LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh cả về
số lượng chứng khoán, số lượng nhà đầu tư và các tổ chức dịch vụ chứng khoán với
tổng giá trị vốn hóa thị trường đã đạt 304 nghìn tỷ đồng (20 tỷ USD) bằng 31%
GDP, khoảng 200.000 tài khoản chứng khoán và 55 công ty chứng khoán, 18 công
ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Đến cuối tháng 3 năm 2007, thị trường chứng
khoán có xu hướng đi xuống, giao dịch chứng khoán chựng lại trong khi ngày càng
nhiều công ty chứng khoán mới ra đời dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các
công ty chứng khoán. Để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC),
tôi đã chọn đề tài Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm luận văn
thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Hệ thống những vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán của Công ty chứng
khoán làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, nêu những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân.
Hệ thống những giải pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các loại hình dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam:
Môi giới chứng khoán: Môi giới, lưu ký, tạm ứng tiền bán chứng khoán,
cầm cố.
Dịch vụ tư vấn: Tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát hành đại lý phát hành
chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn đầu tư.
Dịch vụ khác: Quản lý danh mục đầu tư, quản lý cổ đông.
Với mục đích là phát triển dịch vụ chứng khoán hướng đến khách hàng nên
trong luận văn không đề cập đến hoạt động tự doanh của công ty Chứng khoán
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh. Thông qua
những phương pháp này mà luận văn đánh giá hoạt động dịch vụ chứng khoán của
công ty BSC, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của BSC.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống
kê, diễn giải, quy nạp
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ chứng khoán Công ty Chứng khoán Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty TNHH chứng
khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
235 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng giám sát.
4. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm,
bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ, Chủ tịch Ban đại diện quỹ, điều kiện, thể thức họp
và thông qua quyết định của Ban đại diện quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư
chứng khoán.
Điều 92. Hạn chế đối với quỹ đại chúng
1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán
để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó hoặc của một quỹ đầu tư khác;
b) Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười lăm phần trăm tổng giá
trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;
c) Đầu tư quá hai mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu
hành của một tổ chức phát hành;
d) Đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản; đầu tư
vốn của quỹ mở vào bất động sản;
đ) Đầu tư quá ba mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty
trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;
e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
Trang 214
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại
chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ đại
chúng. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá năm
phần trăm giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa
là ba mươi ngày.
3. Trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ cấu đầu tư của quỹ đại
chúng có thể sai lệch nhưng không quá mười lăm phần trăm so với các hạn chế đầu tư
quy định tại khoản 1 Điều này. Các sai lệch phải là kết quả của việc tăng hoặc giảm giá
trị thị trường của tài sản đầu tư và các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ đại chúng.
4. Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và công bố
thông tin về các sai lệch trên. Trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh,
công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu
tư quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 93. Quỹ mở
1. Việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát thay mặt quỹ mở mua lại chứng chỉ
quỹ mở từ nhà đầu tư và bán lại hoặc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi
vốn góp tối đa của quỹ không cần có quyết định của Đại hội nhà đầu tư.
2. Tần suất và thời gian cụ thể mua lại chứng chỉ quỹ mở được quy định cụ thể trong
Điều lệ quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ
quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu
do nguyên nhân bất khả kháng;
Trang 215
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày
định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư
của quỹ;
c) Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định.
4. Công ty quản lý quỹ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi
bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 3 Điều này và phải
tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi các sự kiện này chấm dứt.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ mở.
Điều 94. Quỹ đóng
1. Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốn của quỹ;
b) Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;
c) Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng
vốn;
d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng phải được Đại hội nhà đầu tư
thông qua.
2. Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông
qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng.
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị tăng vốn của quỹ đóng do Bộ Tài chính quy định.
Điều 95. Thành lập quỹ thành viên
1. Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn và
Điều lệ quỹ.
2. Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vốn góp tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
b) Có tối đa ba mươi thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân;
c) Do một công ty quản lý quỹ quản lý;
Trang 216
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
d) Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty
quản lý quỹ.
Mục 3
CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Điều 96. Công ty đầu tư chứng khoán
1. Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy
định của Luật doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty
đầu tư chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 97. Thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán bao
gồm:
a) Có vốn tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và nhân viên quản lý có Chứng chỉ hành nghề chứng
khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.
2. Công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 92 của Luật này;
b) Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy định tại Điều 88
và Điều 89 của Luật này;
c) Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Toàn bộ tiền và tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một
ngân hàng giám sát.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức, hoạt động của công ty đầu tư
chứng khoán.
