I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, và để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực về tài chính. Tài chính doanh nghiệp vững mạnh sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo được lòng tin cho các đối tác, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất của mình.
Để doanh nghiệp có thể thích ứng với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì quá trình hoàn thiện các báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính nó trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính dần dần trở thành một công cụ không thể thiếu không những đối với các nhà quản trị mà còn đối với các nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính. Nó giúp họ đánh giá tình hình tài chính, phân tích cơ cấu, lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư hiệu quả.
Tóm lại quá trình phân tích tình hình tài chính nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng, chính vì thế để hiểu rỏ được tình hình tài chính tại công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ và để từ đó có thể đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình tài chính tại công ty nên em đã chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ để nghiên cứu
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua 3 chỉ tiêu quan trọng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các tỉ số tài chính của công ty trong 3 năm qua. Để từ đó tiến hành phân tích những biến động của từng khoản mục trong 3 chỉ tiêu trên cả về số tương đối và số tuyệt đối, để xem xét những khoản mục nào biến động theo chiều hướng tốt những khoản mục nào biến động theo chiều hướng tiêu cực không phù hợp với tính chất và lĩnh vực hoạt động của công ty và tìm ra những nguyên nhân dẩn đến những biến động đó. Để từ đó có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty được tốt hơn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, cần có những phương pháp đúng đắn, phù hợp với tính chất và điều kiện của mỗi công ty, vì thế đề tài đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản từ báo chí và mạng.
- Thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề phân tích tình hình tài chính từ sách kế toán quản trị và quản trị tài chính
- Thu thập số liệu tài liệu trực tiếp từ công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ
- Kết hợp phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh số tuyệt đối, số tương đối cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và các anh chị cô chú trong công ty.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế, nên đề tài chỉ đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ. Dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh số liệu qua ba năm 2003, 2004, 2005. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình tình tài chính của công ty.
Trong quá trình nghiên cứu không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tài sản cố định hữu hình là 140,1 triệu (đ), tương đương một tỷ trọng là 3,22% trong tổng tài sản. đến năm 2004 thì tài sản cố định hữu hình tăng lên một lượng 850,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 606% chứng tỏ trong năm 2004 công ty đầu tư chú trọng vào tài sản cố định hữu hình, vì trong giai đoạn này công ty mới bước vào hoạt dộng độc lập chính vì thế cần phải đầu tư cho tài sản nhiều hơn.
Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình của công ty lại tiếp tục tăng .Nguyên nhân trong năm 2005 tuy phần nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm đi một lượng 669,5 triệu (đ), tương đương 22,1% nhưng trong năm công ty đã trích khấu hao giảm đi một lượng 796 triệu (đ), tương đương 39,23% chính vì thế tổng tài sản cố định hữu hình của công ty trong năm 2005 lại tiếp tục tăng lên một lượng 126,7 triệu (đ), tương đương 12,7%.
Còn về tỷ trọng thì trong năm 2004 tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản chiếm đến 52,7% trên tổng tài sản. Nguyên nhân do nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trong năm 2005 chiếm một tỷ trọng rất cao 160% với hkấu hao 108%. Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình tuy tăng lên 12,7%, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng 27,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 thì tổng tài sản của công ty tăng lên và công ty đã trích khấu hao ít đi 39,2% chính vì thế làm cho tài sản cố định hữu hình của năm 2005 là cao nhất.
Trong một công ty nếu ta chú trọng đến việc đầu tư cho tài sản cố định hữu hình nhiều thì đó cũng là vấn đề tốt vì cho thấy được khả năng đầu tư cho sản xuất trong tương lai, tuy nhiên ta cũng cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đầu tư cho tài sản cố định hữu hình, vì nếu đầu tư cho tài sản nhiều mà không đem lại kết quả kinh doanh cao hơn thì xem như việc đầu tư của công ty kém hiệu quả,
3.2 Phân tích nguồn vốn
Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp cần có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản trên phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn (nợ phải trả) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ trung hạn và vốn chủ sở hữu).
Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một thể thống nhất, đó là lượng tài sản của công ty. Do đó ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác các nguồn vốn.
a.Nợ phải trả
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm:nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Công nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn được tài trợ từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân bên ngoài mà công ty có trách nhiệm phải trả. Phân tích nợ phải trả nhằm cung cấp thông tin cho chủ công ty và nhà quản trị về tình hình phát sinh, quản lý các công nợ và tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ.
Hình5: Nợ phải trả
Qua bảng số liêu trên ta thấy nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 nợ phải trả là 3.104 triệu (đ) chiếm một tỷ trọng 71,39% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2004 thì nợ phải trả giảm xuống còn 1.619 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng rất cao 86,21%. Nguyên nhân do trong năm 2004 tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 thì nợ phải trả của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn 40 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng là 0,99% trong tổng nguồn vốn. Và để thấy rỏ ràng hơn những nguyên nhân làm cho tình hình biến động của nợ phải trả ta tiến hành phân tích từng khoản mục của chúng.
* Nợ ngắn hạn
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.
Bảng11: Nợ ngắn hạn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ Tỉêu
Năm
Chênh Lệch
Chênh Lệch
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
Tỷ
Tr (%)
Số tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số tiền
Tỷ
Tr (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I.Nợ ngắn hạn
2.970
68,3
1.582
84,23
32,5
0,8
-1.388
-46,73
-1.549,5
-97,94
1.Phải trả
người bán
235,7
5,42
8,4
0,45
5
0,13
-227,3
-96,42
-3
-40,43
2.Thuế phải
nộp Nhà Nước
66,4
1,52
78,9
4,20
-
-
12,5
18,86
-78,9
-100
3.Phải trả công
nhân viên
496,8
11,42
5,7
0,3
5,7
0,14
-491,1
-98,86
-
-
4.Phải trả các
đơn vị nội bộ
2.152,2
49,47
1.470,8
78,31
-
-
-681,4
-31,66
1.470,8
100
5.Các khoản
phải trả phải
nộp khác
19
0,43
18,2
0,96
21,8
0,54
-0,8
3,97
3,6
19,51
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy: nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua luôn biến động và có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 nợ ngắn hạn của công ty chiếm 68,3% trong tổng nguồn vốn, trong đó khoản mục phải trả cho các đơn vị nội bộ khác chiếm một tỷ trọng rất cao 49,47% trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 2.152,2 triệu (đ) và phải trả công nhân viên chiếm một tỷ trọng 11,42%, tương đương một lượng 496,8 triệu (đ).
