PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP
TRONG THƠ HỮU THỈNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn
vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng
đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không
phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).
Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ
không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ,
câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu
ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận
và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện
tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn
ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản
nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một
phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối
liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một
phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên
kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp
thường có phép đối đi kèm Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện
tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các
hiện tượng tỉnh lược .Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi
nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó
không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng
sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới
cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận
thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện
tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản.
Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thông nên
việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một
việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản
về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả.
Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên
cứu:
“Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .3
1. Lý do chọn đề tài . 3
2. Lịch sử vấn đề . 4
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn 7
7. Phương pháp nghiên cứu 7
8. Bố cục của luận văn 8
Chương I .9
CƠ SƠ LÍ LUÂN .9
1.1. Môt vai net vê ngư phap văn ban (NPVB) . 9
̀ ́
1.1.1. Khái niệm về văn bản . 9
1.1.2. Khái niệm li ên kêt văn ban va môt sô khai niêm liên quan đên liên
̣
kêt văn ban . 9
1.2. Hê thông cac phep liên kêt văn ban 11
1.2.1. Phép lặp . 11
1.2.2. Phép đối . 16
1.2.3. Phép liên tưởng . 19
1.2.4. Phép tuyến tính 22
1.2.5. Phép thế . 24
1.2.6. Phép tỉnh lược . 26
1.2.7. Phép nối . 28
1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ . 29
Chương 2 .32
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU
THỈNH 32
2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp 32
2.1.1. Hiện tượng lặp . 32
2.1.2. Phép lặp từ vựng . 34
2.1.3. Phép lặp ngữ pháp . 39
2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh . 41
2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong
thơ Hữu Thỉnh . 44
2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh 44
2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh . 57
2.4. Tiểu kết . 60
Chương 3 .62
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ
PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH .62
3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh 62
3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 62
3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 72
3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm 74
3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ . 77
3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết 79
3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp . 86
3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ . 86
3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 90
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 97
3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm 100
3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết . 102
3.3. Tiểu kết . 107
PHẦN KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giá trị miêu tả
Miêu tả là “dùng ngôn ngữ hoặc một phương tịên nghệ thuật nào đó làm
cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, hoặc thế giới nội
tâm của con người” (Từ điển tiếng việt - trang 628).
Ví dụ:
“Mưa rào rào bong bóng nổ đầy sân
Trời nhƣ bông đen nƣớc tràn qua mặt
……………………………………
Mưa râm ran nhƣ bản nhạc không lời
Mưa mát lịm thấm sâu vào da thịt
Mảnh bom rơi mưa cuốn phăng đi hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Nòng pháo vút cao nhƣ một thân măng
…………………………………
Ơi cơn mưa thành một nỗi chờ mong…
…mưa tạnh hẳn còn tần ngần đứng mãi
Mưa nhƣ ngƣời nhà một lát đến chơi.”
(Tắm mưa)
Bài thơ là câu chuyện chờ mưa của những người lính. Họ khát khao
mong mưa được thực hiện qua việc lặp lại 7 lần từ “ mưa” kết hợp với từ chỉ
tính chất, hành động “ rào rào”, “ râm ran”, “mát lịm”, “cuốn phăng” “nỗi
chờ mong” “nhƣ ngƣời nhà”. Có thể thấy xuyên suốt bài thơ từ “mƣa ” được
lặp lại tác giả đã làm nổi bật được đặc điểm miêu tả, trần thuật. Hữu Thỉnh
không dùng từ thay thế, cũng không lược bớt mà cứ để nó lặp lại một cách tự
nhiên mà đầy ẩn ý. Đó cũng chính là trái tim của con người luôn khát khao
cùng nhịp đập của hi vọng.
Ví dụ:
“Thu ơi thu biết nói thế nào
sƣơng mỏng thế ai mà bình tĩnh đƣợc
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mƣớp
lúc thu vàng thu mói chập chờn thu
…………………………………
trời thu xanh và hoa mƣớp thu vàng
thƣa mẹ
những năm bom nơi con không thể có”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
(Bầu trời trên giàn mướp)
Ví dụ:
Con cá chầy bắt mồi tầm ngẩm
Con cá bống bộp chộp háu ăn
Cả đám mây trắng ngần
Cũng bắt mồi nhấp nháy
(Câu cá bên bờ sông Sêpôn)
Ở ví dụ thứ 2 việc lặp lại 7 lần từ “thu” đã khiến cho từ việc miêu tả hiện
thực tác giả đã chuyển sang bộc lộ cảm xúc rất khéo léo. Đoạn thơ đã gây
được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Sử dụng phép lặp đã đem âm
hưởng trữ tình đến cho đoạn thơ. Chính những hình ảnh đẹp đẽ đó đã khiến
cho tâm hồn con người phải lay động, phải mở lòng mình ra.
Ở ví dụ tiếp theo với việc sử dụng phép lặp lại tác giả đã chứng tỏ khả
năng quan sát tỉ mỉ và tinh tế của mình khi miêu tả về các loài cá trên sông
Sêpôn. Nhờ đó đã giúp Hữu Thỉnh vẽ nên bức tranh về một dòng sông đẹp,
sinh động.
3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm
Ngôn ngữ thơ là ngôn từ của cảm xúc. Mỗi bài thơ ra đời chính là những
rung cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Vì đó là những dòng cảm xúc nên nó
mới rung động được người đọc và tạo ra giá trị biểu cảm rất lớn. Đọc thơ Hữu
Thỉnh ta thấy hiện tượng lặp xuất hiện với mật độ rất lớn đã làm cho sắc thái
biểu cảm của thơ tăng lên cao gây ấn tượng với người đọc.
Ví dụ:
“anh đang bò về phía gốc sim
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
ngực dập dội truyền sang đất đá
quần áo tƣớp ra
một nửa ngƣời anh dâm dấp máu
anh đang đau cho đất đá anh yêu
gốc sim cằn và sơ xác làm sao
không che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộ
em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ
anh có thể chẳng bao giờ còn đánh đƣợc gốc tre
phơi nỏ sẵn dành sƣởi đêm cho mẹ
sông ơi sông nếu ta phải ra đi
bậc thấp xuống theo em ra gánh nƣớc
xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng
xin mùa đông đừng dài
và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm”
(Trước mặt là tổ quốc)
Với một cảm xúc dâng trào ngùn ngụt chỉ muốn xô đẩy nhau để bật ra
thành câu chữ, sự lặp lại từ ngữ đã giúp nhà thơ chuyển tải trọn vẹn dòng cảm
xúc ấy. Ở đoạn thơ trên lặp danh từ “anh” - 6 lần, “em” – 3 lần, “gốc sim” - 2
lần, “mẹ” – 3 lần, “sông” - 2 lần và động từ “xin ” – 2 lần. Có thể nhận thấy
các từ được lặp lại đan xen, hòa quyện vào nhau: có khi từ lặp lại dứng đầu
câu, có khi đứng cuối câu, và có trường hợp lặp lại không cách xa nhau là
mấy. Mỗi lần nhắc lại là một lần ý của câu thơ được tô đậm và mang lại giá trị
biểu cảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Ví dụ:
“trời ơi, nếu kẻ thù chiếm đƣợc
chỉ một gốc sim thôi dù chỉ một gốc sim cằm
Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc
thơ ơi thơ hãy giữ lấy gốc sim.”
(Trước mặt là tổ quốc)
Trong đoạn thơ trên danh từ “gốc sim” được lặp lại ba lần, “Tổ quốc” lặp
lại hai lần. Sự lặp lại này về mặt hình thức là lặp cách quãng nhau nhưng vẫn
mang lại giá trị mở rộng, nhấn mạnh đối tượng. Còn về mặt ngữ nghĩa là
thông qua cách lặp đó người đọc nhận ra “gốc sim” kia là danh giới mà những
người lính phải vượt qua vì hai tiếng “Tổ quốc”.
