Luận văn Phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần xây dựng số 12- Thăng Long năm 2003

Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 Thăng Long là một doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu ít, địa bàn hoạt động rộng. Qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 của Công ty, ta thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2003 đạt được những kết quả đáng kể hơn so với năm 2002. - Tài sản của công ty tăng so với năm trước, và đặc biệt là sự gia tăng của TSCĐ chứng tỏ công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, công nghệ dây truyền đảm bảo cho DN phát triển lâu dài. -Công ty đã tích cực huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vay ngân hàng, vay các tổ chức tin dụng .Và đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu không những tăng về giá trị tuyệt đối mà còn tăng về tỷ trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD. -Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đều tăng hơn so với năm trước. Điều đó khẳng định DN đang trên đà phát triển. Tuy nhiên mức tăng này còn chưa cao. - Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả vốn lưu động đều tăng.

doc103 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần xây dựng số 12- Thăng Long năm 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so sánh NVLĐ thực tế và TSLĐ (Hàng tồn kho). Ta có bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ NVLĐ thực tế 4.988.197.996 5.874.150.916 TSLĐ- hàng tồn kho 8.420.287.410 8.216.714.894 Mức độ đảm bảo -3.432.089.414 -2.342.563.978 Nếu nhìn vào số liệu trên ta thấy: Đầu năm Công ty thiếu vốn 3.432.089.414VNĐ, cuối kỳ thiếu 2.342.563.978 VNĐ. Chứng tỏ nguồn vốn lưu động thực tế của Công ty không đủ đảm bảo cho tài sản dự trữ thực tế của Công ty. Vì vậy Công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để trang trải cho các TS dùng trong quá trình SXKD. III..3 phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán III.3.1 Phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty phản ánh chất lượng công tác tài chính. Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, Công ty đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp tài sản dự trữ thừa, Công ty bị chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng nhiều hơn phần vốn bị chiếm dụng thì Công ty có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, Công ty sẽ giảm bớt vốn. Khi phân tích cần phải chỉ ra được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý. Những khoản đi chiếm dụng hợp lý là những khoản còn đang trong hạn trả như khoản tiền phải trả cho người bán chưa hết hạn thanh toán, khoản phải trả cho Ngân sách chưa đến hạn trả.v.v... Những khoản bị chiếm dụng hợp lý là những khoản chưa đến hạn thanh toán như khoản tiền bán chịu cho khách hàng đang nằm trong thời hạn thanh toán, khoản phải thu của các đơn vị trực thuộc và phải thu khác.v.v... Trong các quan hệ thanh toán này Công ty phải chủ động giải quyết trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán. Phân tích tình hình công nợ để biết được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu. Nếu ít công nợ thì tình hình tài chính là tốt khả năng thanh toán dồi dào, ít phải đi chiếm dụng, chủ động về vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nếu nhiều nợ nần thì tình hình tài chính xấu, nợ nần dây dưa, kéo dài, mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến phá sản. Phân tích công nợ còn cho ta biết chất lượng của công tác tài chính. Phân tích này còn cho biết việc chấp hành kỷ luật tài chính và việc tôn trọng pháp luật của Công ty là như thế nào? Cụ thể : Vì các khoản phải thu, phải trả cần có một khoảng thời gian nhất định mới thanh toán được mà khoảng thời gian đó lại tuỳ thuộc vào : + Chế độ quy định về nộp thuế + Chế độ quy định về nộp các lệ phí + Phương thức thanh toán + Mối quan hệ và sự thoả thuận giữa các Công ty. Cho nên khi phân tích cần thiết phải chỉ ra được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý và không hợp lý để doanh nghiệp có biện pháp chủ động giải quyết trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long năm 2003, lập bảng phân tích tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả như sau: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch % I.Các khoản phải thu 2.040.148.921 2.746.279.384 706.130.463 34,60 Phải thu của khách hàng 1.119.468.406 1.721.080.170 601.611.764 53,74 Trả trước người bán 250.480.124 297.996.382 47.516.204 18,97 VAT được khấu trừ 248.120.221 256.174.607 8.054.386 3,25 Phải thu nội bộ 420.839.230 469.149.279 48.310.049 11,48 Phải thu khác 1.240.940 1.879.000 638.060 51,42 II.Các khoản phải trả 10.886.749.169 13.410.016.595 2.523.267.426 23,18 Nợ dài hạn đến hạn trả 5.252.116.134 7.350.983.003 2.098.866.869 39,96 Phải trả cho người bán 120.000.000 0 -120.000.000 -100 Người mua trả trước 300.000.000 332.000.000 32.000.000 10,67 Thuế và các khoản phải nộp NN 56.053.160 64.618.083 6.040.078 11,16 Trả cho CBCNV 1.208.445.665 1.508.376.364 302.455.544 24,99 Trả nội bộ 0 0 0 0 Phải trả khác 3.400.134.210 3.554.039.145 153.904.935 4,53 Qua bảng phân tích ta thấy: *Về các khoản phải thu: Tổng các khoản phải thu ở cuối kỳ tăng hơn so với đầu kỳ: 34,6% tương ứng 706.130.463 VNĐ. Trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng lên khá cao:53,74% tương ứng tăng 601.611.764 VNĐ. Tiếp đó là các khoản phải thu khác tăng 51,42%; khoản trả trước cho người bán tăng 18,94%; các khoản phải thu nội bộ tăng: 11,48%; VAT được khấu trừ tăng 3,25%. Các chỉ tiêu này tăng lên thể hiện công ty còn để ứ đọng vốn trong khâu mua hàng, bị người mua - người bán chiếm dụng vốn. Công ty cần rút ngắn thời gian trong khâu mua hàng hoá; nguyên vật liệu; tư liệu phục vụ cho sản xuất. Sau khi đã xem xét, phân tích và có những đánh giá khái quát về các chỉ tiêu về “Các khoản phải thu”, ta cần tiếp tục đi sâu phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải trả” để thấy được mối liên quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, từ đó nhận biết chính xác hơn về tình hình công nợ của Công ty. *Về các khoản phải trả: Các khoản phải trả cuối kỳ tăng hơn so vối đầu năm là 23,18% tương ứng là 2.523.267.426 VNĐ. Các khoản phải trả như vậy là tăng cao.Nếu không có biện pháp thu hồi vốn nhanh, thanh toán các khoản nợ phải trả thì công ty sẽ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất , mất khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh kém hiệu quả do phải trả lãi vay quá lớn. Nợ dài hạn đến hạn tăng:39,96% tương ứng 2.098.866.869 VNĐ. Gây áp lực lớn đối với công ty. Đòi hỏi công ty phải huy động vốn có hiệu quả để đảm bảo trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn này. Phải trả người bán ở cuối kỳ bằng 0. Chứng tỏ công ty rất có uy tín đối với khách hàng. Trả người bán đúng thời gian giao hàng, không để nợ nần chồng chất. Người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước; phải trả công nhân viên cũng tăng lên đáng kể so với đầu năm. Như vậy công ty đã tích cực đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Các khoản chiếm dụng này đều rất hợp lý và đều không phải trả lãi vay. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có các biện pháp nhằm thanh toán các khoản nợ phải trả này để giữ chữ tín với khách hàng, công nhân viên nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nhìn chung trong kỳ các khoản phải thu và các khoản phải trả tăng. Sự gia tăng này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty. Công tác thu hồi nợ cũng như việc trả nợ thực hiện chưa tốt dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau làm khó khăn trong thanh toán, khó khăn cho tình hình tài chính của công ty. Công ty khó chủ động trong sản xuất kinh doanh và vay nợ kéo dài. Tuy nhiên để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu ta phải xem xét một số chỉ tiêu sau: *So sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Tỷ lệ % Cuối kỳ/đầu năm Tổng phải thu 2.040.148.921 2.746.279.384 134,60 Tổng phải trả 10.886.749.169 13.410.016.595 123,18 Tổng phải thu Tổng phải trả 0,19 0,21 1,09 Qua kết quả trên ta thấy: Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị các đơn vị khác chiếm dụng. Đầu năm công ty đi chiếm dụng: 10.886.749.169 VNĐ và bị chiếm dụng: 2.040.148.921 VNĐ đến cuối năm đi chiếm dụng 13.410.016.595 VNĐ và bị chiếm dụng: 2.746.279.384 VNĐ. Tuy nhiên tốc độ tăng của tổng phải thu nhiều hơn tốc độ tăng của tổng phải trả cả đầu năm và cuối kỳ. Như vậy công ty đang dần khắc phục tình trạng đi chiếm dụng, từng bước đảm bảo mức độ tự chủ về mặt tài chính. Tất nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty nào cũng vừa là đơn vị đi chiếm dụng, vừa là đơn vị bị chiếm dụng. Nhưng để tỷ trọng các khoản này quá lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty. Nó đòi hỏi công ty phải rất linh hoạt, khéo léo trong việc sử dụng các nguồn vốn đi chiếm dụng và thu hồi các khoản bị chiếm dụng. *Tỷ trọng các khoản phải thu trên vốn lưu động: Để đánh giá ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của công ty ta cần xác định tỷ trọng của nó trong tổng số vốn lưu động: Đầu năm 2.040.148.921 x 100 = 17,48 11.674.556.655 Cuối kỳ 2.746.279.384 x 100 = 20,60 13.334.730.617 Như vậy tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động ở cuối kỳ đã tăng hơn so với đầu năm. Chứng tỏ ở thời điểm cuối kỳ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so vơi đầu năm. Trong cơ chế hiện nay việc mua bán chịu là một tất yếu khách quan và đôi khi khách hàng rất muốn thời hạn trả tiền được kéo dài thêm. Công ty cần có các biện pháp tích cực hơn để thu hồi các khoản này. Tóm lại: Qua phân tích chi tiết các khoản phải thu, phải trả ta thấy tỷ trọng các khoản phải trả của công ty là khá lớn, điều đó không tốt cho công ty, nó không thể hiện một tình hình tài chính tốt đẹp, lành mạnh. Đến cuối năm các khoản phải thu và phải trả đều tăng cao so với đầu năm thể hiện tình hình tài chính của Công ty là không được khả quan lắm. Công ty phải có các biện pháp tốt hơn để cải thiện tình hình tài chính khá lên. *Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu được xác định theo công thức sau: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu áp dụng công thức tính số dư bình quân: Số dư bình quân các khoản phải thu = Số đầu năm + Số cuối kỳ 2 Thay số vào ta được: Số dư bình quân các khoản phải thu = = 2.293.214.153 Ta có bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Số dư bình quân các khoản phải thu 2.293.214.153 2.293.214.153 Vòng quay các khoản phải thu 6,20 7,03 Ta thấy số vòng quay năm 2003 tăng so với năm 2002 chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, số vốn bị chiếm dụng càng giảm. Vòng quay các khoản phải thu biểu hiện, ở năm 2002 cứ 1 đồng các khoản phải thu thì thu được 6,20 đồng doanh thu thuần, còn năm 2003 thì thu được 7.03 đồng doanh thu thuần. Điều này được đánh giá tốt, tốc độ thu tiền nợ khách hàng nhanh hơn, như vậy hiệu suất sử dụng vốn lưu động sẽ tăng lên do vốn tồn đọng trong khoản phải thu được đưa vào lưu chuyển sinh lời. III.3.2 Phân tích khả năng thanh toán. Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần phải phân tích khả năng thanh toán. Tác dụng của phân tích này là: - Để thấy rõ tình hình tài chính của Công ty là như thế nào? tồt hay xấu - Dựa vào các tài liệu hạch toán để sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một phần thứ tự ưu tiên nhất định như: Khoản nào phải thanh toán ngay Khoản nào chưa phải thanh toán ngay Khả năng huy động để thanh toán ngay là bao nhiêu? ở đâu. Khả năng huy động trong thời gian tới là bao nhiêu? ở đâu. Nhu cầu thanh toán chính là các khoản cần phải thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu về nhu cầu thanh toán được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán như sau: Trước hết là các khoản phải thanh toán ngay bao gồm: 1. Các khoản nợ quá hạn - Phải nộp ngân sách - Phải trả ngân hàng - Phải trả công nhân viên - Phải trả người bán - Phải trả người mua - Phải trả nội bộ - Phải trả khác 2. Các khoản nợ đến hạn: - Nợ ngân sách - Nợ ngân hàng Tiếp đến là các khoản phải thanh toán trong thời gian tới như tháng tới hoặc quý tới bao gồm : - Ngân sách - Ngân hàng Còn về khả năng thanh toán chính là các khoản có thể dùng để thanh toán của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp lại được sắp xếp theo khả năng huy động: Đầu tiên là các khoản có thể dùng để thanh toán ngay gồm có: 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi Ngân hàng 3. Tiền đang chuyển Sau đó là các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới (tháng tới, quý tới) như: - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Đầu tư ngắn hạn khác - Khoản phải thu - Hàng gửi đi bán - Thành phẩm - Vay... Dựa vào bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long năm 2003 ta lập được bảng số liệu về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty. Nhu cầu thanh toán Số tiền Đầu năm Cuối kỳ I. Các khoản phải thanh toán ngay 1. Các khoản nợ quá hạn 2. Các khoản nợ đến hạn 10.886.749.169 13.410.016.595 - Vay ngắn hạn 550.000.000 600.000.000 - Nợ dài hạn đến hạn trả 5.252.116.134 7.350.983.003 - Phải trả cho người bán 120.000.000 0 - Người mua trả trước 300.000.000 332.000.000 - Thuế và các khoản phải nộp 56.053.160 64.618.083 - Trả cho CBCNV 1.208.445.665 1.508.376.364 - Trả nội bộ 0 0 - Phải trả khác 3.400.134.210 3.554.039.145 II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 18.315.864.210 19.185.239.330 - Vay dài hạn 16.370.410.865 16.413.239.330 - Nợ dài hạn 1.945.453.345 2.772.000.000 Tổng cộng 29.202.613.379 32.595.255.925 Khả năng thanh toán Đầu năm Cuối kỳ I. Các khoản có thể thanh toán ngay 502.345.944 707.999.954 1. Tiền mặt 352.345.944 526.309.330 2. Tiền gửi ngân hàng 150.000.000 181.690.624 II. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới 2.040.148.921 2.746.279.384 Các khoản phải thu 2.040.148.921 2.746.279.384 Tổng cộng 2.542.494.865 2.746.279.384 Trên cơ sở bảng số liệu ta thấy:Các khoản cần phải thanh toán ngay ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn nhiều so với các khoản có thể dùng để thanh toán ngay. Điều này thể hiện Công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Do vậy, nếu cần thiết Công ty sẽ phải huy động đến các nguồn khác như: Các khoản đầu tư dài hạn, hay dùng tài sản cố định để trả nợ. Còn với các khoản cần phải thanh toán ngay trong thời gian tới, ở thời điểm đầu năm là 18.315.864.210 đồng, đến cuối năm tăng lên 19.185.239.330 đồng. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới cho khoản vay dài hạn này là "Các khoản phải thu" ở đầu năm là 2.040.148.921 đồng, cuối năm là 2.746.279.384 đồng. Ta thấy khả năng thanh toán trong thời gian tới của Công ty vẫn gặp khó khăn. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản phải thanh toán trong thời gian tới. Như vậy công ty vẫn phải huy động vốn từ các nguồn khác để đảm bảo khả năng thanh toán trong thời gian tới. Tóm lại qua các số liệu ở trên ta thấy: Khả năng thanh toán ngay cũng như khă năng thanh toán trong thời gian tới của Công ty còn gặp khó khăn. Bởi các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn quá lớn và năm nay tăng nhanh hơn rất nhiều so với năm trước. Công ty cần cố gắng khắc phục các khoản nợ, chủ động trong kinh doanh, tích cực hơn trong công tác thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để tăng khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn khi cần thiết. Để biết được rõ hơn khả năng thanh toán của công ty khi phân tích cần phải tính toán được một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán dưới đây: Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các khoản có thể sử dụng để thanh toán ngay với số cần phải thanh toán (các khoản nợ ngắn hạn). Trên bảng cân đối kế toán, các khoản có thể sử dụng để thanh toán ngay bao gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển), các khoản đầu tư ngắn hạn (chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác) và các khoản phải thu. Trong đó, đặc biệt cần quan tâm nhất là các khoản tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn, hai khoản này có thể huy động để thanh toán ngay còn khoản phải thu, dù sao cũng có thể phải chờ đợi sau một thời gian nhất định. Nếu chỉ tính cho hai khoản trên, tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty được tính như sau: K tt nhanh = Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn- Vay ngắn hạn Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Vốn bằng tiền 502.345.944 707.999.954 Nợ ngắn hạn 10.336.749.169 12.810.016.595 K tt nhanh 0,049 0,055 Qua bảng so sánh trên ta thấy: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm nhưng ở cả đầu năm và cuối năm khả năng thanh toán đều thấp hơn mức thấp nhất có thể được đối với K tt nhanh (50%). Điều này chứng tỏ Công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn, cần phải tìm hiểu nguyên nhân của nó để có biện pháp khắc phục. Nhìn trên bảng cân đối kế toán ta thấy Công ty chưa tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm dở dang hoàn thành ở từng mức độ, giai đoạn. Ta có chi phí XDCB dở dang: Đầu năm là 7.612.735.484VNĐ đến cuối kỳ là:7.455.608.476VNĐ. Do đó vốn bằng tiền còn ứ đọng trong khoản này. Trong năm 2004 Công ty cần có chính sách khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ, hoàn thành những sản phẩm dở dang, và nhanh chóng hoàn thiện bàn giao thu tiền. Tỷ lệ về khả năng thanh toán so với tài sản lưu động: Tỷ lệ về khả năng thanh toán so với tài sản lưu động là tỷ số giữa vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn với tổng tài sản lưu động của Công ty. Hệ số khả năng thanh toán so với tổng TSLĐ = Tiền + Đầu tư ngắn hạn Tổng tài sản lưu động Thay số: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Vốn bằng tiền 502.345.944 707.999.954 Tổng tài sản lưu động 11.674.556.655 13.334.730.617 Hệ số khả năng thanh toán so với tổng TSLĐ 0,04 0,053 Qua bảng phân tích trên ta thấy : Mặc dù các hệ số khả năng thanh toán so với tổng TSLĐ cuối kỳ tăng so với đầu năm nhưng các hệ số này là rất nhỏ. Chứng tỏ Công ty thường xuyên thiếu vốn thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành(HK): Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của Công ty và được tính bằng công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán HK = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của Công ty. Số tiền có thể dùng để thanh toán gồm: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, tổng