Luận văn Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong dòng chảy bất tận tự nhiên của đời sống xã hội, nhiều ngành nghề đã ra đời như một mệnh đề tất yếu của cuộc sống. Nếu như sứ mệnh của nghề luật là để bảo vệ công lý, của nghề bác sỹ là cứu sống tính mệnh con người thì báo chí ra đời với trọng trách là “người môi giới thông tin thật thà”. Ngay từ thuở ban sơ, nghề báo đã định hình và phát triển với tính chất, mà theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận định là: “Cùng với sự ra đời của báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin đặc biệt này, câu hỏi triết học về nghề thông tin đã được xác lập. Đó là câu hỏi CÁI GÌ MỚI” [11, 57]. Trả lời câu hỏi này đó là nhiệm vụ của các nhà báo chân chính ở mọi thời đại, mọi thời điểm. Cốt lõi của nghề báo bao giờ và lúc nào cũng luôn luôn là thông tin và thông tin mà thôi. Với tính chất là thông tin – cốt lõi sợi chỉ đỏ, mục tiêu tiến đến của báo chí chính là sự thật. Sự thật, đó là sức mạnh của báo chí. Sự thật có sức quyến rũ ghê gớm đối với những nhà báo chân chính. Có thể nói, nghề báo gói gọn trong một chữ TIN – thông tin cốt lõi và sự thật để có niềm tin của độc giả. Trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự ra đời của hàng trăm tờ báo in, báo mạng (chưa kể những trang tin, blog, mạng xã hội) cùng với đó là sự ra đời của nhiều chuyên mục, nhiều sản phẩm thông tin ra đời. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng đồng hành với số lượng. Nhiều tin tức được nhắc đi nhắc lại, những bài báo viết hao hao giống nhau tạo nên những sản phẩm truyền thông nhàn nhạt, vô giá trị. Trong khi đó, công chúng ngày nay “khó tính” hơn trong việc lựa chọn thông tin. Muốn sống còn giữa thời đại luôn ngồn ngộn thông tin, ào ạt những bài báo cạnh tranh nhau hàng giờ hàng phút hiện nay, muốn “có danh gì với núi sông” thì rất cần sự đổi mới theo kịp thời đại và đặc biệt cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong lĩnh vực báo chí hiện đại và khắc nghiệt này. Nhiều nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- một tỷ đồng đã ném vào những giá trị nghệ thuật không nhìn thấy (thực chất là vô nghĩa) có ý nghĩa như thế nào với những người nghèo, làm công ăn lương. Phóng viên: Khoan đã, một tỷ đồng là bao nhiêu? Khán giả: Là xây được hàng trăm căn nhà cho người nghèo, là nấu được hàng ngàn bữa cơm cho trẻ mồ côi, là thêm được bao nhiêu viên thuốc cho người bệnh… Phóng viên: Gớm, sao anh lại nói thế? Khán giả: Sao tôi không nói thế? Mặc cho ai đó nói về GDP, về GGG, về PGG, hoặc về SIS… tóm lại là về những mỹ từ rắc rối trừu tượng, tôi chỉ biết một tỷ đồng là của nhân dân, của đất nước, của chị bán rau, của anh thợ hồ, một tỷ đó lớn vô cùng. Phóng viên: Đúng. Lớn vô cùng. Khán giả: Thế mà họ ném vào một vở kịch không diễn nổi lấy mười suất, không vượt quá vài trăm người xem, đã thế phần lớn còn xem bằng vé mời. Rồi sau đó cất kho hay nói thẳng ra là dẹp bỏ. Phóng viên: Dẹp bỏ? Khán giả: Vâng, bởi một vở kịch không phải là cục sắt, cứ cất đi là vẫn y nguyên. Bất cứ ai làm sân khấu đều thừa hiểu nếu chỉ diễn vài suất thì diễn viên chưa nhuần nhuyễn, vở diễn chưa định hình cất đi coi như đã chết từ trong trứng. Phóng viên: Anh có khắt khe quá không? Kịch lịch sử rất khó có khách. Khán giả: Khó ư? Vậy thì vở "Ngàn năm tình sử" của sân khấu tư nhân có hàng chục ngàn người xem, dàn dựng tuyệt đẹp, không hề có một chút câu khách rẻ tiền nào, kinh phí chỉ tốn vài trăm triệu, các vị giải thích ra sao? Phóng viên: Ừ nhỉ. Hay như hai tình trạng đối nghịch giữa sân khấu kịch ở Hà Nội và sân khấu kịch ở Hồ Chí Minh, hai bức tranh hoàn toàn đối lập nhau trong “Phỏng vấn Chí Phèo” Chí Phèo: Đúng thế! Không biết bao nhiêu tỷ ném ra nhưng sân khấu không đỏ đèn, khán giả Thủ đô có rất nhiều người mấy chục năm không hề xem kịch tại rạp. Phóng viên: Trong khi tại TP Hồ Chí Minh kịch nói đang ào ào phát triển. Một nghịch lý xảy ra ở cùng một mãng lĩnh vực nghệ thuật mà nguyên nhân của nó, chính là do tư tưởng của những nhà quản lý sân khấu kịch, làm nghệ thuật nhưng có tư tưởng của Chí Phèo, thậm chí còn hơn cả Chí Phèo: tư tưởng ăn vạ. - Thủ pháp ẩn dụ Thủ pháp ẩn dụ là phương pháp tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới lại được giấu đi. Tuy nhiên qua cái thể hiện người đọc có thể hiểu được ý nghĩa thực sự, bản chất bên trong mà tác giả muốn đề cập đến. Ví dụ như trong “Phỏng vấn với bà già”, tác giả đề cập đến vấn đề đánh giá sắc đẹp: Phóng viên: Và thưa bà, sắc đẹp có nhiều cách đánh giá. Bà già: Cũng như nhiều cách thi. Phóng viên: Nhân nói tới thi, thưa bà, gần đây các người đẹp Việt Nam hay dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, ý của bà về chuyện ấy ra sao. Bà già: Ý tôi là việc ấy tốt thôi. Về bản chất, các cuộc thi như là so sánh. Cuộc sống có nhiều cách so sánh, là cuộc sống phát triển. Tuy nhiên… Phóng viên: Tuy nhiên làm sao, thưa bà? Bà già: Tuy nhiên nếu ngày xưa thi có năm bảy đường thi, và đậu có năm bảy đường đậu thì ngày nay cả thi và đậu khéo có… vài ngàn cách. Phóng viên: Ý bà là gì? Bà già: Ý tôi là chúng ta đang sống trong thời kỳ của nhiều sự bùng nổ, nào bùng nổ thông tin, bùng nổ tiêu dùng, bùng nổ dịch bệnh... Trong hàng ngàn thứ bùng nổ ấy, kèm theo bùng nổ các cuộc thi. Phóng viên: À, ra thế. Bà già: Về nguyên tắc, thi ở nhiều quốc gia, là một hoạt động rất tự do. Ai muốn tổ chức thi cái gì, đặt tên gọi ra sao là tùy ý và… tùy túi tiền. Không có gì ghê gớm cả. Rất, rất  nhiều cuộc thi, do đấy, chỉ là một hoạt động bình thường, thậm chí, có nhiều cuộc chỉ là một hoạt động có tính kinh doanh mà thôi. Qua cuộc “Phỏng vấn với một bà già”, so sánh ngầm với hình thức thi sắc đẹp trên thế giới, tác giả muốn phê phán về chuyện bùng nổ những cuộc thi sắc đẹp, chạy theo hình thức, không đúng tiêu chuẩn, và thực chất tác giả muốn ngụ ý rằng có những giải thưởng sắc đẹp chẳng hề có một tý giá trị nào cả, đó chỉ mang tính chất kinh doanh mà thôi, và không nên tán tụng những giải thưởng sắc đẹp có giá trị bằng con số không như thế. Nhìn chung, Lê Thị Liên Hoan đã sử dụng khá nhuần nhuyễn và tinh tế những thủ pháp nghệ thuật trong những tác phẩm của mình, dẫn dắt công chúng lôi cuốn theo tình tiết của cuộc phỏng vấn từ đầu đến cuối và khiến công chúng không thể rời mắt khỏi trang báo. Bên cạnh các thủ pháp nghệ thuật, Lê Thị Liên Hoan còn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thường ngày khá nhuần nhuyễn bằng cách chêm vào những từ cảm thán, những cách đưa đẩy khá nhẹ nhàng linh hoạt, khiến cho đối thoại giữa các nhân vật không khô cứng mà rất gần gụi với đời sống thường ngày, khiến cho công chúng như đang được