DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
F. De Saussure nói rằng, mỗi kí hiệu gồm có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Quan hệ của chúng được coi là võ đoán. Tuy nhiên, những biểu tượng, một loại kí hiệu trong
tôn giáo, thì giữa cái biểu đạt viết là Sa (phương diện hình thức của kí hiệu) và cái được biểu
đạt viết là Se (phương diện nội dung của kí hiệu) lại có quan hệ rất mật thiết. Trong luận văn
này, chúng tôi thử tìm hiểu, phân tích mối quan hệ đó trong những biểu tượng tôn giáo.
Chúng ta đang sống trong một thế giới kí hiệu. Kí hiệu không chỉ là từ. Nó gồm hình
ảnh, hình vẽ, màu sắc, âm thanh, cử chỉ, hương vị, các nghi thức lễ hội, cúng bái, các kiểu
dệt áo quần nghĩa là tất cả các phương tiện dùng để thông tin có thể mã hóa và chuyển
thành thông điệp mà người khác tiếp nhận được.
Ví dụ: Các kí hiệu âm nhạc, biển chỉ dẫn giao thông, các kí hiệu hóa học
Bản thân ngôn ngữ cũng là một hệ thống kí hiệu (ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu
biểu hiện những ý niệm). Vì thế việc nghiên cứu kí hiệu đã được nhiều người quan tâm. Tuy
nhiên có nhiều lĩnh vực của bộ môn kí hiệu học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thế nên
trong luân văn này, chúng tôi chọn một phần nhỏ trong lĩnh vực kí hiệu học để nghiên cứu,
cụ thể là: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt nội dung và hình thức của hệ thống biểu
tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo.
Dọc theo lịch sử văn minh nhân loại, con người luôn tìm hiểu và lý giải thế giới xung
quanh. Trong quá trình ấy, có những vấn đề rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó, con người đã
sáng tạo việc dùng một hình ảnh này để thay thế cho một vật hay hiện tượng khác theo
hướng đơn giản, dễ hiểu và gần gũi hơn.
Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, cây thánh giá là biểu tượng của những
người theo Cơ đốc giáo* (PL AII), tiên rồng là biểu tượng của dân tộc Việt, trái tim, hoa
hồng là biểu tượng của tình yêu, lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, hai thanh gươm bắt
chéo nhau là biểu tượng của chiến tranh, chiên con là biểu tượng chỉ Chúa Jesus, hoa sen là
biểu tượng chỉ Đức Phật Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ
chức xã hội, tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh Biểu tượng gắn liền với ngành Kí hiệu học (Semiotics), Sémiotique trong tiếng Pháp
có lúc được dùng với nghĩa kí hiệu học của những hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ, đặc biệt là
kí hiệu học của những biểu tượng.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các tôn giáo khác nhau, đôi lúc khi biểu
đạt một nội dung nào đó cũng có sự trùng hợp trong việc sử dụng các phương tiện hình thức,
rồi cùng nội dung nhưng hình thức khác và cũng có trường hợp hình thức giống nhau và nội
dung giống nhau. Vì thế trong luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối liên hệ giữa mặt nội
dung và hình thức của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo chúng tôi còn tiến hành
nghiên cứu và so sánh hệ thống các biểu tượng chính trong hai tôn giáo trên (có so sánh với
các biểu tượng của hai tôn giáo này tại Việt Nam).
Việc làm này, nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành, ý nghĩa cũng như những nét tương
đồng và khác biệt của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo. Đề tài này không chỉ
có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về kí hiệu học (kí
hiệu học không phải chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ‘Ngôn ngữ kí hiệu’).
2. Lịch sử vấn đề
Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng đã được các
học giả rất quan tâm. Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề này thật không đơn giản, để có thể hiểu
cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là
nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn ngữ học mà còn có sự đóng góp của các ngành khoa
học khác như: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo, khoa văn hóa nhân chủng học,
khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học Các học giả không chỉ nghiên cứu về các
biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác của biểu tượng như:
biểu tượng của giấc mơ, biểu tượng được dùng trong các ngành nghệ thuật, những biểu
tượng y học, biểu tượng thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng chính trị
Thật vậy, biểu tượng luôn có sức hấp dẫn riêng của nó (có lẽ do nguyên nhân hình
thành hết sức thú vị và cách giải thích các biểu tượng không bao giờ theo nguyên mẫu
chung), vì thế mà nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung đã mất một nửa thế kỉ
để nghiên cứu những biểu tượng tự nhiên và ông đi đến kết luận rằng: “Giấc mơ và biểu
tượng giấc mơ không phải là nhảm nhí, mà cũng không phải là không có ý nghĩa. Trái lại,
giấc mơ đem lại cho ta những sự hiểu biết quí giá, nếu ta chịu khó tìm hiểu những biểu tượng của nó”. Tác phẩm “Thăm dò tiềm thức” của ông khái quát những nét đại cương về phâm
tâm học trong đó ông có dành trọn chương 8 để trình bày về vai trò của biểu tượng.
Ở nhiều nước trên thế giới có nhiều bộ sách bách khoa toàn thư có giá trị, và tri thức
nhân loại ngày càng phát triển vì vậy mà cần phải tập hợp vốn tri thức phong phú này, song
song với các bộ bách khoa toàn thư còn xuất hiện nhiều bộ từ điển tri thức chuyên ngành
giúp người đọc dễ dàng tra cứu và tìm hiểu. Cuốn “Từ điển các biểu tượng” (Dictionnaire
des symbols) của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý
nghĩa các biểu tượng của thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (sách được nhà xuất bản
Robert Laffont ấn hành lần đầu năm 1969). Đây là tác phẩm bao quát được nhiều khu vực
văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm lý học,
thần thoại học, tôn giáo học Ngoài ra còn có thể kể ra nhiều cuốn từ điển khác cũng đề cập
đến các biểu tượng chung của thế giới như:
- Tom Chetwynd (1982), A dictionary of symbols, NXB Granada (England). Cuốn từ
điển này bao gồm 450 trang chủ yếu giải thích những biểu tượng thuộc về giấc mơ.
- Eduardo Cirlot (1969), Diccionario de simbolos (Dictionary of symbols) tái bản lần
thứ hai, tại nhà xuất bản Labor S.A, Barcelona. Cuốn từ điển dày 500 trang đề cập đến
mối quan hệ của biểu tượng đối với văn học. Quyển sách này đã được dịch sang tiếng
Anh.
- Goblet d’ Alviella (1894), The migration of symbols, London. Nội dung chính của
cuốn từ điển này đề cập đến các biểu tượng chính như: biểu tượng cây thập tự giá,
biểu tượng chữ Phạn, và biểu tượng về cái đinh ba trong những nền văn hóa khác
nhau.
Ngoài ra sức thu hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan Brown sáng tác
nhiều tác phẩm gây tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da Vinci code), Pháo đài số (Digital
Fortress), Thiên thần và ác quỉ (Angels and demons), Biểu tượng đánh mất (The lost
symbol). Trong các tác phẩm này tác giả giúp người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác khi cùng nhà biểu tượng học người Mỹ Robert Langdon giải mã những điều ẩn giấu
đằng sau các biểu tượng tôn giáo (chủ yếu là các biểu tượng Cơ đốc giáo).
Chúng ta đã điểm qua những công trình nghiên cứu về biểu tượng nhưng có thể nói hệ
thống các biểu tượng trong tôn giáo được các học giả hết sức quan tâm. Có thể kể ra đây các
tác phẩm tiêu biểu như: 1. David Fontana (1993), The serect language of symbols, Pavilion. Nội dung của cuốn
sách này đề cập đến vai trò cũng như cách sử dụng biểu tượng trong các lĩnh vực như:
nghệ thuật cũng như những ứng dụng của việc nghiên cứu biểu tượng để giải thích ý
nghĩa của giấc mơ. Vấn đề quan trong tiếp theo tác giả trình bày thế giới biểu tượng
theo từng chủ đề như: màu sắc, hình dáng, con vật, thế giới tự nhiên
2. Carl G. Liungman (1994), Dictionary of symbols, W.W. Norton & Company. Cuốn từ
điển này tác giả trình bày các biểu tượng theo từng nhóm nhỏ (dựa vào quá trình phát
triển về hình dáng cấu trúc của các biểu tượng). Bao gồm những biểu tượng có từ thời
xa xưa và cả những biểu tượng được sử dụng trong thời hiện đại.
3. Dean Moe (1985), Christian symbols handbook, Augsburg Publishing House. Nội
dung của cuốn sách giải thích ý nghĩa của những biểu tượng chủ yếu được dụng trong
Cơ đốc giáo (kèm hình vẽ).
4. Dagyab Rinpoche (1995), Buddhist symbols in Tibetan Culture, Wisdom
Publications. Trong cuốn sách này tác giả trình bày tất cả những biểu tượng được sử
dụng trong Phật giáo Tây Tạng theo hệ thống (có hình vẽ minh họa kèm lời giải thích).
5. Sign and symbols (2003), Pepin. Cuốn sách tập trung tất cả những hình ảnh về biểu
tượng và các kí hiệu ở tất cả các lĩnh vực.
6. Carroll E. Whittemore (1987), Symbols of the church, Abingdon.
7. Dahlby, Frithiof (1963), De heliga tecknens hemlighet (The serect of the holy signs),
Stockholms.
Ở Việt Nam có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề biểu tượng:
- Nguyễn Đức Dân trong công trình “Kí hiệu học – một số vấn đề cơ bản” có đề cập đến
vấn đề biểu tượng và tác giả cũng dành hẳn chương III trình bày về biểu tượng và
những kí hiệu phi ngôn ngữ.
- Hoàng Tuệ trong tác phẩm “Cuộc sống ở trong ngôn ngữ” có bài viết đề cập đến vấn
đề “Tín hiệu và biểu trưng”.
- Đỗ Thị Hồng Nhung trong khóa luận tốt nghiệp của mình nghiên cứu về vấn đề “Ý
nghĩa biểu trưng của các con số trong tiếng Việt”.
- Nguyễn Thị Hồng Ngân trong hội thảo khoa học trẻ lần I cũng có bài nghiên cứu về
“Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. - Nguyễn Thị Ngân Hoa có bài viết đề cập đến vấn đề: “Tìm hiểu những nhân tố tác
động đến ý nghĩa của biểu tượng”. Bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 10
năm 2006.
Ngoài ra trên các trang web tiếng Việt rải rác có nhiều bài viết giải thích về ý nghĩa
biểu tượng của Phật giáo và Cơ đốc giáo như: giải thích ý nghĩa của biểu tượng chữ Vạn, ý
nghĩa của biểu tượng thánh giá
Có thể nói vấn đề nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam đã được các học giả quan tâm,
trong đó ý nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên
việc nghiên cứu về các biểu tượng tôn giáo chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, mang tính chất
tôn giáo nhiều hơn. Vì thế người viết chọn đề tài này với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về
hệ thống giao tiếp đặc biệt của con người được hình thành khá lâu (trước khi ra đời chữ viết).
