Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: vốn, khoa học – công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực; muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người. nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng, nguồn nhân lực cần phát huy tính đa dạng, phong phú về truyền thống văn hóa phương Đông như: hiếu học, trọng nhân tài, trọng tri thức, khoa học Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai thác đầy đủ, đúng mức và có thể sử dụng chưa hiệu quả về nguồn nhân lực. Ngày nay, khi thế giới bước vào nền kinh tế tri thức thì vấn đề nhân tài đang thực sự là vấn đề cấp thiết, vì nhân tài là hạt nhân của nền kinh tế tri thức. Tuy rằng, nhân tài thời nào cũng quý cũng quan trọng nhưng ngày nay lại càng quan trọng hơn. Muốn đi tắt, đón đầu trong phát triển thì phải có nguồn nhân lực tiên tiến, không để lãng quên nhân tài và không để lãng phí nguồn nhân lực. Do vậy, các quốc gia cần phải chủ động quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng để nguồn nhân lực phát huy đạt hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nguồn nhân lực; coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước. Các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Con người Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của mình. Trong những thập kỷ gần đây, một số nước trong khu vực đã có những bước phát triển quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về “Sự thần kỳ Đông Á” đều nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực – vì nó có ý nghĩa to lớn quyết định trong việc đưa các nước này từ chỗ kém phát triển, nghèo khổ, khan hiếm về tài nguyên và kiệt quệ sau chiến tranh đã trở thành những nước công nghiệp mới, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chất lượng nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực với những con người lao động có tri thức tốt, có kỹ năng cao và có tính nhân văn sâu sắc. Kinh nghiệm cho thấy, sự cất cánh và phát triển thành công của một nước là gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ bí quyết thành công của một quốc gia xét cho cùng, đều nằm trong chiến lược đào tạo và phát triển con người. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ có dân số ít, kinh tế chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, việc phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp ủy, chính quyền của tỉnh đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu, đã có những biện pháp tích cực để khơi dậy những tiềm năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước và thế giới. Kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) cho tới nay, được sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời gian 2010 – 2015; từng bước điều chỉnh cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, du lịch và dịch vụ; ổn định diện tích cây trồng, tăng năng xuất và đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp để xuất khẩu những sản phẩm mà tỉnh có thế mạnh. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh thuận đã quy hoạch các vùng đất mà sản xuất kém hiệu quả để thành lập các khu công nghiệp với những chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế, làm phong phú và đa dạng những hàng hóa được sản xuất có thương hiệu tại Ninh Thuận, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, tăng việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Ninh Thuận, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015” để nghiên cứu và xây dựng đề tài này; mục đích của đề tài là: Thứ nhất, góp phần phân tích đánh giá tính khách quan, những khó khăn, thuận lợi và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh; Thứ hai, phân tích những bài học kinh nghiệm trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận; Thứ ba, trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2008 – 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. Phương châm chủ đạo trong việc nghiên cứu, phân tích đề tài là tôn trọng hiện thực khách quan. Trên cơ sở thực tiễn về nguồn nhân lực đang diễn ra ở tỉnh Ninh Thuận; tác giả muốn khái quát thành lý luận chung nhằm soi rọi vào thực tiễn để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế ở Ninh Thuận phát triển. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài của Luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên phương pháp sử dụng sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nội suy, thu thập số liệu, những thông tin thực tế đã và đang diễn ra tại Ninh Thuận để xây dựng Luận văn. Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh có những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây: Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ hiện trạng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp của tỉnh; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. Ba là, vạch ra chiến lược phát triển, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2015, xây dựng chiến lược đào tạo và giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh. Bốn là, với các số liệu chứng minh về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp sẽ giúp cho các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành của tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng chính sách phù hợp để xây dựng chiến lược tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra những kết quả đạt được những hạn chế và những nguyên nhân đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực và thông qua đó đề xuất những giải pháp để thu hút, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2015 ngày càng tốt hơn. 6. Những điểm mới của Luận văn Luận văn được nghiên cứu độc lập, những nội dung của Đề tài hoàn toàn mới vì từ trước tới nay chưa có ai nghiên cứu nguồn nhân lực cho khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận; với kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực và giúp cho các nhà quản lý của tỉnh xem xét khi quyết định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng trong giai đoạn từ nay tới năm 2015. 7. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm có các phần sau đây: - Mở đầu - Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. - Chương 2. Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua. - Chương 3. Định hướng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 208 – 2015. - Kết luận. - Tài liệu tham khảo - Phụ lục

