- Ngoài chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn, hàng năm cần tính toán thêm chỉ số khối lượng sản phẩm định gốc trên cơ sở các chỉ số liên hoàn liên tiếp nhau trong các khoảng thời gian phù hợp để nắm được một cách chung nhất về tình hình sản xuất công nghiệp trong cả một thời kỳ so với thời kỳ gốc.
- Dựa vào các chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn và định gốc đã được tính toán, các cơ quan thống kê cần thiết phải tính đổi chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của tất cả các năm về cùng một mặt bằng giá của một năm nào đó để có nguồn số liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm theo các thành phần kinh tế, tính toán và phân tích nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác có liên quan (khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện việc tính toán này là 5 năm chúng ta tính lại một lần và chuyển về mặt bằng giá của các năm chẵn: 0, 5, 10, 15, vv ), nhằm theo giỏi sát sao nhất những biến động kinh tế xảy ra trên thị trường để có những biện pháp quản lý kịp thời.
- Khi tính chỉ số giá sản xuất để nghiên cứu biến động của khối lượng sản phẩm công nghiệp cũng phải tính toán chỉ số giá vật tư làm cơ sở tính đổi chi trung gian về cùng mặt bằng giá của một năm nào đó phù hợp với thời gian của chỉ tiêu giá trị sản xuất để làm cơ sở cho tính toán và nghiên cứu biến động chỉ tiêu giá trị tăng thêm trong công nghiệp.
- Do trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc thay đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp sang cách tính khác phù hợp hơn với tình hình thực tế là việc làm rất cần thiết. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay chúng ta vẫn chưa thể thực hiện ngay được. Vì vậy, việc áp dụng một phương pháp tính mới vào trong thực tế cần phải được chuẩn bị chu đáo và cần thiết phải thực hiện tính thí điểm từng bước, do đó, chúng ta cần phải có một thời gian nhất định cho việc chuyển đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm từ cách tính hiện nay sang cách tính mới. Trong khoảng thời gian đó chúng ta phải chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp tính các chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp khác để nắm được những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp tính cũng như điều kiện để áp dụng vào thực tiễn. Đây là một việc làm cần thiết và phải được chuẩn bị thật chu đáo cho việc thay thế phương pháp tính mới vào thực tế.
Từ việc nghiên cứu về nội dung, phân tích và đánh giá những mặt ưu – nhược điểm, những điểm thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trên đây, kết hợp với điều kiện thực tế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay tôi cho rằng việc lựa chọn và áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá để thay thế phương pháp tính toán cũ trong tình hình hiện nay là hợp lý và đã đến lúc chúng ta cần phải thực hiện để đáp ứng được với như cầu của nền kinh tế thị trường.
96 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó còn có nhiều hạn chế, chưa thể áp dụng một cách rộng rãI được. Mặc dù nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình quan trọng, nhưng trong xu thế phát triển nhanh của quá trình hội nhập, mở cửa kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới việc đổi mới phương pháp tính chỉ số khôí lượng sản phẩm công nghiệp là rất cần thiết nhưng với điều kiện hiện nay của nước ta chúng ta vẫn chưa thể áp dụng được phương pháp tính này vào trong thực tế. Vì vậy đây cũng chỉ là phương pháp tính toán có tính chất tham khảo hoặc nếu có áp dụng thì cũng chỉ mang tính đơn lẻ, phạm vi áp dụng nhỏ hẹp.
II. Phương pháp Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
1. Nội dung phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
Tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá là cách tính gián tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm, trên cơ sở sử dụng mối quan hệ giữa chỉ số chung (Ipq) và chỉ số nhân tố (chỉ số giá Ip). Chỉ số chung phản ánh biến động đồng thời của hai nhân tố giá và lượng. Các chỉ số nhân tố là chỉ số giá (Ip- phản ánh biến động riêng biệt của yếu tố giá cả) và chỉ số khối lượng (Iq- phản ánh biến động riêng biệt của yếu tố khối lượng). Mối quan hệ này được biểu hiện thông qua hệ thống chỉ số sau:
.
Hay:
Từ hệ thống chỉ số trên ta thấy ngoài hai phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp như trên chúng ta có thể tính được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp một cách gián tiếp thông qua chỉ số giá cả của sản phẩm công thức tính có dạng tổng quát như sau:
(18).
2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
Cũng như hai cách tính đã giới thiệu ở trên, tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua chỉ số giá cũng được tính toán ở ba cấp độ: Tính trong phạm vi doanh nghiệp, tính trong phạm vi từng ngành công nghiệp riêng biệt và tính toán ở phạm vi toàn bộ nền công nghiệp. ở mỗi phạm vi tính toán mức độ phức tạp và cách vận dụng công thức tính cũng biến đổi khác nhau. Sau đây sẽ trình bày cách thức vận dụng công thức (18) để xây dựng công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cụ thể cho từng cấp độ tính toán cụ thể.
2.1. Tính đối với phạm vi doanh nghiệp
- Nếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc so sánh không có sản phẩm không so sánh được (không có sản phẩm chỉ được sản xuất ở một trong hai kỳ nghiên cứu) thì việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này chúng ta chỉ việc sử dụng quan hệ giữa các chỉ số theo công thức (18) thì có thể xây dựng được công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp một cách dễ dàng.
- Nhưng trong trường hợp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc so sánh có xuất hiện những loại sản phẩm không so sánh được thì hệ thống chỉ số tổng hợp nghiên cứu mối liên hệ về biến động của giá cả và khối lượng (theo công thức 18) sẽ được tính theo công thức cụ thể như sau:
= Ip x Iq (19a).
(Sự hình thành hệ thống này tương tự như ở phần (I) của chương này chúng ta đã giới thiệu).
Trong đó: - Chỉ số phản ánh biến động đơn thuần về khối lượng sản phẩm của những sản phẩm so sánh được.
- Chỉ số phản ánh biến động về khối lượng sản phẩm do sự thay đổi mặt hàng sản xuất (mở rộng mặt hàng sản xuất nếu > 1, thu hẹp mặt hàng sản xuất nếu <1).
- là chỉ số giá cả của các sản phẩm tương ứng.
Từ công thức (19a) như trên ta suy ra công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá trong trường hợp này là:
(19b).
Qua các công thức (18) và (19b) ta thấy, dù doanh nghiệp sản xuất không có hay có sản phẩm không so sánh được thì chúng ta đều có thể tính được chỉ số khối lượng sản phẩm theo cách tính gián tiếp (loại trừ biến động của nhân tố giá cả ra khỏi biến động giá trị chung của sản phẩm), nhưng khi tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải có kết quả về chỉ số chung (Ipq), chỉ số giá (Ip). Và như vậy, trong trường hợp có sản phẩm không so sánh được, nếu có đủ số liệu về giá cả và khối lượng từng loại sản phẩm thì việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo cách tính gián riếp đơn giản hơn cách tính trực tiếp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị sản phẩm, và chúng ta không phải tính thêm chỉ số thay đổi mặt hàng sản xuất (IK). Việc tính toán chỉ số thay đổi mặt hàng sản xuất (IK) nhất thiết chúng ta phải tính được giá trị sản xuất theo giá thực tế riêng của những loại sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được.