Như chúng ta biết, các biểu tượng có lịch sử hình thành tương đối lâu dài và mang đặc
trưng văn hóa của từng dân tộc (thánh giá, ngôi sao .là các biểu tượng được tạo nên từ hàng
nghìn năm trước). Nếu như văn hóa phương Tây khá quen thuộc với các biểu tượng của Cơ
đốc giáo thì phương Đông rất gần gũi với các biểu tượng Phật giáo.
Thông qua luận văn này người viết mong muốn đóng góp phần nhỏ vào vấn đề khá lí
thú nhưng còn bỏ ngõ ở Việt Nam: “Quan hệ giữa hình thức và nội dung trong các biểu
tượng tôn giáo”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong cuộc sống hằng ngày “dẫu ta có nhận biết hay không, đêm ngày trong hành
ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mình, mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu
tượng Ngày nay tất cả các khoa học về con người cũng như các ngành nghệ thuật và tất cả
các ngành kỹ thuật bắt nguồn từ các khoa học ấy Nói là chúng ta sống trong một thế giới
biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [1;XIII-
XIV].
Qua nhận xét trên của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant chúng ta thấy rõ
vai trò quan trọng của các biểu tượng. Biểu tượng không chỉ hiện diện trong lĩnh vực tôn
giáo mà còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Nhiều biểu tượng cổ xưa đã được các
nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu: các biểu tượng trong tín ngưỡng của Ai Cập, Hi Lạp,
Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo
Mỗi tôn giáo đều có hệ thống biểu tượng riêng, Cơ đốc giáo và Phật giáo cũng vậy: hệ
thống các biểu tượng mà hai tôn giáo này sử dụng rất phong phú (Cơ đốc giáo có gần một trăm biểu tượng, các biểu tượng trong Phật giáo cũng phong phú không kém). Trong luận
văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những biểu tượng tiêu biểu trong hai tôn giáo
trên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các biểu tượng trong tôn giáo rất đa dạng, đó là: những mẫu gốc (theo Carl.G.Jung
chúng giống như những nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng ăn sâu trong vô thức đến nỗi
chúng trở thành như một cấu trúc, ví dụ như thần núi Tản Viên (sơn thần trong tứ bất tử)),
những hình ảnh minh họa, các hành vi tôn giáo, những hiện tượng tự nhiên Trong tôn giáo
người ta cũng xem các văn bản tôn giáo, các nghi lễ là các biểu tượng.
Thế nên trong phạm vi một luận văn khó có thể đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể
của các biểu tượng trong tôn giáo. Vì thế phạm vi nghiên cứu của luận văn này chủ yếu là
“các biểu tượng đồ họa” (graphic) (có thể là chữ viết, hình vẽ được viết, vẽ hay chạm khắc).
Cơ đốc giáo hình thành nên ba nhánh chính (PL AII), ở đây chúng tôi không khảo sát
hệ thống biểu tượng của Tin lành (biểu tượng của đạo Tin lành không nhiều) mà chủ yếu
khảo sát hệ thống biểu tượng của Công giáo. Còn đối với Phật giáo chúng tôi chủ yếu nghiên
cứu các biểu tượng cơ bản của phái Đại thừa.
Ngoài việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai mặt: hình thức và nội dung của hệ thống
biểu tượng trong hai tôn giáo trên chúng tôi còn mong muốn tìm hiểu xem khi các biểu
tượng của hai tôn giáo này du nhập vào Việt Nam thì chúng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
văn hóa Việt như thế nào?
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Để hoàn thành luận văn chúng tôi cần phải dựa vào nguồn
dữ liệu lớn, trước hết cần phải hệ thống lại tất cả các biểu tượng phục vụ cho việc
nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn phải tập hợp các tài liệu có liên quan để giải quyết
phần nội dung của luận văn liên quan đến các lĩnh vực như: ngôn ngữ học, tâm lí học,
lịch sử, văn hóa
Về nguồn dữ liệu chúng tôi tập hợp trên các sách báo viết về các biểu tượng tôn giáo,
trên mạng internet. Bên cạnh đó chúng tôi trực tiếp đến các nhà thờ và các chùa lớn tại
thành phố Hồ Chí Minh để thu thập tư liệu.
- Phương pháp phân loại: Sau khi tập hợp được nguồn dữ liệu thô chúng tôi tiến hành
phân loại các biểu tượng dựa theo mặt hình thức (cái biểu đạt). Phương pháp này giúp chúng ta có thể tìm thấy những nét tương đồng trong việc sử dụng các phương tiện
hình thức để biểu thị nội dung của biểu tượng giữa các tôn giáo khác nhau.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sau khi phân loại chúng tôi sẽ tiến hành so sánh
và đối chiếu giữa hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo để tìm ra những nét tương đồng
và dị biệt về mặt hình thức cũng như nội dung mà các biểu tượng muốn chuyển tải. Từ
đó tìm hiểu xem các biểu tượng đó nói gì, đó cũng là cách để tìm hiểu về mỗi nền văn
hóa mà các biểu tượng đại diện (văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây).
6. Ý nghĩa khoa học
Như chúng ta biết kí hiệu học là “mảnh đất màu mỡ” cần được quan tâm thỏa đáng.
Việc nghiên cứu các biểu tượng tôn giáo chỉ là một lĩnh vực nhỏ của bộ môn kí hiệu học.
Trên thế giới việc tìm hiểu về các biểu tượng tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
từ khá sớm, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Thông qua luận văn này người
viết mong muốn góp một phần nhỏ để mở ra khái niệm rộng về ngôn ngữ nói chung. Để biểu
đạt ý nghĩ, chúng ta không chỉ dùng kí hiệu ngôn ngữ mà còn dùng các kí hiệu phi ngôn ngữ.
Biểu tượng, nhất là biểu tượng tôn giáo cũng là một loại ngôn ngữ thể hiện ý niệm thông qua
hình ảnh.
Trong lĩnh vực kí hiệu học thì ngôn ngữ được xem là hệ thống kí hiệu đặc biệt nhất, vì
thế việc mở rộng đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này là vấn đề hết sức lý thú. Thông
qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt: nội dung và hình thức của các biểu tượng
trong tôn giáo người viết mong muốn tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt giữa hai hệ
thống kí hiệu: biểu tượng và ngôn ngữ.
Thêm nữa việc nghiên cứu đề tài này giúp mọi người hiểu thêm về hai nền văn hóa lớn
của thế giới: văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Vì ý nghĩa của các biểu tượng
tôn giáo biểu thị giá trị tâm linh của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
theo đạo.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận chung, giải quyết những vấn đề liên quan đến lý thuyết và đưa
ra khái niệm chung về biểu tượng.
Chương 2: Chúng tôi tiến hành phân loại các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật
giáo thành hệ thống và trình bày những phương thức biểu đạt được sử dụng trong
hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo trên.
Chương 3: Chúng tôi tiến hành so sánh hệ thống biểu tượng và giải mã một số biểu
tượng tiêu biểu. Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu cách thức chuyển tải nội dung của các
biểu tượng cũng như mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của các biểu
tượng tôn giáo. Cuối cùng chúng tôi sẽ nghiên cứu những tác động của yếu tố văn
hóa Việt đối với các biểu tượng Phật giáo và Cơ đốc giáo khi du nhập vào Việt
Nam.
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thịt để trở thành người tốt, thánh
khiết bước đi theo Thánh linh).
Số 12 là số dùng để chia thời gian và không gian. Đây là tích số của bốn phương nhân
với ba bình diện thế giới. Đối với Kinh Thánh, số 12 là con số của người được chọn. Từ xưa
đến nay 12 là con số của sự hoàn thành, của một chu kì đã hoàn tất.
Chúng ta sẽ suy nghĩ về con số 666. Có nhiều cách giải thích khác nhau về ý nghĩa
con số này. Chúng ta biết rằng trong Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến số 7 như là biểu hiện
cho sự trọn vẹn hoàn hảo của Đức Chúa Trời: Công cuộc sáng tạo vũ trụ của Đức Chúa Trời
được làm trọn trong 7 ngày trong đó Ngài làm việc 6 ngày và ngày thứ 7 thì Ngài nghỉ (Sáng
Thế Ký 1); Dân Y-sơ-ra-ên đi vòng quanh thành Giêricô 7 ngày và 7 lần trong ngày thứ 7
(Giôsuê 6); Chúa Giêxu dạy hãy tha thứ 70 lần 7 (Mathiơ 18:22). Con số 6 thiếu mất 1 so với
số 7, nó cũng gần với số 7 nhưng không phải là số 7. Con số 6 này chỉ về việc làm, biểu hiện
cho sự nhờ cậy việc làm để được cứu và sự bất toàn của con người. Quyền lực tột đỉnh của
con người, dù có vĩ đại đến đâu, vẫn chỉ là con số 6 mà không phải là con số 7 trọn vẹn của
Đức Chúa Trời. Sự lặp lại 3 lần 666 có lẽ được dùng để nhấn mạnh sự nhận diện của con thú
thứ hai này là tính chất con người mà không phải là Đức Chúa Trời.
Các con số được sử dụng kết hợp với các biểu tượng trong Phật giáo:2 (cặp cá vàng), 4
(bốn con vật hòa thuận), 3 (tam bảo), 6, 8, 12 (số gọng bánh xe trong bánh xe pháp luân).
Số 2: (hai nghiệp, hai nhãn, hai phiền não, hai sức mạnh, hai loại giới) là biểu tượng
của sự xung đột, sự đối lập, đây là con số chỉ sự cân bằng trong hiện thực hay những mối đe
dọa đang tiềm ẩn.
Số 6 (sáu độ, sáu căn, sáu đường, sáu phương…) là gấp đôi số 3, như vậy đây là con
số điềm lành.
Số tám (tám sức mạnh, tám vị thai tạng, tám tâm niệm của bậc đại nhân, bát chánh
đạo…). Bát chánh đạo bao gồm 8 con đường chân chính đưa người tu tập đến bờ giải thoát.
Bao gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn,
chính niệm, chính định.
