Số liệu thống kê trên huyện Thạch Thành cho thấy dân số các dân tộc thiểu số tăng nhanh trong giai đoan qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân trước hết là do tỷ lệ sinh cao. Nguyên nhân khác là việc thực thi chính sách Kế hoạch hoá gia đình ở các xã vùng cao chưa triệt để so với các xã khác. Chương trình Kế hoạch hoá gia đình đã đạt được kết quả khả quan ở các thị trấn và các xã vùng thấp nhưng mới chỉ có những tác động ban đầu tới các xã vùng núi cao. Chương trình Kế hoạch hoá gia đình tại xã vùng cao mới thực sự chỉ bất đầu được trú trọng và đẩy mạnh từ những năm giữa của thập kỷ 90, một số dân tộc vẫn còn duy trì chuẩn mực sinh cao và chưa hoàn toàn chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình. Tuy nhiều dân tộc thiểu số đã ý thức được sự có mặt của chương trình Kế hoạch hoá gia đình và lợi ích của việc sinh ít con và chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình một cách nhanh chóng hơn, có thái độ tích tới một chuẩn mực sinh thấp hơn. Có thể nói các dân tộc thiểu số đã có sự khác biệt đáng kể trong việc thay đổi hành vi sinh đẻ, cụ thể là việc chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình và thái độ khác nhau tới việc hạ thấp chuẩn mực sinh cuả dân tộc mình.
Xét một cách tổng thể thì mức sinh của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hoá không phải là cao so với mức sinh của cả nước song trong điều kiện thực tế của huyện thì giảm mức sinh vẫn là điều cần thiết và thực sự cần thiết đối với các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Nhưng để đạt được kết quả khả quan hơn nữa thì huyện Thạch Thành cần trú trọng hơn nữa tới công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là các xã vùng cao. Cụ thể:
1.Cần hiểu rằng bà con dân tộc nhìn nhận mọi thứ căn cứ nhiều vào trực giác và họ rất tin tưởng ở các chương trình của Chính phủ. Giữ được niềm tin đó là điều tối thiểu và cần thiết vì vậy chương trình dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình nên triển khai một cách từ từ, chắc chắn đảm bảo đem lại kết quả ở những nơi đã triển khai. Điều này phụ thuộc vào nhiều thứ nhưng trước hết là tuỳ thuộc vào số cán bộ, cộng tác viên có thể có được tại mỗi khu vực. Việc phát động các chiến dịch nên được cân nhắc kỹ lưỡng về hiệu quả cũng như việc đảm bảo đầy đủ, ổn định các dịch vụ tiếp theo sau chiến dịch.
2.Việc phát triển các hoạt động chăm sóc sức khoả sinh sản là rất cần thiết cho các bà con dân tộc nhưng hiện đang chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động Kế hoạch hoá gia đình cần triển khai đồng thời với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ dân tộc và điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chương trình.
3.Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và Kế hoạch hoá gia đình nên được xây dựng lại với sự trú trọng vào cấp bản và thôn. Điều này cho phép giải quyết những yêu cầu y tế ban đầu kết hợp với dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình. Khó khăn lớn chính là việc tuyển mộ và huấn luyện đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tại chỗ người dân tộc vào công việc này nên được coi là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình trong 3 năm đầu.
Hệ thống y tế tư nhân rất tích cực vì vậy hoạt động này cần dược khuyến khích chứ không nên bị cấm đoán đồng thời quy chế kiểm tra và kiểm soát các dịch vụ y tế nên được xây dựng. Sự cạnh tranh của y tế tư nhân với y tế công sẽ có lợi trong việc nâng cao tinh thần phục vụ của các cán bộ y tế công cũng như cho phép các định hướng nhằm vào cá nhóm dân số bị thiệt thòi được quan tâm hơn. Trước mắt, cần bảo đảm mức thu nhập tối thiểu để có thể chấp nhận được cho cán bộ y tế Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao kỹ thuật ngành với một quyết tâm cao.
4.Nhà nước nên xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, xã hội tính tới quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số. Nâng cao thu nhập của người dân tộc nên được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồng luôn luôn ám ảnh trong các bậc cha mẹ, thường suy nghĩ lệch lạc về hôn nhân và tương lai, hạnh phúc của con, chỉ thấy cái lợi, cái tiện trước mắt mà chưa thấy được tác hại lâu dài.
Đặc biệt tư tưởng phong kiến đang còn ngự trị hầu hết trong các gia đình ở các xã vùng cao và người dân tọc, họ cho rằng ăn ở có phúc đức mới có được nhiều con, và có con trai để nối dõi tông đường.
Theo kết quả điều tra chọn mẫu ở một số hộ gia đình thu được kết quả.
Bảng 22: Nguyện vọng sinh con ở các vùng tại
huyện Thạch Thành
Số hộ gia đình
Các xã vùng cao và dân tộc ít người
Các thị trấn và các xã khác
Tỷ lệ %
Nguyện vọng
Tỷ lệ %
Nguyện vọng
Thích 1 con
1%
Con trai
5%
Con trai
Thích 2 con
5%
1 trai + 1 gái chiếm 55%; 2 trai chiếm 45%
85%
1 trai+1 gái chiếm 85%; 2 trai chiếm 15%
Thích 3 con
81%
7%
Thích 4 con
13%
3%
Như vậy tâm lý đông con là sức mạnh, vui cửa vui nhà, không muốn có thật đông con như trước đây nữa, nhưng ở các xã vùng cao và dân tộc ít người ( Mường, HMông…) thì đa số họ vẫn muốn có đông con có tới 94% thích nhiều con. Rõ ràng nhận thức quá chênh lệch về các xã vùng cao và các xã vùng đồng bằng.
4.Phân tích về công tác thông tin -giáo dục -truyền thông.
4.1Những ưu điểm
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp Đảng bộ, chính quyến từ trung ương đến cơ sở. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình tỉnh Thanh hoá cùng với sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và các xã, các tổ chức xã hội. Hệ thống làm công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình đã vận dụng giáo dục, tuyên truyền lợi ích công tác dân số bằng nhiều hình thức tuyên truyền: kênh vô tuyến, video, áp phích tờ san.v.v. Thông qua hoạt động đã đưa vào lãnh đạo, chỉ đạo. Đó là điều kiện thuận lợi nhằm làm chuyển biến sâu sắc nhận thức cho các tầng lớp quần chúng nhân dân chấp nhận mô hình gia đình ít con, tạo phong trào hưởng ứng chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng vững mạnh. Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 23: Kết quả hoạt động công tác tyên truyền vận động
Loại hình
đơn vị
1996
1997
1998
1999
1.Tài liệu in ấn
-Bản tin
Tập
150.000
152.000
155.000
164.000
-Tờ bướm
Tờ
3.000
50.000
616.080
119.080
-Tập san
Cuốn
3.000
3.000
3.000
9.000
-Báo chí
Tờ
3.738
14.952
19.480
38.170
-Lịch hành dân số
Tờ
1.500
1.500
1.500
4.800
2.phương tiện nghe nhìn
-Kịch
Vở
-
2
-
2
-Băng vidio
Băng
30
40
50
120
-Số lần phát
Lần
12
48
24
96
+Số phút
Phút
180
720
360
1.260
-Lần truyền hình
Lần
8
24
24
56
+Số phút
phút
40
360
360
720
Nguồn: phòng Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
-Đối với hội phụ nữ: Có kế hoạch triển khai nghị quyết của Đảng. Nội dung của hội, công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình là một trong 5 mục tiêu chính trong chương trình hành động. Có nhiều tổ chức chi hội đăng ký không sinh con thứ 3 trở lên, phối hợp với Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình huyện, hội sinh đẻ Kế hoạch hoá gia đình mở hội hạnh phúc. Vận động các đối tượng sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai, tổ chức các câu lạc bộ không sinh con thứ 3 và các cuộc thi kiến thức mẹ, sức khoẻ con đã được thu hút đông đảo các chị em tham gia.
