* Về cải cách thủ tục hành chính:
Trước hết phải cải tiến các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các hướng sau đây;
- Giảm đến mức tối thiểu các giấy tờ phải đệ trình cơ quan sở hữu công nghiệp trong quá trình làm thủ tục.
- Bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.
- Tăng cường tính minh bạch trong việc xử lý hồ sơ đăng ký.
- Rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách kết hợp việc tự động hoá với tăng cường số chuyên gia xét nghiệm đơn.
Mọi thủ tục hành chính khác liên quan đến việc duy trì, bảo vệ quyền (tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại, khiếu kiện về việc xâm phạm quyền, thực thi các biên pháp chế tài ) đều phải được tiến hành một cách minh bạch, chặt chẽ và công bằng. Đặc biệt chú ý các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật nhưng phải kèm theo các biện pháp bảo chứng cần thiết.
* Về việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Quá trình sắp xếp lại phải theo hướng giảm bớt đầu mối để tập trung quyền hạn cho một số cơ quan, vạch rõ ranh giới trách nhiệm giữa các cơ quan đó, đồng thời phân công rõ ràng chức năng, thẩm quyền xét xử cho một số toà án có khả năng xử lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp.
Đây là một biện pháp quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực thi của toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề tổ chức bộ máy các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực thi, đó là;
(i) thẩm quyền giải quyết các vụ án về sở hữu công nghiệp được giao cho tất cả các toà án cấp tỉnh, nhưng hầu hết các thẩm phán thuộc các toà án đó đều chưa được đào tạo về luật sở hữu công nghiệp (đây là sự bất cập về chuyên môn).
(ii) thẩm quyền xử lý hành chính các vi phạm về sở hữu công nghiệp được trao cho quá nhiều cơ quan (Hải quan, Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra Khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp) khiến cho các chức năng được thực thi vừa chồng chéo lại vừa tạo ra chỗ trống và thực tế khả năng ngăn chặn và xử lý rất hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này, trong giai đoạn tới cần phải xúc tiến việc sắp xếp lại hệ thống các cơ quan chức năng nói trên theo hướng sau đây:
- Thiết lập toà án chuyên trách về sở hữu công nghiệp, bao gồm các thẩm phán được đào tạo sâu về sở hữu công nghiệp, đặt toà án này tại một số trung tâm (trước hết là bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ của các toà án này là thụ lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp trong khu vực. Các phiên toà do các toà này tiến hành được tổ chức tại các toà án tỉnh, nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú.
- Tập trung chức năng xử lý hành chính cho hai cơ quan: Hải quan có trách nhiệm kiểm soát biên giới và Quản lý Sở hữu công nghiệp có chức năng kiểm soát nội địa.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, và các kiến thức mà doanh nghiệp có được thường hời hợt, không đủ để giúp doanh nghiệp đối phó hay giải quyết các vấn đề quyền lợi và cạnh tranh”
Biểu hiện cụ thể của tình trạng hiểu biết hạn chế về sở hữu công nghiệp còn được thể hiện qua những số liệu dưới đây:
Tổng số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá của người Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2001 là 36.884 đơn (trong đó sáng chế và giải pháp hữu ích là 1.370 đơn, kiểu dáng công nghiệp là 10.147 đơn, nhãn hiệu hàng hoá là 25.394 đơn) tức là trung bình 1 năm có 1844 đơn các loại về sở hữu công nghiệp do người Việt Nam nộp. (Xem bảng 1). Mặc dù số lượng đơn có tăng lên hàng năm nhưng hiện nay, số đơn trung bình nộp hàng năm của người Việt Nam vẫn mới chỉ vào khoảng 4000 đơn. So với tổng số doanh nghiệp đã đăng ký (khoảng 600.000), số lượng đơn nói trên là quá nhỏ. Lý do chính của tình trạng trên là sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa, tầm quan trọng và thủ tục của việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng chưa được giảng dạy, nghiên cứu một cách đầy đủ. Hiện nay cả nước ta mới chỉ có 2 trường đại học đưa nội dung sở hữu trí tuệ vào chương trình giảng dạy với thời lượng khoảng 20 giờ là trường Đại học Luật Hà Nội và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có một cơ quan nghiên cứu nào tổ chức nghiên cứu về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp.
Số lượng người khai thác thông tin về sở hữu công nghiệp còn rất ít được thể hiện ở bảng 2 dưới đây.
Vì những lý do trên, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhất là dạng lưu thông hàng hoá có nhãn hiệu vi phạm pháp luật còn rất phổ biến.
Bảng 1 - Tổng số đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp (nộp theo thể thức quốc gia, tức là đơn được nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp).
Năm
Sáng chế
GPHI
KDCN
NHHH
Tổng số
VN
NN
TS
VN
NN
TS
VN
NN
TS
VN
NN
TS
VN
NN
TS
1981-1988
453
7
460
-
-
-
6
-
6
461
773
1234
920
780
1700
1989
53
18
71
25
-
25
52
8
60
255
232
487
385
258
643
1990
62
17
79
39
25
64
194
6
200
890
592
1482
1185
640
1825
1991
39
25
64
52
1
53
420
2
422
1747
613
2360
2258
641
2895
1992
34
49
83
32
1
33
674
14
688
1595
3022
4617
2335
3086
5421
1993
33
194
227
38
20
58
896
50
946
2270
3866
6136
3237
4130
7367
1994
22
270
292
34
24
58
643
73
716
1419
2712
4131
2118
3079
5175
1995
23
659
682
26
39
65
1023
108
1131
2217
3416
5633
3289
4222
7511
1996
37
971
1008
41
38
79
1516
131
1647
2323
3118
5441
3917
5258
8175
1997
30
1234
1264
24
42
66
999
157
1156
1645
3165
4810
2698
4598
7296
1998
39
1066
1105
15
13
28
931
126
1057
1614
2028
3642
2599
3233
5832
1999
35
1107
1142
28
14
42
899
137
1036
2380
1786
4166
3342
3044
6386
2000
34
1205
1239
35
58
93
1084
119
1203
3483
2399
5882
4636
3781
8417
2001
52
1234
1286
35
47
82
810
242
1052
3095
3250
6345
3992
4773
8765
Bảng 2 - Số lượt người truy cập kho dữ liệu sở hữu trí tuệ.
Số lượt người truy cập kho dữ liệu SHCN
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượt người truy cập SC/GPHI
654
743
704
723
746
738
Số lượt người truy cập KDCN
239
255
371
384
397
408
Số lượt người truy cập NHHH
964
255
2125
2536
2793
2647
Tổng số lượt người truy cập
1857
1253
3200
3643
3936
3793
3.Khoảng cách về sở hữu công nghiệp giữa Việt Nam và thế giới.
So với tình hình chung về sở hữu công nghiệp trên thế giới hiện nay, hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn đứng ở phía sau với khoảng cách khá xa. Hầu như mọi khía cạnh chủ chốt của hệ thống sở hữu công nghiệp đều tồn tại các khoảng cách như vậy, sau đây là những khoảng cách chính đó:
a) Hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay là một hệ thống chưa đầy đủ, mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu của hệ thống sở hữu công nghiệp thực thụ.
Thứ nhất, như đã nói ở trên, Việt Nam còn chưa bảo hộ hết các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, xét về các qui phạm pháp luật thì trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn thiếu nhiều qui phạm pháp luật quan trọng, trong đó có những qui phạm sau đây.
(i) Các qui phạm cần thiết liên quan tới các đối tượng sở hữu công nghiệp chưa được bảo hộ đã trình bày ở trên.
(ii) Các qui phạm về thủ tục thực hiện các trình tự dân sự, hành chính trong quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
(iii) Một số qui phạm về thủ tục thiết lập quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là thủ tục khiếu kiện liên quan tới kết qủa quá trình đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và mối quan hệ giữa các quyền sở hữu công nghiệp mới được thiết lập và quyền của người đã khai thác đối tượng từ trước.
Thứ ba, xét về hiệu lực của hệ thống pháp luật, nhiều qui phạm mặc dù đã tồn tại nhưng chưa được đặt đúng chỗ khiến cho hiệu lực thi hành bị hạn chế.
b) Hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay là hệ thống chưa thật sự có hiệu quả.
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam thấp hơn so với trình độ chung của thế giới. Các chỉ tiêu chủ yếu liên quan tới hoạt động này đều ở mức thấp, chẳng hạn như năng suất trung bình xử lý đơn (số đơn được một người xử lý trong một năm) thấp hơn năng suất của nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển. Vì vậy mà thời gian phải chờ đợi kết quả xử lý rất dài. Hậu quả của việc kéo dài thời gian xử lý đơn là rút ngắn thời hạn hiệu lực thực tế của các quyền sở hữu công nghiệp, do đó thu hẹp khối lượng bảo hộ tổng quát đối với quyền sở hữu công nghiệp. Không những thế còn gây rất nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn nộp đơn xin đăng ký bảo hộ ở các nước khác. Ta hãy lấy một ví dụ về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế để thấy rõ vấn đề này. Trên thực tế có 2 cách để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài. Cách một là các doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo thoả ước Madrid. Khi đó người đăng ký chỉ phải nộp một đơn để được đăng ký ở tất cả các nước được chỉ định trong đơn. Cách hai là các doanh nghiệp nộp đơn đăng ký trực tiếp ở từng quốc gia. Đăng ký theo Thoả ước Madrid thì doanh nghiệp chỉ phải làm một đơn, lệ phí chỉ phải trả cho 1 cơ quan. Người ta đã tính toán rằng nếu doanh nghiệp dự định nộp đơn xin đăng ký ở 5 nước trở lên thì nên nộp đơn theo Thoả ước Madrid vì khi đó tiền lệ phí phải trả sẽ rẻ hơn tổng số tiền lệ phí phải nộp ở từng quốc gia riêng lẻ nếu nộp đơn đăng ký theo cách 2. Đồng thời nếu doanh nghiệp nộp đơn đã có Văn bằng bảo hộ ở nước sở tại thì sẽ được hưởng một thời hạn ưu tiên là 6 tháng. Điều đó có nghĩa là trong 6 tháng này doanh nghiệp có quyền nộp đơn vào bất cứ lúc nào thì cũng chắc chắn sẽ được cấp Văn bằng bảo hộ, cho dù đã có nhiều doanh nghiệp khác nộp đơn đăng ký trước. Do thời hạn chờ đợi để được cấp Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam là quá dài, thường là 14-15 tháng nên các doanh nghiệp Việt Nam hay bị mất quyền hưởng 6 tháng ưu tiên theo thoả ước Madrid, bởi vì trong thời gian các doanh nghiệp Việt Nam chờ để lấy bằng thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có quyền nộp đơn đăng ký, và nếu 6 tháng sau doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có Văn bằng bảo hộ thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét để được cấp Văn bằng bảo hộ.
Thứ hai, hệ thống bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam vẫn là khâu yếu nhất, có khoảng cách đáng kể nhất so với yêu cầu và so với tình hình chung của thế giới. Điều đó được thể hiện dưới những khía cạnh sau đây:
(i) Các chế tài nhằm bảo đảm quyền sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Hơn nữa cơ chế thực hiện các chế tài lại chưa rõ ràng khiến cho nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không có lý do để xử lý thoả đáng.
(ii) Có quá nhiều cơ quan được giao nhiệm vụ và thẩm quyền xử lý vi phạm khiến cho việc thực thi các biện pháp chế tài trở nên phức tạp, không nhạy bén.
(iii) Trong thực tế tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra ngày càng phổ biến.
Sở hữu công nghiệp là một vấn đề phức tạp vì nó có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Và cũng chính vì lẽ đó mà trong hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam thì khâu thực thi vẫn là khâu yếu nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp, không có cách nào khác là phải nâng cao hiệu quả hoạt động trong bản thân các cơ quan thực thi và khả năng phối hợp giữa các cơ quan này.
chương III
phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp việt nam trong đIều kiện hội nhập nền kinh tế
I.Định hướng phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp
1.Mục tiêu tổng quát đối với hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu tổng quát của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới mà cụ thể là đến năm 2010 là hệ thống này phải đạt được mức độ đầy đủ và hiệu quả tương ứng với mức chung của thế giới với mọi yếu tố và nội dung cần thiết tương hợp với hoạt động có tính chất quốc tế của hệ thống sở hữu công nghiệp toàn cầu hoá.
Như đã trình bày trong chương I, sở hữu công nghiệp đóng một vai trò quan trọng và có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Đồng thời cùng với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám trong kết cấu giá trị sản phẩm sẽ ngày càng tăng lên. Song song với quá trình này sẽ là sự gia tăng không ngừng của tệ nạn sao chép, đánh cắp các sản phẩm trí tuệ. Vì lẽ đó, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài trào lưu phát triển và hoàn thiện hệ thống sở hữu công nghiệp. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20 đã hình thành các đòi hỏi hay yêu cầu đối với các hệ thống sở hữu công nghiệp của từng nước, đó là:
Mỗi quốc gia phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hệ thống sở hữu công nghiệp phát huy tác dụng, trong đó hệ thống sở hữu công nghiệp phải là hệ thống đầy đủ (phải bảo hộ mọi đối tượng chứ không được loại trừ đối tượng nào, đồng thời phải bảo đảm đầy đủ về nội dung, phạm vi và thời hạn cho sự bảo hộ đó), mặt khác hệ thống sở hữu công nghiệp phải bảo đảm tính hiệu quả (các qui phạm pháp luật phải hợp lý, khả thi, quyền sở hữu công nghiệp phải được bảo vệ thực thụ, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải được pháp luật xử lý).
Các yêu cầu mang tính chất toàn cầu nói trên được phản ánh tập trung và rõ rệt nhất trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) thuộc WTO.
