Luận văn Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã bước sang thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sự phát triển, với những xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ . Những xu thế này là cơ hội lớn cần nắm bắt để con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CMH, HĐH) nước ta, bên cạnh những bước tuần tự phải có những bước nhảy vọt bằng cách vận dụng sáng tạo nhiều ý tưởng, tri thức và công nghệ hiện đại, nâng cao nội lực, đi thẳng vào một số ngành công nghệ cao, một số ngành kinh tế tri thức, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn hơn, nhanh hơn. Những xu thế này đồng thời là những thách thức lớn cần vượt qua. Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh, nước ta vẫn còn là một nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên, sẽ càng tụt hậu xa về kinh tế. Cơ hội và thách thức đan xen nhau không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hoá, xã hội. Thực chất đó là cơ hội và thách thức về yếu tố con người, về nguồn nhân lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ sáng tạo và ý chí vươn lên bền vững của con người, của cộng đồng và của toàn xã hội. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về XHHGD được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ương II (khoá VIII), Đại hội lần IX, lần X .là: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc;xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Nội dung cơ bản của XHHGD bao gồm hai khía cạnh song hành quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đó là: Thứ nhất, mọi tổ chức, mọi tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng. Thứ hai, mọi người dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để có cơ hội học tập và tham gia phát triển GD, học để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xã hội hoá giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu XHHGD và việc tăng cường quản lý XHHGD đối với ngành giáo dục tỉnh Hoà Bình nói chung và đối với cấp Trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói riêng, không chỉ tìm kiếm những lời giải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội khách quan, đáp ứng nhu cầu nhận thức, mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Cung cấp cơ sở cho dự đoán và định hướng sự phát triển XHHGD và tăng cường quản lý XHHGD trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hoà Bình, công tác XHHGD đã được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, cùng với cuộc vận động xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, huy động các nguồn đầu tư cho GD. Đặc biệt là cấp học THCS, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp, gắn kết giáo dục nhà trường với cộng đồng xã hội. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình đã thu được những thành tựu đáng tự hào về sự phát triển quy mô, số lượng và chất lượng giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, trong những thành tích đã đạt được, việc thực hiện XHHGD bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói chung vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại như: Một số phường, xã, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chưa nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục trung học cơ sở. Mặt trái của nền kinh tế thị đã làm ảnh hưởng đến sự quan tâm của gia đình, của các LLXH đến trẻ em lứa tuổi học sinh THCS. Việc xiết chặt kỷ cương, chống bệnh thành tích, đồng thời sự phân luồng lao động xã hội đã làm cho một số gia đình, các em học sinh có tư tưởng chán nản, không chú trọng việc học tập, hoặc bỏ học để tham gia vào kiếm sống ngay ở lứa tuổi học sinh; hơn nữa không ít quan niệm khác nhau cho rằng nội dung chính của công tác xã hội hoá giáo dục chỉ là huy động kinh phí trong nhân dân, hoặc có nơi cho rằng XHHGD là để dân lo là chính dẫn đến việc đầu tư nguồn lực cho phát triển giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, việc quản lý nhà nước về công tác XHHGD còn thiếu một số biện pháp phù hợp, hiệu quả. Chính từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: ''Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học''. Với đề tài này, mong muốn được góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện giáo dục trung học cơ sở tại tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tiếp theo. MỤC LỤC Mở đầu . 1 1. Lý do chọn đề tài . 2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 5 5. Giả thuyết khoa học . 5 6. Phạm vi nghiên cứu . 5 7. Phương pháp nghiên cứu . 6 8. Kết cấu của đề tài . 6 Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 7 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài . 10 1.2.1. Khái niệm về quản lý . 10 1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 13 1.3.Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở . 20 1.3.1. Xã hội hóa giáo dục . 20 1.3.2.Những vấn đề chung về trường THCS ở Việt nam . 26 1.3.3. Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 27 1.3.4. Nội dung và nguyên tắc chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS 34 1.3.5. Con đường thực hiện xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở . 46 1.3.6. Đặc trưng của xã hội hoá giáo dục THCS . 51 1.3.7. Vai trò của xã hội hoá GDTHCS trong giai đoạn hiện nay . 54 1.4. Quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 58 1.4.1. Đặc điểm quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 58 1.4.2. Quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 58 1.4.3. Biện pháp quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở . 59 Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội hoá giáo dục THCS và tình trạng học sinh bỏ học từ năm 2004 đến năm 2008 ở tỉnh Hoà Bình 61 2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới công tác Xã hội hoá giáo dục . 61 2.1.1 Tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình 61 2.1.2.Khái quát tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại tinh Hoà Bình. 64 2.2 .Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình . 71 2.2.1. Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục trung học cơ sở. 71 2.2.2. Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trường chuẩn quốc gia . 72 2.2.3. Thực trạng tình hình học sinh bỏ học 73 2.3. Thực trạng công tác quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình . 75 2.3.1. Chủ trương của cấp uỷ, chính quyền . 75 2.3.2. Công tác tham gia quản lý chỉ đạo xã hội hoá của ngành giáo dục . 76 2.3.3. Đánh giá thực trạng nhận thức về xã hội hoá giáo dục THCS tỉnh Hoà Bình. . 77 2.4. Thực trạng và các biện pháp quản lý XHH GDTHCS tỉnh Hoà Bình . 82 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của cá biện pháp quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh . 82 2.4.2. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình. . 83 2.4.3. Nhận thức về nguyên nhân tình trạng học sinh bỏ học hiện nay . 86 2.4.4. Nhận thức về vai trò của Xã hội hoá GDTHCS đối với tình trạng học sinh bỏ học 88 2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp quản lý xã hội hoá giáo dục THCS ở tỉnh Hoà Bình . 88 2.5. Đánh giá kết quả thực trạng quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình 90 2.5.1. Những thành tựu của công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 90 2.5.2. Những hạn chế, tồn tại của công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình 90 Chương 3: Định hướng và Các biện pháp quản lý tăng cường công tác XHH giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình từ nay đến năm 2015 nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học . 94 3.1.Những định hướng về xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Hoà Bình . 94 3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển giáo dục . 94 3.1.2. Phương hướng phát triển Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2015 và những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục 96 3.2. Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay 99 3.2.1. Nhóm biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở; nâng cao nhận thức về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học 99 3.2.2. Nhóm biện pháp phát huy vai trò quản lý của nhà trường, đa dạng hoá các loại hình giáo dục trung học cơ sở 102 3.2.3. Nhóm biện pháp xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp, huy động các lực lượng xã hội tham gia quản lý công tác XHH giáo dục trung học cơ sở . 106 3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực . 109 3.2.5. Nhóm biện pháp đổi mới, tăng cường quản lý công tác xã hội hoá, nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học . 111 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi các các nhóm biện pháp quản lý tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 114 3.3.1. Quy trình khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia 114 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý tăng cương công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở 114 3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 117 Kết luận và khuyến nghị 118 .

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc246.pdf
Tài liệu liên quan