Luận văn Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ xa xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Một cuộc điều tra của Bộ công nghiệp cho thấy làng nghề Việt Nam đang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3 – 5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Làng nghề phát triển góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các nghề truyền thống còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả , khuyết tật , trẻ em ma các khu vực kinh tế khác không nhận [2]. Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 256,68 km2, dân số 139.961 người, mật độ trung bình 545,27 người/km2. Trong những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế huyện. Các ngành kinh tế khác trong đó có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang từng bước được khôi phục và phát triển, những kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng lại có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế [24]. Một số công trình nhằm bảo tồn và phát huy các nghề tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn chủ yếu còn tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất tiểu thủ công nghiệp lớn, việc nghiên cứu hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở những vùng có quy mô sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với khu vực trung du miền núi như huyện Phổ Yên chưa thực sự được quan tâm đến. Nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên, xác định những hướng đi phù hợp trong tiến trình phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” cho Luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp. - Phân tích và đánh giá tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các nghề TTCN. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các loại hình sản xuất sản phẩm tiêu biểu, sử dụng nhiều lao động, có tiềm năng phát triển như nghề mây tre đan, nghề sản xuất gạch đất nung và nghề chế biến chè khô thủ công. - Phạm vi: + Về không gian: Tại địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung vào một số xã như Tiên Phong, Trung Thành, Đắc Sơn, Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Bắc Sơn. + Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 5 năm (từ năm 2004 đến năm 2008) và số liệu điều tra về tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp năm 2008. 4. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp. - Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện. - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương II: Thực trạng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh muc cac bang iv viii ix Danh mục các biểu đồ, sơ đô x MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Đóng góp mới của luận văn 3 5. Bố cục của luận văn 3 CHưƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận về nghề tiểu thủ công nghiệp 4 1.1.1. Một số khái niệm 4 1.1.2. Vai trò của các nghề TTCN 4 1.1.3. Đặc trưng của nghề thủ công 9 1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các nghề TTCN 10 1.1.5. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến phát 15 triển các nghề TTCN 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển các nghề TTCN 17 1.2.1. Phát triển các nghề TTCN ở một số nước Châu Á 17 1.2.1.1. Nhật Bản 17 1.2.1.2. Ấn Độ 18 1.2.1.3. Thái Lan 20 1.2.1.4. Inđônêxia 21 1.2.2. Phát triển các nghề TTCN ở Việt Nam 22 1.2.2.1. Nghề gốm sứ 23 1.2.2.2. Nghề đan lát mây tre, chiếu cói 24 1.2.2.3. Nghề đóng gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ 24 1.2.2.4. Nghề kim hoàn 25 1.2.2.5. Một số nét về tình hình phát triển các nghề TTCN ở tỉnh Thái Nguyên 29 1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự phát triển các nghề TTCN ở 29 Việt Nam nói chung và đối với huyện Phổ Yên nói riêng 1.3. Phương pháp nghiên cứu 31 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 31 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 31 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 31 1.3.2.2. Phương pháp thống kê 32 1.3.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 32 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 33 1.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất 33 1.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 34 CHưƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN 35 PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 39 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện 42 2.1.4. Đanh giá về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên ảnh 45 hưởng đến sự phát triển các nghề TTCN 2.2. Thực trạng phát triển các nghề TTCN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 48 2.2.1. Tình hình phát triển chung của các nghề TTCN 48 2.2.2. Thực trạng phát triển một số nghề TTCN 53 2.2.2.1. Nghề mây tre đan 53 2.2.2.2. Nghề chế biến chè khô 63 2.2.2.3. Nghề sản xuất gạch đất nung 73 2.2.4. Những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng phát triển các 85 nghề TTCN ở Phổ Yên 2.2.3.1. Những thành tựu đạt được 85 2.2.3.2. Những tồn tại 86 2.2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 87 CHưƠNG III: PHưƠNG HưỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ 89 YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển các nghề TTCN ở huyện 89 Phổ Yên trong thời gian tới 3.2. Những giải pháp chủ yếu 91 3.2.1. Những giải pháp chung 91 3.2.1.1. Giải pháp về thị trường 91 3.2.1.2. Giải pháp về vốn 94 3.2.1.3. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động 96 3.2.1.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 98 3.2.1.5. Giải pháp về quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu 100 3.2.1.6. Phát triển các nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường 101 3.2.1.7. Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của nhà nước trong 103 việc phát triển các nghề TTCN 3.2.2. Những giải pháp riêng cho các nghề TTCN 106 3.2.2.1. Đối với nghề mây tre đan 106 3.2.2.2. Đối với nghề sản xuất gạch nung 107 3.2.2.3. Đối với nghề chế biến chè khô 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau. Thực tế sự phát triển các nghề TTCN trên địa bàn huyện Phổ Yên những năm qua cho thấy rằng việc đào tạo và truyền nghề cho người kế nhiệm có vai trò quan trọng để duy trì và phát triển nghề TTCN bởi nhiều sản phẩm TTCN không những có giá trị kinh tế mà còn mang đậm nét văn hoá quê hương, giữ gìn và phát triển nghề có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Vì vậy tuyên truyền, nâng cao ý thức và truyền nghề cho lớp người kế cận còn là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các nghệ nhân. Có như vậy nghề TTCN mới hội nhập và phát triển, sản phẩm TTCN ngày càng vươn xa. - Trên địa bàn các xã nên thành lập các "Câu lạc bộ nghề " nhằm thu hút các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm sản xuất TTCN lâu năm tham gia. Từ đây, các nghệ nhân có điều kiện tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm với nhau, đồng thời cũng là nơi nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ nối tiếp. 3.2.1.