Mặc dù vậy khi ứng dụng phương pháp này vào thực tế, việc tính toán trực tiếp các chỉ số khối lượng sản phẩm như đã trình bày ở các phần trên cũng như cách tính gián tiếp thông qua chỉ số giá sẽ trình bày ở đây đều có những khó khăn nhất định.
Yêu cầu về cách tính gián tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp là phải tính được chỉ số chung (Ipq- biểu hiện biến động chung của giá cả và khối lượng sản phẩm) và chỉ số giá (Ip - Biểu hiện biến động riêng của yếu tố giá).
Trong đó:
Chỉ số chung (Ipq) được tính bằng giá trị sản xuất theo giá thực tế của kỳ nghiên cứu () chia cho giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc so sánh (). Nguồn số liệu về các đại lượng này đã có trong chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp hay có thể tính được một cách thuận tiện trên cơ sở hệ thống số liệu đã có của doanh nghiệp.
Vấn đề còn lại là việc tính toán chỉ số giá sản xuất:
như thế nào mới là vấn đề đặt ra?
Điều kiện cần thiết để tính được chỉ số giá sản xuất là phải có số liệu về giá cả (giá sản xuất) và khối lượng từng loại sản phẩm cụ thể.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thường sản xuất rất nhiều loại sản phẩm với quy cách, chất lượng và chủng loại khác nhau. Trong khi đó giá cả từng loại sản phẩm trong năm lại thường xuyên thay đổi nên chúng ta phải tính giá bình quân theo thời gian. Thực tế đó chứng tỏ, nếu tính chỉ số giá (giá sản xuất) trên cơ sở tất cả các loại sản phẩm sản xuất ra thì sẽ rất phức tạp, tốn kém. Đó là chưa kể nhiều loại sản phẩm không thể theo giõi và tính toán được đơn giá hoặc những sản phẩm dịch vụ chỉ biểu hiện dưới dạng giá trị. Do vậy rất ít doanh nghiệp tính được chỉ số giá của từng mặt hàng. Đây là một khó khăn mà trong thực tế tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này chúng ta thường hay gặp phải.
Có thể khắc phục khó khăn trên bằng cách thay chỉ số giá của tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ bằng chỉ số giá của một số sản phẩm đại diện, rồi dùng kết quả này làm thước đo xu thế biến động chung về giá của các loại sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp.
Với một số ít sản phẩm đại diện, doanh nghiệp có thể theo dõi và tính toán được giá sản xuất bình quân năm cho từng loại sản phẩm.
Tuy nhiên đến đây một yêu cầu mới xuất hiện, đó là việc xác định và lựa chọn sản phẩm đại diện của doanh nghiệp như thế nào cho hợp lý?
Sản phẩm đại diện phải là những sản phẩm được sản xuất ra ổn định trong nhiều năm, có khối lượng lớn và có đủ điều kiện để theo giõi và tính đơn giá bình quân theo thời gian của sản phẩm. Nếu ở một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm và các sản phẩm đó có công dụng như tính chất lý, hoá học rất khác nhau thì có thể phân chia các loại sản phẩm đó của doanh nghiệp thành các nhóm sản phẩm khác nhau, và chọn sản phẩm đại diện cho từng nhóm. Toàn bộ những sản phẩm đại diện cho các nhóm chính là sản phẩm đại diện chung cho toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Tổng giá trị của những sản phẩm đại diện phải đảm bảo một tỷ lệ cần thiết nhất định nào đó tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.
Căn cứ vào báo cáo thống kê sản xuất sản phẩm chủ yếu hàng năm hoặc kết quả điều tra công nghiệp xác định danh mục và tính tỷ trọng sản phẩm đại diện cho doanh nghiệp.
Trong những trường hợp mà doanh nghiệp không thể xác định được giá sản xuất (kể cả chỉ tính riêng cho những sản phẩm đại diện) vì hạch toán khó khăn thì có thể tính chỉ số giá trên cơ sở giá tiêu thụ trên thị trường của sản phẩm (giá tiêu dùng cuối cùng) thay cho giá sản xuất của sản phẩm.
ở đây cần lưu ý rằng: về số tuyệt đối thì giá tiêu thụ sản phẩm không thể thay thế cho giá sản xuất sản phẩm vì giữa chúng có cơ cấu giá trị khác nhau. Nhưng khi nghiên cứu về biến động giá (số tương đối), thì giá tiêu thụ và giá sản xuất sản phẩm có thể thay thế được cho nhau vì hai loại giá này biến động theo cùng xu hướng và tốc độ tăng, giảm của chúng phù hợp với nhau hoặc nếu có khác nhau thì thường là không đáng kể.
Quyền số để tính chỉ số giá ở đây là khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế kỳ nghiên cứu không dùng khối lượng sản phẩm tiêu thụ làm quyền số, kể cả trường hợp dùng giá tiêu thụ để tính chỉ số giá.
Như vậy chỉ số giá tính trên sản phẩm đại diện của doanh nghiệp (Ip*) đã loại trừ được sự biến động về giá từ chỉ số chung khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp ta có công thức tính chỉ số giá tính trên những sản phẩm đại diện như sau:
Ip* = (20).
Trong đó: p1*, p0*- Giá sản xuất hoặc giá tiêu thụ của từng loại sản phẩm đại diện của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu và kỳ gốc so sánh. Chú ý kỳ nghiên cứu tính toán theo loại giá nào (giá sản xuất hay giá tiêu thụ sản phẩm) thì kỳ gốc so sánh cũng phải tính theo giá đó.
- Khối lượng sản phẩm đại diện sản xuất thực tế kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Khi dùng chỉ số giá của những sản phẩm đại diện (Ip*) thay cho chỉ số giá tính trên toàn bộ sản phẩm (Ip) để loại trừ biến động của giá từ chỉ số chung thì chỉ số khối lượng sản phẩm sẽ được tính theo công thức sau:
Iq = : Ip* (21)
Ví dụ: Ta chọn 3 loại sản phẩm đại diện là các sản phẩm số1, số2, số 4 làm sản phẩm đại diện cho việc tính chỉ số giá cho doanh nghiệp “A”. Sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của doanh nghiệp từ số liệu ở bảng 2 và biết thêm giá sản xuất của các sản phẩm đại diện năm 2000 và năm 2001 như sau:
Bảng 6: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”A” với 3 loại sản phẩm đại diện.
Tên sản phẩm đại diện.
Đơn vị tính.
Giá sản xuất
Khối lượng sản phẩm sản xuất
2000 (P0*)
2001 (P1*)
2000 (q0*)
2001 (q1*)
I.Sản phẩm đại diện.
1. Sản phẩm 1.
1000v
492
494
7238
6292
2. Sản phẩm 2.
1000v
1108
1156
1438
994
3. Sản phẩm 4
1000v
710
784
486
246
II.Giá trị sản xuất theo giá thực tế.
