Đề tài: Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực
MỤC LỤCMở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Giới hạn của đề tài. 3
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
6. Phương pháp nghiên cứu . 4
61 Phương pháp đấu tranh thực tế, thu thập tài liệu 4
62 Phương pháp phân tích hệ thống 4
63 Phương pháp bản đồ . 5
64 Thực nghiệm sư phạm . 5
65 Phương pháp thống kê toán 5
66 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 5
7. Những đóng góp của luận văn . 5
8. Cấu trúc của luận văn 6
Nội dung .
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 7
11 Cơ sở lý luận về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học địa lý 7
12 Các phương pháp tích cực trong dạy học bài thực hành Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT 12
13 Thực tiễn dạy học các bài thực hành ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên . 22
Chương 2: Các phương pháp hướng dẫn làm bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT. 26
21 Cơ sở hình thành các phương pháp 26
22 Các dạng bài thực hành Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT cơ bản 37
23 Các phương pháp hướng dẫn - thiết kế bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT . 49
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 77
31 Mục đích thực nghiệm 77
32 Nhiệm vụ thực nghiệm 77
33 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm. 78
34 Tổ chức thực nghiệm 78
Kết luận 87
1. Về nhận thức 87
2. Về phương pháp 883. Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu . 88
4. Một số kiến nghị 89
Tài liệu tham khảo . 90
Phụ lục
MỞ ĐẦU
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá chung chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sự yếu kém của khâu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, bài học lý thuyết và thực hành. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực của người học theo hướng rèn luyện năng lực tự khám phá kiến thức, biến quá trình đào tạo ở nhà trường thành quá trình tự đào tạo.
Những thập niên gần đây nhiều nước trên thế giới rất coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở tất cả các ngành học và cấp học. Trong bối cảnh đó công nghệ dạy học mới ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đặc trưng nổi bật của công nghệ dạy học là sự định lượng hoá mục tiêu dạy học để việc dạy học trở thành đối tượng có thể quan sát, hệ thống hoá được, trong đó nội dung dạy học bắt đầu được tổ chức theo xu hướng vận dụng các phương pháp mới. Theo đó, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và áp dụng công nghệ dạy học cũng như đổi mới PP dạy học, đồng thời chương trình và sách giáo khoa (CT & SGK) cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu học tập đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước. Hệ thống CT & SGK trong nhà trường phổ thông các cấp đã có thêm nhiều nội dung mới theo hướng tăng mạnh kênh hình, giảm dần kênh chữ, tỷ trọng BTH tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng khó khăn. Nhìn chung CT & SGK Địa lý trước đây nặng về lý thuyết, các BTH còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế, tính năng động, sáng tạo, làm việc khoa học của người học chưa được phát huy.
Từ năm 2006-2007, CT & SGK Địa lý lớp 10 được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc. Đòi hỏi phải ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo tinh thần đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH nhằm rèn luyện kĩ năng xử lý các BTH, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy BTH Địa lý lớp 10 (phần Địa lý tự nhiên) theo CT & SGK hiện nay.
- Vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH qua thực nghiệm trong điều kiện một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra kiến nghị áp dụng rộng rãi phương pháp hướng dẫn làm BTH trong CT & SGK hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp hướng dẫn làm BTH phần địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
- Tìm hiểu các dạng BTH cơ bản theo CT & SGK phần Địa lý tự nhiên lớp 10, cho cả ban cơ bản và ban nâng cao cùng với các phương pháp hướng dẫn phù hợp với điều kiện đào tạo cụ thể.
- Đề xuất hướng vận dụng các phương pháp trong giảng dạy địa lý theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trên cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả bước đầu tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn làm BTH phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT đạt hiệu quả cao.
- Phạm vi ứng dụng của luận văn là một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp tối ưu để giảng dạy các BTH đã được đề cập tới cả trong và ngoài nước. Song do CT & SGK Địa lý luôn thay đổi và đây lại là vấn đề tương đối khó, việc nghiên cứu tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị công phu, vì vậy nó cũng có những hạn chế nhất định. Các BTH trong SGK thường ít được chú trọng, tâm lý giáo viên thường ngại dạy vì để dạy tốt BTH thường đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và phương tiện dạy học kèm theo nên tốn rất nhiều thời gian.
Về phía học sinh để làm tốt các BTH cũng phải có sự chuẩn bị đồ dùng học tập, sự kiên trì, có óc sáng tạo và nắm chắc kiến thức lý thuyết.
Gần đây, các BTH rất được coi trọng và chú ý. Đã có một số tài liệu đề cập đến phương pháp để tiến hành giảng dạy các BTH Địa lý nhưng vẫn còn rất ít ỏi và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, chưa đúng với tầm quan trọng của nó.
Chúng tôi điểm qua một số tác phẩm của Việt Nam và Thế giới đề cập đến vấn đề này:
* Ở Việt Nam :
- Mai Xuân Cương, Đào Trọng Năng (dịch). Các phương pháp giảng dạy
Địa lý, Nxb GD (1976).
- Nguyễn Dược, Mai Xuân San. Phương pháp giảng dạy Địa lý (dùng cho các trường cao đẳng sư phạm), Nxb GD (1986).
- Nguyễn Dược, Nguyễn Việt Hùng, Trần Văn Thắng. Dạy học các bài thực hành Địa lý PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế (1993). - Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh trường THPT, Nxb GD (1997).
- Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lý theo
hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN (2003).
- Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực,
Nxb ĐHSP HN(2004)
* Trên Thế giới :
- I.F. Kharlamôp - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 1, Nxb GD (1979).
- Panssetnhicova L. V - Phương pháp giảng dạy Địa lý trong nhà trường, Nxb GD (1975)
Những tác phẩm trên đều đề cập đến các dạng và hình thức thực hiện các BTH Địa lý, đó là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp điều tra thực tế, thu thập tài liệu
- Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan.
- Tìm hiểu thực tế dạy học Địa lý nói chung và các PP hướng dẫn làm BTH phần Địa lý tự nhiên lớp 10 nói riêng, đặc biệt là những chương trình có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
6.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu Địa lý. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp Địa lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, trong đó các thành phần cấu tạo luôn có tác động và quan hệ với nhau chặt chẽ.
Nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt phải được phân tích trong một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, sao cho nội dung và phương pháp cùng hỗ trợ cho việc nắm vững các kỹ năng làm BTH của học sinh.
6.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp Bản đồ được sử dụng phổ biến trong dạy học Địa lý cả Địa lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, vì vậy có thể nói bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt trong Địa lý học.
6.4. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm một số BTH phần Địa lý tự nhiên trong CT & SGK Địa lý lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao.
- Đánh giá kết quả thu được để sửa chữa, bổ xung các phương pháp cho phù hợp.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lý từ THCS
đến THPT.
