MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, là điều kiện nâng dần mức
sống của nhân dân và phát huy nguồn lực của con người.
Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã
và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục. Đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém bất cập cả về tổ chức, cơ cấu, chất lượng, số lượng giáo
viên; cán bộ quản lý giáo dục vừa thiếu lại vừa thừa, đang mất cân đối giữa các môn học, cấp
học, các vùng, miền, nhất là chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có mặt chưa
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đổi mới phát triển kinh tế xã hội. [28, tr.33]
- Trước tình hình trên, đòi hỏi phải tăng cường quản lý nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo
nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu
cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm góp phần thực hiện thành công chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010 và góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng cũng nêu: “Tạo chuyển biến cơ bản về phát
triển giáo dục và đào tạo, tăng cường đào tạo giáo viên, ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc
dân”. [38, tr.65]
Hệ thống giáo dục của nước ta, bậc Tiểu học là “bậc nền tảng”, là nơi vận dụng và triển
khai các hoạt động giáo dục theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Vì vậy
đội ngũ GV tiểu học có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo thời
kỳ CNH-HĐH đất nước.
Phú Giáo là huyện được tái lập vào ngày 20/8/1999 thuộc phía Bắc Tỉnh Bình Dương,
ngành giáo dục đào tạo có xuất phát thấp cả về hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu. Trong đó, giáo viên tiểu học có trình độ
nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn mới đạt 30% vào năm 2000. Trong những năm gần đây dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, sự nổ lực phấn đấu của ngành giáo dục và sự đóng góp tích
cực của nhân dân; giáo dục huyện đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu phát triển giáo dục đến năm 2010 của đất nước và của
huyện, nhất là đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông ở các cấp học và bậc học; tiến tới
việc tổ chức học 2 buổi/ngày và nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ Cao đẳng, Đại học
sư phạm, đồng thời xây dựng 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 theo
chương trình hành động của Tỉnh. Vì vậy đòi hỏi giáo dục tiểu học ở huyện phải phấn đấu
nhiều hơn nữa, trước hết là phải nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học, xem
công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định
việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của Tỉnh và huyện đã đề ra. Từ những lý do trên, đề
tài “Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương” được nghiên cứu thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên
tiểu học ở huyện, từ đó đề xuất một số biện pháp hướng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Phú Giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương.
4. Giả thuyết khoa học.
Do yêu cầu nâng dần trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học 100% đạt chuẩn,
nhiều giáo viên tiểu học có trình độ Cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm; nên việc đánh giá
và phân tích đúng đắn thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện Phú Giáo là cần thiết
để có thể đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học
một cách toàn diện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu tài liệu để hình thành cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ và nâng
cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học.
5.2. Phân tích đánh giá thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học; Trên cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, các phương pháp dưới đây được sử dụng:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Hệ thống hóa và phân tích các tài liệu lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý việc
nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học.
- Phân tích các nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật và tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan.
Qua đó xây dựng cơ sở lý luận và định hướng các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
6.3. Phương pháp thống kê toán học, ứng dụng phần mềm SPSS for Win để xử lý
số liệu.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể
hiện nhu cầu muốn học tập nâng cao trình độ là phù hợp. Mặt khác, do giới hạn về biên chế
giáo viên được Bộ giáo dục quy định tại Thông tư số: 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV và Sở Nội vụ
cũng quy định hàng năm không được cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng quá 20% trên tổng
số giáo viên ở mỗi đơn vị. Do vậy Phòng Giáo dục, căn cứ hiệu quả công tác, giảng dạy và ưu
tiên cho cán bộ quản lý các trường được đi học trước; đảm bảo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên,
đồng thời tạo động lực thi đua, phấn đấu trong đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được phân công, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong quá trình phát triển đội ngũ giáo
viên được đa số CBQL, GV đồng tình hưởng ứng.
Theo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Đảng và Nhà nước: Điều
chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên Nhạc, Hoạ, Tin học “để đa
dạng hoá việc học của học sinh nhưng do cơ cấu chương trình đào tạo của các trường sư phạm
trước đây, chưa hoàn thiện; nhiều giáo viên không được đào tạo chuyên môn Nhạc, Hoạ, Tin
học” nên việc học bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn, để khắc phục thực trạng trên, công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ, khả năng giảng dạy các môn Nhạc, Hoạ, Tin học cho đội ngũ giáo
viên tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo năm tới được tập trung thực hiện
bằng nhiều biện pháp hữu hiệu nhất.
* Về thời gian bồi dưỡng: Thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, hàng năm giáo
viên các bộ môn nêu trên sẽ được tổ chức bồi dưỡng vào ngày thứ bảy, chủ nhật và học trong
các mùa hè nhằm từng bước nâng cao trình độ về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm.
Bảng 2.1e. Một số bất cập trong công tác bồi dưỡng, nâng cáo trình độ giáo viên tiểu học
ở huyện Phú Giáo.
STT
Nội dung
Điểm
T.Bình
Thứ
bậc
1.
Do giáo viên từ nhiều nguồn đào tạo khác
nhau và công tác bồi dưỡng ít nên việc dạy,
học còn khó khăn
3,743 41
2. Do cấp trên giao chỉ tiêu chuẩn hóa quá ít 3,612 42
3.
Giáo viên lớn tuổi, gia đình khó khăn nên
không có điều kiện tập trung học tập
3,559 43
4.
Không có giáo viên dạy thay nên giáo viên
không có điều kiện đi học
3,463 44
5.
Giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên
ngại đi học nâng cao trình độ
3,380 45
6.
Số lượng giáo viên Tiểu học chưa đạt chuẩn
còn nhiều
3,376 46
7. Chưa đáp ứng nhu cầu 3,353 47
8. Sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức kinh tế xã
hội ở địa phương
3,287 48
Qua kết quả bảng 2.1e cho thấy các ý kiến tập trung vào một số vấn đề sau:
* ý kiến của CBQL và giáo viên được xếp thứ bậc từ 41 đến 48 tập trung vào các nguyên
nhân gây khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên như: Phú Giáo
là huyện thuộc vùng khó khăn nên trong những năm trước đây không có nguồn để tuyển sinh
đào tạo giáo viên, do vậy phải tuyển nguồn giáo viên từ các huyện khác, Tỉnh khác đến công
tác giảng dạy và cũng vì thiếu quá nhiều giáo viên nên việc bồi dưỡng ít được thực hiện, từ đó
đã tạo ra sự chênh lệch về trình độ nghiệp vụ sư phạm giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn
càng lớn hơn. Vì thế chất lượng giảng dạy và hhọc tập của học sinh ở huyện Phú Giáo có hạn
chế so với các địa phương khác trong toàn Tỉnh Bình Dương.
* Một số giáo viên địa phương, trong những năm trước do không có điều kiện nên chưa
học bồi dưỡng, hiện nay lớn tuổi và gia đình khó khăn cũng là yếu tố khách quan dẫn đến trình
trạng thực tế giáo viên không đạt chuẩn vẫn phải tham gia giảng dạy.
