Luận văn Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân

MS: LVVH-VHVN003 SỐ TRANG: 137 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Trước năm 1975 2.2. Từ sau năm 1975 3. Đóng góp mới của luận văn 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA KIM LÂN 1.1 . Về khái niệm phong cách nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật 1.1.2. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật 1.2. Quan niệm về con người và về cái đẹp của phong tục văn hoá làng quê 1.2.1. Quan niệm về con người 1.2.2. Quan niệm về cái đẹp của phong tục văn hoá làng quê CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG TỰ SỰ CHỦ YẾU TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT KIM LÂN 2.1. Từ bức tranh quê hương, không gian làng - xóm đến cái nhìn nhiều phía và những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Kim Lân 2.1.1. Bức tranh quê hương và không gian làng - xóm 2.1.2. Cái nhìn nhiều phía về con người và những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Kim Lân 2.2. Con người văn hóa và cảm hứng “phong tục” trong VXNT Kim Lân 2.2.1. Con người văn hóa 2.2.2 Cảm hứng “phong tục” CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT KIM LÂN 3.1. Phương thức tự sự 3.2. Trần thuật chủ quan, khách quan 3.2.1. Trần thuật chủ quan 3.2.2. Trần thuật khách quan 3.3. Những thủ pháp xây dựng nhân vật 3.3.1 Miêu tả tâm lí và sử dụng độc thoại nội tâm 3.3.2 Khắc hoạ nhân vật bằng yếu tố ngoại hình và tên gọi 3.3.3 Xây dựng nhân vật mang yếu tố tự truyện 3.4 Xây dựng tình huống và cốt truyện; ngôn ngữ và giọng điệu 3.4.1 Xây dựng tình huống và cốt truyện 3.4.2. Tạo lời văn nghệ thuật và giọng kể KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf137 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất hạnh dồn dập thường là tăng cấp. Những tác phẩm được xây dựng bởi tình huống như thế thường bao quát cả cuộc đời nhân vật. Những tình huống đó đều nói về những nỗi bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Đọc truyện Kim Lân, đặc biệt là mảng truyện thế sự, ta thấy rõ những nhân vật phụ nữ của ông không mấy ai có hạnh phúc trọn vẹn với tư cách là con người cá thể. Hơn thế, họ lại luôn chịu những nỗi bất hạnh chồng chất. Kim Lân muốn qua nhân vật của mình cho người đọc thấy được cái tận cùng nỗi khổ của con người, mặt khác, ông muốn khẳng định những phẩm chất tinh thần tốt đẹp của con người trong mọi hoàn cảnh. Tạo tình huống cho truyện “Cô Vịa”, Kim Lân xoay quanh cuộc đời của cô Vịa - một cô gái phải gánh chịu cả một chuỗi bất hạnh. Thứ nhất, cô Vịa chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm gia đình ngay từ lúc nhỏ, mồ côi mẹ, sống với mẹ kế, bị hành hạ khổ sở. Thứ hai, mười tuổi cô lại mồ côi cha, cô bị mẹ kế đánh đập “da diết suốt ngày”. Thứ ba là vì khao khát hạnh phúc của một mái ấm gia đình mà cô đã rơi vào bẫy tình đến nỗi phải thân tàn ma dại. Bấy nhiêu thứ tai họa dồn dập trút lên đầu cô gái như thế nhưng với Kim Lân dường như vẫn chưa đủ, ông để cho Ứng đùa trêu cô khi biết cô luôn có ảo tưởng làm vợ Phán Đường, khao khát một cuộc sống giàu sang hạnh phúc. Nhưng tất cả chỉ là một giấc mơ, nó cũng giống như lời nói đùa của Ứng thì không bao giờ là sự thật và cô đã tuyệt vọng trên con đường đi tìm hạnh phúc, nên đã dẫn đến cái chết trong điên 108 Tạo ra những tình huống khác nhau, dù có khi ngay trong một đề tài, ngay trong một truyện ngắn, điều đó càng khẳng định sự tìm tòi của Kim Lân trên con đường nghệ thuật. Khảo sát và rút ra một số dạng tình huống trên, chúng tôi nhận thấy sự tìm tòi của Kim Lân luôn diễn ra trên bề rộng lẫn bề sâu. Một mặt, với “khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” của mình, ông đã nới rộng đường viền của hiện thực trong tác phẩm và nhanh chóng tìm ra trong cuộc sống đời thường, những tình huống truyện nhẹ nhàng, nhưng thâm sâu, ý nhị. Mặt khác, ông cũng tạo ra những tình huống cho nhân vật “tự nhận thức” để gởi gắm những vấn đề tư tưởng đang đặt ra trong đời sống ở nông thôn Việt Nam. Ở đây, chúng tôi cũng gặp lại Kim Lân trong những tình huống gợi lòng thương cảm vẫn không mâu thuẫn, không xung đột, gây cấn nhưng lại sâu sắc hơn, hay hơn và cũng độc đáo hơn. Sự tìm tòi đó có thể cho là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của Kim Lân. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Mà truyện ngắn là “một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Đó chính là khoảnh khắc của cuộc sống, có khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm, một tình thế xã hội… Do vậy, điều quan trọng là khi viết truyện 109 Để làm được như thế, nhà văn có thể dựa hẳn vào ưu thế riêng của một cốt truyện ly kỳ độc đáo. Cũng có thể dựa hẳn vào cái tài, cái duyên kể chuyện để biến những việc bình thường, thậm chí tầm thường, thành “chuyện”, thành “câu chuyện”. Lại cũng có thể phối hợp cả hai cách trên. Phương thức tự sự truyền thống thường rất chú trọng vào việc dùng cốt truyện, một cốt truyện với đầy đủ những thành phần “cổ điển” như “trình bày”, “khai đoạn” (thắt nút), “phát triển”, “đỉnh điểm” (cao trào) và “kết thúc” (mở nút). Phương thức tự sự hiện đại thường không chú trọng nhiều vào việc xây dựng cốt truyện, hoặc giản lược đi, thường chỉ còn là mô hình chủ yếu với “thắt nút”, “mở nút”. Trung tâm của người viết truyện giờ đây là nghệ thuật kể chuyện, tức là cái cách nhà văn làm cho độc giả chăm chú lắng nghe mình “nói” như thế nào và đến mức nào?. Và tất nhiên là các nhà văn hiện đại Việt Nam, trên bước đường hiện đại hóa VXNT, nhất là truyện ngắn, đã có nhiều cách ứng xử kỹ thuật đối với cốt truyện. Nguyễn Công Hoan vẫn viết rất hứng thú với các câu chuyện có cốt truyện bất ngờ độc đáo bằng mô hình “thắt nút”, “mở nút” tài tình. Nam Cao cũng tận dụng cốt truyện nhưng chủ yếu tập trung sáng tạo tính cách, tinh thần của nhân vật. Riêng Kim Lân thì lại có một “lối dựng truyện mới mẻ”, có những truyện có thể nói là không có cốt truyện, cốt truyện với ông chỉ là cái cớ để xâu chuỗi các yếu tố, chi tiết, các bức tranh phong tục, các “mảnh đời đầu thừa đuôi thẹo” để phát huy cái duyên kể chuyện và khơi sâu tâm trạng. Người đọc quả nhiên sẽ gặp ở Kim Lân một điểm khác biệt so với những nhà văn khác khi xây dựng cốt truyện: ông chú tâm đi sâu