Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng trung du miền núi Bắc bộ, nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Sản xuất chè liên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với nước sản phẩm giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của Thế giới.
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hè hương
Tổng chi phí
9.518
7.887
10.427
11.661
Giá trị sản lượng
15.396
10.897
20.356
15.385
Lãi thuần
5.878
3.010
9.929
3.724
Như vậy, với việc tổ chức sản xuất và phát triển ngành chè như những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và miền núi phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, ngành chè Việt Nam còn có những khó khăn và tồn tại sau đây:
Năng suất và sản lượng chè còn thấp, hiệu quả kinh tế trồng chè chưa cao với khả năng có thể. Nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư, không những ảnh hưởng đến tốc độ trồng chè mới mà còn thiếu vốn để thúc đẩy việc kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ chế biến...
Quá trình canh tác do đầu tư không đủ, bón nhiều phân hoá học dẫn đến đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, độ PH trong đất năng suất cao. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã để dư lượng quá giới hạn cho phép nên sản phẩm gây tâm lý e ngại cho nngười sử dụng và khó khăn khi xuất khẩu.
Trong chế biến chè, trừ các cơ sở quy mô lớn, còn hầu hết thiết bị, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao làm giảm đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay Việt nam chủ yếu vẫn xuất khẩu chè làm nguyên liệu bao gói cho các công ty nước ngoài, người tiêu dùng chưa biết đến các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ chưa thực sự bền vững, thị trường chè trong nước còn lớn, thị trường nước ngoài đang mở rộng nên chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Quá trình hội nhập WTO đang đến gần. Đây là cơ hội cũng như thách thức to lớn đối với các ngành sản xuất kinh doanh ở trong nước nói chung, ngành chè nói riêng. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè là vấn đề bức thiết của ngành chè nước ta.
Cán bộ KHKT thiếu nhiều do địa bàn sản xuất chủ yếu là trung du- miền núi, hạ tầng cơ sở kém nên sinh viên tốt nghiệp ra trường không muốn nhận công tác tại vùng chè.
Tổ chức quản lý ngành chè chưa ổn định, vấn đề quản lý giữa TW và địa phương, quản lý ngành và theo lãnh thổ còn cần phải làm rõ thêm.
Chưa có chính sách đặc thù cho ngành chè nên ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển sản xuất, người đầu tư vào cây chè bị thiệt thòi rất nhiều so với đầu tư vào các ngành khác.
Chương 3
Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành chè Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế
3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam
Để thực hiện CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các phương hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả các phương hướng này đều tập trung vào nâng cao mức sống nhân dân, tích luỹ tiềm lực và phát triển đời sống tinh thần của nhân dân, phấn đấu đưa nước ta thành một nước công nghiệp. Lúc đó nền kinh tế nông nghiệp sẽ phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội. Ngành chè là một ngành thuộc nông nghiệp vì thế nó cũng đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong bối cảnh hoàn toàn mới, với xu thế toàn cầu hoá thì ngành chè Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Đó là:
Tiếp thu kinh nghiệm và tri thức quản lý tiên tiến cũng như những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, trước hết là đối với cộng đồng chè thế giới và sau đó là các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế luôn dành thiện chí cho Việt Nam, mở rộng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu Quốc gia. Khả năng sử dụng đất chè của Việt Nam là rất lớn do đó hội nhập kinh tế Quốc tế tạo cơ hội cho sự hợp tác toàn diện, dưới hình thức liên doanh, trong đó có cả liên doanh 100% vốn nước ngoài, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm trong đó lĩnh vực quảng bá thương hiệu cũng rất quan trọng, ngoài ra lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ, điều tra quy hoạch tổng thể những vùng chè chất lượng cao hoặc những vùng chè mới khai phá, có triển vọng phát triển ổn định và bền vững, mở rộng việc phát triển chè ở lưu vực sông Mêkông và Đông Nam á, với Việt Nam và Indonesia là trụ cột, nhằm mở các kênh phân phối nội vùng và các thị trường mới, ngoài các thị trường truyền thống.
Tuy nhiên ngành chè cũng có rất nhiều thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập đó là hệ thống phân phối vòng vèo, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, thiếu vùng nguyên liệu...Bức tranh không mấy sáng sủa cho thấy nếu không khắc phục, ngành chè rất khó có khả năng cạnh tranh khi Việt nam chính thức đặt chân vào WTO.
Trở ngại lớn nhất của ngành hiện nay vẫn là vấn đề vùng nguyên liệu. Hiện nay cả nước có 34 tỉnh thành phố với diện tích đất canh tác để trồng chè với phạm vi phân bố khá rộng. Tuy nhiên, diện tích trồng chè này vẫn chưa đáp ứng được sự bùng nổ các cơ sở sản xuất tại các địa phương. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, số cơ sở chế biến đã tăng gấp 3 lần với hàng vạn lò chế biến thủ công nhỏ ở khắp các tỉnh trọng điểm ở trung du và miền núi phía bắc. Đó là chưa kể hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè có đăng ký kinh doanh, như vậy việc quá nhiều lò chế biến trên một vùng nguyên liệu chật hẹp đã xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Một vấn đề khác nữa đó là giá chè búp tươi mặc dù biến động có lợi cho nông dân, song lại xuất hiện tình trạng khai thác quá mức khiến cây chè bị kiệt quệ, do mạng lưới chế biến phát triển quá nhanh, nhiều vùng mang tính tự phát, phi quy hoạch, không tương xứng với năng suất và sản lượng nguyên liệu. Hậu quả là cây chè bị suy kiệt về dinh dưỡng. Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng lại tác động trực tiếp và tiêu cực đến người nông dân.
