TÓM TẮT
“PHÁT HIỆN BỆNH KHẢM LÁ MÍA BẰNG KĨ THUẬT ELISA VÀ BưỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN BỆNH CẰN MÍA GỐC BẰNG KĨ THUẬT PCR”
Đề tài khảo sát sự nhiễm bệnh khảm lá mía (Sugarcane Mosaic) và cằn mía gốc
(Ratoon stunting disease) được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu mía đường
(TTNCMĐ) tỉnh Bình Dương và nông trường Thọ Vực tỉnh Đồng Nai. Đây là nghiên
cứu nhằm góp phần thống kê tình hình nhiễm bệnh khảm lá mía và cằn mía gốc trên
một số giống mía sản xuất và nhập nội tại 2 vùng trồng mía này. Đặc biệt đề tài là
bước đi đầu tiên trong nghiên cứu, phát hiện bệnh cằn mía gốc do vi khuẩn Leifsonia
xyli subsp. xyli (Lxx) gây ra trên cây mía ở nước ta bằng kỹ thuật PCR. Nghiên cứu
góp phần quan trọng trong công tác tuyển chọn giống sạch bệnh cũng như công tác
phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên cây có mía hiệu quả hơn.
Kết quả đạt được
- Các giống mía sản xuất và nhập nội được khảo sát đều không bị nhiễm bệnh
khảm lá mía thông qua kết quả chẩn đoán bằng ELISA.
- Phát hiện được bệnh cằn mía gốc bằng phương pháp quan sát dưới kính hiển vi
và nhuộm mô mẫu. Kết quả: tỉ lệ mô khoẻ mạnh trên các giống mía khảo sát tại
TTNCMĐ là 70,5%, tại nông trường Thọ vực là 75,18%.
- Xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy vi khuẩn Lxx.
- Đề xuất phương pháp nuôi cấy vi khuẩn Lxx và hoàn thiện quy trình phát hiện
vi khuẩn Lxx bằng kỹ thuật PCR.
vi
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT .iv
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ HÌNH CHỤP x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .xi
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Cơ sở tiến hành và ý nghĩa của nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .2
1.3. Giới hạn đề tài .2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1. Sơ lược về cây mía 3
2.1.1. Lịch sử phát hiện .3
2.1.2. Phân loại 3
2.1.3. Nguồn gốc và phân bố .3
2.1.4. Nhân giống 4
2.1.5. Sản lượng .4
2.1.6. Chế biến và sử dụng 5
2.2. Bệnh trên cây mía .5
2.3. Bệnh khảm lá mía .7
2.3.1. Nguồn gốc và phân bố .7
2.3.2. Triệu chứng 7
2.3.3. Tác nhân gây bệnh .8
2.3.4. Các chủng virus gây bệnh khảm lá mía .9
2.3.5. Qui luật phát sinh phát triển bệnh .9
2.3.6. Tầm quan trọng kinh tế .9
2.3.7. Phòng trừ .10
2.3.8. Các phương pháp xác định bệnh khảm lá mía 10
vii
2.3.8.1. Dựa vào trạng thái dấu vết bệnh 10
2.3.8.2. Phương pháp chẩn đoán dùng kính hiển vi 10
2.3.8.3. Phương pháp ELISA (Enzym-link immunosorbent assay) 10
2.3.8.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) .12
2.4. Bệnh cằn mía gốc 14
2.4.1. Nguồn gốc và phân bố .14
2.4.2. Triệu chứng 14
2.4.2.1. Triệu chứng bên ngoài .14
2.4.2.2. Triệu chứng bên trong cây .15
2.4.3. Tác nhân gây bệnh .16
2.4.4. Quy luật phát sinh phát triển bệnh 16
2.4.5. Tầm quan trọng kinh tế .17
2.4.6. Kiểm soát bệnh 17
2.4.7. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cằn mía gốc trên cây mía .17
2.4.7.1. Phương pháp chẩn đoán trực tiếp bằng kính hiển vi .17
2.4.7.2. Phương pháp huyết thanh học 17
2.4.7.3. Phương pháp nhuộm STM (dựa vào đáp ứng của kí chủ) .19
2.4.7.4. Phương pháp chẩn đoán dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử .19
2.5. Tình hình nghiên cứu về bệnh khảm lá mía và bệnh cằn mía gốc .19
2.5.1. Trên thế giới 19
2.5.2. Trong nước 20
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Nội dung nghiên cứu .22
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.3. Vật liệu nghiên cứu .22
3.3.1. Các giống mía nghiên cứu .22
3.3.2. Virus gây bệnh .22
3.3.3. Vi khuẩn gây bệnh .22
3.3.4. Hóa chất thí nghiệm 23
3.3.5. Thiết bị và dụng cụ 23
3.4. Phương pháp tiến hành .23
3.4.1. Phương pháp điều tra lấy mẫu .23
viii
3.4.2. Phương pháp phát hiện SCMV bằng kỹ thuật ELISA 24
3.4.3.1. Phương pháp chuẩn bị mẫu và bố trí thí nghiệm .24
3.4.3.2. Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA 26
3.4.3. Phương pháp nhận dạng bệnh cằn mía gốc trên đồng ruộng 27
3.4.4. Phương pháp phát hiện vi khuẩn Lxx bằng kính hiển vi và bằng phương
pháp nhuộm STM 27
3.4.5. Phương pháp nuôi cấy và nhận dạng khuẩn lạc vi khuẩn Lxx 28
3.4.6. Phương pháp PCR phát hiện vi khuẩn Lxx 29
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA .31
4.2. Nghiên cứu phát hiện bệnh cằn mía gốc bằng kỹ thuật PCR .32
4.2.1. Điều tra sự nhiễm bệnh cằn mía gốc dựa vào triệu chứng. Phát hiện vi
khuẩn Lxx bằng phương pháp quan sát dưới kính hiển vi và phương pháp
nhuộm STM .32
4.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy vi khuẩn Lxx
và nhận dạng khuẩn lạc của nó trên môi trường nuôi cấy .36
4.2.3. PCR phát hiện vi khuẩn Lxx 37
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .41
5.1. Kết luận 41
5.2. Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .43
PHỤ LỤC . xii .
“PHÁT HIỆN BỆNH KHẢM LÁ MÍA BẰNG KĨ THUẬT ELISA VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN BỆNH CẰN MÍA GỐC BẰNG KĨ THUẬT PCR”
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật elisa và bước đầu nghiên cứu phát hiện bệnh cằn mía gốc bằng kỹ thuật PCR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
assay)
Kỹ thuật Tissue Blot Enzym Immunoassay (TBIA) là một dạng thay đổi của kỹ
thuật dot - blot assay, trong đó vi khuẩn đƣợc tách ra khỏi mô bị bệnh nhờ ly tâm và
dính lên màng nitrocellulose (NCM). Sau đó vi khuẩn sẽ đƣợc nhuộm kháng thể.
Những giếng màu xanh xuất hiện trên màng NCM là mẫu dƣơng tính đối với vi khuẩn
Lxx khi đem phân tích miễn dịch học.
Dot Blot Assay
Thu dịch chiết từ đốt mía (50 μl) trộn với 10 mM PBS, pH 7,2 theo tỉ lệ 1:1 về thể
tích. 96 mẫu dịch chiết đã trộn với PBS đƣợc lọc qua màng màng lọc NCM kích thƣớc
lỗ 0,45 μm trên thiết bị lọc. Tháo màng lọc ra khỏi thiết bị và đem sấy ở 80OC trong 60
phút trƣớc khi đem nhuộm bằng phƣơng pháp EIA/TBIA. Các phản ứng dƣơng tính
đƣợc nhận diện bằng các đốm màu xanh đậm trên màng.
Evaporative - binding Enzym Linked immunosorbent assay (EB - ELISA)
Phƣơng pháp EB - ELISA do Croft và ctv đƣa ra năm 1994 để chẩn đoán RSD.
Dịch chiết nƣớc mía thu đƣợc ly tâm ở 3000 vòng trong 15 phút hay 13000 vòng trong
5 phút. Dịch nổi đƣợc loại bỏ và tái huyền phù phần cặn lắng bằng 550 μl dịch đệm.
Mẫu phân tích đƣợc cho bay hơi hoàn toàn trong buồng ủ thoáng khí ở 350C. Sau khi ủ
mẫu đƣợc đem đổ đĩa với hỗn hợp sữa không kem và kháng thể.
Phƣơng pháp EB - EIA có thể phát hiện vi khuẩn nuôi cấy trong môi trƣờng với
mật độ thấp hơn 105 tế bào/ml và 5.105 tế bào/trong dịch nhiễm.
Liquid Transfer Enzyme immunoassay (LT - EIA)
Leaman và ctv (1991) sử dụng phƣơng pháp LT- EIA để chẩn đoán RSD và so
sánh phƣơng pháp này với phƣơng pháp FADCF. LT - EIA phát hiện đƣợc Lxx ở mật
độ 5.101 tế bào/ml chiết và cho độ chính xác đến 98%. FADCF có khả năng phát hiện
5.10
1
tế bào/ml và với độ chính xác đến 100%. Tuy nhiên, FADCF khó có khả năng
thực hiện đƣợc trên nhiều mẫu cùng lúc. Phƣơng pháp LT - EIA thích hợp cho việc
kiểm tra một số lƣợng mẫu lớn.
19
2.4.7.3. Phƣơng pháp nhuộm STM (dựa vào đáp ứng của kí chủ)
Cắt chéo vào mắt mía của một cây mía trƣởng thành bị nhiễm Lxx để xử lý với
dung dịch thuốc nhuộm có chứa Safranin. Quan sát sự chuyển màu bên trong thân mía:
vùng chuyển thành màu đỏ là không có vi khuẩn Lxx và vùng chuyển màu vàng là có
chứa vi khuẩn Lxx.