Trang 217
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
Mục 4
NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Điều 98. Ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý
quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
2. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này;
b) Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý tách
biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân
hàng giám sát;
c) Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ quy
định tại Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng
khoán;
d) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan
đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp
của công ty quản lý quỹ hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng
khoán;
đ) Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên
quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
e) Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ,
công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này;
Trang 218
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
g) Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ, công ty
đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ
quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
h) Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán,
báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng
khoán;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty
đầu tư chứng khoán.
Điều 99. Hạn chế đối với ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực
tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo
quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan hoặc có quan
hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và
ngược lại.
2. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của
ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản của quỹ đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua, bán trong giao dịch
mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
Chương VIII
CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 100. Đối tượng và phương thức công bố thông tin
1. Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy
định của Luật này.
Trang 219
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi công bố thông tin phải đồng
thời báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về nội dung thông tin được công bố.
3. Việc công bố thông tin phải do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc người được
uỷ quyền công bố thông tin thực hiện.
4. Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng,
ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm giao dịch chứng khoán.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, phương thức công bố thông tin của từng
đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 101. Công bố thông tin của công ty đại chúng
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán,
công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi
bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt
động trở lại sau khi bị phong toả;
b) Tạm ngừng kinh doanh;
c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và
hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;
d) Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104
của Luật doanh nghiệp;
đ) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình
hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu
trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển
đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2
Điều 108 của Luật doanh nghiệp;
e) Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án,
quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế
về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.
3. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai
giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn
thực có trở lên;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và
kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp
dụng;
c) Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp.
4. Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
Trang 220
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
a) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư;
b) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và
cần phải xác nhận thông tin đó.
Điều 102. Công bố thông tin của tổ chức phát hành thực hiện chào
bán trái phiếu ra công chúng
1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố
thông tin định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố
thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự
kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật này.
Điều 103. Công bố thông tin của tổ chức niêm yết
1. Ngoài nghĩa vụ công bố thông tin quy định tại Điều 101 của Luật này, tổ chức
niêm yết còn phải công bố các thông tin sau đây:
a) Công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi bị tổn thất tài sản
có giá trị từ mười phần trăm vốn chủ sở hữu trở lên;
b) Công bố thông tin về báo cáo tài chính quý trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày
hoàn thành báo cáo tài chính quý;
c) Công bố thông tin theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán.
2. Tổ chức niêm yết khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Sở giao dịch
chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán về nội dung thông tin được công bố.
Điều 104. Công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công
ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính
năm.
2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây,
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Sở giao dịch chứng khoán hoặc
Trung tâm giao dịch chứng khoán để các tổ chức này công bố thông tin theo quy định
tại khoản 2 Điều 107 của Luật này:
Trang 221
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
a) Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành
viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng;
b) Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập
với một công ty khác;
c) Công ty bị tổn thất từ mười phần trăm giá trị tài sản trở lên;
d) Công ty có sự thay đổi về thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc; công ty bổ
nhiệm hay miễn nhiệm người điều hành quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
3. Công ty chứng khoán phải công bố thông tin tại trụ sở chính, các chi nhánh và đại lý
nhận lệnh về các thay đổi liên quan đến địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và các đại lý
nhận lệnh; các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao
dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, các dịch vụ cung cấp và danh sách những
người hành nghề chứng khoán của công ty.
4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo yêu cầu của
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Điều 105. Công bố thông tin về quỹ đại chúng
1. Công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài sản hàng năm của
quỹ đại chúng trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày báo cáo tài sản được kiểm toán.
2. Công ty quản lý quỹ công bố thông tin định kỳ về quỹ đại chúng trong các trường
hợp sau đây:
a) Thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng hằng tuần, tháng, quý và hằng năm;
Trang 222
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
b) Tài sản của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm;
c) Tình hình và kết quả hoạt động đầu tư của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng
năm.
3. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây của
quỹ đại chúng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung
tâm giao dịch chứng khoán để các tổ chức này công bố thông tin theo quy định tại
khoản 2 Điều 107 của Luật này:
a) Thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư;
b) Quyết định chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng;
c) Quyết định thay đổi vốn đầu tư của quỹ đại chúng;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng ra công chúng;
đ) Bị đình chỉ, huỷ bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng.
4. Công ty quản lý quỹ công bố thông tin về quỹ đại chúng theo yêu cầu của Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Có tin đồn ảnh hưởng đến việc chào bán, giá chứng chỉ quỹ đại chúng;
b) Có thay đổi bất thường về giá và khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đại chúng.
Điều 106. Công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán
1. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng phải công bố
thông tin theo quy định tại Điều 101 và khoản 2 Điều 105 của Luật này.