Thách thức lớn đó nữa là về vấn đề chất lượng sản phẩm nhiều vùng chè hệ thống chế biến còn chắp vá và không theo một hệ thống quy chuẩn nào. Không ít những cơ sở sản xuất chè chỉ làm từng công đoạn đơn giản như mua gom hoặc làm héo sản phẩm, sau đó thực hiện nốt những công đoạn chế biến còn lại ở cơ sở sản xuất hoặc ở doanh nghiệp khác. Ngoài ra tình trạng chia nhỏ, tách rời một hệ thống chế biến, chỉ bán những sản phẩm sơ chế thứ cấp đã dẫn đến bất ổn định về chất lượng sản phẩm. Hậu quả là các sản phẩm chè của Việt Nam không đồng nhất về chủng loại mẫu mã, thiếu hương vị đặc trưng tức là chưa có một đảm bảo vững chắc nào về mặt thương hiệu khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để khẳng định được thương hiệu của mình, chất lượng sản phẩm là cái tem đảm bảo cho thương hiệu, thương hiệu là yếu tố tối quan trọng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đó là mối quan hệ chặt chẽ mà ngành chè đang đặt ra để tới đây khi uống chè Việt Nam khách hàng biết ngay đó là chè Việt Nam mà không cần nhiều đến thương hiệu. Từ đó việc đảm bảo và khẳng định được chất lượng mang tính quốc gia là điểm mấu chốt mà ngành chè đang tập trung giải quyết, nhưng làm được việc đó không dễ.
3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chè Việt nam trong thời gian tới
Xây dựng ngành chè trở thành một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng như trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước để tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, kinh tế chè phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng và các cơ sở chế biến chè. Năm qua cũng được đánh giá là thành công trong quan hệ hợp tác nước ngoài thông qua việc ký kết thoả thuận hiệp hội các nhà sản xuất chè, gia nhập hiệp hội chè xanh thế giới.
Trong giai đoạn tới ngành chè Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng:
1. Trở thành ngành sản xuất đa dạng sản phẩm cây trồng, tận dụng các loại cây thuộc đồ uống để tạo ta nhiều sản phẩm có chất lượng khác nhau cho nước uống đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng
2. Đáp ứng tốt, khai thác tốt nhu cầu chè nội tiêu cả nước bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã để tăng khả năng tiêu thụ lên mức 50.000 tấn vào năm 2010.
3. Xuất khẩu ngày càng tăng, giữ vững, ổn định và mở rộng thị trường với số lượng lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng. Bằng cách giữ vững các thị trường lớn như I-rắc, I-ran, Anh, Nhật, Ba Lan, Nga và các nước khác thuộc SNG... Mở rộng hợp tác quốc tế và tìm kiếm cơ hội để xâm nhập sâu hơn vào các thị trường như Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc Âu và các nước trong khối ASEAN.
4.Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn 100% hoặc liên doanh sản xuất, kinh doanh chè ở Việt Nam. Cho các thị trường đối tác hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng chế độ đối xử bình đẳng khi đầu tư xuất khẩu vào các thị trường đối tác và được hưởng kết quả mở cửa thị trường, tranh thủ các nguồn tài trợ
Chỉ tiêu được đặt ra. (Xem phụ lục 2)
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành chè đặt mục tiêu là đến năm 2010, tổng khối lượng xuất khẩu chè của nước ta đạt 120.000 tấn chè có chất lượngcao, giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm, với kim ngạch 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, doanh thu bình quân 20 triệu đồng/ ha. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen; 20% sản phẩm chè mới có chất lượng cao và 30% chè xanh.
Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2010
Tổng diện tích chè cả nước
Ha
120.000
125.000
Tỷ trọng chè giống mới
%
15-20
25-30
Diện tích chè kinh doanh
Ha
94.600
114.500
Năng suất bình quân
Tấn/ha
6,3
6.7
Sản lượng búp tươi
Tấn
534.000
766.000
Sản lượng chè khô
Tấn
132.000
170.000
Sản lượng xuất khẩu
Tấn
100.000
120.000
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
107
200.000
(Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam)
Như vậy đến năm 2010 sản lượng chè khô đạt từ 132.000 lên đến 170.000 trong đó xuất khẩu đạt 100.000 tấn đến 120.000 tấn, kim ngạch đạt 107 triệu USD đến 200.000 USD. Trong đó các mặt hàng chè được sản xuất bao gồm chè đen OTD (7 mặt hàng) với cơ cấu 80% ba mặt hàng tốt, chè đen CTC (9 mặt hàng) với cơ cấu 70% ba mặt hàng tốt, chè xanh Nhật Bản (4 mặt hàng), chè xanh Pouchung Đài Loan và trên 30 mặt hàng chè xanh, chè ướp hương nội tiêu, chè túi nhúng 6 loại, chè xanh đặc sản từ các vườn chè giống mới dạng Olong, chè bán lên men, chè bánh xuất khẩu và chè đen đặc biệt cao cấp của vùng Mộc Châu, Tam Đường, chè nước uống nhanh. Ngoài ra còn có các mặt hàng khác bao gồm các loại chè thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, chè chữa bệnh. Trong đó mục tiêu đề ra phát triển các vùng trọng điểm là (Xem phụ lục 3).
Để ngành chè vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế và đạt được mục tiêu trên thì hơn lúc nào hết ngành chè cần được khẳng định thương hiệu của mình, đó chính là cái tem quan trọng để cạnh tranh trên trường Quốc tế, đó cũng chính là điều mà ngành chè đang đặt ra để tới đây khi uống chè Việt Nam khách nước ngoài không cần nhìn đến thương hiệu cũng biết ngay đó là chè Việt Nam. Vì vậy để đảm bảo được chất lượng và uy tín cho thương hiệu chè Việt Nam ngành chè còn rất nhiều việc cần phải làm.