Một số nguyên nhân khác được giáo viên và các CBQL nhận xét là những lý do trở ngại
cho việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên như:
Đặc điểm của giáo viên tiểu học đa số là nữ (>80%), nhiều người trong độ tuổi sinh con,
trong khi biên chế được giao không có giáo viên dự trữ. Vì vậy nếu cử giáo viên đi học thì
không có người dạy lớp. Mặt khác giáo viên ở Phú Giáo đa số ở các nơi khác đến công tác, đời
sống kinh tế không ổn định, thu nhập từ lương còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Đó
là những nguyên nhân gây trở ngại cho giáo viên khi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ theo
các tiêu chuẩn và yêu cầu hiện nay.
Để làm rõ hơn những mặt đã đạt được và những mặt cần tiếp tục thực hiện, kết quả nghiên
cứu được phân theo các yếu tố.
2.3. Kết quả nghiên cứu được phân tích theo yếu tố và một số tham số liên quan.
2.3.1. Yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.2. Các ý kiến về yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
ý kiến Nội dung Trung bình độ lệch TC Thứ bậc
5.
Huyện đã tạo điều kiện cho giáo
viên đi học đạt chuẩn và trên
chuẩn
4,276
0,732
15
9. Để phát triển nguồn nhân lực
cho huyện
4,277 0,812 14
11.
Việc đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ là rất cần
thiết
4,713
0,627
1
12.
Quan tâm tốt đối với giáo viên ở
vùng sâu, vùng xa (tạo điều kiện
về kinh phí và thời gian học tập)
4,465
0,903
6
13.
Giáo viên mong muốn được học
đạt chuẩn và trên chuẩn
4,642
0,647
2
21.
Giáo viên có ý thức việc học tập
nâng cao trình độ
4,408
0,712
8
25. Sự đồng thuận của gia đình cho
giáo viên đi học
4,181 0,772 16
27.
Chính sách của nhà nước về
hưởng lương theo trình độ đào
tạo là một trong những động lực
để giáo viên phấn đấu học tập
nâng cao trình độ
4,386
0,821
10
28.
Vị trí của nhà giáo đang được xã
hội khẳng định là động lực để
giáo viên học tập bồi dưỡng
nhiều hơn
4,397
0,823
9
39.
Chú trọng thực chất hơn là chạy
theo số lượng, thành tích
4,455
0,849
7
40.
Tạo điều kiện thuận lợi về thời
gian và kinh phí cho giáo viên đi
học
4,343
0,781
11
41.
Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng
nâng cao trình độ giáo viên
4,520
0,693
5
42.
Ưu tiên giáo viên dạy học, giáo
dục hiệu quả, nhằm tạo động lực
phấn đấu cho nhiều giáo viên
khác
4,324
0,796
12
44.
Đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học để giáo viên phát huy
được tốt phương pháp giảng dạy
mới
4,635
0,657
3
45.
Tăng cường kiểm tra đánh giá
các lớp để nâng cao chất lượng
học tập (nhất là các lớp học từ
xa)
4,303
0,833
13
46.
Thực hiện việc sắp xếp phân loại
chất lượng đội ngũ giáo viên
theo trình độ để nâng cao chất
lượng giáo dục
4,114
0,898
17
47.
Mở các lớp bồi dưỡng vào thứ
bảy, chủ nhật tạo điều kiện cho
giáo viên đi học
4,101
1,000
18
48.
Liên kết với trường Cao đẳng sư
phạm mở lớp bồi dưỡng nâng
cao trình độ giáo viên tại huyện
4,588
0,640
4
Qua kết quả của bảng 2.2. cho thấy.
- Việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu cấp thiết, điểm trung bình 4,713 xếp thứ
nhất.
- Đa số số giáo viên mong muốn được ĐTBD đạt chuẩn và trên chuẩn,đạt trung bình 4,642
xếp thứ hai.
- Đầu tư CSVC, thiết bị dạy học để giáo viên có đủ điều kiện phát huy phương pháp giảng
dạy mới theo nội dung, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông điểm trung bình 4,635 xếp thứ
ba.
- Liên kết với trường CĐSP Bình Dương mở nhiều lớp bồi dưỡng sư phạm tại huyện để
nâng cao trình độ ĐNGV, điểm trung bình 4,588 xếp thứ tư.
Như vậy nhận thức và ý thức muốn được giảng dạy đạt chất lượng cao của đội ngũ giáo
viên tiểu học ở huyện rất tốt, để làm được điều đó thì việc ĐNGV phải học tập nâng cao trình
độ là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo của ngành giáo dục, của đảng và của nhà
nước.
2.3.2. đánh giá các mặt của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.3. Các ý kiến đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
ý
kiế
n
Nội dung
Trung
bình
Độ lệch
T TC
Thứ
bậc
4. Do cấp trên giao chỉ tiêu chuẩn hóa quá
ít
3,612 1,229 8
6.
Số lượng giáo viên Tiểu học chưa đạt
chuẩn còn nhiều
3,376 1,157 12
7.
Do giáo viên từ nhiều nguồn đào tạo
khác nhau và công tác bồi dưỡng ít nên
việc dạy, học còn khó khăn
3,743 0,977 7
10. Chưa đáp ứng nhu cầu 3,353 1,049 13
15. Do chế độ lương còn thấp nên giáo viên
đi học còn gặp nhiều khó khăn
4,217 1,039 2
31.
Giáo viên lớn tuổi, gia đình khó khăn
nên không có điều kiện tập trung học
tập
3,559 1,185 9
32.
Giáo viên không được đào tạo chuyên
môn, Nhạc, Tin học… trong những năn
trước đây nên việc học bồi dưỡng gặp
khó khăn
3,906 1,127 6
33.
Không có giáo viên dạy thay nên giáo
viên không có điều kiện đi học
3,463 1,259 10
34.
Địa bàn huyện cách xa trường Cao
đẳng sư phạm (> 40km) nên việc đi học
của giáo viên gặp khó khăn
4,102 1,080 5
35.
Tỉnh đã đầu tư kinh phí hỗ trợ cho giáo
viên đi học nhưng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu thực tế
4,184 0,953 4
36.
Thư viện các trường đã được đầu tư
nhưng chưa đủ sách cho giáo viên tham
khảo, học tập
4,220 0,992 1
37.
Phòng học bàn ghế học sinh chưa phù
hợp với việc đổi mới phương pháp
giảng dạy
4,207 1,058 3
38.
Giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn nên ngại đi học nâng cao trình độ
3,380 1,233 11
Qua kết quả của bảng 2.3. Cho thấy: Mặc dù đa số giáo viên tiểu học có nguyện vọng được
đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng gặp một số khó khăn như: chỉ tiêu cấp trên cho đi
học ít, không có giáo viên dạy thay, địa bàn huyện cách xa trường CĐSP, chế độ lương còn
thấp và sự hỗ trợ của UBND tỉnh còn ít đó là những vấn đề cơ bản làm hạn chế việc học tập
chuẩn hóa và trên chuẩn đối với đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Phú Giáo.
