Luận văn Quá trình hợp tác Hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên (từ 1958 đến 1990)

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể lịch sử, là sự ra đời của một chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta trong thời gian dài, có tác dụng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nông thôn nói riêng và đến toàn bộ nền kinh tế xã hội nước ta nói chung Phong trào hợp tác hóa, xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong công cuộc cải tạo XHCN từ cuối những năm 50 thế kỉ XX, có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ thâm canh, tích tụ và tập trung hoá sản xuất, khắc phục tình trạng lạc hậu nặng nề về kĩ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo điều kiện phát triển sản xuất đi lên con đường XHCN. Tổ chức kinh tế tập thể còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội, cải biến nông thôn, có vai trò quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến trong thời kì đất nước có chiến tranh. Nhưng trong quá trình thực hiện, do tư tưởng chủ quan, nôn nóng, muốn cải biến quan hệ sản xuất, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá và sản xuất chuyên môn hoá, hiện đại hoá mà coi nhẹ vai trò của yếu tố lực lượng sản xuất; đồng thời, do sự hạn chế về kiến thức và khả năng tổ chức, quản lí ., cho nên hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp có nhiều nhược điểm thể hiện ở: sức sản xuất xã hội; hiệu quả kinh tế; nhịp độ phát triển sản xuất giảm dần ., số đông HTX không còn chứng minh được tính ưu việt của phương thức sản xuất mới. Đánh giá một vấn đề rộng lớn, quan trọng như vậy là một vấn đề phức tạp, cần có nhiều ý kiến tham gia. Để góp phần vào sự đánh giá đó, chúng tôi cho rằng, phải tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phương pháp, lĩnh vực khoa học khác nhau (kinh tế học, xã hội học, thống kê học, sử học ). Dựa trên quan điểm lịch sử, hệ thống lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, nhất là dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng để nghiên cứu, phân tích, . đánh giá đúng mức khách quan những mặt thành công và hạn chế; nhận rõ bản chất mô hình cũ, nội dung cơ bản của quan điểm đổi mới để nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, tiếp tục đổi mới là một yêu cầu khách quan đặt ra. Thực hiện đường lối hợp tác hóa của Trung ương Đảng, cùng với miền Bắc, Thái Nguyên tiến hành cuộc vận động xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN. Phong trào nhanh chóng phát triển sôi nổi, rộng khắp làm cho nông thôn miền núi từng bước đổi mới: Từ nông dân làm ăn cá thể đã trở thành giai cấp nông dân tập thể làm chủ bản làng, làm chủ xã hội; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, góp phần làm sáng rõ tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu nước, tha thiết với chế độ mới XHCN của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; khẳng định vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phương, nhất là những đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước cũng như đóng góp cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đầu tiến lên CNXH. Qua đó, cũng thấy được mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ được các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà còn được cả những nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo chủ trương của Đảng, với cách tư duy mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng được nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong thời kì đổi mới. Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam” của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và được trình bày tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con người mới, kinh tế địa phương vv ; Tác giả Phạm Như Cương trong cuốn “ Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nước ta sau cách mạng tháng tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nước ngoài; định hướng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn. Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu đề cập đến như Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6 ., các văn kiện trên đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được ở nhiệm kì trước và đề ra đường lối chỉ đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, nhất là quá trình hợp tác hóa trong từng giai đoạn. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1936-1965) và (1965-2000) xuất bản năm 2003, 2005, cũng đã đề cập đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên trước và trong đổi mới. Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1958 đến 1990 của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hệ thống niên giám thống kê của tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ có hệ thống quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 - 1990. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tư liệu quý giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Luận văn này sẽ đi sâu nghiên quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990. 3. ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung vào quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990. Tuy nhiên để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn có đề cập đến tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quan hệ sản xuất trong thời gian trước khi thực hiện hợp tác hóa; 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên. - Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX, . của tỉnh trong việc quản lí hoạt động sản xuất, dưới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh trong tổng thể tình hình chung của cả nước giai đoạn 1958 - 1990. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề hợp tác hóa. - Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tư và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về vấn đề hợp tác hóa. - Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990. Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong đó có chủ trương hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng. Tư liệu được khai thác chủ yếu ở Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thư viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài liệu, văn bản sưu tầm của cá nhân . Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong nghiên cứu đề tài. Thực hiện đề tài, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để đảm bảo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Từ kết quả của phong trào hợp tác hóa, chúng ta sẽ thấy được quy luật vận động bên trong của quá trình, rút ra khái quát lí luận, đặc điểm, tính chất của vấn đề nghiên cứu, đồng thời thấy được nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên thời kì 1958 - 1990. - Luận văn làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của Thái Nguyên trong quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cùng với cả cả nước; thấy được những cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng xây dựng XHCN này là một sự tiếp nối xuất sắc truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và phổ thông. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu thành 3 chương: CHưƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRưỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ CHưƠNG 2: THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG (1958 - 1980) CHưƠNG 3: HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990) MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHưƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRưỚC KHI TIẾN 7 HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Nguyên 7 1.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên 15 giai đoạn trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp CHưƠNG 2. HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI 24 KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG (1958 - 1980) 2.1. Lí luận chung và quan điểm của Đảng Cộng sản 24 Việt Nam về phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp 2.1.1. Lí luận chung 26 2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào 30 hợp tác xã trong nông nghiệp 2.2. Thời kì đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở 34 Thái Nguyên (1958 - 1960). 2.3. Thời kì tổ chức hợp tác xã bậc cao thực hiện cơ chế kế 70 hoạch hóa tập trung (1961 - 1980) CHưƠNG 3. HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌTHỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990) 3.1. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 70 (1981- 1988) 3.2. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết số 10 77 (1988- 1990) 3.3. Tác động của Khoán 100, Khoán 10 đến tình hình 82 kinh tế - xã hội của thái nguyên Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 95 Phụ lục

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hợp tác Hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên (từ 1958 đến 1990), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, củng cố, phát triển HTX. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần chu kì: xây dựng - phát triển - yếu kém, củng cố phát triển rồi lại yếu kém các HTX đã báo hiệu sự bất ổn trong mô hình tập thể hóa. Nhƣng ở thời kì này chƣa có sự lí giải thấu đáo bản chất vấn đề, do vậy các chủ trƣơng, biện pháp tích cực của Đảng và Nhà nƣớc cùng với Đảng bộ Thái Nguyên vẫn không đem lại kết quả nhƣ mong muốn, vẫn chƣa xây dựng đƣợc niềm tin vững chắc đối với nông dân, nhìn chung sản xuất vẫn còn bấp bênh, tổ chức HTX vẫn chƣa thực sự vững chắc. 2.3.2. HTX nông nghiệp Thái Nguyên trong thời kì cả nƣớc trực tiếp kháng chiến cứu nƣớc 1966 - 1975 Bƣớc vào thời kì 1966 - 1975, do tình hình nhiệm vụ mới đặt ra với cả nƣớc lúc này là chiến tranh với quy mô ngày càng tăng và mở rộng ra cả miền Bắc. Hội nghị Trung ƣơng 11,12,15 (Khóa III) đã có quyết định chuyển hƣớng về tƣ tƣởng, tổ chức chỉ đạo kinh tế, quốc phòng trong điều kiện cả nƣớc có chiến tranh. Mục tiêu tất cả để chiến thắng, tất cả để giải phóng miền Nam đƣợc đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện khó khăn khi chiến tranh phá hoại của Mĩ mở rộng ra miền Bắc, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển Đảng ta chủ trƣơng mở cuộc vận động cải tiến quản lí HTX bậc cao và cuộc vận động dân chủ trong quản lí HTX. Chế độ ba khoán đƣợc thực hiện, HTX vẫn là đơn vị phân phối thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 trình độ quản lí HTX, số HTX bậc cao tăng lên, quy mô HTX đƣợc mở rộng, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia, số hộ nông dân xin ra giảm hẳn, tính đến tháng 9 năm 1965 cả tỉnh chỉ có 92 hộ xin ra, trong đó có 34 hộ cho ra hạn. Việc đƣa tiến bộ khoa học kĩ thuật nhƣ: Cấy kịp thời vụ, cấy nhanh, cấy thẳng hàng, làm cỏ sục bùn nhiều lần, phòng trừ sâu bệnh, nƣớc tƣới đủ, bón phân xanh, phân vô cơ..., vào sản xuất nông nghiệp bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả tốt, có tác dụng nâng cao năng suất lúa. Các HTX Phú Hƣơng (xã Tân Hƣơng), Rẫy Vã (xã Đồng Tiến) thuộc huyện Phổ Yên, Hồng Kì thuộc huyện Phú Bình, Thành Công thuộc huyện Đại Từ, Xuân La, Đồng Tiến, Sông Cầu thuộc huyện Đồng Hỷ có năng suất lúa đạt bình quân từ 45 tạ đến 50 tạ/ha. Nhiều HTX đã chú ý đến phát triển ngành nghề phụ, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và quản lí hoa màu. Chỉ tính riêng bốn huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên đã có 177 HTX có lò vôi, lò gạch; 50 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn tập thể (trong đó 15 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản); hầu hết các HTX có nhà trẻ, sân phơi, nhà kho, quạt hòm.. Sản xuất phát triển, đời sống của xã viên các HTX từng bƣớc đƣợc cải thiện, HTX Thành Công (Đại Từ) có 100% gia đình xã viên đã mua sắm đƣợc đầy đủ chăn, màn, quần áo ấm; 80% số hộ làm đƣợc nhà gỗ mới, 51 hộ mua sắm đƣợc xe đạp (năm 1960 chỉ có 6 hộ có xe đạp). Ngoài ra, HTX Thành Công còn xây dựng đƣợc nhà giữ trẻ, nhà văn hoá…[5, 42-43]. Bên cạnh những bƣớc tiến bộ và kết quả đạt đƣợc thông qua cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng 1 ở các HTX thuộc 4 huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên thì những mặt hạn chế vẫn bộc lộ rõ nhƣ: “Việc phát triển ngành nghề cũng chƣa đƣợc đẩy mạnh và không cân đối, nhiều HTX còn độc canh cây lúa, chƣa chú ý trồng và thâm canh tăng nâng suất các loại cây trồng khác. Việc xây dựng cơ sở vật chất và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 canh, định cƣ làm tốt công tác khai thác, bảo vệ rừng và trở thành HTX tiên tiến của tỉnh. Cùng với việc cải tiến quản lí HTX, tỉnh đã tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật cho HTX, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, công tác thuỷ lợi đƣợc đẩy mạnh, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng. Ngay trong sáu tháng cuối năm 1965, toàn tỉnh đã tập trung trên 1.600.000 đồng, huy động trên 2.184.000 ngày công, đào, đắp trên 2.000.000m3 đất, 20.000m 3 đá, làm mới 676 công trình tiểu thuỷ nông, xây dựng 2 trạm bơm điện, lắp đặt 91 máy bơm tự động, 59 máy bơm dầu, đảm bảo nƣớc tƣới cho 48.500 ha lúa, giữ độ ẩm cho 1.927 ha rau, màu, cây công nghiệp; 4.970ha lúa mùa đƣợc tƣới tiêu theo phƣơng pháp khoa học (tăng gần gấp 5 lần so với năm 1964). Các HTX trong tỉnh xây dựng đƣợc 296 đội thuỷ lợi, với 3.037 ngƣời tham gia (riêng huyện Phú Bình đã huy động tới 17.000 ngày công đắp bờ, đào, đắp trên 6 triệu m3 đất, đá; làm mới và tu sửa trên 2.000 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ; đảm bảo nƣớc tƣới thêm gần 5.000ha ruộng. Ngoài ra, trên 1.036.000 công cũng đƣợc huy động để tát nƣớc, nạo vét mƣơng, phai dẫn nƣớc vào đồng. Trong hai đợt tiến hành cuộc vận động, các huyện và HTX, đều tập trung vào những vùng trọng điểm lúa của tỉnh và huyện: nhƣ vùng núi là 13 xã của huyện Định Hoá, Đại Từ; còn vùng trung du gồm toàn huyện Phú Bình và 2/3 huyện Phổ Yên. Cũng từ cuộc vận động này, căn cứ vào sự phân vùng của tỉnh và huyện, xác định phƣơng hƣớng sản xuất của các HTX đƣợc đề ra cụ thể, hợp với khả năng đất đai, điều kiện thiên nhiên của từng địa phƣơng nhƣ các HTX thuộc vùng núi đều đề ra đƣợc bốn ngành lớn: cây lƣơng thực, lúa, ngô, sắn, khoai lang, cây công nghiệp chè, trúc, trẩu, ... nghề rừng là tu bổ, cải tạo bảo vệ rừng và khai thác nơi có điều kiện, chăn nuôi trâu, bò, lợn tập thể kết hợp cày kéo và sinh sản nơi có điều kiện phát triển trâu bò đàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 lên 403 đồng, số vốn tính bình quân cho một lao động cũng tăng dần, so với năm 1960 năm 1970 tăng gấp 4,2 lần [11]. Trong đó, nguồn vốn tự có tăng khá nhanh thể hiện tinh thần tự lực cánh sinh do công lao của xã viên xây dựng lên trong đó vốn tĩnh luỹ tăng 14,2 lần 14,2 khấu hao tăng 118 lần so với năm 1960 (nếu trích 2 khoản này đúng chính sách còn tăng nhiều hơn nữa) và riêng về công lao động của xã viên góp lại để xây dựng cơ bản đã đƣa giá trị 3000 đồng, năm 1964 tăng 13000 đồng năm 1970 đƣa tổng nguồn vốn tự có từ 377.300 đồng năm 1960 tăng lên 2.082.000 đồng bằng 5,5 lần. Mặt khác, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc đã có tác dụng tích cực góp phần tăng nguồn vốn HTX và thúc đẩy sản xuất phát triển. Để giúp HTX nông nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, từ khi xây dựng HTX đến năm 1970, trong 38 HTX điều tra đã đƣợc nhà nƣớc cho vay một số vốn khá lớn, trong đó vay dài hạn từ 45.000 đồng năm 1960 tăng lên 331.000 đồng năm 1970 tăng 7,3 lần chiếm 16,7% so với tổng giá trị tài sản có định và vay ngắn hạn từ 107.000 đồng năm 1960 lên 605.000 đồng năm 1970, tăng 6,5 lần chiếm 66,4% so với nguồn vốn lƣu động. Nhờ có vốn lớn trên đã hỗ trợ góp phần vào việc phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, thâm canh cây trồng xây dựng cơ sở vật chất trang bị công cụ cơ khí v. .v.. Một số lớn HTX sản xuất phát triển là cho thu nhập trong năm 1970 của các HTX tăng lên 2 lần, làm nghĩa vụ với nhà nƣớc tăng 15%. Riêng bán nghĩa vụ tăng gấp 4 lần so với 1960 Ngoài số vốn ngắn hạn đầu tƣ cho HTX còn đƣợc nhà nƣớc cấp không cho khoán tiền là 33150 đồng về thuỷ lợi. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của HTX nông nghiệp đã từ không đến có và ngày càng đƣợc tăng cƣờng cả trong ngành trồng trọt chăn nuôi và các ngành nghề khác. Khái quát qúa trình xây dựng HTX, có thể khẳng định cơ sở vật chất đa đạng không ngừng tăng lên là nhân tố quyết định sự thúc đẩy sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 luôn không đáp ứng đƣợc yêu cầu của tỉnh. Là một tỉnh có khả năng dồi dào về nông, lâm nghiệp, tuy nhiên sản xuất lƣơng thực vẫn luôn trong tình trạng không đáp ứng với nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. So với 10 năm trƣớc (1959) bình quân tổng sản lƣợng lúa hụt gần 12.000 tấn/năm. Hàng năm, phải xin Trung ƣơng 5 đến 6.000 tấn lƣơng thực, chƣa kể xin trong kì giáp hạt, cũng chƣa kể có năm (1968-1969) không hoàn thành nghĩa vụ lƣơng thực- thực phẩm. Mức đóng góp thực phẩm cũng giảm từ 1.850 tấn lợn hơi (1965) xuống còn 1.100 tấn (năm 1969) [12]. Trong các HTX nông nghiệp, qua các đợt cải cách, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, nhƣng cung cách làm ăn của nhiều HTX sau 10 năm (1960-1970) chƣa có gì đổi mới, phƣơng thức sản xuất vẫn độc canh, xã viên ít chăm lo làm giàu cho tập thể, thu nhập kinh tế gia đình vẫn gấp nhiều lần thu nhập trong HTX. Năm 1970, kiểm tra ở 45 HTX thì những tồn tại dẫn đến yếu kém trong hoạt động của HTX. Việc để lại đất 5% cho xã viên ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng, ở huyện Phú Bình, một số HTX để quá cao nhƣ HTX Bình Định để 5,9%, Nga My để 6,25%, Phố A đến 9,3%, Hồng Thái để 10,3% ... Lúc đầu, nhiều HTX để đúng quy định, sau một thời gian đã dùng nhiều hình thức làm tăng lên một cách bất hợp pháp nhƣ: Đổi mảnh nhỏ lấy mảnh lớn, có ít lấy nhiều, HTX tự ý chia thêm cho xã viên. Ngày và giờ lao động làm cho tập thể rất thấp, năm 1970 là năm đầu thực hiện chính sách phân phối theo lao động đã có tác động lớn tới tinh thần lao động của cán bộ, đảng viên, xã viên, nhƣng theo đánh giá bình quân chung cho lao động có nghĩa vụ trong các HTX mới đạt 172,2 ngày trời = 47% so với ngày trong năm và 226,1 ngày công điểm. Chỉ tiêu của Trung ƣơng đề ra và nghị quyết triển khai 3 cuộc vận động lớn của Trung ƣơng ở Thái Nguyên đề ra là (chỉ tiêu 250 ngày trời và 280 ngày công) và mỗi ngày làm việc 8 giờ. Nhƣng trong thực tế qua kiểm tra, các HTX mới sử dụng mỗi Đại học Thái Nguyên 56 viên đi tập quân sự, phục vụ chiến đấu là nghĩa vụ dân quân, nhƣng HTX cũng tính bằng công, phục vụ cho các hội nghị của chính quyền, tập văn nghệ, đoàn thể, đi học văn hóa cũng tính công để HTX chịu, thậm chí đi hiếu hỷ đi đƣa đám ma HTX cũng phải chi vào công. Từ đó cho thấy công trực tiếp cho sản xuất không nhiều, nhiều xã viên lao động trực tiếp phải bù vào công lao động cho những khâu không cần thiết và không thuộc phạm vi HTX chịu, do vậy giá trị ngày công càng thấp. Bên cạnh đó, còn hiện tƣợng HTX quản lý không chặt tuỳ tiện trả công sai nguyên tắc. Trong định mức công việc, các HTX xây dựng không sát với thực tế. Việc định mức, xếp bậc và định tiêu chuẩn tính công đòi hỏi phải chi tiết, cụ thể và thực tế công việc, song một số HTX hết sức tuỳ tiện, phần lớn dựa vào kinh nghiệm đại khái của Ban Quản trị, đội trƣởng để lập kế hoạch “ang áng” giao gộp cho các đội; ít quan tâm đến việc dễ, việc khó, ruộng xa, ruộng gần, mức độ nặng nhọc, yêu cầu kỹ thuật, chất đất... của từng khâu công việc để xếp bậc cho thích hợp. Mặt khác, xã viên thƣờng không đƣợc đóng góp ý kiến nên không có sự thống nhất, dẫn đến khi thực hiện chênh lệch giữa định mức và công điểm, giữa các đội trong nông nghiệp và giữa các đội trong ngành nghề nên đang gây ra sự tranh giành, chọn lựa công việc giữa các xã viên. Nguyên nhân trên cũng một phần do trình độ cán bộ non yếu, ngại khó, trong khi công việc phức tạp đòi hỏi phải thực hiện có khoa học. Trên thực tế mức lao động sát đúng thì cán bộ quản trị đến cán bộ đội phải rất vất vả tính toán công điểm, phải thƣờng xuyên kiểm tra khối lƣợng chất lƣợng công việc. Từ đó, trong các HTX đƣa ra nhiều cách khoán khác nhau giữa các HTX đang làm cho các HTX ba khoán không có nội dung. Việc thực hiện công tác 3 khoán nhằm củng cố quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất. Trong đó, những văn bản của tỉnh và của Ban Nông nghiệp tỉnh, cơ quan hƣớng dẫn thực hiện quản lý lao động đều đã có hƣớng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 trong các hợp tác xã, tổng thu của kinh tế phụ so với hai nguồn thu thì kinh tế phụ chiếm 70,4% điển hình có nhiều hợp tác xã nguồn thu cao hơn mức bình quân nhƣ: Hợp tác xã Thống Nhất (Phổ Yên) 87,2%, Nga My 81,2%,Thanh Ninh 79% (Phú Bình)... những HTX thu từ kinh tế phụ thấp nhƣ hợp tác xã Quảng Cáo 51%, Phúc Hoà 57%, Cao Kì 59% (Định Hóa) Ngoài ra, tình trạng tham ô, chè chén, mất dân chủ trong sản xuất và phân phối diễn ra khá nghiêm trọng, hiện tƣợng tham ô, lãng phí vẫn tồn tại phổ biến trong các HTX. Năm 1970, kiểm tra ở 45 HTX thì có tới 170 vụ tham ô với số tiền là 42.383,0 đồng và 131.683 kg thóc, chiếm 51% so với tổng vốn tích lũy, đối tƣợng tham ô chủ yếu là cán bộ HTX và xã, tính bình quân 1 cán bộ HTX tham ô là 388 đồng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phân phối thu nhập qua ngày công của các xã viên ngày càng giảm đi nghiêm trọng. Cũng trong thời kì này, lần đầu tiên Điều lệ HTX sản xuất nông nghiệp đƣợc ban hành ngày 01/5/1969, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, trong đó, Ngƣời nhấn mạnh việc tuyên truyền Điều lệ tới nông dân: “Điều lệ này của HTX sản xuất nông nghiệp rất quan trọng. Nó nhằm đảm bảo thật sự quyền làm chủ tập thể của các xã viên. Phải thực hiện tốt điều lệ để HTX càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoàn kết, sản xuất ngày càng phát triển và nông dân ta ngày càng thêm no ấm và tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Xã viên và cán bộ phải bàn bạc dân chủ để hiểu cho rõ và làm cho đúng. Đảng viên viên và đoàn viên phải gƣơng mẫu trong mọi việc”. Tuy nhiên, Điều lệ ra đời trong hoàn cảnh cả nƣớc có chiến tranh, vì vậy tính chất, nhiệm vụ của các HTX nông nghiệp là nhằm thúc đẩy sản xuất, nhƣng mục tiêu là để kinh tế hợp tác đáp ứng đƣợc nghĩa vụ giao nộp sản phẩm cho Nhà nƣớc để phục vụ tiền tuyến. HTX sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể XHCN của nông dân lao động, xây dựng theo nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 huyện, đƣa nông nghiệp lên sản xuất XHCN. Cuộc vận động này đƣợc tiến hành từ đầu những năm 1970 đến năm 1980. Thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ƣơng Đảng về nhiệm vụ 3 năm đối với phong trào hợp tác hóa là: “Ra sức chấn chỉnh công tác quản lí HTX, nhanh chóng củng cố HTX yếu, kém; thúc đẩy phần lớn HTX tiến lên mức khá và tiên tiến” và Nghị quyết Đại hội của tỉnh là: “Phải ra sức củng cố và phát triển phong trào hợp tác hóa ”. Bƣớc sang năm 1971, Thái Nguyên tập trung cán bộ quyết tâm củng cố các HTX yếu kém. Nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài của phong trào nhƣ: 1- Phân loại HTX để có kế hoạch củng cố giúp đỡ từng loại ở từng vùng khác nhau cho phù hợp. 2- Tiếp tục đƣa cán bộ xuống trực tiếp giữ trọng trách về Đảng, về HTX. 3- Cử một đội ngũ cán bộ, nhân viên cần thiết, có trình độ nghiệp vụ kế toán xuống giúp HTX trong thời gian chừng nửa năm để thanh toán dứt điểm khâu quản lí tài vụ, giải quyết các vụ nợ nần, tham ô trong HTX. 4- Đi đôi với tập trung chỉ đạo các địa phƣơng yếu kém, phải kết hợp chỉ đạo củng cố phong trào chung, trên cơ sở phƣơng hƣớng chỉ tiêu sản xuất đã đƣợc xác định. Kết quả, đã ngăn chặn và hạn chế đƣợc số HTX tan vỡ và số hộ xin ra. Riêng 6 tháng cuối năm đã củng cố lại đƣợc 8 HTX trƣớc đây bị vỡ, thành lập 2 HTX mới, ổn định đƣợc 170 hộ ở lại HTX và kết nạp thêm 348 hộ. Nhờ đó, tình hình sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng trên 70% HTX vẫn giữ vững đƣợc sản xuất. Việc đƣa giống mới có năng suất cao vào cấy trên diện tích rộng ở các huyện nhƣ Phổ Yên, Đại Từ…, Năng suất đạt từ 50,3 tạ đến 60 tạ/ha 2 vụ khá phổ biến ở các HTX Thành Công, Trung Na, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 thành phố ở Thái Nguyên, số hộ cá thể tăng từ 9.000 hộ (năm 1970), lên trên 15.000hộ (năm 1972) Năm 1972, Mỹ tiếp tục mở rộng leo thang ném bom ra miền Bắc đứng trƣớc tình hình nhiệm vụ mới và những công tác cấp bách của tỉnh, Xác định “… Chống Mỹ cứu nƣớc là nhiệm vụ hàng đầu…, phải phấn đấu tạo ra bƣớc đi ban đầu, đƣa từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, để vừa đảm bảo đóng góp với mức cao nhất về sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến, vừa tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng và từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân. Phải tập trung đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và hàng xuất khẩu…” Trƣớc tiên, để giải quyết tốt khâu đầu tƣ vốn (trợ cấp, cho vay dài hạn, ngắn hạn) đáp ứng yêu cầu thâm canh, riêng số vốn cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp trong vụ đông xuân năm 1972 tới 1.017.000 đồng, tăng gần hai lần so năm 1971. Thời kì này, cùng với HTX các ngành khác có quan hệ trực tiếp đến nông nghiệp (giao thông, thuỷ lợi, lƣơng thực, thƣơng nghiệp ...) cũng đã phát huy đƣợc chức năng của ngành mình nhằm đáp ứng những yêu cầu lớn của nông nghiệp. Các đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận, Công đoàn) động viên quần chúng tích cực tham gia sản xuất hoặc phục vụ sản xuất. Đặc biệt là Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thời gian này đã có kế hoạch cụ thể hƣớng đoàn viên, hội viên đi đầu trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật lúa xuân, nhiều nơi đã tạo ra những điển hình tốt, tổ chức hội thi cấy, làm bèo dâu, ƣơm giống... Mặc dù chiến tranh diễn ra rất ác liệt, nhƣng nhân dân Thái Nguyên đã tập trung thực hiện một Vụ mùa kiên cƣờng thắng Mỹ. Vƣợt qua các khó khăn gay gắt về địch hoạ, thiên tai (11.000ha lúa bị hạn nặng), toàn tỉnh đã cấy đƣợc 48.000 ha lúa mùa (có 70% diện tích đƣợc cấy kịp thời vụ). Các huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp 125 tấn lƣơng thực cho Nhà nƣớc, các HTX trong xã còn bán thêm cho Nhà nƣớc 40 tấn lƣơng thực giá cao. Từ những kinh nghiệm đƣợc tổng kết trong Đại hội các HTX điển hình tiên tiến và khá, Ban Nông nghiệp Tỉnh uỷ đã hƣớng dẫn 239 HTX trong toàn tỉnh áp dụng kinh nghiệm 3 khoán của HTX Thành Công (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ); trong đó có 110 HTX thực hiện khoán có định mức, đúng tiêu chuẩn tính công. Cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh xuống các huyện, thành phố quan tâm hơn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lí và cán bộ tài vụ trong các HTX. Năm 1973, toàn tỉnh đã tập huấn nghiệp vụ đƣợc 119 cán bộ kế toán cũ, đào tạo đƣợc 123 cán bộ kế toán mới, bồi dƣỡng đƣợc gần 200 cán bộ quản lí HTX. Để hỗ trợ phong trào hợp tác hoá, tỉnh còn chỉ đạo các ngành có liên quan trực tiếp hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có ngành Thƣơng nghiệp tập trung tổ chức thu mua, cung cấp vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất cho các HTX nông nghiệp. Các công ty Điện máy, nông sản - thực phẩm, Bách hoá…đƣa đầu máy xát, cây, con giống…về cung cấp trực tiếp cho các HTX; cơ quan Tài chính- Vật giá nghiên cứu xây dựng hợp lí giá cả các mặt hàng phân bón, nông cụ cải tiến, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp…Nhƣ vậy, có thể thấy phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đã đƣợc toàn thể các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung do Đảng đề ra lúc bấy giờ. Mặc dù các cấp Đảng bộ và chính quyền có nhiều có gắng để củng cố phong trào, nhƣng đến cuối năm 1973, toàn tỉnh cũng chỉ còn 79,1% số hộ nông dân tham gia HTX. Phong trào HTX ở Võ Nhai tiếp tục giảm sút nghiêm trọng; số hộ nông dân trong các HTX giảm nghiêm trọng; từ 19,5% (năm 1972) xuống còn 6,2% (năm 1973). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 nghiêm chỉnh và tích cực có nơi còn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng thêm. Ví dụ: Huyện Phổ Yên năm 1973 mới có 3 hợp tác xã khoán hộ, phân tán ruộng đất nay có tới 20 hợp tác xã khoán hộ, phân tán ruộng đất nhƣ hợp tác xã Công Thƣợng, Vân Hồng, Vân Thƣợng, Đông Quang Hồng, Thành công, Thống Nhất... Hình thức phân tán phổ biến là chia cho mỗi nhân khẩu từ 1 đến 2 sào, riêng hợp tác xã Phú Đạt phân tán trên 40% diện tích canh tác. Việc phân tán ruộng đất đang phát triển trở thành phổ biến ở nhiều xã trong các huyện trung du. Trƣớc những khó khăn, vƣớng mắc tồn tại trong các HTX, Thái Nguyên tiếp tục đƣa cán bộ xuống giúp đỡ, củng cố phong trào HTX. Trong đó, cử một số cán bộ xuống trực tiếp giữ các trọng trách ở các HTX; cử một đội ngũ cán bộ, nhân viên cần thiết, có nghiệp vụ kế toán xuống giúp HTX trong thời gian khoảng nửa năm để thanh toán dứt điểm khâu quản lí tài chính, giải quyết các vụ nợ nần tham ô…Tại các huyện Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phú Bình, sau khi Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh tập trung đƣa hơn 200 cán bộ xuống trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo củng cố phong trào HTX thì tình trạng các HTX tan vỡ từng mảng đã đƣợc ngăn chặn. Riêng phong trào hợp tác hoá ở huyện Võ Nhai mặc dù đƣợc các cấp uỷ Đảng từ Trung ƣơng xuống Khu uỷ, Tỉnh uỷ quan tâm lãnh đạo, vẫn tiếp tục giảm sút; số hộ nông dân tham gia HTX trong năm 1974 chỉ còn 5,5% và đến năm 1975, xuống còn 5,1%. Nhƣ vậy, có vấn đề tồn tại cả về lí luận và thực tiễn mà thời kì này Thái Nguyên chƣa có điều kiện để rút ra kết luận về bản chất của vấn đề, làm cơ sở xác định và đề ra phƣơng thức và tốc độ cải tạo XHCN trong nông nghiệp cho đúng quy luật, với nguyên tắc tự nguyện và dân chủ, cho phù hợp với một tỉnh trung du và miền núi, có nhiều vùng dân cƣ thƣa thớt, ruộng đất phân tán, giao thông chƣa phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 (rau, chè) và bƣớc đầu phát triển mạnh nghề rừng, chăn nuôi. Tuy nhiên, ở một số địa phƣơng, sản xuất nông nghiệp phát triển còn chậm, không đều và cơ bản vẫn độc canh câu lúa, mang nặng tính chất tự túc, tự cấp của nền sản xuất nhỏ. Việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa hợp lí dẫn đến lãng phí đất đai, năng suất không ổn định. Sản phẩm hàng hoá làm ra còn quá ít nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân về lƣơng thực, thực phẩm và cũng không đủ nguyên liệu cung cấp cho các ngành tiểu, thủ công nghiệp. Tổ chức HTX nông nghiệp mặc dù thƣờng xuyên đƣợc củng cố, nhƣng vẫn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém: Công tác quản lí bị buông lỏng, tình trạng tham ô, lãng phí, nợ nần, lấn chiếm ruộng đất tập thể, phân phối không công bằng…cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế cá thể từng bƣớc lấn át kinh tế tập thể, phá vỡ quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. Tình hình sản xuất và công tác quản lí nhƣ trên đã biến các đội sản xuất và công tác quản lí nhƣ trên đã biến các đội sản xuất nhƣ một HTX nhỏ và Ban quản trị HTX nhƣ một cơ quan quản lí hành chính. Thời kì này, tình hình cung cấp lƣơng thực cả nƣớc nói chung và trong tỉnh nói riêng hết sức khó khăn do dân số tăng nhanh, sản xuất phát triển chậm, nguồn nhập khẩu lƣơng thực của Nhà nƣớc cũng giảm sút do một số nƣớc cắt giảm việc trợ cho ta khi chiến tranh kết thúc. Trong khi đó, việc quản lí, sử dụng lƣơng thực lại thiếu chặt chẽ, sai đối tƣợng, gây thất thoát lớn. Đối với Thái Nguyên, là trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc, có nhiều trƣờng Đại học, cao đẳng và các cơ quan xí nghiệp của Trung ƣơng đóng trên địa bàn, do đó phần lƣơng thực do Nhà nƣớc cung cấp cho các đối tƣợng khá lớn (theo sổ gạo) chiếm trên 30% nên càng khó khăn hơn. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lƣơng thực ngày càng nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn càng đòi hỏi về nhu cầu phát triển sản xuất lƣơng thực trong tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 lƣơng thực huy động nhập kho đƣợc 13.442 tấn, trong khi tổng lƣơng thực Nhà nƣớc bán ra cho các đối tƣợng ăn gạo sổ lên tới 58.000 tấn (gấp hơn 5 lần số huy động của tỉnh), làm cho nền kinh tế mà trƣớc hết là nông nghiệp rơi vào trạng thái hết sức khó khăn, khủng hoảng trên nhiều mặt. Do nhu cầu bảo đảm đời sống của ngƣời dân và nâng cao hiệu quả sản xuất, trong những năm 1978 - 1980, cũng nhƣ một số nơi khác, một số HTX nông nghiệp trong tỉnh đã tự “Bung ra”, dùng các hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động đối với nhiều loại cây trồng, đối với chăn nuôi và đối với các ngành nghề khác để ổn định kinh tế. Quan điểm đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là nhân tố quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình hình thành, phát triển kinh tế HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong suốt quá trình chỉ đạo, nhiều chủ trƣơng chính sách mới luôn đƣợc đề ra cho phù hợp với các yêu cầu của thực tế lịch sử cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống. - Từ năm 1958 đến năm 1980, với lợi thế là tỉnh đã thí điểm xây dựng HTX từ những năm 1955; đặc biệt lại đƣợc Hồ Chủ tịch đến thăm và nói chuyện hƣớng dẫn chỉ đạo phong trào, do đó rất thuận lợi cho việc triển khai trên diện rộng, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện, Thái Nguyên đã căn bản hoàn thành việc xây dựng HTX. Bên cạnh những thành công đạt đƣợc, đặc điểm nổi bật của thời kì này là quá trình củng cố và mở rộng qui mô HTX luôn mâu thuẫn, trái ngƣợc với kết quả thu đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút, kinh tế HTX ngày càng biểu hiện tiêu cực nhƣ: mất dân chủ, tham ô, lãng phí, phân phối không rõ ràng. Tuy nhiên, do điều kiện đất nƣớc có chiến tranh, toàn dân phải dốc sức lực phục vụ mọi nhu cầu chiến đấu giành chiến thắng, do vậy các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động là một hình thức quản lí mới, quản lí và trả công lao động có gắn trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời lao động với sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp. Với phƣơng thức khoán này, ngƣời nông dân bƣớc đầu đƣợc tự chủ trên đồng ruộng. Về quan hệ sở hữu: Khoán 100 đã “Phân giải” cho ngƣời lao động làm chủ TLSX ở một số khâu nhất định (cấy, chăm sóc, thu hoạch), hộ xã viên có thể đầu đầu tƣ thêm cho sản xuất để thu phần sản lƣợng vƣợt khoán. Về mặt quan hệ quản lí: Khoán 100 đã cho phép hộ xã viên tự quản lí quá trình sản xuất ở các khâu đƣợc giao. Về mặt quan hệ phân phối: Khoán 100, ngoài công điểm đƣợc HTX trả, hộ xã viên đƣợc toàn quyền sử dụng phần vƣợt khoán. Sản lƣợng vƣợt khoán - đó là động lực kinh tế chủ yếu tạo nên mối quan tâm tới sản xuất của các xã viên HTX. Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân, đƣợc đông đảo các ngành, nhất là xã viên trong các HTX nông nghiệp của tỉnh phấn khởi đón nhận, nhanh chóng đƣợc thực hiện ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Nó đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp, ngăn chặn sự sa sút, tạo đà đi lên cho sản xuất nông nghiệp, gợi mở một hƣớng mới về đổi mới cơ chế quản lí trong nông nghiệp. Do tính chất ƣu việt của phƣơng thức quản lí mới, số ngƣời tham gia lao động trên đồng ruộng tăng lên trên 20%. Nhiều lao động trƣớc kia chuyên “Chạy chợ”, nay trở lại nhận ruộng khoán tích cực. Thời gian lao động của xã viên trong các HTX tăng lên gấp đôi, dù trong độ tuổi lao động, hay trên hoặc dƣới độ tuổi, tất cả đƣợc huy động tới mức cao nhất, xã viên thật sự làm chủ ruộng đồng, ngày giờ công trƣớc đây chỉ đạt tối đa là 5 giờ/ngày nay đạt từ 10 - 12 giờ/ngày. Chất lƣợng lao động cũng tốt hơn, năng suất lao dộng tăng lên rõ rệt, gieo cấy và thu hoạch lúa, hoa mầu bảo đảm thời vụ, số HTX thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 HTX còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lí tập trung bao cấp của Nhà nƣớc, sở hữu TLSX vẫn thuộc về HTX. Vẫn duy trì chế độ quản lý kiểu hành chính quan liêu bao cấp. Trong khi nông nghiệp đã thực hiện cơ chế mới khoán sản phẩm, nhƣng tƣ duy kinh tế, phong cách lãnh đạo, phƣơng pháp quản lý chƣa chuyển biến kịp thời, chƣa thật sự đi vào hạch toán kinh doanh. Nhất là, trong đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và cấp cơ sở, HTX còn bao cấp quá nhiều. Sự tác động của các ngành các