6.5. Phương pháp thống kê toán
Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế; qua việc thực nghiệm các phương pháp hướng dẫn làm BTH phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
6.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Sử dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH Địa lý thí nghiệm lớp
10 cho phù hợp với từng địa phương là quá trình thử nghiệm lâu dài, phụ thuộc vào tình hình thực tế từng trường mà từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu phù hợp.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Xác định được các phương pháp hướng dẫn làm BTH phù hợp với nội dung CT & SGK hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội với mục tiêu của giáo dục là phát huy vai trò tự học của học sinh theo hướng tích cực, sáng tạo nhằm phát triển tư duy của học sinh.
- Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào quá trình hướng dẫn làm BTH. Thay đổi cách dạy và học BTH trong điều kiện một số trường phổ thông đặc biệt là các trường THPT vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Các phương pháp hướng dẫn làm bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
Chương 3: Kết quả thực nghiệm sư phạm.
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 9 6 2 7.0
Lương Ngọc
Quyến
TN A3 45 0 0 3 7 8 15 8 4 7.7
ĐC A4 45 0 2 5 8 13 12 3 2 6.8
Lê Hồng
Phong
TN A1 45 0 2 4 8 12 10 7 2 7.3
ĐC A2 45 0 2 6 12 15 6 3 1 6.7
Tổng số
(HS)
TN 180 0 2 15 26 41 52 29 15 7.5
ĐC 180 0 6 24 39 50 39 16 6 6.8
Tổng số
(100%)
TN 100% 0 1.1 8.3 14.4 22.7 28.8 16.1 8.3
ĐC 100% 0 3.3 13.3 21.6 27.7 21.6 8.9 3.3
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 4
1.1
3.3
22.7
34.9
51.5 49.3
24.4
12.2
0
10
20
30
40
50
60
Yếu Trung bình Khá Giỏi
Thực nghiệm
Đối chứng
Loại
%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm bài 7 thực hành
Trƣờng
THPT
Lớp Số HS
Điểm Điểm
TB 3 4 5 6 7 8 9 10
Đại Từ
TN A2 45 0 1 4 6 12 13 6 3 7.4
ĐC A3 45 0 1 6 10 14 9 3 2 6.9
Chu Văn An
TN A6 45 0 0 3 7 10 14 7 4 7.6
ĐC A5 45 0 1 6 11 13 10 2 2 6.9
Lương Ngọc
Quyến
TN A3 45 0 0 2 6 10 13 9 5 7.8
ĐC A4 45 0 0 5 10 14 10 3 3 7.1
Lê Hồng
Phong
TN A1 45 0 0 2 6 12 14 8 3 7.6
ĐC A2 45 0 2 5 10 15 9 3 1 6.8
Tổng số
(HS)
TN 180 0 1 11 25 44 54 30 15 7.6
ĐC 180 0 4 22 41 56 38 11 8 6.9
Tổng số
(100%)
TN 100% 0 0.6 6.1 13.8 24.4 30 16.6 8.3
ĐC 100% 0 2.2 12.2 22.7 31.1 21.1 6.1 4.5
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 7
0.6
2.2
19.9
34.9
54.4 52.2
24.9
10.6
0
10
20
30
4
50
Yếu Trung bình Khá Giỏi
Thực nghiệm
Đối chứng
%
Lo¹i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
3.4.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm ở một số trường nói trên chúng tôi có nhận
xét sau:
- Việc học tập bộ môn Địa lý lớp10 THPT chương trình hiện nay được
giảng dạy theo phương pháp mới có sử dụng CNTT đã tạo cho học sinh sự
say mê, hứng thú học tập. Giúp cho khả năng nắm tri thức của các em tốt hơn,
phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vì thế kết quả học tập được nâng cao.
- Bên cạnh đó nhờ việc đầu tư thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT, mà
giáo viên vừa cập nhật, vừa đào sâu thêm kiến thức cũng như sáng tạo hơn
trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao được trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho bản thân. Quá trình đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới phương
pháp dạy học Địa lý nói riêng. Kết quả học tập của học sinh chính là nguồn
động viên để người giáo viên luôn nỗ lực trong quá trình dạy học của mình.
- Qua lớp thực nghiệm cùng với các lớp học đối chứng thấy rằng việc
hướng dẫn các bài thực hành theo phương pháp dạy học truyền thống còn thụ
động, các em không có hứng thú tìm tòi, hoạt động như các lớp học theo
phương pháp mới, chính vì vậy mà kết quả học tập chưa cao.
- Đối với giáo viên, qua tìm hiểu cho thấy PP hướng dẫn làm các BTH
theo kiểu truyền thống nhiều khi chỉ mang tính hình thức, sự đầu tư ít hơn,
giảng dạy mang tính rập khuôn vì thế mà hiệu quả còn hạn chế.
- Từ kết quả bài kiểm tra được tổng hợp cho thấy: Điểm trung bình của
các lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình các lớp đối chứng không sử
dụng CNTT ở cả hai dạng bài thực hành (7.6 điểm so với 6.9 điểm). Cụ thể:
Bài 4: Tỉ lệ 51.5 % và 49.3% điểm khá, 24.4 % và 12.2 % điểm giỏi
Bài 7: Tỉ lệ 54.4 % và 52.2 % điểm khá, 24.9 % và 10.6 % điểm giỏi.
Các bài thực hành trước đây hầu như HS chỉ coi như các giờ học phụ, ít
chú ý trong quá trình học tập. Nhưng khi có sử dụng CNTT với các phương
%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
pháp dạy học tích cực các em đã có sự chú ý tập trung vào việc học tập một
cách sôi nổi, các em nắm vững hơn các kỹ năng làm việc với bản đồ và hiệu
quả của việc học bài thực hành được nâng lên rõ rệt.
Như vậy dạy học thông qua thiết kế bài giảng theo hướng tích cực có sử
dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học Địa lý
THPT nói chung, BTH Địa lý lớp 10 nói riêng. Vì vậy có thể khẳng định việc
dạy học theo phương pháp mới có sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với
một số PP khác là phù hợp với bộ môn Địa lý ở trường phổ thông, phù hợp
với việc đổi mới phương pháp dạy hoc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa
lý hiện nay. Nhất là chương trình lớp 10 mới tuy có khối lượng kiến thức mới,
lớn hơn nhiều và khó hơn chương trình cũ nhưng việc dạy học với việc thiết
kế bài giảng bằng công nghệ thông tin, sử dụng PP dạy học tích cực cho phép
giáo viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình. Đồng thời các em
học sinh vẫn có thể tiếp thu tốt các nội dung kiến thức phong phú và rèn luyện
các kỹ năng Địa lý cần thiết.
Cũng qua kết quả thực nghiệm cho thấy : Điểm kiểm tra của các em học
sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn, nhất là các điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ trên
70 % . Trong khi đó điểm của các lớp học theo các phương pháp truyền thống
thì thấp hơn khoảng 60 %, các điểm trung bình tỉ lệ còn cao 35%. Điều này
chứng tỏ việc hướng dẫn làm BTH theo phương pháp mới đã đem lại hiệu
quả, phát huy tốt năng lực học tập của học sinh.