3.3. Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới
3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch
- Quy hoạch đất trồng chè
Lãnh thổ nước ta với diện tích là 33 triệu ha trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. Trên diện tích đất này cần một mô hình sản xuất nông lâm kết hợp có hệ thống nhiều tầng, đảm bảo được mật độ che phủ mặt đất, đạt yêu cầu sinh thái an toàn. Vì vậy việc sử dụng đất phát triển nông nghiệp phải gắn với sản xuất lâm nghiệp. Để đạt được mục tiêu về sản lượng và giá trị, căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tính thích ứng của các giống chè, Nhà nước cần phải quy hoạch đất trồng chè chung cả nước từ năm 2005 đến năm 2010 như sau:
( Xem phụ lục 4)
- Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản
Để tăng nhanh sản lượng và chất lượng, dự kiến quy hoạch đầu tư vùng chè cao sản tập trung tại 9 vùng trọng điểm chè như sau:
Bảng 3.2: Diện tích chè thâm canh cao sản
Tỉnh
Diện tích (ha)
Tỉnh
Diện tích (ha)
Tổng số
24.300
Lào cai
500
Hà Giang
1.700
Lai Châu
100
Tuyên Quang
2.000
Sơn La
800
Thái Nguyên
5.000
Phú Thọ
4.000
Yên Bái
3.700
Lâm Đồng
6.500
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
- Quy hoạch vùng chè đặc sản
Trên diện tích trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn la) 2.000 ha và Than Uyên (Lào cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp.
Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng thêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại khác là 1.000 ha..
Bảng 3.3: Bố trí chè trồng mới trên các loại đất
Đơn vị: ha
Vùng
Diện tích trồng mới
Trồng trên các loại đất
Chè đã thanh lý
Đất màu, đồi,nương, rẫy
Đất vườn
Đất khác
Cả nước
24.600
8.580
12.000
3.020
100
Trung du Miền núi Bắc Bộ
16.200
5.060
8.640
1.900
600
Vùng Duyên Hải Miền Trung
4.000
480
2.620
700
200
Vùng Tây Nguyên
4.400
2.450
1.330
420
200
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
- Quy hoạch vùng nguyên liệu:
Đối với các vùng chè có độ cao dưới 500 m (so với mực nước biển) gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và một số huyện tại các tỉnh trên: Thâm canh cao, bón phân hữu cơ kết hợp với NPK, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, trang bị công cụ cải tiến canh tác vườn chè, áp dụng biện pháp tưới tiêu, giữ ẩm cho chè
Đối với các vùng chè có độ cao trên 500 mét ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lâm Đồng cần phân loại các vườn chè theo mật độ, tuổi trồng kết hợp với các điều kiện tự nhiên và năng suất để lựa chọn các vườn chè liền vùng, liền khoảnh để thâm canh tập trung phân bón hữu cơ cho chè và trồng xen các họ đậu để duy trì năng suất.
Đối với các vườn chè hiện có tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng thì tập trung thâm canh cao, trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm Long Tỉnh 43, bát Tiên, Yabukita, ngọc Thuý, Vân Xương, Olong...và nâng chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Xây dựng hai vùng chè cao sản ở Mộc Châu- Sơn La và từ Than Uyên Lào Cai lên Tam Đường- Lai Châu để sản xuất ra các loại chè có chất lượng cao. Dự kiến 2 vùng này chỉ trồng các loại giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất các loại chè đặc sản cao cấp. Bằng cách này Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo suất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè của các vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. ( Xem thêm hụ lục 4)
Hiện nay ngành chè Việt Nam có viện nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè Việt Nam và trung tâm nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè ở Lâm Đồng. Đây là hai cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển giống chè mới và các lĩnh vực liên quan. Trong tương lai các viện nghiên cứu sẽ nhập các thiết bị nuôi cấy mô, làm cơ sở nhân nhanh giống mới và đồng thời cũng được đầu tư nâng cấp các thiết bị kỹ thuật. Đồng thời có định hướng lấy các cơ sở sản xuất và khảo nghiệm giống ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm để sản xuất giống ngay tại địa bàn nhằm hạ giá thành, cũng từ các cơ sở này việc quản lý giống và hướng dẫn kỹ thuật tới người sản xuất sẽ thuận lợi hơn.
3.3.2. Đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè
Về kỹ thuật canh tác: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải ban hành kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè vì vậy các vùng trồng chè phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật sau:
- Đốn chè: Phải đốn từ 2-4 năm/lần. Có 4 hình thức đốn chè: Đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn phải từ giữa tháng 12 đến tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn chè có mật độ cành lớn thì cần phải áp dụng đốn máy.
- Tưới nước cho chè: Biện pháp này sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cho cây chè. Có nhiều hình thức tưới nước cho chè nhưng phương pháp tưới phun mưa là tốt nhất, mang lại hiệu quả cao.
- Phòng trừ sâu bệnh: Việc thực hiện phun thuốc với cây chè phải đúng quy trình. Cần sử dụng phương pháp tổng hợp (IPM) là phương pháp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững trên cơ sở phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và thuốc hoá học làm tăng năng suất và ít gây hại môi trường. Tăng chu kỳ hái chè lên 4 tháng/1 lần và cải tiến kỹ thuật hái chè. Trồng cây bóng mát theo mật độ 100 cây/ha. Kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình ủ cỏ, ủ chè lá già quanh gốc để tăng độ mùn với đất.
