm
hơn.
Lai Vung nổi tiếng với nghề trồng Quýt, với khoảng 1.100 ha đang cho trái,
sản lượng hàng năm cung cấp cho thị trường hàng chục ngàn tấn đóng góp một
phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Hàng năm, nông dân trồng Quýt
cần có vốn để đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn, nguồn vốn tự có thường không đủ vì
đa số nông dân còn nghèo. NHNo-PTNT CN Huyện Lai Vung là tổ chức trung
gian tài chính chính thức góp phần hỗ trợ người dân nói chung và người trồng Quýt
nói riêng có vốn đầu tư sản xuất. Để tìm hiểu thực tế việc cho vay vốn của NHNo
& PTNT CN Huyện Lai Vung giúp nông dân làm giàu, Huyện Lai Vung phát
triển loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao nên đề tài "Phân tích tình hình
cho vay vốn đối với nông hộ trồng Quýt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Lai Vung từ năm 2006 -2008 " được chọn
làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Bài viết phân tích tình hình cho vay vốn đối với nông hộ trồng Quýt giai
đoạn 2005 - 2008, qua đó đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Lai Vung
Tỉnh Đồng Tháp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng.
- Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn đối với nông hộ
trồng Quýt.
- Hộ trồng quýt sử dụng vốn vay của Ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình
góp phần phát huy tiềm năng phát triển kinh tế của Huyên Lai Vung.
- Đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với nông hộ trồng
Quýt.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: luận văn được thực hiện trên số liệu tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Lai Vung
Về thời gian: thu thập và xử lý số liệu từ 2006-2008, thời gian thực hiện đề tài
từ 02/02/2009 đến 27/04/2009.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những báo cáo có liên quan đến hoạt động tín dụng
ngắn hạn, trung hạn của NHNo & PTNT, những số liệu của Phòng Nông Nghiệp
Huyện Lai Vung, thông tin từ hộ trồng Quýt.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay vốn đối với nông hộ trồng quýt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm.
- Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và
thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Việc cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng là nhu cầu thật cần
thiết để giảm bớt khó khăn cho người vay, nhưng tại ngân hàng cơ sở không tự
chủ cân đối được nguồn vốn để cho vay, cần phải có sự hổ trợ nguồn vốn này từ
NHNo VN thì đơn vị mới thực hiện được.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt và vượt so với kế hoạch nhưng chưa cân
đối được nguồn vốn và sử dụng vốn, đôi lúc còn vi phạm chỉ tiêu KHKD, chất
lượng tín dụng tuy đã được cải thiện, song vẫn còn chứa đựng một số vốn chậm
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
luân chuyển do một bộ phận nhỏ hộ vay vốn thua lỗ dẫn đến một số khoản nợ
xấu còn kéo dài chưa giải quyết dứt điểm.
+ Công tác kiểm tra, xử lý , thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu còn
chậm, một số hồ sơ khởi kiện còn kéo dài chưa được xử lý .
+ Sản phẩm dịch vụ có tăng nhưng tỷ trọng thu dịch vụ vẫn còn thấp so với
quy định của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chưa đa
dạng, còn mang tính chất truyền thống, chưa đáp ứng được những tiện ích mà
khách hàng mong muốn.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBVC còn nhiều hạn chế, chưa đồng
đều, chưa thích nghi và đáp ứng được trước yêu cầu hội nhập và cạnh tranh hiện
nay.
Cơ sở vật chất xây dựng đã lâu, tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa được
đầu tư đầy đủ và hiện đại. Không gian làm việc còn khá chặt, điều kiện làm việc
của nhân viên còn hạn chế.
3.4 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH KINH
DOANH CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2009
3.4.1 Mục tiêu hoạt động:
- Nguồn vốn huy động đạt :
+ Nội tệ : 242 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18 %
+ Ngoại tệ : 147.750 USD, tỷ lệ tăng trưởng 18 %
- Dư nợ cho vay đạt: 353 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18 %
+ Ngắn hạn : 310 tỷ đồng
+ Trung hạn : 42 tỷ đồng
+ Dài hạn : 1 tỷ đồng
- Kết quả tài chính đến ngày 31/12/2009 :
+ Tổng thu : 70 tỷ đồng
+ Tổng chi : 58 tỷ đồng
Chênh lệch thu chi : 12 tỷ đồng
3.4.2 Định hướng phát triển của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
- Công tác huy động vốn vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tập
trung tiếp cận, tuyên truyền vận động các đối tượng khách hàng tiềm năng trong
và ngoài địa phương địa bàn, hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập cao, thường
xuyên, có nguồn ngoại hối, các doanh nghiệp...
- Công tác tín dụng phải đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm
2009, ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tập trung vào đối tương chi phí vật tư phân bón,
máy móc sản xuất nông nghiệp, chăm sóc vườn quýt, nuôi cá tra năng suất cao,
tiêu dung, ngành nghề kinh doanh khác, sản xuất hàng xuất khẩu…
- Công tác kế toán tài chính đảm bảo tính chính xác, đúng nguyên tắc chế
độ của ngành, tăng nguồn thu, tiết kiệm hợp lý chi tiêu, chênh lệch thu chi đảm
bảo đủ chi lương cho cán bộ viên chức theo hệ số qui định.
- Tăng cường triển khai học tập, quán triệt đầy đủ các chủ trương chính sách
pháp luật của nhà nước, của ngành, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ viên chức
trau dồi học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng cho nhu cầu cạnh tranh
hiện nay.
- Phát động phong trào thi đua hoàn thành chi tiêu kế hoạch kinh doanh
2009.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT
CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG
THÁP TỪ NĂM 2006-2008
4.1 NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ TRỒNG QUÝT
Quýt hồng là loại quýt đặc sản của huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp,
nhiều nơi khác cũng có trồng nhưng chất lượng và mùi vị không bằng. Nơi
đây có đặc thù riêng: loại đất có màu mỡ gà và nguồn nước ngọt quanh năm
nên cây quýt hồng cho nhiều trái, trái to, vàng óng, nhiều nước và có vị ngọt
thanh. Toàn huyện Lai Vung hiện có khoảng 1.088,25 ha đất trồng quýt hồng,
chủ yếu tập trung ở 3 xã: Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.
BẢNG 4.1. DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG QUÝT CỦA HUYỆN LAI VUNG
NĂM 2008
STT Xã, ThịTrấn
Diện tích
(ha)
Tỉ trọng
(%)
1 Long Hậu 514,36 47,27
2 Tân Thành 236,40 21,72
3 Tân Phước 134,64 12,37
4 Khác 202,85 18,64
Tổng 1.088,25 100,00
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất năm 2008, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lai Vung
Xã Long Hậu có diện tích quýt lớn nhất: 514,36 ha (chiếm 47,27%), kế
đến là xã Tân Thành: 236,40 ha (chiếm 18,64%) và xã Tân Phước: 134,64 ha
(chiếm 12,37%), diện tích còn lại tập trung ở một số xã lân cận.