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Kết cấu hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các nghề TTCN và kinh tế, xã hội nông thôn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn nói chung và các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện nói riêng là một biện pháp cấp bách hiện nay và trong thời gian tới. Một là, tập trung phát triển hệ thống đường giao thông trên địa bàn các xã: Đây là nội dung hết sức quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, đặc biệt là đối với các nghề TTCN trên địa bàn huyện. Sự phát triển hệ thống đường giao thông trên địa bàn có liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các cơ sở sản xuất TTCN và mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong hiện tại cũng như trong tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 lai, nhu cầu về giao thông ở địa phương ngày một tăng. Nhưng thực tế ở nhiều xã trên địa bàn huyện, đường liên thôn, liên xã đã xuống cấp. Để phát triển hệ thống giao thông nông thôn cần phải có chính sách và giải pháp đồng bộ, trước mắt cần giải quyết những vấn đề sau: - Xây dựng các dự án đầu tư đường giao thông, trước tiên tập trung khảo sát, thiết kế và quy hoạch phát triển đồng bộ về hệ thống đường sá, hệ thống cấp thoát nước để góp phần xử lý triệt để chất thải từ sản xuất TTCN. - Xây dựng hệ thống đường giao thông đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Do đó, nhà nước cần có phương thức hỗ trợ một phần để kích thích động viên các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đầu tư mở rộng và hoàn thiện hệ thống đường sá cho làng, xã mình trên cơ sở sử dụng kinh phí của địa phương là chính. Hình thức kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm đang phát huy tác dụng rất tốt trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn thời gian qua. Hai là, phát triển mạng lưới cung cấp điện: Hiện nay, các cơ sở sản xuất TTCN đã được cung cấp điện phục vụ chiếu sáng và sản xuất, nhưng điện ở nông thôn vẫn đang còn tồn tại một số vấn đề sau: - Lượng điện phục vụ cho sản xuất trên địa bàn huyện vẫn còn thiếu và không ổn định. - Giá điện còn cao so với quy định của Nhà nước vì: dịch vụ điện giao cho hợp tác xã và tư nhân đấu thầu, chưa có tổ chức của hệ thống ngành điện hoặc chính quyền cấp xã. Do vậy, đã phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho giá nhảy vọt đến mức bất hợp lý. - Những năm qua, nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và đặc biệt là phục vụ sản xuất ở các hộ, các cơ sở sản xuất TTCN ngày càng tăng trong khi hệ thống đường dây, máy móc, trạm biến áp... của địa phương đã cũ, xuống cấp và thiếu, không đáp ứng được yêu cầu, dẫn tới tình trạng hao phí điện năng còn rất lớn (từ 20 - 30%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Cải tạo điện lưới và nâng dung lượng trạm biến áp nhằm đáp ứng yêu cầu của hộ và các cơ sở sản xuất TTCN. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giá điện đối với nông thôn nói chung và các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện nói riêng để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN trên địa bàn phát triển, tạo nên sự bình đẳng giữa nông thôn và thành thị trong việc sử dụng điện. Ba là, phát triển hệ thống thông tin liên lạc: - Triển khai và đa dạng hoá các hình thức thông tin cho các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN, nhất là thông tin về thị trường, về công nghệ. - Mở rộng mạng lưới thông tin xuống đến tận từng xã, thôn, xóm, đồng thời nâng cấp công trình, đổi mới thiết bị cho các trung tâm bưu điện trên địa bàn các xã, làm cho hệ thống thông tin về thị trường giá cả được tiếp cận nhanh nhất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN. 3.2.1.5. Giải pháp về quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn nguyên liệu này chủ yếu là có sẵn ở các hộ gia đình như đất để dóng gạch, chè tươi… Nguồn nguyên liệu này tuy phong phú và trước mắt đảm bảo được việc cung cấp cho các cơ sở sản xuất, nhưng trong tương lai với sự manh mún, nhỏ lẻ và sự khan hiếm của nguyên liệu đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Đa phần sản xuất trong các cơ sở, các hộ gia đình hiện nay là thủ công, công cụ sản xuất lạc hậu, dẫn đến tình trạng sử dụng nguyên liệu còn lãng phí, chưa tận dụng được triệt để các nguyên liệu. Xuất phát từ thực tế đó nên trong thời gian tới huyện cần tổ chức, chỉ đạo việc quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu tập trung bên cạnh những cơ sở nguyên liệu sẵn có của các hộ để chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất TTCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 3.2.1.6. Phát triển các nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường Hiện nay việc sản xuất trong các cơ sở sản xuất TTCN trong huyện hầu hết tiến hành trên diện tích mặt bằng chật hẹp, công cụ sản xuất thô sơ, máy móc cũ kỹ và không gian chung với việc sinh hoạt hàng ngày, một số nghề sử dụng nguyên liệu ảnh hưởng đến hệ sinh thái nên vấn đề môi trường phải được đặc biệt quan tâm, nếu không chi phí phát sinh từ việc xử lý ô nhiễm, từ việc bảo vệ sức khỏe cho dân làng và các vùng lân cận sẽ trở nên bất lợi cho chính bản thân những người làm nghề và cho xã hội. Từ thực tế đó, huyện cần chú ý đến những vấn đề sau: - Tiến hành quy hoạch phát triển các nghề TTCN theo hướng ưu tiên các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng có thế mạnh như chè, mây tre đan… Đưa ra những phương án về định hướng phát triển các loại sản phẩm có thị trường và thân thiện với môi trường, tận dụng được nguyên liệu và nhân công sẵn có tại địa phương. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao dân trí cho nhân dân nói chung và người dân các làng nghề nói riêng bằng cách xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục về môi trường. Xuất phát từ trình độ và ý thức của người dân địa phương còn lạc hậu, thấp kém, nhiều khi chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà không chú ý tới môi trường và sức khoẻ. Trước hết nên cung cấp những thông tin đầy đủ và thường xuyên về những vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực môi trường, giới thiệu Luật và chính sách bảo vệ môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và hậu quả của nó đối với sức khoẻ con người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến xã, trong các trường học và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để người dân và các đơn vị hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường do hoạt động sản xuất nghề; nhận thức rõ quyền lợi, trách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 nhiệm và tự giác thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các cấp, ngành địa phương nên thành lập ban an toàn vệ sinh làng nghề để phổ biến thông tin, pháp luật về môi trường, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất vi phạm. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường: Trong những năm qua, tỉnh, huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương lập dự án, quy hoạch, đầu tư xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề và ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trong đó có vấn đề môi trường. Tuy nhiên, do sự quan tâm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã còn hạn chế nên chưa tạo sự chuyển biến tích cực đối với việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Bên cạnh đó, việc xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề còn chậm, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về làng nghề, việc nắm bắt các thông tin phản hồi từ cơ sở còn hạn chế, dẫn đến thiếu giải pháp đạt hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về làng nghề ở địa phương trong thời gian tới, cần tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Tỉnh cần sớm đưa ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện vận chuyển cho cơ quan quản lý môi trường cấp huyện đáp ứng nhu cầu thu gom, phân loại chất thải rắn để không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân; củng cố, bổ sung hệ thống cán bộ phụ trách về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 môi trường chuyên trách ở cả cấp huyện và cấp xã; khẩn trương xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại. Tỉnh, huyện cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn vốn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các cơ sở TTCN, bao gồm cả xử lý riêng lẻ trong các doanh nghiệp và xử lý tập trung ở các khu và cụm tiểu thủ công nghiệp. - Các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn cần tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin, khuyến khích các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện áp dụng các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất nghề gây ra, hướng dẫn áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường. Việc đổi mới này không những nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm mà còn tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Tỉnh, huyện cần đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường làng nghề, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động ở các cơ sở sản xuất tại các làng nghề của huyện. - Chú trọng đến việc hoàn thổ sau khi khai thác nguyên liệu. Hiện nay việc khai thác đất để sản xuất gạch và khai thác cát ở các mỏ để sản xuất ngói xi măng đang trên đà phát triển nhanh, nếu không có kế hoạch và nguồn kinh phí chuẩn bị cho việc hoàn thổ thì sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều ao, hồ, hầm hố vừa gây lãng phí đất đai vừa ảnh hưởng đến môi trường của địa phương. 3.2.1.7. Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp Một là, chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư: Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống. Để làm tốt việc này cần có trung tâm hỗ trợ tài chính và bảo lãnh tín dụng. Sự giúp đỡ này có ý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 nghĩa rất quan trọng trong việc tạo vốn cho các làng nghề, làm cho quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều. Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn đối với làng nghề, có chính sách thực hiện lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu hạ lãi suất cho vay đối vói nông dân nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng trên cơ sở giảm chi phí dịch vụ ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ dân nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay. Khuyến khích các doanh nghiệp trong làng nghề truyền thống, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm tại chỗ như thêu ren đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống cần kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tìm cơ hội trong liên doanh, liên kết. Hai là, chính sách thuế: Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau: + Thực hiện chính sách miễm giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình sản xuất kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào sản xuất. + Để khuyến khích sự đổi mới công nghệ trong làng nghề truyền thống, cần có chính sách miến giảm thuế từ 2 - 3 năm đối với cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới. Tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 + Trước mắt cần ưu tiên miễn giảm thuế đối với những làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không vi phạm điều luật của WTO, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở sản xuất có vệ tinh ở nông thôn. Ba là, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề truyền thống. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, có không ít làng nghề truyền thống do mất thị trường tiêu thụ sản phẩm đã rơi vào tình trạng mai một, không phát huy được tiềm năng vốn có của mình. Nguyên nhân của tình trạng đó là: Thiếu năng động trong việc chuyển nghề, cải tiến kỹ thuật mẫu mã, chưa duy trì sản xuất. Nhưng mặt khác, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là việc quản lý. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài luật và chính sách chung có liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách riêng cho làng nghề truyền thống phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá, nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để thực hiện sự giúp đỡ có hiệu quả của Nhà nước đối với làng nghề truyền thống, cần xây dựng một chiến lược toàn diện, tiến hành điều tra khảo sát, quy hoạch tổng thể cho sự phát triển của làng nghề. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn nên tập trung vào những lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và du lịch,... Tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề trong cơ chế thị trường, cần chỉ đạo các cấp, nhất là cấp lãnh đạo địa phương theo dõi và nắm chắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nhằm giúp cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn mang tính khả thi cao. Từ đó, có kế hoạch phát triển mạnh mẽ những ngành nghề truyền thống mang hiệu quả kinh tế thiết thực, nhằm khai thác một cách đầy đủ nhất các lợi thế về lao động, về nguyên liệu và tay nghề,... Tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động của các hội nghề nghiệp. Trong cơ chế thị trường, sự ra đời của hội nghề nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì, thông qua các tổ chức này mà các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều người. Do vậy, nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ hội nghề nghiệp phát triển. 3.2.2. Nhƣ̃ng giải pháp riêng cho các nghề TTCN 3.2.2.1. Đối với nghề mây tre đan Tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như: - Củng cố và phát triển hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp mây tre đan Tiên Phong để HTX có đủ năng lực quy tụ người sản xuất; có điều kiện định hướng mặt hàng sản xuất thống nhất, có điều kiện hoạt động thị trường, xúc tiến thương mại, quan hệ giao dịch trức tiếp với bạn hàng. - Tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan thuộc các tỉnh có truyền thống và đã có nhiều kinh nghiệm như Hà Tây, Hà Nam về đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại Phổ Yên. - Có kế hoạch quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho nghề mây tre đan ở những xã miền núi của huyện và trợ giá giống cây như đối với trồng rừng, tạo điều kiện chủ động nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm. - Hỗ trợ kinh phí từ quỹ khuyến công để đào tạo nghề cho lao động, nhằm nâng cao tay nghề tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 mở rộng ra các xã, thị trấn khác để thu hút thêm nhiều lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm, góp phần tăng giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn huyện. 3.2.2.2. Đối với nghề sản xuất gạch đất nung * Tập trung giải quyết vấn đề tài chính, tạo điều kiện phát triển sản xuất gạch đất nung và coi đây là một trong những mục tiêu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Như đã đề cập trong phần thực trạng, nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển sản xuất gạch đất nung là tương đối lớn, trong khi đó khả năng nội bộ nền kinh tế của huyện còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện. Xem việc đầu tư sản xuất gạch đất nung như đầu tư cho cơ sở hạ tầng và ưu tiên đi trước một bước. Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, có chính sách khuyến khích các hộ cá nhân bỏ vốn đầu tư, liên doanh với nước ngoài hoặc tiếp nhận kỹ thuật cao để tổ chức sản xuất. Đối với các cơ sở đầu tư mở rộng hoặc xây dựng mới cần huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn vay ngân hàng, vốn tự có, vốn liên kết. Các cơ sở cần có biện pháp tiết kiệm để tạo tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và tăng cường hợp tác liên doanh khác để cùng góp vốn đầu tư vào sản xuất. Huy động các nguồn vốn trong dân cư bằng cách khuyến khích lập doanh nghiệp, HTX, khuyến khích các cá nhân sản xuất gạch đất nung theo đúng quy định, đồng thời huy động vốn này thông qua các hình thức trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp và cho phép tư nhân, tập thể góp vốn liên doanh với doanh nghiệp. Thu hút đầu tư của nước ngoài dưới hình thức hợp tác, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Tăng cường hình thức cổ phần để tạo thêm nguồn vốn, tăng sức cạnh tranh trong sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất sáng tạo, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 * Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu trước mắt và tạo tiền đề cho sự phát triển ngành sản xuất gạch đất nung trong tương lai trên địa bàn huyện. Ngành sản xuất gạch đất nung phát triển đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ văn hóa cao, có tay nghề vững vàng, có tác phong lao động công nghiệp và có kiến thức sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Vì vậy, huyện cần có kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật dưới các hình thức như: đào tạo tập trung, tại chức, đào tạo theo hợp đồng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Để đáp ứng kịp thời với đòi hỏi của ngành sản xuất gạch đất nung cần tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ ở các cơ sở sản xuất gạch đất nung để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho công nhân. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và quản lý cần được đào tạo thêm về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh, marketing... để thích ứng với thời đại trình độ công nghệ cao và nền sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. Các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất gạch đất nung cần tập trung vào cải tiến các khâu cơ bản trong dây chuyền sản xuất, trong công nghệ, kỹ thuật sản xuất, loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Nhanh chóng tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại để kịp thời hòa nhập với trình độ kỹ thuật và tránh sự tụt hậu sau vài thập kỷ. Ngoài ra, hoạt động khoa học công nghệ cần quan tâm với công tác tuyên truyền , thông tin quảng cáo những kinh nghiệm trong sản xuất gạch đất nung ở từng doanh nghiệp cũng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 tuyên truyền các mặt hàng sử dụng nguyên liệu tại chỗ, rẻ tiền (gạch không nung) để phục vụ nhu cầu xây dựng ở nông thôn. * Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất gạch đất nung. Phổ biến rộng rãi quy hoạch sản xuất gạch đất nung cho các ngành, các cấp chính quyền, các tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh để nghiên cứu, quản lý và chuẩn bị lực lượng tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Tăng cường hiệu lực quản lý của các phòng chức năng thuộc UBND huyện đối với sản xuất gạch đất nung trên địa bàn là hết sức cần thiết bằng cách sắp xếp lại sản xuất, tổ chức sản xuất theo quy hoạch và nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác, sản xuất không có giấy phép. Việc quản lý cần tập trung vào một đầu mối là Phòng công thương và có sự phân cấp rõ ràng cho cấp xã theo quy mô để quản lý chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất. Đối với tất cả các dự án đầu tư mới phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng. Các dự án phải trình các biện pháp xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và cam kết thực hiện. Cần xem xét và phê duyệt có chọn lọc các công nghệ, thiết bị tiên tiến, phù hợp vào các khu công nghiệp. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động khai thác đất sét bằng cách đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép các mỏ sét và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, ổn định sản xuất và phát triển có sự quản lý của Nhà nước. Tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh rõ ràng, thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế. Đây là một biện pháp có tác động kích thích mạnh mẽ tới sự phát triển ngành sản xuất gạch đất nung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Mở rộng thị trường tạo điều kiện cho sản xuất gạch đất nung phát triển bằng sự hỗ trợ của các phòng chức năng của huyện và tự bản thân hoạt động của các doanh nghiệp. Huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất gạch đất nung trên địa bàn tham gia các hội trợ, triển lãm trong nước để thông tin quảng bá những sản phẩm của mình và các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải tự mở rộng hệ thống tiếp thị, xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường trong nước, có cơ chế khuyến khích môi giới bán hàng và tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường có nhiều triển vọng là Hà Nội và các vùng lân cận. Ngoài ra các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường khu vực nông thôn để tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng, khả năng thanh toán để làm cơ sở cho việc sản xuất các sản phẩm gạch đất nung mà thị trường đòi hỏi. Huyện cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về mọi mặt kể cả năng lực, chất lượng, giá cả sản phẩm, nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh đối với xã hội và người tiêu dùng theo đúng quy định của Nhà nước. Bổ sung thêm lực lượng các cán bộ chuyên ngành khai thác và sản xuất gạch đất nung tại cơ quan cấp huyện và xã để theo dõi, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động đầu tư khai thác và sản xuất gạch đất nung. Vì vậy, đối với các cơ quan chức năng của huyện cần tiến hành một số công việc về quản lý như: điều tra cụ thể các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất gạch đất nung trên địa bàn huyện để nắm chắc số lượng cơ sở sản xuất và năng lực sản xuất sản phẩm; tổ chức sắp xếp lại sản xuất trên cơ sở đăng ký hành nghề và kinh doanh, kiên quyết xóa bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, xử lý các đơn vị, cá nhân sản xuất vị phạm Luật đất đai, Luật tài nguyên, di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 3.2.2.3. Đối với nghề chế biến chè khô + Các hộ gia đình cần chú trọng đến công tác cải tạo và đưa giống mới vào sản xuất, cụ thể là cải tạo các vườn, đồi chè trung du lá nhỏ để nâng cao chất lượng chè búp và khả năng chống chịu sâu bệnh. Đưa các giống chè có năng suất cao vào trồng trên các khu ruộng, vườn thích hợp như giống chè Bát Tiên, chè LDPI, chè TRI777. + Trong chế biến cần chú trọng tới việc hái chè, tổ chức chế biến kịp thời và đưa các thiết bị cơ khí và bán cơ khí vào quá trình chế biến chè trong các nông hộ để nâng cao chất lượng sản phẩm chè khô. + Tập huấn cho các hộ kỹ thuật bảo quản, ủ hương để làm tăng giá trị sản phẩm chè khô. + Huyện cần nhanh chóng đề xuất để tỉnh sớm công nhận làng chè, nhằm giúp các hộ nhận được nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: 1. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận kinh tế quan trọng của huyện Phổ Yên. Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp là biểu hiện cụ thể của việc phát triển hiệu quả và bền vững tại địa phương. Nó có tác động tích cực trong việc phân công lại lao động xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa các vùng nguyên liệu, giữa các thành phần kinh tế, tạo cho người lao động có thêm việc làm và tăng thu nhập. Thông qua việc bán sản phẩm mang bản sắc riêng của các địa phương trong huyện, các nghề tiểu thủ công nghiệp đã giới thiệu những nét đẹp văn hóa với các khách hàng trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc, từ đó tạo ra những giá trị văn hóa mới, xây dựng quan hệ cộng đồng văn hóa xã hội trong nông thôn ngày càng tốt đẹp. 2. Trong những năm qua các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tựu phát triển. Các cơ sở sản xuất không ngừng tăng lên về số lượng và về quy mô với các sản phẩm đa dạng, phong phú. Các nghề tiểu thủ công nghiệp đã thu hút lao động cả trong và ngoài độ tuổi lao động, giải quyết số lao động nông nhàn và tạo việc làm cho cả lao động ở các địa phương khác. Thu nhập tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, số hộ có kinh tế khá, giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm một cách rõ rệt qua các năm. Bức tranh về cuộc sống nông nghiệp, nông thôn Phổ Yên ngày càng thêm những mảng màu tươi sáng. 3. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên còn có một số điểm yếu kém cần khắc phục: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 - Các cơ sở sản xuất nhìn chung còn nhỏ, chủ yếu dưới hình thức các hộ gia đình. Tổ chức theo kiểu tự phát, ít có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thiếu thông tin về thị trường và giá cả. Các cơ sở thường bán hàng qua trung gian nên bị ép giá, giá trị ngày càng thấp. Chưa chủ động về thị trường nên nhiều khi diễn ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như tranh giành khách hàng, nhái mẫu mã… - Trình độ học vấn, tay nghề của các chủ cơ sở và người lao động còn thấp nên gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường và đưa các mẫu mã mới vào sản xuất. - Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường khởi nghiệp từ nông nghiệp nên vốn tích lũy thấp. Do thị trường vốn trong huyện chưa phát triển mạnh nên các cơ sở thường gặp khó khăn khi cần tăng thêm vốn, phổ biến tình trạng có vốn đến đâu thì đầu tư đến đó nên việc mở rộng quy mô sản xuất bị hạn chế. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn mang tính thời vụ, chịu tác động của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm nông nhàn thì rộ lên, còn khi vào thời vụ cấy, gặt thì các hộ ngừng lại để dành thời gian cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điển hình cho tính thời vụ này là nghề mây tre đan và sản xuất gạch ngói nung. - Phần lớn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn. Khoảng 90% công đoạn sản xuất sử dụng công cụ bằng tay, chỉ có một số rất ít sử dụng công cụ nửa cơ giới hoặc công cụ nửa cơ giới hoặc sự dụng máy chạy điện, chất lượng sản phẩm bị hạn chế, năng suất lao động thấp và nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn. 4. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đã đưa ra các giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng ngành nghề TTCN. Nếu các giải pháp này được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 thực hiện tốt thì chúng ta tin rằng trong những năm tới các nghề tiểu thủ công nghiệp của Phổ Yên sẽ còn có nhiều bước tiến mới, đem lại những hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội cho huyện nói riêng và cho cả tỉnh Thái Nguyên. KIẾN NGHỊ: * Đối với Nhà nước - Cần tổng kết kinh nghiệm phát triển các nghề TTCN ở Việt Nam trong thời gian qua và xây dựng một chương trình toàn diện và cụ thể về phát triển các nghề TTCN trong chương trình tổng thể về CNH, HĐH nông thôn. - Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển của các nghề TTCN. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp hỗ trợ về ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất TTCN. * Đối với các cấp chính quyền địa phương - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công nhằm kịp thời khuyến khích các nghề TTCN phát triển. - Tổ chức những cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về thị trường một cách thường xuyên và cập nhật cho các cơ sở sản xuất TTCN. - Tăng cường chính sách tín dụng, liên kết chặt chẽ các ngân hàng tại địa phương nhằm hỗ trợ về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất TTCN. - Tăng cường hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở các cơ sở sản xuất TTCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 - Cấp huyện nên dành một phần kinh phí nhất định trong kinh phí ngân sách cấp hàng năm nhằm hỗ trợ cho phát triển công nghiệp địa phương nói chung và các nghề TTCN nói riêng. * Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp - Tranh thủ và bố trí sử dụng các nguồn lực hiện có và sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. - Tăng cường hợp tác, liên kết với nhau và với các đối tác nhằm nâng cao sức mạnh trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm giữ vững uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở các cơ sở sản xuất TTCN huyện Phổ Yên trên thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Bình (2006), Những tác động của yếu tố văn hoá - xã hội trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 2. Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo "Mỗi làng một nghề", Hà Nội. 4. Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Hà Nội. 5. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội. 6. Cục xúc tiến thương mại (2004), Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đi các nước trên thế giới, Hà Nội. 7. Cục Thống kê Thái Nguyên (2006), Báo cáo kết quả điều tra thực trạng cây chè trên địa bàn Thái Nguyên, Thái Nguyên. 8. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hoàng Kim Giao (1996), Làng nghề truyền thống – Mô hình làng nghề và phát triển nông thôn, Kỷ yếu Hội thảo Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, tr. 73 - 82. 10. Đỗ Thị Hảo (2001), Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 11. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng (2007), "Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á", Tạp chí Công nghiệp, 6(1), tr.53 - 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 12. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến (2006), Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Đình Phan (2005), Vấn đề phát triển nghề TTCN trong quá trình hội nhập, Khuyến công, 11(2), tr. 7 - 9. 14. Ngọc Sơn (2005), Tình hình phát triển làng nghề ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Báo Thái Nguyên ra ngày 6/10/2006. 15. Nguyễn Viết Sự (2001), Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. 16. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008. 17. Minh Thu (2003), "Nghề thêu xưa và nay", Tạp chí Di sản, 11(1), tr. 56 - 57. 18. Nguyễn Đức Toàn (2005), "Làng thêu Quất Động", Tạp chí Di sản, 4(13), tr. 7 - 8. 19. Nguyễn Kế Tuấn (1996), "Một số vấn đề về tổ chức sản xuất ở các làng nghề thủ công", Kỷ yếu Hội thảo Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, tr. 83 - 92. 20. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008, Phổ Yên. 21. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2008), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2007, Phổ Yên. 22. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2007), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2006, Phổ Yên. 23. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Phổ Yên. 24. Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo đánh giá tình hình các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện, Phổ Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 25. Uỷ ban nhân dân xã Tiên Phong, Đắc Sơn, Trung Thành, Thuận Thành, Phúc Thuận, Phúc Tân, Bắc Sơn (2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. 