MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 thành phần dân tộc khác
nhau. Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số thuộc cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, tập trung
nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Chữ Chăm đã có từ lâu
đời, đồng bào Chăm truyền tụng và nâng niu, song ít được phổ biến rộng rãi
trong các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu dành cho lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo nhằm nghiên cứu nghi thức hành lễ; hoặc chỉ có một bộ phận người
Chăm dùng để tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Với chủ trương
của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và chữ viết của các dân tộc thiểu
số, các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên cho
đến những văn kiện gần đây đều thống nhất một quan điểm: Tôn trọng quyền
tồn tại và phát triển của tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đồng thời hỗ
trợ để tiếng nói và chữ viết của họ phát triển.
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 có ghi: "Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình".
Quyết định của Chính phủ số 53/CP ngày 22/02/1980 có đoạn viết:
"Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn
trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển. Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều
được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo chữ La tinh"[10].
Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, tại điều 4 có viết: “Giáo dục
tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử
dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện
Giáo dục tiểu học[21].
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết:
"Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền
dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục,
tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình".
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tiếng nói
và chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể hơn là tiếng nói và chữ viết của
dân tộc Chăm, một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm ở huyện
Hàm Thuận Bắc đã tiến hành việc dạy tiếng Chăm cho học sinh người Chăm.
Song, nhu cầu học chữ Chăm không chỉ giới hạn ở học sinh tiểu học, mà
nhiều người dân Chăm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên mong muốn được
học cái chữ của dân tộc mình. Đây là nguyện vọng chính đáng nhằm góp phần
nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, phản ánh tính đúng đắn về chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta.
Là một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số có dân số ở mức trung bình trong
tổng số 54 dân tộc ở Việt Nam, tiếng Chăm cùng với nền văn hoá Chăm có
vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành và xây dựng nền văn hoá
Việt Nam và được coi là một môn học trong hệ thống giáo dục tiểu học đối
với học sinh Chăm. Việc phát sóng bằng tiếng Chăm và đưa tiếng Chăm vào
dạy học trong nhà trường đã được bà con dân tộc Chăm phấn khởi đón nhận.
Tiếng Chăm hiện nay là một trong những tiếng dân tộc được phát sóng trên
các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận và tập san Dân tộc và Miền núi do
Thông tấn xã Việt Nam xuất bản bằng tiếng Chăm đã mang đến cho đồng bào
người Chăm nhiều thông tin quí giá[34]. Song, để tiếp nhận đầy đủ lượng
thông tin trên, người dân Chăm càng phải cần có vốn hiểu biết chữ Chăm làm
công cụ truyền tải.
Hiện nay tiếng Chăm có các biến thể khác nhau và các loại hình chữ
viết khác nhau, đó là tiếng Chăm gốc và tiếng Chăm biến thể. Trong giao tiếp
hàng ngày, người Chăm sử dụng tiếng Chăm biến thể, trong khi đó trên 60%
người Chăm (đặc biệt là người ở lứa tuổi dưới 50) nghe không hiểu, hoặc hiểu
rất ít tiếng Chăm cổ đang dùng phát sóng trên các phương tiện phát thanh-
truyền hình[34]. Như vậy, thực tế phần lớn người Chăm chưa hiểu rõ các nội
dung bài báo được đăng tải trên các tạp chí bằng chữ Chăm hay trên sóng
phát thanh tiếng Chăm, vì một lẽ dễ hiểu là đa số người dân Chăm còn mù
chữ Chăm. Vì mù chữ Chăm và do thường ngày chỉ dùng tiếng địa phương có
nhiều lỗi chính tả, hoặc không còn nhớ từ vựng của tiếng mẹ đẻ mà được thay
thế vào đó bằng nhiều từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài, cho nên đa số người
Chăm chưa thể đọc được chữ Chăm trên mặt báo hay chưa nghe và hiểu hết
tiếng Chăm chuẩn được phát thanh trên sóng của đài phát thanh. Điều đó,
chứng tỏ tiếng nói và chữ viết của người Chăm ngày càng mai một, nếu
không có sự bảo tồn kịp thời và đúng mức thì ngôn ngữ Chăm sẽ dần dần bị
mất hết vai trò của mình trong đời sống xã hội người Chăm. Trong khi đó
tiếng Chăm dạy cho học sinh trong nhà trường tiểu học chưa đủ lực để giữ vai
trò bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết Chăm. Một trong các giải pháp để
giúp cho các em khỏi quên chữ Chăm sau khi học tiểu học và cũng làm cho
người lớn biết chữ Chăm là phải tiến hành mở các lớp dạy chữ Chăm cho
người lớn (độ tuổi 15 - 45). Thế nhưng đến nay tại tỉnh Bình Thuận, chính
quyền tỉnh Bình Thuận chưa tổ chức việc dạy chữ Chăm cho người Chăm hết
độ tuổi học ở trường tiểu học.
Đề tài nghiên cứu “việc quản lý dạy chữ Chăm cho đồng bào dân tộc
Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm đáp ứng tâm tư,
nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc Chăm, làm cho người dân
Chăm biết được chữ Chăm, từ đó sẽ thu nhận nhiều thông tin hữu ích trong
cuộc sống, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm qua các tài liệu
cổ, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm,
tạo nên sự đoàn kết và thể hiện sự bình đẳng dân tộc giữa cộng đồng các dân
tộc ở Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm và tìm hiểu việc tổ
chức dạy chữ Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp thực hiện việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm
ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
3.2. Khách thể nghiên cứu : Người Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45, các trí
thức và các giáo viên người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tiến hành quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm thì sẽ tạo
điều kiện tốt cho người Chăm trong độ tuổi 15 - 45 tham gia học chữ Chăm, ít
nhất ở mức biết đọc và biết viết.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu việc quản lí dạy chữ Chăm cổ cho người học chữ
Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Hệ thống một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
6.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu học chữ Chăm và việc tổ chức dạy chữ
Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận.
6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp quản lý việc dạy chữ Chăm
cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn bản qui phạm pháp luật của chính
phủ, các cấp quản lý giáo dục và các tác giả nói về việc dạy tiếng dân tộc
thiểu số. Nghiên cứu các báo cáo của UBND huyện Hàm Thuận Bắc về tình
hình kinh tế - xã hội của huyện; nghiên cứu các tài liệu nói về người Chăm,
ngôn ngữ Chăm.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Điều tra khoảng 300 người dân Chăm có độ tuổi từ 15 - 45, thuộc 3 xã
của huyện Hàm Thuận Bắc có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhằm
tìm hiểu thực trạng học chữ Chăm (Trình độ chữ Chăm, nhu cầu, mục đích
học chữ Chăm). Xác định mức độ và tần số về nhu cầu học tiếng Chăm, hình
thức tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi.
Điều tra (phỏng vấn bằng phiếu) 50 người, gồm một số chức sắc tôn
giáo, lão làng, trưởng thôn, trí thức và giáo viên người Chăm nhằm khẳng
định nhu cầu, mục đích và những đề xuất khác của việc học chữ Chăm.
Điều tra hiệu trưởng ở các trường Tiểu học có dạy tiếng Chăm, các giáo
viên người Chăm và một số cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo
nhằm góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp quản lý dạy tiếng Chăm.
7.3. Phương pháp thử nghiệm
Trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép tổ chức mở lớp
dạy (thử nghiệm) 3 lớp học tiếng Chăm cho người lớn tuổi , mỗi xã một lớp,
nhằm rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy tiếng Chăm và công tác quản lý
việc giảng dạy tiếng Chăm cho người lớn tuổi, tạo khí thế ban đầu cho phong
trào học tiếng Chăm trong huyện.
7.4. Phương pháp toán học thống kê
Dùng để xử lí kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng thống kê để tính tần
số, tỉ lệ phần trăm về: Trình độ chữ Chăm; nhu cầu, mục đích và hình thức
học tập chữ Chăm.
8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
8.1. Nghiên cứu lí luận
* Nghiên cứu về tính hợp pháp, sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý
các lớp học chữ Chăm cho người Chăm (Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2006).