Do đó chúng ta cần phải đẩy mạnh việc dạy học theo hướng tích cực, có
sử dụng công nghệ thông tin trong bộ môn Địa lý ở nhà trường hiện nay, để
vừa phát huy được năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho giáo
viên, từ đó phát huy năng lực tư duy, lòng say mê, sự sáng tạo trong quá trình
học sinh lĩnh hội tri thức. Cả hai yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung để đáp ứng được nhu cầu phát
triển trong thời kỹ đổi mới của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học BTH bằng các
phương pháp mới có sử dụng CNTT chúng ta cần phải quan tâm đến các vấn
đề sau: đầu tư thêm cơ sở vật chất, kĩ thuật, hệ thống máy chiếu, máy vi
tính…phục vụ cho việc dạy và học ở các trường phổ thông, đặc biệt là các
trường THPT vùng nông thôn và miền núi. Bồi dưỡng thêm cho giáo viên về
trình độ tin học phục vụ cho việc giảng dạy. Quan tâm nâng cao chất lượng
đời sống, điều kiện làm việc của GV để giáo viên có điều kiện thiết kế bài
giảng có sử dụng CNTT. Đây là những vấn đề còn tồn tại hạn chế sự phát
triển và khả năng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy học. Vì
vậy quan tâm đến vấn đề này là quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
KẾT LUẬN
1.Về nhận thức
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001- 2010 là xác định mục tiêu, giải
pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá
xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả. Thực tiễn luôn chứa
đựng đầy nội dung sâu sắc là chìa khoá tạo bước di chuyển mạnh mẽ về chất
lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp theo các nước trong khu vực
cũng như trên Thế giới. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển KT - XH
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước và chiến lược phát triển con
người trong xu thế hội nhập đòi hỏi ngành giáo dục không ngừng đổi mới
phương pháp.
Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý, đổi mới về quan niệm dạy
thực hành, đầu tư đặc biệt tìm giải pháp tối ưu dạy các bài thực hành Địa lý là
vấn đề cần thiết và cấp bách trong tình hình CT & SGK theo chương trình
mới, hiện đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Nhìn chung tâm điểm
của sự chú ý trước kia dành cho phần nội dung lý thuyết, với các bài thực
hành vốn chưa được chú trọng đúng tầm, nhưng để đáp ứng mục tiêu đào tạo
của xã hội hiện nay cần phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đồng
thời trong quá trình dạy học để đạt được hiệu quả cần sử dụng bởi các PP dạy
học phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho người học nhằm phát huy tính tích
cực chủ động, sáng tạo và nguồn trí tuệ tiềm ẩn của người học. BTH là thước
đo của thành công người học, rèn luyện thao tác tư duy, kỹ năng cần thiết là
hành trang xuyên suốt quá trình học tập bền bỉ, tạo đà cho sự hoà nhập cùng
vòng quay mới trong dòng chảy tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
2. Về phƣơng pháp
Qua nghiên cứu và thực nghiệm tại các trường THPT tỉnh Thái Nguyên,
dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn đã tiếp cận được
với quan điểm và lý luận dạy học hiện đại, xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học trên cơ sở CT & SGK Địa lý lớp 10 ban cơ bản cũng như ban nâng
cao tìm hiểu sâu các phương pháp hướng dẫn làm BTH Địa lý theo hướng
tích cực “ lấy học sinh làm trung tâm”.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng dạy học và thiết kế bài thực hành
Địa lý ở một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ sở
thực tiễn quan trọng, là chìa khoá tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra các
phương pháp tối ưu vận dụng vào thiết kế bài giảng phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường.
Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định các bài thực hành được đổi
mới về cách dạy, cách thiết kế sao cho phù hợp với xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học hiện đại, phù hợp với đặc điểm học sinh cũng như tình hình
phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ quan trọng là củng cố và trang bị cho giáo viên Địa lý ở các
trường phổ thông quy trình thành lập bài giảng cũng như cách dạy bài thực
hành theo hướng tích cực và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các PP sao cho phù
hợp với đặc điểm học sinh và thực tế của trường.
Những vấn đề mà đề tài thực hiện là kết hợp giữa lý luận dạy học hiện
đại với thực tiễn sôi động không ngừng biến đổi, nó đóng góp vào việc dạy và
học môn Địa lý ở trường phổ thông hiện nay.
3. Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu
Nhân tố cơ bản quyết định thành công trong dạy học là phương pháp dạy
và học; kết hợp nhiều phương pháp dạy học, đó là việc khai thác thế mạnh
của phương pháp tự học có sự hướng dẫn của giáo viên; định hướng động cơ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
nâng cao kiến thức trên cơ sở tích cực hoá các hoạt động nhận thức thông qua
các thao tác tư duy lôgic, rèn luyện kỹ năng; tăng cường sử dụng, khai thác
phương tiện và thiết bị dạy học, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại.
Trên cơ sở đó khai thác vốn hiểu biết của học sinh kết hợp với tự học, tự
nghiên cứu là chìa khoá dẫn tới thành công khi bước vào thực tế đầy sôi động
trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập.
4. Một số kiến nghị
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bằng việc tổ chức thực nghiệm và
thu được một số kết quả bước đầu. Mặc dù vậy đề tài cũng mạnh dạn đưa ra
một số kiến nghị và đề xuất sau:
- Cần thường xuyên tăng cường hơn nữa vấn đề đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên nhằm nâng cao những nhận thức về mặt lý luận và thực tiễn.
- Trong quá trình áp dụng các phương pháp hướng dẫn giảng dạy các bài
thực hành Địa lý muốn đạt được kết quả cao đòi hỏi GV phải có sự đầu
nghiên cứu, tuỳ từng nội dung bài cụ thể mà có phương pháp phù hợp nhất.
- Các phương tiện thiết bị của bộ môn Địa lý là điều kiện, phương tiện
không thể thiếu được, bởi nó tạo môi trường học tập cho GV và HS trong quá
trình dạy học. Vì vậy các trường THPT cần được trang bị đầy đủ các phương
tiện thiết bị dạy học như: Bản đồ, quả địa cầu, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật,
các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như các phương tiện nghe nhìn, máy
vi tính… bên cạnh đó cần chú ý đến tài liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh, giúp họ nắm bắt những thông tin, tri thức một cách rộng rãi cập nhật để
phục vụ tốt hơn trong quá trình dạy học
- Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập : cần kết hợp việc kiểm tra cả
tự luận và trắc nghiệm khách quan. Việc kiểm tra đánh giá cần tập trung nội
dung vào cả kiến thức và kỹ năng, đảm bảo sự toàn diện, chính xác để có tác
dụng điều chỉnh dạy học các bài thực hành Địa lý trong nhà trường phổ thông
nói chung và Địa lý THPT nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - thực hiện
chương trình, sách giáo khoa Địa lý lớp 10 THPT, Nxb GD.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo khoa Địa lý 10 THPT, Nxb GD.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo viên Địa lý 10 THPT, Nxb GD.
4. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh
trong quá trình học tập, Nxb GD.
5. Mai Xuân Cương - Đào Trọng Năng (dịch) (1976). Các phương pháp giảng
dạy Địa lý - Nxb GD.