Hiển nhiên, các yêu cầu trên đây đối với hoạt động sở hữu công nghiệp của thế giới cũng phải được coi là yêu cầu tổng quát đối với hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam, bởi lẽ:
(i) mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là hướng tới một nền kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu này thì nước ta phải có một môi trường pháp lý phù hợp, trong đó môi trường pháp lý cho hoạt động sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.
(ii) gia nhập WTO là mục tiêu trước mắt của Việt Nam. Muốn gia nhập tổ chức đó, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về sở hữu công nghiệp. Đây là một đòi hỏi bắt buộc mà chúng ta không thể thoái thác.
Vì vậy, yêu cầu tổng quát đối với hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21 là phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về sở hữu công nghiệp, nghĩa là phải thiết lập xong một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu quả theo tiều chuẩn quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn ấn định trong Hiệp định TRIPS, đồng thời phải đồng bộ và hiện đại, đủ sức hội nhập với thế giới trong lĩnh vực này.
2.Mục tiêu cụ thể đối với hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
a) Mục tiêu của hệ thống qui phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Hệ thống các qui phạm pháp luật là cơ sở và yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng của toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp. Bởi vậy, các yêu cầu đối với hoạt động này trước hết tập trung vào các văn bản pháp luật.
Để đáp ứng được các đòi hỏi chung đối với hệ thống sở hữu công nghiệp, hệ thống các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực này phải:
(i) đầy đủ hiệu lực; cụ thể là, hệ thống đó phải đủ sức huy động mọi công cụ quyền lực cần thiết để đảm bảo các qui phạm đó được thực thi, muốn vậy, hệ thống đó nhất thiết phải dựa trên các qui phạm do cơ quan lập pháp tối cao ban hành và trong các qui phạm đó phải có đầy đủ các chế tài cần thiết để ngăn chặn và chống lại các hành vi vi phạm.
(ii) toàn diện; cụ thể là, hệ thống qui phạm pháp luật phải bao gồm đầy đủ các quan hệ có thể có về sở hữu công nghiệp cần thiết phải điều chỉnh, tức là phải bao hàm tất cả các loại quyền sở hữu công nghiệp với đầy đủ các vấn đề về phạm vi, nội dung, thời hạn phù hợp. Đồng thời các qui phạm còn phải có khả năng mở rộng cho các quan hệ mới xuất hiện theo đà phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ.
(iii) hợp lý; cụ thể là, các qui phạm phải được đặt ở vị trí thích hợp trong hệ thống pháp luật nói chung sao cho các quan hệ về sở hữu công nghiệp được điều chỉnh theo nguyên tắc phù hợp nhất với đặc tính của đối tượng.
(iv) rõ ràng, minh bạch; cụ thể là, các qui phạm phải công khai, dễ hiểu, dễ vận dụng, không mập mờ.
(v) phù hợp với trình độ quốc tế, nhất là phải bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia trong việc bảo hộ quyền của các chủ thể nước ngoài.
Để đáp ứng các yêu cầu trên đây, hệ thống qui phạm pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010 cần có mô hình như sau:
* Các loại văn bản: cấu trúc hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp trong những năm sắp tới sẽ vẫn tuân theo nguyên tắc kết cấu của hệ thống pháp luật nói chung và vẫn theo cấu trúc như hiện nay - nghĩa là sẽ vẫn bao gồm nhiều loại văn bản do nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp khác nhau ban hành. Cũng như hiện nay,văn bản cao nhất trong số các văn bản như vậy vẫn phải là văn bản do cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành. Tuy nhiên, so với hiện nay, hệ thống văn bản sở hữu công nghiệp phải được bố trí theo hướng tăng cường tính toàn diện, đầy đủ và thể hiện tính đặc thù của hoạt động này. Để đạt được mục đích đó, phải có một văn bản luật riêng về sở hữu công nghiệp thay thế cho luật sở hữu công nghiệp nằm trong Bộ luật dân sự như hiện nay. Bởi vậy, mô hình cấu trúc của hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp trong thời gian tới nên định hướng như sau:
(i) Luật sở hữu công nghiệp.
(ii) các văn bản hướng dẫn, giải thích Luật.
(iii) các qui chế thi hành các thủ tục hành chính.
* Những nội dung căn bản phải có trong các qui phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Các văn bản về sở hữu công nghiệp phải bao gồm những nội dung căn bản sau đây:
(i) phải tạo cơ sở pháp lý thừa nhận và bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan tới mọi đối tượng theo tiêu chuẩn của thế giới, trong đó có sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn xuất xứ địa lý hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật (trong đó có bí quyết kỹ thuật và bí mật thương mại), giống cây trồng, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và các đối tượng khác theo nhu cầu của sự phát triển của công nghệ, kinh tế.
(ii) các qui định về nội dung, phạm vi, thời hạn của các loại quyền sở hữu công nghiệp phải rõ ràng, hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
(iii) trình tự, thủ tục xác lập quyền phải hoàn toàn công khai, đơn giản, bình đẳng cho mọi chủ thể có nhu cầu đăng ký, phù hợp với các thủ tục phổ biến trên thế giới. Người đăng ký phải được tạo cơ hội có ý kiến về kết quả xử lý đơn đăng ký của mình.
(iv) phải có đầy đủ các chế tài cần thiết bảo đảm quyền của các chủ thể được thực thi, nhất là các chế tài nhằm xử lý kịp thời, thoả đáng các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Thủ tục và trình tự thực hiện các chế tài nói trên phải công khai, hợp lý, đơn giản và có hiệu quả. Những người có liên quan đều phải có cơ hội được bảo vệ quyền lợi chính đáng.
b) Mục tiêu của hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Hiển nhiên, hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ hoạt động với các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng ký, chẳng hạn như đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp. Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp được hiểu bao gồm cả các qui định pháp luật về điều kiện (tiêu chuẩn), trình tự, thủ tục để một quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký lẫn quá trình thực hiện các qui định đó. Bởi vậy, các yêu cầu đối với hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:
(i) các thủ tục xác lập quyền phải rõ ràng, công bằng. Cụ thể là, mọi thủ tục phải được ấn định cụ thể trong hệ thống qui phạm pháp luật sao cho mọi chủ thể có yêu cầu đều có thể biết được rằng muốn có quyền sở hữu công nghiệp thì mình phải làm gì, làm như thế nào. Đồng thời những người có liên quan phải được cung cấp các thông tin để có thể phán xét về kết quả của các công việc liên quan đến thủ tục đó và trong trường hợp cho rằng không thoả đáng thì họ phải có cơ hội để phản đối, bàn bạc lại.
(ii) các thủ tục xác lập quyền phải đơn giản, quá trình xác lập quyền phải nhanh chóng.
(iii) cơ quan xác lập quyền phải đủ năng lực giải quyết mọi yêu cầu xác lập quyền, các kết luận do cơ quan này đưa ra phải bảo đảm tính chính xác, thoả đáng và phù hợp với pháp luật.
(iv) các thủ tục, cách tiến hành và phương tiện tiến hành các thủ tục xác lập quyền phải tương hợp với các thủ tục, phương thức tiến hành của thế giới.
