PHẦNMỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng ta xác định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng, vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.
Để thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, điều quan trọng hàng đầu là phải cải tiến căn bản tình trạng nền kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những rào cản những lực lượng cản trở con đường và quá trình đi lên của nền kinh tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân” . “phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sựđa dạng về hình thức sở hữu”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ ra rằng: “Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân”. Đảng ta chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.
Giai đoạn (2006 - 2010) những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Phát triển nhanh hơn công nghiệp - xây dựng cần chúý mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa phát triển công nghiệp – xây dựng với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và phát triển về nông nghiệp hàng hóa bền vững. Đại hội X xác định: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”.
Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề phát triển các cụm, điểm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các cụm, điểm công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết tốt, có hiệu quảđồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây”để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam vàở một sốđịa phương khác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các luận văn, luận án đã có nhiều đóng góp khoa học và tổng kết thực tiễn phong phú, những cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn, những vấn đề về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu và cụ thể về việc phát triển các cụm, điểm công nghiệp.
Ởđề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tiếp cận của kinh tế chính trị học. Đó là nghiên cứu những nguyên lý chung từđó vận dụng vào việc phát triển cụm, điểm công nghiệp, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ góc độ kinh tế chính trị, hướng tiếp cận và nghiên cứu gồm:
- Sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Làm rõ mối quan hệ kinh tế; các thành phần kinh tế; huy động nguồn lực; huy động vốn đầu tư; các vấn đề về giải quyết việc làm; nhàở; công tác quản lýđất đai . khi phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở giai đoạn (2001 – 2006) từđó chỉ ra phương hướng, giải pháp để phát triển các cụm, điểm công nghiệp vào năm sau.
Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
4. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về quá trình hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực trạng về việc gắn phát triển cụm điểm công nghiệp với việc giải phóng tiềm năng sức lao động, vốn, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật; chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển cụm, điểm công nghiệp tại Hà Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chủđạo. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp khác như: Phương pháp điều tra, thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với việc hình thành, phát triển các cụm, điểm công nghiệp như là một quá trình khách quan.
- Làm sáng tỏ tính đặc thù của việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân, kết quả; những yếu kém trong phát triển cụm, điểm công nghiệp.
- Định hướng các giải pháp để hình thành và thúc đẩy phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt làở Hà Tây).
7. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương
Luận văn ngoài phần mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số biểu bảng số liệu, sơđồ, nội dung chính bao gồm khoảng 100 trang được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Chương II – Thực trạng xây dựng và phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây
Chương III – Phương hướng và giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tây.
MỤCLỤC
MỤCLỤC
KÝHIỆUCÁCCHỮVIẾTTẮTTRONGLUẬNVĂN 0
DANHMỤCSƠĐỒ 0
DANHMỤCBẢNGBIỂU 0
PHẦNMỞĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄNCỦASỰHÌNHTHÀN HVÀPHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONGQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPH� �A, HIỆNĐẠIHÓAỞNƯỚCTA 5
1.1. Lý luận chung về sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5
1.1.1. Khái niệm cụm, điểm công nghiệp 5
1.1.2. Vai trò của cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
1.2. Nhân tố tác động và sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15
1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15
1.2.2. Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm công nghiệp 25
1.3. Kinh nghiệm phát triển về khu, cụm, điểm công nghiệp 28
1.3.1. Chính sách phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp ởĐài Loan 28
1.3.2. Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan 29
1.3.3. Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ở Malaixia 31
1.3.4. Chính sách phát triển đặc khu kinh tếở Trung Quốc 32
1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương 34
CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNCÁCCỤM, ĐIỂMCÔNGNGHIỆPTRONGQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPH� �A, HIỆNĐẠIHÓAỞHÀTÂY 40
2.1. Tình hình phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở Hà Tây 40
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây 40
2.1.2. Khái quát thực trạng làng nghềở Hà Tây 47
2.1.3. Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây 56
2.2. Những thuận lợi và khó khăn 65
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn và dự báo phát triển 65
2.2.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNCỤMĐI ỂMCÔNGNGHIỆPỞTỈNHHÀTÂY 71
3.1. Định hướng phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 71
3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp 71
3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề 78
3.2. Giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà tây 81
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 88
3.2.2. Nhóm các giải pháp vi mô 84
3.2.3. Nhóm các giải pháp tạo môi trường điều kiện 86
3.2.4. Nhóm các giải pháp kỹ thuật 87
3.3. Tổ chức thực hiện 90
KẾTLUẬN 94
TÀILIỆUTHAMKHẢO 96
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây
2.2.2.1. Thuận lợi
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hà Tây ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú về chủng loại, nhạy cảm về giá cả: Trong quá trình hội nhập, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào AFTA và WTO, thị trường sẽ có những thay đổi lớn, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển CN-TTCN; Sự thay đổi của thị trường diễn ra trên các mặt sau:
+ Thị trường trở thành vấn đề toàn cầu, phạm vi thị trường sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực hay biên giới quốc gia.
+ Quy mô thị trường sẽ ngày càng phát triển nhanh, mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thị trường sẽ phong phú hơn về chủng loại và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của quy luật kinh tế thị trường.
+ Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước sẽ ngày càng mờ nhạt, trong đó thị trường ngoài nước sẽ trở nên quan trọng hơn...
Các xu hướng trên rất thuận lợi cho Hà Tây, việc mở rộng thị trường cho phép mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới theo hướng phát triển hàng hóa đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu.