2. Công ty đầu tư chứng khoán có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin theo quy định tại Điều 103 của
Luật này.
Điều 107. Công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán, Trung
tâm giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố các
thông tin sau đây:
1. Thông tin về giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
giao dịch chứng khoán;
Trang 223
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
2. Thông tin về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán; thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư
chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
3. Thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
Chương IX
THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Mục 1
THANH TRA
Điều 108. Thanh tra chứng khoán
1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và các Thanh
tra viên.
3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính
theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định tại Luật này.
Điều 109. Đối tượng và phạm vi thanh tra
1. Đối tượng thanh tra bao gồm:
a) Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng;
b) Công ty đại chúng;
c) Tổ chức niêm yết chứng khoán;
d) Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;
đ) Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký;
e) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân
hàng giám sát; chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
g) Người hành nghề chứng khoán;
h) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán;
i) Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
2. Phạm vi thanh tra bao gồm:
a) Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng;
b) Hoạt động niêm yết chứng khoán;
c) Hoạt động giao dịch chứng khoán;
Trang 224
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
d) Hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị
trường chứng khoán;
đ) Hoạt động công bố thông tin;
e) Các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 110. Hình thức thanh tra
1. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước phê duyệt.
2. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư
và hoạt động trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán
và thị trường chứng khoán; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Chủ
tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.
Điều 111. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết định thanh tra
1. Hoạt động thanh tra chứng khoán chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra
của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chánh Thanh tra chứng khoán ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh
tra. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanh tra
và thành lập Đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
3. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước phê duyệt;
b) Yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Điều 112. Nội dung quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho
đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
3. Quyết định thanh tra phải được công bố trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày ra quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn
bản.
Điều 113. Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công
bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Trang 225
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn một lần.
Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Quyền của đối tượng thanh tra:
a) Giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy
định và thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng
Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó trái pháp luật; khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước về kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận,
quyết định đó là trái pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết thì người khiếu nại vẫn phải
chấp hành kết luận thanh tra và quyết định xử lý thanh tra;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm của Chánh
Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra.
2. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
a) Chấp hành quyết định thanh tra;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên
quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính
đầy đủ, chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đã cung cấp;
c) Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của thanh tra và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra.
Điều 115. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong
quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử báo cáo
bằng văn bản, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu tổ chức, cá
nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Yêu cầu người có thẩm quyền niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng
khoán, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán khi xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh
tình tiết làm chứng cứ cho kết luận thanh tra;
đ) Yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán
và tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán khi xét thấy cần xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi
Trang 226
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
phạm hoặc ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán và tài sản thế chấp, cầm cố
có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
e) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy
việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường;
g) Ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử
lý; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của Chánh Thanh tra,
Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra;
i) Kết luận về nội dung thanh tra;
k) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong thời hạn
năm ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra
quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra và
thành viên Đoàn thanh tra
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung,
đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử, báo cáo
bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không kịp thời niêm phong, tạm giữ tài liệu,
chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử
có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, Trưởng Đoàn thanh tra có quyền ra quyết định niêm phong, tạm
giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ
khi ra quyết định, Trưởng Đoàn thanh tra phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản
của Chánh thanh tra chứng khoán; trong trường hợp Chánh thanh tra chứng khoán không
đồng ý thì Trưởng Đoàn thanh tra phải hủy ngay quyết định niêm phong, tạm giữ và trả lại
tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử đã bị niêm phong, tạm giữ;
d) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
đ) Lập biên bản thanh tra;
e) Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Đoàn
thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản,
giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
Trang 227
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
d) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách
quan của nội dung đã báo cáo.
Điều 117. Kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra,
người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có
các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra
thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp
xử lý.
2. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu
Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải
trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra được gửi đến Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đối
tượng thanh tra; trường hợp Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanh
tra thì kết luận thanh tra được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra của Chánh
Thanh tra chứng khoán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xem xét
kết luận thanh tra; xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Bộ Tài
chính áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
Mục 2
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 118. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân tham gia
thị trường chứng khoán; không giải quyết kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy
định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 119. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Trang 228
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung bao gồm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy
phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán,
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các
hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức,
cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy
định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật;
buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng
khoán cho nhà đầu tư.
Điều 120. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chánh Thanh tra chứng khoán có các quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có các quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 119 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và mức độ xử phạt đối với từng hành vi
vi phạm hành chính trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại
các điều từ Điều 121 đến Điều 130 của Luật này.