Ví dụ:
“Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trƣờng Sơn
Ngƣời sốt rét hát cho ngƣời sốt rét
……………………………….
Nhạc ở trong đàn đàn có gì đâu
Rừng bỗng chao nghiêng trƣớc sợi dây mỏng manh
…………………………….
Em hát về rừng em hát về cây
Em hát về ngƣời đanh nghe em hát”
(Tiếng hát trong rừng)
Xem xét ví dụ trên ta thấy ba lần từ và cụm từ được lặp lại y nguyên:
“nhạc” “đàn” “em hát về”. Điệp ngữ còn lại có sự biến đổi cụm từ “em hát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
về” được lặp lại nguyên ở lần lặp thứ nhất, nhưng đến lần lặp thứ hai đã bỏ
mất từ “về” chỉ còn cụm từ “em hát”. Về vị trí từ “đàn ” lặp lại được đứng
liền nhau. Như vậy ngay trong biến đổi không phải các thao tác đều giống
nhau. Tác giả đã có một sự thay đổi nhỏ trong sự lặp lại và đã gây được ấn
tượng sâu sắc trong lòng người đọc về chiều sâu của cảm xúc, của tâm trạng.
Đó là tiếng hát, tiếng đàn giữa rừng sâu là nguồn cổ vũ rất mạnh mẽ về tinh
thần cho các chiến sĩ. Họ dựa vào đó để vượt qua gian lao, vượt qua nỗi đau
về mặt thể xác “quên những cơn sốt ”, “ quên trận bom đau”.
3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ
Nhạc điệu là dấu hiệu hình thức để phân biệt lời thơ với lời văn xuôi.
Nhạc điệu trong thơ không chỉ mang lại sự trầm bổng, rễ thuộc, rễ nhớ mà
góp phần không nhơ cho ngôn từ trong việc biểu biểu hiện nội dung tác phẩm.
Có khi ngôn ngữ thơ không thể biểu hiện hết được mà phải nhờ đến nhạc điệu
nói hộ. Tính nhạc trong thơ tạo ra nhờ 4 yếu tố là : hiệp vần, cách ngắt nhịp,
phối thanh bằng - trắc, việc sử dụng những biện pháp như điệp từ, điệp
ngữ…(hay chính là biện pháp lặp).
Ví dụ:
Mở đầu bài “Tiếng hát trong rừng” Hữu Thỉnh làm ở Trường Sơn 1974
có viết:
“Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trƣờng Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đƣờng ngổn ngang đƣờng đất cò cháy khét
Cây mát cho người, người mát cho nhau.”
(Tiếng hát trong rừng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Ở ví dụ chính nhờ sự lặp lại đã làm cho nhịp thơ ngắt làm đôi mà không
phân cách. Mỗi lần từ ngữ được nhắc lại là một lần nhịp điệu của câu văn lại
thêm phần uyển chuyển. Thông thường các tác giả muốn tạo ra tính nhạc cho
thơ thì âm điệu, nhịp điệu sẽ ổn định. Nhưng phép lặp từ vựng trong thơ Hữu
Thỉnh có ý nghĩa như một nốt thăng trên khuôn nhạc. Chính sự xuất hiện của
nốt thăng làm ý thơ nhân đôi, nhân ba. Lặp từ ngữ với vai trò là căn cứ để
ngắt nhịp cho câu thơ sẽ đem lại tính nhạc, sự cân đối nhịp nhàng cho câu thơ
chứa chúng.
Ví dụ:
Em hát về rừng em hát về cây
Em hát về ngƣời đang nghe em hát
Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt
Rừng bỗng quên vừa trận bom đau.
(Tiếng hát trong rừng)
Sự thật trần trụi mà không cần tô vẽ gì thêm. Đoạn thơ có nhiều từ lặp lại
đã làm cho ý thơ được liền mạch như đợt sóng gợn lên và soáy sâu trong lòng
người đọc. Sự xoắn xuýt, quyện chặt của từ ngữ làm cho câu thơ thêm chặt
chẽ, giàu ý nghĩa, có sức nâng đỡ, có sức sẻ chia.
Ví dụ:
“Ƣớc gì gửi cát cho em nhỉ
Để cát mang về những dấu chân
Những đêm xô cát đi tuần đảo
Gió cát lùa ngang trắng áo quần
…………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Ở đây tết đến đào không có
Hoa đảo là hoa những cánh chim
Chim ơi bay nữa bay xa nữa
Làm chiếc cầu mây nối đất liền”
(Gửi từ đảo nhỏ)
Bài thơ là một hệ thống nhiều từ được lặp lại và sử dụng liên tiếp và tạo
ra tiếng nhạc rất cao. Ở mỗi câu thơ đều có sự lặp lại nhưng ngay trong bản
thân một câu thơ cũng đã có sự lặp lại. Điều này làm cho câu thơ giàu nhạc
điệu, mỗi câu thơ vang lên là một lời gửi gắm của chiến sĩ ở đảo xa tới đất
liền. Có thể thấy nỗi nhớ đất liền không bao giờ nguôi ngoai trong trái tim
mỗi chiến sĩ. Có được điều này là do sự cộng hưởng của phép lặp với cách
hiệp vần và cách ngắt nhịp của bài thơ.
3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết
Liên kết là một nội dung quan trọng, chủ yếu của văn bản. Liên kết của
văn bải có 2 mặt: Liên kết biểu thức và liên kết nội dung. Trong liên kết nội
dung tách ra làn làm 2 hình thức : liên kết chủ đề và liên kết logic. Giữa hai
mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt
chẽ : Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên
kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dung để diễn đạt sự liên kết nội
dung.
Trong thơ Hữu Thỉnh có nhiều hình thức liên kết bằng các phép liên kết
nhau như :lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp, phép liên tưởng….nhưng nổi bật lên trên
hết là phép lặp từ ngữ đã tạo nên sợi dây liên kết vững chắc nhất trong câu
thơ, khổ thơ chứa chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Chính hiện tượng lặp từ ngữ đã làm cho các câu, các đoạn được lên kết
hướng nội, hướng ngoại tạo cho tác phẩm trở thành một văn bản hoàn chỉnh
về hình thức, trọn vẹn về nội dung.
- Liên kết hướng nội được chia làm hai cấp độ, đó là liên kết hướng nội ở
cấp độ câu và liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ.
+ Liên kết hƣớng nội ở cấp độ câu thơ
Là sự tổ hợp các yếu tố trong cấu trúc nội bộ của câu thơ để xác lập nên
một câu. Ở cấp độ này các từ ngữ được lặp lại được nằm trong cấu trúc của
một câu. Thành phần ấy có thể là thành phần chính hoặc thành phần phụ của
câu. Giữa yếu tố lặp lại và các yếu tố khác của câu phải có mối quan hệ với
nhau về mặt ngữ nghĩa và nội dung. Khi đó câu văn sẽ trở thàng đoạn văn có
nội dung hoàn chỉnh điều đó cũng có nghĩa là câu văn đã có liên kết hướng
nội khi nó chứa hiện tượng lặp từ ngữ.
Ví dụ:
“Lúc hoa vàng “thu”1 nói chập chờn “thu”2
(Bầu trời trên giàn mướp)
Xét ví dụ từ “thu”1 là chủ ngữ của câu, từ “thu”2 là danh từ bổ ngữ cho
động từ “ chập chờn ” như vậy 2 vế được liên kết được với nhau bởi từ “thu”
biểu thị ý nghĩa đồng nhất về một mùa trong năm.