Người trồng phải có kỹ thuật chăm sóc và vốn đầu tư khá cao. Vì thiếu
vốn mà nông dân trồng Quýt của Huyện chưa đầu tư đúng mức dẫn đến năng
suất và chất lượng trái Quýt Hồng còn thấp, chưa phát huy được tiềm năng
phát triển kinh tế gia đình nói riêng cũng như kinh tế Huyện nhà. Thời gian
gần đây nông dân bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng, NHNo
& PTNT CN Huyện Lai Vung là địa chỉ mà nhiều nông dân tìm đến để tìm
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
hiểu những điều kiện, thủ tục vay vốn nhưng do nhiều lý do, NHNo & PTNT
CN huyện Lai Vung vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu vốn của nông dân.
Bảng 4.2: NHU CẦU VỐN CỦA HỘ TRỒNG QUÝT VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP
ỨNG NHU CẦU VAY VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG
(Nguồn: Số liệu thống kê của Huyện và chiến lược kinh doanh Phòng tín dụng)
Hình 4.1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH NHU CẦU VAY VỐN & DOANH SỐ
CHO VAY NĂM 2008
Nhu cầu vốn của hộ trồng quýt từ số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp.
Nó bao gồm các loại chi phí như: phân bón thuốc trứ sâu, chi phí lao động cải tạo
và chăm sóc, nhiên liệu, phí thủy lợi…trừ đi nguồn vốn gia đình. Vốn tự có của
nông dân không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, do đó Hộ trồng Quýt phải đi vay
vốn bên ngoài để đầu tư vào vườn Quýt của mình. NHNo & PTNT CN Huyện
Lai Vung có chức năng cho Nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi
suất ưu đãi nhằm phái triển kinh tế địa phương, nhưng do những ràng buộc về
thủ tục nên một bộ phân Nông dân trồng Quýt chưa được vay vốn. Doanh số cho
Nhu cầu vốn DS cho vay So sánhChỉ tiêu Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Ngắn hạn 3.220 137.656 1.199 54.376 2.021 62,76 83.280 60,50
Trung hạn 250 22.500 41 4.612 209 83,60 17.888 79,50
Tổng cộng 3.470 160.156 1.240 58.988 2.230 64,27 101.168 63,17
160.156
58.988
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
Số tiền
Triệu
đồng
Nhu cầu vay vốn
Doanh số cho vay
3.470
1.240
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
Số hộ
Số hộ có nhu cầu vay vốn
Số hộ NH cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Số hộ
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
vay ngắn hạn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung năm 2008 đối với nông
dân trồng Quýt là 54.376 triệu đồng đáp ứng 35,73 % nhu cầu vay vốn của đối
tượng này, còn lại 64,27 % có thể là khách hàng của các Ngân hàng khác, các
chủ thể cho vay không chính thức hay do một số lý do mà người dân vẫn chưa
vay được vốn để sản xuất…,Ngân hàng cần mở rộng thị phần này để nâng cao
thu nhập vì nhóm khách hàng này có độ rủi ro thấp hơn các đối tượng khác.
Những nhà vườn vay trung hạn với mục đích cải tạo vườn cũ trồng cây mới, một
số hộ tạo vườn mới, do vốn đầu tư ban đầu khá cao và rủi ro lớn nên đối tượng
này phải có tài sản đảm bảo Ngân hàng mới cho vay, đây là lý do nhu cầu vay
vốn trung hạn chỉ được Ngân hàng đáp ứng có giới hạn, doanh số cho vay còn
thấp.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT
CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Quýt hồng là loại trái cây truyền thống, được mọi người biết đến như là
một loại đặc sản của huyện Lai Vung. Thiên nhiêu ưu đãi, nơi đây có thổ nhưỡng
đặc thù riêng với loại đất có màu mỡ gà, có nguồn nước ngọt quanh năm từ hai
con sông Tiền và sông Hậu là lợi thế phát triển cây Quýt hồng. Những năm trúng
mùa, lợi nhuận của cây Quýt hồng cao hơn trồng Lúa từ 10-20 lần, rất nhiều nhà
vườn đã làm giàu từ việc trồng loại trái cây này. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn
chưa tận dụng hết lợi thế để phát triển kinh tế vườn, một trong những nguyên
nhân là do thiếu vốn đầu tư. NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là nơi có thể giúp
nông dân có vốn đầu tư sản xuất với lãi suất ưu đãi.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT TỪ
NĂM 2006 - 2008
Năm So Sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %
Doanh số cho vay 31.288 49.213 58.988 17.925 57,29 9.775 19,86
Doanh số thu nợ 31.592 55.050 49.868 23.458 74,25 -5.182 -9,41
Dư nợ 19.345 20.379 26.686 1.034 5,35 6.307 30,95
Nợ quá hạn 254 251 314 -3 -1,18 63 25,10
Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
Biểu đồ :TÌNH HÌNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT VAY CỦA
NHNo&PTNT HUYỆN LAI VUNG
58.988
49.213
31.288
52.346
31.592
49.868
19.345 20.379
26.686
251254 3140
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
2006 2007 2008
NĂM
Triệu đồng
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
Hình 4.2: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH CHO HỘ TRỒNG QUÝT VAY CỦA
NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Năm 2006 doanh số cho vay của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung là
31.288 triệu đồng, doanh số thu nợ là 31.592 triệu đồng, dư nợ là 19.345 triệu
đồng, nợ quá hạn 254 triệu đồng. Doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay, nợ
quá hạn thấp, điều này cho thấy tình hình cho vay của diễn ra khá tốt. Nguyên
nhân là do điêu kiện canh tác thuận lợi, ít sâu bệnh, khâu thu hoạch và tiêu thụ
diễn ra tốt nên nhà vườn có thu nhập trả nợ Ngân hàng. Sang năm 2007 doanh số
cho vay là 49.213 triệu đồng tăng 17.925 triệu đồng (tăng 57,29 %) so với năm
2006, doanh số thu nợ là 55.050 triệu đồng tăng 23.458 triệu đồng (tăng 74,25
%) so với năm 2006, dư nợ 20.370 triệu đồng tăng 1.034 triệu đồng (tăng 5,35
%) so với năm trước, nợ quá hạn 251 triệu đồng giảm 3 triệu đồng (giảm 1,18 %)
so với năm 2006. Tốc độ tăng cao của doanh số cho vay và doanh số thu nợ là
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
do: sự tiến bộ trong chuyên môn của cán bộ tín dụng, đẩy mạnh công tác phân
tích thẩm định phương án sản xuất của khách hàng, mở rộng quy mô và thị phần
cho vay. Cây Quýt cho năng suất cao, giá cả ổn định, nông dân có thu nhập cao
là nguồn trả nợ vay Ngân hàng. Dư nợ có tăng nhưng rất thấp nguyên nhân là
Quýt trên thị trường tiêu thụ tốt, nhà vườn có doanh thu đều đem tiền trả nợ
Ngân hàng dù chưa đến hạn, doanh số thu nợ tăng cao hơn doanh số cho vay.Do
làm ăn có hiệu quả, nhiều khách hàng đã trả nợ cũ kết quả là nợ quá hạn giảm.