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền thuê đất, miễn nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án. + Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại các cụm và khu công nghiệp thuộc các huyện Thuận Bắc và Ninh Phước của tỉnh + Đối với dự án đầu tư mới: Áp dụng thuế suất 25% đối với dự án đầu tư. + Đối với dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng trong thời gian dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư này mang lại. + Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án thành lập mới: - Dự án đầu tư đáp ứng một trong hai điều kiện: Dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư (hoặc dự án đặc biệt khuyến khích đầu) hoặc Dự án thu hút từ 15 lao động trở lên tại các đại bàn cần thu hút đầu tư thì được miễn 02 năm và giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 02 năm tiếp theo. Nếu đáp ứng cả 2 điều kiện thì miễn 02 năm và giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 04 năm tiếp theo. - Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh: * Dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư (hoặc dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư): thì được miễn 01 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với phần thu nhập tăng thêm của dự án. 3.2.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thu hút nhiều lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong giai đoạn đầu, theo kinh nghiệm của những tỉnh đi trước trong lĩnh vực thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thì việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thu hút nhiều lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp đã được tỉnh quy định, đó là: - Thứ nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn trung hạn, có thể dài hạn đối với lãi suất ưu đãi đối với những doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề thu hút được nhiều lao động làm việc. Thứ hai, hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp. Bên cạnh những chính sách và biện pháp để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, thì việc xây dựng các chính sách để liên kết đào tạo và chính sách thu hút học sinh - sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong nước, kể cả số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp khác về làm việc trong các cụm, khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Tóm lại, Việc xây dựng các chính sách để thu hút lao động cho các Khu Công nghiệp của tỉnh là vô cùng cấp bách và hết sức quan trọng để các nhà đầu tư tăng quy mô về vốn, máy móc trang thiết bị sớm đi vào sản xuất. Hiện nay, các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa đủ mạnh và năng lực đào tạo nhân lực còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo còn nghèo nàn và lạc hậu, trong khi các cơ sở đào tạo khác trong nước thì không những có bề dày và kinh nghiệm trong đào tạo, mà cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập lại rất hiện đại; các cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh, thành và các khu công nghiệp khác trong nước hiện đang đào tạo nhiều ngành nghề và phong phú về loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp của cả nước thì việc thu hút số sinh viên đang học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong nước, số lao động có tay nghề đang làm việc ở những tỉnh khác về làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh. Muốn đạt được những nội dung trên thì tỉnh cần có thêm các chính sách sau đây: - Trước mắt, trong giai đoạn đầu số doanh nghiệp triển khai dự án chưa nhiều thì tỉnh cần đầu tư xây dựng tại mỗi Khu Công nghiệp một khu vực nhà ở cho công nhân; ước tính giai đoạn 2008 – 2010 mỗi khu công nghiệp có khoảng 20.000 công nhân làm việc tại đây, số diện tích sử dụng nhà ở khoảng 160.000 m2, tổng hai khu công nghiệp này khoảng 320.000 m2, các năm sau đó thì có thể khuyến khích các nhà đầu tư làm nhà cho công nhân và được hưởng chính sách ưu tiên vay vốn, thời gian vay kéo dài và được miễn thuế trong thời gian hai năm đầu và những năm sau được giảm 50% thuế đối với khoản thu về nhà ở. - Ngoài các dự án đầu tư cho nhà ở thì cần có dự án đầu tư xây dựng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở, bệnh viện khu vực, bến xe, câu lạc bộ công nhân, công viên v.v ở gần khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để công nhân yên tâm làm việc; bởi vì, số công nhân này có thể không chỉ là người có hộ khẩu trong tỉnh mà sẽ có nhiều công nhân ở ngoài tỉnh, có khi là người nước ngoài v.v. - Đầu tư tuyến xe buýt từ Du Long - Phan Rang - Phước Nam và ngược lại để tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân đi lại với mức thu bằng 50% so với các đối tượng khác, tuyến khác. - Chỉ đạo các cơ sở đào tạo trong tỉnh có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp xây dựng chương trình và thời gian để đào tạo phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất - kinh doanh của từng doanh nghiệp. 3.2.5 Phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với công tác đào tạo và quản lý nguồn nhân lực. Nước ta đang đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người tranh thủ thời cơ để tạo ra sức chuyển biến này khi nền công nghiệp đã bắt đầu hoạt động. Khó khăn hiện nay chính là việc các đầu mối đào tạo nguồn nhân lực (trường cao đẳng, chuyên nghiệp và truờng dạy nghề) chưa coi doanh nghiệp là khách hàng mà vẫn chỉ thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu được giao. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp cần nhưng lại bị thiếu hụt, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Bên cạnh đó, phải kể đến kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống: thái độ làm việc, năng lực giao tiếp, tiếp thu công việc, quan hệ cộng đồng của người lao động chưa cao. Khả năng thích ứng với công việc của người mới ra trường còn chậm, trong khi đó tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra rất nhanh. Hiện nay, ở Ninh Thuận rất ít trường, trung tâm đào tạo, chứ chưa nói đến đào tạo nguồn lao động cao cấp, ngay cả số công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cũng được đào tạo từ các cơ sở khác trong nước; việc đào tạo có khi còn chắp vá, doanh nghiệp phải tuyển lao động phổ thông rồi mới cho đi bồi dưỡng ngắn hạn ở một số doanh nghiệp khác về nghiệp vụ để về làm việc cho doanh nghiệp mình. Do vậy, để có thể chủ động được nguồn nhân lực có trình độ và trình độ cao thì tỉnh Ninh Thuận cần phải bố trí ngân sách đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho nguồn lao động cao cấp này, một số ngành nghề có tính chiến lược thì tạo điều kiện cho họ được đi học và làm việc ở nước