- Thị trường hàng công nghiệp: Trong điều kiện chung trên đây, thị trường hàng công nghiệp sẽ có quy mô lớn, đa dạng về chủng loại và tập trung vào sản xuất xuất khẩu, nhưng cũng là khu vực thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Với trình độ công nghệ hiện nay, rất nhiều sản phẩm công nghiệp của Việt Nam nói chung và của Hà Tây nói riêng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thâm nhập được vào khu vực này, Hà Tây cần có các chính sách hợp tác, thu hút và lựa chọn đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ được thuận lợi hơn với mức thuế nhập khẩu thấp, khả năng hợp tác cao, góp phần giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm; có cơ hội thông qua thương mại và du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2.2. Khó khăn
Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi xong cũng không ít những khó khăn thách thức đó là: Hàng hóa, thương mại và dịch vụ của Hà Tây sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn theo quy luật của kinh tế thị trường do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý còn yếu, năng suất lao động thấp, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém nên khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa sản xuất trong nước còn yếu.
- Cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của Hà Tây chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp nhẹ tương đối giống các nước ASEAN, dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp với các nước trong khu vực.
- Khả năng tiếp cận mở rộng thị trường và thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Hà Tây còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn thiếu chủ động, chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định.
- Hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý từ Trung ương và của địa phương còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM
ĐIỂM CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp
* Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của Hà Tây là tập trung phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Hà Tây. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế vùng Hà Nội, cả nước, khu vực và thế giới.
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất công nghiệp Hà Tây 2001-2005
Đơn vị tính : Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
Bình quân giai đoạn 2001 - 2005
Bình quân giai đoạn 2005- 2010
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
1. Giá trị SXCN (Giá CĐ 94)
Tỷ đồng
-
-
3.982,9
5.117,4
5.986,5
7225,7
8371,8
2. Nhịp độ tăng trưởng
%
12,5
11,5
22,8
28,5
17
20,7
22,14
(Nguồn: Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010, định hướng đến năm 2020)
Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp của Hà Tây trong thời kỳ đầu từ 2001 đến 2004 vượt từ 5% đến 12% so với tốc độ tăng bình quân dự kiến trong quy hoạch (cả về giá trị tuyệt đối và tương đối).
Sơ đồ 3.1: Kết quả sản xuất công nghiệp Hà Tây 2001-2005
(Nguồn: Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010, định hướng đến năm 2020)
Dự kiến công nghiệp Hà Tây sẽ phát triển với nhịp độ tăng bình quân hàng năm tính theo giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 24-25% thời kỳ 2006 2010 và thời kỳ 2011 – 2015 là 18-19% và 16 – 17% cho thời kỳ 2016-2020.
Coi ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo và lắp ráp máy nông nghiệp, phương tiện vận tải...), chế tạo và lắp ráp điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, vật liệu mới...).
Đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, thu hút nhiều lao động, có truyền thống như công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy, các ngành nghề truyền thống...
Xác định danh mục các sản phẩm chủ lực quan tâm đến các sản phẩm từ các làng nghề, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã ở các làng nghề đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, trang bị công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm truyền thống có giá trị cao, hàm lượng lao động lớn. Chuyển giao các loại công nghiệp cần nhiều lao động về khu vực nông thôn (như thêu ren, dệt thảm len, sơ chế nông sản, gia công giầy dép, may mặc...).
a. Công nghiệp công nghệ cao: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa (sản xuất các thiết bị tự động, rôbốt...), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp...
b. Công nghiệp cơ khí - điện tử:
Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí điện tử bao gồm: cơ khí sản xuất máy phục vụ nông nghiệp, cơ khí ô tô, xe máy, lắp ráp điện tử, máy tính và một số ngành cơ khí khác...
- Cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông thôn:
Đầu tư chiều sâu những công đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.
Từng cơ sở phải đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng lực sửa chữa và chế tạo, sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng, chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành hạ.
Trước hết ngành cơ khí hướng vào sản xuất thiết bị toàn bộ phục vụ nông nghiệp như máy kéo nhỏ làm đất, máy phay đất, thiết bị vận chuyển thơ sơ, xe cải tiến, xe trâu bò kéo, rơ moóc loại nhỏ thay máy kéo, máy bơm nước, bình bơm thuốc trừ sâu... Các thiết bị phục vụ sau thu hoạch như máy tuốt lúa, máy rẽ ngô, máy bóc vỏ lạc, máy thái khoai, máy sấy khô, đặc biệt các loại máy chế biến, sơ chế nông sản thực phẩm.
Sản xuất các thiết bị nhỏ dùng trong gia đình, các thiết bị đặc thù phục vụ cho các làng nghề thủ công, phục vụ cho chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn cho chăn nuôi, sản xuất hàng tiêu dùng và mỹ nghệ xuất khẩu. Ngoài ra còn sản xuất các công cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm phù hợp với từng vùng sản xuất trong tỉnh...
Khuyến khích các cơ sở sửa chữa cơ khí gò, hàn, tiện ..., các cơ sở sửa chữa điện, điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân tại các xã, thị xã, huyện lỵ, thị trấn và thị tứ. Khuyến khích để xã nào cũng có ít nhất một cơ sở sửa chữa cơ khí, điện và điện tử.
- Cơ khí ô tô: Hà Tây được xác định là một trong những tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô của cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai các dự án lắp ráp ô tô khách, xe vận tải nhẹ (0,5-5 tấn).
- Công nghiệp điện tử: xác định công nghiệp điện tử là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Ưu tiên phát triển các ngành lắp ráp, chế tạo các linh kiện, sản phẩm điện tử, máy tính...
c. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống.
- Công nghiệp chế biến nông sản Về vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp tập trung tại vùng đồi gò, ven sông, vùng đồng bằng ven sông Hồng, sông Đáy chủ yếu trồng các cây: chuối, táo, nhãn, na, đu đủ (với quy mô hộ gia đình, trang trại); vùng đồi gò Ba Vì và dọc đường quốc lộ 21 trồng các cây: dứa, mơ, vải, quýt, bưởi.
