Luận văn Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động truyền thống và quan trọng, hoạt động này ngoài việc mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, các chi phí hoạt động . thì cũng là một trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tự do hóa lãi suất là một trong những nội dung quan trọng của tự do hóa tài chính. Chính sách lãi suất thỏa thuận đã mở ra cho các NHTM những cơ hội cũng như những thách thức. Tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sự là giá cả tiền tệ hình thành chủ yếu thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất là yếu tố quan trọng, tác động từ yếu tố "đầu vào" đến yếu tố "đầu ra" trong hoạt động của NHTM, làcông cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng NHTM. Việc xác định lãi suất cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Trên cơ sở tự do hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình, trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng thông qua đánh giá xếp hạng tín dụng. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đồng thời đòi hỏi NHTM phải nâng cao trình độ quản lý vì tính phức tạp và biến động thường xuyên của lãi suất. Với những lý do trên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác định lãi suất cho vay tại các NHTM phù hợp và khoa học là cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngânhàng thương mại Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về lãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay và thực tiễn hoạt động tại các NHTM để đưa ra mô hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụ thể. Qua đó, NHTM có thể tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất và phục vụ một cách linh hoạt, đáp ứngtốt nhất nhu cầu khách hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và các lý thuyết về lãi suất làm phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại các NHTM, thông qua phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và khoản vay để đưa ra mô hình xác định lãi suất vay phù hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chính sách lãi suất cho vay của hệ thống NHTM, các cơ sở lý luận về lãi suất làm tiền đề và các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi nghiên cứu. 5. Ý nghĩa nghiên cứu Trên cơ sở khái quát lý luận và qua phân tích chính sách lãi suất cho vay, các khoản vay và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, luận văn đã đưa ra phương pháp dể xác định lãi suất cho vay, giúp các bộ phận của hệ thống NHTM hiểu rõ bản chất, các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay cũng như phương pháp xác định lãi suất cho vay một cách hợp lý và khoa học để vận dụng trong thực tiễn. 6. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau : - Phần mở đầu - Chương 1: Tổng quan về lãi suất cho vay xếp hạng tín dụng - Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Chương 3: Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam - Phần kết luận

pdf111 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Mỗi chỉ tiêu được đánh giá và cho điểm từ 0 đến 100. Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu về rủi ro khoản vay được trình bày trong Phụ lục 3. 3.4.3.4 Xác định điểm tổng hợp xếp hạng tín dụng và xếp loại khoản vay: - Điểm tổng hợp xếp hạng tín dụng DN: là tổng điểm mà mỗi khách hàng đạt được của từng chỉ tiêu x (nhân) trọng số từng chỉ tiêu (có tính đến loại hình sở hữu DN và độ tin cậy của báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không). Bảng 3.4: Trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm tổng hợp tín dụng Thông tin tài chính không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán Chỉ tiêu DNNN DN ngoài quốc doanh (trong nước) DN đầu tư nước ngoài DNNN DN ngoài quốc doanh (trong nước) DN đầu tư nước ngoài Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55% Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Điểm tổng hợp xếp loại khoản vay: là tổng điểm mà mỗi khách hàng đạt được của từng chỉ tiêu x (nhân) trọng số từng chỉ tiêu. 66 3.5 Xây dựng phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, xếp loại khoản vay và xác định lãi suất cho vay 3.5.1 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp Thông qua các điểm số tài chính và phi tài chính mà DN đạt được, xếp hạng DN theo 10 nhóm, từ nhóm AAA đến nhóm D. Điểm cận trên và điểm cận dưới của từng nhóm được xác định bằng cách quy đổi điểm tương ứng thang điểm 100. Nhóm AAA: Là nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh rất khả quan, có nhiều khả năng mở rộng và phát triển. DN loại này có vị thế vững mạnh trong một ngành kinh doanh, thường đây là DN chiếm thị phần lớn trong ngành kinh doanh. Các sản phẩm của DN mang tính cạnh tranh rất cao. Đây là nhóm khách hàng đáng tin cậy nhất, rủi ro rất thấp. Nhóm AA: là nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Triển vọng phát triển lâu dài, rùi ro thấp. Nhóm A: là nhóm khách hàng có tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhưng không ổn định. Triển vọng phát triển tốt. Rủi ro thấp. Nhóm BBB: là nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh. Rủi ro trung bình. Nhóm BB: là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng rất dễ bị tổn thất do những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kin tế nói chung. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ có thể bị giảm. Nhóm B: là nhóm khách hàng có khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Rủi ro cao. 67 Nhóm CCC: là nhóm khách hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang phải khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Năng lực quản lý kém. Rủi ro cao. Nhóm CC: là nhóm khách hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn dưới 90 ngày. Năng lực quản lý kém. Rủi ro rất cao, khả năng trả nợ kém. Nhóm C: là nhóm khách hàng có hiệu quả kinh doanh rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. Năng lực quản lý kém. Rủi ro rất cao. Nhóm D: là nhóm khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi, tài chính yếu kém, năng lực quảnlý kém. Rủi ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ. Bảng 3.5: Thang điểm đánh giá doanh nghiệp STT Số điểm đạt được Hạng 1 92,4 - 100 AAA 2 84,8 - 92,3 AA 3 77,2 - 84,7 A 4 69,6 - 77,1 BBB 5 62 - 69,5 BB 6 54,4 - 61,9 B 7 46,8 - 54,3 CCC 8 39,2 - 46,7 CC 9 31,6 - 39,1 C 10 <31,6 D 3.5.2 Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay Thông qua các điểm số đạt được cụ thể từ đánh giá khoản vay, ta xếp khoản vay thành 10 loại từ cao xuống thấp. Điểm cận trên và điểm cận dưới của từng loại cũng được xác định bằng cách quy đổi điểm tương ứng thang điểm 100. 