6. Nguyễn Dược - Mai Xuân San (1986). Phương pháp giảng dạy Địa lý
(dùng cho các trường cao đẳng sư phạm), Nxb GD.
7. Nguyễn Dược - Nguyễn Việt Hùng - Trần Văn Thắng (1993), Dạy học các
bài thực hành Địa lý PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế.
8. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (1996,1998,2001), Lý luận dạy học
Địa lý, Nxb ĐHQG HN.
9. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lý luận dạy học Địa lý, Nxb
ĐHSP HN.
10. Lâm Quang Dốc (2004), Bản đồ giáo khoa, Nxb ĐHSP HN.
11. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học Địa lý
theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN.
12. Trần Trọng Hà (1978), Kinh nghiệm giảng dạy Địa lý tự nhiên ở trường
phổ thông, Nxb GD.
13. Lê Đức Hải (1983), Phát triển tư duy học sinh, NxbGD HN.
14. I.F. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào - tập 1, Nxb GD.
15. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm
trung tâm, Nxb GDHN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
16. Trịnh Trúc Lâm và nnk (2000), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở GD & ĐT
tỉnh Thái Nguyên xuất bản.
17. Vũ Tự Lập (2004), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb GD HN.
18. Vũ Tự Lập (2004), Phát triển khoa học Địa lý trong thế kỷ XX, Nxb GD
HN.
19. Mai Xuân San (1997), Rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh trường
THPT, Nxb GD.
20. Panssetnhicova L. V (1975), Phương pháp giảng dạy Địa lý trong nhà
trường, Nxb GD.
21. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp sử dụng số liệu thống kê - Nxb
ĐHQG.
22. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông,
Nxb ĐHSP HN.
23. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề kiểm tra
đánh giá, Nxb GD HN.
24. Nguễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện thiết bị kỹ thuật trong dạy học
Địa lý, Nxb ĐHQG HN.
25. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích
cực, Nxb ĐHSP HN.
26. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học Địa lý ở trường
phổ thông, Nxb ĐHSP HN.
27. Lê Bá Thảo (chủ biên), (1983, 1987, 1988), Cơ sở Địa lý tự nhiên tập
1.2.3, Nxb GD HN.
28. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lí luận dạy học, Nxb HN.
29. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
ĐHQG HN.
30. Một số luận văn Thạc sĩ, các báo cáo… về đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 1:
BÀI THỰC NGHIỆM SỐ 1
Bài 4: Thực hành
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý được biểu hiện trên
bản đồ.
2. Kỹ năng
Phân loại được từng phương pháp biểu hiện trên các loại bản đồ khác nhau.
II. Phƣơng pháp và phƣơng tiện
1. Phương pháp
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp ứng dụng CNTT.
2. Phương tiện
- Phóng to hình 2.2; 2.3; 2.4; 2.6 (SGK Địa lý 10 Cơ bản).
- Dùng máy vi tính và máy chiếu Projecter.
III. Các bƣớc tiến hành
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Mở bài: Bằng các phương pháp khác nhau, các đối tượng địa lý đã được
thể hiện khá rõ nét các thuộc tính của mình trên bản đồ. Bài thực hành hôm
nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các phương pháp đó.
Tiến hành: Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành và yêu cầu học sinh xác
định nội dung bài thực hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Hoạt động 1 (Theo nhóm):
Nội dung: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý
trên các hình 2.2; 2.3; 2.4 và 2.6.
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Đọc hình 2.2.
Nhóm 2: Đọc hình 2.3.
Nhóm 3: Đọc hình 2.4.
Nhóm 4: Đọc hình 2.6.
Giáo viên cho HS quan sát hình 2.2, 2.3, 2.4, 2.6(SGK Địa lý 10 Cơ bản):
Yêu cầu các nhóm đọc bản đồ theo trình tự sau:
- Tên bản đồ.
- Nội dung bản đồ.
- Các phương pháp biểu hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công nghiệp điện Việt Nam (SGK Địa lý 10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Gió và bão ở Việt Nam (SGK Địa lý 10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phân bố dân cƣ Châu Á (SGK Địa lý 10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Diện tích và sản lƣợng lúa Việt Nam, năm 2000 (SGK Địa lý 10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập lớn.
Bước 3: Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác theo
dõi, góp ý kiến bổ sung. Giáo viên đánh giá, chuẩn lại kiến thức, đưa thông
tin phản hồi phiếu học tập:
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lý trên bản đồ
STT Tên bản đồ Nội dung bản đồ
Các phƣơng pháp
biểu hiện
1 Công nghiệp điện
Việt Nam
Thể hiện các nhà máy nhiệt
điện, thủy điện, trạm điện, các
đường dây tải điện
Ký hiệu điểm, dạng ký
hiệu hình học.
Ký hiệu đường
2 Gió và bão ở Việt Nam Hướng chuyển động của các loại
gió, bão
Hoạt động của gió mùa
Ký hiệu đường chuyển
động, ký hiệu đường,
ký hiệu điểm
3 Phân bố dân cư Châu Á Sự phân bố dân cư đô thị, chùm
đô thị, những nơi mật độ dân cư
lớn ở Châu Á
PP chấm điểm
Ký hiệu đường
4 Diện tích và sản lượng
lúa ở VN năm 2000
Diện tích và sản lượng lúa ở các
tỉnh, thành phố
PP bản đồ, biểu đồ,
Ký hiệu đường
* Hoạt động 2 (Cặp /đôi)
Nội dung: Trình bày cụ thể về từng phương pháp
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh, các nhóm
tiến hành thảo luận và hoàn thành vào bảng với nội dung sau:
+ Tên phương pháp.
+ Những đối tượng được biểu hiện.
+ Những đặc tính của đối tượng địa lý được biểu hiện.
Bước 2: Đại diện học sinh lên trình bày về phương pháp đã được phân
công, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Giáo viên đánh giá, chuẩn xác lại kiến
thức, đưa thông tin phản hồi phiếu học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 2.2. Bản đồ công nghiệp điện Việt Nam
Tên phƣơng pháp Ký hiệu điểm Ký hiệu theo đường
Những đối tƣợng
đƣợc biểu hiện
- Nhà máy nhiệt điện
- Nhà máy thuỷ điện
- Nhà máy thủy điện đang xây dựng
- Trạm biến áp...
- Đường dây 220KV
- Đường dây 500KV
- Biên giới lãnh thổ
Những đặc tính
của đối tƣợng ĐL
đƣợc biểu hiện
- Tên các đối tượng (Các nhà máy)
- Vị trí đối tượng
- Chất lượng, quy mô đối tượng
- Tên các đối tượng
- Vị trí đối tượng
- Chất lượng đối tượng
Hình 2.3. Bản đồ gió và bão ở Việt Nam
Tên phƣơng pháp
Ký hiệu đường
chuyển động
Ký hiệu đường Ký hiệu điểm
Những đối tƣợng
đƣợc biểu hiện
- Gió
- Bão
Biên giới
Đường bờ biển
Sông
Các thành phố
Những đặc tính của
đối tƣợng ĐL đƣợc
biểu hiện
Hướng gió
Hướng bão
Tần suất gió, bão
trên các lãnh thổ
nước ta
Hình dạng đường
biên giới, bờ biển
Phân bố mạng lưới
sông ngòi
Vị trí các thành
phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí
Minh….
Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư Châu Á
Tên phƣơng pháp Phương pháp chấm điểm Ký hiệu đường
Những đối tƣợng
đƣợc biểu hiện
Dân cư
Biên giới,
đường bờ biển, sông
Những đặc tính
của đối tƣợng ĐL
đƣợc biểu hiện
Sự phân bố dân cư ở Châu Á,
nơi nào đông, nơi nào thưa.
Vị trí các đô thị đông dân ở
Châu Á
Hình dạng đường biên
giới, bờ biển, các con
sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 2.6. Bản đồ diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam năm 2000
Tên phƣơng pháp Phương pháp bản đồ - biểu đồ Ký hiệu đường
Những đối tƣợng
đƣợc biểu hiện
Diện tích trồng lúa, sản lượng
lúa
Đường ranh giới,
biên giới bờ biển
Những đặc tính
của đối tƣợng địa
lý đƣợc biểu hiện
Giá trị tổng cộng của diện tích,
sản lượng lúa trên 1 đơn vị lãnh
thổ.
Mối quan hệ giữa diện tích
và sản lượng lúa
Ranh giới các tỉnh,
thành phố trong cả nước
Hình dạng đường biên
giới,, bờ biển
IV. Kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra (10 phút): Phiếu trả lời trắc nghiệm
- Giáo viên thu phiếu trả lời trắc nghiệm, nhận xét giờ thực hành, cho
điểm cá nhân hoặc theo nhóm.
V. Hoạt động nối tiếp
GV nhắc học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới.
* Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm: Câu 1 - c ; Câu 2 - a ; Câu 3 - a ;
Câu 4 - c ; Câu 5 - b; Câu 6 - d ; Câu 7 - b ; Câu 8 - b ; Câu 9 - d ; Câu 10 - b.
VI. Rút kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 2:
BÀI THỰC NGHIỆM SỐ 2
Bài 7: Thực hành
HỆ QUẢ ĐỊA LÝ CHUYỂN ĐỘNG
XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố và vận dụng được các kiến thức về hệ quả chuyển động quanh
Mặt trời của Trái đất (mục II bài 6) để giải thích sự thay đổi số giờ chiếu
sáng, góc chiếu sáng và khả năng nhận được lượng nhiệt từ Mặt trời ở các địa
điểm khác nhau trên Trái đất.
2. Kỹ năng
- Tính được góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng Mặt trời lúc 12
giờ trưa tại các VC, các CT và XĐ trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12.
- Nhận biết được thời gian các nửa cầu ngả về phía Mặt trời để từ đó có thể
nhận xét được sự thay đổi của góc chiếu sáng, số giờ chiếu sáng từ XĐ về hai cực.
II. Phƣơng pháp và phƣơng tiện
1. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp ứng dụng CNTT.
2. Phương tiện
- Phóng to hình 6.5 (SGK Địa lý 10 Nâng cao).
- Dùng máy tính và máy chiếu Projecter.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
2. Vào bài
- Mở bài: Qua nội dung bài 6 chúng ta đã được tìm hiểu về các hệ quả
địa lý, các chuyển động của Trái đất. Để thấy rõ hơn về hệ quả địa lý chuyển
động quanh Mặt trời của Trái đất, chúng ta cùng nghiên cứu và thực hiện
BTH hôm nay.
- Tiến hành: GV cho HS xác định yêu cầu của BTH
1. Hãy tìm nguyên nhân để giải thích về sự khác nhau hoặc giống nhau
của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số vĩ tuyến.
2. Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng mặt trời lúc 12h trưa
tại : XĐ, các CT, các VC trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12.
3. Nhận xét về số giờ chiếu sáng từ XĐ về đến hai VC.
* Hoạt động 1: Cá nhân/lớp.
Bước 1: GV cho HS quan sát bảng số liệu (SGK), gọi 1 học sinh lên
nhận xét về sự thay đổi số giờ chiếu sáng trong các ngày ở một số vĩ
tuyến,GV chuẩn xác lại kiến thức.
Đáp án :
- Ngày 21/3 và 22/9 có số giờ chiếu sáng như nhau ở mọi nơi và bằng 12 giờ.
- Ngày 22/6 số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Bắc đến VC Nam, VC
Bắc có số giờ chiếu sáng là 24 giờ,VC Nam là 0 giờ.
- Ngày 22/12 ngược lại với ngày 22/6.
- Ở XĐ quanh năm có số giờ chiếu sáng luôn bằng nhau và bằng 12 giờ.
Bước 2: Kết hợp giữa bảng số liệu và hình 6.5 (SGK), yêu cầu HS tìm
nguyên nhân để giải thích sự giống nhau hoặc khác nhau của số giờ chiếu
sáng trong các ngày tại một số vĩ tuyến:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng : Số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến
Vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong ngày
21-3 22-6 23-9 22-12
66
0
33
'
B (VC Bắc) 12 24 12 0
23
0
27
'
B (CT Bắc) 12 131/2 12 101/2
0
0
(Xích đạo) 12 12 12 12
23
0
33'N (CT Nam) 12 10
1/2
12 13
1/2
66
0
33'N (VC Nam) 12 0 12 24
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
(ví dụ các ngày 22/6 và 22/12)
Bước 3: Gọi học HS trình bày, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác lại kiến thức.
Đáp án:
* Giống nhau:
+ Trong các ngày 21-3, 23-9 có giờ chiếu sáng như nhau ở mọi nơi ở cả
hai bán cầu vì mặt trời chiếu thẳng góc với XĐ.
+ Ở XĐ quanh năm có số giờ chiếu sáng trong ngày luôn bằng nhau,
bằng 12 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Khác nhau:
+ Ở CT Bắc và CT Nam có ngày 22/6 và ngày 22/12 trái ngược nhau vì
khi Bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (ngày 22/6 mặt trời CT Bắc) nên ban
ngày ở CT Bắc dài 13 giờ 1/2, ban đêm ngắn chỉ có 10 giờ 1/2, còn ở Nam
bán cầu khuất trong tối nên CT Nam lúc đó ban ngày ngắn chỉ có 10 giờ 1/2,
ban đêm dài đến 13 giờ 1/2.
+ Ở VC Bắc và VC Nam có ngày 22/6 và ngày 22/12 trái ngược nhau vì
khi VC Bắc ngả về phía mặt trời (ngày 22/6) thì ban ngày dài 24 giờ còn VC
Nam lúc đó khuất trong tối nên ban đêm dài 24 giờ.
* Hoạt động 2: Theo nhóm
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính góc nhập xạ của tia
sáng Mặt trời lúc 12 giờ trưa tại XĐ, các VC, các CT trong các ngày 21/3,
22/6, 23/9, 22/12.
Công thức tổng quát: ho = 900 -
ho: góc nhập xạ
: vĩ độ địa lý
: góc lệch Mặt trời
- Ngày 21/3 và 23/9: tia sáng Mặt trời với xích đạo, = 0.
ho = 90
0
-
- Ngày 22/6: ho = 900 - 23027'.