Đến năm 2008, doanh số cho vay của Ngân hàng là 58.988 triệu đồng tăng
9.775 triệu đồng (tăng 19,86 %) so với năm 2007, tốc độ tăng chậm là do lợi
nhuận năm trước nên vốn tự có của nhà vườn được tích lũy nhiều hơn, do biến
động của giá cả thị trường nên nhiều nhà vườn có tâm lý lo ngại cho thị trường
Quýt năm 2008, họ không vay vốn nhiều vì sợ thua lỗ. Doanh số thu nợ 49.868
triệu đồng giảm 5.182 triệu đồng (giảm 9,41 %) so với năm 2007, doanh số thu
nợ giảm là do: khách hàng vay năm 2007 đã trả nợ cũ trước hạn trong năm, chịu
ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết nên chất lượng trái Quýt bị giảm, thị trường
tiêu thu năm 2008 gặp một số khó khăn, bị ảnh hưởng của lượng Quýt ngoại trên
thị trường . Doanh số thu nợ giảm dẫn đến dư nợ, nợ quá hạn tăng, dư nợ năm
2008 là 26.686 triệu đồng tăng 6.307 triệu đồng (tăng 30,95 %) so với năm 2007,
nợ quá hạn 314 triệu đồng tăng 63 triệu đồng (tăng 25,10 %),sự gia tăng này có
thể do nhiều nhà vườn còn treo Quýt để tiêu thụ sau tết Nguyên Đáng nên họ
chưa có thu nhập để trả nợ vay.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT
THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG
4.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay tăng qua các năm là do áp suất cạnh tranh, lãi suất của
NHNo & PTNT luôn thấp để nông dân phát triển kinh tế nông thôn, cùng với sự
cố gắng của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, nâng cao
uy tín của Ngân hàng nên quy mô và số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 87% tổng doanh số cho vay
do chu kỳ thu hoạch Quýt dưới một năm còn lại 37% là cho vay trung hạn.
Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO
THỜI GIAN CỦA NHNo&PTNT H.LAI VUNGTỪ NĂM 2006 - 2008
Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
Biểu đồ:DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN
49.213
58.988
31.288
54.376
42.818
28.875
4.6126.395
2.413
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
2006 2007 2008NĂM
Triệu đồng
Tổng cộng
Ngắn hạn
Trung hạn
Hình 4.3: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO
THỜI GIAN CỦA NHNo &PTNT H LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 28.875 42.818 54.376 13.943 48,29 11.558 26,99
Trung hạn 2.413 6.395 4.612 3.982 165,02 -1.783 -73,89
Tổng 31.288 49.213 58.988 17.925 57,29 9.775 19,86
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông hộ trồng Quýt năm 2006 là
28.875 triệu đồng chiếm 92,29 % tổng doanh số cho vay, sang năm 2007 là
42.818 triệu đồng tăng 13.943 triệu đồng (tăng 48,29 %) so vói năm 2006 chiếm
87,01 % tổng doanh số cho vay, đến năm 2008 doanh số cho vay là 54.376 triệu
đồng tăng 11.558 triệu đồng (tăng 26,99 %). Doanh số vay qua ba năm đều tăng,
có thể nói công tác cho vay của Ngân hàng được vận hành khá tốt, khách hàng
năm sau cao hơn năm trước, Theo thời gian trình độ của nông dân ngày càng tiến
bộ, họ tiếp cận nhiều hơn nguồn tín dụng chính thức của Ngân hàng. Năm 2006
thị trường tiêu thụ Quýt khá tốt, giá cao đã kích thích nông dân trồng quýt mạnh
dạng đầu tư mở rộng diện tích trồng Quýt, đầu tư chăm sóc vườn nhiều hơn để
nâng cao năng suất cũng như phẩm chất trái Quýt trong năm 2007. Năm 2008
doanh cho vay tăng chậm hơn là do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế, giá
cả vật tư tăng, giá Quýt bị ảnh hưởng của lượng Quýt nhập khẩu, người trồng
Quýt có tâm lý hoang mang nên cũng hạn chế việc sử dụng vốn vay.
Doanh số cho vay trung hạn năm 2006 là 2.413 triệu đồng, sang năm 2007
là 6.395 triệu đồng tăng 3.892 triệu đồng (tăng 165,02 %), đến năm 2008 là
4.612 triệu đồng giảm 1.783 triệu đồng (giảm 73,89 %). Vay trung hạn với mục
đích cải tạo hay lên liếp lập vườn trồng Quýt, chi phí đầu tư này khá cao và rủi ro
cũng cao nên người dân thường sử dụng vốn tự có để trách thua lỗ không trả nợ
được và Ngân hàng cũng có những điều kiện ràng buộc để hạn chế rủi ro nên
doanh số cho vay trung hạn thấp. Năm 2006 trúng mùa nên sang nă 2007 nhiều
nông dân có tài sản thế chấp đến Ngân hàng vay mở rông quy mô vườn tăng lợi
nhuận nên doanh số cho vay trung hạn tăng nhanh nhưng cũng còn hạn chế. Năm
2008 do ảnh hưởng của giá cả và sâu bệnh nên nông dân không đầu tư mở rộng
diện tích mà chủ yếu là đầu tư chăm sóc nên doanh cho vay trung hạn giảm.
4.2.2 Doanh số thu nợ:
Nếu doanh số cho vay thể hiện số lượng, quy mô tín dụng, mức độ tập
trung vốn của một loại hình tín dụng nhất định thì doanh số thu nợ cho biết kết
quả vốn vay của cả Ngân hàng và khách hàng.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
- Về phía Ngân hàng: Doanh số thu nợ lớn thể hiện Ngân hàng thu được vốn
phát vay, vốn quay vòng tốt, hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều thuận
lợi.
- Về phía khách hàng: Khách hàng trả nợ, thực hiện đúng cam kết với Ngân
hàng điều đó thể hiện đồng vốn được khách hàng sử dụng đúng mục đích, sản
xuất thuận lợi.