2.3.3. Nhu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.4. Các ý kiến về nhu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu họ.
ý
kiến
Nội dung
Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
16.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến
thức và phương pháp giảng dạy môn
tiếng Anh
4,277 0,731 2
17.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến
thức và phương pháp giảng dạy môn
Nhạc
4,249 0,752 3
18.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến
thức và phương pháp giảng dạy môn
Họa
4,234 0,727 4
19.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến
thức và phương pháp giảng dạy môn
Tin học
4,423 0,600 1
20.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến
thức và phương pháp giảng dạy môn
Thể dục
4,160 0,792 5
Qua kết quả của bảng 2.4. cho thấy: Đa số giáo viên ý thức tốt và có nhu cầu cần được bồi
dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy các môn Nhạc, Họa, Thể dục, nhất là các môn Anh,
Tin học, nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học; cũng
qua thực tế giảng dạy sẽ phát hiện năng khiếu sở trường của học sinh để định hướng cho các em
học tập ở các cấp học sau tốt hơn.
2.3.4. Mục đích và yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.5. Các ý kiến về việcquản lý đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
ý kiến
Nội dung
Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
1.
Phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội ở
huyện
4,346 0,772 5
2. Bồi dưỡng về phương pháp giảng
dạy mới
4,542 0,583 1
3. Giúp giáo viên Tiểu học được
học chuẩn hóa và trên chuẩn,
nâng cao chất lượng giảng dạy
4,500 0,697 2
8.
Phối hợp tốt hơn với CđSP Bình
Dương và ĐHSP TP.HCM để bồi
dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn
4,394 0,752 3
22.
UBND tỉnh Bình Dương đề ra
chính sách hỗ trợ giáo viên đi
học khá tốt
3,875 1,001 7
23.
Việc quản lý, tạo điều kiện cho
giáo viên ở huyện đi học
4,009 0,869 6
26.
Phong trào thi đua dạy tốt, học
tốt đã thúc đẩy giáo viên học tập
nâng cao trình độ
4,380 0,754 4
Qua kết quả của bảng 2.5. cho thấy: Các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành như:
Phong trào thi đua, việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, chính
sách hỗ trợ của tỉnh, việc phối hợp tốt với trường sư phạm…đã và đang thực hiện công tác đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở huyện theo đúng xu thế phát triển kinh tế xã hội của huyện,
tỉnh và đất nước. Ngoài ra, giáo viên còn yêu cầu bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, tạo
điều kiện cho giáo viên học chuẩn hóa thông qua việc phối hợp với các trường CĐSP Bình
Dương và ĐHSP TP.HCM
2.3.5. Các đề xuất của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.6. Các ý kiến đề xuất về việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
ý Trun Độ Thứ
kiến Nội dung g
bình
lệch
TC
bậc
14.
Giáo viên muốn được học bồi dưỡng trong
dịp hè hàng năm
4,135
0,927
3
24.
Sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức kinh tế xã
hội ở địa phương
3,287
1,100
5
29.
Học sinh ở huyện tích cực học tập và yêu
cầu cao nên giáo viên cần học tập nhiều hơn
nữa
4,151
0,879
2
30.
Chỉ tiêu cấp trên giao ít nên giáo viên ít có
cơ hội học tập nâng cao trình độ
3,926
1,119
4
43.
Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhằm
giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp
giảng dạy mới
4,228
0,812
1
Qua kết quả của bảng 2.6. cho thấy: Trước yêu cầu cao của xã hôi, học sinh và điều kiện
thực tế khó khăn mà đa số giáo viên tiểu học ở huyện đang gặp phải thì các yêu cầu như tổ
chức bồi dưỡng giáo vên theo chu kỳ, học vào thứ bảy, chủ nhật, chỉ tiêu cử giáo viên đi học
đều tăng; đồng thời cần tăng cường sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thông qua chương trình xã
hội hóa giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ giáo viên huyện được đào tạo bồi
dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn là hoàn toàn phù hợp.
Sau khi tính trung bình điều hòa giữa các yếu tố, việc sắp xếp các thứ bậc như sau.
- Đa số đề xuất ý kiến muốn được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhằm kịp thời cập
nhật phương pháp giảng dạy mới, điểm trung bình 4,228, xếp thứ tư.
- Do đa số phụ huynh học sinh muốn có chất lượng phục vụ việc giảng dạy tốt hơn, đó
cũng là động lực thúc đẩy giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu, điểm
trung bình 4,151 xếp thứ hai.
- Nhiều giáo viên đề xuất tăng cường bồi dưỡng trong các mùa hè, tạo thuận lợi hơn cho
giáo viên học tập, điểm 4,135 xếp thứ ba.
- Nhiều giáo viên muốn được cấp trên tạo điều kiện về việc giao chỉ tiêu cho giáo viên đi
học nhiều hơn nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện được học tập bồi dưỡng, điểm trung bình
3,926 xếp thứ tư.
- Ngoài ra giáo viên còn yêu cầu mong muốn được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức kinh
tế xã hội ở địa phương về cả vật chất, tinh thần làm giảm bớt khó khăn cho giáo viên đi học
ĐTBD, điểm trung bình 3,287, xếp thứ năm.
2.3.6. Nhu cầu và yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.7. Thứ bậc các ý kiến về nhu cầu và yêu cầu việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu
học.
Yêu cầu
Trung
bình
ĐH
Độ
lệch
TC
Thứ bậc
Yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo
viên tiểu học
4,390 0,468 1
Đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo
viên tiểu học
3,779 0,675 5
Nhu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo
viên tiểu học
4,267 0,588 3
Các thuận lợi của việc đào tạo bồi dưỡng
giáo viên tiểu học
4,287 0,502 2
Đề xuất vềviệc đào tạo bồi dưỡng giáo
viên tiểu học
3,943 0,566 4
Qua kết quả của bảng 2.7. cho thấy các yếu tố được giáo viên và các nhà quản lý đánh giá
theo các thứ bậc như sau: Yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (thứ bậc 1),
Các thuận lợi của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (thứ bậc 2), Nhu cầu của việc đào
tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (thứ bậc 3), đề xuất về việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu
học (thứ bậc 4), đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (thứ bậc 5)
Qua kết quả phần này cho thấy các ý kiến tập trung vào những vấn đề sau.
- Nhận thức về sự cần thiết đối với đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Qua kết quả phản ảnh thực tế của CBQL, giáo viên thì sự cần thiết phải đào tạo bồi dưỡng
có điểm trung bình 4,713 (xếp thứ nhất), điều đó nói lên nhận thức của đội ngũ giáo viên tiểu
học về vấn đề trên là rất đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo viên
tiểu học muốn học được đạt chuẩn và trên chuẩn có điểm trung bình 4,642 chiếm vị trí thứ 2 và
đa số giáo viên mong muốn được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên phát huy
tốt phương pháp giảng dạy mới. Với 3 thứ bậc được giáo viên nhận thức như trên rất phù hợp
với lý luận cơ bản giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục, đồng thời đa số giáo viên
nhận thức được rằng để đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn thì yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị
cũng rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ việc dạy và học.