* Nghiên cứu khái niệm công cụ (Từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006).
8.2. Nghiên cứu thực trạng
* Tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội,
giáo dục và người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 8/2006).
* Khảo sát thực trạng biết chữ Chăm, nhu cầu và mục đích học chữ
Chăm của người Chăm ở độ tuổi 15 - 45 qua khoảng 300 phiếu điều tra
(tháng 8/2006).
* Khảo sát khoảng 50 phiếu phỏng vấn, tìm hiểu nguyện vọng của các
già làng, các chức sắc tôn giáo, các trí thức trong cộng đồng người Chăm về ý
nghĩa và sự cần thiết của việc tổ chức học chữ Chăm cho người Chăm (tháng
8/2006).
* Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm ở huyện
Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006).
* Khảo sát thực trạng về công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho
người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006).
* Xử lý số liệu điều tra (tháng 10/2006 - 12/2006).
* Tổng hợp số liệu, các tư liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu
(tháng 01/2007 - 8/2007)
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đào
tạo Bình Thuận đồng ý, cho phép mở lớp dạy tiếng Chăm cho giáo viên, cán
bộ và thanh niên người Chăm nhằm mục đích bồi dưỡng, từng bước đào tạo
đội ngũ có trình độ tiếng Chăm, bổ sung lực lượng giáo viên dạy tiếng Chăm
trong trường tiểu học. Qua lớp dạy tiếng Chăm này, đông đảo bà con người
Chăm, đặc biệt là thanh niên Chăm rất mong muốn học cái chữ của dân tộc
77
mình. Từ nguyện vọng đó và trên cơ sở tờ trình của các trưởng thôn có đông
đồng bào Chăm sinh sống, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo Hàm
Thuận Bắc đã trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép được
mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ và thanh niên người dân tộc Chăm. Tại
văn bản số 462/SGD ĐT-KHTC ngày 11/10/2006, Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo Bình Thuận đã cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo Hàm
Thuận Bắc mở lớp giảng dạy tiếng Chăm cho cán bộ và thanh niên người dân
tộc Chăm. Hiện nay, tại huyện Hàm Thuận Bắc đã mở thêm 3 lớp tiếng Chăm
cho cán bộ và thanh niên với 116 học viên theo học (tính đến tháng
11/2006)[20].
Việc quản lý các lớp học chữ Chăm cho người lớn được thực hiện như
sau:
2.4.1. Quản lý việc lập kế hoạch phát triển lớp học chữ Chăm
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng trường
Tiểu học đang giảng dạy tiếng Chăm cho học sinh tiến hành lập kế hoạch mở
lớp học chữ Chăm cho người lớn và trình cho Phòng Giáo dục và Đào tạo
biết.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt kế hoạch mở lớp học chữ Chăm cho
người lớn của nhà trường; xem xét, bố trí giáo viên dạy tiếng Chăm trong
trường tiểu học kết hợp với việc dạy lớp chữ Chăm cho ngưòi lớn; thông báo
cho chính quyền địa phương biết kế hoạch mở lớp học chữ Chăm cho người
lớn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận
Bắc và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận biết để theo dõi, chỉ đạo và đề
nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí.
78
2.4.2. Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy
- Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được Phòng Giáo dục và Đào tạo
phân bổ, cấp phát đến từng trường học có lớp học tiếng Chăm như việc cấp
phát chương trình và sách giảng dạy các bộ môn khác trong trường học.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng các trường tiểu học
quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy chữ Chăm cho người
Chăm lớn tuổi như việc quản lý chương trình học xoá mù chữ trên địa bàn
mình phụ trách.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực
hiện chương trình học chữ Chăm cho ngưòi lớn, qua đó đánh giá công tác
quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học có lớp học chữ Chăm.
2.4.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của giáo viên
- Sau khi bàn bạc với các giáo viên dạy tiếng Chăm, Phòng Giáo dục và
Đào tạo quy định, hướng dẫn việc soạn giáo án của một tiết dạy chữ Chăm
cho người lớn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng
trường tiểu học, Tổ trưởng tổ Tiếng Chăm trong việc hướng dẫn soạn bài,
kiểm tra và góp ý việc soạn bài của giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn.
Giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn chịu sự kiểm tra về bài soạn của Tổ
trưởng Tiếng Chăm và Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức lớp học.
2.4.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
- Phòng Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở các Hiệu trưởng quan tâm đến
việc dự giờ, thăm lớp học chữ Chăm để nhằm động viên tinh thần học tập của
học viên và nhận xét, góp ý tiết dạy của giáo viên.
- Trong khi chưa có tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên lớp học
chữ Chăm cho người lớn tuổi, Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho các Hiệu
79
trưởng dựa trên tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên tiếng Chăm trong
trường tiểu học và tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy lớp xoá mù chữ để đánh
giá giờ dạy của giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
Quản lý giờ lên lớp của giáo viên ở lớp học chữ Chăm cho người lớn là
việc làm rất khó khăn, chủ yếu lấy việc động viên tinh thần trách nhiệm của
người giáo viên là chính.
2.4.5. Quản lý việc sinh hoạt tổ (chuyên môn) tiếng Chăm, dự giờ và
quá trình giáo dục của giáo viên dạy chữ Chăm.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định Tổ trưởng tiếng Chăm trong
trường tiểu học chịu trách nhiệm quản lý hoạt động giảng dạy chữ Chăm cho
người lớn; Hiệu trưởng trường Tiểu học có tổ tiếng Chăm chịu trách nhiệm
quản lý nội dung hoạt động của hoạt động của tổ này; các tiết dự giờ, thao
giảng của giáo viên lớp chữ Chăm cho người lớn cũng được tính như số tiết
dạy trong trường Tiểu học khi kiểm tra tay nghề của giáo viên.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo xem kết quả hoạt động của tổ tiếng Chăm
và việc dạy chữ Chăm cho người lớn là cơ sở để đánh giá công tác quản lý
trường học của Hiệu trưởng.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra việc quản lý trường học
của Hiệu trưởng, trong đó có thanh tra nội dung công tác chỉ đạo của Hiệu
trưởng về hoạt động dạy chữ Chăm cho người lớn.
2.4.6. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định:
- Hồ sơ chuyên môn của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho người lớn
như hồ sơ của giáo viên dạy xoá mù chữ phổ thông (tiếng Việt), bao gồm:
+ Giáo án
+ Sổ điểm
80
+ Sổ dự giờ (chung cho các lớp khác, tính trên mỗi giáo viên)
+ Sổ chủ nhiệm
- Các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho
người lớn phải thể hiện bằng tiếng Việt ở một số nội dung.
2.4.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
- Phòng Giáo dục và Đào tạo qui định tạm thời việc thực hiện chế độ
kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở lớp học chữ Chăm cho người lớn như chế
độ kiểm tra đánh giá một lớp học xoá mù chữ phổ thông (tiếng Việt) hiện
hành, bao gồm:
+ Điểm kiểm tra miệng
+ Điểm kiểm tra 15 phút
+ Điểm tra 1 tiết
+ Điểm kiểm tra 3 giai đoạn theo chương trình học
+ Điểm kiểm tra cuối khóa học
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường tiểu học chịu
trách nhiệm tổ chức việc đánh giá kết quả học tập của lớp học, báo cáo kết
quả học tập cho Phòng Giáo dục và Đào tạo vào cuối mỗi giai đoạn theo tiến
độ thực hiện chương trình của lớp học chữ Chăm cho người lớn.
2.4.8. Quản lý việc phân công giáo viên giảng dạy lớp học chữ Chăm
- Hiệu trưởng phân công giáo viên đảm nhận giảng dạy lớp học chữ
Chăm cho người lớn, trên cơ sở đề nghị của Tổ trưởng tổ tiếng Chăm trong
trường, chủ yếu là các giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy chữ Chăm.
- Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi quá trình dạy của giáo viên, khi
cần thiết quyết định điều chỉnh việc phân công.