68 Bảng 3.6: Thang điểm đánh giá rủi ro khoản vay Xếp loại Thang điểm chuẩn (quy đổi Điểm đạt được quy đổi Loại 1 92,4 100 242,1 262 Loại 2 84,8 92,3 222,2 241.8 Loại 3 77,2 84,7 202,3 221,9 Loại 4 69,6 77,1 182,4 202 Loại 5 62 69,5 162,4 182,1 Loại 6 54,4 61,9 142,5 162,2 Loại 7 46,8 54,3 122,6 142,3 Loại 8 39,2 46,7 102,7 122,4 Loại 9 31,6 39,1 82,8 102,4 Loại 10 <31,6 <82,8 Loại 1: Khoản vay có rủi ro thấp nhất với chất lượng khoản vay về các mặt được đánh giá rất tốt, khả năng hoàn trả từ dự án/phương án là chắc chắn. Loại 2: Khoản vay có rủi ro thấp với chất lượng khoản vay về các mặt được đánh giá tốt, khả năng hoàn trả từ dự án/phương án là gần như chắc chắn. Loại 3: Khoản vay có rủi ro thấp với chất lượng khoản vay về các mặt được đánh giá khá tốt, khả năng hoàn trả từ dự án/phương án khá chắc chắn. Loại 4: Khoản vay có rủi ro ở mức thấp, với chất lượng khoản vay về đa số các mặt được đánh giá trung bình. Loại 5: Khoản vay có rủi ro ở mức trung bình và có một số yếu tố khá rủi ro, khả năng hoàn trả từ dự án/phương án là bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi diễn biến thị trường có chiều hướng xấu đi thì khả năng trả nợ vay có thể bị ảnh hưởng. Loại 6: Khoản vay có rủi ro cao, có xấp xỉ 50% các chỉ tiêu đều dưới trung bình, khả năng hoàn trả từ dự án/phương án là tương đối khó khăn. Loại 7: Khoản vay có rủi ro cao. Một khi diễn biến thị trường có chiều hướng xấu đi hoặc có những yếu tố bất lợi xuất hiện thì khả năng hoàn trả nợ vay dễ bị ảnh hưởng. Hạn chế tối đa việc mở rộng tín dụng 69 Loại 8: Khoản vay có rủi ro rất cao, đa số các chỉ tiêu đều dưới trung bình, khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn từ dự án/phương án là khó khăn, cần có các nguồn trả nợ khác ngoài dự án/phương án hỗ trợ. Loại 9: Khoản vay có rủi ro rất cao, các chỉ tiêu đều có điểm đánh giá rất thấp, khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn từ dự án/phương án gần như là không thể nếu không có các nguồn trả nợ khác ngoài dự án/phương án hỗ trợ. Loại 10: Khoản vay có rủi ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ. 3.5.3 Công thức xác định lãi suất cho vay Tùy chính sách tín dụng và khả năng chấp nhận rủi ro, mỗi NHTM sẽ đưa ra các ngưỡng giới hạn tối thiểu cần đạt về xếp loại khách hàng và xếp loại khoản vay khi xem xét cho vay. Thông thường, các khách hàng vay xếp hạng CC đến D hoặc các khoản vay xếp Loại 8 đến Loại 10 sẽ không được xem xét để cho vay mới. Trong trường hợp khoản vay đề nghị đủ điều kiện để cho vay, lãi suất cho vay được xác định như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động vốn bình quân + Tỷ suất chi phí hoạt động + Phần bù rủi ro tín dụng + Phần bù rủi ro kỳ hạn + Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu Lãi suất huy động vốn bình quân: được tính theo phương pháp tích số, bằng số dư Nợ chịu lãi nhân với từng mức lãi suất chia cho dư nợ tương ứng và chi tiết đến từng giao dịch ứng với từng lãi suất cụ thể. Lãi suất huy động vốn bình quân được xác định thông qua việc tính toán xử lý hệ thống dữ liệu tại ngân hàng. Tỷ suất chi phí hoạt động: Bằng tổng chi phí quản lý và các chi phí khác phân bổ đối với hoạt động cho vay chia tổng Tài sản bình quân phục vụ cho vay. Chi phí hoạt động gồm các khoản mục chi phí liên quan đến khoản vay, cụ thể: chi phí nộp thuế, các khoản phí và lệ phí; chi phí lương nhân viên; chi phí hoạt động quản lý và công cụ; chi về tài sản; chi về bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng; chi phí bất thường. Phần bù rủi ro kỳ hạn: được xác định theo tỷ lệ % tương ứng với thời gian vay, thời gian vay càng dài thì phần bù rủi ro kỳ hạn càng cao. 70 Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: là mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thu nhập hợp lý mà ngân hàng đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính của mình. Lợi nhuận mục tiêu là căn cứ để phân tích quy mô, bản chất yêu cầu kế hoạch tài chính cả trong ngắn, dài hạn để xác định tỷ lệ lãi suất cụ thể áp dụng đối với từng nhóm khách hàng tại một thời kỳ nhất định. Phần bù rủi ro tín dụng: Khi xem xét cho vay, NHTM (mà cụ thể là bộ phận tín dụng) phải thực hiện đánh giá rủi ro đối với nội dung khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn. Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá khoản vay và phân loại khách hàng, NHTM xác định một tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định để bù đắp rủi ro đối với khoản tín dụng. Phần bù rủi ro tín dụng được xác định dựa trên mô hình đánh giá rủi ro tín dụng là một mô hình khách quan, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cao. 3.5.4 Xác định lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng Mức độ rủi ro tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của khách hàng vay vốn. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, các thông tin về đánh giá rủi ro khoản vay và xếp loại khoản vay. Dựa vào kết hợp kết quả phân loại khách hàng và đánh giá rủi ro khoản vay, ngân hàng thương mại thực hiện xác định lãi suất cho vay theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng. Theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng, lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất cho vay tối thiểu cộng với phần bù rủi ro tín dụng trên cơ sở kết hợp kết quả xếp loại khách hàng và xếp loại khoản vay được tóm tắt theo Bảng 3.7. Theo đó, căn cứ kết quả phân loại khách hàng và kết quả đánh giá rủi ro khoản vay, mỗi khách hàng ứng với mỗi khoản vay sẽ có một mức lãi suất vay riêng biệt. Sự khác biệt lãi suất cho vay giữa các khách hàng ứng với mỗi khoản vay khác nhau được xác định bằng phần bù rủi ro tín dụng. 71 Phần bù rủi ro tín dụng là chỉ tiêu quan trọng và khó xác định nhất trong định mức lãi suất cho vay. Phần bù rủi ro tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả phân loại khách hàng và kết quả đánh giá rủi ro khoản vay. Phần bù rủi ro tín dụng thấp nhất ứng với nhóm khách hàng tốt nhất (AAA) và