Cần nâng cao chất lượng chè búp tươi và chè thành phẩm, để nâng cao chất lượng chè búp tươi để cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thương trường Quốc tế cần phải:
Đưa giống mới có chất lượng cao chiếm một tỷ lệ thích đáng trong cơ cấu nguyên liệu chế biến, từng bước cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp đất, thực hiện không bón riêng rẽ phân vô cơ như trước đây đã làm trai cứng đất, thực hiện phân bón hữu cơ tổng hợp theo cơ cấu đất, tổ chức các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp mà nguyên liệu chủ yếu từ phân chấp, bùn bềnh, phân hữu cơ, kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình tủ cỏ, tủ chè lá già sau khi đốn vào gốc chè để tăng độ mùn cho đất và giữ ẩm, giữ ấm cho chè vụ đông, áp dụng các biện pháp tưới tiêu theo từng hoàn cảnh của từng vùng chè.
Đưa công cụ máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất (Đã được thực nghiệm ở Nhật Bản, Đài Loan tại Mộc Châu, Sông Cầu) vào canh tác nông nghiệp, qua đó hướng dẫn, phổ biến rộng ra các hộ gia đình vùng dân.
Cần nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu qua khâu chế biến, bằng cách chỉ sản xuất và xuất khẩu chè đen được chế biến từ các dây chuyền thiết bị hiện đại và tiên tiến có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh công nghiệp nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá bán và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác Quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ chè. Đối với chè xanh thì tổ chức chế biến theo hộ gia đình bằng thiết bị nhỏ nhưng hiện đại để nâng cao giá trị hàng hoá cho người làm chè và chất lượng cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, do đặc điểm thị hiếu người tiêu dùng, ngày nay người tiêu dùng thường sử dụng các loại sản phẩm chè hoá lỏng với hoa quả, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và giải khát thì ngành chè phải mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị bổ sung và các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến ở các nhà máy mới có thể đạt các mục tiêu giá trị thành phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường hiện nay. Đó là:
- Đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng và phần lớn thiết bị lẻ phục vụ cho việc sửa chữa nâng cấp các nhà máy cũ. Ngoài ra cần phải đầu tư xây dựng thêm 180 nhà máy chế biến công suất 12 tấn tươi/ ngày với những thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, còn những vùng sâu, vùng xa cần phải đầu tư xưởng chế biến công suất 2-6 tấn tươi/ngày với công nghệ thiết bị phù hợp và hoàn chỉnh để sản phẩm đạt chất lượng tốt có thể xuất khẩu.
- Thống nhất các cơ sở chế biến (Quốc doanh TW, quốc doanh ngoài địa phương, tư nhân trong nước, hơp tác liên doanh với nước ngoài...) cho phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Xây dựng nhà máy chế biến chè mới bằng các thiết bị đồng bộ và hiện đại tại các vùng chè tập trung và mới được mở rộng nhằm đảm bảo chế biến kịp thời nguyên liệu mới được sản xuất ra như nhà máy mới với thiết bị song đôi (CTC và OTD) ở Hàm Yên (Tuyên Quang) công suất 15 tấn/ ngày và Phú Mãn (Hà Tây). Mở rộng liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và các đối tác khác để đổi mới công nghệ thiết bị từng phần hoặc toàn phần ở các nhà maý hiện có như Liên doanh Phú Tài (Trần Phú- Yên Bái), liên kết sản xuất ở Mộc Châu với Đài Loan, Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ. Tổ chức các xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp liên doanh với các tổ chức kinh tế tư nhân ở trong và ngoài nước.
3.3.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường hợp tác quốc tế
Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy ngành chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được. Những loại chè đặc sản sống ở vùng sâu, vùng xa, đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ, vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý đặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Một đặc điểm quan trọng của thị trường trong nước là số phụ nữ còn uống chè rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có hướng nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái người tiêu dùng, minh mẫn. Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè do những kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Vì thế phải tuyên truyền quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà ( Như năm 2002 tại công viên tuổi trẻ). Ngoài thị trường trong nước, ngành chè Việt Nam cần có những phương hướng và mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định cao đặc biệt là các nước hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm. Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Vệt Nam như thị trường Trung Cận Đông. hàng năm lượng chè của ta xuất khẩu sang thị trường này khoảng 10-20 nghìn tấn. Tuy nhiên hiện nay do tình hình chính sự đang diễn ra ở irắc nên thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp một cách đáng kể. Vì vậy, ngành chè cần có hướng tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường mới thay thế thị trường IRắc. Mặt khác, khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở châu Âu, châu á, châu Mỹ, tìm kiếm thêm thị trường ở Châu Phi.
Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm chọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mới thâm nhập vào thị trường. Hiện nay Nga và việt nam đang là các đối tượng và mục tiêu để họ tiến hành thâu tóm các thị trường này. vì trên thực tế, các doanh nghiệp cần có đối sách thích hợp là liên doanh hợp tác với các công ty đó để học tập kinh nghiệm và có cơ hôị tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó, như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia. Vì thế về công tác thị trường ngành chè Việt Nam cần có những giải pháp. Đó là:
Cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng, cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng bằng các sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý đặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Cần tiếp tục quảng bá thương hiệu Quốc gia về chè, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến sản xuất kinh doanh tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước, tìm kiếm khách hàng, tuyên truyền sâu rộng những lợi ích của việc uống chè, tiếp cận các thương mại điện tử như mở các website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng.
Giao cho Hiệp hội chè Việt Nam và Tổng công ty chè Việt Nam phối hợp thành lập cơ quan duy nhất kiểm tra chất lượng cho toàn bộ sản phẩm chè trong cả nước.
Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông, đồng thời khôi phục thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở Châu á, châu Mỹ...bằng các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm, tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ trên toàn Thế giới
Củng cố và phát huy vai trò của hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả tránh tình trạng cạnh trah không lành mạnh.
3.3.4. Đào tạo nhân lực
Đây là một biện pháp quan trọng ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu sản xuất chè đã đề ra.