Phát triển vùng trồng măng (thực phẩm), vùng trồng cà chua, dưa chuột: trồng xen canh giữa các vụ lúa ở các cánh đồng của dân, nhất là ở các bãi ven sông Hồng, sông Đáy. Hỗ trợ nhân dân về giống, phân bón, kỹ thuật trồng. Thực hiện liên kết 4 nhà trong lĩnh vực phát triển công nghệ sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Hướng phát triển là ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của xí nghiệp hiện có. Các xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại.
Đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến thực phẩm như Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây, Công ty cổ phần lien hợp thực phẩm Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm 19/5 Sơn Tây, Công ty cổ phần bia Kim Bài Hà Tây... để chế biến hết sản phẩm trồng trọt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Duy trì sản xuất phấn đấu đạt công suất thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất bia trên cơ sở đầu tư chiều sâu (công nghệ thiết bị) để nâng cao sản lượng bia đóng chai, bia tươi và tiến tới sản xuất bia lon... Phấn đấu sản xuất bia (kể cả bai Tiger) 100 triệu lít/năm.
Khuyến khích đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất chế biến sữa phục vụ nhu cầu nuôi bò sữa của nhân dân trong tỉnh.
- Về nước khoáng, tại Hà Tây có 2 mỏ nước khoáng (Ba Vì và Quốc Oai, mỏ nước khoáng Quốc Oai chưa khai thác), hiện nay có 1 xí nghiệp nước khoáng chủ yếu tinh lọc và đóng chai nước khoáng Ba Vì. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị nhằm thực hiện quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng Trung tâm tinh chế và đấu trộn các sản phẩm chè của các hộ gia đình sơ chế để ổn định và nâng cao chè xuất khẩu.
- Khuyến khích xây dựng nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thịt xuất khẩu để chế biến đóng hộp thịt lợn, thịt bò, thịt gà cung cấp cho xã hội, thịt lợn, thịt bò đông lạnh xuất khẩu và chế biến các sản phẩm khác từ thịt, thực phẩm cho các bữa ăn công nghiệp...
- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các làng nghề sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy bao gói.
Phát triển sản xuất các mặt hàng song, mây, tre đan lát tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng nhà máy sản xuất ván nhân tạo có sản lượng 15.000m3/năm tại Khu công nghiệp Phú Cát, thu hút nguồn nguyên liệu của Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây để sản xuất các sản phẩm ván ép, ván dăm, ván cót.
d. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản phẩm xi măng:
Xây dựng Nhà máy xi măng Mỹ Đức công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm với trang thiết bị hiện đại.
Đầu tư, đổi mới công nghệ đối với 2 nhà máy xi măng lò đứng đến năm 2010. Duy trì các trạm nghiền xi măng hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Vật liệu xây:
Duy trì và phát huy vượt công suất các cơ sở sản xuất gạch tuy nen hiện có. Đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, công suất mỗi dây chuyền 20 triệu viên/năm tại các địa điểm có điều kiện về nguyên liệu.
Xóa bỏ toàn bộ lò gạch nung thủ công, vận động các hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể liên doanh, liên kết hùn vốn đầu tư lò tuy nen nhỏ tại các địa phương có điều kiện về nguồn nguyên liệu, tận dụng khai thác đất bãi bồi ven các sông.
Khuyến khích đầu tư các dây chuyền gạch bloc bê tông, gạch xây ở Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì và các địa phương khác trong các cụm công nghiệp.
Quy hoạch vùng khai thác nguyên liệu xây dựng khu vực Đồng Chan (Chương Mỹ).
- Vật liệu lợp: Duy trì và phát huy hết công suất cơ sở tấm lợp kim loại BHP hiện có.
Đầu tư cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại quy mô vừa, công nghệ tiên tiến.
- Đá xây dựng: Duy trì một số cơ sở khai thác đá tại khu vực xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai.
e. Công nghiệp hóa chất và phân bón:
Mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất vi sinh hiện có, xây dựng mới một số cơ sở sản xuất tại Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai.
g. Công nghiệp sản xuất giày dép, dệt may, đồ da: Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu bằng nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời đổi mới kỹ thuật, thiết bị ở những dây chuỳên chủ yếu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.
Ưu tiên phát triển ngành dệt may nhằm giải quyết được nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp hiện có, nâng cao năng lực quản lý, năng lực sản xuất tại các doanh nghiệp: Công ty dệt Hà Đông, Công ty may thêu xuất khẩu Hưng Thịnh, Công ty cổ phần may Sơn Hà (thị xã Sơn Tây), xí nghiệp may 3/2 (thị xã Sơn Tây)...
Khuyến khích xây mới các xí nghiệp may có công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm tại thị trấn Phú Xuyên, Xuân Mai.
Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp, duy trì và ổn định sản xuất đảm bảo công suất đối với Công ty giầy Hà Tây và Công ty TNHH sản xuất XNK Yên Thủy (Hà Đông). Mở rộng sản xuất xí nghiệp giầy Phú Hà.
Khuyến khích xây dựng một số cơ sở sản xuất giầy xuất khẩu ở các khu, cụm công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất giấy – bao bì: Duy trì và mở rộng sản xuất các cơ sở sản xuất giấy (chủ yếu giấy bao gói, bìa carton) như Nhà máy giấy Vạn Điểm, Công ty trách nhiệm giấy Hoài Vân (Hoài Đức), Công ty cổ phần đường giấy rượu Tam Hiệp, Công ty cổ phần giấy gỗ Hà Đông...
- Ngành sản xuất các sản phẩm nhựa Dự kiến xây dựng một số cơ sở sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng và công nghiệp (bao PP, PE, các sản phẩm nhựa gia dụng, các chi tiết máy bằng nhựa) tại các cụm, điểm công nghiệp.
h. Công nghiệp khai thác khoáng sản Hà Tây: Duy trì và nâng cao sản lượng các cơ sở khai thác khoáng sản hiện có trên cơ sở thực hiện đầy đủ Luật khoáng sản cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước về quản lý tài nguyên khoáng sản.
