Luận văn Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa" MS: LVDL-DLH015 SỐ TRANG: 155 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) sôi nổi, có sức lan truyền tới mọi địa phương. Quá trình này đã làm thay đổi rất lớn tới kinh tế, xã hội, tới đời sống của người dân. Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình này cũng đã làm xuất hiện nhiều vấn đề mà trong thực tế khó tìm được cách giải quyết hợp tình, hợp lí. Long Thành – một trong những huyện thuộc tỉnh Đồng Nai – đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến quốc lộ 51 nối liền các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại có thể thông với quốc lộ 1A nên quá trình này càng phải có tốc độ phát triển nhanh hơn nữa để kịp thời đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Vì vậy bên cạnh những thành tựu to lớn mà quá trình này đem lại thì cũng có nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh. Là người sống tại địa phương, dưới góc độ khoa học Địa lí, chúng tôi muốn tìm hiểu quá trình chuyển đổi kinh tế từ một huyện sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành trong thời kì CNH – HĐH nhằm tìm ra những ảnh hưởng của nó đến kinh tế, xã hội, môi trường và đời sống người dân địa phương. Nhận thấy đây là vấn đề còn mới, tôi mạnh dạn chọn nó làm đề tài nghiên cứu của mình với tên: Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì CNH – HĐH. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài được xác định là: - Nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế từ huyện sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. - Kiến nghị những phương hướng và biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành trên cơ sở khoa học và lâu dài. Dựa trên mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài được xác định là: - Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tìm hiểu các khái niệm và những tác động của quá trình này đến kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm chuyển đổi quá trình sản xuất của các địa phương. - Điều tra, khảo sát các số liệu cần thiết. - Phân tích tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp đến một số mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đời sống người dân trên địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai: những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục. - Tham khảo và đưa ra những định hướng phát triển của huyện trong tương lai và những biện pháp thực hiện khả thi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài được xác định là quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai trong thời kì CNH – HĐH và những ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai trong thời kì CNH – HĐH và những ảnh hưởng của nó. Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai Về thời gian: chủ yếu tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ 1995 cho đến nay (năm 1994 huyện Nhơn Trạch mới tách ra khỏi Long Thành). 4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ thống quan điểm 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được xem là đặc trưng của Địa lý học, đó là: khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Quan điểm này luôn chiếm được sự đồng thuận bởi trong thực tế các sự vật và hiện tượng địa lý luôn luôn có sự phân hóa về không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong nghiên cứu về quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp trong thời kì CNH – HĐH, chúng tôi luôn đặt Long Thành trong mối quan hệ không gian với các huyện khác trong tỉnh và trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để xem xét và đánh giá. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp của một địa phương không phải là một quá trình đơn lẻ, độc lập mà sẽ gắn kết với các quá trình khác. Xét trong mối quan hệ nhân quả thì đây vừa là kết quả của những vấn đề kinh tế xã hội này, vừa là nguyên nhân của những vấn đề kinh tế xã hội khác. Vì thế khi nghiên cứu quá trình này tại huyện Long Thành, chúng tôi luôn đặt quá trình này trong quan điểm hệ thống để nghiên cứu nhằm có những phân tích mang tính khoa học và đảm bảo tính chất dây chuyền của các đối tượng. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật hiện tượng trong tự nhiên không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự phát triển theo thời gian. Việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai được xem xét kĩ lưỡng ttrong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian và dự báo được hướng phát triển của nó, bảo đảm tính logic, khoa học và chính xác. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Quá trình phát triển của con người luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con người cũng có những tác động làm biến đổi môi trường xung quanh. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của con người trong quá trình phát triển của mình đến môi trường xung quanh cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Trong việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai cũng phải xem xét đến ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trưvờng à phát triển bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp sưu tầm và xử lí tài liệu: quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài có nhiều nguồn tư liệu khác nhau nên cần có một quá trình sưu tầm và xử lí số liệu sao cho có hiệu quả và đáng tin cậy. - Phương pháp điều tra, đánh giá: do địa phương nghiên cứu giới hạn trong một huyện nên những tài liệu tìm được chưa đủ để có thể hoàn thành đề tài. Vì vậy, việc điều tra đánh giá để tìm ra những số liệu mới là rất quan trọng để có thể hoàn thành được đề tài. - Phương pháp thực địa: là phương pháp cần thiết để tăng thêm độ tin cậy và tính khách quan cho đề tài. - Phương pháp bản đồ: phương pháp này tạo một cái nhìn tổng quát và khách quan, đặc biệt là đối với những đối tượng không thể kiểm soát hết bằng mắt thường trong thực tế, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau để có những hướng giải quyết phù hợp. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính khoa học và đưa ra được những dự báo chính xác, hợp lí . cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực qui hoạch, kinh tế, môi trường . 5. Ý nghĩa của đề tài Cho đến hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào tại địa phương nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cung cấp một cách nhìn khách quan những vấn đề đang tồn tại và buộc các nhà quản lí phải có những thay đổi để giải quyết những vấn đề đó trong quá trình chuyển Long Thành thành một huyện sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho những địa phương khác có được những bài học kinh nghiệm để có thể thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình tốt hơn. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài Quá trình CNH ở Việt Nam diễn ra muộn hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Vì vậy Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước để có được những kết quả nhanh chóng và hiệu quả như mong muốn. Việc gắn CNH với HĐH là một sự sáng tạo trong chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, do đó nó cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà lãnh đạo, nhà khoa học và nhà kinh tế . Ở cấp vĩ mô và trong nhiều ngành kinh tế, đã có rất nhiều sách và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau viết về vấn đề CNH – HĐH và những ảnh hưởng của nó như: - Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH – HĐH, tác giả Đặng Kim Sơn đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề CNH từ nông nghiệp – lí luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam (2001) đã đặt nền móng cho việc thực hiện CNH – HĐH từ nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. - Năm 2002, dưới sự chủ biên của GS.TS. Nguyễn Trong Chuẩn; PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa; PGS. TS. Đặng Hữu Toàn cuốn sách có tựa đề CNH, HĐH ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan, toàn diện về quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI. - Năm 2004, đóng góp vào những nghiên cứu về quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam để có được kết quả toàn diện và sâu sắc hơn, nhóm tác giả Đào Thế Tuấn, Đào Thế Anh và Nguyễn Vũ Quang đã cho xuất bản cuốn sách Cơ sở khoa học của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH ở Việt Nam trong tương lai. - Để cụ thể hóa những chỉ tiêu trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước, tác giả Vũ Năng Dũng cũng đã cho ra đời cuốn sách được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép có tựa đề Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn (năm 2004). - Năm 2006, nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới, tác giả Đỗ Quốc Sam đã viết Một số vấn đề CNH, HĐH sau 20 năm đổi mới với những đánh giá hết sức khách quan về những thành tựu đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước. - Với những thay đổi to lớn của đất nước, các khía cạnh của quá trình CNH – HĐH cũng như ảnh hưởng của nó đến các ngành kinh tế cũng được nghiên cứu kĩ hơn trong những công trình nghiên cứu sau: + Đề tài Xác định nội dung và phương thức CNH – HĐH trong thương mại ở nước ta thời kì tới 2010 (năm 2003) của tác giả Vũ Tiến Dương và đề tài Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam (năm 2005) của tác giả Nguyễn Văn Lịch thuộc Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu rất kĩ những vấn đề trong ngành thương mại ở nước ta thời kì CNH – HĐH. + Nói đến một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Thành Nghị cũng có viết Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH – HĐH đất nước (năm 2005). Bên cạnh đó, tác giả Đặng Hữu cũng có viết Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược CNH – HĐH ở Việt Nam (năm 2005), giúp chúng ta có một cách nhìn mới về quá trình CNH – HĐH. + Quan tâm đến việc phát triển kinh tế của lãnh thổ trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, năm 2006 tác giả Nguyễn Xuân Thu đã cho ra đời cuốn sách có tựa đề Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH – HĐH. + Việc thay đổi cơ cấu kinh tế cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình CNH – HĐH. Do đó Viện kinh tế Việt Nam đã cho xuất bản cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH – HĐH năm 2006. Nhìn chung, có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu đến vấn đề CNH – HĐH nhưng đa số đều ở tầm vĩ mô chứ chưa nghiên cứu nó trong một phạm vi lãnh thổ nhỏ (một huyện). Với đề tài Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thì vấn đề CNH – HĐH với những ảnh hưởng của nó lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ vi mô và cũng là đề tài đầu tiên nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Long Thành trong thời kì CNH – HĐH Cấu trúc luận văn gồm: Lời cảm ơn Mở đầu Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ TỪ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN LONG THÀNH TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf155 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học cấp tỉnh và trung ương, đặc biệt là các cơ quan đang đóng trên địa bàn huyện. Các lĩnh vực cần được quan tâm ứng dụng tiến bộ kĩ thuật là cây ăn quả, lúa , mía, nuôi trồng thủy san, chăn nuôi heo, gia cầm… 3.2.5. Tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để đủ sức cạnh tranh của hàng hóa. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường. Theo dõi giá cả để đề xuất kịp thời với tỉnh và trung ương những biến động về giá cả và giúp nông dân ổn định sản xuất các nông sản chính. Khuyến khích các hộ thành lập các doanh nghiệp tư nhân thu mua nông sản, hình thành mạng lưới tiêu thụ lâu dài, nhằm tạo công ăn việc làm và mối quan hệ lâu bền giữa sản xuất và thương mại. Xây dựng các trung tâm thương mại ở trung tâm huyện và các trung tâm tiểu vùng, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ trên địa bàn. Triển khai và thực hiện tốt liên kết 4 nhà, trong đó đặc biệt chú ý vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong việc kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; vai trò của các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống, khâu thức ăn, khâu chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch… 3.2.6. Vai trò của các cấp, các ngành và các cơ quan lãnh đạo 3.2.6.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai qui hoạch tổng thể của huyện và các chính sách xã hội Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng hướng vào cụ thể hóa các chỉ tiêu qui hoạch đã được phê duyệt thành các chủ trương, chính sách và các chương trình hành động cho từng thời kì và cho từng năm thông suốt từ Đảng bộ huyện xuống các tổ chức Đảng cơ sở nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội và huy động người dân tham gia tích cực vào việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, luôn luôn giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chủ trương, chính sách đã đề ra. 3.2.6.2. Tăng cường quản lí nhà nước về công tác triển khai qui hoạch và các chủ trương, chính sách, qui định của nhà nước - Tiến hành tổ chức triển khai xuống tất cả các ngành, các xã và phải xem các chỉ tiêu qui hoạch là chỉ tiêu pháp lệnh có tính chất định hướng để các ngành, các xã xây dựng các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm các lĩnh vực của ngành và cấp mình quản lí. - Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện trong việc tổ chức, triển khai thực hiện qui hoạch và các chủ trương, chính sách, qui định của nhà nước. - Thường xuyên rà soát, bổ sung và kịp thời báo cáo các vấn đề nảy sinh trong thực tế, đồng thời tham mưu cho các cấp Ủy Đảng và các cấp lãnh đạo những phương án xử lí hợp tình hợp lí và linh hoạt hơn. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ về công tác qui hoạch, kế hoạch, quản lí... Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lí thông suốt từ huyện xuống xã, ấp. 3.2.6.3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia của người dân Các tổ chức đoàn thể chính trị như : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội làm vườn,… với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc huyện Long Thành sẽ tham gia tích cực và phát huy đầy đủ qui chế dân chủ ở cơ sở để huy động các tầng lớp nhân dân lao động trong huyện tham gia trong việc bàn bạc, quyết định những công việc cần thực hiện trong qui hoạch và kế hoạch hàng năm của cấp mình quản lí. Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân có thể phát huy hết khả năng làm việc và hoạt động của mình. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với các nhà quản lí - Đối với trung ương: đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh, của huyện trong thời gian tới: + Xây dựng tuyến cầu đường quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh) – Nhơn Trạch; đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành - Dầu Giây; Dầu Giây – sân bay Liên Khương (Đà Lạt); Dầu Giây – Phan Thiết. + Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và đưa vào hoạt động giai đoạn I trước 2010. - Đề nghị trung ương cho phép tỉnh phát triển khu đô thị công nghệ cao (khu công nghệ cao có kết hợp đô thị phục vụ cho khu công nghệ cao) 2.000 ha tại huyện Long Thành. Xét về lợi ích lâu dài: để hạn chế ô nhiễm môi trường khu vực thành phố Biên Hòa và ô nhiễm sông Đồng Nai cần mở rộng các khu công nghiệp; nâng cao tỉ trọng khu vực dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn… - Kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách thích hợp cho các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng để đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt hỗ trợ cho vay vốn ODA để đầu tư các dự án trọng điểm trong vùng (tập trung cho các dự án hạ tầng kĩ thuật, về xử lí chất thải). - Đối với tỉnh Đồng Nai: đề nghị tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường chính sách hỗ trợ huyện về mọi mặt, trước hết là chính sách hỗ trợ vốn, chính sách đào tạo nguồn nhân lực. - Đề nghị Trung ương và tỉnh và các cơ quan có liên quan sớm xây dựng và phê duyệt các qui hoạch trên địa bàn huyện. 3.3.2. Đối với các nhà qui hoạch - Bám sát qui hoạch của tỉnh và trung ương và đưa ra qui hoạch hợp lí cho huyện một cách khoa học và cụ thể. - Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh qui hoạch kịp thời phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. - Đề nghị xem xét đến vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và phát triển bền vững khi xây dựng qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian trước mắt và lâu dài. 3.3.3. Đối với các tổ chức xã hội - Trong phạm vi và khả năng của mình, các tổ chức xã hội cần phát huy tốt vai trò tham mưu để các nhà lãnh đạo và qui hoạch có cái nhìn khách quan đối với tình hình thực tế và đưa ra những chính sách phù hợp, hiệu quả nhất. - Huy động sức mạnh của các thành viên, đoàn kết chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh tại địa phương. KẾT LUẬN CNH – HĐH là con đường phát triển mang tính tất yếu, khách quan và không thể thay thế đối với các nước đang phát triển muốn nhanh chóng đi lên, đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế và những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật và công nghệ. Quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam được Đảng ta xác định là có những nét đặc thù riêng cả về nội dung, hình thức, qui mô, cách thức thực hiện lẫn mục tiêu chiến lược. Đó là: (1) là một quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất, … của các tác nhân tham gia quá trình. (2) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, nước ta không thể chờ thực hiện xong CNH rồi mới tiến hành HĐH, mà phải thực hiện đồng thời và đồng bộ CNH và HĐH như một quá trình thống nhất. (3) Quá trình CNH, HĐH ở nước ta có thể được rút ngắn. (4) - Quá trình CNH, HĐH ở nước ta có quan hệ chặt chẽ với việc từng bước phát triển kinh tế tri thức. Long Thành - một huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai, cũng như hầu hết các địa phương khác, đã, đang và vẫn sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quá trình CNH – HĐH đất nước với mục tiêu là trở thành một trung tâm công nghiệp và đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Dựa vào các tiêu chí được xác định (theo GS. Đỗ Quốc Sam), huyện Long Thành (tính đến tháng 6 năm 2009) đã đạt được các tiêu chí về mặt kinh tế và môi trường, còn những tiêu chí về mặt xã hội vẫn chưa thể đạt được. Trong thời gian tới (năm 2015) huyện phải nỗ lực hết sức mới có thể đạt được những tiêu chí này, khó nhất vẫn là thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ đô thị hóa. Như vậy, về cơ bản, huyện Long Thành đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp trong thời kì CNH – HĐH dựa trên cơ sở là có những lợi thế từ vị trí địa lí mang tính chiến lược; tài nguyên thiên nhiên đa dạng, thích hợp vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp và dịch vụ với tốc độ nhanh; các nhân tố kinh tế - xã hội (đặc biệt là chính sách ưu tiên của nhà nước dành cho huyện, tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) cùng với bối cảnh quốc tế hết sức thuận lợi: toàn cầu hóa, khu vực hóa và tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế. Với những nỗ lực của mình, huyện Long Thành đã gặt hái được những thành quả to lớn trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp: - Về kinh tế: giá trỉ sản xuất tăng cao; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ với xu hướng tích cực và phù hợp với quá trình CNH – HĐH; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa; mở rộng thị trường; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; nâng cao tay nghề cho người lao động; thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế và khu vực; đồng thời tác động sâu sắc đến sự phát triển trong nội bộ tất cả các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). - Về xã hội: đời sống của người dân được cải thiện (mức sống được nâng cao, giải phóng sức lao động, hệ thống giáo dục, y tế được đảm bảo…); tạo ra công ăn việc làm đem đến thu nhập ổn định cho người lao động; góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế theo hướng hợp lí; thu hút lao động từ nơi khác đến; quá trình đô thị hóa tăng nhanh. Tuy có nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng quá trình chuyển đổi kinh tế này cũng tạo ra những vấn đề tồn tại và khó tìm được hướng giải quyết thỏa đáng: sự bấp bênh của nền kinh tế do phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bên ngoài (thị trường, vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật); ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và khó có khả năng phục hồi; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mức sống của người dân ngày càng chênh lệch; số lượng người di cư ngày càng đông tạo ra những vấn đề về nhà ở, việc làm, thu nhập; đất nông nghiệp bị thu hẹp về diện tích và bị bỏ hoang; và những tệ nạn xã hội vẫn chưa được khắc phục... Làm thế nào để phát huy hết các lợi thế so sánh của huyện và khắc phục những khó khăn do quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp thời kì CNH – HĐH là một bài toán nan giải đòi hỏi tất cả các nhà quản lí, nhà kinh tế và các chuyên gia qui hoạch quan tâm và tìm cách giải quyết tối ưu nhất. Phát triển kinh tế bền vững, hướng tới xây dựng một cuộc sống dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mới là mục đích cuối cùng của quá trình CNH – HĐH đất nước. Trên con đường phát triển của mình, huyện Long Thành cần phải kiên định mục tiêu, nắm vững chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận dụng một cách sáng tạo, khoa học thì sẽ đạt được hiệu quả và trở thành huyện công nghiệp trong tương lai không xa. Đồng thời sẽ khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển chung của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình thực hiện chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai là: 1. Trong quá trình chuyển đổi, công nghiệp được chú trọng để phát triển, dịch vụ được đầu tư nhưng tuyệt đối không được xem nhẹ ngành nông nghiệp – ngành đã gắn bó máu thịt với người nông dân và cần có những chính sách hỗ trợ hợp lí cho họ. 2. Xây dựng qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cần chú ý đến sự phát triển bền vững, tận dụng tối đa những lợi thế so sánh mà địa phương có được trong thời điểm hiện tại để phát triển kinh tế, đồng thời tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài. 3. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước trong các nhà máy xí nghiệp, các khu và cụm công nghiệp tập trung nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường. 4. Thực hiện các biện pháp và chính sách quản lí người nhập cư để tránh áp lực về việc làm, nhà ở và ngăn chặn tệ nạn xã hội. 5. Phát triển các khu và cụm công nghiệp phải đi đôi với việc hình thành các khu đô thị được chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. 6. Thực hiện nghiêm túc qui trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quản lí chặt chẽ diện tích đất nông nghiệp để hạn chế việc sử dụng sai mục đích và làm giàu bất chính của một số cá nhân hám lợi. 7. Công khai qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cho người dân, thực hiện đúng chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra của Đảng và nhà nước. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm từ thực tế quá trình chuyển đổi kinh tế huyện Long Thành. Hi vọng những bài học này sẽ giúp ích được cho những huyện đi sau phát huy được lợi thế của mình và tránh được những bất cập đáng tiếc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Thông báo nội bộ bản tin sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2008, Hà Nội. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia. 3. CIEM – Trung tâm thông tin, tư liệu (2005), Nhận thức mới về công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, Hà Nội. 4. CIEM – Trung tâm thông tin – Tư liệu (2005), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Hà Nội 5. CIEM – Trung tâm thông tin – Tư liệu (2006), Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, Hà Nội 6. CIEM – Trung tâm thông tin – Tư liệu (2006), Những chủ trương và biện pháp mới giai đoạn 2006 – 2010 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội 7. Cục thống kê Đồng Nai - Ủy ban nhân dân huyện Long Thành (1992), Niên giám thống kê huyện Long Thành 1986 – 1991, Long Thành, Đồng Nai. 8. Cục thống kê Đồng Nai (2009), Niên giám thống kê 2008, Đồng Nai. 9. Vũ Năng Dũng (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 10. Vũ Tiến Dương (2003), Xác định nội dung và phương thức CNH – HĐH trong thương mại ở nước ta thời kì tới 2010, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Duy Hồng (2008), Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 12. Đặng Hữu (2005), Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược CNH – HĐH ở Việt Nam, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 13. Huyện Ủy Long Thành, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, Nghị quyết số 02-NQ/HU về mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ năm 2006, Long Thành. 14. Huyện Ủy Long Thành, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, Nghị quyết số 07-NQ/HU về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007, Long Thành. 15. Huyện Ủy Long Thành, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện năm 2008, Long Thành. 16. Huyện Ủy Long Thành, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TU, Nghị quyết số 09-NQ/HU 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009, Long Thành. 17. Huyện Ủy Long Thành, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 63- NQ/TU ngày 26/2/2004 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VII) về công tác thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời kì cong nghiệp hóa - hiện đại hóa từ nay đến năm 2010, Long Thành. 18. Huyện Ủy Long Thành (2002), Long Thành 25 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2000), Long Thành, Đồng Nai. 19. Nguyễn Văn Lịch (2005), Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 20. Lê Đào Luận (2001), Dự báo đặc điểm phân bố dân cư trong quá trình đô thị hóa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kì 2000-2020, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. 21. Nguyễn Thành Nghị (2005), Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH – HĐH đất nước, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 22. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Phòng Thống kê huyện Long Thành (2000), Số liệu kinh tế xã hội 5 năm (1996- 2000) huyện Long Thành, Long Thành. 24. Phòng Thống kê huyện Long Thành, Tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2006-2008 trên địa bàn huyện Long Thành, Long Thành. 25. Đỗ Quốc Sam (2000), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới, Hà Nội. 26. Đỗ Quốc Sam (2005), Thế nào là một nước công nghiệp?, Hà Nội. 27. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp – lí luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 28. Nguyễn Xuân Thu (2001), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bố lực lượng sản xuất theo các vùng đô thị ở Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. 29. Nguyễn Xuân Thu (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH – HĐH, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. 30. Trường Đại học Thăng Long (2007), Giáo trình Kinh tế chính trị (Chương IX: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH), ĐH Thăng Long, Hà Nội. 31. Đào Thế Tuấn, Đào Thế Anh và Nguyễn Vũ Quang (2004), Cơ sở khoa học của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH– HĐH ở Việt Nam trong tương lai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 32. Nguyễn Minh Tuệ (1995), Một số vấn đề địa lí công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 33. Ủy Ban nhân dân huyện Long Thành, Báo cáo Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Long thành đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (2006), Long Thành. 