ở vị trí thứ 5 có điểm trung bình 4,542, giáo viên nhận thức việc bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy mới nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, hướng về cá nhân từng học sinh. Người
giáo viên giữ vai trò chủ đạo, gợi ý và xác định kiến thức trọng tâm để học sinh tiếp thu bài học
đó là phương pháp giảng dạy cơ bản hiện nay mà mỗi giáo viên cần được bồi dưỡng để việc
giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Mặt khác, những tồn tại nổi bật trong ngành giáo dục trong thời gian qua là chưa đảm bảo
đánh giá đúng chất lượng việc dạy và học, hiện tượng chạy theo thành tích của một bộ phận
giáo viên đã làm giảm sút uy tín của ngành giáo dục, do vậy nhiều giáo viên đã thể hiện sự
nhận thức đúng đắn đối với vấn đề trên qua điểm khảo sát trong 333 CBQLGD và giáo viên đã
xếp ở vị trí thứ 9 trung bình 4,455, đây là nhận thức tốt, đáng trân trọng, hy vọng trong thời
gian tới từng bước sẽ khắc phục được tồn tại nêu trên.
2.3.7. So sánh các ý kiến đánh giá giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về
việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bảng 2.8. So sánh đánh giá giữa nam và nữ giáo viên và cán bộ quản lý.
Nam Nữ
Yếu tố
Trun
g
bình
ĐLT
C
Trun
g
bình
ĐL
TC
F
P
Yêu cầu của việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
78,13 9,29 79,23 8,24 0,741 0,390
đánh giá việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
46,69 9,96 49,69 8,42 5,023 0,026
Nhu cầu của việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
21,09 3,05 21,39 2,92 0,483 0,487
Các thuận lợi của việc đào tạo
bồi dưỡng giáo viên tiểu học
30,26 3,26 29,96 3,57 0,320 0,572
Đề xuất về việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
19,44 2,49 19,78 2,90 0,649 0,421
Qua kết quả của bảng 2.8. cho thấy đánh giá giữa nam và nữ chỉ có sự khác biệt ý nghĩa về
mặt thống kê ở yếu tố đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (nữ đánh giá cao hơn
nam)
Qua tổng hợp ý kiến đánh giá về yêu cầu được đào tạo bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học ở
huyện Phú Giáo, mặc dù giáo viên nữ ít có điều kiện thuận lợi hơn giáo viên nam nhưng mong
muốn học tập nâng cao trình độ nhiều hơn, điều đó phản ảnh đúng thực tế về sự ổn định nghề
nghiệp, an tâm công tác, giảng dạy và sự phấn đấu đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy,
giáo dục của ĐNGV tiểu học nữ ở huyện hàng năm đều đạt cao hơn ĐNGV nam, đồng thời đội
ngũ giáo viên tiểu học nữ cũng có nhiều ý kiến đề xuất rất phù hợp nhằm tạo điều kiện thực
hiện công tác ĐTBD tiểu học ở huyện ngày càng tốt hơn.
Qua tổng hợp ý kiến đánh giá về yêu cầu được đào tạo bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học ở
huyện Phú Giáo.
Bảng 2.9. So sánh đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên.
Cán bộ quản
lý
Giáo viên
Yếu tố
Trun
g
bình
ĐLT
C
Trun
g
bình
ĐL
TC
F
P
Yêu cầu của việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
77,57 12,39 79,16 8,03 0,758 0,385
Đánh giá việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
49,57 6,90 49,10 8,93 0,055 0,815
Nhu cầu của việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
21,27 2,36 21,34 2,99 0,016 0,901
Các thuận lợi của việc đào tạo
bồi dưỡng giáo viên tiểu học
30,72 2,92 29,95 3,56 1,098 0,295
Đề xuất về việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
19,16 3,08 19,76 2,81 1,047 0,307
Qua kết quả của bảng 2.9. cho thấy đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên không có sự
khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về tất cả các yếu tố.
Điều đó thể hiện sự đồng thuận giữa CBQL và đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện khá cao,
thống nhất, tạo điều kiện cho các cấp quản lý dễ dàng trong việc quy hoạch sử dụng đề bạt
CBQL và phân công đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở huyện.
Bảng 2.10. So sánh đánh giá giữa giáo viên đã tham gia bồi dưỡng và chưa tham gia bồi
dưỡng.
Yếu tố
Chưa tham
gia bồi
dưỡng
Đã tham gia
bồi dưỡng
F
P
Yêu cầu của việc đào tạo bồi 79,21 7,34 78,93 9,05 0,780
dưỡng giáo viên tiểu học 0,078
Đánh giá việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
50,07
8,98
48,58
8,64
1,904
0,169
Nhu cầu của việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
21,46
2,88
21,26
2,99
0,334
0,564
Các thuận lợi của việc đào tạo
bồi dưỡng giáo viên tiểu học
29,37
4,10
30,41
3,05
6,555
0,011
Đề xuất về việc đào tạo bồi
dưỡng giáo viên tiểu học
19,49
3,10
19,85
2,66
1,192
0,276
Qua kết quả của bảng 2.10. cho thấy đánh giá giữa giáo viên đã tham gia bồi dưỡng và
chưa tham gia bồi dưỡng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về yếu tố Các thuận lợi của
việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học. (Giáo viên chưa tham gia bồi dưỡng đánh giá cao
hơn giáo viên đã tham gia bồi dưỡng)
Giáo viên chưa tham gia đào tạo bồi dưỡng có yêu cầu được ĐTBD nhiều hơn trung bình
79,21 so với 78,93 của giáo viên đã tham gia bồi dưỡng cũng cao hơn 50,07 so với 48,58 của
giáo viên đã tham gia đồi dưỡng.
Bảng 2.11. So sánh đánh giá giữa giáo viên theo thâm niên.
Thâm niên
Dưới 5
năm
6-10 năm 11-15 năm > 15 năm
Yếu tố
T.
Bìn
h
ĐL
TC
T.
Bìn
h
ĐL
TC
T.
Bình
ĐL
TC
T.
