Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm

Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm MS: LVVL-PPDH036 SỐ TRANG: 153 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÝ THEO ĐỊNH HƯỚNG “PHÁT HUY TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ VẬT LÝ TỰ CHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM” 1.1. Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay .5 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở THPT .7 1.3. Tính tích cực của học sinh 9 1.4. Tính tự lực . .16 1.5. Chủ đề tự chọn 23 1.6. Dạy học thông qua hoạt động nhóm . 27 1.7. Dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm .45 1.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập . 54 Chương 2 : SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ VẬT LÝ TỰ CHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM 2.1. Chủ đề nâng cao “Gương cầu” 58 2.1.1. Các kiến thức cơ .59 2.1.2. Mục tiêu . . 60 2.1.3. Phương pháp . .61 2.1.4. Hoạt động dạy và học . .61 2.2. Chủ đề đáp ứng ”Kính thiên văn” .79 2.2.1. Các kiến thức cơ bản 79 2.2.2. Mục tiêu . 83 2.2.3. Phương pháp . .84 2.2.4. Hoạt động dạy và học . .84 2.3. Chủ đề cơ bản “Hệ quang học đồng trục” . .99 2.3.1. Các kiến thức cơ bản 99 2.3.2. Mục tiêu . 100 2.3.3. Phương pháp . .101 2.3.4. Hoạt động dạy và học . .101 Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm .119 3.1.1. Mục đích 119 3.1.2. Nội dung 11 9 3.1.3. Đối tượng .119 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm .120 3.2. Kết quả thực nghiệm 123 3.2.1. Thực nghiệm tiến trình chủ đề nâng cao “Gương Cầu” .123 3.2.2. Thực nghiệm tiến trình chủ đề đáp ứng “Kính Thiên Văn” .125 3.2.3. Thực nghiệm tiến trình chủ đề cơ bản “Hệ Quang Học Đồng Trục” 128 3.3. Kết luận quá trình thực nghiệm 130 KẾT LUẬN .132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .134 PHỤ LỤC

pdf153 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho HS khẳng định mình đồng thời có cơ hội học hỏi ở bạn bè. Phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm. Vạch ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã giao. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Kết quả * Ngồi theo nhóm đã được chia, chuẩn bị giấy, bút và * Xem học sinh đã ngồi đúng chỗ chưa? Điều chỉnh chọn ra người ghi chép cho nhóm. * Mỗi thành viên trong nhóm mang phần tài liệu mà mình tìm được cho cả nhóm cùng xem. khi có sự thay đổi. * Xem và ghi nhận sự hoàn thành nhiệm vụ ở nhà của mỗi thành viên trong nhóm và của nhóm. * Quan sát, ghi nhận những học sinh nào hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc tìm được những tư liệu khác hay hơn. 1. CÁCH DỰNG ẢNH CỦA VẬT QUA HỆ QUANG HỌC ĐỒNG TRỤC. * Từ nguồn tư liệu đã có, chọn ra những thông tin liên quan đến HỆ QUANG HỌC ĐỒNG TRỤC. - Theo sự gợi ý của giáo viên, học sinh thảo luận và cả nhóm đưa ra những thông tin chính xác. - Hệ quang học đồng trục là gì? - Qui tắc dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục? * Với nguồn tư liệu khá phong phú mà các em đã tìm được, các em hãy bắt đầu với việc tìm hiểu HỆ QUANG HỌC ĐỒNG TRỤC. - Hướng dẫn học sinh chọn lọc thông tin chính xác. - Là hệ gồm hai hay nhiều dụng cụ quang học đặt song song nhau và có cùng trục chính. - Dựng ảnh của vật qua dụng cụ quang học thứ 1, ảnh đó sẽ đóng vai trò là vật *Hệ quang học đồng trục là hệ gồm hai hay nhiều dụng cụ quang học đặt song song nhau và có cùng trục chính. * Qui tắc dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục: Dựng ảnh của vật qua dụng cụ quang học thứ 1, ảnh đó sẽ đóng vai trò là vật đối với dụng cụ quang học thứ hai. Ta cứ tiếp tục như thế. - Tia sáng qua gương cầu trước nên ta vẽ ảnh của vật qua gương cầu trước. - Tia tới song song với trục chính, tia phản xạ qua tiêu điểm F. -Tia tới đi đến đỉnh gương cầu thì sẽ cho tia phản xạ nằm đối xứng với tia tới qua trục chính. -Ta tiếp tục vẽ ảnh qua gương phẳng. -Ta sẽ vẽ ảnh của AB hay ảnh của A1B1? -Ta dùng qui tắc ảnh đối xứng để vẽ ? -Nếu tia tới là một tia sáng bất kỳ đến gương cầu hay thấu kính thì ta vẽ như thế nào ? đối với dụng cụ quang học thứ hai. Ta cứ tiếp tục như thế. Bài Toán 1: Câu a -Ta vẽ ảnh gương nào trước? -Ta dùng những tia đặc biệt nào? -Ta có ảnh A1B1 của vật AB qua gương cầu. -Ta tiếp tục vẽ ảnh qua gương nào ? -Ta sẽ vẽ ảnh của A1B1 -Không, tia phản xạ tại gương cầu sẽ đến gương phẳng và đóng vai trò là tia tới đối với gương phẳng và ta sẽ vẽ tia phản xạ của nó. -Ta vẽ trục phụ song song với tia tới đó, tìm tiêu điểm phụ. Tia phản xạ, tia ló sẽ đi qua tiêu điểm phụ. Bài Toán 1 - Câu a Hình 13. Ảnh của vật qua hệ gương cầu – gương phẳng. Bài Toán 1- Câu b Hình 14. Ảnh của vật qua hệ gương phẳng – gương cầu. Bài Toán 3 -Tương tự theo qui tắc trên, học sinh vẽ hình của các bài toán còn lại. Hình 15. Ảnh của vật qua hệ thấu kính hội tụ – gương phẳng. 2. XÁC ĐỊNH ẢNH CỦA VẬT QUA HỆ QUANG HỌC ĐỒNG TRỤC * 1 1 1 'f d d   * ' ' 'A B dk dAB    2 Rf  1 1 1 'f d d   * ' ' ' 1A B dk dAB     *Qui ước dấu của chúng có giống nhau không? *Làm thế nào giải một bài toán ghép hệ hai dụng cụ quang học đồng trục?    1 2 ' ' 1 1 2 2 1 1 2 2 O O d d d d AB AB A B  * Vậy d’1 = d2 * k của hệ liệu có phải là: ' 2 2 2A B dk dAB    - Công thức của gương cầu? - Công thức của thấu kính? - Công thức của gương phẳng. - Giống nhau. -Phải xác định sơ đồ tạo ảnh và ảnh tạo bởi dụng cụ quang học thứ nhất sẽ đóng vai trò là vật đối với dụng cụ quang học thứ hai. - Không phải. O1O2 = d’1+d2 - Không phải. 2 2 1 1 2 2 1 2 1 1 A B A B A Bk k k AB AB A B     Qui ước : d >0 : vật thật d <0 : vật ảo d’ >0 : ảnh thật d’ <0 : ảnh ảo f > 0 : gương cầu lõm, thấu kính hội tụ. f < 0 : gương cầu lồi, thấu kính phân kỳ k >0 : ảnh cùng chiều với vật k <0 : ảnh ngược chiều với vật. 3. GIẢI CÁC BÀI TOÁN *Gương cầu lõm và gương phẳng. 