-Hội nông dân: Xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên việc nhận thức của nam nông dân còn ở mức độ nhất định. Hội nông dân tập thể huyện đã mở nhiều câu lạc bộ nam nông dân kết hợp với xoá đói giảm nghèo. Số thành viên nam nông dân tham gia câu lạc bộ tự nguyện thực hiện các dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình như đình sản nam, dùng bao cao su ngày càng nhiều.
-Mặt trận Tổ quốc huyện: Vận động kêu gọi các tầng lớp quần chúng nhân dân. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ về chính sách chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình, tập trung ở những xã vùng cao, đồng bào giáo dân, dựa vào uy tín của các già làng, trưởng bản, những người có chức sắc tôn giáo để vận động tuyên truyền cho nhân dân nhận thức đầy đủ về chính sách Dân số kế hoạch hoá gia đình nên năm qua số người tham gia làm dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình ngày càng nhiều như: Thành long, Thạch quảng, Thạch tượng.v.v.
-Đoàn thanh niên: Đoàn đã phối hợp với Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình huyện tổ chức các nội dung do Trung ương đoàn phát động và mở nhiều câu lạc bộ tiền hôn nhân với gia đình trẻ, vị thành niên và tuổi dậy thì, chống tảo hôn, chống các tệ nạn xã hội, phòng chống nhiễm HIV đều có lồng ghép với chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình.
-Liên đoàn lao động đã có nhiều nội dung hoạt động phong phú. Vận động các đoàn viên công đoàn thực hiện tốt chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình. Lấy việc sinh đẻ có kế hoạch là một trong những tiêu chí đánh giá quá trình công tác bình xét hàng năm về tiêu chuẩn đoàn viên công đoàn. Đã phát huy các tổ chức nữ công mở các hội thi nhằm nâng cao nhận thức cho các đoàn viên công đoàn.
Mô hình thông tin giáo dục truyền thông Dân số kế hoạch hoá gia đình là một nội dung chủ yếu nhằm làm chuyển biến nhận thức đầy đủ cho các tầng lớp quần chúng nhân dân về chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình, tiêu chí xây dựng làng văn hoá. Ngành văn hoá phối hợp với Uỷ ban dân số tổ chức cổ động, tuyên truyền đưa đội lưu động thông tin xuống cơ sở phục vụ video, biểu diễn văn nghệ nhân ngày kỷ niệm dân số thế giới - dân số Việt nam mang tính giáo dục cao.
Có thể nhận xét thêm một điều là chính sách dân số được thực hiện tại các xã trên địa bàn huyện Thạch Thành có phần khác biệt nhau. Xã Thạch sơn là nơi khảo sát dân tộc Kinh chiếm 60% có chương trình truyền thông dân số mạnh mẽ, chương trình dân số được thực thi ở xã này có phần triệt để hơn so với xã Thạch tượng - một xã có 70% dân tộc thiểu số sinh sống.
Đối với xã Thạch sơn (dân tộc Kinh và dân tộc Tày), hoạt động tuyên truyền dân số được thực hiện phần lớn thông qua hoạt động của hội Phụ nữ. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức Kế hoạch hoá gia đình được tiến hành khá nhiều đợt. Ngoài các đợt của huyện, xã tự tổ chức các đợt nhân ngày lễ lớn và của phụ nữ với hình thức không những chỉ phổ biến chung mà có khi còn dưới hình thức hái hoa dân chủ. Người phụ nữ có điều kiện tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tại đây, truyền thông qua chiến dịch lồng ghép vẫn đóng vai trò quan trọng trong hiểu biết của người phụ nữ trong xã đặc biệt là cho phụ nữ Tày. Hầu như mọi phụ nữ được hỏi đều biết về các chương trình họp phổ biến kiến thức về Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc con cái, vệ sinh phòng bệnh. Ngoài các đợt tuyên truyền lồng ghép kiến thức của ban dân số xã phối hợp với huyện tổ chức, ban dân số xã còn phối hợp với hội phụ nữ xã tổ chức các cuộc truyền thông riêng của xã. Công tác giáo dục dân số cũng đã được lồng ghép vào một số môn học ở trường phổ thông và lớp mẫu giáo.
Một đặc biệt của chương trình thông tin giáo dục truyền thông thực hiện tại xã Thạch tượng là chương trình truyền thông phần lớn chỉ dừng lại ở những đợt truyền thông theo kế hoạch được thực hiện tại xã và trong các bản người Khơme mà hầu như không đến được với người Hmông nằm ở những bản cách xa trung tâm xã hàng chục cây số. Các bản Hmông nằm cách rất xa trung tâm xã là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động truyền thông. Các cộng tác viên dân số đóng vai trò chủ chốt trong việc vận động tuyên truyền hầu hết đều là người Hmông. Hiện tại vẫn chưa có một chương trình thông tin - giáo dục truyền thông đặc biệt nào dành cho dân tộc hiện đang có mức sinh rất cao này. Việc vận động người Hmông thực hiện Kế hoạch hoá gia đình vẫn chỉ ở mức độ "vận động chung chung" theo như lời cán bộ chuyên trách dân số tại xã cho biết. Hơn nữa, hoạt động của đội truyền thông dân số huyện Thạch Thành bị hạn chế do địa bàn quá rộng, không thể có những tiếp xúc với địa bàn một cách thường xuyên, các hoạt động thông tin - giáo dục truyền thông này thường hạn chế bằng một vài đợt tuyên truyền trong năm theo chiến dịch. Vào những mùa mưa, hoạt động của đội hầu như bị ngừng trệ.
Có thể phụ nữ dân tộc Khơme có những điều kiện thuận lợi hơn cả cho việc tiếp thu thông tin, kiến thức về dân số và Kế hoạch hoá gia đình: ấn phẩm truyền thông nhiều hơn, các chiến dịch truyền thông dân số được thực hiện thường xuyên hơn, tiếp xúc với thông tin đại chúng dễ dàng hơn so với các dân tộc Hmông. Chương trình truyền thông được xây dựng phong phú hơn với nội dung lồng ghép, điều mà chương trình truyền thông dân số xã Thạch tượng chưa thực hiện được. Có thể thấy là khả năng chỉ đạo truyền thông của tỉnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức của người dân.
Thông tin - giáo dục truyền thông phụ thuộc chủ yếu vào nhóm truyền thông dân số. Do hạn chế của truyền thông đại chúng, đối với các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số các nhóm truyền thông dân số (ban dân số xã và trạm y tế) cùng mạng lưới cộng tác viên dân số các xã và huyện là kênh truyền tải thông tin dân số quan trọng nhất. Nội dung các thông điệp về Kế hoạch hoá gia đình tại huyện Thạch Thành chủ yếu vẫn tập trung vào tuyên truyền hạn chế số con, không sinh con thứ 3 mà chưa chú trọng vào các vấn đề khác như tuyên truyền kết hôn muộn, giãn khoảng cách sinh. Nội dung truyền thông lồng ghép phổ biến kiến thức khác cho người phụ nữ như chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng con cái mới chỉ được thực hiện tại một vài địa phương, nội dung vẫn còn đơn điệu. Hình thức phổ biến các nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thực sự thu hút được đối tượng. Đối tượng của truyền thông chủ yếu vẫn là phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ 15 - 49 mà chưa trú trọng tới nhu cầu cụ thể của từng nhóm tuổi và các nhóm đối tượng khác. Việc vận động sử dụng các biện pháp tránh thai của chương trình thường chỉ được trú trọng vào biện pháp đặt vòng là biện pháp được coi là có hiệu quả chắc chắn. Việc tuyên truyền các biện pháp tránh thai trong xã không được thực hiện đồng đều, thí dụ thuốc uống tránh thai tại xã tuy có nhưng dường như không được coi là biện pháp tránh thai chính nên không được trú trọng tuyên truyền như biện pháp đặt vòng nên dẫn đến việc nhiều phụ nữ có kiến thức khá mờ nhạt về biện pháp tránh thai này.