1000đ
_
_
2898206
2799776
Từ số liệu trong bảng 6, áp dùng công thức (20) ta tính được chỉ số giá tính trên những sản phẩm đại diện (Ip*):
lần (101,8%).
*Tiếp tục tính chỉ số chung ta được:
lần hoặc 96,6%.
Từ đó áp dụng công thức (21) ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá tính trên các sản phẩm đại diện của doanh nghiệp qua hai năm là:
lần hoặc 94,89%.
Kết luận: Khối lượng sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp “A” năm 2001 so với năm 2000 bằng 0,9489 lần hoặc bằng 94,89%, tức giảm 5,11%.
Kết quả này chênh lệch so với kết quả tính theo quyền số là giá cố định là 0,28% (tức bằng 94,89% - 94,61%) và chênh lệch so với cách tính chỉ số khối
lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng là giá trị sản xuất là 0,729% (tức bằng 94,89% - 94,161% ).
2.2. Tính đối với phạm vi từng ngành công nghiệp riêng biệt
Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp chung cho từng ngành công nghiệp riêng biệt cũng sẽ được tính theo hai phương án.
Phương án 1: Tính dựa trên các chỉ số giá và lượng đã được tính bởi các doanh nghiệp (sau đây được gọi là tính từ doanh nghiệp) và phương án 2 là tính theo giá và lượng đã được tổng hợp cho từng ngành riêng biệt (sau đây được gọi là tính từ nghành công nghiệp riêng biệt). Cụ thể cách tính đối với từng phương án như sau:
a. Phương án tính từ doanh nghiệp
Công thức khái quát tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành theo phương án tính từ doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng:
(22).
Trong đó: - Là giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc của một doanh nghiệp và của các doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp riêng biệt.
- - Giá trị sản xuất kỳ gốc của một doanh nghiệp và của các doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp.
Vấn đề mấu chốt của việc áp dụng công thức (22) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành công nghiệp riêng biệt theo phương án tính từ doanh nghiệp là việc xác định các đại lượng () của từng doanh nghiệp cũng như của từng ngành công nghiệp riêng biệt.
Ta trở lại dạng cơ bản của công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp:
(23).
Trong đó: Iq- có thể được tính thông qua chỉ số giá của các sản phẩm đại diện, công thức tính như sau.
: Ip*.
với Ip*= ( như công thức (20) ).
Từ đó ta thay (23) vào công thức (22) ta được công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm của một ngành công nghiệp riêng biệt như sau:
(24).
Ví dụ: Có số liệu về chỉ số giá, giá trị sản xuất theo giá thực tế, chỉ số khối lượng sản phẩm tính qua chỉ số giá ở 3 doanh nghiệp A, B, C, của ngành công nghiệp “X” như sau:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất của ba doanh nghiệp của ngành công nghiệp “X” như sau.
Tên Doanh Nghiệp
Chỉ số giá sản xuất
(Ip*)
Giá trị sản xuất theo giá thực tế (1000đ)
Chỉ số chung
(Ipq)
Chỉ số khối lượng sản phẩm (Iq)
2000 ()
2001 ()
1. D nghiệp A
1,08
2898206
2799776
0,966
0,9489
2. D nghiệp B
0,995
5570526
5481930
0,9841
0,989
3. D nghiệp C
1,0095
1935320
1969240
1,0175
1,0079
Từ số liệu bảng 7, sử dụng công thức (24) ta tính được chỉ số khối lượng của sản phẩm bình quân chung của nghành công nghiệp “X” là: Hay 98,13%.
Kết luận: Khối lượng sản phẩm sản xuất của nghành “X” năm 2001 so với năm 2000 bằng 98,13% hay giảm 1,87%.
Trong đó:
Doanh nghiệp A giảm 5,11%.
Doanh nghiệp B giảm 1,1%.
Doanh nghiệp C tăng 0,79%.
Qua đó ta thấy chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp tính từ doanh nghiệp (tính theo phương án 1) bảo đảm được sự thống nhất giữa kết quả tính toán của các doanh nghiệp với kết quả tính toán chung của cả ngành gồm nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên điều kiện để áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo phương án 1 (tính từ doanh nghiệp) là tất cả hoặc phần lớn các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trong ngành phải tính được chỉ số giá sản xuất. Việc này trong thực tế khó có thể thực hiện được, bởi vì trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay như đã nói ở trên, một ngành thường có nhiều doanh nghiệp và đơn vị theo các loại hình sản xuất khác nhau mà trình độ hạch toán cũng như thực trạng công tác thống kê nhìn chung còn thấp, do vậy việc đòi hỏi tất cả hoặc phần lớn các doanh nghiệp phải tính được chỉ số giá là một việc rất khó khăn.
Như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận: Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá cho từng ngành công nghiệp theo phương án 1 (tính từ doanh nghiệp) tuy là rất có ý nghĩa và cần thiết, song trong điều kiện hiện nay ở nước ta vẩn chưa thể áp dụng phổ biến và rộng rãi phương pháp tính toán này được. Có chăng cũng chỉ để nghiên cứu và tính toán trong phạm vi hẹp ở những ngành gồm ít doanh nghiệp và phải là những doanh nghiệp có trình độ hạch toán tốt, người làm thống kê có chuyên môn sâu. Mục đích tính toán của chỉ số này là phục vụ yêu cầu nghiên cứu cũng như quản lý và phân tích kinh tế ở nội bộ ngành.
b. Phương án tính từ ngành công nghiệp riêng biệt
Mối quan hệ giữa sự biến động chung của hai yếu tố giá và lượng trong một ngành riêng biệt được biểu hiện tổng hợp thông qua chỉ số chung (), biến động riêng biệt của từng yếu tố giá () và yếu tố lượng () ở phạm vi một ngành công nghiệp riêng biệt được phản ánh thông qua hệ thống chỉ số sau đây:
(25a).
Từ đó ta có: (25b).
Để áp dụng được công thức (25b) chúng ta cần phải tính được chỉ số tổng hợp chung và chỉ số giá của từng ngành.
Đối với chỉ số tổng hợp chung của từng ngành công nghiệp riêng biệt chính bằng giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ nghiên cứu () chia theo giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc () của mỗi ngành.
Công thức tính chỉ số khối lượng của từng ngành công nghiệp riêng biệt có dạng:
. (26).
Nguồn số liệu về giá trị sản xuất theo giá thực tế hàng năm của từng ngành công nghiệp đã được nghành thống kê tính toán khá đầy đủ, các số liệu này đều có trong hệ thống số liệu báo cáo tổng hợp hoặc có trên các cuốn niên giám thống kê công nghiệp của Tổng Cục Thống Kê cũng như các cục thống kê ở các tỉnh, thành phố. Như vậy việc tính chỉ số chung () cho mỗi ngành công nghiệp riêng biệt khá thuận lợi, chúng ta có thể tính được bất kì lúc nào ở phạm vi toàn quốc hay từng tỉnh, thành phố.
Vấn đề còn lại là việc nghiên cứu để tìm ra một cách tính cho phù hợp chỉ số giá sản xuất của từng ngành công nghiệp () hiện nay như thế nào?