- Kỹ sư nông nghiệp: Nhu cầu 100 ha cần 1 kỹ sư, số kỹ sư nông nghiệp trong ngành chè hiện có không đáng kể, như vậy sẽ cần khoảng 1.000 kỹ sư.
- Kỹ sư chế biến (Chỉ tính cho nhà máy mới) và định mức 5 người/ nhà máy thì tổng nhu cầu cần:
5 x 65 =352 (người)
- Công nhân kỹ thuật (Tính cho nhà máy mới: 25 người/ nhà máy)
25 x 65 = 1.625 (người)
- Các nhà máy hiện có định mức 3 người/ nhà máy:
2 x 174 = 522 (người)
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý (3 người/ nhà máy) tính cho cả nhà máy hiện tại và xây dựng mới:
3 x (174+65) = 417 (người)
- Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người/ha)
- Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người/ha)
- Về hình thức đào tạo: Cần mở các lớp bồi dưỡng càn bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông, công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, Ngành chè Việt Nam cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử các bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến.
Phải tạo mọi điều kiện đem lại thu nhập cho người dân ở đây, dùng mọi biện pháp thu hút người lao động vào làm việc ở các vùng chè nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở trong vùng.
3.3.5 Giải pháp về vốn
Đầu tư vốn trong quá trình phát triển ngành chè là hết sức cần thiết. Theo tính toán tổng hợp cho đến năm 2010, nhu cầu vốn cần phải đầu tư cho ngành chè của Việt nam là 9298,570 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp là 3.615,957 tỷ đồng, Trồng mới và chăm sóc là 2053,545 và cho công nghiệp chế biến là 3629,078 tỷ đồng. Sau đây là bảng tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè đến năm 2010.
Biểu 3.4: Tổng nhu cầu vồn đầu tư cho ngành chè
Đơn vị: Tỷ đồng.
Hạng mục
Tổng
Giai đoạn 2001-2005
2006-2010
Tổng nhu cầu vốn đầu tư
9298,570
3367,315
5931,265
1. Cho nông nghiệp
3.615,957
1.508,410
2.107,547
Trồng mới và chăm sóc
2053,545
858,405
1.195,140
2. Cho công nghiệp
3629,078
1.000,50
2.628,578
( Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Như vậy ta thấy rằng, trên cơ sở đầu tư vốn hợp lý tính đủ theo các hướng thâm canh, Nhà nước sẽ phải hỗ trợ đầu tư và tín dụng cụ thể theo từng hạng mục. Để trồng mới nguồn vốn cần được phân chia như sau:
Biểu 3.5: Nguồn vốn đầu tư cho trồng mới
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
Tổng vốn
(Tỷ)
Từ vốn
trồng rừng
Từ vốn
định canh định cư
Từ vốn
ổn định dân cư
Vay tín dụng
Vùng cao
414,75
157,5
42,0
42.0
173.0
Vùng sâu, xa
471,2
49,6
49,6
372.0
Vùng trung du, đồng bằng
410,7
410,7
- Vùng cao: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hoà Bình, Bắc Cạn.
- Vùng định canh, định cư bao gồm: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ.
Vùng trung du và đồng bằng: Vay tín dụng 100% trong đó dân bỏ ra 25% bằng công lao động là 102,675 tỷ đồng, chỉ còn vay của trồng mới là 853,035 tỷ đồng
Để thâm canh: Trong 9 tỉnh thâm canh cao độ gồm có Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lâm Đồng được sử dụng nguồn vay tín dụng ưu đãi, năm trước vay, năm sau trả.
Biểu 3.6: Nguồn vốn đầu tư cho thâm canh
Hạng mục
2005 – 2010
Thâm canh cao độ (ha)
114.750
Nhu cầu vốn (triệu đồng)
504.900
Thâm canh bình thường (ha)
236.210
Nhu cầu vốn (Triệu đồng)
118.105
Ngành công nghiệp chế biến: Nguồn vốn cần là 2.628,578 .để tăng thêm 2.160 tấn công suất cho 180 nhà máy mới xây dựng theo tiến độ nguyên liệu. (Xem thêm phụ lục 5)
Ngành chè Việt Nam cần phải thu hút vốn từ các nguồn:
- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước: nhằm hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới về cây chè. Cho phép Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, khuyến nông của Bộ nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ cho việc chế tạo sản xuất máy móc công cụ cơ khí phục vụ cho việc trồng trọt và chế biến chè.
Vốn đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đầu tư dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị cho các cơ sở chế biến chè.
Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè và cây ăn quả. Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên donh, liên kết, ODA
Ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè thường vốn này là công lao động của người trồng chè được tính bằng 25% tổng vốn trồng mới và chăm sóc.
- Cần phải nghiên cứu nhằm tiến tới thành lập công ty tài chính riêng của ngành chè phù hợp với quy mô hoạt động để có đủ sức vươn ra thị trường thế giới với một sức mạnh dồi dào.
3.3.6. Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè
Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Việt Nam. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường, là cơ sở mở rộng phát triển ngành chè.
Về tổ chức quản lý: Phải được quản lý theo từng vùng lãnh thổ, ngành trên nguyên tắc làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Đứng dầu là Tổng công ty chè Việt Nam sẽ quản lý các vấn đề về xuất nhập khẩu, dịch vụ và các dịch vụ tiếp cận thị trường. Còn ở các địa phương có chè thì sẽ quản lý toàn bộ về sản xuất, hành chính xã hội đối với người lao động.
