Luận văn Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)" MS: LVDL-DLH016 SỐ TRANG: 79 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2010 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Tỉnh Champasac là một trong 4 tỉnh nằm ở phía Nam Lào, tiếp giáp với 3 tỉnh là Salavan, Xekong và Attapư. Tỉnh Champasac có đường biên giới tiếp giáp với hai quốc gia Campuchia và Thái Lan. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thị xã, 9 huyện) với diện tích tự nhiên là 15415 km2 và mật độ dân số trung bình là 41 người/km2 (năm 2007). Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế văn hóa, khoa học với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây cũng là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn sinh sống. Chính những đặc điểm này đã có ảnh hưởng đến sự phát triển dân số và tình hình kinh tế xã hội của Champasac từ trước đến này. Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các trường đại học và cao đẳng, các nhà máy, xí nghiệp, đã thu hút nhiều lao động và sinh viên các tỉnh đến sinh sống, học tập, nhờ đó quy mô dân số Champasac ngày càng lớn và phần lớn do gia tăng cơ học. Vấn đề dân số bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vấn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại và trong tương lai. Dân số và mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một vấn đề cần được quan tâm, nghìn nhận, phân tích và đánh giá. Làm được điều này sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac(CHDCND Lào)” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiêm vụ, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Phân tích đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac 1996-2008 - Phân tích mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac; định hướng sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải pháp nhằm phát triển cân đối giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về dân số, phát triển; mỗi quan hệ giữa dân số và sự phát triển. - Phân tích các đặc điểm về dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Căn cứ thực trạng dân số và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh để định hướng sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp nhẳm tạo sự cân đối, hài hòa giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội của Champasac. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu tác động dân số và kinh tế xã hội và ngược lại - Về không gian: Đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới hành chính hiện nay (gồm 1 thị xã và 9 huyện). - Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình phát triển dân số và kinh tế - xã hội của tỉnh Champasac từ năm 1996 đến 2008. Đây là giai đoạn có những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ về tình hình kinh tế - xã hội và những thay đổi rõ rệt về quy mô và đặc điểm dân số của tỉnh. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong nghững vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu nhân khẩu, chính trị, kinh tế trên thế giới.Nó là một quá trình, trong đó mỗi yếu tố phát triển theo những quy luật riêng và giữa chúng tồn tại những mỗi quan hệ chặt chẽ. Ảnh hưởng của dân số tới phát triển của kinh tế - xã hội, đã được các nhà dân số, kinh tế, chính trị trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn trong các tác phẩm của R.C.Sharma – Population Resources Environment and Quality of Life; Frank T.Denton và Byron G. Spener – Population and the Economy; Parks.S Tăng trưởng và phát triển. Ở Việt Nam, những năm cuối thập kỳ 80 đã có các công trình nghiên cứu của GS.TS. Đặng Thu, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tuệ, GS. Đào Thế Tuấn về vấn đề mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội, tác phẩm “Dân số và phát triển ở Việt Nam” của Patrick Gubry, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Thúy Hương. Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM” của PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng trường Đại học Sư phạm TP.HCM. “Sự biến đổi dân số và phân bố dân cư nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” của Khămmani Suriđết trường đại học sư phạm Viêng Chăn. Tuy nhiên, ở tỉnh Champasac cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac, vì vậy, rất khó khăn để cho tôi thực hiện tốt đề tài này. 4. Hệ quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số có thể chịu ảnh hưởng của sự phát của kinh tế - xã hội và ngược lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và phát triển như là một hệ thống kinnh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. 4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và phát triển của tỉnh không thể tách rời vấn đề dân số và phát triển của các tỉnh lân cận, của phía Nam và của cả nước. Vì dân số và phát triển kinnh tế - xã hội của tỉnh Champasac, có lien hệ không chỉ trong tỉnh mà còn có mối lien hệ với những lãnh thổ liên kề. 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Sự tăng trưởng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu . 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp sưu tầm Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về dân số tỉnh Champasac cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhuần nhuyễn mang lại nhiều lợi ích. Vì dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đẩy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra. 5.3. Phương pháp bản – biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mền Arcview và Map info dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Thực ra là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được. 5.5. Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 6. Các đóng góp chính của đề tài - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận về dân số, phát triển và mối quan hệ giữa dân số và phát triển. - Phân tích các đặc điểm dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. - Phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. - Dựa báo sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cân đối mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm các phần: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Champasac Kết luận