Bìn
h
ĐL
TC
F
P
Yêu cầu
của việc
đào tạo
bồi dưỡng
giáo viên
tiểu học
78,8
9,54
79,1
6,21
80,21
4,59
78,5
11,1
0,39
0,76
Đánh giá
việc đào
tạo bồi
dưỡng
giáo viên
tiểu học
49,8
8,95
48,8
9,03
48,37
7,88
49,2
8,89
0,30
0,82
Nhu cầu
của việc
đào tạo
bồi dưỡng
giáo viên
tiểu học
21,2
2,86
21,5
2,86
21,46
2,55
21,1
3,36
0,34
0,79
Các thuận
lợi của
việc đào
tạo bồi
dưỡng
28,7
4,79
30,1
2,78
31,04
2,23
30,6
3,18
6,07
0,00
giáo viên
tiểu học
Đề xuất về
việc đào
tạo bồi
dưỡng
giáo viên
tiểu học
19,5
3,00
19,9
2,62
19,49
2,33
19,6
3,20
0,54
0,65
Qua kết quả của bảng 2.11. cho thấy đánh giá giữa giáo viên theo thâm niên có sự khác
biệt ý nghĩa về mặt thống kê về yếu tố Các thuận lợi của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu
học (người thâm niên dưới 5 năm đánh giá cao hơn người thâm niên từ 5 năm trở lên).
Chương 3: Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng
cán bộ quản lý các trường tiểu học ở huyện Phú Giáo, Bình dương.
* Một số biện pháp cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở huyện Phú Giáo.
3.1. Biện pháp nâng cao nhận thức.
Nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu
học.
Theo quyết định số 295/QĐ-GD ngày 11/10/1994 của Bộ giáo dục đã xác định: Vai trò của
giáo viên tiểu học là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo
dục; là người giáo dục, tổ chức quá trình học tập của trẻ bằng phương thức nhà trường.
Vì vậy giáo viên tiểu học là lực lượng nồng cốt, là người quyết định trực tiếp đến chất
lượng, hiệu quả giáo dục của bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn thực
hiện điều đó thì phải đầu tư công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBQL, giáo
viên bậc tiểu học.
3.2. Biện pháp xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
Trên cơ sở thực trạng và số liệu điều tra của các trường, căn cứ hướng dẫn của Sở giáo
dục, các trường và Phòng Giáo dục tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
CBQL, giáo viên theo từng năm và kế hoạch dài hạn đến năm 2015 ở huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương.
Quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở huyện
phải quán triệt quan điểm: Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp trên, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân
chủ ngay từ cơ sở, bảo đảm khách quan, công bằng, bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển.
- Xét chọn và đề nghị CBQL, giáo viên đi học CĐSP, ĐHSP, Chính trị, QLGD ưu tiên
cho cán bộ quản lý đương chức, đào tạo bồi dưỡng xen kẽ trong quá trình lãnh đạo trường học
(Đảm bảo có người quản lý cơ sở). Đảm bảo không vượt quá 20% số lượng đi học tại mỗi đơn
vị.
- Tham mưu phối hợp chặt chẽ với các trường CĐSP, Trung tâm bồi dưỡng chính trị,
Trung tâm KTTHHN, đào tạo đội ngũ theo kế hoạch hằng năm.
- Đối với các lớp tin học, ngoại ngữ được tổ chức học trái buổi, vào các buổi tối trong
tuần, thứ bảy, chủ nhật để cán bộ quản lý và giáo dục có thể đăng ký theo học.
- Liên kết các trường THCS mở các lớp tin học theo cụm trên địa bàn.
- Tham mưu lãnh đạo hỗ trợ kinh phí cho CBQLGV đi học
- Tăng cường quản lý đánh giá hiệu quả đào tạo bồi dưỡng.
* Tổ chức thực hiện.
- Tổ chức triển khai các chủ trương chính sách của Đảng về đường lối phát triển giáo dục
của đất nước, của tỉnh và huyện. Tuyên truyền để CBQL, giáo viên nhận thức được tầm quan
trọng của việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện là điều kiện không thể
thiếu để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Vì vậy đội ngũ giáo viên
phải được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ theo yêu cầu thực tế ở địa phương và của ngành.
Sau khi lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên Phòng Giáo
dục tham mưu UBND huyện và Sở giáo dục và Đào tạo cụ thể hoá cơ chế quản lý, chính sách
khuyến khích đội ngũ CBQL, giáo viên tham dự học tập các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ do huyện, Tỉnh, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức.
* Điều kiện thực hiện.
- Trước hết ngành giáo dục chủ động tham mưu với lãnh đạo UBND huyện, Sở giáo dục-
Đào tạo; phối hợp với các trường Cao đẳng sư phạm, đồng thời cán bộ quản lý các trường tiểu
học tăng cường quán triệt về tư tưởng và yêu cầu cao về chất lượng dạy và học đối với đội ngũ
giáo viên.
3.3. Biện pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học bảo đảm đồng bộ cả
về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
* Về yêu cầu.
+ Về số lượng.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển của huyện, hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo lập nhu
cầu truyển dụng giáo viên, bảo đảm đủ số lượng đáp ứng yêu cầu công tác thực tế ở các trường
trong huyện; chủ yếu khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các môn Nhạc, Hoạ, Thể dục, Tin
học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật.
+ Về chất lượng.
- Căn cứ đề án xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học của UBND Tỉnh Bình Dương đến năm
2010: “100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ 9+3 trở lên, trong đó có 97% đạt trình độ 12+ 2 trở
lên và 40% đạt trình độ trên chuẩn”.
- Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục-Đào tạo: Đào tạo giáo viên tiểu học đạt chuẩn để đảm bảo
dạy theo chương trình sách giáo khoa mới và học 2 buổi/ngày.
- Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
+ Về cơ cấu.
Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa giáo viên dạy lớp chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn
Nhạc, Hoạ, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ...
3.4. Biện pháp tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên tiểu học.
* Về yêu cầu.
Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên là một trong những
yêu cầu quan trọng nhằm tạo điều kiện hoàn thành tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên.
* Nội dung thực hiện.
- Tham mưu UBND huyện tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nâng cao
trình độ đội ngũ giáo viên ở huyện để đạt chuẩn và trên chuẩn.
Nhằm hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong Tỉnh,
những năm qua UBND Tỉnh đã ban hành nhiều quyết định về chính sách đãi ngộ đối với CBQL
và giáo viên. Ngày 13/3/1999 UBND Tỉnh ban hàng quyết định số: 28/1999/QĐ-UB về việc
ban hành một số chế độ chính sách đãi ngộ của Tỉnh đối cán bộ quản lý và giáo viên, sinh viên
sư phạm.
* Điều kiện thực hiện.
Phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Giáo dục với Phòng Tiểu học Sở Giáo dục-Đào tạo và
Phòng Tài chính huyện nhằm đảm bảo đủ kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo
đúng kế hoạch đã đề ra.
3.5. Biện pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có nêu: “Tăng cường quản lý nhà
nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương, đẩy lùi các tiêu cực” [38,
tr.205]
Theo đề án của UBND Tỉnh Bình Dương về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010: “Rà soát bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQLGD các cấp, phù
hợp yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ quản lý kế
cận, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên sau đợt tổng rà
soát đội ngũ”.
*Yêu cầu.
- Tuyển dụng, phân công đội ngũ giáo viên tiểu học phải đúng chuẩn quy định của Bộ
Giáo dục-Đào tạo, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo công bằng, khách quan.
- Sử dụng đội ngũ phải phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn.