tham gia vào câu chuyện. Có thể nói rằng, ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan mang phong thái của giao tiếp đời sống thường ngày (tất nhiên không quên chất “báo chí” tức là đặt ra vấn đề cần giải quyết, các lý lẽ dẫn chứng và đưa tới khâu giải quyết của vấn đề). Cách chêm vào, đưa đẩy vào những từ ngữ cảm thán đệm vào trong mỗi câu “Ừ nhỉ”, “Hay thật”, hay “À ra thế”, “Ồ không” v.v... làm cho cuộc đối thoại khá linh hoạt, uyển chuyển. Không chỉ đậm chất ngôn ngữ đối thoại hằng ngày giúp cho công chúng cảm thấy những đoạn hội thoại trở nên gẫn gũi dễ thấm, mà cách nhân vật buông câu nhả chữ cũng rất khéo léo, lên bổng xuống trầm trong mạch câu chuyện. Lê Thị Liên Hoan rất có tài trong việc chỉ dùng một vài từ mà tạo nên cả một không khí đối thoại. Đồng thời những từ ngữ thuộc lớp từ bình dân và những câu thông dụng quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày đã góp phần tô đậm tính chất hiện thực sát với cuộc sống của tác phẩm. Với các yếu tố ngôn ngữ trên kết hợp với nhau, nhịp độ mạch tiếp diễn của cuộc phỏng vấn vì thế không gây nhàm chán mà luôn có kịch tích, sau đó được đẩy lên cao trào bằng cách tác giả đưa ra những ngôn từ phân tích chỉ rõ cho luận điểm của mình. Có thể thấy, ngôn ngữ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan ảnh hưởng khá nhiều ngôn ngữ đối thoại trong sân khấu giữa các nhân vật, tiết tấu đối đáp khá nhanh, đưa đẩy rất khéo, tôn nhau lên làm nổi bật nhau. Không chỉ thế, chúng ta còn dễ dàng nhận ra một luồng ngôn ngữ đậm một màu sắc triết lý rút ra từ những điều thường nhật của cuộc sống, không kém phần sắc sảo, khôn khéo, của một người hoạt ngôn với lượng từ khá phong phú, đã được gọt giũa khá cẩn thận. Ví dụ từ việc sự hy sinh của phụ nữ trong xã hội, trong khi phụ nữ đáng được sự công bằng cho bản thân chứ không chỉ là hy sinh hết mình cho người khác. Cô gái trong “Phỏng vấn một cô gái” đã rút ra chân lý thấm thía: Cô gái: Tôi nghĩ người đàn ông hay phụ nữ thì cũng chỉ có một cuộc đời thôi. Và không ai có quyền xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng sự hy sinh của cuộc đời người khác. Hay như khi “Phỏng vấn một người bán kính đeo mắt”, ông chủ bán kính đã rút ra chân lý tới mọi người rằng về cách nhìn cuộc sống rằng: Ông chủ: Tôi kêu gọi mọi người, trước khi nhìn đi đâu, cũng bỏ ra năm phút mà nhìn cặp kính của mình và tự hỏi: Ta cần nó hay nó cần ta? Ta cận thị trong nhãn cầu hay cận thị trong trí não? Ta không nhìn thấy hay thấy mà không dám nhìn. Một yếu tố trong ngôn ngữ của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan là cách thức đặt những câu hỏi – ngôn ngữ nghi vấn. Những câu hỏi của “phóng viên” trong tác phẩm thường không dài dòng mà rất ngắn gọn, đi đúng vào trọng tâm vấn đề, dẫn dắt nhân vật đi đúng đến cái điểm cần đề cập để mà phát biểu những suy nghĩ về một vấn đề và truy ra nguyên nhân của sự việc. Những câu hỏi khá ngắn gọn, và rất tự nhiên không hề gượng ép luôn bắt đúng mạch của nhân vật còn lại để truy vấn ra cốt lõi của sự việc. Những thắc mắc đều được hỏi rành mạch, rất đúng và rất trúng: Phóng viên: Thưa anh, một cảnh sát điều tra hình sự khi không có án thì làm gì? Cảnh sát: Các điều tra viên đích thực chả lúc nào nhàn rỗi. Khi không có án, họ sẽ xem xét và sắp xếp các vụ án trong... hồ sơ lưu. Phóng viên: Hồ sơ lưu? Cảnh sát: Đúng. Phóng viên: Những hồ sơ ấy xếp ở đâu? Cảnh sát: Trong kho tư liệu. Bất cứ một cơ quan điều tra chuyên nghiệp nào cũng cần có, và phải có một kho tư liệu như thế. Nó chứa đựng tất cả những giấy tờ, những tang vật và những ghi chép cụ thể của từng vụ án trong quá khứ. Phóng viên: Để làm gì? Thưa anh? Cảnh sát: Để… điều tra tiếp tục. Vì bất cứ sở cảnh sát nào cũng có những vụ án còn chưa được khám phá, và những điều tra viên cứ suy nghĩ, xem xét chúng cho tới… hết đời. Phóng viên: Việc xem xét mãi mãi như vậy có kết quả không? Cảnh sát: Kết quả vô cùng. Kết quả đôi lúc không thể ngờ được. Một vụ án chưa khám phá, đối với người cảnh sát hình sự, là một nỗi day dứt khôn nguôi. Và người cảnh sát ấy có trách nhiệm luôn luôn tìm lại nó khi có xuất hiện bất kỳ một hướng điều tra nào mới. Bên cạnh lớp ngôn ngữ đầy tính hình tượng, thông minh, chúng ta còn nhận thấy rõ nét tầng lớp ngôn ngữ mang tính chính luận sắc bén thể hiện rõ thái độ, chính kiến trước thực trạng cuộc sống. M. Prisiuk đã từng viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự xúc cảm. (…) Đó là sự tán thưởng và niềm vui sướng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tư và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị” [4, 63] Chính lớp từ ngữ mang tính chính luận biện giải này làm cho những tác phẩm có cái tầm cần ở báo chí và cũng để phân biệt với văn học – mảnh đất mà cảm xúc và những ngôn ngữ đẹp lấn lướt hơn hẳn. Những nhà viết tiểu phẩm báo chí thành công ắt hẳn phải có tố chất quan trọng này. Nó thể hiện ở sự thẳng thắn vạch rõ hiện tượng thực trạng tiêu cực đang xảy ra trong xã hội, và thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối. Ví dụ như về vấn đề tốn kém tiền xây dựng các vở kịch kém chất lượng trong hội diễn sân khấu: Diễn viên: Đúng. Không thể chỉ lắc đầu. Hội diễn sân khấu tốn kém hàng tỷ đồng tiền bạc của nhân dân, phải làm sao cho thực chất, cho người ta sự thực rồi từ đó tìm ra giải pháp. Hội diễn đâu phải bữa cỗ để mọi người kéo đến cùng ăn. Phóng viên: Chính xác. Diễn viên: Thế mà ngay từ đầu, hội diễn đã bộc lộ những tật xấu vĩnh cửu của nó, như quy chế thay đổi lung tung, như danh sách ban giám khảo giấu tới cùng để rồi khi công bố ra vẫn là những khuôn mặt cũ, sau đó là vừa chấm vừa thi như tôi đã nói. Đến mức độ có nhiều người hỏi nhau hay là thế kỷ XXII chưa hề tới trên sân khấu kịch. Phóng viên: Đáng buồn thật. Tác giả thể hiện thái độ thấy “đáng buồn”, và không bằng lòng về hội diễn tốn kém, mỉa mai cái sự lãng phí hàng tỷ đồng tiền bạc của nhân dân: “hội diễn đâu phải bữa cỗ để mọi người kéo đến ăn”. Đó là sự phản ứng rõ rệt, và bức xúc trước số tiền đổ xuống sông xuống bể nhưng lại nhân danh hội diễn. Đồng thời, ngôn ngữ mang tính chính luận còn thể hiện ở việc đưa ra các lý lẽ, nguyên nhân bởi “nói có sách mách có chứng”. Như trường hợp về vụ việc nhân danh giải thưởng, trục lợi doanh nghiệp nhân danh việc xét tặng giải thưởng. Cá: Vâng. Nhân vụ Vedan, nhờ vụ Vedan mà các doanh nghiệp ào ào tố cáo. Họ nói các tổ chức xét tặng giải thưởng đeo bám họ suốt ngày, nửa mời, nửa dọa, nửa thúc giục tham gia. Phóng viên: Tại sao lại thúc giục tham gia? Chẳng hạn như giải thưởng văn học chẳng hạn, nhà văn cứ viết sách, nhà xuất bản cứ in sách rồi Hội nhà văn cứ âm thầm xét tặng, có phải