BBC ho = 90
0
- + 23027'.
NBC ho = 90
0
- - 23027'.
- Ngày 22/12: ho = 900 - 23027'.
BBC ho = 90
0
- - 23027'.
NBC ho = 90
0
- + 23027'.
Trường hợp < 23027':
- Ngày 22/ 6: BBC
- Ngày 22/12: NBC
ho = 90
0
+ - 23027'.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và phân
công nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh
nội dung được phân công.
Nhóm 1 - 4: Tính góc nhập xạ vào ngày 21/3 và 23/9.
Nhóm 2 - 5: Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6 và 23/9.
Nhóm 3 - 6: Tính góc nhập xạ vào ngày 22/3 và 23/9.
Bước 3: Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại góp ý
bổ sung. Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức, đưa thông tin phản hồi.
Vĩ tuyến
Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trƣa
21/3 và 23/9 22/6 22/12
66
033' (VC Bắc) 23027' 46054' 00
23
027' (CT Bắc) 66033' 900 43046'
0
0
(xích đạo) 900 66033' 66033'
23
0
27' (CT Nam) 66
0
33' 43
0
06' 90
0
66
0
33' (VC Nam) 23
0
27' 0
0
46
0
54'
* Hoạt động 3: (Cặp / đôi)
Bước 1: GV cho HS theo dõi đoạn băng Video và bảng số liệu về số giờ
chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng tại XĐ, các CT và các VC trong các ngày
21-3; 22-6; 23-9; 22-12.
Ngày
Vĩ tuyến
21-3 và 23/9 22/6 22-12
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
Giờ
chiếu
sáng
Góc
chiếu
sáng
66
0
33
'B (VC Bắc) 12 23
0
27' 24 46
0
54' 0 0
0
23
0
27
'B (CT Bắc) 12 66
0
33' 13
1/2
90
0 10
1/2
43
0
46'
0
0
(Xích đạo) 12 90
0
12 66
0
33' 12 66
0
33'
23
0
33'N (CT Nam) 12 66
0
33' 10
1/2
43
0
06' 13
1/2
90
0
66
0
33'N (VC Nam) 12 23
0
27' 0 0
0
24 46
0
54'
Quan sát bảng số liệu hãy nhận xét chung về số giờ chiếu sáng và độ lớn
góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ Xích đạo đến hai vòng cực ?
Bước 2: Gọi HS nhận xét, HS khác góp ý, bổ sung, cuối cùng GV chuẩn
xác lại kiến thức, đưa thông tin phản hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đáp án:
- Ngày 21/3 và 23/9: Mọi nơi trên trái đất có giờ chiếu sáng bằng 12giờ. Ở
XĐ có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ XĐ về hai cực.
- Ngày 22/6: Số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Bắc tới VC Nam. VC
Bắc giờ chiếu sáng là 24 giờ, VC Nam có giờ chiếu sáng là 0 giờ.
CT Bắc có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ CT
Bắc về hai cực, VC Nam có góc chiếu sáng = 0.
- Ngày 22/12: Số giờ chiếu sáng giảm dần từ VC Nam tới VC Bắc, VC
Nam có giờ chiếu sáng là 24 giờ, VC Bắc có giờ chiếu sáng là 0 giờ.
CT Nam có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ CT
Nam về hai cực, VC Bắc có góc chiếu sáng = 0.
IV. Kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra (10 phút): Phát phiếu trả lời trắc nghiệm.
- GV thu phiếu trả lời trắc nghiệm, đưa thông tin phản hồi phiếu học tâp,
nhận xét giờ thực hành, cho điểm cá nhân hoặc nhóm.
V. Hoạt động nối tiếp
GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới.
* Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: d Câu 4: a Câu 5: c
Câu 6:
Góc CS
lúc 12h
66
o33’ B
(VC B)
66
o33’N
(VC N)
23
o27’B
(CT B)
23
o27’N
(CT N)
0
0
(XĐ)
21/3;23/9 23
o27’ 23o27’ 66o33’ 66o33’ 90o
22 /26 46
o54’ 00 90o 43o06’ 66o33’
22 /12 0
0
46
o54’ 43o46’ 90o 66o33
VI. Rút kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 4:
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 7: Thực hành
HỆ QUẢ ĐỊA LÝ CHUYỂN ĐỘNG
XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Họ và tên HS: ..............................................................................................
Lớp: .............................................................................................................
Trường THPT: ..............................................................................................
Giáo viên dạy ...............................................................................................
Thời gian làm bài: 10 phút.
Đánh dấu (khoanh tròn) vào phương án em cho là đúng
Câu 1: Sự thay đổi số giờ chiếu sáng trong ngày ở các vĩ độ khác nhau
trên Trái đất là do trong khi chuyển động trên quỹ đạo.
a. Trục của Trái đất vuông góc.
b. Trục của Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033'.
c. Trục của Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 23027'.
Câu 2: Trong năm, ngày và đêm luôn luôn dài bằng nhau. Sau đó là hiện
tượng diễn ra ở.
a. Hai cực b. Cực c. Xích đạo d. Chí tuyến
Câu 3: Ở vòng cực Nam vào ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trong ngày là:
a. 12 b. 24 c. 0 d. 10
Điểm Lời phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Câu 4: Vào các ngày 21/3 và 23/9, ở chí tuyến Bắc
a. Ngày dài 12 giờ, đêm dài 12 giờ, góc chiếu sáng 66033'
b. Ngày dài 13h30', đêm dài 10h30' giờ, góc chiếu sáng 66033'
c. Ngày dài 12 giờ, đêm dài 12 giờ, góc chiếu sáng 23027'
d. Ngày dài 13h30', đêm dài 10h30' giờ, góc chiếu sáng 23027'
Câu 5: Góc nhập xạ của Thái nguyên (21056' B) vào ngày 22/12 là:
a.45
0
37' b. 46
0
38' c.44
0
77' d.44
0
39'
Câu 6: Điền vào ô sau sao cho hợp lí:
0
o
, 23
o27’, 43o46’, 46o54’, 66o33’, 90o
Góc CS
lúc 12h
66
o33’ B
(VC B)
66
o33’N
(VC N)
23
o27’B
(CT B)
23
o27’N
(CT N)
0
0
(XĐ)
21/3;23/9
22 /26
22 /12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 7:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên:………………………………. Lớp 10………………………...
Trường:…………………………………. Giáo viên dạy ............................
Nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lý đối với học sinh THPT
nói chung và đối với học sinh lớp 10 nói riêng trong địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đổi mới phương pháp dạy bài thực
hành theo xu hướng tích cực. Xin các em cho biết ý kiến đánh giá về một số
vấn đề sau đây:
STT Nội dung câu hỏi Có Không Vì sao
1.
Em thấy học môn Địa lý có nhiều tác
dụng trong đời sống hay không?
2. Em có thích làm BTTH Địa lý không ?
3.
So với bài học lý thuyết BTTH Địa lý
khó hơn không ?
4. BTTH Địa lý có theo sát thực tế không?
5.