Cũng như đối với phạm vi một doanh nghiệp, ở phạm vi một ngành gồm nhiều doanh nghiệp hay nhiều đơn vị khác nhau thì ta không thể tính được chỉ số giá trên tất cả các loại sản phẩm của ngành sản xuất ra, mà chỉ có thể thực hiện được trên một số loại sản phẩm có tính chất đại diện.
Về nguyên tắc, việc chọn sản phẩm đại diện cho từng ngành cũng có những yêu cầu giống như việc chọn sản phẩm đại diện cho từng doanh nghiệp. Nhưng ở đây chúng ta phải đứng trên góc độ toàn ngành để xét và lựa chọn các sản phẩm đại diện.
Sản phẩm đại diện của ngành phải là sản phẩm có trong danh mục các sản phẩm chủ yếu của nhà nước, có tình hình sản xuất ổn định qua nhiều năm và có khối lượng lớn.
Nếu trong một ngành có nhiều loại sản phẩm có đặc tính lý, hoá học và công dụng khác nhau thì chúng ta có thể chia các loại sản phẩm đó thành nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, rồi trong mỗi nhóm đó chọn ra những sản phẩm đại diện cho nhóm, những sản phẩm đại diện cho các nhóm chính là sản phẩm đại diện của ngành.
Căn cứ để xác định vai trò và lựa chọn các sản phẩm đại diện cho ngành là số liệu về kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm chủ yếu và giá trị sản xuất của ngành trong báo cáo thống kê chính thức hàng năm hoặc kết quả của các cuộc điều tra công nghiệp. Tuy nhiên cũng với những căn cứ nêu trên, khi chọn lựa sản phẩm đại diện của từng ngành chúng ta còn phải kết hợp với ý kiến phân tích chuyên gia của những cán bộ chuyên sâu, làm việc nhiều năm và có kinh nghiệm về thống kê công nghiệp.
Sau khi xác định được danh mục các loại sản phẩm đại diện thì bước quan trọng tiếp theo của quá trình tính toán là việc thu thập số liệu và tính toán giá sản xuất thực tế của các sản phẩm đại diện đó.
Đứng trên giác độ toàn ngành mà xét, một loại sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay thông thường do rất nhiều đơn vị thuộc các loại hình khác nhau, ở các vùng khác nhau sản xuất ra. Vì vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải thu thập số liệu về giá ở tất cả các đơn vị sản xuất ra loại sản phẩm đó, mà chúng ta có thể chọn ra một đơn vị sản xuất ra loại sản phẩm đại diện đó để thu thập số liệu (sau đây chúng ta tạm gọi là những đơn vị điều tra riêng). Các đơn vị được chọn làm đơn vị điều tra riêng phải được rải đều ở các vùng khác nhau với các đơn vị có trình độ, kỹ thuật và phương pháp quản lý khác nhau. ở từng vùng cũng như từng loại hình sản xuất chúng ta sẽ chú trọng vào việc chọn các đơn vị có quy mô lớn, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đại diện cho ngành.
Đối với các đơn vị được chọn để thu thập số liệu thống kê về giá, hàng năm chúng ta phải có kế hoạch cụ thể yêu cầu các đơn vị đó phải gửi báo cáo số liệu về giá và số lượng sản phẩm đại diện ở cơ quan, đơn vị mình cho cơ quan thống kê theo mẩu biểu thống nhất, với chế độ ổn định để tiện cho việc theo dõi.
Tóm lại chúng ta có thể nói rằng: Một trong những vấn đề cốt loãi để tính chỉ số giá cho từng ngành công nghiệp riêng biệt là việc chọn ra những sản phẩm đại diện và đơn vị thu thập số liệu về giá. Việc lựa chọn này vẫn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, nhưng đồng thời phải được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện thực tế cụ thể. Việc lựa chọn sản phẩm đại diện và đơn vị điều tra riêng phải do cơ quan thống kê thực hiện.
Khi có được số liệu về giá cả sản xuất của những loại sản phẩm đại diện từ các đơn vị điều tra riêng, chúng ta tiến hành tính giá bình quân giữa các đơn vị điều tra riêng đó cho từng loại sản phẩm đại diện (). Đến đây chúng ta có thể xây dựng được công thức tính chỉ số giá tính theo các sản phẩm đại diện của từng ngành công nghiệp như sau:
(27)
Trong đó: - Chỉ số giá tính theo các sản phẩm đại diện của từng ngành công nghiệp riêng biệt.
- - Giá sản xuất bình quân tính theo các đơn vị điều tra riêng của từng sản phẩm đại diện thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc.
- - Là khối lượng sản phẩm của các sản phẩm đại diện thực tế kỳ nghiên cứu của mổi đơn vị đại diện và toàn bộ các đơn vị đại diện trong từng ngành riêng biệt.
Dưới đây ta xét ví dụ minh hoạ cho cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt theo phương án 2.
Ví dụ: Ngành công nghiệp “Y” có 6 doanh nghiệp là:
Doanh nghiệp A, B, C, D, E, F, sản xuất ra 7 loại sản phẩm chủ yếu. Trong số đó ta chọn ra 3 loại sản phẩm đại diện để tính chỉ số giá của ngành là sản phẩm số 1, sản phẩm số 4, và sản phẩm số 6. Ba doanh nghiệp B, D và E được chọn ra để theo dõi và thu thập số liệu phục vụ cho việc tính chỉ số giá cho toàn ngành. Số liệu của ngành, từng loại sản phẩm cũng như giá sản xuất của các loại sản phẩm đại diện của doanh nghiệp thuộc đơn vị điều tra riêng biệt thể hiện cụ thể ở bảng 8 sau đây.
Bảng 8: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất của ngành công nghiệp Y và 3 doanh nghiệp thuộc đơn vị điều tra riêng B, D và E như sau.
Tên sản phẩm
Sản phẩm SX và GTSX của ngành “Y”
Đơn giá SX của sản phẩm đại diện tính bình quân trên 3 DN.
I.Sản phẩm SX chủ yếu (1000 cái)
2000
()
2001
)
2000
()
2001
()
Sản phẩm 1
6200
640
827,3
844,6
Sản phẩm 2
2200
2000
x
x
Sản phẩm 3
1000
1200
x
x
Sản phẩm 4
4200
4800
600
623,4
Sản phẩm 5
1600
1620
-
-
Sản phẩm 6
4800
5200
1005,6
995,7
Sản phẩm 7
4240
4420
x
x
II.Giá trị SXcủa ngành Y (ngđ)
45251200
47740000
x
x
Từ bảng 8, áp dụng công thức (27) ta tính được chỉ số giá của toàn ngành Y theo 3 mặt hàng đại diện là:
= lần
Hoặc 101,28%.
áp dụng công thức (26) ta tính được chỉ số chung về khối lượng sản phẩm của ngành công nghiệp Y là:
lần hoặc 105,49%.
Từ đó chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành Y, theo công thức (25b) là:
lần hoặc 104,2%.
Kết luận: Khối lượng sản phẩm của ngành Y năm 2001 so với năm 2000 bằng 1,042 lần hoặc bằng 104,2% tức tăng 4,2%.