giục ai đâu? Cá: Vì nhà văn nghèo, còn các doanh nghiệp thì hoặc giầu, hoặc bị coi là phải giầu. Cho nên người ta thúc giục. Muốn được giải thưởng thì phải được xét. Nếu được xét thì phải đóng lệ phí. Cụ thể như Vedan phải đóng 15 triệu đồng. Phóng viên: Mười lăm triệu đồng? Phải mua cả chục ký bột ngọt mới xét được à? Cá: Ồ không. Chỉ cần một thìa là đủ xét rồi. Phóng viên: Vậy bắt doanh nghiệp nộp nhiều như thế để làm gì? Cá: Tôi xin nói thẳng ra, theo tôi là để chia nhau. Nếu như có hàng trăm doanh nghiệp đóng lệ phí, cứ mỗi doanh nghiệp vài chục triệu như thế thì sự chia nhau ngon tới mức nào. Cho nên người ta tìm đủ cớ, đủ dịp và đủ tên gọi để nặn ra các giải thưởng, coi như một cú làm ăn, một vụ "áp phe" danh vọng. Có thể thấy, trong ngôn ngữ của mình, Lê Thị Liên Hoan luôn rút ra những triết lý, những nhận định sắc sảo, đầy tính châm biếm chỉ mặt rõ tên cái căn nguyên đồng thời thể hiện cái nhìn sắc sảo đầy lõi đời của một tay cực kỳ hoạt ngôn, đầy tính hình tượng: rất thực tế, rất hóm hỉnh. Nhà báo luôn chuẩn bị sẵn sàng những lý lẽ dẫn chứng thuyết phục của mình, rất cặn kẽ, chi tiết khiến cho người đọc vừa ngỡ ngàng vừa gật gù bởi cái chí lý, chí tình trong đó, cái gốc của sự việc mà có lúc ta đã bỏ quên. Nhìn chung, ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan tỏa ra một thứ ánh sáng thông minh, và thú vị ở những tiểu tiết trong cách định nghĩa cuộc đời, rút ra những nhận định đầy hình tượng, kết hợp với một thái độ của một người làm báo có thái độ khen chê, rõ ràng và có những luận giải đầy lôgic, và xác thực được đặt bên cạnh ngôn ngữ đầy hài hước, hóm hỉnh sâu cay. Tất cả đã tạo nên một Lê Thị Liên Hoan đầy ngẫu hứng, ngạo nghễ và ấn tượng khi sử dụng ngôn ngữ của mình, một lớp ngôn ngữ được tích góp từ trong cuộc sống hằng ngày, từ kinh nghiệm làm đạo diễn, và hoạt động trong làng báo. Qua đó, chúng ta đã có thể thấy rõ chệch chuẩn ngôn ngữ trong Lê Thị Liên Hoan. Đó là những chệch chuẩn ngôn ngữ tạo ra những bất ngờ thú vị trong cách tạo hình ảnh, xây dựng những nét riêng biệt, trong các định nghĩa hiện tượng sự vật đầy thông minh. Từ những cái có vẻ đã cũ nhưng Lê Thị Liên Hoan lại làm mới, lại mô tả nó lên bằng những cách diễn giải đầy sức hấp dẫn và cuốn hút với những so sánh, liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị: Kiên quyết không cho cọp có tính “đại chúng” và phổ thông (khi nói về việc duy trì sự hiếm hoi của những con cọp để làm cho đắt giá); Tôi chả "Bồ Câu" được như họ. Khéo tôi là Quạ không chừng! (khi nói về tính hiền lành của các bậc phụ huynh trước việc các trường đại học kém chất lương); Tự hào một chiều (khi nói về việc người phụ nữ hy sinh, tự hào về chồng con), Trong khi vàng trên thế giới lên giá thì họ đã tìm ra giải pháp làm cho vàng trên sân khấu mất giá trị đi một cách nặng nề ( khi nói về huy chương vàng trong hội diễn sân khấu),v.v...Đó là một giọng điệu ngôn ngữ rất “đời”, rất thông minh và thú vị. Bên cạnh đó như đã nói ở trên, đó là cách Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo chêm vào phong thái ăn nói hằng ngày làm cho ngôn ngữ tác phẩm trở nên dễ chịu, sử dụng tần số cao các thán từ, cụm từ đưa đẩy (mặc dù đôi khi đưa đẩy quá cao quá lạm dụng khiến ngôn ngữ trở nên sa đà, lỏng lẻo). Không chỉ thế, người đọc còn có thể dễ dàng nhận ra một giọng điệu của ngôn ngữ đối thoại đầy sắc bén, và rất đanh đá chua ngoa, đã đề cập đến vấn đề nào là nhất quyết bảo vệ vấn đề, nhất quyết phải giễu cợt mỉa mai với cách nói rất tưng tửng và hài hước, đậm chất Lê Thị Liên Hoan: Như cảm xúc của diễn viên khi nói về hội diễn sân khấu toàn quốc: Tôi đang kinh ngạc – đây không phải kinh ngạc bình thường là là kinh ngạc pha tuyệt vọng, khi nói về quy mô Đại lễ Thăng Long thì là Chả những to mà còn hoành tráng, chả những hoàng tráng mà còn sâu sắc, chả những sâu sắc mà còn cụ thể (cụ thể nhưng lại thiếu đi một vị tổng đạo diễn chỉ huy cho đại lễ của dân tộc). Có thể thấy, Lê Thị Liên Hoan đã tạo ra cho mình chệch chuẩn ngôn ngữ rất rõ nét và ấn tượng. Tuy nhiên còn có một số điểm chưa hay trong ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan trong việc đi quá đà sử dụng tần số những cụm từ, thán từ chêm vào. Cũng không thể bỏ qua những ngôn ngữ đôi khi được tung hứng được bóng bẩy, muốn thể hiện sự ấn tượng bất ngờ nhưng hiệu quả lại gây sự khó chịu và khó hiểu cho người đọc khi tác giả mải mê phô diễn cái thông minh, cái nhìn hay ho của mình, mải triết lý và nhận định quá nhiều mà quên đi việc mô tả bản chất của vấn đề. Nếu trong những tiểu phẩm đơn thuần chỉ để mua vui, tấu hài thì điều này sẽ tạo ấn tượng, nhưng tiểu phẩm báo chí rất cần một sự chỉn chu nhất định và cố định, mải mê chạy theo những ngôn từ quá nghệ thuật, quá kịch sẽ chỉ tạo ra những vỏ ngôn ngữ đẹp nhưng bên trong lại ít giá trị sẽ làm ảnh hưởng không ít đến cục diện của toàn thể tác phẩm. Qua ngôn ngữ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, có thể thấy một cái tôi tác giả thể hiện bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ khẳng định tinh thần “nói đến nơi làm đến chốn” và dũng cảm chỉ ra cái đúng, cái sai, kết luận vấn đề một cách xác đáng, thuyết phục bằng một cách tư duy rất thông minh, nhanh nhạy và có sức hút. Dù là nhân vật gì và thể hiện tính cách như nào, dù tác giả có hóa thân vào giọng điệu riêng của từng nhân vật thì vẫn hiện lên cái tôi của tác giả. Đó là một cái tôi cá tính, đanh đá, một cái tôi thông thạo và có một cái nhìn đầy sắc bén về vấn đề, thích lật đi lật lại vấn đề, truy gắt gao, truy đến tận cùng vấn đề, chỉ thẳng nguyên nhân mà không nề hà bằng một cách rất giễu cợt. Đặc biệt hương vị chanh chua đanh đá rất đúng bản sắc của một Lê Hoàng ngoài đời không thể lẫn vào đâu được thể hiện ở sở thích rất thích chen ngang, thích cắt lời và thích vặn vẹo từng câu chữ. Đặc biệt cái tôi ấy mang trong mình phẩm chất đầy khiêu khích, đôi khi mang tính đốp chát, không sợ trời, không sợ đất chỉ sợ không được nói ra điều mình nói. Cái tôi của tác giả cứng cỏi, có lúc bướng bỉnh hiên ngang, tuyên chiến với cái xấu, cái tiêu cực, có lúc lại mềm mại nhẹ nhàng nhưng thâm thúy có khả năng tác động đến người đọc. Tác giả thể hiện rõ thái độ khen chê của mình chứ không giấu biệt cái tôi của mình đi như trong thể loại tin, tường thuật. Những vấn đề mà tác giả đề cập là những việc đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, xác thực, không hề hoa mỹ mà nó ở ngay đấy, ngay cạnh những hoạt động đời thường của xã hội, của con người. Đồng thời ta cũng thấy một cái tôi luôn gây bất ngờ, luôn đưa ra những tuyên bố gây bất ngờ như “Lời cảm ơn chân thành tới Vedan” (trong khi Vedan