1 1 1 'f d d   ' ' 'A B dk dAB    2 Rf  ' ' ' 1A B dk dAB        1 2 ' ' 1 1 2 2 1 1 2 2 O O d d d d AB AB A B  - Áp dụng công thức của gương cầu. ' 1 1 1 1 1 f d d   - Gương cầu lõm nên f>0. f = 30cm và d1 = 45cm nên d’1 = 90cm O1O2 = d’1+d2 = 75cm  d2 = -15cm ' 2 2 1d d    d’2 = 15cm Vì d’2>0 nên A2B2 là ảnh thật. -Bài toán là hệ gồm những dụng cụ quang học nào? - Hãy xác định công thức của gương cầu và gương phẳng. - Ở câu a, tia sáng đến gương cầu trước, ta có sơ đồ tạo ảnh ra sao? - Ta áp dụng công thức nào trước? -Gương cầu gì? Tiêu cự như thế nào ? - Khoảng cách từ vật đến gương? - Xác định khoảng cách từ A1B1 đến gương phẳng theo công thức nào? - Tia sáng qua gương cầu rồi đến gương phẳng, vậy ta áp dụng công thức nào ? - A2B2 là ảnh gì? -Bài toán 1 : Một gương cầu lõm có tiêu cự 30cm. Đối diện với gương cầu lõm và thẳng góc với trục chính, cách tiêu điểm của gương cầu một khoảng 45cm ta đặt một gương phẳng sao cho hai mặt phản xạ hướng vào nhau.. Một vật AB đặt thẳng góc với trục chính, nằm giữa hai gương và cách gương cầu một khoảng 45cm. Xác định tính chất, vị trí của ảnh sau hai lần phản xạ liên tục trên gương theo thứ tự: a. Tia sáng tới gương cầu trước. b. Tia sáng đến gương phẳng trước. + Trả lời câu a: Tia sáng tới gương cầu trước thì ảnh tạo bởi hệ quang học trên là ảnh 2 2 1 1 2 2 1 1 ' ' 1 2 1 2 2 1 2 0 A B A B A Bk AB AB A B d d d d                 A2B2= 4cm    2 1 ' ' 1 1 2 2 1 1 2 2 O O d d d d AB AB A B  - Áp dụng công thức của gương phẳng. Với d1 = 30cm ' 1 1 1d d    d’1 = -30cm O1O2 = d’1+d2=75cm  d2 = 105cm '2 2 ' 2 1 1 1 42 f d d d cm     Vì d’2>0 nên A2B2 là ảnh thật. 2 2 1 1 2 2 1 1 ' ' 1 2 1 2 2 5 A B A B A Bk AB AB A B d d d d             A2B2= 0,8cm - Hãy tìm chiều cao của ảnh. - Nhận xét chiều của ảnh so với vật. - Hãy kết luận về tính chất của ảnh. - Ở câu b, tia sáng đến gương phẳng trước, ta có sơ đồ tạo ảnh ra sao? - Ta áp dụng công thức nào trước? - Xác định khoảng cách từ A1B1 đến gương cầu theo công thức nào? - Tia sáng qua gương phẳng rồi đến gương cầu, vậy ta áp dụng công thức nào? - A2B2 là ảnh gì? - Hãy tìm chiều cao của ảnh và nhận xét chiều của ảnh so với vật. thật, ngược chiều cao 4cm và nằm giữa khoảng hai gương, cách gương phẳng một khoảng 15cm. + Trả lời câu b : Tia sáng tới gương phẳng trước thì ảnh tạo bởi hệ quang học trên là ảnh thật, ngược chiều cao 0,8cm và nằm giữa khoảng hai gương, cách gương cầu một khoảng 42cm. -Gương cầu lõm. ' 1 1 1 1 1 1 f d d    d1 = 90cm R1 = 2f1  f1 = 30cm Vậy d’1 = 45cm ' 1 1 1 1 1 2 A B dk dAB      <0 A1B1 = 1cm    1 2 ' ' 1 1 2 2 1 1 2 2 O O d d d d AB AB A B  d’1 = 45cm O1O2 = d’1+d2=36cm d2= -9cm -Biết ảnh A2B2 tạo bởi gương cầu lồi O2 nằm đúng trên gương cầu lõm O1 d'2 = O1O2 = 36cm Ảnh A2B2 là ảnh thật. *Bài toán 2 - Ảnh của vật tạo bởi loại gương gì? -Ta áp dụng công thức nào? - Tiêu cự bằng bao nhiêu? - Nhận xét ảnh. -Ở câu b, ta có sơ đồ tạo ảnh như thế nào? - Theo câu a, đã có kết quả nào? - Xác định khoảng cách từ A1B1 đến gương cầu O2 theo công thức nào? - Theo đề bài ta có giả thuyết nào? - Ta có kết luận gì? -Bài toán 2: Một gương cầu lõm O1 có bán kính cong R1 =60cm, một vật thẳng nhỏ AB cao 2cm đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính và cách gương 90cm. a. Xác định ảnh A1B1 của vật AB cho bởi gương. b. Một gương cầu lồi O2 nhỏ hơn O1 nhiều, đặt trước O1 một khoảng 36cm sao cho trục chính hai gương trùng nhau và mặt phản xạ hướng vào nhau. Biết ảnh A2B2 tạo bởi gương cầu lồi O2 nằm đúng trên gương cầu lõm O1. Tính bán kính của gương cầu lồi O2. + Trả lời câu a: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm trên là ảnh thật, ngược chiều cao 1cm, cách gương cầu một khoảng 45cm + Trả lời câu b: Bán kính của gương cầu lồi O2 là 24cm. -Gương cầu lồi. ' 2 2 2 1 1 1 f d d    f2 = -12cm 2 22 24R f cm  -Từ trái qua, vật, thấu kính và đến gương phẳng - Tia sáng từ vật đến thấu kính trước.       1 2 ' ' 1 1 2 2 1 ' 3 3 1 1 2 2 2 2 3 3 O O d d d d O d d AB AB A B A B A B    - Áp dụng công thức của thấu kính. ' 1 1 1 1 1 f d d   Thấu kính hội tụ nên f>0. f = 10cm . d1 = 15cm nên d’1 = 30cm O1O2 = d’1+d2 = 40cm  d2 = 10cm *Bài toán 3 -Ảnh A2B2 là ảnh tạo bởi gương nào ? - Ta áp dụng công thức nào? - Hãy tìm tiêu cự của gương cầu lồi. -Hãy xếp thứ tự giữa vật, gương phẳng và thấu kính. -Tia sáng từ vật đến gương nào trước? - Ta có sơ đồ tạo ảnh ra sao? - Ta áp dụng công thức nào trước? -Thấu kính gì? Tiêu cự như thế nào? -Khoảng cách từ vật đến thấu kính? - Xác định khoảng cách từ A1B1 đến gương phẳng theo công thức nào? -Bài toán 3: Một hệ quang học gồm một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, và một gương phẳng đặt vuông góc với quang trục chính và cách thấu kính một khoảng 40cm, nằm bên phải thấu kính, mặt phản xạ của gương phẳng hướng về thấu kính . Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, bên trái thấu kính vuông góc với trục chính và cách thấu kính 15 cm. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ quang học. Vẽ ảnh. + Trả lời: Ảnh tạo bởi hệ quang học trên là ảnh thật, cùng chiều với vật và nằm ngoài khoảng hai gương, cách thấu kính một khoảng 12,5cm. Độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ quang học là 0,5. ' 2 2 1d d    d’2 = -10cm - Áp dụng công thức của thấu kính. ' 3 3 1 1 1 f d d   O1O2 = d’2+d3 = 40cm  d3 = 50cm Vậy d’3=12,5cm 3 3 3 31 1 2 2 1 1 2 2 '' ' 31 2 1 2 3 30 10 12,5 15 10 50 1 2 A Bk AB A BA B A B AB A B A B dd d d d d                                  - Tia sáng qua thấu kính rồi đến gương phẳng, vậy ta áp dụng công thức nào? - Tia sáng qua gương phẳng rồi phản xạ đến thấu kính, vậy ta áp dụng công thức nào? - Xác định khoảng cách từ A2B2 đến thấu kính theo công thức nào? - Độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ quang học. - Hãy kết luận về tính chất của ảnh. - Nhóm thảo luận để chọn hình thức trình bày chủ đề của nhóm: bảng phấn, giấy dạng báo tường, powerpoint. - Giáo viên ghi nhận hình thức trình bày để từ đó chuẩn bị dụng cụ hổ trợ cho buổi gặp kế tiếp. - Thảo luận phần công việc về nhà của mỗi thành viên. - Nếu không có điều kiện họp mặt đủ cả nhóm thì chia từng phần cho thành viên về soạn, sau đó trao đổi cho nhau cùng nhận xét và điều chỉnh. - Nếu có điều kiện họp mặt thì cả nhóm hẹn gặp, cùng thảo luận để có một bài báo cáo hoàn chỉnh. - Giáo viên và mỗi thành viên của nhóm hoàn thành bảng đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm. (Phụ lục) Bước 6 Thời gian: tự do Địa điểm: tự do Mục tiêu: - Mỗi HS trong nhóm hoàn thiện nội dung mảng kiến thức được giao. - Cả nhóm hoàn thiện cách trình bày nội dung chủ đề: + Cách vẽ ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục. + Cách xác định vị trí và