34. Ủy Ban nhân dân huyện Long Thành (2008), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, Long Thành. 35. Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2008), Hồ sơ qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Đồng Nai. 36. Viện kinh tế Việt Nam (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH – HĐH, Hà Nội. p1 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 73/2008/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- o0o ----- Ngày 04 Tháng 06 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tại tờ trình số 8926/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 và công văn số 8576/UBND-TH ngày 23 tháng 10 năm 2007, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 9398/BKH-TĐ&GSĐT ngày 21 tháng 12 năm 2007 và công văn số 2577/BKH-TĐ&GSĐT ngày 10 tháng 4 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau: I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN - Đồng Nai là một cực tăng trưởng kinh tế của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cần phát huy điều kiện xuất phát điểm phát triển đã có, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài, chủ động nắm bắt thời cơ hội nhập để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa vai trò động lực và đóng góp của Tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả vốn đầu tư để tăng GDP. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, đón trước công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Phát triển nhanh một số ngành công p2 nghiệp, dịch vụ mũi nhọn có thể trở thành ngành kinh tế chủ lực để thúc đẩy và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong các giai đoạn sau 2010, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa về công nghiệp và dịch vụ của Tỉnh với vai trò là một trong những đầu tàu lôi kéo phát triển kinh tế của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng  an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm công bằng và dân chủ xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. - Phát triển kinh tế - xã hội phối hợp với quá trình phát triển chung của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành trong vùng để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu tổng quát Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; xây dựng Đồng Nai trở thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam; phấn đấu đến năm 2010 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm 2020 thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu về kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn 5 năm cao gấp hơn 1,3 - 1,4 lần mức bình quân chung của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong các giai đoạn: + Giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 14% - 14,5%; + Giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5% - 15%; + Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,5% - 14%. - GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) vào năm 2010 đạt 1.590 USD, năm 2015 đạt 3.270 USD và đến năm 2020 đạt 6.480 USD; - Cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ - nông nghiệp, cụ thể: + Năm 2010: công nghiệp 57% - dịch vụ 34% - nông nghiệp 9%; + Năm 2015: công nghiệp 55% - dịch vụ 40% - nông nghiệp 5%; p3 + Năm 2020: công nghiệp 51% - dịch vụ 46% - nông nghiệp 3%. - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20% - 22% giai đoạn đến năm 2010 và tăng 18% - 20% giai đoạn 2011 - 2020; - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm so với GDP giai đoạn từ nay đến năm 2010 chiếm 24% - 25%, giai đoạn 2011 - 2020 chiếm 25% - 27%; - Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt khoảng 101.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 210.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 386.000 tỷ đồng. b) Mục tiêu về văn hóa, xã hội - Quy mô dân số: năm 2010 khoảng 2,5 triệu người, năm 2015 khoảng 2,7 triệu người và năm 2020 khoảng 2,8 - 2,9 triệu người; - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: năm 2010 xuống còn 1,15%; năm 2015 xuống còn 1,1% và năm 2020 xuống còn 1%; - Hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông đến năm 2010; - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: năm 2010 dưới 15%, năm 2015 dưới 10% và năm 2020 dưới 5%; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2006 - 2010 từ 9,8% năm 2005 xuống dưới 4% vào năm 2010 và xóa nghèo trong giai đoạn 2011 - 2015; - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 53% - 55%, năm 2015 đạt trên 60% và đến năm 2020 đạt trên 70%; - Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị xuống dưới 2,8% vào năm 2010 và dưới 2% trong giai đoạn 2015 - 2020; - Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt trên 96% vào năm 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 trên 98%; - Nâng tuổi thọ trung bình của dân số năm 2010 lên 76 tuổi, năm 2015 lên 77 tuổi và năm 2020 lên 78 tuổi; - Tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 98% vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 100%. c) Mục tiêu về môi trường - Đến năm 2010 nâng tỷ lệ che phủ của cây xanh đạt 50%, trong đó độ che phủ của rừng đạt 30%. Đến năm 2015 tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 51%, năm 2020 đạt 52%; - Đến năm 2010 thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải đô thị, rác thải công nghiệp không độc hại đạt 70 - 80% và 100% đến năm 2015. p4 Rác thải y tế đạt 100% và chất thải rắn độc hại trên 60% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020; - Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt trên 95% vào năm 2010, năm 2015 đạt trên 99% và đến năm 2020 đạt 100%. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC 1. Công nghiệp a) Phát triển công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô đi kèm với chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh bền vững cho công nghiệp trong quá trình hội nhập; b) Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh: - Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng (cát, đá, gạch, ngói); - Nhóm sản phẩm gốm, sứ, gạch men (gốm mỹ nghệ, sứ dân dụng và công nghiệp, gạch men); - Nhân hạt điều và các loại khác; - Thức ăn chăn nuôi; - Bột ngọt; - Vải sợi các loại; - Quần áo may sẵn và sản phẩm phụ kiện; - Giầy dép và sản phẩm phụ kiện; - Hóa dược và nông dược (cho người và động, thực vật); - Nhựa và các sản phẩm từ nhựa; - Máy móc thiết bị nông nghiệp; - Ô tô, xe máy và sản xuất linh kiện, phụ tùng; - Dây và cáp điện các loại; - Máy móc thiết bị điện công nghiệp; - Sản xuất linh kiện điện tử và máy móc thiết bị điện tử, tin học, viễn thông; - Sản phẩm chế biến từ gỗ. c) Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với phát triển dịch vụ, đô thị, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người lao động nhất là nhà ở cho công nhân và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp và hình thành một số khu, cụm công nghiệp chuyên ngành. p5 - Đến năm 2010 xây dựng và phát triển 34 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 12.779 ha, trong đó có Khu đô thị công nghệ cao Long Thành với diện tích 2.000 ha. Xây dựng và phát triển 47 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.136 ha; - Đến năm 2015 xây dựng và phát triển 40 đến 42 khu công nghiệp (tổng diện tích 13.000 - 14.000 ha); củng cố và mở rộng các cụm công nghiệp đã có (mở rộng diện tích lên 2.500 - 3.000 ha), chỉ xây dựng thêm cụm công nghiệp mới khi cần đảm bảo hiệu quả đầu tư và đã có nhu cầu đầu tư, đồng thời phát triển dần các cụm công nghiệp thành khu công nghiệp; - Đến năm 2020 xây dựng và phát triển 45 đến 47 khu công nghiệp (tổng diện tích 15.000 - 16.000 ha); chuyển dần các cụm công nghiệp có đủ điều kiện thành các khu công nghiệp. d) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,4%; 17,5% và 16,5% trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và tiên tiến chiếm trên 75% và trên 85% giá trị sản xuất đến 2015 và 2020. 2. Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Phát huy điều kiện đất đai, sinh thái kết hợp với nâng cấp hệ thống thủy lợi, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và đổi mới mô hình sản xuất để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tập trung phát triển các nông sản hàng hóa chủ lực như rau quả chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, cây công nghiệp, sản phẩm chăn nuôi. - Xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao. - Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 5,2%; 4,6% và 4% trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020. 3. Thương mại - dịch vụ Phát triển lĩnh vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế để thúc đẩy phát triển toàn diện và cân đối các ngành, lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nâng GDP dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh lên 500 USD/người vào năm 2010, 1200 USD/người vào năm 2015 và 2.800 USD/người vào năm 2020. p6 - Dịch vụ vận tải - kho bãi: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách, tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm lên 75 - 80 triệu tấn vào năm 2015 và 130 - 140 triệu tấn vào năm 2020. Xây dựng tổng kho trung chuyển Miền Đông cho cả vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. - Dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin: Phát triển mạng dịch vụ điện thoại đến năm 2015 có 80 - 90 máy/100 dân và đến năm 2020 có 110 - 120 máy/100 dân. Phát triển mạng dịch vụ Internet đến năm 2015 có 25 - 30 thuê bao Internet/100 dân và đến năm 2020 có 35 - 40 thuê bao Internet/100 dân. - Dịch vụ tài chính - tín dụng: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính - tín dụng với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 22%/năm - 23%/năm trong thời kỳ từ nay đến năm 2015 và 19%/năm - 20%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung phát triển hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng các dịch vụ kinh doanh và tiện ích ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Du lịch: Phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch nhân văn với du lịch sinh thái và du lịch thể thao - giải trí, xây dựng các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch văn hóa Bửu Long; Khu du lịch nghỉ dưỡng cù lao Hiệp Hòa; Khu du lịch Thác Mai; Khu du lịch Vườn quốc gia Cát Tiên; Khu du lịch di tích lịch sử chiến khu Đ. - Thương mại: Phát triển hệ thống bán lẻ ở các đô thị trong tỉnh, xây dựng Trung tâm thương mại có quy mô cấp vùng tại thành phố Biên Hòa và các trung tâm thương mại ở các đô thị Long Khánh, Nhơn Trạch và Long Thành. Xây dựng mạng lưới chợ đầu mối giao dịch hàng hóa và sản phẩm nông sản, chợ xã phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho nông thôn. Tăng cường hợp tác và xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của địa phương. 4. Khoa học - công nghệ - Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ quản lý trong các ngành kinh tế. - Đẩy mạnh phát triển mạng lưới các cơ sở, trung tâm về tư vấn và chuyển giao công nghệ. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất ở các ngành các cấp. - Xây dựng khu đô thị công nghệ cao ở Long Thành làm cơ sở để hình thành và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. p7 5. Giáo dục - đào tạo Ưu tiên huy động các nguồn lực hiện có và thu hút đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo kết hợp với tăng cường xây dựng hệ thống trường lớp, đầu tư hoàn chỉnh trang thiết bị dạy học nhất là thiết bị công nghệ thông tin trong nhà trường và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên công lập để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục - đào tạo; từng bước nâng tầm giáo dục và đào tạo ở Tỉnh tiếp cận với trình độ quốc tế và vươn lên ngang hàng khu vực vào giai đoạn 2010 - 2015. - Giáo dục mầm non: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kiên cố hóa trường mầm non, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 25% đến năm 2010. Huy động trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ đến lớp đạt trên 20%, 35% và 50% vào năm 2010, 2015 và 2020; trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp đạt 100% vào giai đoạn 2016 - 2020. - Giáo dục phổ thông: giữ vững kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đồng thời tiến đến đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học vào năm 2010. Huy động các em trong độ tuổi đi học phổ thông đến trường đạt 100% vào năm 2015. Đến năm 2010, kiên cố hóa 100% cơ sở trường, lớp, xây dựng trường đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 50% số trường tiểu học, 40% số trường trung học cơ sở và 80% số trường trung học phổ thông. - Giáo dục chuyên nghiệp: đẩy mạnh phát triển giáo dục chuyên nghiệp, nâng tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học đạt trên 15% vào năm 2015 và trên 18% vào năm 2020. Nâng trường Cao đẳng sư phạm thành trường Đại học Cộng đồng, trường Trung học Y tế, Trung học Kỹ thuật công nghiệp, Trung học Văn hóa nghệ thuật, Trung học Kinh tế, Trung học dân lập Bưu chính tin học và viễn thông lên trường Cao đẳng; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Sư phạm thực hành tại thành phố Biên Hòa, trường Trung học chuyên nghiệp tại Nhơn Trạch; mở thêm các trường đào tạo kỹ thuật và công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Từng bước hiện đại hóa mạng lưới y tế, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đầu tư xây dựng các bệnh viện và cơ sở khám p8 chữa bệnh. Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ y tế, kết hợp giữa y tế công và y tế ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Phấn đấu tăng số giường bệnh/1 vạn dân đạt 22 giường/1 vạn dân, 28 giường/1 vạn dân và 32 giường/1 vạn dân vào năm 2010, 2015 và 2020; số bác sĩ/1 vạn dân đạt 7 bác sĩ/1 vạn dân, 7,5 bác sĩ/1 vạn dân và 8 bác sĩ/1 vạn dân vào năm 2010, 2015 và 2020. - Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh: nâng cấp 5 bệnh viện đa khoa hiện có đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II vào giai đoạn 2010  2015. Xây dựng mới bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I với 700 giường bệnh. Xây dựng thêm 2 bệnh viện huyện ở 2 huyện mới được thành lập, đồng thời nâng cấp các bệnh viện trung tâm y tế huyện để bảo đảm mỗi huyện có một bệnh viện loại III đến năm 2010; tiếp tục nâng cấp dần các bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II trong giai đoạn sau năm 2010. Xây dựng 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010. Phát triển phòng khám đa khoa khu vực theo cụm xã trong giai đoạn 2011 - 2015. - Y tế dự phòng: tăng cường các hoạt động y tế dự phòng, khống chế kịp thời không để các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Bảo đảm 98% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vacxin phòng bệnh, trên 80% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có thai được tiêm phòng uốn ván. - Giảm tỷ lệ sinh; từng bước nâng cao chất lượng dân số. 7. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, gia đình - Phát triển lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, gia đình nhằm nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh cho nhân dân. - Phấn đấu đến năm 2010 có trên 96% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 95% ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa. - Đến năm 2015 có trên 98% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 97% ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa. 8. Thực hiện chính sách lao động và xã hội - Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế nhanh với tạo chuyển biến cơ bản trong giải quyết các vấn đề xã hội. Tích cực thực hiện các chính sách lao động, giải quyết việc làm và xã hội, cải thiện nhanh và nâng cao một bước đời sống nhân dân lao động. Nâng tỷ lệ lao động p9 qua đào tạo nghề đạt từ 53% - 55% vào năm 2010, trên 60% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020. Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh từ 9,8% năm 2005 xuống dưới 4% vào năm 2010 và xóa nghèo trong giai đoạn 2011 - 2015. - Tăng cường thực hiện quyền bình đẳng về giới, bảo vệ quyền lợi trẻ em, tăng cường chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường thực hiện các chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội. 9. Quản lý tài nguyên và môi trường - Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội, trước mắt và lâu dài. - Tăng cường kiểm soát, phòng, chống ô nhiễm môi trường, mở rộng mạng lưới quan trắc môi trường nhất là ở các khu vực có khu công nghiệp và đô thị để dự báo và xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư tập trung trong tỉnh, xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. 10. An ninh - quốc phòng - Tiếp tục củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh, sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tình huống xảy ra. - Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận an ninh nhân dân, tăng cường xây dựng lực lượng công an nhân dân nhất là tuyến xã. Phối hợp các lực lượng thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm và bài trừ các tệ nạn xã hội. 11. Xây dựng kết cấu hạ tầng a) Giao thông - Đường bộ: + Quốc lộ 1: đoạn trong phạm vi thành phố Biên Hòa quy hoạch thành đường đô thị; mở mới đoạn tuyến vòng tránh thị xã Long Khánh 4 - 6 làn xe cơ giới. Quốc lộ 1 tránh thành phố Biên Hòa xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III từ nay đến năm 2010 và nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp I - II vào giai đoạn sau năm 2015; + Quốc lộ 20: nâng cấp đoạn từ ngã tư Dầu Giây đi tỉnh Lâm Đồng; p10 + Quốc lộ 51: đoạn từ thành phố Biên Hòa đến ranh giới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cấp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấp II từ nay đến 2010; + Quốc lộ 56: đoạn từ ngã ba Tân Phong đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III từ nay đến 2010 và đạt tiêu chuẩn cấp I - II vào giai đoạn sau năm 2010; + Tập trung xây dựng mới cầu Đồng Nai trước năm 2010 để đảm bảo an toàn giao thông; + Quốc lộ 1K: đoạn từ Km0 đến giáp ranh tỉnh Bình Dương, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị, từ nay đến năm 2010 xây dựng thêm cầu Hóa An mới; + Đường vành đai thành phố Biên Hòa: giai đoạn sau năm 2010 xây dựng đường vành đai nối thành phố Biên Hòa - thị xã Thủ Dầu Một - thành phố Hồ Chí Minh- Bến Lức với quy mô 4 - 6 làn xe; + Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 với quy mô giai đoạn đầu 4 - 6 làn xe, giai đoạn tiếp theo 12 làn xe; + Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây: xây dựng trước 2010; + Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: xây dựng sau năm 2010, kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây; + Tập trung xây dựng cầu đường từ Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh) sang Nhơn Trạch trước năm 2010; + Tiếp tục xây mới bổ sung và nâng cấp, nhựa hóa 100% các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III từ nay đến 2015. Giai đoạn từ nay đến 2010, ưu tiên nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng 762, 765, 767, 768 đạt tiêu chuẩn cấp III - IV; + Đẩy nhanh tốc độ nhựa hóa, bê tông hóa toàn bộ mạng lưới đường huyện, đường xã và ấp theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ nay đến năm 2020 xây dựng các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, các đường xã đạt tiêu chuẩn cấp V hoặc tối thiểu đường nông thôn loại A. Giai đoạn đến năm 2010, kiên cố hóa 40% - 60% đường xã. - Đường sắt: + Đường sắt quốc gia trên địa bàn: quy hoạch chuyển tuyến đường sắt quốc gia không còn đi vào trung tâm thành phố Biên Hòa trong giai đoạn 2010 - 2015, từ ga p11 Trảng Bom chuyển tuyến xuống khu vực ga Biên Hòa mới (tại phường Bình Tân). Từ ga Biên Hòa mới xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa đi Bà Rịa - Vũng Tàu; + Đường sắt đô thị: thành phố Biên Hòa xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị (ngã ba chợ Sặt - bến xe ngã tư Vũng Tàu kết nối với tuyến metro Bến Thành - Thủ Đức - Quận 9; tuyến đường sắt đô thị trên cao Biên Hòa - cầu Hang - Dĩ An; tuyến đường sắt đô thị vành đai sông Cái). Thành phố Nhơn Trạch xây dựng tuyến đường sắt nhanh trên cao từ Thủ Thiêm đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Quận 9 - Nhơn Trạch và đường 25B ra sân bay Long Thành (xây dựng sau khi có sân bay Long Thành). - Cảng: + Khu cảng trên sông Thị Vải: cảng tổng hợp Gò Dầu A công suất 1 - 1,3 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT; cảng Gò Dầu B công suất 1,5 - 4,2 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 15.000 - 20.000 DWT; cảng tổng hợp và container Phước An công suất 6 - 10 triệu tấn/năm; cảng chuyên dụng Phước Thái công suất 1,13 triệu tấn/năm hàng khô và 1,42 triệu tấn/năm hàng lỏng, tiếp nhận tàu 10.000 - 20.000 DWT; + Khu cảng trên sông Nhà Bè - Lòng Tàu: cảng tổng hợp Phú Hữu 1 công suất 2 - 3 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 20.000 DWT; cảng nhà máy đóng tàu 76 phục vụ đóng và sửa chữa tàu đến 50.000 DWT; cảng xăng dầu Phước Khánh tiếp nhận tàu 25.000 DWT; cảng dầu nhờn Trâm Anh tiếp nhận tàu 2.000 - 5.000 DWT; cảng xăng dầu Comeco tiếp nhận tàu 25.000 DWT; cảng gỗ mảnh Phú Đông; cảng gỗ dăm Viko Wochimex; cảng Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch công suất 1,16 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 20.000 DWT và cảng Sunsteel hàng xi măng, xỉ bột; + Khu cảng trên sông Đồng Nai: mở rộng quy mô cảng Đồng Nai công suất 1 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 5.000 DWT; cảng tổng hợp Phú Hữu 2 có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 DWT vào giai đoạn sau năm 2010; củng cố cảng Công ty Vật tư xăng dầu tiếp nhận tàu 1.000 - 2.500 DWT và cảng SCTGAS-VN tiếp nhận tàu 1.000 DWT; - Hàng không: xây dựng sân bay quốc tế Long Thành quy mô thiết kế 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa, cấp sân bay đạt tiêu chuẩn 4F, diện tích chiếm đất khoảng 5.000 ha (giai đoạn 1 đến năm 2015 với năng lực thiết kế 20 triệu hành khách/năm; giai đoạn 2 với năng lực thiết kế 80 triệu hành khách/năm); p12 b) Cấp nước sạch: - Từ nay đến năm 2010: nâng công suất nhà máy nước Nhơn Trạch I lên 25.000 m3/ngày; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy nước Nhơn Trạch công suất 100.000 m3/ngày bảo đảm nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các Khu công nghiệp và đô thị lớn trong Tỉnh; xây dựng và nâng cấp các nhà máy nước và trạm nước ở các thị trấn, thị xã để cấp nước tại chỗ; - Giai đoạn 2011 - 2020: xây dựng thêm 2 -3 nhà máy nước có công suất 100.000 - 200.000 m3/ngày, bố trí 1 - 2 nhà máy ở khu vực phía Đông của tỉnh để có thể sử dụng nguồn nước của sông La Ngà; nâng công suất các nhà máy nước Thiện Tân, Nhơn Trạch lên 200.000 - 300.000 m3/ngày; xây dựng thêm và nâng cấp một số nhà máy, trạm nước ở các thị xã, thị trấn, khu đô thị mới để bổ sung cấp nước cho khu vực đô thị và khu vực nông thôn đồng bằng trong Tỉnh. c) Thủy lợi: - Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, từ nay đến năm 2020; dự kiến xây dựng thêm 55 hồ chứa, xây mới 49 đập dâng, 26 trạm bơm và bổ sung một số công trình kênh, đê bảo đảm tổng diện tích tưới đạt khoảng 49.140 ha, tiêu và ngăn lũ 24.430 ha và cấp nước đạt 176.800 m3/ngày; - Giai đoạn đến năm 2010: ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa: Cầu Dầu, Cầu Mới (giai đoạn II), Gia Măng, Gia Đức, Lộc An, Thoại Hương, Suối Tre, Suối Sâu và Phú An; các trạm bơm: Cao Cang, Đắc Lua, Tà Lài, Phú Tân, Lý Lịch, ấp 8 - Nam Cát Tiên; nạo vét các công trình tiêu thoát lũ: Săn Máu, Suối Sâu, Suối Trầu, Phước Thái, kênh tiêu Long Khánh, khu vực cống Lò Rèn và 27 điểm chứa nước phòng cháy rừng. 12. Phát triển đô thị - Thành phố Biên Hòa: là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu của Tỉnh; đồng thời, là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Quy mô dân số đến năm 2010 là 645.000 người, năm 2020 là 830.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 khoảng 8.132 ha và năm 2020 khoảng 9.966 ha; - Thành phố Nhơn Trạch: từng bước xây dựng đô thị Nhơn Trạch là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị loại II. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 265.000 người, p13 năm 2020 khoảng 600.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 khoảng 10.000 ha, năm 2020 khoảng 22.700 ha. - Đô thị Long Thành: xây dựng đô thị Long Thành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị phục vụ cho phát triển kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn sau năm 2010. Chức năng là đô thị dịch vụ và công nghiệp, trung tâm dịch vụ vận chuyển hàng không, đô thị khoa học công nghệ của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2020 là đô thị cấp III có quy mô dân số nội thị 180.000 - 200.000 người. - Thị xã Long Khánh: là trung tâm đầu mối giao lưu thương mại hàng hóa nông sản thực phẩm, công nghiệp chế biến của vùng phía Đông; đến năm 2020 đô thị Long Khánh phát triển thành đô thị loại III, quy mô dân số khoảng 80.000 - 100.000 người. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Huy động vốn đầu tư thực hiện quy hoạch Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện quy hoạch; xây dựng các chính sách thu hút đầu tư; kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng theo các phương thức như: BOT, BTO, BT, vận động vay vốn ODA. Đồng thời tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. 2. Tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cấp cơ sở phải hiểu biết pháp luật và cập nhật các kiến thức liên quan đến hội nhập. Đồng thời không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách quản lý để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực ở Tỉnh. 3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại Tích cực thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 4. Phát triển nguồn nhân lực Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và lực lượng lao động, quản lý. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong tất cả lĩnh vực, ngành nghề. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội. p14 5. Đẩy mạnh phát triển các loại thị trường Tăng cường phát huy cơ chế thị trường kết hợp với cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển thị trường lao động. 6. Xây dựng chương trình hành động thực hiện quy hoạch - Xây dựng các chương trình phát triển cụ thể của từng lĩnh vực trong mỗi giai đoạn. - Phân công các cấp các ngành trong tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Xây dựng chương trình, dự án đầu tư thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn. 7. Thông tin tuyên truyền về quy hoạch Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo rộng rãi đến tất cả các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh biết để phối hợp tổ chức thực hiện. 8. Định kỳ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Tỉnh nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thông thoáng và phù hợp với quy định chung của pháp luật. Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định. Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định: - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ. - Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch. - Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý. p15 - Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch. Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong báo cáo Quy hoạch. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH015.pdf
Tài liệu liên quan