- Chương trình khảo sát, thăm dò khoáng sản: Thăm dò, đánh giá trữ lượng mỏ đá vôi Mỹ Đức, trữ lượng đá vôi ở các xã Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm và Đồng Tâm (phía Tây – Tây Bắc huyện Mỹ Đức), thăm dò một số khoáng sản như đá xây dựng, cao lanh, nước khoáng.
Đối với việc khai thác vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi, đất sét...cần được chấn chỉnh và có quy định chặt chẽ để chống ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống của nhân dân, nhất là khai thác cát ở lòng sông gây sạt lở tới sản xuất và đời sống của nhân dân hai bên bờ sông.
- Khai thác đá vôi: Nguồn nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng trong tỉnh Hà Tây tập trung ở huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Hai mỏ đá vôi Mỹ Đức và Hợp Tiến nằm gần nhau thuộc địa phận xã Hợp Tiến và Hồng Sơn, cách huyện Mỹ Đức 6km. Với trữ lượng đá vôi đã được đánh giá, kết hợp với điều kiện giao thông và khai thác có thể xây dựng nhà máy sản xuất xi măng ở khu vực này với công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm.
- Khai thác Pyrit: Nguồn khoáng sản pyrit (sử dụng để sản xuất phân bón super photphat) đã được thăm dò ở xã Ba Trại, Minh Quang (huyện Ba Vì). Các mỏ Ba Trại, Minh Quang có trữ lượng lớn nhưng hàm lượng quặng lại nghèo (8-10% S). Việc khai thác quặng pyrit cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư.
3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề
* Phương hướng phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề
Phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp của tỉnh gắn với hệ thống công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của Hà Nội để có thể cùng phát huy được lợi thế so sánh của cả vùng. Tiến hành xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm, công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn đến năm 2010, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – TTCN làng nghề trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 10 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt danh mục các khu, cụm, điểm công nghiệp, TTCN làng nghề, với tổng diện tích khoảng 6500 ha, gồm 9 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghệ cao) với tổng diện tích là 4450 ha; 23 cụm công nghiệp với diện tích 823 ha và 176 điểm công nghiệp làng nghề với diện tích 1200,8 ha.
Sau năm 2010 nghiên cứu hình thành một số khu cụm công nghiệp mới gắn với các trục giao thông quan trọng và hình thành các khu đô thị mới.
Định hướng phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mới theo lãnh thổ như sau:
- Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu.
- Các cơ sở may xuất khẩu, sản xuất giầy vải có thể đặt ở vùng dân cư đông đúc để giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
- Các xí nghiệp khác bố trí vào các khu và cụm công nghiệp theo định hướng ngành nghề tại các khu và cụm công nghiệp. Các khu cụm công nghiệp được quy hoạch gắn với quá trình đô thị hóa và hình thành hệ thống đô thị và các điểm dân cư có tính chất đô thị của Hà Tây.
* Phương thức phát triển công nghiệp nông thôn
Khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.
Các hướng phát triển chủ yếu là: từng bước chế biến phục vụ nhu cầu tại chỗ đến mức có sản phẩm phục vụ đô thị và xuất khẩu. Tập trung phát triển công nghiệp xay xát, chế biến rau, thịt; sản xuất vật liệu xây dựng (nhất là gạch, ngói nung); sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ trên cơ sở hoàn thiện, phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển cơ khí sản xuất công cụ thông thường, bộ đồ dùng gia đình, có khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; từng bước phát triển gia công may mặc, giày dép, thảm len làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.
- Khuyến khích, hỗ trợ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nhằm phát huy tay nghề, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010, 100% số làng trong tỉnh có nghề, trong đó có trên 400 làng đạt tiêu chí làng nghề CN-TTCN của tỉnh.
Duy trì phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và du nhập phát triển các nghề mới, sử dụng lao động, nguyên liệu của địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong vùng, trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu, giải quyết nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đầu tư mới công nghệ, nâng cao tay nghề để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới hấp dẫn khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễm vào các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...
Tập trung phát triển ở Hà Tây một số ngành nghề truyền thống, có thế mạnh sau đây:
- Làng nghề dệt: Làng dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, lụa Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì), nghề dệt xô màn ở Hòa Xá, nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức), trung tâm tơ lụa nổi tiếng ở Hà Tây gồm7 làng La, 3 làng Mỗ, thêu La Cả, gấm Vạn Phúc, lụa Cổ Đô, lượt làng Bùng, màn xô Hòa Xá...
- Làng nghề thêu Quất Động (huyện Thường Tín),
- Làng nghề ren Hạ Mỗ.
- Các làng nghề gỗ: Làng nghề sản xuất đồ gỗ Hữu Bằng (Thạch Thất), La Thiện (xã Tản Hồng, Ba Vì), Nhị Khê (Thường Tín), Chàng Sơn (Thạch Thất), Làng nghề mộc mỹ nghệ (Vạn Điểm), Làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ (Phú Xuyên), Làng nghề đồ gỗ Chanh Thôn (Phú Xuyên), Làng nghề sơn mài mỹ nghệ Duyên Thái (Thường Tín), Làng nghề khảm trai (Phú Xuyên).
- Các làng nghề cơ khí: Làng nghề rèn Đa Sỹ (Thị xã Hà Đông), Làng nghề sản xuất kim khí Phùng Xá (Thạch Thất), Thanh Thùy (Thanh Oai).
- Làng nghề chế biến nông sản: Minh Khai (Hoài Đức), Liên Hiệp (Phúc Thọ), chế biến miến dong ở Cự Đà, Cự Khê (Thanh Oai).
- Làng nghề may, da giầy: Làng nghề may Vân Tứ (Phú Xuyên), giầy da Giã Hạ (Phú Xuyên).