2.4.7.4. Phƣơng pháp chẩn đoán dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử
Chẩn đoán dựa vào việc sử dụng các đầu dò DNA
Chung và ctv (1994) đã sử dụng kỹ thuật lai tại vết bệnh (dot blot hybridization)
với 7 đầu dò DNA đặc hiệu cho Lxx.
Kỹ thuật PCR.
Kỹ thuật PCR đƣợc phát triển nhằm phát hiện Lxx (Pan và các cộng sự, 1998; Taylor
và các cộng sự, 2003). Mồi cho các phản ứng này đƣợc thiết kế từ vùng ITS (intergenic
transcribed spacer region) giữa gen rRNA 16S và 23S của operon rRNA vi khuẩn Lxx.
2.5. Tình hình nghiên cứu về bệnh khảm lá mía và bệnh cằn mía gốc
2.5.1. Trên thế giới
Bệnh khảm lá mía
- Năm 1927, bệnh khảm virus ở Australia làm giảm năng suất khoảng 39 - 46%,
thiệt hại trên giống Q28 là năng suất vụ tơ giảm 27% và ở vụ gốc giảm 67%
(Koike và Gillaspie,1989).
- Theo Koike và Gillaspie (1989), dòng A của virus gây bệnh khảm lần đầu tiên
đƣợc phát hiện năm 1943 trên giống SP34-120 ngoài sản xuất, và cho đến nay
ngƣời ta đã tìm thấy 13 dòng virus gây bệnh khảm này tại Mỹ. Trong lịch sử
Hawaii là vùng bị bệnh virus tàn phá nặng nề nhất.
- Theo nghiên cứu của Salomon và ctv (2000), bệnh khảm virus làm giảm năng
suất mía 30 - 40% tại quốc gia này.
- Jang và Zhuo (2002) phát hiện đƣợc SCMV gây bệnh trên bắp ở Trung Quốc
bằng phƣơng pháp RT - PCR.
Bệnh cằn mía gốc
- Năm 1945, Steind đã có những báo cáo đầu tiên về triệu chứng của bệnh tại Australia.
- Năm 1980, Davis tiến hành nuôi cấy vi khuẩn Lxx
20
- Năm 1998, Y Pan và các cộng sự đã đƣa ra protocol để chẩn đoán Lxx dựa vào
cặp mồi Cxx trong dịch khuẩn lạc nuôi cấy và trong dịch chiết nƣớc mía.
- Năm 2003, Stevens Brumbley đã phát triển cặp mồi để phát hiện Lxx trong dịch
chiết nƣớc mía có tính đặc hiệu hơn và đƣợc chứng minh là có độ nhạy cao.
- Năm 2004, Luis E. A. Camargo và ctv đã giải đƣợc trình từ genome của vi
khuẩn Gram dƣơng Lxx tác nhân gây bệnh trên cây mía.
- Viện khoa học nông nghiệp Tây Nam Trung Quốc năm 2004 cũng đã phát hiện
đƣợc vi khuẩn Lxx ở Quảng Tây bằng kỹ thuật PCR.
2.5.2. Trong nƣớc
Bệnh khảm lá mía
Nƣớc ta do điều kiện lịch sử hình thành nên việc nghiên cứu bệnh hại mía nói
chung và bệnh khảm lá mía nói riêng còn rất mới mẻ so với các nƣớc trong khu vực,
cụ thể là:
- Theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp và ctv (1987) đã kết luận rằng bệnh khảm
lá mía ở nƣớc ta chỉ xuất hiện rải rác, thiệt hại chƣa ở mức đáng quan tâm.
Bệnh sau đó đƣợc công bố gây hại vào năm 1996 (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu
Mân, 1999)
- Nguyễn Huy Ƣớc (1999) cũng đã đề cập đến 4 bệnh virus phổ biến trên mía,
trong đó có bệnh khảm mía và đƣa ra một số phƣơng pháp phòng trừ.
- Gần đây có một nghiên cứu sơ về thành phần bệnh hại trên cây mía ở vùng
Đông Nam Bộ (Hà Đình Tuấn, 2004) cũng có đề cập đến sự xuất hiện không
nhiều của bệnh khảm lá mía.
- Trƣơng Lê Bạch Liên (2005) cũng đã thực hiện việc điều tra trên quy mô nhỏ
các giống mía trồng tại TTNCMĐ và một số vùng lân cận. Kết quả chỉ ra rằng
tình hình nhiễm bệnh là rất ít.
Bệnh cằn mía gốc
RSD là một loại bệnh đã đƣợc phát hiện từ lâu, trong lịch sử cũng đã có nhiều vùng
bị thiệt hại năng nề do RSD gây ra. Tuy nhiên tình hình nghiên cứu về bệnh cằn mía
gốc trên cây mía của nƣớc hiện nay vẫn chƣa đƣợc chú ý đi sâu nghiên cứu nhiều. Cụ
thể là:
- Năm 1967 – 1986, đã có cuộc điều tra về bệnh học của cây mía ở miên Bắc và
lúc này ngƣời ta phát hiện có 22 bệnh (Nguyễn Huy Ƣớc, 1999).
21
- Năm 1963 trạm thực nghiệm mía Quảng Ngãi xác đinh đƣợc 11 loại bệnh hại
mía, trong đó bệnh đốm vàng và cháy lá gây thiệt hại nặng nhất.
- Tổng kết của Hoàng Thị Mỹ năm 1966 thì ở khu vực phía Nam có 13 loại bệnh
trên mía (Đỗ Ngọc Diệp và ctv, 1987).
- Theo Phan Gia Tân (1999) thì có 12 loại bệnh xuất hiện phổ biến trên cây mía
do tác nhân virus, vi khuẩn, và nấm và 6 loại bệnh khác do yếu tố dinh dƣỡng.
- Tổng kết của Rott và ctv (2000) qua điều tra sơ bộ năm 1999, ở Việt Nam có 21
bệnh phổ biến gây hại trên cây mía.
- Mới đây, ngƣời ta thống kê lại lần nữa số bệnh trên các giống mía miền Đông
Nam Bộ là 3 bệnh do virus, 5 bệnh do vi khuẩn, 31 bệnh do nấm, 1 bệnh do
phytoplasma, 4 bệnh chƣa biết tác nhân và một số bệnh khác do yếu tố môi
trƣờng gây ra (Hà Đình Tuấn, 2004).
22
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện gồm có 2 nội dung chính sau:
- Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA trên một số giống mía sản
xuất và nhập nội tại Trung tâm nghiên cứu mía đƣờng tỉnh Bình Dƣơng.
- Bƣớc đầu nghiên cứu phát hiện bệnh cằn mía gốc bằng kỹ thuật PCR trên một
số giống mía sản xuất tại TTNCMĐ và nông trƣờng Thọ Vực.
+ Phát hiện Lxx bằng phƣơng pháp quan sát dƣới kính hiển vi và phƣơng pháp
nhuộm STM.
+ Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nuôi cấy vi khuẩn Lxx và
nhận dạng khuẩn lạc của nó trên môi trƣờng nuôi cấy.
+ PCR phát hiện vi khuẩn Lxx trong dịch chiết nƣớc mía.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 10 tháng 05 đến ngày 10 tháng 08 năm 2006.
Địa điểm thực hiện: Phòng Công Nghệ Sinh Học Thực Vật - Trung tâm Phân tích
Thí nghiệm (TTPT) Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
nghiên cứu mía đƣờng tỉnh Bình Dƣơng và nông trƣờng ThọVực tỉnh Đồng Nai.
3.3. Vật liệu nghiên cứu
3.3.1. Các giống mía nghiên cứu
6 giống mía sản xuất đƣợc trồng tại TTNCMĐ gồm: C90-127, VN84-4137,
DLM24, R570, VN85-1427, ROC26.
10 giống mía Thái Lan nhập nội năm 2005 là: KU00-1-58, K95-2-156, KU00-1-92,
K95-161, K95-156, KU60-1, U-THONG483, K95-50, KU98-009 , KU60-2.
5 giống mía tại nông trƣờng Thọ Vực: My55-14, VN84-4137, QĐ368, VĐ85-177,
VN85-1427.
3.3.2. Virus gây bệnh
Virus Sugarcane Mosaic (SCMV) gây bệnh khảm lá mía.
3.3.3. Vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli (Lxx) gây bệnh cằn mía gốc.
23
3.3.4. Hóa chất thí nghiệm
- Các hóa chất nằm trong kít DAS-ELISA (Biorad) gồm: Dung dịch đệm li trích,
dung dịch đệm cho kháng thể, kháng thể, đối chứng âm, đối chứng dƣơng,
kháng thể gắn enzym, P-nitrophenyl phosphate (pNPP).
- Dung dịch đệm rửa PBS- Tween.
- Dầu khoáng dùng để xem kính ở độ phóng đại 1000 lần.
- Hóa chất pha môi trƣờng nuôi cấy Lxx gồm: Bacto agar, pepton đậu nành,
KH2PO4, K2HPO4, MgSO4.7H2O, glucose, bovine serum albumin (BSA),
cysteine, nalidixic acid, methionine.
- Hóa chất cho phản ứng PCR gồm: Taq DNA polymerase, dung dịch đệm
(buffer), MgCl2, dNTPs, polyvinyl pyrolidone (PVP), primer C2.
- Hóa chất sử dụng trong điện di: Agarose, TAE 0,5X (Tris acetate 40 mM;
EDTA 0,1 mM; pH 8), blue/orange loading dye 6X (Promega), ethium bromide
(nồng độ 5.10-3 % theo thể tích).
3.3.5. Thiết bị và dụng cụ
- Cối chày, eppendorf, bình cồn, bông gòn, đĩa petri, ống đong, dao, ống bơm.