Tuy nhiên những hoạt động tuyên truyền của các nhóm truyền thông dân số nhiều khi vẫn mang tính hình thức, các hoạt động thông tin - giáo dục truyền thông tại các xã vùng cao chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức truyền đạt trực tiếp, được phổ biến qua các cuộc họp là chủ yếu (họp đội sản xuất, họp phụ nữ ) và các đợt truyền thông dân số nhân các ngày lễ lớn. Hơn nữa giới tính của các cộng tác viên dân số đóng một vài trò quan trọng. Xã Thạch sơn có mạng lưới cộng tác viên dân số phần lớn là nữ thì xã Thạch tượng có cộng tác viên dân số phần lớn là nam giới. Lý do hoặc là không thể chọn được nữ vì trình độ văn hoá của họ quá thấp không thể đảm đương công việc theo dõi các biến động dân số trong thôn, hoặc là phụ nữ không chịu nổi công việc vất vả, phải đi lại nhiều. Nhưng cộng tác viên dân số là nam lại có những hạn chế và khó khăn trong việc vận động các đối tượng là nữ thực hiện Kế hoạch hoá gia đình nhất là phụ nữ 2 dân tộc Hmông và Thái với đặc tính hay e ngại và xấu hổ, cũng như các cộng tác viên nữ gặp khó khăn khi vận động đối tượng là nam. Một vấn đề cũng nên được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể khai thác hết khẳ năng hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số này. Thực tế tại huyện Thạch Thành cho thấy mức độ bận rộn của các cộng tác viên dân số với công việc được giao dường như chỉ thể hiện vào một số thời điểm, thí dụ khi có chiến dịch truyền thông dân số còn lại các cộng tác viên dân số cũng như những người dân bình thường lo công việc làm của họ là chính. Thực ra với một khoản thù lao hàng tháng quá ít ỏi như hiện nay thì công việc của cộng tác viên dân số đã là nhiều.
4.2Hạn chế của kênh truyền thông đại chúng.
Nếu như ở khu vực vùng núi thấp người dân có nhiều khả năng tiếp cận tới truyền thông đại chúng một cách dễ dàng, ít nhất là Radio và vô tuyến truyền hình, hai phương tiện truyền thông này đã trở thành những nguồn thông tin quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và hiểu biết của người dân, trong đó có kiến thức về dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Ngược lại, với các nhóm dân tộc thiểu số được khảo sát, mức độ tiếp nhận các thông tin chuyển tải qua các phương tiện truyền thông đại chúng còn rất hạn chế theo từng khu vực, từng dân tộc.
Bảng 24: Một số đặc điểm thông tin - giáo dục truyền thông của các xã trong huyện Thạch Thành.
Xã Thạch tượng
Thạch sơn
Hmông
Thái
Tày
TGT
Dùng điện
Điện nước, ít nhà có
điện nước, ít khi có
điệnnước,ác quy
Mức độ họp
Hiếm khi
Thường xuyên
Thường xuyên
P. nữ tham gia
Không
Có
Có
Nghe đài
ít khi, chỉ nghe đài tiếng Hmông
ít khi
ít khi
Xem Tivi
Không bắt được sóng
ít khi, hình nhoè
Thường xuyên
Xem Video
0
Hiếm khi
Hiếm khi
Đọc sách báo
0
Hiếm khi có báo
Hiếm khi xã cơ sổ bán sách báo
Sách truyện khác
0
0
0
Giao lưu
Đi chợ
ít khi
Theo chợ phiên
Theo chợ phiên
Khă năng nói tiếng phổ thông
Không hiểu được
Kém
Tốt
Nguồn: Phòng văn hoá huyện Thạch Thành
Cả hai xã được khảo sát đều chưa có mạng lưới điện quốc gia, điều này là một cản trở cho sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như hiệu quả của của truyền thông đại chúng trong việc chuyển tải những thông tin cũng như kiến thức cho người dân nói chung và chương trình dân số nói riêng thông qua hương tiện nghe nhìn là radio và vô tuyến truyền hình. Radio là phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong cộng đồng người dân tộc. Vô tuyến truyền hình hiện nay đang được đông đảo người dân ưa thích lại chưa thể coi là phương tiện nghe nhìn có hiệu quả, do đó chất lượng bắt kém, và số lượng rất ít do người dân trong điều kiện thu nhập khó khăn chưa thể mua sắm nổi.Tuy nhiên, trong các thôn bản của người Tày đã có một số hộ gia đình có tivi đen trắng, và các hộ đó thưòng trở thành nơi tụ họp của các gia đinh flân cận vào các buổi tối.
Đối với phụ nữ dân tộc Thái và Hmông ở vùng cao, hiện nay vẫn còn thiếu các phương thức truyền thông có thể mang lại nhiều hiệu quả như tivi, video, đài. Đối với các bản người Hmông và người Thái tivi hầu như không tiếp nhận được do địa bàn cư trú quá cao nên không phủ sóng. Do thu nhập còn thấp nên nên chỉ có một số hộ trong bản người hmông có khả năng sắm được radio hoặc adio cát xét.
Một nguồn thông tin khác là các ấn phẩm văn hoà như sách báo… hầu như không có mặt trong các thôn bản. Tài liệu , tờ rơi chuyển tảithông tin trực tiếp về Kế hoạch hoá gia đình hầu như không đủ cho các đối tượng của kế hoạch hoá gia đình . Ngoài ra, các cán bộ truyền thông cấp huyện và xã thường khuyến nghị về sự nghèo nàn và không đổi mới của các tài liệu truyền thông được cấp phát từ trên, như băng video, áp phích, tờ rơi…
5.Phân tích yếu tố trình độ giáo dục ảnh hưởng đến mức sinh.
Nhân tố giáo dục không phải bất kỳ lúc nào cũng phát huy tác dụng đối với mức sinh. ở những giai đoạn phát triển dân số khác nhau thì mức độ tác động của nó cũng khác nhau. Nhưng nói chung khi trình độ giáo dục càng cao thì mức sinh càng thấp. Bởi vì:
-Phải kéo dài thời gian đi học, tuổi kết hôn tăng lên, và do đó độ dài thời gian sinh đẻ ngắn lại
-Trình độ giáo dục tăng lên nhiều cơ hội hiểu biết vì sao phải Kế hoạch hoá gia đình và làm gì để Kế hoạch hoá gia đình.
-Con người có khát vọng thành đạt trong cuộc sống (cả về khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội ) khi mà họ có trình độ giáo dục cao, và do đó họ giảm mong ước có một gia đình lớn.
-Đối với phụ nữ , trình độ giáo dục càng cao, họ làm việc ở ngoài gia đình càng nhiều, điều này mâu thuẫn trở ngại với việc mang thai, sinh con và chăm sóc trẻ con, khi đó chi phí cơ hội cho một lần sinh là quá cao.
-Giáo dục kéo dài, làm giảm lợi ích kinh tế trước mắt của các bậc cha mẹ ( mà do con cái mang lại) từ đó làm cho các bậc cha mẹ giảm nhu cầu về số con.
-Người mẹ có trình độ giáo dục cao thì tỷ suất chết của trẻ em giảm xuống, người mẹ có tri thức khoa học trong việc nuôi dạy con cái, từ đó mức sinh cũng giảm xuống.
Như phân tích ở trên ta thấy rằng, trình độ giáo dục tác động đến mức sinh theo nhiều mặt khác nhau. Nhưng ở huyện Thạch Thành trong mấy năm qua công tác giáo dục chủ yếu làm cho người dân có những cơ hội tiếp xúc với hệ thống giáo dục truyền thông dân số, có cơ hội để hiểu biết vì sao phải Kế hoạch hoá gia đình và làm thế nào để Kế hoạch hoá gia đình.