26. Quy hoạch VLXD tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 PHỎNG VẤN BÁN CÁU TRÚC (SEMI - STRUCTURED INTERVIEW) i. CHẾ BIẾN CHÈ KHÔ THỦ CÔNG * Đối tƣợng hỏi: cán bộ Phòng công thƣơng huyện, cán bộ UBND xã 1) Diện tích, sản lượng, giống chè đang được bà con sử dụng? 2) Các công ty kinh doanh, chế biến chè hiện có trên địa bàn? 3) Địa phương có bao nhiêu hộ chế biến chè khô thủ công? Phân bố của các hộ theo thôn, xóm? 4) Chính sách của địa phương đối với nghề chế biến chè khô thủ công? ( các hoạt động đã triển khai về giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm, về vốn, tập huấn trồng chăm sóc, hỗ trợ máy chế biến, xây dựng mô hình…) 5) Xu hướng phát triển hoạt động chế biến chè thủ công? 6) Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nghề chế biến chè khô thủ công? 7) Địa phương có kế hoạch, giải pháp gì để phát triển nghề này? * Đối tƣợng hỏi: hộ chế biến chè khô thủ công 1) Diện tích chè hiện có, giống chè đang sử dụng? 2) Là thành viên HTX, tổ hợp tác, công ty? 3) Thời vụ chế biến? 4) Trung bình mỗi ngày, tuần, tháng chế biến được bao nhiêu kg chè? Chủng loại sản phẩm? 5) Các công đoạn chế biến? 6) Để chế biến 1 kg chè khô cần bao nhiêu kg chè tươi? Giá thị trường của chè tươi? 7) Giá bán chè khô trung bình? Mùa đắt, mùa rẻ? 8) Ai là khách hàng chủ yếu? 9) Phương thức bán chè khô? Thuận lợi, khó khăn chủ yếu? 10) Chi phí chế biến 1 kg, 10 kg chè khô: chè ngon, trung bình (chi phí về nguyên liệu, về nhiêu liệu, về lao động., khấu hao máy móc chế biến). 11) Nguồn vốn cho sản xuất? Thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận vốn? 12) Thu nhập mỗi tháng từ bán chè khô? 13) Thu nhập so với trồng lúa và các ngành nghề nông nghiệp khác? 14) Đâu là thuận lợi, khó khăn chủ yếu? 15) Kiến nghị của hộ để phát triển nghề này? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 II. SẢN XUẤT GẠCH NGÓI NUNG * Đối tƣợng hỏi: Cán bộ địa phƣơng: Cán bộ phòng công thƣơng huyện, cán bộ UBND xã. 1) Tổng số cơ sở sản xuất gạch, ngói nung, ngói xi măng…? Phân bố theo thôn, xóm? 2) Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động sản xuất gạch ngói, nung? 3) Tiềm năng phát triển của nghề này?Tại sao? 4) Quan điểm của địa phương về hoạt động này? Những chính sách của địa phương? (quy hoạch, hỗ trợ, khuyến khích hay không, vốn, nhân công, công nghệ đốt lò, xử lý ô nhiễm vv…)? 5) Phương hướng quản lý, hỗ trợ của địa phương trong thời gian tới? * Đối tƣợng hỏi: các hộ sản xuất gạch nung 1) Trung bình mỗi năm sản xuất bao nhiêu lò? Quy mô bình quân một lò? 2) Là thành viên HTX, doanh nghiệp...? 3) Số lao động tham gia? Có thuê ngoài không? Tiền công, thời gian thuê, số lượng nhân công?Thuận lợi, khó khăn về lao động? 4) Nguồn đất nguyên liệu sản xuất? Thuận lợi, khó khăn về nguyên liệu? 5) Vốn cho sản xuất? Thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận vốn? 6) Quy trình sản xuất?Cách thức giảm thiểu ô nhiễm? 7) Chi phí để sản xuất 1 vạn viên, 1 lò? 8) Giá bán? Biến động giá theo thời vụ? 9) Doanh thu tính trên 1 vạn viên, 1 lò?Lãi 1 vạn viên, lãi tính trên 1 lò? 10) Khách hàng chủ yếu? Phương thức bán hàng? 11) Thuận lợi, khó khăn đang gặp phải (về vốn, lao động, đất đai, công nghệ……)? 12) Hướng phát triển trong thời gian tới? 13) Kiến nghị của hộ để phát triển nghề này? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 III. NGHỀ MÂY TRE ĐAN * Đối tượng hỏi: Cán bộ Phòng công thương huyện, cán bộ UBND xã 1) Tình hình phân bố cơ sở sản xuất? Số lượng? 2) Nghề này có tiềm năng phát triển không? Tại sao? 3) Ưu điểm, nhược điểm của nghề mây tre đan? 4) Sự quan tâm của địa phương đến nghề này? (quy hoạch, hỗ trợ, khuyến khích hay không, vốn, nhân công, công nghệ đốt lò, xử lý ô nhiễm vv…)? 5) Phương hướng quản lý, hỗ trợ của địa phương trong thời gian tới? * Đối tượng hỏi: cán bộ HTX, hộ làm nghề mây tre đan. 1) Số hộ tham gia? Số lao động? Thu nhập bình quân một lao động? 2) Là thành viên HTX, doanh nghiệp...? 3) Sản phẩm chính?Khách hàng? Phương thức bán hàng? những thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ? 4) Trung bình mỗi ngày, mỗi tháng làm được bao nhiêu sản phẩm? 5) Số lao động tham gia? Có thuê ngoài không? Tiền công, thời gian thuê, số lượng nhân công? 6) Nguồn nguyên liệu sản xuất?Số lượng cần thiết để sản xuất cho 1 sản phẩm, trong 1 tháng..? Thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận nguyên liệu? 7) Vốn cho sản xuất? Thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận vốn? 8) Kỹ năng sản xuất? Có được tập huấn, đào tạo? 9) Mặt bằng cho sản xuất? 10) Quy trình sản xuất? Có gây ô nhiễm môi trường không? 11) Chi phí để sản xuất? 12) Giá bán? Biến động giá theo thời vụ? 13) Thu nhập một ngày công lao động? Thu nhập bình quân tháng? 14) Hướng phát triển trong thời gian tới? 15) Kiến nghị để phát triển nghề này? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 PHÂN TÍCH CÂY VẤN ĐỀ * Mục đích − Để xác định các vấn đề chính phát triển các nghề TTCN; − Để phát hiện ra các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ; − Để xác định hướng để xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. * Cách thực hiện − Xác định vấn đề chính trong phát triển các nghề TTCN ; − Ghi lại vấn đề chính ở một trung tâm của tờ giấy ; − Xác định các nguyên nhân của vấn đề chính ; − Tìm hiểu các nguyên nhân, hậu quả; − Thảo luận với người dân về các khả năng giải quyết vấn đề chính . Dạng thông thường của cây vấn đề VẤN ĐỀ CHÍNH TTCN Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2 Nguyên nhân 3 Hậu quả 3 Hậu quả 1 Hậu quả 2 Nguyên nhân 1.1 Nguyên nhân 1.2 Nguyên nhân 2.1 Nguyên nhân 3.1 Nguyên nhân 2.2 Nguyên nhân 3.2 Nguyên nhân 3.1.1 Nguyên nhân 1.1.1 Nguyên nhân 3.1.2 Nguyên nhân 1.1.2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 PHÂN TÍCH MẶT MẠNH, MẶT YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC (PHÂN TÍCH SWOT) * Mục đích − Để tìm ra các ý tưởng và các giải pháp cho phát triển các nghề TTCN; − Tìm ra các sáng kiến nhằm khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của vấn đề nghiên cứu . * Cách thực hiện − Chuẩn bị một ma trận với 4 ô vuông trên tờ giấy; − Viết lên 4 ô các chữ: mặt mạnh , mặt yếu, cơ hội, thách thức; − Cùng suy nghĩ với người dân địa phương để tìm ra các ý kiến đóng góp một cách chi tiết ; − Thảo luận về những lựa chọn để khắc phục các điểm yếu và th ách thức , tận dụng và phát huy những điểm mạnh và các cơ hội tiềm năng . Mặt mạnh Mặt yếu Cơ hội Thách thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 PHIẾU ĐIỀU TRA Về sản xuất, kinh doanh TTCN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Xóm:………………………………………………………………………..… Xã: ..................................................................................................................... Huyện: Phổ Yên Tỉnh: Thái Nguyên I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ Họ và tên chủ hộ (chủ cơ sở):………………………………Giới tính………..