- Micropipet 10-100-1000 μl, đầu típ các loại, eppendorf (các loại).
- Đĩa ELISA, máy rửa ELISA, tủ ủ, máy đọc ELISA, máy in.
- Nồi hấp vô trùng (autoclave), tủ sấy, tủ cấy vô trùng (microflow).
- Máy cất nƣớc, máy đo pH, máy khấy từ, máy đánh sóng, máy ly tâm.
- Que trang, que cấy các loại, bercher, màng lọc vô trùng (0,2 và 0,45 μm)
- Máy PCR, bồn điện di, lò viba, máy chụp gel, kính hiển vi quang học.
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.5. Phƣơng pháp điều tra lấy mẫu
Để đảm bảo tính ngẫu nhiên trong quá trình thí nghiệm thì công tác điều tra lấy
mẫu trên mỗi giống đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Liên hệ bộ môn Bảo vệ thực vật và bộ môn giống ở TTNCMĐ để xác định các
giống mía cần thu thập và lấy mẫu.
- Tại mỗi ruộng điều tra (trung bình là 1 hecta) chọn 5 điểm khảo sát.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên 5 mẫu/ruộng. 1 mẫu lá (hay mẫu thân) dùng trong phân
tích bệnh khảm lá mía hay cằn mía gốc tại 1 điểm điều tra đƣợc lấy ngẫu nhiên
24
từ 3 cây của 3 hom mía nằm trên 3 hàng xen kẽ nhau (ví dụ nhƣ hàng 1, 3, 5
hay hàng 2, 4, 6) (xem Sơ đồ 3.1).
5 điểm lấy mẫu theo đƣờng chéo góc
H1 x x … o x
H3 o x … x x
H5 x x … o x
Chọn ngẫu nhiên
3 cây trên 3 hàng
để lấy mẫu điều
tra
Tại 1 điểm điều tra
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ điều tra
Chú thích: H1,3,5: Hàng mía điều tra; O: Bụi được kiểm tra; X: Bụi không điều tra.
- Mẫu thân mía sau đó đƣợc chiết lấy dịch bằng cách đẩy khí: 1 đoạn thân cây
mía (khoảng 10 – 20 cm) đƣợc chặt ra, dùng một ống bơm đẩy dịch chiết từ đầu
này sang đầu kia, thu dịch chiết cho vào eppendorf có ghi nhãn cẩn thận về mẫu
nhƣ giống, tuổi cây, triệu chứng.
- Mẫu lá và dịch chiết nƣớc mía đƣợc cho vào thùng xốp giữ lạnh và đem về trữ
ở TTPT Đại học Nông Lâm.
3.4.6. Phƣơng pháp phát hiện SCMV bằng kỹ thuật ELISA
3.4.3.1. Phƣơng pháp chuẩn bị mẫu và bố trí thí nghiệm
Chuẩn bị chày cối (hấp nƣớc DEPC) để khô ở tủ âm trƣớc khi nghiền mẫu, pha
dung dịch đệm ly trích mẫu (từ 20X xuống 1X). Khi nghiền mẫu thì cắt nhỏ mẫu ra
bằng kéo (có sự vô trùng bằng cồn sau mỗi lần cắt mẫu) để dễ dàng nghiền mẫu. Cụ
thể quy trình làm đƣợc tóm tắt ở Sơ đồ 3.2.
1
2
5
4
3
25
Mẫu lá mía
Cân 0,5 g
Cắt nhỏ
Cho vào cối nghiền + Extractionbuffer (2,5ml)
Nghiền
Cho dịch nghiền vào eppendorf
Li tâm ở 4OC, 3 phút, 7000 vòng/phút
Hút dịch trong chuyển sang eppendorf mới
Trữ ở tủ mát 4OC
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tách chiết mẫu lá cho ELISA
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A
B Substrate BF 1 4 7 10 13 16 19 22 25
C Substrate BF 1 4 7 10 13 16 19 22 25
D Substrate PC 2 5 8 11 14 17 20 23 26
E Substrate PC 2 5 8 11 14 17 20 23 26
F Substrate NC 3 6 9 12 15 18 21 24 27
G Substrate NC 3 6 9 12 15 18 21 24 27
H
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ bố trí giếng trên đĩa ELISA
Chú thích: Subs: Substrate; PC: Positive control; BF: Buffer extraction; 1, 2,
3,.v.v.: Mẫu chẩn đoán; NC: Negative control
26
Chuẩn bị đĩa và sơ đồ bố trí mẫu trên đĩa, mỗi đĩa đƣợc bố trí: 2 giếng đối chứng
dƣơng, 2 giếng đối chứng âm, 2 giếng dung dịch đệm (buffer), 6 giếng chứa chất nền
(substrate), còn lại là các giếng chứa mẫu cần phân tích. Tuy nhiên để đảm bảo tính
chính xác cao trong quá trình thực hiện phản ứng, chúng chúng tôi chỉ tiến hành vô
mẫu lá phân tích trong 54 giếng (từ B3 - G11). Mỗi mẫu đƣợc lặp lại 2 lần trên 2 giếng
kề nhau theo chiều dọc của đĩa ELISA (Sơ đồ 3.3).
3.4.3.2. Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA
Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Pha loãng kháng thể đa dòng trong dung dịch đệm đến nồng độ 1/100.
Cho hỗn hợp trên vào giếng BF, NC, PC và các giếng mẫu với thể tích 100
μl/giếng. Các giếng substrate đƣợc thay bằng nƣớc cất siêu lọc với thể tích
tƣơng đƣơng trong suốt quá trình phân tích. Ủ đĩa ở 37OC trong vòng 2 giờ. Sau
đó rửa đĩa 3 lần với dung dịch PBS - Tween bằng máy rửa ELISA.
- Bƣớc 2: Cho 100 μl dịch đệm ly trích vào mỗi giếng BF, pha đối chứng dƣơng
và đối chứng âm trong 1ml nƣớc cất siêu sạch, cho 100 μl đối chứng âm vào
giếng NC và 100 μl đối chứng dƣơng vào giếng PC. Với các giếng mẫu, cho
100 μl dịch trích mẫu ở giai đoạn ly trích vào mỗi giếng. Ủ đĩa ở 4OC qua đêm.
Rửa đĩa 3 lần với dung dịch PBS - Tween bằng máy rửa ELISA.
- Bƣớc 3: Pha dung dịch kháng thể gắn enzym đến nồng độ 1/100. Cho 100 μl
hỗn hợp trên vào giếng BF, NC, PC, và các giếng mẫu. Ủ đĩa ở 37OC trong
vòng 2 giờ. Rửa đĩa 2 lần bằng dung dịch PBS - tween bằng máy rửa ELISA.
- Bƣớc 4: Hòa tan pNPP dạng viên trong dung dịch đệm, cho vào tất cả các giếng
substrate, BF, NC, PC và các giếng mẫu với thể tích 100 μl/giếng. Ủ đĩa ở 37OC
trong 30 phút, đọc kết quả bằng máy đọc ELISA hoặc quan sát sự đổi màu của
giếng bằng mắt thƣờng. Sau 30 phút, 1 giờ, 2 giờ đọc lại kết quả ELISA.
Các mẫu lá mía đƣợc chẩn đoán có nhiễm bệnh hay không dựa vào:
- Sự đổi màu trong phản ứng DAS-ELISA: giếng nào nếu màu vàng giống mẫu
đối chứng dƣơng thì mẫu đó dƣơng tính (+), bị nhiễm SCMV. Các giếng không
màu trùng với giếng đối chứng âm là mẫu âm tính (-), sạch bệnh khảm lá mía.
- Kết quả đọc bằng máy đọc ELISA.
27
Cách tính kết quả:
- Giá trị OD của mẫu = giá trị OD thô - giá trị OD trung bình của các giếng
Substrate.
- Mẫu dƣơng tính: Nếu giá trị OD của mẫu > giá trị ngƣỡng.
- Mẫu âm tính: Nếu giá trị OD của mẫu < giá trị ngƣỡng.
(Giá trị ngƣỡng = 2 x giá trị OD trung bình của các giếng đối chứng âm).
- Một số mẫu có giá trị OD gần ngƣỡng thì không chắc chắn là dƣơng tính vì vậy
cần đọc kết quả sau 30 phút, 1 giờ, 2 giờ để có đƣợc kết quả chính xác.
3.4.7. Phƣơng pháp nhận dạng bệnh cằn mía gốc trên đồng ruộng
Quan sát đồng ruộng, trên từng ruộng mía, với thời gian trồng và chặt sau khi thu
hoạch xong thì sự sinh trƣởng của các cây không đều, có cây cao, có cây thấp. Kiểm
tra các cây thấp chậm phát triển này có bị bệnh cằn mía gốc hay không bằng cách dùng
dao bén chặt dọc thân cây mía và quan sát sự đổi màu của các bó mạch.
Chỉ tiêu quan sát
- Cây sinh trƣởng và phát triển chậm hơn bình thƣờng, nếu cây bị bệnh đứng gần
cây khỏe mạnh thì rất dễ dàng nhận diện.
- Có hay không sự đổi màu của các bó mạch bên trong thân cây mía.
- Đốt thân ngắn, đƣờng kính thân giảm so với bình thƣờng.
3.4.8. Phƣơng pháp phát hiện vi khuẩn Lxx bằng kính hiển vi và bằng
phƣơng pháp nhuộm STM
Dịch nƣớc mía sau khi chiết đƣợc đem kiểm tra bằng kính hiển vi. Làm tiêu bản
mẫu dịch chiết nƣớc mía trên lam kính. Đậy lamen và quan sát vi khuẩn Lxx dƣới kính
hiển vi ở độ phóng đại là 1000 lần (xem dƣới giọt dầu). Vi khuẩn Lxx có hình gậy,
chiều rộng từ 0,25 - 0,35 x 1 - 4 μm, nổi lên trên nền tối của kính hiển vi.