ở Thanh hoá nói chung và ở huyện Thạch Thành nói riêng, cả số con và trình độ giáo dục đều phụ thuộc vào lứa tuổi. Để đánh giá trình độ giáo dục ảnh hưởng đến mức sinh ta có bảng sau: ( điều tra mẫu)
Bảng 25: Số con trung bình theo trình độ văn hoá và lứa tuổi ở 6 xã vùng cao.
Nhóm
Số con trung bình theo trình độ văn hoá
Chưa biết đọc, viết
Chưa tốt nghiệp PTCS
Tốt nghiệp PTCS
Tốt nghiệp PTTH
Tốt nghiệp Đại học
15 - 19
0,9
0,8
0,5
0,09
-
20 - 24
2,1
1,9
1,87
1,78
1,00
25 - 29
2,9
2,8
2,40
1,94
1,49
30 - 34
4,0
3,97
2,94
2,7
1,5
35 - 39
4,28
4,0
3,9
2,9
2,86
40 - 44
5,5
4,8
3,97
3,76
3,04
45 - 49
6,5
5,53
5,42
3,98
4,01
Tổng
3,74
3,4
3,0
2,45
1,9
Từ biểu 25 ta thấy: ở các lứa tuổi khác nhau, số con trung bình của phụ nữ đều giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên. Riêng nhóm tuổi 45 - 49 mà có trình độ tốt nghiệp Đại học, lại có số con lớn hơn những người có trình độ tốt nghiệp PTCS và PTTH bởi vì có nhiều phụ nữ sau khi hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ mới đi học Đại học tại chức, do đó có trình độ Đại học nhưng vẫn có nhiều con.
Giữa những người chưa biết đọc biết viết và người tốt ngiệp PTCS có số con trung bình chênh lệch nhau tới 0,4 con. Cho nên đầu tư cho giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, ngăn cản những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ xâm nhập vào tư tưởng của quần chúng nhân dân, trong đó có những tâm lý về hôn nhân và sinh đẻ.
Những người có trình độ tốt nghiệp Phổ thông trung học có số con trung bình ít hơn những người có trình độ tốt nghiệp Phổ thông trung học là 0,55 con. Đầu tư cho giáo dục phổ thông Trung học nhằm nâng cao nhận thức, đồng thời có hành vi sinh đẻ đúng theo quy định của Nhà nước.
Phần thứ ba
Một số Biện pháp nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành
I.Các mục tiêu chủ yếu và sự phát triển dân số của huyện Thạch Thành đến năm 2004.
Dân số huyện Thạch Thành trong những năm qua đã đi vào ổn định, tỷ suất sinh bình quân trong huyện là khá thấp. Đó là sự thành công của các cấp lãnh đạo trong tỉnh và huyện. Nhưng do đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội phức tạp mà đã dẫn Thạch thành tới một nghịch cảnh là ở các vùng núi thấp, các thị trấn ( nơi chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống) có tỷ suất sinh đẻ khá thấp thì ở các xã vùng cao (có nhiều dân tộc Mường sinh sống) có tỷ suất sinh đẻ cao, đời sống nhân dân gạp nhiều khó khăn. Đây là một bài toán khó cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành. Trong những năm tới phải phấn đấu để tỷ lệ phát triển dân số phù hợp với nhịp điệu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, ổn định từng bước cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Muốn vậy, phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình trong toàn huyện, đặc biệt chú ý quan tâm đến các xã vùng cao. Phải làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực, hiệu quả hơn, đổi mới hơn nữa cách làm, phải hướng về cơ sở và đối tượng nhằm đưa công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình có bước phát triển mới, giảm nhanh và vững chắc sự gia tăng dân số.
1.Các mục tiêu chủ yếu.
Nghị quyết hội nghị lần IV Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã đề ra mục tiêu tổng quát:
"Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con để đến năm 2015 bình quân toàn xã hội mỗi gia đình có 2 con".
Để thực hiện mục tiêu nghị quyết trưng ương IV, căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện Thạch Thành. Mục tiêu chiến lược Dân số kế hoạch hoá gia đình của Thạch thành đến năm 2004 tổng tỷ suất sinh đạt 1,6 con, quy mô dân số vào khoảng 140.000 người.
Mục tiêu cụ thể.
-Giảm mức sinh hàng năm 0,3 - 0,4%0 để đến năm 2004 có tỷ lệ sinh là 11%0.
Trong đó:
+Giảm mức sinh của các xã vùng cao hàng năm 0,6%0 để tổng tỷ suất sinh là 2,9 con.
+Xã vùng núi thấp giảm mức sinh hàng năm 0,17 - 0,2%0 để TFR là 1,6 con.
-Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm 3% để năm 2004 còn dưới 18%.
-Nâng cao tỷ lệ cặp vợ chồng thực hiện biện pháp tránh thai hàng năm 3% để đến năm 2004 đạt 60% số phụ nữ tuổi từ 15 - 49 thực hiện biện pháp tránh thai.
2.Nhiệm vụ chủ yếu của công tac Dân số kế hoạch hoá gia đình trong những năm tới.
-Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ sinh, giảm thấp, giảm nhanh số người sinh con thứ 3 trở lên, giảm mạnh tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa, đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, giảm nhanh tiến tới thanh toán suy dinh dưỡng trẻ em.
-Mở rộng mạng lưới dịch vụ phòng tránh thai, nâng cao chất lượng, hiệu quả, áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua triển khai kế hoạch truyền thông, giáo dục tuyên truyền chủ yếu bằng kênh trực tiếp nghe nhìn, nâng cao hiệu của truyền thông đại chúng, từ đó tạo ra nhận thức mới về Dân số kế hoạch hoá gia đình, giảm số người kết hôn sớm, đẻ sớm, chấm dứt nạn tảo hôn, nâng cao tính xã hội hoá cộng đồng để mọi người tự giác chấp hành quy mô gia đình nhỏ, ít con trở thành chuẩn mực của xã hội.
-Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình, đầu tư kinh phí thoả đáng, củng cố làm công tác dân số, phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành rõ ràng, phải thực hiện đồng bộ các kinh phí.
-Cụ thể đề ra cá chỉ tiêu Kế hoạch hoá gia đình.
+Tổng số người chấp nhận các biện pháp tránh thai mới bình quân mỗi năm là 5.600 người.
Trong đó:
Đình sản nam: 40 người.
Đình sản nữ: 200 người.
Dụng cụ tránh thai: 3.500 người.
Thuốc tránh thai: 690 người.
Bao cao su: 1.170 người.
+Chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ sinh sản bình quân 1 năm 9.940 người.
Trong đó:
Khám phụ khoa: 8.000 lượt người
Điều trịphụ khoa:1.500 lượt người
Nạo thai: 180
Hút điều hoà kinh nguyệt: 260
+Dự án dân số - sức khoẻ gia đình: Hoàn thành thi công xây dựng 22 công trình, nâng cấp xây dựng trạm y tế xã.
II.Một số ý kiến nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành.
Từ tình hình sinh đẻ thực tế ở huyện Thạch Thành được phân tích ở trên. Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước huyện Thạch Thành trong những năm tới cần ổn định sự gia tăng dân số phù hợp với mọi điều kiện kinh tế, xã hội băng cách ổn định mức sinh một cách hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, cần triển khai thực hiện một số biện pháp sau đây:
1.Thực hiện các biện pháp kinh tế, xã hội.
-Trong việc thực hiện cá biện pháp kinh tế, xã hội ở huyện Thạch Thành thực hiện chế độ thưởng phạt, đã làm cho người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng lên, nhưng nó chỉ có tác dụng đối với đình sản, còn các biện pháp khác hầu như không có tác dụng. Nó còn mang nhiều ý nghĩa kinh tế, nên người dân huyện Thạch Thành, nhất là các xã vùng cao thường xuyên chấp nhận phạt rồi sinh con, chứ chưa có tác dụng nhắc nhở. Chế độ thưởng phạt nên cùng một mức thưởng nhưng chia thành nhièu lần trong năm để giáo dục, nhắc nhở.