81
2.4.9. Quản lý quá trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy
chữ Chăm
- Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch đề nghị Sở Giáo dục và đào
tạo đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Chăm chung cho huyện. Năm 2001, Sở
Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo
Hàm Thuận Bắc mở lớp dạy chữ Chăm nhằm tạo nguồn giáo viên tiếng
Chăm[23].
- Năm 2001, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho tất cả số
giáo viên người Chăm đi học chữ Chăm để dạy tiếng Chăm khi cần thiết.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cử giáo viên tiếng Chăm dự các lớp bồi
dưỡng dạy tiếng Chăm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Hiệu trưởng trường Tiểu học thường xuyên tổ chức các chuyên đề về
giảng dạy tiếng Chăm, góp ý giờ dạy tiếng Chăm, duy trì các buổi sinh hoạt tổ
tiếng Chăm; chú ý cách giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
BẢNG 2.13: THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI CHĂM
Có khả GV hơn 60 tuổi
đang dạy hợp
đồng
S Đơn vị
Công tác
Số
GV
Giới
nữ
Trình độ năng dạy TT chuyên môn chữ Chăm
1 Ma Lâm 2 0 THSP 2 2
2 Hàm Phú 3 1 THSP 1 1
3 Hàm Trí 7 3 THSP 4 1
4 Xã khác 7 3 THSP 0 0
Cộng 19 6
7 4
( Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc)[19]
Tính đến ngày 01/01/2007, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm trong
huyện Hàm Thuận Bắc có 7 người, trong đó có 4 giáo viên đã về hưu đang
hợp đồng giảng dạy lại và 1 người đang giữ chức vụ Hiệu trưởng. Số giáo
82
viên này đang đảm nhận giảng dạy cho 20 lớp học tiếng Chăm trong các
trường tiểu học và 3 lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi. Tổng số giáo viên
người Chăm là 19 người trong tổng số 4486 người Chăm ở huyện Hàm Thuận
Bắc, chỉ chiếm 4% so với dân số Chăm, trong khi đó tỉ lệ này ở ngưòi Kinh là
13,3% (nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc). Trong 19
giáo viên tiểu học người Chăm thì chỉ có 7 người chiếm 38,8% có khả năng
giảng dạy được chữ Chăm, hiện họ đang đảm nhận việc giảng dạy môn tiếng
Chăm trong các trường tiểu học. Song, trong số đó cũng có đến 4 người đã
ngoài 60 tuổi. Như vậy, thực tế chỉ con 3 giáo viên chính thức là có khả năng
giảng dạy tiếng Chăm, nếu không kịp thời đào tạo cho đội ngũ giáo viên
người Chăm có trình độ chữ Chăm để họ có thể dạy tiếng Chăm thì khó có thể
duy trì được việc giảng dạy tiếng Chăm trong các trường tiểu học như hiện
nay và cũng không tiến hành được việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
2.4.10. Quản lý các phương tiện và điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng
dạy
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học
chịu trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học chữ Chăm.
Thông thường các Hiệu trưởng chọn một Phòng học có bàn ghế thích hợp với
người lớn để bố trí cho lớp học.
- Theo đề nghị của các Hiệu trưởng trường học, Trưởng Phòng Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo việc mua sắm mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ
dùng dạy học…Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý những tài sản này như
các tài sản khác của trường.
Tuy nhiên, thực tế sách giáo khoa có rất ít, hầu hết là phải phô tô để
tạm dùng, chứ chưa có đủ bản in chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; do
bàn ghế ở các phòng học trong nhà trường chủ yếu là dành cho học sinh tiểu
học nên chưa phù hợp với học sinh lớn tuổi ngồi học. Các trường học này có
83
đề nghị trang bị bàn ghế dành cho người lớn tuổi ở một Phòng học riêng để
người học lớn tuổi có thể ngồi học thoải mái hơn.
2.4.11. Quản lý việc tổ chức lớp học và vận động người học ra lớp học
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học
chịu trách nhiệm:
+ Trao đổi với chính quyền địa phương, với Ban nhân dân thôn về kế
hoạch mở lớp học chữ Chăm và đề nghị địa phương giúp đỡ cho việc mở lớp
như: Cử người lo việc an ninh trật tự cho lớp học, vận động người ra lớp học
chữ Chăm, dự khai giảng lớp học chữ Chăm để động viên tinh thần học tập
của người học.
+ Thông báo mở lớp học chữ Chăm
+ Tổ chức tuyển sinh vào lớp học chữ Chăm
+ Tổ chức lễ khai giảng lớp học chữ Chăm
+ Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và dạy
+ Cử giáo viên vận động học viên ra lớp học
+ Theo định kỳ báo cáo tình hình khai giảng, bế giảng và tình hình
học tập cho chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo biết.
- Thực tế các Hiệu trưởng đã hoàn thành đầy đủ các phần việc được
giao, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền, các tổ chức xã hội và các chức sắc
tôn giáo trong việc vận động học viên ra lớp.
2.4.12. Quản lý việc cấp giấy chứng nhận học lực và chế độ khen thưởng
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học
chịu trách nhiệm:
+ Cấp giấy chứng nhận học lực cho học viên lớp chữ Chăm do trường
tiểu học tổ chức giảng dạy như cấp giấy chứng nhận học lực cho học sinh tiểu
84
học và đối tượng xoá mù chữ phổ thông.
+ Quản lý sổ điểm của lớp học chữ Chăm như các loại sổ điểm khác
trong trường.
+ Thực hiện việc khen thưởng học viên và giáo viên đạt thành tích tốt
trong học tập và giảng dạy.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn biểu mẫu giấy chứng nhận học
hết lớp chữ Chăm; kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận học lực của Hiệu
trưởng.
Nhìn chung, tuy việc mở lớp học chữ Chăm có được tiến hành và nhiều
người nhiệt tình tham gia giảng dạy và học tập, nhưng các lớp học chữ Chăm
này chưa thật sự hoạt động ổn định và bền vững vì các lý do chính sau:
* Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận chưa có văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn cụ thể về việc mở lớp dạy chữ Chăm cho người lớn ở tỉnh Bình Thuận.
Cụ thể như chưa hướng dẫn về thực hiện chương trình, sách giáo khoa, cách
đánh giá chất lượng học tập, việc quản lý công tác giảng dạy của giáo viên
dạy chữ Chăm, quy định chế độ trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý
trường học khi tổ chức mở lớp giảng dạy chữ Chăm, hồ sơ lớp học chữ
Chăm…
* Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cũng chưa chủ động lập kế
hoạch mở lớp dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi; việc mở các lớp này còn tùy
thuộc vào sự lo liệu của chính quyền các huyện. Từ đó, chưa có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi lớn, không
có sự chuẩn bị về mặt kinh phí cho lĩnh vực này[24]. Theo quy định hiện
hành, kinh phí xoá mù chữ phổ thông được cấp theo chương trình mục tiêu
cấp Quốc gia nên nguồn chi này không phải do cấp huyện đảm nhận. Sau đó,
vào tháng 10/2007 Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận
85
Bắc tiếp tục đề nghị cấp kinh phí cho việc mở các lớp trên thì Sở Giáo dục và
Đào tạo mới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xem xét[25]. Trong thời
gian chờ tỉnh giải quyết kinh phí, công sức giảng dạy của giáo viên chưa được
tính toán phải giải quyết như thế nào, chủ yếu là động viên sự nhiệt tình giảng
dạy của giáo viên người Chăm để tham gia giảng dạy cho bà con dân tộc
mình.
* Chưa có chương trình, sách giáo khoa chuẩn, thống nhất do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
* Người dân Chăm chưa được quán triệt, giáo dục về ý thức sử dụng,
bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; chưa được tạo điều kiện một
cách thoả đáng để họ ham thích học chữ Chăm như chưa được cấp phát vở
viết, sách giáo khoa chuẩn.