khoản vay tốt nhất (khoản vay loại 1). Ứng với mỗi nhóm khách hàng xếp hạng kế tiếp và mỗi khoản vay xếp loại kế tiếp thì phần bù rủi ro tín dụng gia tăng thêm một tỉ lệ phần trăm nhất định. Các ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế xác định mức tăng thêm phù hợp chính sách tín dụng và khả năng chấp nhận rủi ro. Ví dụ: Phần bù rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng tốt nhất (khách hàng AAA) và khoản vay tốt nhất (khoản vay loại 1) là 1%/năm; ứng với mỗi nhóm khách hàng xếp hạng kế tiếp thì phần bù gia tăng thêm 0,3%/năm; ứng với mỗi khoản vay xếp loại kế tiếp thì phần bù gia tăng thêm 0,25%/năm. Bảng 3.7: Lãi suất cho vay theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng Xếp loại khách hàng Xếp loại khoản vay AAA AA A BBB BB B CCC CC C D 1 BLR+P1AAA BLR+P1AA BLR+P1A BLR+P1BBB BLR+P1BB BLR+P1B BLR+P1CCC BLR+P1CC BLR+P1C BLR+P1D 2 BLR+P2AAA BLR+P2AA BLR+P2A BLR+P2BBB BLR+P2BB BLR+P2B BLR+P2CCC BLR+P2CC BLR+P2C BLR+P2D 3 BLR+P3AAA BLR+P3AA BLR+P3A BLR+P3BBB BLR+P3BB BLR+P3B BLR+P3CCC BLR+P3CC BLR+P3C BLR+P3D 4 BLR+P4AAA BLR+P4AA BLR+P4A BLR+P4BBB BLR+P4BB BLR+P4B BLR+P4CCC BLR+P4CC BLR+P4C BLR+P4D 5 BLR+P5AAA BLR+P5AA BLR+P5A BLR+P5BBB BLR+P5BB BLR+P5B BLR+P5CCC BLR+P5CC BLR+P5C BLR+P5D 6 BLR+P6AAA BLR+P6AA BLR+P6A BLR+P6BBB BLR+P6BB BLR+P6B BLR+P6CCC BLR+P6CC BLR+P6C BLR+P6D 7 BLR+P7AAA BLR+P7AA BLR+P7A BLR+P7BBB BLR+P7BB BLR+P7B BLR+P7CCC BLR+P7CC BLR+P7C BLR+P7D 8 BLR+P8AAA BLR+P8AA BLR+P8A BLR+P8BBB BLR+P8BB BLR+P8B BLR+P8CCC BLR+P8CC BLR+P8C BLR+P8D 9 BLR+P9AAA BLR+P9AA BLR+P9A BLR+P9BBB BLR+P9BB BLR+P9B BLR+P9CCC BLR+P9CC BLR+P9C BLR+P9D 10 BLR+P10AAA BLR+P10AA BLR+P10A BLR+P10BBB BLR+P10BB BLR+P10B BLR+P10CCC BLR+P10CC BLR+P10C BLR+P10D (BLR + Pij) là mức lãi suất cho vay đối với khoản vay loại i và khách hàng nhóm j. Như vậy, một khách hàng có thể sẽ có nhiều mức lãi suất áp dụng khác nhau ứng với từng khoản vay cụ thể. 72 Trong đó: - BLR là lãi suất cho vay tối thiểu để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu, bù đắp được chi phí huy động vốn bình quân, chi phí hoạt động và cả phần bù rủi ro kỳ hạn. BLR = Lãi suất huy động vốn bình quân + Tỷ suất chi phí hoạt động + Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu + Phần bù rủi ro kỳ hạn BLR đã bao gồm luôn cả phần bù rủi ro kỳ hạn. Do đó, ứng với thời gian vay của từng khoản vay cụ thể thì BLR có thay đổi theo sự thay đổi của phần bù rủi ro kỳ hạn. - Pij (với i = 1-10 và j = AAA-D) là phần bù rủi ro tín dụng được xác định để bù đắp rủi ro đối với khoản vay trên cơ sở xếp loại khách hàng và đánh giá rủi ro khoản vay. 3.5.5 Các chính sách lãi suất cho vay của NHTM 3.5.5.1 Chính sách lãi suất thông thường: Theo chính sách này, NHTM cần xác định lãi suất cho vay đối với DN theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng như đã phân tích ở phần trên nhằm đảm bảo lãi suất cho vay bù đắp được các rủi ro tín dụng và mang lại lợi nhuận hợp lý. Ví dụ: Công ty Cổ phần A (mã chứng khoán A) đề nghị vay 250 tỷ đồng tại tại Vietcombank - Chi nhánh Hồ Chí Minh để thực hiện dự án, thời gian vay 7 năm. Qua đánh giá Công ty xếp hạng AA, khoản vay xếp loại 3. Lãi suất cho vay cụ thể được xác định như sau: Lãi suất cho vay = [ BLR ] + [ Pij ] = [ BLR ] + [ P3AA ] = [ 13,5% + 0,6% + 1,7% + 0,7%] + [1% + 0,3% + 0,5%] = 18,3%/năm. Chi tiết xác định lãi suất cho vay cụ thể xem Phụ lục 4. Trong thị trường cạnh tranh cao hiện nay, các NHTM ngoài việc xác định lãi suất cho vay theo CSLS thông thường, trong một số trường hợp lãi suất còn là công cụ để NHTM thâm nhập thị trường, chiến lược cạnh tranh… Tùy thuộc vào đặc điểm riêng có của mình mà mỗi NHTM có một CSLS phù hợp. Trong trường hợp giảm lãi suất để cạnh tranh thì NHTM chỉ nên xem xét giảm lãi suất cho vay trong phạm vi mức lợi nhuận dự kiến NHTM thu được từ cho vay. 73 3.5.5.2 Chính sách lãi suất thâm nhập thị trường: Khi thực hiện chính sách này, các NHTM không nhấn mạnh đến lợi nhuận và chi phí bù đắp tối thiểu trong ngắn hạn. Lãi suất đưa ra là thấp hơn lãi suất thị trường nhằm thu hút khách hàng. Chính sách này là nhằm mở rộng thị trường đối với các NHTM mới thành lập hoặc tại các địa bàn mới mà NHTM đang cần thâm nhập. Về cơ bản đây là một chiến lược hơn là một phương pháp, mục đích nhằm vào những thị trường đang trên đà tăng trưởng nhanh và còn khả năng phát triển. 3.5.5.3 Chính sách lãi suất cạnh tranh: Chính sách này thích hợp trong trường hợp để lôi kéo khách hàng về với ngân hàng, đặc biệt những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt và đi kèm với tín dụng là các dịch vụ về tiền gửi, thanh toán. Để thu hút những khách hàng này NHTM đưa ra lãi suất cho vay thấp hơn thông thường (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không được thấp hơn giá vốn huy động + chi phí hoạt động). Việc gia tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng làm cho khách hàng khó có thể bỏ đi nơi khác vì mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng. 3.5.5.4 Chính sách lãi suất theo mối quan hệ: Đối với các khách hàng truyền thống đặc biệt, các ngành nghề đang nằm trong quy hoạch, ưu tiên phát triển của địa phương, tỉnh, hay cho vay hỗ trợ khắc phục khó khăn (lũ lụt, thiên tai), cho vay ngân sách tỉnh, cho vay theo chỉ định của Chính phủ có thể áp dụng lãi suất thấp hơn với mục đích hỗ trợ DN, hỗ trợ chính quyền thực thi chính sách trên địa bàn. 3.5.5.5 Chính sách lãi suất thắt chặt tín dụng: Một khi mức tăng trưởng tín dụng quá cao, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ để cho vay, NHTM có thể chủ động hạn chế tín dụng thông qua việc áp dụng lãi suất cao hơn mức lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc áp dụng lãi suất vay cao chỉ nên thực hiện đối với nhóm khách hàng chất lượng tín dụng trung bình trở xuống vì nếu áp dụng rộng rãi có khả năng ngân hàng sẽ mất luôn cả những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Lãi suất cho vay ngày càng đa dạng hóa, linh hoạt để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng đáp ứng tốt nhất từng nhóm khách hàng. Mục đích xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay nhằm cung cấp phương pháp luận một cách khoa học, phù hợp thực tiễn hoạt động của NHTM Việt Nam, đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh, bù đắp được rủi ro và mang tính cạnh tranh. Có nhiều