Sang năm 2004 thì nợ ngắn hạn giảm đi một lượng 1.388 triệu (đ), tương đương 46,73%. Nguyên nhân giảm do tất cả các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều giảm đi trong đó đặt biệt là phải trả người bán giảm 96,42%, tương đương một lượng 227,3 triệu (đ), phải trả công nhân viên giảm một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86% xét về mặt tỷ trọng thì nợ ngắn hạn trong năm 2004 lại chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2003 84,23%. Nguyên nhân do trong năm 2004 nguồn vốn của công ty giảm 56,8%. Đến năm 2005 thì nợ ngắn hạn giảm mạnh một lượng 1.549,5 triệu (đ), tương đương 97,94% và nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 0,8% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân do trong năm công ty chỉ còn thiếu nợ người bán 5 triệu ( đ), tương đương 0,13% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và phần các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,54%, tương đương một lượng 21,8 triệu (đ), vì chỉ có 2 khoản mục trong tổng nợ ngắn hạn nên tỷ trọng của chúng giảm mạnh.
Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì trong công ty nếu tỷ lệ nợ giảm qua các năm thì thể hiện công ty đó hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể , nếu tỷ lệ này giảm thể hiện sự chiếm dụng vốn của công ty kém, vì thế xét về mặt kinh tế thì tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm sẽ là không tốt, vì như thế nó sẽ làm giảm lượng tiền mặt hay là nguồn vốn của công ty.
* Nợ khác
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
Bảng12:Nợ khác
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
Chênh Lệch
Chênh Lệch
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số Tiền
Tỷ Tr (%)
Số Tiền
Tỷ Tr (%)
Số Tiền
Tỷ
Tr (%)
Số Tiền
Tỷ Lệ (%)
Số Tiền
Tỷ Lệ (%)
III.Nợ Khác
134
3,08
37
1,98
7,5
0,18
-97
72,27
-29
79,83
1.CP phải trả
134
3,08
37
1,98
7,5
0,18
-97
72,27
-29
79,83
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Qua bảng số liêu trên ta thấy: nợ khác của công ty qua 3 năm đều giảm và trong tài khoản nợ khác thì công ty chỉ thiếu phần chi phí phải trả. Chi phí phải trả phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực chi tại thời điểm báo cáo. Và phần chi phí phải trả này đều giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 khoản mục này chiếm một tỷ trọng 3,08% trong tổng nguồn vốn, tương đương 134 triệu (đ). Đến năm 2004 thì chi phí phải trả này giảm một lượng 97 triệu (đ), tương đương 72,27%. Đến năm 2005 thì tài khoản này giảm một lượng 29,5 triệu (đ), tương đương 79,83%.
Tóm lại: qua phân tích trên ta thấy khoản nợ khác của công ty qua 3 năm đều giảm thể hiện khả năng thanh toán nợ của công ty tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá nhỏ thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng kém hiệu quả.
b.Nguồn vốn chủ sở hữu
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của công ty, các quỹ công ty và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
Hình 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua bảng số liệu trên ta thấy, NVCSH của công ty qua 3 năm qua luôn biến động mạnh. Cụ thể, năm 2003 NVCSH chiếm 28,61% tỷ rọng trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 1.510 triệu (đ). Nhưng đến năm 2004 thì tỷ trọng này lại giảm xuống còn 13,78% trong tổng nguồn vốn, giảm một lượng 985 triệu (đ), tương đương 79,18%. Sang năm 2005 thì tỷ trọng của NVCSH chiếm một tỷ trọng rất cao 99%, tăng hơn năm 2004 một lượng 3.710 triệu (đ), tương đương 1433,2%.
Qua đó ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn biến động nhất là vào năm 2003 đến năm 2004 do công ty đang chuyển từ DNNN thành công ty cổ phần lúc này nguồn vốn chính của công ty là do các thành viên trong công ty đóng góp lại và mới bước vào giai đoạn đầu hoạt động vì thế NVCSH đã giảm đi đáng kể. Sang năm 2005, do công ty hoạt động bình thường trở lại vì thế nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tới 99% trong tổng nguồn vốn. Đây là một điều kiện tốt nó thể hiện tìm lực tài chính vững mạnh của công ty nếu công ty biết cách sử dụng tốt NVCSH này .
Để hiểu được một cách cụ thể những nguyên nhân dẩn đến sự biến động NVCSH ta đi phân tích từng khoản mục trong NVCSH.
* Nguồn vốn-quỹ
Bảng13: Nguồn vốn – quỹ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
Chênh Lệch
Chênh Lệch
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số Tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số Tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số Tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số Tiền
Tỷ
Lệ
(%)
Số Tiền
Tỷ
Lệ
(%)
I. Nguồn vốn-quỹ
1.510
34,74
218
13,46
3.887
96,9
-1.219
-85,57
3.669
1683
1.NVKD
51
1,18
0
0
2.621
65,38
-51
-100
2.621
100
2.Qũy DT
21
0,49
0
0
0
0
-21
-100
0
0
3.Lãi CPP
1.438
33,06
218
13,46
1.266
31,56
-1.220
-84,8
1.048
480
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy; nguồn vốn –quỹ của công ty luôn biến động liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 nguồn vốn –quỹ của công ty là 1.510 triệu (đ), chiếm 34,74% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và trong tỷ trọng 34,74% thì lãi chưa phân phối của công ty còn lại 33,06%, còn lại là nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ.
Đến năm 2004 thì nguồn vốn – quỹ giảm một lượng 1.219 triệu (đ), tương đương 85,57%. Nguyên nhân do trong năm 2004 thì công ty không có nguồn vốn kinh doanh và phần quỹ dự trữ , trong khi đó lãi chưa phân phối của công ty giảm một lượng 1.220 triệu (đ), tương đương 84,8%.
Sang năm 2005 thì nguồn vốn – quỹ của công ty tăng một lượng 3.669 triệu (đ), tương đương 1683%. Nguyên nhân do NVKD trong năm 2005 của công ty là 2.621triệu (đ) và lãi chưa phân phối của công ty tăng 1.048 triệu (đ), tương đương 480%.
Tóm lại: chính sự biến động về nguồn vốn – quỹ của công ty ảnh hưởng đến sự biến động về nguồn vốn chủ sở hữu.