ngoài để có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới và phương thức lao động tiên tiến để sau khi về nước thì tỉnh đã có một đội ngũ lao động có tay nghề cao làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh nhất là cung cấp nguồn nhân lực cho các Khu Công nghiệp của tỉnh. Trước mắt, Tỉnh Ninh Thuận cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích cho kiến thức, chất xám của thế giới vào Ninh Thuận càng nhiều càng tốt. Trải "thảm đỏ" để đón chất xám của thế giới qua các kênh như: tư vấn, giảng dạy, làm việc v.v; cần có nhiều ưu đãi đặc biệt cho lao động có tay nghề cao đến làm việc tại tỉnh như ưu đãi về thuế, về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc v.v. Sớm có quy hoạch để trình bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường đại học đa ngành, các trung tâm nghiên cứu để đón kiến thức, kinh nghiệm của thế giới vào Ninh Thuận. Hơn nữa, số Việt kiều trước đây là người của tỉnh hiện đang làm việc và sinh sống ở nước ngoài có lượng chất xám rất cao; cho nên, tỉnh cần "trải thảm đỏ" với những chính sách phù hợp để đón tri thức Việt kiều chân chính về tỉnh để làm việc. Bên cạnh đó, ngoài việc tìm được nguồn nhân lực hoặc những người có tay nghề giỏi thì điều không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp cần có phương án chống lại “nạn săn lao động giỏi, nhân viên giỏi hoặc người quản lý giỏi”, có chính sách phù hợp về tiền lương, tiền thưởng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và tay nghề tại các trường đào tạo hoặc có thể cử đi nước ngoài để tu nghiệp để giữ được đội ngũ lao động giỏi làm việc trong doanh nghiệp mình. Yếu tố tạo nguồn - yếu tố bất mãn + Yếu tố động viên = Giữ nhân viên giỏi. Với những phân tích trên cho ta thấy, việc xây dựng mối quan hệ và thực hiện phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp để không chồng chéo, không cản trở đến sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa là vô cùng quan trọng và không thể khác được. Nhà nước tạo cơ chế chính sách và định hướng chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, còn doanh nghiệp tham gia với các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình là sự kết hợp khôn khéo và thành công nhất cho cả hai bên; người có kỹ thuật, kỹ năng làm việc tốt hơn, thu nhập sẽ cao hơn và điều kiện thăng tiến sẽ thuận lợi hơn; điều không kém phần quan trọng đó là tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, ổn định đời sống, ổn định xã hội, an ninh, quốc phòng, đó là điều Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới. 3.2.6 Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá ở tất cả các hoạt động dịch vụ công Công tác cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá, ở tất cả các hoạt động dịch vụ công là hết sức cần thiết trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo cho các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước thực hiện nghiêm túc và quyết liệt vấn đề này để tạo điều kiện cho công dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; đặc biệt, là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) cho đến Đại hội IX (năm 2001) luôn khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như: tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng. Các nhiệm vụ và những giải pháp cần thực hiện là: - Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xây dựng cơ bản, đất đai, giải tỏa, đền bù (nhất là việc rà soát và thành lập Hội đồng giải tỏa, đền bù). - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý, thực hiện chương trình đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin đến năm 2010. - Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; triển khai thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm kinh phí công, tiết kiệm đầu tư. - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở cơ quan, đơn vị và cơ sở. Việc thực hiện cải cách hành chính trong thời gian qua tuy chưa hoàn thiện nhưng bước đầu đã có những tiến bộ nhất định, việc thực hiện “một cửa” “một cửa liên thông”, “một dấu” đã giúp cho công dân đỡ phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần và tránh được sự nhũng nhiễu của công chức thường xuyên có giao dịch với nhân dân. Như vậy, công tác cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã đáp ứng với xu thế phát triển của một đất nước đang hoà nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; điều đó đã khẳng định sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác cải cách hành chính là hết sức đúng đắn được nhân dân ủng hộ và làm hài lòng các nhà đầu tư đến kinh doanh tại Việt Nam. 3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn sau hơn 20 năm đổi mới, ngày nay đang bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, với những cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực thích ứng với cơ hội này. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ hội đang đến với đất nước; thậm chí nếu không mau chóng khắc phục được yếu kém này, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt hậu của đất nước.   Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm đó chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. Tuy nhiên, để chủ động được nguồn lao động có tay nghề, tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần bảo đảm an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội; với những nhận định và phân tích trên, tôi xin đề xuất với các cấp, các ngành, các cơ quan từ Trung ương đến tỉnh và doanh nghiệp xem xét giải quyết những vấn đề cần đặt ra như sau: 3.3.1 Đối với Chính phủ Tỉnh Ninh Thuận là một trong số ít tỉnh đang phải nhờ Trung Ương trợ cấp về ngân sách, việc tự chủ động tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất - kinh doanh tại các Khu Công nghiệp của tỉnh là tương đối khó khăn và không thể tránh khỏi những phức tạp phát sinh mà khả năng tỉnh không thể giải quyết được, đó là: Ngân sách để chi cho việc giải toả đền bù cho dân khi thu hồi đất sản xuất, ước tính hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó khả năng thu ngân sách mỗi nam của tỉnh cũng chỉ được dưới 300 tỷ đồng, nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh đã trên 1.200 tỷ đồng/năm; Do vậy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành ưu tiên phân bổ ngân sách cho tỉnh Ninh Thuận để thanh toán tiền đền bù cho những hộ gia đình phải thu hồi đất để đầu tư các khu công nghiệp để sớm giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án ngay trong năm 2008. Bổ sung vốn đầu tư để xây dựng hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh. Các cơ sở đào tạo của tỉnh hiện tại quá ít so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, thiếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, quy mô đào tạo quá nhỏ so với nhu cầu tuyển lao động của các nhà đầu tư. Do vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, trong đó có hệ thống các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; ưu tiên bố trí vốn để đào tạo nguồn nhân lực không những cho tỉnh Ninh Thuận mà góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và cho cả nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận sớm thẩm định đề án thành lập Trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận, tên cơ sở sát nhập Trường cao đẳng sư phạm, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Trường Trung cấp Y tế để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. 