* Sở Giáo dục và Đào tạo chưa quy định trách nhiệm của Phòng Giáo
dục và Đào tạo và đào tạo, của trường tiểu học, giáo viên chuyên trách xoá
mù chữ và của giáo viên giảng dạy chữ Chăm trong quá trình giảng dạy chữ
Chăm cho người lớn tuổi.
2.5. Một số giải pháp quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn
tuổi
2.5.1. Kịp thời biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách hướng
dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
- Cần phải có một chương trình và một bộ sách giáo khoa học chữ
Chăm cho người lớn tuổi được cấp có thẩm quyền biên soạn, phê duyệt. Đây
sẽ là văn bản mang tính pháp lý nhằm bảo đảm cho hoạt động hợp pháp của
một lớp học, là cơ sở cho các cấp quản lý giáo dục kiểm tra đánh giá tình hình
hoạt động và chất lượng của lớp học chữ Chăm.
- Cần phải có sách hướng dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
86
Vì người dạy chỉ được đào tạo để giảng dạy đối tượng là học sinh phổ thông,
chưa nắm bắt được một cách cơ bản về tâm sinh lý người lớn tuổi. Nếu được
tập huấn, hướng dẫn thì người dạy sẽ hiểu biết hơn về đối tượng dạy học,
phương pháp dạy học người lớn, chắc chắn việc dạy học sẽ hiệu quả hơn, chất
lượng học tập cao hơn và phần nào hạn chế tình trạng học viên bỏ học giữa
chừng.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc cần tiếp tục đề nghị Sở
Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận giải quyết việc thiếu chương trình, sách giáo
khoa và sách hướng dẫn giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
2.5.2. Quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường
Tiểu học nơi dạy tiếng Chăm trong trường Tiểu học.
- Quy định trách nhiệm cụ thể của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
và đào tạo, của Hiệu trưởng trường tiểu học trong các phần việc có liên quan
đến công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. Đây là một cơ sở
nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp quản lý giáo dục trong phát
triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và thực hiện chủ trương dạy chữ dân
tộc thiểu số của Chính phủ.
- Uỷ ban nhân dân huyện quyết định bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ của
Phòng Giáo dục và Đào tạo về nội dung quản lý việc dạy chữ dân tộc thiểu số
cho người lớn tuổi trên địa bàn huyện.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn
cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học để thực hiện dạy chữ dân
tộc thiểu số cho người lớn, trong đó có dạy chữ Chăm; phân định nhiệm vụ
của giáo viên chuyên trách xoá mù chữ - phổ cập giáo dục trong việc quản lý
lớp học chữ Chăm cho người lớn
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học
87
và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc dạy chữ Chăm cho
người Chăm lớn tuổi.
2.5.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm
Giáo viên là người quyết định chất lượng dạy học, không có giáo viên
tốt sẽ không có chất lượng học tập tốt. Giáo viên tiếng Chăm ở huyện Hàm
thuận Bắc tỉnh Bình Thuận thiếu về số lượng, đa số chưa được đào tạo chuẩn
để dạy tiếng (chữ) Chăm. Một trong các yếu tố mang tính quyết định chất
lượng học tập chữ Chăm là cần phải có người thầy giáo tiếng Chăm giỏi và có
trách nhiệm trong công việc. Muốn vậy, ngành giáo dục cần thực hiện một số
công việc sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch dài hạn (5 đến 10 năm) về
mở lớp tiếng Chăm, từ đó tính toán nhu cầu số giáo viên dạy tiếng Chăm và
kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy
tiếng Chăm.
- Trong khi chờ Sở Giáo dục và Đào tạo đào tạo giáo viên dạy Tiếng
Chăm, trước mắt vận động số giáo viên người Chăm ra lớp học xoá mù chữ
Chăm và tiếp tục học chương trình sau xoá mù chữ Chăm (lớp 4, lớp 5) để
làm lực lưọng dự bị nồng cốt cho việc đào tạo giáo viên tiếng Chăm sau này.
- Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các hoạt động dự giờ, nhận xét
đánh giá tiết dạy chữ Chăm cho người lớn để rút kinh nghiệm cho việc giảng
dạy.
2.5.4. Đẩy mạnh việc vận động người học ra lớp học
Người học có ra lớp học hay không là một vấn đề rất quan trọng quyết
định sự thành bại của việc tổ chức lớp học, nhất là ở các lớp học đòi hỏi cao
về tính tự giác của người học. Vì vậy, cần phải huy động, động viên người
học ra lớp học. Đây là việc làm hết sức khó, đòi hỏi phải có sự phối hợp trách
88
nhiệm giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các lão làng và chức sắc tôn
giáo. Về trách nhiệm của ngành Giáo dục, cần thực hiện một số biện pháp
sau:
- Hiệu trưởng trường tiểu học có tổ chức lớp học chữ Chăm phải nắm
cụ thể các đối tượng trong diện vận động ra lớp học chữ Chăm; cùng với các
tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương để động viên các thành viên
của đoàn thể mình ra lớp học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tốt công tác chủ nhiệm lớp học chữ Chăm, nhắc
nhở giáo viên thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình ra lớp học của các
học viên, tìm hiểu rõ nguyên nhân học viên phải nghỉ học để kịp thời tạo điều
kiện cho họ ra lớp học.
- Hiệu trưởng phải có kế hoạch và thực hiện việc thăm lớp học để động
viên tinh thần học tập của các giáo viên và học viên.
- Tùy theo điều kiện cụ thể về kinh tế-xã hội của từng địa phương, Hiệu
trưởng cần tính toán thời điểm mở lớp cho thích hợp hơn với sinh hoạt của
cộng đồng, khi cần thiết xin phép Phòng Giáo dục và Đào tạo cho lớp học
nghỉ học để phù hợp với công việc làm ăn ở từng địa phương như vào các cao
điểm vụ mùa hay vào dịp lễ Tết; bàn bạc với chính quyền địa phương có kế
hoạch bảo vệ an ninh trật tự cho lớp học chữ Chăm để mọi người an tâm theo
học.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần cử người thường xuyên theo dõi tình
hình học viên ra lớp học, xem xét phương tiện học tập của người học để kịp
thời có hướng giải quyết.
2.5.5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ dạy và học chữ Chăm cho người lớn
Phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về Phòng học, bàn ghế, bảng đen và
89
những trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho việc dạy và học chữ Chăm
cho người lớn. Có như vậy mới góp phần hoàn thành chương trình dạy học.
Muốn vậy cần thực hiện:
- Hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm và tu sửa về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu dùng vào việc giảng dạy chữ Chăm cho
ngưòi lớn.
- Hiệu trưởng thực hiện việc mua sắm các trang thiết bị, sách giáo
khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy tiếng
Chăm cho học sinh tiểu học và giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi bằng
nguồn kinh phí của trường. Nếu nguồn kinh phí của trường không đáp ứng đủ
để chi cho việc mua sắm trên thì lập tờ trình đề nghị lên Phòng Giáo dục và
Đào tạo để được giúp đỡ.
- Hiệu trưởng đề nghị chính quyền huyện xây thêm Phòng học để phục
vụ cho việc giảng dạy chữ Chăm nếu không có đủ Phòng để tổ chức giảng
dạy; huy động các tổ chức, lực lượng xã hội hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và
phương tiện giảng dạy trong nhà trường.
- Hiệu trưởng có biện pháp bảo quản tốt tài sản nhà trường, động viên
giáo viên và học viên sử dụng, bảo quản tốt sách giáo khoa và trang thiết bị
liên quan đến việc dạy chữ Chăm.
2.5.6. Định mức chế độ chi trả tiền công giảng dạy và kinh phí tổ chức
lớp học; cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi.
Định mức chế độ chi trả tiền công cho việc giảng dạy, kinh phí tổ chức
lớp học và cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi là việc làm hết
sức cần thiết để có cơ sở thanh toán tiền giờ dạy cho giáo viên và các chi phí
cần thiết khác cho việc tổ chức lớp học chữ dân tộc Chăm.