* Nguồn kinh phí-quỹ khác
Bảng14:Nguồn vốn – quỹ khác
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2004/2003
Số tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số tiền
Tỷ
Tr
(%)
Số tiền
Tỷ tr (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
II.Nguồn KP-QK
1.Quỹ KTPL
-266
-266
-6,13
-6,13
41
41
2,18
2,18
82
82
2,05
2,05
-307
-307
115,32
115,32
41
41
100,89
100,89
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Nhìn chung nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty đều tăng qua 3 năm, trong đó nguồn kinh phí quỹ này chỉ trích cho phần quỹ khen thưởng phúc lợi, đều này cho thấy sự quan tâm của công ty đối với cho công nhân cũng như sự khen thưởng cho những công nhân tham gia tích cực vào công việc.
Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty trong năm 2003 là -226 triệu (đ), đến năm 2004 thì nguồn kinh phí – quỹ khác tăng lên một lượng 307 triệu (đ), tượng đương 115,32%
Đến năm 2005, nguồn kinh phí quỹ này tiếp tục tăng lên 100,89%, tương đương 41 triệu (đ).
Bảng15: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
SỐ TIỀN
TỶ
TRG
(%)
SỐ TIỀN
TỶ
TRG
(%)
SỐ TIỀN
TỶ
TRG
(%)
SỐ TIỀN
TỶ
LỆ
(%)
SỐ TIỀN
TỶ
LỆ
(%)
1.Tổng doanh thu
22.169
100
10.880
100
9.557,2
100
-11.289
-50,92
-1.323
-12,16
2.Doanh thu hàng xuất khẩu
998,5
4,50
2.807
25,80
0
0
1.809
181
-2.807,8
-100
3.Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
4.doanh thu thuần
22.169
100
10.880
100
9.557
100
-11.289
-50,92
-1.323
-12,16
5. Giá vốn hàng bán
19.283,5
86,98
10.152,7
93,31
7.767
81,27
-9.131
-47,35
-2385
-23,49
6.Lợi nhuận gộp
2.885,5
13,02
728
6,69
1.790
18,73
-2.158,9
-74,78
1.062
146
7.Lợi nhuận từ HĐTC
0
0
0
0
53
0,56
0
0
53
100
8.Chi phí từ HĐTC
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
9.Chi phí bán hàng
642,4
2,89
68
0,63
13
0,14
-574
-89,35
-55
-80,39
10.Chi phí QL-DN
701,2
3,16
427
3,92
564
5,9
-274
-39,09
137
32,13
11.Lợi nhuận từ HĐKD
1.542
6,97
233
2,14
1.213
13,25
-1.310
-84,94
980
422
12.Thu nhập khác
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
13.Chi phí khác
0
0
0
0
-0,1
-0,0017
0
0
0,1
100
14.Lợi nhuận khác
0
0
0
0
-0,1
-0,0017
0
0
0,1
100
15.Lợi nhuận trước thuế
1.542
6,97
233
2,14
1.265,9
13,24
-1.310
-84,94
1.032,9
445
16.Thuế TNDN
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
17.Lợi nhuận sau thuế
1.542
6,97
233
2,14
1.265,9
13,24
-1.310
-84,94
1032,9
445
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kimh doanh năm 2003-2004- Phòng kế toán
4.Phân tích báo cáo tài chính
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm, vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình hình thực thiện trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước, đánh giá xu hướng phát triển của công ty qua các kỳ khác nhau. Để việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) có hiệu quả ta cần phân tích trên hai phương diện.
Thứ nhất: xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên BCKQHĐKD
Qua bảng báo cáo ta thấy: tổng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm đi. Cụ thể , lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2003 là 1.543 triệu (đ), chiếm 6,97% trên tổng doanh thu, nhưng đến năm 2004 thì tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chỉ chếm 2,14% trên tổng doanh thu, tương đương một lượng 233 triệu (đ), giảm một lượng 1.032,9 triệu (đ), tương đương 445%.
Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm là
- Doanh thu thuần trong năm 2004 giảm một lượng 11.289 triệu (đ), tương đương 50,92%
- Giá vốn hàng bán (GVHB) giảm một lượng 9.131 triệu (đ), tương đương 47,35%
Trong năm 2004 ta thấy rằng tình hình lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm, nguyên nhân chính là do lượng bán ra trong năm giảm, còn khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm giảm kèm theo giảm GVHB là đều đương nhiên.
Nhưng về phần chi phí trong năm 2004 ta thấy lượng tiêu thụ của công ty ít đi nên vẩn đến chi phí bán hàng cũng giảm theo đó là điều không đáng nói: nhưng phần chi phí quản lý – doanh nghiệp (CPQL-DN) cũng giảm theo trong năm 2004.
Đến năm 2005 nguyên nhân làm cho LNST tăng trên là
- Do doanh thu thuần giảm với một tỷ lệ 12,16% nhưng GVHB lại giảm đến 23,49% chính sự chênh lệch lớn này làm cho mặt dù năm 2005 khối lượng sản phẩm tiêu thụ ít nhưng LNST lại tăng lên.
- Do trong năm 2005 công ty tham gia vào hoạt động tài chính nên đã tạo ra được một lượng lợi nhuận từ hoạt động tài chính 53 triệu (đ).
Thứ hai: tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
1.Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần (DTT):
là tỷ lệ giữa GVHB trên doanh thu thuần,được tính bằng công thức:
Trị GVHB
Tỷ suất GVHB/DTT = x 100%
DTT
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 (đ) DTT thu được công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị GVHB.
Qua bảng BCKQKD của công ty qua 3 năm ta thấy
- Trong năm 2004 thì tỷ suất này tăng 6,33% (93,31%-86,98%), điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB chưa tốt.
- Trong năm 2005 thì tỷ suất này giảm xuống một lượng 12,04% (81,27%-93,31%), điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB tốt và cũng chính nguyên nhân này đã làm cho LNST của công ty tăng hơn so với năm 2004.
2. Tỷ suất CPQL-DN trên DTT
Là tỷ lệ phần trăm của CPQL-DN trên DTT được tính bằng công thức
CPQL-DN
Tỷ suất CPQL-DN/DTT = x100%
DTT
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 (đ) DTT công ty phả bỏ ra bao nhiêu đồng CPQL-DN.
Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ suất CPQL-DN trên DTT của năm 2004 so với năm 2003 tăng một lượng 0,76% (3,92%-3,16%). Điều này thể hiện công ty đã bị lãng phí phần CPQL-DN , vì thế cần phải có biện pháp để tiết kiệm phần lãng phí đó, nếu không việc kinh doanh sẽ kém hiệu quả.