vào đời sống, sinh hoạt, các phong tục văn hóa ở làng quê Bắc bộ, bằng cách tạo tình huống độc đáo, cách kể chuyện thật tự nhiên, gần gũi, thân mật. Truyện ngắn của ông phần lớn là phát triển theo hướng tích cực và thường kết thúc có hậu, tác giả tiếp thu ở 110 Để có được bản sắc riêng và sự khác biệt trên, cùng với nghệ thuật tạo tình huống, Kim Lân còn sử dụng một số biện pháp khác để xây dựng cốt truyện. Biện pháp nghệ thuật tăng cấp thường có giá trị bổ sung tô đậm các đặc điểm của các nhân vật, làm rõ tính chất của các sự kiện. Nắm bắt được thế mạnh của biện pháp nghệ thuật này, Kim Lân đã sử dụng khá rộng rãi. Trong quá trình dựng truyện, Kim Lân dùng biện pháp tăng cấp để tô đậm thêm đặc điểm nhân vật, để thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Trong truyện “Con mã mái”, Kim Lân dành một đoạn dài để tả thú chơi cây cảnh của Cả Chuẩn để rồi sau đó đưa ra nhận xét: “Chính ra Cả Chuẩn cũng không tha thiết gì với cái vườn cảnh cho lắm, thật tâm ông chỉ thích gà chọi thôi” [47]. Đặc điểm mê gà chọi của Cả Chuẩn như thế được tô đậm. Còn trong Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, miêu tả Trạng vật, Kim Lân dành nhiều công sức để miêu tả sức mạnh của đối thủ là Trạch Khô. Nào là “…một đô vật đã ăn giải cạn mấy năm vùng Đông ngàn…”, “bao nhiêu sân vật, đến ngay sân Cẩm Giang là một sân đàn anh trong vùng cũng không có ai đánh lại”. “Nào là… vào vật khảo xong ba kéo lèo”, “chưa đầy ba nhịp trống Quắm đen bị Trạch Khô dùng móng “quai quất”, và một tay khóa cánh vít gáy, một tay nắm khố mép nên ra ngoài sới” [65], nâng sức mạnh của Trạch Khô lên để rồi cho gặp Trạng Sặt, sức khỏe của Trạch Khô ghê gớm bao nhiêu thì sức khỏe của Trạng Sặt nâng cao lên bấy nhiêu. Kim Lân đã khéo léo cho người đọc thấy được sức mạnh của Trạng Sặt chỉ qua một câu kết: “Sặt dùng toàn lực nhấc lưng Trạch Khô lên” [65]. Đọc truyện ngắn “Làng”, chúng ta có thể thấy “Làng” chỉ là một cái cớ, một cái nền làm nổi rõ một nhân vật, một “người làng” yêu nước - ông Hai. Rõ 111 Tác giả Kim Lân còn tài tình hơn nữa, khi miêu tả bà chủ nhà “lắm lời, tham tham” để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Người đọc có thể thấy toàn bộ truyện “Làng”, hầu như không có một chi tiết nào nhắc đến đời sống nơi sơ tán, nhưng có một đoạn tác giả lại dựng lên hình ảnh của mụ chủ nhà tham lam, ích kỷ, quá quắt, nhòm ngó cả vào tài sản, đời sống của ông Hai. Nhưng khi nghe tin nhà ông Hai bị đốt và người dân làng Giầu không theo Việt gian thì “mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng”, và nói “Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê!” [55]. Lòng yêu nước của ông Hai nói riêng và của người dân Việt 112 Truyện ngắn Kim Lân không có nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, càng không có nhiều nội dung chồng chéo phức tạp nên cốt truyện phần lớn được xây dựng theo lối kết cấu tâm lý - xoay quanh một tâm trạng, một nỗi lòng. Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”, chúng ta thấy tâm lý xuất hiện dường như lấn át cả sự kiện bỏ qua sự kiện, hoàn toàn không nương vào sự kiện. Mở đầu câu chuyện anh Tràng đưa vợ về nhà gặp mẹ là tâm trạng băn khoăn, ngạc nhiên của bà cụ Tứ, rồi đến nỗi lòng của một người mẹ nghèo khi “hiểu ra mọi nhiều cơ sự, vừa như ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình (…). Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…” [65]. Tiếp đến bà nghĩ về quá khứ, “nghĩ về cuộc đời cơ nhỡ, cực khổ dài dằng dặc của mình” [65]. Câu chuyện chỉ chấm phá vài sự kiện, còn hoàn toàn là diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ trước việc lấy vợ của anh Tràng trong hoàn cảnh thê thảm của nạn đói. Ở một góc độ khác, sức hấp dẫn của truyện ngắn “Làng” là những dòng phân tích tâm lý khá nhiều dạng sắc thái khác nhau. Từ tâm lý của một con người yêu làng hay khoe làng đến tâm lý của người dân tản cư buồn rầu vì phải xa làng, nhớ làng. Rồi lại ghét làng khi nghe tin làng mình theo giặc… Tâm trạng nối tiếp tâm trạng, sự kiện chỉ thấp thoáng, có chăng thì sự kiện chỉ là cái cớ để nhà văn triển khai tâm lý ông Hai… Có thể nói, đọc tác phẩm Kim Lân người đọc đều thấy có yếu tố tâm trạng con người với những mức độ và ảnh hưởng khác nhau. Trong đó những tác phẩm có yếu tố tâm lý chi phối cốt truyện chiếm một khối lượng khá lớn. Cho nên có thể xem đây là một đặc điểm khá ổn định của tác phẩm Kim Lân. Nhìn chung, cốt truyện truyện ngắn Kim Lân phong phú, đa dạng, linh hoạt, không bị gò bó theo một khuôn mẫu nào sẵn có, bởi vậy, dung lượng thì 113 3.4.2. Tạo lời văn nghệ thuật và giọng kể Xét trên bình diện lời văn nghệ thuật, phong cách VXNT Kim Lân cũng được bộc lộ nhiều đặc điểm riêng đáng lưu ý. Nhưng ở đây luận văn chỉ giới hạn lại trong một phạm vi hẹp: đó là cách tạo lời văn nghệ thuật của ông trong việc miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với ngôn ngữ của đời sống, của tâm hồn tạo nên một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, tự nhiên mà vẫn trong sáng, hóm hỉnh, tươi tắn. Với cách viết và cách miêu tả của Kim Lân càng chứng tỏ hơn sự tài hoa, tinh tế của ông trong việc vận dụng ngôn từ miêu tả. Mặt khác, để thấy được khả năng vận dụng sáng tạo lời văn nghệ thuật của Kim Lân, chúng ta cần xem xét phương diện ngôn ngữ nhân vật trong các lời thoại. Bởi qua lời ăn tiếng nói của nhân vật, ở một khía cạnh khác, ngôn ngữ trong lời thoại nhân vật cũng là một thành công góp phần tạo nên phong cách nhà văn. Bởi qua lời ăn tiếng nói của nhân vật, một mặt chúng ta sẽ thấy được ngôn ngữ của một vùng - miền - văn hóa cụ thể, mặt khác, thấy được cả sự am tường và khả năng sử dụng sáng tạo ngôn từ của nhà văn. Kim Lân cũng thế ông viết về cuộc sống nông thôn làng quê Bắc bộ, nhân vật trong tác phẩm của ông chủ yếu là người nông dân, do đó, 114 - “Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn độc lập … - Nó chết một cái nhà tôi neo người quá phải đi, chứ những như một mình tôi, thì tôi ở lại làng với anh em cơ đấy … - Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ! - … Láo! Láo hết. Toàn là sai sự mục đích cả. - … Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sai sất. Toàn là sai sự mục đích cả”.