Luận văn Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương - Chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU . .1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . .1 1.1.1. Sự cần thiết của chuyên đề . .1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . .2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . .2 1.2.1. Mục tiêu chung . .2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . .3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . .3 1.4.1. Phạm vi không gian . .3 1.4.2. Phạm vi thời gain . .3 1.4.3. Giơi hạn đề tài . 3 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu . .4 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN . .4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . .6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản . .6 2.1.2. Tài chính . .8 2.1.3. Phân tích tài chính và vay trò của việc phân tích tài chính trong ngân hàng thương mại . 9 2.1.4. Các nội duna phân tích chủ yếu . .10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .15 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . .15 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . .15 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ . .17 3.1. GIỚI THIỆU . .17 3.1.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ . 17 3.1.2. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN . .18 3.1.3. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN chi nhánh Cần Thơ . .23 3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM . .25 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ . 33 4.1. Phân tích tình hình thông qua bảng kế toán . .33 4.1.1. Phân tích phần tài sản . .33 4.1.2. Phân tích nguồn vốn . .40 4.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh 49 4.2.1. Phân tích thu nhập . .49 4.2.2. Phân tích chi phí . .53 4.2.3. Phân tích lợi nhuận . .56 4.3. Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính . .60 4.3.1. Khả năng thanh toán nhanh . .60 vi 4.3.2. Phân tích khả năng sinh lời . .61 4.4. Phân tích rủi ro . .64 4.4.1. Rủi ro lãi suất . .64 4.4.2. Rủi ro thanh khoản . .66 4.4.3. Rủi ro tín dụng . 68 4.4.4. Rủi ro vốn chủ sở hữu . .70 CHƯƠNG 5: MỌT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG CN CẦN THƠ . .72 5.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG . 73 5.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ . 74 5.3. THÀNH LẬP BỘ MÁY QUẢN LÝ RỦI RO . .75 5.4. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO . .75 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 77 6.1. KẾT LUẬN . .77 6.2. KIẾN NGHỊ . .77 6.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng . 77 6.2.2. Đối với NH TMCP Kỹ Thương VN . .78 6.2.3. Đối với UBND Thành phố Cần Thơ . 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong quá trình hội nhập, đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Một khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của Ngân hàng càng trở nên quan trọng, chức năng là mạch máu lưu thông nền kinh tế của nó càng được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường với sự ra đời và phát triển rất nhanh của nhiều loại hình Ngân hàng, tính đa dạng của các hình thức tín dụng đã tạo nên thị trường tín dụng vô cùng sôi động, các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay diễn ra rất hấp dẫn, nhưng bên cạnh đó thì rủi ro cũng luôn xong hành trong lĩnh vực hoạt động này. Một sự rủi ro nào đó trong hoạt động sẽ dẫn đến những ảnh hưởng dây chuyền từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, đến toàn hệ thống Ngân hàng của cả nước, đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của nước đó, không chỉ vậy nó còn lan sang các quốc gia khác. Một nền kinh tế phát triển thì cần có một hệ thống Ngân hàng đủ mạnh, đủ sức phục vụ cho nền kinh tế. Với vai trò cực kì quan trọng như thế thì chính bản thân của mỗi Ngân hàng cần phải hiểu rõ và quản lý tốt các nguồn lực của mình thông qua việc phân tích tình hình tài chính, từ đó đề ra những chiến lược và hoạch định đúng đắn kế hoạch kinh doanh giúp Ngân hàng ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, để tồn tại và phát triển bền vững, góp phần nâng cao uy tín của cả hệ thống, củng cố nền tài chính quốc gia. Do đó, đòi hỏi các ngân hàng cần phải có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu về lợi nhuận và hạn chế rủi ro của ngân hàng, vì lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng cao. Vì thế phân tích hình tài chính nhằm mục đích đánh giá hoạt động của ngân hàng đem lại hiệu quả như thế nào? qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và cũng như những rủi ro cơ bản mà ngân hàng có thể gặp phải để từ đó có biện pháp phòng ngừa là vấn - 1 - đề hết sức quan trọng. Đó cũng là lý do em chọn “Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương - Chi nhánh Cần Thơ ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Các NHTM được các cơ quan chức năng của chính phủ cấp phép hoạt động kinh doanh là để cung cấp các tiện ích và dịch vụ tài chính cho các tổ chức, gia đình và cá nhân trong nền kinh tế. Hoạt động chủ yếu nhất nằm trong số những nghiệp vụ kinh doanh của NH là cấp các khoản tín dụng để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh doanh, tiêu dùng cho nhiều chủ thể khác nhau trong khu vực NH phục vụ. Đối với NHTM nguyên liệu cũng là quỹ tiền tệ và sản phẩm bán ra cũng là quỹ tiền tệ. Cũng như doanh nghiệp phi tài chính, thì mục tiêu cơ bản của quản trị NH là tối đa hóa giá trị đầu tư của chủ sở hữu trong NH. Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, Các NH phải gánh chịu những rui ro đáng kể để có được lợi nhuận. Đo lường và quản trị rỏi ro là khía cạnh quan trọng nhất của quản trị tài chính NH Để Xác định xem hoạt động kinh doanh của NH có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không thì cần phân tích lợi nhuận và rủi ro. Mặc dù, NH không thể thay đổi kết quả hoạt động đã qua, nhưng qua đánh giá kết quả hoạt động này là bước dầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch trong tương lai. Như xu thế phát triển hiện nay của cả nước nói chung và Thành Phố Cần Thơ nói riêng, hoạt động của các NH đang có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, vì thế nếu không có sự phân tích và hoạch định chiến lược phù hợp thì có thể làm lệch hướng dẫn đến thất bại. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài nhằm: Phân tích một cách tổng quát tình hình tài chính của NH để đánh giá hiệu quả hoạt động, các rủi ro cơ bản mà NH có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Trên cơ sở đó đề ra những giải phát nhằm giúp NH giảm thiểu rủi ro và từ đó nâng cao khả năng tài chính cũng như kết quả kinh doanh của NH. - 2 - 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của đề tài sẽ giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của NH thông qua các số liệu, bảng cân đối, bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể là các chỉ số: Thu nhập, lợi nhuận, chi phi, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời. - Phân tích các rủi ro cơ bản mà NH có thể gặp phải. - Trên cơ sơ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro giúp cải thiện và nâng cao khả năng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Ngân hàng hoạt động có hiệu quả không? Tình hình tài chính có được cải thiện qua các năm? - Các rủi ro nào NH có thể gặp? - Các giải pháp thích hợp để giúp NH giảm được các rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện tình hình tài chính? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - Chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2. Phạm vi thời gian Số liệu được sử dụng để phân tích là từ năm 2005 - 2007. 1.4.3. Giới hạn đề tài Do thời gian có hạn, tình hình tài chính của Ngân hàng là khá phức tạp.Vì vậy, luận văn chỉ dừng lại ở những nội dung sau: - Phân tích tổng quát kết quả hoạt động, tình hình tài chính của NH qua 3 năm (2005-2007) thông qua một số các tỷ số tài chính cơ bản (Trong đề tài thì Phân tích tài chính có thể được hiểu là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính của quá khứ và hiện hành, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm - 3 - năng cho tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá Ngân hàng một cách chính xác.). - Đề xuất một số biện pháp cơ bản để giúp nâng cao hiệu quả và khả năng tài chính của Ngân hàng cũng như giúp phòng ngừa rủi ro. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính thông qua số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN (1) Tài liệu thứ nhất: - Phân tích tình hình tài chính tại NH Dầu tư và Phát triển Kiên Giang, Trần Tuấn Thạnh, lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp khóa 29 trường đại học Cần thơ. - Nội dung đề tài là: Phân tích tình hình tài chính của NH nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. trên cơ sở đó tìm ra những giải phát nhằm nâng cao khả năng tài chính cũng như kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Kiên Giang. - Ưu điểm: Đề tài phân tích khái quát tình hình tài chính của Ngân hàng trong thời gian đã qua và hiện tại thông qua các số liệu, bảng cân đối, bảng báo cáo kết quả kinh doanh để từ đó dưa ra giải pháp. - Nhược điểm: Đề tài chưa phân tích nhiều đến các khía cạnh về rủi ro cũng như giải pháp phòng ngừa các loại rủi ro này. - Điểm mới của đề tài đang thực hiện là phân tích các rủi ro cơ bản mà NH có thể gặp phải trong quá trình hoạt động và từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro. (2) Tài liệu thứ hai: - Phân tích rủi ro tín dụng và những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình - Tỉnh Đồng Tháp, Trần Thái Học, lớp Quản trị kinh doanh, khóa 29, Trường đại học Cần Thơ. - Nội dung của đề tài là: Phân tích kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 03 năm (2004-2006), Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua 03 - 4 - năm (2004-2006), Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. - Ưu điểm của đề tài: Đi sâu phân tích cũng như đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tính dụng của NH. - Nhược điểm: Chưa phân tích đầy đủ các rủi ro cơ bản mà NH có Thể gặp phải. - Điểm mới của đề tài đang thực hiện: Đưa ra thêm một số rủi ro cơ bản mà NH có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh như: rủi ro lãi suất, rủi ro vốn chủ sở hữu, .

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương - Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản thường xuyên trên ở mức >= 5%. Ngân hàng nào hoạt động dưới mức này được đánh giá là ở trong trạng thái mất an toàn. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này của Ngân hàng nhìn chung qua các năm là khá thấp so với quy định của Ngân hàng nhà nước (năm 2005 là 1,53%; năm 2006 là 1,62%; năm 2007 là 1,72%). Nguyên nhân dẫn đến việc chỉ số này thấp là do trong những năm gần đây Ngân hàng không còn phụ thuộc CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng vốn tự có 16.169 18.039 21.542 Tổng tài sản 1.055.135 1.115.081 1.250.040 Vốn tự có / Tổng tài sản (%) 1,53 1,62 1,72 - 48 - nhiều vào nguồn vốn do Ngân hàng Hội sở cấp phát. Nguồn vốn tự có hiện nay của Ngân hàng phần lớn được trích từ lợi nhuận đạt được qua các năm. Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao tỷ số này lên theo đúng quy định của NHNN. Với xu hướng lợi nhuận tăng qua các năm thì trong tương lai gần việc nâng tỷ số này lên theo đúng quy định của nhà nước là hoàn toàn có thể. - 49 - 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.2.1. Phân tích thu nhập Bảng 7: Tình hình thu nhập của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 60.417 100,00 68.046 100,00 77.873 100,00 7.629 12,63 9.827 14,44 1. Thu nhập lãi suất 60.107 99,49 67.674 99,45 77.421 99,42 7.568 12,59 9.747 14,40 Thu lãi cho vay 59.853 99,07 67.373 99,01 77.100 99,01 7.520 12,56 9.728 14,44 Thu lãi tiền gửi 254 0,42 302 0,44 321 0,41 48 18,93 20 6,47 2. Thu nhập ngoài lãi suất 311 0,51 372 0,55 452 0,58 62 19,81 80 21,37 - 50 - Phân tích thu nhập là một công việc rất quan trọng đối với một Ngân hàng. Bởi vì qua phân tích ta có thể thấy được sự biến động của thu nhập, những nguyên nhân tác động đến sự biến động này. Từ đó Ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của Ngân hàng đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tổng thu nhập là 60.417 triệu đồng, năm 2006 thu nhập đạt 68.046 triệu đồng, so với năm 2005 thì thu nhập tăng 7.629 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng thu nhập đạt được là 77.873 triệu đồng tăng 9.827 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng lên của tổng thu nhập là do sự tăng lên của các khoản mục thu nhập lãi suất và ngoài lãi suất. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 Năm T ri ệu đ ồn g Thu nhập lãi suất Thu nhập ngoài lãi suất Hình 9: Thu nhập lãi suất và thu nhập ngoài lãi suất Thu nhập lãi suất: Đây là nguồn thu chủ yếu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Nó bao gồm các nguồn thu từ thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi. Nhìn chung thì thu nhập lãi suất của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2005 là 60.107 triệu đồng, năm 2006 là 67.674 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 7.568. Đến năm 2007 con số này đã là 77.421triệu đồng, tăng 9.747triệu đồng so với năm 2006. Sự gia tăng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động các khoản mục tiền gửi và hoạt động tín dụng như ở phần trước ta đã phân tích,khoan mục tiền gởi tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm (Bảng 2) 2006 là 10.355 triệu đồng tăng 2.232 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 - 51 - số tiền gởi đã là 10.646 triệu đồng tăng 291 triệu đồng so với năm 2006. Không chỉ thế khoản mục hoạt động tín dụng cũng tăng đáng kể, năm 2006 là 1.070.054 triệu đồng tăng 44.898 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 là 201.776 triệu đồng tăng 131.723 triệu đồng so với năm 2006 (Bảng 2). Chính sự gia tăng liên tục của hai khoản mục trên đã làm cho khoản mục thu nhập lãi suất của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để hiểu rỏ hơn sự ảnh hưởng của hai khoản mục tiền gởi và hoạt động tín dụng như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu về khoản mục thu lãi tiền gởi và thu lãi cho vay, đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho thu nhập lãi suất tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do sự tăng lên của các khoản mục sau: Thu lãi cho vay: Đây là nguồn thu lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ huy động vốn sau đó đem đi cho vay và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và tiền lãi cho vay. Vì vậy cho vay là hoạt động chính của tất cả các Ngân hàng. Trong 3 năm 2005-2007 tình hình cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguyên nhân của sự tăng lên này là trong những năm qua Chi nhánh không ngừng tăng cường chất lượng tín dụng, thêm vào đó là uy tín của Ngân hàng không ngừng được nâng lên dẫn đến làm tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Cụ thể như trong năm 2006 thu từ hoạt động cho vay là 67.373 triệu đồng, tăng 7.520 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này đã là 77.100 triệu đồng tăng 9.728 triệu đồng so với năm 2006. Cùng với sự tăng lên về số tiền thì tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản cũng rất cao qua các năm (Năm 2005 là 99,07%; Năm 2006 là 99,01%; Năm 2006 là 99,01%). Phân tích cho vay ở trên cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng do đó cùng với sự tăng lên của những khoản cho vay thì thu từ lãi cho vay cũng tăng theo. Cùng với sự tăng lên không ngừng của thu lãi cho vay thì thu lãi tiền gửi của Ngân hàng ở các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng khác cũng liên tục tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ cho vay ( Năm 2005 là 0,42%; Năm 2006 là 0,44%; Năm 2007 là 0,41% ). Nguyên nhân gia tăng của khoản mục này là rất dễ hiểu. Bởi vì tiền gửi là khoản mục cũng mang lại thu nhập cho Ngân hàng. - 52 - Ngoài nguồn thu từ lãi suất còn có các nguồn thu ngoài lãi suất như thu phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ, thu khác cũng liên tục tăng qua các năm mặc dù những khoản mục này chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của Ngân hàng. Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay Ngân hàng không ngừng tăng cường mở rộng thêm các dịch vụ nhằm tăng thêm nguồn thu cho Ngân hàng và hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay. 0.51 0.57 0.58 0.5 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 2005 2006 2007 Năm % Thu nhập ngoài lãi suất Hình 10: Thu nhập ngoài lãi suất - 53 - 4.2.2. Phân tích chi phí Bảng 8: Sự biến động chi phí của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng chi phí 44.330 100,00 49.544 100,00 54.489 100,00 5.214 11,76 4.946 9,98 1. Chi phí kinh doanh 33.056 74,57 37.460 75,61 41.436 76,04 4.404 13,32 3.977 10,62 Chi trả lãi tiền gửi 5.235 11,81 7.160 14,45 8.484 15,57 1.925 36,76 1.325 18,50 Chi trả lãi tiền vay 17.159 38,71 19.464 39,29 21.822 40,05 2.306 13,44 2.358 12,11 Trả lãi các giấy tờ có giá 10.662 24,05 10.845 21,89 11.130 20,43 183 1,72 285 2,63 2. Nộp thuế và các khoản phí, Lệ phí 50 0,11 144 0,29 201 0,37 95 190,91 57 39,58 3. Chi nhân viên 1.275 2,88 1.860 3,75 2.592 4,76 585 45,88 732 39,35 4. Chi phi khác 9.950 22,44 10.080 20,35 10.260 18,83 131 1,31 180 1,79 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) - 54 - Việc phân tích chi phí giúp cho Ngân hàng kiểm soát một cách tốt hơn những khoản chi phí phát sinh thêm nhằm hạn chế một cách tốt nhất những khoản chi phí không cần thiết để làm tăng lợi nhuận. Sau đây là tình hình chi phí của Ngân hàng qua 3 năm: Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên tương ứng. Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng chi phí của Chi nhánh qua ba năm tăng liên tục. Năm 2005 tổng chi phi là 44.330 triệu đồng, năm 2006 là 49.544 triệu đồng, tăng 5.214 triệu đồng tốc độ tăng tương đương là 11,76% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí là 54.489 triệu đồng, tăng 4.946 triệu đồng hay tương đương 9,98% so với năm 2006. Trong đó chi phí kinh doanh chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí và nó liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do các khoản chi trả lãi tăng nhanh. Chi trả lãi tiền gửi: Đây là khoản chi trả cho khách hàng gửi tiền vào chi nhánh, nó phản ảnh nguồn huy động vốn dưới hình thức các loại tiền gửi. Tương ứng việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tăng lên là sự gia tăng các khoản chi phí trả lãi tiền gửi. Cụ thể, năm 2005 là 5.235 triệu đồng sang năm 2006 là 7.160 triệu đồng, tăng 1.925 triệu đồng tương đương 36,76 % so với năm 2005. Đến năm 2007 chi phí trả lãi tiền gửi là 8.484 triệu đồng tăng 1.325 triệu đồng tương đương tăng 18,5% so với năm 2006. Chi trả lãi tiền vay là các khoản phải trả cho các tổ chức tín dụng khác, khoản mục này chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh (năm 2005 là 38,71%, năm 2006 là 39,29%, năm 2007 là 40,05% ) và nó luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 17.159 triệu đồng, sang năm 2006 là 19.464 triệu đồng tăng 2.306 triệu đồng tương đương tăng 13,44% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này đã là 21.822 triệu đồng, tăng 2.358 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 12,11%. Việc khoản mục chi trả lãi tiền vay tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí là do huy động vốn từ việc đi vay phải trả lãi suất cao hơn so với các khoản mục khác. Thêm vào đó việc huy động vốn từ đi vay tăng lên qua các năm do các nhu cầu về vốn của Ngân hàng trong các năm tăng lên, cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng hình thức tiền gửi vì đây là khoản mục có chi - 55 - phí trả lãi thấp. Việc huy động vốn từ việc đi vay phải chịu một chi phí trả lãi khá lớn làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống. Chi trả lãi giấy tờ có giá: Tương ứng với sự biến động của khoản mục huy động từ các giấy tờ có giá đã được phân tích ở trên là sự biến động của chi phí trả lãi giấy tờ có giá. Cụ thể như sau, năm 2005 chi phí cho việc huy động này là 10.662 triệu đồng, sang năm 2006 là 10.845 triệu đồng, tăng 183 triệu đồng hay tăng tương đương 1,72 % so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này lại tăng lên là 11.130 triệu đồng, tăng 285 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 2,63 % so với năm 2006. Chi nhân viên là các khoản chi trả lương, bảo hiểm xã hội, chi trang phục cho công nhân viên. Từ bảng số liệu ta thấy chi phí chi trả cho công nhân viên tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 là 1.275 triệu đồng, sang năm 2006 là 1.860 triệu đồng, tăng 585 triệu đồng hay tăng tương đương 45,88% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 2.592 triệu đồng, tăng 732 triệu đồng và tăng với tốc độ tương đương là 39,35% so với năm 2006. Chi phí khác bao gồm các khoản chi thực hiện các dịch vụ, chi hoạt động như khấu hao tài sản cố định, máy móc thiết bị, chi mua sắm công cụ dụng cụ lao động và các khoản chi khác liên quan đến tài sản. Nhìn chung trong 3 năm vừa qua thì khoản mục này có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể năm 2005 là 9.950 triệu đồng, sang năm 2006 là 10.080 triệu đồng, tăng 131 triệu đồng tương đương 1,31% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này là 10.260 triệu đồng, tăng 180 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 1,79% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng khoản mục chi phí này là do trong những năm qua tên tuổi cũng như uy tín của Ngân hàng ngày càng cần được khẳng định và quản bá hình ảnh của mình cho nhiều khách hàng biết đến. Do đó các khoản chi phí như thông tin quảng cáo là cần thiết. Nhìn chung qua bảng phân tích chi phí của Ngân hàng ta thấy: cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm (2005 – 2007). Sự tăng liên tục của lợi nhuận điều này cho thấy sự hợp lý trong kết cấu chi phí của Ngân hàng, tuy nhiên lại có sự - 56 - tăng rất cao của khoản mục thuế và các khoản phí lệ phí, từ 50 triệu đồng năm 2005, tăng lên 144 triệu đồng năm 2006, tăng 95 triệu đồng tương đương 190,91 % là chưa phù họp. Trong khi đó thì chi phí tuy có tăng nhưng ở mức là 11,76% năm 2006 so với năm 2005. Vấn đề chi trả tiền lương cho nhân viên là vấn đề cần được duy trì và tăng cao hơn nửa, vì tiền lương nó góp phần khích lệ làm cho nhân viên làm việc tốt hơn, giữ chân được người tài, đảm bảo đời sống nhân viên được tốt hơn. Cần tăng cường khoản mục trả lãi tiền gởi vì đây là điều kiện đầu tiên để thu hút và huy động vốn của Ngân hàng, cần giữ tốc độ ổn định các khoản mục chi trả tiền vay và chi trả các giấy tờ có giá vì mức lãi suất các khoản mục này cao hơn so với lãi suất tiền gởi của khách hàng. 4.2.3. Phân tích lợi nhuận Bảng 9: Tình hình lợi nhuận của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Mục tiêu cuối cùng của bất cứ chủ thể nào cũng là lợi nhuận vì lợi nhuận vừa là thước đo chất lượng hoạt động vừa là mục tiêu sống còn. Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng cường cho tương lai. Đồng thời qua phân tích lợi nhuận, So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 60.417 68.046 77.873 7.629 12,63 9.827 14,44 Tổng chi phí 44.330 49.544 54.489 5.214 11,76 4.946 9,98 Lợi nhuận trước thuế 21.189 23.702 29.931 2.513 11,86 6.230 26,28 Thuế thu nhập DN 4.635 5.184 6.546 549 11,84 1.362 26,27 Lợi nhuận ròng 16.554 18.518 23.384 1.964 11,86 4.866 26,28 - 57 - nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng. Qua bảng số liệu 9 ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2007, tốc độ tăng cao 26,28% so với năm 2006. Năm 2005 lợi nhuận đạt 16.554 triệu đồng, đến năm 2006 lợi nhuận tăng lên là 18.518 triệu đồng, tăng 1.964 triệu đồng, tương đương 11,86% so với năm 2005. Sang năm 2007 là 23.384 triệu đồng, tăng 4.866 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tốc độ tăng lên của thu nhập cao hơn tốc độ tăng lên của chi phí (Trong năm 2006 tốc độ tăng lên của thu nhập là 12,63% trong khi đó tốc độ tăng lên của chi phí chỉ là 11,76%, trong năm 2007 tốc độ tăng lên của thu nhập là 14,44% trong khi đó tốc độ tăng lên của chi phí chỉ là 9,98%). 23.384 18.518 16.554 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2006 2007 Năm T riệ u đ ồn g Lợi nhuận ròng Hình 11: Lợi nhuận ròng Qua số liệu trên ta có thể nhận xét rằng tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm qua là khá tốt. Chứng tỏ, Chi nhánh đã có những hoạt động hiệu quả, hướng đi đúng đắn phù hợp với tình hình kinh tế, có được những kết quả trên một phần đóng góp không nhỏ là do sự nhạy bén và linh hoạt trong việc xữ lý thông tin của toàn thể cán bộ và nhân viên trong Chi nhánh. Ngoài việc phân tích trực tiếp từ các số liệu, các nhà phân tích còn sử dụng thêm các tỷ số sau: - 58 - 4.2.3.1. Chỉ số lợi nhuận ròng / tổng thu nhập Lợi nhuận ròng/ tổng thu nhập cho biết một đồng thu nhập sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu 10 tỷ số này tăng giảm liên tục qua các năm nhưng nhìn chung có xu thế tăng (năm 2005 là 27,40%, năm 2006 là 27,21%, năm 2007 là 30,03%). Điều này cho thấy hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm qua có nhiều tiến bộ, Chi nhánh có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường. Như ta đã thấy chỉ số này là khá cao (chỉ số này phải thường xuyên duy trì ở mức >10%). Điều này cho thấy nguồn vốn của Chi nhánh tăng cao qua các năm, do chi phí từ việc huy động vốn là khá ổn định, tốc độ tăng không cao và thu nhập của Chi nhánh tăng lên liên tục làm cho lợi nhuận mà Chi nhánh đạt được khá cao so với tổng thu nhập dẫn đến chỉ số này khá cao. Do đó cần phải duy trì hơn nữa về hiệu quả từ việc huy động vốn, hạn chế hơn nữa việc huy động vốn bằng các công cụ có chi phí cao, nỗ lực trong việc tiềm kiếm nguồn tiền nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế vì đây là hình thức có chi phí huy động thấp. Có như thế thì mới có thể đạt được lợi nhuận cao trong những năm tới. Bảng 10: Các chỉ số lợi nhuận của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Tổng thu nhập 60.417 68.046 77.873 Tổng chi phí 44.330 49.544 54.489 Lợi nhuận ròng 16.554 18.518 23.384 Tổng tài sản 1.055.135 1.115.081 1.250.040 Lợi nhuận ròng/tổng thu nhập (%) 27,40 27,21 30,03 Tổng thu nhập/tổng tài sản (%) 5,73 6,10 6,23 Tổng chi phí/tổng tài sản (%) 4,20 4,44 4,36 Tổng chi phí /tổng thu nhập (%) 73,37 72,81 69,97 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) - 59 - 4.2.3.2. Tổng thu nhập/tổng tài sản và tổng chi phí/ tổng tài sản Hai chỉ số này (Bảng 10) càng chứng tỏ thêm về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm qua. Chỉ số tổng thu nhập / tổng tài sản, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng. Chỉ số này tăng qua các năm (năm 2005 là 5,73%; năm 2006 là 6,10%; năm 2007 là 6,23% ) chứng tỏ Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận. Chỉ số tổng chi phí / tổng tài sản cho biết chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này là thấp cho thấy Chi nhánh đang có những chính sách tốt trong việc quản lý chi phí. Nhưng bảng số liệu trên thì chỉ số này tăng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 4,20%, sang đến năm 2006 là 4,44%, đến năm 2007 chỉ số này là 4,36%. Do tỷ số này có tăng qua các năm nên khi so với tỷ số thu nhập / tổng tài sản thì sự chênh lệch này là không lớn lắm. 4.2.3.3. Chỉ số tổng chi phí / tổng thu nhập (Bảng 10) Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thường thì chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai. Chỉ số này của Chi nhánh qua các năm đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm. Năm 2005 là 73,37%, sang năm 2006 là 72,81%, đến năm 2007 là 69,97 %. Việc chỉ số này giảm xuống cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên tỷ số này vẫn còn khá cao, điều này cho thấy lợi nhuận này kiếm được từ khoản thu nhập này là khá thấp. Do đó cần phải có biện pháp làm giảm chi phí hơn nữa bằng cách xem xét lại kết cấu tổng chi phí,đề xuất tăng giảm các khoản mục như đã nêu trên, tăng cường hơn nữa huy động bằng hình thức tiền gửi thông qua hình thức trúng thưởng lớn, tăng lãi suất huy động trong những điều kiện có thể nhằm tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Tóm lại, qua việc phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ta nhận thấy trong 3 năm vừa qua hoạt động của Ngân hàng là tương đối tốt. Nó được thể hiện qua sự tăng lên không ngừng của lợi nhuận qua các năm. Tuy nhiên do việc huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến việc chi phí phải trả cho việc huy động này là rất lớn. Do đó lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được là chưa nhiều. - 60 - 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH. 4.3.1. Khả năng thanh toán nhanh Trong xu thế hội nhập như ngày nay, một sự biến động nhỏ trong hệ thống Ngân hàng của một quốc gia nào đó cũng gây ra một tác động dây chuyền đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng của một quốc gia khác. Điều này cho thấy rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là một điều không thể lường trước được. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán của một Ngân hàng dự kiến trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra là một việc làm rất quan trọng. Khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng biểu hiện tương quan giữa tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng Nhà Nước và cácTổ Chức Tín Dụng có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bảng 11: Khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Theo bảng số liệu thì khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng ngày càng được cải thiện qua các năm. Cụ thể trong năm 2006 tỷ số này là 7,01%, tăng 1,15% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do sự tăng lên của khoản mục tiền gửi, khoản mục tiền và các giấy tờ có giá. Nhìn vào bảng cân đối ta thấy sự tăng lên của khoản mục tiền gửi và khoản mục tiền và các giấy tờ có giá phần lớn là do tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước tăng lên theo yêu cầu tăng dự Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền 1. Tiền và giấy tờ có giá (triệu đồng) 8124 15998 14358 2. Tiền gửi (triệu đồng) 8123 10355 10646 3. Các khoản nợ ngắn hạn (triệu đồng) 277196 376098 292484 Khả năng thanh toán nhanh (%) =[(1+2) / 3] 5.86 7.01 8.55 - 61 - trữ của Ngân hàng trung ương. Đến năm 2007 chỉ số này tiếp tục tăng đáng kể là 8,55% tăng 1,54% so với năm 2006 nguyên nhân tăng là do sự tăng lên của khoản mục tiền gởi. 8.55 7.01 5.86 0 2 4 6 8 10 2005 2006 2007 Năm % Khả năng thanh toán nhanh Hình 12: Khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng qua 3 năm Tóm lại việc tăng lên của chỉ số thanh toán nhanh cho thấy Chi nhánh ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán cho khách hàng trong những điều kiện xấu nhất. Đồng thời làm tăng sự tin tưởng của khách hàng vào Chi nhánh, giúp cho khách hàng có thể mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư vào Ngân hàng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn giảm xuống, sự giảm xuống của nợ ngắn hạn trong năm 2007 là do, trong năm Chi nhánh tiến hành thanh toán khoản nợ ngắn hạn cho khách hàng. 4.3.2. Phân tích khả năng sinh lời 4.3.2.1. Tỷ suất sinh lời (tỷ suất lợi nhuận) Phân tích khả năng sinh lời là để đánh giá hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng. Việc phân tích này sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng đã qua cũng như xu hướng hoạt động của nó trong tương lai. Từ đó nó giúp cho nhà quản trị cũng như khách hàng có được một cách nhìn cụ thể hơn. - 62 - Bảng 12:Tỷ suất sinh lời của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % TN lãi 60.107 67.674 77.421 7.568 12,59 9.747 14,40 Cp lãi suất 43.917 48.080 53277 4.163 9,48 5.198 10,81 Thu nhập lãi suất ròng 16.190 19.595 25644 3.405 21,03 6.050 30,87 Tiền gửi 8.123 10.355 10.646 2.232 27,48 291 2,81 Tiền cho vay 1.025.156 1.070.054 1.201.776 44.898 4,38 131.723 12,31 Tài sản sinh lời 1.033.278 1.080.408 1.212.422 47.130 4,56 132.014 12,22 Tỷ suất sinh lời(%) 1,57 1,81 2,12 0,25 0,30 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Nhìn chung, tỷ suất sinh lời của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 1,57%, sang năm 2006 là 1,81% tăng 0,25% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này lại là 2,12% tăng 0,30% so với năm 2006. Do thu nhập lãi ròng tăng lên nhưng với tốc độ lớn so với tốc độ tăng của tài sản sinh lời (trong năm 2006 tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng là 21,03% trong khi đó tốc độ tăng lên của tài sản sinh lời là 4,56%. Sang năm 2007 tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng là 30,87% tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản sinh lời là 12,22%). Do đó để tiếp tục tăng tỷ suất sinh lời thì Chi nhánh cần phải tăng cường các biện pháp làm giảm chi phí lãi suất xuống như tăng cường huy động bằng các công cụ huy động có chi phí thấp đồng thời hạn chế những hình thức huy động có chi phí cao như đi vay, trong những trường hợp không quá cần thiết. - 63 - 4.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Chỉ số này phản ảnh lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Ngân hàng, được dùng để đo lường khả năng sinh lời của của tài sản. Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tài sản. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài tài sản càng cao. Bảng 13: Hệ số ROA của NH qua 3 năm (2005-2007) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Lợi nhuận ròng (triệu đồng) 16.553 18.518 23.384 Tổng tài sản (triệu đồng) 1.055.135 1.115.081 1.250.040 ROA (%) 1,57 1,66 1,87 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Qua tính toán trên ta thấy mặc dù ROA tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ số ROA là khá thấp. Cụ thể năm 2005 là 1,57%, năm 2006 là 1,66%, năm 2007 là 1,87%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là sự tăng lên của lợi nhuận ròng và tổng tài sản có. Trong khi đó tốc độ tăng lên của lợi nhuận ròng là khá nhanh so với tài sản có. Lợi nhuận ròng tăng qua ba năm (2005 – 2007) là do trong các năm qua hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. tuy nhiên do chi phí huy động khá cao, thêm vào đó hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên lợi nhuận đạt được là khá thấp so với tổng tài sản có. Ngoài ra trong những năm vừa qua những khoản mục tài sản sinh lời có xu hướng tăng nhưng trong khi đó tài sản không sinh lời như các khoản tiền mặt, tài sản cố định, lại tăng lên đáng kể đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ số ROA thấp. Do đó cần phải có những biện pháp hạn chế chi phí, cơ cấu lại tài sản có nhằm ổn định và hạ thấp những khoản mục tài sản không sinh lời, tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho Chi nhánh cũng như để tăng ROA. Nhưng đồng thời cũng cần suy tính đến rủi ro có thể gặp phải. - 64 - 4.3.2.3. Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một Ngân hàng. Hệ số ROE phản ảnh lợi nhuận kiếm được từ đơn vị vốn đầu tư. Bảng 14: Lợi nhuận ròng trên vốn tự có của NH qua 3 năm (2005-2007) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Lợi nhuận ròng (triệu đồng) 16.553 18.518 23.384 Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 16.169 18.039 21.542 ROE (%) 102,37 102,66 108,55 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Thông qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ số ROE tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 102,37%, năm 2006 là 102,66%, năm 2007 là 108,55%. Tỷ số ROE tăng lên cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày một tốt hơn. Tuy nhiên khi so sánh giữa ROA và ROE ta nhận thấy một điều rằng tỷ số ROE lớn hơn rất nhiều so với ROA chứng tỏ vốn tự có chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng tài sản có. Do đó vốn huy động là lớn hơn quá nhiều so với vốn tự có. Chính vì thế mà Chi nhánh cần phải có một sự điều chỉnh lại vốn tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần thiết để đảm bảo tính vận hành hợp lý của Chi nhánh. 