* Dưới đây là những chỉ tiêu cụ thể mà hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam cần phải đạt được:
- Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp phải được tiến hành trên nguyên tắc thẩm định bắt buộc, nghĩa là mọi đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đều phải được đặt dưới sự đánh giá theo các tiêu chuẩn bảo hộ do luật sở hữu công nghiệp qui định và việc đánh giá này phải được cơ quan sở hữu công nghiệp tiến hành.
- Trình tự tiến hành việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp phải theo mô hình phổ biến trên thế giới, cụ thể là:
Nộp đơn (do người muốn hưởng quyền thực hiện) đ tiếp nhận, thẩm định đơn (do cơ quan Sở hữu công nghiệp thực hiện) đ cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ quyền sở hữu công nghiệp, công bố quyền sở hữu công nghiệp (do cơ quan sở hữu công nghiệp thực hiện).
- Chức năng thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp tập trung cho một cơ quan duy nhất.
- Các thao tác nghiệp vụ trong quá trình xác lập quyền cơ bản được tự động hoá trên cơ sở tiêu chuẩn hoá các động tác xử lý theo mọi tình huống tính từ lúc bắt đầu thẩm định đơn cho đến khi ra kết quả, tự động hoá quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
- áp dụng phổ biến hình thức đăng ký điện tử (đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp thông qua mạng viễn thông).
- Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp rút ngắn một nửa so với hiện nay.
- Hạ thấp một nửa số các trường hợp phải thay đổi kết luận về việc có hay không có đủ tiêu chuẩn để cấp Văn bằng bảo hộ.
- Tham gia việc thẩm định các đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nộp ở quốc gia khác theo sự phân công và hợp tác quốc tế.
c) Mục tiêu của hệ thống thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Vấn đề thực thi pháp luật là đòi hỏi thứ hai, đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của hệ thống sở hữu công nghiệp và ngày càng được các nước lưu ý. Đối với những nước mới xây dựng nền kinh tế thị trường, vấn đề thực thi là một thách thức to lớn. Đây là một trong những yêu cầu trọng tâm cần phải nỗ lực rất nhiều mới giải quyết được. Liên quan tới vấn đề này là những yêu cầu cụ thể sau đây:
(i) hệ thống thực thi sở hữu công nghiệp phải có hiệu lực. Cụ thể là, phải bảo đảm để các chế tài đã ấn định trong các qui phạm phải được sử dụng khi cần thiết, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải sẵn sàng hành động để bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập.
(ii) hệ thống thực thi sở hữu công nghiệp phải có hiệu quả. Cụ thể là phải bảo đảm các biện pháp xử lý nhanh chóng, công bằng, thoả đáng các trường hợp vi phạm, đồng thời có khả năng ngăn chặn các hành vi vi phạm từ trước khi xảy ra.
Trong những năm tới, hệ thống bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam cần được hoàn thiện theo hướng sau:
- Có đầy đủ các qui phạm chế tài cần thiết và có hiệu quả nhằm bảo đảm ngăn ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền đã được xác lập trong đó kết hợp chặt chẽ các biện pháp chế tài dân sự, hình sự và hành chính trên cơ sở phân biệt rõ ranh giới sử dụng từng loại chế tài.
- Có đầy đủ các qui phạm về trình tự , thủ tục xử lý các tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp trong đó có trình tự tố tụng dân sự, hình sự và trình tự hành chính để xử lý tranh chấp.
- Các cơ quan thực hiện chức năng bảo đảm thực thi có đầy đủ năng lực cần thiết để tham gia vào việc thi hành các chế tài, các quyết dịnh của các cơ quan này phải bảo đảm tính chính xác, thoả đáng và phù hợp với pháp luật.
- Giảm thiểu mức độ và tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, số lượng và mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm sở hữu công nghiệp tại Việt Nam không vượt quá tình trạng phổ biến ở các nước.
d) Mục tiêu của hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp.
Để đáp ứng các đòi hỏi tổng quát đối với hoạt động sở hữu công nghiệp, vấn đề thông tin sở hữu công nghiệp cũng được đặt trước những yêu cầu quan trọng sau đây:
(i) bảo đảm việc xây dựng, lưu giữ một cách đầy đủ, có hệ thống, dễ khai thác các dữ liệu thông tin về sở hữu công nghiệp để tạo nên một bức tranh phản ánh trung thực, cụ thể, chi tiết hiện trạng cũng như lịch sử phát triển bộ phận hoạt động sáng tạo trí tuệ - cụ thể là sáng tạo công nghệ kinh doanh - của Việt Nam và tạo ra khả năng tối đa để nhìn rõ và tiếp cận bức tranh như vậy của thế giới.
(ii) bảo đảm khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý, bản chất nội dung về các quyền sở hữu công nghiệp cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp nhằm phục vụ đắc lực cho các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh của toàn xã hội.
(iii) chủ động thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu, sản xuất và thương mại; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này bằng cách cung cấp các thông tin định hướng nhằm xác định trình độ công nghệ và hiện trạng thị trường, ngăn ngừa nguy cơ nghiên cứu trùng lặp hoặc nghiên cứu lại, đồng thời góp phần ngăn chặn nguy cơ xâm phạm quyền vì thiếu thông tin.
e) Mục tiêu của việc nâng cao nhận thức xã hội.
Nhận thức của xã hội là nhân tố quan trọng đối với toàn bộ hoạt động sở hũu công nghiệp nói chung. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động sở hữu công nghiệp ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế kém hiệu quả là trình độ hiểu biết quá thấp của toàn xã hội về ý nghĩa, nội dung và cách thức tiến hành việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Để đạt được các mục tiêu phát triển về sở hữu công nghiệp, cần nâng cao hiểu biết của toàn xã hội về lĩnh vực này. Yêu cầu cụ thể đối với vấn đề này trong thời gian tới là:
(i) phải làm cho toàn xã hội ý thức được rằng tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp là nghĩa vụ của mọi người, việc này chẳng khác nào tôn trọng quyền sở hữu tài sản, để từ đó có thể giảm bớt căn bản các trường hợp vi phạm do thiếu hiểu biết.
(ii) phải làm cho các nội dung cơ bản của pháp luật về sở hữu công nghiệp, đặc biệt là các qui định về thủ tục xác lập và bảo vệ quyền trở thành kiến thức phổ thông, được phổ biến rộng rãi chứ không còn là một lĩnh vực khó tiếp cận.
(iii) phải làm cho thông tin về sở hữu công nghiệp trở nên phổ cập cho các giới nghiên cứu sáng tạo và nghiên cứu thị trường như các loại thông tin thông dụng khác, tạo nên thói quen và đòi hỏi phải trang bị kỹ năng cho các giới đó trong việc khai thác thông tin sở hữu công nghiệp.