là thủ phạm gây ô nhiễm sông Thị Vải(???)), thực chất đã tác giả chuẩn bị sẵn một lô lốc những lý lẽ đầy thuyết phục về vụ việc ô nhiễm của một giải thưởng, nhằm moi móc tiền của các doanh nghiệp gây những lãng phí không cần thiết. Đọc những đoạn đối thoại của hai nhân vật, ta nhìn thấy một nụ cười nhếch mép đậm chất Lê Thị Liên Hoan, một cái cười khẩy cực kỳ đáng ghét đầy mỉa mai nhưng không thể cãi lại được vì những kiến giải rất đúng, rất xác thực. Cái tôi ấy rất thích tuyên bố gây sốc (giống với con người ngoài đời, và con người một đạo diễn Lê Hoàng) rất thích “châm bị thóc, chọc bị gạo” những vấn đề cuộc sống và đặc biệt có một đặc điểm dễ nhận thấy là ở bất cứ vấn đề nào đều chỉ ra cái nguyên nhân của nó, “băm bổ” vào cái nguồn cơn xấu xa, yếu kém dẫn đến những ung nhọt xã hội. Lý luận của Lê Thị Liên Hoan không phải là đưa ra để đấy mà Lê Thị Liên Hoan luôn muốn đi đến tận cùng sâu đến gốc rễ, không kiêng dè ai, mà chỉ có một mục đích là tạo ra phản biện xã hội, nói hộ tiếng nói của công chúng, để giải tỏa những bức xúc những việc bất bình của xã hội. từ đó tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực nhằm cải thiện xã hội. Cuối cùng, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta sẽ nhận thấy có một cái tôi thích đưa đẩy dông dài, có đôi khi mải phô diễn những cái tài triết lý của mình, mải với những tiểu tiết đầy hình tượng, đầy hài hước mà quên đi việc chú tâm vào tính công kích vạch trần sự việc. 3.2 Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm Với cách dùng hình thức hỏi đáp của thể loại phỏng vấn kết hợp với những đặc điểm về thể loại tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan đã tạo dựng được những thành công khi kết hợp những ưu việt của hai thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm. Ta có thể thấy rõ nét sự giao thoa biến thể của thể loại báo chí qua hình thức hỏi đáp, cách đặt tít hay dung lượng tác phẩm mang đặc điểm thể loại phỏng vấn. Lê Thị Liên Hoan đã khai thác triệt để các tính chất ưu việt của thể loại phỏng vấn và tiểu phầm. Đó là hình thức hỏi đáp của phỏng vấn và các yếu tố ngôn ngữ đả kích châm biếm của thể loại tiểu phẩm. Hình thức hỏi đáp được thực hiện hướng đến các đối tượng trong cuộc hoặc am hiểu về sự kiện, hình thức này tạo được sự khách quan và thu hút được sự quan tâm của công chúng, đáp ứng tính tò mò của họ. Đồng thời nghệ thuật đặt câu hỏi nghi vấn, truy tìm bản chất sự kiện làm tăng tính biện giải, lý lẽ cho tác phẩm, giúp nhà báo có thể xoay chuyển, khai thác theo nhiều hướng hay nhiều khía cạnh nhằm làm nổi bật lên vấn đề được đề cập thông qua những câu trả lời của nhân vật. Cách thức khai thác thông tin mang tính chất tay đôi – hỏi và đáp này tạo nên được một không khí sinh động và trực quan, nghiêm túc. Cùng với đó, Lê Thị Liên Hoan sử dụng lớp ngôn ngữ đậm chất hài hước với các yếu tố thông tin, lý lẽ lập luận cùng với tính giàu hình tượng và các thủ pháp nghệ thuật cùng phương pháp dẫn chuyện khéo léo vốn là thế mạnh của thể loại tiểu phẩm. Sự giao thoa này đã tạo nên những nét rất riêng biệt và một giọng điệu khó có thể hòa tan trộn lẫn của Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời, sự giao thoa thể loại này không làm mờ đi tính chất đặc trưng của thể loại. Ở tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, tuy có sự giao thoa, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy đặc điểm của thể loại tiểu phẩm nổi trội hơn cả. Đó là sự tài hoa trong cách thức điều khiển ngôn ngữ giàu hình tượng, thông minh, cũng những thủ pháp nghệ thuật khéo léo và đầy lôi cuốn, dí dóm và đầy bất ngờ trong phương pháp dẫn chuyện, thể hiện một cái tôi rất riêng biệt có một không hai. Và chỉ cần đọc qua, công chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra giọng điệu của tác giả bởi phong vị đặc biệt và thói quen chữ nghĩa chỉ có thể có ở tác giả mà thôi. Tuy nhiên, “nhân bất thập toàn”, không một nhà báo có thể xuất sắc trên mọi tác phẩm trong cuộc đời cầm bút của mình. Một người uyên bác đến mấy thì nói một nghìn lời cũng phải “vụng” dăm ba ý. Chúng ta sẽ bắt gặp một số hạt sạn nhất định trong cách thức tổ chức tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đó là cách miêu tả đôi khi mang đậm tính chất gây cười quá nhiều, sự dụng hơi quá tay các thủ pháp nghệ thuật, những ngôn ngữ giàu chất hình tượng, khiến cho cán cân giá trị của tác phẩm nghiêng về nghệ thuật hơn là vấn đề thông tin. Nó làm cho những tác phẩm đó trở nên có phần vượt quá tầm hiểu biết của công chúng, hoặc có thể khiến công chúng chỉ chú trọng vào những tình tiết gây cười, thư giãn chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, không để lại những giá trị thông tin sâu sắc trong lòng công chúng. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, lối đi riêng trong cách xây dựng tổ chức tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan về cách sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ và các yếu tố của thể loại tiểu phẩm đã thành công. Những ưu thế nổi vật của hình thức phỏng vấn phiếm chủ trong cách thức đặt câu hỏi, đối thoại của nhân vật cộng hưởng với những đặc điểm của thể loại tiểu phẩm trong ngôn ngữ châm biếm gây hài, phương pháp dẫn chuyện được kết hợp rất tinh tế, không hề gượng gạo mà rất tự nhiên, hình thành nên phong cách của Lê Thị Liên Hoan. 3.3 Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan 3.3.1 Vài nét về nhà báo Lê Thị Liên Hoan Nhà báo Lê Thị Liên Hoan có tên thật là Lê Hoàng, là một trong số đạo diễn điện ảnh khá có tên tuổi ở Việt Nam hiện nay. Cũng như một số đạo diễn Việt Nam có tên tuổi khác, đạo diễn Lê Hoàng không xuất thân ngay từ đầu ở trường điện ảnh. Ông học Đại Học Xây Dựng Hà Nội rồi chuyển sang trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội, tốt nghiệp khoa Quay phim, cùng khoá với nhà quay phim Đinh Anh Dũng (Theo Wikipedia). Năm 1982, ông vào thành phố Hồ Chí Minh, về công tác tại hãng phim Giải Phóng. Lê Hoàng bắt đầu bằng nghề viết kịch bản, mà nổi bật nhất trong số đó là kịch bản phim “Vị đắng tình yêu”, bộ phim sau đó đoạt khá nhiều giải thưởng tại LHP Việt Nam 1993: Giải Bông Sen Vàng phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Đây được xem là một trong những bộ phim cột mốc của điện ảnh Việt Nam khi đạt doanh thu 500 triệu đồng (tại thời điểm năm 1990, và có thể so sánh với doanh thu chưa đầy 300 triệu của phim “Ký ức Điện Biên” sản xuất năm 2003) cùng hàng loạt giải thưởng điện ảnh. Năm 1991, đạo diễn Lê Hoàng tiếp tục chắp bút viết kịch bản phim “Vị đắng tình yêu 2” và kiêm luôn vai trò đạo diễn. Mặc dù đây là một phim video, nhưng doanh thu của bộ phim khá cao. Đây là một trong những phim mở đầu trào lưu phim mì ăn liền và nhận được khá nhiều lời khen ngợi lẫn chê bai của công chúng và các nhà làm nghệ thuật, tuy nhiên nó cũng làm tên tuổi Lê Hoàng trở nên nổi hơn. Nếu xem lại các bộ phim của đạo diễn Lê Hoàng trước khi “Gái Nhảy” ra đời, sẽ thấy rằng ông là một trong những đạo diễn xử lý kịch bản xuất sắc. Câu chuyện về một nhạc sĩ bị trăn trở dằn vặt giữa nghệ thuật và thương mại trong “Lương tâm bé bỏng”, câu chuyện về một cô gái quyết trả thù cho bà, yêu một anh bộ đội và cuối cùng nhận ra người yêu cũng chính là kẻ thù trong “Lưỡi dao”, hành trình đi tìm hài cốt đồng đội của những người cựu chiến binh và có cả một cựu lính cộng hoà giúp sức trên chặng đường dài Bắc Nam trong “Ai xuôi vạn lý”, hay chuyện đi tìm một chỗ động phòng của đôi bạn trẻ trong một đêm giữa Hà Nội bom đạn trước khi chàng trai phải lên đường chiến đấu vào sáng hôm sau trong “Chiếc chìa khoá vàng” là những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu của đạo diễn Lê Hoàng. Trong các bộ phim của mình, đạo diễn Lê Hoàng luôn tìm ra những gương mặt mới, hoặc khám phá những cá tính mới của các gương mặt cũ như Thiệu Ánh Dương trong “Lưỡi Dao”, Công Ninh, Mộc Miên trong “Ai Xuôi Vạn Lý”. Chính những tác phẩm này tạo nên uy tín và tên tuổi của đạo diễn Lê Hoàng. Ông đã từng là phó tổng thư ký Hội Điện Ảnh Việt Nam. Năm 2001, đạo diễn Lê Hoàng nhận kịch bản “Trường hợp của Hạnh” của biên kịch Nguỵ Ngữ. Ban đầu, ông dự định làm bộ phim theo phong cách bán-tài-liệu, sau đó chuyển sang hướng làm phim về xã hội đen, và cuối cùng, sự thay đổi bất ngờ biến một kịch bản đậm chất phóng sự ban đầu trở thành một phim hấp dẫn với tựa phim "giật gân": “Gái nhảy” đã đem đến thành công bất ngờ. Bộ phim đạt doanh thu 13 tỷ, một con số doanh thu khổng lồ chưa từng có từ trước đến nay trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Sau “Gái nhảy”, đạo diễn Lê Hoàng mạnh tay hơn với “Lọ lem hè phố”. Bộ phim tiếp tục gặt hái thành công nhờ phần nhiều ảnh hưởng từ bộ phim trước đó. Tuy vậy, cũng từ bộ phim này, một làn sóng dư luận phản đối Lê Hoàng, của cả công chúng lẫn người trong nghề. Có thể thấy, Lê Hoàng là một đạo diễn rất thông minh trong việc tạo tình huống kịch bản cũng như cách dẫn dắt người xem vào hành trinh phim. Lê Hoàng là một đạo diễn có tên tuổi và được chú ý không chỉ bởi những tác phẩm điện ảnh mà còn là bởi cá tính của mình, với những phát ngôn gây sốc và bản tính được miêu tả là “đanh đá, chua ngoa, cay nghiệt”. Ông tuyên ngôn làm phim truyền hình “Những thiên thần áo trắng” vì ông cho rằng thấy phim truyền hình dở quá. Nhiều người nhận xét Lê Hoàng ngoài đời, ăn nói ngang ngạnh. Nhưng bù lại, từ nhiều năm nay trong giới báo chí, ông luôn là cây bút châm biếm sắc sảo, đầy gai. Và, ngay cả khi cầm bút viết báo, ông "bị" đánh giá là một nhà báo có cái giọng ngoa ngoắt và cũng chính Lê Thị Liên Hoan cũng khẳng định về cái năng khiêu đặc biệt và ấn tượng này “Tôi nghĩ không phải là hơi ngoa ngoắt đâu mà rất ngoa ngoắt là đằng khác.(…). Giọng văn của con người ta là cái không học được. Nó cũng như năng khiếu đặc biệt, có hay không có thôi chứ chả thể nào rèn luyện mà có được”. [3] Thực chất cội nguồn bản chất của cái giọng điệu đanh đá chua cay ấy là bởi “Lê Hoàng là một trí thức “sống nghiêm túc và làm việc nghiêm túc. Đã làm việc thì phải góp ý và xây dựng” [2]. Với bút danh lấy từ tên vợ, Lê Thị Liên Hoan, đạo diễn Lê Hoàng tiếp tục tung hoành trên mặt trận báo chí. Ông có một sức viết khá mạnh: bút danh Lê Thị Liên Hoan “nhẵn mặt” trên ít nhất 5 tờ báo lớn: An ninh thế giới, Tuổi Trẻ cười, Thanh niên, Thể Thao Văn hóa, Phụ nữ Hồ Chí Minh. Một minh chứng nữa khẳng định về sức viết của ông chính là việc ra liền tù tì ba cuốn sách tập hợp những tiểu phẩm hài: “Phỏng vấn một anh hề”, “Thư của trứng gà gửi chứng khoán”, “Thư của bà vợ gửi bồ nhí”. Đó là kẻ làm báo "tay trái" nhưng lại là kẻ chạy sô "siêu chuyên nghiệp". Kẻ có cái giọng và vẻ người nom rõ "ái" nhưng cầm bút, lại nam tính vô cùng. Kẻ có cái bút danh rõ vui: "Lê Thị Liên Hoan" nhưng lại làm khối "vị" phải tức anh ách không dám lên tiếng bởi nói toàn những điều đúng cả [14]. Nhưng ở kẻ làm báo “tay trái” ấy, lại có Lê Thị Liên Hoan có một cái nhìn đầy trách nhiệm với nghề làm báo. Ông cực ghét những nhà báo không có trách nhiệm, không đúng hẹn. Như trong một bộ phim của mình, ông đã cho nhân vật tổng biên tập chỉ trích cô nhà báo: “Tôi đã chán ngấy những người như cô. Cái gì cũng chung chung, cái gì cũng sơ sài, hậu quả là những bài báo chẳng ma nào thèm đọc”. Hơn thế nữa việc “bí đề tài” của nhà báo luôn là điều khiến Lê Thị Liên Hoan thấy kinh ngạc, đề tài của Lê Thị Liên Hoan cực kỳ dồi dào và phong phú (chính vì thế mới có thể xuất hiện với tần số dày đặc trở thành gương mặt quen thuộc ở nhiều tờ báo đến vậy). Một nhà báo cần cái nhìn sắc bén ra, bới móc ra những cái xấu cái cần nói mà thiên hạ không biết vì viết báo là viết cái mới, cái đang bức xúc của xã hội, thì bằng con mắt tinh đời và cả tinh quái, Lê Thị Liên Hoan có thể phát hiện ra hàng loạt đề tài đầy lý thú của cuộc sống và cái giọng: cái giọng rất đặc trưng và đặc biệt, đanh đá, chua ngoa, lắm chuyện. Và với Lê Thị Liên Hoan, một bài mà không có phản biện xã hội thì chán vô cùng. Với thể loại sở trường – hình thức phỏng vấn phiếm chủ kết hợp với thể loại tiểu phẩm báo chí, Lê Thị Liên Hoan đã tạo dựng lên một thương hiệu rất “ăn khách” và nhận được sự quan tâm của công chúng cũng như của nhiều nhà báo khác. Bức xúc trước sự ù lì, cái nhìn sắc sảo, ngôn từ sắc lẹm nhưng cũng khá hài hước của mình, Lê Thị Liên Hoan là một nhà báo có trách nhiệm của một người cầm bút. Ông cho rằng cái thiếu của nhà báo hiện nay là tài năng, phẩm chất cần của nhà báo là không hèn. Bí quyết của những bài viết hấp dẫn và khiến người đọc thích thú là đưa ra những nhận định mới, đôi khi ngay ở những đề tài đã cũ. Nhìn chung, hai chân dung vừa có những nét riêng, vừa có những sự tương trợ cho nhau. Hai nghề đều cần một khả năng ngôn từ thật linh hoạt, cách xử lý tình huống thông minh. Không chỉ thế, chúng ở Lê Hoàng hay Lê Thị Liên Hoan đều hiện lên một cá tính một chân dung con người: rất hoạt ngôn, thông minh, đanh đá, chua ngoa, và có thể nói là thích gây sốc, tạo nên được ấn tượng trong lòng công chúng. Tuy nhiên, với tư cách nhà báo, ông có những quy tắc và một trách nhiệm làm báo đúng đắn cũng như một phong thái làm việc nghiêm túc: đúng hẹn và đặc biệt ghét những nhà báo làm việc không chuyên nghiệp, thích “ăn thiu ngủ nướng”. Điều này cho thấy, một nhà báo Lê Thị Liên Hoan rất có trách nhiệm làm báo, có tác phong của một người làm báo, một người có khả năng vô tận về đề tài trong cuộc sống, một cá tính ấn tượng trong làng báo nói chung và trong thể loại tiểu phẩm nói riêng. Và có thể thấy rằng, những kinh nghiệm sống, vốn làm nghệ thuật cũng như con người của một đạo diễn Lê Hoàng có ảnh hưởng khá sâu sắc tới công việc làm báo của ông. Tất nhiên, mỗi nghề nghiệp đều có một đặc thù nghiệp vụ riêng, nhưng cả hai lĩnh vực này đều cần một cách nhìn linh hoạt quan sát cuộc sống và có một lượng từ ngữ phong phú, đa dạng. Đặc biệt, dù ở chân dung một nhà báo hay một đạo diễn thì Lê Hoàng không bao giờ từ bỏ một cá tính rất riêng của mình, một cá tính đanh đá, chua ngoa trong một cách nhìn đời rất thông minh, tinh quái. 3.3.2 Những đặc trưng riêng trong phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan Lê Thị Liên Hoan đã thành công khi xây dựng nên một thương hiệu riêng, một phong cách viết báo có cá tính và nổi trội trong số rất nhiều cây bút viết tiểu phẩm nói riêng, và những người cầm bút viết báo nói chung. Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã tạo cho mình một lối thể hiện rất riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ ai khác trong cách lựa chọn đề tài cũng như “công nghệ” tổ chức tác phẩm của mình. Trước hết là về đặc trưng trong nội dung thể hiện của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Người làm báo cần phải có một nhãn quan thật tinh tường, nhìn xa trông rộng, nhìn xoáy sâu vào đời sống để mà tìm được cái sự thật đang bị bỏ rơi bên trong. Để có năng lực này thì người cầm bút phải được tôi luyện trong trường đời, là người có vốn sống dồi dào, một cảm quan thật nhạy bén. Lê Thị Liên Hoan có một bút lực khá dồi dào và đặc biệt cây bút này có khả năng linh hoạt, khám phá ra những góc nhìn độc đáo và có giá trị ở nhiều mảng đề tài.Với một nhân sinh quan sâu sắc, và đầy thông minh. Cùng trước một hiện tượng nhà báo nhìn ra những điều mà nhiều người đã vô tình đi lướt qua, bước lơ đãng nào ngờ đang để mất một đề tài hay. Lê Thị Liên Hoan đã nhìn ra những điều mà người khác không có khả năng nhìn ra hoặc đào sâu vào những góc cạnh, những tầng vỉa mà trước đó chưa ai chạm tới. Cách tiếp cận những đề tài đã cũ, tưởng như “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng lại khám phá và nhìn nhận dưới góc nhìn mới của Lê Thị Liên Hoan tạo ra cho độc giả một sự lý thú và không khỏi khâm phục. Đồng thời, cũng phải nhận thấy cách xử lý và thể hiện vấn đề rất khéo léo và thông minh. Như vậy, về cách chọn đề tài và chủ đề, chúng ta có thể thấy rằng Lê Thị Liên Hoan không đi vào cụ thể từng vụ việc, mổ xẻ mà nhà báo truy ra cái nguyên nhân, từ con người (tất cả đều xuất phát từ con người), đó là ý thức của những người làm trong những cơ quan đầu não, trong vị trí có ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân. Lê Thị Liên Hoan rất nhẹ nhàng (nhẹ nhàng một cách tinh quái), chỉ ra những điều mà đôi khi những nhà cầm cân nảy mực lãng quên (có thể là cố tình lãng quên), hoặc chưa nhìn ra (hay là không muốn nhìn ra). Lê Thị Liên Hoan đã có những bài khá ấn tượng đi vào chỉ ra những tiêu cực của xã hội khá gay gắt và thẳng thắn (tất nhiên vẫn giữ giọng điệu chua ngoa đanh đá), góp phần vào việc vạch trần những góc khuất, những mảng đen của xã hội của những lĩnh vực trong cuộc sống. Bên cạnh việc thể hiện khéo léo đầy sắc bén những nội dung của mình, mỗi nhà báo cũng cần phải có cái “duyên” trong việc chọn đề tài. Lê Thị Liên Hoan quả là có cái “duyên” trong việc phát hiện những đề tài mà đồng nghiệp và mọi người xung quanh không để ý hoặc chưa phát hiện ra, để rồi khi đọc thì phải thốt lên “sao mình lại không để ý đến vấn đề này nhỉ” trong khi vấn đề ấy đang hiển hiện sừng sững giữa ban ngày. Thậm chí có những vấn đề đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của nhiều người. Ví dụ như sự hy sinh của phụ nữ. Dường như hàng vạn thế kỷ nay, hoặc có lẽ từ lâu lắm rồi, có một mệnh đề mà ai cũng thấy bình thường là: làm phụ nữ thì nhất định phải hy sinh, và sự hy sinh ấy vẫn ngày ngày được biểu dương trên báo chí. Nhưng Lê Thị Liên Hoan nhận ra một điều hoàn toàn khác đó là quan niệm về sự hy sinh của phụ nữ là sự bất công bằng trong khi ai cũng có một cuộc đời, vì sao phụ nữ không đáng được hưởng những điều kiện giống như đàn ông? Đó là cách nhìn đầy nhân ái, công bằng và hiểu rõ trân trọng phụ nữ. Hay như về vấn đề Đại lễ 1000 năm Thăng Long, khắp nơi mọi người náo nức chuẩn bị với những chương trình ca nhac, văn nghệ, sân khấu, phim truyền hình, Lê Thị Liên Hoan lại có cách nhìn tinh tường trong việc chỉ ra về việc thiếu đi một vị trí chủ chốt, cầm cân nảy mực cho một đại lễ có quy mô lớn như thế. Cùng với đó, chúng ta cũng thấy hiện lên một con người rất cá tính, thông minh tài tình trong việc chỉ huy những đội quân ngôn ngữ sắc bén của mình để thể hiện ý tưởng khi tổ chức tác phẩm của mình. Nét riêng hơn cả là một giọng điệu đặc biệt: đanh đá chanh chua, rất ghê gớm, không e dè bất kỳ một ai và ẩn sâu cái vẻ tưng tửng là sự triết lý sâu sắc, thâm trầm đầy chất nhân ái cần có của một người cầm bút. Lê Thị Liên Hoan khá giàu có trong vốn ngôn ngữ của mình và đặc biệt rất nhuần nhuyễn khi sử dụng chúng tạo nên một lối chệch chuẩn ấn tượng. Đó là thứ ngôn ngữ rất triết lý, thông minh nhưng không hề khô cứng, khó hấp thụ, bởi nó được hòa quyện bới tính chất giàu hình tượng, không hề lên gân mà rất đời thường, với cách đưa đẩy rất có duyên của ngôn ngữ đối thoại. Tính triết lý, biện giải khá sâu sắc và gây bất ngờ thú vị, cách nhìn sự vật cũng như cách mô tả khá sắc bén và thâm thúy. Có thể thấy, Lê Thị Liên Hoan khá hoạt ngôn, cách dùng ngôn ngữ thông minh và tạo ra nhiều điều thú vị. Cái nhìn sắc sảo, ngôn từ sắc lẹm nhưng cũng hài hước, ngòi bút sâu cay chuyên phê phán người khác. Đó là một giọng điệu có cái tâm thế rất thích tranh luận, thích cắt ngang, nhưng đã nói thì luôn đưa ra những lý lẽ rất có lý và hài hước. Ưu điểm của Lê Thị Liên Hoan là sự thông minh, tài tung tẩy với chữ nghĩa rất đặc sắc, rất đáng chú ý và ấn tượng. Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự trợ giúp việc dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ - lối đi riêng của Lê Thị Liên Hoan trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm. Với cách thức độc đáo này, Lê Thị Liên Hoan đã tận dụng và khai thác triệt để nhằm thể hiện được năng khiếu nghề nghiệp của mình (khả năng xử lý kịch bản, sáng tạo nhân vật xuất sắc). Hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã giúp Lê Thị Liên Hoan tung hoành ngang dọc với việc tạo ra nhiều tuyến nhân vật, nhiều cuộc hỏi đáp đa dạng, nhiều màu sắc và có điều kiện thể hiện ngôn ngữ phong phú, dồi dào và hình tượng của mình. Dùng hình thức phiếm chủ thì những tưởng sẽ không ai ngán vì “cả làng Vũ Đại, chắc nó trừ mình ra”. Nhưng thực chất nó có sức công phá to lớn bởi không chỉ đích danh ai nhưng lại bóc trần bản chất nguyên nhân của sự việc khiến cho những kẻ liên đới, những kẻ đã làm việc xấu phải ngậm đắng nuốt cay bởi há miệng mắc quai. Bởi Lê Thị Liên Hoan thích truy đến cùng cái nguyên nhân của những cái xấu, cái đỏng đảnh của cuộc sống xã hội, bóc đi cái vỏ ngoài đẹp đẽ để cái xấu lộ nguyên hình và bằng vũ khí là ngôn từ chỉ ra ngọn ngành của nguyên nhân gốc rễ, để công chúng cùng suy ngẫm. Ngôn từ ở đây chính là ngôn ngữ hỏi đáp, có khả năng truy vấn đến tận gốc, cũng như nhà báo có thể dễ dàng lật lại vấn đề để phản biện, để thỏa mãn tính tò mò. Lê Thị Liên Hoan đã thành công trên lối đi riêng với hình thức phỏng vấn phiếm chủ của mình. Hình thức ấy là một mảnh ghép đặc biệt và có giá trị quan trọng góp phần làm nên một phong cách, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan. Bởi khi nhắc đến hiện tượng Lê Thị Liên Hoan thì một mệnh đề luôn đi kèm như một chân lý đó là hình thức phỏng vấn phiếm chủ. Một khía cạnh cần được đề cập đến là trong phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta có thể thấy chất hài được thể hiện qua các tác phẩm (chất hài vốn là đặc điểm nổi bật và cái đích cần hướng đến của các nhà viết tiểu phẩm). Trong thể loại tiểu phẩm, tính hài, việc tạo ra tiếng cười đóng vai trò quan trọng, tiếng cười là yêu cầu của cuộc sống đang vươn lên. Vì thế con người đưa đám một hình thức xã hội không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai mà bằng tiếng cười vui vẻ. Tiếng cười được tạo ra từ chất hài hước trong cuộc sống. Những tiếng cười vui vẻ ấy có sức công phá vào những cái xấu, và sẽ nhanh chóng đưa tiễn những hình thức xã hội xấu xí đi vào nấm mồ của dĩ vãng, làm cho xã hội trong sạch hơn. Tiếng cười là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công thức tạo nên những tiểu phẩm hay từ xưa đến nay. Đặc biệt mỗi nhà báo khi viết tiểu phẩm đều phải chớp được khoảnh khắc lột tả chân thực nhất bản chất của vấn đề mà chọn được cách thể hiện dí dỏm, gây cười nhất thì lúc đó nhà báo ấy sẽ có một thế đứng ở thể loại tiểu phẩm. Bởi vì nhà báo đó đã nắm được cái thần, cái cốt lõi của thể loại tiểu phẩm. Lê Thị Liên Hoan tung tẩy với những con chữ qua những đối thoại hết sức thông minh và của nhân vật. Các nhân vật bới móc, vặn vẹo từng câu chữ, đả động đến những phẩm chất tính cách riêng của nhau để mà khơi gợi vấn đề, mà giễu cợt. Chất hài trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tính xã hội sâu sắc, gây cười bằng những vấn đề có thực, những mâu thuẫn nghịch lý trớ trêu trong cuộc sống. Ông đã dùng cái cười tâm lý tác động vào nhân thức người đọc. Đó là cái cười triết lý, cười mỉa, cười gằn, cười gay gắt được thể hiện bằng lối tư duy hài hước thông minh. Các tác phẩm của ông là sản phẩm của một nhà báo và một nhà làm điện ảnh phản ánh xã hội bằng ngòi bút giải trí lành mạnh có tính luận lý chặt chẽ. Bản sắc riêng của Lê Thị Liên Hoan trong việc tạo ra chất hài hước trước hết là giọng điệu châm biếm hài hước sắc sảo.Viết tiểu phẩm muốn hay thì phải sử dụng ngôn ngữ châm biếm hài hước. Mà đã châm biếm hài hước rất dễ dẫn đến chọc ngoáy, khó nghe. Cho nên người viết tiểu phẩm dễ bị va chạm, chỉ sơ hở một tý là bị “tuýt còi”, bị trả thù vặt bằng nhiều cách. Nhưng điều quan trọng chính là cái tâm sáng và cái tài tung hứng của tác giả thì những trở ngại ấy dường như chỉ là chuyện cỏn con. Quan trọng là hoàn thành được sứ mệnh của người cầm bút. Đó là sứ mệnh vừa vinh quang mà vừa nhọc nhằn như Lý Sinh Sự đã từng nói trong “Hãy viết tiểu phẩm đi” [10] rằng sứ mệnh giống như người công nhân công ty môi trường đô thị, chịu hứng bụi để quét rác, chịu mùi hôi để vét cống, thông tắc bể phốt, đôi khi chịu cả tiếng thị phi ở đời, chịu những búa rìu dư luận để quét đi những rác rưởi, những ung nhọt vấy bẩn xã hội. Và họ thực hiện sứ mệnh cao cả đó của mình bằng tiếng cười. Tiếng cười không đơn giản chỉ là để mua vui, để cười xong mà để đấy. Mà cái chất hài trong một tác phẩm báo chí phải là chất hài đầy sâu sắc, đầy thấm thía. Cười vào cái xấu, những cái nghịch lý, mâu thuẫn và đầy trớ trêu, chỉ cho công chúng những điều đầy tính hài hước, lạ kỳ, trái với đạo đời, lẽ thường, đem đến cho công chúng những giây phút sảng khoái, và quan trọng là đem đến những tư tưởng tầng nghĩa bên trong đằng sau tiếng cười đó. Có thể nói, Lê Thị Liên Hoan – nhà báo cũng như Lê Hoàng – đạo diễn là một hiện tượng nổi trội, nhận được khá nhiều sự “chăm sóc” của nhà báo cũng như dư luận. Cũng không thể phủ nhận rằng Lê Thị Liên Hoan là một người hoạt khẩu, và có tài trong việc tung hứng ngôn ngữ một cách rất thông minh. Đọc những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan thực sự rất cuốn hút bởi những định nghĩa ngược, những lý giải sắc bén, những tình tiết thú vị, cái tung tẩy đầy văn hóa, cái nhếch mép đầy khinh khỉnh. Ở cả những tiểu phẩm khác bên cạnh những bài sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ mang tính báo chí, ta còn thấy rõ nét hơn sự thông minh, tấu hài rất đặc sắc của Lê Hoàng. Một đạo diễn xử lý kịch bản khá xuất sắc, người tạo ra những cuộc phỏng vấn đưa đẩy dẫn dắt phải nói là cực khéo và rất duyên dáng. Bên những bài tiểu phẩm na ná giống nhau, mua vui nhàn nhạt đầy rẫy trên mặt báo hằng ngày, đọc được những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tình tiết thú vị, ý nghĩa, những cách tạo hình tượng đầy cá tính quả là một điều ấn tượng và khó quên Tất cả những điều này để nói rằng Lê Thị Liên Hoan cũng như đạo diễn Lê Hoàng là người thông minh khi thể hiện vấn đề, làm sống dậy những cái tưởng chừng như tẻ nhạt, vô nghĩa, biết cách miêu tả, biết cách gây ấn tượng và cuốn hút cũng như cách mà đạo diễn Lê Hoàng đã từng thể hiện ngoài đời. Chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của một đạo diễn tâm huyết với nghệ thuật nước nhà trong sự ưu ái với mảng văn hóa nghệ thuật. Đó là những trăn trở với những hội diễn, vở diễn, kém giá trị làm tổn thất ngân sách nước nhà, hay cái nhìn sắc bén khi khám phá ra một người “nhạc trưởng”, tổng chỉ huy cho Đại lễ 1000 năm Thăng long. Những trăn trở của người làm nghệ thuật – làm nghệ thuật vì nhân dân đã được. Đồng thời qua những tác phẩm báo chí, ta cũng bắt gặp một Lê Hoàng, một nhà xử lý kịch bản xuất sắc qua những cuộc phỏng vấn phiếm chủ rất cuốn hút và duyên dáng với những tình huống đối thoại thông minh, đầy bất ngờ. Ông đã vận dụng và chuyển thể