Đến năm 2005 thì tỷ lệ tang tỷ suất CPQL-DN/DTT càng cao 1,98% (5,9%-3,92%). Điều này cho thấy công ty cần phải chú trọng nhiều hơn phần chi phí này nếu không sẽ làm giảm LNST của công ty.
3.Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Là tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng (CPBH) trên doanh thu thuần được tính bằng công thức
CPBH
Tỷ suất CPBH/DTT = x 100%
DTT
Chỉ tiêu này cho biết để thu 100 (đ) DTT thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng CPBH
Qua bảng BCKHHĐKD ta thấy: tỷ suất CPBH/DTT đều giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2004 giảm 2,26% (2,89-0,63%). Điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt phần CPBH, hiệu quả quản lý các khoản CPBH tốt. Đến năm 2005 thì tỷ suất này giảm xuống một lượng 0,49% (0,63-0,14%) cho thấy hiệu quả quản lý CPBBH của công ty tốt. Tuy nhiên tốc độ thấp hơn so với năm 2004.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
1.Tỷ suất LNST/DTT: là tỷ lệ phần trăm của LNST trên DTT, được tính bằng công thức
LNST
Tỷ suất LNST/DTT = x 100%
DTT
Tỷ suất LNST trên DTT phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ 100 (đ) doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ suất LNST/DTT của công ty năm 2004 giảm 4,83% (6,97%-2,14%), điều này thể hiện công ty hoạt động kém hiệu quả.
Đến năm 2005 thì tỷ suất này tăng lên 11,1% (13,24%-2,14%), điều này cho thấy năm 2005 công ty hoạt động có hiệu quả nên đã tăng tỷ suất LNST lên 11,1%.
Tóm lại: qua phân tích khái quát sự biến động từng khoản mục trong bảng BCKQHĐKD và các tỷ suất chi phí và tỷ suất kết quả kinh doanh. Ta nhận thấy rằng trong năm 2004 thì công ty hoạt động kém hiệu quả và doanh thu của công ty bị giảm, tỷ suất GVHB tăng lên, tỷ suất CPQL-DN cũng tăng chỉ có tỷ suất CPBH giảm đi nhưng chỉ với một lượng nhỏ thôi. Chính những nguyên nhân này đã làm giảm tỷ suất LNST của công ty. Đến năm 2005 do công ty đã quản lý tốt khâu chi phí trong GVHB nên đã giảm lượng tỷ suất GVHB/DTT và tỷ suất CPBH/DTT lại tiếp tục giảm , tuy trong năm này công ty đã quản lý không tố phần chi phí quản lý doanh nghiệp và đã phát sinh thêm phần chi phí khác, nhưng công ty đã tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính vì thế đã tăng tỷ suất LNST/DTT.
II.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH .
1. Phân tích tình hình công nợ
Sức mạnh tài chính của công ty thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: liệu công ty có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Và tình hình thanh toán của công ty như thế nào?. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ tới hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẳn các nguồn thanh toán chúng. Nếu không , các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà Nước, khách hàng, nhà cung ứng.v.v. Điều làm cho các nhà quản trị quan tâm là các khoản nợ nần dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ.
Bảng16: Nợ phải thu – nợ phải trả
ĐVT: triệu đồng
Chỉ Tiêu
2003
2004
2005
Chênh Lệch 2004/2003
Chênh Lệch 2005/2004
Số Tiền
Tỷ Lệ
(%)
Số Tiền
Tỷ Lệ
(%)
1.Phải thu KH
3.039
146,1
117
-2.892,9
-105
-29,1
-20,02
2.Trả trước NB
0
58
0
58
100
-58
-100
3.Thuế GTGTĐKT
0
0
0,2
0
0
0,2
100
4.Các khoản PTK
0
0
55,3
0
0
55,3
100
5.Tạm ứng
159,9
67,4
130,3
-92,5
-57,85
62,9
93,22
6.Chi trả trước
0
54,6
388,2
54,6
100
333,6
610
7.CP chờ KC
0
28,5
0
28,5
100
-28,5
-100
Tổng các KPThu
3.199,9
354,6
691
-2.844,3
-88,91
336,4
94,83
1.Phải trả NB
235,7
8,4
5
-227,3
-96,42
-3,4
-40,83
2.Thuế- các KPTK
66,4
78,9
0
12,5
18,86
-78,9
-100
3.Phải trả CNV
496,8
5,7
5,7
-491,1
-98,86
0
0
4.Các khoản PT-PNK
19
18,2
21,8
-0,8
-3,97
3,6
19,51
5.Phải trả Các ĐVNB
2.152,2
1.470,8
0
-681,4
-31,66
-1.470,8
-100
6.CPPT
134
37
7,5
-97
-79,18
-29,5
-79,83
TỔNG KPTrả
3.104
1619
40
-1485
-89,71
-1570
97,5
Chênh Lệnh
94,9
-1264,4
651
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy, khoản phải thu của công ty trong năm 2004 giảm so với năm 2003 một lượng 2.844,3 triệu (đ), tương đương (88,91%). Điều này thể hiện công ty có chính sách thu hồi tiền mặt để thu hồi vốn nhằm tránh rủi ro trong thanh toán, tuy nhiên đó cũng làm giảm đi quan hệ tốt với các khách hàng của công ty.Nguyên nhân làm giảm khoản phải thu là do trong năm này công ty đã giảm lượng tiền cho khách hàng thiếu 2.892,9 triệu (đ), và phần tạm ứng của công ty trong năm cũng giảm một lượng 92,5 triệu (đ), tương đương 57,85%.
Đến năm 2005 thì khoản phải thu của công ty lại tăng lên 336,4 triệu (đ), tương đương 94,83%, do trong năm này công ty chú trọng đến phần chi phí chi trả trước và phần tạm ứng nên đã đầu tư phần chi phí trả trước tăng 333,6 triệu (đ), tương đương 610%, tạm ứng tăng 62,9 triệu (đ), tương đương 93,22%.
Về các khoản phải trả của công ty qua 3 năm luôn giảm. cụ thể, năm 2004 khoản phải trả giảm một lượng 1485 triệu (đ), tương đương 89,71%. Nguyên nhân do công ty chú trọng đến việc thanh toán khoản phải trả công nhân viên vì thế trong năm này phải trả công nhân viên công ty chỉ còn thiếu lại ít đi một một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86%, thêm vào đó công ty đã hạn chế thiếu nợ người bán nên đã thanh toán khoản phải trả người bán, vì thế khoản này giảm một lượng 227,3 triệu (đ), tương đương 96,42%.