- Để quản lý tốt đội ngũ, cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ
giáo viên, đồng thời xem xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật nghiêm túc, bảo đảm mối quan hệ
đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của giáo viên.
* Tổ chức thực hiện.
- Phòng giáo dục phối hợp với Phòng Nội vụ, nghiên cứu đề án nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên của UBND Tỉnh để thống nhất kế hoạch, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng. Tham
mưu UBND huyện đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở nội vụ thống nhất kế hoạch, nhu cầu
tuyển dụng giáo viên tiểu học cho huyện hàng năm.
- Điều tra nắm vững số giáo viên chưa đủ chuẩn để cử đi học bồi dưỡng hoặc vận động
giáo viên đồng ý nhận nhiệm vụ khác (đối với giáo viên có chất lượng giảng dạy chỉ đạt trung
bình, yếu) nhằm bổ sung giáo viên trẻ có chuyên môn nghiệp vụ tốt tham gia giảng dạy.
- Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên trước hết cần
nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành, quy chế trường tiểu học,
Luật giáo dục…. Triển khai rộng rãi giúp đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc, từ đó phấn đấu
thực hiện đạt kết quả tốt.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác sinh hoạt tổ, họp hội đồng sư phạm, tăng cường
việc phê và tự phê ngay từ cơ sở theo yêu cầu của ngành, phát huy dân chủ ngay từ cơ sở nhằm
đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên và
phân công luân chuyển, bổ nhiệm những cá nhân vào đúng vị trí sở trường nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục ở các trường và ở huyện.
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp phân công lại cho phù hợp thực tế, chọn cử cán bộ quản lý và
giáo viên đi học bồi dưỡng, đào tạo lại hay đào tạo giáo viên dạy môn như Nhạc, Hoạ, Thể dục
chưa được đào tạo. đào tạo lại giáo viên chưa đủ trình độ chuẩn hoặc bồi dưỡng nâng cao trình
độ trên chuẩn đối với các cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều thành tích cao trong công tác
quản lý và giảng dạy.
- Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện hiện nay, ngoài việc tiếp tục cử
CBQL, giáo viên tham dự học các khoá học đạt chuẩn, trên chuẩn theo chỉ tiêu do Tỉnh giao,
song song đó ngành giáo dục huyện còn chú trọng tăng cường tổ chức bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực, khắc phục nhanh kiểu giảng dạy truyền thụ một chiều, nặng lý
thuyết; bồi dưỡng năng lực thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học
cho đội ngũ giáo viên tiểu học.
- Bồi dưỡng năng lực quản lý, giảng dạy, đánh giá chất lượng học cho đội ngũ giáo viên
theo tinh thần “dạy thực chất, học thực chất”.
- Tiếp nhận số sinh viên có chuyên môn phù hợp như tốt nghiệp trung học, cao đẳng Thể
dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ v.v. Có nguyện vọng trở thành giáo viên; sau đó giới thiệu
đến các trường sư phạm bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và về công tác tại huyện.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục; tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần
gip cho ĐNCBQLGD và giáo viên tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu
học ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”, tôi rút ra kết luận như sau:
* Xuất phát từ thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo còn nhiều bất cập,
việc tăng cường quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện là quan trọng.
Phòng Giáo dục đã áp dụng các biện pháp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
giáo viên tiểu học ở huyện đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong những năm qua.
Những mặt thực hiện được.
Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện và ngành giáo dục đối với việc đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên, cử giáo viên đi học đầy đủ chỉ tiêu được Tỉnh giao. Đồng thời UBND tỉnh
ban hành các quyết định về chế độ chính sách hỗ trợ về kinh phí, góp phần giảm khó khăn cho
người học, mặt khác cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên sẵn sàng hỗ trợ khi CBQL, giáo viên
đi học.
- Đối với việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học được giáo viên đánh giá cao các kết
quả đạt được như tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên đáng kể, từ 30% đạt chuẩn
năm 2000 lên 84,7% năm 2006. Trong đó có 24,8% trên chuẩn.
* Về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
- Giáo viên nhận thức việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã giúp cho việc nâng cao trình độ
các mặt cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và giúp cho giáo viên có nhận thức tốt hơn trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy đối với chương trình và sách giáo khoa mới, đã bổ sung nhiều
kiến thức , kỹ năng, thái độ của ĐNCBQL, GV khá hơn so với trước khi ĐTBD.
- Các phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên ở huyện đảm bảo phù hợp tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở huyện phù hợp điều kiện cụ thể, đáp ứng
nhu cầu của đa số CBQL&GV.
- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả tốt, công tác phối hợp các nguồn
lực đạt hiệu quả đúng kế hoạch phù hợp thực tế của huyện.
Đánh giá kết quả: Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL&GV đã góp phần
nâng cao chất lượng quản lý, dạy học ở các trường.
Từ đó chúng ta có thể khẳng định những biện pháp mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú
Giáo thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học là phù hợp, có quy trình, hệ
thống tương đối đồng bộ.
Những mặt còn hạn chế .
- Hạn chế hiện nay là trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên vẫn chưa tương xứng
với yêu cầu thực tế về giảng dạy, giáo dục ở huyện và chưa thực sự gắn bó chặt chẽ giữa việc
đào tạo bồi dưỡng với việc bố trí sử dụng.
- Nhu cầu của việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được đáp ứng do khó khăn về biên
chế, điều kiện đi lại, về chỉ tiêu cấp trên giao nên số lượng giáo viên dự học ĐTBD còn ít.
Nguyên nhân của các mặt hạn chế trên do.
- Yếu tố khách quan huyện mới tái lập nên có sự điều chỉnh về địa giới hành chính các xã,
hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa có sự điều chỉnh kịp thời.
Huyện thuộc vùng sâu vùng xa của Tỉnh, Kinh tế-xã hội còn khó khăn, chế độ chính sách cho
đội ngũ giáo viên còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và đi lại học tập của đội ngũ
CBQL,GV.
- Do địa bàn huyện cách xa trường CĐSP Bình Dương: ĐHSP TP.HCM, trong khi chưa
được mở các khóa ĐTBD tại huyện, nên việc ĐTBD còn gặp nhiều khó khăn.
- Về mặt chủ quan, việc phân cấp quản lý chưa tạo được sự thống nhất cao giữa Sở Giáo
dục-Đào tạo với UBND huyện như: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý việc cử
ĐNCBQL, GV đi học nâng cao trình độ; CBQL một vài trường chưa phát huy tốt phương pháp
quản lý bằng công tác thi đua, nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy, động viên đội ngũ giáo
viên tham gia học tập bồi dưỡng.
Kiến nghị.
Đối với Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, đồng thời nâng
cấp hệ thống thiết bị phục vụ việc đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường Trung học sư phạm,
Cao đẳng và Đại học sư phạm để giáo sinh sư phạm có điều kiện tiếp cận thực tiễn để có đủ
năng lực khi được phân công về giảng dạy tại các trường phổ thông.