…….. Điện thoại:……………………………………………………………………..…….. Tuổi:………………………Tuổi nghề……………..Dân tộc..………….................... Trình độ văn hoá của chủ hộ: (ghi rõ học hết lớp mấy:...............................) 1 – Cấp 1; 2 – Cấp 2; 3 – Cấp 3; 4 – Không biết chữ; Trình độ chuyên môn……………………. Đã dự ít nhất 1 lớp tập huấn: Sơ cấp: ; Trung cấp: ; Đại học: Ghi rõ tên lớp, thời gian, địa điểm:........................................................................................................................ ...... ...................................................................................................................................... Số nhân khẩu của hộ............................Số lao động của hộ........................................... Ngành nghề sản xuất:.................................................................................................... Sản phẩm chính:............................................................................................................ II. THÔNG TIN RIÊNG 1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm TT Loại sản phẩm Số lƣợng Giá bán Nơi tiêu thụ Buôn Lẻ Trong tỉnh Ngoài tỉnh Xuất khẩu 1. 2. 3. 4. 5. 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 Theo ông (bà) thì: - Thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là: Trong tỉnh Ngoại tỉnh Xuất khẩu - Ông (bà) hay bán sản phẩm với hình thức nào dưới đây: Bán buôn Bán lẻ - Ông (bà) có phải vận chuyển hàng đến cho khách không? Có Không - Khách hàng thanh toán tiền hàng tại thời điểm: Trước khi nhận hàng Sau khi nhận hàng Khách nợ - Cơ sở của ông (bà) có phải đóng thuế không? Có Không; Số tiền thuế là?......................................... - Hướng tiêu thụ trong thời gian tới là: Trong tỉnh Ngoại tỉnh Xuất khẩu - Ông (bà) có cho là chất lượng sản phẩm của mình đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Có Không - Ông (bà) có quảng cáo cho sản phẩm của mình không? Có Không; Phương tiện quảng cáo là: Báo hình Báo nói Báo viết Tranh ảnh biển quảng cáo Phương tiện quảng cáo khác: ………………………………………………………………………………………. - Trung bình mỗi ngày (tuần/tháng/năm) gia đình ông bà làm được bao nhiêu sản phẩm……………………………………………………..……………………… - Xin ông (bà) vui lòng cho biết những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 + Thuận lợi:………………….......…………………………………………………… ………………………………….......………………………………………………… ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................. .......... + Khó khăn:……….......……………………………………………………………… ……………………………………………...………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………... ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................. .......... 2. Tình hình lao động a. Lao động của hộ TT Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Trong tuổi lao động Dƣới tuổi lao động Trên tuổi lao động 1 Số lao động - LĐ thường xuyên - LĐ không TX 2 Trình độ đào tạo - Đã qua đào tạo - Chưa qua đào tạo 3 Kinh nghiệm sản xuất - Dày dặn kinh nghiệm - Kinh nghiệm trung bình - Mới học nghề Theo ông (bà) thì: - Lượng lao động hiện tại là: Thừa Thiếu Đủ - Nhu cầu LĐ trong thời gian tới: Tăng Giảm Giữ nguyên - Lao động đã đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa: Chưa Rồi - Trình độ lao động trong thời gian tới cần: Qua đào tạo LĐ phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 b. Lao động thuê ngoài TT Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Trong tuổi LĐ Dƣới tuổi LĐ Trên tuổi LĐ 1 Số lao động - LĐ thường xuyên - LĐ không thường xuyên 2 Trình độ đào tạo - Đã qua đào tạo - Chưa qua đào tạo 3 Kinh nghiệm sản xuất - Dày dặn kinh nghiệm - Kinh nghiệm trung bình - Mới học nghề 3. Tình hình nguyên liệu và máy móc phục vụ sản xuất a. Nguyên liệu TT Loại nguyên liệu ĐVT Số lƣợng Giá Trong đó Tự có Mua ngoài 1. 2. 3. 4. 5. 6. Theo ông (bà) thì: - Giá nguyên liệu là: Đắt Rẻ Hợp lý - Thị trường nguyên liệu là: Ổn định Không ổn định - Nhu cầu cho thời gian tới là: Tăng Giảm Giữ nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 b. Máy móc công cụ sản xuất (tại thời điểm điều tra) TT Loại công cụ máy móc Số lƣợng Đơn giá lúc mua (1000 đ) Năm mua Giá trị còn lại (1000 đ) Ghi chú 1. 2. 3. 4. 5. 6. 4. Tình hình vay vốn của hộ năm 2008 - Nguồn vốn Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đ) Lãi suất (tháng) Năm vay Thời hạn (tháng) Mục đích sử dụng Khó khăn khi vay 1. Vốn tự có 2. Vốn vay + NH NN & PTNT + NH chính sách + NH khác + Dự án + Tư nhân - Tình hình sử dụng vốn năm 2008 Sử dụng vốn Giá trị Ghi chú Tổng số Dùng cho SX nghề - Mua sắm thiết bị, máy móc - Mua sắm nguyên liệu Dùng cho SX nông nghiệp Dùng vào mục đích khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 5. Tình hình thu, chi của hộ TT Nguồn thu Giá trị Chi phí Giá trị Ghi chú 1 Thu từ SX nghề Chi cho SX nghề 2 Thu từ SX nông nghiệp Chi cho SX nông nghiệp 3 Thu khác Chi khác Trung bình hộ ông (bà): - Thu từ sản xuất nghề là:………………………………………................/tháng/năm - Thu từ sản xuất nông nghiệp là:……………………………………......../tháng/năm - Có các khoản thu khác là:…………………………………………........./tháng/năm 6. Chi phí phải trả cho lao động thuê ngoài - Lao động thường xuyên:…………………………………...…................./tháng, SP - Lao động không thường xuyên:……………………………………........./tháng, SP - Theo ông (bà), công lao động như vậy là: Cao Thấp Vừa phải 7. Chi phí để sản xuất sản phẩm bao gồm những loại gì Loại chi phí Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3 Sản phẩm 4 Nguyên liệu Khấu hao máy móc Công lao động Chi phí khác 8. Quy mô sản xuất trong thời gian tới của ông (bà) là: Giữ nguyên Mở rộng Thu hẹp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 9. Điều kiện sản xuất (cơ sở hạ tầng) - Giao thông:………………………………………………………………………. - Điện:……………………………………………………………………………... - Nước:…………………………………………………………………………….. - Vệ sinh an toàn lao động và môi trường:………………………………………... 10. Đề xuất, kiến nghị của cơ sở (Với xã, huyện… và các cơ quan liên quan về cơ chế, chính sách, vốn, đất đai, kết cấu hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu..) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời những câu hỏi của chúng tôi! Ngày……… tháng………năm 200……….. Cán bộ điều tra Ngày….…tháng………năm 200………….. Xác nhận của chủ hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5LV_09_KTampQTKD_KTNN_DO XUAN LUAN.pdf
Tài liệu liên quan