Đến năm 2005 thì khoản phải trả lại tiếp tục giảm 1570 triệu (đ), tương đương 97,5%. Nguyên nhân chính do công ty đã hoàn thành việc thanh toán cho các đơn vị nội bộ trong năm 2004 đến năm 2005 công ty không còn thiếu khoản phải trả các đơn vị nội bộ nữa, ngoài ra các khoản phải trả khác của công ty trong năm 2005 đều giảm, chẳng hạn như chi phí phải trả giảm 29,5 triệu (đ), tương đương 79,83%, phải trả người bán giảm một lượng 3,4 triệu (đ), tương đương 40,83%.
Qua phân tích tình hình công nợ ta thấy khoản phải thu luôn có xu hướng lớn hơn khoản phải trả, điều này thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn.
Để đánh giá rõ hơn về tình hình công nợ cần phải so sánh sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả qua các năm như thế nào ta cần phân tích các tỷ số sau:
Bảng17:Phân tích tình hình công nợ
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
2003
2004
23005
SỐ TIỀN
SỐ TIỀN
Khoản phải thu (A)
Triệu
3.198,9
354,6
691
-2.844,3
336,4
Khoản phải trả (B)
Triệu
3.104
1619
40
-1485
-1579
Doanh thu thuần (C)
Triệu
22.169
10.880
9.557
-11.289
-1.323
Hệ số khái quát (A/B)
%
103,08
21,9
1730
-81,18
1708,1
Vòng luân chuyển khoản phải thu (C/A)
Vòng
6,92
30,68
13,83
23,76
-16,85
Kì thu tiền bình quân (365/D)
Ngày
53
12
27
-41
15
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
1.1.Hệ số khái quát.
Qua bảng số liệu ta thấy. Hệ số khái quát của công ty trong 3 năm qua có chiều hướng tăng, và hệ số này trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao nhưng trong năm 2004 tỷ lệ này giảm mạnh, nhưng nhìn chung số vốn công ty chiếm dụng của đơn vị khác ít hơn bị chiếm. Cụ thể, năm 2004 hệ số này giảm 81,18% (21,9%-103,08%). Do trong năm 2004 cả khoản phải thu và khoản phải trả đều giảm, nhưng lượng giảm khoản phải thu 2.844,3 triệu (đ) lớn hơn lượng giảm khoản phải trả 1485 triệu (đ). Năm 2005 hệ số khái quát tăng với tốc độ cao , tăng 1708,1%. Nguyên nhân trong năm 2005 khoản phải thu tăng 336,4 triệu (đ), trong khi đó khoản phải trả lại giảm 1579 triệu (đ).
Qua đó ta thấy tình hình công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, vì thế ta cần phải phân tích cụ thể hơn tính chất và nguyên nhân các khoản phải thu tăng để từ đó có những quyết định đúng đắn.
1.2.Vòng luân chuyển các khoản phải thu.
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Vòng luân chuyển các khoản phải thu của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 23,76%. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty đang có tiến bộ (nhanh) hơn trước, nó thể hiện một chiều hướng tốt, vì công ty không phải đầu tư cho khoản phải thu, nhưng sang năm 2005 vòng luân chuyển các khoản phải thu lại giảm xuống từ 30,68 vòng còn 13,83 vòng. Cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm lại. Do đó công ty cần quan tâm hơn về điều chỉnh lại các chính sách bán hàng nhằm tăng tốc độ quay vòng của khoản phải thu.
1.3.Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân phản ánh thời gian cần để thu hồi các khoản phải thu là trong bao lâu. Qua bảng số liệu ta thấy, kì thu tiền bình quân của công ty có xu hướng được cải thiện hơn . Cụ thể , năm 2004 kì thu tiền bình quân giảm 41 ngày từ 53 ngày xuống còn 12 ngày. Nguyên nhân do trong năm 2004 công ty áp dụng chính sách thu hồi tiền tốt, vì thế vòng luân chuyển khoản phải thu tăng dẩn đến kì thu tiền bình quân của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 kì thu tiền bình quan nhỏ hơn năm 2003 nhưng lớn năm 2004 là 15 ngày. Nguyên nhân trong năm 2005 công ty thực hiện chính sách chi trả trước chính vì thế làm tăng khoản phải thu 336,4 triệu (đ) nên kì thu tiền bình quân của công ty tăng hơn so với năm 2004 .
2.Phân tích khả năng thanh toán
Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong một kì, đồng thới xem xét các tỷ lệ thanh toán cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty ta cần đi vào phân tích các tỷ số sau:
Bảng18: Phân tích khả năng thanh toán
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
2003
2004
2005
SỐ TIỀN
SỐ TIỀN
A.TSLĐ-ĐTNH
Triệu
4.207,9
887,5
2.892
-3.320,4
2004,5
B.Tài sản quay vòng nhanh
Triệu
3.203,9
877,2
2.885,4
-2.326,7
2008,2
C.Vốn bằng tiền
Triệu
4
522,6
1.983,4
518,6
1.460,8
D.Nợ ngắn hạn
Triệu
2.970
1.582
32,5
-1.388
-1.549,5
E.Vốn luân chuyển ròng (A-D)
Triệu
1.237,9
-694,5
2.859,5
-1.932,4
3.554
F.Tỷ số thanh toán hiện hành (A/D)
Lần
1,41
0,56
88,98
-0,85
88,42
G.Tỷ số thanh toán nhanh (B/D)
Lần
1,07
0,55
88,78
-0,52
88,23
H. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (C/D)
Lần
0,001
0,33
61,02
0,329
60,69
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
2.1.Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành năm 2004 thấp hơn năm 2003 0,85 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động sẽ bị giảm xuống. Nguyên nhân trong năm 2004 thì tài sản lưu động của công ty giảm đến 3.320,4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn giảm một lượng thấp hơn 1.388 triệu (đ), vì thế tỷ số thanh toán hiên hành giảm xuống . Đến năm 2005, tỷ lệ này tăng lên với tốc độ rất nhanh. Cụ thể tăng 88,42 (lần) so với năm 2004. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của công ty trong năm 2005 được cải thiện hơn, và công ty không gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nguyên nhân trong năm 2005 tài sản lưu động của công ty tăng 2004,5 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn mà công ty thiếu giảm 1.549,5 triệu (đ).
2.2.Tỷ số thanh toán nhanh
Năm 2003 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 1,07 (lần) có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1,07 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2004 thì tỷ số này giảm 0,52 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,55 đồng tài sản lưu động, nhưng đến năm 2005 thì tỷ số này tăng với tốc độ rất cao tăng 86,69 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 87,24 đồng tài sản lưu động. Thông thường tỷ số thích hợp là 1:1 vì thế trong năm 2005 công ty cần xem xét lại để tránh tình trạng ứ động vốn.
