PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN (1946 - 1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong
chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho
mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho
văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học
đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là
một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau
cách mạng. Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một
hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tuỳ bút đã thực sự
trở thành “lãnh địa” của Nguyễn Tuân. Ông được tôn vinh là nhà tuỳ bút
số một của Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính
là nhờ thể tài này.
2. Sau Cách mạng Tháng tám, cùng với tuỳ bút Sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mĩ giỏi, Tuỳ bút kháng chiến đã góp phần bộc lộ rõ thêm phong cách
độc đáo, tài hoa và cả khuynh hướng “muốn được cống hiến với tất cả trái
tim nhiệt thành cùng cái đầu uyên bác của nhà văn đối với công cuộc đấu
tranh và dựng xây đất nước”. Có thể nói, trong những trang tuỳ bút độc đáo
của mình nhà văn đã diễn tả được “mọi niềm vui và nỗi đau giằng xé của
thời đại giông bão này” (Trích Điện chia buồn của các nhà văn Liên Xô,
1.8.1987, VN số 32,1987).
3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn luôn có ý thức khám phá và cống hiến
tài năng của mình cho văn chương. Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình
qua nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết . nhưng tuỳ bút là thể loại
mà ông thành công nhất. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình khảo
sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau.
Song, để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào đặc điểm nghệ thuật tuỳ bút
Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút kháng chiến, làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân
thì gần như chưa có công trình nào thực hiện một cách hệ thống. Bên cạnh
đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Văn trong
nhà trường phổ thông là chú ý dạy theo hệ thống thể loại cùng với tiến trình
phát triển của văn học, chúng tôi đã lựa chọn thể loại tuỳ bút của Nguyễn
Tuân để nghiên cứu.
Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn Phong cách Nguyễn
Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946-1954) làm đề tài luận văn Thạc sĩ
của mình.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút Kháng Chiến (1946 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghĩa về
người nghệ sĩ”, thì trước hết, phẩm chất nghệ sĩ ấy bộc lộ ở việc sáng tạo
ngôn từ. Không bằng lòng với những con đường mà nhiều người đã đi ngày
hôm qua, ông trăn trở với việc tìm ra cái mới của chữ nghĩa. Cá tính muốn
vượt thoát khiến từ ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân luôn đi theo nguyên tắc
lạ hoá. Ông phải tạo ra nhiều phương thức ngôn từ mới đặc sắc, kì lạ để giảm
bớt sự nhàm chán, đồng thời gây ấn tượng khác thường cho người đọc. Văn
tuỳ bút dễ rơi vào đơn điệu, bởi ở thể loại này số nhân vật không nhiều, tình
tiết ít, người ta không thể tìm thấy ở đó những vấn đề rộng lớn của hiện thực
cho nên cái hay của tuỳ bút là cái hay của văn, của ngôn từ được chọn lọc,
được gọt rũa một cách bóng bẩy, hoa mĩ, mới lạ nghĩa là phải có cái độc đáo
mà thể loại khác không có.
3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật
3.3.1.Câu văn nghệ thuật
3.3.1.1.Quan niệm về câu văn và đặc điểm chung của câu văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân có những quan điểm độc đáo về câu văn. Ông cho rằng:
“Người làm nghề viết văn phải tạo ra những câu văn có khớp xương biết co
duỗi nhịp nhàng chứ đừng bắt người đọc của mình những câu tê thấp” (Quá
trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi). Theo ông, câu văn trong tác phẩm văn
học nó phải như hơi thở của cuộc sống. Nghĩa là lúc thì rất nhanh, dồn dập;
lúc lại nhẹ nhàng, êm ái. Khi ngắn, khi dài, khi co, khi duỗi, khi dàn trải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
mênh mông. Lúc đi thẳng hướng, khi rẽ ngang, rẽ dọc, biến hoá theo nhịp
liên tưởng của lối văn tuỳ bút dài dòng, lê thê đầy ngẫu hứng. Với quan niệm
như vậy, Nguyễn Tuân đã tạo được những câu văn mang sắc thái độc đáo.
Nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc rất thích những “câu văn điêu khắc”, “vừa rất
qui tắc lại vừa rất phá cách” của Nguyễn Tuân. Có người lại rất mê những
cách hành văn đặc biệt của ông. Hoài Thanh gọi đó là những “câu rất luyện”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét xác đáng về văn Nguyễn Tuân:
“Câu văn Nguyễn Tuân có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng. Ông là nghệ sĩ ngôn
từ biết chú trọng đến âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi” [21; tr.54].
Phan Ngọc còn phát hiện thêm một số đặc điểm thú vị khác trong câu
văn Nguyễn Tuân: “Người ta sẽ nhắc tới một nhà văn tài hoa có cái nhìn sắc
sảo, một cách hành văn mới mẻ ở đó thể hiện một sự giao thoa giữa quá khứ
và hiện tại, đặc điểm của mọi nhà văn lớn” [30; tr.198].
Văn là người, câu văn Nguyễn Tuân chính là con người ông: tài hoa,
đa dạng, phức tạp và độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tạo cho mình một lối văn
riêng. Ông không bao giờ khép mình vào một công thức ngữ pháp hay một
quy định, quy tắc nào mà luôn tìm cách phá vỡ cấu trúc câu kiểu mẫu ban
đầu để tạo nên những kiểu câu có cách biểu hiện độc đáo hơn. Bởi vậy, đọc
văn Nguyễn Tuân, ta luôn bị lôi cuốn bởi những kiểu câu khác lạ, đa dạng,
phong phú, những câu văn trùng điệp, phức cú; những kiểu câu có khớp
xương biết co duỗi nhịp nhàng. Và đặc biệt là những câu văn giàu hình ảnh,
màu sắc, âm thanh, giàu nhạc điệu, chất thơ... Những kiểu câu thể hiện được
dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Nguyễn Tuân quan niệm về câu văn nghệ thuật rất phóng túng. Văn
Nguyễn Tuân “không nghiêng hẳn về lối viết nào”. Câu văn Nguyễn Tuân
cũng luôn luôn khác người, mang dấu ấn phong cách và cá tính của ông. Nó
có kiểu cấu trúc vừa đơn giản, vừa phức tạp. Ông là bậc thầy của ngôn từ
Tiếng Việt, luôn biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi. Ông
cũng đòi hỏi trong văn phải có chất nhạc, chất thơ, chất trữ tình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Câu văn Nguyễn Tuân sở dĩ co duỗi là do phải đi sát với trí tưởng
tượng phóng túng của nhà văn. Nó diễn tả rất rõ những gì ông cảm giác
được, tri giác được, những gì ông liên tưởng, tưởng tượng một cách lạ lùng,
khác người. Nghĩa là câu văn ấy đi theo dòng suy tưởng, theo nhịp độ suy
cảm của nhà văn. Những nỗi xúc động, đau khổ, chán chường hay niềm vui
sướng đều được biểu hiện trong câu văn mà ông lựa chọn. Câu văn cũng theo
nhịp điệu của phong cách tuỳ bút, nó chậm rãi, lê thê, dài dòng miên man.
Nó rẽ ngang, rẽ dọc và biến hoá bất ngờ theo mạch liên tưởng tự do không
phụ thuộc vào công thức nào... vì sức liên tưởng rộng và tính chất nhàn tản,
chậm rãi của tuỳ bút mà câu văn thường dài dòng, phức hợp có nhiều thành
phần phụ, cấu trúc trùng điệp... tất cả đã tạo ra một vẻ đẹp vừa truyền thống
vừa hiện đại vừa phức tạp. Đọc văn Nguyễn Tuân, người ta thấy nhà văn cứ
như đang thủng thẳng, gặm nhấm từng câu chữ, nhẩn nha gọt tỉa từng từ...