II.Những nhiệm vụ chủ yếu mà Việt Nam phải hoàn thành trước khi bước vào một cuộc chơi toàn cầu
Căn cứ vào khả năng của bản thân hệ thống sở hữu công nghiệp ở nước ta, vào trình độ phát triển của nền kinh tế và những đòi hỏi của tiến trình hội nhập trong khuôn khổ ASEAN, APEC và WTO, có thể thấy nhiệm vụ trong những năm sắp tới là rất nặng nề, buộc chúng ta phải khẩn trương hoàn thành.
Hiệp định TRIPS (WTO) đã ấn định thời gian cho các nước thành viên thuộc khối các nước đang phát triển phải thực hiện đầy đủ các cam kết có tính chất nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ là năm 2000. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của Tổ chức này. Tuy vậy, có thể thấy trước được rằng để chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các cam kết nói trên trong khuôn khổ thời hạn như vậy với một thời gian chuyển tiếp hợp lý mà các nước thành viên khác chấp nhận được. Kinh nghiệm đàm phán của các nước đang phát triển mới gia nhập WTO trong thời gian qua và khuynh hướng chung hiện nay cho thấy thời hạn chuyển tiếp hợp lý đối với Việt Nam là không quá 7 năm (trong khi các nước đang phát triển được dành 5 năm cho việc chuyển tiếp này). Thời điểm nộp đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam là 1/1/1995, vì vậy, thời điểm kết thúc thời hạn chuyển tiếp dành cho Việt Nam là 1/1/2002.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được phê chuẩn cũng đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để sớm thực hiện các nghĩa vụ còn cao hơn đòi hỏi của WTO, trong đó thời hạn chuyển tiếp dành cho Việt Nam không dài hơn thời hạn tương ứng của WTO.
Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam bắt buộc phải thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của TRIPS (WTO) và các cam kết khác trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Giai đoạn tới đòi hỏi chúng ta phải hoàn thành được các nhiệm vụ sau đây.
1. Hoàn tất việc xây dựng các qui phạm pháp luật đủ để đáp ứng các đòi hỏi của WTO đối với Việt Nam về sở hữu công nghiệp.
Các nhiệm vụ cụ thể như sau;
- Ban hành các văn bản về việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mà chúng ta còn chưa tiến hành bảo hộ (thiết kế và bố trí mạch tích hợp, chương trình truyền qua vệ tinh được mã hoá).
- Sửa đổi các văn bản hiện hành về sở hữu công nghiệp cho hoàn toàn phù hợp với TRIPS.
- Ban hành các văn bản còn thiếu về vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp, nhất là các thủ tục xử lý tranh chấp và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo các tiêu chuẩn của TRIPS.
Nếu có thể, chúng ta nên xây dựng và đưa vào thi hành Luật sở hữu công nghiệp thay thế cho Chương 2 Phần VI (Quyền sở hữu trí tuệ) thuộc Bộ luật dân sự năm 1995, trong đó bao gồm tất cả các qui phạm pháp luật cần thiết thuộc phạm vi văn bản luật sẵn có ở Bộ luật dân sự cũng như ở các văn bản dưới luật được ban hành trong những năm trước nhưng chưa có điều kiện đưa vào luật, đồng thời chúng ta nên cấu trúc lại các văn bản dưới luật sao cho chỉ còn giữ lại những điều khoản hướng dẫn thi hành hoặc chi tiết hoá các qui định của Luật sở hữu công nghiệp.
2. Chuẩn bị một bước các điều kiện cần thiết để vận hành các qui phạm pháp luật nói trên.
- Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực cho tất cả các khâu của hệ thống sở hữu công nghiệp, kể cả người làm công tác lập chính sách, những người có trách nhiệm đảm bảo thực thi cũng như những người tham gia các mối quan hệ về sở hữu công nghiệp với tư cách là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
- Triển khai chương trình đào tạo nói trên cho các khâu then chốt đang còn thiếu cán bộ chuyên môn, từng bước mở rộng cho các khâu khác và tiến tới thực hiện chương trình này một cách thường xuyên.
- Rà soát lại, đánh giá lại cơ cấu các cơ quan chức năng có thẩm quyền tham gia vào quá trình điều khiển việc thực thi sở hữu công nghiệp, từ đó đưa ra một mô hình hợp lý hơn theo hướng tập trung chức năng nói trên cho một vài cơ quan, giảm bớt sự chồng chéo, giẫm chân nhau như hiện nay và bắt đầu thiết lập cơ cấu mới theo mô hình đó.
- Rà soát lại các thủ tục hành chính hiện hành nhằm phát hiện các thủ tục phiền hà, không cần thiết hoặc bất hợp lý, tiến tới bãi bỏ các thủ tục đó và tinh giảm các thủ tục khác.
- Thiết lập cơ quan chuyên nghiên cứu các vấn đề lý lý luận và thực tiễn về sở hữu công nghiệp.
3. Bắt đầu xây dựng chương trình tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ khi tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
- Tiêu chuẩn hoá các thao tác nghiệp vụ xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
- Từ điển hoá các thuật ngữ sử dụng trong quá trình đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
- Xây dựng các mô hình hoặc bài toán mô tả quá trình xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và giải các bài toán đó nhằm tự động hoá quá trình nói trên.
- Thử nghiệm việc nộp đơn điện tử.
4. Phát triển mạng thông tin điện tử về sở hữu công nghiệp.
- Điện tử hoá các cơ sở dữ liệu quốc gia về patent, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác..
- Xây dựng mạng thông tin điện tử từ các cơ sở dữ liệu đó.
- Tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền điều khiển quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp tham gia vào mạng.
- Đưa mạng quốc gia vào mạng toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
III.Các biện pháp chủ yếu nhằm đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên.
1.Tạo ra một hành lang pháp lý rõ rệt cho hoạt động sở hữu công nghiệp tiến tới.
Như đã phân tích ở trên, các qui phạm pháp luật luôn luôn đóng vai trò khích lệ hoặc cản trở sự phát triển của các mối quan hệ xã hội nhất định. Khung pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng đóng vai trò như vậy đối với hoạt động sở hữu công nghiệp. Vì thế, mặc dù bản thân việc hoàn thiện hệ thống qui phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng chính là mục tiêu của hoạt động sở hữu công nghiệp trong những năm tới, nhưng do ý nghĩa và vai trò của nó, hệ thống các qui phạm nói trên lại còn là tác nhân, công cụ tạo ra sự chuyển biến, mở đường và thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố khác của hệ thống sở hữu công nghiệp.
* Nội dung của biện pháp này là:
(i) bổ sung các qui phạm cần thiết chưa có trong hệ thống pháp luật hiện hành.
(ii) sửa đổi các qui phạm không phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ về sở hữu công nghiệp và không đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế.
(iii) sắp xếp lại cấu trúc các loại văn bản pháp luật theo mô hình phù hợp nhất với các mục tiêu đặt ra cho chính hệ thống các qui phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2.Nâng cao nhận thức cho nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến sở hữu công nghiệp.
2.1. Đối với các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nói chung.