-Trong việc cấp đất canh tác cũng như đất làm nhà cần ưu tiên thích hợp cho những gia đình thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, vừa có chính sách khuyến khích vừa khắc phục được tình trạng vội cưới để mua bán chiếm đoạt. Kiên quyết không cấp đất làm nhà và đất canh tác cho các cặp vợ chồng hoặc gia đình có con xây dựng gia đình trước tuổi thành niên.
-Các xã Thành minh, Thạch tượng giành quỹ đất còn quá ít cho cá tổ chức đoàn thể ( thanh niên, phụ nữ …) nhận thầu để lấy quỹ hoạt động và tập hợp hội viên, cũng chưa giành đất thưởng cho các trường hợp thực hiện tốt công tác. Dân số kế hoạch hoá gia đình, chấp nhận và thực hiện quy mô gia đình nhỏ hoặc kết hôn.
-Kêu gọi, khuyến khích các tổ chức tư nhân nước ngoài đầu tư vào huyện Thạch Thành, nếu nhận được đầu tư của nước ngoài - Thạch thành sẽ có thêm nguồn thunhập đáng kể, lại tạo được việc làm cho lao động, thay đổi nếp nghĩ cũ về hạnh phúc gia đình, thanh niên có dịp nhìn ra nước ngoài bằng việc họ đối với mình.
-Chống tảo hôn, nâng cao tuổi kết hôn là biện pháp rút ngắn thời gian tham gia vào quá trình sinh đẻ. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề này cho cá xã vùng cao, vùng dân tộc ít người như Thành mỹ, Thành yên…. bởi vì những vùng này có tỷ suất sinh rất cao và quyết định sự phát triển dân số huyện Thạch Thành, cần đầu tư nhiều hơn kinh phí cũng như các biện pháp tránh thai cho các vùng này.
-Nâng cao dân trí, đặc biệt là phụ nữ, đưa phụ nữ tham gia vào quá trình sản xuất, công tác xã hội để có những ước maong thành đạt trong cuộc sống, điều đó phải đạt được khi mà bị ràng buộc ít về con cái. Cần đưa giáo dục dân số tính vào tất cả các trường học từ cấp 1 PTCS, PTTH, các trường bổ túc văn hoá và các trường dạy nghề trên địa bàn huyện bởi vì:
+ ở các xã vùng cao học sinh chủ yếu ở PTCS vì vậy tại đây học tập về Kế hoạch hoá gia đình đã chiếm khối lượng lớn.
+ ở trường PTTH phần lớn lứa tuổi này là những người bước vào cuộc sống gia đình. Cần phát hành giáo trình dân số trong đó có thông tin về hôn nhân, tảo hôn luật hôn nhân và gia đình để các em thấy được tình hình trên địa bàn huyện và xã, từ đó có những hoạt động cho đúng.
-Đối với các xã vùng cao, tư tưởng phong kiến còn nặng nề phải sinh được con trai. Thực tế cho thấy những gia đình không có con hoặc không có con trai rất lo lắng cho tuổi già không nơi nương tựa. Cho nên cần cho triển khai đến tận xã, làng bản, các tổ chức quỹ bảo trợ, bảo hiểm tuổi già…. Cho người dân huyện Thạch Thành yên lòng khi không có con hoặc không có con trai, xoá bỏ tâm lý nhiều con phải có con trai.
2.Thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục.
Công tác truyền thông phải làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp bách và chiến lược của công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình, đó là một công việc của nhiều thập kỷ, phải kiên trì, phải thấy được tốc độ gia tăng dân số liên quan đến tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, đối với sức khoẻ, môi trường, đến chất lượng cuộc sống ở mọi gia đình, việc sinh đẻ của từng người sẽ ảnh hưởng đến cả cộng đồng, đến toàn xã hội.
Truyền thông là một quá trình liên tục, trao đổi thông tin, tình cảm, thái độ nhằm tạo hạnh phúc đến thay đổi hành vi. Truyền thông dân số phải mang tính xã hội hoá cao, người nói, người nghe cũng phải làm và còn phải nói cho người khác làm. Tuy nhiên nòng cốt trong vấn đề này phải là tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tin đại chúng nhà trường và ngành chủ chốt y tế dân số. Phải phát huy lợi thế của từng kênh truyền thông và các loại hình truyền thông.
-Kênh trực tiếp là chủ yếu: Nhưng huyện Thạch Thành mới chỉ ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cần chý ý đến đối tượng chuẩn bị bước vào độ tuổi sinh đẻ, các đối tượng gây sức ép buộc phải sinh con trai như bố mẹ chồng, họ hàng nhà chồng…. Chú ý phân loại cho phù hợp với từng đối tượng: nam, nữ, người già, trẻ, cán bộ, nông dân, bộ đội.v.v. phù hợp với từng địa bàn, xã và vùng dân tộc ít người, vùng thiên chúa giáo ( đó là những vùng sinh đẻ còn quá nhiều ).
-Kênh truyền thông đại chúng: Báo nói, báo viết đã có chuyên mục thường xuyên, nhưng nội dung chưa phong phú, chưa hấp dẫn người xem, người nghe, còn nghèo nàn cần phải được bổ sung thêm cả về số lượng và chất lượng. Số lượng người dân trong huyện Thạch Thành thích xem chương trình dân số và phát triển đài truyền hình còn ít 15% và chỉ có 10% thích nghe chương trình qua đài phát thanh ( điều tra chọn mẫu). Con số này qúa ít, cần đưa tin, bài, phóng sự người thật, việc thật cho nhân dân trong huyện tin tưởng.
-Kênh dân gian và các loại hình văn hóa văn nghệ phải được chú ý, tuy đã có những số lượng đang còn ít, cần phải đầu tư cho kênh này cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong các kênh trên thì chú ý nhất phát triển loại hình: "dân nói trực tiếp với nhân" rất có hiệu quả.
Dù là kênh hay loại hình nào thì cũng cần chú trọng đến những xã có mức sinh cao như: Thành minh, Thành mỹ, Thành long, Thạch tượng, Thạch quảng….bởi vì đây hầu hết là các xã vùng cao, vùng dân tộc ít người sống và vùng thiên chúa giáo nên mức sinh còn rất cao, cao hơn gấp 3 lần mức sinh của toàn huyện. Những phương tiện thông tin còn nhiều hạn chế và nhận thức người dân ở vùng này còn quá thấp. Vì thế cần phải làm ngay và đồng bộ những văn hoá phẩm, băng hình video đến những xã này, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp xúc với truyền thông dân số với những nội dung, hình thức đa dạng phong phú. Để hấp dẫn lôi cuốn lẫn đưa cả nội dung bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em vào truyền thông Dân số kế hoạch hoá gia đình sẽ có sức thuyết phục lớn hơn.
Muốn tuyên truyền giáo dục dân số có hiệu quả cao, đương nhiên cần phải có tri thức dân số. Phải thường xuyên cung cấp thông tin cho các cán bộ lãnh đạo, thường xuyên đào tạo huấn luyện, tuyển chọn bổ sung và duy trì hoạt động của đội ngũ tuyên truyền về Dân số kế hoạch hoá gia đình ở cơ sở, về tận các bản, làng, thôn, xóm cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này phải được bồi dưỡng đào tạo cả về khả năng nghiệp vụ cũng như lòng nhiệt tình.
-Các cấp uỷ Đảng thực sự là công tác giáo dục Đảng viên cán bộ để vừa gương mẫu thực hiện, vừa làm một tuyên truyền viên tích cực, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong quần chúng.
-Hội phụ nữ chuyên trách giới nữ 15 - 49 tuổi có chồng, vận động có hiệu quả phong trào giảm sinh con thứ 3, số người chưa sử dụng các biện pháp tránh thai.
-Đoàn thanh niên tập trung vào nhóm tuổi sắp lấy chồng, lấy vợ và mới kết hôn, chống tảo hôn và vận động có hiệu quả việc sinh con đầu lòng sau 22 tuổi.
-Hội nông dân phụ trách nam nông dân cần đưa vào hoạt động và phát triển.