cấp đối với HTX còn hạn chế đặc biệt là cấp huyện, các dịch vụ phục vụ cho HTX chậm, hiệu quả chƣa cao, chƣa đủ sức thuyết phục đối với tập thể và xã viên, cơ sở chƣa thật sự năng động sáng tạo trong điều kiện vật tƣ thiếu thốn mất cân đối nghiêm trọng sự liên doanh liên kết mở rộng sản xuất đa dạng theo ƣu thế của từng cơ sở chƣa đƣợc đẩy mạnh. Tỉnh, huyện, cơ sở không đủ vật tƣ, theo định mức cho ngƣời nhận khoán, diễn ra tình trạng "Khoán trắng từng phần" khá nhiều. Mối quan hệ giữa ba HTX: Nông nghiệp, mua bán, tín dụng quan hệ kinh tế quốc doanh tập thể, gia đình trên cùng địa bàn chƣa gắn bó với nhau tạo thành sức mạnh huy động nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất, thu mua hàng nông sản tạo thành thế liên minh công nông thông qua hợp đồng kinh tế 2 chiều chƣa chặt chẽ. Công tác quản lý HTX chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhiều nơi bị buông lỏng, mỗi huyện có 50 - 60 HTX nhỏ chỉ có 5 - 6 cán bộ đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ kế hoạch ngắn hạn hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Số đông kế toán các HTX chƣa đƣợc bồi dƣỡng có hệ thống, 3/4 chủ nhiệm không qua lớp quản lý, hầu hết đội trƣởng không qua lớp điều hành, vì vậy kế hoạch là khâu then chốt nhất trong khâu quản lý mới có 11% số HTX xây dựng đƣợc kế hoạch toàn diện 29,6% số HTX không có kế hoạch - 22,5% số HTX ghi sổ thu, chi, 14,4% số HTX sổ sách không rõ ràng. Nghiêm trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 HTX và nông dân. Để nông nghiệp phát triển cần phải quan tâm đúng mức đến lợi ích của nông dân, phải giải quyết hợp lí mối quan hệ, trƣớc tiên là mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. 3.2. THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW (1988- 1990) Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị chính thức ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW về “Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là Khoán 10. Nghị quyết 10 đƣợc coi là mốc quan trọng đánh dấu bƣớc đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nƣớc ta trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung cơ bản của Nghị quyết là giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ của nông dân với ruộng đất về quản lí và cơ cấu mới. Trong quan hệ sở hữu, về nguyên tắc, ngƣời nông dân đã đƣợc quyền sở hữu ruộng đất lâu dài; đƣợc làm chủ về TLSX và đƣợc làm chủ quá trình sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng. Trong quan hệ quản lí, với Khoán 10, ngƣời nông dân đƣợc quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu, về nguyên tắc, quan hệ giữa hộ và HTX đƣợc xác lập trên cơ sở kinh tế bình đẳng, tƣơng hỗ lẫn nhau, triệt để xóa bỏ công điểm. Ngƣời nông dân đƣợc quyền đối thoại trực tiếp với thị trƣờng và quan hệ với Nhà nƣớc trên cơ sở kinh tế. Trong quan hệ phân phối, Nghị quyết 10 đã chỉ rõ mối quan hệ phân phối phải bảo đảm hài hòa giữa ba lợi ích Nhà nƣớc, tập thể, và gia đình xã viên nông hộ chỉ phải thực hiện một khoản nộp duy nhất cho Nhà nƣớc đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nếu là xã viên HTX thì tùy theo vốn góp, công sức mà đƣợc phân phối tƣơng ứng, phƣơng thức phân phối đƣợc dân chủ trong các kì đại hội xã viên. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời đã thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế của cuộc sống, do đó đã nhận đƣợc sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Đặc biệt, sau khi thực hiện khoán 10, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên Thái Nguyên đạt 194.873 tấn lƣơng thực; trong đó riêng thóc là 173.859 tấn, tăng 17.929 tấn so với năm 1986 (hơn 12%), bình quân 240 kg lƣơng thực/ngƣời/năm. So với nhu cầu còn thấp, nhƣng do tỉnh thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các nơi đƣa lƣơng thực vào địa bàn tỉnh, nên thị trƣờng lƣơng thực phong phú, giá cả tƣơng đối ổn định, kể cả lúc giáp hạt, không còn tình trạng thiếu đói gay gắt nhƣ nhiều năm trƣớc. Lần đầu tiên Thái Nguyên giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực ở cả 2 khu vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp [10]. Từ nghị quyết 10, Nhà nƣớc và các bộ ngành Trung ƣơng ra nhiều văn bản pháp quy để triển khai thực hiện và tạo hành lang pháp lí cho hộ nông dân phát triển, làm nòng cốt cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta. Quốc hội đã ban hành luật đất đai (ngày 24/7/1993) Chính quyền các cấp tiến hành quy hoạch lại đất đai và từng bƣớc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Chính sách đất đai mới đã tạo tâm lí và pháp lí về quyền sử dụng lâu dài đất đai đối với nông hộ, từ đó ngƣời lao động yên tâm đầu tƣ, thâm canh và tận dụng để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, phong trào HTX ở Thái Nguyên sau hơn 30 năm thực hiện: Từ hộ nông dân cá thể (tự do) với quyền sở hữu ruộng đất và TLSX khác, vào HTX tập thể hóa (ruộng đất và mọi TLSX trở thành của chung) cùng nhau “Làm chung ăn chung”, kinh tế gia đình bị triệt tiêu (trừ mảnh đất 5%), đã dẫn đến nền nông nghiệp bị suy thoái, nảy sinh “Khoán chui” theo hộ. Sau những bƣớc đi thăng trầm ấy, đƣợc Đảng tổng kết trong nội dung Khoán 10 là: Khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ, hộ gia đình đƣợc coi và khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ, đây là cả quá trình đấu tranh khách quan giữa kinh tế hộ gia đình với kinh tế HTX - tập thể hóa, nó đã giải quyết đƣợc mâu thuẫn cơ bản nhất trong nông nghiệp, nông thôn sau một thời gian dài bị kìm hãm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Rõ ràng là trong khi mô hình hợp tác “kiểu cũ” tan rã thì các hình thức kinh tế hợp tác do nông dân tự nguyện thành lập xuất phát từ nhu cầu thực sự của họ đã phát huy tác dụng, đƣợc nông dân thừa nhận và tích cực tham gia. Thực tế đó một lần nữa chứng minh tính đúng đắn, khoa học về sự cần thiết khách quan phải phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Không thể vì những thiếu sót sai lầm của mô hình HTX “kiểu cũ” mà phủ nhận vai trò, tác dụng và sự cần thiết tất yếu của nó trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa. Điều quan trọng là phải tôn trọng các nguyên tắc và lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả cho kinh tế hộ nông dân. 3.3. TÁC ĐỘNG CỦA KHOÁN 100, KHOÁN 10 ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÁI NGUYÊN 3.3.1. Những mặt tích cực Từ khi có Khoán 100 (vào năm 1981), trong điều kiện còn nhiều khó khăn có lúc gay gắt, nhƣng sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển. Trong 5 năm (1981-1985), sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,27%, thu nhập quốc dân tăng 1,18% [5, 204]. Công tác thu mua, phân phối xuất khẩu hàng hóa có bƣớc tiến. Đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng ở Thái Nguyên đƣợc ổn định, về cơ bản, Thái Nguyên đã tự giải quyết đƣợc phần lớn nhu cầu lƣơng thực thực phẩm. Tình hình văn hóa, xã hội: sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao đƣợc chú trọng. Đối với giáo dục, số lớp, số học sinh, số giáo viên các cấp tăng bình quân hàng năm từ 1,02 đến 1,07%. Năm học 1985-1986, trên địa bàn Thái Nguyên xây dựng đƣợc 10 trƣờng và 430 phòng học mới. Công tác vệ sinh phòng bệnh đƣợc quan tâm hơn trƣớc, mạng lƣới y tế đƣợc mở rộng khắp. Năm 