[55] Còn trong trường hợp mụ chủ nhà, lời thoại của mụ ra cái giọng cay nghiệt, sống sượng, có phần độc địa: - “Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được … - Này, nói thì bảo là tham, cái nhà ông Hai này, với bác Thứ bên kia, thật tớ đếch được cái gì, ở xóm dưới cánh hàng xáo họ ở, họ nuôi lợn được vô khối là khuẩn. Nói thật tớ cho ở nhờ chỉ chủ có mỗi cái “khuẩn” ấy thôi” [55]. Có một điểm chung ở các lời thoại này là rất nhiều từ đệm trong khẩu ngữ mang tính địa phương. Nhà văn đã chủ động để khắc họa cái chất “địa phương tính” của nhân vật. Thông qua cái chất “địa phương tính” trong nói năng, thấy được cái nét riêng, phong vị riêng thuộc văn hóa mỗi vùng. Để ý cái chất “địa phương tính” của lời thoại trong “Vợ nhặt”, người đọc cũng thấy tần số xuất hiện rất đậm đặc. Có thể liệt kê một cách tùy hứng, không đầy đủ cũng đã thấy sự phong phú của chúng: “- Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào. - Có mỗi mình tôi mấy u nhá. 115 - … đằng ấy nhỉ? - Điêu, người thế mà điêu. - Thì u cứ hẵng vào trong nhà đã nào! - Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên chiếc chĩnh chiện cái đã nào! - Đã một mình lại còn mấy U. Bé lắm đấy! - …Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi, chả cần. - Vợ mới vợ miếc. - Khỉ gió! - Chỉ được cái thế là nhanh. Dơ! - …”[65] Có lẽ hiếm thấy nhà văn nào lại sử dụng lời quê trong các lời thoại của nhân vật đậm đặc như trong truyện ngắn Kim Lân. Cái lạ là người đọc cảm thấy nhân vật nói năng vô cùng tự nhiên, mà lại rất khác người. Cá tính nhân vật được khắc tạc ấn tượng. Lại nữa, các từ có tính địa phương không hề cản trở người đọc, mà lại tạo nên sự bất ngờ, thú vị cho người đọc. Môi trường văn hóa ngôn ngữ làng quê đã ban tặng cho Kim Lân sự giàu có, đến lượt nhà văn đã không phụ ân huệ ấy với một sự làm chủ vững vàng, phong phú, điêu luyện. Kim Lân luôn có ý thức thể hiện những mảnh đời, những số phận, những ngón chơi bằng thứ giọng kể đậm “chất quê”. Đọc một đoạn văn sau đây của Kim Lân ta sẽ thấy rất rõ điều đó: “Sặt đi vật đã nhiều nơi, mà chưa một ai đánh ngã nổi. Cậu thường phàn nàn tiếc rằng: Chưa bao giờ gặp được địch thủ để thử sức, thử tài. Các đô thời bấy giờ gọi cậu là Trạng Vật. Hễ cậu dự giải thì họ lờ đi, không dám vào phá, để Sặt ăn giải cạn. Mà nếu có đô nào nổi tiếng nho nhe muốn thi sức là họ vội can ngăn ngay: “Ấy chớ! Đừng vuốt râu hùm! Tôi bảo thật. Vật với ai thì vật, chứ đừng vật với Trạng Sặt thì toi mạng” [65]. Câu chữ của Kim Lân thường thế, tinh và gọn. Đặc biệt là rất giàu cảm xúc, gợi hình ảnh bằng việc chọn và sử dụng từ láy một cách tài tình. Có thể thấy rằng, qua khảo sát một vài truyện ngắn của ông thôi mà chúng tôi đã ghi nhận cụ thể như sau: 116 Truyện “Tông chim Cả Chuống” có 205 từ láy; “Con chó xấu xí” có 203 từ láy, “Vợ nhặt” có 194 từ láy, “Làng” có 180 từ láy… Chúng ta hãy đọc một đoạn minh chứng trong truyện “Tông chim Cả Chuống” để thấy rõ hơn sự điêu luyện trong nghệ thuật từ láy của nhà văn. “Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào ngăn ngắt. Hai bên dãy phố úp xúp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo, sù sì bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ gào lên từng hồi thê thiết” [65]. Chính nghệ thuật từ láy đã làm cho câu văn của Kim Lân vừa trở nên mộc mạc giản dị, lại vừa tươi tắn tự nhiên mà vẫn khắc họa được những hình tượng nghệ thuật vô cùng sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đây có thể coi là một đặc điểm riêng của Kim Lân. Và cũng là một nét đặc trưng nổi bật trong phong cách ngôn ngữ của ông. Kim Lân còn có ý thức trong việc nâng cấp ngôn ngữ nghệ thuật cho ngôn ngữ tác phẩm của mình. Văn ông giàu hình ảnh với từ ngữ khá là trau chuốt, linh hoạt và kết cấu câu đa dạng. Câu văn của ông chủ yếu là câu đơn, câu đơn đặc biệt. Xin đơn cử một đoạn trong truyện ngắn “Vợ nhặt” “… Mặt hắn có vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Cô ả cấp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàn nghiêng che khuất đi nửa mặt. Ả ta rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem” [65]. Trường hợp với câu đơn đặc biệt cũng xin dẫn một đoạn sau: “- Khỉ gió. Ả đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại. (…) - Mẹ bố chúng mày cắn gì thế! - Vẫn chưa đến à? - Còn chán. 117 - Khiếp!” [65], hoặc “- Chết thật!... Này, anh đã biết gì chưa? Bóng cái đầu khẽ đụng đậy. - Anh Mùi bị bắt rồi đấy! ... - Mùi bị bắt rồi à? Đoàn hỏi dồn dập trong hơi thở, hai tai nghe ù ù. Bóng những mảng tối xoay xoay trước mặt, có những mảng xanh, mảng đỏ… - Bắt rồi. Bắt khi chiều …” [65] Và Kim Lân như một nhà lắp ghép ngôn ngữ, ông khéo léo đưa thành ngữ, tục ngữ vào từng câu một cách tự nhiên vừa vặn và sít sao, mang đậm chất dân gian đã góp phần diễn tả một cách chân thật, sống động cuộc sống của những con người nghèo ở làng quê nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đồng thời cũng cho người đọc thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Xin đơn cử trường hợp tiêu biểu nhất, cụ thể ở đây là trong truyện ngắn “Cơm con” chúng ta thấy nhà văn không cần kể lể dài dòng, chỉ cần đưa các thành ngữ vào, người đọc cũng hiểu rõ tình cảnh vất vả, lận đận cùng tấm lòng hy sinh hạnh phúc riêng vì con mình của cụ Cả Nhiêu: “Chao ôi! Cứ nghĩ đến cái đận gà trống nuôi con ấy mà phát sợ. Một mình cụ tần tảo buôn rau bán hành, buôn thúng bán bưng, thôi thì xoay xỏa đủ vành. Anh em trong họ khuyên cụ lấy thêm bà Hai. Nhưng cụ Nhiêu thương con: “biết rằng người ta có thực thương con mình không? Hay lại tan cửa nát nhà. Nên cụ không dám tơ tưởng đến đường vợ lẽ con thêm làm gì?” [66]. Ở điểm này, Kim Lân có phần giống với Nguyên Hồng, nhưng lại khác biệt rất rõ so với Thạch Lam. Bởi Kim Lân cũng như Nguyên Hồng đều sống gần gũi với những người dân lao động nghèo lầm than, khổ cực ở nông thôn nên các ông thấm thía nỗi khổ của họ cũng như của chính bản thân mình. Còn Thạch Lam cũng có lòng trắc ẩn chân thành đối với những con người nghèo dưới đáy xã hội, nhưng ông lại thuộc một tầng lớp khác, có cuộc sống khác nên cách nhìn, cách viết của ông cũng khác với Kim Lân. Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi nhận thấy sự liên tưởng so sánh thường xuất hiện dưới những hình thức dân dã độc đáo, với nhiều kiểu dạng khác 118 nhau: A như B; A là B; A bằng B. Nhưng chủ yếu là dạng so sánh mang tính giả định A như B chiếm tỉ lệ đến 96%. Chỉ riêng trong truyện Con chó xấu xí, chúng tôi đã gặp được những trường hợp cụ thể sau: Trong con mắt chủ nhà thì vẻ bề ngoài của con chó nhà mình “y như đứa trẻ con một người làm lẽ thứ năm, thứ bảy trong một gia đình giàu có, đông con mà bố mẹ chết rồi phải ở với anh, chị con bà cả vậy” [59]. Chủ nhà nhìn con chó xấu xí vốn không thiện cảm, không ưa “Nó bằng cái nắm đấm thế này, vừa bé, vừa lường, còm dốm như con chuột trù ấy” [59]. Miêu tả con chó suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà “Nó ngồi gù gù ngoài bóng nắng như anh nghiện thuốc lá”; “Lông nó lường ăn rụng từng đám lơ phơ, nham nhở và đỏ bẻm như đám cỏ ấy”; “Đuôi nó thun lủn một mẩu xám xịt như đuôi một con chuột cống già”, hoặc ông miêu tả anh bợm rượu, thích ăn thịt chó “Cái miệng chảy thểu ra lúc nào cũng thấy tóp ta, tóp tép như cóc thèm muỗi…” [59] Lối so sánh ví von của Kim Lân thường bao giờ cũng phù hợp với đề tài của truyện. Ông sử dụng những hình ảnh, sự vật ngay trong môi trường cảnh quan mà nhân vật sống. Đặc điểm này không chỉ với “Con chó xấu xí” mà chúng tôi vừa mới nêu trên đây. Trong “Người chú dượng”, ông từng miêu tả ông Mộc gù “người lùn thấp và to lớn bè như cái cối xay”, “ những bắp thịt trên người, trên mặt, trên vai, trên cổ đều nổi u lên từng cục và đang lặng lẽ di chuyển dưới lớp da đỏ cháy như đồng tụ”, “bàn chân, bàn tay đều to ngắn, nứt nẻ, sần sùi như những cành củi gộc”; cô hàng xén ở bến Mảng “có cái cổ trắng ngần và hai bàn tay muôn muốt như bàn tay cô tố nữ trong tranh vẽ”; bà cụ ngồi bán hàng rong dưới gốc đa “như một bà cụ nào trong truyện cổ tích và tưởng chừng cụ vẫn ngồi như thế từ thời nảo, thời nào đến bây giờ”; còn Hiền - nhân vật “tôi”. Khi trở lại Trại Han “tôi bỗng có cái cảm giác giống như những ngày kháng chiến về thăm gia đình”… [66]. Trong Ông lão hàng xóm, khi nói về số phận không may của Đoàn - một Đảng viên - từng vào sanh ra tử với Cách mạng, giờ lại thể hiện trách nhiệm của một người dân góp phần vào công cuộc cải cách 119 ruộng đất ở nông thôn, bỗng dưng bị vu oan là quốc dân tính kết tội chết, Kim Lân viết: “Việc xảy ra đột ngột và phũ phàng. Nó giống như một cơn giông ngày hè thình lình ập đến, tối sầm cả trời đất”, “Đoàn là một tên phản động. Sống giữa quê hương làng xóm của mình mà ngăn cách như một người bị đày ải ở một xứ sở nào khác…” [65]. Trong khi đó hai lọai so sánh có tính chất khẳng định A là B; A bằng B chỉ chiếm có 4%. Chẳng hạn như: “Từng tiếng chuông từ gác tam quan chùa Dận buông ra không trung, vọng xa xa ngân nga và buồn não nuột. Nhưng cũng chưa buồn bằng cái giọng rì rầm của chú tiểu tụng kinh, non nớt và rung rẩy như tiếng chim chưa ra giàng.” [65]. Hoặc, “Thời buổi bây giờ đào được cái hầm, cái hố tốt sao nó lại sướng đến thế nhỉ? Bằng ông Lưu Bị vớ được cụ Gia Cát Lượng đấy nhá!” [65] Đưa sự vật này so sánh với sự vật kia chủ yếu bằng chất liệu ngôn ngữ đời thường, một mặt Kim Lân đã nâng cấp tính bác học cho câu văn của mình, mặt khác ông kéo gần các sáng tác đó lại với đời sống, đó là lí do khiến cho ngôn ngữ trong tác phẩm của ông giàu tính biểu cảm. Xâu chuỗi lại tất cả sự phân tích trên đây đã cho thấy những vẻ đẹp đặc sắc đáng quý của ngôn ngữ VXNT Kim Lân. Nó là ngôn ngữ của đời sống của tâm hồn rất mộc mạc, bình dị tự nhiên mà vẫn trong sáng hóm hỉnh, tươi tắn rất Kim Lân. Đây cũng là phần đặc sắc nhất trong những tìm tòi thể nghiệm của nhà văn. Do đó, có thể nói ngôn ngữ đã góp phần hình thành nên phong cách VXNT Kim Lân. Nói đến một Kim Lân của nông thôn làng quê Bắc bộ, là nói đến một giọng điệu thủ thỉ, chậm rãi, rất đôn hậu, trầm sáng, gần với giọng cổ tích. Giọng điệu này được quy định do cảm hứng của tác giả, một phần là từ những cảm xúc thật sự trước cuộc sống của con người ở làng quê ông, một phần cũng là do tác giả muốn ca ngợi phẩm chất của những con người lao động nghèo dù trong hoàn 120 cảnh khốn cùng họ vẫn yêu thương, cưu mang nhau và vẫn lạc quan tin tưởng hướng về một tương lai tươi sáng hơn. Trong văn học, giọng điệu thường chứa đựng thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả. Giọng điệu qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm. Giọng điệu tạo ra sự xa gần thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Do đó, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, Kim Lân đã phải lựa chọn giọng điệu phù hợp với từng chủ đề, từng hoàn cảnh, từng loại nhân vật trong truyện. Quan điểm về hiện thực và con người thay đổi đã kéo theo những thay đổi khác về các biện pháp nghệ thuật, về tư tưởng, thẩm mỹ… đưa nhà văn tìm đến sự khám phá con người trong mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa cao cả và thấp hèn. Tất nhiên, chúng tôi cho rằng sự đa dạng trong sáng tác Kim Lân chỉ là thành quả bước đầu của sự đổi mới trên con đường hiện đại hóa văn học. Và với ý nghĩa đó, chúng tôi thấy các tác phẩm viết về đề tài thế sự, đặc biệt là ở các truyện bàn về công cuộc cải cách ở nông thôn đã thể hiện rõ hơn về giọng điệu trong sáng tác của ông. Có thể nói, Kim Lân đã chọn chỗ đứng bình đẳng với nhân vật để nhân vật nói lên tiếng nói của mình. Đọc các truyện Ông cả Luốn gốc me, Con chó xấu xí, Người chú dượng... thật khó mà phân biệt đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật. Những cuộc độc thoại nội tâm đã mang tính chất một cuộc đối thoại với nhiều giọng điệu khi thì mỉa mai phê phán, khi thì tự biện lí giải cho hành động của mình… nhưng nổi bật lên vẫn là giọng điệu đôn hậu, trầm sáng của những con người bị nỗi đau tinh thần giằng xé khiến cho trong một con người luôn xảy ra những nghịch lý khi vừa phạm phải sai lầm lại vừa biết ăn năn, đau khổ trước những sai lầm đó. Cách nhìn mới về con người như vậy ít nhiều cũng đưa lại cơ sở nhất định để Kim Lân tạo thêm nhiều giọng điệu cho tác phẩm của mình. Đọc và xâu chuỗi lại hết toàn bộ truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi nhận thấy tất cả đều toát lên một sự nhẹ nhàng, đằm thắm, sâu lắng với một giọng kể 121 thủ thỉ, chậm rãi, trầm sáng và đôn hậu, lại phảng phất cách kể chuyện cổ tích, rất hợp với đặc điểm tính cách của những nhân vật người lao động ở làng quê nông thôn Việt Nam. Với