4.4. PHÂN TÍCH RỦI RO Kinh doanh Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và những rủi ro đối với hoạt động Ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Đo lường mức độ rủi ro liên quan đến sự đo lường lợi nhuận, bởi vì Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro để thu được lợi nhuận thích đáng. Sau đây là 4 loại rủi ro cơ bản mà hầu hết các Ngân hàng hiện nay đang phải đối mặt, bao gồm: 4.4.1. Rủi ro lãi suất Cho dù có theo đuổi chiến lược quản lý nào, Ngân hàng cũng khó có thể hoàn toàn loại bỏ được một trong những loại rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất đó là rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đổi thì những nguồn thu chính từ - 65 - doanh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vay đều bị tác động. Ngoài ra sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Bảng 15: Rủi ro lãi suất của NH qua 3 năm (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Trong xu thế hội nhập như ngày nay thì lãi suất thị trường trong nước rất nhạy cảm với những biến động của thị trường thế giới. Để hạn chế sự biến động So sánh 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi NH và TCTD khác 8.123 9.140 10.646 1.017 12,52 1.506 16,48 Cho vay ngắn hạn 699.675 780.480 94.548 80.805 11,55 - 685.932 -87,89 Tài sản nhạy cảm lãi suất 707.798 789.620 956.126 81.822 11,56 166.506 21,09 Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng 17.286 16.265 14.595 -1022 -5,91 -1.670 -10,26 Kỳ phiếu 1.156.098 922.160 1.107.315 -233.939 -20,24 185.156 20,08 Vay ngắn hạn khác 5.153 60.486 72.647 55.334 1.073,92 12.161 20,10 Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 1.178.537 998.910 1.194.557 -179.627 -15,24 195.647 19,59 Rủi ro lãi suất 0,60 0,79 0,80 0,19 0,01 - 66 - lãi suất của Ngân hàng thì các nhà quản trị đều mong muốn tỷ số rủi ro lãi suất sẽ bằng 1. Nếu tỷ số này nhỏ hơn một hay lớn hơn một đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên để tỷ số này bằng một quả là một điều rất khó khăn đối với Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng có tỷ số này lớn hơn một thì thu nhập của Ngân hàng sẽ thấp hơn nếu lãi suất giảm và cao hơn nếu lãi suất tăng và ngược lại. Nhìn chung trong 3 năm vừa qua Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế rủi ro lãi suất. Cụ thể như sau, trong năm 2005 chỉ số rủi ro lãi suất là 0,60%, sang năm 2006 tỷ số này tăng lên 0,79%. Đến năm 2007 tỷ số này đã là 0,80 %. Với tỷ số này Ngân hàng vẫn còn chịu rủi ro lãi suất khá lớn nếu lãi suất trên thị trường bị biến động mạnh. Với tỷ lệ rủi ro lãi suất nhỏ hơn 1, khi lãi suất thị trường tăng lên thì thu nhập sẽ thấp hơn và khi lãi suất thị trường giảm xuống thì thu nhập của Chi nhánh sẽ cao hơn. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp làm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Cụ thể như tăng cường quy mô khách hàng, tuân thủ luật tổ chức tín dụng trong việc hạn chế tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng làm cho tỷ số này càng gần bằng 1 nhằm hạn chế sự rủi ro do sự tác động của lãi suất thị trường. 4.4.2. Rủi ro thanh khoản Các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của Ngân hàng, nhưng rủi ro thanh khoản chỉ là một vấn đề thông thường xảy ra hàng ngày đối với hoạt động Ngân hàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt thì rủi ro thanh khoản mới đe dọa đến tình hình thanh toán cuối cùng của Ngân hàng. Vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lí Ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Rủi ro thanh khoản đánh giá khả năng thanh toán cho các chủ đầu tư trong các trường hợp nền kinh tế có xảy ra biến động. Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao và rủi ro càng thấp, ngược lại tỷ số này càng thấp thì rủi ro càng cao. - 67 - Bảng 16: Rủi ro thanh khoản của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền mặt 8.124 15.998 14.358 7.874 96,92 -1.640 -10.25 Tiền gửi NHNN và TCTD khác 8.123 10.355 10.646 2.232 27,48 291 2,81 Cho vay ngắn hạn 700.017 780.345 945.480 80.328 11,48 165.135 21,16 Tài sản thanh khoản 716.264 806.832 970.478 90.569 12,64 163.646 20,28 Vay ngắn hạn 418.500 331.500 427.500 -87.000 -20,79 96.000 28,96 Tổng nguồn vốn huy động 381.387 445.392 394.500 64.005 16,78 -50.892 -11,43 Rủi ro thanh khoản (%) 78,07 106,72 137,64 28,65 30,91 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Qua bảng số liệu, nhìn chung tỷ số rủi ro thanh khoản của Ngân hàng qua các năm là rất cao. Năm 2005 là 78,07%, đến năm 2006 là 106,72% tăng 28,65% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho tỷ số này tăng là do: Tài sản thanh khoản tăng cụ thể là năm 2006 tài sản này tăng 12,64% so với năm 2005, đến năm 2007 tài sản thanh khoản lại tiếp tục tăng lên 20,28% so với năm 2006, khoản mục vay ngắn hạn cũng có những biến động cụ thể là năm 2006 giảm 20,79% so với năm 2005. Tổng nguồn vốn huy động cũng tăng giảm liên tục năm 2006 tăng 16,78% so với năm 2005. Sang năm 2007 nguồn vốn huy động giảm 11,43% so với năm 2006. Nhìn chung qua 3 năm tốc độ tăng của khoản mục tài sản thanh khoản là khá nhanh so với tốc độ tăng của vay ngắn hạn và nguồn vốn huy động. Do đó, nó làm cho tỷ số rủi ro thanh khoản tăng lên trong 3 năm. - 68 - Tỷ số rủi ro thanh khoản là rất cao qua các năm là một tín hiệu đáng mừng cho Ngân hàng. Nó cho thấy Ngân hàng không ngừng quan tâm cải thiện khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra Ngân hàng còn tạo được niềm tin và sự tín nhiệm nơi khách hàng. Mặt khác, tỷ số này cao cũng nói lên rằng lợi nhuận của Ngân hàng sẽ thấp đi vì phần lớn tài sản của Ngân hàng bị tồn động dưới dạng sinh lời thấp. Ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn. Đó là lý do vì sao cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. 78.07 137.64 106.72 0 50 100 150 2005 2006 2007 Năm % Rủi ro thanh khoản Hình 13: Rủi ro thanh khoản 4.4.3. Rủi ro tín dụng Bảng 17: Rủi ro tín dụng của NH qua 3 năm (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang đến nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng cũng là nghiệp vụ chứa trong đó khá nhiều rủi ro. Do 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nợ quá hạn 12.270 24.615 20.400 12.345 100,61 -4.215 -17,12 Dư nợ bình quân 681.257 829.845 754.232 148.589 21,81 -75.614 -9,11 Rủi ro tín dụng (%) 1,80 2,97 2,70 1,17 -0,26 - 69 - đó bên cạnh việc tối đa hoá lợi nhuận thì các Ngân hàng cần phải cố gắng tìm kiếm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro. Tỷ số rủi ro tín dụng hay nợ quá hạn tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Nghĩa là nếu nợ quá hạn hay tỷ số rủi ro tín dụng tăng thì Ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro về tín dụng. Thông qua bảng số liệu ta thấy tỷ số rủi ro tín dụng tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể tỷ lệ này ở các năm như sau: Năm 2005 là 1,80%; Năm 2006 là 2,97% tăng 1,17% so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 2,70% giảm 0,26%, giảm chưa đáng kể so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong thời gian qua tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có nhiều biến động, tăng cao qua năm 2006 với một tốc độ rất cao (năm 2006 tăng 100,61% nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ này giảm xuống 17,12% so với năm 2006) trong khi đó tốc độ tăng dư nợ thì không lớn lắm. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2005 2006 2007 Năm % Rủi ro tín dụng Hình 14: Rủi ro tín dụng Số liệu trên cho thấy trong năm 2006 cán bộ Chi nhánh có tinh thần trách nhiệm không cao, không nỗ lực trong công tác thẩm định cũng như thu hồi các khoản nợ vay quá hạn, luôn theo dõi sâu sát và thường xuyên kiểm tra các khoản tín dụng nhưng đến năm 2007 thì cho thấy cán bộ nỗ lực hơn trong công tác thẩm định cũng như thu hồi các khoản nợ vay quá hạn và theo dõi kiểm tra các khoản tín dụng, sự nhạy bén hơn trong việc thu thập thông tin và xử lý tình huống. - 70 - 4.4.4. Rủi ro vốn chủ sở hữu Rủi ro vốn chủ sở hữu được đánh giá thông qua tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và tài sản rủi ro, tỷ số này càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Để hạn chế rủi ro vốn các nhà quản trị có hai sự lựa chọn, một là tăng vốn chủ sở hữu khi có những thông tin dự đoán cho thấy có nhiều rủi ro, hai là đầu tư vào các tài sản tương đối ít rủi ro. Trong hai cách này thường thì các nhà quản trị thường sử dụng cách thứ hai khi phải đối mặt với rủi ro về vốn bởi vì việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một việc dễ dàng. Bảng 18: Rủi ro vốn chủ sở hữu của NH qua 3 năm (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn chủ sở hữu 16.169 18.039 21.542 1.871 11,57 3.503 19,42 Tài sản sinh lời 1.033.278 1.080.408 1.212.422 47.130 4,56 132.014 12,22 Cho vay ngắn hạn 700.017 780.480 945.480 8.463 11,49 165.000 21,14 Tiền gửi NHNH và TCTD khác 8.123 9.140 10.646 1.017 12,52 1.506 16,48 Tài sản rủi ro 334.278 300.303 267.327 -33.975 -10,16 -32.976 -10,98 Rủi ro vốn chủ sở hữu (%) 4,84 4,96 8,62 0,12 3,66 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ rủi ro về vốn của Ngân hàng tăng giảm liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khá nhanh trong năm 2007 (năm 2007 tăng 19,42% so với năm 2006) trong khi đó tài sản rủi ro lại có xu hướng giảm mạnh (cụ thể năm 2006 giảm 10,16% so với năm 2005, năm 2007 giảm 10,98% so với năm 2006). Sự tăng nhanh về vốn chủ sở hữu cho thấy Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trong việc - 71 - hạn chế rủi ro. Với việc tăng vốn chủ sở hữu và giảm mạnh tài sản rủi ro cho thấy Ngân hàng khá thận trọng từ các khoản đầu tư mạo hiểm nhằm hạn chế rủi ro. Thông qua các chỉ tiêu phân tích rủi ro ở phần trên ta thấy tình hình rủi ro tại Ngân hàng là khá tốt. Rủi ro lãi suất ngày càng được cải thiện, tỷ số rủi ro thanh khoản là khá cao và tăng, rủi ro tín dụng giảm xuống qua năm 2007, rủi ro vốn tăng qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng luôn nỗ lực hạn chế rủi ro. Tuy nhiên việc chú trọng hạn chế rủi ro đã ảnh hưởng phần nào lợi nhuận của Ngân hàng do lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro. Rủi ro thanh khoản tăng lên là do sự tăng lên của tài sản thanh khoản làm cho tài sản sinh lời tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo. Rủi ro tín dụng giảm xuống, rủi ro vốn tăng lên do Ngân hàng chỉ tập trung đầu tư vào những ngành ít mạo hiểm có khả năng sinh lời thấp. Do đó Ngân hàng cần phải mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cũng như đa dạng hoá các loại hình đầu tư vừa có thể hạn chế rủi ro vừa có thể tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. - 72 - CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG - CN CẦN THƠ Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay ở nước ta cùng với sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính trong và ngoài nước là một thách thức đối các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình đổi mới của nền kinh tế, hầu hết các Ngân hàng đều có nhưng biện pháp đổi mới trong quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của mình, việc đổi mới phương thức kinh doanh là một việc làm rất cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tồn tại và phát triển. Trước hết, cần xem xét lại công tác huy động vốn và cho vay. Bởi vì theo phân tích trên thì tình hình huy động vốn và cho vay là không tương xứng. Việc huy động vốn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, vốn huy động ít nhưng lại tốn khá nhiều chi phí trong khi đó việc sử dụng vốn từ nguồn vốn huy động này là không cao. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng, nguồn thu của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu này. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng có xu hướng giảm, một mặt do Ngân hàng còn hạn chế trong việc tiềm kiếm khách hàng, một mặt là do Ngân hàng quá thận trọng trong việc đầu tư nhằm hạn chế rủi ro làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lợi nhuân. Do đó cần phải có những biện pháp hấp hẫn hơn nữa và nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn, tích cực hơn nữa trong công tác tìm kiếm khách hàng, không ngừng hoàn thiện và phát triển những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhằm đa dạng hoá nguồn thu nhập, phân tán rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng. Theo như các chỉ số phân tích ở trên thì hoạt động của Ngân hàng chưa thật sự an toàn, các chỉ tiêu chưa thật sự đúng yêu cầu theo quy định của Ngân hàng nhà nước do đó Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa. Chi nhánh cần phải thành lập bộ máy quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạt - 73 - động kinh doanh của mình trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Sau đây là một số các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính . 5.1. Giải pháp hoàn thiện nguồn vốn và huy động vốn Theo như phân tích ở trên thì công tác huy động vốn của Ngân hàng trong các năm vừa qua là chưa đạt hiệu quả cao, lượng tiền huy động trong các năm qua còn ít so với nhu cầu. Ngoài ra việc huy động này làm cho Ngân hàng tiêu tốn khá nhiều chi phí. Thêm vào đó là vốn tự có của Ngân hàng còn khá thấp làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn cũng như tính lành mạnh trong hoạt động của Ngân hàng. Do đó để hoàn thiện nguồn vốn và huy động vốn thì Ngân hàng cần phải: - Xác định công tác huy động vốn là khâu then chốt là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Do đó cần tiếp tục củng cố tìm mọi biện pháp để mở rộng và tăng cường nguồn vốn. - Ngân hàng không thể ngồi chờ khách hàng tự đến gửi tiền mà Ngân hàng sẽ là người tự tìm đến khách hàng, vận động khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình. -Ngân hàng không ngừng, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng hiện đại hoá và có tính chuyên nghiệp cao đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm dịch vụ mới. - Đa dạng hoá các hình thức huy động các kỳ hạn tiền gửi, áp dụng mức lãi suất linh hoạt tại từng thời điểm khác nhau, tăng cường các chương trình tiếp thị, khuyến mãi: huy động có thưởng, gửi quà tặng, ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, đồng thời hạn chế tối đa việc huy động vốn bằng các hình thức huy động có chi phí cao như đi vay các tổ chức tín dụng khác. - Ngân hàng cần áp dụng những hình thức ưu đãi về lãi suất, về thời hạn nợ, về hạn mức tín dụng, đối với những doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, những khách hàng truyền thống của Ngân hàng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn vào Ngân hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, sử dụng các chính sách khuyến mãi, lãi suất ưu đãi, tặng quà nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới. - 74 - - Ngân hàng cần giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết. Sự gờm rà các loại giấy tờ sẽ tạo suy nghĩ không tốt, phiền hà khách hàng khi đi vay. Nâng cao chất lượng phục vụ, cần phải có thái độ giao tiếp tốt, lịch sự nhã nhặn tạo không khí thoải mái khi giao dịch với khách hàng. Ngoài ra khi thực hiện các dịch vụ cho khách hàng, Ngân hàng cần phải thực hiện một cách cẩn thận nhanh chóng và kịp thời nhằm nâng cao uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Hy vọng rằng với các giải pháp trên Ngân hàng có thể tăng nguồn vốn huy động, tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết khi huy động vốn, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn làm tăng lợi nhuận, bổ sung vốn tự có tạo ra sự cân đối trong hoạt động của Ngân hàng. 5.2. Giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng và đa dạng hóa hoạt động đầu tư - Ngân hàng cần phải thực tốt giữa công tác huy động và công tác cho vay, cần mạnh dạn hơn nữa để quyết định cho vay khi dự án khả thi. Muốn như vậy Ngân hàng cần phải tăng cường công tác thẩm định, đánh giá đúng mức về thực trạng kinh doanh của khách hàng để có những quyết định cho vay đúng đắn nhằm hạn chế hơn nữa nợ quá hạn đồng thời không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cũng như hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. - Ngoài những hình thức tín dụng truyền thống Ngân hàng có thể đưa ra một số sản phẩm mới: + Cho thuê tài chính: Hiện nay lĩnh vực cho thuê tài chính xuất hiện không lâu và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Vì thế Ngân hàng cần đầu tư vốn hoặc hùn vốn thành lập công ty cho thuê tài chính. Làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng đa dạng phong phú hơn và sẽ hạn chế được rủi ro. + Tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa: Cho vay chiết khấu, cầm cố,… + Bảo lãnh tín dụng cho vay đối với các hộ nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn trái. + Cho vay theo hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên vượt khó học tốt sử dụng cho mục đích tiêu dùng, mua sắm và du học. - 75 - 5.3. Thành lập bộ máy quản lý rủi ro Như đã phân tích ở trên cho thấy Ngân hàng rất chú trọng đến việc hạn chế rủi ro. Tuy nhiên việc hạn chế rủi ro quá mức sẽ làm cho lợi nhụân của Ngân hàng giảm xuống, làm cho hoạt động của Ngân hàng trở nên không cân đối đồng thời làm cho Ngân hàng mất đi những cơ hội kinh doanh. Do đó việc thành lập một bộ máy rủi ro là một việc rất cần thiết. Ngân hàng có thể thành lập bộ máy quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro và đưa ra các quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá mức rủi ro trong kinh doanh, qua đó có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. 5.4. Biện pháp xử lý rủi ro Thu nợ gốc và lãi bằng cách cử cán bộ tín dụng xuống tận đơn vị và người vay để nắm tình hình, để có thể giải quyết tốt những món nợ đã tồn đọng trong nhiều năm trước cũng như các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, Ngân hàng đã đề ra biện pháp xác minh lại tình hình thực tế của khách hàng vay vốn, tiến hành phân loại nợ quá hạn, xác định số nợ quá hạn có khả năng thu hồi và số nợ khó đòi để từ đó có kế hoạch cụ thể. có biện pháp tháo gỡ khó khăn thích hợp tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có nguồn tiền trả nợ gốc và lãi. - Nếu xét thấy nguyên nhân khách quan do thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, do thiên tai, dịch bệnh, người vay không trả được nợ hoặc chỉ trả được một phần dẫn đến nợ quá hạn, Ngân hàng có thể cho khách hàng được gia hạn nợ hoặc tiếp thêm vốn tín dụng để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh. - Đối với khách hàng có nợ quá hạn nhưng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để trả nợ thì Ngân hàng có thể yêu cầu đơn vị lập phương hướng sản xuất kinh doanh, có biện pháp khắc phục lỗ, đơn vị phải làm cam kết và lên lịch chuyển tiền bán hàng của đơn vị về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả nợ quá hạn. Khi tiền bán hàng được thu về, Ngân hàng sẽ thu với tỷ lệ nhất định và cho vay ra với khoản tiền tương ứng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi thu nợ đến giới hạn an toàn, Ngân hàng đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm có hướng đầu tư mới hiệu quả hơn theo nguyên tắc phát vốn vay mới phải thận trọng, an toàn và hiệu quả. - 76 - - Đối với các khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả được nợ gốc và lãi thì tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng nếu đây là khoản vay không có tài sản thế chấp thì có thể bán nợ để thu hồi hoặc chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được quyền chuyển nhượng phần vốn góp này. Trên đây là một số biện pháp xử lý nợ quá hạn nhằm giải phóng lượng nợ đọng để tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng, nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng trong quá tình hội nhập quốc tế. - 77 - CHƯƠNG 6 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế khu vực thì hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ cũng có nhiều tiến bộ. Sự phát triển của Ngân hàng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương. Nó giúp cho quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra nhanh hơn, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Sự phát triển của Ngân hàng được thể hiện thông qua sự tăng lên về lợi nhuận cũng như sự hạn chế rủi ro qua các năm. Có được thành tựu như trên là do ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, không ngừng mở rộng quy mô, đổi mới phương thức hoạt động, cộng với sự chung sức đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn những tồn tại thiếu sót và hạn chế. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính ở trên, ta thấy tình hình sử dụng vốn huy động của Ngân hàng là khá thấp cùng với sự giảm xuống của rủi ro cho thấy Ngân hàng khá thận trọng trong việc sử dụng vốn. Do đó Ngân hàng cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư của mình. Hy vọng rằng với sự năng động và sáng tạo của mình, Ngân hàng sẽ tiềm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc khắc phục nhưng khó khăn và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. 6.2. KIẾN NGHỊ Căn cứ vào tình hình cụ thể của chi nhánh cũng như qua sự phân tích tình hình tài chính tại Chi nhánh, em xin đưa ra một số kiến nghị sau: 6.2.1. Đối với Ngân hàng - Đổi mới phương thức kinh doanh, không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, từng bước chuẩn bị các điều kiện cạnh tranh khi ta đã chính thức hội nhập. - 78 - - Mở rộng thêm địa bàn hoạt động, phòng giao dịch có tiềm năng. Phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Lắp đặt thêm máy rút tiền tự động ATM. - Tăng cường quảng cáo, khuyến mãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với phong cách lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp khách hàng. - Tinh gọn các thủ tục không cần thiết trong hoạt động tín dụng. - Kết hợp với các đơn vị hành chánh sự nghiệp tại địa phương trong việc phát lương, thu chi, mở tài khoản cho cán bộ công nhân viên chức, hưởng hoa hồng. - Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, xây dựng bộ máy quản lý rủi ro. 6.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Tổ chức kiểm tra, kiểm toán các đơn vị trong hệ thống để có những hướng dẫn chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình hình. - Cần hỗ trợ Chi nhánh trong công việc đào tạo nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin học điện tử để đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. - Tăng cường tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ cho chi nhánh trong tình hình xấu. 6.2.3. Đối với UBND Thành Phố Cần Thơ - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát tiển kinh tế. - Có những biện pháp cụ thể kiên quyết xoá bỏ các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dưới mọi hình thức. - Kết hợp, giúp đỡ Ngân hàng nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo của khách hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTN20120305 3.pdf
Tài liệu liên quan