3.3.2 Đối với các Bộ, ngành Trung ương Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu và địa lý không thuận lợi như các tỉnh xung quanh, nhưng để phát triển kinh tế - xã hội và sớm đủ điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế; tỉnh Ninh Thuận đang cần sự hỗ trợ của các Bộ, ngành ở Trung ương về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, thiết bị và công nghệ; phấn đấu từ năm 2010 đến năm 2015 có thể cân đối được ngân sách chi thường xuyên và sau năm 2015 có thể tham gia câu lạc bộ nghìn tỷ như các tỉnh trong khu vực Miền trung như Bình Thuận Lâm Đồng, Khánh Hoà v.v, với nội dung của đề tài, tôi xin được đề nghị các Bộ, ngành một số vấn đề như sau: * Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sớm trình trình Thủ tuớng Chính phủ bổ sung quy hoạch mạng lưới các Trường Đại học, Cao đẳng tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, trong đó ưu tiên thành lập trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. - Giao trách nhiệm cho các Trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực Miền Trung và Đông Nam Bộ giúp đỡ cho tỉnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ giáo viên trung học, giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cung cấp cho các trường Trung học phổ thông, nhất là giảng viên cho trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên về trình độ ngoại ngữ, trình độ sư phạm, kiến thức thực tế cùng với đầu tư cơ sở vật chất và chính sách hợp lý để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở đào tạo (công lập và ngoài công lập); xây dựng chương trình đào tạo hợp lý, giáo trình phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo; là trung tâm điều phối giữa nhà trường, doanh nghiệp và với địa phương trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Tiếp tục thực hiện đề thi chung cho các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Đổi mới phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng học môn nào thi môn ấy, sớm gộp kỳ thi Đại học chung với kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để giảm bớt chi phí của Nhà nước và nhân dân; giảm áp lực đối với việc thi cử. Để việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các Bộ có liên quan hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo theo phương thức phối hợp giữa “3 nhà” Nhà nước – Nhà đào tạo – Nhà doanh nghiệp, cụ thể như sau: - Về phía Nhà nước thì cần có cơ chế dành 3% - 5% thuế của doanh nghiệp hỗ trợ cho đào tạo. - Về phía các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở Dạy nghề cần củng cố chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên; các trường cần có có chương trình đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu doanh nghiệp đã được ký kết và có thể đề xuất ngay mức học phí mới. - Về phía doanh nghiệp, cần có thông tin về nhu cầu nhân lực của mình, hỗ trợ tài chính và tham gia với các trường trong việc quản lý đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức cho sinh viên thực tập. * Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại Quy hoạch mạng lưới trường Dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 đã được ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, cho phù hợp với tình hình phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở các vùng, khu vực và các địa phương; đưa tỉnh Ninh Thuận vào diện ưu tiên đầu tư nhất là Trường Trung cấp Dạy nghề và Trung tâm dạy nghề; tạo điều kiện về ngân sách, máy móc trang thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên, sớm đủ điều kiện để nâng cấp các Trường Trung cấp nghề thành Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, được như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc đào tạo theo ba cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề. Trước mắt, đầu tư cho Trường Trung cấp Nghề Ninh Thuận thêm một Phân hiệu đặt tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với quy mô bổ sung khoảng 600 chỉ tiêu và đầu tư cho 6 huyện (bao gồm cả huyện Thuận Nam mới) mỗi huyện một Trung tâm đào tạo nghề với quy mô mỗi trung tâm khoảng 250 chỉ tiêu, nâng quy mô đào tạo toàn tỉnh từ 600 chỉ tiêu hiện nay lên trên 3.000 chỉ tiêu vào năm 2010 và khoảng 4.000 chỉ tiêu vào năm 2015. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Chương trình khung cho các cơ sở đào tạo nghề, tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ, tổ chức và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Phát triển nhiều ngành sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động giản đơn, lao động trẻ, lao động vùng nông thôn; tư vấn và đề xuất với Chính phủ có chính sách ưu tiên để các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận, tránh đầu tư quá nhiều vào những tỉnh, thành có điều kiện kinh tế phát triển. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở đào tạo về đào tạo và chất lượng đào tạo nghề. Sớm thành lập Cục kiểm định chất lượng về dạy nghề (như Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo) để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về dạy nghề và thực hiện kiểm định chất lượng sau đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề. Cải tiến quy trình thi, cử, đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng nghề theo các hình thức thi tay nghề, thi thợ giỏi. Hướng dẫn cho các cơ sở dạy nghề thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng loại hình đào tạo và chương trình, thời gian dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động. * Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính Đề nghị cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, ưu tiên phân bổ vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia cho Ninh Thuận để phát triển hệ thống trường chuyên nghiệp, nhất là nguồn vốn để đầu tư trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp; tăng quy mô đào tạo và ưu tiên vốn để đầu tư máy móc trang thiết bị, mở rộng ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh. Định hướng và tạo điều kiện để các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài mà Ninh Thuận có thế mạnh như chế biến Nông, Lâm, Hải sản, các tài nguyên khác của tỉnh. 3.3.3 Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Trên thực tế, nguồn nhân lực của tỉnh đang thiếu trầm trọng ở tất cả các trình độ (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề) lao động có trình độ đã thiếu nhưng lao động có tay nghề cao lại càng thiếu trầm trọng hơn; chưa nói đến trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ; nếu khi các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào các Cụm Công nghiệp và Khu Công nghiệp của tỉnh thì việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn đối với các cấp chính quyền của tỉnh Ninh Thuận. Do vậy, muốn chủ động được nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao để cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Cụm và Khu Công nghiệp của tỉnh thì ngay từ năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần sớm phê duyệt Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để các ngành, các đơn vị trong tỉnh có cơ sở thực hiện. Để đảm bảo cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thì Uỷ ban nhân dân tỉnh cần hoàn chỉnh Đề án thành lập Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận sớm đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2008 để có thể tuyển sinh vào năm học 2009 – 2010, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2012 có thể thành lập trường đại học đa ngành tại Ninh Thuận. Trước hết, năm 2009 trở đi cần tăng quy mô đào tạo và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép mở thêm mã ngành, nghề để đào tạo những ngành, nghề mà tỉnh đang cần và thiếu nguồn nhân lực với các cấp đào tạo khác nhau (Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề). Tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để cấp vốn đầu tư cho tỉnh sáu Trung tâm dạy nghề tại 6 huyện (kể cả huyện Thuận Nam mới thành lập) và định mức chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo từ trên 25% nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và tăng đầu tư máy móc thiết bị, chuẩn bị các điều kiện để có thể nâng cấp trường Trung cấp nghề thành Trường Cao đẳng Nghề vào năm 2010. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh cần có chính sách hấp dẫn như cho thuê đất với giá rẻ, thực hiện miễn hoặc giảm thuế để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhất là thành lập các trường cao đẳng hoặc trung cấp nghề để đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên, góp phần làm giảm áp lực đối với các cơ sở đào tạo hiện nay và bổ sung nguồn nhân lực có tay nghề cho các cụm, khu công nghiệp của tỉnh; giao cho các cơ sở đào tạo nghề liên kết với các trường Đại học kỹ thuật tổ chức tuyển sinh và đào tạo lao động ở trình độ Đại học hoặc liên thông các trình độ để tạo điều kiện thuận lợi cho người học ở trình độ cao hơn ngay trên quê hương Ninh Thuận; đây cũng là điều kiện tốt để giữ lao động của tỉnh đã qua đào tạo ở lại tỉnh làm việc. Ngoài việc tự chủ động trong việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cần giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương liên hệ với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo kỹ thuật, các Viện nghiên cứu khác trong nước đã và đang đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng để tuyên truyền các chính sách thu hút nhân lực về tỉnh Ninh Thuận làm việc; đồng thời, liên hệ với các cơ sở đào tạo này để gửi giáo viên của tỉnh đến tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tiếp cận với các ngành nghề mà tỉnh chưa đào tạo, tiếp cận với phương pháp đào tạo mới tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cần có sự phối hợp để dự báo được nhu cầu tuyển dụng giúp cho các cơ sở đào tạo có thời gian chuẩn bị giáo trình, lập phương án thực hiện; đảm bảo sau thời gian đào tạo người lao động có thể làm việc có hiệu quả cao ngay tại doanh nghiệp mà họ đã từng được thực tập hoặc họ sẽ sử dụng thành thạo máy móc thiết bị, công nghệ trong doanh nghiệp, với các làm này sẽ có lợi cho cả người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở công lập và ngoài công lập trong việc hoạt động đào tạo trên địa bàn, chỉ cấp giấy phép đầu tư cho các tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất trường, lớp, ánh sáng, máy móc trang thiết bị, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên cơ hữu, giáo viên trực tiếp giảng dạy, không để cho các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt định mức về tỷ lệ học sinh hoặc sinh viên/lớp, riêng đào tạo nghề thì không quá 20 học viên/lớp/giáo viên. Ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mở các lớp đào tạo các tiếng Anh, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v tại Ninh Thuận. Đầy mạnh việc tiển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010” theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Mỗi xã, phường, thị trấn đều phải thành lập Trung tâm học tập cộng đồng; các địa phương phải đầu tư về phòng học, cơ cở vật chất để hoạt động, phân công cán bộ lãnh đạo cấp xã và lãnh đạo các trường phổ thông tham gia điều hành Trung tâm này. Động viên các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở từ thiện tham gia đóng góp về nguồn lực cho các Trung tâm hoạt động. Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện tốt Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài ở trong từng thôn, bản, làng, xóm, xã, phường, dòng họ; nhân rộng và phát huy tính hiệu quả các mô hình “ Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Tổ dân phố, làng văn hoá”, “ Xã, phường, thị trấn hiếu học”. Huy động, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của tỉnh phát triển lành mạnh, vừa mang tính dân tộc nhưng cũng cần tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới. Có chính sách hỗ trợ chi phí ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh là người dân tộc thiểu số và thanh niên miền núi. Chính sách đột phá để thu hút giáo viên giỏi, người có trình độ cao đến giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề và giữ chân những lao động có trình độ, kỹ thuật cao làm việc lâu dài tại Ninh Thuận. Cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề từ các thành phần, các nhà hảo tâm, các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho người lao động nghèo được đào tạo nghề. Liên hệ với các cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, các nhà quản lý có uy tín tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kiến thức pháp luật và kiến thức về quản lý trong xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế. Kết luận Chương 3 Qua phân tích nội dung của Chương 3, Luận văn đã làm sáng tỏ những định hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Ninh Thuận cho giai đoạn 2008 – 2015, đó là đã dự báo được dân số trong độ tuổi lao động để định hướng cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và cho các cụm và Khu Công nghiệp của tỉnh nói riêng. Luận văn đã xây dựng mục tiêu cho phát triển nguồn nhân lực theo các trình độ, theo loại hình đào tạo mà tỉnh Ninh Thuận cần chuẩn bị để đào tạo, tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại mỗi Cụm, khu Công nghiệp của tỉnh. Với những giải pháp trong Chương 3 đã làm rõ những việc cần làm và cần giải quyết, nội dung đề xuất đã thể hiện những nội dung mà các cấp từ Trung ương đến, địa phương cần hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận để phát triển nguồn nhân lực; để nguồn nhân lực phát triển ổn định và bền vững thì tỉnh Ninh Thuận thì cần xây dựng một chiến lược về nguồn nhân lực; việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng thêm ngành nghề, thành lập thêm các trường đào tạo là những việc làm cấp bách mà tỉnh Ninh Thuận đang cần có sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương cũng như sự nỗ lực của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các Cụm, Khu Công nghiệp của tỉnh nói riêng. Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận cũng cần có những chính sách đột phá để thu hút đầu tư, tăng việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập nhằm góp phần ổn định chính trị và phát triển bền vững xã hội. KẾT LUẬN Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đưa đến những sự biến đổi to lớn trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Các Quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gần gũi hơn; đồng thời, sự cạnh tranh cũng càng gay gắt hơn, ưu thế hầu như thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực cao hơn và được đào tạo tốt hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một dòng chảy về vốn, công nghệ và dịch vụ tiên tiến từ các nước phát triển đổ về Việt Nam, chính vốn đầu tư và công nghệ mới đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới xuất hiện tạo điều kiện cho cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp muốn có năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt thì một yếu tố có ý nghĩa quyết định đó là chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách hiệu quả. Để nền kinh tế không ngừng phát triển, thì trước hết phải chuẩn bị kỹ cả về mặt lượng lẫn mặt chất đối với nguồn nhân lực; nguồn nhân lực của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế thì không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp và tinh thần kỹ luật cao, năng động, sáng tạo .v.v mà còn phải có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, biết sử dụng những phương tiện vật chất hiện đại, có sự hiểu biết sâu, rộng về pháp luật, hiểu biết thông lệ kinh doanh cả trong nước và quốc tế, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, có khả năng chuyển đổi cao, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Chiến lược này không những phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước trong cùng thời kỳ, khai thác các tiềm năng trong nước mà còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, tận dụng được các cơ hội phát triển từ bên ngoài. Việt Nam, hiện đang đối đầu với nhiều thách thức trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó thách thức về nguồn nhân lực đang được các cơ qquan chức năng từ trung ương đến địa phương quan tâm, tìm giải pháp thực hiện. Đây cũng được xem là khâu đột phá cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai. Một chính sách đào tạo nguồn nhân lực thành công sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tìm được lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; bên cạnh đó, sẽ có nguồn nhân lực đóng góp vàp việc mở cửa và hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Những kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này là rất có giá trị tham khảo đối với Viện Nam; trong quá trình phát triển và Hội nhập, “Con người” luôn là trọng tâm, là yếu tố cơ bản và quyết định. Nguồn “tài nguyên lao động” của Việt Nam hiện mới chỉ được xem là lợi thế so sánh “tĩnh” (ngắn hạn). Việt Nam cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để sao cho có thể biến lợi thế “tĩnh” này thành lợi thế “động” (dài hạn). Điều này, cũng đồng nghĩa với việc biến lợi thế “cấp thấp” thành lợi thế “cấp cao”. Đây là, điều kiện cơ bản và cũng là nhân tố quyết định cho sự thành công của chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Như vậy, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, một địa phương hay sự văn minh của một đất nước; vẫn luôn được sự chú ý và quan tâm lớn của cả phía nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động; tất cả các quốc gia trên thế giới coi vấn đề nhân lực là sự tồn vong của họ, tài nguyên giàu có nhưng không được con người có tri thức sử dụng và khai thác đúng mức thì nguồn tài nguyên đó sẽ cạn kiệt và có khi nó lại chống lại con người hoặc không có tri thức thì thành quả lao động sẽ kém hiệu quả hoặc có khi thất bại do sử dụng và điều hành không khoa học. Luận văn đã phân tích nêu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, mà trọng tâm là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận; việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng với các giải pháp đào tạo và thu hút từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp đủ lao động cho các Khu Công nghiệp của tỉnh không những trong giai đoạn 2008 – 2015 mà còn lâu dài trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Với cơ chế thông thoáng mà tỉnh Ninh Thuận đang mời gọi thì chắc chắn sẽ có nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, đó là vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với tỉnh về nguồn nhân lực cho cả trước mắt và lâu dài. Với xu thế phát triển của Đất nước và sự quyết tâm của tỉnh thì trong tương lai không xa, các Khu Công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận sẽ ngang tầm với các khu công nghiệp khác trong cả nước, đó là là tiền đề để đưa Ninh Thuận phát triển ngang tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước; việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển là góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (1999), Tài liệu phục vụ nghiên cứu những nội dung cơ bản của Hội nghị Lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Ninh Thuận (2006), Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng Bộ Ninh Thuận lần thứ XI, Ninh Thuận. Bộ Giáo dục và Đào tạo (5 - 2005), Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2004 – 2005, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006.), Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2005 – 2006, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2006 – 2007, Hà Nội. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, (4-2006), Niên giám thống kê năm 2005, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, (8-2007), Niên giám thống kê năm 2006, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận. Đảng Cộng sản Việt Nam,(1997, 2001, 2006), các văn kiện Đại hội VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, Nghiên cứu con người - đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 202 – 224. Trần Khánh Đức (1998), “Phát triển nguồn nhân lực hoa học – công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH: Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 260 – 282. Phạm Thanh Đức (2002), “Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu con người - Đối tượng và những xu hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ hai), Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Hồ (1998), “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chiến lược chung về phát triển giáo dục đến năm 2020”, những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb giáo dục, Hà Nội, tr. 153 - 187. Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (2007), “Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bùi văn Nhơn (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2002), “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nghị định số 108/2006NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Phân viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2003), “Quy hoạch tổng thể Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2001 – 2010”, thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng An Quốc (2005), “Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế của một số nước trong khu vực và hướng đi của Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, TP Hồ Chí Minh. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Quy hoạch mạnh lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010. Quyết định số 1142/QĐ-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Du Long, tỉnh Ninh Thuận. Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010”. Quyết định số 1151/QĐ-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Xây dựng, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Phước nam, tỉnh Ninh Thuận. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (tháng 11-2007), Hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông từ năm học 2001 – 2002 đến năm học 2006 – 2007, Phan Rang – Tháp Chàm. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (tháng 01 năm 2007), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch Phát triển nguồn lao động tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Phan Rang – Tháp Chàm Hồ Bá Thâm (tháng 3-2003), “Khoa học con người và Phát triển nguồn nhân lực”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. Vũ Anh Tuấn (tháng 12 - 2004), “Cơ sở Khoa học và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Tạp chí Kinh tế số 207 – tháng giêng năm 2008”, TP Hồ Chí Minh Xuân Mậu Tý. Tổng cục Thống kê (2007), Niêm giám thống kê 2006, Nxb Thống kê – Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2008), Niêm giám thống kê 2007, Nxb Thống kê – Hà Nội. Tổng Cục dạy nghề (2004), Các văn bản Quy phạm Pháp luật về dạy nghề, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. Tổng Cục dạy nghề (tháng 9 năm 2005), Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế Quốc tế về Dạy nghề, Đồng Nai. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2003), Quyết định số 39/2003/QĐ ngày 08/01/2003 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010, Phan Rang – Tháp Chàm. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (tháng 1 năm 2005), Quyết định số 10/2005/QĐ-UB về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001 – 2010, Phan Rang – Tháp Chàm. PHỤ LỤC Phụ lục số 1 NHU CẦU VÀ CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Cơ cấu đào tạo Nhịp độ tăng trưởng bình quân/năm (%) Cơ cấu (% trong tổng số) 1991- 1995 1996-2000 2001-2010 2000 2005 2010 Tổng số 11,2 7,6 9,4 100 100 100 Học nghề 14,5 9,0 11,7 51 59 62,4 Trung cấp chuyên nghiệp 12,7 3,3 7,9 6,7 7,0 5,9 Cao đẳng, Đại học 6,3 6,1 6,2 42,3 34,0 31,7 Nguồn: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược đào tạo nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phụ lục số 2 DÂN SỐ VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1995 – 2002 Năm Dân số từ 15 tuổi trở lên Lực lượng lao động (10.000 người) Tỷ lệ tham gia lao động Số lượng Thay đổi/năm Tỷ lệ % Thay đổi/năm (%) 1995 10.510 6.666 21 63,4 -0,2 1996 10.571 6.711 45 63,5 0,1 1997 10.661 6.787 76 63,7 0,2 1998 10.728 6.793 06 63,3 -0,4 1999 10.783. 6.779 -14 62,9 -0,4 2000 10.836 6.766 -13 62,4 -0,5 2001 10.886 6.752 -14 62,0 -0,4 2002 10.929 6.741 -11 61,7 -0,3 Nguồn: Ministy of managenment, Annual Report on the Labor Survery Phụ lục số 3 DỰ BÁO DÂN SỐ TỈNH NINH THUẬN (Dự báo trung bình theo giới tính và khu vực) Đơn vị tính: người Năm Dân số Giới tính Khu vực Nam % Nữ % Thành thị % Nông thôn % 2006 576.000 283.400 49,2 292.600 50,8 187.200 32,5 388.800 67,5 2007 588.000 289.300 49,2 298.700 50,8 194.000 33,0 394.000 67,0 2008 601.000 296.900 49,4 304.100 50,6 204.300 34,0 396.700 66,0 2009 614.000 303.300 49,4 310.700 50,6 208.800 34,0 405.200 66,0 2010 630.000 311.200 49,4 318.800 50,6 214.200 34,0 415.800 66,0 2015 686.000 343.000 50,0 343.000 50,0 246.960 36,0 439.040 64,0 (Nguồn: Dự báo và điều chỉnh theo kết quả điều tra lao động, việc làm tỉnh Ninh Thuận năm 2005) Phụ lục số 4 SỐ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH HẢI TỈNH NINH THUẬN Stt Tên Nhà đầu tư Ngành nghề sản xuất – Kinh doanh Vốn đầu