giọng văn như thế, Kim Lân đã rất thành công khi thể hiện đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân quê trong những sáng tác viết về đề tài phong tục. Có thể nói là trong “Đôi chim thành” từ cách xưng hô, gọi tên, dùng từ đến sắc điệu tình cảm đều toát lên giọng văn đôn hậu, trầm sáng. “Trưởng Thuận chạy ra hiên đon đả: - Nắng nôi thế này, cụ cũng chịu khó sang chơi. Cụ Tú vuốt râu cười khanh khách: - Có hề gì. Nhân thằng chánh Quyền nhà tôi bảo bên ông có quần chim bay, nên muốn sang xem. Ông Trưởng cười nhũn nhặn: - Xin rước cụ vào trong nhà nghỉ ngơi cho mát đã”. [65] Ta cũng cảm nhận được cái giọng văn đôn hậu, trầm sáng ấy trong các truyện Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, Cầu đánh vật, Con mã mái, Tông chim Cả Chuống, Ông Cản Ngũ … Tính trầm sáng, đôn hậu trong giọng điệu của truyện ngắn Kim Lân được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể. Chẳng hạn ở những truyện thuộc đề tài thế sự như Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, Làng, Vợ nhặt… Giọng điệu của truyện tuy có cái bình thản của “sự đời cứ diễn ra như thế” (Ban Dắc), nhưng tính trầm sáng, đôn hậu lại ẩn sau câu chữ của nhà văn. Ở đây chúng tôi nhìn thấy một Kim Lân do điểm nhìn trần thuật của một người “biết hết” nên tỏ ra tinh tế, hóm hỉnh trong cách phát hiện, thể hiện những vấn đề của cuộc sống. Từ chỗ quan sát và khám phá trong đời sống thường nhật, Kim Lân đã đi thẳng vào tìm kiếm lẽ đời trong số phận cá nhân và các vấn đề xã hội. Từng bước một ông dần dần hóa thân vào một nhân vật, sống cùng nhân vật để khám phá và tìm hiểu cái chiều sâu của hiện thực. Trên cơ sở đó, ông đã tạo cho sáng tác của 122 mình một giọng điệu da diết, trầm lắng và cuốn hút hơn khiến người đọc phải chiêm nghiệm suy ngẫm về những gì mà nhà văn đặt ra Chẳng hạn truyện ngắn “Làng”, Kim Lân với tư cách là người kể chuyện, ông đã kể về cảnh làng quê Việt Nam trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Ở đó nhà văn xoay quanh nhân vật chính ông Hai - một con người thuần phác, đôn hậu có bản chất tốt đẹp: rất yêu làng của mình. Và qua câu chuyện, ông Hai đã tự kể về làng của mình. Lúc thì ông khoe làng bằng một giọng say mê, hào hứng, lúc thì ông nhớ về quê hương làng xóm bằng giọng điệu vừa trầm lắng trong dòng hồi tưởng, nhưng cũng vừa tự hào về làng của mình. Rồi khi hay tin làng theo giặc thì ông vô cùng đau khổ, ngỡ như không thể sống, giọng điệu trở nên trầm lắng hẳn xuống, khi thì ngậm ngùi, khi thì thủ thỉ tâm sự… Giọng điệu càng về sau càng có dư vị thương cảm hơn đối với một người vốn cả đời chỉ quẩn quanh trong làng của mình; luôn yêu quý, tự hào, bằng lòng với tất cả những gì thuộc về làng của mình, cùng một lúc buộc ông phải chịu hai cú sốc - xa làng đi tản cư và nghe tin làng của mình theo giặc. Kim Lân đã vừa kể vừa tả tâm trạng người dân yêu làng không muốn nghe người ta nghĩ và nói không tốt về làng của mình - làng theo Tây - vì đây là một sự thật quá nghiệt ngã đối với ông mà lâu nay ông không bao giờ tin cũng như không bao giờ nghĩ đến. Giọng điệu của truyện trầm lắng dần. Truyện khép lại ở mạch kể. Ông Hai cảm thấy vô cùng sung sướng tự hào khi được tận tai nghe ông chủ tịch làng đính chính làng mình không theo giặc. Còn con người mụ chủ nhà đáng ghét tham lam, bủn xỉn, hay xoi mói, thóc mách bỗng trở nên đáng thương, vì mụ cũng “tỏ vẻ vui sướng, mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo. - A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy. Thôi bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên. Ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu. Mụ cười khi khí. - Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn… mà ăn mừng đấy!” [55] 123 Chúng ta thấy trong con người Việt Nam luôn tiềm tàng tinh thần yêu nước. Có lẽ vì thế mà mụ chủ nhà lại thay đổi tính cách nhanh như thế. Và điều này cũng đã cho thấy khi mọi người biết tìm cái chung trong nguồn tình cảm thiêng liêng thì họ sẽ trở nên gần gũi nhau hơn. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện nổi bật lên là giọng kể thủ thỉ, tâm tình rất đôn hậu, trầm, sáng của một con người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”. “Anh chàng hiệp sĩ gỗ” là truyện ngắn duy nhất của Kim Lân mang những nét viễn tưởng với sự giả định rằng đây là “Câu chuyện cảm động về một con rối và trái tim người” và hậu vận của anh chàng hiệp sĩ gỗ khi đã bằng lòng với mụ phù thủy là giết một cô gái để được biến thành người, đặc biệt là cuộc đối thoại giữa anh chàng hiệp sĩ gỗ với mụ phù thủy và cô gái. Những nét viễn tưởng ấy làm cho truyện thi vị hơn, trong trẻo hơn trong cái kết thúc có hậu về tình đời, tình người. Giọng chủ đạo đó được trở lại trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, các nhân vật ở đây chủ yếu cũng vẫn là những “mảnh đời đầu thừa đuôi thẹo” và cũng vẫn hơi văn, mạch văn ấy, thay vì ông đi sâu vào những vấn đề mưu sinh và tính chất phức tạp đặt ra trong các mối quan hệ của cuộc sống ngay nạn đói thì ông lại đi sâu vào quan hệ tình người. Đặt nhân vật vào quầng sáng của thế giới tình cảm, Kim Lân đã phát huy thế mạnh của một ngòi bút trữ tình nhân bản, của một tâm hồn đồng cảm với niềm vui và nỗi đau con người. Mặc dù viết về sự nghèo khó khốn cùng của con người trong nạn đói nhưng tác phẩm vẫn toát lên một vẻ đẹp của tình người. Đó là sự yêu thương, cưu mang, đùm bọc giữa những con người nghèo với nhau, đặc biệt là dù cuộc đời đói khổ nhưng họ vẫn khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc, vẫn hướng tới một ngày mai tươi sáng, no đủ hơn. Có thể nói “Vợ nhặt” vừa có sự xót xa đồng cảm với nỗi đau khổ của con người lại vừa tin tưởng ngợi ca tấm lòng bao dung, nhân hậu, cùng với tinh thần lạc quan luôn khao khát cuộc sống gia đình hạnh phúc của những con người lao động nghèo nên giọng điệu của “Vợ nhặt” có phần độc đáo hơn so với những sáng tác khác. Nhưng, nhìn chung thì từ lời độc thoại nội tâm, đến lối kể chuyện, cách xưng hô, 124 gọi tên, cách dùng từ, sắc điệu tình cảm… trong “Vợ nhặt” nói riêng và trong VXNT Kim Lân nói chung, đã thể hiện thái độ thẩm mỹ và năng lực nghệ thuật của ông đối với người nông dân và thân phận của họ. Tất cả đều toát lên một giọng điệu thủ thỉ, chậm rãi; nhẹ nhàng, sâu lắng; đôn