Những câu văn ấy cũng chính là thể hiện cá tính của nhà văn và chịu sự chi
phối của thể loại tuỳ bút. Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại nhưng tuỳ bút
luôn luôn lấn át các thể loại khác, do đó câu văn của ông luôn thể hiện nhịp
độ chậm của sự thong thả, suy cảm chủ quan nhiều hơn là phản ánh chính
xác hiện thực khách quan. Tóm lại, khảo sát văn Nguyễn Tuân chúng tôi thấy
ông có đủ các kiểu câu, nhưng trong phạm vi của đề tài này chúng tôi tập
trung nghiên cứu ba loại câu chính theo chức năng nghệ thuật sau: Câu văn
trùng điệp, câu văn linh hoạt uyển chuyển, câu văn giàu hình ảnh và chất thơ.
3.3.1.2.Câu văn trùng điệp
Câu văn trùng điệp là một đặc điểm nổi bật của văn Nguyễn Tuân. Để
diễn tả những quan hệ phức tạp của hiện thực trong đời sống và tâm trạng
của chính mình, Nguyễn Tuân đã viết nhiều câu mang dáng vẻ mới, cấu trúc
lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, lợi thế của câu văn trùng điệp, phức cú từ
trước cách mạng vẫn được Nguyễn Tuân tiếp tục phát huy để diễn tả những
hình ảnh mới của cuộc sống kháng chiến. Đọc Đường vui và Tình chiến dịch
ta bắt gặp những câu văn trùng điệp như:
Khi nói về “những vị huấn đạo” với công việc và cuộc sống ở vùng
kháng chiến Nguyễn Tuân đã viết: “Ngoài những giờ truyền cái đạo Quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Ngữ, chốn bể xanh rừng đỏ, những vị huấn đạo 1947, lại làm bạn với phong
lan chỗ chân chim bóng đá khỉ ho cò gáy, lại làm bạn với mảnh sò vỏ hến
của thuỷ triều ven cát mà không bao giờ nghĩ rằng công mình chỉ là việc dã
tràng”[43; tr.200,201]. Việc dạy học của họ diễn ra ở khắp mọi chốn: “Họ
dạy trong đình làng, ngoài ruộng cỏ, trên mặt nước (lớp học của anh em các
vạn chài) trong đò dọc, đò ngang, trên hang núi vùng thượng du (lớp học của
anh em dân tộc thiểu số) và ở trong hẩm trú ẩn (lớp học anh em đội viên)
[43; tr.201]. Những câu văn với cấu trúc trùng điệp như vậy gợi cho người
đọc dễ dàng nhận ra cuộc sống của những con người kháng chiến, những
nhiệm vụ thiết thực phục vụ kháng chiến ở mọi lúc mọi nơi. Song, điều quan
trọng là nhà văn đã cho chúng ta thấy hình ảnh của “lá bài đẹp nhất” về
những “vị huấn đạo” thời kháng chiến, nó khác xa với hình ảnh vốn đã quen
thuộc về nghề dạy học. Những người thầy giáo của những lớp học bình dân
học vụ thời kháng chiến là như thế. Chỉ có đi, sống và gần gũi với hiện thực
kháng chiến thì mới hiểu được những công việc hết sức bình dị nhưng lại có
ý nghĩa vô cùng lớn lao của những con người đang ngày đêm đem sức lực
nhỏ bé của mình góp phần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của
dân tộc. Trong Chân trời Việt Bắc, Nguyễn Tuân nói đến niềm “khát khao
chân trời” của lòng mình - con người luôn “thèm” đi, luôn luôn muốn bước
trên đường: “... Nguyễn không nhìn thấy chân giời - cái thứ chân giời cụ thể
gọi được ra trước nhãn giới mình. Một ngày không chân giời là một ngày
thèm khát. Thèm khát hơn cả kẻ tội tù ngóng trông ánh sáng.(...)Nguyễn vẫn
không thoát được núi rừng. muốn di chuyển mấy, muốn xê dịch mấy, chàng
vẫn là một người tù của thung lũng lúng túng bé nhỏ trong những lòng chảo
ruộng bậc thang. Mặt trời chỉ còn mọc và lặn trong thói quen của kí ức
Nguyễn”[43; tr.215]. Đọc đoạn văn trên, với hàng loạt câu văn có kiểu kết
cấu trùng điệp này ta lại bắt gặp con người cá tính của Nguyễn Tuân với
“chủ nghĩa xê dịch” vốn đã trở thành niềm yêu thích của nhà văn mà suốt đời
ông khao khát được đi, được tìm hiểu, được khám phá, được “săn tìm” những
điều mới lạ. Khi nói về bọn đầu cơ buôn bán kiếm lời ở bài Nấm miền xuôi
ông cũng viết những câu văn có dạng cấu trúc này: “Họ tích cực đếm tiền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Họ phổ biến trong giới họ cái khẩu hiệu cứng ngắc: sống để đếm tiền. Thà
họ chết chứ không chịu sống mà không được đếm tiền. Mồm họ là một thứ
đài phát thanh vô liêm sỉ liến thoắng vị kỉ, tay họ là một sự đong đưa tham ô
hết đếm tiền khô thì lại hơ tiền ướt trên lửa, hết giấu hàng lậu thì lại dấm dúi
hàng chợ đen. Họ đếm đêm, họ đếm ngày. Giữa lúc tàu bay khủng bố, họ vẫn
tiếp tục đếm, họ đếm ở trong ruột hầm trú ẩn gia đình, ở miệng lỗ hầm cá
nhân” [43; tr242]. Kết cấu trùng điệp cùng với nhịp điệu của câu văn đã tạo
cho người đọc ấn tượng về bọn đầu cơ tham tiền mọc lên như “nấm” trong
kháng chiến. Chỉ với việc miêu tả hành động “đếm tiền”, nhà văn đã phơi
bày bản chất tham lam, hám tiền của một bọn người có lối sống ích kỉ chỉ
biết vun vén cho cuộc sống của cá nhân mình mà không vì lợi ích chung của
dân tộc. Nói như nhà văn Nam Cao thì đó chính là cái hạng người “chẳng
yêu một cái gì, chẳng làm gì” chỉ biết có hám tiền và “chỉ tài chửi đổng”. Khi
miêu tả một cuộc họp giữa lòng kháng chiến với đầy đủ các thành phần quần
chúng kháng chiến, nhà văn viết: “Nhà sàn lục đục người kéo đến. Các ông
ké sù sì, các bà ké khô gầy, các em thiếu nhi, các thanh niên lanh lợi và các
chị phụ nữ đơn giản. Tất cả ngồi xuống thành một vòng tròn áo
chàm”[43;tr.286]. Hình ảnh cuộc sống của đồng bào bị tan hoang sau mỗi
trận càn của giặc “Bản buồn quá. Tre cụt đầu vì trận bom tháng trước. Nhà
xiêu vẹo, sàn hoang bếp lạnh, phên, cột, gỗ sàn chỗ nào cũng có vết đạn 12,7
tước sơ thớ gỗ, thớ vầu, chiều đạn xuyên đủ các phía. Dân chúng phân tán
chạy vào các lán, chiều chiều một vài gia đình phái người về cắm mấy nén
hương lên bàn thờ giữa nhà” [43; tr.289]. Trong đoạn kết nói về cái chết của
Trần Đăng, Nguyễn Tuân viết như một lời điếu văn, một lời hứa, lời khóc
thương chân thành xuất phát từ trong thẳm sâu đáy lòng của một người đồng
chí, một người đồng nghiệp, một người thân yêu, nhà văn cũng dùng kiểu
cấu trúc câu này: “Anh Trần Đăng chết ở mặt trận, bởi một viên đạn, bởi một
tràng đạn của kẻ thù. Chúng ta nhớ tiếc và đau giận. Nhưng không nên khóc
suông như đa số đám ma thời đã qua. Khóc Trần Đăng cho xứng đáng,
chúng ta sẽ xây dựng nên những nhân vật, những con người anh phải bỏ dở.