tư (triệu đồng) Diện tích thuê (ha) Tiến độ xây dựng Tiến độ thực hiện 1 Công ty CP Thăng Long SX Vang Nho 21.000 2.38 2005 - 2010 Hoàn thành giai đoạn 1- NM đang hoạt động 2 Công ty CP Xây dựng 17-Vinaconex 17 SX bê tông ly tâm 4.000 0,40 2004 - 2006 Hoàn thành đang SX 3 Công ty TNHH TM-XD-DV may XK Hoàng Anh - OIC May CN xuất lhẩu 84.070 4,54 2005 - 2006 Hoàn thành đang SX 4 Công ty CP địa chất khoáng sản Việt Nam Chế biến đá Granite 15.192 3,73 2007 - 2008 Đang SX và đầu tư giai đoạn 2 mở rộng nhà xưởng 5 Công ty TNHH TM – XD Hoàng Nhân Bê tông tươi - Bê tông nhựa - cấu kiện bê tông đúc sẳn - mạ kẽm Inox - Sơn tĩnh điện 18.597 3,67 2006 - 2007 Hoàn thành đang SX 6 Xí nghiệp chế biến thạch cao (Cty muối Ninh thuận) Chế biến thạch cao 1.229 1,25 2005 - 2006 Hoàn thành đang SX 7 Bưu điện tỉnh Ninh Thuận Hoạt động dịch vụ Bưu chính - viễn thông 2.500 0,10 2007 Hoàn thành đang SX 8 Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Sài Gòn Sản xuất thuốc lá điếu 12.182 1,18 Đang trình phê duyệt Dự án đầu tư (Nguồn: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận) Phụ lục số 5 SỐ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THÁP CHÀM TỈNH NINH THUẬN Stt Tên Nhà đầu tư Ngành nghề sản xuất – Kinh doanh Vốn đầu tư (triệu đồng) Diện tích thuê (ha) Tiến độ xây dựng Tiến độ thực hiện 1 Công ty TNHH Phú Thủy Ép dầu từ vỏ hạt điều 1,386 1,14 2008 Hoàn thành đang SX 2 Công ty TNHH Thương mại Hải Đông Chế biến hải sản khô 1,424 1,14 2007 - 2008 Đang SX và tiếp tục đầu tư hoàn thiện Dự án 3 Xí nghiệp XD – TM Cơ khí Ngọc Sơn SX sản phẩm cơ khí 11.147 1,59 2007 - 2008 Chưa hoàn thành 4 Doanh nghiệp TM Thanh Vân Chế biến gỗ - xay sát gạo 5.950 2,99 2007 - 2008 Đang trình duyệt dự án 5 Công ty XK Nông sản Ninh Thuận Chế biến Nông sản 12.597 2,10 2005 - 2008 Hoàn thành đang SX 6 Doanh nghiệp SX TM – XD Ánh Dương Chế biến Lâm sản và kho chứa 1.515 0,72 2007 – 2008 Đang SX và tiếp tục đầu tư hoàn thiện Dự án 7 Doanh nghiệp TM – XD Đại Vinh Chế biến gỗ - sắt – nhôm - Inox 3.500 1,39 2007 – 2008 Đang SX và tiếp tục đầu tư hoàn thiện Dự án (Nguồn: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận) Phụ lục số 6 DÂN SỐ TRUNG BÌNH THEO GIỚI TÍNH VÀ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN Năm Tổng số (người) Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam (người) Nữ (người) Thành thị (người) Tỷ lệ so với D.số (%) Nông thôn (người) Tỷ lệ so với D.số (%) 2000 519.918 256.665 263.253 133.061 25,59 386.857 74,41 2001 529.650 261.596 268.054 135.091 25,50 394.559 74,50 2002 538.966 266.197 272.769 174.602 32,40 364.364 67,60 2003 548.115 270.679 277.436 176.819 32,26 371.296 67,74 2004 556.726 274.826 281.900 179.918 32,32 376.808 67,68 2005 564.403 279.097 285.306 182.059 32,26 382.344 67,74 2006 574.925 282.438 292.487 184.362 32,07 390.563 67,93 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận - năm 2006 Phụ lục số 7 DÂN SỐ NĂM 2006 PHÂN THEO GIỚI TÍNH VÀ PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH NINH THUẬN Huyện, thành phố Tổng số (người) Phân theo giới tính (người) Phân theo thành thị và nông thôn (người) Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng số 573.925 282.438 291.487 184.362 389.563 TP Phan Rang – Tháp Chàm 166.745 81.068 85.677 132.248 34.497 Huyện Bác Ái 20.826 10.267 10.559 Chưa TLập thị trấn 20.826 Huyện Ninh Sơn 76.010 37.610 38.400 11.840 64.170 Huyện Ninh Hải 91.326 45.115 46.211 15.374 75.952 Huyện Ninh Phước 182.014 90.103 91.911 24.900 157.114 Huyện Thuận Bắc 37.004 18.275 18.729 Chưa T.Lập thị trấn 37.004 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận - năm 2006 Phụ lục số 8 TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN THEO TỪNG NĂM TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH NINH THUẬN Đơn vị tính:%o Huyện, thành phố Tính theo từng năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 17,91 17,12 16,55 14,75 14,78 12,94 TP Phan Rang – Tháp Chàm 15,31 14,57 13,76 12,24 12,23 10,81 Huyện Bác Ái 21,53 20,52 19,91 17,76 16,87 14,77 Huyện Ninh Sơn 19,41 18,61 18,11 16,18 16,68 14,63 Huyện Ninh Hải 18,47 17,67 17,21 15,36 15,55 13,32 Huyện Ninh Phước 18,89 18,08 17,59 15,67 15,52 13,60 Huyện Thuận Bắc 18,89 18,08 17,59 15,67 15,52 13,60 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận - năm 2006 Phụ lục số 9 TÌNH HÌNH DÂN SỐ TỈNH NINH THUẬN PHÂN THEO ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Theo từng năm (người) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dân số 529.650 538.966 548.115 556.726 564.403 573.925 Trong độ tuổi lao động 280.714 289.135 297.553 307.615 315.182 344.714 Ngoài độ tuổi lao động 248.936 249.831 250.348 249.111 249.221 229.211 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận - năm 2006 Phụ lục số 10 NGUỒN NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN - KỸ THUẬT TỈNH NINH THUẬN (bao gồm cả lao động đang làm việc và lao động chưa có việc làm) Trình độ chuyên môn Tính theo tỷ lệ % 1996 2000 2005 2007 1. Không có chuyên môn –K.thuật 88,65 86,93 82,40 78,22 2. Sơ cấp 2,73 1,80 1,72 1,55 3. Công nhân K.thuật không có bằng 2,68 3,11 5,46 4,18 4. Công nhân K.thuật có bằng 1,26 0,70 1,03 3,23 5. Trung học chuyên nghiệp 3,10 4,07 5,39 7,97 6. Cao đẳng - Đại học 1,58 3,39 4,00 4,85 Tổng cộng 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2006 Phụ lục số 11 HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ TỈNH NINH THUẬN (không bao gồm sinh viên của tỉnh đang học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp khác trong cả nước) Stt Loại hình đào tạo Kết quả đào tạo các năm (hs-sv) 2003 2004 2005 2006 2007 1 Đại học (hệ vừa học vừa làm) 288 620 50 96 940 2 Cao đẳng (hệ chính quy) 274 276 217 145 1.034 3 Trung cấp chuyên nghiệp 220 0 126 227 1.148 4 Trung cấp nghề và CNKT 658 992 1420 1610 1584 5 Cộng 782 896 393 468 3.122 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, tháng 7 năm 2008. Phụ lục số 12 SỰ TĂNG, GIẢM HỌC SINH CÁC CẤP HỌC CỦA VIỆT NAM GIỮA CÁC NĂM HỌC 2001 – 2002 VÀ NĂM HỌC 2006 – 2007 Cấp học Năm học Số học sinh Tăng Giảm Tỷ lệ (%) tăng, giảm so với năm học gốc Tỷ lệ % lên lớp Tiểu học 2001 - 2002 9.311.010 - - - - 2006 - 2007 7.029.400 - 2.281.610 24,5 98,93 Trung học cơ sở 2001 - 2002 6.263.525 - - - - 2006 - 2007 6.152.000 - 111.525 17.8 98,75 Trung học phổ thông 2001 - 2002 2.333.069 - - - - 2006 - 2007 3.075.200 742.131 - 31,81 98,67 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2006 – 2007, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
Tài liệu liên quan