hậu, giản dị mà vẫn trong sáng, hóm hỉnh, tươi tắn. Đây cũng là một giọng điệu riêng mà chính nó đã góp phần tạo nên phong cách VXNT Kim Lân. 125 KẾT LUẬN Tiếp cận phong cách nghệ thuật với tính cách một hệ thống cụ thể về hình thức và nội dung, “một nguyên lý mỹ học của kết cấu thống nhất tất cả nội dung và tất cả hình thức của tác phẩm”, trên đây chuyên luận đã lần lượt tìm hiểu, khảo sát phong cách VXNT của Kim Lân trên tất cả các bình diện thuộc về hình thức (phương thức tự sự [chương ba] ) và nội dung (quan niệm nghệ thuật; nội dung tự sự [chương một, chương hai] ). Trong đó các yếu tố nội dung được xem là nguồn gốc hay cơ sở cắt nghĩa cho những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật thành những đặc điểm về hình thức của tác phẩm. Từ sự khảo sát và phân tích đó, chúng tôi có thể rút ra mấy kết luận sau đây về phong cách VXNT của ông. 1. Về quan niệm nghệ thuật của Kim Lân 1.1. Trong VXNT Kim Lân, con người được đề cao là con người cá nhân ở đời sống nông thôn làng quê Việt Nam. Con người ấy được nhìn nhận trong tư cách một chủ thể sống, tự cảm nghiệm, nhận thức thế giới và con người. Nó không phải là con người hành động hay con người tư tưởng (như trong sáng tác của “Tự lực văn đoàn”), cũng không phải là con người tâm lý với những quá trình xung đột tâm lý rõ rệt (như trong sáng tác của Nam Cao), mà là con người ở nông thôn với những tình cảm hết sức tốt đẹp bên cạnh đời sống tâm hồn phong phú và được soi chiếu trong nhiều mối quan hệ giữa con người với con người; giữa con người với con vật nuôi, với thiên nhiên. Con người ấy biết quý trọng đời sống nội tại của bản thân và của người khác; thích tự mình cảm thụ cái đẹp, tự cảm nghiệm lấy các chân lý, tự tạo ra cái đẹp, tạo ra hạnh phúc, niềm vui hoặc biết thực sự trân trọng ý nghĩa của sự sống và không dễ dàng thỏa hiệp buông xuôi trước sự sống đó. Chính do quan niệm này mà nhân vật của Kim Lân thường được miêu tả rất riêng, rất tình người, rất Kim Lân, mang cốt cách văn hóa của con người Việt, làng quê Việt. Con người mang truyền thống đạo lý của con người Việt Nam vốn là trung tâm và là một bộ phận không tách rời của một thế giới không ngừng đổi thay, 126 luôn tồn tại vận động trong trạng thái giao chuyển phức tạp giữa các khoảng không gian, thời gian khác nhau cho nên ô cửa để nhìn vào thế giới ấy phải mở ra một góc tiếp cận đặc biệt. Ô cửa và góc tiếp cận ấy trong văn Kim Lân chính là cái không gian làng xóm hay không gian nông thôn làng Việt giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. 1.2. Quan niệm về con người và thế giới như vậy mở theo nó quan niệm về văn chương và cái đẹp mang tính chất phát hiện của Kim Lân: cái đẹp là sự sống; cái đẹp trong thế giới vốn là phong tục, sinh hoạt văn hóa lành mạnh của người nông dân ở làng quê nông thôn Việt Nam với những thú chơi tao nhã, “phong lưu đồng ruộng”; cái đẹp ấy chỉ thực sự có giá trị khi nó sống với thực tại và được con người cảm thấy. Tác phẩm văn chương phải mang trong lòng nó cái đẹp của sự sống và nghệ sĩ chính là người tìm kiếm và nâng đỡ cái đẹp ấy trong cuộc đời. Và đó cũng chính là cái mà người đọc có thể tri giác được qua hệ thống hình tượng cảm tính, sinh động trong VXNT Kim Lân. Như vậy, nếu cần khái quát quan niệm nghệ thuật của Kim Lân trong một mệnh đề ngắn gọn, có thể gọi ông là Người ưa tìm cái đẹp của văn hóa làng quê, lịch sử Việt Nam. 2. Về những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Kim Lân 2.1. Thế giới và cuộc sống con người trong VXNT Kim Lân về căn bản là thế giới được nhìn từ quê hương, hay mang hình bóng quê hương đồng bằng Bắc bộ vốn dung dị và kín đáo, thân thuộc của nhà văn. Thế giới ấy được biểu hiện sinh động, đầy đủ nhất trong cấu trúc không gian làng - xóm rất Kim Lân. Ở đó, người đọc nhận ra cái không khí xã hội Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhận ra những vẻ đẹp mang cốt cách văn hóa Việt, tâm hồn Việt. 2.2. Từ bức tranh quê hương với cái nhìn không gian làng xóm, nhà văn có được nhiều góc tiếp cận thế giới và cái nhìn nhiều phía về con người, về đời sống sinh hoạt văn hóa ở nông thôn tạo nên những nội dung tự sự mới mẻ của nhà văn: 1) Con người văn hóa; 2) Cảm hứng “phong tục”. 127 2.3. Mỗi một nội dung tự sự như vậy có thể xem là một tìm tòi thể nghiệm tâm đắc của Kim Lân trong cách tiếp cận hiện thực đời sống cũng như cách thể hiện sự cảm nhận, suy ngẫm đánh giá của nhà văn. Khi kể những chuyện về đời sống sinh họat văn hóa làng quê với những thú chơi “phong lưu đồng ruộng” của người nông dân, Kim Lân đã đi sâu vào số phận, cốt cách, tâm trạng của họ ở một góc độ tiếp cận trực diện. Đó cũng chính là góc tiếp cận hiện thực mới mẻ và sở trường của riêng ông. Kim Lân mở ra một thế giới khác - một thế giới thứ hai riêng thuộc về con người văn hóa ở làng quê Việt Nam. Đó là những con người nghèo khó, khốn cùng mang mệnh danh “đầu thừa đuôi thẹo” nhưng lại trong sáng, tài hoa, phong lưu, bặt thiệp…, đặc biệt là dù trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn sống có đạo lý, vẫn lạc quan, yêu đời hướng về một tương lai tươi sáng hơn. Và đây cũng là một hướng đi đầy triển vọng cho VXNT hiện đại. Hướng về con người văn hóa ở làng quê Bắc bộ, Kim Lân tập trung viết về những con người thượng võ, những nghệ sĩ làng quê và những con người “đầu thừa đuôi thẹo” tạo nên một thế giới rất riêng. Nhân vật của ông vì thế mà thường mang vẻ đẹp truyền thống, đồng thời cũng ẩn chứa một sức sống riêng của con người hiện đại. Trang văn của ông vừa thanh thản, trang trọng bình dị trong những câu chuyện đấu vật, những sinh hoạt văn hóa với những thú chơi “phong lưu đồng ruộng”, lại vừa phảng phất một nỗi buồn man mác, hay niềm suy tư nhẹ nhàng sâu kín về số phận con người. Nhiều trang văn của Kim Lân đã chắt chiu những nét đẹp hồn hậu của tâm hồn Việt, cốt cách Việt…, phản ánh những nét đẹp của văn hóa làng Việt. Và như thế cũng đủ thấy Kim Lân - nhà văn hiện đại - có một tâm hồn “thuần hậu nguyên thủy” với nông thôn làng Việt đến dường nào. Có thể nói Kim Lân - một nhà văn phong tục - Người lưu giữ hoài niệm của văn hóa Việt, tâm hồn Việt. 3. Về phương thức tự sự trong VXNT của Kim Lân 3.1. Phương thức tự sự trong VXNT của Kim Lân chủ yếu là tự sự mang tính tự truyện, đặc biệt là sự kết hợp hình thức trần thuật chủ quan với hình thức trần thuật khách quan, lấy trung tâm chú ý của sáng tạo nghệ thuật là xây dựng nhân 128 vật, sự hòa phối kỹ thuật trong việc xây dựng tình huống và cốt truyện; ngôn ngữ và giọng điệu thuần hậu, chân tình. 3.2. Là nhà văn vốn là “con đẻ của đồng ruộng”, ngòi bút của Kim Lân luôn hướng tới sự gắn bó với cái CHÂN - THIỆN - MỸ của cuộc sống nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Truyện của ông đầy ắp những chi tiết đời tư - thế sự. Với lối trần thuật linh hoạt, có duyên. 