Về tổ chức tiêu thụ chè: Cần phải có mạng lưới các cơ sở như văn phòng đại diện bán và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước, ngoài ra còn cần phải yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu chè ở mọi thành phần kinh tế phải có sự tự nguyện tham gia hiệp hội chè Việt Nam nhằm đảm bảo thống nhất thị trường về giá cả xuất nhập khẩu chè, tránh việc giảm giá chè để lấy khách hàng và tranh mua trong nước để xuất khẩu.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý như Bộ NN&PTNT, của các cơ quan chuyên môn như Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (Bộ thương mại); trung tâm kiểm tra chất lượng chè (KCS của Vinatea Corp) để ngăn chặn tình trạng chè kém chất lượng vẫn được xuất khẩu.
- Tổ chức mạng lưới thông tin: Cần phải xây dựng được hệ thống thông tin quản lý hiện đại đó là việc xây dựng hệ thống máy vi tính được nối mạng cục bộ để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất giúp cho các nhà lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin thị trường, giá cả,các yếu tố tác động đến ngành chè Việt Nam.
Nhiều tỉnh cũng đã quan tâm đến việc phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do đó Chính Phủ cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè đã được các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất , chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè. Cụ thể:
Chính sách thuế:
Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (Trong thời kỳ kinh doanh) xuoóng còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi hẻo lánh, lai trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm.
Với các dự án liên doanh ngoài thuế đất chỉ nên thu 50USD/ha trong một năm với đất trồng chè và 100USD/ha trong một năm với đất xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ, các dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu, thuế lợi tức nên áp dụng 100% kể từ khi kinh doanh (Sau khi trồng mới 4 năm) và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo khi cây trồng chưa có năng suất cao và ổn định.
Chính sách xuất nhập khẩu
Mặc dù có thể xuất hiện những công ty tư nhân kinh doanh (sản xuất- Chế biến- Tiêu thụ) như luật định, đề nghị nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể về mức độ, địa bàn hoạt động của các loại công ty. Mặt khác Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu cho những vùng có tiềm năng sản xuất chè cao mà mức sống nhân dân trong vùng còn thấp.
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng:
Đề nghị nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư chính sách hạ tầng cho các vùng chè tập trung, phần lớn các vùng chè này đều thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt trước hết là hệ thống điện, giao thông đi lại, đồng thời là hệ thống thông tin liên lạc, văn hoá xã hội như trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ búa đề nghị các cơ quan hữu quan cần quan tâm ngay từ nay đến năm 2010.
Cần hình thành một số cơ sở tổ chức và cơ sở thiết yếu sau:
Tổ chức một trung tâm đấu trộn chè nhằm nâng cao sự đồng đều các mặt hàng chè Việt nam, tiến tới tổ chức bán đấu giá chè tại đây.
Xây dựng nhà máy sản xuất các loại bao bì đóng gói chè thành phẩm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng viện nghiên cứu chè việt nam và cần hình thành một trung tâm thực nghiệm khép kín ( sản xuất- chế biến) và là nơi cung cấp giống chè tốt cho toàn quốc.
Xây dựng một trung tâm cơ khí để chế tạo phụ tùng thay thế và thiết bị cho chế biến.
Chính sách về chuyển giao kỹ thuật khuyến nông:
Người trồng chè cần được hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hút và chế biến chè.
Nhà nước (tỉnh) trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh, định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngành bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài chế biến của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tấp huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch.
Chính sách thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thu mua toàn bộ sản phẩm do người trồng chè sản xuất ra theo giá thoả thuận. Các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện chính sách bảo hiểm giá chè cho người trồng chè. mức bảo hiểm bằng mức giá thành hợp lý theo thời điểm.
Các doanh nghiệp chế biến được vay vốn để xây dựng mới cơ sở chế biến chè với lãi suất đặc biệt ưu đãi. Thời gian hoàn trả vốn vay theo khả năng hoàn vốn của dự án được duyệt, khuyến khích các hộ vùng sâu, vùng xa phát triển hình thức chế biến thủ công bán cơ giới và cơ giới nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại theo chính sách này. Các cơ sở chế biến được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về phát triển kinh doanh ở Miền núi.
Đồng thời với các chính sách nêu trên, các chính sách khác như: Tín dụng ngân hàng, bảo hiểm sản xuất, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học cũng cần được xem xét cho phù hợp.
Kết luận
Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng trung du miền núi Bắc bộ, nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Sản xuất chè liên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với nước sản phẩm giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của Thế giới.
Quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó cũng là một thách thức và cũng như cơ hội lớn để ngành chè nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Tuy ngành chè Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng còn phải đương đầu và vượt qua rất nhiều khó khăn, hạn chế nội tại để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả đã đưa ra những hạn chế tồn tại cần được khắc phục từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy ngành chè phát triển. Tuy nhiên để nghiên cứu ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế có nhiều vấn đề nghiên cứu , trao đổi. Tác giả mong muốn có điều kiện và kinh nghiệm thực tế tốt hơn để tiếp tục nghiên cứu kỹ và đầy đủ hơn, qua đó đưa ra nhữg kiến nghị xác đáng , gần với thực tiễn để có thể góp phần thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển có hiệu quả và đúng với định hướng phát triển kinh tế.
tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh (1999),Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giáo trình đào tạo sau đại học.
2. Hiệp hội Chè Việt Nam (2005), Hoạt động của ngành Chè Việt Nam.
3. Kế hoạch sản xuất chè 1999 – 2000 và hướng phát triển đến năm 2005 – 2010 của bộ NN & PTNT.
4. Luật thương mại (1997), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia .
5. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Đồng Nai.
6. Nguyễn Kim Phong (1991), Đổi mới quản lý ngành chè.
7. Nguyễn Tấn Phước (1999), Quản trị chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Đồng Nai.
8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005 – 2010, ban hành tháng 3/1999.