phương pháp xác định lãi suất cho vay nhưng về cơ bản lãi suất cho vay luôn bao gồm các thành phần: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, phần bù rủi ro tín dụng, phần bù rủi ro kỳ hạn và mức lợi nhuận dự kiến. Phần bù rủi ro tín dụng là phức tạp và khó xác định cũng như là nhân tố quan trọng nhất cần đánh giá khi xác định lãi suất cho vay. Phần bù rủi ro tín dụng lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào kết quả xếp hạng DN và xếp loại khoản vay. Để việc đánh giá được chính xác và không quá phức tạp đòi hỏi các chỉ tiêu phải hợp lý, khoa học và không quá ít hoặc quá nhiều. Trong phân tích đã đưa ra các chỉ tiêu phục vụ xếp hạng DN (gồm 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính) cũng như các chỉ tiêu để phân loại khoản vay (gồm 4 nhóm chỉ tiêu: môi trường ngành kinh doanh; điều kiện kinh doanh; nhân sự, quản trị điều hành và hiệu quả dự án/phương án vay vốn). Mỗi chỉ tiêu có mức độ quan trọng, ảnh hưởng khác nhau nên được nhân trọng số khác nhau khi tính điểm tổng hợp. Dựa vào điểm số tài chính và phi tài chính mà DN đạt được, ta xếp hạng DN thành 10 nhóm từ khách hàng có chất lượng cao nhất ký hiệu AAA đến khách hàng chất lượng thấp nhất ký hiệu D. Tương tự, các khoản vay cũng được phân từ loại 1 đến loại 10 theo điểm từ cao xuống thấp. Mỗi khách hàng ứng với mỗi khoản vay sẽ có một mức lãi suất vay riêng biệt dựa theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng. Trong thị trường cạnh tranh cao, bên cạnh việc xác định lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp được rủi ro và đạt lợi nhuận mục tiêu theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng, NHTM còn đưa ra các chính sách lãi suất đi kèm như chính sách thâm nhập thị trường, chính sách cạnh tranh, chính sách duy trì mối quan hệ hay chính sách thắt chặt tín dụng... Dù có thực hiện theo chính sách nào, lãi suất cũng cần được xác định dựa 75 trên nền tảng là mô hình phân tích rủi ro tín dụng để bảo đảm tính hợp lý và khoa học trong việc đưa ra lãi suất đối với từng nhóm khách hàng, từng khoản vay cụ thể. 76 PHẦN KẾT LUẬN Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Trong thời gian một vài năm gần đây các NHTM đã bắt đầu xác định lãi suất cho vay căn cứ đánh giá phân loại khách hàng, tuy nhiên các tiêu chí để phân loại khách hàng vẫn chưa thật sự hợp lý. Bên cạnh đó, việc xác định lãi suất cho vay còn cần dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản vay: ứng với mỗi khách hàng, các khoản vay khác nhau cần có một mức lãi suất cho vay khác nhau vì mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, thực trạng xác định lãi suất cho vay tại các NHTM, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến lãi suất, thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời, đưa ra phương pháp xác định lãi suất cho vay đối với DN dựa trên cơ sở tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng và tương ứng mức độ rủi ro của từng khoản vay. Phương pháp này đảm bảo tính khoa học, hợp lý, làm cơ sở nền tảng để NHTM vận dụng xác định lãi suất cho vay trong thực tiễn bảo đảm bù đắp đủ chi phí, các rủi ro tín dụng và có lợi nhuận phù hợp với mục tiêu của NHTM trong từng thời kỳ khi cho vay. Qua đó, làm cơ sở lý luận để cán bộ ngân hàng và những ai quan tâm hiểu rõ hơn về bản chất, các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay cũng như việc vận dụng trong thực tiễn để xác định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, luận văn còn hạn chế là chỉ tập trung đưa ra phương pháp xác định lãi suất cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp, trong khi việc xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân - là nhóm khách hàng ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ vay tại các NHTM vẫn chưa được phân tích. Do kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế, mặc dù được hoàn thành với nhiều cố gắng, tác giả không thể tránh khỏi các thiếu sót khi thực hiện luận văn này, tác giả mong nhận được những ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. David Begg (1992), Kinh tế học, Nxb Giáo dục Hà nội, Hà nội. 2. Nguyễn Đăng Dờn (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB Tổng hợp. 3. Hồ Diệu (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê. 4. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị Ngân hàng, NXB Lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. 6. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 7. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, NXB Phương Đông. 9. Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên - MUTRAP II (2006), Báo cáo về “Tự do hóa lĩnh vực ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam dự kiến gia nhập WTO”. 10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. 11. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Trương Quang Thông (2005), Ngân hàng thương mại cổ phần thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại một chặng đường phát triển. 12. Nguyễn Minh Kiều (2004), Cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2004-2005 13. Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng. 14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng. 78 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), số 46/2010/QH12, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng. 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), số 60/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp. 21. Chính phủ Việt Nam (2007), số 10/2007/QĐ-TTg, Quyết định “Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam”. 22. Chính phủ Việt Nam (2006), số 112/2006/QĐ-TTg, Quyết định “về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. 23. Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14 năm 2007. 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định “Về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng”. 25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), số 127/2005/QĐ-NHNN, Quyết định “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001”. 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của Ngân hàng trung ương, NXB Thống kê, Hà nội. 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 07/2010/TT-NHNN, Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 12/2010/TT-NHNN, Hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. 