3.3. Phong cách VXNT Kim Lân còn tập trung ở những thủ pháp xây dựng nhân vật. Nhà văn đặt con người vào mội trường sống bình thường, miêu tả cụ thể, sắc sảo, rõ nét về cả ngoại hình, tên gọi lẫn nội tâm nhân vật. Đặc biệt là ông xây dựng nhân vật mang tính tự truyện, chú trọng đi sâu vào tâm lý nhân vật và xem đó như là một lợi thế để ông tự bộc lộ với mình những cảm xúc, những suy nghĩ. Kim Lân đã tạo cho nhân vật của mình một vẻ đẹp tương đối hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đây có thể xem là một đóng góp vào thể tài truyện ngắn nói riêng và nền văn xuôi đương đại nói chung những hình tượng nhân vật đặc sắc, vừa nối tiếp truyền thống văn xuôi của những giai đọan trước, vừa góp phần vào sự đổi mới nghệ thuật cho VXNT hiện đại Việt Nam. 3.4. Trong khi xem con người là đối tượng và đi vào bề sâu tâm lý, vào các số phận cá nhân mà khám phá Kim Lân đã tạo được các dạng tình huống khác nhau giàu tính nghệ thuật và đậm bản sắc riêng. Kim Lân là một cây bút tài hoa tinh tế. Văn của ông rất giàu hình ảnh. Ngôn ngữ trong sáng tác Kim Lân rất giàu tính biểu cảm đặc sắc. Kim Lân là nhà văn nông thôn, nhân vật trong sáng tác của ông là những người nông dân nên ngôn ngữ trong lời thoại của ông thường mang đậm tính khẩu ngữ. Đặc biệt là ngôn ngữ văn xuôi của ông là ngôn ngữ của những người bình dân được sử dụng một cách nghệ thuật mang vẻ đẹp của sự giản dị tự nhiên. Nhìn chung cuộc sống và con người ở nông thôn làng quê Bắc bộ, dưới ngòi bút của Kim Lân, dù chỉ với những nét chấm phá cũng rất gây ấn tượng. Bên cạnh giọng điệu trữ tình truyền thống là một giọng điệu thủ thỉ, chậm rãi; nhẹ nhàng, sâu lắng; đôn hậu, 129 giản dị mà trong sáng, hóm hỉnh, tươi tắn phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vât người lao động xuất thân nông dân ở làng quê Bắc bộ. 4. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại Kim Lân thuộc vào số những nhà văn sống và viết dưới hai giai đoạn khác nhau. Viết không nhiều, hơn năm mươi năm cầm bút, Kim Lân chỉ để lại cho đời hơn ba mươi tác phẩm, nhưng Kim Lân vẫn là một nhà văn tạo được phong cách nghệ thuật riêng. Suy cho cùng, con người Kim Lân, tư tưởng và sự nghiệp Kim Lân đều bắt nguồn từ một cái gốc chung cắm rất sâu vào một mảnh đất quê hương, bắt nguồn từ một tấm lòng trân trọng yêu quý những truyền thống của dân tộc, tư tưởng đạo lý của nhân dân, tinh thần của thời đại. Hiện thực đời sống thôn quê Việt Nam được hấp thụ bởi một cá tính mãnh liệt, một nhân cách nghệ sĩ lớn. Đó chính là vẻ đẹp đằm thắm và sức sống bền vững của một phong cách nghệ thuật. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2003), Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục sở trường về miêu tả trạng thái nhân thế, tạp chí văn (số 13), hội văn nghệ TP.HCM. 2. Toan Ánh (1992), Nếp xưa - Tiểu thuyết phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Toan Ánh (1993), Các thú tiêu khiển Việt Nam, Nxb Mũi Cà Mau. 4. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi Kim Lân, Tạp chí Văn học (số 6), Viện văn học- Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam. 5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 6. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (bản dịch của Phạm Vĩnh Cư), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 7. Y Ban (2004), Nhà văn Kim Lân: thuở ấy chúng tôi sống bằng hữu lắm, Giáo dục và thời đại chủ nhật (số 17). 8. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (số 9). 9. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp. 10. Nam Cao (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích một tác phẩm truyện ngắn, Nxb Trẻ, TP.HCM. 12. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao, Nxb. 13. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục Hà Nội. 14. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ từ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Luận án PTS. ĐHSP. Hà Nội I. 131 15. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học (Phần Tác phẩm văn học), Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 16. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ TP. HCM. 17. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Giáo dục. 18. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 21. Gorki M (1978), Bàn về văn học, Nxb Văn học. 22. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, TCVH, số 3. 25. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hoá - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 27. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng. 29. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 30. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH và Nxb Mũi Cà Mau. 132 31. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Tô Hoài (1997), Những gương mặt (Chân dung văn học, in lần thứ 3), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 34. Nguyễn Công Hoan (1959), Nghệ thuật viết truyện ngắn, Báo văn nghệ số 23-24. 35. Nguyễn Công Hoan (1969), Viết truyện ngắn, Báo Văn nghệ (số 30). 36. Trần Ninh Hồ (1991), Một ngày Kim Lân, Báo Văn nghệ (số 34). 37. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 38. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb tác phẩm mới. 39. Khái Hưng (1957), Một quan niệm về văn chương, Báo ngày nay (89), 1937, Minh Đức in lại, Hà Nội. 40. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP.HCM. 41. Đào Khương (1987), Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường, Sở Giáo dục Hà Sơn Bình. 42. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 43. Nguyễn Trọng Khánh, (2006), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường nhìn từ góc độ ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 45. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 46. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 133 48. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb khoa học xã hội. 49. Đặng Thị Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TP.HCM. 50. Kim Lân (1942), Cô Vịa, Báo Trung Bắc chủ nhật, số 135/142, trang 18. 51. Kim Lân (1944), Cô Dí, Báo Trung Bắc chủ nhật, số 189, trang 12. 52. Kim Lân (1945), Tông chim Cả chuống, Tiểu thuyết thứ 7 số 9, trang 60. 53. Kim Lân (1943), Món đồ mừng, tiểu thuyết thứ 7, trang 9. 54. Kim Lân (1944), Truyện chó chết, Báo Trung Bắc chủ nhật, số 234, trang 10. 55. Kim Lân (1955), Làng, Truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 56. Kim Lân (1957), Ông lão hàng xóm, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 57. Kim Lân (1955), Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 58. Kim Lân (1960), Cô gái công trường, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 59. Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Kim Lân (1965), Vợ chồng anh đội trưởng, Báo Văn nghệ (số 13), Tuần báo của hội liên hiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam. 61. Kim Lân (1982), Nguyên Hồng - một nhà văn, TC Văn học (số 3). 62. Kim Lân (1983), Vợ nhặt, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Kim Lân (1984), Chặng đường đi tới, TC Văn học (số 4). 64. Kim Lân (1984), Ông Cản Ngũ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 65. Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội. 66. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 67. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 68. Phạm Quang Long (1994), Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao, Tạp chí văn học (số 2), Hà Nội. 69. Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 134 70. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 71. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 72. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), “Khải luận” Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb KHXH, Hà Nội. 73. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 74. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 75. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 76. Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Dung, Trần Hữu Tá (1995), Tổng tập văn học Việt Nam tập 30B, Nxb KHXH, Hà Nội. 77. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM. 78. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 79. Trần Đồng Minh (1994), “Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ” Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.HCM. 80. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội. 81. M.B.Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 82. Hồ Quý Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, Báo giáo dục và thời đại, (số 49). 83. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội. 135 84. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ- nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân, TC Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam. 85. Lữ Huy Nguyên (1997), Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc, Báo Văn nghệ (số 5+6), Hội nhà văn Việt Nam. 86. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, Nxb Văn hoá thông tin. 87. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM. 88. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ, TP.HCM. 89. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hoá - Từ một góc nhìn, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 90. Phùng Quý Nhâm - Lâm Vinh (1994), Tiếp cận văn học, Trường ĐHSP TP.HCM. 91. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học Việt Nam, văn học hiện đại giao lưu gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội. 92. Nhiều tác giả (1992), Khảo cứu về các phong tục và những thú chơi đẹp ở đồng quê miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 93. Nhiều tác giả (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 94. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 95. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội. 96. Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 97. Ngô Văn Phu, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt Nam thế kỷ 20 (tập 4), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 98. Vũ Dương Quỹ (Tuỵển chọn và biên soan) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ GD và ĐT, Vụ Giáo viên, Hà Nội. 100. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Trường ĐHSP TP.HCM. 136 101. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học (tập tiểu luận), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 102. Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TP .HCM. 103. Vương Thảo (2004), Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn, Báo An ninh thế giới cuối tháng (số 30). 104. Đào Thản (1994), Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi, TC Văn học Hà Nội (số 2). 105. Bùi Việt Thắng (1994), Văn xuôi gần đây và quan niêm con người, TC Văn học Hà Nội (số 4). 106. Bùi Việt Thắng (2002), Văn học Việt Nam 1945 - 1954 (văn tuyển), Nxb ĐHQG, Hà Nội. 107. Nguyễn Thành Thi (2000), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb Khoa học xã hội. 108. Nguyễn Quang Thiều (chủ biên), Nguyễn Quyến, Trần Thanh Hà (2000), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, TP.HCM. 109. Ngọc Trai (1987), Sự khám phá về con người Việt Nam qua truyện ngắn, TC Văn nghệ quân đội (số 10). 110. Hoàng Trinh (chủ biên), 1993, Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong sự phát triển, Nxb KHXH. 111. Hoàng Trinh (1997), Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng. 112. Phùng Văn Tửu (1996), Một phương diện của truyện ngắn, TC Văn học (số 2). 113. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH, Hà Nội. 114. Hòa Vang (2004), Kim Lân những ấn tượng, TC Văn học và tuổi trẻ (số 7), Nxb Giáo dục. 115. Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường - Kim Lân, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 137 116. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 117. Viện văn học (1988), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN003.pdf
Tài liệu liên quan