các khoản phải thu (giả sử thu được hoặc có thể dùng để gán nợ, đảo nợ...), dùng tạm tiền bán sản phẩm, hàng hoá, vật tư thừa. * Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Dựa trên các số liệu ở bảng cân đối kế toán, ta có: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tài sản lưu động 11.674.556.655 13.334.730.617 Nợ ngắn hạn 10.886.749.169 13.410.016.595 Hệ số thanh toán hiện hành 1,07 0,99 Hệ số thanh toán hiện hành ở cuối kỳ giảm so với đầu năm, là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động. Khả năng thanh toán hiện hành giảm xuống cho thấy một mức độ bảo đảm thấp đối với các chủ nợ , đây là điều chủ nợ rất quan tâm . Về phía Công ty hệ số này phản ánh rằng khả năng thanh toán của Công ty đối với khoản nợ ngắn hạn là kém khả quan vì phần nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động ở mức cao , số còn lại được tài trợ bởi nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Công ty phải chịu áp lực thanh toán lớn trong năm tới. d. Hệ số thanh toán thường( Hệ số thanh toán tổng quát): Ta có công thức: Hệ số thanh toán thường = Tiền, tương đương tiền để thanh toán Nợ phải trả Hệ số thanh toán thường = Tiền,ĐTNH,khoản phải thu,hàng tồn kho Nợ NH+Nợ DH+ Nợ khác Qua công thức trên ta thấy: Hệ số này càng lớn( có thể lớn hơn 1) và xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại. Nhưng cũng từ công thức xác định chỉ tiêu trên ta thấy: Trường hợp tử số tăng do tăng các khoản phải thu:Hàng bán chậm, hàng kém chất lượng và tăng hàng tồn kho thì mặc dù hệ số này tăng nhưng không vì thế mà kết luận DN có khả năng thanh toán. Mà trường hợp này rủi ro về mặt tài chính cũng tăng lên Nhưng nếu khả năng thanh toán giảm do giảm tử số bằng cách: Làm tốt công tác thu hồi công nợ(giảm các khoản phải thu); giải phóng nhanh các hàng tồn kho.Điều này cũng không thể kết luận được là khả năng thanh toán giảm Trường hợp nếu khả năng thanh toán giảm do tăng mẫu số(tăng các khoản nợ phải thanh toán khi đó nó phản ánh khả năng thanh toán giảm và rủi ro về tài chính cũng tăng lên. Qua phân tích trên ta nhận thấy cần nhận rõ hướng tăng-giảm của các hệ số, các trường hợp cụ thể do những nguyên nhân cụ thể tác động đến mới có thể kết luận một cách chính xác. Qua số liệu của DN ta có bảng sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Tiền,ĐTNH,Khoản phải thu,hàng tồn kho 10.962.782.275 11.670.994.232 Nợ NH+ Nợ DH+ Nợ khác 29.202.613.379 32.595.255.925 Hệ số thanh toán thường 0,38 0,36 Qua kết quả phân tích ở trên ta thấy: Hệ số thanh toán thường cuôi kỳ giảm đi so với đầu năm. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do có sự tăng lên đáng kể của các khoản nợ phải trả và do giảm hàng tồn kho. Đây là biểu hiện không tốt cho doanh nghiệp. Công ty cần có biện pháp khắc phục bằng cách làm tăng các khoản vốn bằng tiền,các khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn, làm tốt công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh số hàng tồn kho..... Ngoài ra khi phân tích khả năng thanh toán có thể dùng một số chỉ tiêu sau: *Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được sử dụng và bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được sử dụng và bán ra trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện tình hình bán ra và sử dụng càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hoá của Công ty. Tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, Công ty đầu tư vốn cho hàng tồn kho thấp hơn, hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của Công ty sẽ đạt mức cao hơn. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân x 360 Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân = Số đầu năm + Số cuối kỳ 2 Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Giá vốn hàng bán 12.574.684.655 14.525.305.660 Hàng tồn kho bình quân 8.318.501.152 8.318.501.152 Vòng quay hàng tồn kho 1,51 1,75 Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho 238 206 Như vậy vòng quay của hàng tồn kho của Công ty năm 2003 so với năm 2002 đã tăng. Năm 2002 là 1,51 vòng lần, năm 2003 là 1,75 vòng lần. Trong khi đó số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2003 so với năm 2002 giảm 32 ngày (238-206), chứng tỏ số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho của Công ty đã nhanh hơn, đồng thời số vòng quay của hàng tồn kho cũng tăng thêm 0,24 vòng. Điều này cho thấy hàng hóa lưu chuyển nhanh hơn, vốn đầu tư vào khoản mục hàng tồn kho nhanh chuyển đổi thành tiền. Đối với doanh nghiệp xây dựng giao thông thì kết quả tính toán chỉ tiêu này như vậy là bình thường, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu binh quân ý nghĩa của chỉ tiêu này: Qua công thức xác định trên ta thấy chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hàng hoá được bán ra theo phương thức thanh toán ngay, làm cho số ngày thu nợ càng ngắn( Giảm trừ các khoản phải thu), rủi ro về mặt tài chính giảm và ngược lại chỉ tiêu này nhỏ và có xu hướng giảm chứng tỏ hàng bán ra chưa được thu tiền ngay, thời hạn thu hồi nợ kéo dài và rủi ro về mặt tài chính cũng tăng lên Với số liệu của Công ty ta có bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.613.748.910 16.823.018.833 Các khoản phải thu bình quân 2.393.214.153 2.393.214.153 Vòng quay các khoản phải thu 7,15 7,03 Như vậy vòng quay các khoản phải thu ở năm nay đã nhỏ hơn so với năm trước và chỉ tiêu này cũng tương đối cao chứng tỏ hàng hoá của công ty bán ra theo phương thức thanh toán nhanh. Công ty sớm thu hồi được các khoản phải thu, tránh gây tình trạng ứ đọng vốn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty. Tóm lại: Qua phân tích cụ thể từng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán có thể rút ra kết luận: Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Đó là khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tổng quátMức độ đảm bảo vốn bằng tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn còn quá thấp. Công ty cần có biện pháp tăng vốn bằng tiền để thanh toán nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục. Qua số liệu của công ty ta còn thấy rõ:Trong TSLĐ của công ty các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng của vốn bằng tiền. Công ty có thể lâm vào tình trạng khủng hoảng về thanh toán nếu không có biện pháp khắc phục.Công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu này bằng cách bán hàng theo phương thức thanh toán nhanh để sớm thu hồi các khoản phải thu, đồng thời giải phóng nhanh hàng tồn kho thu hồi vốn. Tăng lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tham gia các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, đưa nhanh NVL-CCDC vào sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán bàn giao công trình đã hoàn thành. Từ đó mới có khả năng tăng cường khả năng thanh toán. Tuy nhiên khă năng thanh toán của năm nay của Công ty là khả quan hơn so với năm trước. Công ty đang từng bước khắc phục khó khăn, từng bước khẳng định khả năng về mặt tài chính của mình có đủ khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ. Nhưng đối với các khoản nợ đến hạn, các khoản cần thanh toán nhanh, thanh toán ngay thì khả năng thanh toán của công ty lại rất thấp. Tuy vậy, khả năng thanh toán nợ hiện nay của Công ty là khả quan hơn năm trước, mức độ đảm bảo vốn bằng tiền đối với nợ ngắn hạn chỉ bằng 2,67%, nó phản ánh rằng Công ty cần tiền để thanh toán nợ. Đây là một điểm yếu trong khâu thanh toán mà công ty cần khắc phục. Qua phân tích ta thấy đó là do cơ cấu TSLĐ của công ty “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho” chiếm tỷ trọng lớn so với khoản mục “Tiền”.. Công ty có thể lâm vào tình trạng khủng hoảng về thanh toán nếu không có giải pháp khắc phục. Công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu này bằng cách tăng cường công tác thu hồi các khoản phải thu để tăng lượng tiền mặt và tiền gửi, tham gia vào các hoạt động ĐTTC ngắn hạn, đưa nhanh các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công giảm hàng tồn kho, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán bàn giao công trình đã hoàn thành, từ đó có cơ sở để nâng cao khả năng thanh toán tức thời của công ty. III.4 phân tích hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của vốn sản xuất kinh doanh Vốn là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều liên quan đến vốn. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa kết quả lợi ích và tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả lợi ích do sử dụng vốn phải thoả mãn: đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Như vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là một bộ phận tạo ra hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một phần không thể thiếu trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện trên 2 mặt : bảo toàn được vốn và tạo ra các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn. Vì vậy, khi phân tích cần phải xem xét qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (gồm vốn cố định, vốn lưu động), sức sinh lời của vốn.v.v... Chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng khi phân tích được tính bằng công thức: Hiệu quả sử dụng vốn = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi tức.v.v...còn chi phí đầu vào được đo bằng chỉ tiêu vốn cố định, vốn lưu động.v.v... III.4.1 Phân tích chỉ tiêu tổng quát Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần Khi nhìn vào báo cáo tài chính của Công ty, nhà quản lý Công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản của mình một cách có hiệu quả nhất để mang lại lợi tức cao nhất. Có một chỉ tiêu được dùng để giúp cho các chủ Công ty và kế toán trưởng đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của Công ty, đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu = Lợi nhuận thuần x 100% Doanh thu thuần Từ số liệu ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long , tính được tỷ suất lợi nhuận thuần là: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi thuận thuần từ HĐKD 1.229.545.322 1.355.573.717 Lợi nhuận trước thuế 200.189.858 230.778.868 Lợi nhuận sau thuế 144.136.698 166.160.785 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu (%) 8,02 8,06 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (%) 1,35 1,37 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%) 0,97 0,99 Qua so sánh trên ta thấy tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu thuần năm 2003 cao hơn so với năm 2002. cứ 100 đồng doanh thu thuần thì năm 2002 đem lại 8,02 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 đem lại 8,06 đồng lợi nhuận thuần. Như vậy, trong 100 đồng doanh thu, chênh lệch về lợi tức thuần của năm nay so với năm trước là +0,04 đồng (8,06-8,02). Nếu tỷ lệ này không đổi giữa 2 năm thì cứ 100 đồng doanh thu tăng lên của năm sau so với năm trước Công ty sẽ có thêm 0,04 đồng lợi nhuận thuần. Điều này chứng tỏ Công ty đang có xu hướng phát triển tốt. Bên canh đó , tỷ suất lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế năm nay tăng cao hơn so với năm trước.Điều này thể hiện DN làm ăn có hiệu quả hơn so với năm trước. Sự gia tăng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tạo đà phát triển cho công ty trong năm tới. Tuy nhiên mức tăng này còn chưa cao bởi DN huy động nhiều nguồn vốn để đảm bảo vốn sản xuất công ty phải vay vốn ở bên ngoài, hoặc chiếm dụng vốn hợp pháp và bất hợp pháp. Do đó chi phí lãi vay cao làm giảm lợi nhuận. Đây là một khó khăn trong việc tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh đối với Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất Một chỉ tiêu quan trọng nữa để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty là tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất (còn gọi là hệ số doanh lợi vốn sản xuất). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho sản xuất đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần và xác định bằng công thức dưới đây: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất = Lợi nhuận thuần x 100 Vốn sản xuất bình quân Vốn sản xuất bình quân = Số đầu kỳ + Số cuối kỳ x 100 2 Trong đó vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Căn cứ vào số liệu của Công ty ta có: Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.229.545.322 1.355.573.717 Lợi nhuận trước thuế 200.189.858 230.778.868 Lợi nhuận sau thuế 144.136.698 166.160.785 Vốn sản xuất bình quân 35.755.109.108 35.755.109.108 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất (%) 3,44 3,79 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn sản xuất bình quân (%) 0,56 0,65 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn sản xuất bình quân (%) 0,40 0,46 Kết quả cho thấy: 100 đồng vốn sản xuất bình quân năm 2002 đem lại 3,44 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 đem lại 3,79 đồng lợi nhuận thuần. Mặc dù tỷ suất năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng đây vẫn là một mức tỷ suất rất thấp, Công ty cần phải có nhiều biện pháp tích cực hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Lẽ dĩ nhiên nếu tính toán chính xác cần phải trừ đi phần tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký quỹ, ký cược...vì phần này không đáng kể, nên trong cách tính này đã coi toàn bộ tài sản của Công ty được huy động tham gia vào sản xuất. Do vậy chỉ tiêu này còn có thể gọi là tỷ suất lợi tức thuần trên tài sản sử dụng. Số lần chu chuyển tổng tài sản Ngoài việc sử dụng 2 chỉ tiêu trên, cần phải tính toán, nghiên cứu chỉ tiêu số lần chu chuyển của tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần phải cần bao nhiêu đồng tài sản (gồm cả tài sản lưu động và tài sản cố định). Cách tính chỉ tiêu này như sau: Số lần chu chuyển tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Tổng tài sản bình quân 35.755.109.108 35.755.109.108 Số lần chu chuyển tổng tài sản 0,41 0,47 Kết quả trên cho thấy: 100 đồng tài sản năm 2002 đem lại 41 đồng doanh thu thuần, năm 2003 đem lại 47 đồng doanh thu thuần. Mặc dù vậy, số lần chu chuyển tổng tài sản là rất thấp, Công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa nhằm đẩy mạnh tốc độ chu chuyển tài sản. Ta có quan hệ giữa 3 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất = Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu x Số lần chu chuyển của tổng tài sản Năm 2002: 3,44 = 8,02 x 0,41 Năm 2003: 3,79 = 8,06 x 0,47 III.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu qủa sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) Nguyên giá bình quân TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ = Số đầu kỳ + số cuối kỳ 2 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1.229.545.322 1.355.573.717 Nguyên giá bình quân TSCĐ 35.908.324.660 35.908.324.660 Hiệu quả sử dụng TSCĐ (%) 3,42 3,78 Chỉ tiêu này cho biết: 100 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2002 đem lại 3,42 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 đem lại 3,78 đồng lợi nhuận thuần. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ năm nay cao hơn năm trước, Công ty đã đầu tư tài sản cố định hợp lý. Điều này cho thấy việc đầu tư máy móc thiết bị trong năm qua của Công ty đã có tác dụng tích cực làm tăng mức sản phẩm sản xuất, tăng doanh thu thuần. Việc sử dụng hiệu quả vốn cố định trong năm qua có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ban lãnh đạo Công ty đã rất cố gắng trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định: Hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ = Số đầu kỳ + Số cuối kỳ 2 Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Nguyên giá bình quân TSCĐ 35.908.324.660 35.908.324.660 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,41 0,47 Hệ số đảm nhiệm TSCĐ 2,42 2,13 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh : Một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2002 đem lại 0,41 đồng doanh thu thuần, năm 2003 đem lại 0,47 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu suất sử dụng của TSCĐ năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng nhìn chung hiệu suất này vẫn còn thấp. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSCĐ phản ánh : để có được một đồng doanh thu thuần thì năm 2002 cần 2,42 đồng TSCĐ, năm 2003 cần 2,13 đồng TSCĐ.. Hệ số đảm nhiệm trong 2 năm đều cao, nên Ban lãnh đạo Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc điều hành sản xuất. III.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận thuần Vốn cố định bình quân Vốn cố định bình quân = Số đầu năm + Số cuối kỳ 2 Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận thuần 1.229.545.322 1.355.573.717 Vốn cố định bình quân 23.250.465.472 23.250.465.472 Hiệu quả sử dụng VCĐ (%) 5,29 5,83 Chỉ tiêu này cho biết: 100 đồng vốn lưu động bình quân năm 2002 đem lại 5,29 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 đem lại 5,83 đồng lợi nhuận thuần. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ năm nay cao hơn năm trước, Công ty đã đầu tư tài sản lưu động hợp lý. Việc sử dụng hiệu quả vốn cố định trong năm qua có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ban lãnh đạo Công ty đã rất cố gắng trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định: Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Vốn cố định bình quân 23.250.465.472 23.250.465.472 Hiệu suất sử dụng VCĐ 0,64 0,72 Hệ số đảm nhiệm VCĐ 1,57 1,38 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ phản ánh : Một đồng vốn cố định bình quân năm 2002 đem lại 0,64 đồng doanh thu thuần, năm 2003 đem lại 0,72 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu suất sử dụng của VCĐ năm 2003 cao hơn năm 2002 . Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VCĐ phản ánh : để có được một đồng doanh thu thuần thì năm 2002 cần 1,57 đồngVCĐ, năm 2003 cần 1,38 đồng VCĐ. Hệ số đảm nhiệm năm 2003 thấp hơn năm 2002 là một điều rất tốt. III.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Phân tích chung Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng, hiệu suất sử dụng của vốn lưu động (tài sản lưu động). Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động bình quân = Số đầu năm + Số cuối kỳ 2 Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1.229.545.322 1.355.573.717 Vốn lưu động bình quân 12.501.643.636 12.501.643.636 Hiệu quả sử dụng VLĐ (%) 9,83 10,84 Chỉ tiêu này cho biết: 100 đồng vốn lưu động bình quân năm 2002 đem lại 9,83 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 đem lại 10,84 đồng lợi nhuận thuần. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ năm nay cao hơn năm trước, Công ty đã đầư tư tài sản lưu động hợp lý. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong năm qua có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ban lãnh đạo Công ty đã rất cố gắng trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Vốn lưu động bình quân 12.504.643.636 12.504.643.636 Hiệu suất sử dụng VLĐ 1,19 1,35 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,84 0,74 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ phản ánh : Một đồng vốn lưu động bình quân năm 2002 đem lại 1,19 đồng doanh thu thuần, năm 2003 đem lại 1,35 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu suất sử dụng của VLĐ năm 2003 cao hơn năm 2002 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh : để có được một đồng doanh thu thuần thì năm 2002 cần 0,84 đồngVLĐ, năm 2003 cần 0,74 đồng VLĐ. Hệ số đảm nhiệm trong 2 năm đều cao, nên Ban lãnh đạo Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc điều hành sản xuất để hạ thấp hệ số đảm nhiệm này. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời gian quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh, cho nên sử dụng tài sản lưu động một cách hợp lý, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, ta đi phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động để làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của công ty. + Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Vốn lưu động bình quân 12.504.643.636 12.504.643.636 Số vòng quay của VLĐ 1,19 1,35 Chỉ tiêu này cho biết năm 2002 vốn lưu động quay được 1,19 vòng trong kỳ, năm 2003 vốn lưu động quay được 1,35 vòng trong một kỳ. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2003 nhanh hơn năm 2002. Số ngày một lần chu chuyển: Độ dài một lần chu chuyển = Thời gian của kỳ phân tích Số lần chu chuyển Ta có: Năm 2002 360 = 303 (ngày/vòng) 1,19 Năm 2003 360 = 267 (ngày/vòng) 1,35 Độ dài một lần chu chuyển năm 2003 nhanh hơn so với năm 2002 là 36 ngày, do Công ty có các biện pháp hợp lý đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, giảm nhu cầu vốn lưu động, tăng khối lượng công tác (mở rộng quy mô sản xuất), giải phóng được một số vốn lưu động cho những nhu cầu khác. III.4.5 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc xem xét việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, người ta xem xét đến cả sức sinh lợi của đồng vốn. Đây là một nội dung phân tích được rất nhiều đối tượng quan tâm đặc biệt như các nhà đầu tư, các nhà tín dụng, các cổ động ...vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lại. Tính sinh lợi được coi là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Mức doanh lợi chung = Tổng lợi nhuận Vốn sản xuất bình quân Mức doanh lợi theo vốn lưu động = Tổng lợi nhuận Vốn lưu động bình quân Mức doanh lợi theo vốn cố định = Tổng lợi nhuận Vốn cố định bình quân Dựa trên số liệu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và các số liệu kế toán khác, ta có bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tổng lợi nhuận ( LN sau thuế) 144.136.698 166.160.785 Vốn sản xuất bình quân 35.755.109.108 35.755.109.108 Vốn cố định bình quân 23.250.465.472 23.250.465.472 Vốn lưu động bình quân 12.504.643.636 12.504.643.636 Mức doanh lợi chung (%) 0,40 0,46 Mức doanh lợi theo vốn cố định (%) 0,62 0,71 Mức doanh lợi theo vốn lưu động (%) 1,15 1,33 Dựa vào bảng tính trên ta thấy: khả năng sinh lợi của vốn năm 2003 cao hơn năm 2002, 100 đồng vốn sản xuất năm 2002 thu được 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế , năm 2003 thu được 0,46 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ Công ty đang có xu hướng hoạt động ngày càng tốt hơn, nhưng cũng còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để tăng các mức doanh lợi, tăng khả năng tích lũy vốn phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển. Tuy nhiên các mức doanh lợi này còn thấp. Để nâng cao khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh, công ty cần đề ra các phương thức sử dụng vốn hợp lý, điều chỉnh cơ cấu tỷ lệ giữa các loại vốn trong tổng số nguồn vốn, làm tốt công tác thanh toán kết hợp với việc thực hiện quá trình sản xuất từ khâu dự trữ đến khâu tiêu thụ một cách liên tục, hợp lý để làm cho vốn sản xuất kinh doanh của công ty phát huy tác dụng triệt để, nâng cao lợi nhuận, nâng cao khả năng sinh lợi của vốn. Chương 4 Kết luận- kiến nghị IV.1 Kết luận Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 Thăng Long là một doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu ít, địa bàn hoạt động rộng. Qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 của Công ty, ta thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2003 đạt được những kết quả đáng kể hơn so với năm 2002. Tài sản của công ty tăng so với năm trước, và đặc biệt là sự gia tăng của TSCĐ chứng tỏ công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, công nghệ dây truyền đảm bảo cho DN phát triển lâu dài. Công ty đã tích cực huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vay ngân hàng, vay các tổ chức tin dụng.Và đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu không những tăng về giá trị tuyệt đối mà còn tăng về tỷ trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đều tăng hơn so với năm trước. Điều đó khẳng định DN đang trên đà phát triển. Tuy nhiên mức tăng này còn chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả vốn lưu động đều tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, tình hình tài chính của Công ty còn có một số nhược điểm sau: + Khả năng thanh toán của công: Khả năng thanh toán của công ty còn thấp. Điều đó được thể hiện ở các hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán tổng quát.Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng hơn so với năm trước trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp. Công ty cần tích cực nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu, khuyến khích các cổ đông tham gia đóng góp cổ phần. +Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty trong đó hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn do công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt, do đơn vị dự trữ nhiều và còn một số hàng kém chất lượng còn tồn đọng sau nhiều năm thi công còn lại chưa thanh toán; do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Tỷ trọng vốn bằng tiền và những khoản có thể chuyển hoá thành tiền quá ít. Làm cho mức độ tự chủ về mặt tài chính giảm. + Bằng nguồn vốn chủ sở hưu và các nguồn vốn vay công ty vẫn không đủ trang trải cho tài sản phục vụ cho quá trình SXKD. Công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Làm mất tự chủ về mặt tài chinh của công ty. + Hiệu quả và khả năng sinh lời của công ty còn thấp, khả năng tạo tích luỹ cho tương lai còn chưa cao do doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, vòng quay của vốn còn thấp. Tóm lại: Qua phân tích về tình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long ta thấy: Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và có sự gia tăng về các mặt so với năm trước. Với tình hình tài chính như vậy Công ty vẫn duy trì được hoạt động SXKD bình thường; thu nhập vẫn tăng; có quan hệ tốt với bạn hàng, với ngân hàng cho nên dù thiếu vốn vẫn ít ảnh hưởng đến hoạt động của công. *Những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính: Về vốn: là một đơn vị mới thành lập, vốn chủ sở hữu ít, vốn hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay Ngân hàng. Do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty. Về thanh toán: một số công trình vốn thanh toán còn chậm . Do vậy thanh toán rất khó khăn, mặc dù công trình đã xong. Từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán công nợ với các đối tác hợp đồng kinh tế và trả tiền vay ngân hàng làm ảnh hưởng kết quả công tác tài chính của Công ty. Về tiến độ: có một số công trình mặc dù đã khởi công nhưng việc thiết kế không kịp thời, vừa làm vừa chỉnh, gây ảnh hưởng tiến độ và kế hoạch tổ chức thi công của Công ty. Trong những năm qua, thị truờng của Công ty đã được mở rộng từ chỗ hoạt động ở khu vực Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào và miền Nam, nay đã mở rộng đến khu vực miền Trung và miền Bắc như các công trình đường tránh thành phố Huế, nâng cấp quốc lộ 6.v.v. Song song với mở rộng thị trường, thì doanh thu đã được nâng lên. Việc mở rộng thị trường hiện nay của Công ty có thể nói đã thành công ở một khía cạnh nào đó. Do nhận thức được tình hình chung, Công ty đã thực hiện việc tiếp cận các công trình (mở rộng thị trường) tham gia đấu thầu và đã thắng thầu nhiều trình với giá thấp, có lẽ đây là một chính sách chiến lược của Công ty. Bởi trong nền kinh tế thị trường, vấn đề sống còn của các doanh nghiệp là "thị trường". Do vậy, Công ty đã mở rộng thị trường bằng phương pháp chấp nhận giá thầu thấp, chấp nhận giảm tỷ suất lợi nhuận. Đây là một chiến lược trong thời kỳ mở rộng thị trường của Công ty trong điều kiện kinh tế của đất nước và khu vực gặp khó khăn. IV.2.Một số kiến nghị. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì trước hết DN phải bảo toàn và phát triển vốn ban đầu. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay phát triển chưa ổn định; giá cảcó nhiều biến động; hiện tượng lạm phát ngày càng nhiều; khẳ năng cạnh tranh giữa các DN ngày càng gay gắt; trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, tiêu cực phát sinh..Tất cả đều gây ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và làm giảm vốn của DN. Để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn của DN, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động SXKD Công ty cần phải: Tăng cường và phát huy nguồn vốn tự có để chủ động trong SXKD. Tìm mọi biện pháp để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD. Đặc biệt là làm giảm lượng hàng tồn kho, có các biện pháp làm tăng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Công ty nên tạo thêm nguồn vốn kinh doanh bằng cách liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Đặc biệt là ngày càng tạo uy tín cho các cổ đông góp vốn cổ phần vào DN. Có những biện pháp tiết kiệm vốn để nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Đẩy mạnh chiến lược Maketting, mở rộng phạm vi hoạt động; tham gia đấu thầu nhiều công trình; hạng mục công trình phù hợp với năng lực của Công ty. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và phân bổ vốn một cách có hiệu quả hơn Có những biện pháp nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển của VLĐ, tăng nhanh vòng quay của vốn sản xuất nâng cao hiệu quả SXKD Tăng cường nâng cao tay nghề, trình độ của CBCNV, đặc biệt là những người lắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính trong DNXD của KS. Nghiêm Xuân Phượng -- Đại học GTVT. Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây dựng của Gs.TS Nguyễn Đăng Hạc – NXB Xây Dựng năm 1998. Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp (PTS. Đoàn Xuân Tiến, PTS.Vũ Công Ty, ThS. Nguyễn Viết Lợi) – NXB Tài chính năm 1996. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp của Đại học Tài Chính kế toán Hà Nội xuất bản năm 1999. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế trong Doanh nghiệp xây dựng giao thông của ThS. Nguyễn Thị Thìn – Trường Đại học GTVT. Thời báo tài chính, thời báo kinh tế. Nhận xét của giáo viên đọc duyệt Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch % Theo doanh thu thuần Mức % Năm trước Năm nay - Tổng doanh thu 14.828.570.099 16.823.018.833 1.994.448.734 13,45 100 100 Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 1.994.448.734 13,45 100 100 Giá vốn hàng bán 12.574.684.655 14.525.305.660 1.950.621.005 15,51 84,80 86,34 Lợi nhuận gộp 2.253.885.444 2.297.713.173 43.827.729 1,94 15,2 13,66 Chi phí quản lý Công ty 1.024.340.122 942.139.456 -82.200.666 -8,02 6,91 5,60 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.229.545.322 1.355.573.717 126.028.395 10,25 8,29 8,06 LN từ hoạt động TC -1.205.412.270 -1.166.236.371 39.175.899 -3,25 -8,13 -6,93 Lợi nhuận khác 176.056.806 41.441.522 -134.615.284 -76,46 1,19 0,25 Tổng lợi nhuận trước thuế 200.189.858 230.778.868 30.589.010 15,28 1,35 1,37 Thuế thu nhập DN phải nộp 56.053.160 64.618.083 8.564.923 15,28 0,38 0,38 Lợi nhuận sau thuế 144.136.698 166.160.785 22.024.087 15,28 0,97 0,99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH413.doc
Tài liệu liên quan