79 29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 31. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Các quy định liên quan đến quy chế cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay. 32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010”, NXB Thống kê. 33. Các báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và NHNN – Chi nhánh TP.HCM từ năm 2006 đến 2010. 34. Luận văn các khoá 13,14,15,16 Cao học Kinh tế Trường đại học Kinh tế TP.HCM Tiếng Anh 35. David S.Kidwell (1997), Financial Institutions Market and Money, Dryden Press. 36. Francesca Taylor (2000), Mastering Derivatives Markets, Second edition, Financial times Prentice Hall. 37. Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Principles of Corporate Finance, Sixth edition, McGraw-Hill Irwin. 38. Business Monitor International Ltd (2011), Vietnam Commercial Banking Report, includes 5-years forecasts to 2015, www.businessmonitor.com 39. Timothy W.Kock (1995), Bank Management, University of South Crolina. 80 PHỤ LỤC 1: Tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu tài chính 1. Doanh nghiệp ngành công nghiệp: Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 100 80 60 40 100 80 60 40 A. Chỉ tiêu thanh khoản 16% 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2,0 1,4 1,0 0,5 2,2 1,6 1,1 0,8 2,5 1,8 1,3 1,0 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1,1 0,8 0,4 0,2 1,2 0,9 0,7 0,3 1,3 1,0 0,8 0,6 B. Chỉ tiêu hoạt động 30% 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5,0 4,0 3,0 2,5 6,0 5,0 4,0 3,0 4,3 4,0 3,7 3,4 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 45 55 60 65 35 45 55 60 30 40 50 55 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 10% 2,3 2,0 1,7 1,5 3,5 2,8 2,2 1,5 4,2 3,5 2,5 1,5 C. Chỉ tiêu cân nợ 30% 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 45 50 60 70 45 50 55 65 40 45 50 55 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 122 150 185 233 100 122 150 185 82 100 122 150 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1,0 1,5 2,0 0 1,6 1,8 2,0 0 1,0 1,4 1,8 D. Chỉ tiêu thu nhập 24% 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 5,5 5,0 4,0 3,0 6,0 5,0 4,0 2,5 6,5 6,0 5,0 4,0 10. Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản 8% 6,0 5,5 5,0 4,0 6,5 6,0 5,5 5,0 7,0 6,5 6,0 5,0 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14,2 13,7 13,3 13 14,2 13,3 13 12,2 13,3 13 12,9 12,5 Tổng 100% 81 2. Doanh nghiệp ngành xây dựng: Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 100 80 60 40 100 80 60 40 A. Chỉ tiêu thanh khoản 16% 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1,9 1,0 0,8 0,5 2,1 1,1 0,9 0,6 2,3 1,2 1,0 0,9 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 0,9 0,7 0,4 0,1 1,0 0,7 0,5 0,3 1,2 1,0 0,8 0,4 B. Chỉ tiêu hoạt động 30% 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 3,5 3,0 2,5 2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 3,5 3,0 2,0 1,0 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 120 150 45 55 60 65 40 50 55 60 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 10% 2,5 2,3 2,0 1,7 4,0 3,5 2,8 2,2 5,0 4,2 3,5 2,5 C. Chỉ tiêu cân nợ 30% 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 55 60 65 70 50 55 60 65 45 50 55 60 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 100 150 233 69 100 122 150 66 69 100 122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1,0 1,5 2 0 1,6 1,8 2,0 0 1,0 1,5 2,0 D. Chỉ tiêu thu nhập 24% 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 8,0 7,0 6,0 5,0 9,0 8,0 7,0 6,0 10 9,0 8,0 7,0 10. Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản 8% 6,0 4,5 3,5 2,5 6,5 5,5 4,5 3,5 7,5 6,5 5,5 4,5 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 9,2 9,0 8,7 8,3 11,5 11 10 8,7 11,3 11 10 9,5 Tổng 100% 82 3. Doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ: Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 100 80 60 40 100 80 60 40 A. Chỉ tiêu thanh khoản 16% 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2,1 1,6 1,1 0,8 2,3 1.7 1.2 1.0 2.9 2.3 1.7 1.4 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1,4 0,9 0,6 0,4 1,7 1.1 0.7 0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 B. Chỉ tiêu hoạt động 30% 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5,0 4,5 4,0 3,5 6,0 5,5 5,0 4,5 7,0 6,5 6,0 5,5 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 34 38 44 55 32 37 43 50 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 10% 3,0 2,5 2,0 1,5 3,5 3,0 2,5 2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 C. Chỉ tiêu cân nợ 30% 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 35 45 55 65 30 40 50 60 25 35 45 55 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 53 69 122 185 42 66 100 150 33 54 81 122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1,0 1,5 2,0 0 1,6 1,8 2,0 0 1,6 1,8 2,0 D. Chỉ tiêu thu nhập 24% 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 7,0 6,5 6,0 5,5 7,5 7,0 6,5 6,0 8,0 7,5 7,0 6,5 10. Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản 8% 6,5 6,0 5,5 5,0 7,0 6,5 6,0 5,5 7,5 7,0 6,5 6,0 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14,2 12,2 10,6 9,8 13,7 12 10,8 9,8 13,3 11,8 10,9 10 Tổng 100% 83 4. Doanh nghiệp ngành nông lâm ngư nghiệp: Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 100 80 60 40 100 80 60 40 A. Chỉ tiêu thanh khoản 16% 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2,1 1,5 1,0 0,7 2,3 1,6 1,2 0,9 2,5 2,0 1,5 1,0 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1,1 0,8 0,6 0,2 1,3 1,0 0,7 0,4 1,5 1,2 1,0 0,7 B. Chỉ tiêu hoạt động 30% 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 4,0 3,5 3,0 2,0 4,5 4,0 3,5 3,0 4,0 3,0 2,5 2,0 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 40 50 60 70 39 45 55 60 34 38 44 55 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 10% 3,5 2,9 2,3 1,7 4,5 3,9 3,3 2,7 5,5 4,9 4,3 3,7 C. Chỉ tiêu cân nợ 30% 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 39 48 59 70 30 40 52 60 30 35 45 55 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 64 92 143 233 42 66 108 185 42 53 81 122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1,0 2,0 3,0 0 1,0 2,0 3,0 0 1,0 2,0 3,0 D. Chỉ tiêu thu nhập 24% 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 3,0 2,5 2,0 1,5 4,0 3,5 3,0 2,5 5,0 4,5 4,0 3,5 10. Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản 8% 4,5 4,0 3,5 3,0 5,0 4,5 4,0 3,5 6,0 5,5 5,0 4,5 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 10 8,5 7,6 7,5 10 8 7,5 7 10 9 8,3 7,4 Tổng 100% 84 PHỤ LỤC 2: Tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu phi tài chính A. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi >4 lần >3 lần >2 lần >1 lần <1 lần hoặc Âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc >2 lần >1,5 lần >1 lần <1 lần Âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng nhanh Tốc độ ít nhất 3 lần so năm liền kề, liên tục ít nhất 3 năm Tăng Năm sau cao hơn năm trước (ít nhất 3 năm) Ổn định Không giảm, tăng không đáng kể trong 3 năm liền kề Giảm 3 năm liền kề Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động > Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần < Lợi nhuận thuần Gần điểm hòa vốn Âm 5 Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu >2.0 >1,5 >1 >0.5 Gần bằng 0 85 B. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý: STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Kinh nghiệm trong ngành/lĩnh vực kinh doanh của Ban quản lý liên quan trực tiếp đến sản xuất >20 năm Có bằng chuyên môn, thời gian công tác >10 năm <=20 năm Có bằng chuyên môn, thời gian công tác >5 năm <= 10 năm Có bằng chuyên môn, thời gian công tác >1 năm <= 5 năm Không có kinh nghiệm. Có bằng chuyên môn, thời gian công tác <1 năm 2 Kinh nghiệm của của Ban quản lý trong hoạt động điều hành >10 năm >5 năm >2 năm >1 năm Mới được bổ nhiệm 3 Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên Đã được thiết lập một cách chính thống Tồn tại, nhưng không chính thống và chưa xây dựng quy chế, quy trình bằng văn bản cụ thể Có hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ Có những bằng chứng về sự yếu kém, sự thất bại của công tác kiểm soát nội bộ 4 Các thành tựu đạt được và những thất bại trước của Ban quản lý Đã có uy tín, thành tựu cụ thể trong lĩnh vực liên quan đến dự án Đang xây dựng uy tín/ có tiềm năng thành công trong lĩnh vực dự án hoặc ngành liên quan Rất ít hoặc không có kinh nghiệm/ thành tựu Rõ ràng có thất bại trong lĩnh vực liên quan đến dự án trong quá khứ Rõ ràng có thất bại trong công tác quản lý 5 Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính Rất cụ thể và rõ ràng với các dự toán tài chính cẩn trọng và có cơ sở Phương án kinh doanh và dự toán tài chính tương đối cụ thể và rõ ràng Có phương án kinh doanh và dự toán tài chính nhưng không cụ thể, rõ ràng Chỉ có 1 trong 2: phương án kinh doanh hoặc dự toán tài chính Không có cả phương án kinh doanh lẫn dự toán tài chính 86 C. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch: STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) Luôn trả đúng hạn trong hơn 36 tháng vừa qua Luôn trả đúng hạn trong khoảng từ 12 đến 36 tháng vừa qua Luôn trả đúng hạn trong khoảng 12 tháng vừa qua Khách hàng mới, chưa có quan hệ tín dụng Không trả đúng hạn 2 Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 1 lần trong 36 tháng vừa qua 1 lần trong 12 tháng vừa qua 2 lần trong 12 tháng vừa qua 3 lần trở lên trong 12 tháng vừa qua 3 Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 1 x 30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 1 x 30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 2 x 30 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 2 x 30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 1 x 90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 3 x 30 ngày quá hạn trong vòng 12 tháng qua, hoặc 2 x 90 ngày quá hạn trong vòng 36 tháng qua 4 Số lần các cam kết mất khả năng thanh toán (Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác…) Chưa từng có Không mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua Không mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng qua Đã từng bị mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua 5 Số lần chậm trả lãi vay Không 1 lần trong 12 tháng qua 2 lần trong 12 tháng qua 2 lần trở lên trong 12 tháng qua Không trả được lãi. 6 Thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng cho vay >5 năm 3 – 5 năm 1 – 3 năm <1 năm Chưa mở tài khoản tại ngân hàng cho vay 7 Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại ngân hàng cho vay >100 lần 60 -100 lần 30 – 60 lần 15 – 30 l ần <15 lần 8 Số lượng các loại giao dịch với ngân hàng cho vay (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, L/C,…) >6 5 – 6 3 – 4 1 – 2 Chưa có giao dịch nào 9 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng cho vay >300 tỷ VND 100 – 300 tỷ 50 – 100 tỷ 15 – 50 tỷ <10 tỷ 87 D. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp: STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Triển vọng ngành Thuận lợi Ổn định Phát triển kém hoặc không phát triển Bão hòa Suy thoái 2 Uy tín/ danh tiếng doanh nghiệp Có, trên toàn cầu Có, trong cả nước Có, nhưng chỉ ở địa phương Ít được biết đến Không được biết đến 3 Vị thế cạnh tranh (của doanh nghiệp) Cao, chiếm ưu thế Bình thường, đang phát triển Bình thường, đang sụt giảm Thấp, đang sút giảm Rất thấp 4 Số lượng đối thủ cạnh tranh Không có, độc quyền Ít Ít, số lượng đang tăng Nhiều Nhiều, số lượng đang tăng 5 Thu nhập của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách các doanh nghiệp nhà nước Không Ít Nhiều, thu nhập sẽ ổn định Nhiều, thu nhập sẽ giảm xuống Nhiều, sẽ lỗ 88 E. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác: STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Đa dạng hóa các hoạt động theo: ngành, thị trường, vị trí Đa dạng hóa cao độ (cả ba trường hợp) Chỉ có 2 trong 3 Chỉ có 1 trong 3 Không, đang phát triển Không đa dạng hóa 2 Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Chiếm hơn 70% thu nhập Chiếm từ trên 50% đến 70% thu nhập Chiếm từ trên 20% đến 50% thu nhập Không vượt quá 20% thu nhập Không có thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu 3 Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào / đầu ra) Không có Ít Phụ thuộc nhiều vào các đối tác đang phát triển Phụ thuộc nhiều vào các đối tác ổn định Phụ thuộc nhiều vào các đối tác đang bị suy thoái 4 Lợi nhuận (sau thuế) của Doanh nghiệp trong những năm gần đây Tăng trưởng mạnh Có tăng trưởng Ổn định Giảm dần Lỗ Vị thế của doanh nghiệp + Đối với DNNN Độc quyền quốc gia – lớn Độc quyền quốc gia – nhỏ Trực thuộc UBND địa phương – lớn Trực thuộc UBND địa phương – trung bình Trực thuộc UBND địa phương – nhỏ 5 + Các chủ thể khác Công ty lớn, niêm yết Công ty trung bình, niêm yết, hoặc công ty lớn không niêm yết Công ty lớn hoặc trung bình, không niêm yết Công ty nhỏ, niêm yết Công ty nhỏ, không niêm yết 89 PHỤ LỤC 3: Điểm đánh giá chỉ tiêu liên quan đến rủi ro khoản vay 1. Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường ngành kinh doanh: CHỈ TIÊU ĐIỂM 1.Chu kỳ kinh doanh 2.Triển vọng tăng trưởng của ngành 3.Áp lực cạnh tranh trong ngành 4.Các nguồn cung ứng đầu vào đối với ngành 5.Các chính sách của nhà nước 100 Rất phát triển Cực tốt Không có Cực kỳ thuận lợi Cực kỳ khuyến khích, thuận lợi 90 Phát triển mạnh Rất tốt Rất thấp Rất thuận lợi Rất thuận lợi 80 Khá phát triển Khá tốt Khá thấp Khá thuận lợi Khá thuận lợi 70 Có phát triển Khá Thấp Thuận lợi Thuận lợi 60 Gần như không phát triển Trung bình khá Vừa phải Tương đối thuận lợi Bình thường 50 Gần bão hòa Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 40 Bão hòa Dưới trung bình Hơi cao Dưới trung bình Không khuyến khích 30 Suy thoái nhẹ Ít triển vọng Khá cao Khá khan hiếm Khá bất lợi 20 Suy thoái Xấu Cao Khan hiếm, lệ thuộc Rất bất lợi 10 Rất suy thoái Rất xấu Rất cao Rất bất lợi Rất bất lợi và trở ngại 0 Cực kỳ suy thoái Cực kỳ xấu Cực kỳ cao Cực kỳ bất lợi Cực kỳ bất lợi và trở ngại Trọng số 10% 10% 10% 10% 12% 90 2. Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh: CHỈ TIÊU ĐIỂM 1. Vấn đề đa dạng hóa kinh doanh 2. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 3. Quy mô thị trường 4. Thị phần của doanh nghiệp 5. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển 6. Thương hiệu sản phẩm 100 Cực kỳ tốt >20 năm Cực kỳ lớn Đứng đầu ngành Cực kỳ tốt Được ưa chuộng toàn cầu 90 Rất tốt >16 năm Rất lớn Đứng thứ 2 Rất tốt Khá phổ biến trên thế giới 80 Tốt >14 năm Lớn Đứng thứ 3 Tốt Đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 3 năm liên tục gần đây 70 Khá tốt >12 năm Khá lớn Khá lớn Khá tốt Có đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 60 Khá >10 năm Vừa phải Vừa phải Khá Khá được biết đến trên thị trường 50 Trung bình > 8 năm Trung bình Trung bình Trung bình Có chứng chỉ ISO 40 Dưới trung bình > 6 năm Dưới trung bình Dưới trung bình Dưới trung bình Đang chuẩn bị để đạt ISO 30 Hơi xấu > 4 năm Khá nhỏ Khá nhỏ Hơi xấu Được biết đến bởi một nhóm khách hàng 20 Xấu > 2 năm Nhỏ Nhỏ Xấu Ít được biết đến 10 Rất xấu > 1 năm Rất nhỏ Rất nhỏ Rất xấu Hầu như không được biết đến 0 Cực kỳ xấu Mới thành lập Cực kỳ nhỏ Cực kỳ nhỏ Cực kỳ xấu Chưa được biết đến Trọng số 10% 15% 12% 10% 10% 15% 91 3. Nhóm các chỉ tiêu về nhân sự, quản trị điều hành: CHỈ TIÊU ĐIỂM 1.Cơ cấu tổ chức 2.Ban lãnh đạo 3.Sự ổn định của đội ngũ người lao động 4.Chính sách, chiến lược kinh doanh của DN 100 Tối ưu Cực kỳ có năng lực, triển vọng Cực kỳ ổn định, tay nghề cao Cực kỳ chi tiết, hiệu quả 90 Rất hiệu quả Rất có năng lực, triển vọng Rất ổn định, tay nghề cao Rất chi tiết, hiệu quả 80 Hiệu quả cao Có năng lực, triển vọng Ổn định, tay nghề cao Khá chi tiết, hiệu quả 70 Khá hiệu quả Rất khá Khá ổn định, tay nghề khá Khá hiệu quả 60 Khá Khá Ổn định, có tay nghề Tạm được 50 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 40 Dưới trung bình Dưới trung bình Chưa ổn định Dưới trung bình 30 Chưa hiệu quả Chưa hiệu quả Không ổn định Chưa hiệu quả 20 Không hiệu quả Không hiệu quả Không ổn định, năng suất thấp Kém 10 Rất kém Yếu Rất không ổn định Rất kém 0 Cực kỳ kém Rất yếu Rất không ổn định, tay nghề kém Cực kỳ kém Trọng số 10% 15% 12% 12% 92 4. Nhóm chỉ tiêu dự kiến hiệu quả dự án/phương án vay vốn: CHỈ TIÊU ĐIỂM 1.Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án/phương án 2.Dự kiến lợi nhuận/doanh thu 3.Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư 4.Mức vốn tự có tham gia (%) 5.Trạng thái lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động 6. Phương diện kỹ thuật 7.Tỷ lệ TSBĐ/dư nợ (%) 100 Cực kỳ chi tiết và thuyết phục Cao hơn trên 3 lần so di với trung bình ngành Cao hơn trên 3 lần so với trung bình ngành 70≤R Có gia tăng và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ 1,5 lần (lợi nhuận+khấu hao) Cực kỳ tốt 250 ≤ R 90 Rất chi tiết và thuyết phục Cao hơn trên 2 lần so với trung bình ngành Cao hơn trên 2 lần so với trung bình ngành 60≤R<70 Có gia tăng và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ 1,2 lần (lợi nhuận+khấu hao) Rất tốt 200≤R <250 80 Đầy đủ chi tiết và thuyết phục Cao hơn trên 1,5 lần so với trung bình ngành Cao hơn trên 1,5 lần so với trung bình ngành 50≤R<60 Có gia tăng hoặc ổn định và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ (lợi nhuận+khấu hao) Tốt 150≤R<200 70 Khá chi tiết, thuyết phục Có cao hơn so với trung bình ngành Có cao hơn so với trung bình ngành 40≤R<50 Có gia tăng hoặc ổn định và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ 3/4 (lợi nhuận+khấu hao) Khá tốt 100≤R<150 60 Khá Xấp xỉ trung bình ngành Xấp xỉ trung bình ngành 30≤R<40 Có gia tăng hoặc ổn định và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ 2/3 (lợi nhuận+khấu hao) Khá 90≤R<100 50 Trung bình Thấp hơn trung Thấp hơn trung 20≤R<30 Ổn định và ngân lưu ròng hoạt Trung 70≤R<90 93 CHỈ TIÊU ĐIỂM 1.Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án/phương án 2.Dự kiến lợi nhuận/doanh thu 3.Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư 4.Mức vốn tự có tham gia (%) 5.Trạng thái lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động 6. Phương diện kỹ thuật 7.Tỷ lệ TSBĐ/dư nợ (%) bình ngành một ít. bình ngành một ít. động SXKD cuối mỗi kỳ ≥ 1/2 (lợi nhuận+khấu hao) bình 40 Tương đối sơ sài Xấp xỉ ½ trung bình ngành Xấp xỉ ½ trung bình ngành 15≤R<20 Có xu hướng giảm và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ < lợi nhuận Dưới trung bình 50≤R<70 30 Khá sơ sài Xấp xỉ ¼ trung bình ngành Xấp xỉ ¼ trung bình ngành 10≤R<15 Có xu hướng giảm rõ rệt và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ < 1/2 lợi nhuận Không đạt yêu cầu 30≤R<50 20 Rất sơ sài Không đáng kể Không đáng kể 5≤R<10 Có xu hướng giảm rõ rệt và ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ dương không đáng kể Kém 15≤R<30 10 Gần như không có Xấp xỉ 0 Xấp xỉ 0 0<R<5 Ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ thường âm Rất kém 5≤R<15 0 Không có Âm Âm R ≤ 0 Ngân lưu ròng hoạt động SXKD cuối mỗi kỳ luôn âm Cực kỳ kém R<5 Trọng số 15% 10% 12% 15% 15% 10% 12% Ghi chú: R là giá trị đạt được cụ thể đối với từng chỉ tiêu của một doanh nghiệp. 