-Các cơ quan truyền thông đại chúng cần duy trì được chuyên mục Dân số kế hoạch hoá gia đình, kịp thời đưa lên công luận việc hay người tốt và ngay cả việc chưa tốt, cần nêu những điển hình của đơn vị và gia đình, những lợi ích do Kế hoạch hoá gia đình mang lại, phê phán việc làm chưa tốt ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng.
3.Thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật chuyên môn.
Tạo điều kiện để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của y học trong nước và quốc tế vào việc hạn chế sinh đẻ. Hiện nay ở huyện Thạch Thành tỷ lệ sử dụng biện pháp đặt vòng là nhiều nhất 60% trong khi đó triệt sản là một biện pháp ít gây tai biến nhất trong tất cả các tai biến khác thì đạt hiệu quả lại ít nhất chỉ có 0,2%. Chúng ta muốn giảm vòng tránh thai vì số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa còn nhiều. Chúng ta cũng hay nói về thuốc, bao cao su nhưng số liệu thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp này còn rất thấp đặc biệt là lượng thuốc cấy. Thực hiện đa dạng hoá các phương tiện tránh thai, ngoài hệ thống y tế của Nhà nước, phải vận dụng hệ thống chuyên trách dân số ở cơ sở, hệ thống tuyên truyền viên ở các ngành, các đoàn thể, vào việc cung cấp các phương tiện tránh thai cần phải nâng cao tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai vĩnh viễn nhiều hơn.
-Phát triển sâu rộng hơn nữa hệ thống cung cấp các biện pháp tránh thai đến tận thôn, xóm, bản làng, đến từng hộ gia đình, cải thiện khả năng dễ kiếm các phương tiện tránh thai, giảm khoảng cách tới cơ sở y tế, cần thiết lập một độ cao các điểm cung cấp, giảm thời gian đi lại tới các điểm Kế hoạch hoá gia đình cho phép nhân viên y tế phân phối phương tiện tránh thai. Tổ chức việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các phương tiện tránh thai, không được để xảy ra hiện tượng thiếu vòng, bao cao su, đồng thời cung ứng và phát triển một số kỹ thuật mới như cấy thuốc, đình sản nam, không dùng giao mổ, thành lập các đội phẫu thuật đình sản lưu động.
-Nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc ngày càng xem là yếu tố quyết định quan trọng trong việc chấp nhận sử dụng liên tục các biện pháp tránh thai. Lưa chọn biện pháp thích hợp, đưa những thông tin cho khách hàng như: biện pháp sẵn có, hướng dẫn sử dụng, các tác dụng phụ có thể, tổ chức thực hiện dịch vụ.
- Nâng cao năng lực của người cung cấp khi thực hiện các dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình, khuyến khích duy trì sử dụng liên tục, bằng những cuộc gặp gỡ, thăm viếng duy trì tại nhà, khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu khi đã có hai con trở lên. Bởi vì với những biện pháp tránh thai có tính hữu hiệu trên 95% thì khả năng thất bại rất ít, rủi ro mang thai dẫn tới nạo hút thai hoặc sinh con ngoài ý muốn giảm đi, tổ chức nạo hút thai an toàn nhằm tránh sinh con ngoài ý muốn.
-Kiện toàn trung tâm bảo vệ và chăm sóc trẻ em Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành. Củng cố hệ thống khoa sản, phòng sản thị trấn và các đội sinh đẻ ở các thôn, xóm, bản làng. Nâng cấp tất cả các trạm y các xã để làm tốt chức năng như một trung tâm Kế hoạch hoá gia đình cáp xã, đào tạo huấn luyện bồi dưỡng chuyên khoa phụ sản sinh đẻ kế hoạch cho các cán bộ chuyên khoa.
- Gắn dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình với truyền thông giáo dục, thực sự đưa nam giới vàocuộc, không những chỉ bằng sự ủng hộ vợ con mà bản thân phải sử dụng phương tiện tráng thai nam giới. Làm tốt việc tuyên truyền phòng chống và khám chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ, tiêm chủng mở rộng, phòng bệnh cho trẻ em
Lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp là nhân tố quyết định sự thành bại, nơi nào, việc gì lãnh đạo quan tâm đúng mức thì nơi đó, việc đó đạt hiệu quả cao.Trong khi đó vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp chưa nhận thức đúng về dân số và phát triển nên chưa đầu tư thoả đáng công sức, trí tuệ, tiền của cho công tác này, nhất là ở xã vùng cao, vùng thiên chúa giáo…
-Nhiều xã còn chung chung, dừng lại ở chủ trương hoặc nêu ra những chỉ tiêu, tỷ lệ: thiếu khoa học, thiếu biện pháp để hoàn thành, vai trò Đảng viên cán bộ nhiều nơi thiếu gương mẫu. Vì vậy cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, xây dưng và kiện toàn hệ thống làm công tác dân số Kế hoạch hoá gia đình các cấp các ngành, các đoàn thể, tập trung mạng lưới cơ sở để đủ năng lực tham gia quản lý điều hành điều phối và tổ chứcthực hiện chương trình. Lãnh đạo chủ chốt ở các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số Kế hoạch hoá gia đình để tạo ra phong trào, huy động ngày càng mạnh mẽ các lực lượng trong toàn xã hội tham gia coi trương trình dân số Kế hoạch hoá gia đình như các chương trình kinh tế khác.
-Xây dựng củng cố phát triển mạng lưới làm công tác dân số -Kế hoạch hoá gia đình ở cơ sở để tuyên truyền vận động làm dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình và quản lý đối tượng sinh đẻ một cách chặt chẽ ở các bản làng, thôn xóm.
-Thường xuyên trang bị kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống Dân số kế hoạch hoá gia đình, cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ truyền thông và cán bộ dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình đủ năng lực, trình độ đủ số lượng để đảm đương những công việc trước mắt và lâu dài.
-Việc đào tạo phải được tiến hành nguyện vọng theo nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, lý thuyết đi đôi với thực hành, có liên hệ áp dụng vào thực tiễn, kết hợp với nhiều hình thức như tập trung tại chức ngắn hạn, dài hạn, khuyến khích đào tạo người địa phương. Song song với tập trung đào tạo cán bộ cơ sở hàng năm phải tổ chức huấn luyện ngắn ngày cho cán bộ chuyên trách cũng như kiêm nghiệm của các huyện, các ngành, các đoàn thể. Tuỳ theo yêu cầu của các ngành, đoàn thể mà phân công, việc phân công việc quản lý đào tạo theo chức năng của ngành. Nội dung tập huấn đào tạo phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, tuỳ theo trình độ mà có nội dung phù hợp, sát với nhu cầu và chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ phải kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, tập huấn. Từ đó trở thành một ngành đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng.
4.Thực hiện các biện pháp hành chính pháp luật.
Nam nữ kết hôn phải thực hiện theo đúng luật hôn nhân và gia đình. Nhưng cần tuyên truyền vận động nam 25 tuổi, nữ 22 tuổi hãy xây dựng gia đình và sinh con sau 22 tuổi. Đồng thời phải tự nguyện đăng ký cam kết thực hiện Kế hoạch hoá gia đình. Các cặp vợ chồng chưa có con hoặc 1 con đăng ký sử dụng các biện pháp tránh thai, cặp vợ chồng có con cam kết không sinh con thứ 3 hoặc vận động thực hiện thôi đi đẻ lâu dài.
Những người chấp nhận và thực hiện quy mô gia đình 1 hoặc 2 con hải được ưu tiên xét miễn giảm học phí, viện phí và được ưu tiên các chế độ khác nếu có. Cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức và các lực lượng vũ trang vi phạm sinh đẻ kế hoạch không được công nhận danh hiệu thi đua, không được bổ nhiệm đề bạt, không được tăng lương đúng kỳ hạn, không để ở cương vị lãnh đạo, nếu là cán bộ công nhân viên chức biên chế có thể chuyển sang làm hợp đồng ngắn hạn hoặc thôi việc. Đối với xã viên hợp tác xã vi phạm sinh đẻ kế hoạch thì có thể cắt ruộng khoán. Phải xử lý nghiêm minh và quy trách nhiệm cho đơn vị cá nhân vi phạm tảo hôn, thực hiện nghiêm túc việc đăng ký sinh, tử, kết hôn với chính quyền cơ sở.