Thực tế đã cho thấy người Việt Nam còn chưa có thói quen tìm tòi sáng tạo, đồng thời cũng không biết giữ gìn những thành quả trí tuệ của mình và cũng không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Do đó việc nâng cao trình độ hiểu biết của công chúng về sở hữu công nghiệp là một việc làm cần thiết và cấp bách. Sự hiểu biết đầy đủ của xã hội về sở hữu công nghiệp sẽ thúc đẩy việc tạo ra và bảo hộ kịp thời các sáng tạo công nghệ kinh doanh, đồng thời là một môi trường tốt để loại bỏ các ý đồ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Nội dung của biện pháp này đối với các tầng lớp nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung là:
- Tổ chức thường xuyên và sâu rộng các lớp đào tạo, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề sở hữu công nghiệp cho các tầng lớp cán bộ, doanh nhân, những nhà hoạt động sáng tạo và những người liên quan khác. Hoạt động tuyên truyền phải gắn với những chương trình và chuyên đề cụ thể, cần bám sát các sự kiện nổi bật để tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền.
- Thúc đẩy Hội bảo vệ người tiêu dùng, các đoàn thể quần chúng tham gia vào công tác phát hiện và ngăn ngừa tệ nạn vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên thị trường.
- Thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng kiến thức và thực tiễn về sở hữu công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản phẩm, triển lãm…
- Các quyết định xử lý của các cơ quan chức năng đối với các vụ việc nghiêm trọng nên thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều có cơ hội tìm hiểu.
Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục, các cơ quan chức năng và các đoàn thể cũng cần có những biện pháp thích hợp và hiệu quả để động viên quần chúng tham gia tích cực hơn nữa vào hoạt động sáng tạo. Các biện pháp này có thể là việc lập các quĩ hỗ trợ sáng tạo để có nguồn kinh phí khen thưởng kịp thời những sáng tạo có giá trị, hay là việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật có mục đích cụ thể kèm theo những lợi ích vật chất xứng đáng…Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần phải đóng vai trò trung gian để tạo cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội được tiếp cận được rộng rãi với các sáng chế đã có trên thế giới nhằm tăng khả năng thương mại hoá và chuyển giao kỹ thuật. Cụ thể là các cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tra cứu thông tin sáng chế để tìm kiếm các giải pháp sáng chế phù hợp với công nghệ của mình nhằm áp dụng chúng và sẽ không trả tiền nếu sáng chế đó không được bảo hộ tại Việt Nam hoặc sẽ tiến hành mua công nghệ đó nếu nó đã được bảo hộ.
2.2.Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Nội dung của biện pháp này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là:
Trước hết, các doanh nghiệp xuất khẩu cần rà soát lại chiến lược xuất khẩu trong vài ba năm tới. Những mặt hàng xuất khẩu nào chưa có nhãn hiệu hoặc đã có nhãn hiệu nhưng chưa được đăng ký bảo hộ tại các thị trường xuất khẩu thì phải khẩn trương xây dựng nhãn hiệu và làm thủ tục đăng ký.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp có tính chất đặc sản của một vùng, một địa phương thì Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và địa phương đó cần khẩn trương hướng dẫn và trợ giúp các doanh nghiệp phối hợp với nhau để xây dựng và tiến hành các thủ tục đăng ký một nhãn hiệu chung (tập thể) và chỉ dẫn xuất xứ cho đặc sản đó.
Với các sản phẩm chế tạo, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ, nếu có mẫu mã, kiểu dáng độc đáo thì doanh nghiệp cũng cần khẩn trương làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bảo vệ tính hấp dẫn của sản phẩm.
Về lâu dài, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để quản lý các tài sản trí tuệ của mình. Doanh nghiệp phải bố trí nhân lực có hiểu biết phụ trách vấn đề sở hữu công nghiệp và phải xây dựng chiến lược cho hoạt động sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp mình. Trong hoạt động đó cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thông tin sở hữu công nghiệp, nhất là các thông tin liên quan đến các đối tượng gắn liền với các mặt hàng xuất khẩu.
3.Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong việc tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ đóng vai trò quan trọng không kém các cơ quan có thẩm quyền. Thông thường thì chính chủ văn bằng bảo hộ mới là người có khả năng phát hiện sớm nhất các hành vi vi phạm. Hơn nữa, chủ văn bằng bảo hộ lại là người trực tiếp bị thiệt hại nặng nề nhất khi có hành vi xâm phạm. Chính vì vậy mà chủ văn bằng bảo hộ sẽ đóng một vai trò rất tích cực trong việc theo dõi, phát hiện các chủ thể thực hiện các hành vi xâm phạm cho các cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp của một số doanh nghiệp như Công ty Coca- Cola, Liên doanh nước khoáng Long An, Công ty K- C Vina Thai… bước đầu được bảo hộ một cách hữu hiệu nhờ vào sự cộng tác chặt chẽ của chủ sở hữu văn bằng với các cơ quan chức năng.
Các doanh nghiệp khác nhau cần có những biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình, nhưng nhìn chung thì có thể tiến hành theo những biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra mạng lưới bán hàng, phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường kịp thời phát hiện, điều tra cửa hàng giả, sản phẩm giả.
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo cho người tiêu dùng biết về tình hình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty và cách để phân biệt hàng thật với hàng giả.
- Niêm yết rõ và quản lý chặt các đại lý chính thức của công ty nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Dán tem chống hàng giả.
- Cải tiến mẫu mã hàng hoá.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng.
Ngoài các biện pháp trên, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn đang có ý tưởng thành lập Hiệp hội quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đầu tư kỹ thuật có chiều sâu vì đây chính là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Những thành công của công ty bia Hà Nội, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, bánh kẹo Hải Hà, công ty Liên doanh P&G, xí nghiệp nước chấm Nam Dương, bột ngọt Ajinomoto, nhựa Sài Gòn…trong công tác đấu tranh chống hàng giả đã cho thấy rõ điều này.
4.Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp.
Hệ thống quản lý sở hữu công nghiệp mà đầu tàu là Cục sở hữu công nghiệp ở T.W và các Sở Khoa học, Công nghệ ở các địa phương phải có một bước tiến đáng kể về tổ chức và năng lực thì mới có thể cáng đáng được nhiệm vụ được đặt ra trong giai đoạn tới và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan.
Cục sở hữu công nghiệp phải tiếp tục được đổi mới về tổ chức, nâng cao về năng lực để thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước của mình đối với hoạt động sở hữu công nghiệp và thúc đẩy toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp phát triển. Đổi mới mọi mặt của Cục phải nhằm vào đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động, đảm bảo nhiệm vụ là cơ quan đề xuất các dự thảo về chính sách và pháp luật về sở hữu công nghiệp kịp thời, thực hiện công tác xác lập quyền một cách chính xác và thuận lợi kể cả về thủ tục lẫn thời gian; đảm bảo thu thập, cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp kịp thời chính xác cho các nhu cầu tra cứu thông tin thông qua các phương tiện hiện đại như CD-ROM, Internet và Wiponet; góp phần đào tạo cán bộ cho hệ thống sở hữu công nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế cả về bề rộng lẫn chiều sâu; phối hợp một cách có hiệu quả nhất với các cơ quan chức năng trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Hệ thống quản lý sở hữu công nghiệp ở địa phương là các Sở Khoa học và Công nghệ mà trong đó hạt nhân là bộ phận phụ trách sở hữu công nghiệp cũng cần phải được hoàn thiện về mọi mặt. Điều quan trọng là bộ phận cán bộ chuyên trách sở hữu công nghiệp phải được ổn định về mặt nhân sự, tránh tình trạng thay đổi hoặc thuyên chuyển thường xuyên. Có nơi còn chưa qui định rõ về chức năng, nhiệm vụ của những cán bộ này. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra Khoa học công nghệ trực thuộc sở cũng phải được tăng cường về năng lực xử lý các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và có sự kết hợp chặt chẽ với bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp.