Cây mía đƣợc 10 tháng tuổi thì mới có thể kiểm tra đƣợc bằng phƣơng pháp STM,
quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau: Nhổ cây mía sau đó chặt sát gốc cắm vào dung dịch
thuốc nhuộm safranin (thành phần gồm Safranin 10%, cồn 96O và nƣớc cất). Để khoảng
30 phút lấy ra và gọt lấy phần ruột mía phía trong (cách gốc khoảng 5 cm). Gọt mỏng
ngang thân mía đem soi trên kính hiển vi ở độ phóng đại 40 - 100 lần, thu đƣợc kết quả
các mạch dẫn có màu đỏ hoặc màu vàng. Chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau:
- < 70 % mạch đỏ: Giống nhiễm nặng.
28
- 70 – 84,9 % mạch đỏ: Giống nhiễm trung bình.
- 85 – 99,9 % mạch đỏ: Giống nhiễm nhẹ.
- 100 % mạch đỏ: Giống khỏe mạnh.
(Trích dẫn: Hà Đình Tuấn, 2004).
3.4.5. Phƣơng pháp nuôi cấy và nhận dạng khuẩn lạc vi khuẩn Lxx
Thành phần môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn Lxx gồm các thành phần sau:
Thành phần hấp
- Nƣớc cất = 1000 ml
- Bacto agar = 17 g
- Pepton = 8 g
- K2HPO4 = 1 g
- KH2PO4 = 1 g
- MgSO4.7H2O = 0,2 g
Thành phần lọc
- Glucose = 0,5 g
- Methionine = 1 g
- Nalidixic acid = 0,01 g
- BSA = 2 g
- Cysteine = 0.1 g
Albumin huyết thanh bò, cysteine, methionine, nalidixic acid và glucose đƣợc lọc
vô trùng và thêm vào các thành phần môi trƣờng trên sau khi chúng đã đƣợc hấp vô
trùng (thêm vào khi nhiệt độ < 50OC), pH chỉnh về 6,6 với NaOH hay HCl.
Đổ môi trƣờng vào đĩa petri (khoảng 15 ml/đĩa). Cấy vi khuẩn bằng cách dùng pipet
hút 1ml mẫu dịch chiết nƣớc mía nhiễm bệnh đem cấy lên đĩa môi trƣờng. Dịch chiết
nƣớc mía nuôi cấy đƣợc chiết bằng cách đẩy khí và xác định sự hiện diện của vi khuẩn
Lxx bằng kính hiển vi và nhuộm STM. Dịch chiết sau đó đƣợc trải rộng khắp đĩa nhằm
mục đích thu đƣợc khuẩn lạc đơn lẻ cấy chuyền sang môi trƣờng khác. Mẫu dịch chiết
đƣa vào nuôi cấy đƣợc pha loãng ở mức độ 0 lần, 2 lần, 4 lần, 6 lần, 8 lần, và 10 lần. Đĩa
cấy sau đó đƣợc ủ ở 28OC trong thời gian 3 tuần. Theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc vi
khuẩn hàng ngày.
Chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian hình thành khuẩn lạc Lxx trên môi trƣờng nuôi cấy (20-22 ngày).
- Khuẩn lạc Lxx sau 20 ngày nuôi cấy có màu trong suốt, kích thƣớc khuẩn lạc là
từ 0,1 – 0,3 mm (Davis, 1980).
- Kiểm tra hình dạng Lxx dƣới kính hiển vi ở độ phóng đại 1000 lần.
29
3.4.6. Phƣơng pháp PCR phát hiện vi khuẩn Lxx
Phƣơng pháp chuẩn bị DNA mẫu cho PCR trực tiếp: Dịch chiết từ thân mía
(100 μl) đƣợc đem ly tâm 20.000 vòng trong 10 phút ở nhiệt độ phòng. Dịch
lắng thu đƣợc rửa hai lần bằng nƣớc cất vô trùng (100 μl) trƣớc khi tái huyền
phù lại với nƣớc cất vô trùng (100 μl). Toàn bộ dung dịch đƣợc đun sôi trong
vòng 5 phút và làm lạnh nhanh trong vòng 10 phút. Một thể tích khoảng 2 μl
của dịch này đƣợc nhƣ mẫu để chạy phản ứng PCR
PCR phát hiện Lxx dựa vào cặp mồi và quy trình của Stevens Brumbley
(2003) gồm các thành phần phản ứng và chu kỳ nhiệt cho ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần các chất trong phản ứng PCR và chu kỳ nhiệt
Sản phẩm PCR sau phản ứng đƣợc điện di trên gel agarose 1,5 % (w/v), với
ethidium bromide trong dung dịch đệm TAE 1X , hiệu điện thế là 90V trong 20 phút.
Chỉ tiêu đánh giá: Sự xuất hiện băng DNA khuyếch đại chuyên biệt (520 bp) của vi
khuẩn trên gel điện di.
Thực hiện phản ứng PCR
- Thí nghiệm 1: PCR sử dụng quy trình chuẩn bị mẫu, thành phần các chất
phản ứng, và chu kỳ nhiệt do S. Brumbley (2003) đƣa ra.
Hóa chất
Nồng độ
đầu
Nồng độ
cuối
Thể tích/
phản ứng( μl)
Chu kỳ nhiệt
Bufer
MgCl2
dNTPs
Primer F
Primer R
PVP
Taq DNA
polymerase
DNA mẫu
H2O
10X
25 mM
25 mM
2,5 μM
2,5 μM
5U/1 μl
1X
3 mM
0,24 mM
0,25 μM
0,25 μM
1% w/v
1 U
2,5
3
0,24
2,5
2,5
2,5
0,2
2
9,56
96 – 5 phút – 1 chu kỳ
94 – 15 giây
57 – 30 giây 40 chu kỳ
72 – 30 giây
72 – 10 phút – 1 chu kỳ
Tổng thể tích 25 μl
30
- Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả của hai phƣơng pháp chuẩn bị mẫu: Biến
tính bằng nhiệt và li trích DNA vi khuẩn Lxx.
Đo OD sản phẩm dịch chiết biến tính và thêm vào thành phần phản ứng
PCR
Lọc dịch chiết bằng màng lọc 0,4 μm trƣớc khi biến tính
Thực hiện li trích DNA Lxx trong dịch chiết theo quy trình ly trích vi khuẩn.
- Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu quả sử dụng của PVP trong PCR trực tiếp từ
dịch chiết nƣớc mía. Tăng nồng độ PVP trong phản ứng PCR lên 1,5 – 2 lần.
- Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hƣởng của các thành phần phản ứng và chu kỳ
nhiệt trong phản ứng PCR.
Tăng lƣợng mẫu DNA đƣa vào.
Tăng nồng độ primer.
Tăng nồng độ primer kết hợp với tăng nồng độ Taq polymerase.
Giảm nhiệt độ bắt cặp của primer xuống 2OC.
Giảm nồng độ MgCl2.
Giảm nồng độ MgCl2 kết hợp với giảm nhiệt độ bắt cặp.
Phƣơng pháp đổ gel agarose điện di
+ Bƣớc 1: Chuẩn bị gel agarose 1-2%.
+ Bƣớc 2: Làm nguội agarose đã đƣợc nấu chín đến 50 – 60OC, sau đó đổ vào
khuôn đã đƣợc đặt lƣợc vào trƣớc.
+ Bƣớc 3: Lấy lƣợc ra, cho gel vào 1×TAE.
+ Bƣớc 4: Hút 2 µl loading dye trộn với 4 µl mẫu.
+ Bƣớc 5: Bơm vào các giếng một cách cẩn thận 4 µl mẫu + dung dịch đệm.
+ Bƣớc 6: Chạy điện di ở ở hiệu điện thế 90V/20 phút, cho đến khi thuốc
nhuộm cách đầu tận cùng của gel là 1 cm.
+ Bƣớc 7: Lấy gel ra và ngâm vào dung dịch ethidium bromide (0,5 µg/ml)
trong 20 phút.
+ Bƣớc 8: Rửa nhẹ gel dƣới vòi nƣớc chuyên dụng.
+ Bƣớc 9: Đọc kết quả dƣới tia UV, thẩm định kết quả với marker.
+ Bƣớc 10: Chụp bản gel để lƣu lại kết quả.
31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA
Kiểm tra và phát hiện bệnh khảm lá mía bằng kỹ thuật ELISA trên 6 giống mía sản
xuất và 10 giống nhập nội tại TTNCMĐ.
Kiểm tra bằng phƣơng pháp nhìn trực tiếp bằng mắt thƣờng: quan sát sự đổi
màu của các giếng tuy nhiên trong 5 đĩa phân tích thì chỉ thấy giếng đối chứng
dƣơng xuất hiện màu vàng, còn tất cả các giếng còn lại đều không có màu. Kết
quả lập lại tƣơng tự sau khi kiểm tra lại sau 30 phút, 1 giờ, 2 giờ (hình 4.1).
- Kết luận: Tất cả các mẫu chẩn đoán đều âm tính (-) với SCMV.
A
B
Hình 4.1. Kết quả chẩn đoán SCMV qua quan sát sự đổi màu trên đĩa ELISA.
Chú thích: A: 2 giếng đối chứng dương có màu vàng
B: 2 giếng đối chứng âm không màu.
Kiểm tra bằng máy đọc ELISA: Kết quả cho ra âm tính với tất cả các mẫu
phân tích, ngoại trừ đối chứng dƣơng (PC) là ra kết quả dƣơng tính (+). Kết
quả cho tƣơng tự khi đọc lại sau 30 phút, 1 giờ, 2 giờ.