Những con người không phải là muôn thuở nhưng là những con người muôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
mặt. Những con người bạn, những con người thù. Có biết thù ghét một thứ
người nào thì rồi chúng ta mới biết yêu quý những con người nào! Những
con người, những nhân vật ấy là của chung, của tất cả trong kho báu tài liệu
nhân sinh hiện đại”[43; tr.319]. Khi đến trước Ải Khẩu - Nam Quan, Nguyễn
Tuân đã thể hiện tài quan sát và lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết về
các loại hàng hoá đặc biệt là đoạn miêu tả đồ ăn thức uống của đất nước láng
giềng. Ông đã dùng câu văn trùng điệp để miêu tả khiến cho người ta cảm
nhận được màu sắc và mùi vị ẩm thực của các món ăn đang dâng lên ngồn
ngộn: “óc đậu đổ thành khuôn, mịn nhuyễn, trắng phau như tào phở, mỗi
khuôn dày dặn bằng một cuốn truyện dài ngoại quốc. Trông nghiêng cái bàn
bìa đậu thấy trắng trẻo sắc gọn như một chồng sách mới xén. Hàng bên
cạnh, bóng loáng màu vàng cánh gián của bánh mật rán mỡ nóng. Trông
những tảng đường phèn rộng bằng khổ tuần báo, càng bồi hồi nghĩ đến
những kì vây cứ điểm Pháp mà mỗi người có được một góc mà nhấm dần thì
dẻo dai biết mấy! Thế rồi hằng thúng lạc khô vỏ tía cánh sen, thúng nào cũng
cao vút ngọn tháp. Đỗ xanh hạt mẩy bằng hạt bắp. Hồng không hạt, lê, sấu,
táo tươi to bằng quả đấm, chuồi khỏi tay người chọn vội lăn lông lốc trên
nền đất nhà hàng. Lấn cả ra mặt đường đá những xâu ngó sen già sù sì một
chất bùn và bệt xuống hè biết bao nhiêu là củ đậu to lớn không kém những
âu trầu. Những cây cải thìa trắng, những sọt cải xanh, cuống to bằng ngón
chân cái...”[43; tr.323,324]. Còn khi đặt chân lên Tam Đảo Nguyễn Tuân đã
ghi lại cảm nhận được “chạm mình” vào Tam Đảo cũng bằng một câu với kết
cấu trùng điệp như thế: “Chân tôi miết vào dốc Tam Đảo, ngực tôi phồng lên
khí lành Tam Đảo, tay tôi khua động trong mây Tam Đảo”[43; tr.207].
Qua những dẫn chứng tiêu biểu trên, có thể khẳng định, hệ thống câu
văn trùng điệp là một đặc trưng nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật Nguyễn
Tuân. Nó thể hiện những hành động gấp gáp, dồn dập, những sự việc diễn ra
nhanh chóng cùng những suy tư ngẫm nghĩ, những cảm giác dàn trải, những
khát khao ước vọng cùng những đúng sai của lẽ đời. Ở giai đoạn sáng tác
trước cách mạng, do chưa tìm thấy niềm tin ở cuộc sống nên những dòng
cảm xúc của ông chất chứa nhiều nỗi buồn, diễn tả những ước muốn không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
thành, những nỗi niềm thất vọng, những xa vắng mênh mông, mang nặng
cảm quan của một con người trong cô đơn, bế tắc. Sau Cách mạng tháng
Tám, Nguyễn Tuân vẫn tiếp tục sáng tạo kiểu câu này. Tuy nhiên, chúng đã
vượt ra khỏi những cảm giác nội tâm khép kín để đến cuộc kháng chiến của
nhân dân trong một nguồn cảm hứng mới, một “phong hội mới”. Đọc tuỳ bút
kháng chiến, ta vẫn thấy những câu văn trùng điệp lan toả trên từng trang
văn, nhưng giờ đây nó không còn mang nặng dòng cảm xúc mệt mỏi, buồn
nản, chán chường nữa mà là những nguồn cảm xúc sôi nổi, niềm vui tin lạc
quan trào dâng của cuộc sống chiến đấu và xây dựng.
3.3.1.3.Câu văn linh hoạt uyển chuyển
Khi bàn về câu văn Nguyễn Tuân, nhiều người hay nhấn mạnh đến lời
văn cầu kì, kênh kiệu miên man như đưa ngưòi đọc vào „mê trận” của ông.
Thật ra câu văn Nguyễn Tuân không chỉ có thế, cũng không phải phần lớn là
thế. Và ngay cả những câu phức hợp, trùng điệp, nhiều vế...cũng đều có lí do
nghệ thuật của nó; hơn nữa, không phải cứ trúc trắc, khó hiểu là kém giá trị
mà bên cạnh những cái đó thì câu văn Nguyễn Tuân còn có một đặc điểm nổi
bật nữa đó là tính chất linh hoạt, uyển chuyển trong những lời văn của ông.
Sự linh hoạt trong câu văn Nguyễn Tuân biểu hiện ở nhiều góc độ, trong từng
hình ảnh miêu tả khác nhau: có trường hợp thật cổ kính, phảng phất hơi biền
ngẫu trong văn cổ, ví dụ như một đêm trăng vào vụ mùa nằm giữa khu Năm
ông đã viết: “Mùa trúng. Trăng tháng mười đẹp như dịp trung thu, rót bạc
xuống những câu hát đạp lúa. Tảng Ngọc Năm Kháng chiến II đang điểm rọi
vào những vàng cốm của quảng đại dân cày ”[43; tr.177,178]. Rõ ràng, đọc câu
văn kiểu này ta có cảm nhận cái hơi hướng của Vang bóng một thời, tuy không
rõ nét nhưng cũng đủ cho ta cảm thấy hơi văn cổ kính man mác một nỗi lòng.
Có trường hợp cấu trúc hiện đại thậm chí gần như “trực dịch văn Tây”. Chẳng
hạn là những câu văn miêu tả hết sức ngắn gọn “Cảnh khoẻ và đẹp” [43; tr.175],
hay “Cảnh khô và ác”[43; tr.314]; những câu văn mang chất hiện đại phương
Tây: “Có ba thằng Tây thất thểu lem luốc rời khỏi cổng đồn: Những tù binh ”
[43; tr.353]; “Ở đây khô sáng, ròn rã, vàng tươi” [43; tr.231].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Có những câu văn sang trọng, súc tích như của một học giả khiến người
đọc phải ngẫm nghĩ, suy xét kĩ mới vỡ ý của nhà văn, chẳng hạn như câu kết
trong bài Lửa sinh nhật Nguyễn Tuân viết: “Nước sông đỏ bóng. Người Pháp
gọi là Fleuve-Rouge”[43; tr.357], lại có những câu khẩu ngữ bình dân, đôi khi
mang giọng bỗ bã cố tình như đấm vào tai. Chẳng hạn, nhà văn không nói theo
cái cách người thường vẫn nói “mẹ của bác thợ cắt tóc” mà ông lại viết: “Bà cụ
đẻ ra bác thợ cắt tóc”[43; tr.388]. Từ ngữ không có gì đặc biệt, nhưng cách nói
lại có vẻ rất “không bình thường” nghe nó ngang tai. Đọc những trang tuỳ bút
sau cách mạng của Nguyễn Tuân ta còn tìm thấy ở đó cả những câu thơ truyền
miệng của người kháng chiến: “Vợ con tha thẩn bên rừng/ Thương con nhớ vợ
xin đừng theo Tây” [43; tr.373].
Bên cạnh những câu ngắn, là những câu phức ghép nhiều vế nhiều
tầng. Ví dụ câu văn sau: “Tôi trèo lên quả đồi Anh- tăng- đăng thăm anh em
du kíc Ba Bể, xem kho đạn của Pháp Đề lao trên đồn, màu sặc sụa cái mùi
nộng lợm khăn khẳn của tất cả những đồn Pháp, cao su, mùi sơn vải bạt, mùi
kê-din, mùi mồ hôi tù uất cộng với mùi nhựa đồ hộp” [43; tr.390].
Những loại câu này, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân đều được trau chuốt,
gọt rũa một cách thuần thục, thoải mái “cả Tung lẫn Hoành”. Tuy nhiên sự
linh hoạt ấy còn phụ thuộc vào ý hướng và thái độ thể hiện của nhà văn. Cái
tôi phức hợp và cá tính mạnh mẽ của Nguyễn Tuân đã in dấu đậm nét và phả
hồn vào mọi thủ pháp nghệ thuật của ông. Bút pháp Nguyễn Tuân vì thế thật
linh hoạt, không bó hẹp ở một khuôn khổ, cách thức nhất định nào. Từ
phương pháp thể hiện đến kết cấu mạch văn, câu văn. Chính vì vậy mà đọc
Nguyễn Tuân, có những lúc người đọc như vừa bị lôi cuốn đến mê hoặc bởi
sức hút không cưỡng nổi của một ngòi bút điêu luyện, lại vừa cảm thấy đôi
chút hoài nghi như một lực đẩy khó cắt nghĩa. Đúng như giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh nhận xét “ông vừa có sức hút người ta vào lại vừa như đẩy người
ta ra”. Đúng là khi đọc văn ông, người ta phục tài nhưng lại vẫn có gì “nhoi
nhói” trong cảm thức, trong tiếp nhận: Hình như bậc thầy ngôn từ này dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
công lộ quá! “nghề” quá, đôi khi lại tỉnh táo quá, lí trí quá, làm dáng rõ
quá... điều ấy không có sự giải thích nào xác đáng hơn là ở chính tài năng
văn chương và cá tính con người Nguyễn Tuân.
3.3.1.4. Câu văn giàu hình ảnh và chất thơ
Văn Nguyễn Tuân là điệu tâm hồn Nguyễn Tuân, vừa nghệ sĩ, vừa
uyên bác trí tuệ. Nhà văn có thể dùng câu trữ tình để miêu tả cảnh thiên nhiên
và cũng nhiều khi dùng câu trữ tình để diễn tả thế giới tinh thần, tâm hồn
phong phú, phức tạp của con người. Trong đó có thể nói, Nguyễn Tuân luôn
có ý thức tạo nên những câu văn giàu chất tạo hình, rực rỡ sắc màu và vang
động những thanh âm, chất thơ của cuộc sống. Ông thường chú ý đem đến
cho những trang tuỳ bút của mình những hình ảnh, màu sắc, âm thanh khác lạ,
độc đáo nhằm góp phần đắc lực vào việc thể hiện những quan điểm nghệ
thuật của ông. Trước Cách mạng tháng Tám, câu văn Nguyễn Tuân tràn đầy
âm thanh của cuộc sống, của mưa, của gió, của con người... nhưng những
thanh âm, những hình ảnh, những sắc màu được ông sử dụng hầu hết là những
gam trầm, thể hiện tâm trạng buồn, nó thường gợi nên cho người đọc trạng
thái u sầu, ngậm ngùi, man mác. Tuy buồn nhưng rất đẹp (có người đã gọi đó
là cái vẻ diễm lệ của một nàng công chúa bị cấm cung!). Vẻ đẹp đó mang
những nét vừa đậm đà, vừa hư ảo, thoáng cái dáng vẻ siêu hình về một cuộc
sống không phải là hiện thực như tác giả đã và đang sống.
Sau cách mạng, sự độc đáo, tài hoa của Nguyễn Tuân đã phát huy được
đắc dụng trong cuộc sống mới. Sự thăng hoa của ngôn ngữ nghệ thuật đã tạo
nên những câu văn tràn đầy hình ảnh, màu sắc âm thanh cùng chất thơ của
cuộc sống tươi đẹp. Phải thừa nhận rằng, càng về sau này, tài năng ngôn ngữ
của ông càng chín. Những hình ảnh ông tạo ra trở nên đẹp đẽ, thơ mộng nhiều
sức sống hơn, khả năng phối màu, pha âm càng điêu luyện, tài ba. Và ông đã
tạc, đã khắc lên những trang văn đẹp như gấm thêu, vung những nét bút như
phượng múa rồng bay để dệt nên những tấm thảm ngôn ngữ tuyệt tác. Đọc
trong Đường vui và Tình chiến dịch ta có thể bắt gặp rất nhiều kiểu câu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Có thể nói đây cũng chính là một kiểu câu được tác giả sử dụng khá nhiều
trong tuỳ bút kháng chiến. Không chỉ là những câu văn giàu chất thơ mà cả
những hình ảnh so sánh cũng hết sức độc đáo và bất ngờ: Chỉ là một hương vị
cà phê bất chợt ngửi thấy giữa chiến trường mà Nguyễn Tuân lại có cái cảm
nhận “hương vị đặc biệt như cái hơi da thịt quen thuộc ở người tình
nhân”[43; tr.172] thì cũng đến lạ! Dường như cái gì thông qua lăng kính chủ
quan của nhà văn cũng đều được ông miêu tả với những cấp độ liên tưởng
bằng những hình ảnh so sánh ít có ai ngờ. Trong một đoạn văn khác, khi đi
qua đoạn đường hoang vắng nhà văn cũng có cảm nhận về hương vị cà phê
“Chiều xuân lữ thứ, ở những thôn xóm hẻo lánh, cô đơn cũng bốc mùi cà phê
của bâng khuâng ”[43; tr.181]. Thế mới biết, chất tài tử nghệ sĩ lúc nào cũng
luôn ẩn hiện trong tâm hồn Nguyễn Tuân. Chỉ là chút hương vị cà phê của
chốn thị thành mà nó có sức mạnh ám ảnh đến từng câu văn của ông trên
những bước đường kháng chiến, dù cho chỉ là sự thoáng qua nhưng rõ là vẫn
thấy được nét phong lưu, phóng túng của một kẻ lãng du tài hoa, hơn người.
Tuy nhiên, hình ảnh và chất thơ trong văn Nguyễn Tuân bây giờ cũng không
còn hoàn toàn là vẻ đẹp của của chủ nghĩa duy mĩ mà nhà văn đã lồng vào đó
hình ảnh của những con người kháng chiến và những cảnh sắc mang đầy sức
sống mới. Ví dụ như khi miêu tả nét rạng ngời trên khuôn mặt của con người
nhà văn đã viết: “Mạ xanh vụ chiêm tới, tràn dần vào lòng con đường cắt. Trở
về qua đường cũ, người công binh phá hoại níu một anh liên lạc, chỉ cái sức
sống xanh rờn sắp mặt nước lấn đường kia mà cười. Điệu hát đi cấy ngày cũ,
cô thôn nữ lom khom phân phát mạ xanh dưới kia đang đổi thành một khúc ca
mới đăng báo khoảng năm nay thôi ” [43; tr.183]. Chất thơ trong văn Nguyễn
Tuân ở tuỳ bút kháng chiến cũng vậy, nó được nhà văn miêu tả ở những hình
ảnh hết sức giản dị và đáng yêu, như là hình ảnh của một trẻ mục đồng trong
những câu văn sau: “Ấy là một trẻ mục đồng đưa trâu qua ụ đất. Cô bé để trái
đào, mặc váy nâu, ,ngồi trên sống trâu, tay cầm cuốn sách Tập đọc lấm đất.
”[43; tr.184]; hình ảnh của “Vai đê Đại Hà cỏ dầm sương mai nũng nịu một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
chất tuyết của nhung tơ” [43; tr.262], cái hình ảnh non tơ của vạt cỏ ấy sau
này ta lại bắt gặp trong áng văn Sông Đà : “Cỏ gianh đồi núi đang ra những
nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Con
hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương đêm. Bờ sông hoang dại
như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ”.
Hay chỉ là một câu văn duy nhất nói về giấc ngủ mà đã khiến cho ta thèm biết
bao nhiêu một giấc ngủ bình an ngay giữa vùng kháng chiến trước giờ xuất
kích tiêu diệt đồn giặc. “Nhiều đội viên đã lăn ra ngủ. Giấc ngủ ngoan như
giấc nhi đồng” [43; tr.344].
Đọc những câu văn giàu hình ảnh và chất trữ tình của Nguyễn Tuân, ta
thấy nhà văn đã tái hiện không chỉ là nhịp sống mà còn là nhịp điệu tâm hồn
của chính tác giả. Những câu văn như thế đã gây được ấn tượng và khoái cảm
thẩm mỹ cho người đọc. Đó thường là những câu cảm giác, cho nên khi được
người đọc tiếp nhận nó truyền cảm xúc mãnh liệt và găm vào trí nhớ của độc
giả. Phải công nhận rằng những người viết được những câu văn như thế phải
là người có khiếu quan sát, trí tưởng tượng và óc liên tưởng thẩm mỹ phong
phú độc đáo. Nếu như chỉ miêu tả theo lối kể đơn thuần chắc chắn sẽ không
thể tạo nên những lời văn vừa giàu chất thơ, lại vừa đa dạng về hình ảnh đến
như thế.
Ngôn từ nghệ thuật của nhà văn không chỉ xuất phát từ vốn ngôn ngữ
giàu có của họ mà trên thực tế nó còn được hình thành trong suốt quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Quá trình đó cũng không thể tách rời với ngữ cảnh của
đời sống xã hội, chính trị, văn hoá, truyền thống và gắn liền với cá tính sáng
tạo, sự lựa chọn từ ngữ để hình thành nên thế giới nghệ thuật của nhà văn.
3.3.2.Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà
văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn là yếu
tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một
chỉnh thể. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
hiếu của tác giả và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng
điệu khó có thể nhận ra một nhà văn. Nhưng cần phân biệt giọng điệu nghệ
thuật với ngữ điệu. (là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách
lên giọng xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu...). Đối với Nguyễn Tuân, khi
sáng tác văn chương ông thường sử dụng các giọng điệu sau:
3.3.2.1.Giọng điệu trữ tình
Trữ tình là một giọng điệu nghệ thuật cơ bản được Nguyễn Tuân sử
dụng trong suốt quá trình sáng tác với đủ các sắc diện. Trong những năm đầu
của cuộc đời cầm bút, cũng như các nhà văn, nhà thơ cùng thời, Nguyễn
Tuân phải sống trong một môi trường chật hẹp, tù túng với bao nhiêu phẫn
uất, bức bối xen lẫn khổ đau, thất vọng. Để biểu hiện những trạng huống tình
cảm, cảm xúc đó, ông đã tìm tới phương thức trữ tình với những câu văn lắng
đọng biết bao cảm xúc, suy tư, những buồn thương day dứt. Giọng điệu trữ
tình ấy chỉ thực sự tràn đầy sức sống, niềm tin yêu lạc quan khi nhà văn đến
với kháng chiến và cuộc sống mới. Dường như nguồn cảm hứng mà cách
mạng mang đến đã làm thay đổi không chỉ quan niệm nghệ thuật, hình ảnh,
mà còn làm thay đổi cả giọng văn của Nguyễn Tuân. Chất trữ tình trong
giọng văn của ông bây giờ là cái thiết tha với đất nước, với nhân dân và cuộc
kháng chiến. Trong Đường vui và Tình chiến dịch ta cũng có thể nhận thấy rõ
sự chuyển biến này. Chất trữ tình trong văn ông giờ đây vừa chân tình vừa
ấm áp, nó ánh lên tình yêu đất nước, yêu cuộc sống thiết tha và niềm lạc
quan tin tưởng vào tương lai tốt đẹp. Chẳng hạn khi bất ngờ được mời làm
giám khảo “một buổi thi chính trị” nhà văn đã thốt lên: “Thật là một điều mới
mẻ cho đời tôi! Một người vốn nửa đời chỉ sống với hoa nở bên đường, trôi
nổi bên dòng liễu nhàn và thích những vừng mây xa quá tầm với của tay
mình, một người nặng căn mộng tưởng như thế, nay nhất đán phải đứng
trước chỗ “ba quân” để đố thách những người quân nhân cách mạng! ”[43;
tr.161,162]. Đặc biệt là trong những câu văn tả cảnh, bao giờ chúng cũng luôn
mang giọng điệu trữ tình, chuyển tải chất tình đằm sâu của nhà văn say sưa với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
cảnh và người trên những con đường kháng chiến, dù có thể đó không phải là
cảnh vui mà là cảnh hoang vắng u buồn. “Đồng lúa chín tắt tiếng đạn, lại càng
thăm thẳm hơn. Cái mênh mông vàng nẫu của đồng lúa chín không bóng dáng
lom khom của dân cày, trông còn cô quạnh bằng mấy mươi cái tịch liêu xanh
lè của rừng”[43; tr.231], “Ở đây xa vắng quá, trơ lạ quá ” [43; tr.231]. Nỗi
nhớ nhà chợt đến qua hình ảnh của một món ăn hiện ra ngay trước mắt trên đất
bạn cũng được Nguyễn Tuân viết bằng giọng điệu trữ tình của một nỗi lòng
sầu xứ. “Thấy nhớ nhà qua hình ảnh miếng chín nơi tha phương. Thấy nhớ
những buổi chiều trước kháng chiến ở phố Hàng Buồm thủ đô, phố Hàng
Cháo Hải Phòng và phố chợ cũ Sài Gòn” [43; tr.323].
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều câu văn miêu tả mang giọng điệu trữ
tình, vừa đẫm chất thơ, vừa thấm chất tình của tâm hồn nhà văn. Có lẽ
Nguyễn Tuân là một người thường tả rất hay về những dòng sông chăng?
Người đọc bị ám ảnh nhiều bởi vẻ đẹp của con sông Đà trong sáng tác của
ông, đó là hình ảnh một dòng sông mà nước sông thay đổi theo mùa: “Mùa
xuân dòng xanh màu ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh
canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da
mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn
bực bội gì mỗi độ thu về ”. Ở tuỳ bút kháng chiến ta cũng bắt gặp hình ảnh của
dòng sông Thao cũng được miêu tả bằng chất giọng trữ tình mượt mà như thế:
“Dưới chân phố, nước sông Thao lừng khừng một màu nâu non, càng vẩn
ngầu lên những bột canh cua đồng chờ lửa bếp”[43; tr.359]. Hình ảnh “cái tha
ma xinh bé bên sông đã rào quây lại và vòng hoa đã chắc lại như vòng hoa
cườm” [43; tr.363] không làm cho người đọc ghê lạnh mà lại dấy lên một
niềm tiếc thương đối với những người lính đã hi sinh trong trận Đại Bục giờ
họ đang nằm lại bên bờ sông Thao. Dòng sông đã gắn bó chảy giữa đôi bờ của
cuộc kháng chiến, nó gợi nhắc cho ta nhớ đến hình ảnh của dòng sông Mã và
cái chết của những người lính Tây Tiến trong thơ Quang Dũng. Những hình
ảnh ấy đã gợi lên chất bi tráng, hào hùng về sự hi sinh anh dũng của bao người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc, họ đã nằm lại ngay giữa chiến trường nơi
mà họ đã chiến đấu và ngã xuống trong sự tiếc thương không chỉ của đồng
đội, của những người đang sống mà trong cả tiếng khóc lớn của thiên nhiên,
của núi rừng, của những cánh rừng, dòng sông, con suối...
Bây giờ văn Nguyễn Tuân vẫn ca ngợi cái đẹp, song ý vị câu văn đã
khác trước, nó giản dị hơn. Nhìn vào giọng điệu trữ tình ta đã thấy được quá
trình vận động trong tư tưởng của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ trân trọng
cuộc sống, yêu quý vô cùng sự sống, biểu dương cuộc sống mới. Sống trong
xã hội cũ, Nguyễn Tuân không thể có giọng văn chan chứa yêu thương, tin
tưởng như thế.
3.3.2.2. Giọng điệu trần thuật
Tác phẩm văn học là những câu chuyện, những vấn đề về cuộc đời,
nên câu văn tự sự là câu văn kể lại sự kiện, hành động. Trần thuật là một
trong những biện pháp nghệ thuật cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Trước đây,
trong nghiên cứu, người ta chỉ coi trọng miêu tả, coi nhẹ trần thuật. Nhưng
bây giờ người ta thấy, trong trần thuật nhà văn đã thể hiện quan điểm chung
của mình đối với tổng thể: Đối với nhân vật, sự kiện, bối cảnh thời gian. Tất
cả sự trần thuật đó thể hiện thái độ, tư tưởng, cách nhìn và phong cách của
nhà văn. Chính cách nhìn trong trần thuật thể hiện giá trị thẩm mĩ của lời văn.