Như vậy giữa 2 từ “thu” có mối quan hệ với nhau trong phạm vi câu trên,
nó được lặp lại nhưng với 2 chức năng khác nhau . Chúng đã tạo nên cấu trúc
nội tại của câu văn đấy. Sự xuất hiện của từ “thu”2 đã góp phần hình thành
nên liên kết hướng nội cho câu thơ.
Trong phạm vi một câu thơ Hữu Thỉnh sử dụng hiện tượng lặp lại từ ngữ
khá nhiều. Một mặt, hiện tượng này tạo ra sắc thái tu từ cho câu, mặt khác nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
cũng tạo ra liên kết chủ đề cho câu văn chứa nó. Liên kết chủ đề ở đây chính
là sự duy trì và móc nối các ý, các vế của câu thơ nhằm diễn tả trọn vẹn ý
nghĩa của phát ngôn. Chính điều này làm cho các phần trong một câu thơ
không rời rạc mà gắn kết với nhau hơn.
Ví dụ:
“Khói cứ là, cứ bổng, cứ nhƣ không.”
(Xuân 1975)
Trong ví dụ trên từ được lặp lại là phó từ “cứ ” làm chủ đề của câu thơ
vẫn được duy trì và liên kết với nhau theo đúng mạch. Nhờ sự lặp lại này mà
“khói” – khách thể mà nhà văn muốn miêu tả đã bộc lộ được những tính chất
hoạt động của nó. Hình ảnh đó đã được xâu chuỗi vào nhau làm đòn bẩy nhấn
mạnh vào đối tượng được miêu tả.
+ Liên kết hƣớng nội ở cấp độ đoạn thơ.
Liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ được hiểu là cấu trúc nội bộ của
đoạn liên kết hướng ngoại của câu thơ là liên kết hướng nội của đoạn thơ của
cấp độ này. Hiện tượng lặp từ ngữ trong thơ Hưu Thỉnh diễn ra phổ biến. Đó
là các yếu tố lặp xuất hiện trong các câu liền kề nhau (lặp nối tiếp và lặp cách
quãng) tạo ra sự liên kết chủ đề.
Ví dụ:
“Chúng tôi trẻ nên củi rừng mau bén
hơ bàn tay lại nhớ các anh
chúng tôi sƣởi bằng ngọn lửa của mình
lại thấy ấm từ các anh đi trƣớc
các anh nhớ nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
các anh sốt rét
những câu thơ còn đƣợc đến bây giờ
chúng tôi sƣởi trên những câu thơ ấy
cứ thế đi qua nhiều mùa mƣa”
(Những người mới đến)
Trong đoạn thơ trên đại từ “chúng tôi” và ngữ danh từ “các anh” được
lặp lại nhiều lần. Các từ ngữ lặp lại đứng cách quãng nhau và đứng ở đầu câu
thơ. Mỗi lần từ ngữ được lặp lại nhà thơ lại đưa thêm một hình ảnh, mở rộng
ý diễn đạt. Chính nhờ sự liên kết hướng nội này đã làm cho đoạn thơ trở thành
một chính thể liền mạch và thống nhất chứ không phải là sự xắp xếp một cách
tự nhiên, rời rạc.
- Liên kết hướng ngoại
Liên kết hướng ngoại cũng được thể hiện ở hai cấp độ đó là: liên kết
hướng ngoại ở cấp độ câu và liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn thơ.
+ Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ câu
Liên kết hướng ngoại ở cấp độ câu được hiểu là mối quan hệ gắn bó giữa
câu đó với câu xung quanh. Liên kết hướng ngoại ở cấp độ câu chính là liên
kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ nhờ hiện tượng lặp mang lại.
Ví dụ:
“anh đã qua những ngày bám chốt
để tới buổi sáng nay
một buổi sáng chẳng có gì to tát
ve vẫn kêu úp mặt vào cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
không sƣơng sớm để cho lòng bẫng lẫng
nhƣng sáng nay là buổi sáng thƣợng nguồn
những kỉ niệm sẽ ngƣợc về để nhớ”
(Trước mặt là Tổ quốc)
Xét ví dụ trên ta thấy sự xuất hiện của các từ ngữ được lặp lại cách quãng
nhau. Tuy nhiên các yếu tố lặp nằm trong các câu liền kề nhau và có trường
hợp còn trong chính một câu thơ. Sự lặp lại này đã tạo ra liên kết chủ đề ngay
trong chính đoạn thơ. Mỗi khi từ ngữ được lặp là một sự nhấn mạnh vào thời
gian cần nhấn mạnh. Từ đó, nó đã tạo ra một hiệu quả tổng hợp trong việc
chuyển tải tư tưởng, cảm xúc. Nó đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người
đọc.
+ Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ đoạn thơ
Những đoạn thơ khác nhau, có chứa từ ngữ lặp lại đều tạo nên sự liên kết
hướng ngoại ở cấp độ đoạn thơ.
Trong thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện sự liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn
thơ thì lặp từ ngữ được tác giả sử dụng là một trong những phương thức liên
kết chủ đạo. Mỗi liên kết bắc cầu giữa các đoạn thơ trên một khoảng cách lớn
từ đầu của đoạn này tới đầu của đoạn kia hoặc từ câu cuối của đoạn này so
với câu cuối của đoạn kia.
Ví dụ:
“ngọn lửa này
và hi vọng của anh
của anh nữa một ngƣời giỏi toán
một thí sinh hi vọng bời bời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
em dồn xong lại đến ngồi bên lửa
và anh nghe lửa nói với mình
chiến trang và mơ mộng
đƣờng mòn và thƣ em
…………………………………
ngọn lửa này
và hi vọng
của anh
của chúng tôi và những ngƣời mới đến
đến lƣợt chúng tôi dốc đá tai mèo
mƣa trơn quá chân tuồi ra khỏ dép”
(Những người mới đến)
Xét ví dụ trên ta thấy, đoạn thơ thứ nhất cụm từ “ngọn lửa này” được lặp
lại và đứng đầu đoạn 2. Chính nhờ sự liên kết hướng ngoại này mà đoạn thơ
không đứng liền kề nhau nhưng chúng ta không thấy sự lạc lõng, thiếu tính
nhất quán: hình ảnh ngọn lửa được lặp lại đã soi sáng cho hi vọng của anh,
của chúng tôi trên con đường hành quân còn nhiều gian khổ.
Ví dụ:
Đi trong mây anh thấy ấm em à
Tiếng suối giục nghe khi mờ khi tỏ
Những tâm sự lúc thƣờng nghe chẳng rõ
Đi trong mây tí tách sáng dần ra
…………………………………….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Đi trong mây anh nghe thấy tiếng chim
Hồn hậu quá nhƣ bàn tay em ấy
Đi trong mây tiếng bom nghe nhỏ lại
Để nhƣờng cho tiếng gậy trập trùng vang
(Đi trong mây)
Cụm từ “đi trong mây” ở đầu mỗi đoạn thơ có giá trị liên kết giữa các
đoạn thơ với nhau. Mỗi lần cụm từ đó được lặp lại là một cảm nhận mới mà
người lính có được. Sự lặp lại đó không phải là không có chủ đích, chính điều
này đã làm cho mạch thơ vận động trong một khối thống nhất. Từ việc chỉ
muốn miêu tả hiện thực, tác giả đã chuyển sang bộc lộ cảm xúc rất khéo léo.