94 PHỤ LỤC 4: Một ví dụ về xác định lãi suất cho vay Công ty Cổ phần A (mã chứng khoán A) đề nghị vay 250 tỷ đồng tại Vietcombank - Chi nhánh Hồ Chí Minh để thực hiện dự án, thời gian vay 7 năm. Qua phân tích, Công ty được xếp hạng AA với điểm số đạt được là 90,7 điểm và khoản vay xếp loại 3 với điểm số đạt được là 211,4 điểm. Chi tiết như sau: Phụ lục 4.1: Chấm điểm chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp Chỉ tiêu Điểm chưa nhân trọng số Trọng số Điểm đã nhân trọng số NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP Chỉ tiêu tài chính 87,6 A. Chỉ tiêu thanh khoản 12,8 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 80 8% 6,4 2. Khả năng thanh toán nhanh 80 8% 6,4 B. Chỉ tiêu hoạt động 26 3. Vòng quay hàng tồn kho 100 10% 10 4. Kỳ thu tiền bình quân 80 10% 8 5. Hiệu suất sử dụng tài sản 80 10% 8 C. Chỉ tiêu cân nợ 28 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 100 10% 10 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 80 10% 8 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 100 10% 10 D. Chỉ tiêu thu nhập 20,8 95 Chỉ tiêu Điểm chưa nhân trọng số Trọng số Điểm đã nhân trọng số 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 80 8% 6,4 10. Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản 80 8% 6,4 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 100 8% 8 Chỉ tiêu phi tài chính 404 93.28 A. Lưu chuyển tiền tệ 68 20% 13,6 1. Hệ số khả năng trả lãi 16 2. Hệ số khả năng trả nợ gốc 8 3. Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ 16 4. Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động 16 5. Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu 12 B. Năng lực và kinh nghiệm quả lý 68 33% 22,44 1. Kinh nghiệm trong ngành/lĩnh vực kinh doanh của Ban quản lý liên quan trực tiếp đến sản xuất 8 2. Kinh nghiệm của của Ban quản lý trong hoạt động điều hành 12 3. Môi trường kiểm soát nội bộ 16 4. Các thành tựu đạt được và những thất bại trước của Ban quản lý 16 5. Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính 16 C. Uy tín trong giao dịch 148 33% 48,84 1. Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) 16 2. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ 16 3. Nợ quá hạn trong quá khứ 20 4. Số lần các cam kết mất khả năng thanh toán (Thư tín dụng, bảo lãnh, 20 96 Chỉ tiêu Điểm chưa nhân trọng số Trọng số Điểm đã nhân trọng số các cam kết khác…) 5. Số lần chậm trả lãi vay 20 6. Thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng cho vay 16 7. Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại ngân hàng cho vay 16 8. Số lượng các loại giao dịch với ngân hàng cho vay (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, L/C,…) 16 9. Số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng cho vay 8 D. Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp 60 7% 4,2 1. Triển vọng ngành 16 2. Uy tín/ danh tiếng doanh nghiệp 12 3. Vị thế cạnh tranh (của doanh nghiệp) 16 4. Số lượng đối thủ cạnh tranh 8 5. Thu nhập của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách các doanh nghiệp nhà nước 8 E. Các đặc diểm hoạt động khác 64 7% 4,48 1. Đa dạng hóa các hoạt động theo: ngành, thị trường, vị trí 12 2. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu 8 3. Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào / đầu ra) 8 4. Lợi nhuận (sau thuế) của Doanh nghiệp trong những năm gần đây 16 5. Vị thế của doanh nghiệp 16 97 Phụ lục 4.2: Chấm điểm tổng hợp chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp Thông tin tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chỉ tiêu Trọng số Điểm Các chỉ số tài chính 45% 87,6 Các chỉ số phi tài chính 55% 93,3 Tổng cộng 100% 90,7 Phụ lục 4.3: Chấm điểm chỉ tiêu đánh giá khoản vay NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHOẢN VAY Điểm chưa nhân trọng số Trọng số Điểm đã nhân trọng số 1. Chỉ tiêu liên quan đến môi trường ngành kinh doanh 1. Chu kỳ kinh doanh 80 10% 8 2. Triển vọng tăng trưởng của ngành 90 10% 9 3. Áp lực cạnh tranh trong ngành 40 10% 4 4. Các nguồn cung ứng đầu vào đối với ngành 70 10% 7 5. Các chính sách của nhà nước 90 12% 10,8 2. Chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh 1. Vấn đề đa dạng hóa kinh doanh 80 10% 8 2. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 70 15% 10,5 3. Quy mô thị trường 90 12% 10,8 98 4. Thị phần của doanh nghiệp 90 10% 9 5. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển 100 10% 10 6. Thương hiệu sản phẩm 90 15% 13,5 3. Chỉ tiêu về nhân sự, quản trị điều hành 1. Cơ cấu tổ chức 100 10% 10 2. Ban lãnh đạo 90 15% 13,5 3. Sự ổn định của đội ngũ người lao động 100 12% 12 4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của DN 80 12% 9,6 4. Chỉ tiêu dự kiến hiện quả dự án/phương án vay vốn 1. Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án/phương án kinh doanh 70 15% 10,5 2. Dự kiến lợi nhuận/doanh thu 70 10% 7 3. Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư 80 12% 9,6 4. Mức vốn tự có tham gia 60 15% 9 5. Trạng thái lưu chuyển dòng ngân lưu thuần từ hoạt động 80 15% 12 6. Các nội dung về phương diện kỹ thuật 80 10% 8 7. Tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ 80 12% 9,6 Tổng cộng 211,4 99 Với các giả định như sau: – Lãi suất huy động vốn bình quân: 13,5%/năm. – Tỷ suất chi phí hoạt động: 0,6%/năm. – Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: 1,7%/năm. – Phần bù rủi ro đối với kỳ hạn 7 năm: 0,7%/năm. – Phần bù rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng tốt nhất (khách hàng AAA) và khoản vay tốt nhất (khoản vay loại 1) là 1%/năm; ứng với mỗi nhóm khách hàng xếp hạng kế tiếp thì phần bù gia tăng thêm 0,3%/năm; ứng với mỗi khoản vay xếp loại kế tiếp thì phần bù gia tăng thêm 0,25%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay cụ thể đối với Công ty cổ phần A được xác định như sau: Lãi suất cho vay = [ BLR ] + [ Pij ] = [ BLR ] + [ P3AA ] = [ 13,5% + 0,6% + 1,7% + 0,7%] + [1% + 0,3% + 0,5%] = 18,3%/năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_xac_dinh_lai_suat_cho_vay_qua_xep_hang_tin_dung_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan