Luận văn Phong cách thơ Lưu Quang Vũ

1. Lí do chọn đề tài. 1.1 Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng thơ của thập niên 60 thế kỉ XX, khi anh cùng Bằng Việt xuất in chung tập “Hương Cây - Bếp lửa”. Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang Vũ có một giọng điệu riêng, đã định hình một phong cách rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, thời kì đầu Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kì này. 1.2. Tuy nhiên, đã có một thời gian, những tập thơ của Lưu Quang Vũ được coi là không hợp với thời cuộc, bị coi là lạc điệu, bị đặt sang một bên lề cuộc sống, không được công bố, công nhận. Đến sau này, nó mới được tập hợp và biết tới. Có thể nói, những phần chưa công bố, phần riêng lạc điệu ấy mới chính là con người thật nhất, chân thành và tài hoa, tinh tế nhất của Lưu Quang Vũ, mà bạn đọc ít nhiều còn chưa biết tới. Do đó, luận văn này ra đời xuất phát từ yêu cầu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và hệ thống về những sáng tác của Lưu Quang Vũ, cũng thêm một lần nữa khẳng định Lưu Quang Vũ như một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca Việt Nam thời kì hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề. Chặng đường thơ của Lưu Quang Vũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến những năm tháng thời kì đất nước đổi mới và dừng lại khi Lưu Quang Vũ qua đời năm 1988. Không kể đến những vần thơ sáng tác từ thuở thiếu thời, Lưu Quang Vũ được giới văn nghệ cũng như cả nước biết tới với tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt “Hương cây - Bếp lửa” năm 3 Tiếp sau “Hương cây - Bếp lửa”, Lưu Quang Vũ có “Mây trắng của đời tôi” (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993) và một số tập thơ đã tương đối hoàn chỉnh “Cuốn sách xếp lầm trang”, “Cỏ tóc tiên”. Mới đây, năm 2008, cuốn “Di cảo Nhật kí – Thơ” cũng vừa ấn hành. Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời kéo theo một sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Nhìn chung, Lưu Quang Vũ nhận được nhiều thiện cảm và kì vọng, sự động viên khích lệ cũng rất nhiều. “Lưu Quang Vũ thơ và đời” do Lưu Khánh Thơ biên soạn được coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lưu Quang Vũ. Những bài thơ tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ đã được lưu lại trong đó, cùng với nó là những bài viết của những người thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng nghiệp cũng như gia đình Lưu Quang Vũ. Phần đời của Lưu Quang Vũ cũng được chú ý và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đường gian nan của Lưu Quang Vũ. “Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật” cũng của Lưu Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã giới thiệu những bài viết của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ. Vũ Quần Phương sau khi “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” thì đặc biệt chú ý đến giọng thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ”. Phạm Xuân Nguyên gọi Lưu Quang Vũ như một “tâm hồn trở gió”, phát hiện ra thơ của Lưu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu”, từng chặng đường thơ Lưu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và khám phá thơ Lưu Quang Vũ với một biểu tượng gió đầy gợi cảm, khẳng định đó là một 4 môtip góp phần làm nên phong cách thơ anh. Nguyễn Thị Minh Thái lại tìm được cảm giác “Đi suốt chiều dài một đời thơ của Lưu Quang Vũ, ta có cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất, cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng ” và chỉ rõ thơ Lưu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần khám phá. Với Huỳnh Như Phương “Lưu Quang Vũ thực sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn chính lòng mình” . Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập “Hương cây - Bếp lửa” cũng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng, bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” Tựu trung lại, dù khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng có thể thấy một cái nhìn thiện cảm, kì vọng của giới phê bình về một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một phong cách cần ghi nhận. Cuốn “Đối thoại Tình yêu Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ”, ấn hành năm 2007, tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm ân tình của hai người, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị, như là Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, và cùng nhau đối thoại với bạn đọc, với cuộc đời. Năm 2008, kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, cuốn “Di cảo Nhật kí – thơ” của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ biên soạn, công bố một phần lớn những tác phẩm, cũng như bút tích của anh trong toàn bộ khối lượng Di cảo đồ sộ. Tại cuốn sách này, có một phần lớn thời lượng dành để đăng tải những trang nhật kí của Lưu Quang Vũ của một thời “hoa phượng” và những ngày tháng chuẩn bị “lên 5 đường”. Đáng chú ý là 34 bài thơ “Những bông hoa không chết”, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 – 1975), một thời kì “gian khó, cô đơn đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không được in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết”. Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lưu Quang Vũ trong chủ đề “Người trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Với Anh Chi“Cá nhân tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Do cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời, nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá biệt” “một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng người”, một tiếng thơ có đủ “mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ thơ say đắm, nhiều nước mắt và cũng thật nồng nàn” ; với Ngô Thảo “Hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội, khiến cho nhiều thước đo giá trị đã thay đổi, nhưng nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ không sợ những thước đo mới mẻ: Thấm đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, đất nước, luôn là những giá trị được nghệ thuật tôn trọng” Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ và phong cách thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính chất cảm nhận, cảm tính nhiều hơn là những công trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp thực sự để chứng minh Lưu Quang Vũ với một bản sắc thơ riêng biệt. 6 Do đó, luận văn này chỉ mong muốn tìm được một cách nhìn tổng quát về đời thơ của Lưu Quang Vũ, chỉ cho ra nét đặc trưng tiêu biểu của Lưu Quang Vũ trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lưu Quang Vũ như một gương mặt thơ tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca của thế kỉ XX. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ất cả những tập thơ đã xuất bản của Lưu Quang Vũ. + Hương cây – bếp lửa (In chung với Bằng Việt, 1968) + Mây trắng của đời tôi (1989) + Bầy ong trong đêm sâu (1993) + Lưu Quang Vũ – Di cảo (2008) Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành tham khảo thêm những tác phẩm chưa được công bố đầy đủ của Lưu Quang Vũ. + Cuốn sách xếp lầm trang (chưa in) + Cỏ tóc tiên (chưa in) 4. Mục đích nghiên cứu Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận văn hướng đến mục đích: - Khẳng định Lưu Quang Vũ là một cây bút thơ có phong cách, bản sắc riêng biệt. - Sự đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ trên tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. 5. Phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở những số liệu thống kê. Qua việc khảo sát các tập thơ của Lưu Quang Vũ, người viết sẽ đưa đến những kết luận về những đặc điểm phong cách thơ Lưu Quang Vũ. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng như một tấm gương đối chiếu, để thấy rõ nét sự tương đồng và cá biệt của Lưu Quang Vũ so với các nhà thơ cùng thời. Nó cũng sẽ chỉ ra cho thấy sự vận động và phát triển của chính bản thân hồn thơ Lưu Quang Vũ.

pdf24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách thơ Lưu Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ***0O0*** NGUYỄN THỊ THU THUỶ PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2008 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1 Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng thơ của thập niên 60 thế kỉ XX, khi anh cùng Bằng Việt xuất in chung tập “Hương Cây - Bếp lửa”. Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang Vũ có một giọng điệu riêng, đã định hình một phong cách rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, thời kì đầu Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kì này. 1.2. Tuy nhiên, đã có một thời gian, những tập thơ của Lưu Quang Vũ được coi là không hợp với thời cuộc, bị coi là lạc điệu, bị đặt sang một bên lề cuộc sống, không được công bố, công nhận. Đến sau này, nó mới được tập hợp và biết tới. Có thể nói, những phần chưa công bố, phần riêng lạc điệu ấy mới chính là con người thật nhất, chân thành và tài hoa, tinh tế nhất của Lưu Quang Vũ, mà bạn đọc ít nhiều còn chưa biết tới. Do đó, luận văn này ra đời xuất phát từ yêu cầu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và hệ thống về những sáng tác của Lưu Quang Vũ, cũng thêm một lần nữa khẳng định Lưu Quang Vũ như một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca Việt Nam thời kì hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề. Chặng đường thơ của Lưu Quang Vũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến những năm tháng thời kì đất nước đổi mới và dừng lại khi Lưu Quang Vũ qua đời năm 1988. Không kể đến những vần thơ sáng tác từ thuở thiếu thời, Lưu Quang Vũ được giới văn nghệ cũng như cả nước biết tới với tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt “Hương cây - Bếp lửa” năm 1968. 3 Tiếp sau “Hương cây - Bếp lửa”, Lưu Quang Vũ có “Mây trắng của đời tôi” (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993) và một số tập thơ đã tương đối hoàn chỉnh “Cuốn sách xếp lầm trang”, “Cỏ tóc tiên”. Mới đây, năm 2008, cuốn “Di cảo Nhật kí – Thơ” cũng vừa ấn hành. Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời kéo theo một sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Nhìn chung, Lưu Quang Vũ nhận được nhiều thiện cảm và kì vọng, sự động viên khích lệ cũng rất nhiều. “Lưu Quang Vũ thơ và đời” do Lưu Khánh Thơ biên soạn được coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lưu Quang Vũ. Những bài thơ tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ đã được lưu lại trong đó, cùng với nó là những bài viết của những người thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng nghiệp cũng như gia đình Lưu Quang Vũ. Phần đời của Lưu Quang Vũ cũng được chú ý và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đường gian nan của Lưu Quang Vũ. “Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật” cũng của Lưu Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã giới thiệu những bài viết của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn… cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ. Vũ Quần Phương sau khi “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” thì đặc biệt chú ý đến giọng thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ”. Phạm Xuân Nguyên gọi Lưu Quang Vũ như một “tâm hồn trở gió”, phát hiện ra thơ của Lưu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu”, từng chặng đường thơ Lưu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và khám phá thơ Lưu Quang Vũ với một biểu tượng gió đầy gợi cảm, khẳng định đó là một 4 môtip góp phần làm nên phong cách thơ anh. Nguyễn Thị Minh Thái lại tìm được cảm giác “Đi suốt chiều dài một đời thơ của Lưu Quang Vũ, ta có cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất, cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng…” và chỉ rõ thơ Lưu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần khám phá. Với Huỳnh Như Phương “Lưu Quang Vũ thực sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn chính lòng mình” . Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập “Hương cây - Bếp lửa” cũng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng, bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận”… Tựu trung lại, dù khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng có thể thấy một cái nhìn thiện cảm, kì vọng của giới phê bình về một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một phong cách cần ghi nhận. Cuốn “Đối thoại Tình yêu Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ”, ấn hành năm 2007, tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm ân tình của hai người, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị, như là Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, và cùng nhau đối thoại với bạn đọc, với cuộc đời. Năm 2008, kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, cuốn “Di cảo Nhật kí – thơ” của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ biên soạn, công bố một phần lớn những tác phẩm, cũng như bút tích của anh trong toàn bộ khối lượng Di cảo đồ sộ. Tại cuốn sách này, có một phần lớn thời lượng dành để đăng tải những trang nhật kí của Lưu Quang Vũ của một thời “hoa phượng” và những ngày tháng chuẩn bị “lên 5 đường”. Đáng chú ý là 34 bài thơ “Những bông hoa không chết”, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 – 1975), một thời kì “gian khó, cô đơn đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không được in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết”. Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lưu Quang Vũ trong chủ đề “Người trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Với Anh Chi“Cá nhân tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Do cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời, nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá biệt”… “một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng người”, một tiếng thơ có đủ “mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ thơ say đắm, nhiều nước mắt và cũng thật nồng nàn”…; với Ngô Thảo “Hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội, khiến cho nhiều thước đo giá trị đã thay đổi, nhưng nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ không sợ những thước đo mới mẻ: Thấm đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, đất nước, luôn là những giá trị được nghệ thuật tôn trọng”… Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ và phong cách thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính chất cảm nhận, cảm tính nhiều hơn là những công trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp thực sự để chứng minh Lưu Quang Vũ với một bản sắc thơ riêng biệt. 6 Do đó, luận văn này chỉ mong muốn tìm được một cách nhìn tổng quát về đời thơ của Lưu Quang Vũ, chỉ cho ra nét đặc trưng tiêu biểu của Lưu Quang Vũ trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lưu Quang Vũ như một gương mặt thơ tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca của thế kỉ XX. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ất cả những tập thơ đã xuất bản của Lưu Quang Vũ. + Hương cây – bếp lửa (In chung với Bằng Việt, 1968) + Mây trắng của đời tôi (1989) + Bầy ong trong đêm sâu (1993) + Lưu Quang Vũ – Di cảo (2008) Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành tham khảo thêm những tác phẩm chưa được công bố đầy đủ của Lưu Quang Vũ. + Cuốn sách xếp lầm trang (chưa in) + Cỏ tóc tiên (chưa in) 4. Mục đích nghiên cứu Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận văn hướng đến mục đích: - Khẳng định Lưu Quang Vũ là một cây bút thơ có phong cách, bản sắc riêng biệt. - Sự đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ trên tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. 7 5. Phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở những số liệu thống kê. Qua việc khảo sát các tập thơ của Lưu Quang Vũ, người viết sẽ đưa đến những kết luận về những đặc điểm phong cách thơ Lưu Quang Vũ. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng như một tấm gương đối chiếu, để thấy rõ nét sự tương đồng và cá biệt của Lưu Quang Vũ so với các nhà thơ cùng thời. Nó cũng sẽ chỉ ra cho thấy sự vận động và phát triển của chính bản thân hồn thơ Lưu Quang Vũ. 8 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH THƠ I. Khái niệm Phong cách. Từ xa xưa, phương Tây cũng như phương Đông, đã có quan niệm: Phong cách là bản thân con người, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là người. (Văn như kỳ nhân) Tính chất cá thể ở đó là vô cùng rõ nét. Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất hiện từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của khoa học về hùng biện. Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai nhân tố : “nói gì” và “nói như thế nào”, có nghĩa đây là sự tổng hòa các phương tiện ngôn ngữ. “Nói gì” là phạm trù về nội dung và “nói như thế nào” là phạm trù về hình thức. Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cho rằng “Phong cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó”. Theo GS Phan Ngọc “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, hay một tác giả” Trong một mối quan hệ biện chứng, chính những “sự lựa chọn tiêu biểu” ấy, đã hình thành nên những nét riêng biệt, những đặc điểm phong cách mà người ta có thể soi rọi vào đó để phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác. “Sự lựa chọn tiêu biểu” là thuộc về tác 9 giả, còn sự “nhận diện” lại thuộc về bạn đọc và những thước đo của thời gian. Đỗ Lai Thuý quan niệm “ Phong cách là cá tính của chủ thể sáng tạo, và sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả”… “Phong cách cũng là chỗ đặc dị, nơi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chương”… Như vậy, có thể thấy rằng, dù bề mặt từ ngữ có thể chưa trùng khít, và dù cách tiếp cận có khác nhau, nhưng vấn đề nội hàm khái niệm “phong cách” trong lí luận văn học dường như đã có một sự thống nhất nhất định. Phong cách là nét riêng, là sự khu biệt, bản sắc của một cá nhân, một tác phẩm, hay một thời đại. 1.1. Phong cách tác giả Tất cả những người cầm bút, thông thường ai cũng phải có một đặc điểm nào đó, nhưng phong cách thì chỉ dành cho một số rất ít. Để có được phong cách riêng, đó là thiên tài và nỗ lực lao động của người cầm bút. “Một tác giả chỉ có được phong cách riêng khi đọc vài câu người ta có thể đoán biết tác giả là ai”, và “bản thân phong cách đó phải có một ý nghĩa thiết thực với việc làm đa dạng và phong phú đời sống văn học”. Để người ta có thể ‘đoán biết” thì trước hết, tác giả đó phải có một ngôn ngữ, một giọng điệu rõ nét, nổi bật, nhưng phải khác biệt. Điểm khác biệt đó là yếu tố căn bản nhất để người đọc có thể nhận diện và gọi tên tác giả cũng như phong cách tác giả. 1.2. Phong cách thời đại. “Mỗi thời đại chỉ có được phong cách của mình sau khi đã có được một cách khám phá riêng cho nó mà đời trước chưa có” (Phan Ngọc) Phong cách thời đại là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm diện mạo của cả một thời kì văn học kéo dài. Cũng như vậy, nó phải là sự tập trung 10 nhất, chắt lọc cô đọng nhất những đặc điểm thống nhất và bền vững của nhiều những phong cách cá nhân khác nhau. 1.3. Phong cách thể loại Thể loại, bản thân nó cũng phải trải qua một quá trình ra đời, phát triển, đổi mới, hoàn chỉnh, đạt đến “một cách nhìn riêng” lúc đó, mới có phong cách. Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhưng đặt ra hình thức thì dễ mà xây dựng phong cách cho nó thì lại rất khó khăn, cần một sự lao động nghệ thật nghiêm túc và mẫn cảm. Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác giả và phong cách thời đại cũng là một mối quan hệ biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau. 2. Lưu Quang Vũ - Một phong cách thơ. Với những khái niệm giới thuyết ở trên, người viết chỉ muốn khẳng định một điều: Trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, và cả những năm sau này, Lưu Quang Vũ quả thực là một tiếng thơ có bản sắc rất đậm nét, một phong cách thơ cần được ghi nhận. 11 Chương 2. PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ THỂ HIỆN QUA CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC. 2.1. Phong cách Lưu Quang Vũ thể hiện qua Cái tôi trữ tình. Cái Tôi trữ tình là cái Tôi nghệ sĩ, nó được thể hiện qua các cung bậc cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, đời sống tinh thần... của chủ thể. Cái tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ không phải bất biến mà thay đổi qua từng quãng đời, từng quãng đường thơ. Một cái tôi đầy mâu thuẫn, yếu đuối mà quyết liệt, đầy say mê, đắm đuối, nhưng cũng luôn sụp đổ và thất vọng. Cái tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ được thể hiện đầy đủ qua những cung bậc cảm xúc từ vui buồn cho tới đớn đau, hạnh phúc, hoang mang tuyệt vọng. 2.1.1. Cái tôi tha thiết yêu thương, đắm đuối. Ở đây, có thể thấy một Lưu Quang Vũ chan chứa yêu thương với đất nước quê hương, với đồng quê làng mạc, với bạn bè, với đồng đội, với những trẻ nghèo… Anh quan tâm đến từng số phận, từng cảnh đời. 2.1.2. Cái tôi đa đoan và biến động trong tình yêu Thơ tình luôn là phần hấp dẫn nhất trong đời thơ của các thi sĩ. Lưu Quang Vũ không phải là ngoài lệ. Nhất là khi đời riêng Lưu Quang Vũ có nhiều lận đận, những mối tơ duyên không thành rồi hôn nhân tan vỡ. Với Lưu Quang Vũ, tình yêu không chỉ là điểm tựa, là nguồn sống, mà nó là nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào. Đi qua từng giai đoạn với những mối tình, những cuộc hôn nhân, thơ tình Lưu Quang Vũ cũng luôn biến chuyển, với những giọng điệu, cung bậc khác nhau. Điều đặc biệt ở thơ tình Lưu Quang Vũ là qua mỗi một giai đoạn thơ, người ta lại thấy những dấu ấn đậm nét của những mối tình, những người 12 con gái, người đàn bà. Hay nói ngược lại, mỗi người đàn bà đến với đời Lưu Quang Vũ đều tạo nên một giai đoạn nhất định trong thơ anh. 2.1.2.1. Những rung động đầu đời: Đó là thời kì Lưu Quang Vũ học lớp 8, lớp 9, khi ở tuổi mới lớn, cậu bé Lưu Quang Vũ đã ghi lại những cảm xúc đầu đời. Có thể thấy, ở những câu thơ ngây thơ, trong trẻo này, người ta đã biết và tin, tâm hồn trong trẻo này sẽ còn tiến xa. (Cô bé con có đôi mắt mở to. Đã đánh mất kho vàng và tiếng hát….Hay Chiều mênh mông trên dốc vắng ngoại ô. Gương mặt em mưa ướt. Đôi mắt to tan vỡ cả trời chiều) 2.1.2.2. Tình yêu đầu tiên. Tình yêu đầu tiên của Lưu Quang Vũ gắn với 2 tập thơ đầu tiên “Hương cây” và “Mây trắng của đời tôi”, cũng gắn với người phụ nữ trở thành một phần đời máu thịt của Lưu Quang Vũ, đó là Tố Uyên. + Đây là tình yêu của chàng trai độ tuổi 20, trong sự ao ước về cuộc đời còn là sự ao ước về tình yêu, xây dựng một tình yêu mộng tưởng. Khi đó, tâm hồn trong sáng, lạc quan, dạt dào ước vọng, và tình yêu là mộng đẹp trong cuộc đời, tình yêu làm cuộc sống trở nên bay bổng và diệu kì. “Trong thành phố có một vườn cây mát, trong triệu người có em của ta….” “Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm. Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc. Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất. Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi” + Rồi tình yêu trở nên chín chắn hơn với một cuộc hôn nhân. “Những ngày qua không thể dễ nguôi quên. Em lạc đến đời anh tia nắng rọi. Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới. Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm”. 13 + Nỗi đau tan vỡ: Nỗi đau lớn đầu tiên trong cuộc đời của Lưu Qung Vũ là trải nghiệm của anh trong tình yêu đầu tiên khi cuộc hôn nhân của anh tan vỡ. Đó là những tháng năm buồn bã, chua xót, mất mát. Hai ta không đi chung một ngả đường dài. Không chung khổ đau không cùng nhịp thở. Những gì em cần anh chẳng có. Em không màng những ngọn gió anh trao. Và anh nói với con trai “Con ơi con hãy tha thứ cho cha. Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ được. Đời cha nắng gắt. Mẹ con cần suối mát của đồng vui. Con khôn lớn trên đời. Hãy yêu thương mẹ. Và hãy hiểu cho cha... 2.1.2.3Tình yêu những năm tháng đau xót và hi vọng. Đây là thời gian đau buồn và bế tắc nhất đời Lưu Quang Vũ. Hôn nhân thất bại, gia đình tan vỡ, công việc không ổn định, anh nhận ra, cuộc đời ngang trái không bao giờ như anh mơ ước. Có thể nói đây là thời kì Lưu Quang Vũ hoang mang và gần như đổ vỡ về tất cả. Thế nhưng tình yêu vẫn đến với anh, và anh níu giữ tình yêu ấy đến mê mải, tuyệt vọng. Thơ anh viết nhiều, và thấm đẫm đau xót. Chính sự đau xót và bế tắc của anh khiến Lưu Quang Vũ trở thành người một mình một góc, lầm lụi bên cạnh dòng thơ hào sảng của cả thời kì bấy giờ. Nhưng đau xót mà không ngừng hi vọng. Bóng hình một nữ họa sĩ trở đi trở lại trong thơ anh thời kì này. “Tóc em rối và áo em đỏ thắm. Những bức tranh nổi gió ở trên tường” Và ta thấy một Lưu Quang Vũ đi tìm tình yêu 14 như một cứu cánh. “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện. Tìm trong mắt em náo động những chân trời”, một Lưu Quang Vũ đôi khi, hoang mang, nghi ngại về chính mình, về chính tình yêu, chính cuộc sống. “Môi tôi run những lời nói dại khờ. Em ẩn hiện sao còn xa lạ thế. Tôi ảo tưởng quá nhiều ư? Có lẽ. Em cần gì gió lốc của đời tôi”. Có thể thấy, đó là nỗi hoài nghi của con người quá nhiều tin tưởng, quá nhiều khát khao. “Lòng tôi như buổi sớm vẫn nguyên lành. Em nhận lấy, em đừng e ngại mãi”. Nhưng rồi, nó mãi chỉ là hi vọng, khi tình yêu ấy, vẫn không có nơi để đến. 2.1.2.4. Tình yêu là lẽ sống: Anh yêu em và anh tồn tại. Con người luôn “mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọt lửa không có thật” ấy cuối cùng cũng tìm được bến đỗ đời mình. Sau này, Xuân Quỳnh được nhắc tới không chỉ là một nhà thơ nữ xuất sắc, mà còn được nhắc tới với tư cách người vợ, người đã tạo nên nguồn vui sống và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật lớn của Lưu Quang Vũ. Đến với nhau không dễ dàng, khi cả hai đều đã trải qua quá nhiều mất mát, lỡ làng, đổ vỡ, “Bao nhiêu ngày tháng bao đường sá. Biết mấy vui buồn để có em” cả hai đã bù khuyết cho nhau, và để lại trong thi ca Việt nam một mối tình thơ rất đẹp. Tình yêu ấy bắt đầu từ sự e ngại từ chính Lưu Quang Vũ, con người đã trúng tên từ cuộc đời và từ tình yêu, “bây giờ anh chỉ còn là một chiếc cốc vỡ, một vết thương” để rồi sau đó nhận ra một nguồn đồng cảm lớn “Năm tháng và tuổi trẻ đi qua, mắt em buồn hoang vắng” đến sự tin cậy “ Sẽ hiểu được, sẽ không còn đáng sợ. Chúng ta sẽ chịu được khổ đau, sẽ làm việc. Đóng một cái đinh, treo một tấm áo. Và yêu nhau dưới một ngọn đèn”. 15 Hết hành trình đó, là tình yêu. Một tình yêu tỉnh táo hơn, bớt ảo tưởng hơn “ Anh biết tình yêu không phải vô biên. Như tia nắng, chúng mình không sống mãi”. Lưu Quang Vũ nhận ra tình yêu chỉ là những điều giản dị, và hạnh phúc gần gụi đến không ngờ “ngày của đời thường, ngày ở bên em”. Tình yêu ấy khiến con người trưởng thành hơn “Anh biết sống vững vàng không sợ hãi”, và lần đầu tiên, Lưu Quang Vũ tìm được cảm giác an toàn tuyệt đối “ Em ở đấy đời chẳng còn đáng ngại. Em ở đấy, bàn tay tin cậy…”. và hơn cả, anh đã cảm nhận được tình yêu là lẽ sống “Giữa thế giới mong manh nhiều biến đổi. Anh yêu em và anh tồn tại” Tình yêu được gìn giữ trong hạnh phúc gia đình, trong tất cả những khó khăn đau khổ nhất. Trải qua 15 năm hạnh phúc, tình yêu ấy đã có thời gian để mỗi lúc một bền bỉ mãnh liệt hơn “Dù sao cuộc đời cũng dành em lại cho anh. Điều ước muốn đầu tiên, điều ở lại sau cùng. Hai ta đi bên nhau trên mặt đất. Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật. Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời”. Và đó, là tình yêu mãi mãi. 2.1.3. Cái tôi mâu thuẫn Cái Tôi trong thơ hiện đại không thuần nhất mà thường dung chứa những yếu tố mâu thuẫn, đối lập nhau. Trong đời sống hiện đại, thi sĩ là người phải trăn trở với muôn mặt phức tạp, mâu thuẫn trong cuộc sống. Với họ, thơ là cuộc tra vấn đầy khổ sở về ý nghĩa nhân sinh, là cuộc tìm kiếm miệt mài bản lai diện mục của chính mình. Giằng xé dai dẳng, quyết liệt giữa bóng tối và ánh sáng, hiện thực và ước mơ, ý thức và vô thức, cái hữu hạn của cá nhân và cái vô hạn của cuộc đời… Cái tôi trữ tình của Lưu 16 Quang Vũ cũng vậy, và thậm chí ở anh, hiện tượng này còn được đẩy cao như một hiện tượng văn học rất