Điều 121. Xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán
chứng khoán ra công chúng
1. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người
khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát
hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá
nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ
sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức phát hành thì bị thu
hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng, phải trả lại số tiền đã huy động
được cộng thêm tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn và phải nộp phạt từ một phần trăm đến năm
phần trăm tổng số tiền đã huy động trái pháp luật.
2. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức
bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu
sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phân phối chứng
khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát
hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện
Trang 229
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định thì bị phạt cảnh cáo,
phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo
lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo,
phạt tiền, bị đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành.
3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có
Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị đình chỉ chào bán chứng
khoán ra công chúng, bị tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đến năm
lần khoản thu trái pháp luật.
Điều 122. Xử lý hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng
1. Công ty quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật này không nộp hồ sơ công
ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ
ngày trở thành công ty đại chúng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và buộc chấp hành
đúng các quy định của pháp luật về công ty đại chúng.
2. Công ty đại chúng không tuân thủ các quy định về quản trị công ty thì bị phạt
cảnh cáo và buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản trị công ty.
Điều 123. Xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán
1. Tổ chức niêm yết, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn
niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán, tổ chức, cá
nhân xác nhận hồ sơ niêm yết có sự giả mạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu nhầm nghiêm
trọng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, huỷ bỏ niêm yết hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức niêm yết không chấp hành đầy đủ các quy định về thời gian, nội dung
và phương tiện công bố thông tin về việc niêm yết thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và buộc
chấp hành đúng các quy định của pháp luật về việc niêm yết.
Điều 124. Xử lý hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường
giao dịch chứng khoán
1. Tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của
Luật này thì bị đình chỉ hoạt động, tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một
đến năm lần khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật, trường hợp không có các khoản thu trái pháp luật thì bị phạt tiền.
2. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, thành viên Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc và các nhân viên của Sở giao dịch
chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán vi phạm quy định về niêm yết, thành viên,
giao dịch, giám sát và công bố thông tin thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 125. Xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh
chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi
nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tiến hành
hoạt động kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép hoặc cho mượn, cho thuê,
chuyển nhượng giấy phép; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giấy phép không quy định
hoặc giấy phép không còn hiệu lực; tẩy xóa, sửa chữa giấy phép; thực hiện các thay đổi
Trang 230
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán khi chưa được Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật,
đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Công ty chứng khoán không thực hiện đúng quy định của Luật này về quản lý tài
sản tiền, chứng khoán của khách hàng; không duy trì bảo đảm mức vốn khả dụng theo quy
định; đầu tư hoặc tham gia góp vốn vượt quá mức quy định; làm trái lệnh của người đầu
tư; không thực hiện chế độ bảo mật thông tin của khách hàng thì bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Công ty chứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công ty lợi dụng
chức trách, nhiệm vụ để cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; cầm
cố hoặc sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách
hàng uỷ thác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công ty quản lý quỹ và người hành nghề chứng khoán của công ty trong quá
trình thực hiện quản lý quỹ nếu không tách biệt việc quản lý từng quỹ, không tuân theo
Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư,
không thực hiện kiểm soát nội bộ theo quy định, dùng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán để đầu tư hoặc mua tài sản của quỹ đầu tư khác; vi phạm các quy định về tham gia
góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay đối với công ty quản lý quỹ và ngược lại thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và buộc chấp hành đúng các quy định pháp luật về quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán.
5. Người hành nghề chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc
nhiều công ty chứng khoán; người hành nghề chứng khoán của công ty quản lý quỹ đồng
thời làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc là cổ đông sở hữu trên năm phần trăm số cổ
phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng; người
hành nghề chứng khoán cho mượn hoặc cho thuê Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tẩy
xoá, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì bị phạt tiền và thu hồi Chứng chỉ
hành nghề chứng khoán.
Điều 126. Xử lý hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng
khoán
1. Người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán
chứng khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán thì bị
phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu
trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đổi tên hoặc mượn danh
nghĩa người khác thì bị tịch thu số cổ phiếu được sử dụng để vi phạm, tịch thu các khoản
thu trái pháp luật và phạt tiền; nếu là cán bộ, công chức thì bị xử lý kỷ luật theo quy định
của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng
khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản
thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Nhân viên nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng
khoán, công ty chứng khoán nếu cố ý cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu
huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo; dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán thì bị phạt tiền,
Trang 231
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
thu hồi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán
thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi chào mua công khai mà không gửi đăng ký
chào mua đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; không chào mua công khai theo quy định
hoặc thay đổi, điều chỉnh so với đăng ký chào mua mà không báo cáo theo quy định;
không áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả cổ đông của công ty đại chúng;
từ chối mua cổ phiếu từ bất kỳ cổ đông nào theo điều kiện đã công bố; không chấp hành
đúng thời hạn chào mua công khai thì bị phạt tiền và buộc phải chấp hành đúng quy định
của pháp luật về chào mua công khai.