Số 12 (mười hai nhân duyên, mười hai hạnh đầu đà). Mười hai nhân duyên là giáo lý
đặc thù của đạo Phật. Giáo lý này giảng dạy về con người, đối tượng nghe là con người, sự
hành trì cũng thuộc về con người. Mười hai nhân duyên bao gồm: vô minh, hành, thức, danh
sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
3.5.2. Vai trò của màu sắc
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý con người điều đó đã được công nhận. Trong việc
kết hợp màu sắc đối với các biểu tượng có thể phản ảnh được tâm lý văn hóa dân tộc. Từ
xưa, người Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa có quan niệm tôn sùng màu vàng, vì từ đời Hán,
lấy năm sắc tượng trưng cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngũ phương là
Ðông, Tây, Nam, Bắc. Vàng là tượng trưng cho Thổ và Trung ương và là màu của vương
quyền. Từ đời Hán trở xuống, các nhà vua đều mặc áo vàng, và đó là độc quyền của nhà vua.
Người Á đông thích màu đỏ, cho đó là tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, vui
vẻ, thành đạt. Vào các dịp ngày Tết, ngày lễ lớn thường treo câu đối đỏ, thắp nến đỏ...Ở
Trung Hoa còn treo đèn lồng đỏ, trong đám cưới cô dâu mặc toàn màu đỏ, trang hoàng trong
nhà toàn bằng màu đỏ. Trái lại ở Tây phương, cô dâu mặc bộ áo cưới màu trắng, họ cho rằng
màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, tinh khiết của cô dâu. Nhưng ở Trung Hoa dân
gian lại kiêng màu trắng trong đám cuới, vì họ vẫn coi màu trắng là màu tang tóc. Người Á
Ðông không thích màu đen cho rằng đó là vận không may, số đen, đen đủi trong khi vẫn có
nhiều người Tây phương thích sơn cửa màu đen cổ điển.
Màu sắc góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng ý nghĩa của biểu tượng. Đặc tính
đầu tiên trong ý nghĩa biểu tượng của màu sắc là tính phổ quát, không chỉ theo nghĩa địa lý,
mà còn ở mọi cấp độ sinh tồn và nhận thức: vũ trụ, tâm lý, thần bí…Cách giải thích ý nghĩa
của biểu tượng tôn giáo cũng tùy thuộc vào màu sắc, vì mỗi tôn giáo đôi khi quan niệm về ý
nghĩa mỗi màu khác nhau.
Nhìn chung màu sắc có một số ý nghĩa biểu trưng sau:
- Tượng trưng cho các nguyên tố: màu đỏ và màu cam: tượng trưng cho nguyên tố lửa;
màu vàng hoặc màu trắng tượng trưng cho không khí; màu xanh lá cây tượng trưng
cho nước; màu đen hoặc nâu tượng trưng cho đất.
- Màu sắc còn tượng trưng cho không gian: màu xanh lam cho chiều thẳng đứng, lam
nhạt cho phía trên cùng trời, lam đậm cho phía dưới; màu đỏ chỉ chiều ngang, đỏ sáng
chỉ phía đông, đỏ sẫm chỉ phía tây.
- Chúng còn tượng trưng cho thời gian: màu đen cho thời gian; màu trắng cho cái phi
thời gian; và tất cả những gì kèm theo thời gian: sự luân phiên giữa bóng tối và ánh
sáng, giữa yếu đuối và sức mạnh, ngủ và tỉnh…
- Những màu sắc đối lập như trắng và đen tượng trưng cho tính nhị nguyên thuộc về
bản chất sinh tồn. Ví như một bộ y phục hai màu; hai con vật đối đầu hoặc tựa lưng
vào nhau, một con trắng một con đen; hai người múa, một trắng một đen [1;562].
Trong Cơ đốc giáo màu sắc được sử dụng mang một ý nghĩa tượng trưng riêng. Tôn
giáo này thường sử dụng bốn màu cơ bản, bốn màu thâu tóm toàn bộ vũ trụ, biểu trưng cho
bốn nguyên tố cấu thành: đất – trắng, nước – xanh, không khí – tím, lửa – đỏ. Vì thế những
bộ lễ phục, kể cả những lễ phục nhà thờ có cả bốn màu ấy tượng trưng cho tập hợp những
yếu tố cấu thành thế giới và từ đó gắn liền với cái chỉnh thể vũ trụ với những hoạt động nghi
lễ. Trong Cơ đốc giáo đề cao ánh sáng. “Những cách cảm thụ, lý giải màu sắc đưa ta về với
những quy phạm thời cổ đại gợi nhớ những bích họa Ai Cập cổ xưa. Sắc màu biểu trưng cho
lực hướng thượng trong sự đan thoa bóng tối và ánh sáng hấp dẫn ở các thánh đường kiểu
Roma, nơi mà bóng tối không còn là mặt trái của ánh sáng, mà đi kèm theo nó để khẳng định
tốt hơn giá trị của nó và góp phần cho sự nở tươi của nó… Có một sự hiện diện được tán
tụng của mặt trời, không chỉ trong kiến trúc nhà thờ, mà còn cả trong lễ thức tụng kinh ngợi
ca vẻ mê hồn của ánh sáng.” [1;563].
Phật giáo cũng sử dụng màu sắc trong việc thể hiện ý nghĩa của các biểu tượng như:
trang trí trên tranh ảnh, các pho tượng, cờ Phật giáo, áo quần, đồ dùng... Do đặc trưng của
nền văn hóa phương Đông nên Phật giáo hay sử dụng các màu chủ yếu sau: màu đỏ, màu
vàng nghệ, màu trắng, màu xanh và màu xanh lá cây. Trong Phật giáo Tây Tạng, màu sắc
mang ý nghĩa biểu trưng riêng. Trong nghệ thuật trang trí tranh ảnh người ta thường kết hợp
năm màu với nhau (đôi khi màu đen được thay thế bằng màu xanh).
Khi nghiên cứu một biểu tượng, nhất là biểu tượng tôn giáo chúng ta dựa vào rất nhiều
yếu tố, không chỉ cấu trúc hình thức của biểu tượng (bản thân biểu tượng như: phương thức
biểu đạt, biểu tượng đó sự dụng những phương thức biểu đạt nào? Thường mỗi biểu tượng
có sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt khác nhau và con số và màu sắc cũng không
ngoại lệ) mà còn tùy thuộc vào yếu tố văn hóa và quan trọng hơn nữa là cách nhìn nhận, cách
hiểu biểu tượng đó của mỗi cá nhân.
3.6. Quan hệ giữa hình thức và nội dung trong biểu tượng tôn giáo
Biểu tượng là một loại kí hiệu, loại kí hiệu này khác với ngôn ngữ ở chỗ mối quan hệ
giữa hai mặt của biểu tượng mang tính lí do, trong khi ngôn ngữ là võ đoán. Cụ thể trong Cơ
đốc giáo người ta dùng hình ảnh chim bồ nông làm biểu tượng cho Chúa Jesus. Nguyên nhân
là chim bồ nông dùng máu của mình để nuôi con biểu tượng của tấm lòng hi sinh cao cả.
Điều này cũng giống như Chúa Jesus vì yêu thương nhân loại nên chịu chết trên cây thập tự.
Hay như hình ảnh chiếc ngai để trống là biểu tượng cho Đức Phật từ bỏ vương quyền đề tìm
đường giải thoát cho chúng sinh. Chiếc ngai là biểu tượng của quyền lực, sự thông thái và
thần thánh. Chiếc ngai trống mang ý nghĩa là sự nối kết giữa Chúa nhân loại. Vì thế trong cả
hai tôn giáo này hình ảnh chiếc ngai để trống là biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của vị chúa
tể.
Nguyên tắc sáng tạo chữ viết ghi ý và chữ viết tượng hình cũng gần giống với việc
sáng tạo biểu tượng. Để biểu thị nội dung là “cây” thì người Trung Hoa vẽ hình giống cái
cây 木 (mộc), rồi muốn chỉ ý nghĩa “rừng” thì ghép hai chữ mộc lại với nhau thành chữ
lâm木木. Đối với người Ai Cập cổ, việc sáng tạo chữ viết (chữ tượng hình) dựa vào quá
trình quan sát cuộc sống hàng ngày. Người ta vẽ vòng tròn lớn có tâm ở giữa để chỉ mặt trời
.
Đối với chữ viết ghi ý hay chữ viết tượng hình, chúng ta rất dễ nhận ra mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức vì cách kết hợp này có lí do. Có những biểu tượng có nguồn gốc
từ hệ thống chữ viết ghi ý, chữ viết tượng hình. Như biểu tượng về thánh giá Ankh của người
Ai Cập. Ý nghĩa của biểu tượng này: trường thọ, sự tái sinh, sinh lực của người Ai Cập. Biểu
tượng này được tìm thấy trên hang đá, lăng mộ. Nó còn là biểu tượng của quyền lực, nguyên
nhân vì hình dáng của nó giống với quyền trượng của các vị thần. Như vậy người ta dùng vật
dụng thường dùng để đại diện cho một đối tượng.
Nhưng cũng có những trường hợp nếu như chúng ta không thêm vào một số thông tin
thì khó lòng có thể hiểu được ý nghĩa. Ví dụ như hệ thống kí hiệu của những kẻ lang thang
, kí hiệu này có nghĩa là: “ở đây người ta cho thức ăn và tiền”. Như vậy nguyên nhân nào
khiến những người vô gia cư dùng biểu tượng này để chỉ nội dung trên? Đây là biểu tượng
được sử dụng trong nhiều nền văn hóa, chỉ mặt trời. Mặt trời là nguồn sáng đem lại thức ăn.
Mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của biểu tượng không phải là mối
quan hệ 1-1, chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt…, hay cái
được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt. Như vậy biểu tượng luôn mang tính đa trị. Cùng biểu
tượng cá (cái biểu đạt), nhưng có nhiều cách giải thích rất khác nhau:
- Nó là biểu tượng của nguyên tố nước
- Cá là biểu tượng của sự sống và tính mắn đẻ (do nó có khả năng sinh sản kì lạ với số
trứng niều vô kể)
- Ở Trung Quốc, cá là biểu tượng của vận may
- Trong Cơ Đốc Giáo cá là biểu tượng của Chúa Jesus
3.7. Các biểu tượng tôn giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (từ đầu công nguyên), được bản địa hóa
khi du nhập từ ẤN Độ và Trung Quốc. Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ Việt Nam
vào năm 2009 thì hiện có gần 60 triệu tín đồ Phật giáo. Cùng với lượng tín đồ đó thì số
lượng chùa chiền cũng phát triển rất nhiều. Cơ Đốc giáo du nhập vào Việt Nam muộn hơn so
với Phật giáo (đầu thế kỷ 16). Hiện tại số tín đồ Cơ đốc giáo khoảng hơn 6 triệu người.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn này, chúng tôi đã đến các ngôi chùa, các nhà
thờ lớn tại thành phố Hồ Chí Minh để thu thập tư liệu.
Qua khảo sát (PL A I) chúng tôi nhận thấy Phật giáo sử dụng các biểu tượng chính
sau:
- Biểu tượng chữ Vạn (xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiểu kim đồng hồ, biểu
tượng này được trang trí trên cửa chùa, trên ngực của các tượng Phật… ) (PL C8)
- Bánh xe pháp luân được trang trí trên nóc của ngôi chùa (biểu tượng này được sử dụng
từ thời Nguyễn đến nay) (PL C8)
- Biểu tượng lưỡng long chầu nguyệt (bên trong có trang trí biểu tượng chữ Vạn) (PL
C8)
- Biểu tượng hoa sen (PL C8)
- Biểu tượng rồng (trang trí thành đôi, hay được trang trí trên chuông chùa) (PL C8)
- Về màu sắc thường sử dụng các màu sau để trang trí biểu tượng: màu đỏ, màu vàng,
màu trắng, màu xanh
Nhà thờ Cơ đốc giáo sử dụng các biểu tượng tiêu biểu sau:
- Biểu tượng thập tự giá (PL B10): đủ các loại, được trang trí trên nóc của nhà thờ, trên
tháp chuông, trên cửa sổ, trên bàn thờ…
- Biểu tượng các tông đồ (PL B12)
- Biểu tượng chim bồ câu (PL B12)
- Biểu tượng hoa iris …
- Biểu tượng về tam vị nhất thể (PL B12)
…
Nhìn chung ở Việt Nam hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo trên không khác biệt
nhiều so với thế giới. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam, do ảnh hưởng của yếu tố văn
hóa, cách sử dụng biểu tượng có biến đổi ít nhiều. Đơn cử như: nhà thờ Đa Minh sử dụng
biểu tượng rồng là chủ yếu trong kiến trúc của thánh đường, hay như nhà thờ cha Tam trong
kiến trúc cũng như cách sử dụng màu sắc trong trang trí chịu ảnh hưởng của văn hóa người
Hoa.
3.7.1. Biểu tượng rồng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo
Hình ảnh con rồng không chỉ xuất hiện trong những kiến trúc của Phật giáo mà ngay
cả Cơ đốc giáo, hình ảnh con rồng cũng xuất hiện nhiều. Ở các chùa Việt Nam hình tượng
con rồng được tạc trên mái của các ngôi chùa, hay trên các chuông chùa… nguyên nhân do
việc tiếp nhận Phật giáo từ Trung Hoa. Quan niệm của người Trung Hoa, rồng là tinh linh
của núi, là thần linh bảo vệ năm vùng (bốn phương và trung tâm), là kẻ bảo vệ năm hồ bốn
biển.
Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt Nam chịu
ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường, Tống... và được cách điệu hóa
dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa
phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Rồng được sử dụng trong kiến
trúc tôn giáo theo một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy
cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn
mỗi người Việt Nam.
Phương Đông và phương Tây có quan niệm khác nhau về biểu tượng rồng. Truyền
thống phương Đông, rồng được miêu tả như một sức mạnh có giá trị, đem đến sức sống cho
thế giới.
Trong Cơ đốc giáo con rồng là biểu tượng của Satan [8, Khải huyền 12:9], là kẻ cám
dỗ gieo rắc tội lỗi và xấu xa, là đối tượng cần phải chinh phục. Rồng là hiện thân của quỹ dữ
vì thế mà trong các tranh ản phương Tây rồng được vẽ với hình ảnh đầu bị đập vỡ, các con
rắn bị tiêu diệt. Điều đó trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Ở phương Đông, rồng là biểu tượng của sự sáng tạo của sự sống. Rồng là đại diện cho
nguyên tố nước, không khí. Nguyên nhân phương Đông là xứ nóng mưa nhiều tạo nên những
vùng đồng bằng rộng lớn. Như vậy yếu tố sông nước rất quan trọng đối với văn hóa phương
Đông. Qua quá trình phát triển của dân tộc phương Đông hình tượng rồng được gắn liền với
nguồn gốc dân tộc, ví như dân tộc Việt tự hào là con Rồng cháu của Tiên, gắn với vương
quyền (các vua chúa hay lấy hình tược rồng để đại diện cho uy lực của triều đình, hình tượng
rồng cũng được thêu trên áo của vua mặc), gắn liền với sự may mắn, thịnh vượng.
Trong kinh điển Phật giáo, rồng xuất hiện ba lần
Lần thứ nhất, khi đức Phật giáng sinh thì có 9 con rồng phun nước tắm cho Đức Phật
(cửu long phún thủy). Ở các chùa miền Nam khi học khắc hoặc cham trổ tượng, bao giờ
cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con rồng đứng hầu (là lấy tích lúc đức Phật sinh ra
có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật).
Rồng xuất hiện lần thứ hai qua câu chuyện đức Phật hàng phục Hỏa Long (rồng lửa).
Lần thứ ba đề cập chuyện Văn Thù sư lợi đem Kinh đi giáo hóa ở Long cung.
Trong thái độ ứng xử với tự nhiên, người dân nông nghiệp phương Đông do phải phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, dẫn đến coi trọng rồng, đề cao rồng; còn người dân du mục
phương Tây do cuộc sống nay đây mai đó, không cố định, có tham vọng chinh phục và chế
ngự thiên nhiên đã dẫn đến tâm lý xem rồng là một biểu tượng cho những thế lực xấu xa cần
được khuất phục.
Với các dân tộc phương Đông, rồng là biểu tượng của sự cao quý tốt đẹp, thăng hoa và
thịnh vượng, rồng xuất hiện là để thể hiện sự vươn tới cái đẹp chân - thiện - mỹ. Với các dân
tộc phương Tây, rồng là biểu tượng của sự xấu xa, phá hoại,... tiêu diệt rồng có nghĩa là
chiến thắng cái xấu, cái ác, cái tối tăm... qua đó biểu hiện một cách khác về vẻ đẹp của con
người.
Có thể nói do điều kiện môi trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác
nhau đã làm thành hai nền văn hoá với những đặc trưng khác nhau.
Phương Tây: điều kiện khí hậu lạnh, khô, có vùng đồng cỏ nên thích hợp chăn nuôi,
tạo nên lối sống du cư, có tâm lý coi thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên (văn
hóa gốc du mục).
Phương Đông: khí hậu nóng, ẩm có nhiều đồng bằng thích hợp nghề trồng trọt tạo nên
lối sống định cư có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên lối tư duy thiên về tổng hợp,
biện chứng (văn hóa gốc nông nghiệp).
3.7.2. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa qua các biểu tượng Cơ đốc giáo tại Việt
Nam
- Văn hóa của người Hoa qua các biểu tượng tại nhà thờ cha Tam:
Tên nhà thờ ghi bằng chữ Hán (PLB12)
Hai bên cây thánh giá có hai con cá chép.
Trên nóc nhà thờ gắn hoa sen. (PLB12)
Hai bức liễn ở hai bên cửa ra vào cũng viết bằng chữ Hán,
Dùng màu đỏ để trang trí bốn cây cột nơi chính điện, trong khi màu này không
phổ biến trong nhà thờ Công giáo.
- Văn hóa Việt trong kiến trúc của nhà thờ Đa Minh (PLB12):
Nhà thờ thiết kế theo hình vuông (theo người Việt cổ quan niệm: trái đất hình vuông),
mái cong, thêm nữa điểm đặc biệt của nhà thờ này là hình ảnh con rồng được sử dụng rất
nhiều trong trang trí các đầu đao, trên tháp chuông, mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu
rồng quy về hướng thánh giá.
Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống,
được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một tàu đao hình đầu rồng quy hướng về
Thánh giá. Trên nóc của thánh đường Đa Minh, trên các tàu đao người ta chọn hình đầu
rồng. Tuy nhiên việc trang trí này khác với kiến trúc Phật giáo ở chỗ, trên các mái chùa có
hình ảnh “long chầu nguyệt” thì thánh đường Đa Minh các con rồng “chầu Thánh giá”.
Trong kiến trúc của nhà thờ Đa Minh phía trước thánh đường có đặt bốn bức tượng
con Nghê. Nghê là một trong hai linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam (chim Hạc và con
Nghê). Trong các đền đài miếu mạo người ta hay đặt tượng con nghê đặt trên tam cấp với ý
nghĩa bảo vệ.
Điểm đặc biệt nữa là biểu tượng thánh giá kết hợp với hai con rồng hai bên, bao quanh
bởi hình vuông, bên ngoài hình vuông là bốn quẻ (như trong Kinh Dịch) (PL B10)
Nhìn chung cả Phật giáo và Cơ đốc giáo tại Việt Nam đều sử dụng hệ thống biểu
tượng giống như thế giới, Cơ đốc giáo đại diện cho nền văn hóa phương Tây, nên khi du
nhập vào Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Đông. Phật giáo cũng vậy,
ban đầu giáo lý của Đạo Phật gần với Triết học, Đức Phật (Đức Phật lịch sử Thích Ca Mầu
Ni) là một vị giáo chủ không phải là một đấng thần linh, thượng đế mà là một con người thật
sự. Sau 6 năm tu khổ hạnh, 49 ngày đêm tư duy thiền định, Ngài trở thành vị chứng ngộ giữa
đời hiệu là Thích Ca Mầu Ni. Ngài đã dạy rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là những
vị Phật sẽ thành”. Khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì được bản địa hóa, tiếp thu những
yếu tố văn hóa Việt để có thể hòa nhập và tồn tại như: tín ngưỡng dân gian đa thần giáo của
người Việt, thêm nữa xã hội người Việt bấy giờ con người sinh sống đựa trên nền tảng xã hội
nông nghiệp trồng lúa nước vì thế yếu tố thời tiết rất quan trọng vì thế mà người Việt tôn
sùng tứ Pháp: Pháp vân (thần mây), Pháp vũ (thần mưa), Pháp lôi (thần sấm), Pháp điện
(thần chớp).
Cũng giống như ngôn ngữ, các biểu tượng tôn giáo cũng chịu tác động bởi các yếu tố
văn hóa, và khi du nhập vào Việt Nam chúng cũng bị Việt hóa để gần gũi với văn hóa Việt.
KẾT LUẬN
Biểu tượng thường được sử dụng trong những trường hợp hết sức đặc biệt, vì thế mà
tôn giáo hay sử dụng biểu tượng (đối tượng cụ thể như chiếc mão triều thiên, chiếc ngai để
trống, con vật: chiên con, chim bồ câu, rồng, rắn…; hay một hình ảnh, màu sắc, từ ngữ) để
chỉ những gì liên quan đến những nhân vật chính trong tôn giáo như Thượng đế, ma quỉ,
thánh thần, đức tính tốt lành của những người đặt niềm tin vào tôn giáo…
Hệ thống biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo vô cùng phong phú, vì thế để tìm
hiểu toàn bộ hệ thống biểu tượng trong hai tôn giáo trên trong khuôn khổ của một luận văn là
việc làm quá sức. Nhiều học giả chỉ nghiên cứu một biểu tượng nhỏ trong hệ thống biểu
tượng này (biểu tượng dấu chân Phật chẳng hạn, phải mất rất nhiều năm và còn phải thu thập
nhiều chứng cứ từ các nước có nền Phật giáo phát triển để tìm ra những nét tương đồng và dị
biệt). Ở đây công việc chính của chúng tôi chỉ là giới thiệu những biểu tượng tiêu biểu nhất
mà hai tôn giáo này sử dụng.