- Kết luận: Tất cả các mẫu chẩn đoán đều âm tính (-) với SCMV.
Từ kết quả phân tích ELISA là âm tính cho tất cả các mẫu này, ta có thể kết luận
rằng, các giống mía đƣợc điều tra có kết quả âm tính với bệnh khảm lá mía. Điều này
chứng tỏ bệnh khảm lá mía không xuất hiện trên các giống khảo sát. Kết quả này cũng
phù hợp với những điều tra trƣớc đây về sự phân bố của bệnh là diễn ra ít hơn tại các
vùng nhiệt đới (Lê Lƣơng Tề, 1999), và thực tế là các cuộc khảo sát gần đây tại
TTNCMĐ đều cho kết quả là có rất ít giống bị bệnh khảm (Hà Đình Tuấn, 2004;
32
Trƣơng Lê Bạch Liên, 2005). Kết quả góp phần thống kê tình hình nhiễm bệnh khảm
lá mía trên các giống mía sản xuất khảo sát. Đặc biệt là, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
quan trọng trong công tác kiểm định các giống mía Thái Lan mới nhập nội năm 2005.
Theo kết quả kiểm tra ELISA thì tất cả các giống mía Thái Lan nhập nội đều không bị
nhiễm SCMV, từ đó cho phép tiến hành những nghiên cứu sâu hơn trong công tác lai
tạo và chọn giống để thu đƣợc các giống mới năng xuất cao và sạch bệnh. Tuy nhiên
kết quả trên vẫn chƣa khẳng định đƣợc trên tất cả các giống đã đƣợc kiểm tra ở trên
nói riêng và các giống mía khác tại TTNCMĐ nói chung là không bị nhiễm bệnh
đƣợc. Nguyên nhân có thể giải thích là do:
- Kỹ thuật ELISA chỉ có tác dụng định tính chứ không có tác dụng định lƣợng, do
đó nếu trong mẫu có hàm lƣợng virus tồn tại ở nồng độ thấp, không đủ độ nhạy
cho ELISA phát hiện thì kết quả khi phân tích ELISA sẽ là âm tính (-). Cho nên
kết quả ELISA này chỉ có ý nghĩa trong một mức độ giới hạn nào đó và để có kết
quả chính xác hơn cần tiến hành phân tích với số lƣợng mẫu nhiều hơn trong cùng
một giống cũng nhƣ kiểm tra bằng kỹ thuật sinh học phân tử (RT- PCR).
- Quá trình khảo sát chỉ giới hạn trong 16 giống mía gồm 6 giống sản xuất và 10
giống Thái Lan nhập nội tại TTNCMĐ, trong khi giống mía tại đây thì có rất
nhiều. Do vậy chƣa thể kết luận đƣợc toàn bộ các giống mía đƣợc trồng tại đây là
không bị nhiễm bệnh.
Do vậy để chứng minh chính xác tác nhân gây bệnh là SCMV cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn bằng kỹ thuật sinh học phân tử, cụ thể là kỹ thuật RT - PCR. Để
tiến hành nghiên cứu này cần phải thực hiện ly trích RNA virus từ lá cây mía bị bệnh
khảm lá mía, sau đó tiến hành tổng hợp cDNA và thực hiện phản ứng PCR với cặp
mồi chuyên biệt đƣợc thiết kế nhằm phát hiện SCMV.
4.2. Nghiên cứu phát hiện bệnh cằn mía gốc bằng kỹ thuật PCR
4.2.1. Phát hiện Lxx bằng phƣơng pháp quan sát dƣới kính hiển vi và phƣơng
pháp nhuộm STM.
Công tác điều tra và phát hiện bệnh cằn mía gốc đƣợc thực hiện trên 6 giống mía
sản xuất tại TTNCMĐ và 5 giống mía tại nông trƣờng Thọ Vực bằng phƣơng pháp
quan sát dƣới kính hiển vi (Hình 4.2) và nhuộm màu STM (Hình 4.3).
33
Hình 4.2. Vi khuẩn Lxx dƣới kính hiển vi (độ phóng đại 1000 lần).
Kết quả quan sát sự xuất hiện của vi khuẩn Lxx trong dịch chiết nƣớc mía dƣới
kính hiển vi cho kết quả: trong 6 giống mía sản xuất đƣợc khảo sát tại TTNNCMĐ thì
chỉ có giống VN84-1437 và R570 là không nhiễm bệnh, còn lại 4 giống mía khác là
C90-127, DLM24, VN85-1427 và ROC26 đều thấy đƣợc sự xuất hiện của vi khuẩn
Lxx dƣới kính hiển vi (xem Bảng 4.1). Tuy nhiên, phƣơng pháp chẩn đoán này cho tỉ
lệ kết quả dƣơng tính giả và âm tính giả khá cao. Nguyên nhân ở đây là sự phát hiện vi
khuẩn Lxx trong dịch chiết dƣới kính hiển vi ở độ phóng đại 1000 lần là rất khó khi
nồng độ vi khuẩn nhiễm bệnh hiện diện trong dịch chiết thấp.
Bảng 4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cằn mía gốc trên các giống sản xuất tại
TTNCMĐ và nông trƣờng Thọ Vực bằng phƣơng pháp quan sát dƣới kính hiển vi.
TTNCMĐ Nông trƣờng Thọ Vực
STT Giống Kết quả STT Giống Kết quả
1
2
3
4
5
6
C90-127
VN84-4137
DLM24
R570
VN85-1427
ROC26
+
-
+
-
+
+
1
2
3
4
5
Mi55-14
VN84-4137
QĐ368
VĐ85-177
VN85-1427
+
-
+
+
+
Chú thích: - : Mẫu âm tính +: Mẫu dương tính.
Thân mía đƣợc nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm safranin, sau 30 phút làm tiêu
bản xem dƣới kính hiển vi với độ phóng đại 40 và 100 lần, ta sẽ thấy có sự nhuộm màu
34
hay không nhuộm màu của các bó mạch khoẻ mạnh và bị nhiễm Lxx. (xem hình 4.3).
Mạch đƣợc nhuộm màu đỏ của safranin là kết quả của sự thẩm thấu dung dịch thuốc
nhuộm lên trên thân, còn mạch không đƣợc nhuộm màu là do vi khuẩn Lxx tồn tại
trong bó mạch làm tắt nghẽn sự lƣu thông của dung dịch thuốc nhuộm đi lên lên trên.
Hình 4.3. Mẫu thân nhuộm safranin dƣới kính hiển vi (x 40 lần (A) và x 100 lần (B)).
Chú thích: a: mạch vàng có chứa vi khuẩn; b: mạch đỏ là không có vi khuẩn.
Chẩn đoán bằng phƣơng pháp nhuộm STM cho kết quả: tất cả các giống mía sản
xuất khảo sát tại TTNCMĐ và nông trƣờng Thọ Vực đều bị nhiễm bệnh cằn mía gốc
với các mức độ nhiễm bệnh khác nhau. (xem bảng 4.2).
Bảng 4.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cằn mía gốc dựa trên phƣơng pháp nhuộm STM.
Chú thích: Tb: Trung bình
TTNCMĐ Nông trƣờng Thọ Vực
TT Giống
Tỉ lệ
mạch
nhuộm
đỏ (%)
Mức độ
nhiễm
bệnh
TT Giống
Tỉ lệ
mạch
nhuộm
đỏ (%)
Mức độ
nhiễm
bệnh
1
2
3
4
5
6
C90-127
VN84-4137
DLM24
R570
VN85-1427
ROC26
79,18
54,67
54,67
75,28
80,42
78,82
Tb
Nặng
Nặng
Tb
Tb
Tb
1
2
3
4
5
My55-14
VN84-4137
QĐ368
VĐ85-177
VN85-1427
68,11
82,82
79,18
79,88
65,90
Nặng
Tb
Tb
Tb
Nặng
Trung bình tỉ lệ
mạch nhuộm đỏ
70,50 Trung bình 75,18 Trung bình
a
b
35
Bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ mạch đƣợc nhuộm màu có sự khác nhau giữa các giống: cao
nhất ở giống VN84-4137 (82,82%) tại nông trƣờng Thọ Vực, thấp nhất là giống
VN84-4137 và DLM24 (54,67%) tại TTNCMĐ. Điều này tƣơng đƣơng với giống
VN84-4137 tại Thọ Vực bị nhiễm trung bình, giống VN84-4137 và DLM24 bị nhiễm
nặng với bệnh cằn mía gốc.
Về kết quả phát hiện vi khuẩn Lxx thì phƣơng pháp quan sát dƣới kính hiển vi và
phƣơng pháp nhuộm STM cho kết quả ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả chẩn đoán của hai phƣơng pháp: dùng kính hiển vi và nhuộm STM.
Chú thích: STM: Nhuộm Safranin mô cây mía - : Mẫu âm tính
KHV: Chẩn đoán dựa vào kính hiển vi +: Mẫu dương tính
Nhận xét: Kết quả chẩn đoán bệnh cằn mía gốc bằng phƣơng pháp quan sát dƣới
kính hiển vi và nhuộm STM trên các giống cho thấy rằng hầu nhƣ tất cả các giống sản
xuất đƣợc kiểm tra tại TTNCMĐ và nông trƣờng Thọ Vực đều bị nhiễm RSD.
Nguyên nhân của tình hình trên có thể là do thiếu sự nghiên cứu thống kê về tình
hình bệnh, cũng nhƣ thông kê số liệu về mức độ thiệt hại do bệnh cằn mía gốc gây ra ở
nƣớc ta nói chung và các giống mía ở TTNCMĐ và nông trƣờng Thọ Vực nói riêng.