1985 so với năm 1980 tăng thêm 1 bệnh viện, 7 trạm y tế xã phƣờng… Ngoài ra, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Từ sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp đã tác động tích cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội chung của tỉnh, mà trƣớc tiên là đối với phân phối lƣu thông và đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngoài một số nhƣ: Đồ dùng gia đình, nhà ở, xe đạp, xe gắn máy…, tăng dần qua các năm thì các mặt hàng sản phẩm nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cũng tăng mạnh. Không chỉ bộ mặt nông thôn thay đổi mà bộ mặt của thành phố, thị xã, thị trấn huyện lị cũng trên địa bàn tỉnh cũng nhiều thay đổi, các trung tâm buôn bán, dịch vụ đƣợc hình thành (Ba Hàng, Đu, Đình Cả, Chùa Hang…), kích thích sản xuất và giao lƣu buôn bán. Vùng đô thị giải phóng đƣợc nhiều năng lực sản xuất, kinh tế -xã hội phát triển nhanh. Cơ chế quản lí mới đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và đang phát triển, nổi bật là kinh tế tƣ nhân phát triển ở tất cả các lĩnh vực, đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần tích cực ổn định kinh tế - xã hội tỉnh. 3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế khoán lại nảy sinh những thách thức mới trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ đối với toàn bộ kinh tế - xã hội tỉnh nhƣ: Từ sau khi thực hiện khoán 10, có thể khẳng định đến năm 1989, tình hình kinh tế -xã hội trong tỉnh có nhiều mặt phát triển đi lên. Kinh tế hộ đƣợc xác lập, ngƣời nông dân đã đƣợc quyền sở hữu ruộng đất lâu dài; đƣợc làm chủ về TLSX, sản xuất nông nghiệp đã có những tín hiệu tốt nhƣng do sự hiểu sai về dân chủ của một số cán bộ, đảng viên, không nhận rõ tính chất phức tạp của vấn đề ruộng đất và phƣơng thức chuyển đổi ruộng đất sau khoán 10, nhất là các hộ xã viên sau khi đƣợc giao đất, giao rừng. Đã dẫn đến tình trạng ở một số huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, các vụ tranh chấp ruộng đất (còn gọi là đòi ruộng đất ông cha). Có huyện xảy ra tranh chấp rất gay gắt, riêng Đồng Hỷ, toàn huyện Đại học Thái Nguyên 91 nhanh hơn; bên cạnh đó, sẽ dẫn tới có một bộ phận hộ nông dân, với nhiều lí do khác nhau sẽ phát triển chậm hơn, do vậy lâm vào tình trạng “Nghèo đi một cách tƣơng đối”. Hơn nữa, kiểu kinh tế hộ tự cấp tự túc theo lối quảng canh hoặc sản xuất hàng hóa quy mô quá nhỏ sẽ không đủ sức cạnh tranh làm cho một số hộ rơi vào tình trạng phá sản. Trong cơ chế mới sự phát triển không đều giữa các hộ vẫn là một tồn tại khách quan, những cơ hội và môi trƣờng thuận lợi để các hộ làm ăn giỏi có thể đi nhanh hơn nên sẽ tạo ra những khoảng cách xa hơn và ngày càng rõ rệt. Trƣớc thực trạng nông nghiệp - nông thôn - nông dân ngày này, bài học kinh nghiệm từ phong trào hợp tác hóa sẽ đem lại những định hƣớng phát triển trong nông nghiệp cho tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo. Với sự ra đời của Chỉ thị 100 CT/TW có thể coi là mốc khởi đầu quan trọng cho một quá trình đổi mới từng bƣớc cơ chế quản lí nông nghiệp nói chung, cơ chế quản lí HTX nói riêng. Kết quả là, nông dân hăng hái lao động sản xuất, sản lƣợng cũng tăng lên đáng kể. Đây là một xu thế mới, lành mạnh không thể có đƣợc trong thời kì 1980 trở về trƣớc. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bƣớc dài trong việc định vị lại vị trí của kinh tế hộ gia đình và vai trò, quyền lợi của ngƣời lao động trong quan hệ liên minh kinh tế ở nông thôn. Hộ gia đình nông dân từng bƣớc đƣợc phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn; ngƣời nông dân xã viên dần dần đƣợc phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Từ đây, đã có một bƣớc chuyển biến căn bản về nhận thức mô hình HTX nông nghiệp, những thành tố lỗi thời của mô hình HTX - tập thể hóa đã từng bƣớc đƣợc phủ định; những nhân tố ban đầu chuẩn bị cho một mô hình HTX mới đã hình thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 cho nhu cầu tiêu dùng của xã viên, đồng thời còn dành một phần đáng kể chi viên cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sản lƣợng lƣơng thực nói chung, sản lƣơng lúa nói riêng không ngừng tăng lên. Những năm 1960- 1965, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh chỉ ở khoảng 1,7-1,8 tấn/ha thì đến năm 1967 toàn tỉnh có 52 HTX ở các huyện Đại Từ, Định Hóa. Phú Bình, thành phố Thái Nguyên, Đổng Hỷ đã đạt trên 5 tấn thóc/ha. Năm 1972, chiến tranh phá hoại rất ác liệt, nhƣng lại là năm HTX nông nghiệp Thái Nguyên đạt đƣợc kế quả vƣợt bậc. Bình quân lƣơng thực trong các HTX ở Đại Từ đạt 49tạ/ha, không những bảo đảm lƣơng thực tiêu dùng trong nhân dân mà phần đóng góp cho Nhà nƣớc cũng ngày một tăng, chỉ tính riêng HTX Văn Yên (Đại Từ) làm nghĩa vụ 500 tấn thóc bằng 37% tổng sản lƣợng lƣơng thực của xã [16]. 2. Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn cả nƣớc có chiến tranh là bộ phận hữu cơ của cuộc kháng chiến, đã góp phần to lớn trong việc cung cấp sức ngƣời, sức của vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mà chủ yếu là nông dân tập thể trong các hợp tác xã đã tự nguyện đứng lên tay cày, tay súng vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu kiên cƣờng. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc” với khẩu hiệu “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 ngƣời”, giai cấp nông dân tập thể Thái Nguyên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại chung của dân tộc. Trong vòng 10 năm (1965- 1975), ngoài việc duy trì sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, bình quân mỗi năm nhân dân trong các hợp tác xã nông nghiệp của Thái Nguyên đóng góp cho Nhà nƣớc 20.000 tấn lƣơng thực. Cùng với việc duy trì phát triển sản xuất, HTX nông nghiệp thời kì này còn làm nhiệm vụ của một đơn vị hành chính: Quản lý nhân khẩu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 em xã viên các HTX nông nghiệp Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng ngàn tập thể, các nhân đã lập công xuất sắc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý, tiêu biểu nhƣ các đồng chí: Phạm Thanh Ngân, Nông Văn Thoát, Ma Văn Viên. Là động lực thúc đẩy phong trào hợp tác hóa phát triển, nhƣng cũng chính qua sự đào luyện của trong phong trào mà trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã viên ngày càng đƣợc nâng cao. Trải qua thực tiễn học tập và công tác, từ trong phong trào HTX nông nghiệp một đội ngũ cán bộ cơ sở đông đảo đƣợc hình thành, phát triển và ngày càng trƣởng thành. Nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, quán triệt đƣờng lối đổi mới, một bộ phận cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đang là những hạt nhân tích cực thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng ở nông thôn. 3. Bên cạnh những thành công, những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đi đến thắng lợi, trong hơn 30 năm vận động phát triển của mình, phong trào HTX nông nghiệp Thái Nguyên cũng đã nẩy sinh nhiều vƣớng mắc, bất cập, gây hạn chế, thậm chí là cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập phong trào HTX nông nghiệp của Thái Nguyên đã nảy sinh những mâu thuẫn căn bản đó là: - Mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất lạc hậu với quan hệ sản xuất tiên tiến. - Mâu thuẫn giữa tƣ tƣởng tƣ hữu đang tồn tại phổ biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân với yêu cầu xây dựng một mô hình sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa. Hai mâu thuẫn này tồn tại song hành suốt quá trình tồn tại và phát triển của phong trào HTX. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào HTX các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng chủ yếu tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 động tiêu cực trong quản lí kinh tế ở cơ sở làm cho tình hình HTX càng thêm khó khăn. Vào HTX là tự nguyện, là phải để cho nông dân lao động suy nghĩ trên luống cày của mình, nhƣng, vì nôn nóng, vì sự thúc ép của trên nên cuộc vận động nông dân vào HTX rơi vào tình trạng bắt buộc, thiếu dân chủ. Từ đó, đã dẫn đến tình trạng phong trào nhiều nơi, nhiều lúc trì trệ, nhƣng do hoàn cảnh lịch sử lúc đó, trong quá trình chỉ đạo thực hiện lãnh đạo các địa phƣơng không khẳng định đƣợc đâu là nguyên nhân và do đó cũng không tìm ra biện pháp để giải quyết, tháo gỡ vấn đề một cách cơ bản, lâu dài. Tình trạng yếu kém trong tổ chức sản xuất và quản lí HTX kéo dài, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài sản, nguồn vốn của HTX sử dụng kém hiệu quả, bị hƣ hao, thất thoát, lãng phí lớn. Lao động nông thôn phát triển nhanh, trong khi HTX không có khả năng tự tích lũy vốn để mở rộng sản xuất, không tạo ra đƣợc một thế phân công lao động mới làm cho tình trạng dƣ thừa lao động ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp phát triển chậm và không ổn định, kéo dài tình trạng thuần nông, độc canh, tự cấp tự túc, chậm mở mang ngành nghề…thu nhập của đại đa số hộ nông dân còn thấp, đời sống kinh tế, văn hóa nhìn chung đều khó khăn. 4. Quá trình hợp tác hóa trong nông nghiệp ở Thái Nguyên về cơ bản đã có sự thay đổi lớn từ những năm 1988, 1990, cùng với nhiều ngành kinh tế khác, nền nông nghiệp Thái Nguyên đã phát triển theo hƣớng kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển theo xu hƣớng mới, tính hai mặt của kinh tế thị trƣờng vẫn tác động không nhỏ đến nền nông nghiệp nƣớc ta. Nghiên cứu lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp trong giai đoạn 1958- 1990, từ những thành công và chƣa thành công của phong trào này rút ra những bài học kinh nghiêm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết. Những kinh nghiệm đó là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 cơ sở đó từng bƣớc hình thành nhu cầu hợp tác giữa các nông hộ và trang trại. Ở những nơi, các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn còn phù hợp, nông dân chƣa có nhu cầu chuyển lên các hình thức kinh tế hợp tác cao hơn thì tuyệt đối không đƣợc nóng vội, gò ép, thay đổi… - Ba là, Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn luôn gắn liền với một lực lƣợng đông đảo ngƣời lao động có tiềm lực kinh tế thấp, có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất và dễ tổn thất dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng luôn biến động và cạnh tranh khốc liệt; trong khi đó khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn có tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề xã hội quan trọng nhƣ vấn đề an ninh lƣơng thực quốc gia, vấn đề đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp dân cƣ…vì vậy, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp cần phải có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, chính sách ở tầm vĩ mô với sự ƣu đãi phù hợp. Cùng với sự phát triển, hoàn thiện kinh tế hợp tác, cần coi trọng phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng…), tạo điều kiện cho sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác ở ngay trên địa bàn tỉnh, nhằm giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. - Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh nhƣ hiện nay, kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ hợp tác xã và lao động nông thôn, coi trọng vai trò tác động của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp. - Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp phải coi trọng các mối quan hệ liên kết hợp tác trong từng địa phƣơng, hợp tác vùng, miền, hợp tác toàn quốc và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm, tăng cƣờng quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Nxb Sự thật, Hà Nội. 26 Đảng lao động Việt Nam, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 1961, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27 Đảng lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần III, 1960, Hà Nội. 28 Đảng lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IV- VIII, 1960, Hà Nội. 29 Đinh Thu Cúc, Bƣớc đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng làm chủ tập thể của ngƣời nông dân Việt Nam, Tạp chí NCLS 1976 số 2 (167), trang 34-45. 30 Đinh Thu Cúc, Những bƣớc đầu tiên trên con đƣờng đi lên CNXH của giai cấp nông dân Việt Nam, Tạp chí NCLS 1985 số 4 (228). 31 Đinh Thu Cúc, Tìm hiểu quá trình từng bƣớc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nƣớc ta, Tạp chí NCLS 1977 số 4 (175). 32 Đinh Thu Cúc, Về phong trào đổi công hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954, Tạp chí NCLS 1986 số 5, trang 16-21. 33 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề lý luận kinh tế chính trị và phát triển kinh tế Việt Nam, , 1995, Hà Nội. 34 Hồ Chí Minh “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội…” 1970, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t2, 2000 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t9, 2000Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37 Kế hoạch xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Lênin, Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản tháng 12-1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 tác xã, 1997, Nxb Chính trị Quốc gia. 52 PGs, TS Phạm Thị Cần, PGs, TS Nguyễn Văn Kỷ, TS Vũ Văn Phúc (Đồng chủ biên), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay, 2002, Nxb Chính trị Quốc gia. 53 Phạm Nhƣ Cƣơng, Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam, 1991, Nxb Khoa học xã hội. 54 Phạm Văn Đồng, Ra sức phấn đấu cho một nền nông nghiệp lớn, 6- 1976, Nxb Sự thật. 55 Phạm Xuân Nam, Thử nhìn lại những bƣớc chuyển biến lịch sử của quần chúng nông dân lao động nƣớc ta trên con đƣờng tiến lên CNXH, Tạp chí NCLS 1977 số (172), trang 5-23. 56 Số liệu thống kê (1955-1960) của tỉnh Thái Nguyên, tl lƣu trữ Tỉnh ủy. 57 Số liệu thống kê năm 1999 - Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên (1996-1999)- Cục Thống kê xuất bản năm 2000. 58 Số liệu thống kê tỉnh Bắc Thái 1955 - 1970, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên. 59 Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Thái (1985), Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945-1985). 60 Tỉnh ủy Bắc Thái (10/1981), Báo cáo kết quả công tác điều tra tình hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Thái. 61 Tỉnh ủy Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thời kì 1955 - 1975. 62 Từ điển Lịch sử văn hoá Việt Nam - NXB Văn hoá thông tin 1997. 63 Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI. 64 Theo Quyết định 42 UB-QĐ-ngày 23/5/1997 của Bộ trƣởng Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi, tỉnh Thái Nguyên có 122 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc25.pdf
Tài liệu liên quan