- Làng nghề mây tre đan: Làng nghề nón Chuông (Thanh Oai), Minh Châu (Ba Vì), Làng nghề đan lồng chim Chan Hoạch (Thanh Oai), Làng nghề đan lát mây tre Ninh Sở (Thường Tín).
- Phát triển các nghề chế biến trái cây như chế biến ô mai, nước mơ, rượu mơ, xi rô mơ từ cây mơ Hương Tích.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HÀ TÂY
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Quy hoạch phải đi trước một bước: kết hợp ngành với lãnh thổ, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã họi của địa phương
- Thường xuyên nắm bắt các quy hoạch, chương trình của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và các Bộ ngành Trung ương, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, các ngành, địa phương liên quan trong tỉnh và nhu cầu thực tế để thường xuyên nghiên cứu rà soát bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Xây dựng các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án chuyên ngành với tiến độ cụ thể để triển khai thực hiện.
- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh trong năm 2006 – 2007 khu công nghiệp Bắc Phú Cát và giai đoạn I khu công nghệ cao Hòa Lạc và 19 cụm công nghiệp, 52 điểm công nghiệp – TTCN làng nghề đã và đang xây dựng; trong đó hoàn thiện mô hình thí điểm một số cụm, điểm công nghiệp – TTCN làng nghề như cụm công nghiệp thị trấn Phùng, cụm công nghiệp Thanh Oai, các điểm công nghiệp Phùng Xá, La Phù, Vạn Điểm... để nhân ra diện rộng. Triển khai mới một số cụm công nghiệp như: Phụng Hiệp, Châu Can, Bắc Vân Đình. Xác định mốc giới các khu, cụm, điểm chưa triển khai để đưa vào kế hoạch sử dụng đất và không chuyển mục đích sử dụng khác. Chuẩn bị các điểm mới cho các cụm công nghiệp chuyên ngành của các tập đoàn thuộc Trung ương, Hà Nội và nước ngoài, nghiên cứu thí điểm các khu liên hợp công nghiệp đô thị và thương mại để áp dụng cho các khu chưa xây dựng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng
- Vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương, của tỉnh để hướng dẫn các địa phương, các cơ sở sản xuất, các làng nghề xây dựng chiến lược phát triển CN-TTCN và kế hoạch thực hiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và các ngành hữu quan quy hoạch các vùng nuôi, trồng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất công nghiệp – TTCN trong tỉnh, quan tâm đến công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản phẩm lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các hộ nông dân, các hợp tác xã, nông trường... tham gia phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo thống nhất về chủng loại, đủ về số lượng cung cấp cho sản xuất công nghiệp – TTCN ở các làng nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp – TTCN để đảm bảo sản xuất ổn định, duy trì được các làng nghề truyền thống.
- Tăng cường kinh phí khuyến nông và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này vào công tác hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, mở các lớp đào tạo, nhân, cấy truyền nghề.
- Tổ chức ký kết hợp tác cấp tỉnh, cấp huyện với các tỉnh bạn, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thu mua nguyên liệu của tỉnh bạn, cung cấp cho các ngành nghề CN-TTCN, xây dựng kế hoạch nhập khẩu nguyên, vật liệu khác đáp ứng cho các làng nghề SXCN-TTCN.
Đổi mới chính sách: khuyến khích mọi thành phần kinh tế, Tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, các quy định hiện hành có liên quan của tỉnh; trong đó có chính sách khuyến công, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ; quy chế quản lý đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, quy chế quản lý sau đầu tư...
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14 NQ/TU ngày 4/6/2005 của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư; Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện triệt để cơ chế “một cửa”, đảm bảo thông thoáng, ít phiền hà, giải quyết công việc nhanh gọn, hiệu quả; phấn đấu môi trường đầu tư thuận lợi hơn xung quanh Hà Nội.
- Xây dựng danh mục các mặt hàng công nghiệp chủ yếu của tỉnh để tập trung khuyến khích hỗ trợ phát triển và thu hút đầu tư.
- Hoàn thiện danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để tuyên truyền thường xuyên trên các diễn đàn, phương tiện thông tin trong và ngoài nước, tổ chức phân công theo dõi nắm bắt kịp thời các nhu cầu đầu tư và di dời của Trung ương, Hà Nội và nước ngoài.
Để đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển Công nghiệp – TTCN của tỉnh, cần có biện pháp tích cực sau đây:
- Lập kế hoạch chi tiết về tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và các khu, cụm, điểm công nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, kinh doanh hạ tầng các khu, cụm, điểm công nghiệp theo các hình thức BT, BOT.
- Đảm bảo vốn từ ngân sách Nhà nước (từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, bao gồm cả từ nguồn đấu giá sử dụng ở địa phương có khu, cụm, điểm công nghiệp và vốn ODA) cho các nhu cầu nghiên cứu khảo sát lập các dự án, chương trình và xây dựng các công trình ngoài hàng rào, hỗ trợ lãi xuất đầu tư cụm, điểm công nghiệp; Từng bước bảo đảm hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu trong các cụm, điểm công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng hoạt động, chủ động phát triển thị trường vốn, các dịch vụ tài chính của các tổ chức Ngân hàng, Tài chính; Chỉ đạo các cơ sở, ban, ngành hữu quan tổng hợp thông báo, và xác nhận nhu cầu mua thiết bị công nghệ mới hoặc xây dựng hạ tầng cụm, điểm công nghiệp... để các Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Hà Tây và Quỹ hỗ trợ đầu tư của Trung ương có cơ sở xem xét cho các chủ dự án vay vốn.
- Thành lập Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90 CP của Chính phủ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp: đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cần di dời từ Hà Nội và các vùng lân cận; Nguồn vốn đầu tư từ nhân dân.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài;
+ Vận động và kêu gọi nguồn vốn ODA và FDI; tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc liên doanh vào tỉnh.