Đến đây một vấn đề mới nữa nẩy sinh mà chúng ta cần phải giải quyết trong công tác thống kê công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm của mỗi ngành công nghiệp như đã trình bày ở trên sẽ tính chung cho phạm vi toàn quốc hay là phải tính riêng cho từng tỉnh, thành rồi từ đó mới tổng hợp chung cho phạm vi toàn quốc? Đây là câu hỏi được đặt ra đối với công tác thống kê công nhiệp trong nền kinh tế thị trường- khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp gián tiếp qua chỉ số giá.
Như chúng ta đã biết, nhu cầu thông tin để đánh giá tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp cũng như để phân tích mối quan hệ qua lại về sự tăng, giảm sản xuất giữa các ngành công nghiệp riêng biệt qua các thời kỳ khác nhau là yêu cầu thường xuyên đặt ra của các cấp lảnh đạo, chính quyền địa phương. Nói cách khác việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá phân tích biến động của hoạt động sản xuất công nghiệp hàng năm ở các tỉnh, thành phố trong cơ chế thị trường hiện nay là một nhiệm vụ không thể thiếu được đối với công tác thống kê ở địa phương. Như vậy, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành cũng như cho toàn công nghiệp không chỉ là yêu cầu đối với phạm vi toàn quốc mà còn là yêu cầu đối với phạm vi các tỉnh, thành phố.
Trong trường hợp có cả nhu cầu tính chung cho toàn quốc và tính riêng cho các tỉnh, thành thì việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cần phải có sự thống nhất cách tính và phải theo một quy trình tính toán từ dưới lên trên (từ số liệu của mỗi ngành công nghiệp riêng biệt ở các tỉnh, thành lên cho từng ngành chung trên phạm vi toàn quốc, rồi từ số liệu đó chúng ta tính lên cho toàn bộ nền công nghiệp của cả nước). Làm như vậy vừa đảm bảo sự thống nhất số liệu từ các tỉnh, thành phố với số liệu chung của toàn quốc góp phần khắc phục tình trạng khập khiểng về số liệu trong công tác thống kê hiện nay.
Để thực hiện được phương hướng đó cần phải có những quy định cụ thể hơn về cách lựa chọn sản phẩm đại diện, cách lựa chọn các đơn vị điều tra riêng và xây dựng quy trình tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cụ thể:
-Về việc lựa chọn sản phẩm đại diện: Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn các sản phẩm đại diện như đã giới thiệu ở trên. Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp lựa chọn và công bố danh mục các sản phẩm đại diện cho từng ngành công nghiệp riêng biệt hoặc nhóm sản phẩm trên góc độ toàn quốc. Các tỉnh, thành phố dựa vào danh mục này và căn cứ vào điều kiện thực tế cụ thể ở địa phương mà có thể bổ sung thêm những sản phẩm xét thấy cần thiết để tăng thêm tính đại diện của sản phẩm cho từng ngành công nghiệp ở địa phương. Nhưng cần chú ý rằng: Chúng ta không được bỏ bớt những sản phẩm đã có trong danh mục chung của toàn quốc do Tổng Cục Thống Kê thông báo, chỉ trừ trường hợp những sản phẩm đó ở địa phương không sản xuất hoặc sản xuất với số lượng nhỏ không đáng kể.
-Việc lựa chọn đơn vị điều tra riêng: các đơn vị điều tra riêng để thu thập số liệu về giá trị sản xuất. Những nguyên tắc và yêu cầu thu thập thông tin đối với đơn vị điều tra riêng đã được trình bày cụ thể ở phần trên. Song điều cần chú ý ở đây là chúng ta đứng trên góc độ từng tỉnh, thành phố để xác định các đơn vị điều tra riêng. Các đơn vị này do cục thống kê các tỉnh, thành phố lựa chọn, nhưng phải báo cáo và được sự thống nhất của Tổng cục Thống kê.
*Quy trình tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của một ngành trên phạm vi toàn quốc
Công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghệp của một ngành trong phạm vi toàn quốc có dạng cơ bản sau:
(28).
Trong đó: N0= - Giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc của từng ngành công nghiệp riêng biệt trong phạm vi một tỉnh, thành phố.
- Chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố. Chỉ số này được tính theo công thức (25b) đã được giới thiệu ở trên.
Như vậy để tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt trên phạm vi toàn quốc trước hết chúng ta phải tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố theo công thức (25b) và phải có được giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ gốc của từng ngành cũng ở phạm vi tỉnh, thành phố ( hoặc N0).
Ví dụ minh hoạ: Có số liệu về giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số khối lượng sản phẩm của hai ngành công nghiệp “Y” và “Z” ở ba tỉnh A, B, C như bảng sau.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất của hai ngành công nghiệp “Y”, “Z” ở ba tỉnh A, B, C.
GTSX theo giá thực tế (1000 đ)
()
2000 (N0)
2001 (N1)
I.Tỉnh A
1. Ngành “Y”
45251200
46717340
1,0324
2. Ngành “Z”
21251200
22017800
1,0294
II. Tỉnh B
1. Ngành “Y”
8030000
8410000
1,0215
2. Ngành “Z”
16040000
16608200
1,0185
III. Tỉnh C
1. Ngành “Y”
6022000
6245000
1,018
2. Ngành “Z”
8112000
8211000
1,0121
Với số liệu như trên, áp dụng công thức (28) ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của một ngành trong phạm vi toàn quốc là:
Chỉ số khối lượng sản phẩm ngành “Y” chung 3 tỉnh:
Hoặc bằng 102,95%.
Chỉ số khối lượng sản phẩm ngành “Z” chung 3 tỉnh:
= 1,0224 hoặc bằng 102,24%.
Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000 khối lượng sản phẩm công nghiệp chung cả 3 tỉnh của ngành “Y” bằng 102,95% tức tăng 2,95%. Của ngành “Z” bằng 102,24% hay tăng 2,24%.
Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp theo phương án 2 so với phương án 1 trong phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá có những ưu điểm sau:
- Việc lựa chọn và xác định các sản phẩm đại diện trên góc độ toàn ngành công nghiệp dù ở cấp toàn quốc hay ở cấp tỉnh, thành phố đều do cơ quan Thống Kê đảm nhận. Đó là lực lượng có trình độ chuyên môn cao về công tác thống kê và họ lại làm đúng chức năng của nghành, nên sẽ đảm bảo tính khách quan, đúng nguyên tắc và khả năng thực hiện tốt.
- Việc thu thập số liệu về giá cả của các sản phẩm đại diện không đòi hỏi phải thu thập trên tất cả các đơn vị có tham gia sản xuất ra sản phẩm, mà chỉ cần tập trung vào một số đơn vị điều tra riêng ( ở phạm vi hẹp ) nên có điều kiện chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ lưỡng, tổ chức thu thập thông tin có kế hoạch, nhanh gọn và như vậy sẽ đảm bảo được tính kịp thời và yêu cầu chất lượng của số liệu thống kê.
- Điểm xuât phát để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đều thống nhất là bắt đầu từ ngành công nghiệp dù ngành đó bao gồm các đơn vị là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hay các đơn vị kinh tế hộ gia đình cá thể, cơ quan tổ chức kiêm sản xuất công nghiệp.