2.3.Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ số này thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng vốn bằng tiền, thông thường tỷ số này được chấp nhận là 0,05:1. Trong năm 2003 tỷ số thanh toán nhah rất thấp 0,001 (lần). Điều này thể hiện lượng vốn bằng tiền trong năm 2003 của công ty rất thấp 4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn 2.970 triệu (đ). Đến năm 2004 tỷ số này được cải thiện hơn tăng 0,329 (lần) so với năm 2004, điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền tăng lên 518,5 triệu (đ). Đặt biệt trong năm 2005 tỷ số này tăng 60,69 (lần) so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 lượng vốn bằng tiền tăng lên 1.460,8 triệu (đ) trong khi đó nợ ngắn hạn giảm 1.549 triệu (đ). Nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không tốt ta cần phải điều chỉnh sau cho hợp lý để đưa những đồng tiền mặt đi vào hoạt động để tăng vòng quay của vốn.
2.4.Tỷ số vốn luân chuyển ròng
Tỷ số vốn luân chuyển ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng càng lớn thể hiện khă năng thanh toán càng cao của công ty. Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vốn luân chuyển ròng năm 2004 giảm 1.932,4 triệu (đ) so với năm 2003, chứng tỏ trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt.
Đến năm 2005 tỷ số này tăng hơn so với năm 2004 một lượng 3.554 triệu (đ), chứng tỏ trong năm 2005 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được cải thiện tốt hơn.
3.Phân tích tỷ số quản trị nợ
Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng cảu người vay.
Bảng19:Phân tích tỷ số quản trị nợ
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
2003
2004
2005
SỐ TIỀN
SỐ TIỀN
A.Tổng nợ (Nợ phải trả)
Triệu
3.104
1619
40
-1485,1
-1579
B.Tổng tài sản
Triệu
4.348
1.878
4.009
-2.470
2.131
C.Nguồn vốn chủ sở hữu
Triệu
1.244
259
3.969
-985
3.710
D.Tỷ số nợ trên tổng tài sản (A/B)
%
71,39
86,2
0,99
14,82
85,21
E. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu (A/C)
Lần
2,49
6,25
0,01
3,76
-6,24
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
3.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 14,82%, điều này cho thấy trong năm 2004 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2004 giảm so với năm 2003.
Đến năm 2005 tỷ số này giảm 85,21% so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 nợ phải trả của công ty còn thiếu chỉ còn 40 triệu (đ) giảm 1579 triệu (đ). Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt.
3.2.Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 3,76 (lần). Đến năm 2005 tỷ số này giảm xuống 6,24 (lần). Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt.
Trong năm 2005 tỷ số này là 0,01 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,01 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu.
4.Phân tích hiệu quả sử dụng
Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản:Bảng20: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
2003
2004
2005
SỐ TIỀN
SỐ TIỀN
A. Doanh thu thuần
Triệu
22.169
10.880
9.557
-11.289
-1.323
B. Giá vốn hàng bán
Triệu
19.283,5
10.152
7.767,1
-9.131
-2.385
C. Hàng tồn kho
Triệu
1.004
10,3
6,6
-993,7
-3,7
D. Tài sản lưu động
Triệu
4.207,9
887,5
2.892
3.320
2004,5
E. Tài sản cố định
Triệu
140,1
990,5
1.117
850,4
-126,5
F. Tổng tài sản
Triệu
4.348
1.878
4.009
-2.470
2.131
G. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho (B/C)
Lần
19,20
985,6
1176,8
966,4
191,2
H. Tỷ số luân chuyển TSLĐ (A/D)
Lần
5,26
12,25
3,3
6,99
-8,95
I. Tỷ số luân chuyển TSCĐ (A/E)
Lần
158
10,98
8,5
-147,22
-2,43
J.Tỷ số luân chuyển tổng tài sản (A/F)
Lần
5,09
5,79
0,41
0,7
-5,38
4.1.Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm…
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2004 tăng so với năm 2003 966,4 (lần). Nguyên nhân do công ty thực hiện chính sách dự trữ hàng tồn kho ít đi chính vì thế lượng hàng tồn kho trong năm 2004 giảm 993,7 triệu (đ) so với năm 2003 vì thế tỷ số luân chuyển hàng tồn kho tăng lên.
Đến năm 2005 tỷ số này lại tăng lên 191,2 (lần), tương đương 1176,8 (lần) trong năm 2005, vì trong năm này lượng hàng tồn kho lại giảm 3,7 triệu (đ). Qua đó ta thấy công ty đang thực hiện giảm lượng dự trữ hàng tồn kho.
4.2.Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Theo số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua ba năm.
Cụ thể năm 2003 tỷ số luân chuyển tài sản lưu động là 5,26 (lần), nghĩa là trung bình cứ một đồng Tài sản lưu động sẽ tạo ra 5,26 (lần) doanh thu. Năm 2004 tỷ số này tăng 6,99 (lần) so với năm 2003 và đến năm 2005 tỷ số này giảm xuống 8,95 (lần). Nhìn chung tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty chưa tốt bởi vì nó luôn biến động với tốc độ khác nhau.
4.3.Tỷ số luân chuyển tài sản cố định
Qua bảng số liệu ta thấy. Tỷ số luân chuyển tài sản cố định của công ty trong năm 2003 là 158 (lần), nghĩa là khi công ty bỏ ra một đồng tài sản cố định sẽ thu được 158 đồng doanh thu.
Năm 2004 tỷ số này giảm đi 147,22 (lần). Do trong năm 2004 thì công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định làm cho tỷ số luân chuyển tài sản cố định giảm đi. Đến năm 2005 tỷ số này chỉ còn 8,5 (lần) giảm 2,43 (lần) so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Vì thế chúng ta cần phải xem xét đánh giá một cách cẩn thận trước khi quyết định đầu tư vì nếu đầu tư vào tài sản cố định nhiều mà không tạo ra nhiều doanh thu thì việc đầu tư kém hiệu quả.
4.4.Tỷ số luân chuyển tài sản
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản của công ty luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tỷ số này là 5,09 (lần), có nghĩa là cứ một đồng công ty bỏ ra để đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 5,05 đồng doanh thu. Đến năm 2004 thì tỷ số này tăng lên 0,7 (lần) cho thấy trong năm 2004 việc đầu tư vào tài sản của công ty có hiệu quả hơn so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 thì tỷ số luân chuyển tài sản lại giảm 5,38 (lần) cho thấy sự đầu tư trong năm 2005 của công ty về tài sản kém hiệu quả hơn so với năm 2004.