Để biểu thị nội dung, các biểu tượng tôn giáo sử dụng rất nhiều hình thức biểu đạt như
hình ảnh, màu sắc, chữ viết…Tuy nhiên các biểu tượng tôn giáo thường kết hợp hình ảnh và
màu sắc là chủ yếu còn việc kết hợp chữ viết sử dụng ít hơn (chữ viết chỉ tên Chúa, hay
những âm tiết thiêng liêng trong đạo Phật).
Qua quá trình nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo chúng
tôi nhận thấy việc sáng tạo các biểu tượng hay như cách giải thích cùng một biểu tượng chịu
nhiều tác động của yếu tố văn hóa. Cơ đốc giáo đại diện cho văn hóa phương Tây còn Phật
giáo đại diện cho nền văn hóa phương Đông. Vì thế các phương thức biểu đạt của hai tôn
giáo này mang dấu ấn văn hóa rất sâu sắc. Về các con vật Cơ đốc giáo hay sử dụng hình ảnh
con chiên, còn phương Đông dùng hình ảnh con rồng. Hay như hoa lá làm biểu tượng người
ta cũng sử dụng hoa cỏ gần gũi với môi trường sống của mình. Cơ đốc giáo dùng hình ảnh
hoa huệ tây, cỏ ba lá, cây nho, còn Phật giáo dùng hình ảnh hoa sen quen thuộc.
Chúng ta nhận thấy tuy hai tôn giáo khác nhau, thuộc hai nền văn hóa khác nhau
nhưng trong không ít trường hợp vẫn sử dụng hình ảnh giống nhau để biểu thị cùng nội dung
(hình ảnh chiếc ngai để trống, sử dụng bộ 3), có những biểu tượng không chỉ xuất trong hai
tôn giáo trên mà các tôn giáo khác cũng sử dụng từ rất lâu như hình ảnh cây thánh giá, hay
như hình chữ thập ngoặc, hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Nguyên nhân vì đây là những
biểu tượng cơ bản của thế giới. Nếu chúng ta nắm bắt được ý nghĩa của những biểu tượng cơ
bản này thì việc giải thích ý nghĩa của biểu tượng sẽ rất dễ dàng. Ví dụ như “hình vuông”
thường được sử dụng làm biểu tượng cho đất, cho những gì liên quan đến đất.
Mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của biểu tượng tôn giáo có lí do cho
nên chúng ta có thể dựa vào phương thức biểu đạt để giải thích nội dung của biểu tượng. Tuy
nhiên không phải lúc nào việc làm này cũng thành công mà đôi khi việc sử dụng phương
thức biểu đạt do qui ước nên khi giải thích ý nghĩa, chúng ta cũng cần có một số tri thức nền.
Ví dụ như trên các thánh giá thường có sự kết hợp các chữ cái như Α (Alpha) và Ω (Omega)
đây là chữ đầu và chữ cuối trong bộ chữ cái Hy Lạp dùng để biểu trưng cho tất cả. Vì Chúa
có phán: “ Ta là Alpha và omega” [8;1:8]. Như vậy A và Ω trở thành biểu tượng chỉ Chúa
Jesus: Ngài là khởi thủy đầu tiên cũng là sau cùng trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Trong các biểu tượng tôn giáo thì cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt. Nguyên
nhân là khi đứng trước một biểu tượng, thì việc giải thích ý nghĩa phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: bản thân cá nhân tìm hiểu biểu tượng, môi trường văn hóa, môi trường lịch sử, quá trình
quan sát của mỗi cá nhân trong từng thời điểm nhất định. Vì thế khi nghiên cứu biểu tượng
chúng ta cần phải tập trung tất cả các cách hiểu khác nhau về bản thân của mỗi biểu tượng.
Chúng ta thấy rằng khi so sánh hệ thống biểu tượng sử dụng trong các nhà thờ và các
ngôi chùa, như trên đã nói Phật giáo xuất phát từ Phương Đông nên khi du nhập vào Việt
Nam rất gần gũi và rất dễ tiếp nhận. Còn Cơ đốc giáo khi vào Việt Nam dần dần chịu nhiều
chi phối của văn hóa phương Đông. Nguyên nhân là do chủ trương hội nhập văn hóa
“Inculturation” của Cơ đốc giáo. Vì thế chúng ta thấy ngày càng nhiều biểu tượng trong văn
hóa người Việt được sử dụng trong các nhà thờ Cơ đốc như: khi xây cung thánh người ta
dùng các biểu tượng như hình vuông, hình tròn để làm bệ thờ (quan niệm của người Việt
“Trời tròn đất vuông”), hay như sử dụng các hình ảnh như hoa sen, trống đồng, hình ảnh
chùa một cột, các quẻ trong Kinh Dịch để đưa vào trang trí trong các nhà thờ. Việc làm này
đúng hay sai vẫn còn nhiều bàn cãi, tuy nhiên điều này minh chứng một điều yếu tố văn hóa
ảnh hưởng rất lớn đế việc sử dụng các biểu tượng.
Biểu tuợng cũng là phương tiện dùng để giao tiếp, nó cũng là “một ngôn ngữ phổ
biến” [1;XXXIII]. Không cần thông qua trung gian ngôn ngữ nói hay viết mọi người đều có
thể hiểu nó. Ngày nay biểu tượng không chỉ được sử dụng trong tôn giáo mà còn được sử
dụng ở nhiều lĩnh vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Chervalier Jean, Gheetbrant Alain, Phạm Vĩnh Cự dịch (1997), Từ điển biểu tượng
văn hoá thế giới: huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình,
màu sắc, con số, Nxb Đà Nẵng.
2. Thích Minh Cảnh (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang (tập VIII), Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đức Dân (2006), Ký hiệu học - Một số vấn đề cơ bản (đề tài khoa học cấp
ĐHQG-HCM), Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. Thích Phước Đạt (2008), Tín ngưỡng tứ pháp trong vai trò chấn hưng văn hóa Đại
Việt, Nguyệt san giác ngộ (152).
5. Thích Phước Đạt (2009), Phật giáo Việt Nam tiếp biến và hội nhập, Nguyệt san
giác ngộ (163).
6. Phạm Thị Minh Hải (2009), Logo thương mại dưới góc nhìn kí hiệu học, Luận văn
thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2006), Tìm hiểu những nhân tố tác động tới quá trình biến
đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật, Ngôn ngữ (10).
8. Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước (2002), Nxb Tôn giáo.
9. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo
dục.
11. Carl Gustav Jung, Vũ Đình Lưu dịch (2007), Thăm dò tiềm thức, Nxb Tri thức.
12. Hà Thúc Minh (2010), Phật giáo Việt Nam và chữ Vạn, Nguyệt san Giác ngộ
(170).
13. Đỗ Thị Hồng Nhung (2005), Ý nghĩa biểu trưng của các con số trong tiếng Việt (có
so sánh với tiếng Hán), Khoá luận tốt nghiệp, Khoa ngữ văn trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Hồng Ngân, Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
Hội thảo khoa học trẻ I, Khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
16. Ferdinard De Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản tiếng Việt 1973),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Floyd H. Ross, Tynette Hills, Thích Tâm Quang dịch (2007), Những tôn giáo lớn
trong đời sống nhân loại, Nxb Tôn giáo.
18. Nguyên Thành (2010), Một đời người một câu thần chú, Nxb Văn hóa thông tin.
19. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội.
20. Thích Tâm Thiện (1999), Tìm hiểu tôn giáo của đạo Phật, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh.
21. Hoàng Tuệ (1984), Tín hiệu và biểu trưng, Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Nxb Hà
Nội.
22. Về một số biểu tượng trong phim Việt Nam ở nước ngoài (2007),
thegioidienanh.vn.
23. Robert Lado, Hoàng Văn Vân dịch (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
24. Howard Marshall, A. R. Millard, J. I. Packer, D. J. Wiseman, Viện Thần Học Tin
Lành Việt Nam dịch (2009), Thánh kinh tân từ điển, Nxb Phương Đông.
Tiếng Anh:
25. Umberto Eco (1976), A theory of semiotics, Indiana University.
26. David Fontana (1993), The serect language of symbols, Pavilion.
27. Carl G. Liungman (1994), Dictionary of symbols, W.W. Norton & Company.
28. Dean Moe (1985), Christian symbols handbook, Augsburg Publishing House.
29. Dagyab Rinpoche (1995), Buddhist symbols in Tibetan Culture, Wisdom
Publications.
30. Sign and symbols (2003), Pepin press.
31. Carroll E. Whittemore (1987), Symbols of the church, Abingdon.
Các trang web:
I. Cơ Đốc Giáo:
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44. eureka4you.com
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
II. Phật Giáo:
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
72.
…..
PHỤ LỤC A
I. ĐỊA CHỈ CÁC CHÙA VÀ NHÀ THỜ LỚN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Chùa:
Việt Nam Quốc tự, địa chỉ: 16B, đường 3 tháng 2, Q10
Chùa Lâm Tế, địa chỉ: 212A3 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q. 1, TP.HCM
Chùa Vĩnh Nghiêm, địa chỉ: 339 Nam Kì Khởi Nghĩa, phường 7, Q3
Chùa Huỳnh Kim, địa chỉ: 10/6 A, đường Quang Trung, P11, Q. Gò Vấp
Chùa Thới Hòa, địa chỉ: 7516A đường Quang Trung phường 10 quận Gò Vấp
Chùa Pháp Hoa, địa chỉ: 220A, Lê Văn Sĩ, p14, Q3
2. Các nhà thờ:
Nhà thờ Đa Minh, địa chỉ: 190 Lê Văn Sĩ, P10, Quận Phú Nhuận
Nhà thờ Đức Bà, địa chỉ: số 1, Công trường Công xã Pari, Q1
Nhà thờ Huyện Sĩ, địa chỉ: số 1, Tôn Thất Tùng, Q1
Nhà thờ Hạnh Thông Tây, địa chỉ: 53/7 Quang Trung, P11, Q. Gò Vấp
Nhà thờ Cha Tam (Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê), địa chỉ: 25 Học Lạc, phường 14,
Q5
II. THỐNG NHẤT TÊN GỌI
(*) Từ trước đến nay người ta hay dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ về đạo
Thiên Chúa như: Ki tô giáo, Thiên Chúa giáo, Công giáo, Cơ đốc giáo. Những cách gọi này
gây ra nhiều sự nhầm lẫn đáng tiếc. Thật ra Thiên Chúa giáo chỉ về những tôn giáo tôn thờ
Đức Chúa Trời như: Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo (hay Kitô giáo). Từ “Kitô” xuất
phát từ chữ “Khristos” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ
Messiah trong tiếng Hebrew.
Trong Cơ đốc giáo gồm các nhánh như: Công giáo (“Công giáo”: được dùng dể dịch
chữ Hy Lạp“katholikos”, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón
nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào), Chính thống giáo, Tin lành
và Anh giáo.
Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu về hệ thống biểu tượng của Cơ đốc giáo nói
chung. Vì thế chúng tôi dùng thuật ngữ “Cơ đốc giáo. Để tránh bàn cãi trong quá trình sử
dụng thuật ngữ, trong luận văn này chúng tôi chọn “Cơ đốc giáo” để chỉ những tín đồ tôn
thờ Thiên chúa.
PHỤ LỤC B
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG CƠ ĐỐC GIÁO
1. CÁC BIỂU TƯỢNG CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG CƠ ĐỐC GIÁO
Chữ viết
Latin và Hy
Lạp
Alpha và
Omega
Tên của Chúa Tên của Chúa
Con vật
Chiên con Chim bồ câu Cá Bồ nông
Hoa lá
Cỏ ba lá Hoa iris Mão gai Nhánh ô liu
Sự vật
Thánh giá Ngôi sao Mỏ neo Tam vị nhất thể
Con số Số 1 Số 2 Số 3 Số 7…
Màu sắc
Màu đen Màu xanh Màu vàng Màu trắng
2. BIỂU TƯỢNG CON VẬT TRONG CƠ ĐỐC GIÁO (ANIMAL SYMBOL IN
CHRISTIAN)
Kì lân, Chúa
Jesus
Thánh Francis Đại bàng, Thánh
Wenceslas
Bò, Thánh Antipas
Hươu, Thánh
Eustace
Sò, Thánh James Chim công, biểu
tượng cho sự hồi sinh
Bồ nông, Chúa
Jesus
Bướm, Chúa
Jesus
Chim Phượng hoàng,
biểu tượng cho sự hồi
sinh và sự bất tử
Tổ ong, Thánh
Chrysostrum hay
Chrysostom
Hươu, Thánh Aidan
Đàn hạc và sư tử,
biểu tượng chỉ
vua Đavit
Gà trống, Thánh
Phierơ
Rồng, biểu tượng
Satan
Quái vật sư tử đầu
chim, biểu tượng
chỉ Chúa Jesus
Thiên nga, biểu
tượng cho sự dối
trá
Đức Chuá Jesus chế
ngự bóng tối
Ngựa, Thánh
Theodore Tyro
Cậu bé chăn chiên,
Thánh Cuthbert
Người chăn
chiên, Chúa Jesus
Thánh Luke Vỏ sò, biểu tượng
cho lễ rửa tội của
Chúa
Con bồ nông, biểu
tượng cho sự hi
sinh của Chúa
Rồng, Thánh
Margaret
Bò, biểu tượng cho
Chúa Jesus
Chó với ngọn nến,
Thánh Dominic
Ốc sên, vỏ sò,
Thánh Lydia
Chim ưng, Thánh
Basil
BT Chi-Rho, giỏ,
chim bồ câu ngậm
nhành olive
Chim bồ câu, Chúa
Jesus
Chim bồ câu với
nhánh oliver, biểu
tượng hòa bình
Hai mỏ neo, chim
bồ câu ngậm
nhành oliver.
Chim bồ câu biểu
tượng cho hòa bình
Hình ảnh chim bồ câu
trang trí trên cửa kính
Chim và nhánh
nho, biểu tượng cho
máu của Đấng
Christ
Biểu tượng cho
nỗi thống khổ của
Chúa Jesu
Chiến thắng của
Chiên con, và cuốn
sách với 7 con dấu
Chiên bị hiến tế Chiên
Thiên đường
Jerusalem
Chiên con nằm trên
quyển sách có bảy
con dấu
Chiên con và 4 tác
giả Phúc Âm
Chiên con bằng
chất liệu đồng thau
trên bệ thờ, thánh
đường ở Kentucky
Chiên con, Thánh
Agnes
Chiên đứng với ngọn
cờ chiến thắng
12 con chiên, biểu
tượng cho 12 tông đồ
Thánh Cuthbert
Rắn, Thánh Hilda Rắn và cỏ ba lá,
Thánh Patrick
Rắn và quả táo Rắn và thế giới
Biểu tượng hình
con cá
Biểu tượng hình con
cá
Biểu tượng hình con
cá
Biểu tượng hình
con cá
Jesus con của
Đấng cứu thế
Cá và sách, biểu
tượng của Simon
Biểu tượng hình con
cá
Biểu tượng hình
con cá
Biểu tượng hình
cá ban đầu được
tạo nên từ các kí
tự Hy Lạp
ΙΧΘΥΣ
Biểu tượng hình con
cá tìm thấy trên hầm
mộ
Cá, Chúa Jesus Biểu tượng hình
con cá
Sư tử có cánh,
thánh Mark
Chim đại bàng, thánh
John
3. CÁC TÔNG ĐỒ
ANDREW BARTHOLOMEW
JAMES THE
GREATER
JAMES THE
LESS
JOHN
JUDE MATHEW MATHIAS PETER PHILIP
THOMAS SIMON
4. TẬP HỢP CÁC BIỂU TƯỢNG KHÁC VỀ CÁC TÔNG ĐỒ
PETER PHILIP THOMAS ANDREW JUDE
BARTHOLOMEW
JAMES THE
GREATER
JAMES THE
LESS
SIMON
JOHN,
AN
APOSTL
E
MATHEW MATHIAS
5. TẬP HỢP CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ CÁC VỊ THÁNH ĐỒ
THÁNH
AGATHA
THÁNH AGNES THÁNH AIDAN THÁNH ALBAN
THÁNH
AMBROSE
THÁNH ANNE
THÁNH
ANTHONY OF
PADUA
THÁNH
ATHANASIUS
THÁNH
AUGUSTINE
THÁNH
AUGUSTINE
OP HIPPO
THÁNH BASIL THÁNH BEDE
THÁNH
BERNARD
THÁNH
BONIFACE
THÁNH BRIDE
THÁNH CECILIA
THÁNH
CHRISTOPHER
THÁNH
CHARLES
THÁNH
CHRYSOSTOM
THÁNH CLARE
THÁNH
CLEMANT
THÁNH
COLUMBA
THÁNH
CUTHBERT
THÁNH CYRIS
CỦA
JERUSALEM
THÁNH CYRIL
CỦA
ALEXANDRIA
THÁNH
CYPRIAN
THÁNH
DOMINIC
THÁNH
DUNSTAN
THÁNH
EDWARD THE
MARTYR
THÁNH
ELIZABETH
THÁNH
FRANCIS
THÁNH
GABRIEL
THÁNH
GEORGE
THÁNH
GREGORY
THÁNH
HELENA
THÁNH HILDA
THÁNH
HILARY CỦA
POITIERS
THÁNH
IGNATIUS
THÁNH JOHN
THE BAPTIST
THÁNH
JOSEPH
THÁNH
KATHERINE
CỦA SIENNA
THÁNH LOUIS THÁNH LYDA
THÁNH
MARTHA
THÁNH
MARTIN
THÁNH MARY
THÁNH MARY
MADARLEN
THÁNH MARY
CỦA
CLEOPHAS
THÁNH MARY
OF BETHANY
THÁNH
MICHEL
THÁNH MONICA
THÁNH
NATHANIEL
THÁNH
NICHOLAS
THÁNH OLAF
THÁNH
PATRICK
THÁNH
VALENTINE
THÁNH
VINCENT
THÁNH
WENCESLAS
THÁNH
WILFRID
TẤT CẢ CÁC
THÁNH
THÁNH
RAPHAEL
THÁNH
SIMEON
THÁNH
STEPHEN
THÁNH
SYLVANUS
THÁNH
THADDAEUS
THÁNH
TIMOTHY
THÁNH
MATTHEW
THÁNH
MARK
THÁNH
LUKE
THÁNH
JOHN
6. CÁC LOẠI THÁNH GIÁ
TG giáo hội
Công giáo La
Mã
TG Crucifix
TG, bt cho sự
thương khó của
Chúa
TG, bt cho sự
thương khó của
Chúa
TG bốn đầu nhọn
TG với hình
mũi đinh
TG đồi Sọ TG và mão gai TG Lambeau
TG có trang trí
hoa lyly
TG với biểu
tượng 3 ngôi
TG với biểu
tượng 3 ngôi
TG với biểu
tượng 3 ngôi
TG Thánh
James (trang trí
bằng hoa iris và
có 1 đầu nhọn)
TG Thánh
Nicholas
TG được
dùng ở các
nhà thờ Ai
Cập
TG (Ankh:
chìa khoá)
TG với hình
quả táo
TG với hình
quả táo
TG với hình quả
táo
TG với hình Thánh giá Thánh giá, bt Thánh giá, bt Thánh giá của
quả táo thánh Giăng của Đức giám
mục
của Giáo hoàng Giáo hoàng
TG tộc trưởng
TG giáo hội
chính thống
giáo
TG dùng trong
chiến trận
TG có khứa
răng cưa
TG lõm
TG tràng hạt TG rỗng TG ô vuông
TG thuộc dòng
tu Dominic
TG với vòng tròn
nhỏ
TG trang trí
dây thừng
TG dây thừng
bao quanh
TG dây thừng
bao quanh
TG Thánh Peter
TG, bt của thánh
Andrew
TG hình chữ
Y
TG hình mỏ
neo
TG hình mỏ
neo
TG hình mỏ
neo
TG hình mỏ neo
TG hình mỏ
neo
TG hình mỏ
neo
TG trang trí dây
nho
TG trang trí hoa
hồng Sharon
TG do Thánh
Columba tạo nên
tại đảo Iona
TG xứ Xen tơ TG hình chữ T TG T. Phanxit TG INRI TG INRI
TG Alpha &
Omega
TG + các chữ
viết tắt “Jesus
Sự hợp nhất
giữa hai bt
TG Hoà bình
Jesus, Đấng cứu
thế
Christ, đấng
chiến thắng”
alpha và
Omerga
Đức mẹ Mari
Jesus Christ,
con của Chúa là
đấng cứu thế
Jesus Christ,
con của Chúa,
là đấng cứu thế
Hồng ân của
Chúa
TG dùng trong
quân đội
TG Thánh
Benedict
TG Phos Zoe Thánh giá UC
Jesus Christ
“Iota” (I) “Chi”
(X)
Chi (X) Rho (P):
Christ
Rho (P) Chi Pro
Thánh giá Chi
Pro và BT ba
ngôi
IC: Jesus Christ
đấng cứu thế
Monogram of
Jesus
Monogram of
Jesus
TG bt của lễ
cưới
TG bt của lễ
cưới
TG bt của lễ
cưới
TG thánh
Valentine
TG với bt cá
và bánh mì
TG được trang
trí áo choàng đỏ
TG và ngọn
giáo
Thang và
thánh giá
Vũ khí dùng tra
tấn Chúa Jesus
TG và BT ba
ngôi
TG và BT ba
ngôi
TG và chiên
con
TG Thánh
Brendan
TG Thánh đường
TG Hy Lạp TG rỗng
TG của dân tộc
Giecman
TG Thánh
Chad
Thánh giá
Jerusalem
TG Cantonee Thánh giá nhỏ TG hình vuông
TG hình quả
táo
TG với bt ba ngôi
TG hình mỏ
neo
TG rửa tội
TG
Consecration
TG
Consecration
TG Đồi Sọ
TG dùng trong
quân đội
TG Thánh John
(Maltese)
TG Thánh John TG Thánh John TG Thánh John
TG Thánh
John
TG Thánh John TG chìa khóa TG màu đỏ TG Thánh Patrick
7. BIỂU TƯỢNG THÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGÀNH Y TẾ
BIỂU TƯỢNG Y TẾ
BIỂU TƯỢNG CƠ ĐỐC GIÁO
Gậy Asclepius Rắn
BT chữ thập đỏ Thánh giá Hy Lạp
BT về việc làm từ thiện Thánh giá Hy Lạp
Ngôi sao sự sống BT Jesus Christ
Bệnh về đường hô hấp Thánh giá Lorraine
Thánh giá trang trí huy hiệu Thánh giá đảo Malta
Thánh John Thánh John
Thánh Andrew Thánh Andrew
Sự chữa bệnh thần diệu Thánh Andrew
8. MÀU SẮC CỦA THÁNH GIÁ
Màu cam Màu vàng Thánh Lazarus Thánh Lazarus Thánh Lazarus
Màu xanh Màu tía Màu đen
Gyronny Cross
Dòng Đa Minh
Màu trắng
Compony Cross
Cầu vồng
Thánh giá trang
trí với nhiều
mảnh ghép
Dây thừng
Hoàng đạo
TG Old Glory Thánh James Li băng
TG, bt của Chúa
Jesus
Hội Giam Lí
TG Thánh David Thuỵ Sĩ Đỏ tía
TG Thánh
Patrick
9. THÁNH GIÁ TRANG TRÍ TRÊN LÁ CỜ
Thánh giá, biểu tượng của Thánh Andrew
St. Patrick,
Valdivia &
Alabama (tiểu
bang của Mỹ)
Florida
Jersey (cờ của
nước Anh)
Burgundy (Tây
Ban Nha)
Potchefstroom
(Nam Phi)
Katwijk (Hà
Lan)
Nova Scotia
(Canada)
Fortaleza (Brazin) Rio de Janeiro
Kanjiza
(Serbia)
Peñamellera
Baja (Tây Ban
Nha)
Confederate
(bang của Mỹ từ
1861-1865)
Zagubica, Serbia Jamaica
Monterey
(Hoa Kì)
Amieva (Tây
Ban Nha)
St Albans (Anh) Lado (Sudan)
Wijchen (Hà
Lan)
Lapovoc,
Serbia
Burundi
Ikurrina (vùng tự
trị miền bắc
TBN)
Pecinci, Serbia Quốc Kì Anh
Koceljeva,
Serbia
Tallahassee,
USA
Scotland
Amsterdam, Hà
Lan
Ouder-Amstel,
Hà Lan
Amstelveen,
Hà Lan
Breda, Hà
Lan
Strijen, Hà Lan
Breukelen, Hà
Lan
Cromstrijen, Hà
Lan
Bernisse, Hà
Lan
Hendrik-Ido-
Ambacht, Hà
Lan
Thánh giá Hy Lạp
Hy Lạp Nhà thờ xứ Wales TP Marseille
(Pháp)
TP Groningen
(Hà Lan) Dominican
Ražanj, Serbia Piedmont (Ý) Obrenovac,
Serbia
Quốc đảo
Tonga Cờ nước Anh
London Cộng hoà Georgia Montreal
(Canada)
Gornji Milanov
ac, Serbia
Leskovac,
Serbia
Đảo Sardinia
(Ý) Alderney (Anh )
Sitges (Tây Ban
Nha)
Guernsey
(thuộc Vương
quốc Anh)
Đảo Herm
(thuộcGuerns
ey )
Cộng hoà
Malta
Alderney (thuộc
Guernsey)
Čukarica, Serbia Starčevo, Serbia
Zhytomyr Obl
ast, Ukraine
Morcín (Tây
Ban Nha)
Quebec (Canada) St. David, Wales
St. Piran,
Cornwall
(Vương quốc
Anh)
St. Petroc,
Devon (vương
quốc Anh)
Dominica
Đảng Dân Chủ,
Trung Quốc
De Haan, Bỉ
Switzerland &
Santa Cruz de
Mompox
Biểu tượng thánh giá của người Secbi được sử dụng trên cờ tôn giáo của liên bang Nam
Tư
Serbian cross Arandjelovac Kragujevac Surdulica Vozdovac
Vracar Zvezdara
Thánh giá Bắc Âu
Shetland &
Calais
(Scotlen)
Iceland Đảo Åland (Phần
Lan) Thuỵ Điển Phần Lan
Bayamón
(thuộc Puerto
Rico)
Đảo Faroe (Đan
Mạch) Đan Mạch Volyn, Ukraine Na Uy
Đảo Orkney
(Scotlen) Vepsia São Paulo, Brazil
Các loại thánh giá khác
Christian Slovakia Arilje, Serbia Stari Grad, Serbia Free French
Sobrescobio
(TBN)
Ternopil Oblast,
Ukraine
Sumy Oblast,
Ukraine Asturias (TBN)
Adjuntas
(Puerto Rico)
Vrnjačka Banj
a, Serbia
Rivne Oblast,
Ukraine
Vinnytsia Oblast,
Ukraine
Poltava Oblast,
Ukraine
Barajevo,
Serbia
Occitan,
(Pháp)
Horni
Mostenice,
Czech Republic
Čajetina, Serbia Kukljica, Croatia
Covilhã, Bồ
Đào Nha
Crossland Indian flag of Kuna, Panama & New Mexico, Vinnytsia
Banner Jainism Colombia USA city, Ukraine
10. CÁC LOẠI THÁNH GIÁ Ở CÁC NHÀ THỜ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Nhà thờ Đa Minh
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Hạnh
Thông Tây
Nhà thờ Huyện Sĩ
Nhà thờ
Cha Tam
11. TAM VỊ NHẤT THỂ (THE TRINITY)
BT ba ngôi
BT ba ngôi trong
Kinh Thánh
BT ba ngôi BT ba ngôi
BT ba ngôi BT ba ngôi
BT ba ngôi trên cửa sổ
Vòng tròng và hình
tam giác, bt ba ngôi
BT ba ngôi của người
Xento
BT ba ngôi
BT ba ngôi
Hoa iris, bt ba ngôi
3 con cá, BT ba ngôi
Hoa iris, bt ba ngôi
Sự kết hợp của ba ngôi
Sự kết hợp của ba
ngôi
BT ba ngôi BT ba ngôi BT ba ngôi BT ba ngôi
BT ba ngôi mô phỏng
hình dáng cái khiên
BT ba ngôi BT ba ngôi hình ba lá
BT ba ngôi với 3
vòng tròn lồng vào
nhau
12. BIỂU TƯỢNG Ở CÁC NHÀ THỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÊN BIỂU TƯỢNG
Nhà thờ
Đa Minh
Thánh Luca Thánh Marco Thánh Gioan Thap chuông
Chim bồ câu
Thập giá chìa
khóa
Đầu rồng
Nhà thờ
Đức Bà
Chim bồ câu Thánh giá Thánh giá
BT Tam vi nhất
thể
Alpha và
Omega
Nhà thờ
Hạnh
Thông
Tây
Thánh giá Thánh giá Tên Chúa Mắt Chúa
Nhà thờ
Huyện Sĩ
Thánh giá BT ba ngôi BT Omega Bàn thờ
Ngôi sao tám
cánh
Ngôi sao 6 cánh Chiên con Chim bồ nông
Nhà thờ
Cha Tam
Hình tròn Thánh giá Thánh giá
Thánh giá
BT tam vị nhất
thể
Hoa sen
PHỤ LỤC C
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG PHẬT GIÁO
1. DẤU CHÂN PHẬT
Dấu chân Phật
Dấu chân Phật
(Gandhara / Swat
Area, Pakistan)
2nd - 3rd centuries
A.D.,
Dấu chân Phật
làm bằng sơn
mài với 108
biểu tượng tốt
Dấu chân Phật
nằm nghiêng,
Bangkok
Dấn chân Phật
lớn ở đền Wat
Bowon, Thái
Lan
Dấu chân Phật
bằng đá, 1st-2nd
century
Dấu chân Phật bằng
đá vôi trên tháp chứa
hài cốt Amaravati,
Ấn Độ, 1st cent. BC.
Dấu chân Phật
và hoa, tại đền
Mahbodhi, Ấn
Độ
Dấu chân Phật
tp cổ Saraburi,
Bangkok,
Thai Lan
Dấu chân Phật
tại Sanchi
Dấu chân Phật
Dấu chân Phật
xuất hiện trong
nghệ thuật vào
TK 16
Dấu chân Phật
tại Thái Lan
(với hoa và
đồng xu)
Dấu chân
Phật tại
Settawya
Paya,
Myanmar
Dấu chân Phật với
những biểu tượng
của Phật giáo,
Srilanka
Dấu chân Phật tại
bảo tàng nghệ
thuật
Tranh về dấu chân
Phận, Thái Lan
Tập hợp 108
tướng tốt của
Phật
Dấu chân Phật
tại đền Ananda
Pahto
Dấu chân Phật
tại Shwemoktaw
Paya, Pathein.