- Trên cơ sở nguồn số liệu để tính chỉ số giá. Chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành còn có thể tính toán được các chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số giá sản xuất của từng nhóm sản phẩm, cung cấp những thông tin biến động về giá cả sản xuất theo từng nhóm sản phẩm cho các yêu cầu sử dụng khác nhau mà thực tế đang đặt ra, có cơ sở để phân tích mối liên hệ giữa sự biến động về khối lượng và giá cả theo từng nhóm sản phẩm, vv...
2.3. Tính đối với phạm vi toàn bộ công nghiệp
Công đoạn cuối của tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp là tổng hợp số liệu để tính cho toàn bộ nền công nghiệp của cả quốc gia (tính cho toàn công nghiệp).
*) Tính trong phạm vi một tỉnh, thành phố:
Thì chúng ta áp dụng công thức ( )
để tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho toàn công nghiệp của mỗi tỉnh, thành phố. Nhưng chúng ta phải chú ý là ở khâu tổng hợp cuối cùng không phải là tổng hợp ở phạm vi một ngành trong tất cả các tỉnh, thành phố mà là tổng hợp trong phạm vi một tỉnh, thành phố đối với tất cả các ngành.
Quay lại ví dụ trên, với số liệu ở bảng 8, chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp của các tỉnh như sau:
Chỉ số khối lượng toàn công nghiệp tỉnh A:
lần
Hoặc 103,14%.
Chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp tỉnh B:
lần
Hoặc 101,92%.
Chỉ số khối lượng toàn công nghiệp của tỉnh C:
lần
Hoặc 101,46%.
Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000 khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp của các tỉnh nhìn chung đều tăng. Tỉnh A bằng 103,14% hay tăng 3,14%. Của tỉnh B bằng 101,92% hay tăng 1,92%. Của tỉnh C bằng 101,46% hay tăng 1,46%.
*). Nếu trên phạm vi toàn quốc: Thì công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp () sẽ có dạng chung là:
= (29).
Trong đó: N0, - Là giá trị sản xuất thực tế kỳ gốc và chỉ số khối lượng sản phẩm từng ngành công nghiệp riêng biệt ở mỗi tỉnh, thành phố.
áp dụng công thức (29) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở phạm vi toàn quốc đoài hỏi phải có số liệu về giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt ở mỗi tỉnh, thành phố hoặc là của từng ngành nhưng đã được tổng hợp ở phạm vi chung ở các tỉnh, thành phố cũng như toàn công nghiệp nhưng ở phạm vi mỗi tỉnh, thành phố.
ở ví dụ trên, khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp ở phạm vi chung của các tỉnh, thành ta đã có các số liệu về giá trị sản xuất kỳ gốc và tổng của các tích giá trị sản xuất kỳ gốc và chỉ số khối lượng sản phẩm từng nghành chung cả ba tỉnh ( và ) như sau:
Tên ngành
GTSX kỳ gốc ()
1. Ngành “Y” (1000đ)
59303200
61050380
2. Ngành “Z” (1000đ)
45403200
46414862
Từ số liệu trên, áp dụng công thức (29) chúng ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp chung 3 tỉnh là:
= lần
Hoặc 102,63%.
Kết luận: Năm 2001 so với năm 2000, khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp chung cả 3 tỉnh bằng 1,0263 lần hoặc bằng 102,63% tức tăng 2,63% so với năm 2000.
3. Nhận xét: Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trên cơ sở dùng chỉ số gía để loại trừ biến động của yếu tố giá cả từ chỉ số chung có những ưu và nhược điểm cơ bản sau đây:
a. Ưu điểm
- Do không dùng quyền số cố định (bất biến) mà thay vào đó là quyền số khả biến (liên hoàn), tức là khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua mỗi cặp năm so sánh sẽ thay đổi quyền số một lần nên tỷ lệ những loại sản phẩm mới (sản phẩm thiếu các thông số làm quyền số) sẽ ít đi, giữa mức độ phản ánh của chỉ tiêu được chọn làm quyền số tính toán và nội dung của chỉ tiêu nghiên cứu cũng phù hợp hơn với thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường.
- Trong trường hợp giữa hai thời kỳ báo cáo và thời kỳ gốc so sánh dù có hay không có sản phẩm không so sánh được, thì việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm qua chỉ số giá đều phản ánh được xu thế biến động của nó qua các kỳ nghiên cứu, về mặt khối lượng sản phẩm không bị bỏ qua yếu tố thay đổi mặt hàng sản xuất.
- Khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm chúng ta không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ các loại sản phẩm, mà có thể nghiên cứu trên những sản phẩm đại diện được chọn ra từ những sản phẩm cần nghiên cứu, và cũng không phải theo giõi số liệu về các sản phẩm đại diện ở tất cả các đơn vị sản xuất ra sản phẩm đó, mà chỉ chọn ra một số đơn vị nhất định từ những đơn vị đó gọi là đơn vị điều tra riêng. Do vậy chúng ta có điều kiện để theo giõi, tính toán giá sản xuất của đơn vị sản phẩm một cách cụ thể, chi tết và khoa học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chỉ tiêu tính toán và đặc biệt là có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu tính toán cụ thể, có tính khả thi cao, phù hợp với trình độ hạch toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay.
- Phương pháp này cho phép chúng ta nghiên cứu và phân tích được mối liên hệ giữa biến động của các yếu tố giá và khối lượng sản phẩm với biến động chung của cả hai chỉ tiêu này trong cùng một hiện tượng kinh tế.
- Tính chỉ số khối lượng sản phẩm bằng cách tính gián tiếp thông qua chỉ số giá là phương pháp tính mà hiện nay nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế đang áp dụng. Do vậy nếu áp dụng phương pháp này vào trong thực tế tính toán, kết quả tính được có thể đảm bảo so sánh được giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà trong cách tính cụ thể của các nước cũng không hoàn toàn giống nhau.
b.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá cũng có những nhược điểm và khó khăn sau đây
- Do chỉ số giá chỉ tính trên một số sản phẩm đại diện và thu thập số liệu chỉ tiến hành ở một số đơn vị điều tra riêng, nên kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các sản phẩm đại diện cũng như các đơn vị điều tra riêng. Nếu chọn được các sản phẩm có tính đại diện cao cũng như chọn được những đơn vị điều tra riêng có tính chất đại diện cao thì chỉ số tính ra có tính chính xác cao, sát với thực tế. Nếu ngược lại, chọn ra những sản phẩm có tính chất đại diện thấp, các đơn vị thu thập thông tin thiếu khách quan thì kết quả tính toán ra rất dễ bị sai lệch, không phản ánh sát thực tế biến động về giá cũng như không phản ánh đúng sự biến động về khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất qua các thời kỳ với nhau.
- Tính chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá là cách tính gián tiếp, bằng cách chia hai số tương đối cho nhau, nên dù cùng chung một nguồn số liệu, nhưng nếu điểm bắt đầu tính toán từ các cấp khác nhau thì có thể đẫn đến kết quả ở phạm vi tổng hợp chung sẽ khác nhau. Ví dụ: Nếu xuất phát bắt đầu tính toán từ doanh nghiệp sẽ có chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành khác với điểm xuất phát tính trực tiếp từ ngành.
- Tính theo phương pháp gián tiếp này sẽ thiếu những thông tin về chỉ tiêu giá trị sản xuất loại trừ biến động về giá qua các năm để tính toán và phân tích các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả và các chỉ tiêu có liên quan như: Chỉ tiêu về năng suất lao động, chỉ tiêu về giá trị sản xuất bình quân đầu người, vv...
Trên đây là hai hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp đang được nhiều nước và các tổ chức thống kê trên thế giới quan tâm. Với điều kiện ở nước ta hiện nay, đây là hai hướng tham khảo cơ bản để lựa chọn cho mình một phương pháp tính chỉ số khối lượng phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay, thay thế cho phương pháp tính cũ đã có nhiều hạn chế. Tuy từ góc độ nghiên cứu đến việc áp dụng vào thực tế tính toán còn là cả một vấn đề dài và phức tạp, trong mỗi một cách tính đều có chứa những mặt ưu và nhược điểm của nó, bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những khó khăn nhất định. Nhưng với hướng nghiên cứu để tìm ra một cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm mới hợp lý hơn với yêu cầu thực tế hiện nay, hai hướng hoàn thiện về cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm đã giới thiệu ở trên có ý nghĩa rất quan trọng, việc phân tích và đánh giá sâu sát những thuận lợi và khó khăn của mỗi cách tính là việc làm rất có ý nghĩa, nó vừa có ý nghĩa bổ trợ cho cách tính truyền thống cũ, vừa giúp chúng ta tìm ra một cách tính mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay.
Kết luận và kiến nghị
Qua nghiên cứu nội dung, phương pháp tính cũng như điều kiện để áp dụng vào thực tế của từng cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp (tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định (Pc), tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm (d) và tính gián tiếp thông qua chỉ số giá (IP)) cũng như phân tích và đánh giá những mặt ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp tính toán trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Bất kỳ một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm nào đều có những điểm thuận lợi và khó khăn nhất định. Như đã nhận định: Mỗi một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp dù có tối ưu đến mấy đi nữa khi vận dụng vào thực tế thì nó cũng không thể không có những mặt hạn chế nhất định, việc tìm kiếm một phương pháp tính toán tuyệt đối chính xác, không có điểm hạn chế nào khi vận dụng vào thực tế là một điều không thể. ở đây chúng ta không đi tìm kiếm cái không thể đó, với tinh thần “gạn đục khơi trong” chúng ta cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn trong mỗi cách tính để từ đó tìm ra một cách tính mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thực tế hiện nay. Do đó việc nghiên cứu kỹ lưỡng ba cách tính trên đây có ý nghĩa rất quan trọng.
Phải nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay chúng ta khó có thể có được một phương pháp tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối ở mọi cấp độ. Do vậy việc nghiên cứu cả ba cách tính trên có một ý nghĩa rất quan trọng, cách tính này có thể bổ trợ cho cách tính kia, nó góp phần làm tăng mặt ưu điểm và hạn chế mặt nhược điểm trong mỗi cách tính toán, để vận dụng vào trong từng trường hợp cụ thể, làm cho kết quả tính được phản ánh đúng và sát với tình hình biến động về khối lượng sản phẩm sản xuất ra qua các thời kỳ cần nghiên cứu với nhau trong nền kinh tế thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các chủng loại sản phẩm mới luôn được tạo ra với khối lượng ngày càng nhiều. Việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định đã không đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế. Việc duy trì cách tính toán cũ trong tình hình hiện nay là không phù hợp, mặc dù cách tính cũ vẩn còn có những điểm thuận lợi. Cho nên việc tiếp tục nghiên cứu phương pháp tính cũ làm điều kiện bổ trợ và đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra một cách tính khác hợp lý hơn là điều kiện cần thiết phải làm. Do vậy tuỳ từng trừng hợp cụ thể mà chúng ta có quyết định dùng cách tính này hay cách tính khác cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng: phải đảm bảo sự thống nhất trong tính toán giữa các cấp với nhau là một điều rất quan trọng.
Trên cơ sở đó chúng ta có một số kiến nghị sau
Việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm bằng cách toại trừ biến động giá từ chỉ số chung có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc điểm sản xuất đang chuyển mạnh theo cơ chế thị trường ở nước ta và cũng là thống nhất với cách tính chung của các nước và các tổ chức quốc tế hiện nay. Do vậy, về phương hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của nước ta hiện nay cần thiết và có điều kiện để chuyển từ cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định như hiện nay sang tính theo cách gián tiếp thông qua chỉ số giá.
Tuy nhiên, phương pháp này theo nội dung đã trình bày ở trên chỉ mới có thể áp dụng để nghiên cứu động thái khối lượng sản phẩm qua các năm. Còn khi so sánh giữa các tháng khác nhau trong một năm cũng như giữa các tháng cùng tên của hai năm thì phải tiếp tục nghiên cứu thêm, có phương án thu thập số liệu để tính giá bình quân của những loại sản phẩm đại diện thuộc các đơn vị điều tra riêng cho từng tháng. Đồng thời phải xây dựng một lược đồ tính toán sao cho bảo đảm được sự thống nhất về chỉ số giá sản xuất cũng như chỉ số khối lượng sản phẩm tính qua chỉ số giá giữa 12 tháng và số liệu chung của cả năm. Về phương pháp luận việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm qua chỉ số giá cho từng tháng so với chỉ số tính cho cả năm về cơ bản là giống nhau chỉ khác khi tính cho các tháng là cụ thể hoá số liệu của các tháng. Nhưng về thực tế thì việc tính toán đó phức tạp hơn nhiều, vì khối lượng công việc rất lớn, do vậy phải được tiến hành thật thận trọng và cần có những thời gian cần thiết để chuẩn bị.
Xét về cấp áp dụng thì chỉ số khối lượng sản phẩm tính qua chỉ số giá cần thiết áp dụng ở cả ba cấp: Doanh nghiệp, ngành công nghiệp riêng biệt và toàn công nghiệp. Nhưng công thức tính xây dựng cho doanh nghiệp (công thức 20) chủ yếu là dùng cho các doanh nghiệp lớn, ở đó doanh nghiệp tự nghiên cứu và vận dụng để đánh giá biến động khối lượng sản phẩm của riêng doanh nghiệp , còn đối với từng ngành công nghiệp thì phần lớn các trường hợp là không thể tính chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành trên cơ sở các kết quả tính toán đó của doanh nghiệp theo Phương án 1 như công thức (24) đã trình bày ở trên, mà phải tính trực tiếp từ số liệu về giá và khối lượng sản phẩm đã được tổng hợp ở phạm vi nghành như phương án 2 (công thức 25b, 26, 27). ở mỗi ngành sẽ tính riêng cho từng tỉnh, thành phố và từ số liệu của từng ngành tổng hợp lên cho toàn quốc. Chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp được tính toán trên cơ sở đã tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành (kể cả trong phạm vi một tỉnh, thành phố cũng như phạm vi toàn quốc).