Văn Nguyễn Tuân là văn xuôi tự sự cho nên giọng điệu trần thuật cũng là một
yếu tố quan trọng thể hiện phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Giọng điệu trần
thuật là giọng kể của nhà văn về các sự kiện, những vấn đề mà nhà văn ghi lại
trong sáng tác của mình. Giọng điệu trần thuật trong tuỳ bút Nguyễn Tuân
cũng mang dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.
Đọc tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, ta cũng phát hiện ra giọng
điệu trần thuật trong mỗi bài viết, mỗi sự kiện mà nhà văn đã ghi lại trong hai
tập Đường vui và Tình chiến dịch. Thường mở đầu mỗi bài tuỳ bút bao giờ
nhà văn cũng đưa người đọc vào một hoàn cảnh cụ thể của sự việc sẽ ông nói
đến. Ví dụ trong Đường vui mở đầu nhà văn viết: “Sau toàn quốc kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
chiến, trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con
đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất.” [43; tr.142], hay trong
bài Khu Năm - Khu Bốn ông lại viết: “1946. Trước ngày toàn quốc kháng
chiến một tháng. Núi Buôn Ma Thiêng. Thật là một địa danh gợi cảm cho
người phương xa và để lại trong lòng người đến đây một vết kỉ niệm khó mà
nhoè nhạt.” [43; tr.166]. Có khi là giọng kể hết sức tỉ mỉ, thể hiện sự chăm
chú quan sát trong hồi hộp, chờ đợi: “Anh D quỳ xuống, một đầu gối sát mặt
đất, một vế đùi làm cỡ cho cùi tay trái, và để khẩu súng lên vai” [43; tr191].
Cũng có khi nhà văn lại sử dụng cả so sánh trong giọng trần thuật, ví dụ như ở
đoạn văn nói về sự xuất hiện của hoa đào. “Năm ngoái thấy đào nở giữa giời,
có người hờn mát với Tạo Vật, cho rằng Tạo Vật là một giống chúa vô tình
với nhân sự. Vui gì mà phô phang màu sắc trước cái đau thương tự vệ của
dân tộc(...)Năm nay, trông đào dật dờ trước gió hiên, người ta không còn
nghiêm khắc nữa, không gọi việc ấy là vô lý là manh động, không cần bắt Tự
Nhiên phải thông cảm với con người” [43; tr.184]. Đọc câu văn mang giọng
điệu kiểu này ta có thể cảm nhận được sự suy ngẫm, nhìn nhận đánh giá một
vấn đề khách quan trong cuộc sống đời thường của nhà văn. Có khi ông nói
về những biến đổi của tự nhiên với giọng kể thật ấn tượng “Gió Lào về chiều,
về tối càng thốc lửa lên những ngôi sao đúng hẹn” [43; tr.382]; có khi lại là
giọng kể êm đềm, chan chứa chất thơ: “Thuyền tôi qua Cầu Bầu, thuyền tôi
qua Quán Bóng, thuyền tôi trôi xuống Đồng Quan. Tôi là một người khách
lạc điệu giữa một chuyến đò đông”[43; tr.239]. Như vậy, có thể thấy giọng
điệu trần thuật trong tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân có sự biến đổi khá
linh hoạt, trước mỗi một sự kiện, một tình huống, nhà văn lại có những giọng
kể khác nhau phù hợp với hiện thực được miêu tả cũng như cảm xúc của
chính lòng mình.
3.3.2.3.Giọng điệu trào phúng, khinh bạc
Trước cách mạng, trào phúng và khinh bạc là một giọng điệu nghệ
thuật cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Nó nảy sinh từ sự bất đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
quan điểm sống giữa ông và xã hội đương thời, hay nói đúng hơn là sự bất
mãn trước hiện thực cuộc đời. Là một con người tài hoa, ông mong muốn
đem cái tài của mình ra phục vụ cuộc đời, góp phần xây dựng một cuộc sống
tốt đẹp. Đó là một quan điểm tích cực, nói như người xưa là: “nhập thế cứu
đời”. Nhưng cái hiện thực xã hội đương thời ấy đã làm cho ông khinh bỉ bởi
đâu đâu cũng chỉ là những lọc lừa xảo trá, con người đã đánh mất “thiên
lương”, đối xử với nhau không phải bằng tình người mà bằng thủ đoạn, bằng
sự “quay quắt”, “tàn nhẫn”. Những giá trị tốt đẹp ngàn đời của dân tộc bị
chôn vùi nếu có chăng thì chỉ còn là một thời vang bóng trong quá khứ, thay
vào đó là những chuẩn mực đạo đức, những tư tưởng mới mang đầy màu sắc
thực dụng, hãnh tiến của xã hội thực dân phong kiến.
Là người tri thức khát khao một cuộc sống tốt đẹp chân thực, Nguyễn
Tuân căm ghét cái xã hội ngu muội, tàn bạo ấy và luôn bày tỏ thái độ bất
đồng, bất hợp tác, không dung hoà. Ông luôn nguyền rủa nó, phủ định nó
trong cả cuộc đời lẫn văn chương nghệ thuật. Điều đó giải thích tại sao mà
trước cách mạng Nguyễn Tuân luôn luôn quay lưng, ngoảnh mặt với đời,
chống lại thiết chế xã hội bằng giọng văn đầy khinh bạc và cả sự mỉa mai
trào phúng. Sau cách mạng tháng Tám, trong văn chương Nguyễn Tuân vẫn
xuất hiện giọng điệu này nhưng chủ yếu nhà văn dùng nó để nói về những
mặt tiêu cực của xã hội và để nói về kẻ địch. Như trong bài Nấm miền xuôi
ông nói về những con buôn với giọng đầy mai mỉa: “Trong khoảng đó, nhiều
đèn pin cũng bắt đầu sáng chói. Người ta thò tay xuống dòng cọ đôi dép cao
su con Hổ con Nhạn con Bướm vừa gỡ ở chân ra. Tôi thừa biết rằng những
cái pin đang cháy ở trên bờ kia và trong khoảng này, đôi dép cao su đang kì
cọ kia, người ta sẽ bán cho người khác sau khi dùng giả vờ một hồi để che
mắt thuế quan ”[43; tr.239]. Thậm chí, nhà văn còn miêu tả cảnh mua bán
quần áo, xống váy ngay trên thân thể của cả người bán lẫn người mua.
“khoang đò chật thế mà cũng có người cố cởi được cái váy ra để bán luôn
cho người khác vừa ăn giá xong” [43; tr.239], đó là những cảnh buôn bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
chớp nhoáng nhà văn chỉ miêu tả thoáng nhanh như đúng những gì mình
nhìn thấy song đủ cho thấy sự “nhầy nhụa” của đồng tiền và lũ cơ hội tranh
thủ kiếm tiền mà ở thời nào cũng có. Trong một đoạn văn khác ông còn nói:
“Hãy tới đây sau một đêm đò thúng để mà chán sự đời để mà mạt sát sự
sống. Gian nào cũng tô hô ra mặt phố; mặt giời rọi ngang vào cái lộ liễu của
những giấc ngủ nặng nề co rúm của sau những tối đếm, tính, điều tra lừa
đảo ” [43; tr.240], hay “Ở những nơi quần tụ tứ chiếng chung chạ này - nó
mọc lại, hiện ra, rồi tàn lụi chuyển lên đi xuống theo cái đà của chiến sự lan
tràn - ở những thị trấn nấm, ở những phố cao su ở những chợ cóc nhảy này,
tha hồ cho chúng ta cọ chạm với nhiều thứ tâm lý tiêu cực của thời đại ” [43;
tr.241]. Đồng thời khi nói về đám con buôn này Nguyễn Tuân cũng dùng
đúng những từ thuộc “chuyên môn” của chúng. Những là “phất lên” nhờ
chăn len Úc, “kiếm khối tiền” nhờ việc “cho thuê cái bản thân” “lúc vào, nó
đóng khố, lúc ra nó quấn hàng may sẵn vào vào đầy người ” [43; tr.243],
điều đó chứng tỏ nhà văn không lạ gì những thủ đoạn làm ăn của đám này,
thậm chí có những tên từ lâu đã có “thâm niên” trong nghề từ trước cách
mạng đến giờ. Đọc văn cũng như tiếp xúc riêng với Nguyễn Tuân người ta
biết rằng ông ghét cay ghét đắng việc buôn bán và ông từng định nghĩa nghệ
thuật là một công việc “mà những con buôn quen sống với đổi chác hàng họ
và buôn Tần bán Sở đều gọi là vô ích” [23; tr.133] cho nên có thể hiểu vì sao
khi nói về bọn “nấm miền xuôi” nhà văn đã sử dụng giọng điệu này.