thành công những nguồn lợi từ kinh nghiệm lĩnh vực làm đạo diễn giúp ích cho công việc cầm bút, phản ánh thực trạng xã hội. Đó là một con người với một cá tính, một giọng điệu đanh đá, chua cay nhưng sâu sắc, triết lý với cách dùng ngôn ngữ thông minh và lôi cuốn, giàu hình tượng. Và ở góc độ đạo diễn Lê Hoàng, hay ở đây là với “vai diễn” nhà báo Lê Thị Liên Hoan, thì những cá tính ấy vẫn thể hiện lên rất rõ nét trong mỗi tác phẩm với những cuộc phỏng vấn mang tính chất giả tưởng nhưng có giá trị xã hội thật sự. Sự giao thoa của thể loại, giữa thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm, đã làm nên những yếu tố thành công trong phong cách của Lê Thị Liên Hoan, tạo nên một diện mạo, lối đi mới rất ấn tượng. Tiểu kết chương 3 Trong chương này, qua việc phân tích đi sâu vào các yếu tố trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm về các yếu tố: dung lượng, ngôn ngữ, các phương pháp dẫn chuyện, thủ pháp nghệ thuật, v.v.., khóa luận muốn chỉ ra những nét riêng đặc sắc, những thành công đã làm nên hiện tượng Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời qua đó rút ra những nhận xét về nghệ thuật tổ chức tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan một cách tổng hợp, khái quát nhất. Qua đó, sẽ tổng kết lại những đặc trưng trong phong cách của Lê Thị Liên Hoan. Mục đích là nhằm có một cái nhìn khát quát nhất sau khi đã phân tích những tác phẩm trên hai phương diện hình thức và nội dung. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, nhà báo là người nằm trong dòng chảy thông tin về các lĩnh vực đời sống nên cần phải định hướng thông tin, phải lựa chọn thông tin, xem có đáng mặt thông tin, để thông tin cho thích đáng. Và mỗi nhà báo cần phải tìm ra cho mình những phương thức phản ánh sự thật một cách thu hút và hấp dẫn công chúng. Ở mỗi thể loại báo chí, rất cần ở mỗi nhà báo cách thể hiện sự trung thực toàn diện hiện thực xã hội đi kèm có những nét đặc trưng riêng của mình, nắm chắc đặc điểm thể loại tạo tiền đề và chất liệu hình thành những tác phẩm hay cuốn hút và để lại dấu ấn trong lòng công chúng. Đặc biệt với thể loại báo chí chính luận nghệ thuật – thể loại báo chí với tính trội là thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là điều kiện tốt tạo nên những chệch chuẩn, hình thành các phong cách nhà báo. Hiện nay trong mảnh đất thể loại tiểu phẩm, những chuyên mục tiểu phẩm ngày càng nở rộ trên các báo: báo Sài Gòn giải phóng với mục “Nhìn, nghe và nghĩ” của nhiều tác giả, báo Tuổi trẻ trong mục “Chuyện thường ngày” của Bút Bi, Đài Tiếng nói Việt Nam có mục “Chuyện thật như bịa” hay “Tôi xem, đọc, thấy, nghe” (báo Thể thao & Văn hóa) cũng tồn tại một thời gian rồi “Từ phủ khai phong” của báo Pháp luật Hồ Chí Minh, “Câu chuyện thời sự” thỉnh thoảng xuất hiện ở một số báo và tạp chí,…Trong địa hạt thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, nếu phong sự nổi lên những tên tuổi như Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba, v.v. thì trong thể loại tiểu phẩm, không thể không nhắc đến Lê Thị Liên Hoan (mặc dù phong cách Lê Thị Liên Hoan có sự giao thoa trong thể loại báo chí giữa phỏng vấn và tiểu phẩm nhưng đặc điểm thể loại tiểu phẩm vẫn là đặc tính nổi trội hơn cả). Trong môi trường cạnh tranh ở địa hạt tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan vẫn là một thương hiệu có tiếng với cái tên rải đều có tính ổn định trên nhiều trang báo lớn . Bên cạnh việc quan trọng nhất đối với một nhà báo là có con mắt xanh, một cảm quan lựa chọn thông tin nóng bỏng và phù hợp yêu cầu của xã hội, có thể nhận thấy một điều quan trọng trong danh tiếng của Lý Sinh Sự là cách tung hứng những con chữ với vốn hiểu biết sâu sắc về nhân tình thế thái, cách viết thông minh, đầy cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được đã tạo nên một phong cách riêng và độc đáo. Phong cách không thể trộn lẫn và cách viết đã đạt đến trình độ nhuần nhuyễn của nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã giúp cho thương hiệu nhà báo, đứng vững trong lòng độc giả trong tình hình “nhà nhà viết tiểu phẩm, người người viết tiểu phẩm” hiện nay. Hình thức đối thoại giữa hai nhân vật được sử dụng khá nhiều. Ví dụ như chuyên mục “Trà nóng trà đá” trên báo Tiền Phong, hay chuyên mục “Mõ” của báo Nông Thôn ngày nay cũng là tiểu phẩm với hình thức mạn đàm đối thoại, với ngôn ngữ đời thường, dân dã. Tuy nhiên, dạng bài phỏng vấn phiếm chủ thì chỉ có ở thương hiệu Lê Thị Liên Hoan. Có lẽ bản quyền Lê Thị Liên Hoan - một phong cách với ngôn ngữ sắc bén, thông minh, một tay viết cừ khôi trong việc tung hứng ngôn từ và lối viết dài hơi, đầy ấn tượng thì không ai có thể bắt chước, vi phạm bản quyền được. Đặc biệt là cái giọng đanh đá, chanh chua, cái sở thích truy đến gay gắt đến tận cùng vấn đề một cách rất ngoa ngoắt, rất khó chịu của Lê Thị Liên Hoan thì đúng là “dù có đốt ra tro” vẫn có thể nhận ra được. Bên cạnh đó, cần khẳng định rằng điều làm nên thành công cho chuyên mục là cái tài của tác giả. Nhưng quan trọng hơn cả là “cái tâm kia mới bằng ba cái tài”. Đó là cái tâm của một người làm báo vì đời sống của nhân dân, vì nhân dân mà cầm bút, nói hộ tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải tỏa những bức xúc trong cuộc sống xã hội với nhiều vấn đề hiện nay. Có thể nói rằng, mỗi người cầm bút ở lĩnh vực báo chí – thông tin sự thật rất cần tạo nên một thương hiệu phong cách, bởi đã mang tiếng làm nghề báo thì ắt hẳn cần phải có danh gì ở đời, và tạo một ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thanh Bình (2009), “Lê Hoàng và “vai diễn” Lê Thị Liên Hoan”, báo Văn nghệ Công an, số 107, ra ngày 27/07. Dương Cầm (2010), “Đạo diễn Lê Hoàng: Tôi khác thường một cách bất thường”, báo An ninh thủ đô, số ra ngày 17/2/2010. GS Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí Đặc tính chung và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Huyền Khuê (2007), “Bài phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái: Báo chí dứt khoát từ chối cách viết của văn học”, Tuanvietnamnet.vn, ra ngày 13/11. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Lý Sinh Sự (2007), Hãy viết tiểu phẩm đi, NXB Thông Tấn, Hà Nội. Nguyễn Thị Minh Thái (2009), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Trần Xuân Thân (2008), Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. The Missouri Group (2008), Dịch giả Lê Thanh Nhàn, Trần Đức Tài, Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Lý Hải Vân (2005), “Nhà báo Lê Thị Liên Hoan: Gã Chí Phèo không chửi đổng”, Vietnamnet.vn, ra ngày 19/6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC (8).doc
Tài liệu liên quan