Phải xem việc thay thế cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp như chủ trương trên đây là một “cuộc cách mạng” về chuyển đổi phương pháp tính toán trong công tác thống kê. Vì vậy phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cả về mặt lý thuyết lẫn điều kiện thực tế, có tiến hành thí điểm để rút ra kinh nghiệm rồi mới tổ chức triển khai thực hiện từng bước. Trong suốt thời gian chuyển đổi, nhất là khi chưa có phương án thay đổi cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho các tháng thì chưa được bỏ chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định. Như vậy trong một thời gian nhất định rất có thể có nơi, có lúc phải thực hiện tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm đồng thời theo hai phương pháp: “Phương pháp tính theo giá cố định và Phương pháp tính thông qua chỉ số giá”.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay việc đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế, phân tích sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất không chỉ áp dụng ở tầm vĩ mô mà đòi hỏi phải được áp dụng ở tầm vi mô, từ cả các cơ sở, các ngành công nghiệp của từng địa phương. Vì vậy, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm phải được hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho tất cả các cấp các ngành theo một kế hoạch, một chương trình thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Thống Kê.
Đối với yêu cầu về số liệu để tổng hợp chung nghiên cứu ở tầm vĩ mô thì điểm xuất phát phải tính từ các ngành công nghiệp riêng biệt. Cơ quan Thống Kê các cấp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lựa chọn sản phẩm đại diện, xác định đơn vị thu thập thông tin về giá sản xuất ở phạm vi ngành công nghiệp một cách khách quan, khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo những nguyên tắc chung vừa phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặt khác phải dần dần đưa công việc này vào nề nếp, từng bước tạo ra thói quen cho cán bộ thống kê và các đối tượng có liên quan ở tất cả các cấp, các ngành trong nền kinh tế.
Ngoài chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn, hàng năm cần tính toán thêm chỉ số khối lượng sản phẩm định gốc trên cơ sở các chỉ số liên hoàn liên tiếp nhau trong các khoảng thời gian phù hợp để nắm được một cách chung nhất về tình hình sản xuất công nghiệp trong cả một thời kỳ so với thời kỳ gốc.
Dựa vào các chỉ số khối lượng sản phẩm liên hoàn và định gốc đã được tính toán, các cơ quan thống kê cần thiết phải tính đổi chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của tất cả các năm về cùng một mặt bằng giá của một năm nào đó để có nguồn số liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm theo các thành phần kinh tế, tính toán và phân tích nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác có liên quan (khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện việc tính toán này là 5 năm chúng ta tính lại một lần và chuyển về mặt bằng giá của các năm chẵn: 0, 5, 10, 15, vv…), nhằm theo giỏi sát sao nhất những biến động kinh tế xảy ra trên thị trường để có những biện pháp quản lý kịp thời.
Khi tính chỉ số giá sản xuất để nghiên cứu biến động của khối lượng sản phẩm công nghiệp cũng phải tính toán chỉ số giá vật tư làm cơ sở tính đổi chi trung gian về cùng mặt bằng giá của một năm nào đó phù hợp với thời gian của chỉ tiêu giá trị sản xuất để làm cơ sở cho tính toán và nghiên cứu biến động chỉ tiêu giá trị tăng thêm trong công nghiệp.
Do trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc thay đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp sang cách tính khác phù hợp hơn với tình hình thực tế là việc làm rất cần thiết. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay chúng ta vẫn chưa thể thực hiện ngay được. Vì vậy, việc áp dụng một phương pháp tính mới vào trong thực tế cần phải được chuẩn bị chu đáo và cần thiết phải thực hiện tính thí điểm từng bước, do đó, chúng ta cần phải có một thời gian nhất định cho việc chuyển đổi phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm từ cách tính hiện nay sang cách tính mới. Trong khoảng thời gian đó chúng ta phải chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp tính các chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp khác để nắm được những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp tính cũng như điều kiện để áp dụng vào thực tiễn. Đây là một việc làm cần thiết và phải được chuẩn bị thật chu đáo cho việc thay thế phương pháp tính mới vào thực tế.
Từ việc nghiên cứu về nội dung, phân tích và đánh giá những mặt ưu – nhược điểm, những điểm thuận lợi và khó khăn của từng phương pháp trên đây, kết hợp với điều kiện thực tế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay tôi cho rằng việc lựa chọn và áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá để thay thế phương pháp tính toán cũ trong tình hình hiện nay là hợp lý và đã đến lúc chúng ta cần phải thực hiện để đáp ứng được với như cầu của nền kinh tế thị trường.
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp chỉ số và chỉ số khối lượng sản phẩm
I. Vai trò của phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế
II. Giới thiệu chung về phương pháp chỉ số
1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chỉ số
1.1.Khái niệm về chỉ số
1.2. Nội dung của chỉ số
1.3. ý nghĩa của chỉ số
2. Các loại chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
2.1. Chỉ số đơn ()
2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm
*Quyền số của chỉ số
3. Đặc điểm và điều kiện áp dụng của chỉ số
III. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
1. Tính trực tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
2. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số gia
3. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
Chương II
phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp ở nước ta hiện nay
1. Nội dung của cách tính chỉ số khối lượng với quyền số là giá cố định
2. Cách tính của phương pháp “tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định
2.1. Tính đối với từng doanh nghiệp
2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt
2.3. Tính đối với toàn công nghiệp
3. Nhận xét
Ưu điểm
Nhược điểm
Chương III
Hướng hoàn thiện phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
I. phương pháp Tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
1. Nội dung của phương pháp tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
3. Nhận xét
a). Ưu điểm.
b). Nhược điểm.
II. Phương pháp Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
1. Nội dung phương pháp tính chỉ số khối lượng thông qua chỉ số giá
2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
2.1. Tính đối với phạm vi doanh nghiệp
2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt
a. Phương án tính từ doanh nghiệp
b. Phương án tính từ nghành công nghiệp riêng biệt
2.3. Tính đối với toàn công nghiệp
*). Nếu trong phạm vi một tỉnh, thành phố:
*). Nếu trên phạm vi toàn quốc:
3. Nhận xét
Ưu điểm
Nhược điểm
Kết luận và kiến nghị
Mục lục
TàI liệu tham khảo
TàI liệu tham khảo
Giáo trình Lý thuyết Thống kê- Trường đại học kinh tế quốc dân- Hà Nội 1998.
Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp TS. Tăng Văn Khiên. NXB “Thống Kê” Hà Nội- 2001.
Tăng Văn Khiên- Tính đổi giá trị sản lượng theo giá cố định bằng phương pháp hệ số 6/1975.
Từ Điển Thống Kê- NXB Thống Kê- Hà Nội 1977.
Bảng giá cố định năm 1994, NXB Thống Kê- Hà Nội 1995.
Nguyễn Hữu Hoè- Phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế.
Hướng dẫn của UNIDO về tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29905.doc