tính chất của ảnh. + Giải các bài toán đã được chọn. - Rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước lớp qua việc tập trình bày chủ đề. - Dự đoán một số câu hỏi xuất phát từ người nghe khi trình bày. - Phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Kết quả * Tập hợp phần việc của các thành viên trong nhóm. * Xem xét, thảo luận cùng nhau sữa chữa. * Chọn lọc những ý cần trình bày trước lớp. *Thảo luận và dự đoán một số câu hỏi mà nhóm khác hoặc giáo viên có thể đặt ra cho nhóm: - Khi dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục, tại sao ta phải quan tâm đến việc ánh sáng truyền từ vật đến dụng cụ quang học nào trước? - Khi dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục, ta vẽ ảnh theo đường truyền đặc biệt đối với từng dụng cụ Hoàn thành bài báo cáo về chủ đề đủ các ý cơ bản sau: + Cách vẽ ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục. + Cách xác định vị trí và tính chất của ảnh. + Giải các bài toán đã quang học phải không ? - Ở bài toán 1, câu a, A1B1 là gì đối với gương cầu? - Ở bài toán 1, câu a, A1B1 là gì đối với gương phẳng? - Ở bài toán 1, câu b, A1B1 là gì đối với gương cầu? - Ở bài toán 1, câu b, A1B1 là gì đối với gương phẳng? - Nếu không hạn chế số lần phản xạ của tia sáng giữa hai gương thì số ảnh tạo ra có tăng lên không? - Ở bài toán 3, A1B1 là gì đối với thấu kính? - Ở bài toán 3, A1B1 là gì đối với gương phẳng? - Ở bài toán 3, A2B2 là gì đối với thấu kính? - Ở bài toán 3, A2B2 là gì đối với gương phẳng? - Nếu không hạn chế số lần phản xạ của tia sáng giữa hai gương thì số ảnh tạo ra có tăng lên không? được chọn. Nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh đều có cơ hội thể hiện bản thân, bài thuyết trình sẽ chia thành từng phần nhỏ cho từng thành viên trong nhóm trình bày. Vậy nhóm sẽ thảo luận và giúp đỡ để mỗi thành viên đều hiểu rõ phần trình bày của mình cũng như sự liên kết giữa các phần của chủ đề, giữa các thành viên trong nhóm Nhóm trưởng báo cáo tiến trình làm việc của nhóm. (Phụ lục) Bước 7 Thời gian: ít nhất 45 phút . Địa điểm: phòng bộ môn Mục tiêu: Thuyết trình chủ đề hệ quang học đồng trục đủ các ý cơ bản sau: + Cách vẽ ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục. + Cách xác định vị trí và tính chất của ảnh. + Giải các bài toán đã được chọn. Rèn luyện kỹ năng đối đáp trước lớp qua việc trả lời một số câu hỏi của giáo viên và của các bạn trong nhóm khác. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên * Nhóm trình bày về chủ đề kính thiên văn. Có sự thay nhau thuyết trình. Có sự chuyển giao giữa phần trình bày của người trước và phần trình bày của người sau. * Thành viên của các nhóm còn lại lắng nghe và đặt ra câu hỏi cho nhóm đang trình bày. * Nhóm thảo luận và trả lời một số thắc mắc của giáo viên và các bạn ở nhóm khác. * Nhóm lắng nghe sự nhận xét của giáo viên và của các bạn nhóm khác. * Lắng nghe thuyết trình. Nhận xét sự tích cực, tự lực mà nhóm đã thể hiện. Ghi nhận, đánh giá bài thuyết trình của nhóm. * Nhận xét các câu trả lời của nhóm, đưa ra câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nội dung kiến thức. * Đánh giá, nhắc nhở các em làm việc theo nhóm, tránh tình trạng học sinh giỏi dành trả lời mà không cần sự hội ý trong nhóm. Một số câu hỏi về chủ đề. Câu 1 : Khi dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục, tại sao ta phải quan tâm đến việc ánh sáng truyền từ vật đến dụng cụ quang học nào trước? Gợi ý: Hãy xem kết quả ở bài toán 1 câu a và câu b có giống nhau không ? Trả lời: Ánh sáng truyền từ vật đến dụng cụ quang học nào trước thì tính chất ảnh sẽ khác đi. Câu 2 : Khi dựng ảnh của vật qua hệ quang học đồng trục, ta vẽ ảnh theo đường truyền đặc biệt đối với từng dụng cụ quang học phải không ? Trả lời: Ta phải tuân theo qui tắc truyền của tia sáng khi đi qua các dụng cụ quang học khác nhau. Câu 3 : Ở bài toán 1, câu a, A1B1 là gì đối với gương cầu? Trả lời : Ảnh thật Câu 4 : Ở bài toán 1, câu a, A1B1 là gì đối với gương phẳng? Trả lời: Vật ảo Câu 5 : Ở bài toán 1, câu b, A1B1 là gì đối với gương cầu? Trả lời: Vật thật. Câu 6 : Ở bài toán 1, câu b, A1B1 là gì đối với gương phẳng? Trả lời: Ảnh ảo. Câu 7 : Nếu không hạn chế số lần phản xạ của tia sáng giữa hai gương thì số ảnh tạo ra có tăng lên không? Gợi ý : Tia sáng sau khi đến gương cầu, bị phản xạ đến gương phẳng. Tiếp tục, tia sáng bị phản xạ đến gương phẳng, có phản xạ đến gương cầu không? Trả lời: có . Trả lời: Số ảnh tạo ra có tăng lên. Câu 8 : Ở bài toán 3, A1B1 là gì đối với thấu kính? Trả lời: Ảnh thật. Câu 9 : Ở bài toán 3, A1B1 là gì đối với gương phẳng? Trả lời: Vật thật. Câu 10 : Ở bài toán 3, A2B2 là gì đối với thấu kính? Trả lời: Vật ảo Câu 11 : Ở bài toán 3, A2B2 là gì đối với gương phẳng? Trả lời: Ảnh ảo. Câu 12 : Nếu không hạn chế số lần phản xạ của tia sáng giữa hai gương thì số ảnh tạo ra có tăng lên không? Gợi ý: Tia sáng sau khi đi qua thấu kính, ló ra và đi đến gương phẳng. Tiếp tục, tia sáng bị phản xạ tại gương phẳng, và lại đến thấu kính. Sau đó, tia sáng lại đi qua thấu kính, ló ra và có đi đến gương phẳng hay không? Trả lời: Không. Trả lời: Số ảnh tạo ra không tăng lên. Chỉ tạo được ba ảnh mà thôi. Bước 8 : Giáo viên và mỗi nhóm thảo luận nhằm hoàn thành bảng đánh giá bài thuyết trình của nhóm vừa trình bày. (Phụ lục) Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích - Nội dung - Đối tượng - Phương pháp thực nghiệm 3.1.1. Mục đích Thực nghiệm sư phạm có mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu sử dụng phương pháp dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua họat động nhóm thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học vật lý. 3.1.2. Nội dung Chọn mẫu: chọn 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng. Các lớp này nên có số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu tương đối giống nhau. Tiến hành dạy học các chủ đề vật lý tự chọn ở hai lớp thực nghiệm. Quan sát sự biểu hiện tính tích cực, tự lực ở học sinh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ở lớp đối chứng. Thống kê, xử lý số liệu. So sánh kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Nhận xét hiệu quả của dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm. 3.1.3. Đối tượng Thực nghiệm được tiến hành trên học sinh khối 11 trường THPT TT VIỆT THANH, thành phố Hồ Chí Minh. Việc dạy thực nghiệm là do tôi thực hiện tại các lớp 11A3,11A5. Các lớp được dạy thực nghiệm có sĩ số 36 học sinh. Đây là một trường tư thục nên thành phần học sinh đa số là học lực trung bình, tuy nhiên có một số học sinh khá, giỏi và có ý thức học tập tốt. Đa số học sinh là nội trú nên chúng có điều kiện họp nhóm sau giờ học. Phần lớn gia đình của HS là khá giả nên các em có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin hiện đại cũng như chỉ lo chuyên tâm việc học tập. Lớp đối chứng 11A1, 11A2, do cô Nguyễn Thị Lãm giảng dạy. Bảng 3.1. Kết quả học tập của HS các lớp thực nghiệm và đối chứng ở học kì I Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 11A3 36 5 8 17 6 0 Lớp Thực nghiệm 11A5 36 4 10 15 7 0 11A1 36 4 14 10 8 0 Lớp Đối chứng 11A2 38 6 8 17 7 0 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm 3.1.4.1. Cách tiến hành Các lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng thời gian học kì II năm học 2007 - 2008, cùng nội dung “ Các dụng cụ quang học và hệ quang học đồng trục “ lớp 11 THPT ban cơ bản. Các lớp thực nghiệm dạy theo hướng tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực thông qua hoạt động nhóm. Các lớp đối chứng dạy theo các phương pháp vẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 3.1.4.2. Cách đánh giá Dựa trên mục tiêu đã đề ra thì cần phải * Tập trung đánh giá tính tích cực, tự lực của học sinh khi dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm. - HS hành động được dưới sự tổ chức và định hướng của GV. - Thái độ của HS khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Khả năng tự tìm kiếm kiến thức của HS. * Kết quả mà HS đạt đuợc từ các hoạt động nhóm. - Kết quả học tập của HS . - HS có sự phát triển tính tích cực, tự lực . * Những hành động học tập cụ thể cần đánh giá - Tìm thông tin về kiến thức. - Xử lý thông tin - Phân tích nội dung thông tin đã tìm. - Sự tham gia hoạt động trong nhóm. - Trình bày thông tin * Phương pháp thu thập dữ kiện - Trong những buổi gặp nhau giữa GV và HS, GV quan sát và ghi nhận những vấn đề sau: + Có bao nhiêu HS tham gia tìm thông tin về kiến thức ở nhà theo tài liệu mà học sinh đem đến. + Có bao nhiêu HS tham gia thực hiện những nhiệm vụ đã được giao. + Có bao nhiêu HS tham gia thực hiện những nhiệm vụ đã được giao sau khi được sự giúp đỡ của giáo viên. + Có bao nhiêu HS hoàn thành những nhiệm vụ đã được giao. + Có bao nhiêu HS hỏi, thắc mắc về thông tin đã thu thập được. + Có bao nhiêu HS tham gia hỏi sau khi đã được GV gợi ý giúp đỡ. + Có bao nhiêu học sinh tham gia phát biểu. + Có bao nhiêu học sinh tham gia trả lời câu hỏi. + Thái độ của HS trong giờ học (không khí lớp học). + Thời gian thực hiện tiến trình so với dự kiến. - Trong những buổi họp nhóm, dựa vào báo cáo của nhóm trưởng: + Số mà học sinh vắng mặt hai lần trở lên. + Có bao nhiêu HS tham gia tìm thông tin về kiến thức ở nhà sau khi được sự giúp đỡ của các bạn. + Số câu hỏi mà học sinh đưa ra sau mỗi lần họp nhóm. + Số nhóm hoàn thành đúng tiến trình đã đề ra. - Trong những buổi học sinh tự làm việc ở nhà: + Số học sinh đưa ra câu hỏi khi tìm thấy thông tin về kiến thức. + Số học sinh tìm cách trả lời câu hỏi đã được đưa ra. Để thu thập được các yêu cầu trên, sau mỗi bước của tiến trình tôi đều có một bảng nhận xét nhằm lấy dữ liệu để hoàn thành bảng đánh giá cho mỗi chủ đề được đưa ra theo bảng 3.2. Bảng 3.2. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủ đề của nhóm. Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin Hoàn thành phần việc được nhóm giao. Đưa ra câu hỏi Trả lời câu hỏi Tham gia thuyết trình nội dung chủ đề Ngoài ra, nhằm kiểm tra kiến thức mà học sinh đã nắm bắt được trong quá trình hoàn thành nội dung chủ đề, tôi có đưa ra thang điểm như bảng 3.3. Bảng 3.3. Bảng đánh giá bài thuyết trình của nhóm Thang điểm Tiêu chuẩn đánh giá Số điểm đạt 10 Đặt tự đề rõ ràng, chính xác 20 Bài viết đủ ý 10 Có phần mở bài 5 Có ý chính của từng phần 5 Có mối liên hệ giữa các ý 20 Lập luận vững chắc, có dẫn chứng, chứng minh, phân tích, đánh giá vấn đề. 10 Có kết luận 10 Có liên hệ thực tế, mở rộng 10 Có tham khảo tài liệu ngoài sách giáo khoa 100 Tổng điểm Nếu nhóm có điểm từ 0 - 45 thì chưa đạt yêu cầu, điểm 50 - 65 đạt loại trung bình, điểm 70- 80 đạt loại khá, điểm 85 -100 đạt loại giỏi. + Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra xem HS có nắm được nội dung kiến thức từng phần có trong chủ đề mà nhóm đã hoàn thành. Phần này gồm 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu sẽ ứng với 1 điểm. Nếu HS có điểm từ 0 - 4 thì chưa đạt yêu cầu, điểm 4 - 6 đạt loại trung bình, điểm 6- 8 đạt loại khá, điểm 8 -10 đạt loại giỏi. Việc so sánh giữa lớp dạy thực nghiệm theo PPDH các chủ đề tự chọn thông qua hoạt động nhóm và lớp đối chứng dạy theo chương trình phân phối theo giờ lên lớp, chủ yếu là ở những biểu hiện thu nhập kiến thức. Do đó, tôi dùng bài kiểm tra cho lớp đối chứng làm rồi so sánh kết quả có được của hai lớp với nhau. 3.2. Kết quả thực nghiệm 3.2.1. Thực nghiệm tiến trình chủ đề nâng cao “Gương cầu” 3.2.1.1. Tóm tắt quá trình thực nghiệm Tất cả các học sinh đều hoàn thành nhiệm vụ được giao khi tìm thông tin về chủ đề. Do có điều kiện tiếp xúc với internet, nên đa phần học sinh đều tìm được các bài giảng điện tử khá phong phú. Tuy nhiên, khả năng chọn lọc thông tin còn hạn chế, HS không thể hiểu hết những thông tin mà chúng tìm được nên chúng rất cần sự giúp đỡ của giáo viên. Cụ thể như, chúng không thể biết gương cầu lõm khác gương cầu lồi như thế nào về phương diện cấu tạo cũng như kí hiệu hình vẽ. Ngoài ra, việc dựng ảnh của vật qua gương cầu đã gây khó khăn cho học sinh. Đây là phần kiến thức gây cho học sinh nhiều câu hỏi nhất. Trên thông tin mà chúng tìm được, đa phần chỉ là những phát biểu về đường đi của tia sáng qua gương cầu hoặc những hình vẽ các tia sáng mà không có lời chú thích rõ ràng dẫn đến việc HS không nắm bắt được đâu là đỉnh gương, tâm gương, trục chính, trục phụ, tiêu điểm..nên việc vẽ ảnh tạo bởi gương cầu gặp nhiều khó khăn. Ở phần này, tinh thần làm việc của nhóm khá cao, các học sinh đưa ra thắc mắc, cùng nhau giải thích và giúp đỡ nhau dựng ảnh cũng như đưa ra nhận xét tính chất ảnh. Tuy nhiên, phần tìm hiểu công thức của gương cầu, HS của các nhóm đều chấp nhận công thức, không muốn tìm cách chứng minh, chỉ một số học sinh yếu chúng chỉ gặp chút khó khi tiếp thu qui tắc dấu của các đại lượng trong công thức. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu ứng dụng của gương cầu, HS đã tìm được nhiều thông tin về lịch sử hình thành của gương cầu cũng như một số cách chế tạo dụng cụ đun nóng và hiểu thêm về kính chiếu hậu ở xe. Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, do được ngồi theo nhóm nên học sinh có vẽ tự tin hơn khi đua ra câu hỏi cũng như mạnh dạn đối đáp với GV và với các thành viên của nhóm khác. Khi thuyết trình, đa phần các nhóm đều sự dụng sự hổ trợ của chương trình powerpoint nên dễ theo dõi và hình ảnh rất phong phú. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số em không quen nói trước đám đông nên đẩy phần thuyết trình của mình cho bạn khác trong nhóm. Bài thuyết trình của các nhóm về chủ đề này khác thu hút các nhóm khác, tuy nhiên các thành viên trong nhóm khác chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức của chủ đề mà chưa hiểu đến mức có thể vận dụng nguồn kiến thức đó. 3.2.1.2. Kết quả Bảng 3.4. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủ đề nâng cao “Gương cầu” Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin 12 (=100%) 12 (=100%) Hoàn thành phần việc được nhóm giao. 12 (=100%) 12 (=100%) Đưa ra câu hỏi 12 (=100%) 12 (=100%) Trả lời câu hỏi 7 (58,3%) 6 (=50%) Tham gia thuyết trình nội dung chủ đề 8 (66,7%) 9 (=75%) Bảng 3.5. Điểm đánh giá bài thuyết trình “ Gương cầu” Số điểm đạt 11A3 11A5 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Điểm 80 70 60 75 Xếp loại Khá Khá Trung bình Khá Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “ Gương cầu”ở lớp thực nghiệm Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 24 5 12 5 2 Đạt yêu cầu 79,2% Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Gương cầu” ở lớp đối chứng Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 74 30 18 15 11 Đạt yêu cầu 59,5% Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 3.2.2. Thực nghiệm tiến trình chủ đề đáp ứng “Kính thiên văn” 3.2.2.1. Tóm tắt quá trình thực nghiệm Đây là một chủ đề khá thu hút học sinh nên các nhóm rất hăng hái tham gia thu thập thông tin trên mạng. HS quan tâm đến cấu tạo của kính thiên văn và một số kính thiên văn đặc biệt. Cũng là kiến thức về kính thiên văn, nhưng nếu học theo phấn phối chương trình của SGK thì học sinh ít quan tâm. Được triển khai dưới hình thức chủ đề đáp ứng, học sinh khá thích thú khi tìm được những thông tin khác lạ nên đưa ra khác nhiều câu hỏi. Tuy nhiên sự tranh luận ở chủ đề này không nhiều. Thực nghiệm. Đối chứng 20 40 60 80 1000 % Khởi đầu là câu hỏi “Ta có thể tự tạo kính thiên văn để quan sát mặt trăng ?” đã tạo cho học sinh nguồn động lực tích cực đi tìm kiến thức về kính thiên văn. Các loại kính thiên văn khá nhiều, sự làm việc theo nhóm đã giúp học sinh thu được nhiều thông tin hơn và giúp học sinh tiếp cận thực tế hơn. Ở giai đoạn cần nắm bắt các yêu cầu khi tìm hiểu về chủ đề, học sinh đi khá sâu vào việc tìm hiểu các loại kính thiên văn nổi bậc nên bỏ qua công dụng và cấu tạo cơ bản của kính thiên văn vì vậy giáo viên phải đưa ra các câu hỏi để hướng học sinh đến mục tiêu của chủ đề như “Kính thiên văn có cấu tạo như thế nào?”, “Người ta dùng kính thiên văn để làm gì ?”, “Có những loại kính thiên văn nào ?” HS tìm được khá nhiều loại kính thiên văn nhưng lại không nắm rõ nguyên tắc hoạt động cũng như ưu điểm và khuyết điểm của chúng. Khi tìm hiểu về kính thiên văn phản xạ, học sinh chỉ nắm bắt thông tin và trình bày. HS không quan tâm sự khác nhau giữa kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ hay kính thiên văn phản xạ có ưu thế gì hơn. Tuy nhiên khi được GV gợi ý nên so sánh các loại kính thiên văn thì HS rất nhanh chóng tìm thấy sự khác nhau cũng như ưu thế của mỗi loại kính thiên văn. Một khó khăn khi HS tìm thấy ưu thế của kính thiên văn hồng ngoại và vô tuyến có liên quan đến khái niệm bước sóng mà chúng chỉ được học ở chương trình vật lý 12. Vì thế, GV phải hướng về cách trả lời đơn giản hơn như “ Cần loại kính thiên văn có thể quan sát xa hơn, thu được tín hiệu tốt hơn” 3.2.2.2. Kết quả Bảng 3.8. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủ đề đáp ứng “Kính thiên văn” Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin 12 (=100%) 12 (=100%) Hoàn thành phần việc được nhóm giao. 12 (=100%) 12 (=100%) Đưa ra câu hỏi 8 (66,7%) 8 (66,7%) Trả lời câu hỏi 7 (58,3%) 6 (=50%) Tham gia thuyết trình nội dung chủ đề 8 (66,7%) 8 (66,7%) Bảng 3.9. Điểm đánh giá bài thuyết trình “Kính thiên văn” Số điểm đạt 11A3 11A5 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 4 Điểm 85 75 80 75 Xếp loại Giỏi Khá Khá Khá Bảng 3.10. Kết quả bài kiểm tra kiến thức“Kính thiên văn” ở lớp thực nghiệm Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 24 4 10 8 2 Đạt yêu cầu 83,3% Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Kính thiên văn” ở lớp đối chứng Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 74 24 25 20 5 Đạt yêu cầu 67,6% Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Thực nghiệm. Đối chứng 20 40 60 80 1000 % 3.2.3. Thực nghiệm tiến trình chủ đề cơ bản “Hệ quang học đồng trục” 3.2.3.1. Tóm tắt quá trình thực nghiệm Đây là một chủ đề bám sát thiên về khả năng áp dụng kiến thức đã biết để giải các bài tập. “ Hệ quang học đồng trục” là một dạng bài tập đã được phân phối trong chương trình vật lý 11, tuy nhiên ở SGK, HS chỉ ghép hai thấu kính còn ở chủ đề này học sinh ghép hai trong ba loại gương phẳng, gương cầu và thấu kính. Mà HS chưa được trang bị tốt kiến thức về gương cầu nên chúng gặp khá nhiều khó khăn khi giải các bài toán. Nguồn thông tin về các dạng bài tập này khá ít trên internet, chủ yếu là ở các sách tham khảo cũ. Chính điều này đã gây khó cho học sinh thu thập thông tin để xử lý dẫn đến việc đa số học sinh không thể tìm ra tư liệu. Do đó, GV sẽ là người hướng dẫn chính. Khi tiến hành giải bài toán 1, câu a, HS gặp khó khăn khi dựng hình. HS đã nắm được nguyên tắc dựng ảnh tạo bởi gương cầu trước, ảnh đó sẽ đóng vai trò là vật đối với gương phẳng. Tuy nhiên có học sinh gợi ý nên vẽ ảnh qua gương phẳng bằng cách vẽ đối qua gương. GV phải hướng học sinh vẽ đúng theo đường truyền của tia sáng. Đối với tia sáng bất kỳ đến gương phẳng, ta áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, có góc tới bằng góc phản xạ để vẽ được tia phản xạ. Tình huống này tương tự xảy ra khi dưng hình ở các bài toán còn lại. Thất bại khi tiến hành thực nghiệm chủ đề này là HS một số nhóm không tham gia vào giai đoạn cuối là thuyết trình. Vì các lý do : “ Đa số bài thuyết trình của các chủ đề khác được trình bày dưới dạng powerpoint với nhiều hình ảnh sống động. Còn ở chủ đề này, học sinh không có khả năng dựng hình trên vi tính cũng như vẽ trên bảng mất khá nhiều thời gian.” Ngoài ra còn có lý do : “ Đây là những bài toán khó, chỉ một số học sinh khá mới có thể hiểu sâu rõ để có khả năng giảng giải lại. Trong khi đó trong nhóm chỉ có 1 hoặc hai học sinh khá giỏi. “ Để khắc phục vấn đề này, GV phải giao chủ đề này cho nhóm có nhiều học sinh khá, giỏi. Đồng thời có thể hướng các em nên vẽ hình trên giấy rồi phóng to ra khổ lớn khi thuyết trình. Như vậy chủ đề của nhóm vẫn có tính thu hút. 3.2.3.2. Kết quả Bảng 3.12. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủ đề “Hệ quang học đồng trục” Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin 5 (41,2%) 4 (33,3%) Hoàn thành phần việc được nhóm giao. 5 (41,2%) 4 (33,3%) Đưa ra câu hỏi 12 (=100%) 12 (=100%) Trả lời câu hỏi 5 (41,2%) 4 (33,3%) Tham gia thuyết trình nội dung chủ đề 2 (66,7%) 1 (66,7%) Bảng 3.13. Điểm đánh giá bài thuyết trình “Hệ quang học đồng trục” Số điểm đạt 11A3 11A5 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 4 Điểm 80 00 60 30 Xếp loại Khá Không đạt Trung bình Không đạt Bảng 3.14. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Hệ quang học đồng trục” ở lớp thực nghiệm Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 24 10 9 5 0 Đạt yêu cầu 58,3% Thực nghiệm. Đối chứng 20 40 60 80 1000 % Bảng 3.15. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Hệ quang học đồng trục” ở lớp đối chứng Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 74 38 25 11 0 Đạt yêu cầu 48,6% Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 3.3. Kết luận quá trình thực nghiệm Qua quá trình thực nghiệm cho thấy : Nếu GV định hướng, dẫn dắt một cách khéo léo, phù hợp thì HS có thể tham gia vào việc thu tìm tài liệu về kiến thức từ các nguồn khác nhau. Đây chính là yếu tố tạo điều kiện cho học sinh tự lực tìm đến kiến thức. Với những gì tìm được, HS sẽ đọc và đưa ra những vấn đề cần giải đáp. Sự tranh luận trong nhóm khi chọn lọc thông tin chính là yếu tố cho HS tích cực hơn để có tiếng nói trong một nhóm nhỏ, để phần tìm được của mình không bị lọc bỏ. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có thể đọc và đưa ra câu hỏi, vì vậy cần có sự định hướng của giáo viên qua các câu hỏi gợi ý yêu cầu của chủ đề. Không phải mọi HS đều có thể tham gia tất cả các bước của tiến trình. Vì vậy vai trò của nhóm rất quan trọng trong việc kích lệ làm việc. HS có thể không tìm ra thông tin nhưng có khả năng xử lý thông tin. HS không tham gia trả lời các câu hỏi nhưng có thể trình bày được nó sau khi được sự hỗ trợ của các HS khác trong nhóm. Chính điều này tạo cho học sinh phải làm việc tích cực cùng với nhóm. Để dạy hoàn thiện được các tiến trình xây dựng thường tốn nhiều thời gian. Việc dạy theo tiến trình trên thì cả GV và HS đều rất mệt. Vì HS có thói quen ngồi nghe, hiểu và ghi chép, không quen tự tìm ra kiến thức cũng như tự tìm ra yêu cầu, mục tiêu khi tìm hiểu kiến thức nên khi tham gia tiến trình nhiều các em thấy rất mệt mỏi. Để HS thực hiện được thì GV phải làm việc rất nhiều vì phải chuẩn bị trả lời những câu hỏi không dự đoán được. Phải theo sát học sinh, quan sát chúng ở từng buổi gặp mặt cũng như từ những báo cáo của nhóm. Không khí học tập sôi nổi, HS có tâm trạng thoải mái, thích thú được học theo phương pháp mới. Vì các chủ đề mang tính tự chọn nên HS không bị gò ép về giới hạn tìm hiểu và thời gian cũng như nơi gặp mặt ít bị gò ép. Chính điều này đã tạo sự tự do, giảm áp lực. Từ các kết quả về hoạt động của HS khi thực hiện tiến trình, kết quả phần bài kiểm tra của HS các lớp thực nghiệm, việc so sánh kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy việc tổ chức học tập các chủ đề tự chọn vật lí cho HS qua hình thức hoạt động nhóm có kết quả tốt hơn. Xuất phát từ quá trình tự lực tìm hiểu và xây dựng kiến thức dưới sự định hướng của GV, độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề, trao đổi thảo luận giữa các HS trong nhóm, giữa HS với GV giúp cho HS các lớp thực nghiệm có những biểu hiện của sự nắm vững kiến thức, biết cách tự đi tìm kiến thức, có phương pháp học tập tốt hơn, phát triển được năng lực tự học sự tích cực giải quyết vấn đề hơn HS ở các lớp đối chứng. KẾT LUẬN Với đề tài này tôi đã hoàn thành được các công việc sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế các tiến trình dạy học các chủ đề vật lí tự chọn thông qua hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, phương pháp để soạn thảo tiến trình dạy học chủ đề tự chọn vật lí cụ thể. - Đã soạn thảo được tiến trình dạy học cho ba chủ đề vật lí tự chọn phần “Quang học” của chương trình lớp 11 ban cơ bản như sau: + Chủ đề nâng cao “ Gương cầu “ + Chủ đề đáp ứng “ Kính thiên văn “ + Chủ đề cơ bản “ Hệ quang học đồng trục” - Đã thực nghiệm sư phạm ba tiến trình đã soạn thảo trên hai lớp 11 với 72 HS tham gia thực nghiệm. - Kết quả của thực nghiệm cho thấy các tiến trình trên đều có tính khả thi. Bởi xuất phát từ quá trình tự lực tìm và xây dựng kiến thức dưới sự định hướng của GV, độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề, trao đổi thảo luận giữa các HS trong nhóm và giữa HS với GV giúp cho HS các lớp thực nghiệm có những biểu hiện của sự nắm vững kiến thức, biết cách tự đi tìm kiến thức và có sự tích cực tham gia xây dựng kiến thức. Chất lượng học tập của HS các lớp thực nghiệm có dấu hiệu được nâng lên, các HS này có được phương pháp học tập tốt hơn, phát triển được năng lực tự học và tích cực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, việc dạy học theo phương pháp mới này thì: - GV và HS đều rất mệt mỏi, vì phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. - Tốn nhiều thời gian. Để việc dạy học theo PPDH mới này đạt được hiệu quả cao thì: - GV phải đầu tư nhiều, phải có kiến thức sâu rộng. - HS có một khả năng tin học trung bình khá. - Lớp học phải có số lượng học sinh ít, khoảng 30 HS. - Cần có phòng thí nghiệm bộ môn. KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm là phương PPDH chỉ dựa trên sự tự nguyện cùng nhau hợp tác. Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, cả GV và HS đều phải hiểu rõ được lợi ích, cách thức làm việc theo nhóm. Các nhóm nên được thành lập tự do. Trưởng nhóm nên do học sinh trong nhóm tự bầu ra. Vậy nên chăng ta hãy hình thành các nhóm học tập cố định trong suốt những năm học ở trường THPT? Dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm là PPDH đòi hỏi cách thức tổ chức của giáo viên phải thật chặt chẽ. GV phải quan sát từng bước hoạt động của nhóm. Điều này làm GV mất khá nhiều thời gian và công sức. Vậy có cách thức nào theo dõi hoạt động của nhóm vừa hiệu quả lại ít tốn thời gian? Dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm là PPDH đòi hỏi thời gian thực hiện khá dài. Vì vậy, thật khó đưa nó vào hoạt động dạy chính khóa. Ta có thể thay đổi một số nội dung để có thể áp dụng phương pháp này vào từng bài học vật lý chính khóa ở trường THPT hay không? TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi (2006), Chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn vật lý lớp 10, Nhà xuất bản giáo dục. 2. Nguyễn Văn Cường (2007), “ Các lý thuyết học tập”, Tạp chí giáo dục (153), tr19-21. 3. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn vật lý, Nhà xuất bản giáo dục. 4. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Tuấn Hùng, Trần Thị Nhung (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, Nhà xuất bản giáo dục. 5. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục. 6. Đại học Cần Thơ (2004), Nghiên cứu viết tài liệu dựa vào 5 định hướng của Marzano và tư tưởng của Forgaty. 7. Vương Tất Đạt (1999), Logic học, Nhà xuất bản giáo dục. 8. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Phúc Thuấn (2005), Một số vấn đề về phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục. 9. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam Tỉnh Hội Phú Yên (2004), Tài liệu tập huấn theo phương pháp chủ động tích cực, Tuy Hòa. 10. Ivan Hannel (2006), “Đặt câu hỏi có hiệu quả cao giúp học sinh tham gia tích cực vào bài học và phát triển tư duy sáng tạo”, Tạp chí giáo dục (141), tr 47-48. 11. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông môn vật lý, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Ngọc Lâm (2006), Công tác xã hội nhóm, Đại học mở bán công TP.HCM. 13. Lê Phước Lộc (2004), Lý luận và dạy học, Đại học Cần Thơ. 14. Nguyễn Hồng Nam (2007), Chuyên đề phương pháp giảng dạy văn, Đại học Cần Thơ. 15. Đặng Thị Oanh, Dương Huy Cẩn (2007), “Tổ chức seminar theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên”, Tạp chí giáo dục (153), tr 23-24. 16. Trần Phiêu, Trương Ngọc Dũng (2006), Tổ chức sinh hoạt nhóm trong trường phổ thông, Nhà xuất bản trẻ. 17. Vũ Quang, Tô Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Chủ đề tự chọn nâng cao chương trình chuẩn vật lý lớp 10, Nhà xuất bản giáo dục. 18. Lê Thị Thanh Thảo (2007), Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong giảng dạy vật lý ở trường trung học phổ thông, Trường đại học Sư Phạm TP.HCM. 19. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. 20. Bùi Gia Thịnh, Vũ Quang (2004), Tài liệu tự chọn môn vật lý lớp 10, Hà Nội. 21. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy - tự học, Nhà xuất bản giáo dục. 22. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản đại học sư phạm. 23. Trần Thị Bích Trà (2006), “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục (146), tr 17-18. 24. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý, Nhà xuất bản giáo dục. Internet 25. Mực tím online. 26. Báo trên mạng : giáo dục và thời đại. 27. Báo trên mạng : nhân dân 28. VietNamNet. 29. http:// www.mindtools.com/mnemlsty.html 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. styles.html 44. RMIT University PHỤ LỤC 1. Bảng câu hỏi nhằm phân loại phong cách học của học sinh. Hãy đọc bảng câu hỏi và đánh dấu vào ô mà học sinh nhận thấy đúng với bản thân. Hoàn toàn đồng ý HTĐY Đồng ý ĐY Lưỡng lự LL Không đồng ý KĐY Phản đối PĐ STT NỘI DUNG HTĐY ĐY LL KĐY PĐ 1 Tôi học tốt hơn khi nhìn những gì giáo viên viết lên bảng. 2 Trên lớp, tôi thích các giờ học thực hành, thích được làm thí nghiệm. 3 Tôi sẽ hiểu bài hơn nếu được giáo viên trực tiếp giảng giải. 4 Tôi hiểu bài tốt hơn khi được tham gia vào các hoạt động mang tính học tập. 5 Tôi thích minh họa bằng tranh ảnh. 6 Tôi thích suy nghĩ thoáng và sáng tạo. 7 Góc học tập của tôi lúc nào cũng luộm thuộm cả. 8 Tôi thích nghe âm nhạc để giải trí. 9 Tôi nhớ những gì tôi thấy lâu hơn những gì mà tôi nghe được. 10 Tôi sẽ học tốt nếu được vừa học vừa vận động cơ thể. 11 Tôi nhớ rất lâu những gì đã nghe các bạn thảo luận trên lớp. 12 Tôi cảm nhận về thời trang rất tốt và luôn để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt. 13 Tôi thích những lí luận chặt chẽ. 14 Tôi sẽ học tốt nếu được học với mô hình hay mẫu vật. 15 Tôi nói rất nhiều và hay khôi hài. 16 Góc học tập của tôi luôn gọn gàng và bắt mắt. 17 Khi được giao công việc, tôi thích làm nó một cách tuần tự theo kế hoạch và liên tục làm cho đến khi hoàn thành. 18 Tôi không bao giờ dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi một chỗ để học. 19 Tôi học tốt khi vừa học vừa nghe nhạc. 20 Tôi thích những bức tranh to. 21 Tôi học tốt khi xung quanh tôi yên tĩnh và gọn gàng. 22 Tôi nhớ những gì nghe được trên lớp lâu hơn là những gì viết lại. 23 Tôi sử dụng nhiều điệu bộ, cử chỉ và rất giỏi trong việc phối hợp các họat động. 24 Tôi thích nghe giảng bài hơn là đọc sách giáo khoa. 25 Tôi nhớ lâu khi đã học thuộc lòng. 26 Tôi sẽ học tốt hơn nếu được tháo ráp đồ vật. 27 Một cuốn sách biên soạn tốt và những giáo cụ trực quan rất quan trọng đối với tôi. 28 Tôi thích sự linh họat. 29 Tôi sẽ hiểu rõ vấn đề hơn nếu tôi đọc được lời chỉ dẫn. 30 Tôi học hiệu quả nhất khi tôi được thực hành hàng ngày. 31 Tôi thường trễ nại khi hẹn hoặc khi lên kế hoạch thực hiện điều gì đó. 32 Tôi học bằng cách đọc kiến thức từ tài liệu tôt hơn là nghe ai đó nói về nó. 33 Tôi thích chơi thể thao để giải trí. 34 Tôi thích chia nhỏ các khó khăn và giải quyết nó từ từ. 35 Tôi thích nghe những lời chỉ dẫn hơn là đọc chúng. 36 Tôi thích làm việc với mọi người và tham gia các chuyến đi thực tế. 37 Mặc dù tôi đã xem bài giải, tôi vẫn không thể hiểu và làm lại nó. 38 Tôi thích học từ sách giáo khoa hơn là nghe giảng bài. 39 Khi học bài, tôi thích đọc to lên. 40 Tôi học tốt hơn khi tôi đã gặp dạng tương tự. Cách tính điểm và đánh giá xếp loại: Hoàn toàn đồng ý HTĐY Đồng ý ĐY Lưỡng lự LL Không đồng ý KĐY Phản đối PĐ 5 4 3 2 Thị giác Thính giác Xúc giác câu điểm câu điểm câu điểm 1 3 2 5 7 4 9 8 10 12 11 14 16 15 18 21 22 23 27 24 26 29 25 30 32 37 33 38 39 36 Tổng Tổng Tổng + từ 50 đến 38 : tối ưu. + từ 37 đến 25 : vừa. + từ 24 đến 0 : không đáng kể. 2. Bảng đánh giá vào buối 1. Họ và tên học sinh : Giáo viên đánh giá : Mức độ STT Những biểu hiện Thường xuyên (+2) Ít khi (+1) Không bao giờ (0) Tổng điểm Hạng 1 Chủ động xem lại bài cũ. 2 Tham gia xây dưng các ý chính của chủ đề. 3 Chủ động trao đổi bài với bạn 4 Tìm giáo viên hỏi rõ về chủ đề của nhóm mình. 5 Lập kế hoạch học tập, tìm hiểu thông tin về kiến thức. Bảng 1A. Biểu hiện hành vi tính tự lực học tập của học sinh. Mức độ STT Những biểu hiện Thường xuyên (+2) Ít khi (+1) Không bao giờ (0) Tổng điểm Hạng 1 Vắng mặt 2 Số lần giơ tay phát biểu 3 Số lần phát biểu 4 Số lần đặt ra câu hỏi với giáo viên 5 Số lần đặt ra câu hỏi với bạn, học sinh khác. 6 Số lần nhận xét khi nghe bạn, giáo viên trình bày 7 Số lần đặt ra câu hỏi về phần kiến thức mà học sinh chưa rõ. 8 Số lần trả lời các câu hỏi mà bạn nêu ra 9 Có ghi chép. 10 Số lần đưa ra phần mở rộng về kiên thức Bảng 1B. Biểu hiện hành vi tính tích cực học tập của học sinh. 3. Bảng đánh giá vào buối 2. BÁO CÁO TIẾN TRÌNH TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ Họ và tên học sinh : - Nội dung phần kiến thức cần tìm hiểu. - Nội dung phần kiến thức đã tìm được. - Nội dung phần kiến thức đã tìm hiểu thêm. - Số lần trao đổi với bạn bè. - Nội dung trao đổi với bạn bè. - Số lần trao đổi với giáo viên. - Nội dung trao đổi với giáo viên. 4. Bảng đánh giá vào buối 3. BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Tên chủ đề : Họ và tên các thành viên trong nhóm : Họ và tên trưởng nhóm : Điền vào ô trống có, không, số lần. STT Họ và tên A B C D E F 1 Hoàn thành phần việc đã giao. 2 Số lần đặt ra câu hỏi. 3 Số lần trả lời câu hỏi. 4 Giúp đỡ các bạn trong nhóm. 5 Tìm hiểu thêm phần kiến thức khác của chủ đề. 6 Tìm hiểu mở rộng các kiến thức liên quan đến chủ đề. 7 Một số nhân xét khác * Một số câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được hoặc trả lời mà không chắc. 5. Bảng đánh giá vào buối 4. BÁO CÁO TIẾN TRÌNH TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ Họ và tên học sinh : - Nội dung phần kiến thức cần tìm hiểu. - Nội dung phần kiến thức hòan chỉnh. - Nội dung phần kiến thức đã tìm hiểu them. - Số lần trao đổi với bạn bè. - Nội dung trao đổi với bạn bè. - Số lần trao đổi với giáo viên. - Nội dung trao đổi với giáo viên. - Một số câu hỏi còn thắc mắc. 6. Bảng đánh giá vào buối 5. Họ và tên học sinh : Giáo viên đánh giá : Mức độ STT Những biểu hiện Thường xuyên (+2) Ít khi (+1) Không bao giờ (0) Tổng điểm Hạng 1 Hoàn thành phần việc của bản thân 2 Tham gia xây dưng các ý chính của chủ đề. 3 Chủ động trao đổi bài với bạn 4 Trao đổi với giáo viên về chủ đề của nhóm mình. 5 Trao đổi với các bạn khác nhóm 6 Tìm hiểu về chủ đề của nhóm khác 7 Khái quát kiến thức bài học 8 Đặt ra câu hỏi 9 Trả lời các câu hỏi. Bảng 1A. Biểu hiện hành vi tính tự lực học tập của học sinh. Mức độ STT Những biểu hiện Thường xuyên (+2) Ít khi (+1) Không bao giờ (0) Tổng điểm Hạng 1 Vắng mặt 2 Số lần giơ tay phát biểu 3 Số lần phát biểu 4 Số lần đặt ra câu hỏi với giáo viên 5 Số lần đặt ra câu hỏi với bạn, học sinh khác. 6 Số lần nhận xét khi nghe bạn, giáo viên trình bày 7 Số lần đặt ra câu hỏi về phần kiến thức mà học sinh chưa rõ. 8 Số lần trả lời các câu hỏi mà bạn nêu ra 9 Có ghi chép. 10 Số lần đưa ra phần mở rộng về kiên thức Bảng 1B. Biểu hiện hành vi tính tích cực học tập của học sinh. 7. Bảng đánh giá vào buối 6. BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Tên chủ đề : Họ và tên các thành viên trong nhóm : Họ và tên trưởng nhóm : Điền vào ô trống có, không, số lần. STT Họ và tên A B C D E F 1 Hoàn thành phần việc đã giao. 2 Số lần đặt ra câu hỏi. 3 Số lần trả lời câu hỏi. 4 Giúp đỡ các bạn trong nhóm. 5 Tìm hiểu thêm phần kiến thức khác của chủ đề. 6 Tìm hiểu mở rộng các kiến thức liên quan đến chủ đề. 7 Một số nhân xét khác * Một số câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được hoặc trả lời mà không chắc. 8. Bảng đánh giá vào buối 7. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ BÀI THUYẾT TRÌNH Chủ đề : Họ và tên các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ của nhóm là gì? Nhóm đã làm tốt điều gì? Nếu được làm lại, nhóm sẽ làm gì? Nhóm gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện công việc. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ BÀI THUYẾT TRÌNH Họ và tên các thành viên của nhóm đánh giá. Họ và tên các thành viên của nhóm trình bày. Thang điểm Tiêu chuẩn đánh giá Số điểm đạt 10 Đặt tự đề rõ ràng, chính xác 20 Bài viết đủ ý 10 Có phần mở bài 5 Có ý chính của từng phần 5 Có mối liên hệ giữa các ý 20 Lập luận vững chắc, có dẫn chứng, chứng minh, phân tích, đánh giá vấn đề. 10 Có kết luận 10 Có liên hệ thực tế, mở rộng 10 Có tham khảo tài liệu ngoài sách giáo khoa 100 Tổng điểm 9. Bảng đánh giá vào buối 8. BẢNG NHẬN XÉT TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Nhóm. Giáo viên. Hoạt động An Giang Tuyết Trí Đóng góp ý kiến Ủng hộ bạn Nêu câu hỏi làm rõ vấn đề Hướng dẫn bạn Các hoạt động khác BẢNG ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH Nhóm. Giáo viên. Tiêu chuẩn Nhận xét Điểm Nội dung thông tin (40 điểm) Trình bày hấp dẫn, ngắn gọn, súc tích, dễ theo dõi (20 điểm) Lôi kéo sự tham gia của người nghe trong quá trình thuyết trình (20 điểm) Kích thích sự tò mò của người nghe (20 điểm) Tổng điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH036.pdf
Tài liệu liên quan