Sau đây là bảng số liệu về doanh số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Lai
Vung theo thời gian:
Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO
THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN H. LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
Biểu đồ:DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN
31.592
55.050 49.868
27.260
42.849
47.928
7.0197.1224.332
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
2006 2007 2008
NĂM
Triệu đồng
Tổng
Ngắn hạn
Trung hạn
Hình 4.4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG
QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN H. LAI VUNG TỪ
NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 27.260 47.928 42.849 20.668 75,82 -5.079 -10,60
Trung hạn 4.332 7.122 7.019 2.790 64,40 -103 -1,45
Tổng 31.592 55.050 49.868 23.458 74,25 -5.182 -9,41
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
là 27.260 triệu đồng, sang năm 2007 là 47.928 triệu đồng tăng 20.668 triệu đồng
(tăng 75,82 %) so với năm 2006, đến năm 2008 là 42.849 triệu đồng giảm 5.079
triệu đồng (giảm 10,60 %) so với năm 2007. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng
nhanh và cao điều này có thể làm lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Doanh số thu
nợ tăng chứng tỏ công tác thẩm định vay vốn, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho
vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt. Cán bộ tín dụng của Ngân hàng không chỉ
mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú
ý kiểm tra, giám sát việc giữ vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc
khách hàng trả nợ khi đến hạn. Nhà vườn sử dụng vốn đúng mục đích, năm 2007
trúng mùa được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi có thu nhập người dân trả nợ
Ngân hàng dù chưa đến hạn và các khoản nợ cũ cũng được hoàn trả. Năm 2008
doanh số thu nợ giảm là do lạm phát chi phí tăng, thời tiết có nhiều biến đổi
không thuận lợi, ảnh hưởng của lượng Quýt nhập khẩu, thị trường tiêu thụ gặp
khó khăn.
Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 là 4.332 triệu đồng, sang năm 2007 là
7.122 triệu đồng tăng 2.790 triệu đồng (tăng 64,40 %) so với năm 2006, đến năm
2008 là 7.019 triệu đồng giảm 103 triệu đồng ( giảm 1,45 %) so với năm 2007.
Do các khoản vay trung hạn trả gốc và lãi theo kỳ, năm 2006 cho vay trung hạn
thấp nhưng doanh số thu nợ tăng là do dư nợ của các năm trước chuyển sang.
Năm 2006, 2007 người trồng quýt có thu nhập cao đây là nguồn trả nợ cho Ngân
hàng. Năm 2008 doanh số thu nợ cũng giảm nhưng giảm chậm hơn doanh số cho
vay điều này cho thấy sự thận trọng và thường xuyên phân tích, kiểm tra của cán
bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả gốc và lãi cho
Ngân hàng nên đã hạn chế được những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế đến khả
năng thu nợ của Ngân hàng.
Nhìn chung tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ
qua ba năm đều cao. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên doanh
số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng khá cao, dù năm 2008 có giảm nhưng do ảnh
hưởng của sự thay đổi thời vụ và ảnh hưởng chung của nền kinh tế.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
4.2.3 Dư nợ:
Công tác tín dụng là phát vay rồi thu nợ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong
chu kỳ này nếu thu nợ diễn ra không thuận lợi thì việc cho vay khó mà thực hiện
được, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền
để phát vay cho chu kỳ tiếp theo hay vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại, dễ gây
ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy, dư nợ tín dụng
phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về
tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả. Dư nợ cho vay còn phản ánh mức đầu tư
vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra
lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 4.6: DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA
NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
19.345
1.069
13.379
22.686
15.565
9.961
21.817
3.4183.780
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
2006 2007 2008
Triệu đồng
Tổng
Ngắn hạn
Trung hạn
Hình 4.5: BIỂU ĐỒ DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN
CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 15.565 9.961 21.817 -5.604 -36,00 11.856 119,02
Trung hạn 3.780 3.418 1.069 -362 -9,58 -2.349 -68,72
Tổng 19.345 20.379 26.686 -5.966 -30,84 9.307 69,56
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là 15.565
triệu đồng, sang năm 2007 là 15.961 triệu đồng tăng 396 triệu đồng (tăng 2,54
%) so với năm 2006, đến năm 2008 chỉ tiêu này là 24.817 triệu đồng tăng 8.856
triệu đồng (tăng 55,49 %) so với năm 2007. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng
nhanh nên dư nợ giảm, sang năm 2008 doanh số thu nợ giảm nên dư nợ tăng. Dư
nợ tăng có thể do: Kinh tế vườn ngày càng phát triển do áp dụng khoa học kĩ
thuật mới, năng suất và phẩm chất ngày càng tăng. Nhiều nhà vườn làm giàu
thừa vốn, nhưng cũng có nhiều nhà vườn thiếu vốn do đó họ có nhu cầu vay
mượn để phát triển kinh tế gia đình, Ngân hàng là đợn vị trung gian giúp họ giải
quyết vướng mắc đó thông qua việc cho vay với lãi suất thấp. Dư nợ năm 2007
dư nợ tăng chậm do điều kiện khí hậu thuận lợi, nhà vườn được phổ biến những
kiến thức mới trong canh tác từ các lớp tập huấn do Phòng nông nghiệp tổ chức
nên chất lượng trái quýt được nâng lên rất nhiều, Quýt trên thị trường tiêu thụ tốt,
thương lái ứng tiền trước cho hộ trồng quýt, có tiền khách hàng trả nợ sớm cho
Ngân hàng nên dư nợ giảm. Từ những thuận lợi của năm 2007 hộ trồng quýt đầu
tư cho vụ quýt năm 2008 nhưng do ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh đặc biệt
những biến động giá cả nông dược tăng, giá Quýt bị cạnh tranh với Quýt nhập
ngoại nên việc trả nợ Ngân hàng chậm lại dự nợ của Ngân hàng tăng 55.49 %
tương với 8.856 triệu.
Các khoản vay trung hạn trong những năm trước còn cao nên trong năm
2006 và năm 2007 dư nợ trung hạn còn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 19,54
%, năm 2007 là 21,68 %, trong ba năm gần đây doanh số cho vay trung hạn giảm
nên đến năm 2008 dư nọ chỉ còn chiếm 7 % trong tổng dư nợ.
4.2.4 Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn tồn đọng cho thấy khả năng hoạt động của Ngân hàng chưa cao
và khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho
Ngân hàng.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Bảng 4.7: NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT THEO
THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-
2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
Biểu đồ: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
254 251
152 171
196
102 80
118
314
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3
NĂM
Triệu đồng
Tổng cộng
Ngắn hạn
Trung hạn
Hình 4.6:BIỂU ĐỒ NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO
THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ 2006-2008
Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là
152 triệu đồng, sang năm 2007 chỉ tiêu này là 171 triệu đồng tăng 19 triệu đồng
(tăng 12,50%) so với năm 2006, sang năm 2008 nợ quá hạn là 196 triệu đồng
tăng 25 triệu đồng (tăng 14,62 %) so với năm 2007. Hoạt động cho vay đối với
nông hộ trồng Quýt đạt hiệu quả khá cao nên dư nợ khá thấp. Nợ quá hạn thấp là
do, nhà vườn trồng Quýt có thu nhập khá ổn định làm nguồn trả nợ cho Ngân
hàng mõi năm. Gần đây thời tiết biến động nhiều bệnh phát sinh ảnh hưởng đến
cây Quýt nên người trồng Quýt cũng gặp bất lợi. Nợ quá hạn có thể do một số
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %
Ngắn hạn 152 171 196 19 12,50 25 14,62
Trung hạn 102 80 118 -22 -21,57 38 47,50
Tổng 254 251 314 -3 -1,18 63 25,10
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
nông dân không nhớ hạn trả nợ, vô tình để nợ quá hạn, do nảy sinh một số khoản
tiêu dung bất ngờ nên họ dung khoản tiền trả nợ để chi tiêu.