Trong cơ chế phối hợp giữa Cục sở hữu công nghiệp và các Sở Khoa học công nghệ cần phải thiết lập kênh thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Mọi chủ trương hoặc các vấn đề mới cần được Cục cập nhật đến Sở, và các vấn đề cần trao đổi cũng dễ dàng được chuyển tải từ Sở đến Cục qua kênh thông tin này.
Việc củng cố vai trò của các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp như Toà án, Hải quan, Quản lý thị trường, Công an kinh tế… cũng là một đòi hỏi rất cấp bách.
5.Tăng cường các nguồn lực cần thiết cho hệ thống sở hữu công nghiệp.
Để sở hữu công nghiệp thực sự trở thành một hệ thống đầy đủ, linh hoạt và có hiệu quả, phải thường xuyên tăng cường nguồn lực cho hoạt động này, trong đó phải đặc biệt coi trọng nguồn lực con người và nguồn lực vật chất.
a) Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực để đội ngũ này có đầy đủ năng lực đảm đương tất cả các khâu chủ yếu trong cơ cấu của hệ thống sở hữu công nghiệp.
- Các khâu chủ yếu của cơ cấu hệ thống sở hữu công nghiệp.
(i) lập chính sách (xây dựng các qui phạm pháp luật, các chính sách liên quan đến sở hữu công nghiệp…).
(ii) tổ chức thực hiện chính sách (bảo đảm thực thi pháp luật, tổ chức thi hành các qui phạm pháp luật, quản lý hành chính liên quan tới sở hữu công nghiệp…).
(iii) vận hành các quan hệ về sở hữu công nghiệp (giới chủ nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp, các luật sư hay người môi giới, đại diện cho giới nắm giữ quyền, những người có liên quan tới các đối tượng sở hữu công nghiệp như những nhà nghiên cứu, đầu tư, kinh doanh…).
- Nội dung cụ thể của việc bồi dưỡng đội ngũ nhân lực:
(i) tổ chức việc giảng dạy các kiến thức về sở hữu công nghiệp với các trình độ khác nhau cho các đối tượng khác nhau ở từng khâu.
(ii) thường xuyên bổ túc kiến thức cho những người đang tham gia hệ thống.
(iii) phổ cập các hiểu biết thông thường về sở hữu công nghiệp cho toàn xã hội,
(iv) thành lập cơ quan nghiên cứu lý luận về sở hữu công nghiệp.
b) Đầu tư thích đáng cho hoạt động sở hữu công nghiệp.
Cần phải nhận thức rằng đầu tư cho hoạt động sở hữu công nghiệp trước hết chính là đầu tư để tạo ra giá trị trí tuệ cho xã hội, sau đó mới nhằm để nâng cao chất lượng và qui mô của hệ thống sở hữu công nghiệp cho phù hợp với mục tiêu đã xác định. Theo quan điểm đó, tại bất cứ khâu nào trong cơ cấu của hệ thống sở hữu công nghiệp cũng phải có chính sách đầu tư thoả đáng. Xem xét tình hình đầu tư trong những năm vừa qua, có thể thấy một tình trạng bất hợp lý rõ rệt thể hiện qua một số mâu thuẫn sau đây:
Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động sở hữu công nghiệp thấp hơn nhiều (chỉ khoảng 30%) so với thu nhập thu được trong việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời, vốn đầu tư cũng chỉ dành cho một khâu trong hệ thống đó là khâu xác lập quyền. Vì vậy mà các khâu khác hầu như không được đầu tư, cũng chính vì thế mà ta có thể nói rằng có một sự đối nghịch giữa hiệu quả đầu tư cao với mức tái đầu tư thấp.
Để sử dụng biện pháp đầu tư này, cần phải thay đổi quan điểm đầu tư theo nguyên tắc: mọi khoản thu từ hoạt động hành chính liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp cần dành để tái đầu tư toàn bộ cho việc phát triển hệ thống sở hữu công nghiệp, đồng thời việc đầu tư phải được thực hiện cho mọi khâu trong hệ thống.
c) Tăng cường khả năng sử dụng các thành quả công nghệ mới vào hoạt động sở hữu công nghiệp.
Hiển nhiên là các thành tựu trí tuệ cần phải được áp dụng trước hết cho việc quản lý sở hữu trí tuệ. Tự thân các yêu cầu và mục tiêu của hoạt động này đã đòi hỏi phải tăng cường việc áp dụng các công nghệ mới, mà trước hết là công nghệ thông tin. Tự động hoá từng phần, tiến tới tự động hoá cơ bản các thao tác nghiệp vụ cũng như hoạt động tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp là biện pháp tất yếu cần phải được sử dụng.
6. Cải cách các thủ tục hành chính và sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới hoạt động sở hữu công nghiệp.
* Về cải cách thủ tục hành chính:
Trước hết phải cải tiến các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các hướng sau đây;
- Giảm đến mức tối thiểu các giấy tờ phải đệ trình cơ quan sở hữu công nghiệp trong quá trình làm thủ tục.
- Bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.
- Tăng cường tính minh bạch trong việc xử lý hồ sơ đăng ký.
- Rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách kết hợp việc tự động hoá với tăng cường số chuyên gia xét nghiệm đơn.
Mọi thủ tục hành chính khác liên quan đến việc duy trì, bảo vệ quyền (tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại, khiếu kiện về việc xâm phạm quyền, thực thi các biên pháp chế tài…) đều phải được tiến hành một cách minh bạch, chặt chẽ và công bằng. Đặc biệt chú ý các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật nhưng phải kèm theo các biện pháp bảo chứng cần thiết.
* Về việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Quá trình sắp xếp lại phải theo hướng giảm bớt đầu mối để tập trung quyền hạn cho một số cơ quan, vạch rõ ranh giới trách nhiệm giữa các cơ quan đó, đồng thời phân công rõ ràng chức năng, thẩm quyền xét xử cho một số toà án có khả năng xử lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp.
Đây là một biện pháp quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực thi của toàn bộ hệ thống sở hữu công nghiệp. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề tổ chức bộ máy các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực thi, đó là;
(i) thẩm quyền giải quyết các vụ án về sở hữu công nghiệp được giao cho tất cả các toà án cấp tỉnh, nhưng hầu hết các thẩm phán thuộc các toà án đó đều chưa được đào tạo về luật sở hữu công nghiệp (đây là sự bất cập về chuyên môn).