9. Tạp chí “ Người trồng chè” cơ quan hiệp hội chè Việt Nam, tháng 8 năm 2005
10. Tổng cục thống kê, tư liệu kinh tế – xã hội 61 tỉnh và thành phố (2005), nhà xuất bản thống kê.
11. Tổng quan phát triển chè Việt Nam của Viện nghiên cứu phát triển chè – Tổng công ty chè Việt Nam.
12. Fred R. David, Khái niệm về quản trị chiến lược, (2000), nhà xuất bản thống kê.
13. GarD.Smith, Danny Putti, Chiến lược và sách chiến lược kinh doanh, (1996) Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
14. Philip Kotler, Quản trị Marketing, (1997), Nhà xuất bản thống kê. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones, Quản trị chiến lược, (1995), Nhà xuất bản Houghton Milin Company.
Phụ lục
Mục lục
Lời cảm ơn
Với tất cả những tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa kinh tế, Viện quy hoạch và phát thiết kế nông nghiệp, Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đõ, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
Phụ lục 1:
Nhu cầu năng lực chế biến công nghiệp do đầu tư thâm canh các vùng chè tập trung
STT
Các vùng tập trung thâm canh cao độ
Hiện có
Nhu cầu năng lực chế biến công nghiệp do tăng nguyên liệu (70%)
Công suất hiện có(T/ngày)
Đáp ứng ng.liệu (tấn/năm)
Nguyên liệu tăng 2005
Nguyên liệu tăng 2006
Nguyên liệu tăng 2007
Nguyên liệu tăng 2008
Nguyên liệu tăng 2009
Nguyên liệu tăng 2010
1
Hà Giang
42.0
5.670
5.270
5.270
5.270
5.270
5.270
5.270
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp(tấn/ngày)
27
27
27
27
27
27
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ngày
2
Tuyên Quang
91.0
12.285
10.400
10.400
10.400
10.400
10.400
10.400
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
54
54
54
54
54
54
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
3
Thái Nguyên
81.5
11.003
18.130
18.130
18.130
18.130
18.130
18.130
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
94
94
94
94
94
94
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
4
Yên Bái
143.5
19.373
17.575
17.575
17.575
17.575
17.575
17.575
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
91
91
91
91
91
91
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
5
Lào Cai
28.0
3.780
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
13
13
13
13
13
13
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
6
Lai Châu
12.0
1.620
370
370
370
370
370
370
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
2
2
2
2
2
2
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
7
Sơn La
66.0
8.910
2.800
2.800
2.800
2.800
2.800
2.800
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
15
15
15
15
15
15
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
8
Phú Thọ
210,5
28.418
15900
15900
15900
15900
15900
15900
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
82
82
82
82
82
82
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
9
Lâm Đồng
204,5
27.608
25.800
25.800
25.800
25.800
25.800
25.800
Nhu cầu công suất chế biến công nghiệp (tấn/ngày)
134
134
134
134
134
134
Nhu cầu dây chuyền 12 tấn/ ngày
Tổng nhu cầu công suất chế biến công nghiệp cho phần sản
512
512
512
512
512
512
PHụ LụC 2: CáC CHỉ TIÊU Về NĂNG SUấT Và SảN LƯẻng chè ở các vườn chè trọng điểm
Đơn vị tính: Diện tích (ha); Năng suất (T/ha); Sản lượng (Tấn)
TT
Tỉnh
D.tích chè thâm canh
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năng suất
Sản lượng
Năng suất
Sản lượng
Năng suất
Sản lượng
Năng suất
Sản lượng
Năng suất
Sản lượng
Năng suất
Sản lượng
1
Hà Giang
1.700
8.0
13.600
8.0
13.600
8.0
13.600
8.0
13.600
8.0
13.600
8.0
13.600
2
Tuyên Quang
2.000
11.0
22.000
11.0
22.000
11.0
22.000
11.0
22.000
11.0
22.000
11.0
22.000
3
Thái Nguyên
3.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
4
Yên BáI
3.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
11.0
40.700
5
Lào Cai
500
9.5
4.750
9.5
4.750
9.5
4.750
9.5
4.750
9.5
4.750
9.5
4.750
6
Lai Châu
100
8.0
800
8.0
800
8.0
800
8.0
800
8.0
800
8.0
800
7
Sơn La
800
12.0
9.600
12.0
9.600
12.0
9.600
12.0
9.600
12.0
9.600
12.0
9.600
8
Phú Thọ
4.000
9.0
36.000
9.0
36.000
9.0
36.000
9.0
36.000
9.0
36.000
9.0
36.000
9
Lâm Đồng
6.450
9.5
61.275
9.5
61.275
9.5
61.275
9.5
61.275
9.5
61.275
9.5
61.275
10
Cộng
22.950
10.0
229.500
10.0
229.500
10.0
229.500
10.0
229.500
10.0
229.500
10.0
229.500
Phụ lục 3
Quy hoạch đất trồng chè cả nước từ năm 2005 đến năm 2010
Đơn vị: ha.