Trình tự hướng dẫn thực hành có phù
hợp không ?
6.
Em có hiểu BTTH Địa lý ngay khi học
trên lớp không ?
7. Từ ngữ trong BTTH dễ hiểu không ?
8.
Học BTTH Địa lý có đưa ra ứng dụng
thực tế không ?
9.
Học BTTH có giúp cho việc rèn luyện
kỹ năng Địa lý không ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10. Em thường dựa vào kiến thức cũ để làm
BTTH Địa lý không ?
11. Sự nhiệt tình và phương pháp giảng dạy
của GV có ảnh hưởng tới nhận thức của
em về môn Địa lý không ?
12. Các PP dạy học tích cực có nâng cao
khả năng làm việc độc lập, tìm tòi sáng
tạo không ?
13. Em có thích hoạt động theo nhóm khi
học môn Địa lý không ?
14. Em có hay tìm tài liệu tham khảo để làm
BTTH Địa lý không ?
15. Em có thích được học môn Địa lý theo
phương pháp hiện đại không ?
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày …..tháng…..năm 2008
Ngƣời đƣợc khảo sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 6:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA VIỆC
DẠY BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT
(Dùng cho giáo viên)
Để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu việc dạy Bài thực hành Địa lý nói
chung và Bài thực hành Địalý lớp 10 nói riêng, trong quá trình nghiên cứu đề
tài khoa học. Xin quý thầy (cô) vui lòng ghi lại một số thông tin và đánh dấu
x vào những nơi mà quý thầy (cô) cho là thích hợp đối với những vấn đề sau:
- Họ và tên giáo viên: ..................................................................................
- Trình độ đào tạo: .......................................................................................
- Đơn vị công tác: .........................................................................................
- Năm tốt nghiệp: .........................................................................................
- Khối, lớp dạy: ...........................................................................................
1. Tình hình dạy học BTTH Địa lý ở trƣờng PT hiện nay.
* Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ có năng lực
Cần bồi dưỡng thường xuyên
Chưa đủ năng lực
* Về tài liệu phục vụ dạy và học BTTH Địa lý.
Thiếu
Đủ
Thiếu trầm trọng
* Về thiết bị đồ dùng dạy học BTTH
Thiếu
Đủ
Thiếu trầm trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Phƣơng pháp học nói chung và cách hƣớng dẫn học sinh BTTH
Địa lý lớp 10 mà quý thầy (cô) đang thực hiện.
Thường dùng các phương pháp dạy học thiết kế bài giảng theo kiểu
truyền thống.
Kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại.
Thường xuyên dùng các phương pháp dạy học và thiết kế bài giảng
theo xu hướng tích cực.
Trong thiết kế bài giảng, quý thầy cô thường xuyên thiết kế theo tiến
trình 5 bước.
Thiết kế bài giảng linh hoạt tuỳ từng bài giảng.
3. Những ƣu, nhƣợc điểm của việc thiết kế bài thực hành Địa lý theo
tiến tình 5 bƣớc.
Ưu điểm: ......................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Nhược điểm: ................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Theo quý thầy (cô) việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích
cực lấy học sinh làm trung tâm có hiệu quả nhƣ thế nào trong dạy học
bài thực hành Địa lý.
Rất hiệu quả
Khá hiệu quả
Hiệu quả bình thường
Hiệu quả ít
Không hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5. Thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và thiết kế bài giảng nói
chung và bài thực hành nói riêng theo xu hƣớng tích cực hoá, quý thầy
(cô) có dự kiến gì về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Thuận lợi:
Đối với giáo viên .........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đối với học sinh ..........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Khó khăn:
Đối với giáo viên .........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Đối với học sinh ..........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Phiếu này chỉ nhằm mục đích NCKH, không dùng để đánh giá giáo viên.
Rất mong nhận được những ý kiến xác đáng của quý thầy, cô.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày …..tháng…..năm 2008
Giáo viên đƣợc khảo sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 5:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
--------------
PHIẾU NHẬN XÉT VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN LÀM CÁC
BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10 THEO HƢỚNG TÍCH CỰC
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THPT ĐƢỢC THỰC NGHIỆM
- Họ và tên giáo viên ....................................................................................
- Trình độ đào tạo .........................................................................................
- Đơn vị công tác ..........................................................................................
- Năm tốt nghiệp ..........................................................................................
- Khối lớp dạy ..............................................................................................
Quý thầy (cô) cho biết ý kiến của mình sau khi giảng dạy giáo án thực
nghiệm .................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày …….tháng…….năm 200….
Giáo viên thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 3:
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 4: Thực hành
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
Họ và tên HS: ..............................................................................................
Lớp: .............................................................................................................
Trường THPT: ..............................................................................................
Giáo viên dạy ...............................................................................................
Thời gian làm bài: 10 phút.
Đánh dấu (khoanh tròn) vào phương án em cho là đúng.
Câu 1: Để đọc bản đồ cần tìm hiểu:
a.Tỉ lệ bản đồ
b. Kí hiệu bản đồ
c. Cả 2 ý trên.
Câu 2: Hình 2.2 trong SGK, người ta dùng phương pháp nào để biểu hiện sự
phân bố các nhà máy điện?
a. Phương pháp kí hiệu.
b. Phương pháp chấm điểm.
c. Phương pháp khoanh vùng.
d. Tất cả các phương pháp trên.
Điểm Lời phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Câu 3: Các kí hiệu sử dụng trên bản đồ đều mang tính sáng tạo và phổ biến,
vì vậy bản đồ không phải là một tấm ảnh chụp.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 4: Các đối tượng nào trên hình 2.3 SGK, đối tượng nào không được biểu
hiện bằng kí hiệu đường chuyển động?
a. Các loại gió mùa.
b. Đường đi của bão.
c. Gió tháng 1 và gió tháng 7.
d. Gió tây khô nóng.
C âu 5: Hình 2.6 trong SGK người ta dùng phương pháp nào để thể hiện diện
tích và sản lượng lúa?
a. Phuơng pháp ký hiệu.
b. Phuơng pháp bản đồ biểu đồ.
c. Phương pháp khoanh vùng.
Câu 6: Những nơi có mật độ dân số cao ở Châu Á.
a. Ven biển Nhật Bản.
b. Đông Trung Quốc.
c. Ven biển Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Phương pháp đường chuyển động chỉ có thể biểu hiện quy mô, hướng
di chuyển của các hiện tượng địa lí mà thôi.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 8: Hình 2.4 trong SGK, người ta dùng phương pháp nào để biểu hiện sự
phân bố dân cư?
a. Phương pháp kí hiệu.
b. Phương pháp chấm điểm.
c. Phương pháp khoanh vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
d. Tất cả phương pháp trên.
Câu9: Để thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một lãnh
thổ, người ta thường dùng phương pháp?
a. Đường đẳng trị.
b. Kí hiệu.
c. Chấm điểm.
d. Bản đồ biểu đồ.