Lấy Dân số kế hoạch hoá gia đình là một trong những nội dung bình xét thi đua của cá nhân cũng như đơn vị hàng kỳ, hàng năm. Tiêu chuẩn khen thưởng với ngành, đoàn thể, cơ quan, công nhân viên chức lấy 3 tiêu chuẩn chính: không đẻ con thứ 3, không đẻ dày, nữ không đẻ trước 22 tuổi.
Phải huy động tất cả các nguồn kinh phí viện trợ, trung ương, địa phương quản lý kinh phí theo kế hoạch thống nhất theo chương trình mục tiêu, phát huy cao nhất sự hợp tác giữa các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải áp dụng hình thức quản lý theo chương trình có mục tiêu, có hợp đồng trách nhiệm, có sản phẩm, có thời hạn nhiệm thu và quyết toán.
Kiến nghị
Số liệu thống kê trên huyện Thạch Thành cho thấy dân số các dân tộc thiểu số tăng nhanh trong giai đoan qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân trước hết là do tỷ lệ sinh cao. Nguyên nhân khác là việc thực thi chính sách Kế hoạch hoá gia đình ở các xã vùng cao chưa triệt để so với các xã khác. Chương trình Kế hoạch hoá gia đình đã đạt được kết quả khả quan ở các thị trấn và các xã vùng thấp nhưng mới chỉ có những tác động ban đầu tới các xã vùng núi cao. Chương trình Kế hoạch hoá gia đình tại xã vùng cao mới thực sự chỉ bất đầu được trú trọng và đẩy mạnh từ những năm giữa của thập kỷ 90, một số dân tộc vẫn còn duy trì chuẩn mực sinh cao và chưa hoàn toàn chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình. Tuy nhiều dân tộc thiểu số đã ý thức được sự có mặt của chương trình Kế hoạch hoá gia đình và lợi ích của việc sinh ít con và chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình một cách nhanh chóng hơn, có thái độ tích tới một chuẩn mực sinh thấp hơn. Có thể nói các dân tộc thiểu số đã có sự khác biệt đáng kể trong việc thay đổi hành vi sinh đẻ, cụ thể là việc chấp nhận chương trình Kế hoạch hoá gia đình và thái độ khác nhau tới việc hạ thấp chuẩn mực sinh cuả dân tộc mình.
Xét một cách tổng thể thì mức sinh của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hoá không phải là cao so với mức sinh của cả nước song trong điều kiện thực tế của huyện thì giảm mức sinh vẫn là điều cần thiết và thực sự cần thiết đối với các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Nhưng để đạt được kết quả khả quan hơn nữa thì huyện Thạch Thành cần trú trọng hơn nữa tới công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là các xã vùng cao. Cụ thể:
1.Cần hiểu rằng bà con dân tộc nhìn nhận mọi thứ căn cứ nhiều vào trực giác và họ rất tin tưởng ở các chương trình của Chính phủ. Giữ được niềm tin đó là điều tối thiểu và cần thiết vì vậy chương trình dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình nên triển khai một cách từ từ, chắc chắn đảm bảo đem lại kết quả ở những nơi đã triển khai. Điều này phụ thuộc vào nhiều thứ nhưng trước hết là tuỳ thuộc vào số cán bộ, cộng tác viên có thể có được tại mỗi khu vực. Việc phát động các chiến dịch nên được cân nhắc kỹ lưỡng về hiệu quả cũng như việc đảm bảo đầy đủ, ổn định các dịch vụ tiếp theo sau chiến dịch.
2.Việc phát triển các hoạt động chăm sóc sức khoả sinh sản là rất cần thiết cho các bà con dân tộc nhưng hiện đang chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động Kế hoạch hoá gia đình cần triển khai đồng thời với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ dân tộc và điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chương trình.
3.Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và Kế hoạch hoá gia đình nên được xây dựng lại với sự trú trọng vào cấp bản và thôn. Điều này cho phép giải quyết những yêu cầu y tế ban đầu kết hợp với dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình. Khó khăn lớn chính là việc tuyển mộ và huấn luyện đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tại chỗ người dân tộc vào công việc này nên được coi là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình trong 3 năm đầu.
Hệ thống y tế tư nhân rất tích cực vì vậy hoạt động này cần dược khuyến khích chứ không nên bị cấm đoán đồng thời quy chế kiểm tra và kiểm soát các dịch vụ y tế nên được xây dựng. Sự cạnh tranh của y tế tư nhân với y tế công sẽ có lợi trong việc nâng cao tinh thần phục vụ của các cán bộ y tế công cũng như cho phép các định hướng nhằm vào cá nhóm dân số bị thiệt thòi được quan tâm hơn. Trước mắt, cần bảo đảm mức thu nhập tối thiểu để có thể chấp nhận được cho cán bộ y tế Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao kỹ thuật ngành với một quyết tâm cao.
4.Nhà nước nên xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, xã hội tính tới quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số. Nâng cao thu nhập của người dân tộc nên được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển.
5.Xét về từng dân tộc, các nhóm dân tộc còn bị thiệt thòi rất nhiều tuy mức đọ khác nhau so với từng dân tộc, có dân tộc bị thiệt thòi hơn, có dân tộc nhiều tệ nạn hơn. Dầu sao những dân tộc này thực sự là dân tộc thiểu số. Những dân tộc này có những nét văn hoá riêng biệt khác hẳn với những nét văn hoá chung của cả nước. Những dân tộc này với tiếng nói, ngôn ngữ riêng là dân tộc sống nghèo khổ đa số có trình độ văn hoá thấp. Họ thường bị tụt lại sau tiến trình phát triển do đó những cố gắng để đem lại dịch vụ y tế và Kế hoạch hoá gia đình cho họ và thúc đẩy mọi phương thức chăm sóc sức khoẻ có kết quả hơn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
6.Truyền thông đại chúng cho những nhóm dân tộc thiểu số hiện đang gặp phải một số trở ngại nên chưa thể phát huy hiệu quả tiềm năng to lớn từ nó, những khó khăn này là:
-Mức độ rất hạn chế về tiếng phổ thông và trình độ văn hoá rất thấp đặc biệt là phụ nữ.
-Thiếu hụt rất lớn những tài liệu, ấn phẩm truyền thông.
-Thiếu hụt sách, báo, tài chính tại các khu vực khảo sát.
-Thiếu hụt đài, Tivi một số xã không có phủ sóng Tivi hoặc chất lượng phủ sóng rất kém.
-Mức độ sử dụng truyền thông đại chúng còn rất hạn chế, chưa có sự thay đổi do còn có nhiều sức ì cản trở nên cần có nhiều nỗ lực để thay đổi.
-Chỉ có những thông điệp truyền thông trong giai đoạn đầu sẽ có tác động yếu kém nếu như thiếu sự củng cố từ những hoạt động truyền thông theo hình thức giao tiếp cá nhân và các dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình.
Do đó sẽ là hữu hiệu nếu có những hình thức tuyên truyền có chọn lựa đối với đa số người Kinh sống trong khu vực và những nhóm dân tộc thiểu số thành thạo tiếng phổ thông biết đọc, viết hoặc là có thể tiếp cận dễ dàng tới kênh truyền thông đại chúng phổ biến là đài và Tivi. Tuy vậy đối với dân tộc có hạn chế về tiếng phổ thông và trình độ văn hóa thấp, hơn nữa lại không thể tiếp cận một cách thường xuyên tới đài và tivi thì lại phải có một cách tiếp cận hoàn toằn khác để có thể tạo ra thay đổi thực sự trong nhận thức và hành vi của họ.