(ii) thẩm quyền xử lý hành chính các vi phạm về sở hữu công nghiệp được trao cho quá nhiều cơ quan (Hải quan, Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra Khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp) khiến cho các chức năng được thực thi vừa chồng chéo lại vừa tạo ra chỗ trống và thực tế khả năng ngăn chặn và xử lý rất hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này, trong giai đoạn tới cần phải xúc tiến việc sắp xếp lại hệ thống các cơ quan chức năng nói trên theo hướng sau đây:
- Thiết lập toà án chuyên trách về sở hữu công nghiệp, bao gồm các thẩm phán được đào tạo sâu về sở hữu công nghiệp, đặt toà án này tại một số trung tâm (trước hết là bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ của các toà án này là thụ lý các vụ kiện về sở hữu công nghiệp trong khu vực. Các phiên toà do các toà này tiến hành được tổ chức tại các toà án tỉnh, nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú.
- Tập trung chức năng xử lý hành chính cho hai cơ quan: Hải quan có trách nhiệm kiểm soát biên giới và Quản lý Sở hữu công nghiệp có chức năng kiểm soát nội địa.
7.Mở rộng hợp tác quốc tế.
Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng, có tác dụng bổ sung nguồn lực đáng kể cho hoạt động sở hữu công nghiệp. Các thành quả trong gần 20 năm qua mà hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam đã thu được là có phần đóng góp to lớn của hoạt động này. Có thể thấy rằng các mục tiêu trong những năm sắp tới về sở hữu công nghiệp sẽ rất khó có thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp này đòi hỏi chúng ta phải chú ý những vấn đề sau:
- Bối cảnh quốc tế trong thập niên tới không cho phép hợp tác thụ động trong đó Việt Nam chỉ tiếp nhận sự trợ giúp mà không kèm theo nghĩa vụ, vì vậy, các mối quan hệ hợp tác cần được xây dựng trên các nguyên tắc có đi có lại, trong đó sự trợ giúp của các nước hoặc các tổ chức quốc tế đều nhằm mục đích và đòi hỏi Việt Nam phải đủ sức thực thi các nghĩa vụ nhất định.
- Trước đây và sau này cũng vẫn có nguy cơ lạm dụng những vấn đề có liên quan đến sở hữu công nghiệp để gây sức ép, thậm chí gây chiến tranh kinh tế, bởi vậy phải thường xuyên cảnh giác và sẵn sàng đối phó với nguy cơ này.
- Việc hợp tác cần mở rộng theo hướng đa quan hệ, vừa hợp tác với các nước cụ thể, vừa hợp tác với các nhóm nước, các khối và các tổ chức quốc tế. Việt Nam cần đặt mối quan hệ với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và WTO lên hàng ưu tiên, đồng thời duy trì và phát triển quan hệ hợp tác sẵn có giữa nước ta (do cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu công nghiệp chủ trì) với các tổ chức khu vực và quốc gia như Cơ quan Patent Châu Âu (EPO), Cơ quan Patent Nhật Bản (JPO),Viện sở hữu công nghiệp Pháp (INPI), Cơ quan sở hữu trí tuệ Australia (IP Australia), Cục sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP), Cục sở hữu công nghiệp Liên bang Nga (ROSPATENT)... Song song với các nội dung trên, Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, trong đó Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam tiếp tục giữ vai trò là cơ quan đầu mối về sở hữu công nghiệp để triển khai các hoạt động cụ thể. Các dự án hợp tác Việt Nam - EC về sở hữu công nghiệp cũng cần được tiếp tục triển khai.
- Để các quan hệ hợp tác có hiệu quả, phải chủ động điều hoà các mối quan hệ khác nhau sao cho các hoạt động trợ giúp của phía nước ngoài thực sự là có lợi cho ta. Thập niên vừa qua cho thấy các nước phát triển vẫn lợi dụng quyền sở hữu công nghiệp để khống chế, gây sức ép với các nước kém phát triển, cản trở việc thực hiện các mục tiêu dân sinh của họ. Điển hình là trường hợp Nam Phi và Braxin bị các công ty dược nước ngoài kiện vì đã làm nhái thuốc chống HIV-AIDS, rồi các nước tư bản viện lý do là Nam Phi và Braxin đã không bảo đảm các điều kiện bảo hộ thoả đáng để đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt về thương mại. Qua sự kiện này, chúng ta cần rút ra bài học là bên cạnh việc qui định bảo hộ thật chặt chẽ các đối tượng sở hữu công nghiệp, chúng ta vẫn phải tính đến các trường hợp ngoại lệ vì nước ta là một nước nghèo, trình độ dân trí còn thấp.
Tóm lại, song song với quá trình phát triển toàn diện hệ thống sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sở hữu công nghiệp để đảm bảo các điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, chúng ta vẫn phải chú trọng bảo đảm lợi ích cho xã hội, hay nói cách khác là phải tạo ra được một trạng thái cân bằng tương đối giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của người chủ sở hữu các thành quả sáng tạo và phải có các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Kết luận
Không giống như các nguồn của cải khác – ví dụ như năng lượng hay khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất hay các lò luyện kim công nghiệp – trí tuệ con người không có giới hạn. Đó là một nguồn của cải vô tận. Nguồn của cải này sẽ sinh sôi nảy nở hay cạn kiệt hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức con người khai thác và sử dụng chúng. Thế kỷ 20 đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống sở hữu trí tuệ vận hành hiệu quả để thông qua hệ thống đó tất cả các tài nguyên trí tuệ của con người đều được bảo hộ và sử dụng hợp lý. Những hiểm hoạ toàn cầu cũng buộc tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau để đi đến một cơ chế bảo hộ thống nhất cho những nhà phát minh, những người mà cả thế giới phải trông cậy để giải quyết những vấn đề về môi trường, bệnh tật và nạn đói, làm cho họ có thể đem hết tài năng của mình phục vụ lợi ích cho toàn nhân loại.
Trong công cuộc đổi mới và trước xu thế hội nhập, Việt Nam cũng đang nằm trong quĩ đạo đó và chúng ta bắt buộc phải chuyển động. Thực tiễn khách quan đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta phải hoàn thành như hoàn thiện hệ thống các qui phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi, giáo dục mọi người ý thức chấp hành pháp luật và biết tôn trọng thành quả lao động sáng tạo của người khác…Chỉ có như vậy, chúng ta mới mong khơi dậy được những nguồn tài sản trí tuệ quí báu của người Việt Nam, mở ra cơ hội để tiếp thu tri thức của toàn nhân loại.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cùng với những kiến thức và kinh nghiệm nhất định được trang bị ở bậc đại học, đề tài mong muốn đóng góp được một phần có ý nghĩa cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng đem lại một giá trị thực tiễn nhất định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So huu cong nghiep 4.doc
- Danh muc tai lieu tham khao va muc luc.doc