Nhất là ở những đoạn văn nói về quân địch, thấy cảnh Pháp đang lúng
túng rút quân “Dakota và Junker tiếp tế của nó hổn hển trong mù sương của
ngày mưa ẩm, mình thấy khoái trong lòng mặc dầu thời tiết có dằn vặt mình
trên những con đường lầy trơn như tráng mỡ nước ” [43;tr.249], dường như
nhà văn rất lấy làm vui trước những gì mình đang chứng kiến vậy. Đối với kẻ
địch nhà văn không tiếc lời nguyền rủa bọn chúng là: “tất cả đám da trắng,
da đen và cả bọn lính da vàng mà tâm hồn, thân thể đã cầm cố cho quỉ sứ
cướp giặc và vua chúa u tối.” [43; tr.295], hay “nhưng chúng mày chịu gì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
được kham khổ. Chúng mày luôn tự hỏi chúng mày là gian khổ để làm gì?
Theo lời bác sĩ cho biết thì những thằng da đen to xác như thế nhưng mà sức
khoẻ và số mệnh cũng mỏng manh lắm. ,Không kham nổi thuỷ thổ Việt Bắc
nó chết bệnh rừng cũng nhiều” [43; tr.301]. Ngay đến cả cách miêu tả những
âm thanh di chuyển của giặc nhà văn cũng hết sức mai mỉa “ tiếng nó đi nghe
đặc biệt lắm. Nó như tiếng rú của hổ, khỉ, lợn lòi, chó sói. Tiếng ga cơ giới
rú, tiếng ọc ạch của xe tăng chuyển xích. Trên giời hàng chục khu trục cổ
ngỗng hồng hộc nhào lên, nhào xuống trông không khác gì cú vọ đi tìm gà
con” [43; tr.301]. Khi tả về cái sa bàn Nguyễn Tuân cũng liên tưởng đến hình
ảnh “Bàu cát đúng là một bàn mổ trên đó sõng sượt một cơ thể Pháp chờ giải
phẫu”[43; tr.336]. Đó là giọng chễ giễu pha chút hài hước châm biếm của
nhà văn. Đây cũng chính là “cái duyên” vốn sẵn có trong phong cách giao
tiếp của con người tài tử này và nó cũng để lại dấu ấn nhất định trong văn
chương của ông.
Giọng điệu khinh bạc trào phúng trong văn Nguyễn Tuân ở tuỳ bút
kháng chiến chủ yếu tập trung vào kẻ địch. Nói về khẩu đại bác, một thứ vũ
khí chuẩn bị cho “đêm hội lửa” công kích đồn địch đón mừng sinh nhật Bác
mà nhà văn như nói về một người thân với tất cả lòng ngưỡng mộ và khâm
phục “có anh đi thì xôm trò và Tây thì vô khối là tan cửa nát nhà” [43; tr.345].
Nhà văn như nhìn thấy trước thảm hoạ của quân địch một khi “Anh Cả” đã
“yên chỗ mà lên giọng thì khối đứa dưới cái quả đồi mu rùa kia ôm nhau mà
khóc trong hội lửa” [43; tr.345]. Nhất là cảnh trại giặc tan hoang, bọn giặc
thua chạy loạn xạ “tiếng ơi ới của đám vợ giặc vẳng vào rừng nứa. Nghe lạ
tai lắm”, “giặc mặc quần đùi chạy như vịt”, “Đám khố đỏ dưới đồn kêu chí
choé ”[43; tr.344,351] “Cả bấy nhiêu thằng giặc bị tung hê lên. Trần lô cốt
sập. Chúng nó rụng rời nổ đốt, tay nhả súng, lao từ trên mặt chòi xuống ngã
quay cu lơ. Rụng như thị mõm, rơi như khỉ giật mình. Có thằng lom khom mới
tụt xuống nhưng nấc mạnh lên, vọt lên như tia nước, uốn ván rồi cắm ngửa
xuống dưới hàng rào lông dím. Nó lại giồng cây chuối, múa ngược chân lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Ai đùa với nó kia chứ! Alê, lưỡi kiếm xung kích beng luôn cái đầu củ chuối”
[43; tr.352]. Cả một đoạn văn dài nhà văn miêu tả cảnh thất bại của giặc bằng
cái giọng đầy say mê, hào hứng khoái chí, vì chính ông đã được tận mắt chứng
kiến trận đánh ấy. Giống như một cổ động viên nhiệt tình, Nguyễn Tuân vui
sướng trước sự thất bại của đối thủ. Ông không ngừng hô hào, cổ động cho
những đòn đánh mạnh của quân ta “Choét! Choét! Ùng! Các ông 60, các ông
80 làm việc đều tay (...)Badôca hay quá sẹt! Này một cái chớp thụt hậu, này
một cái chớp nữa phọt thẳng vào tường đất. Thế là bỏ mẹ những thằng trong
lô cốt (...) Bấm điện đi! Sẹt! Oàng!” [43; tr.352].
Nguyễn Tuân có giọng văn trào phúng rất đặc biệt, thường là ông phô
diễn một cách nói khôi hài, một kiểu châm chọc có duyên. Đôi khi lại kết
hợp với giọng trào lộng mỉa mai khinh bạc để nhằm tới kẻ thù. Với bản chất
nghệ sĩ, Nguyễn Tuân ghét cái xấu, cái tầm thường. Đồng thời, nhà văn cũng
nhận thức rất rõ cái xấu, cái cần phải phê phán đả kích chính là kẻ thù ngay
trước mắt, là đối tượng đả kích trực diện. Dù chưa thể nói rằng nhà văn dùng
ngòi bút để làm vũ khí đấu tranh cách mạng nhưng với tấm lòng yêu nước
của một người nghệ sĩ chân chính, rõ ràng Nguyễn Tuân đã đứng về phía
nhân dân kháng chiến, đấu tranh chống những mặt tiêu cực trong xã hội và
chống lại kẻ thù bằng chính giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác văn chương
của mình. Đây cũng là một trong những biểu hiện của sự chuyển biến phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn. Ông lớn vì nhân cách của một nhà
văn chân chính và lớn vì ở ông có một phong cách sáng tạo độc đáo. Cả cuộc
đời lao động bền bỉ, hiến mình cho nghệ thuật, NguyễnTuân đã góp cho đời
một thứ hương sắc riêng. Đó chính là những văn phẩm đầy tài hoa. Đặc biệt
là những trang tuỳ bút hết sức độc đáo thể hiện rõ “chất Nguyễn Tuân”. Sáng
tác văn học của Nguyễn Tuân là một thành tựu lớn của văn học Việt Nam
hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân đã trải qua nhiều bước
thăng trầm, từng được yêu, từng bị ghét, thậm chí là phê phán gay gắt, nhưng
rồi cuối cùng vẫn trở về và sống mãi trong lòng bạn đọc.
2. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến “nhà tuỳ bút số một”- người đã
đứng vững trên văn đàn với thể loại tuỳ bút. Với thể loại này, Nguyễn Tuân
đã bộc lộ hết tài năng và để lại dấu ấn rõ nét về phong cách nghệ thuật của
mình. Qua tuỳ bút Kháng chiến, thấy hiện lên rất rõ hình ảnh của nhà văn
trong một sự chuyển biến mới, ở một giai đoạn sáng tác mới. Nhà văn đã
thoát ra khỏi cái Tôi cá nhân nhỏ bé, tù túng chật hẹp, bế tắc để đến với cái
Ta rộng lớn: một con người hăng say đi vào kháng chiến, hoà mình vào bộ
đội và quần chúng nhân dân. Vẫn là một cách cảm nhận đời sống độc đáo
đầy cá tính trong cách nhìn và cách thể hiện, nhưng người đọc có thể nhận ra
những thay đổi lớn trong tuỳ bút Nguyễn Tuân sau cách mạng nói chung và
trong Tuỳ bút kháng chiến nói riêng.
3. Đọc tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, nghiên cứu ngôn từ
nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm này cho ta thấy rõ hơn sự phong phú
của các biện pháp nghệ thuật mới lạ, thấu hiểu tài nghệ phi thường, cá tính
mãnh liệt cũng như bản lĩnh của một ngòi bút, không dễ bị mài mòn theo thời
cuộc. Với tình yêu tiếng Việt tha thiết, Nguyễn Tuân thực sự đã làm giàu cho
ngôn ngữ dân tộc. Ông là người có công lớn trong việc mở đường, bồi đắp và
phát triển tiếng Việt hiện đại. Trong sáng tác của mình, nhà văn luôn chú ý
khai thác những cách biểu đạt còn tiềm ẩn, đồng thời đã sử dụng chúng một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
cách linh hoạt tài tình như một nghệ sĩ bậc thầy. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi đã chứng minh phong cách nghệ thuật độc đáo của
Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ.
Thứ nhất là việc lựa chọn từ ngữ của nhà văn trong miêu tả. Nguyễn
Tuân là nhà văn có ý thức nghệ thuật sâu sắc, ông chủ trương thận trọng và
kỹ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ trong miêu tả. Do vậy, các từ ngữ
thường độc đáo nhưng không quá xa lạ với người đọc. Tuy vậy, điều mà
Nguyễn Tuân hay được độc giả nhắc tới đó là sự cầu kì, đôi khi đến khó hiểu
trong cách dùng từ của ông.
Thứ hai, Nguyễn Tuân cũng là nhà văn có quan niệm sâu sắc về nghệ
thuật ngôn từ, xem nghề văn là nghề của “Chữ” cho nên ông luôn có ý thức
đầy đủ trong sáng tạo ngôn từ theo qui luật lạ hoá của nghệ thuật. Đó là thủ
pháp làm lạ hoá những hình ảnh, sự vật quen thuộc bằng cách tạo cho nó một
hình thức mới, hoặc sử dụng các từ đồng nghĩa làm cho câu văn trở nên sinh
động, phong phú và hấp dẫn hơn.
Thứ ba, câu văn của Nguyễn Tuân cũng thể hiện hết sức phong phú
trong tuỳ bút kháng chiến, tạo được dấu ấn của cá tính và để lại được phong
cách riêng. Đó là những câu văn trùng điệp, phức cú; câu văn linh hoạt uyển
chuyển và câu văn giàu hình ảnh chất thơ.
Thứ tư, trong tuỳ bút kháng chiến, chúng tôi cũng tìm thấy các giọng
điệu đan xen trong văn Nguyễn Tuân, đó là giọng điệu trữ tình, trầm lắng
thiết tha; giọng trào phúng, khinh bạc; giọng trần thuật với lối kể độc đáo...
Tất cả những biểu hiện đó đã làm nên một Nguyễn Tuân - nhà ngôn ngữ xuất
chúng, nhà tuỳ bút số một với phong cách nghệ thuật độc đáo khó ai có
thể vượt qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
THƢ MỤC THAM KHẢO
1. Hoài Anh (1997), Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa. In trong
“Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp”. Hoàng Xuân tuyển soạn, NXB Văn
học, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 2, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
4. Vũ Bằng (1991), Quên làm sao được. In trong “Nhà văn Nguyễn Tuân -
con người và văn nghiệp” của Ngọc Trai, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
5. Hoàng Kim Đáng: Nhà văn Nguyễn Tuân sống mãi. Báo Người Hà Nội,
số 50, ngày 15-8-1987.
6. Nguyễn Xuân Đào (2000) (Con trai nhà văn Nguyễn Tuân): Cha tôi - nhà
văn Nguyễn Tuân. Báo Văn nghệ, số 28, ngày 8-7-2000.
7. Hà văn Đức(1994), Nguyễn Tuân và cái đẹp, Tạp chí Khoa học số 5, (ĐH
Khoa học xã hội và nhân văn)
8. Hà văn Đức (1991), Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn ngữ. Tạp chí
Khoa học, số 4, (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn)
9. Hà văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án Phó tiến sĩ.
10. Hà văn Đức (1996), Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám,
(một số đặc điểm thể loại) In trong “50 năm văn học Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám”. NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
11. Trần Thanh Hà (2007), Tam diện tuỳ bút, NXB Tri thức, Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999) (chủ biên), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Phong Lê (1977), Nguyễn Tuân trong tuỳ bút, Tác gia văn xuôi Việt Nam
hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
14. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, Hà Nội.
15. Tôn Phương Lan(1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Đặng Lưu (2001), Phép lạ hoá trong lời văn Nguyễn Tuân. Tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống, số 7 (69).
17. Đặng Lưu Nguyễn Tuân dùng từ Hán Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3 (190).
18. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập1,
NXB Văn học, Hà Nội.
20. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn - tư tưởng và phong cách, NXB
Văn học, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác gia văn học trong
tiến trình Văn học hiện đại Việt Nam, Tập 1, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác gia văn học,
Trường ĐHSP Hà Nội 1, Hà Nội.
23. Tôn Thảo Miên (1997), Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn,
Tạp chí Văn học, số 1, Hà Nội.
24. Tôn Thảo Miên (2001), Nguyễn Tuân - Về tác gia và tác phẩm, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
25. Tôn Thảo Miên (2005), Vấn đề tiếp nhận và thực tiễn nghiên cứu phong
cách nhà văn, In trong “Lí luận và phê bình văn học - đổi mới và phát
triển”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Tôn Thảo Miên (2006), Nguyễn Tuân - Dấu ấn của cá tính sáng tạo, Tạp
chí Văn học, số 2, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
27. Tôn Thảo Miên (2006), Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách,
Tạp chí Văn học, số 5, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Thanh Minh(2005), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân
trong sáng tạo nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội.
29. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, (chuyên luận),
NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
30. Lê Thị Mai Ngân (1999), Danh từ đồng nghĩa trong văn chương Nguyễn
Tuân, Đề tài sinh viên NCKH Trường ĐHSP Thái Nguyên.
31. Phương Ngân (2000), Nguyễn Tuân - cây tuỳ bút tài hoa và độc đáo,
NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
32. Phan Ngọc (2000), Nguyễn Tuân - quá trình chuyển biến của một phong cách, In
trong “Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học”, NXB Thanh niên, Hà Nội.
33. Vương Trí Nhàn (1988), Nhà văn Nguyễn Tuân, Tạp chí Sông Hương, số
31, tháng 5, 6.
34. Vương Trí Nhàn (2001): Nguyễn Tuân và sự độc đáo trong văn chương.
In trong “Chuyện cũ văn chương”, NXB Văn học, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Ninh (2004), Ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án tiến
sĩ khoa học Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội.
36. Vũ Đức Phúc (1980), Nghệ thuật Nguyễn Tuân. Tạp chí Văn học, số 6,
Hà Nội.
37. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng
tạo. NXB Văn học, Hà Nội.
38. Trần Đình Sử (2000), Nguyễn Tuân toàn tập và di sản văn học của nhà
văn. Báo Văn nghệ số 3, 4, 5, Hà Nội.
39. Ngô Thảo (2000), Đã có một người mang tên Nguyễn Tuân. In trong
“Đời người - đời văn” (Phê bình và tiểu luận), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
40. Ngọc Trai (1991), Nhà văn Nguyễn Tuân - con người và văn nghiệp.
NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
41. Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập (tập1) NXB Văn học, Hà Nội.
42. Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập (tập 2) NXB Văn học, Hà Nội.
43. Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập (tập 3) NXB Văn học, Hà Nội.
44. Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập (tập 4) NXB Văn học, Hà Nội.
45. Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập (tập 5) NXB Văn học, Hà Nội.
46. Hoàng Xuân (1997) tuyển soạn, Nguyễn Tuân - Người đi tìm cái đẹp,
NXB Văn học, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_SP_VH_BTAC.pdf