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp: chưa có nhiều giờ thực hành do cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh. Công tác hướng nghiệp học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT chưa được thực hiện một cách bài bản, do ở Lào nói chung, Champasac nói riêng chưa có nhiều trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp để học sinh lựa chọn. Bên cạnh đó công tác xã hội hóa trong đào tạo của tỉnh vẫn còn hạn chế cả quy mô lẫn ngành nghề đào tạo. Tóm lại hệ thống giáo dục và đào tào của tỉnh Champasac đã đạt được một số thành quả nhất định, quy mô giáo dục tiếp tục tăng ở các bậc học, cấp học. 2.3.2.2. Y tế . Những năm gần đây ngành y tế của Champasac đã có những bước thay đổi đáng kể. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện một cách tích cực, có hiệu quả nên đã ngăn chặn không để lại dịch xảy ra trong nhiều năm liền. Ngành y tế Champasac thường xuyên thực hiện các chương trình như: tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi, cho phụ nữ mang thai, chương trình nhỏ vitamin A và uống thuốc tẩy giun sán cho trẻ, chương trình chống sốt rết, sốt xuyết huyết. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn phối hợp với Sở y tế thành phố HCM – VN thực hiện các đợt phẫu thuật miễn phí cho trẻ hở hàm ếch, phẫu thuật màng mắt cho người già. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em đạt kết quả tương đối tốt. Đối với các bà mẹ trong giai đoạn mang thai được khám đình kỷ, được nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và đưa ra những thực đơn kiểu mẫu nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Nhờ đó cũng đã giảm một phần tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng . Tại Pakse trung tâm đã có có bệnh viện lớn đáp ứng nhu cầu khám chứa bệnh, điều trị của người dân xung quanh, nhưng mạng đưới y tế từ huyện đến các bản chưa được đầu tư phát triển một cách thích đáng. 1996 1999 2002 2005 2008 Số cơ sởy tế(cơ sở/ vạn dân) 0.21 0.2 0,18 0,19 0,17 Giường bệnh (giường/vạn dân) 1,09 10 12,3 9,6 10 Cán bộ y tế( người/vạn dân) 20.58 19.59 17.6 16.46 17.95 Bảng 2.21. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế của tỉnh Champasac thời kỳ 1996-2008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac (1996-2008) Số cơ sở y tế gần như không tăng, từ 68 cơ sở y tế năm 1996 chỉ tăng lên 69 năm 2005 và 72 cơ sở ( năm 2008). Số giường bệnh đạt 690 giường năm 1996 giảm xuống còn 580 giường năm 2005 và năm 2008 số giường bệnh là 642 giường. Lý do là một bệnh viện tuyến huyện hoạt động không có hiệu quả nên đã giảm số giường bệnh (cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật không đáp ứng nhu cầu, người dân thường vượt lên tuyến tỉnh). Năm 1996 chỉ dừng ở mức 13,39 giường bệnh /vạn dân, chỉ 6 năm (năm 2002) số giường bệnh giảm còn 12,3 giường bệnh/ vạn dân và đến năm 2008 số giường bệnh tiếp tục giảm còn 10 giường bệnh/ vạn dân, lý do là do dân số tăng quá nhanh hơn việc nâng cấp cơ sớ y tế, một phần là do các cơ sở y tế cũ đã xuống cấp không sử dụng được và do nhà nước vẫn chưa được đầu tư vào ngành y tế nhiều, phần lớn các cơ sở y tế đã được xây dựng chủ yếu là do sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế. Giai đoạn 1996-2000, đội ngũ y tế có tăng nhưng không đáng kể, từ 1.060 người tăng lên 1.153 người. Nhưng đến năm 2005 số cán bộ y tế lại giảm xuống chỉ còn 994 người . Năm 1996 bình quân có 20,58 cán bộ y tế / vạn dân, đến năm 2008 giảm xuống còn 17,95 cán bộ y tế / vạn dân. Cán bộ y tế trình độ sơ cấp đang dần giảm, số cán bộ y tế đạt trình độ đại học, chuyên khoa, bác sĩ ngày một tăng, từ 120 người (2000) tăng lên 145 người (2008) . Bênh cạnh đó, ngành y tế tỉnh Champasac vẫn còn nhiều tồn tại như hệ thống tổ chức, phân bố y tế không đều, chuyên khoa phẫu thuật, nhi, lao, tâm thần … một số bệnh chưa có giải pháp khống chế hữu hiệu: tiểu đường, AIDS/ HIV, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cũng ở mức cao. Trong các bệnh viện vẫn còn gặp các vẫn đề nan giải đó là rác thải y tế, nước thải và việc xử lý, cùng với tình trạng kém vệ sinh chưa được khắc phục. 2.4. Mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội Champasac. 2.4.1. Dân số và tăng trưởng kinh tế . 1997 1999 2002 2005 2008 Tổng GDP (triệu Kíp) (giá hiện hành) 300,500 371,914 1.608,272 2.851,737 4.696,000 Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 68,76 10,66 48,8 19,09 16,62 Dân số (nghìn người) 526,255 549,662 574,798 603,880 642,651 Tốc độ tăng trưởng dân số(%) 2,19 2,19 1,9 1,17 2,7 Tốc độ tăng GDPso với tốc độ tăng dân số (lần) 31,19 4,86 25,68 16,31 6,13 Bảng 2.22. Tổng sản phẩm xã hội và dân số của tỉnh Champasac 1996-2008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Quy mô dân số và GDP của Champasac liên tục tăng, cụ thể tổng GDP năm 1997 300,500 triệu kíp nhưng đến 2008 đã tăng lên 4.696 triệu kíp tốc độ tăng trưởng GDP thường cao cấp nhiều lần so với tốc độ tăng dân số: năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP gấp 27,05 lần so với tốc độ tăng dân số, đến năm 2005 là 16,31 và xuống còn 6,13 lần (năm 2008). Theo tính toán của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO): nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân tăng ít nhất là 4% mới đảm bảo việc làm cho số người lao động tăng thêm và giữ mức sống của dân cư. Với tốc độ tăng trưởng GDP và dân số như vậy, thu nhập bình quan đầu người của Champasac cũng liên tục tăng lên. 1997 1999 2002 2005 2008 GDP bình quan (triệu kíp/người) 0,57 2,72 2,79 4,70 6,23 Tỉ lệ tăng GDP/ người(%) 65.5 9.03 38.61 23.96 14.55 dân số(nghìn người) 526,255 549,662 574,798 603,880 642,651 Tỉ lệ gia tăng dân số(%) 2.19 2.19 1.9 1.17 2.7 Bảng 2.23. Dân số và thu nhập bình quân của tỉnh Champasac thời kỳ 1997-2008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh Champasac ngày một tăng. Chỉ từ 0,57 triệu kíp/người /năm(1997) đã tăng lên 4,7 triệu kíp/ngưới / năm (năm 2005) gấp 8,24 lần và năm 2008 thu nhập bình quân trên đầu người là 6,23 triệu kíp/ ngưới / năm gấp 10,92 lần năm 1997. Tỉ lệ tăng GDP/người ở mức cao, trên 14%/năm. 2.4.2 Dân số và lao động. Bảng 2.24. Quy mô dân số và lao động của tỉnh Champasac Đơn vị; người 1998 2000 2005 2008 Tốc độ tăng trưởng 1998 -2008(%) Dân số,nguồn lao động 537831 561553 603880 642.651 1.78 Số người trong độ tuổi lao động 310.329 316.716 356.552 333.946 0.73 Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động 27.429 30.323 35.025 35.938 2.7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình của Champasac thời kỳ 1998-2008 là 1,78%/năm, mức tăng dân số trong độ tuổi lao động là 0,73%, thấp hơn so với mức tăng trưởng dân số. Số liệu trên cũng phần nào cho thấy dân số Lào thuộc loại hình dân số trẻ. Cũng trong cùng giai đoạn này số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động với tốc độ tăng trường trung bình 2,7% . Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính của tỉnh cũng ảnh hưởng đến nguồn lao động. Năm 1998, số người trong độ tuổi lao động chiếm 57,7% dân số, số người trên độ tuổi lao đọng chiếm 5,09% dân số. Năm 2008 số liệu tương ứng là 51,96% và 5,59%. Số trẻ em có xu hướng giảm từ 62,80% (1998) đến 57,55%(2008). Về cơ cấu dân số theo giới tính, tỉ lệ nữ cao hơn nam, nhưng những năm trở lại đậy tỉ lệ đó ở mức nhỏ, không đáng kể . Năm 1998 tỉ lệ nữ là 51,56%, nam đạt 48,44% nhưng đến 2008 tỉ lệ tương ứng lần lượt là 49,43% và 50,57%. Nguyên nhân tỉ lệ nữ lớn hơn nam năm 1998 là do vẫn còn ảnh hưởng của chiến tranh, một phần do sinh đẻ và nam giới đi tìm kiếm việc làm, đi khai hoang. Vì vậy làm cho cơ cấu dân số nam thấp hơn nữ giới, nhưng năm 2008 tỉ lệ nữ có tương đương với nam lý do chủ yếu là do quá trình sinh tâm lý vợ chồng trẻ mong muốn con trai nhiều hơn con gái. 2.4.3. Dân số và giáo dục. Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng học sinh trong tỉnh cũng tăng lên. Tổng số học sinh các cấp tăng từ 111.810 học sinh lên 125.161 học sinh với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này (1998-2008) là 8,12%, thấp hơn so với tốc độ tăng dân số. Số học sinh mẫu giáo tăng từ 4.186 lên 6.604 học sinh. Số học sinh phổ thông tăng lên từ 114.994 lên 125.161 học sinh với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là 0,84%. Số học sinh trên địa bàn tỉnh nếu tính tương quan với dân số thì số học sinh trên vạn dân có xu hướng giảm. Năm 1998 là 2.138 học sinh /vạn dân, đến 2008 giảm xuống còn 1.947 học sinh/ vạn dân. Bảng 2.25. Số trẻ em, số học sinh của tỉnh Champasac 1998 2008 Trẻ em từ 0-14 tuổi Số học sinh Trẻ em từ 0-14 tuổi 227,502 272,767 Số học sinh(Trừ HS chuyên nghiệp) 114,994 125,161 1.81 0.84 Số học sinh /vạn dân 2.138,10 1.947,57 Đơn vị; ngàn người Tốc độ tăng trưởng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Nếu tính đến số học sinh chuyên nghiệp ( học sinh trong các trường trung cấp, sinh viên trường cao đẳng, đại học) tăng lên khá nhanh, từ 391 sinh viên (1998) và 6,47 sinh viên / vạn dân tăng đạt 8.002 sinh viên (2008) và 124,51 sinh viên /vạn dân. Với tốc độ tăng trưởng khá cao. Sự tăng lên về số lượng số học sinh trong các trường chuyên nghiệp có mối quan hệ sự gia tăng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh do lực hút lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc. Do Champasac được coi là trung tâm của miền Nam, có nền kinh tế phát triển khá nhanh so với các tỉnh khác trong vùng nên thu hút được nhiều học sinh, ở các địa phương khác đến tham gia học tập. Như vậy phần nào phản ánh được chất lượng nguồn lao động đang ngày được chú trọng và nâng cao. Bảng 2.26. Số học sinh các cấp /vạn dân của tỉnh Champaqcsac Đơn vị: Học sinh 1996-1997 1999-2000 2004-2005 2007-2008 Số học sinh mẫu giáo 85.77 77.19 72.34 102,76 Số học sinh phổ thông 426.86 488.16 666.1 619,10 Số học sinh chuyên nghiệp 7.63 131.86 Tổng 520.26 565.35 870.3 721,86 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2008 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36 Số học sinh (nghìn người) 111,810 117,176 117,988 124,453 127,476 125,161 Bảng 2.27. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên và số học sinh tỉnh Champasac (1997-2008) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Phân tích mối tương quan giữa tỉ lệ gia tăng tự nhiên và số học sinh thời kỳ 1998-2008 của tỉnh Champasac nhận thấy được rằng khi tỉ lệ tăng tự nhiên giảm thì số lượng học sinh tăng lên. Giai đoạn này tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ 2,15% xuống còn 1,36% trong khi đó số học sinh không ngừng tăng lên. Như vậy khi giảm gia tăng dân số thì chất lượng cuộc sống được nâng cao, giáo dục cũng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn đặc biệt là về giáo dục trẻ em. 2.4.4. Dân số và y tế. So với tốc độ gia tăng dân số thì tốc độ tăng trưởng số cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh tăng không đáng kể trong cùng giai đoạn (1998-2008). Nếu giai đoạn này dân số tăng 1,19 lần thì số cán bộ y tế chỉ tăng 1,08 lần. Tốc độ tăng trưởng dân số thời kỳ này là 1,78% trong khi đó số cán bộ y tế chỉ tăng 0,84%. Do số cán bộ y tế tăng không đáng kể nên số cán bộ y tế trên vạn dân lại giảm xuống từ 20,95 cán bộ/ vạn dân (1998) xuống còn 17,95 cánbộ/ vạndân (2008). 1997 1999 2002 2005 2008 Quy mô dân số( người) 526.255 549.662 574798 603.88 642.651 Số lượng cán bộ y tế(người) 1,060 1,077 1,015 994 1153 Cơ sở y tế (cơ sở) 11 11 11 12 12 Cán bộ y tế /vạn dân 20.14 19.59 17.6 16.46 17.95 Bảng 2.28. Quy mô dân số, số lượng cán bộ y tế và cơ sở y tế tỉnh Champasac thời kỳ 1997-2008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và Biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em được quan tâm hơn. Việc tiêm chủng uống vitamin A không chỉ diễn ra ở các bệnh viện, bệnh xá, các nhân viên y tế còn mở những đợt tiêm chủng tại các trung tâm như chợ, trường học bản, làng. Vì vậy tỉ suất tử vong của trẻ em đã ngày một giảm, trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đẩy đủ… Tỉnh phối hợp với sở y tế diễn ra chủ trương khám bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, tìm các nguồn vốn từ nước ngoài để tạo quỹ giúp đỡ trẻ em mắc bệnh tim, hở hàm ếch được phẫu thuật miễn phí (cả chi phí phẫu thuật cộng chi phí đi lại ăn ở của người nhà đến chăm sóc bệnh nhân)… . Tất cả những hoạt động thiết thực đó có được nhờ sự phát triển của ngành y tế cùng với việc thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh. Điều đó đã góp phần giảm tỉ lệ sinh, tạo điều kiện tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAC. 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển 3.1.1. Các quan điểm phát triển 3.1.1.1 Quan điểm chỉ đạo chung . Với vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh hơn so với các tỉnh trong cùng khu vực, Tỉnh Champasac có chính sách tập trung khai thác những thế mạnh của mình để tạo những bước đột phá có tính chất quyết định tiếp tục tăng trưởng về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất lượng của nền kinh tế. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong suất thời kỳ 2010-2020, đồng thời điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ, chế biến , Pakse phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2012. 3.1.1.2 Quan điểm hội nhập kinh tế Champasac chú trọng phát triển kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, chú trọng hội nhập quốc tế thu hút vốn công nghệ cao của các nước phát triển trên cơ sở đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; đồng thời có cơ chế thông thoáng, cải tiến quản lí thủ tục hành chính tạo lực hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn. Tỉnh cũng lực chọn các ngành có thế mạnh của như ngành dịch vụ, ngành trồng trọt các cây công nghiệp. Ngành chế biến gỗ, ngành khai thác khoáng sản… để nhanh chóng tạo ra sản phẩm tham gia vào thị trường các nước trong khu vực, đặc biệt có nước biên giới tiếp giáp như :Thái Lan, Campuchia. Đại hội lần thứ VI của đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 20 năm (2001-2020): “ Để thực hiện chiến lược trong 20 năm tới, chúng ta phải chia thành 2 giai đoạn như từ 2001-2010 và 2010-2020. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 là nhằm cải tạo và xây dựng nền kinh tế phát triển từng bước vững chắc, trước hết là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dừng việc chặt phá rừng trồng lúa một cách bừa bãi, giải quyết vấn đề nghèo đói, xây dựng cơ sở cho ngành công nghiệp hội nhập với khu vực và thế giới . Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước Champasac chủ trương tiến hành theo cách kế hạch được đề ra, đồng thời có những chính sách phủ hợp với thế mạnh của tỉnh. Chmpasac chú trọng đến kinh tế mở nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chủ động hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và cải tạo hệ thống tài chính, thực hiện nhiêm chỉnh chính sách tiết kiệm, phát triển mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội. Dựa vào nững đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý và những thế mạnh sắn có của mình, Champasac tập chung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những ngành lĩnh vực có lợi về lao động, tài nguyên sắn có trên địa bàn ,… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm, tăng thu nhập và mức sống dân cư. Đồng thời tỉnh chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và cân đối, chú trọng đầu tư phát triển nhanh hơn tỉ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP. Những năm tới đây mở rộng việc sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng Champasac thành vùng sản xuất chế biến cao su, cà phê, tiêu với quy mô lớn. Áp dùng kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. ngoài ra còn nghiên cứu thực hiện các dự án về điện lực, khai thác quặng, phấn đấu xây dựng vùng công nghiệp, mở rộng nâng cấp hệ thống đường bộ, xây dựng hệ thống nước máy cho vùng thị xã và các thị trấn, phát triển hệ thống viễn thông một cách đồng bộ. Về mạng lưới thương mại: xây dựng các trung tâm thương mại, nâng cấp hệ thống chợ, siêu thị tại các vùng, đặc biệt là nông thôn và các vùng giáp ranh. Nhằm rút ngắn sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa người giầu và người nghèo, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Để phát triển nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, tỉnh coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, xây dựng thêm mới các trường học, mở thêm chi nhánh các trường đại học tại Champasac. Tỉnh chủ trương tăng thêm ngân sách cho vĩnh vực giáo dục. 3.1.2. Các mục tiêu phát triển Bảng 3.1 Tổng hợp các chi tiêu phát triển kinh tế 2008-2020 Đơn vị: % 2008 2009-2010 2011-2015 2016-2020 Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế GDP 10,5 100 11 100 10,13 100 10 100 Nông nghiệp 4 45 41 4 38,78 6 5 26,5 Công nghiệp 16 26 16 28 16,5 29,11 16,5 40,4 Dịch vụ 17 29 18 31 16 32,11 15 33,10 Nguồn: nhiên giám thống kê và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020 Các mục tiêu phát triển của tỉnh Champasac theo từng giai đoạn như sau Đến 2010. Trước hết, ta thấy được rằng trong thời kỳ qua việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Champasac đã đạt được những thành tựu nhất định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong hơn 10 năm qua (1998-2009) đã tăng bình quân 10,5%, trong đó công nghiệp 15%/năm, các ngành nông lâm tăng 3,4%/năm, các ngành dịch vụ tang8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 827 USD/ người/năm. Mục tiêu đến năm 2010 là: - Tăng tỉ trọng GDP của tỉnh, trong thời kỳ 2008-2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình khoảng 11% /năm, trong đó công nghiệp đạt 4%/năm. - Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ từ 29% năm 2008 lên 31% GDP năm 2010, ngành công nghiệp chiếm 28% GDP, các ngành nông lâm giảm từ 45% GDP năm xuống còn khoảng 41% năm 2010. - Nâng cao thu nhập cho người lao động và nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân đầu người từ 730 USD/người/năm lên 1030 USD/người/năm. - Nâng cao sức khỏe cho người dân, tăng chiều cao và cân nặng, tăng tuổi thọ. Tăng số cán bộ y tế từ 17,95 người/vạn dân lên 18,5 người/vạn dân. - Phát triển cơ cấu hạ tầng và sử dụng nguồn vốn phát triển một cách hiệu quả, trước hết nâng cao hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật có tính chất quan trọng của quốc gia . Tiếp tục xây dựng các trục đường giao thông huyết mạch, cải tạo các trục đường liên tỉnh, phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Đến 2015. Champsac tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình trên 10,1% /năm thời kỳ năm 2011-2015. Trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng đạt 16,5% do thời kỳ này Champasac tiếp tục xây dựng các nhà máy chế biến cà phê, cao xu, may mặc. Còn ngành dịch vụ với mục tiêu đạt tốc độ 16% , các ngành nông lâm nghiệp là 6%. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, dịch vụ tăng 31% GDP năm 2010 lên 32,11%GDP năm 2015. các ngành công nghiệp từ 28%GDP lên 29,11%GDP, ngành nông lâm giảm từ 44% GDP xuống còn 38,78%GDP. - Về lao động – bảo hiểm xã hội. Phối hợp với bộ lao động để xây dựng trung tâm bồi dưỡng tay nghề cho người lao động tại tỉnh Champasac. Cùng với việc khuyến kích thúc đẩy mở rộng các trung tâm đào tạo nghề cho nhà nước cũng như tư nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong và ngoài nước. Đồng thời tạo việc làm cho số lao động tăng lên hàng năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. - Nâng cao mức sống cho lao động và nhân dân trong tỉnh, nâng thu nhập bình quân từ 1030 USD/người/năm lên 1333 USD người/năm, cao hơn mức trung bình của các tỉnh phía Nam Lào. - Tăng số cán bộ y tế đạt lên 19,2 người/1 vạn dân. - Phát triển cơ cấu hạ tầng, tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 13 từ Paksế đến cửa khẩu Vơn Kham (Lào – Campuchia ), tuyến đường 14 B từ Paksế đến khu di tích lịch sử thế giới Chùa Vặt Phu, tuyến đường 10B từ Paksế đến cửa khẩu quốc tế Xong Mịch (Lào - thái Lan), nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh. Đến 2020. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac đặt ra đến năm 2020. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn các tỉnh trong vùng, đạt trung bình 10% /năm, trong đó các ngành nông nghiệp đạt 5%/năm, các ngành công nghiệp đạt 16,5% /năm và dịch vụ ở mức 15%/năm. - Cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp, tăng từ 29,11% GDP năm 2015 lên 40,4% GDP năm 2020. Các ngành dịch vụ tăng từ 32,11% GDP lên 33,1% GDP. Giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm nghiệp, từ 38,78% GDP năm 2015 xuống còn 26,5% GDP năm 2020. - Tạo việc làm cho người lao động tăng lên hàng, tiếp tục giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao tay nghề cho người lao động, phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 35% lao động được qua đào tạo. - Nâng cao thu nhập cho người lao động và nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân trên đầu người từ 1333 USD người/năm 2015 lên 1698 USD người/năm 2020. - Về y tế, chú trọng phát triển y tế, nâng số cán bộ y tế từ 19,2 người/1 vạn dân năm 2015 lên 21 người/1 vạn dân năm 2020. - Để phát triển cơ sở hạ tầng, tỉnh tập trung xây dựng các tuyến đường huyết mạch, bắt đầu xây dựng các tuyến đường cao tốc song song xây dựng một số tuyến đường chính. - Hình thành các khu công nghiệp tại các huyện lân cận thù phủ tỉnh như: huyện Phathumphon, Ba cheang, ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các trung tâm dịch vụ thương mại, ngâng hàng… 3.2. Định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. 