Để đạt được điều đó, cần phải thực hiện một số công việc sau:
90
- Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm kiến
nghị Uỷ Ban nhân dân tỉnh quyết định chế độ chi trả tiền công cho việc giảng
dạy và kinh phí tổ chức lớp học, cấp kinh phí mở lớp chữ Chăm cho người
lớn tuổi.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học thực hiện chi trả
kinh phí cho việc giảng dạy chữ Chăm thật đầy đủ và đúng chế độ.
2.5.7. Ban hành Quy định về các vấn đề chuyên môn trong quản lý
giảng dạy chữ Chăm
Quy định về các vấn đề chuyên môn trong trường học là cơ sở để các
cấp quản lý giáo dục đánh giá và quản lý hoạt động của giáo viên, của Hiệu
trưởng. Các quy định chuyên môn rõ ràng, hợp lý sẽ phân định được trách
nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường, tạo điều kiện tốt cho việc
nâng cao chất lượng giảng dạy.
Để đạt được mục đích trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Sở Giáo
dục và Đào tạo quy định:
- Về hồ sơ sổ sách của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho người lớn,
chẳng hạn gồm: Giáo án, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm.
- Về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh: số con điểm cần kiểm
tra, cách tính điểm, cách xếp loại học tập, điều kiện được lên lớp…
- Quy định việc cấp giấy chứng nhận học hết lớp xoá mù chữ, sau xoá
mù chữ.
- Cơ cấu tổ chức của một lớp học chữ Chăm cho người lớn (Lớp
trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, các tổ phó, số lượng học viên cho mỗi lớp).
- Chế độ thông tin báo cáo về tình hình tổ chức và kết quả giảng dạy
chữ Chăm cho người lớn tuổi.
91
- Tiến trình giảng dạy của một tiết học chữ Chăm cho người lớn.
2.6. Tổ chức mở lớp dạy chữ Chăm thử nghiệm
2.6.1. Chuẩn bị điều kiện mở lớp dạy chữ Chăm
* Hiệu trưởng trường tiểu học nơi có đông đồng bào Chăm báo cáo với
lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo về ý tưởng mở lớp dạy chữ Chăm cho
người Chăm là xuất phát từ nguyện vọng của đồng bào người Chăm qua các
tờ trình đề nghị mở lớp của các thôn trưởng, có ý kiến xác nhận của chính
quyền cấp xã, để lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết
định[27].
* Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề trên ra thảo luận và
xin ý kiến của chi bộ đảng để đi đến sự nhất trí về chủ trương xin mở lớp dạy
chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo lập tờ trình đề nghị Sở Giáo dục & Đào
tạo Bình Thuận cho phép mở lớp dạy chữ Chăm cho cán bộ và thanh niên
người Chăm, xin cấp kinh phí để tổ chức và giảng dạy chữ Chăm cho người
Chăm, đồng thời báo cáo việc làm này cho Uỷ ban nhân dân huyện biết.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo liên hệ Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh
Thuận xin tài liệu về phân phối chương trình và sách giáo khoa học chữ Chăm
cho người lớn tuổi.
* Làm việc với tổ giáo viên dạy tiếng Chăm của huyện để chuẩn bị bố
trí giáo viên giảng dạy.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo làm việc với Hiệu trưởng các
trường Tiểu học nơi dự kiến sẽ mở các lớp dạy chữ Chăm để bố trí cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy và phối hợp với tổ giáo viên tiếng Chăm của huyện
nhằm phân công giáo viên dạy tiếng Chăm cho hợp lý, không ảnh hưởng đến
hoạt động giảng dạy của trường. Giao trách nhiệm quản lí lớp học tiếng Chăm
92
cho các Hiệu trưởng này đảm nhận, xem như việc quản lý một lớp xoá mù
chữ bằng tiếng Việt. Hàng tháng báo cáo tình hình giảng dạy, học tập của lớp
học chữ Chăm cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo.
* Hiệu trưởng các trường học làm việc với các thôn trưởng và đại diện
chính quyền cấp xã nơi dự kiến mở lớp học chữ Chăm biết để tạo sự hậu
thuẩn và bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự cho lớp học.
* Sau khi có văn bản trả lời của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo
dục và Đào tạo trình Uỷ ban nhân dân huyện biết ý kiến của Sở Giáo dục và
Đào tạo, các công việc cần thiết chuẩn bị để mở lớp học chữ Chăm cho người
Chăm.
2.6.2. Tổ chức thí điểm lớp học
* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo ra thông báo hướng dẫn các
Hiệu trưởng trường tiểu học nơi sẽ mở lớp thực hiện một số yêu cầu chính
như sau:
- Thông báo chiêu sinh mở lớp học chữ Chăm.
- Bố trí giáo viên tiếp nhận, hướng dẫn học viên đến đăng ký học
chữ Chăm và tổ chức học tập nội quy lớp học, quy định cụ thể thời gian học,
dụng cụ học tập và các yêu cầu cần thiết của lớp học. Động viên tinh thần học
tập của học viên.
- Báo cáo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo biết tình hình
triển khai, số học viên đăng kí để nhận tài liệu học tập.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo mua sắm và phân phối sách
giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy; kiểm tra việc ra lớp của các học viên.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc mở lớp,
động viên thăm hỏi học viên.
93
* Bước đầu chỉ tiến hành giảng dạy thí điểm lớp xoá mù chữ, mỗi lớp
một thôn, ở 3 thôn ( mỗi xã một thôn ) có đông người Chăm sinh sống.
* Chọn một xã có điều kiện nhất để làm lễ khai giảng rút kinh nghiệm
cho việc mở lớp. Sau khai bàn bạc với 3 Hiệu trưởng trường học thuộc diện
mở lớp học chữ Chăm, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo đã chọn trường
Tiểu học Lâm Giang là đơn vị mở lớp học chữ Chăm đầu tiên trên địa bàn
huyện, vào cuối tháng 10/2006. Các đơn vị còn lại mở lớp vào tháng 11/2006.
Qua gần 9 tháng tổ chức các lớp học chữ Chăm, kết quả ban đầu cho
thấy:
* Về tâm lý, mọi người Chăm có nhu cầu học xoá mù chữ Chăm đã
thoả niềm mong ước được học cái chữ của dân tộc mình, họ cảm nhận được
sự đối xử bình đẳng trong lĩnh vực hưởng thụ giáo dục vì được chính quyền
quan tâm tạo điều kiện giúp họ học tập, tìm hiểu phong tục tập quán và góp
phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.
* Về phía người dạy chữ Chăm, họ đúc rút kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy chữ Chăm cho người lớn về mặt giao tiếp cũng như bổ sung vốn
ngôn ngữ Chăm.
* Về mặt quản lý, người Hiệu trưởng nắm được quy trình quản lý lớp
học chữ Chăm từ các khâu chuẩn bị kế hoạch mở lớp cho đến việc kiểm tra
đánh giá chất lượng học tập. Hiệu trưởng xác định được trách nhiệm của mình
và biết cách phối hợp với chính quyền địa phương và giáo viên chuyên trách
xoá mù chữ trong việc tổ chức lớp dạy chữ Chăm.
* Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở lý luận đã trình bày và
qua kinh nghiệm tổ chức lớp học thí điểm chữ Chăm đã quy định trách nhiệm
của các giáo viên, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường học thuộc
ngành Giáo dục về quản lý việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi; kiến nghị
94
các cấp có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ hoạt động giảng dạy mang ý nghĩa
thiết thực này.
2.6.3. Về tình hình học viên ra lớp học
BẢNG 2.14: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH MỞ LỚP VÀO
ĐẦU NĂM HỌC ( Tháng 11/2006)
Số học viên chia theo nghề nghiệp
Công chức Nông dân Nghề khácXã
Độ
tuổi
Số
học
viên
SL % SL % SL %
15-20 3 0 0 3 100 0 0
21-30 8 1 12.5 7 87.5 0 0
>30 8 2 25.0 6 75.0 0 0 Ma Lâm
Cộng 19 3 15.8 16 84.2 0 0
15-20 8 0 0 8 100 0 0
21-30 21 1 4.8 20 95.2 0 0
>30 7 3 42.9 4 57.1 0 0 Hàm Phú
Cộng 36 4 11.1 32 88.9 0 0
15-20 10 0 0 10 100 0 0
21-30 33 3 9.1 30 90.9 0 0
>30 18 5 27.8 10 55.6 3 16.6Hàm Trí
Cộng 61 8 13.1 50 82.0 3 4.9
15-20 21 0 0 21 100 0 0
21-30 62 5 8.1 57 91.9 0 0
>30 33 10 30.3
(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc)[20]
20 60.6 3 9.1 Ba xã
Cộng 116 15 12.9 98 84.5 3 2.6
95
0
10
20
30
40
50
60
BIỂU ĐỒ 2.12: HỌC VIÊN RA LỚP HỌC CHỮ CHĂM
(11/2006)
Độ tuổi 15-20 0 21 0
Độ tuổi 21-30 5 57 0
Độ tuổi trên 30 10 20 3
Công chức Nông dân Nghề khác
Qua bảng 2.14 cho thấy:
Ở độ tuổi 15 - 20, có 21/116 người ra lớp học, chiếm 18,1% tổng số
người theo học. Người học ở độ tuổi này đều là những nông dân trẻ tuổi, ham
thích học chữ Chăm.
Ở độ tuổi 21 - 30, có tất cả 62/116 người tham gia học chữ Chăm,
chiếm 53,5% tổng số người theo học. Trong đó có 5 người là công chức,
chiếm 8% số người trong độ tuổi này theo học; số còn lại là 57 nông dân,
chiếm 82% số người trong độ tuổi 21 - 30 theo học. Đây là độ tuổi có tỉ lệ
theo học cao nhất, trong đó những người làm nghề nông chiếm đa số.
Ở độ tuổi 31 - 45, có 33/116 người theo học chữ Chăm, chiếm 28,4%
tổng số người ra lớp học. Trong đó có 10 công chức chiếm 30,3% số người
của độ tuổi này; có 20 nông dân, chiếm 60,6% và 9 người thuộc ngành nghề
khác chiếm 9,1% của độ tuổi 31 - 45 ra lớp học chữ Chăm.
96
Nhìn chung trong các độ tuổi ra lớp học chữ Chăm, thì độ tuổi 21 - 30
ra lớp đông đảo nhất. Do đặc thù của địa bàn cư trú của người Chăm là vùng
nông thôn, phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông nên có đến 98/116
nông dân tham gia học chữ Chăm, chiếm tỉ lệ 84,5% của số người ra lớp học.
2.6.4. Về tình hình duy trì số học viên theo học chữ Chăm
BẢNG 2.15: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH RA LỚP HỌC CHỮ CHĂM
NGƯỜI LỚN TUỔI (Đến tháng 5/2007)
Số học viên chia theo nghề nghiệp
xã
Độ Số học
viên
Công
chức
Nông
dân
tuổi học
viên Nghề
khác
15-20 3 0 3 0
21-30 8 1 7 0
>30 8 2 6 0 Ma Lâm
Cộng 19 3 16 0
15-20 3 0 3 0
21-30 12 1 11 0
>30 7 3 4 0 Hàm Phú
Cộng 22 4 18 0
15-20 4 0 4 0
21-30 16 3 13 0
>30 10 5 3 2 Hàm Trí
Cộng 30 8 20 2
15-20 10 0 10 0
21-30 36 5 31 0
>30 25 10 13 2 Ba xã
Cộng 71 15 54 2
(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc)[20]
97
0
5
10
15
20
25
30
35
BIỂU ĐỒ 2.13: HỌC VIÊN THEO HỌC CHỮ CHĂM
(ĐẾN 05/5/2007)
Độ tuổi 15-20 0 10 0
Độ tuổi 21-30 5 31 0
Độ tuổi trên 30 10 13 2
Công chức Nông dân Nghề khác
Tuy nhiên, qua một thời gian tham gia học tập, số học viên ra lớp học
bị giảm đáng kể, có đến 45 người không tiếp tục theo học; trong đó:
- Ở độ tuổi 15 - 20, số học viên bỏ học là 11/21 người chiếm 52,4% số
người ra lớp của độ tuổi này. Đây là tỉ lệ bỏ học cao nhất, có thể do tuổi còn
trẻ, tính kiên trì chưa cao nên dễ bị dao động.
- Ở độ tuổi 21 - 30, số học viên bỏ học là 26/62 người chiếm 41,9%
trong độ tuổi đã ra lớp.
- Ở độ tuổi 31 - 45, số học viên bỏ học là 8/33 người chiếm 24,2% so
độ tuổi. Tỉ lệ bỏ học ở độ tuổi này là thấp nhất. Điều đó thể hiện sự kiên nhẫn,
chịu khó của người lớn tuổi trong công việc, kể cả việc học tập chữ Chăm.
98
Xét theo nghề nghiệp, có 44 người nông dân chiếm 97,7% số học viên
bỏ học. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hầu hết các học viên đều
bị ảnh hưởng bởi thời kỳ cao điểm của vụ mùa - thời điểm từ tháng 4 đến
tháng 5 hàng năm, người làm nông phải tập trung nhiều công sức cho việc
gieo trồng. Chỉ có công chức là không bỏ học, còn đủ 10/10 người theo học.
Đây cũng là điều để các nhà quản lý giáo dục suy nghĩ tìm biện pháp cho
việc vận động học viên cố gắng ra lớp học và lựa chọn thời điểm thích hợp để
tổ chức lớp học hay có thể cho học viên nghỉ học trong một thời hạn nhất định
khi gặp phải các thời kỳ cao điểm như ở vụ mùa hoặc dịp lễ Tết…
2.6.5. Về chất lượng học chữ Chăm của người lớn tuổi
BẢNG 2.16: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM
NGƯỜI LỚN TUỔI
(Đến 05/5/2007)
Giỏi Khá T.bình Yếu Cộng
STT ĐƠN VỊ
SL % SL % SL % SL % SL
01 Ma Lâm 8 53.4 5 33.3 2 13.3 0 0 15
02 Hàm Phú 14 53.8 12 46.2 0 0 0 0 26
03 Hàm Trí 5 17 10 33 15 50 0 0 30
Cộng 27 38.0 27 38.0 17 24.0 0 0 71
( Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc)[20]
99
0
2
4
6
8
10
12
14
16
BIỂU ĐỒ 2.14: CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM
(ĐẾN 05/5/2007)
Ma Lâm 8 5 2 0
Hàm Phú 14 12 0 0
Hàm Trí 5 10 15 0
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Nhận xét về chất lượng học:
Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ học viên loại trung bình chỉ
chiếm 24%, loại khá và giỏi đạt 76%. Nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết
quả khá cao như trên là do sự nổ lực của người học, sự nhiệt tình của người
dạy. Mặt khác, người học chỉ tập trung vào một môn học nên có thời gian để
học. Một số người đã bỏ học, ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng
vụ mùa, thường là họ chưa thật sự ham học, có thể là do họ học chưa tốt nên
chưa cảm thấy thích thú trong học tập.
Ngành Giáo dục cần nghiên cứu, quy định cụ thể việc đánh giá kết quả
học tập của người học. Qua đó, giáo viên nhìn nhận kết quả học tập của học
viên và khả năng giảng dạy của mình, đây cũng là cơ sở để các cấp quản lý
giáo dục xem xét hoạt động dạy học và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức lớp
học chữ Chăm.
100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Trình độ chữ Chăm trong cộng đồng người Chăm ở huyện Hàm
Thuận Bắc còn rất thấp, có hơn 90% người Chăm mù chữ Chăm, nhất là trong
những người có trình độ học vấn phổ thông thấp thuộc tầng lớp làm nghề
nông, nữ giới và ở độ tuổi trên 35 tuổi.