dễ nhận diện. Điều đó có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nhưng có thể thấy rằng, luôn luôn thế giới thơ của Lưu Quang Vũ đầy biến động, và cái tôi trữ tình của anh luôn đầy mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn đó được thể hiện đầy đủ qua những cung bậc cảm xúc từ vui buồn cho tới đớn đau, hạnh phúc, hoang mang tuyệt vọng, và trong sự trộn lẫn, hoặc đẩy từ cực này sang cực khác. 2.2 Phong cách Lưu Quang Vũ thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực. 2.2.1. Lưu Quang Vũ trước đất nước và lịch sử. Có thể nói, trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ, và cả thời kì hậu chiến sau này, hiếm có một nhà thơ nào đứng tách ra khỏi nguồn cảm hứng anh hùng ca, ngợi ca đất nước, cuộc chiến đấu với những con người dũng cảm… Hình tượng đất nước được xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp càng được bồi đắp thêm khi bước sang cuộc kháng chiến chống Mĩ với một lớp các nhà thơ trẻ, đầy nhiệt huyết và tài năng. Trong đó, có Lưu Quang Vũ. Nhưng Lưu Quang Vũ có một số phận thơ khác hẳn. Bước vào với dòng cảm hứng anh hùng ca ấy với bao tin tưởng và dâng hiến, nhưng rồi chính anh lại tự mình bước ra khi nhận thấy thực tế nghiệt ngã, những mặt khuất tối, cuộc sống không thể và không bao giờ như mình mong đợi. Cuộc chém giết lặng dần. Các dũng sĩ thân tàn ma dại. Đập nát những cây đàn quí. Ngồi nướng thịt cóc ăn. Con mèo đi hai chân. 17 Kêu lên tiếng trẻ khóc… Lưu Quang Vũ khi đối diện với từng bước lịch sử, anh luôn tự vấn mình. Đó là một quá trình ngoại nội sinh tổng hợp đã biến đổi Lưu Quang Vũ, khiến thơ anh không ngừng trưởng thành, chín chắn, sâu sắc và nhiều cung bậc hơn. Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ. Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi Quãng đường thơ của Lưu Quang Vũ là một hành trình luôn biến động thay đổi. Những thay đổi đó đầu tiên đến từ chính lịch sử đất nước , sau mới đến tự chính trong bản thân nhà thơ. Có thể thấy thơ anh từng lúc đã đi qua các giai đoạn: + Bước vào cuộc chiến, trong trắng, hồn nhiên, khát khao dâng hiến cho tổ quốc. + Ngơ ngác, thất vọng, và đổ vỡ khi đứng trước cảnh đổ nát lầm than của đất nước thời kì chiến tranh và hậu chiến. + Tình yêu đất Việt, tiếng Việt đến xót xa, cay đắng và một niềm tin bất diệt 2.2.2. Lưu Quang Vũ trước những vấn đề bức thiết của cuộc sống. + Bất lực trước những vấn đề của cuộc sống: cái nghèo, thiên tai lũ lụt, chiến tranh, cái chết… + Khao khát muốn làm gì đó để thay đổi nhưng hầu như luôn luôn là sự bất lực. + Nhưng vẫn giữ niềm tin lớn vào đất nước, vào con người. 2.2.3. Lưu Quang Vũ trong những cảm nhận về chiến tranh Chiến tranh, với Lưu Quang Vũ cũng như một vở kịch, một màn diễn trên sân khấu, nhưng lại là một tấn bi kịch. Tái hiện hiện thực chiến tranh, nhưng Lưu Quang Vũ còn đi sâu khai thác những nỗi đau của thời hậu 18 chiến, những ám ảnh về cái chết, sự chia lìa, về nỗi đau của thể xác và tâm hồn, về sự đói nghèo, về khát khao hoà bình và một cuộc sống mới. 19 Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ. 3.1. Giọng điệu: Đắm đuối, miên man. Trong niềm vui, nỗi buồn, sự say mê, yêu thương, hi vọng…. tất cả đều đắm đuối. Đây chính là điểm khiến thơ Lưu Quang Vũ khác người và hơn người, cũng là nét để những người đọc khi đã đọc thơ anh thì đều cũng sẽ say, sẽ mê như thế. Sau này, khi những nhà thơ cùng thời bắt đầu biết tỉnh táo hơn, “chân chân thực thực” hơn, Lưu Quang Vũ vẫn không thay đổi, anh nuôi dưỡng sự đắm đuối với thơ một cách bền bỉ, chưa bao giờ hụt hơi, đuối sức. Sự đắm đuối đó bắt nguồn từ những dòng cảm xúc quá mạnh mẽ, cuộn chảy, nó cuốn đi những gì thuộc về sự sắp đặt và cố ý. Nên, thơ Lưu Quang Vũ đắm đuối trong sự tự nhiên, mạch lạc, dẫn dắt người đọc từ đầu đến cuối. Chính sự đắm đuối này đã qui định rất nhiều hình thức thể hiện trong thơ anh, nó phá vỡ mọi khuôn khổ, mọi định hướng. 3.2. Cách cảm thụ đời sống: đầy bản năng, bằng tất cả những cảm giác tinh nhạy của mình. Trong thơ Lưu Quang Vũ, mùi vị, âm thanh, và đặc biệt màu sắc luôn sống động đến mức phập phồng. “Mưa dữ dội trên đường phố, trên mái nhà. Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân kí ức. Em vuốt nước mưa chảy ròng trên mặt. Ngoảnh đầu nhìn về đâu. Trong tiệm cà phê bài hát về người đàn bà cầm trái táo. Người đàn bà mặc áo xanh đi dưới biển lá cây vàng… 20 3.3. Thể thơ: Để nói về một thể thơ thống nhất trong thơ Lưu Quang Vũ thật khó, bởi anh thể nghiệm thơ mình trong tất cả các loại thể, từ thơ cổ truyền của dân tộc, đến thơ thất ngôn đời Đường, thơ ngũ ngôn, và nhiều nhất vẫn là những bài thơ tự do, tự do về câu chữ, khuôn khổ, điệu vần… Nhưng có thể nói rằng cũng giống như giọng điệu, thể thơ dường như không phải do Lưu Quang Vũ lựa chọn một cách lí tính hay đắn đo cân nhắc, mà chính cảm xúc, tứ thơ đã lựa chọn thể loại giúp anh. Nguồn cảm xúc luôn miên man, đắm say, dào dạt của dường như Lưu Quang Vũ đã bứt phá, phá vỡ mọi thể thơ, mọi sự sắp đặt. Thời kì đầu, Lưu Quang Vũ có nhiều bài tuân theo thể thơ quen thuộc của thời kì bấy giờ: mỗi khổ 4 câu, có gieo vần nghiêm chỉnh, như Tuổi thơ, Áo cũ, Thôn Chu Hưng, Trưa nay, Hơi ấm bàn tay,, Ngày ấy, Vườn trong phố, Mùa gió, Quán nhỏ, Mùa xuân lên núi, Gửi em và con, Không đề, Gửi một người bạn gái, Mắt của trời xanh, Hoa vàng ở lại, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi… Các thể nghiệm thơ 7 chữ, 8 chữ của Lưu Quang Vũ khá nhiều, ngoài ra thơ 5 chữ (Chiều, Thằng Mí), thơ 6 chữ cũng lác đác xuất hiện (Ngã ba thị xã). Đây là những bài thơ ít nhiều mang phong cách truyền thống, nhưng càng về sau, trong những giai đoạn nhiều biến động hơn, thơ anh không thể đứng yên, không thể tuân theo vần luật, nó trở về nguyên bản đúng như con người anh - tuôn chảy theo dòng cảm xúc, khó nắm bắt và khó phân chia khổ, đoạn. 3.4. Những hình ảnh lặp đi lặp lại trở thành một mô tip, một nỗi ám ảnh Hình ảnh là một trong những thành phần cấu tạo nên thơ, nhưng sử dụng hình ảnh như một thủ pháp thường trực và mang tính hệ thống không 21 phải là đặc điểm mà bất kì nhà thơ nào cũng có. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, ta thấy rất nhiều hình ảnh được lặp đi lặp đi, trở thành một nỗi ám ảnh. + Việt Nam + Mưa + Gió + Ngọn lửa + Các loài hoa… 22 C. PHẦN KẾT LUẬN. Luận văn này ra đời xuất phát từ yêu cầu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và hệ thống về những sáng tác của Lưu Quang Vũ. Qua quá trình tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích thơ Lưu Quang Vũ trên cơ sở việc vận dụng những lí thuyết về phong cách và phong cách học, chúng tôi đã rút ra một vài kết luận như sau. 1. Khẳng định Lưu Quang Vũ như một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. 2. Một giai đoạn thơ của Lưu Quang Vũ, những năm đầu thập niên 70 trước đây người ta vẫn né tránh hoặc chối bỏ, cho là những bài thơ “đen” cần được nhìn nhận lại dưới một hệ qui chiếu mới, đó thực sự là những bài thơ có giá trị, mang tinh thần hiện thực và nhân bản lớn. Hơn nữa, chính phần thơ này đã làm nên nét riêng biệt cho đời thơ Lưu Quang Vũ, và làm phong phú, đa dạng thêm sắc màu, diện mạo của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. 3. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ thể hiện rõ nét qua một cái tôi trữ tình đắm đuối. Đắm đuối là bản sắc thơ riêng biệt của Lưu Quang Vũ. Trong mọi ngọn nguồn cảm xúc, vui, buồn, khổ đau, thất vọng… lúc nào Lưu Quang Vũ cũng đắm đuối. Chính sự đắm đuối mang tính bản năng này đã chi phối đến những sáng tác của Lưu Quang Vũ, từ đề tài cho tới những phương thức thể hiện. Đặc biệt trong mảng thơ tình, sự đắm đuối ấy của Lưu Quang Vũ càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. 4. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ còn được thể hiện cụ thể qua những đề tài mà nhà thơ chọn lựa, qua những mảng nội dung hiện thực mà nhà thơ phản ánh. Từ hiện thực chiến tranh đến những vấn đề bức thiết của đời sống, từ số phận của từng cá nhân đến số phận, vận mệnh của cả dân tộc, từ những 23 trăn trở mang tính cá nhân đến những vấn đề mang tính đồng loại và nhân loại…Nhưng tất cả đều được nhìn qua một thế giới quan đầy khác biệt với các nhà thơ cùng thế hệ bấy giờ. Đó là một cái nhìn thực thế, trần trụi, đau xót, nhưng đầy yêu thương, đầy hi vọng, và luôn luôn kiếm tìm, luôm luôn tranh đấu. 5. Với một cái tôi trữ tình đắm đuối, với những mảng hiện thực nhiều màu sắc, Lưu Quang Vũ cũng đã lựa chọn cho mình những phương thức thể hiện độc đáo. Giọng điệu thơ đắm đuối miên man, lối thơ giản dị, chân thành và chối bỏ mọi sự sắp đặt gọt giũa, thể thơ tự do và phóng túng… Đặc biệt, Lưu Quang Vũ đã tìm cho mình được những hình ảnh mang sự ám ảnh lớn, thậm chí đã trở thành những biểu tượng có sức lay động lớn trong thơ anh, như Mưa, gió, lửa, đất nước…. 6. Thơ Lưu Quang Vũ thực sự là một thứ thơ làm người ta yêu nhiều hơn làm người ta phục. Điều đó có nghĩa rằng, nó đem lại niềm cảm xúc lớn. Trong chừng gần 30 năm Lưu Quang Vũ đến với thơ ca, anh đã để lại một khối lượng thơ không nhỏ, và rất nhiều bài thơ trong đó, đã tìm được chỗ đứng sâu rộng trong lòng bạn đọc và chứng minh được độ bền của nó với thời gian. Chính vì thế, bên cạnh một Lưu Quang Vũ của sân khấu, người ta vẫn cần phải nhắc đến một Lưu Quang Vũ nhà thơ, với những cống hiến không hề ít ỏi của anh. 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1 65.pdf