Điều 127. Xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù
trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát
1. Tổ chức đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và nhân viên của tổ
chức này vi phạm quy định về thời hạn xác nhận số liệu; chuyển giao chứng khoán; sửa
chữa giả mạo chứng từ trong thanh toán; vi phạm chế độ bảo quản chứng khoán; chế độ
đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; chế độ bảo mật tài khoản lưu ký của
khách hàng; không cung cấp đầy đủ, kịp thời danh sách người nắm giữ chứng khoán cho tổ
chức phát hành thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng giám sát và nhân viên của ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của
quỹ đầu tư chứng khoán trái với Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; không tách bạch tài sản
của quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản khác; không tách bạch tài sản của quỹ đầu tư này
với tài sản của quỹ đầu tư khác thì bị phạt tiền, bị đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
Điều 128. Xử lý hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin
Tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đầy đủ, kịp
thời, đúng hạn, đúng phương tiện theo quy định; công bố thông tin sai sự thật hoặc làm lộ
bí mật số liệu, tài liệu hoặc không công bố thông tin theo quy định của Luật này thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin.
Điều 129. Xử lý hành vi vi phạm quy định về báo cáo
Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký
chứng khoán, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán, ngân hàng giám sát báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định; báo cáo
không đúng thời gian theo quy định; báo cáo không đúng mẫu biểu quy định; ngừng hoạt
động mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận của Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra sự kiện bất
thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh,
dịch vụ chứng khoán thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và buộc chấp hành đúng quy định
của pháp luật về chế độ báo cáo.
Điều 130. Xử lý hành vi cản trở việc thanh tra
Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
Trang 232
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký và các tổ chức,
cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán có hành
vi trì hoãn, trốn tránh hoặc đối phó, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ
liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và thanh tra viên, gây cản trở hoạt động thanh
tra, sử dụng bạo lực, uy hiếp thành viên Đoàn thanh tra trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh
tra thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Chương X
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 131. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại
Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài
hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán tại Trọng tài hoặc Tòa án được tiến hành theo quy định
của pháp luật.
Điều 132. Bồi thường thiệt hại
1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc tổn thất do hành vi vi phạm quy định của Luật
này và pháp luật khác có liên quan có quyền tự mình hoặc cùng với tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại khác tiến hành khởi kiện để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại phải bồi
thường.
2. Việc xác định giá trị thiệt hại hoặc giá trị tổn thất, thủ tục bồi thường thiệt hại
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 133. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi
kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại,
tố cáo, khởi kiện trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành
quyết định hành chính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; khi có quyết định giải quyết
khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chứng khoán và thị trường chứng
khoán hoặc quyết định, bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết
định, bản án đó.
3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo của
tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu
nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, phải kịp thời chuyển đến cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu
nại, tố cáo biết.
Trang 233
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
4. Thời hạn giải quyết tố cáo là sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá chín mươi
ngày, kể từ ngày thụ lý đơn.
5. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là ba mươi ngày, giải quyết khiếu nại lần
thứ hai là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn.
6. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần
đầu quy định tại khoản 5 Điều này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
7. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ
hai quy định tại khoản 5 Điều này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính mà người khiếu nại không
đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 134. Áp dụng Luật chứng khoán đối với tổ chức hoạt động về
chứng khoán và thị trường chứng khoán trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành
1. Tổ chức đã đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, đăng ký
giao dịch; quỹ đầu tư chứng khoán đã đăng ký thành lập và hoạt động đáp ứng yêu cầu
theo quy định của Luật này không phải thực hiện thủ tục đăng ký lại.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã thành lập và hoạt động theo giấy
phép hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật
này không phải thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đã
hoạt động theo Giấy phép thành lập văn phòng đại diện không do Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải làm thủ tục đăng ký lại với Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Công ty chứng khoán đang thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, phải
thực hiện thủ tục đổi lại Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn một năm, kể từ
ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
5. Trung tâm giao dịch chứng khoán được thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện thủ
tục chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán theo
quy định của Luật này trong thời hạn mười tám tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi
hành.
6. Trung tâm lưu ký chứng khoán được thành lập theo Quyết định số 189/2005/QĐ-
TTg ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện thủ tục chuyển
đổi thành Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định của Luật này trong thời hạn mười
tám tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trang 234
Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN
Điều 135. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Điều 136. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ
họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Đã ký: Nguyễn Phú Trọng
Trang 235
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47159.doc
- 47159.pdf