Vùng/tỉnh
D.tích năm 2002
D.tích dự kiến thanh lý
D.tích còn lại
Diện tích trồng mới
Diện tích chè
T. số
G.đoạn 03-05
G.đoạn 06-10
Năm 2005
Năm 2010
Cả nước
100.061
8.580
91.481
24.600
16.000
8.600
107.481
116.081
Vùng TTMNBB
63.964
5.060
58.904
12.600
10.900
5.300
69.804
75.104
Trong đó
Lai Châu
2.342
2.342
500
500
2.842
2.842
Sơn La
3.025
100
3.105
2.000
2.000
5.105
7.105
Thái Nguyên
13.358
1.400
11.958
2.500
1.800
700
13.758
14.458
Hà Giang
12.356
900
11.456
2.000
1.000
1.000
12.456
13.456
Lào Cai
3.545
210
3.335
500
500
3.835
3.835
Yên Bái
11.407
650
10.757
1.000
700
300
11.457
11.757
Tuyên Quang
4.177
350
3.827
2.000
1.200
800
5.027
5.827
Phú Thọ
8.437
650
7.787
2.000
1.500
500
9.287
9.287
2.Vùng ĐBSH
3.778
590
3.188
3.188
3.188
3. Vùng DHMT
8.997
480
8.517
4.000
2.200
1.800
10.717
12.517
4. Vùng TN
23.322
2.450
20.872
4.400
2.900
1.500
23.772
25.272
Lâm đồng
2.200
19.818
4.000
2.500
1.500
22.318
23.818
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Phụ lục 4
Dự kiến phát triển chè trồng mới đến năm 2010
STT
Tỉnh
Diện tích chè 2005
Diện tích chè 2010
1
Cả nước
104.192
104.192
2
Hà Giang
9.097
9.097
3
Tuyên Quang
5.755
5.755
4
Cao Bằng
317
317
5
Lạng Sơn
1.120
1.120
6
Lai Châu
2.880
2.880
7
Lào Cai
1.833
1.833
8
Yên BáI
8.416
8.416
9
Thái Nguyên
12.038
12.038
10
Bắc Cạn
563
563
11
Sơn La
6.811
6.811
12
Hoà Bình
2.926
2.926
13
Quảng Ninh
604
604
14
Phú Thọ
9.700
9.700
15
Vĩnh Phúc
89
89
16
Hà Nam
87
87
17
Bắc Giang
1.278
1.278
18
Hà Nội
490
490
19
Hà Tây
2.085
2.085
20
HảI Dương
89
89
21
Ninh Bình
490
490
22
Thanh Hoá
2.362
2.362
23
Nghệ An
6.920
6.920
24
Hà Tĩnh
1.585
1.585
25
Quảng Bình
75
75
26
Thừa Thiên Huế
130
130
27
Quảng Nam
1.333
1.333
28
Quảng Ngãi
63
63
29
Bình Định
216
216
30
Gia Lai
1.219
1.219
31
Kon Tum
71
71
32
Đắc Lắc
156
156
33
Lâm Đồng
23.394
23.394
Phụ lục 5:
Dự kiến sản lượng chè thu hoạch từ diện tích trồng mới của các năm 2005-2010 và nhu cầu bổ sung nhà máy chế biến chè công nghiệp
(Đơn vị tính: Diện tích: ha; Sản lượng: Tấn; Nhu cầu bổ sung năng lực chế biến công nghiệp: Tấn tươi/ ngày; Nhu cầu NM: Chiếc.
STT
Tỉnh
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Hà Giang
Diện tích Tmới
400
Sản lượng tươi
4.550
6.900
9.700
13.100
16.000
18.800
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
24
36
50
68
83
97
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
2
3
4
6
7
8
2
Tuyên Quang
Diện tích Tmới
400
Sản lượng tươi
5.250
7.800
10.900
14.600
17.800
20.800
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
27
400
57
76
92
108
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
2
3
5
6
8
9
3
Lạng Sơn
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.650
2.400
3.050
3.700
4.450
5.050
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
9
12
16
19
23
26
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
1
1
1
2
2
2
4
Lai Châu
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
7.400
9.600
4.300
14.300
16.850
18.700
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
38
50
22
74
87
97
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
3
4
2
6
7
8
5
Lào Cai
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
2.400
3.300
4.300
5.500
6.450
7.300
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
12
17
22
29
33
38
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
1
1
2
2
3
3
6
Tháinguyên
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
6.600
8.850
11.250
14.100
16.300
18.200
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
34
46
58
73
85
94
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
3
4
5
6
7
8
7
Bắc Cạn
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.125
1.725
2.475
3.100
3.800
4.450
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
6
9
13
16
20
23
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
0
1
1
1
2
2
8
Sơn La
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
12.600
18.000
24.300
31.700
37.950
43.900
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
65
93
126
164
197
228
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
5
8
11
14
16
19
9
Hoà Bình
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
2.250
3.450
4.450
5.500
6.700
7.700
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
12
18
23
29
35
40
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
1
1
2
2
3
3
10
Quảng Ninh
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.125
1.725
2.225
2.750
3.350
3.850
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
6
9
12
14
17
20
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
0
1
1
1
1
2
11
Phú Thọ
Diện tích Tmới
300
Sản lượng tươi
9.450
13.100
17.250
21.900
25.900
29.450
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
49
68
89
114
134
153
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
4
6
7
9
11
13
12
Hà Bắc
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.125
1.725
2.475
3.600
9.500
5.350
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
6
9
13
19
23
28
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
0
1
1
2
2
2
13
Hà Tây
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.125
1.725
2.475
3.100
3.800
4.450
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
6
9
13
16
20
23
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
0
1
1
1
2
2
14
Thanh hoá
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
4.100
6.600
9.200
11.650
14.200
16.650
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
21
34
48
60
74
88
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
2
3
4
5
6
7
15
Nghệ An
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
15.600
20.750
25.200
30.250
34.450
37.700
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
81
108
131
157
179
195
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
7
9
11
13
15
16
16
Hà Tĩnh
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
3.300
4.800
7.350
9.150
11.150
13.100
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
17
25
38
47
58
68
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
1
2
3
4
5
6
17
Gia Lai
Diện tích Tmới
Sản lượng tươi
1.125
1.725
2.225
2.750
3.350
3.850
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
6
9
12
14
17
20
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
0
1
1
1
1
2
18
Lâm Đồng
Diện tích Tmới
500
Sản lượng tươi
13.300
19.100
25.650
33.000
39.450
45.350
Nhu cầu bổ sung năng lực CBCN (70%)
69
99
133
171
205
235
Nhu cầu d/chuyển 12 T/ ngày
6
8
11
14
17
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32838.doc