Dấn chân và biểu
tượng bánh xe
luân hồi
Dấu chân Phật
nằm nghiêng, tại
Myanmar
Dấu chân Phật,
Pakistan
Dấu chân Phật,
Pakistan
Dấu chân Phật,
Myanmar
Dấu chân Phật,
Nhật Bản
Dấu chân Phật tại
đền Gokurakuji,
Nhật Bản
Dấu chân Phật
thời Edo, tại đền
Kannonji, Nhật
Bản
Dấu chân Phật
trên đá, tại đền
Yakushi, Nhật
Bản
Dấu chân Phật tại
Tây Tạng
2. BIỂU TƯỢNG CON VẬT TRONG PHẬT GIÁO (THE ANIMAL SYMBOL IN
BUDDHIST)
Rồng Hổ Sư tử trắng Chim ưng khổng lồ
Rồng Tây Tạng Hổ Tây Tạng
Sư tử trắng là biểu
tượng quốc gia của
Tây Tạng
Hươu cái
Chim Phượng hoàng Bò Tây Tạng Bò Tây Tạng
Bốn đạo hữu hòa
thuận
Bốn đạo hữu hòa thuận Cá vàng Cá vàng
Cá vàng
fur-bearing fish (con của
rái cá và cá)
Sư tử tám chân (con
của chim ưng và sư tử)
makara crocodile (con
của ốc sên và cá sấu )
Ba con vật lai
Ngựa trắng
3. THREE JEWELS SYMBOLS IN BUDDHIST (TAM BẢO)
Biểu tượng tam bảo, tìm
thấy trên tháp chứa hài cốt
Sanchi, 1st century BC
Biểu tượng tam bảo
trên dấu chân Phật
1st century CE,
Gandhara.
Sự kết hợp của các
biểu tượng Phật giáo,
trên cổng Torana tại
bảo tháp Sanchi, 1st
century BC.
Biểu tượng tam
bảo
Biểu tượng tam bảo Biểu tượng tam bảo
Dấu chân Phật và
biểu tượng tam bảo,
from 1st-2nd century
Gandhara
Biểu tượng tam
bảo
Hai kiểu khác nhau về biểu
tượng tam bảo
Biểu tượng tam bảo Biểu tượng tam bảo
Biểu tượng tam
bảo
Biểu tượng tam bảo Biểu tượng tam bảo
Tư thế chấp tay trước
ngực giữ biểu tượng
tam bảo
Biểu tượng tam
bảo
4. SWASTICA (THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ)
Biểu tượng chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn
trên ngôi chùa ở Đài
Loan
Biểu tượng chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trên
ngưỡng của của ngôi
nhà ở Maharashtra, Ấn
Độ.
Ngai vàng và dấu chân
Phật với biểu tượng
mặt trời và chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn
theo chiều kim đồng
hồ
Biểu tượng chữ Vạn
ngược chiều kim đồng
hồ
Biểu tượng chữ Vạn
được vẽ trên đồ gốm vào
thời kì đồ đá mới (2600-
2300 B.C), bảo tàng
nghệ thuật Hồng Kông
Biểu tượng chữ Vạn Biểu tượng chữ Vạn và Biểu tượng chữ Vạn Biểu tượng chữ
dấu chân Phật Vạn(dùng trong đạo
Hindu, Ấn Độ)
Biểu tượng chữ Vạn
(đạo Hindu)
Biểu tượng chữ Vạn
(đạo Jain)
Biểu tượng chữ Vạn
trở nên phổ biến trong
văn hóa
Biểu tượng chữ Vạn
(đạo Hindu)
Biểu tượng chữ Vạn
(nhà của người Ấn Độ)
Biểu tượng chữ Vạn
trong đám cưới của
người Ấn Độ
Biểu tượng chữ Vạn trên
đồ trang sức của người
Ấn Độ
5. SAUSWASTIKA (NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ)
Biểu tượng chữ Vạn
trên ngực của tượng
Phật
Biểu tượng chữ vạn trên
ngôi chùa ở Hàn Quốc
Biểu tượng chữ Vạn phổ
biến ở các ngôi chùa
Hàn Quốc
Tượng Phật
với biểu
tượng chữ
Vạn tại chùa
Hanshan,
Trung Quốc
Biểu tượng chữ Vạn
được trang hoàng ở
đường viền mái nhà
của ngôi chùa ở Hồng
Kông
Biểu tượng chữ Vạn
trên bản đồ tàu điện
ngầm ở Đài Bắc
Biểu tượng chữ Vạn
ngược chiều kim đồng
hồ
Biểu tượng
chữ Vạn tại
miếu thờ
Phật ở
Tokyo
Biểu tượng chữ Vạn
trên cửa một ngôi chùa
ở Hàn Quốc
Biểu tượng chữ Vạn và
hoa sen trên cây đèn ở
Hàn Quốc
Biểu tượng chữ Vạn trên
ngực của Đức Phật (trên
tờ tiền của người Hoa ở
Bangkok, 2001)
Biểu tượng
chữ Vạn trên
ngực tượng
Phật bằng
đồng
Biểu tượng chữ Vạn
tại Sensoji
Văn phòng hành chính
Woljeongsa Hàn Quốc,
có biểu tượng chữ Vạn
hết sức ấn tượng
Biểu tượng chữ Vạn trên
đá gần Ilkley, phía Tây
Yorkshire
Dấu hiệu chữ
Vạn trên
ngực của
tượng Phật
6. BIỂU TƯỢNG CHỮ VẠN TRÊN LÁ CỜ
Cờ của Đảng quốc
xã
Cờ của Đảng
quốc xã
Cờ của Đảng
quốc xã
Cờ nghi thức
đặc biệt của
tổng thống
Phần Lan
Cờ của Đảng quốc xã
Chim đại bàng và
biểu tượng chữ
vạn trên lá cờ
Chim đại
bàng và biểu
tượng chữ
vạn trên lá cờ
của đế chế
Đức
Cờ của quân
đội Đức
Cờ của Đảng
quốc xã
Đền thờ Hindu treo
cờ có biểu tượng chữ
Vạn, Sarahan India
Cờ nước Đức: chữ
vạn,thánh giá,
Cờ đuôi nheo
được gắn trên
Cờ nước Mỹ,
năm 1932
Cờ của Đảng
quốc xã
Cờ Hy Lạp với biểu
tượng chữ vạn
chim đại bàng xe sĩ quan cao
cấp Đức
Cờ của
Stamfordshire
năm 2004
Cờ nước Mỹ
với biểu
tượng chữ
vạn, năm
1915
Cờ của đạo
Tainism (Ấn
Độ)
Cờ của thổ
dân Panama
và miền Tây
Bắc Colombia
Cờ của không quân
Phần Lan
7. BIỂU TƯỢNG CHỮ THẬP NGOẶC ĐẢNG QUỐC XÃ SỬ DỤNG (THE NAZI
SWASTICA)
Chim đại bàng và biểu
tượng chữ vạn (biểu
tượng của quốc gia)
Chim đại bàng và biểu
tượng chữ vạn
Tấm áp phích chính
trị kêu gọi bầu cử,
tháng 11/1932
Cờ của Đảng
quốc xã
Cờ của Đảng quôc xã
Biểu tượng của Đảng
quốc xã
Biểu tượng của Đảng
quốc xã
Biểu tượng
của Đảng
quốc xã
Biểu tượng của Đảng
quốc xã
Các biểu tượng của Đức
quốc xã: bao gồm
Swastika (chữ vạn)
Tranh biếm họa, so
sánh hai biểu tượng:
ngôi sao Davit và
biểu tượng của Đảng
quốc xã, cho rằng
chúng giống nhau
(Ad-Dustour,
November 13, 2000).
Biểu tượng
của Đảng
quốc xã
Đảng quốc xã
Biểu tượng của Đảng
quốc xã
Phụ nữ Tiệp Khắc
treo cờ ĐQX, đề
phòng quân đội Đức
chiếm đóng,
30/9/1938
Con tem có
hình ảnh biểu
tượng của
ĐQX treo trên
giá treo cổ
Máy bay nhào lộn trên
không có biểu tượng
của ĐQX, được trình
diễn trong Olympic
mùa hè, 1936, trưng
bày tại bảo tàng hành
không Ba Lan
Thánh giá và biểu tượng
chữ vạn (được sử dụng
trong ĐQX)
Con tem có biểu
tượng chim đại bàng
và biểu tượng chữ
vạn
Hitler với các
thành viên
ĐQX vào năm
1030
8. SWASIKA Ở CÁC CHÙA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chùa Huỳnh Kim
Chùa Huỳnh
Kim
Chùa Huỳnh Kim
Chùa Thới
Hòa
Chùa Thới
Hòa
Chùa Thới Hòa
Chùa Thới
Hòa
Chùa Lâm Tế
Chùa Lâm
Tế
Chùa Vĩnh
Nghiêm
Chùa Vĩnh
Nghiêm
Chùa Vĩnh
Nghiêm
Việt Nam Quốc
Tự
9. BIỂU TƯỢNG Ở CÁC CHÙA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÊN BIỂU TƯỢNG
Chùa
Huỳnh Kim
Hoa sen Long chầu nguyệt Bánh xe pháp
Chùa
Lâm Tế
Cá chép hóa
rồng
Hình tròn Hoa sen
Chùa
Thới Hòa
Bánh xe pháp Long chầu nguyệt Hoa sen Bánh xe pháp
Chùa
Vĩnh
Nghiêm
Bình quí Hoa sen Bánh xe pháp Bánh xe pháp
Bánh xe pháp Chữ vạn Bảo tháp Hoa sen
Việt Nam
Quốc Tự
Hoa sen Hoa sen Chữ Vạn Hoa sen
Chùa
Pháp Hoa
Bánh xe pháp Cá chép hóa rồng Long chầu nguyệt
Long chầu
nguyệt
Hoa sen Bình quí Dây trường thọ Tam bảo
10. CÁC NHÓM BIỂU TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG PHẬT GIÁO
TÂY TẠNG
TÁM BIỂU TƯỢNG VỀ VẬN MAY (THE EIGHT SYMBOLS OF GOOD FORTUNE)
Cái lọng Cá vàng Vỏ ốc xà cừ Hoa sen
Dấu hiệu chiến
thắng
Bình quí
Bánh xe pháp
luân
Dây trường thọ
BỐN ĐẠO HỮU HÒA THUẬN (THE FOUR HARMONIOUS BROTHERS)
1. Voi
2. Khỉ
3. Thỏ
4. Gà gô
NĂM BIỂU TƯỢNG VỀ SỰ VUI MỪNG (THE FIVE QUALITIES OF ENJOYMENT)
1. Gương
2. Sáo
3. Chậu hương trầm
4. Trái cây
5. Dải lụa
SÁU BIỂU TƯỢNG VỀ CUỘC SỐNG TRƯỜNG THỌ
1. Núi đá
2. Nước
3. Cây
4. Ông lão
5. Đôi sếu
6. Linh dương
BA CON VẬT LAI (THE THREE SYMBOL OF VICTORY IN
THE FIGHT AGAINST DISHARMONY)
1. Sư tử (Eight– legged lion)
2. Cá (Fur–bearing fish)
3. Cá sấu (Makara Crocodile)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH018.pdf