3.2.1.Dự báo, định hướng phát triển dân số . Dân số tỉnh Champasac được dự báo trên cơ sở giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học phủ hợp với tăng trưởng kinh tế. Nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, tỉnh chú trọng sử dụng nguồn lao động địa phương kết hợp nguồn lao động nhập cư trong các ngành sản xuất. Mục tiêu trong nhũng năm tới, tỉnh vẫn tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và phát triển mở rộng hệ thống đào tạo, hướng nghiệp nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Dự báo dân số . Bảng 3.2. Dự báo dân số tỉnh Champasac thời kỳ 2010-2020 2010 2015 2020 Tỉ lệ gia tăng dân số(%) 1,98 3,2 5,68 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên(%) 1,25 1,27 1,24 Tỉ lệ gia tăng cơ học(%) 0,73 1,93 3,15 Dân số (người) 665.915 785.000 1.087.000 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020 Đến năm 2010 dự báo dân số vào khoảng 665.915 người, năm 2015 khoảng 785.936 người và khoảng 1.087.000 người vào năm 2020. Theo định hướng của tỉnh, đến năm 2012, Pakse sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và dến năm 2020 sẻ trở thành đô thị loại II. Như vậy, tỉ lệ gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng khá nhanh để đạt được quy mô dân số như dự báo. Tỉ lệ gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh sẽ có xu hướng tăng từ 1,47% vào năm 2007 lên khoảng 5,68% năm 2020. Tỉ lệ gia tăng dân sớ như vậy là khá cao, tuy nhiên tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn có xu hướng giảm từ 1,36% xuống còn 1,24% vào năm 2020. - Dự báo lao động Do sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dân số trong độ tổi lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh. Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 60,42 % dân số (400500 người), đến năm 2015 chiếm khoảng 64,71% dân số (508000 người), năm 2020 chiếm khoảng 67,06% dân số (khoảng 729.000 người). Bảng 3.3. Dự báo lao động và việc làm tỉnh Champasac thời kỳ 2010-2020. Đơn vị :người 2010 2015 2020 Dân số 662.915 785.000 1.087.000 Dân số trong độ tuổi lao động 400.500 508.000 729.000 Tỉ lệ so với dân số (%) 60,42 64,71 67,06 Số lao động làm việc 348.500 459.000 682.000 Tỉ lệ lao động làm việc trong độ tuổi (%) 87,02 90,35 93,55 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020 - Giải quyết việc làm Tỉ lệ số người lao động có việc làm so với số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm 85,17%, dự bào đến năm 2010 chiếm khoảng 87,02%, năm 2015 chiếm khoảng 90,35 và sẽ đạt khoảng 93,55% vào năm 2020. Như vậy số lượng lao động sẽ ngày một tăng, tỉnh cần chú trọng đến chất lượng lao động bằng cách phát triển mạnh các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao. 3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế 3.2.2.1. Xây dựng các phương án phát triển. Dựa trên các yếu tố như điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và những bài học kinh nghiệm thực tế của Champasac để xây dựng các phương án phát triển. Cả 2 phương án có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phương an 1. Chủ trương đầu tư phát triển các ngành công nghiệp với cơ chế chính sách vẫn được duy trì. Phương án 2. Đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách vững chắc, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9,52% , thời kỳ (2001-2015) khoảng 10,43% và giảm xuống còn khoảng 8,6% thời kỳ (2015-2020). Như vậy phương án này tính trung bình, từ 2008-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 9,5%/năm. Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP phướng án 1. Đơn vị: Tỉ kíp(tính theo giá hiện hành) . Tốc độ tăng trưởng 2008 2010 2015 2020 2008- 2010 2010- 2015 2015- 2020 2008- 2020 Tổng GDP 4.696 5.808 10.483 18.474 10,62 11,81 11,33 11,41 Nông nghiệp 2.113 2.300 4.065 4.895 4,24 11,39 3,71 7,00 Công nghiệp 1.220 1.659 3.051 7.463 15,36 12,18 17,88 15,09 Dịch vụ 1.363 1.849 3.366 6.116 15,24 11,98 11,94 12,51 Bảng 3.5. Tăng trưởng GDP phướng án 2. Đơn vị: Tỉ kíp( tính theo giá hiện hành) . Tốc độ tăng trưởng 2008 2010 2015 2020 2008- 2010 2010- 2015 2015- 2020 2008- 2020 Tổng GDP 4.696 5.682 9.572 14.725 9,52 10,43 8,61 9,52 Nông nghiệp 2.113 2.329 3.637 4.028 4,86 8,91 2,04 5,37 Công nghiệp 1.220 1.590 2.775 5.690 13,24 11,13 14,36 12,83 Dịch vụ 1.363 1.763 3.160 5.007 12,86 11,67 9,20 10,84 Nguồn: nhiên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020 3.2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển . Dựa vào tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Champasac của trước đây: thời kỳ năm 2002-2005 đạt 6,73% /năm, thời kỳ năm 2005-2008 đạt mức 16,62% /năm. Dựa vào chiến lựa phát triển kinh tế -xã hội. Đại hội đảng Nhân dân Cách Mạng Lào lần thứ VII đề ra, nhằm xây dựng và giữ vững Champasac là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam Lào và cả nước đòi hỏi phải có những bước đi bứt phá để có quy mô kinh tế lớn hơn, chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn. Xuất phát từ các lợi thế. - Về vị trí địa lý: Nằm ở phái Nam của Lào với cao nguyên Boliven, khí hậu phù hợp với trồng cây công nghiệp, ngoài ra Champasac là một trong hai tỉnh nằm ở cả 2 bên tả ngạn, hữu ngạn của sông Mêkong, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực. Phía Nam giáp với vương quốc Campuchia và phía Tây tiếp giáp với vương quốc Thái Lan, thuận lợi trong việc mở rộng quân hệ hợp tác, trao đổi thương mại giữa các nước với nhau. Những năm gần đây tỉnh Champasac đã có những chính sách tập trung thu hút, đầu tư hình thành các xí nghiệp chế biến tại huyện Paksong, patumphon, Bachieng. Đặc biệt năm 2009 nhà máy bìa Lào đặt tại km 19 quốc lộ 13 trên địa bàn huyện Pathumphon, đã đi vào hoạt đông chiếm gần 10% GDP /năm, góp phần tăng ngân sách cho tỉnh. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Champasac vẫn tiếp tục phát huy lợi thế và cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế trong nước cũng như trong khu vực trên thế giới. Chọn phương án. Trong 2 phương án nêu ra ở trên, có thể lựa chọn phương án 2 là phù hợp hơn phướng này có tính đến thuận lợi và cả khó khăn, hạn chế trong thời gian tới. Với quan điểm phát triển gắn liền với bền vững. Tỉnh Chapasac đang nhận được đầu tư cả ở trong và ngoài nước, với những thuận lợi về vị trí điều kiện tự nhiên, đồng thời cũng gặp một số những khó khăn, hạn chế khi lựa chọn phương án này như, nguồn vốn hạn hẹp trong khi có việc đầu tư cơ cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đòi hỏi lượng vốn lớn . Theo kết quả tính toán của phướng án 2, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008-2010 là 9,52%/năm, thời kỳ 2010-2015 là 10,43%/năm, thời kỳ 2015-2020 là 8,61%/năm, như vậy tốc độ tăng trưởng chung của toàn thời kỳ 208-2020 là 9,52 %/năm. Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế lần lượt theo các thời kỳ tương ứng là : nông nghiệp 4,86% năm, 8,91%/năm, 2,04%/năm, 5,37%/năm; công nghiệp là 13,24% /năm, 11,13% %/năm, 14,36%/năm, 12,83%/năm; dịch vụ là 12,86%/năm, 11,67%/năm, 9,20%/năm và 10,08 %/năm. 3.3. Các giải pháp phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac đến năm 2020 3.3.1. Về dân số Xây dựng chính sách phát triển dân số theo phương hướng phủ hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cải tổ lại bộ máy cơ quan tổ chức dân số. Trước hết là các thành phần cán bộ trong sở y tế, ủy viên ban kế hoạch và đầu tư, nhằm mục đích đưa ra những chính sách cụ thể và phủ hợp. Sự phân bố dân cư không đều giữa các địa phương trong tình nên tỉnh cần quy hoạch, phân bố dân cư và phát triển kinh tế phủ hợp nhằm cân đối dân số giữa các địa phương . Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do giảm mạnh tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số vẫn ở mức cao, một phần là do nhập cư. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách thu hút người lao động một cách hợp lý, không chỉ chú trọng về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong tương lai. Nâng cao chất lượng dân số bằng cách chú trọng phát triển về y tế, giáo dục. Đảm bảo hệ thống bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cáh rộng rãi. Tuyên truyền, việc xây dựng gia đình với quy mô nhỏ, có ít con để nuôi dạy con tốt hơn. Tỉnh cũng chú ý tăng nâng sách cho giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của tình trong giai đoạn tới bằng các chính sách: - Tiếp tục tiến hành phổ cập ở các cấp. - Ưu tiên phát triển giáo dục ở những vùng kém phát triển của tỉnh. - Tăng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo cao đẳng và đại học một cách hợp lí nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực khoa học cho tỉnh. Phát triển hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức: tại chức, ngắn hạn, dài hạn, quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, vùng nông thôn, tạo nhiều cơ hội cho người lao động có việc làm với thu nhập ổn đỉnh. Công tác dạy nghề phủ hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. - Có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao trên cơ sở lựa chọn những lao động đã qua thực tế. - Tăng cường xây dựng các trường vừa dạy nghề vừa dạy chương trình phổ thông để học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể tham gia làm việc. 3.3.2. Về kinh tế - xã hội 3.3.2.1. Kinh tế - Công nghiệp : Dựa vào những đặc điểm tự nhiên của tỉnh cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020, tỉnh để ra những chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ nhưng phải đạt trình độ tiên tiến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Tỉnh cũng chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghệ truyền thống ở các địa phương; hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng nhằm thu hút lao đọng và giải quyết việc làm. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh công nghiệp. - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp Tỉnh cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và xác định các sản phẩm chủ yếu của các ngành này. Trong thời gian tới, các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh là công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống ( chế biến cà phê, mủ cao su, hạt điều, hoa quả, nước giải khát …đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu); công nghiệp dệt may ( chú ý đến công nghiệp tạo mẫu, thời trang …) ; công nghiệp da – giầy ( sản xuất theo hướng nhập công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng…); công ngiệp hóa chất (sản phẩm phục vụ chăn nuôi, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng gia dụng, túi nhựa…); công nghiệp chế biến gỗ, xây dựng các nhà máy sản xuất giấy ,…. Ngoài ra, tiếp tục nhiên cứu để thực hiện các dự án về điện lực, khai thác quặng bô xít trong tương lai. Riêng nhà máy bia Lào, với mục tiêu dữ vững vị trí trong nước và thế giới, yêu cầu đạt ra là không ngừng đổi mới công nghệ, đảm vảo về chất lượng. Đồng thởi mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Như vậy, các giải phát triển công nghiệp không những phụ vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế mà còn góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động phổ thông, tạo sức hút để thu hút lao động có kỹ thuật. - Nông nghiệp Tập trung phát triển cây con có hiệu quả, phủ hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động. Yêu cầu đặt ra là có những giải phát phát triển nông nghiệp với địa phương trong tỉnh, đồng thời hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích . + Trồng trọt: phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa. Các cây công nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển là cà phê, cau su, điều, cây thuốc, cây ăn trái, sầu riêng, chuối…tại các huyện Paksong, Bachiêngchalơnsúc, Pathumphon. Trồng lúa : thâm canh tăng vụ, lựa chọn giống lúa tốt phủ hợp đất lai nhằm tăng năng suất lúa đáp ứng nhu cầu cho các tỉnh phái Nam. Cây ăn quả: Áp dụng kỹ thuật lai giống, ghép mẻ, đồng thời cải tạo vườn tạp…để tạo ra các loại cây ăn quả chất lượng cao; tập trung phát triển các loại cây đặc trưng như sầu riêng, chôm chôm dâu… Rau: Phát triển các giống rau trồng như cải báp, suplơ, susu, đậu… trồng theo quy trình rau sạch, chất lượng cao cung cấp cho thị xã Pakse và các huyện lân cận. + Chăn nuôi: các sản phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi trong tỉnh là thị bò, trâu, gia cầm. Từ 2005 tỉnh đã thí nghiệm nuôi đà diều tại khu vực núi Bachieng ( huyện Bachieng) và đã thu được những thành công nhất định. Trong những năm tới tỉnh sẽ tiếp tục nuôi đà điều một cách đại trà hơn. Nghề nuôi cá lồng trên sông cũng được phát triển mạnh ở các huyện theo sông Mekông như huyện Mun, Champasac, Pakse đặc biệt là huyện Không việc nuôi cá trở thành hàng hóa, đem lại lợi nhuận cao. Tỉnh đề ra chính sách phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho nông nghiệp với công nghiệp chế biến… - Về phân bố không gian: xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng nông nghiệp trọng điểm để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp như: + Vùng chuyên canh cà phê: Paksong, bachieng + Vùng chuyên canh lúa : Phôn thong, Sukhuma, champasac + Vùng chuyên canh cao su: Phathumphon, Bachieng + Vùng chuyên canh cây ăn quả: bachieng, Paksong + Vùng chăn nuôi trâu, bò: Paksong , Pathumphon, Munlapamok, sukhumma. + Vùng đà điểu: Bachieng + vùng nuôi cá: Munlapamok, Khong - Dịch vụ . Với lợi thế về tự nhiên, Champasac được coi là mạnh đất 4 nghìn cù lao, có nhiều thác gềnh dọc theo vùng sông Mekông, cùng với Chùa dá Vạtphu – di sản văn hóa thế giới nên đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Vì thế trong những năm tới, Champasac cần khai thác những lợi thế về du lịch sinh thái, dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề… Để nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP, tỉnh đề ra chính sách phát triển đi trước một số ngành dịch vụ như vận tải, thương mại, ngân hàng. Đồng thời nâng cấp mở rộng dịch vụ nhà ở, nhà nghỉ mát sinh thái. + thương mại: - thương mại nội địa:  Xây dựng các trung tâm thương mại tại các thị trấn, vùng biên giới, campuchia  Hình thành các siêu thị.  