5. Phân tích tỷ số lợi nhuận
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận hoạt động.
Bảng21: Phân tích tỷ số lợi nhuận
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
2003
2004
23005
SỐ TIỀN
SỐ TIỀN
A. Lợi nhuận ròng
Triệu
1.543
233
1.265,9
-1.310
1.032,9
B. Doanh thu thuần
Triệu
22.169
10.880
9.557
-11.289
-1.323
C. Tổng tài sản
Triệu
4.348
1.878
4009
-2.470
2.131
D. Vốn chủ sở hữu
Triệu
1.244
259
3.969
-985
3.710
E. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (A/B)
%
6,96
2,14
13,24
-4,82
11,1
F. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (A/D)
%
124
89,96
31,89
-34,04
-57,07
G. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (A/C)
%
35,48
12,40
31,57
-23,08
19,17
Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán
5.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Qua số liệu ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tỷ suất này là 6,96%, điều này có nghĩa là cứ 100 (đ) doanh thu công ty sẽ thu được 6,96 (đ) lợi nhuận. Đến năm 2004 tỷ suất này giảm 4,82% so với năm 2003, thể hiện công ty hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2003. Đến năm 2005 tỷ suất này tăng 11,1% so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty không ổn định qua các năm, vì thế công ty cần phải quan tâm đến tỷ suất này để đưa công ty luôn phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn.
5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2003 là 124%, nghĩa là cứ 100 (đ) vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 124 (đ) lợi nhuận đây là một tỷ suất thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Đến năm 2004 tỷ suất này giảm xuống 34,04% so với năm 2003 và đến năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ còn 31,89% giảm 58,07% so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua luôn giảm, vì thế công ty cần phải xem xét lại để tạo ra mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất này luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 23,08% so với năm 2003, nghĩa là cứ 100 (đ) tài sản tạo ra được 12,4 (đ) lợi nhuận thấp hơn năm 2003 là 23,08 (đ). Như vậy tài sản năm 2004 sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2003. Đến năm 2005 tỷ suất này tăng lên 19,17% so với năm 2004. Nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty tương đối cao qua 3 năm.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CẦN THƠ
Qua phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ, nhìn chung công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, công ty cũng còn một số vấn đề còn tồn đọng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cần xóm được giải quyết. Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế, cũng như phát huy được những mặt tích cực và để tình hình tài chính ngày càng lành mạnh, sau đây xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
I. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:
* Tài sản lưu động
Nhìn chung tài sản lưu động của công ty có xu hướng giảm đi, đặt biệt trong năm 2004 tỷ lệ giảm cao 72,1%. Năm 2005 tài sản lưu động có tăng lên nhưng vẩn nhỏ hơn so với năm 2003. Đặt biệt trong khoản mục phải thu khách hàng có chiều hướng giảm đi vì thế ta có thể tăng doanh thu bằng cách tìm thêm kkhách hàng mới và cho họ gói đầu hoặc thương lượng với khách hàng củ cho thiếu thêm để tăng số lượng sản phẩm lên và kéo theo tăng lợi nhuận.
Trong năm 2005, công ty tham gia vào hoạt động tài chính và đã tạo ra được một khoản lợi nhuận. Chính vì thế nếu có điều kiện công ty nên tham gia vào hoạt động tài chính để tăng lợi nhuận và vì đây là công ty cổ phần nếu khi tham gia vào hoạt động tài chính cũng có điều kiện sau này công ty sẽ có kinh nghiệm hơn khi đưa cổ phiếu của mình lên thị trường chứng khoán.
Chi phí trả trước là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên nếu công ty có thể quản lý tốt được nguồn này thì sẽ góp phần vào việc gia tăng lượng tiền mặt tại quỹ của công ty.
Bên cạnh đó, tình hình hàng tồn kho trong công ty luôn luôn giảm trong 3 năm qua, cong ty cần phải căn nhắc cẩn thận lượng hàng tồn kho này nếu tồn trữ quá ít thì nguyên liệu sẽ không đủ cho việc sản xuất kinh doanh, mặt khác vì đây là mặt hàng đặt biệt nguyên liệu được mua từ vùng ngoài vào và đặt biệt thời tiết miền nam không ổn đinh và đây là loại cây một năm chỉ có một mùa thu hoạch nên cần phải có lượng nguyên liệu tồn kho hợp lý để xử lý bảo quản tránh tình trạng thiếu nguyên liệu.
Mặt khác trong năm 2004, 2005 công ty không có thành phẩm tồn kho, nếu thị trường có nhu cầu cần nhiều hơn mức bình thường thì khả năng cung cấp sản phẩm của công ty bị hạn chế, vì thế công ty cần phải có biện pháp xay dựng kho chứa nguyên liệu, thành phẩm.
Thêm vào đó công ty cần chú trọng đến quá trình nâng cao kỷ thuật chế biến sản phẩm để từ đó công ty có thể tự chế biến thành sản phẩm mà không phải bán nguyên liệu thô, để tù đó tăng lợi nhuận của công ty. Muốn như thế công ty cầnquan tâm đến đầu tư vào việc mua tài sản trang thiết bị hiện đại phục vụ cho mục tiêu trong tương lai.
* Tăng doanh thu:
Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần, vì thế tăng doanh thu là một trong những việc làm cần thiết. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặt khác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nó cũng là nền tảng để thu hút khách hàng mới và sẽ tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty cần phải chú trọng đến chiến lược marketing, nghĩa là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới để phân phối sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, và công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm mang đặc tính mới để tạo ra sự khác lạ.
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận ngoài việc tăng doanh thu thì tiết kiệm chi phí cũng là một trong những giải pháp để tăng lợi nhuận.
* Tiết kiệm chi phí:
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm ta nhận thấy. Để tiết kiệm được chi phí thì cần phải chú trọng đến giá vốn hàng bán, nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty luôn biến động. Vì thế ta cần phải chú trọng ở những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sau cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó ta có thể giảm giá bán để tăng doanh thu cho công ty với phương châm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mặt khác chi phí quản lý – doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, nhìn chung tỷ suất chi phí quản lý – doanh nghiệp trên doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, vì thế để tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của công ty thì cần phải chú trọng đến việc phân bổ nguồn chi phí quản lý – doanh nghiệp.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Do điều kiện của công ty mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa, chính vì thế vốn là một yếu tố rất quan trọng trong thời kỳ này vì công ty hoạt động từ nguồn vốn Nhà Nước nay phải hoạt động một cách độc lập, nhưng do lĩnh vực kinh doanh của công ty chưa thật sự được các nhà đầu tư, các người dân có đồng vốn nhàn rổi chú ý đến, vì thế khi cổ phiếu của công ty khi phát hành thì chỉ lưu hành nội bộ nên nguồn vốn của công ty hạn chế.