Tất cả hào quyện vào nhau tạo một cảm giác rất nhẹ nhàng, thư thả. Đoạn thơ
đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Ví dụ:
“Chúng tôi đi mót cuối bìa rừng
Giặc vừa rút sau một ngày rình rập
Gió ào ào qua nƣơng
Những bông lúa chỉ còn là bã gió
…………………………………
Chúng tôi tuốt phồng tay
Chúng tôi còn tuốt nữa
Hạt thóc nhằn ấm cả đêm suông
Đất rừng mênh mông
Đất núi mênh mông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Đất nhiều thế mà hiếm hoi hạt thóc
……………………………………
Chúng tôi nhìn đám thóc trên tay
Nhìn hạt thóc đã biến thành thuốc quý
Thóc hóa con đê ngăn cái chết dần mòn”
(Thứ hoa đẹp nhất)
Trong ví dụ trên đại từ “chúng tôi” đứng ở đầu đoạn 1 và được lặp lại ở
đầu đoạn thứ 2 và thứ 3. Như vậy ba đoạn thơ đã có sự liên kết hướng ngoại ở
cấp độ đoạn thơ nhờ hiện tượng lặp. Chính sự xuất hiện của những từ được
lặp lại ở đầu mỗi đoạn thơ nhằm mục đích nhấn mạnh vào đối tượng định
miêu tả. Từ đó giúp người đọc khắc sâu vào ý niệm. Qua mỗi lần từ được lặp
lại, tác giả lại miêu tả phản ánh. Sự lặp lại đó càng làm cho chúng ta hiểu
thêm được sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng đâu đó ta vẫn thấy được niềm
hi vọng nghị lực của những con người đang sống chết vì mảnh đất quê hương
này.
3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp
3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ
Bản chất của thơ rất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú.
Thơ tác động đến người đọc bằng những tưởng tượng phong phú, vừa theo
những mạch cảm nghĩ và còn bằng cả sự rung động của ngôn từ giàu nhạc
điệu.
Có nhiều yếu tố tạo nên tính nhạc cho thơ, trong đó lặp ngữ pháp cũng
góp một phần không nhỏ để tạo nên thứ nhạc điệu bằng ngôn từ đó. Lặp ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
pháp giúp cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc và cảm nhận được những điệu hồn
cảm xúc của nhà thơ.
Ví dụ:
“nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên
……………………….
ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp đặt
bồi cho mùa phôi thai”
(Chiều sông thương)
Những câu thơ đọc lên tạo một âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Có được
điều này là do trong quá trình lặp ngữ pháp thường kéo theo sự lặp lại của từ
vựng: “nƣớc” “chiều” “con sông” “cho” “mùa” và ngữ âm trước hết là về
số lượng âm tiết (5 âm tiết). Chính việc sử dụng phép lặp ngữ pháp đã giúp
người đọc cảm nhận dòng sông như một thực thể có hồn như đang muốn giãi
bày lòng mình. Và dường như cũng tồn tại những cung bậc tình cảm trong
lòng: muốn sẻ chia, tâm sự. Nó như một bản nhạc buồn ngày ngày vẫn âm
thầm cống hiến cho cuộc đời.
Ví dụ:
Đất nƣớc đổ ra đƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
tiềm lực lớn những binh đoàn chiến lược
binh đoàn hướng Đông, binh đoàn hướng Nam, hướng Bắc
lướt qua đồn dân vệ bảo an
lướt qua các chi khu, căn cứ
biển đang lắc những hồi chuông đoàn tụ
phù sa nào rƣợi mát súng và xe
quân đi, quân đi
từ đầu sao Hôm, đến cuối sao Mai
…………………………………….
đƣờng rập ràng điệp khúc những bàn chân
con đường HỒ CHÍ MINH
chiến dịch HỒ CHÍ MINH
thành phố HỒ CHÍ MINH
chiến sĩ vừa đi vừa hỏi
chiến sĩ vừa đi vừa giục
chiến sĩ vừa đi vừa hát
cành ngụy trang qua gió thổi ba miền”
(Khúc ba: Thần tốc)
Đoạn thơ ngắn nhưng sử dụng hiện tượng lặp ngữ pháp với mật độ khá
dày, bốn lần lặp ngữ pháp. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng lặp ngữ
pháp đan xen của lặp thừa, lặp đủ, và có sử dụng các cặp phụ từ. Chính điều
này đã tạo nên một khí thế chiến trận, chúng ta cảm nhận được từng bước
chân hành quân của các anh trên con đường chiến dịch. Và không sống ở thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
đại đó cũng cảm nhận được ngọn lửa của lòng quyết tâm, của một ý chí và
nghị lực sẽ tin tưởng và một ngày mai chiến thắng. Mỗi cấu trúc câu được lặp
lại như một lời thúc giục các chiến sỹ hãy tiến lên về phía trước bằng tất cả
sức lực và lòng quyết tâm dành độc lập.
Ví dụ:
“Anh đi hái rau và đôi khi lại vấp
Anh còn lại sau những lần thay quân
Sau những lần hổ vồ
Sau những lần voi đuổi
Sau bữa canh nấm độc cào gan
Giặc đổ quân vào hậu cứ sƣ đoàn
Hất anh qua biên giới
Thêm một chỗ ngồi thƣ thả bóc măng”
(Những người mới đến)
Lời thơ vang lên có lúc thấy như thể hiện một nỗi niềm suy tư, một lời
tâm sự nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, lúc lại thấy xót xa cho
chính số phận của mình. Chính cách lặp ngữ pháp (phép lặp thiếu) như muốn
khắc sâu sự sống còn giữa còn và mất chỉ trong gang tấc. Chiến tranh là khắc
nghiệt vậy đó, nhưng mỗi người lĩnh vẫn luôn phải vượt lên trên tất cả: “sau
lần hổ vồ”, “lần voi đuổi”, “canh nấm độc cào gan” để sống và chiến đấu. Lời
thơ lúc quyện chặt lúc nhấn mạnh, lúc dồn dập dứt khoát, cất lên như những
nét nhạc trầm bằng giai điệu ngôn từ. Nó đã để lại một khoảng lặng trong
lòng người đọc về một cuộc chiến tranh ác liệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức
Theo từ điển tiếng Việt thì nhận thức là: “quá trình hoặc kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu
biết thế giới khách quan, vậy giá trị nhận thức là những giá trị đem lại cho con
người sự hiểu biết”.
Đọc những trang thơ của Hữu Thỉnh ta nhận thấy nó mạng lại cho người
đọc những giá trị nhận thức mới. Đó là những dấu ấn khó quên của tác giả
trong những năm đánh giặc gian khổ và anh hùng của đất nước. Mỗi bài thơ
phần nào đó hé mở cho người đọc rất nhiều hiểu biết về cuộc chiến tranh thần
thánh của dân tộc, những bên cạnh đó vẫn có những cảm xúc lãng mạn, hiện
thực đan xen.
Ví dụ:
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa
Táo bạo, táo bạo hơn nữa
Hành khúc các binh đoàn hất kẻ thù ra biển”
(Khúc 3: Thần tốc)
Ở ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại hoàn toàn. Ngoài ra trong từng câu
từ ngữ được lặp lại “thần tốc” “táo bạo” và đứng nối tiếp nhau. Điều này giúp
chúng ta cảm nhận một khí thế chiến trận qua từng chữ, từng câu trong đoạn
thơ. Tác giả đã rất khéo léo sử dụng phép lặp ngữ pháp để không mất công
miêu tả nhưng vẫn mang lại giá trị ngữ nghĩa mà mình muốn truyền đạt tới
người đọc.
- Lặp ngữ pháp có tác dụng khẳng định rõ ràng, dứt khoát một việc cụ
thể.
Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
“Thêm một ngƣời bị cắm cọc bêu đầu
Thêm một ngƣời bị lôi đi mất tích
Thêm một ngƣời bị chụp ảnh lăn tay
Thêm một làng bị quăng bom hủy diệt”
(Khúc 1: Bàn đạp)
Ở ví dụ trên cấu trúc câu lặp lại thuộc nhóm lặp thiếu theo mô hình: A-B-
C. A-B-D. Cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận được lặp lại trong kết
ngôn. Mỗi phát ngôn được nhắc lại có một phần khác nhau: “cắm cọc bêu
đầu” “lôi đi mất tích” “chụp ảnh lăn tay” “quăng bom hủy diệt”. Chính điều
này đã cho phép thoát khỏi sự gò bó chặt chẽ của lặp đủ, cho phép sử dụng
cấu trúc phát ngôn một cách uyển chuyển tuy nhiên vẫn giữ được tính cân đối
của nó. Với cách làm này Hữu Thỉnh như muốn khắc sâu những tội ác mà bọn
chúng đã gây ra. Hành động như xảy ra một cách liên tục, không ngừng: cuộc
càn sẽ không bao giờ dứt cho đến khi nhổ cộng sản sạch trơn
Ví dụ:
“còn ao ước nào hơn
tự do và đoàn tụ
vào rừng lấy mật và đẵn gỗ
thương mẹ và yêu con
còn hạnh phúc nào hơn
Tổ quốc”
(Những người mới đến)
Trong ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại nhưng có sự tham gia của lặp
từ vựng (hư từ). Các cấu trúc câu không hoàn toàn cân đối về mặt hình thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
lặp nhưng có chêm xen ở câu thứ 3. Không câu nệ sự sai biệt đôi chút về một
thành phần nào đó nhưng chính cách lặp này vẫn mang lại sự khẳng định về
những ao ước rất giản dị nhưng cũng rất thiêng liêng của người lính. Ngoài ra
trong đoạn thơ trên còn có sự tham gia của lặp bắc cầu nhờ vào sự hỗ trợ của
của các cặp lặp ngữ pháp xen kẽ nhau. Chính sự tương đồng về mặt vị trí này
đã giúp cho đoạn thơ có sự liên kết chặt chẽ hơn. Sự khẳng định bằng cách
lặp lại cấu trúc đó có sức thuyết phục hơn về những ao ước, hạnh phúc của
những người lính trong kháng chiến.
Ví dụ:
“Sau bản Đông giải phóng vài ngày
Tôi với chiến sỹ xe tăng cầu Chaki tắm mát
Một số anh thì đuổi nhau trên cát
Một số anh thì đổ dế, hái hoa
Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua
Chỉ mong mƣa cho đồng bào gieo lúa”
(Sau trận đánh)
Trong ví dụ trên cấu trúc câu được lặp lại cũng thuộc nhóm lặp khác.
Nhờ việc sử dụng phép lặp ngữ pháp (lặp khác) tác giả đã sử dụng cấu trúc
phát ngôn một cách uyển chuyển khắc họa được việc làm của những chiến sĩ
sau những trận đánh: “đuổi nhau trên cát”, “đổ dế, hái hoa” mới thật sự hồn
nhiên biết bao. Sau những căng thẳng, nguy hiểm của cuộc chiến họ lại trở về
hòa mình vào thiên nhiên, đắm mình trong những giây phút tinh nghịch của
tuổi thơ.
Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
“khi anh lên ôm bộc phá lao lên
khi anh xuống dìu đồng đội ngã
khoảng cách giữa hai chớp lửa
không kịp cho anh khoét một căn hầm”
(Khúc 2: Mở cửa)
Trong ví dụ trên cặp từ đối chọi nhau về nghĩa lên/xuống được sử dụng
trong cấu trúc câu lặp lại đã giúp việc biểu đạt được sự đối lập giữa hai hành
động thêm rõ ràng. Chủ thể hành động là “anh” nhưng tham gia hai hành
động trong vị trí đối chọi nhau. Hữu Thỉnh đã rất khéo léo sử dụng cách lặp
ngữ pháp để nhấn mạnh vào hành động của đối tượng nhưng không gây ra
cảm giác đơn điệu mà vẫn xây dựng lên hình tượng của một người lính dũng
cảm, kiên cường trong chiến đấu.
- Lặp ngữ pháp để phủ định một điều gì đó.
Ví dụ:
“Con đƣờng chỉ một con đƣờng thôi
Anh không ngại phong thư có những dòng dang dở
Anh không ngại đỉnh đèo những thân cây gục đổ
Anh không ngại nghìn hôm chẳng được thấy em
Trong cuộc chiến tranh này
Đừng để ngƣợng với nhau khi gặp mặt
Lại trận bom tụt đằng sau tháp pháo của ta rồi”
(Ý nghĩ không vần)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Bài thơ chính là những “ý nghĩ không vần” của người chiến sĩ trên con
đường chiến dịch. Cả ba câu trên đều có kiểu cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ. Tuy
nhiên thành phần vị ngữ ở mỗi phát ngôn vẫn có một phần khác nhau riêng:
C-không ngại V. Mặc dù có sự khác nhau này nhưng chúng thuộc nhóm lặp
cân vì thế vẫn tạo ra sự liên kết giữa các câu. Đoạn thơ hướng về nội dung đó
là sự phủ định của người chiến sĩ trước những khó khăn trong cuộc hành quân
vì dân tộc này. Anh dường như đã bỏ lại sau những trăn trở trong cuộc sống
để hướng về mục tiêu chung đó là Tổ quốc.
Ví dụ:
“Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
Nếu không đƣa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em”
(Thơ viết ở biển)
Cấu trúc câu thơ được lặp lại hoàn toàn nhưng thuộc nhóm lặp khác. Tuy
nhiên vẫn giữ được sự cân đối của các phát ngôn liên kết. Ta thấy phần giao
(bộ phận lặp lại) chính là bộ phận chủ yếu để tạo nên sự liên kết. Ở hai câu
thơ trên chủ thể là hai đối tượng khác nhau nhưng đều có một hành động
chung đó là sự phủ định “không phải là” sau đó đến sự lặp lại của hư từ “mà”
và đến bộ phận được lặp lại nhưng khác nhau về ngữ nghĩa. Tuy nhiên sự
khác nhau đó không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của đoan thơ mà trái lại còn
làm cho lời thơ uyển chuyển, nhịp nhàng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
- Lặp ngữ pháp có tác dụng kích thích, thúc dục.
Ví dụ:
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa
Táo bạo, táo bạo hơn nữa
hành khúc các bình đoàn hất kẻ thù ra biển
ta nghe
nhật lệnh – lửa mặt trời”
(Khúc 3: Thần tốc)
Cấu trúc thơ được lặp lại tạo ra một khí thế chiến đấu: nhanh chóng,
bừng bừng. Lời thơ như thúc dục, khích lệ những người lính phải cố lên dù
con đường phía trước là gian khổ, hiểm nguy.
Ví dụ:
“anh đang ở bên này thành phố
cách một mệnh lệnh
cách một trận đánh
cách một cây cầu, cách một đêm nay
đèn thành phố hắt lên áo anh
soi rất rõ từng chiếc khuy sứt mẻ
thành phố càng gần
càng không dám nghĩ nhiều đến mẹ”
(Tờ lịch cuối cùng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Khoảng cách giữa chiến tranh và tự do không xa. Điều này được diễn tả
bằng một loạt cấu trúc được lặp lại. Nhưng ở đây đã có sự đan xen giữa phép
tỉnh lược và phép lặp. Tuy nhiên điều này không hề chứa đựng sự mâu thuẫn
mà là một trong những biện pháp tránh lặp từ vựng mà vẫn tạo ra sự liên kết
giữa các câu về mặt ngũ pháp. Còn về mặt ngữ nghĩa có tác dụng thúc dục,
kích thích tinh thần của các chiến sĩ trong những ngày cuối cùng sắp tiến vào
thành phố.