Nợ quá hạn trung hạn chiếm tỷ trọng khá cao năm 2006 là 40,16 % tương
đương với 102 triệu đồng, sang năm 2007 chiếm 31,87 % ứng với 80 triệu đồng
giảm 22 triệu (giảm 21,57%), năm 2008 là 37,58% với 118 triệu đồng tăng 38
triệu đồng (tăng 47,50%), điều này cho thấy cho vay trung hạn rủi ro cao hơn cho
vay trung hạn. Quýt là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật trồng và kinh nghiệm, một
số nhà vườn đầu tư lên liếp trồng Quýt nhưng sau mấy năm đầu tư lại không thu
hoạch được đây cũng là nguyên nhân nợ quá hạn trung hạn.
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
TRỒNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Bảng4.8: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG CỦA
NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
- Vòng quay vốn tín dụng (doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân):
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm). Năm 2006 chỉ tiêu này là 1,99 vòng, sang năm 2007 là 3,40 vòng tăng
1,41 vòng so với năm 2006, đến năm 2008 giảm còn 2,52 vòng giảm 0,88 vòng
so với năm 2007. Vòng quay tín dụng của khoản vay này khá cao chứng tỏ nguồn
vốn của Ngân hàng được luân chuyển nhanh, đây là dấu hiệu tốt để Ngân Hàng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1.Doanh số cho vay 31.288 49.213 58.988
2.Doanh số thu nợ 31.592 55.050 49.868
3. Tổng dư nợ 19.345 13.379 22.686
4. Dư nợ bình quân 15.890 11.179 19.782
5.Tổng nơ quá hạn 254 251 314
6.Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,99 4,92 2,52
7.Hệ số thu nợ (%) 100,97 111,86 84,54
8.Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 1,31 1,88 1,38
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
mở rộng thị phần cho vay đối với đối tượng nông hộ trồng Quýt. Năm 2008
vòng quay giảm là do Quýt tiêu thụ chậm hơn năm trước nên keo dài thời gian trả
nợ, doanh số thu nợ giảm, dư nợ tăng.
- Hệ số thu nợ (doanh số thu nợ / doanh số cho vay):
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một
thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số. Năm 2006 hệ số thu nợ của NHNo &
PTNT Huyện Lai Vung là 100,97 %, sang năm 2007 chỉ tiêu này là 111,86 %
tăng 10,89 % so với năm 2006, đến năm 2008 là 84,54 % giảm 27,32 % so với
năm 2007. Năm 2007 do giá cả tăng thu hoạch đạt năng suất cao nên công tác
thu nợ đạt hiệu quả cao. Năm 2008 hệ số thu nợ giảm mạnh, tình hình kinh tế có
nhiều biến động làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng và
nông dân cũng gặp khó khăn. Ngân hàng thì khó khăn trong công tác thu nợ, còn
nông dân thì thu nhập không ổn định nên không có nguồn trả nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ quá hạn / tổng dư nợ):
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân
hàng. Năm 2006 chỉ tiêu này là 1,31 %, sang năm 2007 là 1,88 %, đến năm 2008
còn 1,38 %. Trong ba năm tỷ lệ nợ quá hạn giảm liên tục cho thấy công tác thu
nợ của đơn vị đạt hiệu quả rất khả quan, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày
càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất đạt hiệu
quả cao, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín
dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu
thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HỘ TRỒNG QUÝ
Từ danh sách khách hàng của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung
lấy thông tin trực tiếp của 60 hộ trồng Quýt về diện tích canh tác, chi phí sản
xuất, năng suất, giá tiêu thụ Quýt trên thị trường.
Diện tích trồng
BẢNG 5.1: QUI MÔ SẢN XUẤT CỦA 60 HỘ TRỒNG QUÝT Ở LAI
VUNG NĂM 2008
Diện tích canh tác (ha) Số hộ Tỉ lệ (%)
< 0,2 6 10
0,2 và < 0,5 25 41,66
0,5 và 1 23 38,34
1 6 10
Tổng 60 100
(Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp)
Hiện nay, qui mô sản xuất của nông hộ còn tương đối nhỏ lẻ, manh
mún. Diện tích đất trồng quýt hồng bình quân là 0,4 ha/hộ. cao nhất là 2
ha/hộ, thấp nhất là 0,1 ha/hộ.
Kỹ thuật sản xuất:
Trong những năm qua có những thông tin tiến bộ kỹ thuật như: giống
cây chất lượng cao, sạch bệnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ,…
được chuyển giao đến người nông dân.
Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lai Vung đã tổ chức nhiều hoạt
động hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân như: điểm trình diễn
sản xuất quýt theo hướng an toàn sinh học, mô hình trình diễn theo hướng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
GAP tại xã Long Hậu; Theo dõi và giám sát nhiều cuộc hội thảo của các Công
ty thuốc BVTV: Mappacipic, H.A.I, Agrista, ADC, Nicotex, …Bên cạnh đó
người dân trồng Quýt gặp một số khó khăn . Do sâu bệnh nhiều nên nông dân
sử dụng nhiều thuốc BVTV để phòng trừ, nhất là phun ngừa làm ô nhiễm môi
trường, tăng chi phí sản xuất dẫn đến chi phí đầu tư cao, thị trường vật tư
nông nghiệp xuất hiện một số loại thuốc BVTV giả. Hậu quả là người nông
dân không những bị mất tiền mà còn gây thiệt hại nặng cho năng suất và phẩm
chất của trái (vỏ trái bị nám đen)…
Chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất người nông dân phải chịu tác động của một số
khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí lao động: chi phí lao động bình quân/1.000m2 là 1,758 triệu
đồng/năm, chiếm 16,61% tổng chi phí sản xuất.
- Chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu bao gồm chi phí xăng, dầu, điện
dùng cho việc tưới tiêu, phun xịt thuốc,… Qua số liệu điều tra ta có chi phí
máy móc bình quân/1.000m2 là 0,827 triệu đồng, chiếm 7,75% tổng chi phí.
- Chi phí nông dược: Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí phân bón
và thuốc BVTV. Qua số liệu điều tra ta có chi phí nguyên vật liệu bình
quân/1.000m2 là 7,445 triệu đồng, chiếm 68,73% tổng chi phí.
- Chi phí khác: Chi phí khác bao gồm thuỷ lợi phí và lãi vay phải trả.