Để có thể huy động được đồng vốn của nhà đầu tư thì công ty cần phải tăng cường công tác truyền bá sản phẩm, và luôn tạo được uy tín với khách hàng của mình, luôn hoạt động đúng qui định của pháp luật, không ngừng duy trì và ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm để thực hiện thành công mục tiêu cổ phần hóa mà Nhà Nước đã đề ra.
Mặt khác cần quan tâm đến tình hình hoạt động bên trong của công ty mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới và tạo ra ự công bằng giữa các công nhân trong phân xưởng, khen thưởng và xử phạt hợp lý, để tạo ra không khí làm việc tốt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
33
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ và đặc biệt đi sâu vào quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty đã rút ra được những mặt tích cực mà công ty đạt được trong 3 năm qua.
- Nhìn chung công ty có xu hướng hoạt động lại bình thường sau khi đã cổ phần hóa thành công ty cổ phần và đang từng bước phát triển trên con đường kinh doanh của mình.
- Công ty đã thành công trong việc quản lý tốt chi phí giá vốn hàng bán để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng tốt với phương châm hạ giá thành từ đó lợi nhuận của công ty hay là uy tín ngày càng tốt hơn.
- Công ty đã chú ý đầu tư vào hoạt động tài chính, đây là điều đáng quan tâm bởi vì nó cũng phù hợp với loại hình công ty cổ phần để vừa tạo ra thêm thu nhập cho công ty vừa tạo điều kiện tiếp cận với thị trường chứng khoán.
- Đặt biêt công ty luôn hoàn thành tốt các khoản nợ cần phải thanh toán và phần nợ phải trả của công ty chiếm một tỷ lệ rất thấp trong năm 2005, điều này thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty cao.
- Bên cạnh đó, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà đã được Nhà Nước vạch ra ngay từ đầu mới thành lập đó là tạo ra công ăn việc làm cho người dân, luôn trả lương thỏa đáng, khen thưởng, xử phạt hợp lý và đặt biệt là đội ngủ ban lãnh đạo và công nhân luôn nhiệt tình trong công việc của mình.
- Công ty cũng chú ý đến quá trình đầu tư vào tài sản, trang thiết bị để không ngừng thay đổi một cách phù hợp với nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đạt được thì cũng có những hạn chế nhất định.
- Việc quản lý nguồn chi phí quản lý – doanh nghiệp của công ty chưa thật sự tốt, chính điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- Nguồn vốn hiện nay của công ty cũng chưa thật sự mạnh cần phải có biện pháp để thu hút vốn đầu tư.
- Mức lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua đều giảm xuống.
- Doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm xuống liên tục.
- Đặt biệt công ty chưa quan tâm đến vấn đề nguyên vật liệu và thành phẩm gây khó khăn trong việc tăng doanh thu cho công ty.
- Đầu tư phát triển cho tương lai của công ty chưa cao, vì công ty chưa chú trọng đến việc thay đổi qui trình và công nghệ để tự sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu mà không phải bán nguyên liệu thô để thu mức lợi nhuận thấp hơn.
- Đặt biệt trong 3 năm qua việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty chưa đem lại hiệu quả nhất định và hiệu quả này có xu hướng giảm trong 3 năm qua.
- Công ty chỉ hoạt động chủ yếu chính bằng nguồn vốn của mình và có xu hướng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng đây chính là mặt hạn chế cảu công ty.
II. KIẾN NGHỊ
1.Đối với công ty
- Công ty có thể đa dạng hóa mặt hàng, có nghĩa là thay vì chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất, công ty có thể tìm ra một loại sản phẩm thứ 2 mà vẩn sử dụng qui trình máy móc củ, để từ đó có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn.
- Xem xét việc đầu tư vốn vào tài sản cố định, để tránh tình trạng máy móc thiết bị được mua về nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh, từ đó hiệu quả sử dụng tài sản trên doanh thu của công ty sẽ được cải thiện hơn.
- Công ty phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo ra được uy tín tốt để từ đó hạn chế được tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn chiếm dụng.
- Công ty cần phải tập trung nguồn vốn của mình vào đầu tư máy móc hiện đại, để thích ứng với nền kinh tế hội nhập hiện nay đặt biệt lĩnh vực hoạt động của công thi rất nhạy cảm với sự biến động cảu thị trường.
- Cần chú ý đến nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đặt biệt là nguyên liệu chính là hạt điều, một năm chỉ có một mùa thu hoạch vì thế cần phải xây dựng kho chứa nguyên liệu.
2.Đối với Nhà Nước
Cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp cần hiểu rỏ những phương hướng phát triển của nền kinh tế ở hiện tại hay trong tương lai, để doanh nghiệp có thể nắm rỏ những thay đổi của nền kinh tế hội nhập hiện nay, từ đó có những chuẩn bị kịp thời để vừa tận dụng cơ hội và vừa hạn chế được những mặt hạn chế. Tạo ra môi trường kinh doanh công bằng giữa các doanh nghiệp trong cac lĩnh vực khác nhau.
Nhà nước cần phải tạo điều kiện để tạo ra sự liên kết giữa các ngành, nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành trước xu thế hội nhập hiện nay.
Cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà Nnước đã tiến hành cổ phần hóa và trở thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập. Vì thế vốn là vấn đề quan trọng, Nhà Nước cần phải tuyên truyền rộng rãy cho mọi người dân biết về hoạt động của công ty cổ phần từ đó thu hút được những đồng vốn nhàn rõi, tăng cường tiềm lực tài chính cho công ty.
Đầu tư trang thiết bị máy móc thiện đại đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa mà tiềm lực tài chính chưa vững mạnh, nên hiệu quả của cổ phâng hóa chưa cao. Nếu có sự đàu tư này thì hoạt động của công ty sẽ tốt hơn.
Hổ trợ công tác quảng bá thương hiệu, nhằm thu hút nhiều đối tác vừa tham gia vào hoạt động mua bán đối với doanh nghiệp vừa tham gia vào đầu tư vốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lu7853n v259n.doc