Hoạt động truyền thông đóng một vai trò chủ chốt trong việc định hướng thái độ của người dân do đó chương trình truyền thông cần phải có những cải thiện về cả nội dung, đối tượng lẫn phương thức truyền thông cho các nhóm dân tộc thiểu số nhằm tác động mạnh hơn nữa để có thể thay đổi triệt để thái độ văn hoá về chuẩn mực sinh phù hợp với chính sách dân số của Nhà nước. Đối với những dân tộc có hạn chế về tiếng phổ thông và trình độ văn hoá thấp, hơn nữa lại không thể tiếp cận một cách thường xuyên tới đài và tivi cần thiết mộtcách tiếp cận hoàn toàn khác để có thể tạo ra một sự thay đổi thực sự trong nhận thức và hành vi của họ. Sự khó khăn nhất là khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông và chữ viết phổ thông rất khó khăn do vậy hoạt động truyền thông đại chúng phải rất đơn giản dễ hiểu và chủ yếu dựa vào hình ảnh cho các dân tộc tương đối kém phát triển hơn cũng như nên có các chương trình truyền thanh băng tiếng dân tộc với những thông tin phong phú để áp dẫn người nghe.
7.Nếu như đối với dân tộc thiểu số vùng cao truyền thông đại chúng chưa thể đem lại hiệu quả mong muốn thì hình thức tiếp cận trực tiếp lại càng đóng một vai trò thiết thực hơn.
ở cấp độ thôn bản điều này có ý nghĩa là cần thiết phải hỗ trợ cho mạng lưới cộng tác viên sinh sống tại các thôn bản như để họ được hưởng một khoản trợ cấp của Uỷ ban quốc gia Dân số kế hoạch hoá gia đình hàng tháng để làm công việc không thường xuyên hàng ngày là vận động Kế hoạch hoá gia đình và cung cấp bao cao su. Do hiện nay khoản trợ cấp quá ít ỏi và huấn luyện không đầy đủ nên đội ngũ này không ổn định và nhiều xã còn thiếu cộng tác viên để có thể phủ khắp trên một địa bàn các thôn bản. Tuy nhiên nếu không có được một sự củng cố thực sự thì hiệu quả của mạng lưới cộng tác viên sẽ rất hạn chế. Sự củng cố này có thể bao gồm: tăng cường số cộng tác viên ở các xã có địa bàn rộng và số lượng thôn bản nhiều như Thạch lâm, tăng trợ cấp cho cộng tác viên hoặc có những hình thức khuyến khích vật chất để tăng lòng nhiệt tình của các cộng tác viên và có chương trình đào tạo, giám sát thường xuyên. Tại các địa bàn thiếu những kênh truyền thông đại chúng như xã Thạch tượng thì cộng tác viên dân số là người thực hiện giao tiếp trực tiếp với người dân (bao gồm cả trong các cuộc họp thôn bản) và họ là những tác nhân kích thích liên tục khuyến khích việc chấp nhận Kế hoạch hoá gia đình của người dân.
8.Việc cải thiện trạm y tế xã cần bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị và cả chất lượng lẫn số lượng nhân viên y tế, tóm lại là các trạm y tế vùng núi, vùng cao cần có một sự cải tạo căn bản để có thể có một dịch vụ có chất lượng hơn. Tuy nhiên cũng cần phải đề cập thêm ở đây là khoảng cách giữa các thôn bản tới trạm y tế xã và những khó khăn về đường xá và phương tiện giao thông sẽ vẫn là vấn đề lớn cản trở việc tiếp cận cuả người dân tới các dịch vụ y tế và Kế hoạch hoá gia đình.
9.Các đội dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình của huyện vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ tại các vùng cao, tuy nhiên hệ thống này vẫn cần được nâng cấp đầu tư về một số mặt như tăng cường về chuyên môn và đội ngũ cán bộ dịch vụ để có lịch trình tới từng xã để thường xuyên hơn, mở rộng loại hình và đối tượng dịch vụ, tăng cường các hoạt động dịch vụ tức thời. Những phụ nữ được hỏi đã đề cập đến vai trò rõ ràng của các đội dịch vụ di động, nhưng cũng đề cập đến việc chậm trễ khi phải chờ đợi thời điểm dịch vụ đến địa bàn.
10.Về các biện pháp tránh thai, vấn đề đa dạng hoá các hình thức tránh thai cần được mở rộng và tăng cường. Rất nhiều phụ nữ được phỏng vấn tăng cường về tác dụng phụ của vòng tránh thai và có kiến thức sai lệch về một số biện pháp tránh thai khác. Phụ nữ của các nhóm dân tộc thiểu số này không nhận được nhiều kiến thức về các biện pháp tránh thai và không có tư vấn hoặc làm yên lòng người sử dụng hoặc tạo lòng tin cho người đang có nhu cầu sử dụng. Dư luận xung quanh tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai hiện đại đã ngăn cản và làm nản lòng một số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc đa dạng hoá các biện pháp tránh thai hiện đại tạo nhiều thuận lơị cho các cặp vợ chồng lựa chọn được một biện pháp tránh thai thích hợp.
Làm cách nào để có thể đa dạng hoá được các biện pháp tránh thai?. ở đây cần phải có sự cải thiện đồng bộ hệ thống cung cấp: mạng lưới cộng tác viên sẽ có thể là nguồn cung cấp thường xuyên các biện pháp phi lâm sàng (bao cao su và cả thuốc nếu có được tập huấn cơ bản). Trạm y tế xã nếu được nâng cấp về chất lượng sẽ có thể thực hiện được các biện pháp tránh thai lâm sàng như đặt vòng và dịch vụ nạo hút thai. Các đội dịch vụ và Kế hoạch hoá gia đình có thể cung cấp dịch vụ tại mỗi xã thường xuyên hơn. Hơn nữa việc cung cấp các biện pháp tránh thai phi lâm sàng cần được thường xuyên và bảo đảm hơn - thí dụ việc giảm số lượng cung cấp bao cao su cho đối tượng sử dụng đưa lại ấn tượng tại một địa phương là nguồn cung cấp bao cao su thiếu hụt việc này dường như mang ẩn ý là người sử dụng cần sử dụng kết hợp bao cao su với biện pháp tránh thai truyền thống.
11.Từng bước nâng cao địa vị của người phụ nữ, để thực hiện sự cải thiện địa vị phụ nữ các dân tộc thiểu số cần phải chú ý tới việc thay đổi về chất trong việc giảm nhẹ gánh nặng công việc nâng cao khả năng giao tiếp trình độ họcvấn và các điều kiện hưởng thụ văn hoá cho phụ nữ và cho cả cộng đồng dân cư miền núi.
Kết luận.
Từ biệt thế kỷ 20, chào đón thế kỷ 21, nhân loại vừa chàn chề hy vọng, vừa hồi hộp lo lắng…Hy vọng về sự phát triển khoa học công nghệ, hy vọng về xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến sự giàu có phồn vinh hơn thế kỷ 20. Còn lo lắng cũng có nhiều như sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiênvà suy thoái về môi trường, sự bùng nổ về dân số,những hậu quả về dân số khó lường khi kinh tế chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp…
Qua thời gian 3 tháng thực tập tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hoá,với mục đích đi vào nghiên cứu mức sinh của huyện Thạch Thành nói chung và của các xã vùng cao của huyện Thạch Thành nói riêng em đã đi sinh sâu vào "Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá". Luận văn đã hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các cán bộ của Phòng lao động - Thương binh xã hội huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hoá và sự nỗ lực của bản thân.
Luận văn đi sâu vào phân tích tình hình sinh đẻ của huyện huyện Thạch Thành, một yếu tố quan trọng làm gia tăng dân số trong những năm qua. Và đề ra một số biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh, giảm sự gia tăng dân số ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Với kiến thức hiểu biết có hạn của sinh viên, bài viết nhất định còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa Lao động và dân số trường Đại học Kinh tế quốc dân . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29804.doc