+ Tranh thủ vốn của Việt Kiều, của các tổ chức phi chính phủ thông qua các hình thức viện trợ, vay lãi suất thấp...
3.2.2. Nhóm các giải pháp vi mô
Doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Luật doanh nghiệp ra đời đã góp phần đáng kể vào việc hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đang được thực hiện một cách mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiêp có quyền quyết định số phận của mình. Nhà nước quản lý nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để thực hiện được chu trưong này thì trong thời gian tới tỉnh Hà Tây cần đẩy mạnh hơn nữa, nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây do tỉnh Hà Tây quản lý, có như vậy sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường và chịu sự điều tiết của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, gắn hoạt động doanh nghiệp với thị trường
Bên cạnh các biện pháp thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, các loại hình sản xuất kinh doanh vào các cụm điểm công nghiệp, Tỉnh cần có các biện pháp tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, vấn đề “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư của tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên nó tạo ra các tiền lệ không tốt cho các doanh nghiệp không được “Trải thảm đỏ” và các doanh nghiệp còn lại.
Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các CĐCN cần xác định rằng việc sản xuất kinh doanh vẫn do các doanh nghiệp tự quyết, Nhà nước vẫn tạo mọi cơ chế công bằng cho mọi doah nghiệp, mọi thành phần kinh tế
- Tăng cường xúc tiến thương mại để ổn định thị trường hiện có, mở rộng và phát triển thị trường mới (bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu); có chính sách hỗ trợ xây dựng và quản lý thương hiệu hàng hóa, sở hữu công nghệ..., khuyến khích, khen thưởng các doanh nghiệp có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao.
- Đối với thị trường trong nước, tiếp tục mở rộng các hình thức đại lý, các trung tâm bán buôn, để tăng cường khả năng giao dịch và lưu thông hàng hóa giữa thành thị với nông thôn; từng bước hình thành được những hợp đồng dài hạn giữa các doanh nghiệp chế biến với người nuôi, trồng các vùng nguyên liệu; mở rộng hình thức liên kết với địa phương, ngân hàng để bán hàng hóa trả chậm những loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; khai thác tốt hơn các loại thị trường như thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ... để làm tăng thêm khả năng phát triển sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng thu hút nhiều lao động như: may mặc, giầy da..., tăng cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp, liên doanh liên kết với các đơn vị có thế mạnh trong nước và ngoài nước nhằm tiếp thu trình độ quản lý và thu hút công nghệ mới và giảm tỷ lệ xuất khẩu thô. Đa dạng hóa các ngành hàng, đồng thời đầu tư nâng cao chất lượng các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh.
- Xây dựng thí điểm 10 làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch và bảo vệ môi trường.
3.2.3. Nhóm các giải pháp tạo môi trường điều kiện
Hoàn thiện hệ thống chính sách, nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước
- Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước của Sở công nghiệp và các Sở, ngành hữu quan, đơn vị với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của Trung tâm khuyến nông và tư vấn phát triển công nghiệp; Trung tâm xúc tiến đầu tư; Trung tâm xúc tiến thương mại; Tổ chức mạng lưới khuyến công viên đến các xã và các làng nghề.
- Đối với các huyện, thị xã cần nhanh chóng lựa chọn, bố trí cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo năng lực cho tổ chức mới được thành lập là Phòng Công nghiệp – TTCN trên địa bàn; Ban hành quy định về quản lý, theo dõi sự phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hành chính cấp xã; bổ sung cán bộ theo dõi về công nghiệp đối với các xã có CN-TTCN, làng nghề phát triển.
- Công tác quản lý thị trường, thanh kiểm tra cần được tiến hành có hiệu quả, nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất, gian lận thương mại... và những biểu hiện thiếu lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.
Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện đường trường trạm..
- Đẩy nhanh việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin, điện nước phục vụ vào các khu, cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề trọng điểm.
3.2.4. Nhóm các giải pháp kỹ thuật
Về phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố có tính quyết định đối với phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, vì vậy tập trung:
- Đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hóa cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ công chức được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; Có chính sách thỏa đáng để phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ hiện có và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài.
- Hỗ trợ cán bộ quản lý doanh nghiệp tiếp cận những tiến bộ về quản lý, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có khả năng đánh giá, dự báo thị trường để chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ công chức, viên chức.
- Tổ chức khảo sát, xây dựng và triển khai quy hoạch đào tạo nhân lực ngành nghề nông thôn, đào tạo lại thành nghệ nhân cho các làng nghề.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo (hướng nghiệp, dạy nghề các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, kèm cặp trực tiếp, truyền nghề, nhân cấy nghề...) để nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho đông đảo người lao động.
- Tăng cường phối hợp, tận dụng năng lực của các trường đào tạo của Trung ương trên địa bản tỉnh; Đầu tư xây dựng mới trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh tại Xuân Mai có quy mô 1.500 học viên/năm, trường dạy nghề Phú Xuyên, trường dạy nghề Thạch Thất và mở rộng quy mô các Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trong tỉnh, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, đơn vị tham gia công tác đào tạo nghề cho thanh niên, học sinh khu vực nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, sinh viên người Hà Tây đang công tác ở tỉnh bạn, đang theo học ở các trường Đại học và các trường Dạy nghề sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh làm việc.
- Hằng năm, các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo, mở lớp truyền, nhân cấy nghề phù hợp với kế hoạch phát triển CN-TTCN và làng nghề của địa phương; phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nguồn nhân lực cho các làng nghề.
- Thường xuyên xem xét phong tặng nghệ nhân, giáo viên giỏi cấp tỉnh, khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đào tạo, truyền, nhân cấy nghề cho các cơ sở sản xuất, các địa phương trong tỉnh.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề, thợ bậc cao phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt công tác tôn vinh nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp...
Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ
- Hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, đổi mới công nghệ, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phấn đấu có tốc độ đổi mới công nghệ khoảng 20 – 25%/năm; đến năm 2010 đổi mới được trên 60% công nghệ.
- Tập trung các đề tài nghiên cứu phục vụ những ngành có lợi thế cạnh tranh như ngành dệt may, Công nghiệp chế biến, phục vụ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa; áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh trong chế biến thực phẩm đồ uống, công nghệ gen trong tuyển chọn giống cây, con làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo cán bộ, triển khai công tác xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn quốc tế chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Có chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ mới vào phát triển sản xuất trong các làng nghề, hộ gia đình, phát huy phương pháp sản xuất truyền thống kết hợp với máy móc và công nghệ hiện đại để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.
Bảo vệ môi trường là một mục tiêu của quá trình xây dựn các CĐCN
- Khuyến khích hỗ trợ đối với các dự án xử lý môi trường, xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khuyến khích các đề tài nghiên cứu tái chế rác thải công nghiệp, xử lý chất thải bằng công nghệ vi sinh, các dự án sản xuất bao gói bằng vật liệu tự hủy...
- Từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, đầu tư xây dựng các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch đảm bảo vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính cổ truyền
Hiện đại hoá hệ thống cung cấp thông tin trong tỉnh, trong các CĐCN
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu sản xuất, quản lý kinh doanh, nâng cao hàm lượng công nghệ thông tin trong quá trình hiện đại hóa ngành công nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển công nghiệp – TTCN của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các cấp, các ngành, cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong tỉnh hiểu rõ và thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật thuế, quyền sở hữu về công nghiệp... và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư về phát triển công nghiệp – TTCN nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các hộ sản xuất công nghiệp – TTCN.
- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các phương thức quản lý mới theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất.
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về CN-TTCN trên địa bàn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan về các huyện, thị xã, các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức phổ biến, tuyên truyền công khai, sâu rộng về quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến 2010.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục cho thuê đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp; hướng dẫn cấp huyện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch xử lý môi trường ở các làng nghề, xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý môi trường, xử lý chất thải công nghiệp, các quy định về chất thải công nghiệp đối với các dự án đầu tư mới.
3. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Công nghiệp đề xuất củng cố hệ thống tổ chức bộ máy quản lý CN-TTCN, đảm bảo có đủ năng lực quản lý, tư vấn phát triển công nghiệp, đề xuất phương án tổ chức đủ năng lực quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp.
4. Các Sở ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu và giải pháp của ngành, đảm bảo các yêu cầu về thị trường, công nghệ, lao động và vùng nguyên liệu..., góp phần đẩy mạnh phát triển CN-TTCN trên địa bàn.
5. UBND các huyện, thị xã cụ thể hóa các nội dung của quy hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các chương trình phát triển CN-TTCN của địa phương; Xây dựng kế hoạch, các phương án, dự án đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện phản gắn với đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, kết hợp kinh tế với quốc phòng.
6. Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tây và các cơ quan, đoàn thể quần chúng tích cực tuyên truyền công khai, rộng rãi về quy hoạch phát triển công nghiệp tới mọi tầng lớp nhân dân, vận động cán bộ nhân dân trong tỉnh ủng hộ chủ trương phát triển Công nghiệp của tỉnh.
3.4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương: Công nghiệp, Thương mại, Khoa học – công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – thương binh xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn đặc thù hoặc liên bộ về các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp – TTCN làng nghề, ngành nghề nông thôn, cụ thể hóa các cơ chế đãi ngộ nghệ nhân, thợ giỏi.
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành Mặt trận, Đoàn thể ở Trung ương, các tổ chức kinh tế quốc tế có thêm các chương trình dự án, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các địa phương tăng cường quản lý và phát triển công nghiệp – TTCN làng nghề, ngành nghề nông thôn bằng những chính sách, cơ chế, kinh tế quốc tế. Hướng dẫn các ngành hữu quan của tỉnh về mọi mặt để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Đề nghị Bộ Thương mại nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách xúc tiến thương mại và tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất công nghiệp – TTCN trong nước, nhất là cho các sản phẩm từ làng nghề, ngành nghề nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Đề nghị ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thực hiện mô hình Công ty cổ phần – nông – thương, có như vậy mới tạo được vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến.
- Đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh:
+ Có cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng mô hình Công ty cổ phần công – nông – thương, vì vốn đầu tư vào mô hình này rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
+ Chỉ đạo các Sở chuyên ngành phối hợp bố trí quỹ đất để quy hoạch vùng nguyên liệu cho CN chế biến...
+ Có chính sách hỗ trợ cho người lao động được đi đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề.
+ Tiếp tục thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận đầu tư, có cơ chế riêng và đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì đây là một trong những thành phần kinh tế có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, thu hút nhiều lao động và khả năng thu nộp ngân sách lớn cho địa phương.
+ Có chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích thu hút các chuyên gia thợ giỏi về làm việc trong tỉnh, xây dựng kế hoạch và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thợ thủ công), đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong từng thời kỳ.
+ Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường, có biện pháp đình chỉ các cơ sở sản xuất không có biện pháp xử lý nguồn gây ô nhiễm; Khuyễn khích hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, các dự án đầu tư xử lý chất thải gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất công nghiệp như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc cho vay lãi suất thấp... nhằm xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo đảm cho phát triển một cách bền vững.