Câu 10. Thể hiện diện tích và sản lượng các nhóm cây trên bản đồ bằng loại
biểu đồ nào là hợp lí nhất?
a. Biểu đồ hình tròn.
b. Biểu đồ hình cột.
c. Biểu đồ miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và đảm bảo khách quan.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2008
Học viên
Đỗ Thị Tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết đầy đủ Viết tắt
Bài thực hành BTH
Chương trình và sách giáo khoa CT & SGK
Công nghệ thông tin CNTT
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH-HĐH
Học sinh HS
Giáo viên GV
Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT
Sách giáo khoa SGK
Phương pháp PP
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Kinh tế - xã hội KT - XH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Môc lôc
Trang
Më ®Çu .............................................................................................................. 1
1. Lý do chän ®Ò tµi ........................................................................................... 1
2. Môc ®Ých nghiªn cøu ..................................................................................... 2
3. NhiÖm vô nghiªn cøu .................................................................................... 2
4. Giíi h¹n cña ®Ò tµi ......................................................................................... 3
5. T×nh h×nh nghiªn cøu cña ®Ò tµi .................................................................... 3
6. Ph•¬ng ph¸p nghiªn cøu ............................................................................... 4
6.1. Ph•¬ng ph¸p ®Êu tranh thùc tÕ, thu thËp tµi liÖu ........................................ 4
6.2. Ph•¬ng ph¸p ph©n tÝch hÖ thèng ................................................................ 4
6.3. Ph•¬ng ph¸p b¶n ®å ................................................................................... 5
6.4. Thùc nghiÖm s• ph¹m ............................................................................... 5
6.5. Ph•¬ng ph¸p thèng kª to¸n ........................................................................ 5
6.6. Ph•¬ng ph¸p tæng kÕt kinh nghiÖm ............................................................ 5
7. Nh÷ng ®ãng gãp cña luËn v¨n ....................................................................... 5
8. CÊu tróc cña luËn v¨n .................................................................................... 6
Néi dung ........................................................................................................... 7
Ch•¬ng 1: C¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi ............................................ 7
1.1. C¬ së lý luËn vÒ sù cÇn thiÕt ®æi míi ph•¬ng ph¸p d¹y häc ®Þa lý ............ 7
1.2. C¸c ph•¬ng ph¸p tÝch cùc trong d¹y häc bµi thùc hµnh §Þa lý tù
nhiªn líp 10 THPT .................................................................................. 12
1.3. Thùc tiÔn d¹y häc c¸c bµi thùc hµnh ë mét sè tr•êng THPT tØnh
Th¸i Nguyªn ........................................................................................... 22
Ch•¬ng 2: C¸c ph•¬ng ph¸p h•íng dÉn lµm bµi thùc hµnh phÇn §Þa
lý tù nhiªn líp 10 THPT ......................................................................... 26
2.1. C¬ së h×nh thµnh c¸c ph•¬ng ph¸p .......................................................... 26
2.2. C¸c d¹ng bµi thùc hµnh §Þa lý tù nhiªn líp 10 THPT c¬ b¶n .................. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3. C¸c ph•¬ng ph¸p h•íng dÉn - thiÕt kÕ bµi thùc hµnh phÇn §Þa lý tù
nhiªn líp 10 THPT ................................................................................. 49
Ch•¬ng 3: Thùc nghiÖm s• ph¹m ................................................................ 77
3.1. Môc ®Ých thùc nghiÖm .............................................................................. 77
3.2. NhiÖm vô thùc nghiÖm ............................................................................ 77
3.3. Nguyªn t¾c tiÕn hµnh thùc nghiÖm ........................................................... 78
3.4. Tæ chøc thùc nghiÖm ................................................................................ 78
KÕt luËn .......................................................................................................... 87
1. VÒ nhËn thøc................................................................................................ 87
2. VÒ ph•¬ng ph¸p .......................................................................................... 88
3. Mét sè kinh nghiÖm rót ra trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu ............................... 88
4. Mét sè kiÕn nghÞ .......................................................................................... 89
Tµi liÖu tham kh¶o ....................................................................................... 90
Phô lôc ........................................................................................................... 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh môc c¸c h×nh
(B¶n ®å, biÓu ®å, s¬ ®å)
Trang
H×nh 2.1. C«ng nghiÖp ®iÖn ViÖt Nam ........................................................... 39
H×nh 2.2. Giã vµ b·o ë ViÖt Nam ................................................................... 39
H×nh 2.3. Ph©n bè d©n c• Ch©u ¸ ................................................................... 39
H×nh 2.4. DiÖn tÝch vµ s¶n l•îng lóa ViÖt Nam n¨m 2000 ............................. 39
H×nh 2.5. C¸c vµnh ®ai ®éng ®Êt, nói löa vµ c¸c vïng nói trÎ ........................ 41
H×nh 2.6. C¸c m¶ng kiÕn t¹o cña th¹ch quyÓn ................................................ 41
H×nh 2.7. B¶n ®å c¸c ®íi khÝ hËu trªn Tr¸i ®Êt ............................................... 42
H×nh 2.8. BiÓu ®å nhiÖt ®é, l•îng m•a cña mét sè ®Þa ®iÓm ......................... 43
H×nh 2.9. C¸c kiÓu th¶m thùc vËt chÝnh trªn ThÕ giíi .................................... 45
H×nh 2.10. C¸c nhãm ®Êt chÝnh trªn ThÕ giíi ................................................. 45
H×nh 2.11. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 1 ......................................................................... 55
H×nh 2.12. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 2 ......................................................................... 56
H×nh 2.13. S¬ ®å ph•¬ng ¸n 3 ......................................................................... 57
H×nh 3.1. BiÓu ®å so s¸nh kÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 4 ..................................... 82
H×nh 3.2. BiÓu ®å so s¸nh kÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 7 ..................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh môc c¸c b¶ng
Trang
B¶ng 2.1. C¸c kiÓu th¶m thùc vËt, khÝ hËu vµ nhãm ®Êt chÝnh tõ XÝch
®¹o vÒ cùc ................................................................................................ 45
B¶ng 2.2. Mèi quan hÖ gi÷a khÝ hËu thùc vËt vµ ®Êt ë ViÖt Nam .................. 46
B¶ng 2.3. Sè giê chiÕu s¸ng trong c¸c ngµy ë mét sè vÜ tuyÕn ....................... 47
B¶ng 2.4. L•u l•îng n•íc S«ng Hång c¸c th¸ng trong n¨m ë S¬n T©y ......... 48
B¶ng 2.5. Sù thay ®æi cña nhiÖt ®é trung b×nh n¨m theo vÜ ®é §Þa lý ë
b¸n cÇu B¾c .............................................................................................. 60
B¶ng 2.6. L•îng m•a (mm) vµ l•u l•îng (m3/s) cña l•u vùc S«ng Hång
(tr¹m S¬n T©y) ......................................................................................... 60
B¶ng 3.1. Tr•êng, líp vµ sè häc sinh tham gia thùc nghiÖm .......................... 79
B¶ng 3.2. KÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 4 thùc hµnh ............................................. 82
B¶ng 3.3. KÕt qu¶ thùc nghiÖm bµi 7 thùc hµnh ............................................ 83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_DL_DTT.pdf