- Lặp ngữ pháp để miêu tả sự việc
Ví dụ:
“Giặc đổ quân sau rừng
ủi và đốt
cây thở dài trên đất
tàn tung bay
“cán gáo” thõng đôi càng
Man rợ xoáy
Đóng đinh vào chân tóc
Bởi rừng lên”
(Một lần lỗi hẹn)
Đọc những câu thơ trên chúng ta như cảm nhận rõ hơn, sâu sắc hơn về sự
ác liệt của chiến tranh. Cấu trúc câu được lặp lại như muốn khắc sâu vào tâm
trí bạn đọc những hành động dã man, điên cuồng của quân thù. Bên cạnh sự
lặp lại về ngữ pháp còn kéo theo sự lặp lại về số lượng âm tiết nhưng không
đứng liền kề nhau mà cách quãng nhau: câu trên 5 âm tiết thì câu dưới 3 âm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
tiết. Cứ thế tạo thành từng cặp một miêu tả một cách chân thực sự tàn khốc
của chiến tranh.
- Lặp ngữ pháp có tác dụng biểu thị sự tồn tại
Ví dụ:
“hai mƣơi năm anh em khó nhận ra mình
ngƣời trong ảnh bây giờ là tƣ lệnh
khoảng cách cách giữa anh và bức ảnh
có bao quãng đường những bà mẹ tiễn con đi
có lầy lội quãng đường sau rút Huế
có băn khoăn trước hứa hẹn chưa thành”
(Một lần lỡ hẹn)
Bài thơ là sự hồi tưởng của một người chiến binh đã từng tham gia cuôc
chiến tranh thần kì của dân tộc. Giờ đây trong anh tràn đầy những kỉ niệm
khi nhìn lại bức ảnh xưa, kí ức lại dội về: hình ảnh người mẹ tiễn con ra trận,
là quãng đường sau khi rút, là những băn khoăn trăn trở chưa thực hiện được.
Cấu trúc câu lặp lại càng làm cho những hồi tưởng hiện ra rõ ràng, cảm xúc
tràn ngập về một quãng đời của tuổi trẻ gian khổ nhưng đầy ý nghĩa.
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả
Miêu tả là “Dùng ngôn từ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm
cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, hoặc thế giới nội
tâm của con người” (Từ điển tiếng Việt – trang 628).
Thơ là biểu hiện của cái đẹp (giá trị thẩm mĩ). Thơ là tiếng hát đẹp nhất
để ca ngợi cái đẹp: ngôn từ đẹp, hình tượng con người và hình tượng thiên
nhiên đẹp, cấu trúc bài thơ đẹp…Thơ Hữu Thỉnh đã tạo nên ấn tượng khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
phai trong lòng độc giả. Bởi đó là sự trải nghiệm của ông với cuộc sống nên
nó xúc cảm trần đời hơn.
Ví dụ:
Chúng tôi tuốt phồng tay
Chúng tôi còn tuốt nữa
Hạt thóc nhằn ấm cả đêm suông
đất rừng mênh mông
đất núi mênh mông
đất nhiều thế mà hiếm hoi hạt thóc”
(Thứ hoa đẹp nhất)
Xét ví dụ trên ta thấy câu lặp thuộc nhóm lặp đủ: A-B-C. A-B-C. Toàn
bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lặp lại hoàn
toàn ở kết ngôn lại càng làm cho không gian của núi rừng thêm “mênh mông”.
Chính sự lặp đủ này đã kéo theo sự cân đối về ngữ âm mà trước hết là về số
lượng âm tiết (4 âm tiết) và sự lặp lại của từ vựng “đất”, “mênh mông”.
Chính điều này đã tạo ra hiệu quả cao cho việc miêu tả được thành công.
Người đọc cảm nhận được khoảng không mênh mông không có giới hạn đang
hiện ra trước mắt như muốn thách thức lòng người.
Ví dụ:
“- ngã tƣ, đƣờng tự do, rẽ trái
Chiến sĩ nhẩm trong đêm
Có lẽ sao rất dày và sáng
Có lẽ gió rất rộng và thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
ừ có thể
và còn nhiều thứ nữa
tất cả đáng yêu và đáng quan tâm
nhƣng chúng tôi không hề có thời gian
(Tờ lịch cuối cùng)
Cả hai câu trong ví dụ trên đều có chung một kiểu cấu tạo cú pháp. Chính
điều này đã kéo theo sự cân đối về số lượng âm tiết (7 âm tiết) và từ vựng “có
lẽ” “rất” “và”. Giữa những câu thơ không cân đối nhau về mặt hình thức tác
giả đã xen vào giữa hai câu thơ cân đối nhau về mặt cấu trúc cú pháp có tác
dụng nhấn mạnh vào vấn đề mà mình muốn nói tới gây ra sự chú ý đối với
người đọc và tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ: thiên nhiên không chỉ được
miêu tả bằng những tính từ chỉ mức độ mà còn được cảm nhận bằng khứu
giác.
Ví dụ:
“Con cá chày bắt mồi tẩm ngẩm
Con cá bống bộp chộp háu ăn
Cả đám mây trắng ngần
Cũng bắt mồi nhấp nháy”
(Câu cá trên bờ sông SêPôn)
Hai câu thơ lặp cú pháp trên đều có kiểu cấu tạo C - B - V. Cấu trúc câu
được lặp lại càng khiến người đọc nhận ra bút pháp miêu tả rất tinh tế của tác
giả. Mặc dù sự lặp lại cân đối nhưng không hề tạo nên sự đơn điệu trong miêu
tả. Thực sự phải có một khả năng quan sát rất nhạy bén tác giả mới phát hiện
ra được những đặc tính của từng loài cá một cách chính xác đến vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm
Thơ luôn bộc lộ mình bằng chính ngôn ngữ của đời sống một cách trực
tiếp mà không có sự hỗ trợ nào của cốt truyện, tình huống…Từ tiếng nói quen
thuộc của đời sống, ngôn ngữ thơ đã mang lại rất nhiều những sắc thái biểu
cảm bất ngờ.
Ví dụ:
“Chi bộ họp những cánh tay xóc nảy
Đất nƣớc mình dài rộng của mình đây
Bao nhiêu thành phố đã đi qua
Bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu khuôn mặt
Bao nhiêu cuộc đời gọi ta về kịp
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy”
(Khúc ba: Thần tốc)
Xét ví dụ trên ta thấy cấu trúc câu được lặp lại vừa là lặp đủ, vừa lặp
thiếu. Ta thấy câu đầu tiên có có liên kết lặp thiếu với câu hai và câu ba,
nhưng lại có liên kết lặp đủ với câu thứ tư. Thực ra những câu thơ trên có
nguồn gốc là lặp đủ nhưng ở đây kết ngôn thứ hai và thứ ba đã tách thành hai
phát ngôn nhằm mục đích nhấn mạnh và biểu cảm. Về mặt ngữ nghĩa thì
chính điều này đã giúp cho người đọc cảm nhận được nhịp hối hả, khẩn
trương trên con đường tiến về thành phố của những người lính. Nó đã tạo ra
một khí thế hừng hực, thần tốc trong những giờ phút quan trọng của đất nước.
Có thể thấy con đường chiến dịch thật dài nhưng trái tim của mỗi ngừời vẫn
luôn thao thức đập, nhịp đập của khát khao của hi vọng.
Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
“Ta nhìn lên trời, trời dậy ta khát khao
Ta đi trong rừng, rừng nuôi ta dài rộng
Mẹ dõi theo ta thức khuya dậy sớm
Nắm cơm chiến hào xúc động quá sao Mai
Một đoạn thơ ngắn nhưng Hữu Thỉnh đã có dụng ý tạo ra những cấu trúc
cú pháp được lặp lại với số lượng khá nhiều. Ở phát ngôn thứ nhất cấu trúc
câu lặp đủ và thuộc nhóm lặp cân. Sự lặp đủ này kéo theo sự cân đối về số
lượng âm tiết (9 âm tiết) và lặp từ vựng “ta” “trời” “rừng” đứng ở vị trí nối
tiếp nhau. Còn ở phát ngôn thứ hai thuộc nhóm lặp thiếu. Phần không lặp ở
đây là chủ ngữ, tuy nhiên vẫn có liên kết lặp ngữ pháp với những phát ngôn
phía sau. Xét về mặt ngữ nghĩa thì chính cách lặp này đã mang đến cho tâm
hồn người đọc ấn tượng sâu sắc về chiều sâu của cảm xúc, những cung bậc
của tâm trạng: đó là những phấp phỏng, trăn trở, băn khoăn của người lính
trước giờ ra trận. Trong cái căn hầm chật hẹp đó những ý nghĩ miên man cứ
xâm chiếm trong tâm hồn mỗi chiến sĩ. Nhưng có một điều chắc chắn luôn
thường trực là chỉ ngày mai thôi họ sẽ tiến về thành phố dành lại tự do.
Ví dụ:
“các anh về
làm một cơn giông lớn
làm sáng lên gƣơng mặt phố phƣờng
theo các anh rừng núi trở về
các anh về nhƣ núi
những người yêu của những người yêu
niềm trông đợi của những niềm trông đợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
những nụ cƣời dƣới vành mũ sáng trƣng
thành phố hả hê đung đƣa bồng bột”
(Tự do)
Trong ví dụ trên xét về mặt liên kết những câu thơ lặp cấu trúc kia thuộc
nhóm lặp đủ và kéo theo sự lặp lại của những ngữ danh từ “những ngƣời yêu”
“những niềm trông đợi” và kết từ “của”. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau và
làm tăng hiệu quả liên kết của hai phát ngôn. Còn xét về mặt ngữ nghĩa cấu
trúc câu thơ lặp lại giúp người đọc nhận ra sự tăng tiến trong cảm xúc của
nhân dân khi các chiến sĩ của ta tiến vào thành phố và tăng tính biểu cảm cho
lời thơ.
3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết
Liên kết là một nội dung quan trọng, chủ yếu của văn bản. Liên kết của
văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Trong liên kết nối
dung tách ra làm hai hình thức: liên kết chủ đề và liên kết logic. Giữa hai mặt
liên kết nội dung và hình thứccó mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết
nôi dung được thể hiện bằng một hệ thống các phuơng thức liên kết hình thức
và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.
Trong thơ Hữu Thỉnh không chỉ lặp ngữ âm và lặp từ ngữ mới có tác
dụng liên kết mà lặp ngữ pháp cũng có tác dụng liên kết. Có thể nói lặp ngữ
pháp là một một dạng thức liên kết phổ biến và không thể thiếu trong thơ Hữu
Thỉnh. Chính hiện tượng lặp ngữ pháp đã làm cho các câu, các đoạn được liên
kết hướng nội, liên kết hướng ngoại tạo cho tác phẩm trở thành một văn bản
hoàn chỉnh thống nhất về mặt nội dung lẫn hình thức.
- Liên kết hướng nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Được chia làm hai cấp độ, đó là liên kết hướng nội ở cấp độ câu và liên
kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ.
+ Liên kết hƣớng nội ở cấp độ câu
Liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ là sự tổ hợp các yếu tố trong cấu
trúc nội bộ của câu thơ để xác lập nên một câu. Ở cấp độ này cấu trúc câu
được lặp lại được nằm trong cấu trúc của một câu. Thành phần ấy có thể là
thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu. Giữa yếu tố lặp lại và các yếu
tố khác của câu phải có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa và nội dung.
Khi đó câu văn sẽ trở thành đoạn văn có nội dung hoàn chỉnh điều đó cũng có
nghĩa là câu văn đã có liên kết hướng nội khi nó chứa hiện tượng lặp ngữ
pháp.
Ví dụ:
“Nắng chẳng giữ cho ta, mây chẳng giữ cho ta”
(Tự do)
Trong câu thơ trên được chia làm hai vế rõ ràng ngăn cách nhau bởi dấu
phẩy. Mỗi vế là một cụm C – V có thể tồn tại độc lập nếu tác giả tách ra. Tuy
nhiên cách làm này của tác giả đã tạo ra sự liên kết bền chặt hơn giữa chính
các vế trong cùng một câu thơ. Không những thế giữa các vế câu còn có sự
lặp lại của cụm từ “chẳng giữ cho ta” và đó chính là phần giao nhau của hai
phát ngôn. Chính điều này đã tạo nên cấu trúc nội tại gắn kết hai vế của câu
thơ, làm cho câu thơ không hề rời rạc mà gắn kết chặt chẽ có tác động qua lại
với nhau, không tách rời nhau, nhấn mạnh bổ sung ý nghĩa cho nhau.
+ Liên kết hƣớng nội ở cấp độ đoạn thơ ở cấp độ này.
Liên kết hướng nội ở cấp độ đoạn thơ là cấu trúc nội bộ của đoạn liên kết
hướng ngoại của câu thơ là liên kết hướng nội của đoạn thơ. Đó là các cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
trúc câu xuất hiện trong những câu liền kề nhau (lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu,
lặp khác) tạo ra sự liên kết chủ đề trong đoạn thơ.
Ví dụ:
“năm năm trời anh nhìn chị trong đêm
chị gặp anh mà không hay anh ốm mập
gặp anh mà không hay anh đen trắng ra sao
chỉ nghe giọng anh mỗi ngày nặng xuống”
(Khúc 1: Bàn đạp)
Trong đoạn thơ trên cấu trúc câu đựợc lặp lại thể hiện sự liên kết hướng
nội ngay trong nội bộ một đoạn thơ. Tuy nhiên cấu trúc câu lặp lại thuộc
nhóm lặp thiếu: thiếu chủ ngữ nhưng ta vẫn thấy phần thiếu này được xem
như dùng chung cho cả phát ngôn và có liên kết lặp ngữ pháp với nó ở phía
sau. Mỗi câu thơ vang lên là một lần người đọc thấy xót xa cho số phận của
những con người trong chiến tranh.
- Liên kết hướng ngoại
Cũng được thể hiện ở hai cấp độ đó là liên kết hướng ngoại ở cấp đọ câu
và liên kết hướng ngoại ở cấp đọ đoạn thơ.
+ Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ câu.
Được hiểu là mối quan hệ gắn bó giữa câu đó với các câu xung quanh.
Liên kết hướng ngoại ở cấp độ câu chính là liên kết ở cấp độ đoạn thơ nhờ
hiện tượng lặp mang lại.
Ví dụ:
“nếu sáng ra anh nhìn thấy cỏ
tức là anh nhìn thấy mẹ và em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
tức là anh được đến với người yêu
anh chỉ thở mà không cần phải nói”
(Tờ lịch cuối cùng)
Việc lặp lại cấu trúc câu đã tạo ra sự liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn
thơ. Mỗi câu thơ được lặp lại là một sự khẳng định con đường đi tới tự do
đang đến gần với người chiến sĩ.
+ Liên kết hƣớng ngoại ở cấp độ đoạn thơ
Được thể hiện ở mối quan hệ giữa các đoạn thơ với nhau hay giữ đoạn
thơ đang xét với các đoạn xung quanh. Trong thơ Hữu Thỉnh để thể hiện sự
liên kết hướng ngoại ở cấp độ đoạn thơ thì lặp ngữ pháp được tác giả sử dụng
là một trong những phương thức liên kết chủ đạo. Mối liên kết giữa các đoạn
thơ có thể ở dạng bắc cầu trên một khoảng cách lớn từ câu đầu của đoạn này
tới câu đầu của đoạn kia, hoặc câu cuối của đoạn này tới câu cuối của đoạn
kia.