+ Hàng năm, dành một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách cho phát triển CN-TTCN: Tăng kinh phí khuyến nông, vốn cho công tác quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp..., đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, vai trò của việc xây dựng và phát triển hệ thống các cụm điểm công nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã được khẳng định. Trong khuân khổ luận văn thạc sỹ này, tác giả đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống và thống kê so sánh, đồng thời, kết hợp sử dụng những kết qua của các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình xây dựng của tỉnh Hà tây để khảo sát giải quyết các vấn đề đặt ra với cụm, điểm công nghiệp
Luận văn đã khai quát vai trò, vị trí và những vấn đề có tính quy luật của việc hình thành và phát triển các cụm điểm ông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời, đã nghiên cứu quá trình hình thành phát triển một số mô hình cụm, điêm công nghiệp ở các tỉnh khác để rút ra những ưu điểm, nhược điểm trên cơ sở phân tích đánh giá sự phát triển các cụm, điểm công nghiệp Hà Tây trong điều kiện KT-XH toàn tỉnh trong những năm qua, liên hệ với những vấn đề có tính quy luật chung và bài học rút ra từ phát triển các Cụm, điểm công nghiệp ở các tỉnh đã lựa chọn.
Luận văn cũng đưa ra dự báo về việc phát triển các CĐCN Hà Tây trong tương lai sẽ thúc đẩy tỉnh Hà Tây trở thành tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với những định hướng đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CĐCN trong giai đoạn truớc mắt từ nay đến năm 2010, vừa tạo tiền đề để bổ sung phát triển nâng cao và hoàn thiện CĐCN Hà Tây vào các giai đoạn sau.
Luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị để các cơ quan chức năng co thể nghiên cứu bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề quản lý các CĐCN được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên luận văn chưa có điều kiện đi sâu vào luận giải chi tiết cho tưng vấn đề nêu nên chưa hệ thống và khái quát hoá bằng các phương pháp định lượng, phương pháp mô hình hoá…
Vấn đề xây dựng cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là vấn đề mới, đặc biệt là đối với tỉnh Hà Tây còn phức tạp đang trong giai đoạn hình thành. Trong điều kiện có hạn và trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ kinh tế chắc chắn không tránh khỏi một số hạn chế, khiếm khuyết, tác giả luận văn hy vọng nhận được nhiều góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt nam, NXB Chính trị quốc gia.
Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1998), Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta, NXB chính trị quốc gia.
Ban quản lý đầu tư phát triển các cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây, Báo cáo thực trạng đề xuất giải pháp xây dựng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương; Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu học tập các nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, IX, X, NXB chính trị quốc gia, HN 1997, 2002. 2006
David Berg (1997), Kinh tế học Nxb Giáo dục, Hà Nội
Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2006, Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Báo cáo sơ kết hoạt động của các khu kinh tế ở Việt Nam
Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hn 2002
PGS.TS Nguyễn Thị Cành; “Quan điểm và chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 7 năm 2002
Các Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp
Cục thống kê Hà Tây, Niêm giám thống kê các năm 2000 - 2006, NXB Thống kê, Hà Nội
Nguyễn Sinh Cúc, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, NXB Thống kê, HN. 1995.
Nguyễn Sinh Cúc, Quốc tế hoá: từ ý tưởng của Mác - Ăngghen đến hiện thực của thế giới hiện đại, Cộng sản số 6/3-1998, 21-2
Đảng Cộng Sản Việt nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, NXB chính trị quốc gia, HN 1996, 2001. 2006
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, Vấn đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trên thế giới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa kinh tế chính trị; Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB chính trị quốc gia, HN 2001
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB ST, H. 1985
Hồng Hạnh (2007), “Các cụm công nghiệp ở Italia – chiều hướng và chiến lược chính”, Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, ngày 07/02/2007.
PGS.TS Bach Minh Huyền; Chính sách tài chính của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 6, 2003.
PGS.TS Bạch Thị Minh Huyền; Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 8, 2003
Một số vấn đề lý luận KTCT và phát triển kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H. 1995.
Mười vấn đề lớn của kinh tế hiện đại, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, H. 1995.
TS Nguyễn Đăng Nam; Thực hiện Luật Doanh nghiệp Nhìn từ góc độ các giải pháp tài chính; Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 2003
Nông thôn Việt Nam sau mười năm đổi mới, Thông tin chuyên đề, Học viện CTQG Hồ Chí Minh 8/1996
Vũ Đình Ngọc (2006), “Tập trung đầu tư phát triển hợp lý các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn”, Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, ngày 24/12/2006
V.I Lênin, Về Nhà nước XHCN, NXB Thông tấn xã Nôvôsti, M. 1977.
Lịch sử Việt Nam Tập 1, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp H. 1991.
Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê H. 1996
Th.s Trần Đức Lộc; Giải pháp nào để huy động có hiệu quả vốn của doanh nghiệp tư nhân và dân cư; Tạp chí Tài chính, tháng 2/2004.
TS. Nguyễn Văn Phúc, 2004, Công nghiệp Nông thôn Việt Nam thực trạng và phát triển, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
GS,TS Nguyễn Đình Phan (2007), “Phát triển cụm công nghiệp làng nghề”, Trang tin điện tử Tạp chí Việt Nam đất nước con người, ngày 19/04/2007
ThS, KTS Vũ Hồng Sơn (2007), “Quản lý quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 21
P. Samuelson, Kinh tế học (1997), Nxb Giáo dục, Hà Nội
Sở công nghiệp tỉnh Hà Tây, Báo cáo rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Hà Tây đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Nguyễn Văn Thức; Sở hữu- Lý luận và vận dụng ở Việt nam; NXB Khoa học xã hội, Hn 2004.
Tổng cục thống kê; Niên giám thống kê 2001,2002, 2003,2004,2005,2006, NXB thống kê, HN
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Tổng kết Quá trình xây dựng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991-2004), Nxb Tổng Hợp Đồng Nai, Đồng Nai
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Tổng kết Quá trình xây dựng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định, Nam Định
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Tổng kết Quá trình xây dựng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương
Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hà; Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm của nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt nam, NXB thống kê 2001
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các năm 2002,2002, 2003,2004,2005, 2006
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây(2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS14.docx