Kết quả điều tra cho thấy tổng thuỷ lợi phí và lãi vay phải trả bình
quân/1.000m2 là 0,730 triệu đồng, chiếm 3,62% tổng chi phí.
Thị trường tiêu thụ
Hầu hết các nông hộ lựa chọn hình thức bán cho thương lái tại vườn chứ
không tham gia vào việc kinh doanh. Nguyên nhân là không nắm được thông
tin thị trường, rũi ro cao, chưa có nhiều chợ đầu mối,…
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Bảng 5.2: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN/ 1000M2 ĐẤT TRỒNG QUÝT Ở
H.LAI VUNG NĂM 2008
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
Năng suất trung bình/ 1.000 m2 Tấn 4,46
Giá quýt trung bình /kg Đồng 8,56
Vốn vay tại NHNo & PTNT H.LV Triệu đồng 5,52
Chi phí lãi Triệu đồng 0,96
Chi phí khác Triệu đồng 9,80
Tổng chi phí Triệu đồng 10,76
Doanh thu bình quân Triệu đồng 38,18
Lợi nhuận Triệu đồng 27,42
Lợi nhuận/Chi phí Lần 2,55
Doanh Thu/Chi phí Lần 3,55
(Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp)
- Kết quả điều tra cho thấy doanh thu bình quân/1000m2 đất trồng Quýt
là 38,18 triệu đồng/năm, doanh thu này cao so với các năm trước vì giá bán
quýt và năng suất đều tăng (giá bán trung bình khoảng 8.56 đồng/kg, năng
suất trung bình đạt gần 4,46 tấn/1.000m2)
- Chi phí bình quân/1000m2 đất trồng Quýt hồng là 44,35 triệu đồng.
Năm 2008 thị trường vật tư nông nghiệp sôi động hẳn lên vì có sự biến động
lớn về giá, nhất là thị trường phân bón. Điều này dẫn đến hệ quả là chi phí đầu
tư bình quân của nông hộ cũng tăng lên so với các năm trước.
- Lợi nhuận bình quân/1000m2 đất trồng quýt hồng đạt 27,42 triệu đồng.
Mức lợi nhuận này khá cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất của người nông
dân.Như vậy, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 3,55 đồng doanh thu và
2,55 đồng lợi nhuận. Trung bình 1000 m2 nhà vườn vay 5,52 triệu đồng, doanh
thu của số vốn nay là 38,18 triệu đồng, lợi nhuận hàng năm là 27,42 triệu đồng,
đây là lợi nhuận bình quân trên 1000 m2. Năm 2008 doanh số cho vay của Ngân
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
hàng đối với hộ trồng quýt là 58.988 triệu đồng, nếu số vốn này được sử dụng
đúng mục đích và sản xuất có hiệu quả thì lợi nhuận tạo ra là 105.419 triệu đồng.
5.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHO VAY VÀ
ĐI VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT
5.2.1 Đối với ngân hàng:
Thuận lợi:
- Quýt hồng là loại trái cây đặc sản truyền thống lâu năm được thị trường
đánh giá cao nên có nhiều thuận lợi trong khâu tiêu thụ, nhà vườn có thu nhập trả
nợ Ngân hàng.
- Đa số những người trồng Quýt có thu nhập khá cao, tích lũy vốn tự có
nhiều, họ chỉ đi vay có thêm vốn đầu tư tốt hơn nên nguồn trả nợ ổn định, rủi ro
thấp.
- Cây Quýt là cây chủ lực của Huyện Lai Vung. Nó được sự quan tâm của
Chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn. Người trồng Quýt có nhiều
kinh nghiệm chăm sóc kết hợp với phòng Nông nghiệp Huyện thường xuyên mở
các lớp tập huấn áp dụng khoa học kĩ thuật mới, hạn chế được dịch bệnh, năng
cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để nhà vườn sản xuất đạt hiệu quả góp
phần hạn chế những trường hợp thua lỗ để nợ quá hạn.
- Từ những phân tích ở trên cho thấy ý thức trả nợ của nhóm khách hàng
nay cao. Đến mùa thu hoạch khách hàng đến Ngân hàng trả nợ, nợ quá hạn thấp,
tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng.
Khó khăn
- Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển hạn chế thua lỗ nhưng do thời
tiết diễn biến phức tạp dễ nảy sinh nhiều dịch bệnh mới, chi phí đầu tư lại cao
nên khi thất mùa thì người trồng Quýt cũng lỗ rất nặng, mất luôn khả năng trả nợ,
nhất là các khoản vay trung hạn.
- Diện tích canh tác Quýt của một hộ còn ít, có hộ chỉ có 1.000m2 . Do đó
tài sản thế chấp không lớn gây khó khăn cho Ngân hàng khi xét duyệt cho vay.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
- Chu kỳ thời vụ của cây Quýt hồng khoảng một năm nên một khi xảy ra rủi
ro, nhà vườn mất khả năng trả nợ thì phải chờ mùa vụ sau, thời gian nợ quá hạn
sẽ kéo dài.
- Cây Quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều người đã chuyển đổi cây
trồng sang trồng Quýt hoặc đào đất lên liếp trồng Quýt. Do còn thiếu kinh
nghiệm canh tác nên rủi ro thua lỗ sẽ cao. Đây là khó khăn cho Ngân hàng khi
xét duyệt cho vay trung hạn.
5.2.2 Đối với hộ trồng Quýt:
Thuận lợi:
Lãi suất của NHNo & PTNT thấp hơn lãi suất vay bên ngoài: lãi suất của
Ngân hàng là 1,45 % còn lại suất của các nguồn không chính thức là 3,5 % – 4,5
%.
NHNo & PTNT luôn tạo điều kiện thuận lợi khi nhà vườn đến vay vốn. Vì
đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng
Cây Quýt hồng có giá trị kinh tế cao từ 10-20 lần so với sản xuất Lúa, và
cao hơn những loại trái cây khác. Thu nhập của người trồng Quýt cao và tương
đối ổn định, khả năng trả nợ của họ là rất cao.
Quýt hồng là đặc sản của Huyện Lai Vung nên nhà vườn trồng Quýt luôn
nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính Quyền địa phương để họ có thể làm
giàu cho gia đình cũng như phát triển kinh tế Huyện nhà.
Khó khăn:
Trình độ của người nông dân còn thấp nên trình tự làm thủ tục vay vốn và
tái vay vốn họ chưa nắm được làm mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp so với trình độ của nhiều nông dân, nhiều
nông dân không biết chữ gây cho họ tâm lý ngần ngại khi có nhu cầu vay vốn.