Sửa chữa, nâng cấp các chợ đầu mối, đồng thời xây dựng thêm chợ mới ở các vùng nông thôn, vùng sâu, chợ tại cửa khẩu. - xuất nhập khẩu : đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các bạn hàng Thái Lan, ASEAN, Trung Quốc ,… + Du lịch Nhờ nhận rõ được du lịch đang và sẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, Tỉnh chủ trương phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở rộng địa bàn hoạt động du lịch đạt được các mục tiêu trên cần phải :  Quảng bá du lịch với nhiều hình thức.  Xây dựng thêm các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các khu du lịch nổi tiếng: Thác Khonphaphieng, Khu vực cửa sông Mekông gần cầu hữu nghị Lào- Nhật. Đồng thời nâng cao chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ đã có. Đảm bảo các điều kiện phục vụ như nhà hàng, khu giải trí, ngân hàng, bưu điện…  Đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết văn hóa – lịch sử, văn minh lịch sự và thông thạo ngoại ngữ.  Căn cứ vào tiềm năng du lịch trên địa bàn, tỉnh tập trung phát triển các loại hình du lịch như : du lịch sinh thái, du lịch tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, du lịch văn hóa, vui chơi, giải trí, du lịch thể thao, rừng núi.  Hình thành các cụm du lịch. Cụm 1 : Cụm du lịch ĐonKhong, khu du lịch ghềnh Khonphapheng, khu nghỉ dưỡng, bơi thuyền, cau cá tại các cù lao Cụm 2: Cụm du lịch Paksong, gắn liền với du lịch thác nước, leo núi, cắm trại, tham quan làng hoa, rau, đậu… Cụm 3 : Cụm du lịch Pakse, mua sắm, ăn uống tại các trung tâm thương mại, phố Việt kiểu, Chợ Đao Hương, khu thể thao, du lịch văn hóa các Chùa trong thị xã, Cụm 4 : Vườn cây ăn trá, vườn thú khu vực núi BaChieng. Như vậy việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở hầu hết các địa phương nhất là du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, qua đó khai thác hết tiềm năng về thị trường tiêu thụ cũng như tiêm năng về du lịch ở tất cả các huyện trong tỉnh. Nhờ đó sẽ góp phần đạt được sự phát triển hiệu quả ở các mặt : kinh tế - xã hội . 3.3.2.2. Xã hội Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai. - Giáo dục: Tiếp tục đổi mới và thực hiện các dự án giáo dục bắt buộc bậc tiểu học và xóa nạn mù chữ. Thực hiện 3 chính sách đã được đề ra:  Tăng ngân sách cho giáo dục  Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, đề ra tiêu chuẩn cho giáo viên và cán bộ ngành giáo dục  Nâng cao khả năng và trình độ của giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, có những chính sách hỗ trợ hợp lý để giáo viên yên tâm với công tác giảng dạy. Phát triển hệ thống các trường học phổ thông tại các địa phương, cụ thể là các bản, vùng sâu vùng xa. Tỉnh tập trung xây dựng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục. Nâng cao ngân sách cho giáo dục không chỉ dừng ở mức 12% trong những năm tới, tỉnh sẽ tăng lên khoảng 14-16% . Nâng cấp xây dựng và cải tạo lại các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công lập: + Mở trường cao đẳng y tế miền Nam ( phát triển từ Trung học Y tế ) + Mở trường đại học tài chính (phát triển từ Cao đẳng tài chính ) + Mở trường cao đẳng nông nghiệp ( phát triển từ Trung học Nông nghiệp) + Mở trường Đại học sư phạm (phát triển từ Cao đẳng Sư phạm Pakse ) + Mở thêm các chuyên ngành mới tại đại học Champasac Đồng thời chủ trương phát triển thêm mô hình trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp công lập; kuyến khích các loại hình trường đào tạo kỹ thuật cao, công nghệ cao. Tỉnh triển khai chương trình đưa cán bộ, công chứa, viên chức đang làm việc trong tỉnh đào tạo sau Đại học cả trong nước và ngoài nước. - Y tế Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm tăng cường sức khỏe đẩy đù bệnh tật và các dịch bệnh. Đổi mới và nâng cao chất lượng việc điều trị, kết hợp Tây y và y học cổ truyền. Có chính sách khám chứa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 7 tuổi, phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cán bộ công chức . Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho các bệnh viện, các trung tâm y tế trạm xá, đồng thời có những chính sách hỗ trợ cho cán bộ trong ngành, đặc biệt là cán bộ ở các vùng nông thôn, vùng xa. Tỉnh cũng chú ý tăng ngân sách đầu tư cho y tế, cụ thể chi ngân sách cho y tế của tỉnh sẽ tăng lên 10% năm 2015 và 12% năm 2020. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế, có hệ thống xử lý chất thải bệnh viện đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường . Thành lập bệnh viện phụ sản (từ khoa thuộc bệnh viện tỉnh Champasac ) và bệnh viện y học cổ truyền ( từ khoa cổ truyền). Tỉnh cũng cho phép mở các trung tâm khám chứa bệnh, xây dựng các bệnh viện theo hình thức xã hội hóa đầu tư phát triển y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chứa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, trong vùng. Phấn đấu để đảm bảo tất cả các bản đều có trạm xá. - Phát triển cơ sở hạ tầng . Huy động nguồn vốn từ nhân dân và các tổ chức quốc tế vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư cũng như nguồn lao động có chất lượng cao. Tỉnh Champasac tập trung các giải pháp về cơ sở hạ tầng như sau: + Giao thông Đường bộ: Tiếp tục thực hiện dự án phát triển trong khu đô thi và xây dựng nâng cấp lại các tuyến đường huyết mạch của tỉnh nối sơn bây Pakse. Gồm các tuyến : • Tuyến đường từ núi Salau đến Phaphin • Tuyến đường từ ngã ba Vatphu đến Đontalat • Tuyến đường từ Paksong – Nongluong, • Tuyến đường từ bản Maysinsamphan đến Đon kum ( đến tỉnh Salavan) Nâng cấp đại lộ 14B nối liền 4 huyện phái hữu ngạn sông Me kông ( Phonthong, Sukhumma. Champasac. Munlapamok). Mở rộng đại lộ từ Paksong đi bản May (tỉnh At1tapư). Sửa chứa và nâng cấp đường từ Văng Tâu đi Songmệch (Thái Lan) và Vơn Kham đi Campuchia. Nâng cấp quốc độ 13 đi qua tỉnh Khi mạng lưới giao thông trên hoàn chỉnh sẽ trở thành hệ thống giao thông xuyên các khu du lịch, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đồng thời góp phần vào việc trao đổi thương mại với các nước láng giềng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho nhân dân trong tỉnh.  Đường hàng không Cải tạo, mở rộng sơn bay Pakse thành sơn bay quốc tế trong tương lai. Trước hết là mở tuyến bay sang các thành phố, khu công nghiệp của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc . + Điện lực. Xây dựng, chuyển đổi điện áp của các vùng phụ tải nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, phát triển mạng lưới điện đến các vùng nông thôn. Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến khảo sát và xây dựng các công trình thủy điện, khuyến kích nhân dân sử dụng điện năng lượng mặt trời. + Hệ thống cung cấp nước. Để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng của nhân dân dụng và sản xuất, tỉnh cần đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà máy nước tại thị xã Pakse, huyện Phôn Thong và huyện Khong. Trong những năm tới sẽ phối hợp với bộ Giao thông - Công chính nhằm xây dựng mới các nhà máy nước tại 2 huyện: Huyện Champasac và huyện Paksong Kết luận Qua nghiên cứu đề tài “Phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac(CHDCND Lào)” đã đạt được một số kết quả sau: 1.Tổng hợp được những lý luận liên quan đến dân số, phát triển kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội. 2. Nghiên cứu các vấn đề về dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac, giai đoạn 1998-2008, qua đó rút ra được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. Các đặc điểm về dân số của tỉnh Champasac có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Trong giai đoạn từ 1998-2008, Tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp dẫn đến việc hình thành thêm nhiều các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, nguồn lao động tăng làm cho dân số của tỉnh liên tục tăng, chủ yếu là do gia tăng cơ học. Bên cạnh đó lao động nhập cư cũng làm cho dân số trong độ tuổi lao động tăng, tập trung các huyện thị như: Pakse, Phôn thong, Phathumphon. Sự chênh lệch trong cơ cấu lao động, phân bố nguồn lao động tương quan với sự chênh lệch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, là ngành công nghiệp sau đó là ngành dịch vụ, tập trung ở các huyện phía Nam tỉnh. Trong những năm tới, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp sang các huyện phía Bắc. Tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực y tế và giáo dục : Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên, giảm tỉ lệ sinh làm cho tỉ lệ dân số dưới tuổi lao động ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ngày một nâng cao đã phản ánh được thành quả của ngành giáo dục tỉnh. Trong tương lai, y tế và giáo dục cần được đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa vì đây là nhân tố quyết định chất lượng con người và chất lượng nguồn lao động của tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu về dân số sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac từ 1998-2008, tác giả đã đưa ra những định hướng, dự báo về phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh đến năm 2020. Các định hướng tập trung vào vấn đề phát triển dân số, phát triển kinh tế, đô thị của tỉnh đến 2020. Về dân số, phát triển dân số, nhằm đat quy mô dân số của đô thị của đô thị loại II vào 2020; đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bằng cách thu hút lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua phát triển giáo dục và y tế. về kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ để 2 ngành này chiếm tỉ trọng ngày càng cao, trong cơ cấu kinh tế. Đồng thời, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đề suất một số giải pháp nhằm phát triển hài hòa giữa dân số và kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hộivới nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng lao động; phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh . Do hạn chế về nguồn số liệu thu thập được và trình độ nghiên cứu của tác giả nên một số vấn đề nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát; các nội dung về dự báo, định hướng phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội theo địa phương, chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Pgs.Ts. Đặng Văn Phan(2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt nam, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Kim Hồng, (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh,Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội đại cương,Trường địa học sư phạm TP, Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Kim Hồng(1994), “ Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội TP, Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí địa chất, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1. 4. Nguyễn Kim Hồng(2001), Dân số học đại cương, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Minh Tuệ (2008), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, Quỹ dân số LHQ thông qua dự án VNM 7PG009 – Bộ giáo dục- đào tạo. 6. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức(1990), Cơ sở địa lý kinh tế - hội hội. 7. Pgs.Pts.Nguyễn Định Cử(1997), dân số và phát triển, NXb Giáo dục. 8. Phạm Trung Lương(2002), Du lịch sinh thái, NXB Giáo dục. 9. Phét Sạ Mon Sy Bun Hươn(2002), dân số học và sinh sản, NXB Giáo dục CHDCND Lào. 10. Sở kế hoạch và đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 của Champasac CHDCND Lào. 11. Sinnavong Nunmany (1998), Giáo dục với sự phát triển cộng dân cư. NXB Giáo dục. 12. The World Bank(2004), Biên bản tổng kết về kinh tế- xã hội CHDCND Lào. 13. Trần Trọng Đức GIS căn bản. NXB Địa học quốc gia TP.HCM. 14. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2001) thống kê. 15. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2002) thống kê. 16. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2003) thống kê. 17. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2004) thống kê. 18. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2005) thống kê. 19 . Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2006) thống kê. 20. Cục kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2007) thống kê. 21. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac (1995-2000) thống kê. 22. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac (2001-2005) thống kê. 23. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac(2007-2008),báo cáo tổng kết năm. 24. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasac(2007-2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009-2010 của Champasac. 25. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (1998 - 2000 ), biên bản thống kê giáo dục . 26. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (2oo2 - 2005 ), biên bản thống kê giáo dục. 27. Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Champasac (2005- 2008 ), biên bản thống kê giáo dục. 28. Sở y tế tỉnh Champasac(1998-2008), biên bản thống kê y tế. 29. Sở y tế tỉnh Champasac(1998-2000), biên bản thống kê y tế. 30. Sở y tế tỉnh Champasac(2000), biên bản thống kê y tế. 31. Sở lao động Champasac(2007-2008), biên bản thống kê việc làm. 32. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (1996-2000). 33. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (2001-2005). 34. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac năm (2006). 35. Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh champasac (2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH016.pdf
Tài liệu liên quan