Ví dụ:
“Ngày mai chúng mình tiến vào thành phố
Đêm nay mẹ lại nhắc chúng mình đây
Mẹ cả nghĩ và bố thƣờng ít nói
Lúa đồng mình mỏi mắt vẫn chƣa hoe
Năm thì ngắn mà tháng ba dài thế
Nhìn trong nhà rộng rãi đến là lo
Ngày mai chúng mình tiến vào thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
Chẳng có cách chi báo tin cho mẹ
mẹ đỡ lo, đỡ thấp thỏm đôi bề
ba đứa con có mặt trong này
mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc”
(Tờ lịch cuối cùng)
Xét ví dụ trên ta thấy, câu thơ “ngày mai chúng mình tiến vào thành phố”
được lặp lại ở đầu của đoạn thơ kế tiếp. Điều này khiến cho chủ đề của đoạn
thơ thống nhất với nhau: đó là nỗi trăn trở của những đứa con khi bước vào
những giai đoạn quyết định thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là gia đình: thương
mẹ, thương bố còn nhiều lo toan, vất vả dồn xuống hai vai mà không có ai
gánh vác.
Ví dụ:
“Em cứ tô đậm nữa đi em
tô thật đậm để hiện ra đất nước
sớm mai em bổ con lợn đất
bao nhiêu niềm vui sẽ tỏa dƣới chân
em sẽ hiểu đất nƣớc mình dành dụm.
……………………………………
Em cứ tô thật đậm nữa đi em
tô thật đậm để hiện ra đất nước
hiện ra ngày chúng ta hằng mong ƣớc
đất nƣớc theo em ra ngõ một mình”.
(Tờ lịch cuối cùng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
Trong ví dụ trên hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở đầu của
đoạn thứ hai. Cấu trúc câu được lặp lại ở đây thuộc nhóm lặp thiếu: thiếu chủ
ngữ. Nhưng điều đó không hề làm cho hai đoạn thơ rời rạc, thiếu sự liên kết
mà nhờ vào sự liên kết hướng ngoại đã làm cho hai đoạn vừa có sự liên kết
nội dung vừa có sự liên kết hình thức.
3.3. Tiểu kết
Qua việc tìm hiểu phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu
Thỉnh, chúng tôi nhận thấy đây là một nét riêng rất độc đáo góp phần tạo nên
phong cách của nhà thơ. Và sự giải thích phong cách của một nhà thơ chính là
sự phân tích những cấu trúc làm thành và xác định hệ thống cụ thể:
- Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Hữu thỉnh đã góp phần tạo tính nhạc
và tạo nhịp điệu hài hòa cho câu thơ. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị
miêu tả cho tác phẩm, đồng thời còn nhấn mạnh, trình bày để duy trì chủ đề
cho văn bản, tô đậm hình ảnh, hình tượng và còn tạo ra giá trị biểu cảm gây
nên những xúc cảm trong lòng độc giả và diễn đạt chính xác tư tưởng tác giả.
Lặp từ vựng còn tạo nên mối liên kết vững chắc cho tác phẩm.
- Hiện tượng lặp ngữ pháp tạo nên một nhịp điệu thơ rất riêng, ngoài ra
còn có tác dụng biểu thị sự tồn tại, miêu tả sự việc, kích thích thúc dục hành
động…Lặp ngữ pháp tạo sự liên kết vững chắc trong cấu trúc bài thơ và
những nét đẹp riêng ở tính nghệ thuật đã gây hứng thú đối với người đọc,
người nghe.
Nói chung phong cách nghệ thuật của một nhà thơ là quy luật thống nhất
các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật. Và trong thơ Hữu Thỉnh nét riêng ấy
được chúng ta phát hiện ra qua sự lặp đi, lặp lại của từ vựng và cấu trúc ngữ
pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
KẾT LUẬN
Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào
việc nghiên cứu hai hiện tượng này trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành
phố” trong thơ Hữu Thỉnh, công trình của chúng tôi tập trung vào việc khảo
sát, thống kê, miêu tả và phát hiện các giá trị, các đặc điểm cách sử dụng mà
tác giả đã dùng. Sau một quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra được một số
kết luận sau:
1. Hữu Thỉnh là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong sáng tác nghệ
thuật. Bên cạnh những hình thức nghệ thuật mà tác giả lựa chọn trong sáng
tác như đối, liên tưởng, tuyến tính,….để tạo tính liên kết cho văn bản thì hiện
tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp được ông sử dụng một cách có ý thức và
xem nó như một thủ pháp nghệ thuật để sáng tác.
2. Quá trình tiến hành khảo sát, thống kê tần số sử dụng, cũng như đặc
điểm cơ bản của hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh cúng tôi nhận thấy:
sự xuất hiện của hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh khá nhiều. Ta bắt
gặp hầu hết hiện tượng này xảy ra trong các câu, các khổ thơ của một bài.
Trong đó, chủ yếu xuất hiện kiểu lặp đầu, lặp cuối, lặp cách quãng và lặp từ.
Những kiểu lặp này đã tạọ nên nét đắc sắc nghệ thuật và sự liên kết trong văn
bản.
3. Lặp từ vựng và lặp ngữ pháp góp phần không nhỏ vào việc tạo giá trị
nghệ thuật cho thơ Hữu Thỉnh:
Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp đã góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ,
đây là một dấu hiệu hình thức quan trọng để khu biệt giữa thơ và văn xuôi.
Lặp từ vựng vừa góp phần tạo nên giá trị nhận thức, giá trị miêu tả cho tác
phẩm để nhấn mạnh về hành động, đối tượng, thời gian,….và giá trị biểu cảm
để khắc sâu vào tâm trí người đọc, người nghe những cung bậc khác nhau của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
tình cảm, đồng thời diễn đạt chính xác tư tưởng của tác giả. Lặp từ vựng và
lặp ngữ pháp còn góp phần tạo nên sự liên kết hướng nội và liên kết hướng
ngoại của câu, của đoạn trong bài thơ, đồng thời thắt chặt chủ đề giữa câu này
với câu kia, đoạn này với đoạn kia của tác phẩm.
4. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp chắc chắn còn
nhiều vấn đề chưa được đề cập đến trong luận văn. Chúng tôi mong muốn có
dịp mở rộng phạm vi nghiên cứu cả phép lặp ngữ âm để có cái nhìn tổng thể
về phép lặp mà Hữu Thỉnh đã sử dụng một cách có ý thức trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật.
Luận văn đã cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra, nhưng trong quá
trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn tốt
hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (II), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (2000), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP, Hà
Nội
4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, NXB Đại học & THCN, Hà Nội.
5. Lê Cận, Nguyễn Quang Ninh (1996), tiếng Việt 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXB Đại học &
THCN, Hà Nội.
7. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn
luận ngôn ngữ học, NXB GD, Hà Nội.
9. Nguyễn Chí Hoà (2000), “Một vài đặc điểm của phát ngôn có phần dư
được hình thành bằng phương thức lặp”, Ngữ học Trẻ „99, Hội Ngôn ngữ học
VN, NXB Nghệ An, tr. 43 - 47.
10. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt : Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ
nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ
Văn học,NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Trần Đăng Khoa (2004), Thơ Trần Đăng Khoa, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
13. Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (2001), tiếng Việt (tập 2), NXB GD, Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
Nội.
14. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 Phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Đinh Trong Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng Việt,
NXB GD, Hà Nội.
16. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
17. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học,
Hà Nội.
18. Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn Từ điển
Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
19. Hữu Quỳnh (1979), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Thêm (1999, tái bản), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
22. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học.
23. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội.
24. Hữu Thỉnh (1985), Từ chiến hào tới thành phố, NXB Văn học, Hà Nội.
25. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lƣợc và ngữ trực thuộc tỉnh lƣợc trong
tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 166LV09_SP_NgonnguhocNguyenThiHoa.pdf