Hạn mức tín dụng còn hạn chế (70%/ phương án hiệu quả), so với nhu cầu
sản xuất của nhiều người dân. Nhà vườn đa số có diện tích canh tác ít, có người
chỉ có 1.000 m2 nên không thể vay nhiều vốn trong khi chi phí đầu tư khá cao.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường
khách hàng được xem là “ thượng đế ”nhưng người nông dân ở nông thôn vẫn
chưa thật sự trở thành “ thượng đế ” của các Ngân hàng
5.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT
5.3.1 Đối với ngân hàng:
- Linh hoạt hơn trong việc phân tích, thẩm định cho vay để những nông hộ
có phương trồng trọt hiệu quả, tài sản thế chấp hạn chế cũng được vay, mở rộng
quy mô,số lượng tín dụng.
- Đơn giản hóa những thủ tục không cần thiết, giảm thời gian chờ đợi cho
khách hàng. Thái độ hướng dẫn ân cần, hòa nhã dễ hiểu tạo ấn tượng tốt khi
khách hàng đến Ngân hàng.
- Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để có
những biện pháp hướng dẫn giải quyết kịp thời hạn chế để nợ quá hạn.
- Hàng năm, theo dõi kết quả trồng trọt của các nhà vườn, phân loại khách
hàng. Thường xuyên tiếp xúc với nông hộ trồng Quýt giới thiệu thu hút thêm
khách hàng mở rộng thị phần.
5.3.2 Đối với hộ trồng Quýt
- Người trồng Quýt nên tích cực trả nợ để tạo sự tín nhiệm cho Ngân hàng,
thuận lợi cho việc tái vay vốn.
- Những nhà vườn nên thành lập tổ vay vốn. Tổ vay vốn tạo điều kiện thuận
lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng thu nợ dễ hơn, khách hàng có
được sự hỗ trợ của các tổ viên về kĩ thuật canh tác cũng như việc trả nợ khi có rủi
ro.
5.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG
5.4.1 Nâng cao nguồn vốn huy động:
- Tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng:
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
Đa số nông dân Việt Nam đều rất bảo thủ, vẫn còn mang tư tưởng lạc
hầu, chưa tiếp cận được với những dịch vụ tiến bộ. Hàng ngày, họ thường nghe
đài, xem Ti vi nói về việc nhiều công ty hay cơ quan đơn vị kinh doanh thua lỗ
hay phá sản nên họ rất không yên tâm khi đem tiền tích lũy cực khổ đưa vào tay
một người nào đó. Gửi tiền ở Ngân hàng họ lại lo sợ nếu có nhiều khách hàng
không trả nợ vay thì Ngân hàng cũng không có tiền trả cho họ, những tư tưởng
này cần có thời gian để thay đổi. Nguồn vốn nhàn rỏi trong dân là rất lớn Ngân
hàng cần có những biện pháp huy động vốn hiệu quả để khai thác lượng tiền
này.Trước tiên bản thân Ngân hàng phải tạo được uy tín và giới thiệu những tiện
ích mà khách hàng nhận được đến từng thôn ấp để người dân có cơ hội tìm hiểu.
Cần tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp về Ngân hàng khi tiếp xúc lần
đầu tiên. Đối với khách hàng cũ cân quan tâm thường xuyên tạo mối quan hệ
thân mật nhằm duy trì và cũng là một cách quảng bá hình ảnh một cách gián tiếp
đến nhưng người xung quanh của khách hàng.
Chính sách lãi suất:
Chính sáh lãi suất của Ngân hàng phải linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát
trong từng thời kỳ. Trên địa bàn Huyện Lai Vung ngoài NHNo & PTNT còn các
Ngân hàng khác, Ngân hàng phải ấn định lãi suất ở mức cho phép để có cạnh
tranh được với Ngân hàng khác, vừa huy động được nhiều vốn vừa có lợi nhuận,
lãi suất như một đòn bẩy quyết định đối với việc huy động vốn.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn:
Hàng năm, Ngân hàng có thể mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm
phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân. Ngoài các hình thức huy động đã có,
phát hành các loại huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước.
5.4.2 Nâng cao hoạt động tín dụng:
Đa dạng hóa phương thức cho vay:
Việc cho vay theo món trên cư sở từng phương án sản xuất, theo nhu cầu
của khách hàng mà Ngân hàng đang sự dụng hiện nay chỉ phù hợp với hình thức
sản xuất kinh doanh theo mùa vụ. Ngân hàng nên mở rộng thêm hình thức cho
vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư, phát hành sử dụng thẻ tín dụng để thu
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
được nhiều lãi cho vay và phân tán rủi ro khi cho vay. Hiện nay NHNo & PTNT
Huyện Lai Vung đang mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách
hàng có nhu cầu vốn trên 30 triệu đồng, cho vay thế chấp mua xe đối với hộ nông
dân. Đây là hình thức cho vay mới tạo điều kiện cho Ngân hàng có thêm hướng
giải ngân mới.
Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của cán bộ tín
dụng:
Nhân viên nên được phân công công việc một cách chuyên môn hóa để họ
chuyên tâm làm tốt công việc, tiết kiệm được thời gian. Cán bộ tín dụng nên tiếp
xúc nhiều với khách hàng để tìm hiểu năng lực và nguyên vọng của họ tạo cảm
giác thân thiện và thuận lợi trong việc xét duyện cho vay.
Một số biện pháp khác:
Ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn nữa, luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia
tăng doanh số cho vay với việc tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho nguồn
vốn của Ngân hàng được đảm bảo an toàn.
Quan tâm hơn nữa đến những món nợ đến hạn thu hồi, cần có những biện
pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng doanh số
thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng.
Ngân hàng cần phát huy thế mạnh của mình, cho vay trong lĩnh vực ngắn
hạn, tìm biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ để hạn chế những lĩnh vực hoạt
động cũ đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn sẽ trách được trường hợp quá
tải trong quản lý tín dụng, công tác thẩm định, quản lý dư nợ, thu nợ, thu lãi, nợ
quá hạn, kiểm tra vốn sau khi cho vay được giám sát chặt chẽ hơn đồng thời cán
bộ tín dụng có được thời gian tìm kiếm khách hàng tốt để giới thiệu, tiếp thị thu
hút khách hàng vay vốn hiệu quả đúng mục đích.
5.4.3 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:
Chọn lọc khách hàng vay vốn:
Giai đoạn này Ngân hàng phải thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng,
phân loại và phân tích thông tin để đưa ra danh sách khách hàng mà Ngân hàng
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
hướng tới. Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là hoạt động kinh doanh tiền tệ, có
nhiều rủi ro khi khách hàng vay vốn đến giao dịch với Ngân hàng có nhiều loại,
nhiều thành phần này nên việc sang lọc khách hàng giúp giảm bớt rủi hoạt động
tín dụng
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:
Khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc vào các nguồn thu trong
tương lai, có thể nói các nguồn thu này kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có đủ kinh nghiệm và chuyên môn
thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để hạn chế thấp nhất
khả năng xảy ra rủi ro. Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá chính xác về dự án và
giá trị tài sản của khách hàng, vì hộ sản xuất kinh doanh họ thường không lập kế
hoạch cụ thể mà chỉ dựa vào những kinh nghiệm sẵn có, thêm vào đó nhận thức
của người dân chưa cao, năm bắt thông tin chậm nên khi có biến động về giá cả
thị trường thì thường bị thua lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Không thể
dựa vào tài sản thế chấp hoặc bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý các mối quan hệ
thế chấp thì rui ro đã xảy ra rồi, mặc khác quá trình xử lý mất nhiều thời gian và
chi phí của Ngân hàng.
Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng:
Cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử
dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không?. Ngân hàng cũng phải
tìm hiểu người vay làm thế nào để đưa ra được con số xin vay và phải yêu cầu
người vay đưa ra bảng dự toán chi tiết của phương án xin vay vốn, đồng thời
kiểm tra tình hình thu chi tiền mặt tại đơn vị.
Phân tích và xử lý nợ quá hạn:
Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp
thích hợp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để Ngân hàng
thu hồi được vốn vay. Phân loại rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, phân loại
nợ quá hạn có khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.
- Biện pháp khai thác con nợ: Chủ yếu sử dụng khi khách hàng gặp phải rủi
ro mà chưa cần mời đến cơ quan phát luật xử lý. Ngân hàng làm tư vấn cho
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh
doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí
có thể tiếp tục cho vay vốn mới…
- Vận dung xử lý phù hợp với khách hàng: Có thể cho giảm nợ hoăc cho
vay liên vụ, thêm thời hạn, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.
Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng tiếp tục dự án, có tiền trả nợ Ngân
hàng.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua những bảng báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Lai
Vung đã phân tích, có thể nói NHNo & PTNT Huyện Lai Vung có những bước
phát triển, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng ổn định theo thời gian cụ
thể:năm 2007 so với năm 2006 lợi nhuận đạt 10.588 triệu đồng tăng 1.468 triệu
đồng, nguồn vốn huy động đạt 171.540 triệu đồng tăng 28.540 triệu đồng,
doanh số cho vay là 472.871 triệu đồng tăng 127.411 triệu đồng, nợ quá hạn
4.822 triệu đồng tăng 153 triệu đồng. Doanh số cho vay tăng khá cao, dư nợ tăng
chậm. Sang năm 2008 do lạm phát, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của Ngân hàng nói riêng nên lợi nhuận
giảm. Do sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể đơn vị trong
việc xây dựng những chiến lược mới phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, kết
quả là năm 2008 vốn huy động tăng 33.998 triệu đồng, doanh số cho vay tăng
151.756 triệu đồng, doanh số thu nợ 12.8852 triệu đồng so với năm 2007.
Huyện Lai Vung nổi tiếng với nghề trồng Quýt hồng, tuy diện tích không
lớn so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện chỉ khoảng 4%, nhưng
hàng năm góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế Huyện nhà và sự
nghiệp xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn. Ngoài những
điều kiện thuận lợi như: thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước ngọt từ hai con sông
Tiền và Hậu, sự quan tâm hỗ trợ của các cấp Lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn
thì một phần không thể thiếu là nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, kịp thời giúp
nông dân đủ vốn phát triển kinh tế vườn, làm giàu cho gia đình. Hàng năm Ngân
hàng góp phần tạo ra bình quân 57,96 triệu đồng cho mõi hộ trồng Quýt. Còn về
phía Ngân hàng tuy doanh số cho chiếm tỷ trọng thấp, nhưng đây là đối tượng
cho vay đạt hiểu quả kinh tế cao, chi phí và rủi ro thấp, lại phù hợp với chính
sách phát triển của địa phương. Nông dân làm ăn hiểu quả có thu nhập cao lại
đến Ngân hàng gửi tiêt kiệm từ đó gián tiếp tăng nhuồn vốn huy động của Ngân
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
hàng. Ngân hàng cần có những chiến lược để mở rộng quy mô, số lượng của loại
tín dụng này, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải
cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian
qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh
mới và góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến đến
hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Với Ngân hàng:
Tổ chức phòng tiếp dân để trả lời những vướn mắc của người dân, tạo cảm
giác cho khách hàng là họ được chào đón một cách thân tình nhất khi đến Ngân
hàng. Từ đó khách sẽ trỏ thành những tuyên truyền viên có sức thuyết phục nhất.
+ Cử cán bộ đến giới thiệu về hoạt động, các dịch vụ của Ngân hàng giải
đáp thắt mắc của nông dân ở nhưng buổi tập huấn của Phòng Nông nghiệp, các
Xã để tạo quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời giúp cán bộ tín dụng nắm
được tình hình sản xuất của khách hàng. Tạo cơ hội cho người dân có cơ hội tìm
hiệu những kiến thức về Ngân hàng góp phần nâng cao khả năng huy động vốn
từ các hộ nông dân.
+ Hàng năm có thể in những tài liệu có những nội dung như: hướng dẫn hồ
sơ vay vốn, gửi tiền, các dịch vụ mới, giới thiệu thành tích hoạt động của Ngân
hàng trong năm qua, những tiện ích mà khách hàng có thể nhận được, cho khách
hàng xem khi đến liên hệ với Ngân hàng.
- Với ngành:
+ Cần theo dõi sát diễn biến của mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay
trên địa bàn để điều chỉnh kịp thời, trách tình trạng điều chỉnh chậm sẽ để mất
khách hàng.
+ Nên áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt hơn theo cơ chế thỏa thuận với
khách hàng và sẽ được điều chỉnh tăng, giảm theo lãi suất của Ngân hàng Nông
nghiệp từng thời kỳ để trách tình trạng phải thỏa thuận điều chỉnh lãi suất với
khách hàng.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
+ Các sản phẩm, thể thức huy động vốn phải thật đơn giản, dễ hiểu, không
phức tạp để người gửi tiền chấp nhận được ngay và thu hút được sự chú ý của
khách hàng.
+ Cần ưu đãi nhiều hơn nữa mức phí sử dụng vốn cho các chi nhánh hoạt
động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
- Với cấp ủy, chính quyền địa phương:
+ Một số đối tượng không có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng, đề nghị chính
quyền địa phương hỗ trợ Ngân hàng có những biện pháp giáo dục người vay,
người đi xuất khẩu lao động để họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc trả
nợ cho Ngân hàng.
+ Mở các lớp tập huấn hướng dẫn hộ trồng quýt áp dụng khoa học kĩ thuật
mới, tăng năng suất và chất lượng trái quýt nhằm giảm giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh với các loại quýt ngoại trên thị trường.
Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung
xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts Thái văn Đại (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học
Cần Thơ.
2. TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương(2005),Phân tích hoạt động kinh
doanh, Nhà 3. xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
3. Ts Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản
Thống Kê.
4. Ts Nguyễn thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004), Quản trị ngân hàng, tủ sách
Đại học Cần Thơ.
5. Các báo cáo của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Lai Vung qua 3 năm (2006
- 2008).
6. Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN20120305 1.pdf