Từ đó ngƣời dân vẫn chƣa quan tâm đúng mức đến việc phòng chống tác nhân gây
bệnh. Mặt khác, nguyên nhân cũng có thể là do triệu chứng của bệnh cằn mía gốc
không đặc trƣng và khó có thể phân biệt đƣợc cây bị bệnh. Vì vậy ngƣời nông dân sẽ
không biết đƣợc ruộng mình bị nhiễm bệnh cằn mía gốc khi nào và đôi khi lầm lẫn
TTNCMĐ Nông trƣờng Thọ Vực
STT Giống
Phƣơng pháp
chẩn đoán STT Giống
Phƣơng pháp
chẩn đoán
KHV STM KHV STM
1
2
3
4
5
6
C90-127
VN84-4137
DLM24
R570
VN85-1427
ROC26
+
-
+
-
+
+
+
+
+
+
+
+
1
2
3
4
5
My55-14
VN84-4137
QĐ368
VĐ85-177
VN85-1427
+
-
+
+
+
+
+
+
+
+
36
rằng ruộng mình bị thiếu dinh dƣỡng hay bị sâu bệnh phá hoại. Kết quả có ý nghĩa
thực tiễn trong việc thống kê tình hình nhiễm bệnh RSD trên các giống mía khảo sát.
4.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nuôi cấy vi khuẩn Lxx
và nhận dạng khuẩn lạc của nó trên môi trƣờng nuôi cấy
Vi khuẩn Lxx là vi khuẩn rất khó nuôi cấy trên môi trƣờng nhân tạo, khuẩn lạc vi
khuẩn theo nghiên cứu là phải mất đến khoảng 22 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng đặc
trƣng mới hình thành đƣợc (Stevens Brumbley, 2003). Do vậy thời gian 2 tháng để
nghiên cứu nuôi cấy vi khuẩn Lxx trên môi trƣờng nhân tạo là quá ngắn và kết quả thu
đƣợc cũng hạn chế, không có bào tử của vi khuẩn Lxx hình thành. Tuy nhiên, sau quá
trình nghiên cứu chúng tôi cũng thu đƣợc một số kết quả nhất định cụ thể nhƣ sau:
- Quan sát và theo dõi quá trình hình thành khuẩn lạc của vi khuẩn Lxx trên môi
trƣờng nuôi cấy hàng ngày kể từ lúc bắt đầu cấy đến khoảng 15 - 22 ngày (ủ ở
28
OC). Theo đó thì chỉ sau khi cấy mẫu dịch chiết vào môi trƣờng nuôi cấy 1 ngày
thì các vi khuẩn đã bắt đầu mọc trên môi trƣờng nuôi cấy. Đặc biệt là vào những
ngày đầu tiên, đã có sự xuất hiện của các khuẩn lạc giống nhƣ khuẩn lạc của vi
khuẩn Lxx đƣợc Davis (1980) mô tả ,đó là khuẩn lạc nhỏ đƣờng kính từ 0,1 - 0,3
mm, không màu. Tuy nhiên sau vài ngày nuôi cấy các khuẩn lạc này lớn dần lên
và có màu vàng (Hình 4.4). Thậm chí sau 15 - 20 ngày nuôi cấy vẫn còn một số
vùng trên đĩa nuôi cấy có các khuẩn lạc có kích thƣớc và hình dạng tƣơng tự, tuy
nhiên khi phân lập ra môi trƣờng trên đĩa khác thì lại không phải Lxx mà vẫn là
loại vi khuẩn có khuẩn lạc màu vàng này.
A B
Hình 4.4. Khuẩn lạc nhỏ tƣơng tự nhƣ khuẩn lạc Lxx trên môi trƣờng sau 2 ngày nuôi
cấy (A); và khuẩn lạc của nó sau khi phân lập (B).
37
- Theo quan sát thì có khoảng 3 loại vi khuẩn tồn tại trên môi trƣờng nuôi cấy và một
số loài nấm. Các loại này đều phát triển trên môi trƣờng nuôi cấy đôi lúc nhanh (sau
vài ngày) nhƣng cũng có lúc chậm (nhiều đĩa nuôi cấy có vi khuẩn mọc lên với hình
dạng và kích thƣớc giống mô tả, khuẩn lạc này giữ nguyên hình dạng và kích thƣớc
cho đến 20 ngày sau nuôi cấy). Tuy nhiên đây không phải là vi khuẩn Lxx, mà vẫn là
loại vi khuẩn có khuẩn lạc màu vàng.
Do hạn chế về mặt tài liệu nghiên cứu nên môi trƣờng mà chúng tôi sử dụng để
nuôi cấy vi khuẩn Lxx là môi trƣờng SC (Davis, 1980) và có bổ sung thêm một số
thành phần theo Stevens Brumbley (2003) là chƣa hoàn chỉnh. Theo nghiên cứu mới
đây của Stevens Brumbley thì môi trƣờng thích hợp hơn và thời gian hình thành bào tử
ngắn hơn (khoảng 15 ngày) là do vi khuẩn đƣợc nuôi trên môi trƣờng MSC (Teakle,
12992) có bổ sung thêm methionine (L. E.Camargo và ctv, 2004).
Có sự tạp nhiễm trên là do thành phần môi trƣờng nuôi cấy không thích hợp, các
kháng sinh và acid amin không tinh nên khó tan trong dung dịch nƣớc. Mặt khác dịch
vi khuẩn đƣa vào môi trƣờng nuôi cấy là dịch không vô trùng nên sẽ có rất nhiều vi
khuẩn hình thành trên môi trƣờng rất giàu dinh dƣỡng cho vi khuẩn Lxx này. Do vậy
cần thiết lập một quy trình chuẩn bị mẫu vô trùng dành cho nuôi cấy vi khuẩn mới có
hiệu quả đƣợc.
4.2.3. PCR phát hiện vi khuẩn Lxx
Song song với việc nuôi cấy vi khuẩn Lxx, chúng tôi cũng tiến hành chạy PCR trực
tiếp trên dịch chiết của cây mía bị bệnh. Sau nhiều lần tiến hành thí nghiệm, thay đổi quy
trình và sử dụng các chất bổ sung khác nhau vào phản ứng PCR, nhƣng kết quả PCR dựa
vào cặp mồi của Stevens Brumbley (2003) đều không đạt đƣợc kết quả mong đợi.
- Kết quả thí nghiệm 1: PCR theo protocol của Stevens Brumbley (2003).
Kết quả điện di: Không có sản phẩm trên gel điện di.
Nhận xét: Nguồn mẫu DNA đƣợc chuẩn bị theo quy trình của Stevens
Brumbley (2003) để chạy phản ứng PCR. Primer đƣợc đặt mới tại công ty
Biorad với trình tự đƣợc blast trên NCBI có kết quả cho bắt cặp đặc hiệu với
vi khuẩn Lxx trên ngân hàng gen. Tuy nhiên kết quả điện di không có thì
nguyên nhân có thể là do quy trình thực hiện chƣa tối ƣu hoặc do DNA mẫu
38
đƣa vào chƣa đƣợc biến tính tốt.
- Thí nghiệm 2: Thay đổi cách chuẩn bị mẫu. Khảo sát hiệu quả của hai phƣơng
pháp chuẩn bị mẫu: Biến tính bằng nhiệt và li trích DNA vi khuẩn Lxx. Chạy
PCR theo thành phần phản ứng và chu kỳ nhiệt nhƣ ở thí nghiệm 1.
Mẫu đƣợc chuẩn bị và đem đi đo OD, tính kết quả lƣợng DNA có trong mẫu
và thêm vào trong thành phần phản ứng PCR với nồng độ thƣờng dùng là 0,5
μM. Kết quả: không có băng DNA trên gel điện di. Nhận xét: Do OD không
có tác dụng trong trƣờng hợp này vì dịch chiết nƣớc mía có chứa nhiều nhân tố
ức chế nên lƣợng DNA đo đƣợc không chính xác với thực tế DNA mẫu vi
khuẩn trong mẫu. Tăng lƣợng DNA mẫu đƣa vào phản ứng PCR lên 1,5 và 2
lần cũng không cho kết quả vì điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng các
nhân tố ức chế phản ứng PCR.
Hút DNA từ lớp trên của dịch biến tính đem chạy PCR. Tăng lƣợng DNA mẫu
đƣa vào phản ứng với nồng độ gấp 1,5 lần, 2 lần. Kết quả: không có băng
DNA trên gel điện di. Nhận xét: DNA sau khi biến tính sẽ nằm ở lớp trên dung
dịch vì vậy chúng tôi sử dụng lớp này chạy PCR nhằm thu lƣợng DNA sạch,
Tuy nhiên kết quả PCR không cho sản phẩm khuyếch đại thì có thể là do biến
tính Lxx. Có lẽ trong quá trình biến tính vi khuẩn bằng cách gia nhiệt, thành tế
bào vi khuẩn bị phá vỡ và DNA vi khuẩn Lxx thoát ra ngoài, tuy nhiên quá
trình này cũng giải phóng ra các enzym phân hủy hoặc làm hƣ hỏng DNA vốn
tồn tại trong tế bào. Do vậy chúng tôi thử nghiệm ly trích DNA vi khuẩn từ
dịch chiết nƣớc mía.
Thực hiện lọc mẫu dịch vi khuẩn ở màng lọc 0,4 μm; chuẩn bị mẫu cho phản
ứng PCR, tƣơng tự nhƣ quy trình của Stevens Brumbley (2003). Nhận xét:
Dùng màng lọc 0,4 μm lọc Lxx và kiểm tra vi khuẩn có qua lỗ lọc không bằng
cách quan sát dƣới kính hiển vi. Kết quả quan sát dƣới kính hiển vi kiểm tra
không thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Lxx trong dịch lọc. Chúng tôi nhận
định rằng có thể màng lọc 0,4 μm có kích thƣớc nhỏ nên vi khuẩn Lxx không
qua đƣợc, hoặc có qua nhƣng ít và không thể quan sát đƣợc dƣới kính hiển vi.