- Ban hành văn bản quy định về định mức thời gian cho giáo viên đứng lớp cụ thể hơn cho
phù hợp chương trình giáo dục phổ thông. Hiện nay một số trường có tổ chức dạy học môn
Ngoại ngữ, Tin học, Nhạc, Hoạ, một số trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (toàn trường hoặc
một số lớp tiểu học) nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về biên chế nên việc xây dựng kế hoạch
biên chế giáo viên ở cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến quy hoạch đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Thực hiện chủ trương của Chính phủ là cán bộ, công chức làm việc 40 giờ/tuần, nhưng
do phân phối chương trình chưa có sự điều chỉnh hợp lý. Do vậy CBQLGD, giáo viên phải làm
việc quá số giờ quy định. Vì vậy, kiến nghị Bộ giáo dục xem xét điều chỉnh lại chương trình
giáo dục theo hướng giảm tải, tạo điều kiện cho CBQLGD, giáo viên có thời gian học tập nâng
cao trình độ.
- Chỉ đạo các trường sư phạm đưa việc đổi mới phương pháp dạy học để giảng dạy cho
những giáo viên tương lai và tăng cường bồi dưỡng khả năng, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học
hiện đại cho đội ngũ giáo viên đã được đào tạo trước đây. Có như thế, đội ngũ giáo viên nói
chung và giáo viên tiểu học nói riêng mới sử dụng được những thiết bị giáo dục một cách thành
thạo, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành liên quan như Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu
tư, Sở xây dựng.v.v.. cần đẩy tốc độ nhanh hơn nữa việc lập hồ sơ xây dựng; đầu tư kinh phí …
nhiều hơn để xây dựng cơ sở trường lớp, đầu tư thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng trường
đạt chuẩn quuốc gia, giúp việc thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày.
- Kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Chính phủ cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ
giáo viên; có chính sách động viên bằng chế độ tiền lương cụ thể hơn, nhằm tạo động lực cho
CBQLGD và đội ngũ giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ và yên tâm công tác.
Đối với Sở giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ để tuyển dụng, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên tiểu
học trong Tỉnh theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn. Từng bước sắp xếp lại đội ngũ giáo
viên, tạo điều kiện để giáo viên trẻ đã đào tạo hệ chính quy được tham gia giảng dạy, tránh lãng
phí trong đào tạo.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát trình độ, năng lực giảng dạy thực tế của đội ngũ giáo
viên, trên cơ sở đó đề nghị UBND Tỉnh đề ra chế độ hợp lý để chọn giáo viên chưa đạt trình độ
chuẩn đi học bồi dưỡng, nâng cao trình độ hoặc sắp xếp, phân công lại hợp lý hơn nhằm bảo
đảm yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc cơ sở thực hiện theo Quyết định 57/2005/QĐ-UB ngày
4/5/2005 của UBND Tỉnh về việc thực hiện đề án nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giai
đoạn 2005-2010.
Mở rộng việc mở lớp bồi dưỡng chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị ở các
huyện, tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đi học.
Cải tiến việc đánh giá xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên theo hướng lấy chất lượng giáo
dục làm trọng tâm, nâng tỷ lệ giáo viên được nâng lương trước thời hạn nhằm tạo động lực
mạnh mẽ giúp đội ngũ giáo viên phát huy năng lực giảng dạy.
Chỉ đạo trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương trong việc rà soát nhu cầu thực tiễn ở cơ sở
và tăng cường thiết bị phục vụ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu
thực tế đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các huyện.
Đối với UBND huyện Phú Giáo.
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Quan tâm đúng mức và chỉ đạo sâu sát ngành giáo dục huyện thực hiện có hiệu quả đề án
đào tạo bồi dưỡng giáo viên mà ngành đã tham mưu.
- Chỉ đạo tăng cường xã hội hoá giáo dục, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ về vật chất,
thời gian, cho đội ngũ giáo viên có điều kiện tốt hơn trong việc học tập nâng cao trình độ.
Chỉ đạo chính quyền, đoàn thể các xã, thị trấn tăng cường hỗ trợ nhà trường trong việc huy
động, duy trì sĩ số học sinh, thực hiện tốt phổ cập giáo dục.
Phát triển xây dựng thêm nhà công vụ giáo viên và đồng thời hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh
phí cho ngành giáo dục được mở các lớp bồi dưỡng giáo viên tại huyện góp phần hoàn thành kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
huyện nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo
dục huyện nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Thiếp (Tổng thuật) (1998) nhận thức về phát triển người ở CHNDTH.
2. Chris Tian Batal (2002). Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước NXB CT quốc
gia Hà Nội. Người dịch Phạm Huỳnh Hoa.
3. Dương Thiệu Tống (2005). Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại NXB trẻ.
4. Ngô Đình Qua (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục đại học sư phạm
NXB TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Cảnh Chất (dịch) 2004, Tinh hoa quản lý. NXB lao động - Xã hội. Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đàm (2005). Thanh tra-Kiểm tra trong quản lý giáo. NXB TP Hồ Chí Minh.
7. Phạm Minh Hạc (1996), phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội NXB KHXH Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (2002) Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB CT quốc gia Hà Nội.
9. Phạm Viết Vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB đại học quốc gia. Hà
Nội.
10. Pam Robbins Harvey B. Alvy (2004) Cẩm nang dành cho hiệu trưởng. NXB CT quốc
gia Hà Nội.
11. Trương Văn Sinh (2005). Hành chính nhập môn.
12. Trương Văn Sinh (2000). Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.
TP Hồ Chí Minh.
13. Trương Văn Sinh (2003). Quản lý hành chính trong giáo dục. TP Hồ Chí Minh.
14. Trần Kim Dung (2001). Quản trị nguồn nhân lực. NXB GD.
15. Vũ Bá Thể. Phát huy nguồn nhân lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
16. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2004). Dự án phát triển giáo viên tiểu học về “Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học” NXB Giáo dục.
17. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2000), điều lệ trường tiểu học NXB Giáo dục.
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001) về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo
dục 2001-2010.
19. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (11/6/2001), chỉ thị số 14/2001/CT-TTg, của Thủ
tướng Chính phủ, về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số
40/2000/QH của Quốc hội.
20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), quyết định số 09/2009/QĐ-TTg về việc
phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005-2010”.
21. Chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ, công chức ngành giáo dục- đào tạo (2006)
NXB lao động - Xã hội.
22. Công tác quản lý giáo dục dành cho các hiệu trưởng (2006). NXB lao động-Xã hội .
23. Chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước (2000) NXB Hà Nội.
24. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002) Văn kiện hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương
khoá IX. NXB CT quốc gia Hà Nội.
25. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX. NXB CT
quốc gia Hà Nội.
26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007), Văn kiện lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá
VIII, NXB quốc gia Hà Nội.
27. Những vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và một số văn bản pháp
luật, pháp huy liên quan đến quản lý cán bộ, công chức (2001). NXB Hà Nội .
28. Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong giáo dục và đào tạo (2004). NXB Hà Nội.
29. Nền giáo dục thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của Châu á- Thái Bình Dương
NXB Hà Nội (1994). Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
30. Những sự kiện giáo dục phổ thông 1945-1985 (1985) Viện khoa học giáo dục, trang 2.
31. Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả (2004), NXB CT quốc gia.
32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, luật giáo dục năm (2005), NXB CT quốc gia Hà
Nội.
33. UBND huyện Phú Giáo (2005), Báo cáo tình hình kinh tế -xã hội.
34. UBND Tỉnh Bình Dương (2006), Quyết định số 176/2006/QĐ-UB về việc quy định
chính sách thu hút nguồn nhân lực.
35. Tạp chí dạy và học ngày nay (2005) các số 2 đến 11.
36. Tạp chí nghiên cứu con người và xã hội (2003). Trung tâm khhoa học xã hội và nhân văn
TP Hồ Chí Minh.
37. Tạp chí thiết bị giáo dục số: 3/2005
38. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X năm 2006
39. Văn kiện đại hội đảng bộ Tỉnh Bình Dương lần thứ VIII (2005).
40. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Cách mạng thông tin và cách mạng giáo dục.
PHỤ LỤC
Kết quả bảng thăm dò ý kiến
STT
Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở
huyện Phú Giáo
Trun
g
bình
Độ
lệch
TC
Thứ
bậc
1. Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội ở huyện
4,346 0,772 16
2. Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới 4,542 0,583 5
3. Giúp giáo viên Tiểu học được học chuẩn hóa
và trên chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy
4,500 0,697 7
4. Do cấp trên giao chỉ tiêu chuẩn hóa quá ít 3,612 1,229 42
5.
Huyện đã tạo điều kiện cho giáo viên đi học đạt
chuẩn và trên chuẩn
4,276 0,732 22
6. Số lượng giáo viên Tiểu học chưa đạt chuẩn
còn nhiều
3,376 1,157 46
7.
Do giáo viên từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau
và công tác bồi dưỡng ít nên việc dạy, học còn
khó khăn
3,743
0,977
41
8.
Phối hợp tốt hơn với CĐSP Bình Dương và
ĐHSP TP.HCM để bồi dưỡng đạt chuẩn, trên
chuẩn
4,394
0,752 13
9. Để phát triển nguồn nhân lực cho huyện 4,277 0,812 20
10. Chưa đáp ứng nhu cầu 3,353 1,049 47
11. Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội
ngũ là rất cần thiết
4,713 0,627 1
12.
Quan tâm tốt đối với giáo viên ở vùng sâu,
vùng xa (tạo điều kiện về kinh phí và thời gian
học tập)
4,465
0,903
8
13. Giáo viên mong muốn được học đạt chuẩn và 4,642 0,647 2
trên chuẩn
14. Giáo viên muốn được học bồi dưỡng trong dịp
hè hàng năm
4,135 0,927 33
15. Do chế độ lương còn thấp nên giáo viên đi học
còn gặp nhiều khó khăn
4,217 1,039 27
16.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và
phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh
4,277
0,731
21
17.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và
phương pháp giảng dạy môn Nhạc
4,249
0,752
23
18.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và
phương pháp giảng dạy môn tiếng Hoa
4,234
0,727
24
19.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và
phương pháp giảng dạy môn Tin học
4,423
0,600
10
20.
Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và
phương pháp giảng dạy môn Thể dục
4,160
0,792
31
21.
Giáo viên có ý thức việc học tập nâng cao trình
độ
4,408
0,712
11
22.
UBND tỉnh Bình Dương đề ra chính sách hỗ
trợ giáo viên đi học khá tốt
3,875
1,001
40
23.
Việc quản lý, tạo điều kiện cho giáo viên ở
huyện đi học
4,009
0,869
37
24.
Sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức kinh tế xã
hội ở địa phương
3,287
1,100
48
25. Sự đồng thuận của gia đình cho giáo viên đi
học
4,181 0,772 30
26. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã thúc đẩy
giáo viên học tập nâng cao trình độ
4,380
0,754
15
27.
Chính sách của nhà nước về hưởng lương theo
trình độ đào tạo là một trong những động lực
để giáo viên phấn đấu học tập nâng cao trình
4,386
0,821
14
độ
28.
Vị trí của nhà giáo đang được xã hội khẳng
định là động lực để giáo viên học tập bồi
dưỡng nhiều hơn
4,397
0,823
12
29.
Học sinh ở huyện tích cực học tập và yêu cầu
cao nên giáo viên cần học tập nhiều hơn nữa
4,151
0,879
32
30.
Chỉ tiêu cấp trên giao ít nên giáo viên ít có cơ
hội học tập nâng cao trình độ
3,926
1,119
38
31.
Giáo viên lớn tuổi, gia đình khó khăn nên
không có điều kiện tập trung học tập
3,559
1,185
43
32.
Giáo viên không được đào tạo chuyên môn,
Nhạc, Tin học… trong những năm trước đây
nên việc học bồi dưỡng gặp khó khăn
3,906
1,127
39
33.
Không có giáo viên dạy thay nên giáo viên
không có điều kiện đi học
3,463
1,259
44
34.
địa bàn huyện cách xa trường Cao đẳng sư
phạm (> 40km) nên việc đi học của giáo viên
gặp khó khăn
4,102
1,080
35
35.
Tỉnh đã đầu tư kinh phí hỗ trợ cho giáo viên đi
học nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
4,184
0,953
29
36.
Thư viện các trường đã được đầu tư nhưng
chưa đủ sách cho giáo viên tham khảo, học tập
4,220
0,992
26
37.
Phòng học bàn ghế học sinh chưa phù hơp với
việc đổi mới phương pháp giảng dạy
4,207
1,058
28
38. Giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên
ngại đi học nâng cao trình độ
3,380 1,233 45
39.
Chú trọng thực chất hơn là chạy theo số lượng,
thành tích
4,455
0,849
9
40.
Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí
cho giáo viên đi học
4,343
0,781
17
41.
Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình
độ giáo viên
4,520
0,693
6
42.
ưu tiên giáo viên dạy học, giáo dục hiệu quả,
nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhiều giáo
viên khác
4,324
0,796
18
43.
Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhẵm
giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp giảng
dạy mới
4,228
0,812
25
44.
Đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để
giáo viên phát huy được tốt phương pháp giảng
dạy mới
4,635 0,657
3
45.
Tăng cường kiểm tra đánh giá các lớp để nâng
cao chất lượng học tập (nhất là các lớp học từ
xa)
4,303 0,833
19
46.
Thực hiện việc sắp xếp phân loại chất lượng
đội ngũ giáo viên theo trình độ để nâng cao
chất lượng giáo dục
4,114 0,898
34
47.
Mở các lớp bồi dưỡng vào thứ bảy, chủ nhật
tạo điều kiện cho giáo viên đi học
4,101 1,000
36
48.
Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm mở lớp
bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tại
huyện
4,588 0,640
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD015.pdf