- Phần lớn người Chăm có nhu cầu cao về việc học chữ Chăm, nhất là ở
độ tuổi 21 - 30, sự suy nghĩ của họ khá chín chắn. Họ bắt đầu ý thức sâu sắc
hơn về sự cần thiết và ý nghĩa của việc học chữ Chăm. Như vậy, Nhu cầu học
tập chữ Chăm của người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc là một thực tế, thể
hiện nguyện vọng chính đáng của số đông đồng bào dân tộc Chăm.
- Mục đích học chữ Chăm của người Chăm đã được khẳng định một
cách rõ ràng, trước tiên, nhằm để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc
Chăm, qua đó tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm góp phần giữ gìn
bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Những người Chăm có quyết tâm học chữ Chăm đã đề nghị các hình
thức học chữ Chăm phù hợp với điều kiện sống của từng địa bàn cư trú; mong
muốn được nhà nước cung cấp dụng cụ học tập và hỗ trợ sách giáo khoa chữ
Chăm để họ có điều kiện tốt hơn trong học tập. Ngoài ra, họ còn tình nguyện
tham gia dạy chữ Chăm hay giới thiệu những người trình độ chữ Chăm và tư
cách đạo đức để tham gia giảng dạy chữ Chăm cho họ.
- Tuy đã có chủ trương chung của Nhà nước về việc dạy chữ dân tộc
thiểu số cho người dân tộc thiểu số, nhưng việc dạy chữ Chăm chưa được cụ
thể hoá, chưa được xem là một vấn đề cần phải quản lý một cách khoa học.
101
- Việc Quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm trình bày trong luận văn
này bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận, phù hợp với thực tiễn
chính thực tiễn của địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc.
- Việc giảng dạy chữ Chăm bước đầu đã được sự giúp đỡ của chính
quyền địa phương, được đa số tầng lớp tham gia học tập, tạo nên sự tin tưởng
trong cộng đồng người Chăm về khả năng quản lý của ngành giáo dục.
- Qua gần một năm học chữ Chăm, những người tham gia học tập đã
gần kết thúc khoá học xoá mù chữ Chăm. Hy vọng từ đây người dân Chăm có
thể tìm hiểu tốt hơn về phong tục tập quán qua các văn bản cổ và tiếp thu
những thông tin cần thiết qua tiếng nói và chữ viết của người Chăm trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phần kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức biên soạn chương trình, sách Giáo khoa và sách hướng dẫn
giảng dạy phục vụ việc giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi ở tỉnh
Bình Thuận (Có thể dùng cho cả tỉnh Ninh Thuận).
2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương trình học
chữ Chăm, sách giáo khoa học chữ Chăm cho người lớn tuổi trong giai đoạn
hiện nay trong khi chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính thức chương
trình học chữ Chăm cho người lớn tuổi.
- Quy định chế độ làm việc, việc trả lương, tiền bồi dưỡng cho các giáo
viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. Tiếp tục
nghiên cứu việc chi kinh phí về công tác tổ chức lớp xoá mù chữ Chăm cho
người lớn tuổi như là một lớp xoá mù chữ phổ thông, để tạo điều kiện cho
102
người Chăm học tập, góp phần thực hiện tốt chính sách ngôn ngữ của Đảng
và Nhà nước.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận:
* Tiếp tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh duyệt cấp kinh phí hằng năm về
việc mở lớp giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi như là một lớp
xoá mù chữ phổ thông.
* Trình UBND tỉnh quy định chế độ làm việc, trả lương, tiền bồi dưỡng
cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.
* Chỉ đạo việc mở lớp học chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi, xem
đây là một việc làm thường xuyên trong công tác xoá mù chữ nói chung, xoá
mù chữ Chăm nói riêng.
* Bên cạnh kế hoạch đào tạo giáo viên dạy tiếng Chăm cho các em học
sinh trong trường tiểu học, cần kết hợp để đào tạo đủ số giáo viên giảng dạy
chữ Chăm cho người lớn tuổi.
* Quy định và hướng dẫn thực hiện các vấn đề về chuyên môn trong
quản lý giảng dạy chữ Chăm như:
- Về hồ sơ sổ sách: Giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm…
- Về cách đánh giá kết quả học tập của học viên: số con điểm cần
kiểm tra, cách tính điểm, cách xếp loại học tập, điều kiện được lên lớp…
- Việc cấp giấy chứng nhận khi học hết lớp, hết cấp học.
- Chế độ thông tin báo cáo về tình hình tổ chức, giảng dạy chữ
Chăm cho người lớn tuổi.
* Quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của trường
tiểu học trong các khâu quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
Quy định chế độ trách nhiệm của giáo viên đứng lớp giảng dạy chữ Chăm,
103
giáo viên chuyên trách xoá mù chữ và cán bộ quản lý trường học khi tổ chức
mở lớp giảng dạy chữ Chăm.
2.4. Với Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc
* Chỉ đạo việc bổ sung Quy định trách nhiệm, quyền hạn của Phòng
Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đó là
nhiệm vụ quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.
* Quan tâm tốt hơn đến việc xây dựng phòng học, trang bị bàn ghế cho
các lớp học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi.
2.5. Phòng giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc
* Tiếp tục thử nghiệm quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn
tuổi để tìm giải pháp tốt nhất, có hiệu quả nhất cho hoạt động này.
* Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận về các vần đề liên
quan đến chế độ chính sách của người dạy, người học; bổ sung các quy định
về chuyên môn trong quản lý hoạt động giảng dạy chữ Chăm cho người
Chăm lớn tuổi.
۞ Hướng phát triển của đề tài
Đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm trên địa bàn huyện
Hàm Thuận Bắc để hoàn thiện. Tác giả luận văn mong muốn các cấp quản lý
giáo dục ở tỉnh, huyện nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống bổ sung nhiệm
vụ quản lý giáo dục, nhiệm vụ quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm
lớn tuổi, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc./.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Anh (2006), “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm”, Báo
Nhân dân, (ngày 12-11-2006), trang 5.
2. Bộ Giáo dục (1972), “Thông tư 19/TT ngày 18/02/1972 hướng dẫn
thực hiện quyết định số 53/CP của chính phủ về dạy chữ dân tộc
trong ngành giáo dục”.
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1997), “Thông tư số 01/GDĐT ngày
03/02/1997 hướng dẫn dạy tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số”.
4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1997), “Thông tư số 14/GDĐT ngày
05/08/1997 hướng dẫn tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá
kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học”.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2000), “Điều lệ Trường Tiểu học”(Ban hành
kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), “Đạo đức và phương pháp giáo dục
đạo đức ở Tiểu học”, Nxb Giáo dục.
7. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Ái Vinh (2002), “Văn hóa các dân tộc Việt
Nam thống nhất mà đa dạng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Thị Châu (2007), “Tình hình và chính sách xây dựng và phổ
cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia.
9. Chính phủ (1962), “Nghị định 206/CP về dạy chữ dân tộc trong
trường lớp phổ thông và xóa mù chữ”.
10. Chính phủ (1980), “Quyết định số 53/CP về chủ trương chữ viết đối
với các dân tộc thiểu số”.
105
11. Chính phủ (2001), “Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001
về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác
ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn”.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1940), “Nghị quyết trung ương năm
1940”, Văn kiện Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội -1963.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1941), “Nghị quyết Trung ương lần thứ 8
của Đảng Cộng sản Đông dương”, Văn kiện Đảng, Nxb Sự Thật,
Hà Nội-1963.
14. Hội đồng Bộ trưởng (1990), “Chỉ thị 01/HĐBT ngày 02/01/1990 của
về công tác xóa nạn mù chữ”.
15. Inrasara (1994), “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển”, Nxb Văn
hóa Dân tộc.
16. Inrasara (2003), “Tự học tiếng Chăm, Nxb văn hóa Dân tộc.
17. Inrasara (2003), “Văn hóa – xã hội Chăm”, Nxb Văn học.
18. Hoàng Văn Ma (2002), “Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - Một
số vấn đề quan hệ cội nguồn và loại hình học”. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
19. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc (2006), “Báo cáo thống
kê tình hình cán bộ công chức viên chức năm học 2006-2007”,
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo kí ngày 01/10/2006.
20. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc (2007), “Báo cáo tình
hình hoạt động lớp học chữ Chăm của người lớn tuổi đến tháng
5/2007”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo kí ngày 01/6/2007.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật
106
giáo dục”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), “ Luật
phổ cập giáo dục tiểu học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận (2001), “Về việc mở lớp dạy
tiếng Chăm”, Công văn số 877/TH do Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo kí ngày 17/10/2001.
24. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận (2006), “Về việc trả lời tờ trình
số 294/PGD”, Công văn số 462/SGDĐT-KHTC do Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo kí ngày 10/11/2006.
25. Sở Tài chính Bình Thuận (2007), “Về kinh phí công tác tổ chức dạy
chữ Chăm cho đồng bào Chăm”, Công văn số 3108/STC-HCSN
do Giám đốc Sở tài chính kí ngày 19/6/2007.
26. Bùi Khánh Thế (1996), “Ngữ pháp tiếng Chăm”, Nxb Giáo dục.
27. Thôn Lâm Thuận thuộc xã Hàm Phú huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh
Bình Thuận (2004), “Tờ trình về việc đề nghị mở lớp dạy chữ
Chăm”, Thôn trưởng thôn Lâm Thuận kí ngày 05/01/2004.
28. Vương Toàn (2002), “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số phía
Nam trong những năm 1990”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Đức Trí (2002),“Quản lý quá trình đào tạo trong nhà
trường”, Nxb Hà Nội.
30. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (2002), “Quản lý Nhà
nước về giáo dục và đào tạo - Giáo trình đào tạo phần III”.
31. Hoàng Tuệ (1984), “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính
sách ngôn ngữ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Hoàng Tuệ (1993), “Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các
107
dân tộc thiểu số phía Nam”, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Uỷ Ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc (2006), “Kế hoạch tiếp tục
thực hiện các mục tiêu về xây dựng, phát triển toàn diện dân
sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2006 - 2010 theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy”, Công văn số
1008/KH-UBND do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện kí ngày
08/9/2006.
34. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2007), “Bảo tồn và phát huy tiếng
nói, chữ viết dân tộc Chăm”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
108
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG CHĂM CỔ (AKHAR THRAH)
a b c d e f
g h i j k l
m
n o p q r s
t
u v w x y z
[
] ; ' . ,
/
}
{
: " ?
Z
109
^ % & * ( )
~ \
! @ # $
PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH BÌNH THUẬN
110
PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
111
PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA
Thực trạng trình độ và nhu cầu học chữ Chăm.
----------------------
112
Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách: Nếu thích hợp
thì đánh dấu “ X ” vào trong ô
; và ghi các điều cần thiết vào chỗ trống có
dấu chấm (………………………………..):
1. Năm sinh của anh (chị):………………; Nam
; nữ
2. Dân tộc: Chăm
; khác
3. Nghề nghiệp :……………………………………..
4. Hiện cư trú tại thôn……………………….xã…………………………
5. Trình độ văn hóa (phổ thông, bổ túc) lớp:……….
6. Trình độ chữ Chăm:
- Không biết chữ Chăm (chưa học)
- Đã học lớp …………………
- Đã học nhưng bị tái mù chữ
7. Anh (chị) đã học chữ Chăm bằng cách nào:
- Tự học
- Trường Tiểu học dạy
- Học qua lớp bổ túc
- Cách khác
8. Theo anh (chị), hiện nay có cần dạy chữ Chăm cho các anh (chị) không:
Rất cần
; Cần
; Có cũng được, không cũng được
; không cần
9. Anh (chị) học chữ Chăm để làm gì:
- Tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hoá người Chăm
- Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của người Chăm
- Lí do khác………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
10. Nếu anh ( chị ) học chữ Chăm thì học bằng cách nào cho thuận tiện:
- Tự học
; Cần có thầy dạy
- Học tại nhà
; Học tại trường
- Học theo nhóm (dưới 10 người)
- Học theo lớp (từ 10 người trở lên)
- Thời điểm học : ban ngày
; ban đêm
113
- Đề nghị khác………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
11. Anh (chị) có đề nghị gì cho việc học chữ Chăm:
- Về dụng cụ học tập (vở, viết):
+ Người học tự lo (tự mình mua)
+ Nhà nước hỗ trợ một phần
+ Nhà nước cấp đầy đủ cho người học
+ Đề nghị khác…………………………………………………
- Về sách giáo khoa
+ Người học tự lo (tự mình mua)
+ Nhà nước hỗ trợ một phần
+ Nhà nước cho mượn
+ Nhà nước cấp cho người học
+ Đề nghị khác……………………………………………………
12. Anh (chị) có thể tham gia giảng dạy chữ Chăm:
- Được
; nếu được, dạy lớp mấy………
- không
13. Anh (chị) sẽ đề cử người giảng dạy chữ Chăm là ông (bà)
…………………………………………………………, người đó hiện ở
thôn………………………; xã…………………………………………
Xin chân thành cảm ơn anh (chị) !
--------------------------------------------
PHỤ LỤC 5: PHIẾU PHỎNG VẤN
Nhu cầu tổ chức dạy chữ Chăm.
----------------------
114
Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách: Nếu thích hợp
thì đánh dấu “ X ” vào trong ô
; và ghi các điều cần thiết vào chỗ trống có
dấu chấm (...................................):
1. Họ và tên của anh (chị):....................................................................
2. Năm sinh:.........................; Nam
; nữ
3. Dân tộc: Chăm
; khác
4. Nghề nghiệp :.........................................................
5. Chức sắc tôn giáo hiện nay: .............................................................
6. Hiện cư trú tại thôn..................................; xã..................................
7. Trình độ văn hóa (phổ thông, bổ túc) lớp:.........
8. Trình độ tiếng Chăm:
- Không biết chữ Chăm (chưa học)
- Đã học lớp ................
- Đã học nhưng bị tái mù chữ
9. Theo anh (chị), hiện nay có cần thiết phải dạy chữ Chăm cho người
Chăm không:
Rất cần
; Cần
; Có cũng được, không cũng được
; không cần
10. Nếu tổ chức dạy chữ Chăm thì đối tượng cần phải học chữ Chăm là:
- Ở độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi
- Ở độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi
- Ở độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi
- Ở độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi
- Hơn 35 tuổi
11. Cần dạy chữ Chăm bằng loại chữ Chăm:
- Cổ (Akhar thrah) chưa sửa đổi
- Cổ (Akhar thrah) đã được sửa đổi và đang được dạy trong trường tiểu
học
- Chữ Chăm theo kiểu dùng kí tự La tinh ghi lại âm tiếng Chăm
12. Làm thế nào để tạo điều kiện thuận tiện cho người học chữ Chăm:
• Hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập
• Mở nhiều loại lớp học chữ Chăm
115
• Luôn động viên, khích lệ tinh thần học tập của người học
• Người lớn tuổi luôn gương mẫu trong việc học chữ Chăm
• Tìm thầy giỏi để dạy chữ Chăm
• Tất cả các biện pháp trên
• Cách khác là...............................................................................
.........................................................................................................
13. Người thầy giáo dạy chữ Chăm cần có những yếu tố nào:
• Giỏi chữ Chăm
• Đã học qua khóa đào tạo sư phạm
• Có tư cách đạo đức tốt
• Sẵn sàng tham gia dạy chữ Chăm
• Tất cả các điều trên
• Yếu tố khác:...............................................................................
14. Việc học chữ Chăm có ảnh hưởng đến sinh hoạt của người học không:
Rất ảnh hưởng
; ảnh hưởng
; không đáng kể
; không ảnh hưởng
15. Việc tổ chức học chữ Chăm sẽ thành công hay không:
- Thành công
, lí do.....................................................................
....................................................................................................................
- Không thành công
, lído............................................................
....................................................................................................................
Xin chân thành cám ơn quí anh chị !
-----------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD002.pdf