Do vậy chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện cách biến tính mẫu nhƣ quy trình của
Stevens Brumbley và đem do OD sản phẩm, hút DNA mẫu ở lớp trên dịch
biến tính để chạy PCR nhƣng vẫn không đạt đƣợc kết quả. Kết luận: Không
39
thể loại bỏ đƣợc các nhân tố ức chế phản ứng PCR trực tiếp trong dịch chiết
nƣớc mía bằng cách ly tâm đƣợc.
Li trích vi khuẩn Lxx trong dịch chiết nƣớc mía theo quy trình ly trích vi khuẩn
thông thƣờng. Kết quả: Không có băng DNA vi khuẩn trên gel điện di sau li
trích. Nhận xét: Có thể do lƣợng vi khuẩn Lxx trong dịch chiết nƣớc mía có ít
nên thực hiện li trích DNA không có kết quả.
- Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu quả sử dụng của PVP trong PCR trực tiếp từ dịch
chiết nƣớc mía.
Kết quả: không có sản phẩm PCR đích.
Nhận xét: Tăng hàm lƣợng PVP vào phản ứng nhằm mục đích tăng cƣờng khả
năng khử các nhân tố ức chế phản ứng PCR, tuy nhiên có lẽ khi nồng độ PVP
cao thì nó cũng quay lại ức chế phản ứng PCR do đó chúng tôi không tăng
nồng độ PVP trong các thí nghiệm tiếp theo nữa. Do vậy chúng tôi tiếp tục
làm thí nghiệm theo hai hƣớng. Thứ nhất là giữ nguyên cách chuẩn bị mẫu
DNA cho PCR theo Stevens Brumbley (2003) và thay đổi quy trình phản ứng.
Thứ hai là thay đổi quy trình chuẩn bị mẫu DNA cho PCR.
- Thí nghiệm 4: Chuẩn bị mẫu theo quy trình của Stevens Brumbley. Khảo sát ảnh
hƣởng của các thành phần phản ứng và chu kỳ nhiệt.
Kết quả thí nghiệm: Không có sản phẩm trên gel điện di.
Tóm lại, PCR là một hệ thống tƣơng thích các thành phần hóa chất và chu trình
nhiệt. Nhiều trƣờng hợp phản ứng PCR đƣợc thực hiện từ dịch DNA mẫu ly trích với
mồi chuyên biệt nhƣng vẫn không ra kết quả. Vì vậy PCR trực tiếp từ dịch chiết nƣớc
mía là một vấn đề rất khó thực hiện vì nguồn mẫu ban đầu là dịch chiết nƣớc mía
không sạch, có chứa nhiều nhân tố ức chế phản ứng PCR. Kết quả điện di sản phẩm
sau các lần chạy PCR mà không có băng DNA đích trên gel điện di thì có thể là do rất
nhiều nguyên nhân:
- Có thể là nguồn DNA mẫu đƣa vào trong phản ứng PCR không tinh sạch. Chúng
tôi tiến hành ở đây là do trong dịch chiết có quá nhiều chất lơ lửng, ức chế phản
ứng PCR. Nguồn mẫu dịch chiết mà chúng tôi dùng để chạy phản ứng PCR đƣợc
thu từ những cây có triệu chứng điển hình ngoài đồng ruộng, kết hợp với kiểm
tra quan sát sự xuất hiện vi khuẩn Lxx trong dịch chiết mía dƣới kính hiển vi và
dƣơng tính khi nhuộm STM. Tuy nhiên mặc dù đã xác định đƣợc lƣợng mẫu đƣa
40
vào là có vi khuẩn đích nhƣng còn quá nhiều yếu tố không thể kiểm soát đƣợc
nhƣ các chất ức chế phản ứng có trong dịch chiết nƣớc mía, lƣợng mẫu DNA
thích hợp đƣa vào phản ứng.
- Có thể hóa chất mà chúng tôi sử dụng sau nhiều lần thực hiện phản ứng đã làm
đông lạnh và rã đông nhiều lần dẫn đến sự mất hoạt tính của hóa chất đặc biệt là
Taq DNA polymerase và primer.
- Mặt khác các máy PCR khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Hiện TTPT có 3
loại máy PCR và mỗi máy có một chế độ lên xuống nhiệt độ theo chu kỳ nhiệt
khác nhau (nhanh hay chậm) do vậy đây cũng là một nguyên nhân không thể loại
trừ. Tuy nhiên sau khi thực hiện PCR luân phiên trên cả 3 loại máy vẫn không có
kết quả.
41
Phần 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Các giống mía đƣợc khảo sát không bị nhiễm SCMV.
- Tỉ lệ mô cây không bị nhiễm bệnh cằn mía gốc trên các giống mía khảo sát
trong phƣơng pháp nhuộm STM tại TTNCMĐ là 70,5%, tại nông trƣờng Thọ
vực là 75,18%.
- Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Lxx chƣa thu đƣợc khuẩn lạc.
- Phát hiện vi khuẩn Lxx dựa vào kỹ thuật PCR trực tiếp dịch chiết nƣớc mía
chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn.
5.2. Đề nghị
- Tiến hành điều tra khảo sát tình hình bệnh khảm lá mía và cằn mía gốc trên
nhiều giống mía ở các giai đoạn tăng trƣởng khác nhau, và thực hiện tại các
vùng mía lận cận để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về tình hình diễn
biến của bệnh tại 2 khu vực này. Đặc biệt là đối với bệnh cằn mía gốc, cần tiến
hành bố trí thí nghiệm trên nhiều giống khác nhau đối chứng với giống không
bị bệnh, để cuối cùng có con số thống kê chính xác về tình hình và mức độ gây
hại của bệnh hiện nay, từ đó có những khuyến cáo thích hợp trong việc phòng
trừ và kiểm soát bệnh.
- Qua quá trình tìm hiểu về bệnh cùng với sự hỗ trợ về kiến thức của GS. Stevens
Brumbley (Australia), ngƣời đã có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về bệnh
cằn mía gốc và vi khuẩn Lxx, chúng tôi xin đề nghị về quy trình nuôi cấy thu
khuẩn lạc vi khuẩn Lxx, cũng nhƣ quy trình PCR trực tiếp từ dịch chiết nƣớc
mía nhƣ sau trong các thí nghiệm tiếp theo nhƣ sau:
Quy trình nuôi cấy vi khuẩn Lxx
Xác định triệu chứng ngoài đồng ruộng.
Xác định cây nhiễm bệnh cằn mía gốc bằng phƣơng pháp nhuộm STM.
Thu dịch chiết (tiến hành vô trùng), kiểm tra sự hiện diện của Lxx dƣới
kính hiển vi điện tử hay đối pha (Phụ lục 1).
Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trƣờng MCS có bổ sung các thành phần theo
Stevens Brumbley (2003) và L. E Camargo (2004).
42
Tăng sinh trong môi trƣờng lỏng S8 để thu sinh khối (Thành phần môi
trƣờng nuôi cấy cho ở Bảng phụ lục 2).
Quy trình PCR phát hiện vi khuẩn Lxx:
Nuôi cấy thu sinh khối vi khuẩn Lxx, thực hiện li trích DNA vi khuẩn Lxx
theo quy trình cho ở Phụ lục 3.
Thực hiện phản ứng PCR phát hiện vi khuẩn Lxx
Sau khi ổn định quy trình rồi thì tiến hành PCR trực tiếp từ dịch chiết nƣớc
mía dựa trên đối chứng dƣơng là vi khuẩn Lxx đã nuôi cấy đƣợc.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 8/2006. Báo cáo tổng kết mía đường năm
2005-2006.
2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999. Di truyền phân tử. Nhà xuất bản nông
nghiệp.
3. Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân hại mía và biện pháp phòng trừ ở
vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ, Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
4. Hà Đình Tuấn, 2004. Điều tra thành phần hại mía trên một số giống mới nhập nội
và khảo sát diễn biến bệnh hại quan trọng ở vùng mía nguyên liệu vùng Đông
Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
5. Lê Song Dự, Nguyễn Thị Quí Mùi, 1997. Cây mía. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh.
6. Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999. Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng. Nhà
xuất bản Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Lang, 2002. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu công nghệ sinh
học. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Huy Ƣớc, 1994. Kỹ thuật trồng mía. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
9. Nguyễn Văn Tuất, 2002. Kỹ thuật chẩn đoán và giám định bệnh hại cây trồng.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
10. Phạm Văn Ty, 2001. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
11. Phan Gia Tân, 1990. Cây mía. Tủ sách ĐH Nông Lâm.
12. Trƣơng Lê Bạch Liên, 2005. Điều tra và phát hiện bệnh khảm lá (Sugarcane
Mosaic Virus) trên cây mía (Sacccharum spp) bằng kỹ thuật ELISA và bước đầu
xây dựng kỹ thuật RT-PCR. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Nông học, Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
13. Vũ Triệu Mân, 2003. Chẩn đoán bệnh hại thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
TIẾNG NƢỚC NGOÀI
14. Andreas Westphal and T. Eril Mirkov, 2003. Need for improved detection of
Ratoon stunting disease in Sugarcane in South Texas. Phytopathology 7: p 133 -
136.
44
15. Alfred. Hercules, 2000. Aurum Total RNA Mini Kit Instruction Manual Bio-Rad
Laboratories, p 26-27.
16. Chemicon International, Inc - 28820 Single Oak Drive - Temecula, CA 92590,
Introduction to Antibodies - Enzyme-Linked Immunosorbent Assay (ELISA)
17. Damann. K.E, Jr. 1988. Alkaline-induced metaxylem autofluorescence: a
diagnostic symptom of ratoon stunting disease of sugarcane. Phytopathology 78: p
233 - 236.
18. Fegan, 1999. Sensitive and specific detection of Clavibacter xyli subsp. xyli,
causal agent of ratoo stunting disease os sugarcane , with a polymerase chain
reaction-based assay. Phytopathology, p 33 - 36.
19. John R. Crowther, 2001, The Elisa Guidebook – Volume 149, p 12 – 34.
20. Gillaspie Jr., A.G. Davis, M.J. (1992): Ratoonstunting disease of sugarcane. In
Plant disease of International Importance. Disease of sugar, Forestand Plantation
Crops, vol4 (A.N. Mukhopadhyay,J. Kamar, H.S. Chaube, U.S.Singh, eds).
EnglewoodCliffs: New Jersey, Prentice Hall, p 41 – 61.
21. G.P. Rao, A. Salem Saumtally, Phillippe Rott. (2004). Sugarcane pathology.
Volume III: Bacteria and nematode diseases, p 1 – 225.
22. Hoy J. W; Grisham M. P. and Damann K.E, 1999. Spread and increase of ratoon
stunting disease and comparison of disease detection methods. In Plant disease.
23. Koike H, and Gillaspie A.G, 1989. Mosaic. In: Diseases of Sugarcane: Major
diseases, (Edited by C. Recaud, B. T. Egan, A.G. Gillaspie, C. G. Hughes).
International Society of Sugarcane Technologist, p 301-322.
24. P. Taylor and Stevens Brumbley, 2003. Development of PCR –based markers for
detection of Leifsonia xyli subsp. xyli in fibrovascular fluid of infected sugarcane
plants. CSIRO publishing.
25. Y Pan, 1998. A polymerase chain reaction protocol for detection of Clavibacter
xyli subsp xyli, the causal bacterium of sugarcane ratoon stunting.
Phytopathology: p 1 – 8.
26. Biowave vol.6 No.23 2004, tomato spotted wilt virus.
27. G.A. Dafalla, Plant Pathology Centre, Faculty of Agricultural Sciences,University
of Gezira, Wad Medani, Sudan.
28. Introduction to Microbiology: Virus Genomes, 2005.
xii
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Qui trình thu dịch chiết nƣớc mía.
(Quy trình đƣợc đƣa ra bởi Stevens Brumbley - 2006)
1. Cắt hết lá của thân bị nhiễm bệnh.
- Phụ thuộc vào chiều dài của mắt mía mà cắt đoạn thân ra có chứa 3 - 4 mắt mía
- Vì nồng độ vi khuẩn cao nhất ở dƣới thân cho nên lấy phần thân ở sát gốc mía.
2. Rửa thân bằng bàn chải và lau cho khô bằng giấy lau.
3. Rửa sạch bằng nƣớc.
4. Ngâm thân mía vào trong dung dịch thuốc tẩy 10 % trong 10 phút.
5. Rửa sach dƣới vòi nƣớc máy.
6. Khử trùng thân mía bằng cồn 70 % và đốt để cho hết cồn còn dƣ.
7. Cắt một đoạn thân mía ra và khử trùng đoạn thân này.
8. Dùng bơm đẩy khí từ một đầu và thu dịch chiết ở đầu kia bằng eppendorf
vô trùng.
9. Đổ dịch chiết trên vào môi trƣờng nuôi cấy MSC. Kiểm tra môi trƣờng
nuôi cấy hàng ngày.
xiii
Phụ lục 2: Thành phần môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli
(Quy trình đƣợc đƣa ra bởi Stevens Brumbley - 2006)
MÔI TRƢỜNG MSC ( CHO 1L MÔI TRƢỜNG)
Thành phần hấp vô trùng:
Corn meal agar = 17 g
Bacto-agar = 4 g
Bacto-peptone = 8 g
MgSO47H2O = 0.2 g
K2HPO4 (0.1 M ) = 13 ml
KH2PO4 (0.1 M ) = 87 ml
H2O = 800 ml
Thành phần lọc
Glucose = 2 g
Cysteine = 0.5 g
Bovine serum albumin = 2 g
H2O = 100 ml
Bovine hemin chloride = 30 ml
Hòa tan các thành phần hấp trong nƣớc và chỉnh về pH = 7,5 với 5 N NaOH. Hấp vô
trùng. Hòa tan các thành phần lọc vào trong nƣớc và thêm vào môi trƣờng đƣợc hấp khi
chúng ở 55OC bằng một màng lọc vô trùng 0.22 m.
MÔI TRƢỜNG LỎNG S8
Thành phần hấp vô trùng
Bacto - Soytone = 8 g
Hemin chloride = 15 ml
MgSO4 .7H2O = 0.2 g
K2HPO4 = 0.35 g
KH2PO4 = 1.1 g
H2O = 885 ml
Thành phần lọc:
Glucose = 2 g
Cysteine = 0.5 g
Bovine serum albumin = 2 g
H2O = 100 ml
1) Hòa tan tất cả các thành phần trong nƣớc và chỉnh về pH 6,6 bằng NaOH 5N.
2) Hấp vô trùng và trữ ở nhiệt độ phòng đến khi thêm các thành phần lọc vô trùng vào.
xiv
Phụ lục 3: Quy trình li trích DNA vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli
(Quy trình đƣợc đƣa ra bởi Stevens Brumbley - 2006)
Quy trình gồm 14 bƣớc nhƣ sau:
1) Nuôi Lxx trong 50 ml môi trƣờng lỏng S8.
2) Thu tế bào (ly tâm 6000 vòng trong 10 phút).
3) Huyền phù tế bào trong 2 ml lysis buffer (50 mM Tris, pH 8; 1 mM EDTA).
4) Ủ ở 37OC trong 30 phút.
5) Thêm 1/10 thể tích SDS vào để đạt nồng độ 1% SDS.
6) Thêm proteinase K đến nồng độ cuối cùng là 50 μg/ml.
7) Ủ ở 50 - 55OC trong 4 giờ.
8) Ly trích với phenol trung tính: chloroform : isoamyl alcohol cho đến khi bề
mặt đƣợc rửa sạch.
9) Thêm ethanol lạnh vào với thể tích tăng 2 lần nhằm làm kết tủa acid nucleic.
10) Thu DNA bằng pipet, rửa cẩn thận bằng cồn 70%.
11) Xử lí bằng Rnase.
12) Tiếp tục thêm phenol : chloroform để kết tủa ethanol.
13) Thu DNA bằng pipet và rửa bằng cồn 70%.
14) Huyền phù DNA trong TE.
xv
Phụ lục 4: Danh sách bệnh hại mía quan trọng và phổ biến.
Tên Việt Nam Tên tiếng Anh Tác nhân gây hại
I Bệnh do nấm
1 Bệnh sọc nâu Brown stripe Cohliobalus stenospilus (Drechs)
2 Bênh mốc sƣơng Downy mildew Peronosclerospora sacchri (T. Miyake)
3 Bệnh đốm mắt én Eye spot Bipolaris sacchari shoemaker
4 Bênh đốm trắng White speck Bipolaris sacchari T.C.Lo
5 Bệnh cháy lá Leaf scorch Stagonospora sacchari Lo and Ling
6 Bệnh dứa Pinapple disease Ceratosystis paradoxa Moreau
7 Bệnh xoắn cổ lá Pokkah boeng Fusarium moniliform Sheldon
8 Bệnh thối đỏ Red rod Colectotrichum falcatum Went
9 Bệnh rỉ sắt đỏ Rust Puccinia melanopcephala H. &P. Syd
10 Bệnh rỉ sắt vàng Rust orange P. kuehnii Butl
11 Bệnh than Smut Ustilago senaminea Syd
12 Bệnh đốm vàng Yellow spot Mycovellosiella koepket
13 Bệnh đốm vòng Ring spot Leptosphaeria sacchari van Berda de Haan
Bệnh do vi khuẩn
14 Bệnh gôm Gumming diease Xanthomonas camestris pv. Vasculorum
15
Bệnh thân ngọn đâm
chồi
Leaf scald Xanthomonas alibilineans (Ashby 1929)
16 Bệnh cằn mía gốc
Ratoon stunting
disease
Leifsonia xyli subsp xyli (Davis et al, 1980)
17 Sọc đỏ Red stripe Pseudomonas rubrilineans (Lee et al)
II Bệnh do Phytoplasma
18 Bênh chồi cỏ Grassy shoot
19 Bệnh trắng lá White leaf
III Bệnh do virus
20 Bênh sọc vàng Chlorotich streak Chƣa rõ
21 Bệnh Fiji Fiji disease Fiji disease virus
22 Bệnh khảm Mosaic Sugarcane mosaic virus
23 Bệnh đốm sọc Streak Sugarcane streak virus
24 Vàng gân lá Sugarcane yellow leaf virus
xvi
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về quá trình nghiên cứu bệnh khảm lá mía và cằn
mía gốc.
Hình PL1. Nhận dạng triệu chứng
và thu mẫu.
Hình PL2. Lá mía có triệu chứng khảm.
Hình PL3. Kết quả âm tính trong phân tích
ELISA.
Hình PL4. Bệnh đốm vòng thƣờng
xuất hiện trên các cây khảo sát
Hình PL5. Quá trình điều tra và thu mẫu.
Hình PL6. Gốc mía bị cằn
xvii
Hình PL9,10. Vết đổi màu bên trong thân.
Hình PL7. Đốt thân mía bị nhiễm Lxx nên
ngắn lại.
Hình PL8. Thân mía bị bệnh có đƣờng
kính nhỏ hơn thân bình thƣờng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN ANH KHOA - 02126050.pdf